Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ

pdf 67 trang vanle 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_hoc_vi_mo_chuong_5_tien_te_ngan_hang_va_chinh_sach_t.pdf

Nội dung text: Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ 1
  2. Chương 5 Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ. 5.1 Tiền và lãi suất 5.2 Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền 5.3 Ngân hàng trung ương và việc cung ứng tiền cơ sở 5.4 Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi 5.5 Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương 5.6 Cầu về tiền 5.7 Mô hình thị trường tiền tệ 5.8 Tác động của chính sách tiền tệ 2
  3. 5.1 Tiền tệ và lãi suất  Nội dung chương này sẽ nghiên cứu về cung, cầu và xây dựng mô hình cung cầu trên thị trường tiền tệ.  Cách thức hình thành lãi suất cân bằng trong ngắn hạn  Ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất ra sao? Chính sách tiền tệ (cung tiền và lãi suất) sẽ tác động như thế nào đến sản lượng. 3
  4. 5.1 Tiền tệ và lãi suất  Tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoàn trả nợ. Tiền là phương tiện trao đổi  Các loại tiền  Trước tiên, hàng đổi hàng  Tiền hàng hóa: đặc biệt là vàng. Vàng có giá trị như một phương tiện thanh toán và giá trị tự thân  Tiền giấy: dù dưới hình thức hiện vật nào quan trọng phải được thừa nhận như một phương tiện thanh toán. Giá trị của tiền giấy là phương tiện thanh toán thường lớn hơn chi phí để sản xuất ra nó. 4
  5. 5.1 Tiền tệ và lãi suất Tiền giấy: Nhà nước độc quyền phát hành. Chống làm giả. Pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt mặc dù giá trị tự thân nhỏ. Tiền ngân hàng (các khoản gửi viết séc). Séc thanh toán dựa trên khoản gửi ở ngân hàng. Ngày càng khẳng định vai trò của mình, ở các nước phát triển đảm nhận tới 90% lượng giao dịch. Hình thức giao dịch ngày càng phát triển. 5
  6. 5.1.2 Chức năng của tiền  Phương tiện trao đổi. Một phương tiện không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội  Đơn vị đo lường: đo lường giá trị không thể thay thế được. Sử dụng để đánh giá các hàng hóa dịch vụ, cơ sở để hạch toán  Dự trữ giá trị. Tuy nhiên khi lạm phát cao, tâm lý không chấp nhận tiền giấy trong thanh toán, giao dịch=> các giao dịch lớn được thực hiện thông qua vàng, ngoại tệ : 1989; 2009 6
  7. 5.1.3 Đo lượng tiền cung ứng  Phân loại tiền: tiền mặt, các khoản gửi và chứng khoán: M0, M1, M2, Các phân loại thay đổi theo không gian và thời gian cụ thể.  Tiền mặt: M0 : không sinh lời. Khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất  Tiền M1. Khả năng sẵn sàng thanh toán cao chỉ kém M0. Nhiều nước coi là tiền giao dịch. Được coi là một trong những đại lượng chủ yếu phản ánh mức cung tiền của quốc gia  Tiền M2. Khả năng sẵn sàng thanh toán khá cao, tuy kém M1. Một số nước coi là một trong những đại lượng chủ yếu phản ánh mức cung tiền của quốc gia 7
  8. 5.1.3 Đo lượng tiền cung ứng  Tiền mặt trong lưu hành:  Tiền thu được trong ngày lưu giữ ở NH và khoản gửi ở ngân hàng Trung ương Cơ số tiền M0  Các khoản gửi không kỳ hạn( không lãi suất)  Các khoản gửi không kỳ hạn(có lãi suất) Cung ứng tiền M1  Tiền gửi kỳ hạn ngắn  Tiền tiết kiệm Cung ứng tiền M2  Tiền gửi kỳ hạn dài Cung ứng tiền M3 Chứng khoán kho bạc, ngắn hạn, thương phiếu, hối phiếu được chấp nhận. ___ Tổng L 8
  9. 5.1.4 Lãi suất Đơn vị %. Thường tính cho một kỳ hạn nhất định thường là 1 năm LS = lãi vay/ Tiền vay Giá của việc sử dụng tiền Các yếu tố tác động đến lãi suất  Kỳ hạn thanh toán. Kỳ hạn càng dài lãi suất càng tăng 9
