Kế toán tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính doanh nghiệp

pdf 76 trang vanle 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_3_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Kế toán tài chính - Chương 3: Phân tích tài chính doanh nghiệp

  1. Chương 3 Phân tích tài chính doanh nghiệp
  2. Mục tiêu chương 3 - Trình bày mục tiêu PTTC, phân biệt các phương pháp phân tích tài chính - Trình bày nội dung và cách lập các báo cáo tài chính, mối quan hệ giữa các báo cáo - Cách lập các chỉ số tài chính và ý nghĩa - Thực hành phân tích tài chính một công ty cụ thể
  3. Nội dung 1. Khái niệm 2. Mục đich phân tích tài chính DN 3. Các phương pháp phân tích 4. Các báo cáo tài chính 5. Nội dung phân tích tài chính
  4. Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các hoạt động của DN đó
  5. Mục đích phân tích tài chính • Đối với từng đối tương sử dụng thông tin mà phân tích tài chính phục vụ những mục đích cụ thể
  6. Mục đích phân tích tài chính • Nhà quản trị • Chủ sở hữu/cổ đông • Người cho vay • Các đối tượng khác: Nhà nước, công nhân viên
  7. Mục đích phân tích tài chính
  8. Phương pháp phân tích tài chính  Phương pháp so sánh  Phương pháp phân tích xu hướng  Phương pháp tỷ trọng (common-size analysis)  Phương pháp phân tích theo tỷ lệ (chỉ số tài chính)
  9. Hệ thống báo cáo tài chính • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh báo cáo tài chính
  10. Bảng cân đối kế toán Là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định. Đặc điểm: • Phản ánh tổng quát TS, NV theo một hệ thống chỉ tiêu được quy định thống nhất • Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị • Phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm nhất định
  11. Bảng cân đối kế toán Kết cấu: Kết cấu chiều ngang: • Bên trái gọi là TS: được dùng để phản ánh kết cấu của TS • Bên phải gọi là NV: phản ánh các nguồn hình thành TS Kết cấu chiều dọc • Phần trên phản ánh TS, phần dưới phản ánh NV.
  12. Bảng cân đối kế toán Nguyên tắc Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn Tổng tài sản = Nợ phái trả + Vốn chủ sở hữu Vốn CSH = Giá trị TS – Giá trị nợ phải trả
  13. Bảng cân đối kế toán công ty CP Mặt trời (triệuđ) Tài sản: Nguồn vốn Tiền 2.540 Khoản phải trả 18.221 Chứng khoán ngắn hạn 1.800 Phải thu 18.320 Nợ thuế 3.200 Hàng tồn kho 27.530 Nợ ngắn hạn khác 4.102 Tài sản ngắn hạn 50.190 Nợ ngắn hạn 25.523 Nhà xương, thiết bị 43.100 Nợ dài hạn 22.000 Khấu hao tích lũy (11.400) Tổng nợ 47.523 Nguyên giá 31.700 Vốn cổ phần thường 13.000 Tổng tài sản 81.890 Thặng dư vốn 10.000 Lợi nhuận giữ lại 11.367 Vốn chủ sở hữu 34.367 Tổng nguồn vốn 81.890
  14. Báo cáo kết quả kinh doanh Là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ họat động của DN chi tiết cho các hoạt động chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN về các khoản thuế và các khoản khác.
  15. Báo cáo kết quả kinh doanh • Nội dung 1. Tổng doanh thu 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = (1)- (2) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp = (3) – (4) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: = (5)+(6-7)-(8+9)
  16. Báo cáo kết quả kinh doanh • Nội dung (tiếp) 11. Thu nhập khác: thu nhập từ những nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường bao gồm thanh lý tài sản, thu được các khoản nợ khó đòi 12. Chi phí khác: chi phí hay lỗ do những nghiệp vụ khác biệt với họat động kinh doanh 13. Lợi nhuận khác = 12- 11 14. Tổng lợi nhuận trước thuế= 10+13 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: (14)x Thuế suất 16. Lợi nhuận sau thuế= (14) – (15)
  17. Doanh thu thuần Báo cáo kết quả kinh 112,760 Giá vốn hàng bán doanh (85,300) Lợi nhuận gộp 27,460 Chi phí hoạt động Chi phí bán hàng (6,540) Chi phí quản lý (9,400) Tổng chi phí hoạt động (15,940) Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) 11,520 Lãi phải trả Lãi vay ngân hàng: (850) Tổng lãi phải trả (850) Lợi nhuận trước thuế (EBT) 10670 Thuế (40%) (4268) Lợi nhuận ròng 6402
  18. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTT là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền trong kỳ kế toán. BCLCTT cho biết lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp qua 3 họat động: hoạt động sản xuất kinh doanh, họat động đầu tư và họat động tài trợ. BCLCTT phản ánh tổng lượng tiền tồn đầu kỳ, lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và lượng tiền thuần cuối kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản trị có thể tìm ra các biện pháp để quản lý nguồn ngân quỹ tốt, đảm bảo đủ tiền để đáp ứng họat động kinh doanh.
