Lâm nghiệp - Lâm nghiệp cộng đồng

pdf 73 trang vanle 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lâm nghiệp - Lâm nghiệp cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflam_nghiep_lam_nghiep_cong_dong.pdf

Nội dung text: Lâm nghiệp - Lâm nghiệp cộng đồng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP & ĐỐI TÁC CẨM NANG NGÀNH LÂM NGHIỆP Chương LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG NĂM 2006 i
  2. Biên soạn: Nguyễn Hồng Quân Phạm Xuân Phương Vũ Long Chỉnh lý: Nguyễn Văn Tư Vũ Văn Mễ Nguyễn Hoàng Nghĩa Nguyễn Bá Ngãi Trần Văn Hùng Đỗ Quang Tùng Hỗ Trợ kỹ thuật và tài chính: Dự án GTZ-REFAS ii
  3. Mục Lục 1. Khái niệm, đặc trưng và các tiêu chí nhận biết lâm nghiệp cộng đồng 1 1.1. Khái niệm về cộng đồng 1 1.2. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng. 1 1.3. Đặc trưng và tiêu chí nhận biết LNCĐ 3 1.3.1. Đặc trưng chủ yếu của LNCĐ 3 1.3.2. Tiêu chí nhận biết LNCĐ 3 2. Hiện trạng phát triển LNCĐ ở Việt Nam 6 2.1. Diện tích rừng cộng đồng và nguồn gốc hình thành 6 2.1.1. Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay 6 2.1.2. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài 7 2.1.3. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước 8 2.1.4. Về sự tác động của Nhà nước đối với quản lý rừng cộng đồng 9 2.2. Nhận định khái quát về hiệu quả quản lý rừng cộng đồng 10 2.3. Nhận định chung 10 3. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng 11 3.1. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc 11 3.2. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là thôn) 11 3.3. Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích 12 4. Kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam 13 4.1. Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng 13 4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của một số điạ phương 14 5. Khuôn khổ pháp lý và chính sách hiện hành về LNCĐ 15 5.1. Địa vị pháp lý của cộng đồng thôn 15 5.2. Chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn 16 5.2.1. Về giao đất cho cộng đồng 16 5.2.2. Về giao rừng cho cộng đồng 16 5.3. Chính sách giao khoán rừng và đất rừng 17 5.4. Chính sách đầu tư 18 5.5. Chính sách khai thác, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng 18 6. Điều kiện và các yếu tố tác động đến LNCĐ 19 6.1. Điều kiện phát triển LNCĐ 19 6.2. Tập quán quản lý cộng đồng đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc thiểu số 19 6.3. Tập quán quản lý tài nguyên của một vài dân tộc thiểu số 20 6.3.1. Người Thái vùng Tây Bắc 20 6.3.2. Người Tà Ôi, Vân kiều, vùng miền Trung (Thừa Thiên - Huế) 20 6.3.3. Người Raglai, vùng Tây Nguyên 21 6.3.4. Người Êđê và Mnông ở Tây Nguyên 21 iii
  4. 6.3.5. Khái quát chung 22 6.4. Các yếu tố tác động đến phát triển LNCĐ 22 6.4.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển LNCĐ 22 6.4.2. Các yếu tố bên trong cộng đồng 23 7. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá LNCĐ 23 7.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá LNCĐ 23 7.1.1. Về khía cạnh kinh tế 24 7.1.2. Về khía cạnh lâm sinh học và bảo vệ môi trường 24 7.1.3. Về khía cạnh xã hội 25 7.2. Phương pháp đánh giá 26 7.2.1. Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) 26 7.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) 27 8. Xây dựng quy ước/hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 28 8.1. Sự cần thiết xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn 28 8.2. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn 29 8.2.1. Yêu cầu của quy ước bảo vệ rừng (QUBVR) 29 8.2.2. Nội dung chủ yếu của QUBVR 29 8.2.3. Tiến trình tổ chức xây dựng QUBVR thôn, gồm các bước: 30 8.3. Triển khai xây dựng QUBVR thôn 31 8.3.1. Tình hình xây dựng quy ước 31 8.2.2. Đánh giá sơ bộ về kết quả xây dựng và thực hiện QUBVR thôn 33 9. Phương pháp lồng ghép LNCĐ trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 34 9.1. Vai trò của LNCĐ trong khuôn khổ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 34 9.1.1. Các hình thức cộng đồng tham gia quản lý rừng 34 1.1.1 9.1.2. Kết quả của LNCĐ trong quá trình thực hiện Dự án 661 35 9.1.3. Những tồn tại của LNCĐ và nguyên nhân 35 9.2. Nội dung và phương pháp lồng ghép LNCĐ trong dự án 661 36 9.2.1. Nội dung lồng ghép 36 9.2.2. Phương pháp và biện pháp lồng ghép 37 10. Phương pháp quản lý rừng dựa trên sự tham gia của cộng đồng 38 10.1 Điều tra tài nguyên và lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia 38 10.1.1. Đánh giá tài nguyên rừng của thôn có sự tham gia của ngươì dân (bước 1). 38 10.1.2. Xác định nhu cầu gỗ, củi, lâm sản của thôn (bước 2) 41 10.1.3. Tổng hợp phân tích số liệu (bước 3) 41 10.1.4. Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (bước 4) 41 10.1.5. Quản lý kế hoạch 42 10.1.6. Những công việc dự kiến tiến hành 42 10.2. Nuôi dưỡng rừng 42 10.2.1. Đối tượng rừng cần nuôi dưỡng 42 10.2.2. Nội dung kỹ thuật 43 10.3. Khoanh nuôi rừng 43 10.3.1. Đối tượng đất khoanh nuôi 43 10.3.2. Biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi 44 10.4. Trồng rừng mới 44 iv
  5. 10.4.1. Đối tượng đất trồng rừng 45 10.4.2. Tiêu chí lựa chọn loài cây trồng rừng 45 10.4.3. Một số vấn đề kỹ thuật cần lưu ý 46 10.5. Bảo vệ rừng 46 10.5.1. Bảo vệ phòng chống người phá hại 46 10.5.2. Bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng 46 10.6. Nông lâm kết hợp và kiến thức bản địa về lâm sinh 47 11. Tiềm năng và thách thức phát triển LNCĐ 49 11.1. Tiềm năng và xu thế 49 11.1.1. Rừng cộng đồng hiện đang tồn tại phổ biến ở các tỉnh miền núi. 49 11.1.2. Xu thế giao một rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng thôn sử dụng lâu dài 50 11.1.3. Quản lý rừng cộng đồng thôn khả thi về kinh tế - xã hội và tiết kiệm chi phí 50 11.2. Những thách thức 50 11.2.1. Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư chưa thật rõ ràng 50 11.2.2. Sự cạnh tranh về hiệu quả quản lý, sử dụng rừng giữa rừng cộng đồng thôn với rừng hộ gia đình ngay trong chính cộng đồng 51 12. Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển LNCĐ 51 12.1. Những điều kiện để cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng 51 12.2. Xây dựng thể chế quản lý rừng cộng đồng 52 12.2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan đến QLR cộng đồng 53 12.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cộng đồng dân cư thôn 54 12.2.3. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng 55 12.2.4. Tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn 57 12.2.5. Khai thác lâm sản trên rừng cộng đồng 58 12.2.6. Xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng của thôn 60 12.2.7. Cơ chế phối hợp giữa các bên trong quá trình quản lý rừng cộng đồng 60 12.3. Hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế cho phát triển LNCĐ 64 Phần 2. Khái quát Kinh Nghiệm về LNCĐ Của Một Số Nước Châu Á 66 v
  6. Phần 1: Lâm Nghiệp Cộng Đồng Ở Việt Nam 1. Khái niệm, đặc trưng và các tiêu chí nhận biết lâm nghiệp cộng đồng 1.1. Khái niệm về cộng đồng Ở Việt Nam, khái niệm "cộng đồng" được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan điểm chính sau đây: Thứ nhất, "cộng đồng" là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cư thôn bản ” (sau đây “ thôn bản “được gọi chung là “thôn“ cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ). Thứ hai, "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này, "cộng đồng" không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn. Các loại hình cộng đồng: - Cộng đồng thôn, hiện có khoảng 50.000 thôn thuộc 9.000 xã. - Cộng đồng sắc tộc gồm 54 dân tộc. - Cộng đồng tôn giáo. - Cộng đồng theo dòng tộc. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong báo cáo này là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (gọi tắt là cộng đồng thôn). 1.2. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng. Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ). Theo FAO, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này. Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau: - Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. 1
  7. Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó. Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau: • Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời. • Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao. • Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. Cũng cần nói thêm rằng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thông qua chính sách hưởng lợi từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó. - Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt ). Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng: - Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp ). - Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại ) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng. Tại Hội thảo quốc gia “Những kinh nghiệm và tiềm năng của QLRCĐ ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2000, phần lớn các đại biểu đã thống nhất hai hình thức quản lý trên đều thuộc LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng. Từ sự phân tích trên cho thấy, LNCĐ và quản lý rừng cộng đồng là hai khái niệm khác nhau. Thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng được sử dụng với nghĩa hẹp hơn thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng. Thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến việc quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là 2
  8. diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trong cộng đồng dân cư thôn với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các thành phần kinh tế khác. Với cách hiểu như vậy nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của các chủ rừng khác). Khái niệm này vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều hơn sự đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. 1.3. Đặc trưng và tiêu chí nhận biết LNCĐ 1.3.1. Đặc trưng chủ yếu của LNCĐ Đặc điểm liên quan đến vai trò của cộng đồng: Cộng đồng ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý rừng. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng là cần thiết ngay từ những bước ban đầu của quá trình lập kế hoạch và ra quyết định cho tới khi thực thi. Cộng đồng tự chịu trách nhiệm về các chi phí, sự may rủi và hưởng lợi ích từ rừng theo quy định của pháp luật và theo quy ước/hương ước của họ Đặc điểm liên quan đến mục đích quản lý rừng: Rừng cộng đồng không phải sản xuất hàng hoá lâm sản để bán trên thị trường mà chủ yếu là sản xuất những lâm sản gia dụng, tư liệu tiêu dùng trong đời sống gia đình và cộng đồng đồng thời, bảo vệ môi trường của thôn, đặc biệt là bảo vệ, duy trì nguồn nước cho cộng đồng, góp phần vào việc đáp ứng những yêu cầu về xã hội như tín ngưỡng, truyền thống văn hoá Đặc điểm về sử dụng lao động và nguồn lực để quản lý rừng: Sử dụng nguồn vốn và lao động hiện có của cộng đồng là chủ yếu kết hợp với sự giúp đỡ tài chính của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước. Đặc điểm về hoạt động quản lý rừng: Họat động quản lý rừng tương đối linh họat, chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng. Các hoạt động thực tiễn của LNCĐ chủ yếu trong phạm vi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thôn. Nó được thể hiện thông qua hệ thống trang trại nông lâm nghiệp hộ gia đình, rừng cộng đồng, chế biến sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi thôn và hộ gia đình. Ngoài ra còn bao gồm các hoạt động phục vụ cho phát triển cộng đồng như: phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi thôn, chuyển giao kỹ thuật, phổ cập lâm nghiệp Vai trò của người dân trong LNCĐ: Người dân giữ vai trò trung tâm, họ vừa là nhân tố hành động vừa là người hưởng lợi, các nhà chuyên môn chỉ đóng vai trò tư vấn, không có vai trò thực hiện và chịu trách nhiệm. 1.3.2. Tiêu chí nhận biết LNCĐ Tiêu chí về LNCĐ được xây dựng dựa trên cơ cơ sở khái niệm LNCĐ. Do có những quan niệm khác nhau về LNCĐ nên có những ý kiến khác nhau về tiêu chí nhận biết LNCĐ, tuy nhiên có thể khái quát một số tiêu chí chính sau đây: a) Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng thuộc về cộng đồng Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác lập rừng cộng đồng. Rừng và đất rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó rừng với tư cách là tài sản gắn liền với 3
