Kinh doanh ngoại hối - Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh doanh ngoại hối - Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_doanh_ngoai_hoi_chuong_1_tong_quan_ve_thi_truong_ngoai.pptx
Nội dung text: Kinh doanh ngoại hối - Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối
- 1 KINH DOANH NGOẠI HỐI
- 2 MỤC TIÊU MÔN HỌC • Nắm vững kiến thức cơ bản về thị trường ngoại hối và những vấn đề liên quan đến tỷ giá • Hiểu và thực hiện tốt các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro hối đoái và kinh doanh ngoại hối • Hiểu những vấn đề cơ bản về quản lý ngoại hối • Hiểu và đánh giá được hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam.
- 3 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, NXB thống kê, 2011. 2. Tài liệu tham khảo ▪ GS.TS Lê Văn Tư: Thị trường hối đoái ▪ Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối
- 4 Kết cấu môn học ▪ Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối (NH) ▪ Chương 2: Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối ▪ Chương 3: Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay ▪ Chương 4: Nghiệp vụ ngoại hối kì hạn ▪ Chương 5: Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ▪ Chương 6: Nghiệp vụ tiền tệ tương lai ▪ Chương 7: Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ▪ Chương 9: Thị trường ngoại hối Việt Nam
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
- 6 NỘI DUNG 1. Khái niệm và đặc điểm thị trường ngoại hối (TTNH) 2. Chức năng của TTNH 3. Thành viên tham gia 4. Các nghiệp vụ trên TTNH
- 7 Khái niệm ngoại hối Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong TTQT. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: • Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; • Đồng tiền của Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
- 8 Đặc điểm thị trường ngoại hối 1. Thị trường ngoại hối là nơi mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ, hàng hóa duy nhất trên thi trường có thể trao đổi trực tiếp với các hàng hóa khác. 2. Là thị trường phi tập trung: thị trường ngoại hối không giới hạn ở một vị trí địa lý cụ thể mà là một thị trường quốc tế, bao gồm một mạng lưới người mua và người bán rộng khắp, hoạt động 24h/ngày, trừ các ngày cuối tuần và ngày lễ. Sở dĩ có đặc điểm này vì các trung tâm ngoại hối chính thường nằm ở các múi giờ khác nhau.
- 9 Đặc điểm thị trường ngoại hối 3. Là thị trường khổng lồ: doanh số giao dịch lên tới 4000 tỷ USD một ngày (năm 2010) 4. Là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: số lượng người mua và người bán lớn, các sản phẩm đồng nhất, thông tin lưu chuyển tự do và không có các rào cản đối với việc tham gia thị trường. 5. Khối lượng giao dịch tập trung chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng. Doanh số giao dịch liên ngân hàng chiếm khoảng 80% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu: gồm các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương.
- 10 Đặc điểm thị trường ngoại hối 6. Đây là thị trường nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý nhất là với chính sách tiền tệ của các quốc gia 7. Thị trường ngoại hối có tốc độ phát triển nhanh trong mấy thập kỷ qua. Điều đó là do những nguyên nhân sau: - Hệ thống tiền tệ Breton Woods sụp đổ vào năm 1973, tỷ giá các đồng tiền được thả nổi và biến động mạnh buộc các nhà kinh doanh tiền tệ, xuất nhập khẩu tìm kiếm các biện pháp phòng chống rủi ro và tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động để kiếm lời. - Xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ
- 11 Đặc điểm thị trường ngoại hối 7. Thị trường ngoại hối có tốc độ phát triển nhanh trong mấy thập kỷ qua. Điều đó là do những nguyên nhân sau: - Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển
- 12 Chức năng của thị trường ngoại hối • Thỏa mãn nhu cầu thanh toán phát sinh từ các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế • Cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai • Tạo điều kiện để NHTƯ thực hiện can thiệp lên thị trường nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- 13 Chức năng của thị trường ngoại hối Thỏa mãn nhu cầu thanh toán quốc tế từ hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế Cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai Tạo điều kiện để NHTƯ thực hiện can thiệp lên thị trường nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- 14 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối - Nhóm khách hàng mua bán lẻ: gồm các công ty, cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm mục đích chuyển đổi tiền tệ, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ. - Ngân hàng thương mại: các nhà tạo thị trường, họ tham gia trên thị trường bán lẻ và bán sỷ. Trên thị trường bán lẻ thường là cung cấp dịch vụ cho khách hàng: mua hộ, bán hộ nên không chịu rủi ro tỷ giá. Thị trường bán sỷ (thị trường liên ngân hàng): đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- 15 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối (tiếp) - Các nhà môi giới ngoại hối: làm khớp các giao dịch của người mua và người bán, kiếm lợi nhuận thông qua thu phí môi giới - Ngân hàng trung ương: • Mua bán hộ ngoại tệ cho chính phủ • Điều chỉnh tỷ giá. Phạm vi và phương thức thực hiện tùy thuộc vào cơ chế tỷ giá của mỗi nước: thả nổi, cố định hay thả nổi có điều tiết
- 16 4. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối FOREX Primary market Derivative market (TT cơ sở) (TT phái sinh) SPOT fFORWARD SWAP OPTION FUTURE OTC EXCHANGE
- 17 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
- 18 1. Khái niệm tỷ giá Tỷ giá (Exchange rate): là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ: 1 USD = 22.000 VND
- 19 Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: - Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – C): là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. - Đồng tiền định giá (Terms Currency – T): là đồng tiền có số đơn vị thay đổi. Ví dụ: 1 GBP = 2,002 USD
- 20 2. Phân loại tỷ giá a. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối •Tỷ giá mua vào – Bid rate: là tỷ giá mà tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá •Tỷ giá bán ra – Ask or Offer rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang bán ra đồng tiền yết giá •Tỷ giá giao ngay: tỷ giá hình thành trên thị trường giao ngay •Tỷ giá phái sinh: tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng phái sinh, được tính toán từ tỷ giá giao ngay
- 21 2. Phân loại tỷ giá b. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá • Tỷ giá chính thức: do NHTW công bố, phản ánh giá trị đối ngoại của đồng nội tệ • Tỷ giá chợ đen: quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định • Tỷ giá cố định • Tỷ giá thả nổi hoàn toàn • Tỷ giá thả nổi có điều tiết
- 22 Ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá: - Ngân hàng yết giá (Quoting Bank): là ngân hàng thực hiện niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra - Ngân hàng hỏi giá (Asking Bank): là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá - Một ngân hàng có thể đồng thời là ngân hàng yết giá và hỏi giá trên Interbank
- 23 3. Phương pháp yết tỷ giá Đối với 1 quốc gia: Yết trực tiếp: 1 Ngoại tệ = ? Nội tệ Ví dụ: 1 USD = 22. 000 VND Yết gián tiếp: 1 nội tệ = ? Ngoại tệ 1 VND = ? USD
- 24 Yết tỷ giá kiểu châu Âu và kiểu Mỹ ▪ Phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu: USD đóng vai trò đồng tiền yết giá Ví dụ: 1 USD = 2,0152 SGD ▪ Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ: USD đóng vai trò đồng tiền định giá Ví dụ: 1GBP = 1,5016 USD
- 25 Yết tỷ giá trong thực tế - USD là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, AUD, NZD, EUR và SDR. - USD là đồng tiền yết giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại.
