Kinh tế học - Chương 1: Tổng quan Kinh tế học

ppt 60 trang vanle 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học - Chương 1: Tổng quan Kinh tế học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_hoc_chuong_1_tong_quan_kinh_te_hoc.ppt

Nội dung text: Kinh tế học - Chương 1: Tổng quan Kinh tế học

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KHUYẾN NÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ MÔN: KINH TẾ Vũ Thị Hải Anh
  2. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ (Macroeconomics) ⚫ Giảng viên: Vũ Thị Hải Anh ⚫ Email: haianh_vietlong@yahoo.com.vn ⚫ Điểm chuyên cần (0,2); Kiểm tra giữa kỳ (0,3), thi cuối kỳ (0,5). ⚫ Thi tự luận ⚫ Phải có slide bài giảng trong giờ học! ⚫ Nên xem bài trước giờ học! 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ⚫ Mankiw, Gregory N. Nguyên lý kinh tế học (tập 2). NXB Thống kê ⚫ Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê ⚫ Begg, David (ed). Kinh tế học. NXB Thống kê ⚫ Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2008). Giáo trình nguyên lí kinh tế vĩ mô. NXB Lao động 3
  4. MỘT SỐ WEBSITE NÊN THAM KHẢO ⚫ (Trang của TS.Trần Hữu Dũng) ⚫ (Thời báo kinh tế Việt Nam) ⚫ (Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) ⚫ (Tổng cục Thống kê) ⚫ 4 ⚫
  5. ⚫ Giúp sinh viên hiểu những khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp. Hiểu được một cách đại cương cách thức vận hành của nền kinh tế. ⚫ Giúp sinh viên hiểu và giải thích được những hiện tượng kinh tế vĩ mô căn bản đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. 5
  6. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ (Macroeconomics) ⚫ Chương 1: Tổng quan Kinh tế học ⚫ Chương 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô ⚫ Chương 3: Tăng trưởng kinh tế ⚫ Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính ⚫ Chương 5: Thất nghiệp ⚫ Chương 6: Tổng cầu - Tổng cung ⚫ Chương 7: Tổng cầu và chính sách tài khóa ⚫ Chương 8: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ⚫ Chương 9: Lạm phát ⚫ Chương 10: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở 6
  7. Trêng ®¹i häc n«ng l©m th¸I nguyªn Khoa khuyÕn n«ng & ph¸t triÓn n«ng th«n Bé m«n: kinh tÕ KInh tÕ vÜ m« I (Macroeconomics 1) ChươngVò 1 ThÞ H¶i Anh Tổng quan Kinh tế học
  8. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 8
  9. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 9
  10. 1.1 Kinh tế học là gì? ⚫ Nhu cầu xã hội luôn vượt xa so với khả năng đáp ứng của xã hội từ số nguồn lực hiện có. ⚫ KHAN HIẾM là vấn đề mà cả người giàu và nghèo đều phải đối mặt. 10
  11. 1.1. Kinh tế học là gì? ⚫ KINH TẾ HỌC là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp,Chính phủ và toàn xã hội đưa ra khi họ phải đối mặt với sự 11 KHAN HIẾM.