  9. đất. Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng thuộc về cộng đồng, điều đó có nghĩa "cộng đồng" là chủ rừng, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài. Cộng đồng được khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phục vụ cho mục đích công cộng và cung cấp gỗ gia dụng cho các thành viên trong cộng đồng, cộng đồng được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích đất, diện tích rừng được giao. b) Rừng cộng đồng chủ yếu đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng cả về sản phẩm, môi trường sinh thái và xã hội Tiêu chí này có thể hiểu như sau: Nhu cầu gỗ gia dụng của cộng đồng dân cư thôn, đặc biệt là những thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, nơi kinh tế chưa phát triển. Đó là nhu cầu thiết yếu như gỗ và lâm sản để làm nhà mới, sửa chữa lớn nhà cửa, củi, măng, chăn thả gia súc. Cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu sử dụng một số khu rừng vì lợi ích chung của cộng đồng như rừng bảo vệ nguồn nước, rừng gỗ quý, rừng thiêng, rừng ma gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc. Tuỳ theo vị trí, đặc điểm và khả năng kinh doanh của cộng đồng, rừng cộng đồng sẽ dần có khả năng sản xuất hàng hoá. Cộng đồng sẽ hình thành các tổ chức kinh tế để kinh doanh hàng hoá dựa trên cơ sở tài nguyên do cộng đồng quản lý theo đúng các quy ước của cộng đồng và luật pháp của nhà nước. Do khả năng sản xuất hàng hoá còn thấp nên những lợi ích mà các thành viên cộng đồng được hưởng lợi thường là những sản phẩm được khai thác từ rừng cộng đồng. c) Quản lý rừng cộng đồng được thực hiện chủ yếu thông qua sử dụng các nguồn lực sẵn có của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt rừng cộng đồng với rừng của các tổ chức kinh tế khác. Phần lớn các cộng đồng sử dụng nguồn lao động của chính cộng đồng để bảo vệ và phát triển rừng. Một vấn đề mang tính đặc thù là rừng cộng đồng chủ yếu đáp ứng nhu cầu về lâm sản gia dụng, bảo vệ môi trường sản xuất và sinh sống ở cộng đồng nên nhìn chung, cộng đồng không có doanh thu và lợi nhuận đáng kể từ rừng. Cộng đồng không có sẵn nguồn tài chính thu từ rừng để trả công lao động. Tuy nhiên, cộng đồng dân cư thôn có nguồn lao động dồi dào, có những kiến thức bản địa về lâm sinh, nông lâm kết hợp và quản lý rừng. Mặc dù dân còn nghèo, nhưng nếu biết huy động tốt các nguồn lực lao động và kiến thức bản địa cũng sẽ tạo nên một nguồn lực rất quan trọng để phát triển rừng cộng đồng. Mặt khác, Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ để tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý rừng như tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thông qua khuyến nông, khuyến lâm, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi d) Quản lý rừng cộng đồng bằng những quy ước/hương ước được xây dựng với sự tham gia của toàn thể cộng đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận Cộng đồng dân cư thôn sống gần rừng luôn luôn có tác động vào rừng. Vì vậy, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý rừng nhưng quy ước/hương ước của thôn cũng có tác dụng không kém phần quan trọng. Thôn, bản muốn quản lý được rừng của mình phải dựa vào pháp luật của Nhà nước, nhu cầu của cộng đồng, trình độ dân trí để soạn thảo và ban hành quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng thôn Nội dung quy ước/hương ước quy định quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, mua bán vận chuyển gỗ và lâm sản, 4
  10. tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của cộng đồng trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Có thể nói, quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận biết địa phương đó đã có rừng cộng đồng hay chưa. e) Các hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng tương đối linh hoạt, mềm dẻo để thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng Tổ chức sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hưởng lợi lâu dài đòi hỏi phải có những hình thức tổ chức và quản lý đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo. Có thể áp dụng các hình thức tổ chức quản lý rừng để thu hút mọi nguồn lực sẵn có ở cộng đồng như: thành lập tổ chuyên trách bảo vệ rừng, các hộ gia đình trong cộng đồng luân phiên tuần tra rừng hoặc huy động các tổ chức đoàn thể cấp cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Nếu hình thức tổ chức cứng nhắc như tổ chức theo kiểu làm công, thuê khoán thì đó không phải là kiểu tổ chức quản lý rừng cộng đồng. Bảng 01. Khái quát các tiêu chí nhận biết LNCĐ Các tiêu chí Các chỉ số nhận biết 1. Quyền sử dụng đất và quyền - Được Nhà nước giao đất, giao rừng và sử dụng rừng ổn sử dụng rừng thuộc về cộng đồng định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp - Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng (hợp pháp hoá diện tích rừng cộng đồng đã quản lý theo truyền thống từ nhiều năm trước, rừng do HTX bàn giao lại cho cộng đồng quản lý) 2. Mục đích của rừng cộng đồng - Cung cấp gỗ gia dụng của cộng đồng dân cư thôn (gỗ và lâm sản để làm nhà mới, sửa chữa lớn nhà cửa, củi, măng, chăn thả gia súc ) - Cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ chung cho cộng đồng thôn. - Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất - Bảo vệ rừng gỗ quý, rừng thiêng, rừng ma 3. Sử dụng các nguồn lực để - Chủ yếu sử dụng các nguồn lực sẵn có của cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng - Có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ 4. Quy ước/hương ước quản lý Quy ước/hương ước được xây dựng với sự tham gia của rừng toàn thể cộng đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. 5. Hình thức tổ chức quản lý Hình thức tổ chức và quản lý rừng linh hoạt (thành lập tổ rừng cộng đồng chuyên trách bảo vệ rừng, các hộ gia đình trong cộng đồng luân phiên tuần tra rừng, huy động các tổ chức đoàn thể cấp cộng đồng tham gia bảo vệ rừng ) 5
  11. 2. Hiện trạng phát triển LNCĐ ở Việt Nam Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, tính đến tháng 6/2001, cộng đồng tham gia quản lý khoảng 2.348.295 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng. Cụ thể như sau: 2.1. Diện tích rừng cộng đồng và nguồn gốc hình thành Tính đến tháng 6 năm 2001, các cộng đồng dân cư thuộc 1.203 xã, 146 huyện của 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang tham gia quản lý 2.348.295 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng (gọi tắt là đất rừng), chiếm khoảng 15,5% diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất chưa có rừng) trên toàn quốc. Xét về nguồn gốc hình thành, rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có thể phân thành 3 loại sau đây: 2.1.1. Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay Đây là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các khu rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách không chính thức bởi các luật tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có ranh giới lãnh điạ nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối Trong phạm vi của thôn ,bản, các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sử dụng công cộng và được điều hành bởi một bộ máy tự quản do già làng hoặc trưởng thôn đứng đầu. Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy dần dần thuộc quyền sử dụng của dòng họ. Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn. Hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh. Tính đến tháng 6 năm2001, tổng diện tích rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống là 214.006 ha, bao gồm: 86.701 ha đất có rừng; 127.304 ha đất trống đồi núi trọc. Đó là những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đình, rừng thổ công, rừng mó nước (giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng), rừng phòng hộ xóm làng (chống sạt lở, đá lăn ), những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắn, thu hái măng, cây thuốc ), bãi chăn thả. Ranh giới rừng từng thôn đều được phân định rất rõ ràng trong nhận thức của người dân. Một số nơi, rừng trồng của HTX, rừng tự nhiên đã giao cho HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho các xã hoặc thôn quản lý. Hình thức này phổ biến ở cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi tính cộng đồng, hương ước thôn còn được duy trì. Xét về khía cạnh pháp lý: Tại Điều 9, Nghị định 17/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991) đã ghi rõ: "Làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, mà không trái với những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý sử dụng". Như vậy, theo văn bản trên, Nhà nước thừa nhận thôn là chủ rừng đối với diện tích rừng làng, rừng bản đã nói ở trên. Nhưng trên thực tế, phần lớn diện tích đất dành vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự quản lý, chính quyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộng đồng. Tuy nhiên ở nhiều nơi, mọi sự tác động của Nhà nước và các tổ chức Nhà nước khác vào loại rừng này đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cộng đồng. Những khu rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có 6
  12. ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng và gần như cộng đồng có toàn quyền quyết định trong việc bảo vệ và sử dụng rừng cũng như hưởng lợi từ rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc Nhà nước sẽ hợp pháp hoá diện tích rừng này, theo đó, Điều 29 quy định rõ cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng hiện cộng đồng đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng vv 2.1.2. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài Tổng diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn đang quản lý là 1.197.961 ha, bao gồm: đất có rừng 669.750 ha, đất trống đồi núi trọc 528.211 ha. Thời gian qua ( trước năm 2004 ), mặc dù pháp luật chưa quy định cộng đồng là đối tượng giao quyền sử dụng đất, nhưng đã có 18 tỉnh làm thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở vận dụng các quy định tại Nghị định số 02/CP trước đây và sau đó được thay thế bằng Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Về trạng thái rừng trên đất giao cho cộng đồng: phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao những diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài. Đối với diện tích đất và rừng giao cho cộng đồng: các thành viên của cộng đồng cùng đầu tư, quản lý và hưởng lợi, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa các thành viên của cộng đồng. Cộng đồng thành lập tổ, nhóm để tổ chức mọi hoạt động từ bảo vệ, cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm và phân phối lợi ích cho các thành viên trong cộng đồng. Ở một số nơi, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng đều thuộc các khu vực có triển khai các dự án thuộc chương trình 327 trước đây và chương trình 661 hiện nay hoặc ở những nơi có dự án từ nguồn tài trợ quốc tế, như chương trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam -Thụy Điển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án do DANIDA, WB tài trợ ở khu vực các tỉnh có triển khai dự án Nhìn chung, hình thức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang chứng tỏ có hiệu quả, công tác bảo vệ rừng được tốt hơn. Có nơi người dân đã được hỗ trợ vốn từ các dự án nên đã giúp cho việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống của họ. Ở những nơi này, nhiều dự án đã áp dụng các phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn có sự tham gia của người dân, gắn với việc xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng một cách dân chủ, công khai, do vậy, họ rất phấn khởi và tích cực bảo vệ rừng. Đây là loại hình quản lý rừng cộng đồng hiện được nhiều tỉnh quan tâm và đang có xu hướng được nhân rộng. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù cộng đồng đã có quyết định giao đất, giao rừng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy ngoài nguồn đầu tư và hỗ trợ từ các chương trình, dự án thì các quyền cơ bản của chủ rừng theo quy định của pháp luật, cộng đồng vẫn không được hưởng như việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như xử lý các hành vi xâm hại đến rừng cộng đồng là hết sức khó khăn. Mặt khác, nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết như sau khi kết thúc các dự án, nguồn đầu tư không còn, nếu không có những chính sách hỗ trợ ngay từ đầu dễ dẫn đến tình trạng cộng đồng lại bỏ mặc không bảo vệ rừng; cần hướng dẫn cộng đồng các biện pháp tổ chức sản 7