  10. 5.1.4 Lãi suất  Rủi ro. Rủi ro càng lớn lãi suất càng tăng. So sánh trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty.  Tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh và ít mất giá trị). Tính thanh khoản càng tốt thì lãi suất càng thấp  Chi phí hành chính: chi phí càng cao, chi phí sử dụng vốn càng lớn tức là lãi suất càng lớn 10
  11. 5.1.4 Lãi suất Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa  Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người vay trả cho chủ nợ  Lãi suất thực là sự gia tăng sức mua của chủ nợ do việc cho vay mà có  Rt=Rdn- a lf 11
  12. 5.2 Các tác nhân trong việc cung ứng tiền 4 tác nhân chủ yếu tham gia quá trình cung ứng tiền  Ngân hàng trung ương: Chức năng độc quyền phát hành tiền, theo dõi và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ.  Ngân hàng thương mại: Trung gian tài chính. Nhận gửi và cho vay. Luân chuyển tiền tệ  Người gửi tiền  Người vay tiền 12
  13. 5.3 Ngân hàng Trung ương và cung ứng tiền cơ sở 6 chức năng chính  Phát hành tiền: độc quyền phát hành tiền giấy – một thành phần quan trọng của lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế hiện đại  Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Giữ các tài khoản dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống ngân hàng thương mại và hoạt động như cứu cánh cuối cùng đối với ngân hàng TM gặp nguy hiểm 13
  14. 5.3 Ngân hàng Trung ương và cung ứng tiền cơ sở  Ngân hàng của chính phủ: Giữ các tài khoản của chính phủ, nhận gửi và cho vay với kho bạc nhà nước và hỗ trợ chính sách tài khóa của chính phủ qua việc mua tín phiếu chính phủ.  Kiểm soát mức cung tiền: thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển kinh tế.  Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính  Thực thi chính sách tiền tệ: Thông qua điều tiết cung tiền và lãi suất 14
  15. 5.3.2 Cung ứng tiền cơ sơ Tổng lượng tiền phát hành được gọi là tiền cơ sở hay cơ số tiền.  Tiền cơ sở chia làm hai thành phần: tiền trong lưu hành và tiền dự trữ  Tiền lưu hành (trong tay dân chúng – bên ngoài ngân hàng).  Tiền dự trữ: tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở tại ngân hàng trung ương và tiền mặt được lưu giữ của các ngân hàng  M0=TM+dự trữ; M0 tiền cơ sở; TM: tiền trong lưu thông; Dự trữ tiền trong tay các ngân hàng 15
  16. 5.3.2 Cung ứng tiền cơ sở Cung ứng tiền bằng hai cách  Cho các ngân hàng thương mại vay tiền  Mua trái phiếu chính phủ Bảng cân đối tài sản của Ngân hàng trung ương: vế nguồn vốn chính là M0. Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị Trái phiếu chính phủ 900 Dự trữ ngân hàng 200 Cho vay 100 Tiền mặt trong lưu thông 800 Tổng 1000 Tổng 1000 16
  17. 5.4 Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi Khái niệm: trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh. Thực hiện việc cho vay và mở các tài khoản tiền gửi kể các các khoản tiền gửi có thể phát séc. Các chức năng:  Trung gian: Giữa người vay và người cho vay. Giữa nhà đầu tư và người cần vay vốn  Trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán: Tạo phương tiện thanh toán (tạo ra tiền), cung cấp các dịch vụ thanh toán. 17