- 26 Cách viết tỷ giá - Theo tập quán kinh doanh ngân hàng: Ví dụ: 1 USD = 22.000 VND => USD/VND = 22.000 E (yết giá /định giá)
- 27 Tỷ giá mua bán và lãi kinh doanh ngoại hối - Tỷ giá mua: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá - Tỷ giá bán: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá
- 28 Chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra – Spread • Ngân hàng yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra. • Nếu tính spread theo phương pháp số tuyệt đối: Spread = Tỷ giá bán – Tỷ giá mua • Nếu tính theo phương pháp số tương đối: Spread = (Tỷ giá bán – Tỷ giá mua)/ Tỷ giá mua
- 29 Chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra – Spread • Chênh lệch phụ thuộc vào gì: - Khối lượng giao dịch càng lớn thì spread càng nhỏ - Tính thanh khoản của đồng tiền giao dịch: đồng tiền thanh khoản cao thì spread nhỏ - Đồng tiền được giao dịch nhiều thì spread nhỏ - Đồng tiền thường có rủi ro cao ( biến động mạnh) vì các điều kiện kinh tế, chính trị thì có spread cao
- 30 Lãi lỗ trong kinh doanh ngoại hối 1. Ngân hàng yết giá đồng thời mua vào và bán ra 1 triệu USD tại tỷ giá E (USD/VND): 20.420 – 20.440. Tính kết quả kinh doanh của ngân hàng này 2. Ngân hàng yết giá đồng thời mua vào và bán ra 100 tỷ VND tại tỷ giá E (USD/VND): 20.420 – 20.440. Tính kết quả kinh doanh của ngân hàng này
- 31 Lãi lỗ trong kinh doanh ngoại hối 3. Ngân hàng hỏi giá (Khách hàng) đồng thời mua vào và bán ra 1 triệu USD tại tỷ giá USD/VND: 20.420 – 20.440. Tính kết quả kinh doanh của ngân hàng này 4. Khách hàng đồng thời mua vào và bán ra 100 tỷ VND tại tỷ giá USD/VND: 20.420 – 20.440. Tính kết quả kinh doanh của ngân hàng này
- 32 Tỷ giá chéo Khái niệm: Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua đồng tiền thứ ba E(USD/VND) = 14.513 E (USD/SGD) = 5,1324. Tính E(SGD/VND)
- 33 Phương pháp tính tỷ giá chéo Tỷ giá chéo giản đơn: Tỷ giá chéo không tồn tại tỷ giá mua vào và bán ra. Tỷ giá chéo phức hợp: Tỷ giá bao gồm tỷ giá mua vào và bán ra
- 34 . Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả hai tỷ giá VD: E(USD/VND) = (a,b) E(USD/SGD) = (c,d) Tính tỷ giá: E(SGD/VND) = (x,y)
- 35 . Trường hợp 1 (tiếp): ✓ Tính tỷ giá x: ✓ Tính tỷ giá y:
- 36 Ví dụ 2: E (USD/JPY): 121,31-121,42 E (USD/VND): 15.678 – 15.689 NHTM X: E(JPY/VND) = 128,09 – 129,10 a) Tính E (JPY/VND) theo thông số thị trường bằng phương pháp kẻ bảng b) Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá như thế nào c) Những gì xảy ra khi kinh doanh chênh lệch giá vào cuộc
- 37 Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là đồng tiền yết giá vừa là đồng tiền định giá VD: E(USD/VND) = (a,b) E(GBP/USD) = (c,d) Tính tỷ giá: E(GBP/VND) = (x,y)
- 38 . Trường hợp 2 (tiếp): ✓ Tính tỷ giá x: ✓ Tính tỷ giá y:
- 39 Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả hai tỷ giá VD: E(AUD/USD) = (a,b) E(GBP/USD) = (c,d) Tính tỷ giá: E(GBP/AUD) = (x,y)
- 40 . Trường hợp 3 (tiếp): ✓ Tính tỷ giá x: ✓ Tính tỷ giá y:
- 41 Ví dụ 3: E (GBP/USD): 2,2344 – 2,2355 E (NZD/USD): 0,2475 – 0,2483 NHTM X: E(GBP/NZD) = 8,9974 – 8,9979 a) Tính E (GBP/NZD) theo thông số thị trường bằng phương pháp kẻ bảng b) Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá như thế nào c) Những gì xảy ra khi kinh doanh chênh lệch giá vào cuộc
- 42 Ví dụ 4: E (USD/VND): 18.010 – 18.020 E (EUR/USD): 2,9185 – 2,9188 NHTM X: E(EUR/VND) = 52.554 – 52.558 a) Tính E (EUR/VND) theo thông số thị trường bằng phương pháp kẻ bảng b) Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá như thế nào c) Biểu diễn kết quả kinh doanh bằng bảng luồng tiền d) Những gì xảy ra khi kinh doanh chênh lệch giá vào cuộc
- 43 Trạng thái luồng tiền • Luồng tiền dương – PCF: là khoản thu nhận tiền từ người khác, không kể nguyên nhân phát sinh • Luồng tiền âm – NCF: là khoản chi trả tiền cho người khác, không kể nguyên nhân phát sinh • Trạng thái luồng tiền ròng: là chênh lệch giữa luồng tiền dương và luồng tiền âm tại một thời điểm. • Trạng thái luồng tiền ròng dương phản ánh luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra. • Trạng thái luồng tiền ròng âm phản ánh luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền vào.