  13. xuất, các hình thức góp vốn đầu tư và các nguồn lực khác của các thành viên; phân chia quyền hưởng lợi từ rừng giữa các thành viên trong cộng đồng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm các quyền của cộng đồng, theo đó, Điều 30 quy định cộng đồng được giao rừng được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước, được hưởng lợi do các công trình bảo vệ, cải tạo rừng mang lại vv 2.1.3. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước Tổng diện tích đất lâm nghiệp được cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới là 936.327 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ 494.242 ha; đất rừng đặc dụng 39.289 ha; đất rừng sản xuất 402.795 ha. Đây là hình thức cộng đồng nhận khoán theo quy định tại Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ, các tổ chức giao khoán cho cộng đồng chủ yếu là lâm trường quốc doanh; ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; ban quản lý các dự án 327, 661 và các dự án khác. Sau khi ký hợp đồng khoán, các cộng đồng tự tổ chức lực lượng thực hiện các công việc đã ký kết trong hợp đồng. Quyền hưởng lợi của cộng đồng tuỳ thuộc vào tình trạng rừng lúc nhận khoán, thời gian và công sức đã đầu tư vào rừng, thông qua hình thức nhận tiền và được hưởng một phần sản phẩm khi rừng được phép khai thác chính, ngoài ra còn được thu hái LSNG, sản phẩm nông lâm kết hợp trên đất rừng nhận khoán. Nhìn chung, loại hình nhận khoán rừng này, về thực chất, cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi và nghĩa vụ gì khác. Mặc dù cộng đồng được nhận một khoản tiền khoán hàng năm, nhưng với mức quá thấp (50.000đ/ha/năm) chưa đủ cải thiện đời sống người dân, do vậy chưa tạo được sức hấp dẫn, nên ở một số nơi rừng đã được khoán cho cộng đồng nhưng việc tổ chức bảo vệ cũng chỉ là hình thức và nguy cơ rừng bị tàn phá vẫn có thể xảy ra. Bảng 02. Hiện trạng phân bố diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý theo vùng (tính đến 6/2001) Đơn vị tính: ha Trong đó Diện tích rừng và Diện tích rừng và Diện tích rừng Vùng Tổng số đất rừng được đất rừng nhận và đất rừng cộng chính quyền địa khoán bảo vệ, đồng quản lý phương giao khoanh nuôi tái theo truyền sinh rừng thống 1- Đông Bắc 472.375,80 293.986,40 130.541,20 47848,20 2- Tây Bắc 1.057.584,87 732.676,57 304.448,60 20.459,70 3- ĐB Sông Hồng 14,20 14,20 4- Bắc Trung Bộ 188.144,40 39.663,60 2.888,10 145.592,70 5- Duyên Hải 666,50 598,00 68,50 Nam Trung bộ 6- Tây Nguyên 495.797,10 131.634,90 346.139,20 23,00 7- Đông Nam Bộ 133.712,70 133.712,70 8
  14. Tổng số 2348295.58 1197961.4 936327.84 214006.3 Vùng Tây Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 1.057.585 ha, chiếm 45,04% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 732.676,6 ha, chiếm 69,27% tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý. Vùng Đông Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 472.376 ha, chiếm 20,12% so với tổng diện tích rừng cộng đồng trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 299.987 ha. ( chiếm 63,50 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý ) Vùng Tây Nguyên với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 495.797 ha chiếm 21,11% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 131.634,9 ha, chiếm 26,54 % tổng diện tích đất rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý. Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng là 188.144,4 ha, chiếm 8,01% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 39.663,6 ha, chiếm 21,08 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý. Các vùng còn lại, diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. 2.1.4. Về sự tác động của Nhà nước đối với quản lý rừng cộng đồng Sự tác động của Nhà nước đối với quản lý rừng cộng đồng có thể chia thành 3 phương thức như sau: Thứ nhất, Nhà nước chỉ tạo hành lang pháp lý, không can thiệp sâu vào những quyết định cụ thể về bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng của cộng đồng. Thể hiện rõ nét nhất là những khu rừng làng, rừng bản tồn tại theo truyền thống, mặc dù địa vị pháp lý của cộng đồng chưa được quy định rõ nhưng trên thực tế cộng đồng gần như có toàn quyền trong việc bảo vệ và sử dụng rừng. Một số tỉnh đã có chủ trương hợp lý hoá những khu rừng này, cộng đồng với tư cách như là chủ rừng. Thứ hai, Nhà nước giao đất, giao rừng cho cộng đồng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, cộng đồng được thừa nhận là chủ rừng. Lâm nghiệp cộng đồng là một bộ phận cấu thành trong chương trình phát triển lâm nghiệp của địa phương. Thứ ba, Nhà nước thông qua các tổ chức của nhà nước, khoán cho các cộng đồng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Các tổ chức nhà nước (bên giao khoán) quyết định mọi vấn đề, từ quy hoạch sử dụng đất đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời điểm khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cộng đồng chỉ là người làm thuê, được hưởng tiền công khoán và một phần sản phẩm trên đất rừng nhận khoán tuỳ theo thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra. 9
  15. 2.2. Nhận định khái quát về hiệu quả quản lý rừng cộng đồng Cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn quốc, tuy nhiên, căn cứ vào 3 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000; tháng11/2001 và tháng 11/2004) có thể đưa ra một số nhận định sau: - Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt, những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng. - Góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng và hộ gia đình. Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán đã góp phần giải quyết một phần khó khăn cho một bộ phận dân cư. Đối với diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi từ sản phẩm rừng. Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết đinh việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đó đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình. Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước. hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý rừng, mặc dù hầu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt. Rừng cộng đồng đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm sản ngoài gỗ , góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng. Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng. Thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của các tổ chức Nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng ở cộng đồng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng. 2.3. Nhận định chung Cộng đồng tham gia quản lý rừng chủ yếu là các cộng đồng cư trú tại vùng sâu, vùng xa; sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp; đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số; nơi còn duy trì nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình; cuộc sống của các thành viên cộng đồng gắn bó, chưa bị tác động nhiều bởi cơ chế thị trường đồng thời, vai trò của già làng, trưởng bản còn có tác dụng quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo các công việc của cộng đồng. Rừng cộng đồng hiện đang tồn tại mang tính khách quan và có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam. Rừng cộng đồng có 3 nguồn gốc hình thành tạo nên tính phức tạp và đa dạng gồm: - Rừng cộng đồng hình thành từ lâu đời qua nhiều thế hệ. 10
  16. - Rừng cộng đồng hình thành từ khi chính quyền địa phương thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Rừng và đất rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng của các tổ chức nhà nước Bảng 03. Hiện trạng QLRCĐ ở Việt Nam Nguồn gốc hình thành Tổng diện tích Diện tích có rừng Đất trống trọc RCĐ (ha) (ha) (ha) Cộng đồng tự quản lý 214.006 86.702 127.304 theo truyền thống Cộng đồng nhận 936.327 936.327 khoán bảo vệ Cộng đồng quản lý rừng 1.197.962 669.751 528.211 và đất rừng được giao Tổng cộng 2.348.295 1.692.778 655.515 3. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng Hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng rất đa dạng với quy mô khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cộng đồng, từng địa phương. Tuy nhiên có thể khái quát các hình thức chủ yếu sau đây: 3.1. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc Cộng đồng tổ chức quản lý rừng và đất rừng theo dòng họ, theo dân tộc nơi có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên công nhận từ các thế hệ trước. Những khu rừng này, thường nằm gần nơi cư trú của các cộng đồng với các tên gọi như: rừng thiêng (tôn thờ thần thánh theo tín ngưỡng), rừng ma (khu rừng chôn cất người chết - nghĩa địa), rừng mó nước (khu vực bảo vệ nguồn nước cung cấp trực tiếp cho cộng đồng), rừng gỗ gia dụng (nơi cung cấp lâm sản và LSNG cho cộng đồng) Việc tổ chức bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò của người trưởng tộc hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc. 3.2. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là thôn) Đây là hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay. Hình thức tổ chức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân công luân phiên các hộ gia đình trong thôn. Trưởng thôn điều hành các công việc chung liên quan đến bảo vệ rừng cộng đồng. Ở một số địa phương, đây là các loại rừng và đất rừng của làng xã được quản lý từ lâu đời, rừng trồng của các HTX, rừng tự nhiên đã được giao cho các HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho thôn quản lý. Tuy Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song thực chất cộng đồng đang tự quản lý và toàn quyền sử dụng các sản phẩm đó. Cộng đồng tham gia quản lý rừng tự nhiên của nhà nước theo chế độ khoán bảo vệ. Đây là loại rừng tự nhiên thường được quy hoạch là rừng phòng hộ. Nhà nước khoán 11
