Kinh tế chính trị - Chương 5: Tăng trưởng kinh tế

pdf 42 trang vanle 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Chương 5: Tăng trưởng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_chinh_tri_chuong_5_tang_truong_kinh_te.pdf

Nội dung text: Kinh tế chính trị - Chương 5: Tăng trưởng kinh tế

  1. Chương 5 Tăng trưởng kinh tế Nguyễn Việt Hưng
  2. Mục tiêu của chương  Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền kinh tế thế giới  Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế  Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng  Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  3. Mục tiêu của chương  Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền kinh tế thế giới  Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế  Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng  Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  4. Xu thế tăng trưởng dài hạn GDP thực tế GDP thực tế Tỷ lệ Nước Thời kỳ đầu kỳ cuối kỳ tăng trưởng Japan 1890-1997 $1,196 $23,400 2.82% Brazil 1900-1990 619 6,240 2.41 Mexico 1900-1997 922 8,120 2.27 Germany 1870-1997 1,738 21,300 1.99 Canada 1870-1997 1,890 21,860 1,95 China 1900-1997 570 3,570 1.91 Argentina 1900-1997 1,824 9,950 1.76 United States 1870-1997 3,188 28,740 1.75 Indonesia 1900-1997 708 3,450 1.65 United Kingdom 1870-1997 3,826 20,520 1.33 India 1900-1997 537 1,950 1.34 Pakistan 1900-1997 587 1,590 1.03 Bangladesh 1900-1997 495 1,050 0.78
  5. 35000 30000 25000 20000 Xu thế tăng trưởng dài hạn 15000 GDP thực tế 10000 5000 0 Japan Brazil Mexico Germany Canada GDP đầu kỳ China Argentina United States 3 2.5 Nước Indonesia GDP cuối kỳ 2 India 1.5 United Kingdom 1 Pakistan 0.5 Tốc độ tăng trưởng Bangladesh % tăng trưởng 0
  6. Xu thế tăng trưởng dài hạn  Một quốc gia có xuất phát điểm thấp không hẳn sẽ mãi có mức sống thấp hơn nước có xuất phát điểm cao hơn (Nhật Bản vs. Argentina)
  7. Xu thế tăng trưởng dài hạn  Một nước có xuất phát điểm thấp không hẳn sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của thế giới (Pakistan và Bangladesh).
  8. Xu thế tăng trưởng dài hạn  Một nước có xuất phát điểm cao hoàn toàn có thể duy trì mức tăng trưởng cao so với mức trung bình của thế giới (Đức và Canada).
  9. Xu thế tăng trưởng dài hạn Nguyên nhân của sự khác biệt về mức sống và tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì?
  10. Mục tiêu của chương  Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền kinh tế thế giới  Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế  Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng  Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  11. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống  Mức sống phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng.  Số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra, tức là năng suất lao động.  Mức sống phụ thuộc vào năng suất lao động
  12. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống  Năng suất phụ thuộc vào 1. Tư bản hiện vật – Tư bản hiện vật phản ánh số lượng máy móc trang bị cho người lao động – Tư bản hiện vật cao giải thích được năng suất cao – Quy luật lợi tức cận biên giảm dần của tư bản hiện vật – Tư bản hiện vật cao hơn không giải thích được sự gia tăng năng suất (tăng trưởng) theo thời gian.
  13. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống  Năng suất phụ thuộc vào 2. Vốn nhân lực – Vốn nhân lực phản ánh những tri thức và kỹ năng mà nhà quản lý, người kỹ sư, người thợ được trang bị thông qua giáo dục và kinh nghiệm. – Vốn nhân lực cao mang lại năng suất cao – Vốn nhân lực cũng chỉ gia tăng tới một ngưỡng (sau khi đọc hết sách) → không giải thích được sự gia tăng năng suất theo thời gian.
  14. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống  Năng suất phụ thuộc vào 3. Tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo – Dầu mỏ là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng → giải thích sự giàu có của một số nước Trung Đông. – Tài nguyên không phải là yếu tố quyết định tới tăng trưởng năng suất trong dài hạn (tài nguyên cạn kiệt)
  15. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống  Năng suất phụ thuộc vào 4. Tri thức công nghệ – Phát kiến của con người về các phương thức quản lý và sản xuất mới làm nâng cao năng suất (làm cuốn sách dày hơn và hữu ích hơn)  Một ít nông dân có thể nuôi sống cả một quốc gia  Một chiếc máy tính xử lý công việc của cả trăm người. – Đây là yếu tố quyết định đến mức năng suất cao và cả mức tăng trưởng cao của năng suất.
