Kinh tế học và Triết học của Chủ nghĩa xã hội

pdf 28 trang vanle 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học và Triết học của Chủ nghĩa xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_hoc_va_triet_hoc_cua_chu_nghia_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Kinh tế học và Triết học của Chủ nghĩa xã hội

  1. Tác phẩm dịch DC-03/2009 Kinh tế học và Triết học của Chủ nghĩa xã hội Norman Barry TS. Nguyễn Đức Thành dịch và chú thích
  2. © 2009 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch DC-03/2009 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Kinh tế học và Triết học của Chủ nghĩa xã hội* Norman Barry† TS. Nguyễn Đức Thành‡ dịch và chú thích * Tiểu luận này lần đầu tiên xuất hiện trên Il Politico, một tạp chí về Khoa học Chính trị của Italia (Trường Đại học Pavia), Tập XLIX, Số 4, năm 1984. Nguồn: Bút ký kinh tế, số 6 - The Libertarian Alliance, 1986 † Norman Barry là Giáo sư Chính trị học tại Trường Đại học Buckingham, là tác giả của các bộ sách: Nhập mơn Lý thuyết Chính trị Hiện đại, Triết học Kinh tế và Xã hội của Hayek, Pháp quyền mới, và Bàn về Chủ nghĩa Tự do Cổ điển và Chủ nghĩa Tự do-Vị lợi Cổ điển. ‡ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN. Email: nguyen.ducthanh@vepr. org.vn 1
  3. Mục lục Nguồn gốc của cuộc tranh luận về ‘tính tốn’ xã hội chủ nghĩa 3 Phê phán mang tính xã hội chủ nghĩa về chủ nghĩa tư bản 6 Lập luận của Mises 8 Những lập luận của Lange 16 Một số suy ngẫm chung 21 Chú thích 25 2
  4. Nguồn gốc của cuộc tranh luận về ‘tính tốn’ xã hội chủ nghĩa*1 Cĩ một thực tế lạ lùng trong lịch sử tư tưởng chính trị và xã hội của thế kỷ này, đĩ là hai hệ thống kiến giải xã hội mang tính lý thuyết và duy lý, thống trị mạnh mẽ nhất, một bên là những người theo chủ nghĩa cá nhân tự do cổ điển và bên kia là những người theo chủ nghĩa tập thể, lại rất hiếm khi đối đầu nhau một cách trực tiếp trong lãnh địa của những phép tắc khảo cứu khoa học. Bất chấp dung lượng khổng lồ của chúng, những bài viết trong các ngành triết học xã hội này chẳng mấy khi được viết ra theo cách cho phép đi tới những giải pháp rốt ráo cho hàng loạt vấn đề chúng đặt ra: thay vào đĩ, chúng xuất hiện như những cơng trình kiến trúc vĩ đại, với nhiều tầng bậc mỹ thuật khác nhau, đứng kế bên nhau chứ khơng phải trên cùng một mảnh đất chung. Như những bà nội trợ xứ Glaswegia*2 gân cổ lên cãi nhau từ hai bên hè phố, người theo chủ nghĩa cá nhân và người theo chủ nghĩa tập thể dường như luơn luơn tranh luận từ hai hệ tiền đề khác nhau. Như người được giải Nobel về Khoa học Kinh tế George Stigler*3 từng nĩi, những cuộc tranh luận giữa những người xã hội chủ (1) nghĩa’ và những người ‘tư bản chủ nghĩa’ là khơng ăn khớp với nhau (‘unjoined’). Tuy nhiên, sự chệch choạc này, theo Stigler, hồn tồn bắt nguồn từ sự thất bại của cả hai phe khi đánh giá các kết quả thực tiễn của những lập luận tương ứng của họ. Theo một lối ‘thực chứng’ điển hình, ơng tuyên bố rằng chỉ ‘bằng chứng thực tế’ (evidence) mới cĩ thể giải quyết được sự bất đồng giữa các hệ tư tưởng. Trái với quan điểm trên, cần phải nhấn mạnh rằng những nhận định thực nghiệm riêng nĩ khơng bao giờ cĩ thể mang tính quyết định trong các lập luận triết học về chính trị và xã hội. Nguyên nhân một phần vì dữ liệu trong lĩnh vực xã hội là rất phức tạp, khơng thể kiểm sốt, mang tính tạm thời và lộn xộn. Rõ ràng là, những thất bại hiển nhiên của việc kế hoạch hố tập trung nhằm tối đa hố các mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã khơng làm thay đổi ngay cả những người theo chủ nghĩa tập thể cĩ đầu ĩc thực nghiệm, dù những thất bại này chắc chắn làm anh ta thất vọng. Anh ta luơn cĩ thể quy kết chúng cho những tình huống khơng thuận *1 "Tính tốn xã hội chủ nghĩa" (Socialist Calculation) là đối tượng của một trong những cuộc tranh luận lớn nhất trong lịch sử kinh tế học thế kỷ XX, mà bài viết sau đây sẽ đề cập tới. Cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề liệu một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kế hoạch hố cĩ thể thay thế việc tính tốn của thị trường (tự do) trong việc phân bổ nguồn lực và điều tiết giá cả hay khơng. Nếu tính tốn xã hội chủ nghĩa khơng thay thế được thị trường, thì coi như Chủ nghĩa xã hội là khơng khả thi về mặt lý thuyết, và tất yếu sẽ bị thủ tiêu. Chú thích đánh dấu (*) đi trước con số là của người dịch (ND), đặt ở cuối trang, chú thích đánh số trong ngoặc là của tác giả, đặt ở cuối bài theo nguyên tác. *2 Miền đất phía Tây Bắc Scotland, nổi tiếng với những bà vợ ghê gớm. *3 George J. Stigler (1911-1991), nhận giải Nobel về Kinh tế học năm 1982, "vì những nghiên cứu đột phá của ơng về cấu trúc ngành, chức năng của thị trường và những nguyên nhân và hậu quả của điều tiết cơng" (Hội đồng trao giải Nobel 1982). Stigler cịn được giới kinh tế học kính trọng với tư cách một sử gia tư tưởng kinh tế sắc sảo và độc đáo. 3
  5. lợi, những thứ hiển nhiên là khơng thể tránh khỏi, chứ khơng phải do một số sai sĩt nội tại trong lý thuyết của anh ta. Nhưng, quan trọng hơn, mọi lập luận thực chứng trong khoa học xã hội đều sống ký sinh trên một lý thuyết tổng quát nào đĩ, địi hỏi một cơ sở mang tính triết học nhiều hơn. Vấn đề đã được nêu lên và trả lời bởi người theo chủ nghĩa cá nhân là tại sao những thất bại rõ ràng như thế của chủ nghĩa tập thể đã diễn ra: phải như thế thì sau đĩ anh ta mới cĩ thể nĩi một cách tự tin rằng, những thất bại đĩ thực chất là những đặc điểm khơng thể khắc phục được của lâu đài kinh tế học xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, đây là một vấn đề cực kỳ nan giải: liệu những cuộc tranh cãi trong triết học xã hội cĩ thể được làm cho “ăn khớp” với nhau theo một cách thức nào đĩ, mà khơng phải theo lối thực nghiệm (và do đĩ chỉ liên hệ với nhau một cách cục bộ) hay khơng, câu hỏi này bản thân nĩ nhất định vẫn cứ là một đối tượng của sự bất đồng quan điểm thường hằng. Tuy nhiên, đã cĩ một cuộc tranh luận trong lịch sử tư tưởng kinh tế, “cuộc tranh luận về tính tốn” nổi tiếng giữa các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những năm 1920 và 1930, mà trong cuộc tranh luận đĩ những người tham gia khơng đứng tranh cãi trên những mảnh đất khác nhau, mà dường như ở trong cùng một khuơn khổ lý thuyết chung. Thêm vào đĩ, khơng những họ khơng tranh luận về “thực tiễn”, mà trái lại, khơng cĩ bên nào trong số họ bị xơ đẩy bởi bất cứ một hiện tượng thực tế nào. Từ quan điểm của lịch sử tư tưởng kinh tế, cuộc tranh luận này đã được các nhà kinh tế khảo cứu cẩn thận rồi. Thật vậy, cho tới tận gần đây, vẫn cĩ một sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế chuyên nghiệp rằng, theo một nghĩa trừu tượng hay lý thuyết nào đĩ, các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa đã “thắng”.(2) (Bất kể những vấn đề đạo đức, chính trị và thực tế khá hiển nhiên, những thứ vẫn cĩ thể làm sự chống đối kế hoạch hĩa xã hội chủ nghĩa trở thành dứt khốt). Mục đích của bài viết này là chứng tỏ rằng kết luận trên là sai lầm xét từ quan điểm của lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, người ta cũng biết rằng cuộc tranh luận về tính tốn khơng thuần tuý chỉ liên quan đến kinh tế học; nĩ cịn liên quan đến những vấn đề rộng lớn hơn của triết học xã hội, mà đa phần đã khơng được những người trong cuộc thừa nhận một cách cơng khai. Nguồn gốc lịch sử dẫn tới cuộc tranh luận tương đối đơn giản.(3) Nĩ diễn ra giữa một bên là các nhận vật chủ chốt của Trường phái Kinh tế chính trị học Áo*4, mà chủ yếu là Ludwig von Mises (1881-1973) và Friedrich von Hayek (sinh năm 1899), cịn bên kia là các mơn đồ của cách tiếp cận cân bằng tổng thể chính thống, nổi bật nhất là H. D. Dickinson *4 Trường phái kinh tế học Áo (Austrian School of Economics) do Carl Menger (1841-1921) sáng lập vào những năm 1870, sau đĩ được các mơn đồ là Eugen von Bưhm-Bawerk (1851-1914) và Friedrich von Wieser (1851- 1926) kế tục. Trường phái Áo kêu gọi một thị trường tự do và chống lại gần như bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước. Vào thế kỷ XX, lý luận của Trường phái Áo đạt tới đỉnh cao nhờ cơng lao của hai nhà kinh tế lỗi lạc Ludwig Edler von Mises (1881-1973) và Friedrich August von Hayek (1889-1992). 4