  18. 5.4 Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi Các chức năng:  Chuyển hóa các phương tiện tiền tệ: (thay đổi thời hạn sử dụng, tính năng khả dụng, lãi suất của vốn  Thực hiện các dịch vụ tài chính : mua bán chứng khoán, thanh toán lãi chứng khoán, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ tư vấn, cho thuê két  Tham gia thị trường: Kinh doanh trên thị trường tài chính 18
  19. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Ngân hàng thương mại riêng lẻ tạo ra tiền gửi  Khách hàng gửi 100  Ngân hàng cần có dự trữ 1 phần nào đó. Ví dụ 10 (tỷ lệ dự trữ là 10%)  Ngân hàng cho vay 90. Người vay có 90 để thanh toán. 90 được quay trở lại lưu thông  Như vậy trong lưu thông tiền mặt giảm 10 nhưng mặt khác ngân hàng thương mại đã tạo thêm 100. (người gửi vẫn có 100 làm phương tiện thanh toán). 19
  20. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Hệ thống Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi  Giả định lượng tiền trong lưu thông không đổi  Bước 2: chủ thể nhận được 90 lại tiếp tục gửi vào ngân hàng  Ngân hàng nhận được 90 lại tiếp tục cho vay 81 (tỷ lệ dự trữ là 10%)  Số tiền 81 được quay trở lại lưu thông  Bước 3 tiếp tục gửi 81 vào ngân hàng .  Sau vô số bước liên tục như vậy từ 100 ban đầu ngân hàng có thể tạo ra: 20
  21. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Hệ thống Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi D= 100+0.9*100+0.92*100+0.93*100+ +0.9n*100 tổng D khi n =>  sẽ là 100/(1-0.9)=1000 Tổng quát D= khoản tiền gửi đầu tiên/d d là tỷ lệ dự trữ , 1/d là số nhân tiền. d càng nhỏ số nhân tiền càng lớn Trong ví dụ d=10% Cho biết ngân hàng có thể tạo ra lượng tiền bao nhiêu khi gửi vào 1 đơn vị tiền gửi ban đầu 21
  22. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Tỷ lệ dự trữ Dự trữ chia làm hai loại Dự trữ bắt buộc (do ngân hàng trung ương quy định) Ngân hàng thương mại lưu giữ theo ý muốn – gọi là dữ trữ quá mức Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản. Do đó ngân hàng trung ương thực hiện chức năng kiểm soát của mình thông qua dự trữ bắt buộc 22
  23. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Tỷ lệ dự trữ Do nhu cầu quản lý lượng cung tiền, ngân hàng cần xác định chính xác tỷ lệ dự trữ thực tế từ đó xác định số nhân tiền và lượng cung tiền của các ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương thường đưa ra mức dự trữ bắt buộc cao. Nên các NHTM không còn lý do tăng dự trữ. Do đó tỷ lệ dự trữ thực tế = tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 23
  24. 5.4.2 Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi Ta có bảng cân đối của ngân hàng thương mại Hệ số dự trữ là 10% Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị Dự trữ 200 Tiền gửi 2000 Cho vay đầu tư 1800 Tổng 2000 24
  25. 5.5 Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Từ số lượng tiền ban đầu, thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, nền kinh tế được cung ứng một số lượng tiền lớn gấp nhiều lần Số nhân tiền của toàn bộ nền kinh tế là tỷ số giữa mức cung ứng tiền (quỹ tiền) và cơ số tiền. Số nhân tiền chính là thừa số tiền của toàn bộ nền kinh tế= M1/M0. Số nhân tiền chỉ rõ mức thay đổi trong lượng cung tiền từ mỗi đơn vị thay đổi trong số lượng tiền cơ sở 25
  26. 5.5 Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương D- số tiền gửi Tỷ lệ dữ trữ là d. Dự trữ tại NH: R= d*D Tiền mặt trong lưu hành Ctm= ctm*D . ctm =>chỉ số lượng tiền trong lưu hành từ mỗi đồng tiền gửi. 26
