Kinh tế học vĩ mô - Chương I: Khái quát về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô

pdf 39 trang vanle 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vĩ mô - Chương I: Khái quát về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_hoc_vi_mo_chuong_i_khai_quat_ve_kinh_te_hoc_va_kinh.pdf

Nội dung text: Kinh tế học vĩ mô - Chương I: Khái quát về kinh tế học và kinh tế học vĩ mô

  1. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Lời mở đầu Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh - sinh viên học chuyên ngành kế toán trường Cao đẳng Nghề Nam Định, năm học 2008 - 2009 giáo trình Kinh tế vĩ mô cho hệ cao đẳng nghề được biên soạn dựa trên chương trình môn học khung của Tổng cục dạy nghề. Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của Kinh tế học, tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ. Giáo trình có dung lượng 45 tiết gồm 06 chương: CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHƯƠNG II: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN CHƯƠNG III: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƯƠNG V: TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH CHƯƠNG VI: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do còn hạn chế về thời gian, trình độ nên giáo trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thày cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn. Nam Định, ngày 30 tháng 11 năm 2008 TÁC GIẢ Trần Thị Thu Hằng Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  2. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ I. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ HỌC 1. Khái niệm về kinh tế học Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay, kinh tế học trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cũng đã xuất hiện khá nhiều định nghĩa. Sau đây là một trong số định nghĩa thông dụng về kinh tế học được nhiều nhà kinh tế hiện nay thống nhất: Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội. Kinh tế học là môn học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Theo phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia làm hai phân ngành: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. - Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và các hãng kinh doanh cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể - Kinh tế học vĩ mô là môn học nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ tổng thể nền kinh tế như: nghiên cứu ảnh hưởng của vay nợ của Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của một đất nước, thay đổi tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu tác động của các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế 2. Những đặc trưng của kinh tế học Kinh tế học có năm đặc trưng sau: - Đặc trưng cơ bản và quan trọng của kinh tế học gắn liền với tiền đề nghiên cứu và phát triển của kinh tễ vĩ mô. Đó là việc kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế, xã hội. Nếu có thể sản xuất với số lượng vô hạn về mọi loại hàng hóa và thỏa mãn đầy đủ được mọi nhu cầu của con người, thì sẽ không có hàng hóa kinh tế và cũng không cần tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. - Đặc trưng quan trọng thứ hai là tính hợp lý của kinh tế học. Đặc trưng này thể hiện ở chỗ khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần phải dựa trên những giả thiết nhất định về diễn biến của sự kiện kinh tế này. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  3. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Chẳng hạn, khi muốn phân tích xem người tiêu dùng muốn mua thứ gì, với số lượng bao nhiêu, kinh tế học đưa ra giả định là họ tìm cách mua được nhiều hành hóa và dịch vụ nhất, với số thu nhập có hạn của mình. Để giải thích xem doanh nghiệp sản xuất cái gì, bao nhiêu và bằng cách nào, nó giả định là họ tìm cách tối đa hóa thu nhập của mình với những ràng buộc nhất định về các yếu tố sản xuất. - Đặc trưng phổ biến thứ ba của kinh tế học là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng. Việc thể hiện các kết quả nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt. Khi phân tích kết quả của các hoạt động kinh tế, nếu chỉ nhận định nó tăng lên hay giảm đi thì chưa đủ, mà còn phải xác định xem sự thay đổi đó là bao nhiêu. - Đặc trưng thứ tư của kinh tế học là tính toàn diện và tính tổng hợp: tức là khi xem xét các họat động và sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các họat động và sự kiện kinh tế khác trên phương diện một nước, thậm chí trên phương diện nền kinh tế thế giới. Chẳng hạn, để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương của một nước nào đó quyết định giảm mức cung về tiền. Kết quả là tổng cầu giảm và làm cho không chỉ giá cả giảm mà cả sản lượng và việc làm đều giảm. Mặt khác, do giảm mức cung về tiền, nên đồng tiền nước này tăng giá, hàng xuất khẩu của họ trở nên đắt tương đối và hàng nhập khẩu của họ lại giảm tương đối. Do vậy, xuất khẩu ròng giảm, dẫn đến sản lượng và việc làm của nước này tiếp tục giảm, còn các nước có quan hệ buôn bán với nước này lại tăng được xuất khẩu, nên khuyến khích sản lượng và việc làm của nước họ - Đặc trưng cuối cùng của kinh tế học là các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức trung bình, vì những kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và không thể xác định được chính xác tất cả các yếu tố này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói một cách khác, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của một nền kinh tế như các vấn đề về tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp Kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia. 2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 2.1. Phương pháp mô hình hóa Phương pháp mô hình hóa có các bước như sau: a) Xác định vấn đề nghiên cứu Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  4. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ: Các nhà kinh tế mong muốn tìm hiểu hiện tượng kinh tế bất thường đó là vì sao người dân lại giảm tiêu thụ xăng dầu trong mấy tháng qua. b) Phát triển mô hình Bước thứ hai là xây dựng mô hình kinh tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định - Mô hình kinh tế là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hoặc các phương trình toán học. *Chú ý: Mô hình kinh tế của thế giới thực không phải là thế giới thực. Các mô hình thường dựa trên những giả định về hành vi của các biến số đã được làm đơn giản hóa hơn so với thực tế. Ngoài ra mô hình chỉ tập trung vào những biến số quan trọng nhất để giải thích vấn đề nghiên cứu. Ở ví dụ về xăng dầu, trong thực tế, các biến số có thể liên quan đến lượng tiêu thụ xăng dầu bao gồm giá cả xăng dầu, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác hay điều kiện thời tiết Bằng kiến thức của mình, nhà kinh tế học sẽ phải lựa chọn các biến số thích hợp và loại bỏ những biến ít có liên quan hay không có ảnh hưởng đến lượng xăng dầu. Trong trường hợp đơn giản nhất, nhà kinh tế học sẽ loại bỏ sự phức tạp của thực tế bằng cách giả định, chỉ có giá của xăng dầu quyết định đến lượng tiêu thụ xăng dầu, còn các yếu tố khác là không đổi. - Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng: + Giúp chúng ta hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào. Bằng cách mô tả vấn đề nghiên cứu thông qua mô hình đơn giản, chúng ta có thể hiểu sâu hơn một vài khía cạnh quan trọng của vấn đề. + Các mô hình kinh tế được sử dụng để hình thành các giả thuyết kinh tế. c) Kiểm chứng giả thuyết kinh tế Mô hình kinh tế chỉ có ích khi nó đưa ra được những dự đoán đúng. Ơr bước này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếuu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được công nhận, còn nếu ngược lại giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Trong ví dụ về xăng dầu, nhà kinh tế học sẽ kiểm tra xem liệu có phải khi giá xăng dầu tăng lên thì lượng cầu xăng dầu sẽ giảm khi các yếu tố khác được giữ nguyên. Nếu như phân tích số liệu thu thập được cho thấy, trong thực tế, giá Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  5. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . xăng dầu đã tăng cao trong những tháng qua thì có thể nói số liệu đã chứng minh giả thuyết là chính xác. Tuy nhiên việc đưa ra kết luận cuối cùng cần có sự thận trọng. Có hai vấn đề liên quan đến việc giải thích các số liệu kinh tế: + Liên quan đến giả định các yếu tố khác không thay đổi + Liên quan đến quan hệ nhân quả 2.2. Phương pháp so sánh tĩnh Giả định các yếu tố khác không thay đổi Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một thuật ngữ Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học, có nghĩa là các yếu tố khác không đổi. Ví dụ: Trong ví dụ về xăng dầu, giả định quan trọng của mô hình là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác và một vài biến số khác không thay đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số chính yếu: giá xăng dầu và lượng tiêu thụ xăng dầu trong từng tháng Đối với các môn khoa học trong phòng thí nghiệm mà chỉ những biến số quan tâm được thay đổi còn các yếu tố khác được giữ nguyên có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, đối với kinh tế học, phòng thí nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện được những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, sản lượng, luôn thay đổi và chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế muốn kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được. 2.3. Quan hệ nhân quả Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một hoặc các biến khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc, còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình. Một lỗi thường gặp trong phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: sự thay đổi của một biến số này là nguyên nhân sự thay đổi của biến số kia chỉ vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  6. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . III. TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ HỖN HỢP 1. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế. Tất cả các nền kinh tế quốc dân đều phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau: - Sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu. Cơ sở của chức năng này là sự khan hiếm nguồn lực so với nhu cầu của xã hội. Nừu một nước có số lượng không hạn chế. Nếu một nước có số lượng không hạn chế các nguồn lực kinh tế, thì không cần phải giải quyết vấn đề là xem sản xuất cái gì, tức là không có nhu cầu sản xuất đúng những thứ cần thiết hay những thứ mà mọi người muốn có. Nhiệm vụ chủ yếu mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là, giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất ra những sản phẩm khôg cần thiết và tăng cường đến mức tối đa việc sản xuất ra những sản phẩm cần thiết. - Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào. Việc lựa chọn đúng đắn vấn đề thông thường cũng đồng nghĩa với việc sử dụng số lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định. - Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất cho ai hay sản phẩm quốc dân được phân chia thế nào cho các thành viên của xã hội. Ba vấn đề nêu trên là những chức năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào. Tất cả những chức năng này đều mang tính lựa chọn, bởi vì các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này được thực hiện là: - Tồn tại những cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. - Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. - Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối các hàng hóa và thu nhập cho các thành viên của xã hội. 2. Tổ chức kinh tế của nền kinh tế hỗn hợp Các hệ thống kinh tế khác nhau có những cách tổ chức kinh tế khác nhau để thực hiện ba chức năng cơ bản của nền kinh tế. Có bốn kiểu tổ chức sau: - Nền kinh tế tập quán truyền thống: Kiểu tổ chức tập quán truyền thống hay bản năng đã tồn tại dưới thời công xã nguyên thủy. Trong xã hội này, các vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. - Nền kinh tế chỉ huy: là nền kinh tế, trong đó chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  7. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . xuất cho ai đều được thực hiện theo những kế hoạch tập trung thống nhất của nhà nước. Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa, xóa bỏ tư nhân, nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở để thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm và tích lũy cho Nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan Nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng. Như vậy người tiêu dùng không được quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà Nhà nước có chứ không phải cái mà người tiêu dùng cần. Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nước quy định để tiến hành phân phối cho sản xuất và tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng ăn chênh lệch giá - Nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế này, ba chức năng cơ bản của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường, trong đó cá nhân người tiêu dùng và doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định một hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận, thu nhập - Nền kinh tế hỗn hợp: là nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau. Điều này thường được hiểu là một nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh, hoặc kết hợp các yếu tố tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hoặc kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy. Trong nền kinh tế hỗn hợp, các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát kinh tế. Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cơ chế kinh tế thị trường, còn thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và chính sách nhằm kích thích về tài chính và tiền tệ của Chính phủ. IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN CƠ BẢN 1. Yếu tố sản xuất Yếu tố sản xuất là các đầu vào của quá trình sản xuất và được phân chia thành ba nhóm: - Đất đai: bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đường xá và tài nguyên thiên nhiên. - Lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của người sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. - Tài sản cố định là những hàng hóa như máy móc, đường sá, nhà xưởng được sản xuất ra để rồi lại được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Việc tích lũy các tài sản này trong nền kinh tế có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. 2. Giới hạn khả năng sản xuất Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  8. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Bây giờ ta hãy xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ cho trước. Khi quyết định sản xuất cái gì và như thế nào, nền kinh tế này phải quyết định xem những yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào giữa hàng nghìn, hàng vạn loại hàng hóa khác nhau có thể được sản xuất. Ví dụ: Giả sử chỉ có hai loại hàng hóa được sản xuất là thức ăn và quần áo. Bảng 1.1. Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau Khả năng Lương thực (tấn) Quần áo (nghìn bộ) A 0 7,5 B 1 7 C 2 6 D 3 4,5 E 4 2,5 F 5 0 Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được đường giới hạn khả năng sản xuất. Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất Dọc theo đường cong từ A đến B, C xã hội ngày càng có ít quần áo và nhiều lương thực hơn. Việc chuyển quần áo thành lương thực được thực hiện thông qua việc chuyển tài nguyên được sử dụng trong việc sản xuất ra quần áo sang sản xuất lương thực. Trong ví dụ này, ta đã ngầm giả định là nền kinh tế đang ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất của mình (sử dụng hết tài nguyên) và khi đó ta nói Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  9. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy, một nền kinh tế có hiệu quả khi nó không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Những điểm nằm ở phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất (như điểm M) là điểm thể hiện nền kinh tế chưa đạt hiệu quả, là do sử dụng không hết nguồn tài nguyên hoặc do một yếu tố nào đó về công nghệ, về chính trị hoặc độc quyền khiến không thể kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như tại điểm N là không thể đạt được của nền kinh tế. Xét trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn một năm thì mỗi nền kinh tế đều có một đường giới hạn khả năng sản xuất tiềm tàng của mình. Theo thời gian, số lượng các yếu tố sản xuất và công nghệ có thể thay đổi, nên bản thân đường giới hạn khả năng sản xuất cũng có thể dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong. 3. Chi phí cơ hội Do các nguồn tài nguyên là khan hiếm nên xã hội hoặc từng con người luôn luôn phải lựa chọn xem sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể gì trong số những hoạt động có thể được tiến hành: đọc một cuốn sách hay đi xem phim, nghỉ hè hay đi làm kiếm thêm tiền Trong những trường hợp này, khi chúng ta quyết định làm một việc gì đó, tức là đã bỏ mất cơ hội để làm các việc khác và khả năng bị mất đi đó được gọi là chi phí cơ hội Ví dụ: Giả sử bạn có 300 nghìn đồng thu nhập thêm vào đầu dịp nghỉ hè. Với số tiền này bạn có thể đi Sầm Sơn nghỉ mấy ngày hoặc là mua một chiếc quạt mới. Nếu bạn quyết định đi nghỉ mát ở Sầm Sơn thì các nhà kinh tế sẽ nói rằng chi phí cơ hội của chuyến đi này là chiếc quạt mới Khái niệm chi phí cơ hội có thể được minh họa thông qua giới hạn khả năng sản xuất. Trở lại những đường giới hạn ở hình 1.1. Giả sử nước này quyết định sản xuất thêm quần áo từ 4,5 nghìn bộ ở điểm D lên 6 nghìn bộ ở điểm C. Chi phí cơ hội của quyết định này là gì? Đó là lượng lương thực bị mất để sản xuất thêm quần áo. Trong ví dụ này dễ dàng nhận thấy rằng chi phí cơ hội của 1,5 nghìn bộ quần áo là một tấn lương thực. Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ bị bỏ qua khi chúng ta lựa chọn quyết định đó và bỏ qua các quyết định khác trong điều kiện khan hiếm các yếu tố thực hiện quyết định. Khái niệm chi phí cơ hội cho thấy rằng các chi phí tính bằng số tiền thực tế bỏ ra không phải luôn là một số phản ánh chính xác các chi phí thực tế. Ví dụ: Nếu bạn quyết định đi học đại học, bạn có thể tính toán tổng chi phí về tiền học phí, phòng ở, sách vở, đi lại , chẳng hạn là 2.000.000 đồng trong 1 Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  10. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . năm. Vậy phải chăng 2.000.000 đồng là chi phí cơ hội của việc đi học? Không phải như vậy, bạn phải tính cả chi phí cơ hội của thời gian dành vào việc nghiên cứu và đi học. Giả sử nếu không đi học mà đi làm thì bạn có thể kiếm thêm được 5.000.000 đồng trong năm đó. Cộng cả chi phí thực tế và thu nhập bị mất đi, ta thấy chi phí cơ hội của việc đi học đại học của bạn là 7.000.000 đồng chứ không phải là 2.000.000 đồng. 4. Một số khái niệm khác 4.1. Quy luật thu nhập giảm dần Quy luật thu nhập giảm dần là một hiện tượng quan trọng và thường được quan sát thấy trong kinh tế. Quy luật này nói lên mối liên hệ không phải giữa hai loại hàng hóa mà là giữa một đầu vào của quá trình sản xuất với đầu ra của sản xuất do đầu vào đó tạo ra. Quy luật này cho thấy khối lượng đầu ra có thêm sẽ ngày càng giảm, khi liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) với điều kiện số lượng đầu vào khác (như đất đai) giữ cố định. Ví dụ: Bảng 1.2 cung cấp các số liệu về số lao động, sản lượng thóc sản xuất ra trong vòng 1 vụ với điều kiện diện tích gieo trồng cố định là 100 ha. Số lao động Sản lượng thóc (tạ) Sản lượng biên (ha) 100 2500 101 2520 20 102 2535 15 103 2545 10 Với diện tích gieo trồng ấn định là 100ha thì 100 lao động có thể tạo ra được 2500 tạ thóc, 101 lao động thì tạo ra được 2520 tạ do đó sản lượng biên của lao động thứ 101 là 20 tạ. Tương tự như vậy, sản lượng biên của lao động thứ 102 là 15 tạ và của lao động thứ 103 là 10 tạ. Sở dĩ như vậy là vì khi ta giữ diện tích gieo trồng cố định và tăng đầu vào khác là lao động thì mỗi đầu vào tăng thêm sẽ có ngày càng ít đầu vào cố định để cùng làm việc. Do đó, những đầu vào được bổ sung sẽ tạo ra ngày càng ít đầu ra tăng thêm. 4.2. Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng Quy luật này nói rằng để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. Ví dụ : Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  11. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Quay lại hình 1.1. ta thấy khi xuất phát từ điểm F với 5 tấn lương thực và không có quần áo, chuyển đến điểm E với 4 tấn lương thực và 2,5 nghìn bộ quần áo tức là ta đã hy sinh 1 tấn lương thực để đổi lấy 2,5 nghìn bộ quần áo. Tiếp tục đến các diểm D, C, B, A thì việc hy sinh 1 tấn lương thực chỉ còn đổi được lần lượt là 2; 1,5; 1; 0,5 nghìn bộ quần áo, tức là muốn có thêm một đơn vị quần áo ta phải hy sinh tương ứng ngày càng nhiều lương thực. Đó chính là quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng. Quy luật này nói rằng để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. Đó chính là lý do giải thích tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại là đường cong lồi. Ở hình 1.1 có thể thấy rằng việc nói để có thêm một đơn vị quần áo, chúng phải hy sinh ngày càng nhiều lương thực, cũng hoàn toàn tương tự như nói để có thêm một đơn vị lương thực ta phải hy sinh ngày càng nhiều quần áo, tức là việc hy sinh lần lượt từng đơn vị quần áo, sẽ cho ta ngày càng ít lương thực. Giả sử việc sản xuất quần áo sẽ chủ yếu là dùng đến lao động và hầu như không dùng đến đất đai, còn việc sản xuất lương thực cần đến cả lao động và đất đai. Giả sử tiếp nữa là đất đai được coi là cố định. Bắt đầu xuất phát từ điểm A ta thấy rằng việc giảm đi từng đơn vị khỏi ngành sản xuất quần áo để chuyển sang ngành sản xuất lương thực sẽ làm tăng sản lượng lương thực. Tuy nhiên, do trong ngành này đất đai là cố định nên theo quy luật giảm dần, số lao động như nhau được bổ sung cho ngành sản xuất lương thực sẽ tạo ra ngày càng ít lương thực. Tóm lại, việc hy sinh lần lượt từng đơn vị quần áo sẽ cho ta ngày càng ít lương thực và quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng đã được chứng minh. V. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 1. Tổng cung (AS) Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của sản xuất đặc biệt là lao động. Tổng cung phụ thuộc vào giá cả và chi phí. Khi giá cả và chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp có thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng. Với mức giá cao hơn thì ngược lại. Tuy nhiên các doanh nghiệp luôn muốn tăng sản lượng của mình để đạt tới sản lượng tiềm năng. Do vậy, ngoài yếu tố giá cả và chi phí, Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  12. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . tổng cung còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng. Đó là các yếu tố: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. * Biểu diễn tổng cung trên đồ thị Đường tổng cung là đường có hướng dốc lên về phía phải Hình 1.2. Đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn Cần phân biệt đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn Hình 1.2 (a) là đường tổng cung dài hạn. Đó là một đường song song với trục tung và cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng. Hình 1.2 (b) là đường tổng cung ngắn hạn. Về mặt ngắn hạn đường tổng cung ban đầu tương đối nằm ngang, khi vượt qua điểm sản lượng tiềm năng, đường tổng cung sẽ dốc ngược lên. Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Sở dĩ họ hành động như vậy vì trong khoảng thời gian ngắn, đứng trước giá đầu vào cố định, học có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận. Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đã điều chỉnh thì các doanh nghiệp không còn động lực để tăng sản lượng. Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với sự thay đổi của tổng mức cầu. Đường cung dài hạn do đó là đường thẳng đứng. 2. Tổng cầu (AD) Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho. Tổng mức cầu phụ thuộc vào giá cả, thu nhập của công chúng vào dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế cũng như các biến chính sách khác như thuế, chi tiêu của Chính phủ, khối lượng tiền tệ và lãi suất. * Biểu diễn tổng cầu trên đồ thị Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  13. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 1.3. Đường tổng cầu Đường tổng cầu có độ nghiêng dốc xuống. Điều này hàm ý khi mức giá chung giảm đi, khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, tổng cầu tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá cả giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao, tổng cầu do đó sẽ cao hơn. 3. Cân bằng tổng cung, tổng cầu Nếu ghép hai mặt của nền kinh tế – mặt cung và mặt cầu lại với nhau bằng cách đưa hai đồ thị AD và AS vào cùng một hệ trục, ta sẽ thấy hai đường đó cắt nhau tại một điểm E. Điểm E gọi là điểm cân bằng của nền kinh tế. Điểm cân bằng là điểm tại đó tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất và bán ra đúng bằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế có nhu cầu sử dụng. Hình 1.4. Sự cân bằng tổng cung - tổng cầu Tại điểm cân bằng, tổng cung bằng tổng cầu, nói cách khác, toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế được doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ. Giao của hai đường tổng cung và đường tổng cầu đồng thời xác định mức giá cân bằng – P0 và sản lượng cân bằng Q0. VI. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ 1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  14. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: + Mục tiêu sản lượng - Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với sản lượng tiềm năng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững + Mục tiêu việc làm - Tạo được nhiều việc làm tốt - Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên + Mục tiêu ổn định giá cả - Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do + Mục tiêu kinh tế đối ngoại - Ổn định tỷ giá hối đoái - Cân bằng cán cân thanh toán + Phân phối công bằng Một số nước coi mục tiêu phân phối công bằng là một trong các mục tiêu quan trọng. Nghiên cứu những mục tiêu trên đây chúng ta cần lưu ý: - Những mục tiêu trên đây thể hiện một trạng thái lý tưởng, trong đó sản lượng đạt ở mức toàn dụng nhân công, lạm phát thấp, cán cân thanh toán cân bằng và tỷ giá hối đoái là không đổi. Trong thực tế, các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hóa các sai lệch thực tế so với trạng thái lý tưởng. - Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực chúng hướng vào việc đảm bảo tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Song, trong một trường hợp có thể xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn cục bộ. Chẳng hạn, giữa các cặp mục tiêu a và e, b và c, b và d. Lúc đó các nhà hoạch định chính sách cần phải lựa chọn thứ tự ưu tiên và đôi khi phải chấp nhận một sự “hy sinh” nào đó trong một thời kỳ ngắn. - Về mặt dài hạn, thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên đây cũng khác nhau giữa các nước. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường có vị trí ưu tiên số 1. Tuy nhiên, nhiều nước đã thành công trong việc giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế nêu trên trong quá trình phát triển của mình. 2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu Để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có những công cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà các chính Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  15. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ. 2.1. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh mức thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân, từ đó cũng tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế khóa cũng có thể tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn. Trong thời hạn ngắn: 1 đến 2 năm, chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát, phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Về mặt dài hạn, chính sách tài khóa có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. 2.2. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu là lượng cung về tiền và lãi suất. Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm, tác động đến đầu tư tư nhân, do vậy ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng. Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thực tế về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư, nên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn. 2.3. Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thị trường mở là nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng. Các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính và tiền tệ khác, tác động vào hoạt động xuất khẩu. 2.4. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  16. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập Trên đây là tập hợp các chính sách và công cụ chính sách chủ yếu mang sắc tháI lý thuyết phù hợp với nền kinh tế thị trường đã phát triển. Trong thực tế, biểu hiện và sự vận dụng các chính sách này rất đa dạng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  17. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Kinh tế học là gì? Phân tích đặc trưng của kinh tế học. 2. Trình bày nội dung ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế. 3. Tổng cầu là gì? Vì sao đường tổng cầu lại dốc xuống? 4. Tổng cung là gì? Vì sao đường tổng cung lại có hướng dốc lên về bên phải? 5. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu phạm vi nào? a. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ. b. Mức giá chung và lạm phát. c. Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán. d. Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế. e. Tất cả các điều trên. 6. Yếu tố nào dưới đây không phải là nhân tố sản xuất ? a. Đất đai b. Lao động c. Tư bản d. Tiền e. Tất cả các yếu tố trên đều là nhân tố sản xuất. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  18. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CHƯƠNG II TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN I. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN, THƯỚC ĐO THÀNH TỰU CỦA NỀN KINH TẾ 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ bằng các yếu tố sản xuất của mình (thường lấy là một năm). Như vậy tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Đó là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ tính toán giá trị hàng hóa khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những hàng hóa và dịch vụ đó là các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình Ví dụ: thiết bị, nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các hãng kinh doanh; nhà mới xây dựng Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi, vì thông qua giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hóa có hình thức và nội dung vật chất khác nhau như: cam, chuối, xe hơi, tàu du hành vũ trụ, y tế, giáo dục Nhưng giá cả là một thước đo co dãn. lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy, GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh chóng khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng rất ít. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể dùng hai chỉ tiêu: + GNP danh nghĩa (GNPn): là GNP được xác định theo giá trị thị trường của năm hiện hành + GNP thực tế (GNPr): là GNP được xác định theo giá trị thị trường của năm cố định (năm được chọn làm gốc so sánh) Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  19. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số điều chỉnh D hay còn gọi là chỉ số lạm phát GNPn D (%)= x 100% GN Pr GNPn Hay GNPr = D Xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế (a) GNP GNP a (%) = R1 R0 x100 GNPR0 Trong đó: a là tốc độ (tỷ lệ) tăng trưởng kinh tế GNPR1 và GNPRo là tổng sản phẩm quốc dân thực tế kỳ báo cáo và kỳ gốc Chỉ tiêu GNPn và GNPr thường được cho các mục tiêu phân tích khác nhau. GNPn: được dùng trong nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng GNPr: được dùng trong nghiên cứu tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Như vậy GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của đất nước. Những hoạt động này có thể do công ty, doanh nghiệp của công dân nước đó hay công dân nước ngoài sinh sống tại nước đó. Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài. Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà máy ở nước ta, dưới hình thức bỏ vốn đầu tư hay liên doanh với các công ty ở nước thì một phần lợi nhuận của họ sẽ chuyển về nước họ để chi tiêu và tích luỹ. Ngược lại, công dân nước ta sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng gửi một phần thu nhập về nước. Tuy vậy hầu hết các khoản thu nhập chu chuyển giữa các nước không phải là thu nhập từ lao động mà là thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cổ phần, lợi nhuận. Khi hạch toán tài khoản quốc dân ta có: GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài GDP = GNP – Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài Vì tính bằng tiền thông qua giá cả, mà giá cả lại là một thước đo co giãn, lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy GDP tính bằng tiền Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  20. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . có thể tăng nhanh trong khi đó tổng sản phẩm tính theo hiện vật có thể vẫn không thay đổi hoặc tăng ít. Khắc phục nhược điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm: tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDPn) và tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDPr) Cầu nối giữa hai cặp khái niệm này là chỉ số giá hay còn gọi là chỉ số giảm phát GDPn D (%)= x 100% GD Pr GDPn Hay GDPr = D 2. Biến danh nghĩa và biến thực tế GDP phản ánh tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm đó. GDP danh nghĩa được xác định dưới dạng công thức như sau: n t t t = GDPr qi pi i 1 Trong đó: i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i với i = 1, 2, , n. t: biểu thị cho thời kỳ tính toán qi: là lượng của hàng i. pi: là giá mặt hàng i. Số liệu thống kê cho thấy tổng chi tiêu cho nền kinh tế hay GDP danh nghĩa ở năm sau thường cao hơn năm trước. Điều này đúng khi nền kinh tế tạo ra một lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn hoặc giá bán hàng hóa và dịch vụ cao hơn, hoặc cả lượng và giá của các mặt hàng đều cao hơn ở năm sau. Bởi vậy GDP danh nghĩa không cho chúng ta biết sự gia tăng của nó chủ yếu là do đóng góp của sự gia tăng về giá hay lượng của các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế. GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở. n t 0 i GDPt qi pi i 1 Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  21. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . (với giả định rằng t = 0 ở năm cơ sở hoặc năm gốc). 3. Mối quan hệ giữa GDP và GNP Quan hệ giữa GNP và GDP được thể hiện qua công thức sau: GNP = GDP + NIA GDP = GNP – NIA Trong đó thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài (NIA) là phần chênh lệch giữa thu nhập quốc dân của công dân nước ta ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước ta. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP 1. Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô Để đơn giản cho quá trình tính toán và phân tích kinh tế chúng ta giả định nghiên cứu trong một nền kinh tế giản đơn chỉ có hai tác nhân đó là hộ gia đình và hãng kinh doanh Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa và dịch vụ HỘ GIA ĐÌNH HÃNG KINH DOANH Dịch vụ về yếu tố sản xuất Thu nhập từ các yếu tố sản xuất Hình 2.1. Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô - Dòng luân chuyển bên trong là dòng luân chuyển của các nguồn lực thực. Các hộ gia đình cung cấp các yếu tố sản xuất cho các hãng kinh doanh để các hãng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp lại cho các hộ gia đình. - Dòng luân chuyển bên ngoài là dòng luân chuyển của các khoản thanh toán tương ứng. Các hãng kinh doanh trả thu nhập do yếu tố sản xuất mang lại cho các hộ gia đình, và các hãng kinh doanh nhận được khoản doanh thu từ việc chi tiêu của các hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ mà các hãng kinh doanh sản xuất ra. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô gợi lên hai cách tính khối lượng sản phẩm trong một nền kinh tế. + Theo cung trên, chúng ta có thể tính tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  22. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . + Theo cung dưới, chúng ta có thể tính tổng mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Đối với nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Sơ đồ luân chuyển cho thấy, GDP cùng một lúc phản ánh hai việc: tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Mọi giao dịch đều có hai bên: bên mua và bên bán. Mọi khoản chi tiêu của người mua nào đó đều là thu nhập của người bán khác. Lý do làm cho GDP phản ánh được cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai đại lượng này chỉ là một. 2. Ba phương pháp xác định GDP 2.1. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và Chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian. GDP là tổng của bốn bộ phận cấu thành chính như sau: - Tiêu dùng của các hộ gia đình (C) Tiêu dùng của các hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hàng ngày của họ. Như vậy bộ phận này chỉ bao gồm những sản phẩm được bán trên thị trường. - Đầu tư (I) Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hóa tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm cả hàng hóa đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hóa đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ở, văn phòng mới xây dựng Như vậy đầu tư ứng dụng tính toán tổng sản phẩm quốc nội là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật như nhà máy mới, công cụ mới không bao gồm cho vay và đầu tư tài chính. Tổng đầu tư cấu thành GDP là đầu tư cuối cùng, không bao gồm đầu tư tài chính. - Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) Là các chi phí thực sự mà Chính phủ bỏ ra để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ vừa là người tiêu dùng đồng thời vừa là người sản xuất vì vậy Chính phủ các nước đều phải chi tiêu hàng năm những khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên không phải mọi khoản chi tiêu trong ngân sách nhà nước đều được tính vào GDP mà nó chỉ bao gồm những khoản chi tiêu để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  23. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Xuất và nhập khẩu (X và IM) Chúng ta thấy hàng xuất khẩu làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trái lại hàng nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa, cần phải được trừ đi khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và Chính phủ đã mua và tiêu dùng. Các nước có nền kinh tế mở đều tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đây là bộ phận cấu thành cuối cùng của GDP và bộ phận này ngày càng quan trọng trong những năm gần đây. Xuất khẩu ròng chính là phần chênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (IM) hàng hóa và dịch vụ Tóm lại ta có công thức chung xác định GDP theo phương pháp luồng sản phẩm như sau: GDP = C + I + G + NX 2.2 Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí Phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các doanh nghiệp phải thanh toán như tiền công, tiền trả lãi do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành thu nhập của công chúng. Theo phương pháp này GDP bao gồm tổng các bộ phận cấu thành sau đây: - Tiền lương (w): là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động. - Tiền lãi (i): là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một mức lãi suất nhất định. - Tiền thuê nhà, đất đai (r): là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác. - Lợi nhuận (Pr): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất. - Khấu hao (De): là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố định. - Thuế gián thu (Ti): là thuế gián tiếp đánh vào thu nhập, được coi là một khoản chi phí để sản xuất ra luồng sản phẩm. Tóm lại ta có công thức sau: GDP = w + i + r + Pr + De + Ti 3. Phương pháp sản xuất GDP là tổng sản lượng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm được sản xuất và bán để tiêu dùng và đầu tư. GDP không tính các hàng hóa là sản phẩm trung gian. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  24. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . GDP theo phương pháp sản xuất được tính qua hai bước: Bước 1: Tính giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng) của từng ngành (hoặc thành phần kinh tế) Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Bước 2: Tính tổng sản phẩm quốc nội theo công thức: GDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế Việc áp dụng phương pháp sản xuất (giá trị gia tăng) có khả năng tránh được tính trùng những giá trị luân chuyển nội bộ III. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 1. Trong nền kinh tế giản đơn Trước hết chúng ta xét nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế: Các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Trong sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô (hình 2.1), chúng ta đã giả định rằng thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết vào việc mua các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Do vậy chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ ở cung trên bằng thu nhập ở cung dưới. Trong thực tế thì các hộ gia đình thường không tiêu dùng hết thu nhập của mình. Họ dành một phần thu nhập dưới dạng tiết kiệm (S) GDP được chia thành tiêu dùng của hộ gia đình và tiết kiệm quốc dân (phương pháp thu nhập) GDP = C + S Trong đó: C: Tiêu dùng của các hộ gia đình S: Tiết kiệm Theo phương pháp luồng sản phẩm, tổng sản phẩm được chia thành: sản phẩm cho tiêu dùng và sản phẩm cho đầu tư GDP = C + I Trong đó: C: Tiêu dùng của các hộ gia đình I: Đầu tư Như vậy ta rút ra được: S = I 2. Trường hợp nền kinh tế đóng Xuất phát từ công thức tính GDP theo giá thị trường: Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  25. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . GDP = C + I + G Nếu cùng thêm và bớt một lượng thuế (T) thì ta được GDP = C + I + G + T – T Hay (GDP - C – T) + (T – G) = I Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ = I Tiết kiệm quốc gia (S) = Đầu tư quốc gia (I) 3. Trường hợp trong nền kinh tế mở GDP theo giá trị thị trường trong nền kinh tế mở được xác định: GDP = C + I + G + X - IM Khi có ngoại thương trong thành phần của tổng sản lượng có thêm xuất khẩu và nhập khẩu (GDP - C – T) + (T - G) + (IM – X) = I (IM – X) phản ánh tiết kiệm nước ngoài được chuyển vào trong nước. Ta có vế trái gồm tiết kiệm trong nước (tiết kiệm tư nhân cộng tiết kiệm Chính phủ) và tiết kiệm của nước ngoài được chuyển vào trong nước đây chính là tổng tiết kiệm quốc gia. Như vậy, tổng tiết kiệm quốc gia bằng tổng đầu tư quốc gia. S = I CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II 1. Trình bày nội dung hai chỉ tiêu GNP và GDP. Phân biệt sự giống và khác nhau của hai chỉ tiêu này. 2. Trình bày nội dung các chỉ tiêu lên quan đến chỉ tiêu GDP. 3. Bạn có cho rằng GNP là thước đo hoàn hảo nhất để đánh giá chất lượng kinh tế và mức sống của một quốc gia hay không? 4. Mối quan hệ giữa GNP danh nghĩa, GNP thực tế và chỉ số lạm phát. 5. Trình bày các phương pháp xác định GDP? 6. Tại sao chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi kinh tế của một quốc gia. 7. Trình bày các đồng nhất thức trong nền kinh tế và chứng minh. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  26. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CHƯƠNG III TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA I. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ 1. Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn 1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ AD = C + I Trong đó: AD: Tổng cầu C: Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các hộ gia đình I: Cầu về hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp Như vậy, nghiên cứu hàm tổng cầu (AD) giản đơn được đưa về nghiên cứu hai hàm là: hàm tiêu dùng (C) và hàm đầu tư (I) - Hàm tiêu dùng (C): * Tiêu dùng: là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: - Thu nhập từ tiền công và tiền lương - Của cải hay tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tài chính - Những yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt khác Trong ba yếu tố trên thu nhập có vai trò quan trọng hơn cả. Hàm tiêu dùng phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu, tiêu dùng với mức thu nhập khả dụng (Yd) C = C + MPC . Y Khi chưa có sự tham gia của Chính phủ và ngoại thương thì Yd = Y C = C + MPC . Yd Trong đó: Y: Thu nhập Yd: Thu nhập khả dụng Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  27. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . C : Tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập (có thể coi là tiêu dùng tối thiểu) MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên 0 < MPC < 1 Xu hướng tiêu dùng cận biên biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng của tiêu dùng với sự gia tăng của thu nhập. C MPC = Y Trong đó: C : biến động của mức tiêu dùng trong kỳ Y : biến động của thu nhập trong kỳ * Đồ thị hàm tiêu dùng: Biểu diễn trên đồ thị với trục hoành biểu thị các mức thu nhập quốc gia và trục tung là các mức tiêu dùng quốc gia Nếu Y = 0 thì C = C . Như vậy hằng số C biểu thị mức tiêu dùng tối thiểu bắt buộc. Nói cách khác ngay cả khi thu nhập quốc dân bằng 0 vẫn phải tiêu dùng. Hình 3.1. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm Trong hình 3.1a, đường phân giác 450 hội tụ tất cả các điểm tại đó, tiêu dùng bằng thu nhập. Giao điểm giữa đường tiêu dùng và đường phân giác gọi là điểm vừa đủ (điểm V). Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. Phía Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  28. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . dưới điểm vừa đủ, tiêu dùng cao hơn thu nhập. Phía trên điểm đó, tiêu dùng ít hơn thu nhập. Vậy số thu nhập dôi ra đó được để dành hoặc tiết kiệm. S = Y – C Hay S = -C + (1-MPC).Y S = -C + MPS.Y Trong đó: MPS: Xu hướng tiết kiệm biên 0 < MPS < 1 Hình 3.1b cho thấy tại điểm vừa đủ tiết kiệm bằng không. Dưới điểm đó, tiết kiệm là âm. Nói cách khác, người tiêu dùng phải vay nợ. Còn trên điểm vừa đủ tiết kiệm tăng cùng với mối mức thu nhập tăng lên. - Hàm đầu tư (I): Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có vai trò rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến sản lượng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Về mặt ngắn hạn: đầu tư tác động đến sản lượng thông qua việc làm thay đổi tổng cầu. Trong dài hạn đầu tư có tác động làm thay đổi khả năng cung ứng tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. *Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư: + Sản lượng: Khi nền kinh tế đang có sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng. Các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, điều này làm tăng đầu tư. Ngược lại nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thấp làm nản chí các nhà đầu tư vốn đầu tư trong nền kinh tế sụt giảm. + Chi phí đầu tư: Có hai nhân tố làm thay đổi chi phí sản xuất và tác động mạnh đến quyết định đầu tư đó là: Nếu lãi suất cao, chi phí đầu tư sẽ cao, lợi nhuận sẽ giảm đi, cầu về đầu tư do đó sẽ giảm. Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao, sẽ hạn chế số lượng và quy mô các dự án đầu tư. Vì vậy, ở một số nước, người ta áp dụng một chính sách thuế đặc biệt cho các sản phẩm của đầu tư mới, nhằm khuyến khích các hãng đầu tư vào các sản phẩm mới. + Kỳ vọng về tương lai: tin tưởng vào tương lai nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn, có nhiều cơ hội trong việc tối đa hóa lợi nhuận thì người ta sẽ tích cực gia tăng đầu tư và ngược lại. * Đồ thị hàm đầu tư: Chúng ta bắt đầu phân tích tổng cầu bằng cách giả định đơn giản về nhu cầu đầu tư và cho nó là nhu cầu đầu tư tự định (hằng số : I ). Nếu ta vẽ đường Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  29. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . đầu tư so với thu nhập thì ta sẽ có một đường thẳng nằm ngang luôn nằm phía trên trục hoành một khoảng không đổi. Như vậy hàm đầu tư : I = I Có nghĩa là đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại I I = I Y Hình 3.2. Đồ thị hàm đầu tư 1.2. Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng: Sau khi đã nghiên cứu về tiêu dùng và hàm tiêu dùng, đầu tư và hàm đầu tư, chúng ta có được biểu thức về hàm tổng cầu đơn giản: AD = C + I Nên AD = C + MPC.Y + I Hay AD = (C + I ) + MPC.Y Với tổng cầu được xác định như trên, nền kinh tế sẽ cân bằng tại điểm nào? Giả định ban đầu của ta là các doanh nghiệp có thể và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Lúc này sản lượng cân bằng sẽ phụ thuộc vào tổng cầu. Nếu tổng cầu giảm đi, các doanh nghiệp không thể bán hết sản phẩm mà họ sản xuất ra. Hàng tồn kho không dự kiến sẽ chất đống. Ngược lại, khi tổng cầu tăng lên, họ phải tung hàng dự trữ ra bán. Hàng tồn kho giảm xuống dưới mức dự kiến. Do vậy, khi giá cả và tiền công cố định thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn, khi tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế. Muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế phải bằng tổng cầu: Y = AD Ta có: Y = ( C + I ) + MPC.Y 1 Y0 = (C + I ) 1 MPC Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  30. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . * Đồ thị hàm tổng cầu và sản lượng cân bằng Để vẽ hàm tổng cầu, trước hết hãy vẽ hàm tiêu dùng C, sau đó tịnh tiến đường này theo chiều thẳng đứng một đoạn đúng bằng I. Đường thẳng thu được là đường biểu thị hàm tổng cầu AD, đường AD cắt đường 450 tại điểm E. Do E nằm trên đường 450, nên tại E giá trị thu nhập trên trục hoành bằng giá trị chi tiêu trên trục tung. Hình 3.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng Điểm E là điểm duy nhất trên đường thẳng AD mà cũng nằm trên đường 450, do đó cùng là điểm duy nhất mà tại đó thu nhập và chi tiêu dự kiến bằng nhau. Trạng thái cân bằng sẽ đạt được tại điểm E. Sản lượng cân bằng tương ứng là Y0. Y0 = 100 * Số nhân chi tiêu (m) : Ta có đẳng thức xác định sản lượng cân bằng : 1 Y0 = (C + I ) 1 MPC 1 1 Thay m = hay m = 1 MPC MPS Ta có: Y0 = m (C + I ) m được gọi là số nhân chi tiêu Số nhân chi tiêu cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi một đơn vị trong mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  31. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Nếu C hoặc I , hoặc cả hai tăng lên một đơn vị sản lượng cân bằng Y0 sẽ tăng lên m đơn vị. Vì MPC là một số nhỏ hơn 1, lớn hơn 0, nên m luôn luôn lớn hơn 1. Độ lớn của m phụ thuộc vào MPC hoặc MPS. Kết quả là, những thay đổi nhỏ trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân m khuyếch đại lên nhiều lần. 2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng Khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ cũng mua sắm một số lượng hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ phải thu thuế - thuế trực thu và gián thu để trang trải các khoản chi tiêu của mình. Vì chi tiêu của Chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, và vì thuế khóa ảnh hưởng đén các quyết định chi tiêu của hộ gia đình nên Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng. Chúng ta sẽ xét tác động của yếu tố Chính phủ bằng những mô hình tổng cầu từ đơn giản đến phức tạp. 2.1. Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu * Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng: Khi Chính phủ dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ, tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên. Lúc này tổng cầu sẽ bằng: AD = C + I + G Trong đó G – Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ Khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên không có lý do mặc nhiên nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập. Do vậy ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định trước G = G Khi chưa tính đến thuế, tổng cầu trong trường hợp này sẽ bằng: AD = C + I + G AD = C + I + G +MPC.Y Vấn đề đặt ra là với tổng cầu như trên, sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa, chúng ta xác định được: AD = Y (C + I + G ) +MPC.Y = Y Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  32. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 1 Do đó: Y0 = (C + I + G ) 1 MPC Hay Y0 = m. (C + I + G ) Đẳng thức trên cho thấy chi tiêu của Chính phủ cũng có số nhân bằng số nhân của tiêu dùng và đầu tư. 1.2. Thuế và tổng cầu * Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng: Chính phủ thu thuế, thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi, do vậy họ sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên Chính phủ còn tiến hành chi các khoản trợ cấp xã hội Ta có: T = TA – TR Trong đó: T - Thuế ròng TA- Thuế TR - Các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng Để đơn giản, trước tiên ta hãy giả sử rằng thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác, Chính phủ đã ấn định ngay từ đầu năm tài khóa một số thu từ thuế. Từ đó ta có : T = T Lúc này tiêu dùng của cư dân sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng YD chứ không vào thu nhập Y. - Trường hợp thứ nhất : Thuế và hàm tiêu dùng Khi nền kinh tế có thuế lúc này : Yd = Y - T Hàm tiêu dùng giờ đây có dạng như sau : C = C + MPC (Y - T ) Và tổng cầu sẽ bằng : AD = C + I + G AD = ( C + I + G ) + MPC (Y - T ) Cũng sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa, ta xác định được sản lượng cân bằng theo công thức sau: MPC 1 Y0 = .T + (C + I + G ) 1 MPC 1 MPC Nếu ta thay: Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  33. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . MPC 1 mt = - và m = 1 MPC 1 MPC Y0 = mt . T + m. ( C + I + G ) Trong đó : mt - Số nhân về thuế m - Số nhân chi tiêu - Trường hợp thứ hai : Thuế phụ thuộc vào thu nhập T = t . Y t : thuế suất theo thu nhập Lúc này, thu nhập có thể sử dụng Yd sẽ bằng : Yd = Y – tY = (1 – t) . Y và hàm tiêu dùng có dạng : C = C + MPC.Yd = C + MPC (1 - t) .Y Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa, ta xác định được sản lượng cân bằng : 1 Y0 = ( C + I + G ) 1 MPC(1 t) Y0 = m’ . ( C + I + G ) Trong đó m’ : Số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng, có tính tới yếu tố Chính phủ Hình 3.4. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ 3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở Trong mô hình tổng cầu này, chúng ta mở rộng đến khu vực kinh tế có sự tham gia của ngoại thương tức là khu vực xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. 3.1. Cách xác định hàm tổng cầu Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  34. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Hàm xuất khẩu theo sản lượng Hàm xuất khẩu: X = (Y ) phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước, tương ứng với từng mức sản lượng khác nhau Hàm xuất khẩu có dạng: X = X - Hàm nhập khẩu theo sản lượng Hàm nhập khẩu theo sản lượng, IM = (Y ) phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, tương ứng với từng mức sản lượng khác nhau. Hàm nhập khẩu là hàm của thu nhập: IM = MPM . Y Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu biên cho biết khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị, thì công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu? Nói cách khác là: MPM = IM / Y - Cán cân thương mại Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nó được thể hiện bằng xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân. Nhu cầu về xuất, khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế Ta có đẳng thức tổng cầu trong nền kinh tế mở: AD = C + I + G + X – IM AD = C + I + G + X + [MPC (1-t) – MPM ] . Y 3.2. Xác định sản lượng cân bằng: Lúc này sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa chúng ta có thể xác định được sản lượng cân bằng: 1 Y0 = C + I + G + X 1 MPC(1 t) MPM Hay Y0 = m” . (C + I + G + X ) Trong đó : m” – Chỉ số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  35. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 3.5. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở II. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1. Khái niệm chính sách tài khóa Chính sách tài khóa là quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khóa Chi tiêu của Chính phủ là bộ phận cấu thành lớn của tổng cầu, thuế ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ gia đình, hãng kinh doanh. Nên quyết định về chi tiêu và thuế khóa của Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu, sản lượng và việc làm. 2. Cách thức và tác động của chính sách tài khóa Việc cố gắng đưa sản lượng thực tế về mức sản lượng tiềm năng nhằm tránh lạm phát và thất nghiệp là mong muốn của mọi quốc gia. * Nếu mức sản lượng thực tế lớn hơn mức sản lượng tiềm năng, điều đó biểu hiện của nền kinh tế có lạm phát cao Trước hết chính phủ có thể giảm chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ (hoặc tăng thuế). Hành động này của Chính phủ kích thích làm giảm tổng cầu của nền kinh tế, đến lượt nó làm giảm sản lượng theo cấp số nhân, sự giảm sút của sản lượng kéo theo việc giảm việc làm, tăng thất nghiệp nhưng đổi lại lạm phát giảm xuống * Trường hợp nền kinh tế có mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng điều đó có nghĩa là trên thị trường lao động việc làm ít, thất nghiệp cao. Chính phủ có thể tăng chi tiêu để mua sắm hàng hóa và dịch vụ hoặc giảm thuế. Động thái này của chính phủ sẽ dẫn đến sự gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, điều đó dẫn đến làm tăng sản lượng theo cấp số nhân, sự tăng lên của sản lượng kéo theo gia tăng của việc làm, giảm thất nghiệp song đổi lại nền kinh tế phải chấp nhận một mức lạm phát cao hơn. 3. Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  36. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 3.1. Khái niệm về thâm hụt ngân sách Ngân sách nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế), các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách là khi chi tiêu vượt quá nguồn thu từ thuế. Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có: B = T – G Khi B > 0 ta có thặng dư ngân sách B = 0 ta có cân bằng ngân sách B < 0 ta có thâm hụt ngân sách Các lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng, NSNN không nhất thiết lúc nào cũng phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là quản lý thu chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Thực ra trong nền kinh tế thị trường, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ bảo tốt về chính sách tài khóa của Chính phủ. Thật vậy, một khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ đến thâm hụt ngân sách. Thường thì thu NSNN tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế phồn thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Ngược lại, chi NSNN thì tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy mà thâm hụt NSNN càng trầm trọng trong thời kỳ suy thoái, bất chấp mọi cố gắng của Chính phủ. Để hiểu sâu hơn về vấn đề thâm hụt, chúng ta cần phân biệt ba khái niệm sau: - Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định. - Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. - Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khóa như: định ra thuế suất, các chương trình thanh toán chuyển nhượng. Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa người ta sử dụng thâm hụt này. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  37. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 3.2. Các chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều Khi thực thi chính sách tài khóa còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ chính trị, vào các tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Để hiểu thế nào là chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều trước hết chúng ta hãy bắt đầu từ hàm ngân sách. Nếu ta ký hiệu (t) là thuế suất thì (tY) là hàm thu ngân sách; G là chi tiêu ngân sách và B là cán cân ngân sách. Như vậy, hàm ngân sách đơn giản có dạng: B = - G + tY Trong đó: B – Cán cân ngân sách G – Chi tiêu ngân sách tY – Thu ngân sách Nếu chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách cân bằng, lúc đó ta có: B = - G + tY = 0 Hay tY = G Như vậy, với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, ngân sách sẽ thâm hụt. Ngược lại, với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào lớn hơn sản lượng tiềm năng, ngân sách sẽ thặng dư. Chỉ tại điểm sản lượng tiềm năng, ngân sách sẽ cân bằng. Chính sách tài khóa cùng chiều là chính sách mà khi mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được. Chính sách tài khóa ngược chiều là chính sách mà khi mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được mức sản lượng cân bằng phù hợp với mức sản lượng tiềm năng và mức việc làm đầy đủ Việc Chính phủ theo đuổi chính sách cùng chiều hay ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh) phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ chính trị, vào các tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. 3.3. Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư Các biện pháp của chính sách tài khóa chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư. Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: Khi G tăng (hoặc T giảm) GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãI Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  38. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư. Vì vậy, tác động của chính sách tài khóa sẽ giảm đi. Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng. Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề quy mô của tháo lui đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là: Về mặt ngắn hạn, quy mô của tháo lui đầu tư là nhỏ. Song về lâu dài, quy mô này có thể rất lớn. Tác động của thâm hụt ngân sách cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. 3.4. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện pháp cơ bản thường là tăng thu và giảm chi. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải tính toán số tăng thu và giảm chi thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt. Có 4 biện pháp tài trợ như sau: - Vay nợ trong nước - Vay nợ nước ngoài - Sử dụng dự trữ ngoại tệ - Vay ngân hàng Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
  39. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 1. Tổng cầu là gì? Xây dựng hàm tiêu dùng và hàm đầu tư có liên quan đến tổng cầu? 2. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến hàm đầu tư? 3. Trình bày cách xác định hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn? 4. Trình bày cách xác định hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng? 5. Trình bày cách xác định hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở? 6. Chính sách tài khóa là gì? tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế thị trường? 7. Trình bày khái niệm về thâm hụt ngân sách? Và các biện pháp khắc phục thâm hụt ngân sách? Câu hỏi lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau 8. Hàm tiêu dùng của các hộ gia đình biểu diễn mối quan hệ giữa tiêu dùng của họ với: a. Đầu tư. b. Thu nhập khả dụng c. Thuế. Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80