  6. (1899-1968), Fred M. Taylor (1855-1932), Oscar Lange (1904-1965) và, về sau này, Abba P. Lerner (1903-1982). Cuộc tranh luận được mở màn vào năm 1920 với sự cơng bố bài báo nổi *5 (4) tiếng của Mises, ‘Tính tốn kinh tế trong Khối thịnh vượng chung Xã hội chủ nghĩa’ , trong đĩ, ơng lập luận rằng nếu khơng cĩ một thị trường cho hàng tiêu dùng và nhân tố sản xuất, thì các giá trị kinh tế (khơng chỉ giá cả của hàng tiêu dùng, mà bao hàm tất cả các loại tiền tơ, tiền cơng và lãi suất) sẽ khơng thể nào được tính tốn ra là bao nhiêu, mà sẽ phải bị quyết định một cách độc đốn (arbitrarily) bởi một chính quyền trung ương. Nếu một hệ thống xã hội chủ nghĩa loại bỏ thị trường, thì nĩ cũng loại bỏ cách tổ chức hợp lý của một nền kinh tế. Lúc này các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa cĩ tên trên kia đã xem xét những phê phán của Mises một cách rất nghiêm túc (điều này cĩ thể là một lý do vì sao họ khơng mấy khi được nhắc tới trong các cuốn lịch sử chuẩn về tư tưởng xã hội chủ nghĩa do các nhà khoa học và lý thuyết chính trị viết nên) nhưng họ nghĩ rằng câu trả lời cho những câu hỏi của Mises cĩ thể được tìm thấy ngay trong hệ thống lý thuyết kinh tế chính thống. Hệ thống này đã thực sự cung cấp một cách tính tốn giá trị, xét cho cùng thì dựa trên sự ưa thích chủ quan, nhưng khơng nhất thiết đi tới kết luận rằng hệ thống kinh tế nên bao hàm các thể chế tư bản chủ nghĩa điển hình với quyền tư hữu và các ‘hãng’. Chính Hayek là người đã bảo vệ và triển khai những tiền đề của Mises bằng cách tấn cơng một cách cơng khai vào quan điểm chính thống về tính tốn kinh tế. Tuy nhiên, bản chất của phê phán Mises- Hayek chưa bao giờ được hiểu cho thấu đáo vào thời điểm đĩ, chủ yếu là vì kinh tế học Áo chưa bao giờ được phân định cho rõ ràng như một loại lý thuyết kinh tế khác biệt so với lý thuyết thị trường cạnh tranh truyền thống, và cuộc tranh luận dường như được khép lại vào cuối những năm 1930 với phần thắng vẻ vang thuộc về các nhà xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1920, Mises tiếp tục tấn cơng chủ nghĩa xã hội nhưng phê phán của ơng cĩ khuynh hướng trượt theo những nghiên cứu mang tính tâm lý học và xã hội học nhằm chống lại các nhà xã hội chủ nghĩa và (5) chủ nghĩa xã hội. Thật thú vị, cả Hayek cũng chuyển hướng từ lý thuyết kinh tế thuần tuý sang triết học xã hội một cách tổng quát và phát triển một học thuyết phức tạp về phương pháp luận và nhận thức luận, mà học thuyết này, giờ đây nhìn lại, cĩ liên quan trực tiếp đến cuộc tranh luận ban đầu. Cách giải thích của ơng về bản chất của tri thức kinh tế, nếu đúng, loại bỏ hồn tồn cách tính tốn do các nhà xã hội chủ nghĩa đưa ra vào những năm 1930. Lý thuyết kinh tế khơng cịn là một cơng cụ trung tính phục vụ bất cứ một hình thức kinh tế cho *5 xem nguyên tác tiếng Anh: 5
  7. trước nào, mà chỉ cĩ ý nghĩa trong một hệ khái niệm triết học mong muốn tìm cách lĩnh hội đầy đủ bản chất của đời sống xã hội mà thơi. Phê phán mang tính xã hội chủ nghĩa về chủ nghĩa tư bản Cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản diễn ra dưới nhiều hình thức. Nhìn lại sự phát triển về lý luận của chủ nghĩa xã hội trong 150 năm qua, chúng ta cĩ thể quy sự phản đối mang tính xã hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa tư bản thành bốn loại. Loại thứ nhất, bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx, cho rằng các hình thức của đời sống kinh tế và xã hội chỉ mang tính lịch sử và do đĩ chủ nghĩa xã hội là kết quả tất yếu của những quy luật khơng thể đảo ngược. Những người theo quan điểm này khơng bận tâm nhiều lắm với vấn đề tính tốn. Trật tự tư bản chủ nghĩa sẽ để lại một thế giới sung túc nên thế giới xã hội chủ nghĩa (6) mới trong tương lai khơng cần tới lý thuyết kinh tế vì lúc ấy khơng cịn sự khan hiếm. Thực vậy, những cư dân của nĩ thậm chí sẽ khơng cịn lịng ham muốn vơ hạn độ nữa vì đĩ chỉ là một đặc tính riêng cĩ của con người tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này của con người được coi là chỉ mang tính tạm thời trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chứ khơng phải là một chân lý phổ biến đối với lồi người. Phê phán mang tính xã hội chủ nghĩa thứ hai về chủ nghĩa tư bản thực chất là sự triển khai khía cạnh vừa nhắc đến trên kia của chủ nghĩa xã hội lịch sử. Theo quan điểm này, người tiêu dùng khơng phải là những tác nhân chủ động tự do quyết định nhu cầu của họ, trái lại, họ là những nạn nhân “tự nguyện” của hệ thống sản xuất, cái quyết định nhu cầu của họ. Tự do xã hội chủ nghĩa thực thụ chỉ tồn tại khi con người thốt khỏi những ham muốn cĩ tính chất tự huỷ hoại chính bản thân họ. Quan điểm này thể hiện rõ trong cuộc tấn cơng của Galbraith*6 vào vai trị của những nhà quảng cáo và các tập đồn “vơ trách nhiệm”. Điều này được thể hiện dưới một hình thức cuồng khích (hysterical) hơn trong những tác phẩm của Marcuse*7. Một lần nữa, người ta cho rằng khơng cĩ vấn đề tính tốn nghiêm trọng nào cần phải giải quyết bởi vì một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cĩ thể dễ dàng tạo ra một năng lực sản *6 John Kenneth Galbraith (1908 – 2006), kinh tế gia người Mỹ gốc Canada, được xem là một lãnh tụ của phái Thể chế Mỹ (American Institutionalism), mặc dù ơng khơng thừa nhận điều này. Galbraith cĩ những phê phán chua cay về xã hội tư bản hiện đại, và về chính các đồng nghiệp là kinh tế gia theo phái chính thống, khi ơng coi họ như những tên nơ lệ giáo điều. Các tác phẩm nổi tiếng của ơng là American Capitalism (1952), The Affluent Society, (1958), The New Industrial State (1967). *7 Herbert Marcuse (1898-1979) nhà tư tưởng, nhà triết học người Đức. Thoạt tiên cộng tác với Heidegger, nhưng đã chia tay vì những bất đồng quan điểm trong lý thuyết Quốc xã. Marcuse nổi tiếng với tư cách một nhà tư tưởng phê phán mạnh mẽ xã hội tư bản hiện đại. Ơng đã nỗ lực tổng hợp lý thuyết của Freud với chủ nghĩa Mác, thể hiện rõ qua tác phẩm Eros and Civilization (1955) (bản tiếng Việt "Dục tính và Văn minh" do NXB Kinh Thi xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước Giải phĩng). Marcuse cịn là một nhà hành động cánh tả, nhận được nhiều ủng hộ của thanh niên phương Tây những năm 1960-70. Xem thêm: 6
  8. xuất đủ để thoả mãn mọi nhu cầu chủ động thực sự. Nhưng ngay cả ở đây, sự thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất cũng địi hỏi một số kỹ thuật sản xuất hợp lý nào đĩ; một điểm được nhấn mạnh trong các phê phán của chủ nghĩa xã hội. Phê phán mang tính xã hội chủ nghĩa thứ ba ít chú trọng hơn đến những tính tốn siêu hình trên và tập trung nhiều hơn đến sự phân phối thu nhập và của cải bất cơng hiển hiện trong xã hội vận hành theo thị trường tư bản chủ nghĩa. Học thuyết này liên hệ đến những khái niệm quen thuộc về cơng bằng và bình đẳng xã hội, và đề cao điều này như là những tiêu chí đạo đức ngoại biên (external) để đánh giá sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hiển nhiên là ở đây tồn tại vấn đề tính tốn, bởi vì nếu nhu cầu được coi là chủ động và mục tiêu của hoạt động kinh tế là làm thoả mãn những nhu cầu đĩ, thì vẫn tồn tại một vấn đề cực kỳ hệ trọng, đĩ là liệu chủ nghĩa bình quân cĩ thể khơng mang tính phá hoại to lớn đối với năng lực sản xuất của một nền kinh tế, mà những thành quả của nĩ địi hịi sự mất mát rịng trong việc thoả mãn nhu cầu thậm chí của cả những người đã bị làm cho nghèo đi, hay khơng.(7) Trên thực tế, theo quan điểm này, khơng cĩ một lý thuyết sản xuất nghiêm túc nào cả. Sự chống đối mang tính xã hội chủ nghĩa thứ tư tập trung mạnh mẽ vào vấn đề hiệu quả nằm ẩn sau những phê phán trên. Một lần nữa, nhu cầu của người tiêu dùng được xem như những nhân tố quyết định đầu ra, nhưng vấn đề là liệu các hệ thống tư bản chủ nghĩa truyền thống, với những đặc tính như độc quyền, hiệu suất tăng theo quy mơ và các hình thức “quyền lực” thị trường khác, cĩ thể gặt hái được những mục tiêu đã được thiết lập một cách nội sinh hay khơng? Nĩi cách khác, người ta cho rằng một hệ thống sản xuất kế hoạch hố tập trung (và thuộc sở hữu cơng), cĩ thể đem lại những cải thiện về tính hiệu quả, và loại trừ những mất mát phúc lợi bắt nguồn từ những khuyết điểm nêu trên của các hệ thống thị trường hiện thời, đồng thời vẫn duy trì được sự lựa chọn của cá nhân trong tiêu dùng và chiếm hữu. Quan điểm trên chính là quan điểm về chủ nghĩa tân cổ điển chính thống của các nhà xã hội chủ nghĩa “thị trường” được đề cập trên kia, những người xây dựng hệ thống của họ từ lý thuyết cân bằng tổng thể. Tuy nhiên, phần nhiều cảm hứng của các lý thuyết gia kinh tế của chủ nghĩa xã hội, như Lange, Lerner, Taylor và Dickinson*8, bắt nguồn từ niềm tin của họ, rằng sự bất bình *8 Lange: xem chú thích chi tiết ở phần sau. Abba P. Lerner (1903-1982) kinh tế gia gốc Nga nhưng được đào tạo ở Trường Kinh tế London (LSE), di cư sang Mỹ năm 1937, cĩ nhiều đĩng gĩp cho kinh tế học thời bấy giờ. Lerner đứng về phía Lange trong cuộc tranh luận từ năm 1934. Fred M. Taylor (1855-1932) kinh tế gia người Mỹ, tham gia vào cuộc tranh luận từ rất sớm với bài viết "The Guidance of Production in a Socialist State" 7