  27. 5.5.1 Số nhân tiền của nền kinh tế Tổng số tiền phát hành bằng số tổng nhu cầu: Mo= Ctm+ R = (ctm + d) *D Tổng số tiền quỹ: M1 M1= C+D = (ctm + 1) *D ta có M1 / M0 = (ctm + 1) *D/(ctm + d) *D = (ctm + 1) /(ctm + d) (ctm + 1) /(ctm + d) : thừa số tiền của toàn bộ nền kinh tế 27
  28. 5.5.1 Số nhân tiền của nền kinh tế 28
  29. 5.5.1 Số nhân tiền của nền kinh tế thừa số tiền của toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc  tỷ lệ dự trữ bắt buộc (NHTW quy định). Nếu d nhỏ thì thừa số tiền tăng  tính ổn định của luồng tiền vào ra ngân hàng. (ổn định => thừa số tiền thấp và ngược lại )  Chi phí phải trả khi vay nếu thiếu hụt dự trữ. Lãi suất cao thì phải tuân thủ dự trữ bắt buộc giảm cung tiền  Thói quen thanh toán: quen thanh toán tiền mặt làm Ctm tăng lên, thừa số tiền giảm  Tăng chi tiêu tiêu dùng: cầu tăng thừa số tiền tăng  Khả năng sẵn sàng đáp ứng của NHTM 29
  30. 5.5.2 Kiểm soát cung tiền của NHTW Từ công thức trên thấy M1 phụ thuộc: Lượng tiền cơ sở M0 Tỷ lệ giữ tiền mặt ctm ; Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại d Các công cụ quản lý cung tiền: Nghiệp vụ thị trường mở Lãi suất chiết khấu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 30
  31. 5.5.2 Kiểm soát cung tiền của NHTW Kiểm soát cơ sở M0  Nghiệp vụ thị trường mở  Thị trường mở là thì trường tiền tệ của ngân hàng trung ương, được sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc  Muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở => tăng cơ số tiền (M0) bằng cách tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại => tăng khả năng cho vay, nhận gửi =>tăng mức tiền gửi gấp nhiều lần thông qua thừa số tiền tệ => mức cung tiền sẽ tăng gấp nhiều lần số tiền ban đầu mua trái phiếu của NHTW. 31
  32. 5.5.2 Kiểm soát cung tiền của NHTW Kiểm soát cơ sở M0 Lãi suất chiết khấu  Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định, của NHTW khi cho các NHTM vay để đảm bảo dự trữ hoặc tăng thêm dự trữ của NHTM  Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn thị trường=> điều kiện cho vay thuận lợi=> khuyến khích các NHTM vay=> tăng dư trữ=> mở rộng cho vay=> Mức cung tiền tăng. Biện pháp này được áp dụng rộng rãi khi thi trường mở chưa phát triển. 32
  33. 5.5.2 Kiểm soát cung tiền của NHTW Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ thấp (d nhỏ)=> số nhân tiền lớn => điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng=> tăng cung tiền NHTW là cơ quan duy nhất được quyết định mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một công cụ có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng, tuy nhiên có thể làm xáo trộn trong hoạt động của các NHTM và thị trường tài chính  Trên đây là 3 công cụ điều tiết gián tiếp đến lượng cung tiền 33
  34. 5.5.2 Kiểm soát cung tiền của NHTW Các công cụ điều tiết khác Lãi suất vay và gửi Kiểm soát tín dụng có lựa chọn 34
  35. 5.5.2 Ví dụ thay đổi cung tiền của NHTW Điều kiện cơ sở M1= 340 tỷ. Muốn tăng 60 để thành 400 Có ba phương tiện: Thay đổi dự trữ bắt buộc Thay đổi tỷ lệ chiết khấu Nghiệp vụ ngân hàng mở : mua bán trái phiếu 35
  36. 5.5.2 Ví dụ thay đổi cung tiền của NHTW Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc: trước là 0.25 sau là 0.2 dự trữ tăng 12 sau nhiều vòng sẽ là 60 triệu 12/(1-0.2)= 60 Tiền mặt do dân nắm giữ 100 Gửi giao dịch 240 M1 340 Dự trữ bắt buộc là 60 Dự trữ dư thừa 0 tổng dự trữ 60 Trái phiếu do dân chúng năm giữ 460 Tỷ lệ chiết khấu 7% Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 25% Tỷ lệ dự trữ nếu tăng 60 0.2 Dự trữ bắt buộc 48 dự trữ dư thừa sẽ là 12 Số nhân trước 4 Số nhân sau 5 36
