Kinh tế quốc tế - Chương 9: Đầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của Việt Nam

pdf 78 trang vanle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế quốc tế - Chương 9: Đầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_quoc_te_chuong_9_dau_tu_quoc_te_dau_tu_quoc_te_cua_v.pdf

Nội dung text: Kinh tế quốc tế - Chương 9: Đầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của Việt Nam

  1. CHƯƠNG 9: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ – ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm: Đầu tư quốc tế là sự di chuyển của vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Vốn đầu tư quốc tế có thể tồn tại dưới dạng: tiền tệ; hiện vật hữu hình (tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên, ); tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, phát minh, sáng chế, ,; các phương tiện đầu tư khác (cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý, )
  2. 1.2 Nguyên nhân đầu tư quốc tế: Sử dụng chi phí SX rẻ hơn ở nước ngoài Lợi nhuận thấp hơn ở các nước phát triển Nhu cầu vốn đầu tư trên toàn thế giới rất lớn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu Đa dạng hoá đầu tư nhằm phân tán rủi ro Sự phát triển mạnh mẽ của các cty ĐQG Đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định Vượt qua hàng rào bảo hộ thuế quan 1.3 Vai trò của đầu tư quốc tế: a) Đối với nước đầu tư: Tác động tích cực: ●Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực sản xuất
  3. ●Cải thiện cán cân thanh toán trong dài hạn ●Bảo đảm nguồn cung nguyên liệu ổn định ●Mở rộng ảnh hưởng kinh tế ●Phân tán rủi ro ●Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả ●Nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia đầu tư trong dài hạn ●Chuyển các ngành công nghiệp lạc hậu, mất lợi thế cạnh tranh ra nước ngoài Tác động tiêu cực: ●Đầu tư ra nước ngoài có thể giảm nguồn lực phát triển kinh tế trong nước, tăng thất nghiệp ●Ảnh hưởng tới cán cân thanh toán
  4. b) Đối với quốc gia nhận đầu tư: Đối với nước phát triển: ●Tác động tích cực: Giải quyết khó khăn: tạo việc làm, tăng thu ngân sách Vực dậy doanh nghiệp hiệu quả kém Tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý từ doanh nghiệp nước ngoài ●Tác động tiêu cực: Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh Có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô: đặc biệt là đầu tư ngắn hạn
  5. Đối với các nước đang phát triển: ●Tác động tích cực: Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế Tạo việc làm, tăng thu nhập Tạo môi trường cạnh tranh, kích thích kinh tế tăng trưởng về lượng và chất Giảm gánh nặng nợ nước ngoài Là kênh tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến ●Tác động tiêu cực: Có thể là nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu Tác động tiêu cực tới môi trường: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên Trốn thuế
  6. 2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2.1 Đầu tư gián tiếp (Foreign indirect investments): a) Khái niệm: Là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn, nhằm thu lợi nhuận là cổ tức, lợi tức, lãi suất hay gia tăng giá trị tài sản b) Các hình thức đầu tư gián tiếp: Đầu tư chứng khoán: ●Là hình thức mà chủ đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp (không là đầu tư trực tiếp); trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp; công cụ thị trường tiền tệ; công cụ tài chính phái sinh,
  7. Tín dụng quốc tế: ●Là hình thức mà nhà đầu tư cung cấp cho đối tác một khoản tín dụng với mục đích thu lợi bằng lãi suất vay. ●Phân biệt 2 dạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng: .Do ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng cung cấp . .Tín dụng ngân hàng lớn thường là tín dụng liên kết (với sự tham gia của nhiều ngân hàng) .Theo mục đích: Tín dụng xuất nhập khẩu: Tài trợ dự án: Cho thuê tài chính (leasing) Tài trợ mua bán sát nhập,
  8. Viện trợ phát triển chính thức (official development assistance): .Là hình thức tín dụng ưu đãi đặc biệt mà chính phủ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển. .Thành phần hỗ trợ (subsidies) phải chiếm ít nhất 25%, được tính trên cơ sở lãi suất vay, thời hạn và thời gian ân hạn. (Viện trợ không hoàn lại – thành phần hỗ trợ 100%). .Điều kiện trung bình tín dụng ODA: lãi suất 3%; Thời hạn vay 30 năm; ân hạn 10 năm.