  9. đẳng về của cải và sự phân định nguồn lực là những sai sĩt vốn cĩ và cĩ khả năng chỉnh sửa mà khơng phá hoại những đặc điểm về tính hiệu quả của một hệ thống kinh tế. Những “bất cơng” này khơng bị chống đối xét theo bất cứ một nghĩa triết học sâu xa nào: giả định ẩn ở đây là những bất cơng ấy chỉ đơn thuần là sự tuỳ tiện (arbitrary). Do đĩ, cĩ một sợi chỉ xuyên suốt khơng thể tiệt trừ được của chủ nghĩa duy lý trong lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội, dẫn tới một giả định khơng được đưa ra luận bàn, là quyền sở hữu cĩ thể được tráo đi đổi lại một cách vơ hạn và vì thế tạo nên một điểm tối ưu mong muốn nào đĩ. Chính loại phê phán cuối cùng này trong bốn loại phê phán trên cĩ liên quan nhiều nhất đến cuộc tranh luận về tính khả thi của một xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cả ba quan điểm trước cũng sẽ vẫn được xem xét ở một mức độ nhất định trong những lý giải của tơi về cuộc tranh luận cũng như cách tơi suy diễn những gì sẽ diễn ra sau đĩ. Cuộc tranh luận về tính tốn cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng kinh tế và xã hội vì trong cuộc tranh luận đĩ, những người tham chiến chính dường như cùng thao tác trên những khái niệm quen thuộc về tính duy lý, về “con người cá thể” (‘person’), và về bản chất của vấn đề kinh tế. Vào năm 1920, Mises đã thiết lập cương giới cho cuộc tranh luận khi nĩi rằng việc chạy trốn sang lĩnh vực siêu hình học, tại đĩ các vấn đề về sự tồn tại tối hậu được đặt lên trên vấn đề phân bổ nguồn lực khan hiếm, là khơng thể được. Như Hayek đã viết một cách súc tích khi nhìn nhận lại Cuộc tranh luận: “Do đĩ, vấn đề kinh tế phát sinh ngay khi những mục đích khác nhau phải cạnh tranh với nhau vì các nguồn lực hiện cĩ.”(8) Vì vậy, khơng cĩ một mục đích nào được phép cĩ vị thế siêu hình học cao hơn các mục đích khác. Lập luận của Mises Trong bài viết năm 1920 cũng như những tác phẩm về sau của mình, Mises hiểu chủ nghĩa xã hội đơn giản là một hệ thống trong đĩ phương tiện sản xuất thuộc sở hữu của một chính quyền trung ương nào đĩ: thế thì vấn đề cịn bỏ ngỏ là liệu hệ thống sản xuất cĩ nên được định hướng theo những cứu cánh mang tính cá nhân hay khơng (giống như lý thuyết của chủ nghĩa xã hội thị trường được đề cập trên kia) hay là theo những cứu cánh một phần bị quyết định bởi các nhà lãnh đạo chính trị. Theo quan điểm của Mises, trong cả hai trường hợp đều xuất hiện vấn đề tính tốn. Lý do là vì giải pháp cho vấn đề kinh tế địi hỏi một thước đo giá trị nếu phương tiện sản xuất muốn được sử dụng một cách cĩ hiệu quả nhằm đạt tới bất cứ một cứu cánh nào. Mises lập luận rằng chỉ cĩ hệ thống thị trường, trong đĩ cơ chế giá cả (AER 1929). Henry Douglas Dickinson (1899-1968), được biết đến với các tác phẩm "Price Formation in a Socialist Community" (EJ 1933) và The Economics of Socialism, (1939). 8
  10. phản ánh mức hy sinh tương đối của các nhân tố sản xuất, mới cĩ thể làm được điều đĩ. Nếu thiếu hệ thống báo tín hiệu này, các chính quyền trung ương sẽ khơng cĩ gì để lấy làm hoa tiêu cho hành động của họ, và thế là các quyết định của họ nhất định mang tính tuỳ tiện. Do đĩ lập luận của Mises về “tính bất khả thi” của chủ nghĩa xã hội là một luận đề cực đoan đặc biệt vì nĩ cho rằng ngay cả khi các nhà lãnh đạo chính trị, chứ khơng phải của những người tiêu dùng cá biệt, quyết định được đâu là mục tiêu cuối cùng, thì vẫn cịn một vấn đề về phân bổ nguồn lực cho quá trình sản xuất ra những kết quả cuối cùng ấy khi khơng cĩ các mối quan hệ thị trường đan xen trong tồn bộ các hoạt động kinh tế. Đối với Mises, xã hội lồi người khác xa một thể hữu cơ bị chi phối bởi những quy luật máy mĩc: xã hội ấy được kết thành từ những cá nhân hoạt động khơng ngừng, đang mong muốn thoả mãn nhu cầu của bản thân, mà hành động và lựa chọn của họ là ngọn nguồn (9) của mọi giá trị. Cho dù, hành động con người cĩ mang tính kinh tế xét theo nghĩa hẹp hay khơng, tức là liên quan đến việc tối đa hố những lợi lộc nhãn tiền đo bằng tiền bạc, thì vẫn luơn là hợp lý trong chừng mực nĩ liên quan đến việc sử dụng các phương tiện để đạt tới những cứu cánh được quyết định một cách chủ quan. Tuy nhiên, trong giới hạn của khoa học, chúng ta cĩ thể đánh giá các phương tiện được lựa chọn nhằm đạt tới các cứu cánh ấy. Do đĩ, Mises dễ dàng chứng minh rằng một xã hội rộng lớn địi hỏi một thị trường nhằm thiết lập các tỷ lệ trao đổi khách quan và một chế độ tiền tệ để truyền tải các thơng tin về những giá trị ấy. Chỉ trong một nền rất kinh tế nhỏ, như một hộ gia đình, thì đầu ĩc con người bình thường (10) mới cĩ thể tự biết được các giá trị. Hơn nữa, nếu chúng ta cĩ thể giả định ý thích hay cơng nghệ sản xuất là ít hoặc khơng thay đổi thì tri thức kinh tế tương ứng với việc tổ chức một thứ như nền kinh tế hộ gia đình mới cĩ thể được cụ thể hĩa và trở nên cĩ giá trị đối với một hình thức kế hoạch hố hợp lý. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy một cách chi tiết hơn dưới đây, điều này là mơ tả hồn tồn sai lầm về những nền kinh tế hiện hành, khơng chỉ theo nghĩa về kích thước, mà, quan trọng hơn, theo nghĩa chúng là những thể biến động khơng ngừng và cĩ tính bất trắc. Chính tính khơng thể dự đốn trước được của xã hội, so với một hệ vật lý ổn định, khiến việc kế hoạch hố là khơng thể khả thi. Tất nhiên, Mises thừa nhận rằng ngay cả trong một xã hội xã hội chủ nghĩa thì vẫn cĩ hàng tiêu dùng cá nhân cĩ giá cả gắn liền với chúng, và do đĩ, được cung cấp qua các mối quan hệ tiền tệ. Nhưng vì mức độ dùng tiền sẽ bị hạn chế rất chặt chẽ nên tác dụng của sự tính tốn duy lý kinh tế sẽ bị bĩp nghẹt. Điều này cĩ nghĩa là vì các nhân tố sản xuất khơng được định giá thơng qua thị trường nên sự phân phối thu nhập cho mỗi nhân tố buộc phải bị 9
  11. quyết định một cách tuỳ tiện bởi nhà nước. Và điều này ngăn cản khơng cho thơng tin về cách sử dụng tối ưu các nguồn lực đến được các tác nhân kinh tế. Những thơng tin này chỉ cĩ được trong một thế giới bất biến: một thế giới trong đĩ chi phí sản xuất cĩ thể được coi như khơng đổi theo thời gian. Chính thế giới kinh tế này được mơ tả dưới hình thức đại số trong lý thuyết kinh tế chính thống về so sánh tĩnh. Nhưng điểm cốt tuỷ mà Mises muốn làm rõ là một nền kinh tế khơng phải là một thực thể tĩnh với những đặc điểm được tái tạo đi tái tái tạo lại theo một cơ chế máy mĩc. Trong một cuộc thảo luận cơng khai về lý thuyết chính thống, Mises nĩi rằng trong thế giới tĩnh, vấn đề tính tốn khơng cịn tồn tại vì lúc này “những sự kiện giống hệt nhau trong đời sống kinh tế cứ lặp đi lặp lại liên tục”(11) Trong một tác phẩm sau này, Mises viết: Một hệ thống mà con người trong đĩ khơng mắc sai lầm bao giờ, thì đĩ là một thế giới của những người máy câm lặng khơng biết suy nghĩ; đĩ khơng phải xã hội lồi người, đĩ là một tổ kiến.(12) Ngược lại những mơ tả trên, đối với Mises một nền kinh tế khơng tự nhân bản liên tục như một bộ gen đã được sắp đặt trước, mà chịu sự chi phối của những thay đổi thường hằng trong đĩ mỗi hành động của con người khơng phải sự lặp lại, mà mang tính suy đốn (13) (speculative). Do đĩ, lý thuyết kinh tế giải thích những hành động cĩ tính tốn ấy được phối hợp với nhau như thế nào theo thời gian; nĩ khơng mơ tả một thế giới hài hồ tuyệt đối trong đĩ mọi quá trình nêu trên đã hồn tồn chấm dứt. Tất nhiên là một thế giới như thế khiến cho sự cạnh tranh thực thụ trở thành vơ dụng. Thế nhưng, khi các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa chĩa mũi giáo tấn cơng Mises, họ quên mất điểm này và lại giả định rằng các “quy luật” của kinh tế học, cái mà các dự án xã hội chủ nghĩa nhất định phải tuân theo, là các quy luật diễn tả một thế giới cân bằng tĩnh. Đây đúng là cái mà Mises xem là các định lý kinh tế, ví dụ, luật cung và cầu, lợi ích cận biên giảm dần, lợi suất giảm dần của nhân tố, v.v., những cái được xem như là những chân lý tiên nghiệm, nhưng ơng lại quan tâm chủ yếu đến việc hành động con người, hành động nhằm theo đuổi những mục đích cĩ tính tốn của các chủ doanh nghiệp, vận hành ra sao trong c- ương giới được thiết lập bởi những chân lý ấy. Trong bối cảnh này, những thể chế xã hội như sở hữu tư nhân, tiền tệ, và các “hãng” trở thành các khí cụ để ứng phĩ với sự thay đổi và tính bất trắc của một thế giới tất yếu khơng hồn hảo. Đây là lúc Mises thể hiện sự chống đối của ơng đối với chủ nghĩa xã hội một cách hồn tồn rõ ràng, thực sự với một mức độ gần giống những người hay cáu kỉnh, ơng chưa 10
  12. bao giờ làm rõ hẳn ra tồn bộ cở sở lý thuyết và triết học rốt ráo của những phê phán của ơng về cái thiên kiến nghiêng về sự cân bằng của kinh tế chính trị học chính thống; cái mà về sau Hayek sẽ làm. Một lý thuyết chính thống về sự xác định giá cả thơng qua thị trường ít hay nhiều bị pha trộn với một lý thuyết cực đoan (radical) về hành động con người và quá trình thị trường. Lý do của khiếm khuyết này chủ yếu mang tính lịch sử. Các giải pháp xã hội chủ nghĩa phức tạp nhất cho vấn đề tính tốn, cái phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích cân bằng, xuất hiện sau khi bài tiểu luận đầu tiên của Mises được cơng bố. Hơn nữa, trong tác phẩm tăng cường cho phê phán của mình, cuốn Chủ nghĩa xã hội đồ sộ và buồn tẻ, Mises đã che đi một kho báu phân tích lý thuyết tuyệt hảo do đã trùm lên đĩ một tấm màn dày đặc những xã hội học và tâm lý học tư biện cao độ (hiểu theo nghĩa lý thuyết). Mọi bệnh tật của thế giới hiện đại, từ sự đảo điên trong quan hệ tình dục đến chế độ bạo chúa ở Nga, dường như đều là sản phẩm của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tại điểm này, chủ nghĩa xã hội bị tố cáo là “ khơng gì (14) khác ngồi sự suy lý phơ trương của những cơn ốn giận nhỏ nhen”. Khơng nghi ngờ gì nữa, chính cái phong cách hiếu chiến quá đáng này đã làm suy giảm tác động to lớn của những lập luận của Mises. Đơn giản là trong suốt nhiều năm trời, chúng khơng được xem xét tới một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn cĩ nhiều điều đáng khai thác trong chiều sâu thẳm của tác phẩm Chủ nghĩa xã hội nhằm tìm ra kho báu chứa đựng những điều thơng thái. Sử dụng các thuật ngữ kinh tế, Mises nhấn mạnh rằng chức năng của tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship), tức là việc phối hợp các hoạt động kinh tế thơng qua một quá trình kinh tế cạnh tranh, nhất định phải được thực hiện trong một xã hội xã hội chủ nghĩa. Điều này là kết quả trực tiếp từ những nhận định của Mises rằng tri thức kinh tế khơng phải là gì bất biến với cơng nghệ cho trước. Nhưng tất nhiên, cấu trúc chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa ngăn cản việc hình thành một giai cấp các nhà doanh nghiệp chuyên nghiệp.(15) Bởi vì giai cấp này, luơn năng động về mặt kinh tế, nhất định phải mạo hiểm với tài sản của chính họ, nên sự vắng mặt quyền sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất làm xuất hiện vấn đề động lực khuyến khích làm việc cực kỳ nan giải cho một xã hội bị kế hoạch hố. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, các lý thuyết gia “duy lý” của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhận thức được rất rõ vấn đề tinh thần doanh nghiệp và động lực làm việc. Xa hơn nữa, Mises đặc biết nhấn mạnh rằng các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hiện hành khơng thể đạt được một mức năng suất nào đĩ, chính xác là vì vấn đề tính tốn đã được giải quyết từng phần bởi những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xung quanh, những nền kinh tế 11