  19. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bằng việc xem xét 3 dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có thể phân tích: • Hoạt động chủ yếu tạo ra tiền của doanh nghiệp • Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước • Khả năng tài trợ cho sự tăng trưởng thông qua dòng tiền hoạt động • Khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông
  20. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nội dung: • Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư • Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (financing)
  21. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: • Phương pháp trực tiếp • Phương pháp gián tiếp
  22. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Dòng tiền ra: Phương pháp trực tiếp • tiền đã trả cho người bán Dòng tiền vào: • tiền đã trả cho công • tiền thu bán hàng nhân viên • tiền thu từ các khoản nợ • tiền đã nộp thuế và các phải thu khoản khác cho Nhà • tiền thu từ các khoản thu nước khác • tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sxkd
  23. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Phương pháp gián tiếp • Tài sản tăng thì dòng tiền giảm Việc tính toán dòng tiền họat động xuất phát từ Lợi nhuận • Tài sản giảm thì dòng ròng, sau đó điều chỉnh các tiền tăng khoản mục phi tiền tệ và các • Nguồn vốn tăng thì dòng khoản lợi nhuận mà doanh tiền tăng nghiệp có được không phải từ • Nguồn vốn giảm thì họat động kinh doanh, sự biến dòng tiền giảm động của vốn lưu động để tính toán dòng tiền ra (vào). Tiền = Nợ phải trả + VCSH-Phải thu - HTK– TSCĐ
  24. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền ra: Dòng tiền vào: • Tiền đầu tư vào các • bán/thanh lý tài sản đơn vị khác (góp vốn, cố định mua các công cụ nợ • Tiền thu hồi từ các của các đ/v khác) khoản đầu tư vào đơn • mua tài sản cố định vị khác và tài sản dài hạn • Tiền lãi từ các khoản khác đầu tư vào đơn vị khác Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
  25. Dòng tiền từ hoạt động tài trợ Dòng tiền ra: Dòng tiền vào: • Chi trả gốc nợ vay Tiền thu do đi vay, • Tiền đã hoàn vốn cho do các chủ sở hữu các chủ sở hữu, mua góp vốn cổ phiếu quỹ • Cổ tức, lợi tức trả cho chủ sở hữu • Chi trả nợ thuê tài chính Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ
  26. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ví dụ: Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: Công ty An Bình có những số liệu sau vào ngày 31/12/200X • Lợi nhuận ròng: 40.000 USD • Tăng tài sản lưu động: 5000 USD • Tăng nợ ngắn hạn: 2000 USD • Mua máy móc thiết bị mới 20.000 USD • Bán máy móc thiết bị cũ 10.000 USD • Khấu hao 12.000 USD • Mua lại cổ phiếu thường: 20.000 USD • Chia cổ tức thường 2000 USD
  27. Khoản mục Giá trị Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng Thay đổi tài sản ngắn hạn Thay đổi nợ ngắn hạn Khấu hao Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Mua thiết bị Bán thiết bị Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động tài trợ Mua lại cổ phiếu thường Chia cổ tức cổ phiếu thường Dòng tiền ròng từ hoạt động tài trợ Dòng tiền ròng
  28. Khoản mục Giá trị Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng 40000 Thay đổi tài sản ngắn hạn (5000) Thay đổi nợ ngắn hạn 2000 Khấu hao 12000 Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 49000 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Mua thiết bị (20000) Bán thiết bị 10000 Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư (10000) Dòng tiền từ hoạt động tài trợ Mua lại cổ phiếu thường (20000) Chia cổ tức cổ phiếu thường (2000) Dòng tiền ròng từ hoạt động tài trợ (22000) Dòng tiền ròng 17000
  29. Thuyết minh báo cáo tài chính • Đặc điểm doanh nghiệp: giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp • Tình hình khách quan trong kỳ kinh doanh đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp • Chính sách kế toán áp dụng • Phương pháp phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỷ giá hối đáo được dùng để hạch tóan trong kỳ • Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu • Tình hình thu nhập của nhân viên • Tình hình khác
  30. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính • Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh ảnh hưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp.  Lãi: Một phần lãi có thể phân phối cho các thành viên góp vốn, phần còn lại doanh nghiệp giữ lại để tăng dự trữ và các quỹ của doanh nghiệp hoặc tăng vốn kinh doanh.  Lỗ: DN phải lấy các nguồn vốn có sẵn để bù đắp và trang trải chi phí, nghĩa là dùng các tài sản của doanh nghiệp để bù đắp. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và tài sản đều giảm đi.