  12. 1.1. Kinh tế học là gì? ⚫ Kinh tế học sẽ trả lời 3 câu hỏi: 1. Sản xuất hàng hóa gì và số lượng bao nhiêu? 2. Sản xuất hàng hóa đó bằng cách gì (K hay L)? 3. Sản xuất hàng hóa đó cho ai (giàu/nghèo)? 12
  13. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 13
  14. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ NGUYÊN LÝ NỀN TẢNG định hướng chúng ta cách đưa ra câu hỏi và tìm lời giải cho những vấn đề kinh tế. 14
  15. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi. Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn trưa miễn phí!” (There is no such thing as a free lunch!) hoặc “Cái gì cũng có giá của nó!”. Do khan hiếm và phải lựa chọn nên chúng ta phải chấp nhận từ bỏ (hy sinh) một thứ để nhận được một thứ khác: Thức ăn đánh đổi quần áo Thời gian thư giãn đánh đổi làm việc 15
  16. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó * Vì con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi nên quá trình ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí (cost) và lợi ích (benefit) của các đường lối hành động khác nhau: - Liệu nên đi học hay đi làm? - Liệu nên đến lớp hay ở nhà ngủ? - Thất nghiệp hay lạm phát? - Công bằng hay tăng trưởng? 16 * Giá trị của thứ mà ta từ bỏ được gọi là chi phí cơ hội
  17. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ Nguyên lý 3 – Chúng ta đưa ra lựa chọn dựa trên các giá trị cận biên ⚫ Lợi ích cận biên (quy luật lợi ích cận biên giảm dần) ⚫ Chi phí cận biên (quy luật chi phí cận biên tăng dần) – VD: Bát phở 10.000VND; chúng ta sẵn sàng trả tiền để ăn bát 1 nhưng không chấp nhận trả tiếp để ăn bát 2 do lợi ích của bát 2 đã giảm và thấp hơn 10.000VND. 17
  18. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ Nguyên lý 4 – Trao đổi hàng hóa tự nguyện sẽ làm cả hai bên mua và bán được lợi – Thị trường là một cách tổ chức trao đổi hiệu quả do nó đảm bảo nguồn lực được chuyển tới nơi được định giá trị cao nhất. 18
  19. 1.2. Nguyên lý nền tảng ⚫ Nguyên lý 5 Trong một số trường hợp, thị trường gặp phải những khuyết tật hoặc do xã hội không chỉ theo đuổi duy nhất mục tiêu hiệu quả (mà còn có mục tiêu công bằng) nên đôi khi chính phủ có thể tham gia nhằm cải thiện tính hiệu quả hoặc tính công bằng. 19
  20. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 20
  21. 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô ⚫ Các nhà kinh tế nhìn nhận và phân tích nền kinh tế để lý giải cơ chế hoạt động của nó từ hai góc độ vi mô và vĩ mô. Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô Microeconomics vs. Macroeconomics 21
  22. Hữu hạn Vô hạn Nguồn lực: - Lao động (L) Nhu cầu - Vốn (K) tồn tại & phát triển - KH-CN (Tech) xã hội - TNTN (R) CUNG Kinh tế học CẦU 22 Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô
  23. Kinh tế học Vi mô ⚫ Kinh tế học Vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa các tác nhân này trên các thị trường cụ thể. ⚫ VD: – Hộ gia đình mua bao nhiêu hàng hóa, cung cấp bao nhiêu giờ lao động? – DN thuê bao nhiêu lao động và bán bao nhiêu hàng hóa? – Giá cả được hình thành như thế nào? 23
  24. Kinh tế học Vĩ mô ⚫ Kinh tế học Vĩ mô là môn học nghiên cứu chung toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc nền kinh tế toàn cầu. ⚫ VD: – Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát. – Nghiên cứu cán cân thương mại, cán cân vốn, tỷ giá. – Nghiên cứu chính sách tài khóa, tiền tệ . 24
  25. Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô ⚫Các đại lượng đo ⚫ Các đại lượng đo lường kinh tế vi mô: lường kinh tế vĩ mô: – Sản lượng, giá của – GDP, GNP hàng hóa – Thu nhập quốc dân(NI) – Doanh thu – Đầu tư – Chi phí – Lạm phát – Lợi nhuận – Thất nghiệp – Lỗ lãi của DN . 25
  26. Chú ý: – Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. – Mặc dù có mối liên kết chặt chẽ giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô nhưng hai lĩnh vực này vẫn có sự khác biệt. 26
  27. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 27
  28. 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt Nguồn gốc của Kinh tế Vĩ mô ⚫ Kinh tế Vĩ mô hiện đại bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ đại khủng hoảng. ⚫ Lý thuyết của kinh tế vi mô ủng hộ thị trường tự do đã không giải thích và chữa trị được cuộc đại khủng hoảng. 28
  29. 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt Nguồn gốc của Kinh tế Vĩ mô John Maynard Keynes đã xuất bản cuốn Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất, và Tiền tệ năm 1936 nhấn mạnh tới vai trò chính phủ trong việc sử dụng chi tiêu giúp nền kinh tế ổn định trong ngắn hạn, không rơi vào tình 29 trạng thiếu cầu do tư nhân chi tiêu quá ít.