  13. cung cấp các tín hiệu giá cả.(16) Điều này cũng đúng với các doanh nghiệp quốc doanh trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chúng cĩ khả năng mua lao động và nguyên liệu ở mức giá đã được thiết lập trong một mơi trường mang tính thị trường. Ở một mức độ chính trị tổng quát hơn, Mises thách thức chủ nghĩa bình quân của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cần phải lưu ý rằng, vì Mises là một người theo chủ nghĩa thực chứng khơng khoan nhượng và khơng phải là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan đến giá trị đạo đức, nên khơng phải trên cơ sở của đạo đức học, mà chính từ những lập luận kinh tế vị lợi, ơng cho rằng sự bất bình đẳng giữa sự phân cơng lao động là (17) cần thiết để thu hút các nhân tố đến nơi cĩ thể sử dụng chúng với năng suất cao nhất. Ơng đả phá sự phân chia giữa sản xuất và phân phối thu nhập của các nhà xã hội chủ nghĩa và cả những người khơng phải xã hội chủ nghĩa, như John Stuart Mill chẳng hạn. Quan điểm của ơng là sự phân phối thu nhập giữa các nhân tố hồn tồn là kết quả của sự đĩng gĩp của chúng vào quá trình sản xuất. Lại một lần nữa, với chủ nghĩa chủ quan về đạo đức của Mises, khơng thể cĩ một nguyên lý đạo đức ngoại biên nào ủng hộ cho các mức thu nhập khác nhau. Trên thực tế, Mises đã cĩ một quan điểm đơn giản về bản chất con người – “tính vị kỷ (egoism) là quy luật của xã hội’.(18) Nhưng trong khi các triết gia chính trị vẫn thường suy diễn từ cái quan niệm về con người hám lợi rằng một chế độ hùng mạnh tồn diện nhất định phải tạo ra một cách nhân tạo một trật tự bất tự nhiên đối với con người, thì Mises lại tuyên bố rằng tính vị kỷ khơng những vơ hại, mà cịn là thiết yếu đối với sự tiến hố tự nhiên của một trật tự kinh tế. Trên thực tế, ơng phê phán mạnh mẽ cái mà ơng nghĩ là đạo đức về nghĩa vụ và đức hy sinh kiểu Kant tiêu cực; ơng coi cái đức hạnh “ngu xuẩn” này như là mầm mống của đức tin xã hội chủ nghĩa.(19) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phân tích của Mises về mối liên hệ qua lại giữa đức hạnh và chủ nghĩa tư bản phảng phất sự tinh tế của Adam Smith. Thế nhưng, điều quan trọng là nỗ lực của Mises muốn tái lập quan điểm tự do cổ điển truyền thống rằng các nguyên lý thị trường khơng nằm trong quyền lợi của những người hữu sản, mà rất nhiều trong số họ là những kẻ chuyên cần tìm kiếm những đặc quyền do vị thế của họ mang lại, mà vì lợi thế của các thành viên vơ danh trong bất cứ xã hội nào. Chắc chắn là bản thân Mises chưa bao giờ nghĩ tới vần đề hợp pháp hố việc địi quyền sở hữu tài sản lúc nguyên khai*9, một vấn đề đã gây khĩ dễ cho các triết gia của phái tự do cổ điển sau này, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng khơng nên đánh giá thấp cách giải thích đậm tính cơng cụ của ơng về tầm quan trọng của quyền tư hữu tài sản như là một lực lượng thúc đẩy tiến bộ *9 Nghĩa là vấn đề về quyền sở hữu ở thời điểm đầu tiên trong lịch sử nảy sinh quan hệ sở hữu. 12
  14. của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế rằng sự biện hộ ban đầu của ơng đối với xã hội tư bản chủ nghĩa, rằng một người bất kỳ nào cũng cĩ lợi hơn từ xã hội ấy so với các hình thức xã hội khác từng được biết, tự nĩ làm nảy sinh một số vấn đề. Chính tính chất vơ danh đĩ của xã hội tư bản chủ nghĩa đồng nghĩa với việc khơng một cá nhân nào cĩ động cơ trực tiếp thúc đẩy hoặc bảo tồn xã hội ấy. Thực vậy, điều mà Mises cứ khăng khăng bảo vệ, là tính phổ quát của chủ nghĩa vị kỷ, cũng đồng nghĩa rằng mỗi cá nhân khơng thể bị lên án (mang tính đạo đức) do kiếm chác được những đặc quyền đặc lợi từ vị thế của họ, mà điều này, như trong một phân tích của những người theo Mises cho thấy, cĩ tính phá hoại chính xã hội ấy trong dài hạn. Do đĩ, tồn tại vấn đề “hàng hố cơng cộng” nan giải hầu như khơng thể giải quyết được trong triết học chính trị tự do cổ điển. Một sự thật hiển nhiên là các lý thuyết gia xã hội chủ nghĩa phi Marxist cảm thấy bối rối trước những hàm ý nêu ra trong bài báo đầu tiên của Mises; Lange đã ca ngợi gần như thái quá nhãn quan sáng suốt của Mises về bản chất vấn đề tính tốn. Nhưng rõ ràng là họ đã khơng hiểu một cách chính xác cái ơng đang cơng kích. Họ nhất trí rằng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ phải giải quyết cùng những vấn đề mà thị trường đang thường xuyên giải quyết cho chủ nghĩa tư bản, nhưng họ lại nghĩ là, dưới hình thức này hay hình thức khác, các kỹ thuật phân tích kinh tế truyền thống cĩ thể được áp dụng cho một nền kinh tế khơng cĩ các thể chế xã hội mang tính tư bản chủ nghĩa như quyền tư hữu, các hãng và thị trường vốn; mà lại cĩ ít hơn những bất bình đẳng đáng phải loại trừ của các xã hội tư bản chủ nghĩa truyền thống. Mặc dù cĩ chú ý đến điểm cuối cùng này, nhưng hầu như tất cả đều nhất trí rằng vẫn cần phải cĩ sự bất bình đẳng nhất định trong thu nhập: nhưng chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hấp dẫn nhân tố lao động tới những nơi sử dụng chúng cĩ năng suất cao nhất mà thơi. Sự đáp trả của các nhà xã hội chủ nghĩa đối với Mises thể hiện dưới hai hình thức cĩ quan hệ mật thiết với nhau. Hình thức thứ nhất, một mơ hình “thống kê”, giả định rằng vấn đề kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng ở mức chi phí thấp nhất cĩ thể, cĩ thể được giải quyết một cách trực tiếp nhờ những giải tích kinh tế khơng cần tới thị trường, và hình thức thứ hai, được Lange phát triển tới một trình độ cao, chấp nhận thể chế thị trường nhưng giả định là một xã hội dựa vào thị trường cĩ thể vận hành được mà khơng cĩ các đặc điểm tệ hại của xã hội tư bản chủ nghĩa như vẫn thấy. Cách tiếp cận sau tỏ ra cĩ nhiều ảnh hưởng hơn, nhưng cả hai đều chứa đựng những đặc điểm tương tự nhau về cấu trúc. Vấn đề trên liên quan mật thiết đến bản chất của tri thức kinh tế, nghĩa là, thơng tin về sở thích của người tiêu dùng và chi phí sản xuất. Trong thực tế, lúc này các nhà xã hội chủ nghĩa nĩi rằng, nếu một người biết tất cả những dữ liệu này, thì vấn đề kinh tế trở thành vấn 13
  15. đề tính tốn sắp xếp các nhân tố sản xuất và do đĩ cĩ thể sản xuất ra một đầu ra cho trước một cách máy mĩc. Một “trạng thái cứu cánh” (‘end-state’)*10 của hợp tác kinh tế hồn hảo được thiết lập, trong đĩ khơng thể chuyển dời một nhân tố sang một hoạt động khác mà khơng gây nên sự thiệt hại rịng trong sự thoả mãn của người tiêu dùng. Trạng thái này cĩ thể được định nghĩa là một “trạng thái cứu cánh” cân bằng. Một trong những nhân vật đương đại xuất sắc đại biểu cho quan điểm này, Frank Hahn, trình bày vấn đề súc tích hơn nhiều các lý thuyết gia của thập niên 1930 trong một đoạn như sau: Sự cân bằng của nền kinh tế là một trạng thái tại đĩ các quyết định độc lập của các hộ gia đình và hãng là tương thích với nhau. Do đĩ, cĩ một bộ giá cả sao cho nếu chúng phát huy tác dụng, thì cĩ một lựa chọn tối đa hố lợi nhuận của các hãng và một lựa chọn tối đa hố lợi ích của các hộ gia đình sao cho tổng cầu về bất cứ hàng hố nào cũng bằng với số lượng vốn cĩ của chúng, cộng với số lượng được sản xuất ra.(20) Trong mơ hình này, thời gian, tính bất trắc, và sự kém hiểu biết bị loại bỏ và mỗi người tham gia giao dịch được giả định là người chấp nhận giá, nghĩa là khơng thể gây ảnh hưởng đến giá cả mà buộc phải chấp nhận mức giá do một thị trường phi nhân tính đưa ra. Do vậy, mọi giá cả đều “chính xác”. Đây chính là cái trạng thái hồn hảo mà Taylor, Lange và Dickinson đã cố gắng phấn đấu làm sáng tỏ trong các phiên bản về chủ nghĩa xã hội của họ. Đĩ là lời giải cho vấn đề tính tốn. Nhưng nếu như vậy, vì sao họ phản đối xã hội thị trường? Thật đầy nghịch lý, câu trả lời là, về mặt logic, khơng địi hỏi phải cĩ thị trường mới tạo ra được cái trạng thái cứu cánh hài hồ và lý tưởng ngầm định trong lý thuyết về thị trường hồn hảo. Trong nhãn quan của các nhà xã hội chủ nghĩa (và điều này tất nhiên là đúng) các thị trường trong thực tế chẳng bao giờ hồn hảo cả. Bỏ sang một bên vấn đề bất bình đẳng về nguồn lực, rõ ràng là trong các thị trường thực, độc quyền sẽ tồn tại và những yếu tố cơng nghệ nào đĩ cĩ thể đem lại cho các hãng một lợi thế mà sự cạnh tranh khơng thể nào loại trừ được; do đĩ, kết quả là nhiều người tham gia giao dịch sẽ cĩ khả năng gây ảnh hưởng đến giá cả. Khơng phải tất cả những thứ kém hồn hảo này đều là kết quả của sự can thiệp của nhà nước. Thêm vào đĩ, sự bất trắc và kém hiểu biết cĩ mặt ở khắp mọi nơi ngăn khơng cho sự điều chỉnh xảy ra tức thời như trong lý thuyết thuần tuý. Tất cả những điều này nhất định dẫn tới việc thu nhập của các nhân tố (tiền cơng, địa tơ và tiền lãi, v.v) sẽ khơng đúng bằng lượng cần thiết để giữ chúng hoạt động, hay nĩi cách khác, sẽ cĩ cơ hội cho lợi nhuận thuần tuý. Các nhà xã hội chủ nghĩa khẳng định rằng những khiếm khuyết này cĩ thể được loại trừ mà khơng làm giảm sản lượng. *10 Hoặc “trạng thái khi đạt được mục đích cuối cùng.” 14