  9. .Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là bộ phận của “Tài chính phát triển chính thức” (official development finance – ODF) .ODF là toàn bộ nguồn tài chính mà các nước phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nước đang phát triển, bao gồm cả các khoản vay với lãi suất gần bằng lãi suất thị trường. .ODA chiếm khoảng 80% ODF .Phân biệt các dạng ODA: Viện trợ không hoàn lại Tín dụng ưu đãi ODA hỗn hợp: bao gồm vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại; hoặc thêm cả tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường .Phân biệt ODA song phương và đa phương
  10. 2.2 Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investmens – FDI): a) Khái niệm: Là dạng đầu tư mà chủ đầu tư tham gia trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của đối tượng đầu tư b) Các dạng đầu tư trực tiếp (hình thức): Xây dựng chi nhánh, công ty con (liên doanh, hay 100% vốn nước ngoài) Hùn vốn kinh doanh không thành lập pháp nhân (Hợp đồng hợp tác kinh doanh): Các bên tham gia ký kết hợp đồng phân định rõ trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh
  11. Mua cổ phần kiểm soát (từ 10%) Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà họ kiểm soát Lợi nhận tái đầu tư Vay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay Mua bất động sản c) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp: Tỷ lệ góp vốn tối thiểu đảm bảo quyền tham gia trực tiếp điều hành. Thông thường từ 10% Có thể khống chế tỷ lệ trần nắm giữ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài Lợi nhuận thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và tỷ lệ góp vốn
  12. d) Tác động của đầu tư trực tiếp: Đối với quốc gia đầu tư: ●Tác động tích cực: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ, thiết bị; và mở rộng ảnh hưởng kinh tế Giảm chi phí sản xuất: lao động rẻ, tiếp cận cung cấp nguyên liệu Tránh các hàng rào bảo hộ ●Tác động tiêu cực: Đầu tư ra nước ngoài có thể tăng thất nghiệp, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp có thể chịu rủi ro cao hơn trong nước
  13. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư: ●Tác động tích cực: Tăng nguồn vốn từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh, không tăng nợ nước ngoài Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc gia Tiếp nhận công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ người lao động Tạo việc làm, tăng thu nhập Tăng thu ngân sách Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả theo hướng mở hội nhập kinh tế quốc tế
  14. Tiếp cận thị trường thế giới qua hệ thống cung cấp, tiêu thụ của các cty đa quốc gia Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ●Tác động tiêu cực: Cạn kiệt tài nguyên, các vấn đề môi trường Có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu Thiệt hại từ hành động lách thuế Gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai dài hạn: Gia tăng cách biệt phát triển vùng, miền
  15. e) Các đặc trưng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới: Tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng không ổn định Dòng vốn đầu tư trực tiếp tập trung chủ yếu giữa các nước phát triển: chiếm tỷ trọng lớn trong dòng vốn đầu tư ra nước ngoài và dòng vốn tiếp nhận (≈70%) Các nước đầu tư lớn chủ yếu là các nước phát triển, nổi lên 1 số quốc gia Châu Á: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ,
  16. Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: ●Tại các nước phát triển tập trung vào các ngành công nghệ cao, dịch vụ, chủ yếu thông qua mua bán sát nhập ●Trong đầu tư vào các nước đang phát triển, thì đầu tư hướng vào các ngành: Khai thác tài nguyên thiên nhiên Các ngành thâm dụng lao động Các ngành hàng tiêu dùng được bảo hộ cao Các ngành công nghiệp ô nhiễm: luyện kim, hoá chất, . Các ngành dịch vụ
  17. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là địa điểm hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp giữa các nước đang phát triển Đầu tư ra nước ngoài của các nước châu Á có xu hướng gia tăng mạnh mẽ Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
  18. 2.3 Cơ cấu đầu tư nước ngoài trên thế giới Các nền kinh tế phát triển: .Đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn: (60%) .Đầu tư trực tiếp: gần 20% .Tín dụng: trên 20% Các nền kinh tế chuyển đổi: Đồng đều cho 3 dạng trên Tại các nước phát triển: .Đầu tư trực tiếp: 45% .Đầu tư gián tiếp: 10% .Tín dụng: 45%