  17. cho cộng đồng thôn xóm bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi trả công bảo vệ rừng, các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng. Đi sâu nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và phát triển rừng có thể chia thành 3 mức: Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có tiếng nói quyết định trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý rừng thôn, xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Bản quy ước này có đầy đủ những quy định về nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, cách thức xử lý đối với các hành vi vi phạm quy ước. Rừng của cộng đồng được quản lý, bảo vệ phù hợp với kế hoạch và quy ước quản lý bảo vệ rừng. Cộng đồng có thu nhập từ rừng để lập quỹ bảo vệ rừng, không nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Thứ hai, cộng đồng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất (ở nơi nào có dự án nước ngoài tài trợ), quy ước quản lý và bảo vệ rừng nhưng mức độ tham gia của các thành viên trong cộng đồng chưa đồng đều, vẫn nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Thứ ba, cộng đồng chưa có quy ước quản lý và bảo vệ rừng, chưa có kế hoạch sử dụng đất và quản lý rừng hoặc đã có nhưng sơ sài, việc xây dựng quy ước chỉ là hình thức, chiếu lệ, không được triển khai trong thực tế. Cộng đồng quản lý rừng một cách giản đơn, hầu như không có tác động bằng các giải pháp lâm sinh vào rừng, chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng vẫn bị xâm lấn hoặc khai thác trái phép. 3.3. Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích Hình thức quản lý rừng này được thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thôn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân công để bảo vệ rừng, có thể cả nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng. Có thể so sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng như sau: Bảng 04. Khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng Hình thức Điểm mạnh Điểm yếu - Có nhiều tiềm năng về các mặt: - Chưa có ranh giới rõ ràng Vị trí địa lý (tự nhiên, tài nguyên - Chưa có đủ tư cách pháp nhân thiên nhiên) - Vai trò trưởng thôn mang tính hành Kinh tế (tài chính, sản xuất) chính và chưa có trách nhiệm pháp lý Xã hội (Truyền thống, tổ chức, quy - Trình độ quản lý thấp Thôn, bản ước nội bộ, quan hệ ) - Chưa có cơ chế tài chính, nguồn thu Nguồn nhân lực (lao động, lãnh đạo) hạn chế Có khả năng quản lý tất cả các loại - Phụ thuộc vào các cấp chính quyền rừng cao hơn - Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức, - Chi phí phù hợp với quy mô nhỏ. quản lý, thống nhất - Khó bảo vệ rừng ở các vùng sâu, - Phù hợp với trình độ hiện nay của vùng xa Nhóm dân hộ/nhóm sở - Phù hợp với yêu cầu đầu tư của thích dân - Có tiềm năng trở thành cấp thôn hoặc HTX kiểu mới 12
  18. Thuận lợi tương tự như nhóm hộ - Khó được chấp nhận về mặt pháp lý Dòng tộc - Có thể tạo nên mâu thuẫn cục bộ trong cộng đồng thôn Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho quản lý rừng cộng đồng vì: - Thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa. - Phù hợp với truyền thống tập quán của nhiều nhóm dân tộc. - Phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của dân khi nền kinh tế đang phát triển. - Phù hợp đối với quản lý tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ và đặc dụng. - Phù hợp với trình độ quản lý của người dân cấp thôn. 4. Kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Căn cứ vào báo cáo kết quả về quản lý rừng cộng đồng của một số tỉnh tại Hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2001 và tháng 11/2001) có thể khái quát kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng như sau: 4.1. Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng Thứ nhất, một số tỉnh đã có văn bản mang tính pháp lý (như quyết định, chỉ thị ) về việc triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng thuộc địa phương mình, thừa nhận cộng đồng dân cư thôn là một đối tượng được giao đất, giao rừng và là một chủ rừng thực sự. Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã trực tiếp hoặc giao quyền cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện thí điểm việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ hay các tổ chức mang tính cộng đồng cấp thôn (xã), như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, v.v Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Có nơi đã có chủ trương hợp pháp hoá quyền làm chủ những diện tích rừng làng, rừng bản được quản lý theo truyền thống từ nhiều năm trước (rừng đầu nguồn nước, rừng thiêng, rừng ma v.v.) Thứ hai, các tổ chức lâm nghiệp Nhà nước (ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, lâm trường quốc doanh) đã thực hiện giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua hợp đồng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn. Cộng đồng với tư cách là bên nhận khoán có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm về kết quả thu được. Cộng đồng được hưởng các quyền lợi do bên giao khoán chi trả (tiền hoặc hiện vật) và được phép thu hoạch các loại lâm sản phụ trong rừng theo qui định. Thứ ba, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm1998 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã. Đồng thời, quy định các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng với chính quyền cấp xã và các tổ chức Nhà nước có liên quan để hình thành sự liên kết trong quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng. Thứ tư, có tỉnh đã ban hành văn bản mang tính pháp lý công nhận cộng đồng có thể được vay vốn đầu tư, được hưởng ưu đãi vay tín dụng đầu tư khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng như các tổ chức Nhà nước khác. Thứ năm, có tỉnh đã mạnh dạn thử nghiệm ban hành chính sách quy định quyền hưởng lợi từ rừng đối với các cộng đồng và hộ gía đình tham gia quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng. 13
  19. Thứ sáu, một số tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thử nghiệm mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ và xây dựng rừng làm cơ sở cho việc triển khai mở rộng giao rừng cho cộng đồng và xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng. Việc các tỉnh vận dụng chính sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của mỗi nơi như đã trình bày ở trên đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành và mở rộng các mô hình quan lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên, sự vận dụng các chính sách nói trên mới chỉ được thực thi ở phạm vi hẹp. Trong thực tiễn quản lý rừng, vai trò tham gia của cộng đồng dân cư địa phương ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết nhưng nhiều yêu cầu bức xúc từ phía cộng đồng dân cư chưa được thực hiện (được giao đất, được hưởng chính sách đầu tư hay được hưởng quyền thu hoạch sản phẩm từ rừng ) do cấp tỉnh sợ làm sai với chính sách của Trung ương. 4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của một số điạ phương Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng cộng đồng là Nhà nước cần thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài của cộng đồng; cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; cộng đồng được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều kiện để có thể tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư làng (bản) quản lý, sử dụng lâu dài là: - Cộng đồng có truyền thống luật tục quản lý rừng và sự tham gia tích cực của các thành viện. - Cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng trực tiếp gắn bó với rừng và sản phẩm rừng - Cộng đồng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các quy định của cộng đồng được mọi người tôn trọng. - Trưởng thôn (bản) có tinh thần trách nhiệm cao, cộng đồng được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ. - Phải thực hiện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân thôn (bản) và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương Hình thức quản lý rừng cộng đồng đa dạng như hình thức quản lý rừng theo cộng đồng thôn (bản), theo dòng họ, theo nhóm hộ vv. và trong thời gian gần đây, hình thức quản lý rừng dựa vào các tổ chức đoàn thể cấp làng, xã đang phát triển, như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên Tuy nhiên, hình thức quản lý rừng theo thôn (bản), nhóm hộ là hình thức quản lý rừng đang được các tỉnh quan tâm nhất. Có thể xây dựng các hình thức phối hợp quản lý rừng giữa các cộng đồng địa phương, các tổ chức Nhà nước và cấp chính quyền xã trong bảo vệ và xây dựng rừng. Điều đó sẽ chuyển dần một số trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý rừng cho các nhóm cộng đồng, chính sách của Nhà nước được thực thi, các nhu cầu cho sự phát triển cộng đồng được đáp ứng, dẫn đến tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Quản lý rừng bởi các cộng đồng với các đặc trưng chủ yếu là không có tính chất tập trung, cộng đồng là người ra quyết định và các quy định đưa ra có sự tham gia của người dân, hoạt động của các thành viên chủ yếu dựa trên cam kết với các hình thức tự nguyện, hình thức quản lý đa dạng và chi phí quản lý thấp. 14
  20. Quản lý rừng cộng đồng, hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn gốc từ các tập quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi, phù hợp với hệ thống sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ. Hàng nghìn cộng đồng thôn đã, đang trực tiếp quản lý và sử dụng rừng đáng kể ở các vùng miền núi. Việc quản lý các diện tích rừng nói trên của cộng đồng đã có những tác động tích cực tới quản lý rừng nói chung. Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi tiêu của Nhà nước trong việc bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống người dân. Từ kinh nghiệm thực tế ở các tỉnh đã chỉ ra rằng, những diện tích rừng và đất rừng sau đây có thể giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài: - Diện tích rừng phân bố xa khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức tạp mà các tổ chức Nhà nước hay hộ gia đình không có khả năng quản lý hoặc quản lý không có hiệu quả. - Các khu rừng có tác dụng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng; rừng phòng hộ đầu nguồn diện tích nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa trong phạm vi làng, xã; rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắt, lấy măng ), rừng núi đá. - Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện; các khu rừng giàu nhưng diện tích ít không thể chia riêng cho các hộ mà cần sử dụng chung cho cộng đồng. 5. Khuôn khổ pháp lý và chính sách hiện hành về LNCĐ 5.1. Địa vị pháp lý của cộng đồng thôn Trước năm 2003, địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa được đề cập trong các văn bản luật hiện hành của nước ta. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn, một vài văn bản đã đề cập đến vị trí, vai trò của cộng đồng dân cư thôn. Luật Dân sự ban hành năm 1995 nay được thay thế bởi Luật Dân sự năm 2005 không quy định cộng đồng dân cư thôn là một pháp nhân nhưng đưa ra khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng. Nghị định số 29/CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã quy định làng, bản không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư. Văn bản này còn nhấn mạnh hội nghị làng, bản được tổ chức để thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng.v.v.; trưởng làng, bản là người đại diện cho cộng đồng dân cư. Một trong những nhiệm vụ của trưởng làng, bản là phối hợp với các tổ chức kinh tế hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Làng, bản có thể thành lập các ban hoà giải, ban an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết. Thực hiện Nghị định trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/TTg ngày 19 tháng 6 năm1998 về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 56/TT ngày 30 tháng 3 năm1999 về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư làng, bản. Thông tư Liên tịch số 03/TTLT ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và 15
