Kinh tế học vi mô - Chương 5: Đo lường sản lượng quốc gia

pdf 40 trang Đức Chiến 04/01/2024 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vi mô - Chương 5: Đo lường sản lượng quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_hoc_vi_mo_chuong_5_do_luong_san_luong_quoc_gia.pdf

Nội dung text: Kinh tế học vi mô - Chương 5: Đo lường sản lượng quốc gia

  1. Chương 5: Đo lường sản lượng quốc gia 1 “Chưa có số liệu mà đã lý luận là một sai lầm lớn. Người ta sẽ vô tình bóp méo thực tế nhằm làm cho nó phù hợp với lý luận, trong khi đáng lẽ lý luận phải phù hợp với thực tế” Sherlock Holmes Trương Ngọc Hảo 1
  2. Nội dung: I. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ II. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) III. CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 2 2
  3. I.THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ 3 Tổng thể nền kinh tế: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu Bởi vì: Mỗi đồng chi tiêu của người mua là một đồng thu nhập của người bán. => Tất cả các khoản chi tiêu trong nền kinh tế rốt cuộc trở thành thu nhập của ai đó. 3
  4. I.THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ 4 Hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa và dịch vụ CẦU Chi tiêu (=GDP) Thị trường Doanh thu (=GDP) CUNG hàng hóa và $ dịch vụ $ Hộ gia đình Doanh nghiệp $ $ Thị trường yếu Thu nhập (=GDP) Tiền lương, tiền thuê, tố sản xuất lợi nhuận (=GDP) CUNG CẦU Vốn, lao động, đất đai Vốn, lao động, đất đai 4
  5. II.TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) 5  Cơ sở nào để bạn đánh giá một quốc gia có hoạt động kinh tế tốt hay không? Xem xét tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế kiếm được.  GDP phản ánh:  Tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế.  Tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. 5
  6. II.GDP 1.Khái niệm 6 Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (N.G.Mankiw). 6
  7. II.GDP 1. Khái niệm 7 “GDP là giá trị thị trường ” . Bạn có thể cộng táo với cam với nhau? . Có thể chứ! Bằng cách sử dụng giá cả thị trường. . GDP cộng nhiều loại sản phẩm khác nhau của nền kinh tế vào trong một thước đo giá trị duy nhất. => GDP sử dụng giá cả thị trường. Vì giá thị trường phản ánh giá trị của sản phẩm. 7
  8. II.GDP 1. Khái niệm 8 “ của tất cả ” . Tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường. . GDP không tính các mặt hàng: - Sản xuất và bán bất hợp pháp. - Sản xuất và tiêu dùng tại nhà.  Bạn có nghĩ rằng khi Lan và Điệp cưới nhau thì GDP của Việt Nam sẽ giảm!? 8
  9. II. GDP 1. Khái niệm 9 “ hàng hóa và dịch vụ ” Bao gồm những hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình “ cuối cùng ” Giá trị của những hàng hóa trung gian đã được tính vào giá cả của hàng hóa cuối cùng. => GDP không tính giá trị các sản phẩm trung gian nhằm tránh tính hai lần. 9
  10. II. GDP 1. Khái niệm 10 “ được sản xuất ra ” . GDP bao gồm những sản phẩm hiện đang được sản xuất. . Thời điểm sản xuất sản phẩm (không phải thời điểm tiến hành mua bán sản phẩm) khi tính GDP. 10
  11. II. GDP 1. Khái niệm 11 “ trong phạm vi một quốc gia ” GDP mang tính lãnh thổ, không phân biệt do ai sản xuất ra. “ trong một khoảng thời gian nhất định” Một khoảng thời gian cụ thể - thường là 1 năm hoặc 1 quý. 11
  12. II. GDP 1. Khái niệm 12 Như vậy:  GDP có thể cho ta một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng của nền kinh tế.  GDP là thước đo thành tựu kinh tế  GDP chỉ là những con số gần đúng về hoạt động của nền kinh tế. 12
  13. II. GDP 2. Cách tính 13 Có 3 cách tiếp cận để tính GDP: thu nhập, chi tiêu và giá trị gia tăng  Theo phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + NX C: tiêu dùng I: đầu tư G: mua sắm của chính phủ NX: Xuất khẩu ròng 13
  14. II. GDP 2. Cách tính 14  Tiêu dùng (C): là chi tiêu của các hộ gia đình cho các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà ở mới.  Đầu tư (I): là việc mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm mua sắm thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các công trình xây dựng.  Mua sắm của chính phủ (G): là chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền trung ương và đại phương (G:chi tiêu tiêu dùng và tổng đầu tư của chính phủ, G = Cg + Ig)  Xuất khẩu ròng (NX): là chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong nước (xuất khẩu: X) trừ đi chi tiêu của người dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài (nhập khẩu: M) 14