  19. 3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3.1 Quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách đầu tư: Điều lệ đầu tư nước ngoài (1977): ●Không triển khai thực hiện: chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc, Mỹ cấm vận kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài 1987: ●Là luật được đánh giá tương đối hấp dẫn và có tính khuyến khích đầu tư lúc đó ●Còn nhiều hạn chế: Hạn chế đầu tư trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, văn bản dưới luật không kịp thời, môi trường pháp lý bất cập,
  20. ●Cấp phép và quản lý hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hết sức chặt chẽ ●Có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài: Lĩnh vực đầu tư, điều kiện cấp phép (tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu), cơ chế 2 giá, trong quản lý, tiền lương tối thiểu, ●Văn bản, thủ tục phức tạp, chồng chéo Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 1990: ●Mở rộng đối tượng trong nước hợp tác với đầu tư nước ngoài ●Cam kết hơn nữa trong bảo đảm đầu tư ●Khuyến khích đầu tư với công nghệ tiên tiến, sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu,
  21. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 ●Bổ sung về bảo đảm đầu tư ●Mở rộng ngành nghề, lĩnh vực thu hút: (lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, kinh tế xã hội, ) ●Bổ sung các hình thức: BOT, BTO, BT ●Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ●Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đối xử bình đẳng hơn Luật đầu tư sửa đổi 1996: ●Hoàn thiện pháp lý trong quản lý, cải cách hành chính ●Quy định ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành, vùng ●Phân cấp UBND tỉnh, thành phố, ban quản lí các KCN, KCX cấp phép
  22. ●Sửa đổi nhìn chung thu hẹp các ưu đãi, hạn chế đầu tư vào một số lãnh vực, nâng giá thuê đất, đền bù giải toả Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 2000: ●Cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư thông qua tách hoặc sát nhập, ●Cho phép chuyển đổi quyền sở hữu vốn ●Được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ●Giảm thuế chuyển lợi nhuận còn (3, 5, 7%). Từ đầu 2004 bỏ thuế này ●Mở rộng ưu đãi với đầu tư vào các ngành, vùng khuyến khích đầu tư
  23. Luật đầu tư 2005 có hiệu lực từ 1/7/2006: ●Thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. ●Xoá bỏ phần lớn phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ●Phân cấp mạnh mẽ hơn trong cấp giấy phép và quản lý đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố, Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT,
  24. 3.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Các bên tham gia ký kết phân định trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh và không thành lập pháp nhân Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư phát triển kinh doanh: Tăng vốn pháp định mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, . Đầu tư thông qua mua bán và sát nhập DN Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
  25. Các hình thức đặc biệt khác: ●Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BOT (Build-Operate-Transfer): Là văn bản ký kết giữa chính phủ và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình cơ sở hạn tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho nhà nước VN ●Hợp đồng BTO (Build-Transfer-Operate): ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
  26. ●Hợp đồng BT (Build-Transfer): ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT
  27. 3.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI): a) Tình hình thu hút vốn: Về số dự án và quy mô vốn: Giai đoạn 1988-20/7/2011: Số dự án còn hiệu lực: 12959 Vốn đăng ký: 203,4 tỷ USD Vốn điều lệ: 66,7 tỷ USD Quy mô dự án: ●1988-1990: trung bình 7,5 triệu USD/dự án ●1991-1995: 11,6 tr.USD ●1996-2000: 12,3 tr.USD
  28. ●2001-2005: 3,4 tr.USD ●2006-2007: 14,4 tr.USD ●2008: 42,7 tr.USD ●2009: 19,2 tr.USD ●2010: 19,2 tr. USD Nhiều dự án đầu tư tăng vốn: ●Hết năm 2007 có gần 4.100 dự án tăng vốn, với tổng vốn tăng là 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đăng ký cấp mới. ●2008: tăng vốn 5,09 tỷ USD ●2009: 5,13 tỷ USD ●2010: 1,37 tỷ USD