  21. PTNT, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Tư pháp, Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản. Các văn bản trên đã khẳng định hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ra quyết định phê duyệt hương ước. Văn bản có tác động mạnh tới địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn là Quyết định số 13/ 2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã thay thế Nghị định 29/CP. Hai văn bản này quy định thôn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, trưởng thôn do nhân dân trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận là người đại diện cho nhân dân và đại diện cho chính quyền xã, phường để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn. Nhiệm kỳ của trưởng thôn tối đa không quá hai năm rưỡi và được hưởng phụ cấp hàng tháng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận các thôn hiện có cho từng xã và mức phụ cấp hàng tháng đối với trưởng thôn. Từ sự phân tích trên đây cho thấy, trong quá trình phát triển đất nước, thôn ở Việt Nam không mất đi như một số quốc gia mà vẫn tồn tại và Nhà nước đang từng bước khôi phục vị thế pháp lý của cộng đồng dân cư thôn. 5.2. Chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn 5.2.1. Về giao đất cho cộng đồng Luật Đất đai năm 2003, với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng quy định các quan hệ liên quan đến đất đã quy định cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất. Điều 9, khoản 3 ghi:“Cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng một địa bàn thôn . được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”. Khoản 7, Điều 33 quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp. Khoản 2, Điều 66 quy định đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng có thời hạn ổn định lâu dài. Luật Đất đai năm 2003 còn quy định rõ, UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng. Cộng đồng dân cư thôn được giao đất nông nghiệp, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Văn bản này còn quy định, cộng đồng dân cư được giao đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ diện tích được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng quyền sử dụng đất, không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thôn để quản lý. 5.2.2. Về giao rừng cho cộng đồng Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, với tư cách là văn bản pháp lý quy định các quan hệ liên quan đến rừng (với tư cách là tài sản trên đất) quy định rõ, Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử 16
  22. dụng ổn định, lâu dài với tư cách như một chủ rừng. Điều 29 quy định cộng đồng được giao rừng là cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng trong sản xuất, đời sống, văn hóa, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng, có nhu cầu và đơn xin giao rừng. Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy họach, kế họach bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương. Điều 29 còn quy định rõ những khu rừng được giao cho cộng đồng dân cư là những khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; những khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; những khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng để phục vụ lợi ích của cộng đồng. Điều 30 quy định cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây: - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; - Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng, được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp; - Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao; - Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ và cải tạo rừng mang lại; - Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. Điều 30 còn quy định cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có nghĩa vụ sau đây: - Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; - Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các họat động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân xã; - Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; - Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng; - Không được phân chia rừng cho các thành viên trong thôn, không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng , cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. Như vậy, theo tinh thần Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng, được Nhà nước bảo hộ lợi ích hợp pháp trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, cộng đồng chỉ là chủ thể quản lý rừng hạn chế (đặc thù) vì không được hưởng toàn bộ những quyền như các chủ rừng khác. 5.3. Chính sách giao khoán rừng và đất rừng Ngày 4/1/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/CP về giao khoán đất lâm nghiệp. Văn bản này đã tạo khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức được Nhà nước giao đất có quyền giao 17
  23. khoán đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; quy định thời gian giao khoán đất lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 50 năm, rừng sản xuất theo chu kỳ kinh doanh. Cũng theo văn bản này, người chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước đối với diện tích đất được giao vẫn là các tổ chức Nhà nước (bên giao khoán), còn người nhận khoán (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) chỉ chịu trách nhiệm quản lý rừng và đất theo hợp đồng ký kết với bên giao khoán. Như vậy đối với việc nhận khoán bảo vệ rừng thì khái niệm về "tổ chức" có thể được mở rộng hơn và cộng đồng dân cư thôn được nhận khoán bảo vệ rừng. Cộng đồng dân cư tham gia nhận khoán rừng với tư cách như một hộ nhận khoán. 5.4. Chính sách đầu tư Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định cộng đồng được Nhà nước giao rừng phòng hộ được hưởng chính sách đầu tư như ban quản lý rừng phòng hộ. Nhưng xét về mặt pháp lý đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể cộng đồng được hưởng chính sách đầu tư đó như thế nào. Tuy nhiên, có thể vận dụng Quyết định 661/TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để đầu tư hỗ trợ cho cộng đồng đã được Nhà nước giao đất, giao rừng hoặc tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Văn bản này quy định rõ, vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục dành cho hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Người tham gia bảo vệ rừng được hưởng tiền công bảo vệ là 50.000 đ/ha/năm. Thời gian trả tiền công bảo vệ không quá 5 năm. Tiền công khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đ/ha với thời hạn không quá 6 năm. Nhà nước hỗ trợ bình quân 2 triệu đ/ha cho các đối tượng tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm. Suất đầu tư hỗ trợ trồng rừng phòng hộ là 4 triệu đồng/ ha. 5.5. Chính sách khai thác, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định cộng đồng được giao đất, giao rừng được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, đến nay chưa có văn bản nào quy định cộng đồng được khai thác, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng được giao như thế nào. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong khi chưa có chính sách quy định cụ thể, có thể vận dụng Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2001 và Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý 3 loại rừng và chính sách hưởng lợi từ rừng để giải quyết việc khai thác, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng cộng đồng. Các văn bản này quy định đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sẽ được phép khai thác tận dụng cây đổ gẫy, cây sâu bệnh, nơi có mật độ cây quá dầy được phép khai thác tỉa với cường độ không quá 20%. Rừng tre nứa khi đã đạt yêu cầu phòng hộ (có độ che phủ trên 80%) được phép khai thác với cường độ tối đa 30% và được khai thác măng. Nếu rừng phòng hộ là rừng trồng do Nhà nước đầu tư thì được phép khai thác các loại cây phù trợ và tỉa thưa, khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định được khai thác với cường độ khai thác không quá 20%. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, các văn bản này quy định được khai thác sản phẩm tận dụng trong quá trình nuôi dưỡng làm giàu và tỉa thưa rừng, được khai thác tận dụng cây chết đứng, tận thu gỗ nằm.v.v. 18
  24. Hiện nay ở một số địa phương, những khu rừng tự nhiên do cộng đồng dân cư tự quản lý (mặc dù chưa được pháp luật thừa nhận), các cộng đồng thường xây dựng hương ước nội bộ với những điều khoản qui định về quản lý, bảo vệ rừng, khai thác và hưởng lợi các sản phẩm từ rừng như: khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu chung của cộng đồng, hộ gia đình có nhu cầu làm nhà mới để tách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn nhà ở được cộng đồng cho phép khai gỗ trên rừng của cộng đồng; người dân trong thôn được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ 6. Điều kiện và các yếu tố tác động đến LNCĐ 6.1. Điều kiện phát triển LNCĐ Điều kiện để phát triển LNCĐ là: Thứ nhất, cộng đồng phải có rừng và đất rừng; Thứ hai, phải có hệ thống luật pháp, chính sách. Hệ thống luật pháp, chính sách thể hiện sự phân cấp quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý tài nguyên rừng, quy định quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng và đất rừng đối với các thành phần kinh tế đồng thời xác định những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển lâm nghiệp. Yêu cầu chung đối với các chính sách có liên quan đến phát triển rừng cộng đồng là: - Cần phải linh hoạt để có thể phù hợp với truyền thống, tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của từng dân tộc thiểu số ở miền núi. - Phát huy, khuyến khích vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất rừng. Nhu cầu của người dân và cộng đồng địa phương không phải chỉ là gỗ đơn thuần mà còn bao gồm các nhu cầu về chất đốt, lương thực, thực phẩm, bãi chăn thả gia súc, bảo vệ nguồn nước, duy trì, bảo tồn và phát triển các tập tục truyền thống và bản sắc của các dân tộc. Chính những nhu cầu này đã gắn liền người dân với rừng, họ tự nhận thấy phải có trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng. Cộng đồng xây dựng các quy chế, quy ước để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng. Tăng cường tính pháp lý của các quy ước nội bộ của cộng đồng về quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng, đảm bảo sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cơ sở trong quá trình thực thi các quy ước đó. Rừng cộng đồng thường phát triển tốt ở những nơi có tính cộng đồng cao. Phát triển kỹ năng quản lý rừng, nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng và củng cố các tổ chức ở cơ sở tham gia quản lý, bảo vệ rừng cũng là những điều kiện quan trọng để duy trì và phát triển hệ thống rừng cộng đồng. 6.2. Tập quán quản lý cộng đồng đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc thiểu số Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi. Trước đây, với tập quán làm nương rẫy là phổ biến thì tài nguyên quan trọng nhất đối họ là rừng và đất rừng. Tuy có sự khác nhau, nhưng nét chung nhất trong việc quản lý đất đai, tài nguyên của các đồng bào dân tộc thiểu số là quản lý cộng đồng theo thôn. Thôn, bản, buôn là đơn vị xã hội truyền thống, cơ bản trong nông thôn, cấu thành đơn vị hành chính cơ sở, tương đối độc lập, có tính ổn định cao; là cộng đồng dân cư tự nhiên của các tộc người có mối quan hệ ràng buộc, bởi có chung các yếu tố như: - Chung nơi cư trú, trong đó có rừng, sông suối, bãi chăn thả, nguồn nước trong phạm vi của thôn. 19