  16. Đây chính là vấn đề trọng yếu mà những đối thủ của Mises gặp phải. Nỗ lực đầu tiên và kém thành cơng nhất nhằm tái tạo trạng thái cứu cánh lý tưởng này, trên thực tế, mang tính kinh tế lượng thuần tuý và cố gắng bỏ qua hồn tồn các ý niệm gần gũi về hành động kinh tế của con người. Trong mơ hình đầu tiên của Taylor(21), một cơ quan trung ương sẽ tinh tốn “bằng kỹ thuật cao” sao cho vấn đề kinh tế quen thuộc là lựa chọn (một cách chủ quan) giữa các cách sử dụng khác nhau cùng một nguồn lực trở thành một vấn đề “thiết kế máy mĩc”, vấn đề dàn xếp từ những phương tiện cho trước đạt tới những cứu cánh cho trước. Mơ hình này cho rằng nhờ một quá trình ước lượng phức tạp, về mặt lý thuyết cĩ thể cĩ khả năng tái tạo những kết quả giống như được các thị trường hồn hảo tạo ra và do đĩ loại bỏ được những mất mát phúc lợi tất yếu đi liền với các thị trường khơng hồn hảo hiện thời. “Giải pháp” trên cho vấn đề tính tốn đã được Hayek xem xét trong bài luận nổi tiếng của ơng về chủ nghĩa xã hội, bài “Tình trạng hiện thời của Cuộc tranh luận”. Nhưng trong bài viết này, Hayek đã thừa nhận một điều quan trọng mà đã bị cả những người ủng hộ lẫn khơng ủng hộ thị trường hiểu nhầm. Về giải pháp tốn học, ơng viết: “Bây giờ phải thừa nhận rằng đây khơng cịn là điều bất khả thi xét theo nghĩa cho đĩ là một mâu thuẫn về mặt logic”(22). Ơng tiếp tục nĩi rằng: “để loại bỏ giải pháp này với tư cách một giải pháp khơng khả thi và phi thực tế về mặt nhân văn, ta chỉ cần thử mường tượng xem trên thực tế sự áp dụng phương (23) pháp này sẽ hàm ý điều gì” Việc cĩ thể chứng minh được tính chặt chẽ về logic của một mơ hình kinh tế hài hồ nhân tạo như được thảo luận trên đây nằm ngồi phạm vi cuộc tranh cãi, nhưng điều này khác xa với việc nĩi rằng cĩ thể tạo ra một lý thuyết xã hội vạch ra cách hiện thực hố điều này khi khơng cĩ các thể chế tư bản chủ nghĩa tiêu biểu. Vì vậy, lập luận của Hayek khơng phải là những khĩ khăn chỉ đơn thuần là những khĩ khăn thực tiễn: mà nĩ nĩi rằng chính những bất cập về lý thuyết đã làm những khĩ khăn này trở nên dễ thấy và khơng thể khắc phục được. Do đĩ, mặc dù trong bài viết của ơng, Hayek nĩi đến những khĩ khăn thực tế của việc thu thập số liệu - “chỉ riêng nhiệm vụ xây dựng bảng biểu thống kê thơi đã vượt xa bất cứ mọi nhiệm vụ kiểu này từ xưa tới nay”(24) – và của việc phải giải một lượng khổng lồ các phương trình khi hệ thống sản xuất của nền kinh tế hiện đại bị tập trung hố, với hàng triệu loại mặt hàng, nhưng những đoạn quan trọng hơn lại là những đoạn liên quan đến các vấn đề mang nặng tính lý thuyết hơn. Lý do tại sao những khĩ khăn thực tế này nhất định nảy sinh bắt nguồn từ bản chất phân tán của thơng tin kinh tế, bản chất liên tục thay đổi của nhưng dữ liệu này (một ví dụ là khơng thể nào giám sát được khẩu vị của người tiêu dùng) và từ thực tế là 15
  17. cơ quan trung ương khơng thể tự cĩ những kiến thức về chi phí sản xuất, mà những kiến thức này phải được phát hiện ra nhờ các tác nhân kinh tế. Những lập luận của Lange Trên thực tế, cách tiếp cận kinh tế lượng thuần tuý đã bị loại bỏ trong những cống hiến quan trọng nhất cho cuộc tranh luận, điều này được thể hiện qua những bài viết của Lange vào năm 1936 và 1937*11. Lange thừa nhận rằng giải pháp tốn học là khơng thực tế, mặc dù ơng cĩ vẻ khơng hiểu vì sao lại thế. Thật lạ lùng, rất lâu sau khi cuộc tranh luận đã chấm dứt, Lange(25) cơng bố một bài viết quan trọng trong đĩ ơng nhất định cho rằng giải pháp tốn học trước kia bây giờ đã khả thi nhờ vào sự phát triển của máy tính - cái đã giúp cho việc xử lý số liệu trở nên dễ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong những bài viết năm 1936 và 1937, Lange cơng khai để thị trường làm cơng việc tính tốn: sau đĩ ơng nhận ra rằng đĩ chính là cái thể chế đang liên tục giải quyết các vấn đề kinh tế. Việc thừa nhận như vậy mở đường cho cuộc phản cơng, rằng nếu chương trình xã hội chủ nghĩa chỉ cĩ thể khả thi thơng qua sự kết hợp với những thể chế phi xã hội chủ nghĩa, thì phải chăng chính điều đĩ phủ nhận sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội? Đĩ chẳng phải là chúng ta trở lại sự phản đối (iii) và chấp nhận một cách đơn thuần các nguyên lý đạo đức ngoại biên của hệ thống thị trường tư bản chủ nghĩa? Đĩ khơng phải là câu trả lời của Lange (mặc dù ơng thực sự đã đưa một thành tố bình quân chủ nghĩa vào mơ hình của ơng), bởi vì chúng tơi sẽ cho thấy ơng vẫn chủ trường rằng các thị trường tư bản chủ nghĩa tạo ra những bất hiệu quả kinh tế, mà sự tái tổ chức "hợp lý" nền kinh tế cĩ thể khắc phục được điều ấy. Tuy nhiên, Lange thừa nhận rằng nghiệm của các phương trình mà quá trình sản xuất địi hỏi cĩ thể đạt được tốt hơn dưới một số dạng thức của thị trường. Trong mơ hình của Lange, thị trường được thể hiện dưới hai hình thức: thị trường thực thụ và bán thị trường. Cĩ các thị trường thực thụ cho hàng tiêu dùng, mà giá cả trên thị trường đĩ được quyết định bởi cung và cầu. Hơn nữa, tiền cơng được xác định bởi thị trường và do đĩ sẽ nhất định gặp phải vấn đề bất bình đẳng. Tuy nhiên, thu nhập của người tiêu dùng sẽ khơng chỉ bao gồm tiền cơng, mà cịn gồm cả khoản tiền trả từ một Quỹ Cổ tức Xã hội. Khoản thu nhập thứ hai này là khả thi vì trong hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa, "lợi nhuận", sản phẩm của quyền *11 Oskar Ryszard Lange (1904-1965) là một trong những nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn nhất trong thế kỷ XX, từng là học trị của Joseph Schumpeter trong thời gian du học ở Đại học Havard, sau đĩ giảng dạy ở nhiều trường đại học lớn của Mỹ như Michigan, Chicago. Trong những năm sau Thế chiến, Lange tham gia thành lập chính quyền mới tại Ba Lan. Ơng lần lượt nắm giữ các chức vụ Đại sứ Ba Lan tại Hoa kỳ, đại biểu của Ba Lan tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại biểu quốc hội, và Uỷ viên Trung ương Đảng Lao động Ba Lan. Năm 1948 Lange trở lại với cuộc sống học thuật, giảng dạy tại Trường Kế hoạch và Thống kê Trung ương tại Warsaw và sau đĩ tại Đại học Warsaw. 16
  18. tư hữu về nguồn lực, sẽ bị thủ tiêu. Lange giả định rằng điều kiện này sẽ mang lại cho các cấp chính quyền xã hội chủ nghĩa một quyền tự do định đoạt đáng kể khi quyết định các mức thu nhập: quyền tự do định đoạt chỉ bị giới hạn bởi thực tế là những phương tiện bình quân chủ nghĩa như vẫn được coi là đáng quý ấy sẽ khơng cĩ ảnh hưởng gì đến phân bổ lao động giữa các ngành nghề. Sự phân bổ này nên được quyết định bởi sự lựa chọn tự do. Nếu thu nhập được trả cho các nhân tố theo năng suất cận biên của chúng và các nguyên tắc quản lý được thay thế cho động lực lợi nhuận, thì nhĩm các hàng hố mà người tiêu dùng mong muốn sẽ được sản xuất ở mức chi phí thấp nhất cĩ thể. Ngồi lao động và hàng tiêu dùng, tất cả các mức giá khác (hàng hố dùng cho sản xuất, đất đai, v.v) sẽ bị cố định bởi một Hội đồng Kế hoạch Trung ương (HĐKHTƯ). Lange nhất định cho rằng giá cả phải cĩ "chức năng tham số"; nghĩa là chúng phải thể hiện sự hy sinh tương đối của hàng hố để đảm bảo sự phân bổ hiệu quả. Tuy nhiên, điều nan giải là cách giải thích của Lange về việc định giá hàng hố dùng cho sản xuất lại khơng cĩ vẻ gì nhất quán với điều này. Ơng viết: “giá của hàng tư bản và các nguồn lực sản xuất khơng phải lao động là những mức giá hiểu theo nghĩa tổng quát hố, tức là, các chỉ số thay thế là cĩ sẵn, được cố định vì lý do hạch tốn."(26) Nĩi cách khác, giá của các hàng hố này cĩ thể được cố định và điều chỉnh một cách khá tuỳ tiện bởi HĐKHTƯ vào cuối mỗi kỳ hạch tốn nhất định nhằm loại bỏ sự thiếu hụt hoặc thặng dư nếu xảy ra. Đây là bản chất của cách tiếp cận "thử và sai". Trên thực tế, HĐKHTƯ cĩ trách nhiệm phải đĩng vai trị của người bán đấu giá kiểu Walras*12 trong mơ hình cân bằng tổng thể: tập hợp giá cả làm cân bằng cung và cầu trong mọi thị trường được tìm ra bởi một chính quyền trung ương chứ khơng phải thơng qua một quá trình liên tục của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tác nhân con người. Chỉ vì lý do này thơi, mơ hình của Lange cũng cĩ thể bị phê phán là tĩnh chứ khơng phải động. Người quản lý của Lange khơng phải là các doanh nhân, nhưng hệ thống của ơng phải cung cấp một cơ chế qua đĩ họ hành động như thể họ là các doanh nhân nhưng khơng cĩ các động lực khuyến khích truyền thống đi liền với tinh thần doanh nghiệp. Nhìn bề ngồi, điều này dường như là một nhiệm vụ bất khả thi; phải chăng ơng đã cắt bỏ độ trễ của những người tham gia giao dịch kinh tế và rồi địi hỏi họ phải chạy với tốc độ cực kỳ nhanh? Trên thực tế, đây chính là mục đích đằng sau hai nguyên tắc mà các nhà quản lý xã hội chủ nghĩa nhất định bị buộc phải tuân theo. Chúng cĩ thể được tĩm tắt như sau. Nguyên tắc thứ nhất là những nhà *12 Marie-Ésprit Léon Walras (1834-1910) nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp, cha đẻ của phương pháp phân tích cân bằng tổng thể trong kinh tế học. Hàm ý to lớn trong lý thuyết của ơng là luơn tồn tại một trạng thái cân bằng trên tồn bộ các thị trường của nền kinh tế. Trước khi đến với kinh tế học, Walras đã thử qua nhiều nghề, trong đĩ cĩ viết tiểu thuyết, nhưng đều thất bại. Những tranh luận của phái Lange dựa nhiều vào tư tưởng cân bằng tổng quát của Walras, và đã thu được nhiều thắng lợi tạm thời trên bình diện lý luận. 17