  29. Tình hình giải ngân vốn FDI: còn thấp ●Tới hết 2010: vốn thực hiện là 77,95 tỷ USD, tương đương 36,6% vốn đăng ký. ●Vốn thực hiện có xu hướng tăng, tỷ trọng so với vốn đăng ký dao động mạnh Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành: ●Tính tới 7/2011: tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế tạo và chế biến (49%), ●Gia tăng FDI vào công nghiệp nặng (luyện kim, lọc hóa dầu, ), và cả công nghệ cao ●Kinh doanh bất động sản: 23,7% ●Xây dựng: 5,8% ●Khách sạn và nhà hàng: 5,8%
  30. Cơ cấu FDI theo ngành (tới 7/2011) Số dự Tổng vốn đăng Tỷ trọng TT Chuyên ngành án ký (tr.USD) (%) 1 CN chế biến,chế tạo 7,654 99,747 49.05 2 KD bất động sản 361 48,198 23.70 3 Xây dựng 761 11,868 5.84 4 Dvụ lưu trú và ăn uống 310 11,774 5.79 5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 65 7,395 3.64 6 Thông tin và truyền thông 669 4,828 2.37 7 Nghệ thuật và giải trí 127 3,636 1.79 8 Vận tải kho bãi 307 3,218 1.58 9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 488 3,171 1.56 10 Khai khoáng 69 2,975 1.46 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 579 1,816 0.89 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 75 1,322 0.65 13 Y tế và trợ giúp XH 75 1,019 0.50 14 HĐ chuyên môn, KHCN 1,042 788 0.39 15 Dịch vụ khác 108 679 0.33 16 Cấp nước;xử lý chất thải 26 387 0.19 17 Giáo dục và đào tạo 141 345 0.17 18 Hành chính và dvụ hỗ trợ 102 183 0.09 Tổng số 12,959 203,349 100.00
  31. Về hình thức đầu tư (tới hết 7/2011): ●Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phổ biến nhất: 51,7% ●Liên doanh: 25,4,0% ●Hợp đồng BOT, BT, BTO: 2,4% ; ●Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 2,1% ●Cty cổ phần: 2,0% ●Cty mẹ con: 0,04% Tình hình thu hút vốn theo đối tác đầu tư ●Tới 7/2011 có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ ●Các nước Châu Á vẫn là các nhà đầu tư lớn: ●Hàn Quốc (11,5%); Đài Loan (11,4%); Singapore (11,4%); Nhật Bản (10,6%); Malaysia (9,2%); Hoa Kỳ (6,5%) ●Gia tăng FDI từ các nước ASEAN
  32. Tình hình đầu tư FDI : theo hình thức đầu tư (%) Tổng vốn TT Hình thức đầu tư Số dự đăng ký Tỷ trọng án (tr.USD) (%) 1 100% vốn nước ngoài 10,143 125,834 51.71 2 Liên doanh 2,388 61,693 25.35 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 12 5,857 2.41 4 Hợp đồng hợp tác KD 221 5,048 2.07 5 Công ty cổ phần 194 4,818 1.98 6 Công ty mẹ con 1 98 0.04 Tổng số 203,349 100.00
  33. Tình hình đầu tư FDI tới 7/2011: theo đối tác đầu tư Tổng vốn đăng Tỷ trọng TT Đối tác đầu tư Số dự án ký (tr.USD) (%) 1 Hàn Quốc 2,823 23,404 11.51 2 Đài Loan 2,187 23,242 11.43 3 Singapore 937 23,225 11.42 4 Nhật Bản 1,560 21,616 10.63 5 Malaysia 386 18,789 9.24 6 BritishVirginIslands 498 14,889 7.32 7 Hoa Kỳ 579 13,251 6.52 8 Hồng Kông 639 10,710 5.27 9 Cayman Islands 52 7,432 3.65 10 Thái Lan 253 5,728 2.82 11 Hà Lan 153 5,598 2.75 12 Brunei 119 4,783 2.35 13 Canada 110 4,640 2.28 14 Trung Quốc 805 4,159 2.05 15 Pháp 325 2,987 1.47 16 Samoa 86 2,945 1.45 17 Vương quốc Anh 142 2,547 1.25 18 Síp 11 2,356 1.16 19 Thụy Sỹ 80 1,972 0.97 20 Australia 245 1,249 0.61 21Các nước còn lại 969 7,827 3,85
  34. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI theo vùng và địa phương: ●Đứng đầu là TP.HCM (15,39%); Bà Rịa-Vũng Tàu (13,18%); Hà Nội (10,19%); Đồng Nai (8,62%); Bình Dương (7,13%) ●Vùng Đông Nam Bộ: 45.23% vốn ●Đồng bằng sông Hồng: 21.04% ●Bắc trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 25.91%; ●Đồng bằng sông Cửu Long: 4.81% ●Trung du và miền núi phía Bắc: 1.36% ●Tây Nguyên thu hút FDI không đáng kể
  35. Tình hình đầu tư FDI tới 12/2008:theoVốn đăng kýđịa bànTỷ đầutrọng tư TT Địa phương Số dự án (tr.USD) (%) 1 TP Hồ Chí Minh 3,717 31,304 15.39 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 269 26,799 13.18 3 Hà Nội 2,096 20,716 10.19 4 Đồng Nai 1,068 17,524 8.62 5 Bình Dương 2,208 14,489 7.13 6 Ninh Thuận 27 10,411 5.12 7 Hà Tĩnh 29 8,452 4.16 8 Phú Yên 52 8,139 4.00 9 Thanh Hóa 46 7,095 3.49 10 Hải Phòng 326 5,575 2.74 11 Hải Dương 299 5,189 2.55 12 Quảng Nam 77 5,056 2.49 13 Quảng Ninh 108 3,834 1.89 14 Quảng Ngãi 20 3,790 1.86 15 Long An 373 3,565 1.75 16 Đà Nẵng 181 3,394 1.67 17 Kiên Giang 23 3,017 1.48 18 Dầu khí 43 2,554 1.26 19 Bắc Ninh 228 2,476 1.22 20 Vĩnh Phúc 143 2,265 1.11 21Các tỉnh còn lại 1626 17,703 8.71 Tổng 12959 203,349 100.00