  30. Vấn đề then chốt (mục tiêu) của nền kinh tế vĩ mô ⚫ Tăng trưởng Kinh tế (Sản lượng - output) ⚫ Thất nghiệp ⚫ Lạm phát ⚫ Kinh tế quốc tế (Hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài) 30
  31. Tăng trưởng kinh tế ⚫ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. – Nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, – Cũng là mức sống của người dân. ⚫ Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tổng sản phẩm trong nước thực tế (GDP thực tế) 31
  32. Tăng trưởng kinh tế ⚫ GDP tiềm năng – Khi nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực lao động, tư bản, tài nguyên, kỹ năng tổ chức quản trị. ⚫ GDP thực tế dao động xung quanh GDP tiềm năng 32
  33. Tăng trưởng kinh tế 12 10 8 6 4 2 0 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 33 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
  34. Tăng trưởng 2.6% một dài hạn là năm GDP tiềm năng 4.4% một GDP thực tế năm 1992 GDP thực tế (nghìn tỷ đôla tính theo năm năm theo tính đôla tỷ (nghìn tế thực GDP Năm Tăng trưởng kinh tế Mỹ Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkins 34
  35. Tăng trưởng kinh tế dài hạn của Mỹ 35 Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin
  36. Thất nghiệp (Unemployment): ⚫ Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, có nhu cầu làm việc, có nỗ lực tìm kiếm việc làm nhưng không có việc làm hoặc đang chờ trở lại làm việc hoặc có việc làm nhưng thời gian làm việc dưới 8 giờ 1 tuần. – Ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế – Ảnh hưởng tới thu nhập, tâm lý người lao động và gia 36 đình họ.
  37. Tỷ lệ thất nghiệp (% lực lượng lao động lao lượng lực (% nghiệp thất lệ Tỷ Năm Thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ 37 Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin
  38. Lạm phát (Inflation) ⚫ Lạm phát là sự gia tăng liên tục mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. ⚫ Lạm phát quá cao và bất thường sẽ gây ra tâm lý hoang mang của dân chúng, sự méo mó và bất ổn của quá trình sản xuất. 38
  39. Tỷ lệ lạm phát (% năm) (% phát lạm lệ Tỷ Năm Lạm phát của nền kinh tế Mỹ 39 Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin
  40. Kinh tế quốc tế ⚫ Hầu hết các nền kinh tế đều là nền kinh tế mở, tức là có quan hệ thương mại và tài chính với thế giới. ⚫ Những biến động của tình hình thế giới sẽ tác động tới tình hình kinh tế trong nước và ngược lại. 40
  41. Kinh tế quốc tế ⚫ Cán cân thương mại – Thặng dư thương mại – Thâm hụt thương mại ⚫ Cán cân vốn (tài chính) – Thặng dư vốn – Thâm hụt vốn 41
  42. Kinh tế quốc tế ⚫ Dự trữ ngoại hối quốc gia ⚫ Tỷ giá hối đoái: – Là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia – Là giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác (tỷ lệ trao đổi giữa ngoại tệ với nội tệ) – Tỷ giá thả nổi – Tỷ giá cố định 42 – Kết hợp hai chế độ tỷ giá trên
  43. án cân tài khoản vãng án cân khoản tài vãng (%GDP) lai C Năm Thâm hụt thương mại của nền kinh tế Mỹ Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin 43
  44. Nội dung của chương 1.1. Kinh tế học là gì? 1.2. Một số nguyên lý nền tảng làm định hướng khi nghiên cứu kinh tế học 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.4. Một số vấn đề kinh tế then chốt 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế 44
  45. 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế ⚫ Với tư cách là nhà khoa học – Phương pháp khoa học: quan sát, đưa ra lý thuyết và tiếp tục quan sát ; – Vai trò của các giả thiết: Giả thiết là hết sức cần thiết và quan trọng. + Thế giới quá phức tạp và không thể thâu tóm hết các nhân tố => các nhà kinh tế cần đưa ra giả thiết để đơn giản hóa và giúp thế giới trở nên dễ hiểu hơn. + Nếu giả thiết lại làm méo mó quá nhiều thực tế thì mô 45 hình có thể đưa ra những nhận định sai lầm nghiêm trọng.
