Kế hoạch kinh doanh - Chương I: Tổng quan về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

pdf 23 trang vanle 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch kinh doanh - Chương I: Tổng quan về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_hoach_doanh_nghiep_chuong_i_tong_quan_ve_ke_hoach_hoa_tro.pdf

Nội dung text: Kế hoạch kinh doanh - Chương I: Tổng quan về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

  1. KẾ HOẠCH DOANH NGHIỆP TS. Chu Thị Kim Loan Bộ môn Marketing, Khoa Kế toán & QTKD Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
  2. TÓM TẮT NỘI DUNG • Bản chất, nguyên tắc và qui trình KH hóa trong doanh nghiệp; • Hoạch định chiến lược kinh doanh; • Nội dung một số kế hoạch tác nghiệp trong DN: kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch khoa học công nghệ, kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch giá thành sản phẩm.
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP CHÍNH 1. Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, 2006. 2. Chiến lược Kinh doanh và Kế hoạch hoá Nội bộ Doanh nghiệp - T.S. Phạm Thị Ngọc Thuận - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003. 3. Chiến lược và Chính sách Kinh doanh - Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam - Nhà xuất bản Thống kê, 1997. 4. The Marketing Plan - William M. Luther - AMACOM American Management Association.
  4. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp: 70% số tiết trở lên. - Bài tập: Hoàn thành 100% số bài tập và tiểu luận. 2. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10 - Ý thức học tập: dự lớp, đúng giờ, trật tự, 10% - Kiểm tra giữa kỳ 30% - Điểm thi cuối kỳ: 60%
  5. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP - Khái niệm về KHH và KHH DN - Nội dung và vị trí của công tác kế hoạch hóa trong DN - Chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hóa - Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp - Quy trình kế hoạch hoá 5
  6. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM a. Kế hoạch hóa KH hoá là một phương thức quản lý theo mục tiêu. Nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất. b. Kế hoạch hoá doanh nghiệp Kế hoạch hoá DN là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó. 6
  7. 2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KHH DN Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện KH Triển khai Kiểm tra thực hiện KH Điều chỉnh Đánh giá
  8. a. Lập kế hoạch (xây dựng KH) - Là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất các chính sách, giải pháp áp dụng. - Kết quả của việc lập kế hoạch là hình thành nên bản kế hoạch của doanh nghiệp. Nó bao gồm một hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế hoạch nhất định. - Việc lập kế hoạch nhằm trả lời các câu hỏi sau: + DN hiện đang ở đâu (kết quả và điều kiện hoạt động)? + DN muốn tiến tới đâu (phương hướng, mục tiêu)? + DN cần làm như thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra?
  9. b. Triển khai thực hiện kế hoạch * Tổ chức thực hiện: Là quá trình phân công, bố trí, phối hợp các bộ phận, các nguồn lực để triển khai các hoạt động khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đặt ra. - Tổ chức nhằm trả lời các câu hỏi như: Ai làm việc gì? Ai phải báo cáo cho ai? Phối hợp như thế nào? Bao giờ bắt đầu? Bao giờ kết thúc? Những quyết định được làm ở đâu?, v.v. * Kiểm tra: Là quá trình so sánh đánh giá diễn biến thực tế các hoạt động và kết quả đạt được so với mục tiêu dự kiến, tìm ra nguyên nhân của tình hình.
  10. b. Triển khai thực hiện kế hoạch (tt) - Kiểm tra nhằm trả lời các câu hỏi: + Kế hoạch có đi đúng hướng không? + Những gì đạt được, chưa hoặc không đạt được? + Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là gì? + Cần phải làm gì để kế hoạch đi đúng hướng? * Điều chỉnh: Là quá trình uốn nắn để đưa hoạt động thực tiễn về gần với dự kiến thông qua việc bổ sung các biện pháp, điều chỉnh các yếu tố, các nguồn lực để cố gắng đạt được mục tiêu đã định. * Đánh giá: Là quá trình phân tích các kết quả, tìm nguyên nhân thành công và chưa thành công làm căn cứ cho việc hoàn thiện công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thời gian tới
  11. 3. VỊ TRÍ CỦA CÔNG TÁC KHH TRONG DN - Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong DN vào các mục tiêu - Cho phép ứng phó với những thay đổi thường xuyên của môi trường - Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong DN + Thường hướng tới cực tiểu hoá chi phí do nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp + Tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động.