- 44 Trạng thái luồng tiền xảy ra khi nào - Luồng tiền vào: + Nhận tiền gửi của khách hàng + Thu hồi các khoản cho vay và lãi vay + Đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường vốn + Mua vào một đồng tiền - Luồng tiền ra: + Khách hàng rút tiền gửi + Cấp tín dụng cho khách hàng + Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại khác + Bán ra một đồng tiền
- 45 Trạng thái luồng tiền ròng Trạng thái luồng tiền ròng (Net cash flow position – NCFP) :Là chênh lệch giữa tổng luồng tiền vào (Positive cash flow – PCF) và tổng luồng tiền ra (Negative cash flow – NCF) trong 1 kỳ nhất định NCFP = PCF - NCF
- 46 Trạng thái luồng tiền và rủi ro lãi suất ✓ Trạng thái luồng tiền ròng dương (Positive Net Cash Flow Position) - NCFP > 0 : Lượng tiền dôi dư có thể sử dụng để đầu tư. Nếu lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. ✓ Trạng thái luồng tiền ròng âm (Negative Net Cash Flow Position) - NCFP < 0 : Lượng tiền bị thiếu hụt cần phải bù đắp bằng cách huy động vốn bổ sung. Nếu lãi suất thị trường tăng, chi phí huy động vốn sẽ tăng, làm phát sinh lỗ và ngược lại. ✓ Trạng thái luồng tiền ròng cân bằng (Square Net Cash Flow Position) - NCFP = 0 : Biến động của lãi suất không làm phát sinh lãi hay lỗ.
- 47 Trạng thái ngoại tệ • Trạng thái ngoại tệ xuất hiện khi có các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. • Trạng thái ngoại tệ dương (trạng thái ngoại tệ trường): những giao dịch làm tăng QSH về ngoại tệ • Trạng thái ngoại tệ âm (trạng thái ngoại tệ đoản): những giao dịch làm giảm QSH về ngoại tệ • Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ: là ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán
- 48 Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ Ngoại tệ trường: Ngoại tệ đoản: 1. Mua một ngoại tệ 1. Bán một ngoại tệ 2. Thu lãi cho vay bằng 2. Trả lãi huy động vốn ngoại tệ bằng ngoại tệ 3. Thu phí dịch vụ bằng 3. Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ ngoại tệ 4. Nhận quà biếu, viện 4. Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ trợ bằng ngoại tệ 5. Nhận tiền lương, 5. Ngoại tệ bị mất, rách thưởng bằng ngoại tệ nát, hư hỏng
- 49 Trạng thái ngoại tệ • Trạng thái ngoại tệ ròng: chênh lệch giữa doanh số phát sinh trường và doanh số phát sinh đoản trong một thời kỳ nhất định. + Doanh số trường > Doanh số đoản: trạng thái trường ròng + Doanh số trường < Doanh số đoản: trạng thái đoản ròng
- 50 Trạng thái ngoại tệ - Exchange Position Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá Trạng thái ngoại tệ Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm NEP(t) >0 Lãi Lỗ NEP(t) < 0 Lỗ Lãi Không phát sinh Không phát sinh NEP(t) = 0 lãi/lỗ lãi/lỗ