  37. 5.5.2 Ví dụ thay đổi cung tiền của NHTW Thay đổi tỷ lệ chiết khấu:  dự trữ vẫn là 0.25. Số nhân tiền là 4 Muốn tăng thêm 60 với số nhân là 4 thì phải điều chỉnh hệ số chiết khấu giảm sao cho khách hàng gửi thêm 15 (15*4=60) 37
  38. 5.5.2 Ví dụ thay đổi cung tiền của NHTW Nghiệp vụ thị trường mở Số nhân tiền là 4 Muốn tăng thêm 60 với số nhân là 4 thì NHTW phải mua thêm 15 tỷ tiền trái phiếu tại thị trường mở. tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại => tăng khả năng cho vay => tăng mức tiền gửi gấp nhiều lần nhờ thừa số tiền tệ => mức cung tiền sẽ tăng 60 thành (340+60=400) 38
  39. 5.6 Cầu về tiền  Giữ tiền để giao dịch. Do đó, cầu về tiền phụ thuộc số lượng giao dịch và giá cả Cung tiền phụ thuộc khối lượng cung tiền và tốc độ lưu thông tiền tệ 39
  40. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ Cầu và cung cân bằng nên: P*T= M* V1 P giá cả một lần giao dịch; T số lượng giao dịch trong một thời kỳ ví dụ là 1 năm; V1 là tốc độ giao dịch (vòng)- số lần tiền tệ được trao tay trong một thời kỳ nhất định. M* V1 là khối lượng tiền được dùng để giao dịch trong một kỳ 40
  41. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ T số lượng giao dịch là đại lượng khó xác định. Thay thế T bằng một đại lượng khác – tổng sản lượng của nền kinh tế . Tổng sản lượng và số lượng giao dịch là hai đại lượng khác nhau nhưng có mối quan hệ tỷ lệ thuận mật thiết. Nếu Y là sản lượng thì P*Y chính là giá trị sản lượng tính bằng tiền 41
  42. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ Sử dụng các khái niệm trong hạch toán thu nhập quốc dân ta có Y là GDP thực tế, P là chỉ số điều chỉnh và P*Y là GDP danh nghĩa Công thức trên sẽ thành . P*Y = M* V2 (P* Y không hoàn toàn là T*P) nên cung là M* V2  V2 - tốc độ lưu thông thu nhập của tiền tệ. Nó phản ánh số lần một đơn vị tiền tệ chuyển thành thu nhập của một người nào đó trong một thời kỳ nhất định. 42
  43. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ Lý thuyết định lượng tiền tệ Nếu V2 không đổi thì P*Y chỉ còn phụ thuộc M  ta có P*Y =f (M) Khối lượng tiền tệ thay đổi (M var) sẽ kéo theo sự thay đổi trong trong GDP danh nghĩa. Nói cách khác, theo lý thuyết định lượng tiền, khối lượng tiền tệ quyết định giá trị sản lượng bằng tiền của nền kinh tế. 43
  44. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ Phương trình số lượng có thể được viết như sau: % thay đổi P+% thay đổi Y % = %thay đổi M+% thay đổi V  Trong đẳng thức trên sự thay đổi của M do ngân hàng trung ương kiểm soát. Sự thay đổi của V liên quan đến các điều kiện giao dịch, và trong ngắn hạn được coi là không đổi. Mức giá thay đổi chính là lạm phát 44
  45. 5.6.1 Lý thuyết định lượng tiền tệ Sản lượng thay đổi phụ thuộc thay đổi của sản lượng tiềm năng và biến động của chu kỳ sản xuất Nếu sản lượng cho trước, ta thấy % thay đổi M kéo theo % thay đổi P Nói cách khác: Gia tăng cung ứng tiền quyết định tỷ lệ lạm phát 45
  46. 5.6.2 Lý thuyết cầu về tiền của trường phái Keynes Cầu về tiền Md là toàn bộ lượng tiền mà các tác nhân của nền kinh tế muốn nắm giữ. Trong mô hình trên cầu về tiền phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chưa đề cập đến vai trò của lãi suất Theo Keynes cầu về tiền phụ thuộc các động cơ giữ tiền như: Giao dịch, dự phòng và đầu cơ 46