  15. II.GDP 2.Cách tính 15  Theo phương pháp thu nhập: GDP = W + R + i + Pr + Ti + De W: Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người lao động nhận được R: Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác i: Thu nhập của người cho vay Pr: Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp Ti: Thuế gián thu De: Khấu hao vốn 15
  16. II.GDP 2.Cách tính Giá trị gia tăng VA Nông dân VA nông dân Chi tiêu trung gian Thợ xay gạo Giá trị VA thợ lúa mỳ xay gạo Chi tiêu cuối cùng VA thợ Thợ làm bánh Giá trị bột mỳ làm bánh VA chủ cửa Cửa hàng Giá bán buôn bánh mỳ bán bánh hàng bánh Người Giá bán lẻ chiếc bánh mỳ tiêu dùng Chi tiêu cuối cùng 16
  17. II. GDP 2. Cách tính 17  Theo phương pháp giá trị gia tăng (sản xuất): GDP = ΣVAi VAi: Giá trị gia tăng của ngành i Giá trị gia tăng = Giá trị sản lượng – giá trị hàng hóa trung gian 17
  18. II.GDP 3.GDP thực tế và danh nghĩa 18 . Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất gạo và thịt. . GDP là tổng giá trị của tất cả gạo và thịt được sản xuất ra: GDP = (PGạo*QGạo) + (PThịt*QThịt) => GDP tăng có thể do giá cả hàng hóa cao hơn hoặc sản lượng lớn hơn. => GDP tính theo cách này không đảm bảo phản ánh chính xác thành tựu kinh tế của quốc gia. 18
  19. II.GDP 3.GDP thực tế và danh nghĩa 19 N  GDP danh nghĩa (GDP ) là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tính theo mức giá năm hiện tại. N GDP 2013 = (PGạo2013*QGạo2013) + (PThịt2013*QThịt2013) R  GDP thực tế (GDP ) là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tính theo mức giá cố định của một năm nào đó trong quá khứ. Chọn 1994 là năm gốc (năm cơ sở), ta có: R GDP 2013 = (PGạo1994*QGạo2013) + (PThịt1994*QThịt2013) R GDP 2014 = (PGạo1994*QGạo2014) + (PThịt1994*QThịt2014) => GDP thực biến động là do? GDP thực phản ánh? 19
  20. Ví dụ: Xoài Me Năm P Q P Q 2012 $10 400 $2.00 1000 2013 $11 500 $2.50 1100 2014 $12 600 $3.00 1200 GDP danh nghĩa của năm: Tốc độ tăng: 2012: $10 x 400 + $2 x 1000 =$6,000 37.5% 2013: $11 x 500 + $2.50 x 1100=$8,250 30.9% 2014: $12 x 600 + $3 x 1200 =$10,800 20
  21. Ví dụ: Xoài Me Năm P Q P Q 2012 $10$10 400 $2.00$2.00 1000 2013 $11 500 $2.50 1100 2014 $12 600 $3.00 1200 Chọn năm 2012 là năm gốc, GDP thực của các năm: Tốc độ tăng: 2012: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6,000 20.0% 2013: $10 x 500 + $2 x 1100 = $7,200 16.7% 2014: $10 x 600 + $2 x 1200 = $8,400 21
  22. II. GDP 3. GDP thực tế và danh nghĩa 22 Như vậy: GDP thực cho biết sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay đổi như thế nào theo thời gian. GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực đo lường sự tăng trưởng của nền kinh tế (Lưu ý: Khi nói về GDP, ta thường đề cập đến GDP thực) 22
  23. II. GDP 3. GDP thực tế và danh nghĩa  Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 được tính bằng phần trăm gia tăng của GDP thực tế năm 2006 so với GDP thực tế năm 2005. 06 05 GDPrr GDP g06 05 100% GDPr 23
  24. Phần đọc thêm: GDP và chất lượng cuộc sống 24  Chất lượng cuộc sống (Phúc lợi kinh tế) phản ánh mức độ hạnh phúc và thỏa mãn của dân chúng.  GDP cao hơn có phản ánh được mức độ hạnh phúc và thỏa mãn cao hơn không? 24
  25. Phần đọc thêm: GDP và chất lượng cuộc sống 25 Một số thứ góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn bị loại ra khỏi GDP:  Thời gian nghỉ ngơi  Sản phẩm sản xuất tại gia đình  Chất lượng môi trường  Phân phối thu nhập  Chi tiêu cho cái gì => GDP không phải chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế. 25
  26. Phần đọc thêm: GDP và chất lượng cuộc sống 26 “GDP không đem lại sức khỏe, chất lượng giáo dục hay niềm vui cho con em chúng ta. Nó không hàm chứa vẻ đẹp của thi ca hay sự bền vững của hôn nhân Nó không nói lên lòng dũng cảm, sự thông thái và lòng trung thành của chúng ta đối với đất nước. Nói tóm lại, nó phản ánh mọi thứ, trừ những cái làm cho cuộc sống trở nên có giá trị hơn ” Trích bài phát biểu của Robert Kenedy, 1968. 26
  27. Phần đọc thêm: GDP và chất lượng cuộc sống 27 o Hầu hết những gì Robert Kenedy phát biểu đều đúng. Vậy tại sao chúng ta lại quan tâm đến GDP ? o Câu trả lời: GDP lớn giúp chúng ta hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. => GDP là một chỉ tiêu kinh tế tốt nhưng không phải tất cả! 27