  25. - Chung tôn giáo, tín ngưỡng, mọi người đều thờ cúng chung thổ thần, thần linh hoặc thành hoàng làng của thôn, các thổ thần, thần linh là vị thần bảo hộ cho đời sống của toàn cộng đồng. - Chung văn hóa, biểu hiện rõ nét ở ngôn ngữ và tập quán thống nhất của cộng đồng. - Mỗi thôn, đều quản lý một diện tích đất đai nhất định. Ranh giới thường căn cứ vào sông suối, khe núi, mảnh đất, tảng đá, vạt ruộng mà cư dân trong thôn canh tác từ lâu đời Có thể có những đường ranh giới chỉ mang tính ước lệ nhưng đều được các cộng đồng láng giềng công nhận và tôn trọng. Ranh giới này thường do người già hoặc người có công khai phá vùng đất đó hoạch định. Địa vực của thôn không phải chỉ là khu vực đất cư trú (đó chỉ là một phần đất của thôn), mà thường bao gồm: • Đất ở; • Đất canh tác là những phần rừng đã được khai phá đưa vào canh tác nương rãy đang gieo trồng, ruộng, bãi ; • Đất dự trữ là những cánh rừng sẽ được khai phá trong thời gian những mùa rẫy sắp tới và những rẫy cũ đang bỏ hóa; • Đất cấm canh tác là những rừng nguồn nước, rừng trên chóp núi để giữ nước, chống xói mòn rẫy và những khu rừng làm nơi chôn cất người chết, rừng thờ cúng (rừng thiêng); • Rừng sử dụng vào các mục đích lấy gỗ, lâm sản, săn bắn ; • Bến nước, nơi đánh bắt cá Đất đai, tài nguyên thuộc sở hữu công cộng của tất cả các thành viên trong thôn. Mọi thành viên đều được bình đẳng trong việc khai thác sử dụng theo quy ước của thôn, dưới sự điều hành của già làng, trưởng thôn mà người ngoài cộng đồng không được vi phạm. 6.3. Tập quán quản lý tài nguyên của một vài dân tộc thiểu số 6.3.1. Người Thái vùng Tây Bắc Người Thái có tập quán phân loại rừng núi thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như: - Rừng núi phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác. - Rừng núi dành cho việc khai thác tre, gỗ để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác thường là vùng núi cao. Đối với loại rừng này tuyệt đối không được phát làm nương rẫy. Có nhiều bản còn có "rừng măng cấm" là rừng chuyên để lấy măng. - Rừng núi dành cho phát nương làm rẫy có diện tích khá rộng. - Rừng núi phục vụ cuộc sống tâm linh như rừng cấm, rừng ma. Đối với các khu rừng thiêng luật tục nghiêm cấm chặt phá, đốt, phát, khai thác tre gỗ 6.3.2. Người Tà Ôi, Vân kiều, vùng miền Trung (Thừa Thiên - Huế) Luật tục quy định không được phát rẫy tại các khu rừng sau đây: 20
  26. - Rừng đầu nguồn: Đây là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng, cấm không được phát rẫy để giữ nguồn nước. Ai vi phạm bị phạt bằng cảnh cáo, giáo dục. Không cấm săn bắn khai thác mây, đót ( lâm sản ngoài gỗ). - Rừng thiêng: có các loại như sau: Kốh Sã: Là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Đây là khu rừng dùng vào thờ cúng thường xuyên. Vì vậy, cấm không được phát rẫy, không được nói tục trong rừng này. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Không cấm săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Kôh tâng Kỉn: Cũng là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Không được phát rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, không được đại tiểu tiện. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Khi săn được cọp hoặc khi hai làng có xích mích cần hòa giải, đồng bào thường tổ chức lễ cúng rất lớn, lễ vật có lợn gà, rượu thịt. Trạm Kanéa: Đây là khu rừng nhỏ thuộc sở hữu riêng của từng làng. Rừng này là nơi dân làng tổ chức cúng hàng năm để cầu xin ma rừng phù hộ cho con người. Đồng bào quan niệm rằng khu rừng này là nơi trú ngụ của ma rừng nên cấm không được phát rẫy , không được săn bắn, lấy mây đót, không được đại tiểu tiện, không được bẻ cây cối. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Rừng độc: Là loại rừng có cây đa, cây dâu, cây xoài. Loại rừng này cũng không được phát rẫy. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng lợn, gà trống đê để dùng làm lễ vật tạ tội với thần linh. Đối với đồng bào Cà tu ở các khu rừng có cây đa, cây kim giao, câyễoài là rừng thờ cúng (cúng hàng năm, 5 năm, hay 10 năm một lần), xung quanh khu rừng đó khoảng 1 km không được phá rẫy y. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò, lợn gà và chủ làng đứng ra cúng để tạ tội. Như vậy, nguyên tắc có tính bắt buộc là rẫy phải làm trong phạm vi ranh giới làng và không được làm ở các khu rừng đầu nguồn, khu rừng có nhiều cây to vì lý do tín ngưỡng. 6.3.3. Người Raglai, vùng Tây Nguyên Quan niệm của họ là rừng núi thuộc quyền sở hữu của cộng đồng (buôn). Vì thế, không một ai (cá nhân, dòng họ) được vi phạm những quy định do cộng đồng đặt ra, không một ai được lấy làm tài sản riêng. Để thiêng hóa quyền sở hữu cộng đồng này, họ quan niệm rừng, núi, sông, suối của buôn được các thần linh bảo trợ. Đất đai không chỉ là một tài sản thông thường của gia đình mà đó còn là gia tài do tổ tiên, dòng họ trao cho con cháu. Không ai có quyền xâm phạm đến đất đai thuộc một dòng họ tổ tiên khác. 6.3.4. Người Êđê và Mnông ở Tây Nguyên Các lĩnh vực điều chỉnh của luật tục Êdê, Mnông: - Tổ chức và quản lý cộng đồng xã hội; - Ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; - Tôn trọng, tuân thủ và bảo vệ phong tục tập quán, quan hệ dân sự; - Quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất, môi trường; - Duy trì và giáo dục nếp sống văn hóa tín ngưỡng. Trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên họ quan niệm rừng và môi trường thiên nhiên nói chung là tài sản chung của tất cả mọi người không phải của riêng ai; 21
  27. - Quan niệm truyền thống về quyền sở hữu đất đai: Đất rẫy thuộc quyền sở hữu của người khai phá đầu tiên. Nếu họ chết, đất đó được chuyển cho con cháu. Cộng đồng buôn làng khẳng định quyền sở hữu của họ. Những người thừa kế không có quyền bán đất đó cho người khác mà chỉ có thể để thừa kế lại cho con cháu, coi đất rẫy là tài sản của gia tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 6.3.5. Khái quát chung Qua những dẫn chứng trên cho thấy, các dân tộc thiểu số đều có tập quán quản lý đất đai và tài nguyên theo cộng đồng. Những tập quán ấy là một phần luật tục cổ truyền của cộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát triển. Đặc trưng của luật tục là chứa đựng các quy tắc ứng xử chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được cộng đồng bảo đảm thực hiện. Nội dung của luật tục gồm một hệ thống phong phú các quy phạm xã hội phản ánh các chuẩn mực của phong tục tập quán, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Luật tục là một sản phẩm của xã hội cổ truyền, gắn với cơ cấu xã hội mà ở đó gia đình, thôn giữ vai trò then chốt trong hệ thống xã hội. Luật tục đã từng phát huy vai trò liên kết cộng đồng và điều hòa mối quan hệ con người với con người và con người với thiên nhiên. Thôn, bản là môi trường để vận hành luật tục. Luật tục với ý nghĩa là tri trức dân gian về quản lý cộng đồng, được sinh ra từ nội tại cộng đồng và được các thành viên tự nguyện, tự kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Môi trường vận hành của luật tục truyền thống là cộng đồng dân cư tự nhiên tức là các thôn và đôi khi còn ở phạm vi liên thôn. Việc vận hành luật tục còn gắn với họat động tín ngưỡng, vào dịp cúng thổ thần, thần linh đầu năm người ta thường nhắc lại những quy ước trước đông đủ các chủ hộ thành viên cộng đồng. Luật tục thường thiên về đề cao trách nhiệm của các thành viên trong thôn và dẫu có hình thức phạt nhưng thường là hợp lý, hợp tình. Luật tục có thể coi là biểu hiện thái độ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và đối với cộng đồng xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác, được bổ sung qua nhiều thế hệ và trở thành hình thái văn hóa- pháp luật đặc biệt của một dân tộc, giúp dân tộc đó phát triển một cách bền vững, lâu dài. Bởi vậy, luật tục của một dân tộc cũng chứa đựng những yếu tố hợp lý đặc biệt trong không gian xã hội văn hóa riêng của dân tộc đó. Một đặc điểm hết sức nổi bật của luật tục là vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ được đề cao. Họ là những người có uy tín, có kinh nghiệm trong ứng xử xã hội, trong sản xuất và xử lý những vướng mắc trong cộng đồng. Họ không chỉ giữ vai trò quan trọng trong duy trì trật tự đối với công việc chung của dòng họ mà còn đối với cuộc sống của mỗi gia đình. Ở nhiều nơi trưởng dòng họ lớn thường được coi là đại diện của cộng đồng. Giữa luật tục và vai trò của họ có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Luật tục của các dân tộc đều công nhận và là cơ chế bảo đảm vị trí, vai trò của các già làng trưởng thôn và ngược lại, họ là người áp dụng luật tục để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống của nội bộ cộng đồng. 6.4. Các yếu tố tác động đến phát triển LNCĐ 6.4.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển LNCĐ Gồm 3 nhóm yếu tố sau: 22
  28. - Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất đai, khí hậu, điạ hình, các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẵn có tác động tích cực đến việc huy động người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp; điều kiện sản xuất khó khăn, môi trường suy thoái cản trợ sự tham gia của người dân. - Nhóm yếu tố kinh tế - thị trường bao gồm các yếu tố: cơ cấu ngành nghề, mức sống của người dân, nhu cầu lâm sản, cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất, giao lưu kinh tế, hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường đầu vào cho sản xuất, thị trường đầu ra Nhóm yếu tố kinh tế- thị trường tạo ra các điều kiện và sự hỗ trợ cho người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp. Những người ngoài cộng đồng tác động vào các hoạt động của cộng đồng có thể thực hiện thông qua các hình thức sau: • Thứ nhất, can thiệp thông qua hệ thống pháp luật và chính sách. • Thứ hai, can thiệp thông qua hệ thống hỗ trợ, khuyến khích và dịch vụ. • Thứ ba, can thiệp thông qua việc nâng cao dân trí và nhận thức cho người dân. - Nhóm yếu tố văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố: tập quán sản xuất truyền thống lâu đời như du canh, du cư, luật lệ cổ truyền, phương thức sử dụng sản phẩm, cấu trúc và chức năng của gia đình, trình độ văn hoá, di dân, sự gia tăng dân số, sự nghèo khổ, thiếu việc làm; thể chế chính trị, quyền tự do dân chủ, bình đẳng nam nữ, dân tộc tác động đến ý thức và sự tự giác của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp. Nhóm yếu tố này tác động theo hướng thúc đẩy hay kìm hãm sự tham gia của các gia đình, các nhóm dân số khác nhau vào công tác quản lý tài nguyên rừng. 6.4.2. Các yếu tố bên trong cộng đồng - Tập quán quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nhóm dân tộc như các tập tục canh tác truyền thống lâu đời (du canh, du cư), các kỹ thuật canh tác truyền thống, những luật lệ cổ truyền, phương thức sử dụng sản phẩm. - Lịch sử và hoàn cảnh hình thành nơi cư trú của cộng đồng: Nhiều cộng đồng sống trong và gần rừng đã có truyền thống quản lý rừng cộng đồng từ lâu đời, cuộc sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, nguồn thu từ rừng không thể thiếu được đối với họ hàng ngày. Vấn đề này đã tác động không nhỏ tới việc bảo vệ và phát triển rừng. Người dân và cộng đồng địa phương đó có thể trở thành nhân tố tích cực trong việc quản lý rừng cộng đồng nếu có các chính sách hợp lòng dân ngược lại họ có thể là nhân tố tác động xấu tới rừng. - Sự hình thành các cộng đồng theo nhóm lợi ích/sở thích. - Nhu cầu của cộng đồng về phòng hộ môi trường và lâm sản: Bản thân mỗi cộng đồng cũng có những sức ép nội tại như nhu cầu phát triển cộng đồng, đời sống kinh tế xã hội, nguồn nước, việc làm, công nghệ, nhu cầu gỗ và lâm sản phục vụ cho việc xây dựng nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, xây dựng các công trình phục vụ cho nội bộ cộng đồng. - Năng lực/ trình độ quản lý của cộng đồng. 7. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá LNCĐ 7.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá LNCĐ Đánh giá là nhận xét tác động của các hoạt động LNCĐ trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu với một số tiêu chuẩn đã lập trước đó. Hay đánh giá là quá trình phân tích các thông tin liên 23