  46. 1.5. Tư duy của các nhà kinh tế ⚫ Với tư cách là nhà khoa học - Các mô hình kinh tế: Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình đơn giản hóa để giúp chúng ta hiểu thế giới dễ dàng hơn - 2 mô hình được sử dụng nhiều nhất là: + Biểu đồ dòng chu chuyển (The Circular Flow Diagram) + Đường giới hạn khả năng sản xuất (The Production Possibilities Frontier). 46
  47. Doanh thu Chi tiêu (= GDP) (= GDP) Thị trường hàng hóa và dịch vụ Bán HH và DV Mua HH và DV cuối cùng cuối cùng Các hãng Hộ gia đình kinh doanh Lao động và tư bản Đầu vào sản xuất Thị trường các yếu tố sản xuất Tiền lương, công, Thu nhập của các tiền thuê và lợi hộ gia đình (= nhuận (= GDP) GDP) 47 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN
  48. BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN Các doanh nghiệp: + Sản xuất và bán các hàng hóa, dịch vụ + Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất Các hộ gia đình: + Mua, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ + Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất 48
  49. BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN Thị trường hàng hóa và dịch vụ: + Các doanh nghiệp là người bán + Các hộ gia đình là người mua Thị trường các yếu tố sản xuất: + Các hộ gia đình là người bán + Các doanh nghiệp là người mua Các yếu tố sản xuất (Factors of Production) + Các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ 49 + Đất đai, lao động, tư bản
  50. Đường giới hạn khả năng sản xuất Ví dụ: Các phương án sản xuất khác nhau của một quốc gia Phương án sản Vải (1.000 mét) Lúa (1.000 tấn) xuất/các khả năng A 0 300 B 5 280 C 9 240 D 12 180 E 14 100 50 F 15 0
  51. Lúa A 300 B 280 PPF C 240 N Đường giới hạn 180 D khả năng M sản xuất 100 E F 51 5 9 12 14 15 Vải
  52. Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường Giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier) là một biểu đồ cho thấy các sự kết hợp giữa các mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nhân tố sản xuất và công nghệ hiện có. 52
  53. Ý nghĩa: ⚫ PPF mô tả mức sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có. ⚫ Sự dịch chuyển của PPF 53
  54. ⚫ Với tư cách nhà tư vấn chính sách Khi các nhà kinh tế đang cố gắng giải thích thế giới, họ là nhà khoa học. Khi các nhà kinh tế cố gắng thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách. 54
  55. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc Các nhà kinh tế có thể nhìn nhận và phân tích nền kinh tế từ hai góc độ thực chứng và chuẩn tắc. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc Positive Statements vs. Normative Statements 55
  56. Phân tích thực chứng ⚫ Phân tích thực chứng cho biết những gì đang thực sự diễn ra (là các nhận định mô tả thế giới như nó có) – Nó có thể được chứng minh là đúng hoặc sai – Nó có thể được kiểm chứng từ thực tế 56
  57. Phân tích chuẩn tắc ⚫ Phân tích chuẩn tắc cho biết chúng ta nên làm gì (các nhận định cho rằng thế giới nên như thế nào). – Nó phụ thuộc vào giá trị và cảm nhận của mỗi cá nhân. – Nó rất khó có thể kiểm định được là đúng hay sai. 57
  58. Sự bất đồng của các nhà kinh tế - Nhận định thực chứng thường có mức độ nhất trí cao hơn giữa các nhà kinh tế - Nhận định chuẩn tắc thường có mức độ bất đồng cao do nó dựa trên giá trị và cảm nhận của nhà kinh tế. 58
  59. Sự bất đồng của các nhà kinh tế ⚫ Sự khác biệt trong nhận định thực chứng tồn tại giữa hai trường phái kinh tế Phái Cổ điển vs. Phái Keynes 59
  60. Sự bất đồng của các nhà kinh tế Phái Cổ điển Phái Keynes ⚫ Giả định giá cả ở các thị ⚫ Giả định giá cả ở các thị trường đều linh hoạt và duy trường cứng nhắc trong trì thị trường luôn cân bằng ngắn hạn và do vậy thị ⚫ Các chính sách của chính trường không phải luôn cân phủ gần như không có hiệu bằng quả ổn định sản lượng trong ⚫ Các chính sách của chính ngắn hạn. phủ có hiệu quả ổn định sản 60 lượng trong ngắn hạn.