  16. Nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và mức sống Y AF(,,,) K L H N YKH AF , ,N ,1 LLLL y AF(,,) k h n Trong đó y: năng suất bình quân (sản lượng chia cho số lao động) k: tư bản trang bị cho một lao động h: vốn nhân lực tính trên một lao động n: tài nguyên tính trên một lao động A: tiến bộ công nghệ
  17. Mục tiêu của chương  Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền kinh tế thế giới  Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế  Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng  Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  18. Một số lý thuyết tăng trưởng  Các lý thuyết tăng trưởng tập trung phân tích xu thế tăng trưởng trong dài hạn của năng suất (sản lượng tính trên một lao động)  Các lý thuyết tăng trưởng không đề cập tới những biến động trong ngắn hạn của năng suất.
  19. Một số lý thuyết tăng trưởng  Lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus – Lý thuyết nhân khẩu ra đời cuối thế kỷ 18, thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp. – Lý thuyết dự báo nền kinh tế sẽ đạt tới một mức sống vừa đủ để duy trì sự sống và không còn tăng trưởng nữa.
  20. Một số lý thuyết tăng trưởng  Nội dung lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus – Năng suất nông nghiệp tăng khi diện tích đất nông nghiệp mở rộng → sinh nhiều, chết giảm – Khi khai thác hết diện tích đất, dân số tiếp tục tăng → năng suất nông nghiệp giảm (quy luật lợi tức giảm dần) → chết tăng, sinh giảm – Dân số sẽ dừng tại một ngưỡng Pop* và mức sống của mọi người duy trì tại đó → không còn tăng trưởng.
  21. Một số lý thuyết tăng trưởng  Hạn chế của lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus – Không tính tới sự xuất hiện của tư bản làm tăng năng suất nông nghiệp  do xuất hiện khu vực công nghiệp khi người nông dân chuyển sang làm việc tại khu vực công nghiệp – Không tính tới tiến bộ khoa học làm tăng năng suất nông nghiệp – Không tính tới sự gia tăng năng suất ở khu vực công nghiệp và dịch vụ
  22. Một số lý thuyết tăng trưởng  Lý thuyết tăng trưởng của Harrod-Domar. – Tác giả Harrod (Anh) và Domar (Mỹ) nghiên cứu độc lập vào những năm 1940. – Lý thuyết này nhấn mạnh tới vai trò của tiết kiệm (chuyển hóa thành đầu tư vào tư bản) sẽ đảm bảo việc tăng trưởng liên tục trong dài hạn.
  23. Một số lý thuyết tăng trưởng  Nội dung lý thuyết tăng trưởng của Harrod-Domar – Giả định tư bản không đối mặt với quy luật lợi tức giảm dần (tỷ lệ tư bản trên sản lượng không đổi) – Nếu tỷ lệ tiết kiệm đủ lớn để bù đắp phần hao mòn tư bản và dân số tăng thì nền kinh tế sẽ luôn có tăng trưởng.
  24. Một số lý thuyết tăng trưởng  Hạn chế của lý thuyết tăng trưởng Harrod-Domar – Giả định tư bản không đối mặt với quy luật lợi tức giảm dần đối lập với các phân tích vi mô truyền thống – Coi tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố ngoại sinh không phụ thuộc vào trạng thái tăng trưởng – Chỉ chú trọng yếu tố tư bản mà bỏ qua các yếu tố vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ.
  25. Một số lý thuyết tăng trưởng  Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow – Lý thuyết của Solow (giải Nobel Kinh tế năm 1987) ra đời năm 1956 và kế thừa lý thuyết của Harrod-Domar – Lý thuyết này nhấn mạnh tới tư bản hiện vật và đặc biệt là đã nói tới tiến bộ công nghệ với vai trò là nhân tố duy nhất quyết định tới tăng trưởng dài hạn.
  26. Một số lý thuyết tăng trưởng  Nội dung lý thuyết của Solow – Giả định tư bản đối mặt với quy luật lợi tức giảm dần. – Tư bản cao hơn mang lại mức năng suất cao hơn nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng năng suất cao. – Tiến bộ công nghệ là nhân tố mang lại tăng trưởng năng suất trong dài hạn.
  27. Một số lý thuyết tăng trưởng  Hạn chế của lý thuyết Solow – Coi tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố ngoại sinh – Coi tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh → Chúng ta không tự quyết định được tốc độ tăng trưởng.
  28. Một số lý thuyết tăng trưởng  Lý thuyết tăng trưởng mới (nội sinh) – Các tác giả Arrow, Romer, Lucas, Grossman và Helpman, Aghion và Howitt đưa ra và hoàn thiện dần trong vài thập niên gần đây. – Lý thuyết này nhấn mạnh tới đầu tư vào tư bản hiện vật, giáo dục để tăng vốn nhân lực, và nghiên cứu triển khai mang lại tiến bộ công nghệ.