  36. Tình hình đầu tư FDI tới 7/2011 theo vùng đầu tư Tổng vốn Tỷ T Số dự Địa phương đăng ký trọng T án (tr.USD) (%) 1 Đồng bằng sông Hồng 3,527 42,789 21.04 Trung du và miền núi 2 336 2,760 1.36 phía Bắc Bắc Trung Bộ và 3 752 52,681 25.91 duyên hải miền Trung 4 Tây Nguyên 137 803 0.39 5 Đông Nam Bộ 7,549 91,974 45.23 Đồng bằng sông Cửu 6 615 9,787 4.81 Long 7 Dầu khí 43 2,554 1.26 Tổng số 12,959 203,349 100.00
  37. Các KCN, KCX (gọi chung KCN, KCNC, KKT) đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn FDI ●Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ ●Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
  38. ●Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. ●Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
  39. ●Khu CNN (Tới 6/2011):. 260 KCN, tổng diện tích 72000 ha Có 174 KCN đã đi vào hoạt động FDI: 4045 dự án với vốn đăng kí 56,8 tỷ USD. Đầu tư trong nước: 4.756 dự án với tổng vốn đăng kí 360.000 tỷ VND. ●Khu kinh tế (KKT): 15 KKT với tổng diện tích đất 662.249 ha (12/2010) Thu hút FDI và ĐTTN: 33 tỷ USD và 400.000 tỷ đồng (6/2011)
  40. Tình hình các KCN và thu hút đầu tư Tới 12/2010 Tới 6/2011 Số lượng KCN 255 260 Diện tích đất (ha) 69253 72000 Diện tích có thể cho thuê 46000 Tỷ lệ lấp đầy đất có thể 50 cho thuê (%) Số lượng KCN hoạt động 171 174 Diện tích KCN hoạt động 43580 Dự án FDI 3900 4045 Vốn FDI (tỷ USD) 54 56,8 Dự án ĐTTN 4664 4756 Vốn ĐTTN (nghìn tỷ VND) 310 360
  41. Tình hình các KKT và thu hút đầu tư Tới 12/2010 Tới 6/2011 Số lượng KKT 15 15 Diện tích đất (ha) 69253 Vốn thu hút bằng USD (tỷ 33 33 USD) Vốn thu hút bằng VND 330 400 (nghìn tỷ VND)
  42. b) Tác động của FDI tới Việt Nam: Các tác động tích cực: ●Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội: số liệu Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư biến động mạnh qua các năm: 15 – 30% ●Đóng góp lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khu vực FDI có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác, gấp khoảng 1,5 lần so với tăng trưởng GDP chung số liệu
  43. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (%) Kinh tế Nhà Kinh tế ngoài Khu vực Tổng số nước nhà nước FDI 1995 100,0 42,0 27,6 30,4 1996 100,0 49,1 24,9 26,0 1997 100,0 49,4 22,6 28,0 1998 100,0 55,5 23,7 20,8 1999 100,0 58,7 24,0 17,3 2000 100,0 59,1 22,9 18,0 2001 100,0 59,8 22,6 17,6 2002 100,0 57,3 25,3 17,4 2003 100,0 52,9 31,1 16,0 2004 100,0 48,1 37,7 14,2 2005 100,0 47,1 38,0 14,9 2006 100,0 45,7 38,1 16,2 2007 100,0 37,2 38,5 24,3 2008 100,0 33,9 35,2 30,9 2009 100,0 40,5 33,9 25,6 2010 100,0 38,1 36,1 25,8
  44. Tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế (%) Kinh tế Kinh tế ngoài GDP Nhà nước nhà nước Khu vực FDI 1995 9,54 9,42 8,87 14,98 1998 5,76 5,56 3,77 19,10 2000 6,79 7,72 5,04 11,44 2002 7,08 7,11 7,04 7,16 2004 7,79 7,75 6,95 11,51 2005 8,44 7,37 8,21 13,22 2006 8,23 6,17 8,44 14,33 2007 8,46 5,91 9,37 13,04 2008 6,31 4,36 7,47 7,85 2009 5,32 3,99 6,52 4,81 2010 6,78 4,62 8,09 8,12
  45. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%) Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có TỔNG Nhà nước Nhà nước vốn FDI SỐ 1995 40,18 53,52 6,30 100,0 1998 40,00 49,98 10,03 100,0 2000 38,52 48,20 13,28 100,0 2002 38,38 47,86 13,76 100,0 2004 39,10 45,77 15,13 100,0 2006 37,39 45,63 16,98 100,0 2007 35,93 46,11 17,96 100,0 2008 35,54 46,03 18,43 100,0 2009 35,14 46,53 18,33 100,0 2010 33,74 47,54 18,72 100,0
  46. ●Đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp cao: Đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa, điện tử, thép cán, Giày thể thao, Quần áo may sẵn, Ô tô, Xe máy, ●Tác động lan tỏa tới các thành phần khác ●Góp phần quan trọng trong phát triển công nghệ, đặc biệt các ngành công nghệ cao
  47. ●Nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu của Việt Nam khu vực có vốn FDI có vai trò quan trọng: 2010 là 39,1 tỷ USD hay 54,1% (cả dầu thô) Không tính dầu thô: 34,1 tỷ USD hay 47,3% ●Góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập: Số việc làm trong khu vực FDI tăng đáng kể. 2010: 1,7 triệu lao động trực tiếp (3,5%) Tác động gián tiếp tạo việc làm ●Đóng góp đáng kể cho ngân sách: Nộp ngân sách của khu vực FDI tăng nhanh: 2007: 31.388 tỷ VND (9,94%); 2008: 43,9 nghìn tỷ VND (10,52%)