  47. 5.6.2 Lý thuyết cầu về tiền của trường phái Keynes Động cơ giao dịch: các hộ gia đình, các cá nhân giữ tiền để giao dịch, chi tiêu. Mức chi tiêu tỷ lệ thuận với thu nhập. Ta có Md = f (Y) Động cơ dự phòng: Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường cần phải giữ một khoản tiền nhất định để dự phòng. Mức dự phòng tỷ lệ thuận với thu nhập. Ta có Md = f (Y) 47
  48. 5.6.2 Lý thuyết cầu về tiền của trường phái Keynes Động cơ đầu cơ: Nếu giữ tiền để kiếm lời, người ta muốn chọn phương án nào có lợi nhất. Tài sản được chia thành hai loại: tiền và trái phiếu. Trái phiếu có khả năng sinh lời cao hơn tiền Nếu lãi suất đang ở mức cao (dự tính sẽ xuống) trái phiếu được ưa chuộng hơn. Nếu lãi suất đang ở mức thấp (dự tính sẽ lên) tiền được ưa chuộng hơn Cầu về tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất. Md = f(R) hàm nghịch biến 48
  49. 5.6.2 Lý thuyết cầu về tiền của trường phái Keynes Chi phí cơ hội: Mối liên hệ giữa cầu về tiền và lãi suất: là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền. Khi lãi suất cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền cao, mọi người cố gắng giữ tiền mặt ít nhất có thể đề giành cho việc kiếm lời, cầu về tiền thấp. Và ngược lại. Do đó, Md = f(R) hàm nghịch biến. Đối với chúng ta, điều quan trọng không phải là giữ bao nhiêu tiền mà là mua được bao nhiêu hàng từ số tiền đang giữ, tức là chúng ta quan tâm đến tiền thực chứ không phải tiền danh nghĩa, tức là ta quan tâm đến tiền đã loại bỏ lạm phát Md/P. 49
  50. 5.6.2 Lý thuyết cầu về tiền của trường phái Keynes Md/P = f(Y+, R-) Trong đó: Md/P cầu về tiền thực tế Phụ thuộc tỷ lệ thuận vào thu nhập và tỷ lệ nghịch theo lãi suất 50
  51. 5.6.2 Cầu về tiền trường phái Keynes  Dưới dạng tuyến tính hàm số cầu về tiền thường được viết như sau: Md/p =hY+N-mR trong đó: h - là hệ số phản ánh sự biến đổi cầu về tiền theo thu nhập. Thu nhập càng tăng thì nhu cầu về tiền càng tăng. h dương m- là hệ số phản ánh sự biến đổi cầu về tiền theo lãi suất. Thông thường lãi suất càng tăng thì nhu cầu về tiền càng giảm – Quan hệ tỷ lệ nghịch N nhu cầu tự định về tiền. Tức là dù thu nhập bằng 0 thì vẫn có nhu cầu tự định về tiền N. 51
  52. 5.6.2 Cầu về tiền trường phái Keynes Md/P : cầu về tiền thực tế. Cầu về tiền thường được vẽ ứng với một mức thu nhập xác định (giả định cho trước). Khi đó Md/P phụ thuộc tỷ lệ nghịch với R. R Md(Y) Ro M/P Ms/P 52
  53. 5.7 Mô hình thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ biểu diễn quan hệ cung, cầu về tiền và lãi suất với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trục tung là lãi suất, trục hoành là lượng tiền thực tế Mức cung tiền không thay đổi khi lãi suất thay đổi (không phụ thuộc lãi suất) do đó nó là đường thẳng đứng // với trục tung. Ms/P chỉ thay đổi: do cung tiền danh nghĩa hoặc do giá.  Giao điểm cung cầu tiền chỉ ra mức lãi suất Ro – lãi suất cân bằng 53
  54. 5.7 Mô hình thị trường tiền tệ Hệ phương trình của thị trường tiền tệ Md/p =hY+N-mR Và Ms/p = const  ở điểm cân bằng cung cầu bằng nhau giải hệ phương trình ta xác định được các giá trị. 54
  55. 5.7 Mô hình thị trường tiền tệ  khi sản lượng tăng=> cầu về tiền tăng. Đường Md(Y) dịch lên trên sang phải, lãi suất cân bằng tăng. Khi đường cầu về tiền không đổi, cung thực tế tăng (giảm), lãi suất sẽ giảm (hoặc tăng)=> dịch chuyển sang phải (trái) Thông qua cung tiền NHTW điều chỉnh lãi suất ở mức độ nào đó 55
  56. 5.7 Mô hình thị trường tiền tệ  dịch chuyển dọc cầu hoặc dịch chuyển đường cầu dịch chuyển dọc cung hoặc dịch chuyển đường cung R d M (Y2) Ro d M (Y1) M/P Ms/P 56