  19. quản lý ấy sẽ phải kết hợp các nhân tố sản suất (tại những mức giá cho trước) nhằm sản xuất ra ở mức chi phí thấp nhất. Nguyên tắc thứ hai là quy mơ của đầu ra bị cố định ở điểm tại đĩ chi phí cận biên ngang bằng giá của sản phẩm. Sự chỉ trích quá trình thử và sai của Lange-Taylor nhấn mạnh vào sự bất lực của nĩ khi giải quyết các vấn đề gắn liền với các nền kinh tế trong thế giới thực. Trong một thế giới luơn đổi thay và cĩ nhiều bất trắc, những mức giá bị cố định bởi HĐKHTƯ nhất định phải biến động chậm hơn những mức giá ấy trong thị trường tự do thực thụ, và do đĩ sẽ khơng phản ánh được một cách chính xác mức độ hy sinh tương đối; nĩi cách khác, giá cả sẽ khơng thực sự đĩng vai trị tham số. Thêm vào đĩ, sự trao đổi trên thị trường là sự trao đổi phi tập trung, trong đĩ các cá nhân nỗ lực tìm kiếm những cơ hội mang lại lợi nhuận: nĩ khơng phản ứng một cách tự động trước các mức giá đã bị quyết định từ trung ương. Các mức giá này chẳng phải gì khác ngồi những phỏng đốn, như cách nĩi của Hayek, “những hồn cảnh đặc biệt về thời điểm và địa điểm sẽ khơng cịn giá trị gì nữa”(27) Chúng chỉ cĩ ý nghĩa và vai trị trong một thế giới tĩnh khơng cĩ sự thay đổi về thị hiếu và kỹ thuật sản xuất mà thơi. Những xem xét tương tự cũng được áp dụng cho các nguyên tắc mà người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo. Mệnh lệnh tối thiểu hố chi phí chỉ cĩ ý nghĩa trong một thế giới cĩ các mức chi phí đã biết trước, nhưng khi khơng cịn các chi phí “cho trước”, đĩ chỉ là một khẩu hiệu rỗng tuếch. Nếu các nhà quản lý được trả lương, thì hầu như chắc chắn là họ sẽ khơng khai thác những cơ hội mang lại lợi nhuận tồn tại trong hoạt động kinh tế. Trên thực tế, những cơ hội lợi nhuận này, cái thể hiện phần thu được thuần tuý của các doanh nhân (tương phản với thu nhập trả cho một nhân tố sản xuất để giữ nĩ hoạt động), sẽ khơng tồn tại trong thế giới cân bằng kinh tế của Lange. Tuy nhiên, vấn đề căn bản là làm thế nào đạt tới một thế giới như vậy. Chắc chắn khơng phải nhờ các cấp chính quyền sáng chế ra giá cả và các nhà quản lý tuân theo nguyên tắc. Vì các nhà quản lý, những người khơng phải chủ sở hữu tài sản, khơng thể khơng bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành động mạo hiểm, nên họ cĩ xu hướng thận trọng trong hành động của mình. Hầu như chắc chắn rằng họ sẽ che đậy bản chất thực sự của các chi phí. Do đĩ, các vấn đề của trật tự xã hội chủ nghĩa liên quan đến động lực làm việc và tri thức. Tất nhiên, tính tốn kết quả của một trật tự cạnh tranh hài hồ tuyệt đối trong đĩ khơng cĩ lợi nhuận cĩ thể khả thi về mặt logic, nhưng điều này khác xa một lý giải mang tính lý thuyết. Sự lý giải mang tính lý thuyết phải xem xét tới thực tế là xã hội con người bao gồm những người đang hành động, họ địi hỏi một khuơn khổ thể chế phù hợp để tiềm năng của họ được thể hiện ra. Những khoản lợi nhuận “bất thường” của các doanh nhân được biện minh 18
  20. trên một cơ sở vị lợi, rằng chính chúng truyền lực cho một hệ thống mà thiếu chúng sẽ khơng cịn động lực nào nữa. Như thế, lập luận bình quân chủ nghĩa của Lange, cái cho rằng sự loại bỏ lợi nhuận tư nhân cho phép xuất hiện khoản Cổ tức Xã hội để trả cho các cá nhân, là vơ giá trị vì trong các thị trường thực, khơng thể nào tách một thứ Cổ tức kiểu đĩ ra khỏi bản thân quá trình kinh tế. Thực vậy, cĩ thể hình dung ra ảnh hưởng của cái viễn cảnh khi mọi người nhận được trợ cấp từ quỹ Cổ tức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao đến việc cung ứng lao động, bất chấp sự phủ nhận ngoan cố của Lange. Về vấn đề tri thức kinh tế, mơ hình xã hội chủ nghĩa rất dễ bị tổn thương trước sự phản đối mang tính nhận thức luận, được đưa ra sau khi cuộc chiến đầu tiên đã nguội đi, bởi nhiều người mà đáng kể nhất trong số đĩ là Hayek, Polanyi và Oakeshott*13(28). Hayek nhiều lần nhắc đi nhắc lại sự khác nhau giữa tri thức tập trung và phân tán, cịn Polanyi thì là giữa tri thức cơng khai và ngầm ẩn, và Oakeshott là giữa tri thức thực tiễn và kỹ thuật; nhưng tất cả bọn họ đều muốn nĩi tới một hiện tượng rất giống nhau. Đĩ là tồn bộ tri thức của con người khơng chỉ nằm trong những thứ cĩ thể được tuyên bố lên một cách rõ ràng. Polanyi khẳng định rằng tri thức, được thể hiện qua văn tự hay hình ảnh, hoặc qua cơng thức tốn học, chỉ là một hình thái của tri thức mà thơi; trong khi đĩ tri thức khơng được hình thức hố, ví như ta thu được một cái gì đĩ khi đang hành động, cũng là một hình thái khác của tri thức.(29) Oakeshott (và Hayek) thường đề cập đến di sản tư tưởng của Đề-các trong triết học châu Âu, hệ thống quan điểm cho rằng trí ĩc cĩ thể thu nhận được mọi kinh nghiệm (với thành kiến) và do đĩ tạo ra các nguyên tắc hành động được suy diễn trực tiếp từ những tiền đề đúng tuyệt đối. Trong khi nỗ lực làm như thế, chúng ta vơ tình loại bỏ tồn bộ “tri thức thực tiễn” (‘practical knowledge’), những thứ bao gồm, nĩi ví dụ, hoạt động kinh tế và quản trị, những thứ làm đời sống xã hội đầy ý nghĩa. Hoạt động kinh tế là một hình thức hoạt động *13 Michael Polanyi (1891-1976): nhà hố học, kinh tế học và triết gia gốc Do Thái, sinh ra ở Budapest, năm 1933 di cư sang Anh sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức và sống ở đĩ tới cuối đời. Đĩng gĩp lớn của Michael Polanyi cho khoa học xã hội nĩi chung và kinh tế học nĩi riêng được thể hiện trong tác phẩm chọn lọc các tiểu luận của ơng mang tựa đề Luận lý của Tự do (Logic of Liberty) xuất bản năm 1951. Ý tưởng chung của ơng là hoạt động khoa học cũng giống như hoạt động kinh tế trên thị trường, trong đĩ các ý tưởng khoa học được hình thành và được cộng đồng khoa học đánh giá, chọn lọc như một mặt hàng được hình thành, đánh giá và chọn lọc trên thị trường. Vì thế, cần phải cĩ sự tự do về học thuật để các sản phẩm khoa học cĩ thể phát triển với chất lượng tốt nhất. Năm 1958, ơng xuất bản Tri thức Cá nhân (Personal Knowledge), trong đĩ phát triển khái niệm quan trọng về tri thức ngầm ẩn (tacit knowledge), cho rằng nhiều tri thức hình thành nhờ trải nghiệm cá nhân, rất khĩ truyền đạt bằng truyền dạy hay văn bản. Khái niệm này củng cố cho khái niệm phân hữu tri thức của Hayek. Khơng nên nhầm Michael Polanyi với người anh ruột của ơng là Karl Polanyi (1886-1964) cũng là một nhà triết học, xã hội học lớn của thế kỷ XX, nổi tiếng thế giới với kiệt tác The Great Transformation (1944). Michael Oakeshott (1901 - 1990) nhà triết học chính trị và lịch sử chính trị người Anh. Ơng làm giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Kinh tế London (LSE) từ năm 1951 đến năm 1969. 19
  21. thực tiễn khơng thể được truyền dạy hay tái tạo một cách chính xác vì nĩ bao hàm các tri thức khơng thể hình thức hố. Một dấu hiệu rõ nét chứng tỏ Lange khơng nhận thức được sự khác biệt trên cĩ thể được tìm thấy trong bài viết với nhiều suy ngẫm hơn và được cơng bố rất lâu về sau, bài “Máy tính và Thị trường”. Ở đây, ơng đề cập trở lại một cách rành mạch khuyến nghị ban đầu cho rằng sự tính tốn bằng tốn học cĩ thể giải quyết được các vấn đề kinh tế, do đĩ chẳng cần tới thậm chí một hình thức hao hao cơ chế thị trường. Năm 1967 ơng viết: “quá trình thị trường cùng với sự dị dẫm (tatonnements)*14 phiền hà của nĩ dường như đã trở thành lỗi mốt. Thực vậy, cĩ thể coi nĩ như một phương tiện tính tốn của thời đại tiền-điện tử mà thơi.”