  31. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính • Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết tổng dòng tiền từ 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
  32. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ Thay đổi Ngân lưu Tiền mặt 510 310 - Tại quỹ 120 80 - Gửi ngân hàng 390 230 Khoản phải thu 1273 1704 - Khách hàng 1105 1644 - Khác 168 60 Hàng tồn kho 3100 2938 Tài sản cố định 12040 11940 - Nguyên giá 13500 1400 - Khấu hao (1460) (2060) Tổng tài sản 16923 16892
  33. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ Thay đổi Ngân lưu Nợ ngắn hạn 1043 1301 - Vay ngắn hạn 400 420 - Phải trả người bán 600 700 - Phải trả khác 43 181 Nợ dài hạn 5530 4291 Vốn chủ sở hữu 10350 11300 - Nguồn vốn kinh doanh 10000 10000 - Lợi nhuận giữ lại 350 1300 Tổng nguồn vốn 16923 16892
  34. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ Thay đổi Ngân lưu Tiền mặt 510 310 -200 - Tại quỹ 120 80 -40 - Gửi ngân hàng 390 230 -160 Khoản phải thu 1273 1704 431 -431 - Khách hàng 1105 1644 539 -539 - Khác 168 60 -108 108 Hàng tồn kho 3100 2938 -162 162 Tài sản cố định 12040 11940 -100 100 - Nguyên giá 13500 1400 500 500 - Khấu hao (1460) (2060) -600 -600 Tổng tài sản 16923 16892 -31
  35. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ Thay đổi Ngân lưu Nợ ngắn hạn 1043 1301 258 258 - Vay ngắn hạn 400 420 20 20 - Phải trả người bán 600 700 100 100 - Phải trả khác 43 181 138 138 Nợ dài hạn 5530 4291 -1239 -1239 Vốn chủ sở hữu 10350 11300 950 950 - Nguồn vốn kinh doanh 10000 10000 0 0 - Lợi nhuận giữ lại 350 1300 950 950 Tổng nguồn vốn 16923 16892 -31 Tổng cộng các dòng ngân lưu bằng với chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của quỹ tiền mặt (-200). Đây chính là dòng ngân lưu ròng
  36. Nội dung phân tích tài chính • Phân tích khái quát • Phân tích các chỉ số tài chính
  37. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  38. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Thay đổi quy mô Thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn Vốn lưu động ròng
  39. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Thay đổi quy mô o Sự tăng trưởng về nguồn vốn và tài sản: sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. o Phân tích các nhân tố cơ cấu đã ảnh hưởng đến thay đổi ở cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế tóan.
  40. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn Tỷ suất đầu tư tổng quát = (TSCĐ + Đầu tư DH khác)x 100% Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư TSCĐ = TSCĐ x 100% Tổng tài sản Tỷ suất VCSH = VCSHx 100% Tổng nguồn vốn
  41. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng = Vốn dài hạn- TSDH Nợ NH TSNH VLĐR Vốn DH TSDH
  42. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, cho biết 2 nội dung chủ yếu sau: •Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Nghĩa là doanh nghiệp có thể dùng tài sản NH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. •TSDH của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?