  28. Bảng 1: GDP và chất lượng cuộc sống 28
  29. Hình 1: GDP thực của Mỹ 29
  30. III.CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 30 1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GNP)  Là tổng thu nhập mà công dân một quốc gia tạo ra.  So sánh GDP và GNP:  GDP là tổng thu nhập kiếm được trong nước  GNP là tổng thu nhập mà người dân một nước kiếm được GNP = GDP + NIA NIA: Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài) NIA = Thu nhập người Việt Nam từ các nhân tố ở nước ngoài (lao động, tiền vốn, ) Thu nhập người nước ngoài từ các nhân tố ở Việt Nam. - 30
  31. III.CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 31 2. SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG (NNP) Là tổng thu nhập của công dân một nước trừ đi khấu hao NNP = GNP – De De: Khấu hao 31
  32. III.CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 32 3. THU NHẬP QUỐC DÂN (NI) Là tổng thu nhập mà công dân một nước tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ NI = NNP – Ti Ti: Thuế gián thu 32
  33. III.CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 33 4. THU NHẬP CÁ NHÂN (PI) Là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể nhận được PI = NI - PrNộp + Giữ lại + Tr PrNộp + Giữ lại: Lợi nhuận nộp thuế và giữ lại Tr: Chi chuyển nhượng 33
  34. III. CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP 34 5. THU NHẬP CÁ NHÂN KHẢ DỤNG (DI) Là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể còn lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ DI = PI - TCN TCN: Thuế cá nhân và các khoản nộp ngoài thuế 34
  35. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 35  Vốn (Capital): Khối lượng máy móc, thiết bị, hàng tồn kho và các nguồn lực khác của sản xuất.  Khấu hao (Depreciation): Giá trị hao mòn máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất.  Hàng hóa (Goods) và dịch vụ (Services): - Hàng hóa là kết quả của sản xuất dưới dạng sản phẩm hữu hình và có thể dự trữ được. - Dịch vụ là sản phẩm vô hình không thể dự trữ được. 35
  36. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 36  Sản xuất (Production): Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra thu nhập.  Sản lượng (Output), thu nhập (Income) và chi tiêu (Expenditure) - Sản lượng là giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. - Thu nhập của các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai ) được sử dụng trong sản xuất. - Chi mua hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. 36
  37. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 37  Hàng hóa cuối cùng (Final goods) và sản phẩm trung gian (Intermediate goods) - Hàng hóa cuối cùng: được bán cho người tiêu dùng cuối cùng - Sản phẩm trung gian: nhập lượng để sản xuất ra hàng hóa cuối cùng 37
  38. TÓM TẮT 38  Do mọi giao dịch đều có một bên mua và một bên bán, nên tổng chi tiêu phải bằng tổng thu nhập trong nền kinh tế.  Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh tổng chi tiêu của nền kinh tế về những hàng hóa và dịch vụ mới sản xuất ra và tổng thu nhập tạo ra từ việc sản xuất chúng.  GDP được phân làm 4 thành tố chi tiêu: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). GDP = C + I + G + NX 38
  39. TÓM TẮT 39  GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành, còn GDP thực tế sử dụng giá của năm gốc để đánh giá sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.  GDP là chỉ tiêu tốt nhưng không hoàn hảo về phúc lợi kinh tế.  Không có thước đo tổng hợp về kinh tế như GDP, các nhà hoạch định chính sách sẽ phiêu giạt trên đại dương của những số liệu hỗn độn! 39
  40. TÀI LIỆU THAM KHẢO 40  N.Gregory Mankiw. Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô. Dịch từ tiếng Anh. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, 2014.  Nguyễn Hoài Bảo. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế tp.HCM, 2007.  Nguyễn Việt Hưng. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân, 2008.  Paul A Samuelson và William D. Nordhalls. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Nhà xuất bản Tài chính, 2011.  Phan Nữ Thanh Thủy. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế tp.HCM, 2008. 40