(30) Nĩi cách khác, ơng nhìn nhận thị trường với tư cách nĩ đang làm việc với loại tri thức là đối tượng làm việc của máy tính, nhưng thị trường làm theo cách thức thật kém hiệu quả và tốn thời gian. Ơng gợi ý thêm rằng máy tính hiện đại cĩ thể giải các bài tốn về sự khơng hồn hảo của thị trường và các chu kỳ kinh doanh một cách chính xác bởi vì nĩ cĩ khả năng truy cập tức thời tới các thơng tin, mà nếu để các tác nhân kinh tế là con người giao dịch với nhau thì cịn lâu chúng mới xuất hiện. Ngay cả ở chỗ ơng thừa nhận rằng thị trường vẫn cĩ thể ưu việt hơn máy tính, ơng cũng chỉ cho rằng bởi vì “cĩ thể cĩ (và cĩ) các quá trình kinh tế phức tạp, theo nghĩa số lượng mặt hàng và chủng loại phương trình rất lớn, đến nỗi khơng một máy tính nào cĩ thể xử trí hết được,”(31) chứ khơng phải vì một đặc điểm khác biệt nào đĩ ngay trong nội tại bản chất của tri thức kinh tế. Tất nhiên, ở đây cĩ một số điểm tương đồng rõ rệt giữa các hoạt động máy mĩc của máy tính và của thị trường. Thị trường là một hệ thống truyền đạt thơng tin vận hành qua cơ chế “phản hồi thụ động” (‘negative feedback’), nhưng thơng tin được truyền tải khơng phải là tri thức “cho trước” hay “khách quan”, mà là tri thức phân tán và ngầm ẩn. Vấn đề kinh tế khơng chỉ là vấn đề phân bổ, trong đĩ các phương tiện khan hiếm được định hướng một cách máy mĩc tới các cứu cánh khác nhau, mà đĩ là vấn đề phối hợp, được đặc trưng bởi các cá nhân sử dụng phần tri thức của riêng họ cho các mục đích của riêng họ, vì thế sản sinh ra một kết quả chung khơng phải là bộ phận của một mục tiêu cĩ chủ đích của bất cứ ai. Nhưng, về nguyên tắc, cái tri thức về căn bản mang tính chủ quan này khơng cĩ khả năng được chuyển đổi thành tri thức khách quan, nghĩa là thị trường quyết khơng phải một dụng cụ giải phương trình, mặc dù nĩ chính là phương pháp để giải quyết vấn đề. *14 Thuật ngữ cĩ nguồn gốc từ Walras. Các lực lượng thị trường sẽ tương tác với nhau, liên tục chuyển từ trạng thái khơng cân bằng này sang trạng thái khơng cân bằng khác (dị dẫm), mà khơng phụ thuộc vào ý chí hoặc mục đích của các cá nhân. Sau một thời gian, chúng tất yếu tự tiến tới trạng thái cân bằng, khơng chỉ trên một thị trường mà tồn bộ các thị trường. 20
  22. Người ta chỉ cĩ thể chấp nhận một hệ thống kiểu Lange hoạt động trong bối cảnh của sự quá độ từ một hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong đĩ mọi mức giá đều đã bị quyết định trước bởi một thị trường đang hoạt động đầy đủ: những mức giá này sẽ cung cấp tín hiệu cho các nhà lập kế hoạch ở trung ương. (Những mức giá này sẽ phản ánh tri thức ngầm ẩn.) Nhưng do sự thay đổi khơng ngừng, một hiện tượng đặc trưng của xã hội kinh tế lồi người, những thơng tin ấy sẽ nhanh chĩng trở nên lỗi thời. Như chúng tơi đã chứng minh, quá trình thử và sai, cái lẽ ra phải được thực hiện ngay khi thiếu hụt hoặc thặng dư xảy ra, khơng thể đĩng vai trị của một thị trường thực thụ. Mơ hình của Lange chỉ cĩ thể hoạt động trong một thế giới tĩnh, ở đĩ ít hay nhiều thì những kết quả giống hệt nhau cứ được tái sản sinh ra mãi. Tất nhiên, trong các nền kinh tế kế hoạch hố hiện nay, khơng cĩ hệ thống nào hoạt động theo mơ hình của Lange. Lựa chọn của người tiêu dùng khơng đĩng vai trị quyết định trong quá trình sản xuất ra hàng hố và các nhà quản lý khơng tuân theo các nguyên tắc được thiết kế để tái sản xuất ra các trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, ngay cả trong các hệ thống này, tri thức ngầm vẫn được lan truyền: dưới hình thức tham nhũng và qua các tín hiệu giá cả quốc tế từ các nước tư bản chủ nghĩa xung quanh. Thực vậy, khi khơng cĩ các nguồn tri thức kinh tế này, rất khĩ nhận ra bất cứ cơ sở hợp lý nào đằng sau các hệ thống kế hoạch hố. Trên thực tế, khơng cĩ chúng, các hệ thống này cĩ thể sụp đổ dễ dàng và quan điểm sơ khởi của Mises rằng chủ nghĩa xã hội khơng hề khả thi về mặt lý luận sẽ được minh chứng. Các bằng chứng thực tế vào giai đoạn sơ kỳ của lịch sử kinh tế Liên bang Xơ Viết cĩ thể coi như một ví dụ tốt. Cịn gì làm các lý thuyết gia xã hội chủ nghĩa bối rối hơn khi một hệ thống được cho là hợp lý như của Lange, trong chừng mực nĩ làm suy giảm dịng tri thức ngầm, lại đơn thuần chỉ dựa trên tham nhũng và các tín hiệu giá cả quốc tế để sống cịn? Một số suy ngẫm chung Các cuộc tranh luận kinh tế giữa những người xã hội chủ nghĩa và những người phi xã hội chủ nghĩa chấm dứt vào quãng năm 1948: từ đĩ về sau, chúng tiến triển theo nhiều hướng khác nhau. Trong khi các triết thuyết xã hội tổng quát được phát triển bởi Hayek, Polanyi và những người khác cĩ khuynh hướng hậu thuẫn cho luận điểm kinh tế tổng quát của chúng, thì các nhà triết học xã hội chủ nghĩa lại khơng làm được như vậy. Trên thực tế, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã tiến triển theo cách thức làm xĩi mịn một số tiền đề chủ yếu của các nhà xã hội chủ nghĩa thị trường. Đáng kể nhất là sự loại bỏ giả định về tính tự định của người tiêu dùng. Đơn giản là các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đương đại khơng chấp nhận rằng sở thích là sản phẩm của một ý chí tự định mà nương theo đĩ các nhà sản xuất bước theo, mà họ nhấn 21
  23. mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau của tiêu dùng và sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc người sản xuất cĩ thể tạo ra nhu cầu, do đĩ các thể chế tư bản chủ nghĩa hiện đại trở thành những ơng chủ đi cưỡng bức chứ khơng phải những tên nơ lệ phục tùng các chủ thể tự do. Chính điều này đã khiến cuộc tranh luận giữa các nhà xã hội chủ nghĩa và những người phi xã hội chủ nghĩa trở nên rất khĩ phân định. Bởi vì, nếu những quan niệm cách nhau như trời vực về cái tơi nằm trong bản chất sâu xa nhất của cơ sở lý luận tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, thì đến bao giờ cuộc tranh luận mới cĩ thể ăn khớp được với nhau? Thực tế rằng hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa khơng thể “tính tốn” một cách đầy đủ sẽ cĩ tác động rất ít tới các nhà tư tưởng chủ trương rằng cách “tính tốn” tư bản chủ nghĩa dẫn tới việc các cá nhân thụ động bị tấn cơng bởi những mặt hàng tiêu dùng họ “khơng cần tới”. Mặc dù, cĩ lẽ, nếu cĩ thể nĩi rằng quan điểm cực đoan của Mises (và thực sự cũng là của Polanyi) cho rằng hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa thực sự bất khả thi, thì cũng cĩ thể suy diễn tiếp rằng khơng thể làm thoả mãn ngay cả các nhu cầu “khách quan”. Một hàm ý sâu xa hơn nữa của kiểu suy lý này là một lập luận phụ của Hayek cho rằng hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa là khơng tương thích với sự tự do (liberty) cũng kém phần thuyết phục đối với các nhà xã hội chủ nghĩa. Lập luận kiểu Hayek luơn luơn thuộc loại lập luận vị lợi, nghĩa là ngay cả khi các nhà xã hội chủ nghĩa chấp nhận giá trị của sự tự do theo nghĩa là lựa chọn cá nhân, thì một hệ thống kế hoạch hố, do nĩ xét đến cùng liên quan đến việc “chính trị hố” hay đến mọi hành động kinh tế, sẽ nhất định phải thủ tiêu những mảng rộng lớn của sự lựa chọn này. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua sự thừa nhận của Lange rằng tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập của một hàng hố là sự ưu tiên theo thời gian của các cá nhân.(32) Nhưng chỉ khi các triết gia xã hội chủ nghĩa khơng chấp nhận rằng sự tự do cá nhân là tương đương với sự lựa chọn, và nhất định cho rằng lời giải thích đúng đắn về tự do phải bao gồm cả sự diễn tả cái bối cảnh trong đĩ các lựa chọn được thực hiện, thì những phê phán kiểu Hayek mới chỉ gần trúng mục tiêu. Tuy nhiên, đây khơng phải là lúc thảo luận chi tiết, hay thậm chí là đánh giá, các quan niệm khác nhau về tự do. Thậm chí nếu các lý thuyết gia theo chủ nghĩa tự do (cổ điển) và xã hội chủ nghĩa đương đại cĩ thể nhất trí với nhau về các quan niệm tự do và chủ thể cá nhân (personal agency), thì vẫn cịn những vấn đề đạo đức học mãi mãi chia cắt họ. Những vấn đề này tất yếu dẫn họ trở lại tiêu chuẩn của sự phân phối cơng bằng. Xét một cách thận trọng, cuộc tranh cãi được thảo luận trên kia khơng liên quan gì đến các vấn đề đạo đức học, mặc dù chủ nghĩa bình quân rõ ràng là ý thức hệ chính của những người xã hội chủ nghĩa. Cả hai bên đều chấp nhận lý thuyết năng suất cận biên như là tiêu chuẩn của phân phối thu nhập: nhưng, tất 22
  24. nhiên, đĩ là một nguyên lý về tính hiệu quả chứ khơng phải là một nguyên lý đạo đức học. Sự khác nhau nằm ở chỗ các nhà xã hội chủ nghĩa cho rằng lợi nhuận kinh doanh khơng được phép truyền lực cho cỗ máy kinh tế. Lại một lần nữa, những người phi xã hội chủ nghĩa khơng đề cập tới bất cứ một “quyền” sở hữu tài sản mang tính đạo đức nào cĩ được nhờ một quá trình trao đổi: nĩ đơn thuần là sự cần thiết mang tính phương tiện. Cơn thịnh nộ của các nhà xã hội chủ nghĩa đương đại đổ lên đầu lợi nhuận kinh doanh thực ra khơng đúng chỗ, bởi vì các nhà xã hội chủ nghĩa thị trường đã thừa nhận rằng một cái gì thế chỗ cho động lực lợi nhuận là cần thiết cho nền kinh tế tập thể chủ nghĩa: tiếc thay, trên thực tế, động lực này đã biến thành động lực chính trị chứ khơng phải kinh tế. Thật đáng buồn là các nhà xã hội chủ nghĩa đã để tâm chú ý tới sự phân phối bất cơng của quyền lực chính trị, kết quả của sự xố bỏ tinh thần kinh doanh, ít hơn so với việc chú trọng vào cái mà họ cho là bất bình đẳng về thu nhập và của cải, đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Một hướng nghiên cứu hữu ích hơn (nếu điều này được các nhà xã hội chủ nghĩa chấp thuận) lẽ ra nên hướng về vấn đề lý lẽ biện minh mang tính đạo đức học cho những quy ước đầu tiên về quyền sở hữu để từ đĩ quá trình trao đổi bắt đầu. Bởi vì, xét về mặt logic, thì quá trình trao đổi phải bắt đầu với những đối tượng bản thân nĩ khơng phải là sản phẩm của sự trao đổi. Bất kể bản chất sâu xa, mang tính kinh tế hay đạo đức, của sự bất bình đẳng về sở hữu nảy sinh từ các quá trình thị trường là thế nào chăng nữa, thì cũng khơng thể phủ nhận được sự thực là triết học chính trị và kinh tế tự do cổ điển thiếu đầy đủ hiểu theo nghĩa là nĩ khơng đưa ra được một cơ sở hợp lý cho quyền sở hữu tài sản đầu tiên. Lưu ý rằng đây khơng phải một lập luận được hiểu theo nghĩa là chủ nghĩa tự do cổ điển địi hỏi một học thuyết bình đẳng về cơ hội để những phê phán về bình đẳng về thành quả trở nên hữu hiệu. Chắc chắn là, những người theo chủ nghĩa tự do kiên định phải thừa nhận quyền thừa kế (của những tài sản cĩ được một cách hợp pháp) nếu học thuyết của anh ta khơng trở nên bị đồng nhất với nền dân chủ xã hội. Do đĩ, một cách tất yếu, chủ nghĩa tự do địi hỏi sự bất bình đẳng về cơ hội. Những vấn đề thực tế liên quan đến tính hợp pháp của tài sản đang trong quá trình chuyển giao thừa kế. Phải chăng một người sẽ khơng được quyền sở hữu tài sản đã từng cĩ được nhờ vũ lực, bất kể sự chiếm hữu đã xảy ra từ lúc nào trong quá khứ xa xơi? Liệu các cá nhân cĩ thể chiếm đoạt làm của riêng những tài sản cần thiết cho sự sinh tồn của những người khác hay khơng? Liệu thực tế rằng đất đai là cĩ cung cố định và đem lại tơ kinh tế thuần tuý cho người chủ may mắn, cĩ khiến nĩ trở thành một hàng hố kinh tế đặc biệt và phù hợp một cách lạ lùng cho sự tái phân phối tập thể nào đĩ hay khơng? 23