  29. Một số lý thuyết tăng trưởng  Nội dung lý thuyết tăng trưởng mới (nội sinh) – Cho rằng đầu tư vào tư bản ở cấp độ vĩ mô không đối mặt với tính lợi tức giảm dần do hiệu ứng lan truyền tích cực. – Nội sinh hóa tỷ lệ tiết kiệm, tiến bộ công nghệ và vốn nhân lực phụ thuộc vào trạng thái tăng trưởng – Cho rằng ảnh hưởng của tăng tỷ lệ tiết kiệm dài hạn hơn rất nhiều so với mô hình tân cổ điển dự báo.
  30. Mục tiêu của chương  Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền kinh tế thế giới  Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế  Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng  Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  31. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Các chính sách làm gia tăng các nhân tố tư bản hiện vật k, vốn nhân lực h, tài nguyên n, và tiến bộ công nghệ A sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  32. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1. Chính sách đầu tư  Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế tỏ ra khăng khít  Đầu tư làm gia tăng tư bản hiện vật, tăng tiến bộ công nghệ thông qua nghiên cứu triển khai, và do đó làm tăng năng suất.  Năng suất gia tăng làm tăng mức tiêu dùng và tiết kiệm, qua đó làm tăng mức đầu tư.
  33. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (a) Tăng trưởng 1960-1991 (b) Đầu tư 1960-1991 South Korea South Korea Singapore Singapore Japan Japan Israel Israel Canada Canada Brazil Brazil West Germany West Germany Mexico Mexico United Kingdom United Kingdom Nigeria Nigeria United States United States India India Bangladesh Bangladesh Chile Chile Rwanda Rwanda 0 1 2 3 4 5 6 7 0 10 20 30 40 % tăng trưởng Đầu tư, % GDP
  34. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ đầu tư 40 35 30 25 20 15 10 % so đầu với GDP tư 5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 % tăng trưởng
  35. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Đầu tư trong nước (chương tiếp theo)  Đầu tư nước ngoài – Đầu tư nước ngoài trực tiếp  Người nước ngoài trực tiếp quản lý hoạt động sử dụng vốn  Phổ biến ở các nước đang phát triển và phát triển – Đầu tư nước ngoài gián tiếp  Người nước ngoài tài trợ vốn và người trong nước quản lý vốn  Ít phổ biến ở các nước có hệ thống tài chính yếu kém, đặc biệt phát triển tại các quốc gia phát triển.
  36. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2. Chính sách thương mại tự do  Ủng hộ thương mại tự do Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo  Mỗi nước sản xuất hàng hóa mà nước đó có lợi thế so sánh (chi phí cơ hội nhỏ hơn) rồi trao đổi với nhau sẽ mở rộng giới hạn tiêu dùng của cả hai quốc gia so với khi mỗi quốc gia tự sản xuất và tiêu dùng.
  37. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Mỹ sản xuất 1 giờ được 10 áo và 3 máy tính  Việt Nam sản xuất 1 giờ được 6 áo là 1 máy tính. → Việt Nam nên sản xuất áo (chi phí cơ hội là 1/6 máy tính) và Mỹ nên sản xuất máy tính (chi phí cơ hội là 10/3).  Sau 1 giờ, Mỹ sản xuất 3 máy tính còn Việt Nam sản xuất 6 chiếc áo.  Hai nước trao đổi theo tỷ lệ 1 máy tính: 5 áo – VN có 1 máy tính và 1 áo sau 1 giờ > 1 máy tính – Mỹ có 2 máy tính và 5 áo sau 1 giờ > 1.5 máy tính và 5 áo  Cả hai nước đều có lợi hơn từ thương mại.
  38. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2. Chính sách thương mại tự do  Ủng hộ thương mại tự do Chính sách hướng ra xuất khẩu đã thành công ở các nước Đông Á: Singapor, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia Xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa.
  39. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2. Chính sách thương mại tự do  Phản đối thương mại tự do Chính sách thay thế hàng nhập khẩu: các nước Mỹ Latin như Brazil, Argentina, Bolivia đã từng thành công trong những năm 1960. • Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ bằng thuế quan và hạn ngạch • Ngày nay, các chính sách này đã không còn thành công và nhường chỗ cho chính sách mở cửa và tự do thương mại.
  40. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2. Chính sách thương mại tự do  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với khoảng 150 nước thành viên  Một loạt các tổ chức kinh tế khu vực: EU, ASEAN, APEC, ASEM, NAFTA,  Một loạt các ký kết thương mại song phương.
  41. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 3. Chính sách giáo dục  Giáo dục cấp 1 và cấp 2 thường có tỷ lệ lợi tức cao hơn so với giáo dục ở các bậc cao hơn.  Chảy máu chất xám → Tốt hay Xấu?  Giáo dục Việt Nam →
  42. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 4. Quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị 5. Kiểm soát tốc độ tăng dân số 6. Nghiên cứu triển khai