  48. Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%) Khu vực kinh tế Khu vực có vốn TỔNG SỐ trong nước FDI 1995 73,0 27,0 100,0 1998 65,7 34,3 100,0 2000 53,0 47,0 100,0 2002 52,9 47,1 100,0 2004 45,3 54,7 100,0 2005 42,8 57,2 100,0 2006 42,1 57,9 100,0 2007 42,8 57,2 100,0 2008 44,9 55,1 100,0 2009 46,8 53,2 100,0 Bao2010gồm cả xuất45,9khẩu dầu thô54,1 100,0
  49. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (%) 2000 2002 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG THU 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Thu trong nước 50,95 51,29 54,77 52,49 52,03 55,17 55,13 -Thu từ DN NN 21,7 20,24 16,85 17,12 16,58 15,94 16,43 -Thu từ DN FDI 5,22 5,87 7,91 8,36 9,25 9,94 10,52 -Thu từ khu vực ngoài QD 6,39 6,27 6,95 7,42 7,9 9,87 10,44 -Các khoản thu khác Thu từ dầu thô 25,93 21,4 25,43 29,16 29,82 24,37 21,31 Thu từ hải quan 20,89 25,49 18,29 16,7 15,32 19,11 21,82 Thu viện trợ không hoàn lại 2,23 1,82 1,51 1,66 2,83 1,35 1,74
  50. Tác động tiêu cực: ●FDI có tác động làm chuyển dịch cơ cấu theo hướng thay thế nhập khẩu: FDI tập trung vào các ngành được bảo hộ cao ●Mất cân đối ngành nghề, vùng lãnh thổ Lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao, các ngành Việt Nam có lợi thế, được các nhà đầu tư quan tâm Tập trung vào những nơi có hạ tầng kinh tế- xã hội thuận lợi: các thành phố lớn, gần cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng Các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa có ít dự án FDI
  51. ●Chuyển giao công nghệ còn hạn chế: Các dự án từ EU, Mỹ, Nhật Bản chưa nhiều, nên chưa tiếp cận công nghệ nguồn, Sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu ●Quan hệ lao động chưa tuân thủ theo quy định pháp luật ●Tác động tiêu cực tới môi trường ●Lách thuế, trốn thuế, bảo hiểm xã hội
  52. c) Định hướng thu hút vốn đầu tư FDI: Định hướng ngành công nghiệp: ●Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học, Chú trọng công nghệ nguồn từ các nước phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) Coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ ●Công nghiệp phụ trợ: Nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước
  53. Các ngành dịch vụ: ●Dịch vụ là ngành có tiềm năng lớn thu hút FDI cho phát triển kinh tế. ●Thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ tuân theo lộ trình mở cửa trong cam kết WTO, bảo vệ doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn phát triển kinh tế ●Khuyến khích mạnh vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. ●Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn, bán lẻ, văn hoá. ●Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng (phương thức BOT, BT, BTO)
  54. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp ●Trồng trọt và chế biến nông sản, tập trung vào các dự án các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đổi mới thiết bị chế biến. ●Chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống vật nuôi có chất lượng cao, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao. ●Về trồng rừng-chế biến gỗ, tập trung vào các dự án sản xuất giống cây chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu
  55. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: ●Vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. ●Tăng cường thu hút FDI tại những vùng khó khăn, bằng ưu đãi và cường xây dựng nhanh hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước, ●Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN, KCX, KCNC, khu kinh tế đã phê duyệt góp phần đẩy nhanh thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. ●Tận dụng đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống
  56. 4. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Quá trình phát triển và tình hình thu hút FII: ●Những năm 1990: Đầu những năm 1990: có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn huy động khoảng 400 triệu USD. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 khiến một số quỹ rút khỏi thị trường Việt Nam, những quỹ còn lại thu hẹp hoạt động. Không xuất hiện một quỹ đầu tư mới nào trên thị trường tài chính Việt Nam trong vòng 4 năm sau khủng hoảng (1998 – 2001).