  29. quan đến hoạt động LNCĐ. Tiêu chí là những gì chúng ta muốn biết để làm căn cứ cho việc đánh giá. Chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi về lượng và chất của một tiêu chí nào đó. Mỗi tiêu chí đánh giá có thể lựa chọn một hoặc một số chỉ tiêu. 7.1.1. Về khía cạnh kinh tế - Đáp ứng yêu cầu lâm sản của cộng đồng. - Sản xuất lâm sản có tính thương mại. - Nâng cao thu nhập, lợi ích, lợi nhuận từ sản xuất lâm nghiệp. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá sau: • Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho cộng đồng trên tổng diện tích rừng theo lãnh thổ. • Hiện trạng rừng của cộng đồng như loại rừng, diện tích, cấp tuổi, mức độ tái sinh tự nhiên. • Các loại cây chính và hiện trạng tái sinh tự nhiên. • Cơ cấu đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tổ chức cộng đồng trên tổng vốn đầu tư của dự án hay chương trình phát triển. • Số vốn hỗ trợ của Chính phủ. • Các sản phẩm chủ yếu như củi, gỗ làm nhà, gỗ gia dụng khác và LSNG. • Ai sử dụng? • Đánh giá việc sử dụng sản phẩm rừng: o Sử dụng trực tiếp. o Sử dụng gián tiếp và bán ra thị trường. - Mô hình trồng rừng cộng đồng: Trồng rừng nguyên liệu hay trồng rừng cây đặc sản. - Tỷ lệ phần trăm ( % ) thu nhập từ rừng trong toàn bộ thu nhập của hộ gia đình. 7.1.2. Về khía cạnh lâm sinh học và bảo vệ môi trường - Bảo vệ nguồn nước. - Bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai. - Duy trì tính đa dạng sinh học. - Cải thiện môi trường của thôn Có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá sau: • Độ che phủ của rừng so với tổng diện tích tự nhiên của thôn • Cơ cấu diện tích 3 loại rừng. • Độ dốc, mức độ che phủ của các loài thực vật, chức năng bảo vệ và mức độ, chức năng sản xuất. • Xem xét các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng: trồng rừng mới, làm giàu rừng, tỉa tha và làm vệ sinh rừng, chăm sóc rừng. • Tỷ trọng diện tích đất canh tác trên đất dốc đúng kỹ thuật. 24
  30. • Diện tích vườn rừng, số cây trồng phân tán ở thôn • Diện tích đất đai bị xói lở. • Trồng cây đa tác dụng. • Mô hình cải tạo làm giàu rừng. • Mô hình xúc tiến tái sinh tự nhiên, mô hình làm giàu rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. • Mô hình nông lâm kết hợp trên nương rẫy 7.1.3. Về khía cạnh xã hội - Tăng cường sự tham gia của người dân. - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ rừng. - Thực hiện đầy đủ quy ước bảo vệ rừng của thôn - Giảm bớt tình trạng thiếu việc làm. - Nâng cao sự tham gia của nữ giới vào lâm nghiệp. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá sau: • Tỷ trọng số hộ gia đình tham gia quản lý rừng cộng đồng. • Tỷ trọng số người tham gia nghề rừng chuyên nghiệp và theo thời vụ. • Số lớp tập huấn và số người được tham gia tập huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp. • Số người và vụ vi phạm quy ước bảo vệ rừng của thôn • Tỷ trọng số người đói nghèo tham gia vào công tác lâm nghiệp. • Tỷ trọng phụ nữ tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng. 25
  31. Bảng 05. Khái quát khung tiêu chí đánh giá LNCĐ Tiêu chí đánh Các chỉ số, chỉ tiêu giá Về môi - Độ che phủ của rừng (so với tổng diện tích tự nhiên của thôn). trường sinh - Cơ cấu 3 loại rừng. thái - Tăng trưởng của rừng cộng đồng. - Bảo vệ đất và mức độ. Về kinh tế - Khối lượng các loại lâm sản khai thác và thu hái từ rừng cộng đồng hàng năm. - Thu nhập bằng tiền từ rừng cộng đồng. Thu nhập lâm nghiệp từ rừng cộng đồng hàng năm tính trên đầu người (đ/ng/năm). Về xã hội - Tỷ lệ số hộ tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng thôn và tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở rừng cộng đồng thôn - Số người được tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý rừng và kỹ thuật nông lâm nghiệp. - Số vụ và số người trong cộng đồng vi phạm quy ước bảo vệ rừng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác lâm nghiệp cộng đồng. - Sự phân phối và hưởng dụng lâm sản công bằng trong cộng đồng 7.2. Phương pháp đánh giá 7.2.1. Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) Phương pháp RRA là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ nhằm mục đích thu thập thông tin để xác định các vấn đề và lập chương trình, kế hoạch phát triển nông thôn. Tuy nhiên, phương pháp RRA không phải là một phương pháp luận thu thập thông tin đơn thuần mà là một cách sử dụng sáng tạo một loạt các công cụ điều tra để đánh giá chung một tình huống, một vấn đề nào đó. RRA đặt ra các nguyên tắc chủ yếu sau: - Sử dụng phép kiểm tra chéo nhằm kiểm tra tính sát thực của thông tin. - Sử dụng kiến thức liên ngành để giải quyết các vấn đề toàn diện và thực tiễn (ví dụ đánh giá về khía cạnh môi trường). - Sử dụng kiến thức bản địa để phát huy năng lực tự quản của cộng đồng. - Được thực hiện trong tổ công tác đa ngành nhằm tạo ra quá trình học hỏi. RRA có thể được sử dụng trong điều tra đánh giá tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát triển nông thôn, trong đó đánh giá các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp và quản lý rừng cộng đồng. Bộ công cụ của RRA được nhiều người có chuyên môn khác nhau ở nhiều cấp khác nhau sử dụng gồm có: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát và khảo sát hiện trường. - Phương pháp họp dân:Phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Phương pháp này sử dụng 6 câu hỏi: cái gì, ai, ở đâu, khi nào, bao nhiêu và ra sao? - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu như phương pháp tổng hợp theo nhóm hộ gia đình, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp mô hình hoá và điển hình hoá. 26
  32. 7.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) Phương pháp PRA là một phương pháp tiếp cận và cũng là phương pháp học hỏi cùng với người dân, từ người dân và bằng người dân về đời sống và điều kiện nông thôn. Trong thời gian gần đây, phương pháp PRA được định nghĩa là một loạt các phương pháp tiếp cận và phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. Phương pháp luận PRA được xây dựng dựa trên khả năng của người dân địa phương, sử dụng các kỹ thuật có sự tham gia của người dân và tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá nông thôn và người dân địa phương tham gia vào mọi quá trình từ xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá. PRA có các đặc điểm chủ yếu sau: - Xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực của dân làng. - Quan hệ hài hoà giữa người bên ngoài cộng đồng và người sống trong cộng đồng. - Biểu đồ hoá, mô hình hoá, trực quan hoá trong quá trình đánh giá. Một số công cụ PRA chủ yếu: - Đắp sa bàn có sự tham gia của người dân. - Vẽ sơ đồ thôn có sự tham gia của người dân. - Xây dựng các biểu đồ hướng thời gian. - Phân loại hộ gia đình. - Xếp hạng cho điểm. - Phân tích tổ chức bằng sơ đồ VENN Các bước trong quá trình đánh giá LNCĐ: - Xác định lý do cần đánh giá. - Xác định các lĩnh vực cần đánh giá. - Xây dựng các câu hỏi đánh giá. - Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá. - Xác định công cụ và phương pháp đánh giá. - Xác định ai là người thực hiện đánh giá. - Xây dựng các tài liệu đánh giá. - Phân tích thông tin. - Thông báo kết quả. 27
  33. 8. Xây dựng quy ước/hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 8.1. Sự cần thiết xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương kế thừa và phát huy luật tục trong việc quản lý cộng đồng ở thôn. Sự kết hợp giữa luật tục và pháp luật Nhà nước trong cộng đồng nông thôn ngày nay là một đòi hỏi khách quan nhất là trong điều kiện các dân tộc thiểu số vốn phát triển không đồng đều, mang tính đặc thù và đa dạng cao. Quản lý xã hội theo hương ước, luật tục mang tính chất tự quản của thôn. Quản lý xã hội ở mức cao là quản lý nhà nước còn ở mức thấp là tự quản. Hệ thống các quan hệ xã hội gồm nhiều loại rất phong phú và đa dạng. Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, do đó cần thừa nhận các quy phạm xã hội, coi nó là công cụ hỗ trợ cho quản lý nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật (quy phạm pháp luật) mang tính phổ biến chung còn hương ước, luật tục (quy phạm xã hội) mang tính địa phương phản ánh sắc thái riêng, đặc trưng truyền thống. Pháp luật là sản phẩm của Nhà nước, tác động vào cộng đồng từ bên ngoài vào và từ trên xuống còn luật tục là sản phẩm của bản thân cộng đồng dân cư, mang tính tự quản, phát huy nội lực, tinh thần làm chủ ngay ở cơ sở. Tự quản trên địa bàn dân cư được hiểu dưới góc độ pháp lý là hình thức nhân dân tự tổ chức đời sống sinh hoạt cộng đồng ở địa bàn dân cư thôn (dưới cấp hành chính) thông qua các thiết chế, phương thứcvà công cụ thích hợp. Tự quản có các đặc trưng cơ bản sau đây: - Mang tính tự giác, tự tổ chức, tự thỏa thuận bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp; tự bàn bạc, thỏa thuận để đề ra các quy tắc tự chế ước lẫn nhau bằng các quy phạm xã hội. - Nội dung tự quản về những vấn đề thuộc đời sống xã hội dân sự, những quan hệ xã hội không cơ bản. - Có tổ chức tự quản thích hợp như bộ máy điều hành duy trì tự quản là trưởng thôn, già làng, tổ hòa giải, tổ an ninh, hội (phân biệt với bộ máy quản lý hành chính nhà nước). - Ở địa bàn dân cư cơ sở dưới cấp hành chính, chủ yếu là địa bàn thôn ( phân biệt với địa bàn cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã). - Công cụ tự quản là các quy tắc chuẩn mực sinh hoạt cộng đồng (quy phạm xã hội có nội dung phong phú phản ánh phong tục tập quán và không thành văn phân biệt với công cụ quản lý nhà nước là pháp luật). - Tự quản mang tính phi nhà nước. Nhà nước có hướng dẫn, định hướng nội dung, hỗ trợ mà không can thiệp (tạo hành lang pháp lý cho tự quản, chỉ can thiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật). Bảng 06. So sánh giữa quản lý nhà nước (QLNN) và tự quản Tiêu chí so sánh QLNN Tự quản trên địa bàn dân cư Chủ thể Cơ quan nhà nước có thẩm Cộng đồng dân cư thông qua bộ quyền máy tự quản Công cụ Pháp luật Quy ước, hương ước, luật tục 28
  34. Phương pháp Thuyết phục, cưỡng chế hành Thuyêt phục, tác động dư luận, chính, kinh tế cưỡng chế của cộng đồng Đối tượng Cơ quan, tổ chức, công dân Cá nhân trong cộng đồng, gia đình, dòng họ Vị trí, tính chất Cơ bản, chủ yếu, sử dụng công Phụ, không cơ bản, hỗ trợ, sử cụ quyền lực Nhà nước dụng quyền lực cộng đồng phi nhà nước 8.2. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn Để thi hành Nghị định của Chính phủ số 29/1998/NĐ-CP về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL, ngày 30/3/1999, hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp. Những nội dung chính của văn bản này là: 8.2.1. Yêu cầu của quy ước bảo vệ rừng (QUBVR) - Các quy định trong QUBVR phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước đồng thời phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của địa phương; - Bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, phạt vạ trái pháp luật gây mất đoàn kết trong cộng đồng; - Nội dung rõ ràng, dễ hiểuvà dễ thực hiện. 8.2.2. Nội dung chủ yếu của QUBVR - Quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sống; - Về phát nương làm rẫy trên địa bàn thôn; - Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng do cộng đồng thôn làm chủ rừng, những khu rừng nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng; - Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản; - Về bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng; - Việc chăn thả gia súc trong rừng; - Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng; - Về việc phối hợp tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng, nhận rừng và đất rừng của từng thành viên trong cộng đồng để bảo vệ, kinh doanh, trồng mới và sản xuất nông lâm kết hợp; - Vấn đề sử dụng, tạo giống, nhân giống cây trồng trong sản xuất lâm nghiệp nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh rừng; 29