  25. Tơi khơng cĩ ý định thử trả lời những câu hỏi này: chúng đã được thảo luận rất nhiều trong các bài viết về triết học chính trị trong suốt mời năm qua*15 (tất nhiên, chúng đã được nêu lên từ hàng thế kỷ trước). Chỉ cĩ điều quan trọng cần lưu ý là mối liên hệ của chúng với cuộc tranh luận kinh tế và triết học giữa các nhà xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vào những năm 1930 điều này đã được nêu lên trong hàng ngũ của những người theo chủ nghĩa vị lợi nĩi chung (thực ra thì mọi loại kinh tế học ứng dụng đều mang tính vị lợi), nhưng rõ ràng là các vấn đề liên quan đến việc địi quyền sở hữu ban đầu khơng thể được giải quyết một cách dễ dàng đến thế nhờ những nghiên cứu mang tính hệ quả luận. Đi chứng minh rằng, vì những lý do lý thuyết chặt chẽ, các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khơng thể tính tốn một cách hữu hiệu như các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khơng phải là đi chứng minh cho hiện trạng chính trị và đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Phải chăng điều này cĩ nghĩa là chúng ta lại một lần nữa trở lại luận điểm rằng các nhà xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa nhất định phải tranh cãi từ những tiền đề khác nhau, cho nên sẽ khơng thể nào đạt được sự nhất trí giữa hai bên? Tơi tin rằng xét đến cùng thì điều trên là đúng: nhưng chỉ là xét đến cùng mà thơi. Nghĩa là, khơng cĩ lý do nào trong cái logic tại sao một người khơng nên mong muốn từ bỏ mọi lợi thế mang tính vị lợi của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở hoặc vì những bất bình đẳng về thu nhập nhân tố, cái tất yếu là một phần của chủ nghĩa tư bản, đơn giản là khơng thể chấp nhận được; hoặc vì nĩ thiếu một lý thuyết đầy đủ về quyền sở hữu. Nhưng những cuộc tranh cãi truyền thống khơng phải lúc nào cũng đạt tới mức này, ít ra là nằm ngồi cái khơng gian tế nhị của triết học chính trị và đạo đức. Như những thảo luận trong cuộc tranh luận của thập niên 1930 cho thấy, các nhà xã hội chủ nghĩa đã hiểu nhầm bản chất của quá trình kinh tế và giả định rằng, dưới một dạng duy lý điển hình, cái “động tính” (‘animal spirits’)*16 của chủ nghĩa tư bản cĩ thể được thay thế bằng những hành động của một nhà kế hoạch tồn giác và nhân từ. Nhưng dĩ nhiên điều này khơng phải là một lập luận đạo đức học. Chính sự thất bại trong việc phân biệt rõ các phạm trù khác nhau của cuộc tranh luận đã đẩy cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đến chân tường. Các phạm trù này cĩ thể được tĩm tắt lại như sau: các lập luận mang tính thực nghiệm thuần tuý như những hoạt động quan sát được của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, các lập luận mang tính lý thuyết như những lý do của những hoạt động ấy, và các lập luận *15 Tác giả viết bài này vào năm 1984. *16 Thuật ngữ bắt nguồn từ Keynes (xem The General Theory 1936, trang 161-162), cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Nhưng hàm ý chủ yếu là trong nhiều tình huống kinh tế, con người hành động theo tình cảm bi quan hay lạc quan tức thời, chứ khơng nhất định phải dựa vào các suy tính chính xác của tốn học hay thống kê. 24
  26. đạo đức học như nền tảng đạo đức cho mỗi hệ thống. Bài viết này mới chỉ quan tâm đến loại lập luận thứ hai trong số các loại trên. Đối với tác giả, dường như một sự xem xét về cuộc tranh luận thực thụ duy nhất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đã được giải quyết thơng qua loại lập luận sau cùng. Nhưng một phần của cái cĩ vẻ đúng đắn của trường hợp xã hội chủ nghĩa lại bắt nguồn từ thực tế là những suy xét xuất phát từ đạo đức đã bị pha trộn mà khơng tài nào gỡ ra được với những thứ đi liền với kinh tế học theo chủ nghĩa vị lợi và hệ quả luận. Chú thích 1. G. Stigler, Cơng dân và Nhà nước, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1975, tr. 1-13. 2. Xem A. Bergson, ‘Chủ nghĩa xã hội’ trong Howard Ellis (ed.), Khảo cứu về Kinh tế học đương đại, Illinois, Homewood, 1952. 3. Về luận điểm trường phái Áo xem F. A. von Hayek (ed.), Kế hoạch hố kinh tế tập thể chủ nghĩa, London, Routledge, 1935 và các tiểu luận của ơng về ‘Tính tốn Xã hội chủ nghĩa’ trong Chủ nghĩa cá nhân và Trật tự kinh tế; L. von Mises, Chủ nghĩa xã hội, London, Cape, 1936; và T. J. B. Hoff, Tính tốn kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Indianapolis, Liberty Press, 1981. Trong số rất nhiều đĩng gĩp về chủ nghĩa xã hội, tơi đã sử dụng các tài liệu sau: F. M. Taylor, ‘Định hướng sản xuất trong một Nhà nước xã hội chủ nghĩa’, American Economic Review, tập XIX, 1929, tr. 1-9; Oskar Lange, ‘Về Lý thuyết kinh tế của Chủ nghĩa xã hội’, Review of Economic Studies, Tập I, 1936, tr. 53-71, in lại trong A. Nove và D. M. Nuti (Eds.), ‘Kinh tế học Xã hội chủ nghĩa’, Economic Journal, tập 47, 1937, tr. 253-270; và B. Lippincott (ed.), Về Lý thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa xã hội, Minnesota, Nxb trường Đại học Minnesota, 1938. Về những khảo cứu gần đây của các nhà kinh tế, xem K. I. Vaughan, ‘Tính tốn kinh tế dưới Chủ nghĩa xã hội’, Economic Enquiry, tập 18, 1980, tr. 534-554; Don Lavoie, ‘Phê phán cách giải thích chuẩn về sự tính tốn [xã hội chủ nghĩa]’, Journal of Libertarian Studies, tập v, 1981, tr. 41-87; và P. Murrell, ‘Liệu lý thuyết của Chủ nghĩa xã hội thị trường cĩ trả lời được thách thức của von Mises?’, History of Political Economy, tập 15, 1983, tr. 92-105. 4. In lại trong Hayek, Kế hoạch hố kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 87-130. 5. Xem cuốn Chủ nghĩa xã hội của ơng. 6. Sự thiếu nhiệt tình quan tâm đến kinh tế học về xã hội cộng sản của bản thân Marx là dễ thấy. 7. Điều này ít khi được nhắc tới, ngay cả trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa ơn hồ, khi mà sự phân phối bình quân chủ nghĩa khơng nhất thiết trợ giúp cho những người nghèo nhất. 8. ‘Bản chất và lịch sử của vấn đề’, trong Kế hoạch hố kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 6. 9. Chủ nghĩa xã hội, tr. 113. 10. ‘Tính tốn kinh tế trong Khối thịnh vượng chung xã hội chủ nghĩa’, tr. 103. 25
  27. 11. Sđd, tr. 109. 12. Hành động con người, New Haven, Nxb trường Đại học Yale, 1963, tr. 248. 13. Chủ nghĩa xã hội, tr. 205-208. 14. Sđd, tr. 457. 15. Sđd, tr. 212-216. 16. Sđd, tr. 119. 17. Sđd, tr. 181-184. 18. Sđd, tr. 402. 19. Sđd, tr. 430-434. 20. ‘Lý thuyết Cân bằng tổng thể’, trong D. Bell và I. Kristol (eds.), Cuộc khủng hoảng trong lý thuyết kinh tế, New York, Basic Books, 1981, tr. 125. In nghiêng trong nguyên bản. 21. ‘Định hướng sản xuất trong một Nhà nước xã hội chủ nghĩa’, tr. 7-9. 22. ‘Tình hình hiện thời của cuộc tranh luận’, trong Kế hoạch hố kinh tế tập thể chủ nghĩa, tr. 207. 23. Sđd, tr. 208. 24. Sđd, tr. 209-210. 25. ‘Máy tính và thị trường’, C. H. Feinstein (ed.), Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Tăng trưởng kinh tế, Nxb trường Đại học Cambridge, 1967, tr. 158-161. In lại trong Kinh tế học xã hội chủ nghĩa, tr. 401-405. 26. ‘Về Lý thuyết kinh tế của Chủ nghĩa xã hội’, tr. 93. 27. ‘Giải pháp cạnh trạnh’, trong Chủ nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế, tr. 193. 28. Xem các cơng trình về sau của Hayek về triết học xã hội, đặc biệt là, Hiến pháp của Tự do, London, Routledge, 1960, và Nghiên cứu về Triết học, Chính trị học và Kinh tế học, London, Routledge, 1967; Michael Oakeshott, Chủ nghĩa duy lý trong Chính trị học, London, Methuen, 1962; và Michael Polanyi, Logic của Tự do, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1951, Tri thức cá nhân, London, Routledge, 1958, và Nghiên cứu về con người, Chicago, Nxb trường Đại học Chicago, 1959. 29. Nghiên cứu về con người, tr. 12. 30. ‘Máy tính và thị trường’, tr. 402. 31. Sđd, tr. 403. 32. ‘Về Lý thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa xã hội’, tr. 100-101. 26