  12. 4. CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC CỦA KHH DN a. Chức năng của KHH doanh nghiệp - Chức năng ra quyết định: Bản KH là một văn bản có tính quyết định bắt buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm túc thực hiện. - Chức năng giao tiếp + Tạo ĐK cho các thành viên và bộ phận trong DN giao tiếp, phối hợp xử lý các hoạt động. + Tạo nên một công cụ thông tin hiệu quả
  13. a. Chức năng của KHH doanh nghiệp (tt) - Chức năng quyền lực + Bản kế hoạch là công cụ hữu ích để nhà QT sử dụng thể hiện quyền lực của mình. + KH hoá đem lại cảm giác được quản lý một cách hợp lý, mọi người đều được đóng góp vào KH với tư cách là người ra quyết định.
  14. b. Nguyên tắc của KHH * Nguyên tắc thống nhất Đảm bảo sự phân chia và phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quá trình lập và triển khai thực hiện KH giữa các cấp, phòng ban trong DN. * Nguyên tắc dân chủ - Mọi người, mọi bộ phận trong DN phải được tham gia đóng góp ý kiến, sức lực, vào xây dựng và thực hiện kế hoạch. - Phát huy cao độ tính sáng tạo của mọi người trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.
  15. b. Nguyên tắc của KHH (tt) * Nguyên tắc linh hoạt - Cần phải có nhiều phương án KH. - Cần phải xem xét lại các KH một cách thường xuyên Chú ý: + Khi lập KH nên đưa thêm phần dự phòng, hoặc các con số KH nên là một khoảng. + Chỉ điều chỉnh nhiệm vụ trong trường hợp bất khả kháng và là công việc cuối cùng. * Nguyên tắc tập trung - Tập trung mọi nỗ lực, mọi hoạt động vào thực hiện cho được những mục tiêu chiến lược. - Các nguồn lực và quyền lực phải được tập trung.
  16. 5. HỆ THỐNG KH TRONG DN a. Theo thời gian + KH dài hạn: Xác định mục tiêu, phương hướng, qui mô và nhịp độ PT của DN trong thời gian dài (VD như 10 năm) + KH trung hạn: Cụ thể hoá những định hướng của KH dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn (3 hay 5 năm). + Kế hoạch ngắn hạn: Là những KH hành động, có thời hạn trong vòng 01 năm (KH marketing, KH khoa học công nghệ, KH lao động; KH thời vụ, quý, tháng, v.v.) Chú ý: Việc phân chia thời hạn của KH chỉ mang tính tương đối. Trong những lĩnh vực mà ĐK thị trường biến động nhiều thì KH từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là dài hạn.
  17. 5. HỆ THỐNG KH TRONG DN (tt) b. Căn cứ vào nhiệm vụ + Kế hoạch sản xuất và dịch vụ: Là những KH liên quan đến đầu ra của DN (KH sản lượng, KH năng suất, ) + Kế hoạch biện pháp: Là những KH liên quan đến đầu vào cho quá trình SXKD của DN (KH tuyển dụng lao động, KH thủy lợi, KH mua sắm vật tư kỹ thuật, KH thức ăn; )
  18. 6. QUI TRÌNH KHH THEO QUI TẮC PDCA a. Ý nghĩa của việc ứng dụng qui trình KH hoá Qui trình KH hoá bao gồm các bước tuần tự, cho phép vạch ra các mục tiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính các phương tiện cần thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu. b. Qui trình PDCA * Tác giả: Deming (Mỹ) * Các yếu tố: P (Plan): Lập KH D (Do): Thực hiện C (Check): Kiểm tra A (Act): HĐ điều chỉnh
  19. b. Qui trình PDCA (tt) * Các bước Bước 1: Soạn lập kế hoạch - Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các chương trình và các chỉ tiêu tác nghiệp; - Soạn lập ngân quỹ và các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ KH của DN để thực hiện các mục tiêu đặt ra. (Lưu ý: Nên xây dựng nhiều phương án khác nhau để có thể lựa chọn được phương án tốt nhất) Bước 2: Tổ chức thực hiện KH + Tổ chức phối hợp giữa các phòng ban + Đáp ứng các điều kiện về nguồn lực + Sử dụng các chính sách, biện pháp đòn bẩy tác động đến các cấp để đạt được các yêu cầu đặt ra
  20. b. Qui trình PDCA (tt) Bước 3: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện - Nhiệm vụ: + Thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra + Theo dõi, phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. - Nội dung: + Kiểm tra các chỉ tiêu KH: khối lượng, chất lượng, thời gian, v.v. + Đánh giá thực hiện so với KH + Tìm nguyên nhân (chủ quan, khách quan)
  21. b. Qui trình PDCA (tt) Bước 4: Điều chỉnh thực hiện KH Nếu quá trình thực hiện không phù hợp với mục tiêu, các nhà KH cần đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Các quyết định điều chỉnh có thể là: + Thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức, còn hệ thống các mục tiêu không bị thay đổi. + Thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu + Chuyển hướng SXKD: Chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng.
  22. c. Các bước lập KH - Đặc điểm: Là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong qui trình KH hoá - Các bước + Phân tích môi trường bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài DN (cơ hội và thách thức) + Xác định mục tiêu và nhiệm vụ + Lập kế hoạch chiến lược + Xây dựng các chương trình, dự án + Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng và ngân sách. + Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của KH
  23. Câu hỏi kiểm tra (10’) Phân biệt giữa kế hoạch hóa doanh nghiệp và bản kế hoạch của doanh nghiệp?