  35. - Vấn đề phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, người các địa bàn khác đến địa bàn thôn phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó; - Việc tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Việc phối hợp liên thôn để đảm bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; - Quy định của cộng đồng về việc xử lý đối với những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng như bồi thường thiệt hại và xử phạt. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm ở thôn chủ yếu bằng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hòa giải phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi thôn, không được quy định xử phạt trái với quy định của pháp luật; - Những việc có tính chất công ích chung của thôn về bảo vệ và phát triển rừng; phòng chống cháy, chữa cháy rừng ; có thể quy định việc huy động đóng góp của dân nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và đúng quy định tại Nghi định số 29/CP của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã. 8.2.3. Tiến trình tổ chức xây dựng QUBVR thôn, gồm các bước: Bước 1: Chuẩn bị, xây dựng dự thảo QUBVR Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và đặc thù của từng thôn mà cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã gợi ý và thảo luận với trưởng thôn, già làng, đại diện các đoàn thể trong thôn để xác định và lựa chọn những nội dung chính trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên quan trọng và các giải pháp để đưa ra hội nghị cộng đồng thôn cùng bàn bạc, thảo luận, biểu quyết nhất trí và cam kết thực hiện. Bước 2: Xây dựng QUBVR Trưởng thôn triệu tập hội nghị dưới 2 hình thức: hội nghị toàn thể nhân dân hoặc hội nghị đại diện gia đình trong thôn. Hội nghị thảo luận các nội dung dự thảo quy ước bảo vệ rừng của thôn, biểu quyết công khai thông qua từng phần và tổng thể quy ước. Hội nghị cần ghi biên bản với chữ ký của trưởng thôn và thư ký hội nghị. Biên bản hội nghị và dự thảo quy ước bảo vệ rừng được gửi đến hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND xã. Nếu các nội dung quy ước được ít nhất 2/3 số người dự hội nghị biểu quyết tán thành thì HĐND xã xem xét, đề nghị Chủ tịch UBND huyện chuẩn y. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn sau khi được Chủ tịch UBND huyện chuẩn y, UBND xã tổ chức hội nghị nhân dân trong thôn thông báo nội dung và biện pháp thực hiện bản quy ước đó. Thôn, bản cử ra tổ bảo vệ và phát triển rừng và ủy viên thanh tra nhân dân để tổ chức giám sát việc thực hiện quy ước. Khi có những tranh chấp, vi phạm về bảo vệ rừng, nếu thuộc nội bộ cộng đồng đã được quy định trong quy ước thì thôn nhắc nhở, giải quyết trên tinh thần hòa giải trong cộng đồng; trường hợp hành vi và mức độ vi phạm đã đến mức phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì trưởng thôn lập biên bản báo cáo UBND xã đồng thời báo cho kiểm lâm điạ bàn để xử lý. Nghị quyết của hội nghị thôn xem xét, giải quyết những vụ vi phạm quy ước chỉ có giá trị khi được ít nhất quả nửa số người dự họp tán thành và không trái với các quy định của Nhà nước. 30
  36. 8.3. Triển khai xây dựng QUBVR thôn 8.3.1. Tình hình xây dựng quy ước Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, tính đến năm 2003, việc triển khai xây dựng QUBVR trong toàn quốc đã được thực hiện ở 25.259 thôn thuộc 2963 xã, 362 huyện, 45 tỉnh. Trong đó, các tỉnh miền Bắc chiếm đại bộ phận, 81% đã hoàn thành về cơ bản công tác giao đất, giao rừng Các tỉnh miền Nam thực hiện chậm, chính là do việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn chậm, đến nay một số tỉnh mới đang thực hiện thí điểm việc giao rừng cho dân. 31
  37. Bảng 07. Thống kê tình hình xây dựng QUBVR trong toàn quốc (Tháng 12/2003) TT Số Số xã đã hoàn Số thôn có Tỉnh huyện Tổng số xã thành xây dựng QUBVR có rừng QUBVR Toàn quốc 362 4.100 2.963 25.259 I Vùng Đông Bắc 114 1.427 1.117 10.690 1 Cao Bằng 12 127 81 1.155 2 Bắc Giang 7 130 10 191 3 Bắc Kạn 7 121 12 1.339 4 Quảng Ninh 13 170 108 698 5 Lạng Sơn 11 179 179 1.648 6 Bắc Ninh 6 27 0 0 7 Tuyên Quang 6 14 140 1.710 8 Thái Nguyên 9 125 125 1.432 9 Hà Giang 10 191 119 377 10 Lao Cai 10 50 50 200 11 Phú Thọ 10 147 147 1.043 12 Vĩnh Phúc 4 9 9 28 13 Yên Bái 9 137 137 875 II Vùng Tây Bắc 30 513 490 4.630 14 Sơn La 10 153 153 310 15 Lai Châu 10 156 145 1.791 16 Hòa Bình 10 204 192 1.529 III ĐB Sông Hồng 17 116 97 502 17 Hải Dương 2 32 2 19 18 Hà Tây 3 46 32 149 19 Hải Phòng 5 19 10 10 20 Hà Nội 1 9 9 28 21 Ninh Bình 6 10 44 296 IV Bắc Trung Bộ 65 991 610 4.636 22 Thanh Hóa 15 220 223 1.803 23 Nghệ An 18 330 211 1.776 24 Hà Tĩnh 10 192 107 707 25 Quảng Trị 8 114 0 58 26 Quảng Bình 7 30 47 228 27 TT-Huế 7 22 22 64 V DH Trung Bộ 43 411 200 1.274 32
  38. 28 Quảng Nam 14 146 93 941 29 Đà Nẵng 3 10 12 45 30 Quảng Ngãi 12 160 0 38 31 Phú Yên 7 60 60 180 32 Bình Định 7 35 35 70 VI Tây Nguyên 36 373 152 1.189 33 Kon Tum 7 76 72 565 34 Gia Lai 10 167 41 570 35 Đắc Lắc 19 130 39 54 VII Đông Nam Bộ 45 308 266 2.269 36 Hồ chí Minh 3 10 6 20 37 Ninh Thuận 4 28 0 30 38 Lâm Đồng 11 96 1.261 39 Bình Thuận 9 92 490 40 Bình Dương 3 10 40 41 Bà Rịa- Vũng Tàu 6 29 61 42 Tây Ninh 2 5 40 43 Đồng Nai 7 28 327 VIII ĐB Sông Cửu 12 41 31 69 Long 44 Kiên Giang 7 21 21 55 45 Long An 0 0 0 0 46 An Giang 2 10 10 14 47 Cà Mau 3 10 0 0 48 Trà Vinh 0 0 0 0 (Nguồn: Biểu tổng hợp thực hiện TT số 121/1998/TT BLĐTBXH và TT số 56/1999/TT- BNN-KL, 2002; có bổ sung điều chỉnh theo báo cáo 2003 của ông Đỗ Như Khoa, Cục Kiểm lâm và TG. Một số tỉnh chưa có báo cáo) 8.2.2. Đánh giá sơ bộ về kết quả xây dựng và thực hiện QUBVR thôn Nhìn chung ở nhiều nơi sau khi triển khai xây dựng QUBVR thôn, ý thức bảo vệ rừng của dân được nâng cao, nạn phá rừng làn nương rẫy, cháy rừng đã giảm hẳn so với trước đây Việc xây dựng QUBVR đã có tác động tích cực đến các mặt sau đây: - Giúp cho người dân nâng cao nhận thức về lợi ích của rừng và những tác hại của việc mất rừng. - Tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số duy trì và phát huy bản sắc văn hóa trong việc quản lý tài nguyên thiên thiên của cộng đồng. 33
  39. - Quy ước do chính cộng đồng dân cư thôn xây dựng phù hợp với điều kiện và lợi ích của họ và do chính họ thực hiện nên quy ước dễ đi vào lòng người. - Việc người dân tự xây dựng và thực hiện quy ước chính là một phương thức tự quản trên địa bàn của cộng đồng dân cư thôn, có tác dụng ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Góp phần khuyến khích động viên nhân dân tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tăng cường thực hiên quy chế dân chủ cơ sở. - Góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa lâm nghiệp, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng trở thành sự nghiệp của toàn dân. Tuy nhiên việc xây dựng và thực hiện QUBVR cũng bộc lộ một số mặt hạn chế: - Do chạy theo phong trào, một số nơi muốn làm nhanh nên không tuân thủ đúng các yêu cầu đề ra như Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn xây dựng QUBVR; không khai thác sử dụng đầy đủ tập quán tốt về quản lý đất đai, tài nguyên của cộng đồng; nội dung quy ước thiếu cụ thể, sát hợp với đặc điểm, trình độ của từng cộng đồng, nặng về phổ biến pháp luật hoặc có tình trạng dập khuôn máy móc theo các bản QUBVR của các cộng đồng có đặc điểm khác - Nội dung phức tạp, khó hiểu và khó nhớ. - Có QUBVR nhưng thực hiện chưa nghiêm hoặc do cộng đồng thiếu nguồn lực, thường chỉ mới tập trung vào công tác bảo vệ rừng, không có điều kiện đầu tư xây dựng rừng và năng lực điều hành của trưởng thôn, già làng còn yếu; công tác đôn đốc, giám sát của cán bộ kiểm lâm địa bàn thiếu chặt chẽ, việc khai thác gỗ, săn bắn động vật rừng trái phép vẫn còn diễn ra ở một số nơi 9. Phương pháp lồng ghép LNCĐ trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 9.1. Vai trò của LNCĐ trong khuôn khổ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661) là chương trình quốc gia được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2010 với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 1 triệu ha cây công nghiệp, cây ăn quả. Vì vậy, bất cứ ai tham gia trồng rừng hay quản lý, bảo vệ rừng và bằng bất kỳ nguồn vốn nào đều được tính vào Dự án 661. Tuy nhiên, cho đến nay, không có số liệu chính xác về diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý trong khuôn khổ Dự án 661 vì dự án này bắt đầu từ năm 1999, trong khi đó cộng đồng đã tham gia quản lý rừng từ nhiều năm trước. Do vậy, vai trò của LNCĐ trong khuôn khổ Dự án 661 được thể hiện ở những điểm sau đây: 9.1.1. Các hình thức cộng đồng tham gia quản lý rừng Dự án 661 bắt đầu thực thi từ năm 1999. Tuy nhiên, xét về hình thức quản lý rừng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà cộng đồng tham gia quản lý rừng dưới 3 hình thức chủ yếu sau đây: Thứ nhất, cộng đồng tự tổ chức bảo vệ rừng theo truyền thống từ nhiều đời nay. Đây là hình thức phổ biến ở cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bình Định và Gia Lai. Do các khu rừng này gắn liền với đời sống của đồng bào về kinh tế, văn hoá tinh thần (tâm linh, tôn giáo) nên rừng được bảo vệ tốt thông qua các 34
  40. phong tục, tập quán truyền thống lâu đời và theo hương ước nghiêm ngặt của cộng đồng. Nguồn vốn từ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động này của cộng đồng, thậm chí có nơi cộng đồng tự tổ chức bảo vệ rừng mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên cũng có một vài dự án quốc tế hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng trong một vài năm. Thứ hai, cộng đồng trực tiếp tổ chức bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và trồng rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao. Trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, đã có 18 tỉnh mạnh dạn làm thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Nhà nước đã hỗ trợ vốn thông qua ngân sách tỉnh, đầu tư của các dự án trong nước và nước ngoài để cộng đồng tiến hành các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung và trồng rừng mới. Đối với dự án trong nước, cộng đồng được hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, đối với dự án nước ngoài hầu như cộng đồng được hưởng toàn bộ các thành quả do họ làm ra. Đối với rừng được giao, họ được quyền khai thác lâm sản ngoài gỗ, thu hoạch củi và nhiều nơi đã giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng. Thứ ba, cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và trồng rừng của các tổ chức Nhà nước. Đây là hình thức cộng đồng nhận khoán theo quy định tại Nghị định 01/CP của Chính phủ từ các lâm trường quốc doanh; ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ; ban quản lý các dự án 327, 661 và các dự án khác; các tổ chức kiểm lâm, UBND xã ở những nơi Nhà nước chưa giao đất, giao rừng cho chủ quản lý cụ thể. Quyền lợi chủ yếu của cộng đồng là được trả tiền công khoán bảo vệ rừng với mức từ 20.000 đến 50.000 đồng/ha/năm và một số lợi ích khác như tận thu củi, lâm sản ngoài gỗ trên rừng nhận khoán. 9.1.2. Kết quả của LNCĐ trong quá trình thực hiện Dự án 661 Quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng bước đầu có hiệu quả, ở nhiều nơi rừng được bảo vệ tốt hơn. Nhiều phưong pháp luận mới được nghiên cứu, vận dụng trong quản lý rừng cộng đồng. Đặc biệt những phương pháp này đều có sự tham gia của người dân như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng; xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch phát triển thôn; điều tra tài nguyên rừng và lập kế hoạch quản lý, sử dụng rừng. Thông qua các hoạt động giao đất, giao rừng; quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng mà dân trí được nâng cao, nhận thức của người dân đối với rừng được cải thiện, biến họ từ người chỉ quen săn bắt, hái lượm từ rừng trở thành người biết bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. Kỹ năng canh tác của người dân được nâng cao, đặc biệt là canh tác lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm, tổ chức tập huấn, tham quan học tập Đời sống của cộng đồng được cải thiện nhờ các nguồn thu từ thuê khoán, từ đầu tư của các dự án cho bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, ngoài ra còn các nguồn thu từ rừng, phục vụ cho đời sống hàng ngày như củi, măng, rau củ, cây thuốc 9.1.3. Những tồn tại của LNCĐ và nguyên nhân Ở một số nơi, rừng được giao hay khoán cho cộng đồng nhưng vẫn bị phá. Có nhiều nguyên nhân đẫn đến tình trạng này, cụ thể là: 35