  57. ●Từ 2002 các nguồn vốn bắt đầu tăng trở lại Trong 2002: 15 quỹ đầu tư mới thành lập với tổng vốn FII vào Việt Nam trên 1 tỷ USD ●2006-2007: lượng FII chảy vào Việt Nam cao: Năm 2007: 6,3 tỷ USD Chủ yếu vào thị trường trái phiếu: 60-70% ●Từ 2008: có xu hướng nhà ĐTNN rút vốn 2008: vốn FII rút khỏi Việt Nam: 578 tr. USD Trong 2009: đã rút ≈ 600 tr. USD Năm 2010: FII quay lại. Khoảng 1 tỷ USD. ●Hơn 1200 tổ chức nước ngoài mở tài khoản giao dịch tại VN, thực tế 30% có giao dịch ●Chiếm 20-25% khối lượng g/dịch trên TTCK
  58. ●FII giải ngân vào cổ phiếu ≈ 5 tỷ USD Vốn giải ngân từ NĐT chiến lược nước ngoài vào các ngân hàng thương mại, cty bảo hiểm, các doanh nghiệp lớn khoảng 1 tỷ USD Vốn giải ngân từ các c/ty quản lý quỹ, các định chế tài chính nước ngoài không hiện diện tại VN khoảng 4 tỷ USD ●Quy mô FII còn nhỏ: Tác động của FII: ●Đóng góp 1 phần vốn cho phát triển kinh tế ●Vai trò quan trọng với doanh nghiệp: ngân hàng, bảo hiểm thông qua đầu tư chiến lược ●Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển:
  59. 5. TÌNH HÌNH THU HÚT ODA CỦA VIỆT NAM Tình hình thu hút: ●Vốn cam kết 1993-2011: 69,3 tỷ USD ●Vốn ký kết 1993-2010: 45,2 tỷ USD ●Vốn giải ngân: 1993-2010: 29,7 tỷ USD Trước đây tỷ lệ viện trợ và vay ưu đãi lớn. Từ 2010 tỷ lệ ODA ưu đãi giảm dần Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lãnh vực: ●Tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, công nghiệp và năng lượng, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, xây dựng thể chế,
  60. Vốn ODA giai đoạn 1993-2009 Năm Cam kết Ký kết Giải ngân 1993-2000 17,678 13,861 8,017 2000-2005 14,888 11,125 7,882 2006 4,446 2,825 1,785 2007 5,430 3,796 2,176 2008 5,014 4,332 2,253 2009 5,914 6,144 4,105 2010 8,063 3,172 3,500 2011 7,880 Tổng 69,312 45,254 29,718
  61. Các nhà tài trợ ODA : Trên 50 nhà tài trợ hoạt động tại Việt Nam: •Các nhà tài trợ song phương: các chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Mỹ là những nhà tài trợ lớn •Các nhà tài trợ đa phương: Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là các nhà tài trợ lớn
  62. Cơ cấu ODA theo ngành (1993-2008) Tỷ trọng Ngành (%) Nông nghiệp và PTNT kết hợp với 15,66 xoá đói giảm nghèo Công nghiệp và Năng lượng 21,78 Giao thông vận tải, bưu chính viễn 28,06 thông Khoa học, Công nghệ và Môi trường 3,32 Y tế-Giáo dục-Xã hội 8,90 Cấp thoát nước và phát triển đô thị 9,17 Các ngành, lĩnh vực khác 13,11 Tổng 100,0
  63. Cơ cấu ODA theo ngành 1993-2008 13,11% 3,32% 15,66% 8,90% 21,78% 9,17% 28,06% Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo Năng lượng và công nghiệp Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Cấp, thoát nước và phát triển đô thị Y tế, giáo dục đào tạo Môi trường, khoa học kỹ thuật Các ngành khác
  64. 5 nhà tài trợ song phương ODA cam kết cho lớn của Việt Nam 2011 (tr. USD) Nhật 1760 Hàn Quốc 412 Pháp 221 Đức 199 Mỹ 142 5 nhà tài trợ đa phương lớn ODA cam kết cho của Việt Nam 2011 (tr. USD) WB 2601 ADB 1500 Các tổ chức phi chính phủ 270 Liên hợp quốc 140 EU 88