  43. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng VLĐR dương: VLĐR âm Nợ NH Nợ NH TSNH TSNH Vốn DH TSDH TSDH Vốn DH VLĐR > 0 VLĐR < 0
  44. Phân tích khái quát • Bảng cân đối kế toán  Vốn lưu động ròng • VLĐR âm: DN dùng nguồn vốn NH để tài trợ • VLĐR dương:: toàn bộ cho đầu tư DH. TSDH được tài trợ từ Khá nguy hiểm vì khi hết nguồn vốn dài hạn. hạn vay thì phải tìm nguồn DN đủ Vốn DH tài trợ cho vốn khác thay thế. TSDH mà còn thừa để tài Nếu tình trạng này liên tục trợ cho các nhu cầu ngắn xảy ra thì sự tồn tại của hạn. doanh nghiệp sẽ bị đe dọa, DN có khả năng thanh có thể đẩy tới tình thế là toán tốt, có thể trang trải bán tài sản cố định các khoản nợ ngắn hạn.
  45. Phân tích khái quát • Ví dụ phân tích khái quát BCĐKT Công ty A Bảng cân đối kế toán năm 31/12/2006 (Đ/v: triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền 50 Nợ ngắn hạn 500 Khoản phải thu 290 Nợ dài hạn 340 Tồn kho 80 Vốn chủ sở hữu 250 TSCĐ 670 Tổng tài sản 1090 Tổng nguồn vốn 1090
  46. Phân tích khái quát • Ví dụ phân tích khái quát BCĐKT Công ty B Bảng cân đối kế toán năm 31/12/2006 (Đ/v: triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền 50 Nợ ngắn hạn 120 Khoản phải thu 125 Nợ dài hạn 250 Tồn kho 70 Vốn chủ sở hữu 540 TSCĐ 665 Tổng tài sản 910 Tổng nguồn vốn 910
  47. Phân tích khái quát • Báo cáo kết quả kinh doanh Phân tích diễn biến doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo thời gian Phân tích tỷ trọng của các khoản mục đối với tổng doanh thu
  48. Phân tích khái quát • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
  49. Phân tích khái quát • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hoạt động Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Dòng tiền thuần từ -6 12 35 8 hđkd Dòng tiền thuần từ hđ -14 -22 -10 -2 đầu tư Dòng tiền thuần từ hđ 20 10 -25 -6 tài chính Dòng tiền ròng 0 0 0 0
  50. Phân tích các chỉ số tài chính • Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán • Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động • Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời • Chỉ số đánh giá cơ cấu vốn • Chỉ số liên quan đến giá thị trường
  51. Chỉ tiêu khả năng thanh toán • Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current Ratio) • Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) • Hệ số thanh toán tức thời
  52. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: TS ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
  53. Hệ số thanh toán ngắn hạn Current Ratio quá cao Current Ratio nhỏ hơn 1 Quá nhiều tiền nhàn rỗi? DN trả chậm các nhà cung cấp Quá nhiều các khoản phải thu? quá nhiều? Quá nhiều hàng tồn kho? •Current Ratio có xu hướng tăng lên Doanh số bán hàng giảm? HTK lỗi thời hoặc tồn đọng do kế hoạch sản xuất bất hợp lý? Thiếu chặt chẽ trong việc kiểm sóat HTK?
  54. Hệ số thanh toán ngắn hạn Ví dụ: Công ty X Công ty Y TS NH 4000 2000 Tiền 1500 10 Khoản phải thu 1400 900 Hàng tồn kho 1100 1090 Nợ ngắn hạn 2000 1000 Hệ số TT ngắn hạn 2 2
  55. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn của 2 công ty là như nhau? Công ty X: hàng tồn kho bán chạy, khoản phải thu dễ thu hồi Công ty Y: khoản phải thu không thu được, hàng tồn kho không tiêu thụ được cần có các thông tin về các chỉ tiêu khác như: số ngày thu tiền, số ngày tồn kho
  56. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tiền+Khoản phảithu Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và không cần bán hàng tồn kho.
  57. Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tuc thoi = Tiền Nợ NH đến hạn Ý nghĩa: Khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và không cần bán hàng tồn kho.