  57. 5.8 Tác động của chính sách tiền tệ Trong chương 4 giả định đầu tư là đại lượng không đổi (do ta giả định các yếu tố khác ngoài thu nhập không đổi). Trong phần này sẽ xem xét quan hệ giữa đầu tư và lãi suất Thông thường các nhà đầu tư phải quan tâm đến chi phí cơ hội và phải huy động vốn để thực hiện đầu tư => do đó lãi suất vay có ý nghĩa quan trọng Lãi suất cao, số cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi ở mức chấp nhận được sẽ giảm => kế hoạch đầu tư giảm 57
  58. 5.8 Tác động của chính sách tiền tệ Mối liên hệ giữa đầu tư và lãi suất như sau: I= I0-nR0 I0 là hằng số, chỉ mức đầu tư khi lãi suất là 0. Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đầu tư và lãi suất R R1 Đường đầu tư R2 I1 I1 I2 I 58
  59. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ s s • Khi cung tiền tăng từ M 1 đến M 2, lãi suất giảm từ R1 xuông còn R2=> đầu tư tăng từ I1 đến I2 (∆I) • Đầu tư tăng ∆I dẫn đến sự gia tăng của tổng cầu ∆Yad và dẫn đến sự gia tăng của ∆ Y = k* ∆I 59
  60. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ ∆ I ∆ Y= k* ∆I 60
  61. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ Thị trường hàng hóa • C= 100+ 0.8Y; I=400-20R,G=500; cho R=5 • => I= 300; • Yad= C+I+G = 100+ 0.8Y + 300 +500 =900 +0.8Y và Y= Yad • ta có : Y= 900/0.2=4500 61
  62. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ Thị trường tiền tệ • Cầu về tiền: Md/p =hY+N-mR =2 Y+1000-200R • Cung về tiền: M1= ((ctm + 1) /(ctm + d))*M0 Với: ctm =20%; d =10%; p=2; M0 = 4500 • với các số liệu trên thừa số tiền của nền kinh tế là: 1.2/0.3=4; M1= 4500*4 =18000 • Cân bằng trên thị trường tiền tệ Md/p = Ms/p = 18000/2= 9000= 2 Y+1000-200R = 2*4500+1000-200R=> R=5 Cân bằng 62
  63. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ Tác động của chính sách tiền tệ • Ngân hàng TW tăng tiền cơ sở lên 100 (∆M0= 100) • Thừa số tiền của nền kinh tế là: 4 nên M1 tăng thêm 400. (∆Ms= 400)=> ∆Ms/p sẽ là 400/2 =200 • Cân bằng mới trên thị trường tiền tệ 9200= 2 Y+1000-200R, với Y=4500;=>R= 4 • Lãi suất giảm từ 5 xuống còn 4, I sẽ là I=400-20R=400- 20*4=320 tăng 20 so với phương án cơ sở I tăng 20 Y sẽ tăng 20/(1-mpc)= 20/(1-0.8)= 100 63
  64. 5.8.2 Tác động của chinh sách tiền tệ Tác động của chính sách tiền tệ • Y tăng về phần mình sẽ kéo theo tăng cầu về tiền=> dẫn đến tăng lãi suất phần nào=> lãi suất tăng có thể làm giảm mức đầu tư => cứ như thế . Tác động hai chiều qua lại giữa thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa sẽ diễn ra đến khi cả hai thị trường xác lập điểm cân bằng mới =>Ta sẽ phải xét mô hình phức tạp hơn IS- LM đó là nội dung chương 6 64
  65. Câu hỏi 1. Khái niệm tiền và lãi suất? 2. NHTW và việc cung ứng tiền cơ sở? 3. NHTM và việc tạo ra tiền gửi? 4. Số nhân tiền của nền kinh tế:Khái niệm? công thức? 5. Kiểm soát tiền của NHTW? 6. Cầu về tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu về tiền? 65
  66. Câu hỏi 7. Mô hình cung cầu và lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ? 8. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung cầu tiền tệ? 9. Tác động của chính sách tiền tệ 66
  67. Chương 6: IS-LM Chính sách tài chính - tiền tệ trong mô hình IS-LM 6.1 Khái quát chung về mô hình 6.2 Cân bằng trên thị trường hàng hóa: đường IS 6.3 Cân bằng trên thị trường tiền tệ: đường LM 6.4 Phân tích IS-LM 6.5 Chính sách tài chính tiền tệ trong mô hình IS-LM 67