  65. Tác động của ODA: ●Bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế-xã hội ●ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: giao thông vận tải, truyền thông, năng lượng, thủy lợi, ●ODA có tác dụng tích cực tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, giáo dục đào tạo, p/triển nguồn nhân lực, y tế, dân số, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, ●ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói nghèo ●Khẳng định lòng tin của cộng đồng quốc tế
  66. Khó khăn trong thu hút nguồn vốn ODA: ●Trong giải phóng mặt bằng ●Bố trí vốn đối ứng ●Trong công tác đấu thầu ●Tiến độ thi công các công trình chậm ●Chất lượng 1 số công trình chưa đảm bảo ●Công tác quản lí nhà nước còn nhiều bất cập ●Giải ngân chậm ●Bất cập trong thể chế, thủ tục hành chính ●
  67. 6. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Quá trình phát triển: ●Từ 1989, đầu những năm 1990 doanh nghiệp VN bắt đầu đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu Lào, Campuchia): ●Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN ●Hoạt động ĐTRNN được điều tiết trong Luật Đầu tư năm 2005 với hướng dẫn cụ thể bằng Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam ngày 09/9/2006
  68. Tình hình ĐTRNN: ●Số dự án, khối lượng vốn ĐTRNN: Tới 12/2010: có 579 dự án với vốn đăng ký bên Việt Nam là 10.736 triệu USD Trước 2007: vốn ĐTRNN hàng năm nhỏ Từ 2007: vốn ĐTRNN hàng năm tăng mạnh ●Cơ cấu ngành của ĐTRNN: Công nghiệp khai khoáng : 42,9% Nông nghiệp và lâm nghiệp: 18,6% Nghệ thuật, giải trí: 11,8% Sản xuất, phân phối điện, khí, nước: 10,3% Thông tin truyền thông: 5,1% Công nghiệp chế biến: 4,4%
  69. ●Cơ cấu ĐTRNN theo đối tác: Trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ Đối tác lớn nhất là Lào: 33%. Đầu tư vào hầu hết các lãnh vực, tập trung vào khai khoáng, thủy điện, nhiệt điện, trồng cây công nghiệp, dệt may, Campuchia, Venezuela, LB Nga, Malaysia, Mozambique, Hoa Kỳ, Tình hình năm 2011: 4 tháng đầu năm: 26 dự án cấp giấy chứng nhận ĐTRNN, với tổng vốn đăng ký 1,74 tỷ USD
  70. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Số dự án Vốn đăng ký (Tr.USD) (*) 1989-2000 46 32,90 2001 13 7,7 2002 15 170,9 2003 26 28,2 2004 17 12,5 2005 37 368,5 2006 36 349,1 2007 80 929,2 2008 113 3.364,6 2009 89 2.460,4 2010 107 3.012,7 Tổng số 579 10.736,7 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước
  71. Cơ cấu ngành của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 1989-2010 TT Ngành Tỷ trọng (%) 1 Khai khoáng 42.93 2 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 18.63 3 Nghệ thuật và giải trí 11.79 4 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 10.31 5 Thông tin và truyền thông 5.05 6 CN chế biến,chế tạo 4.36 7 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 2.16 8 KD bất động sản 1.58 9 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 1.50 10Các ngành còn lại 1.69 Tổng 100.00
  72. Đầu tư ra nước ngoài theo đối tác 1989-2010 TT Quốc gia/vùng lãnh thổ Tỷ trọng (%) 1 Lào 33.00 2 Campuchia 18.57 3 Venezuela 18.18 4 Liên bang Nga 7.74 5 Malaysia 4.10 6 Mozambique 3.44 7 Hoa Kỳ 2.50 8 Angiêri 2.24 9 Cuba 1.25 10 Madagascar 1.17 11Các nước còn lại 7.80 Tổng 100.00