  58. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng • Số vòng quay tài sản • Số vòng quay tài sản cố định • Số vòng quay vốn lưu động • Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho • Số vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền • Số vòng quay khoản phải trả, số ngày trả tiền
  59. Số vòng quay tài sản Doanh thu Số vòng quay tài sản = Tổng tài sản Số vòng quay tài sản nói lên cường độ sử dụng tài sản, ý nghĩa là 1 đồng tài sản nói chung có khả năng tạo được bao nhiêu doanh thu. Nếu chỉ số này cao cho thấy DN đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.
  60. Số vòng quay tài sản Doanh thu Số vòng quay tài sản = Tổng tài sản Cường độ sử dụng tài sản, nghĩa là Ví dụ: Số vòng 1 đồng tài sản nói chung có khả năng quay tài sản của cty tạo được bao nhiêu doanh thu. PL năm 2003 là Cao DN đang hoạt động gần hết 10.000/11.000= công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn? 0,91 lần: Năm Thấp vốn đang được sử dụng chưa 2003, 1 đồng đầu tư hiệu quả và có khả năng doanh nghiệp vào tài sản tạo ra thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi 0,91 đồng doanh hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thu. thực sự?
  61. Số vòng quay tài sản cố định Số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định Cho biết cường độ sử dụng tài sản cố định, cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kd, đặc điểm đầu tư.
  62. Số vòng quay vốn lưu động ròng Số vòng quay VLĐR = Doanh thu Tài sản NH- Nợ NH 360 Số ngày quay vòng VLĐR = Số vòng quay VLĐR
  63. Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bq Số ngày trong năm Số ngày tồn kho = Số vòng quay HTK
  64. Số vòng quay khoản phải thu Doanh thu bán chịu Số vòng quay KPT = Khoản phải thu bình quân Số ngày thu tiền = Số ngày trong năm Số vòng quay KPT •Vòng quay thấp có thể• Sốđưa vòng đến quay các các khoản phải thu cao : thông tin sau: Giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh Hiệu quả sử dụng vốn kémthu? do vốn bị chiếm dụng nhiều? Việc thu hồi công nợ của DN có hiệu quả Chính sách bán chịu của DNKhả quá năng dễ sinh dàng? lời và điều kiện tài chính của Khách hàng của DP đang kháchgặp khó hàng khăn là tốttài chính?
  65. Số vòng quay khoản phải trả Số vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng chịu Khoản phải trả bq Số ngày trong năm Số ngày trả tiền = Số vòng quay KPT
  66. Chỉ tiêu cơ cấu nợ • Tỷ lệ nợ/tài sản • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tài sản • Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu • Hệ số chi trả lãi vay • Hệ số chi trả nợ vay
  67. Chỉ tiêu cơ cấu nợ Tỷ lệ nợ/tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản VCSH Tỷ lệ VCSH/Tài sản = Tổng tài sản Nợ phải trả Tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH = VCSH
  68. Chỉ tiêu cơ cấu nợ Hệ số chi trả lãi vay = EBIT Lãi vay EBIT Hệ số chi trả nợ vay = Lãi vay + Gốc đến hạn
  69. Chỉ tiêu khả năng sinh lời • Tỷ suất lợi nhuận gộp • Tỷ suất lợi nhuận hoạt động • Tỷ suất lợi nhuận ròng • Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) • Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
  70. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = DT- GVHB-CF hoạt động Doanh thu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu là lợi nhuận từ hoạt động sx-kd
  71. Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận ròng = Doanh thu Ý nghĩa: 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
  72. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ROA = Lợi nhuận ròng x Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Lãi Bán nhiề nhan u h ROA đo lường tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực ở DN
  73. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x 1+ Nợ Doanh thu Tổng tài sản VCSH Lãi Bán Đòn nhiề nhanh bẩy TC u
  74. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) • ROE đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu • ROE phụ thuộc vào: Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đòn bẩy tài chính
  75. Chỉ tiêu liên quan đến thị trường Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) Giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E)
  76. Chỉ tiêu liên quan đến thị trường EPS = Lợi nhuận ròng SL cổ phiếu lưu hành P/E = Giá thị trường EPS