Internet và thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử

pptx 166 trang vanle 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Internet và thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxinternet_va_thuong_mai_dien_tu_chuong_3_giao_dich_dien_tu.pptx

Nội dung text: Internet và thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử

  1. INTERNET & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGUYỄN SĨ THIỆU BỘ MÔN: TIN HỌC TCKT KHOA: HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ - HVTC EMAIL: THIEUNS.HVTC@GMAIL.COM 1
  2. CHƯƠNG 3 GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 2
  3. Nội dung ØHợp đồng điện tử ØThanh toán điện tử ØChữ ký số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 3
  4. 1. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử 1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 1.4. So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống 1.5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử 1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 4
  5. 1.1. Khái niệm, đặc điểm vKhái niệm: § Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 338, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005) § Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: ”Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. ( Điều 24, Luật Thương mại sửa đổi 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 5
  6. 1.1. Khái niệm, đặc điểm § Điều 11, mục 1, Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL 1996: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu” § Điều 33, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 6
  7. 1.1. Khái niệm, đặc điểm § Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. (Điều 4, mục 12, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005) § Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. (Điều 4, mục 10, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 7
  8. 1.1. Khái niệm, đặc điểm § Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.” (Điều 10, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 8
  9. 1.1. Khái niệm, đặc điểm § “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.” (Điều 36, mục 1, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005) § Giao kết hợp đồng điện tử là quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua việc trao đổi các dữ liệu điện tử. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 9
  10. 1.1. Khái niệm, đặc điểm vĐặc điểm: § Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu § Do các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ § Phạm vi ký kết rộng § Phức tạp về kỹ thuật § Luật điều chỉnh chưa hệ thống và chi tiết NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 10
  11. 1.1. Khái niệm, đặc điểm vPhân loại: § Hợp đồng truyền thống được đưa lên web § Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động § Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử § Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 11
  12. Hợp đồng truyền thống được đưa lên web § Do một bên soạn thảo và đưa lên website Bên A § Bên tham gia ký kết điền thông tin, lựa Bên B chọn nút “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” Nội dung § Một số ví dụ: Điều 1. § Hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ internet, Điều 2. điện thoại § Hợp đồng tư vấn § Hợp đồng du lịch Tôi đồng ý § Hợp đồng vận tải § Học trực tuyến NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 12
  13. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 13
  14. Browse-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua quá trình duyệt web NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 14
  15. Browse-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua quá trình duyệt web NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 15
  16. Click-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua kích chuột NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 16
  17. Click-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua kích chuột NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 17
  18. Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động §Điển hình trên các website B2C như: Amazon.com, Thegioididong.com, §Người mua tiến hành đặt hàng theo quy trình đã được tự động hóa. §Nội dung HĐ hình thành trong giao dịch tự động. §Giao dịch điện tử kết thúc bằng hợp đồng, hoặc đơn đặt hàng điện tử §Người mua nhận thông báo hợp đồng qua email, điện thoại, fax, NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 18
  19. Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 19
  20. Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử §Phổ biến trong giao dịch B2B. §Quy trình giao dịch giống như giao dịch truyền thống, với các bước: chào hàng, hỏi hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng §Phương tiện sử dụng là máy tính, mạng internet và email. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 20
  21. Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử §Ưu điểm: truyền tải được nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng. §Nhược điểm: tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thấp NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 21
  22. Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 22
  23. Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số §Sử dụng trên các sàn giao dịch điện tử tiên tiến như Alibaba.com, Asite.com, Covisint.com, Bolero.net §Các bên phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. §Độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao §Cần có sự tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 23
  24. Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số §Điều 21, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung của thông điệp dữ liệu.” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 24
  25. Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số §Điều 22, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu: a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 25
  26. Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số §Theo điều 3, nghị định 26/2007/NĐ-CP: Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác: a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa; b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 26
  27. Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số §Chữ ký số sử dụng công nghệ khóa công khai PKI (Public Key Infrastructure) §Công nghệ mã hóa không đối xứng hay công nghệ mã hóa hai khóa (Asymetric Encryption). §Người gửi và người nhận mỗi người đều có một cặp khóa: §Private key: giữ bí mật, chỉ người ký được sử dụng §Public key: công khai cho mọi người biết để sử dụng giao dịch với mình. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 27
  28. MÃ KHÓA CÔNG KHAI CỦA MỌI NGƯỜI MÀ A BIẾT Khóa công khai Khóa bí mật của B của B Người Người mua bán A B Nguồn: W. Stallings, “Cryptography and Network Security” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 28
  29. MÃ KHÓA CÔNG KHAI CỦA MỌI NGƯỜI MÀ B BIẾT KHÓA BÍ MẬT KHÓA CÔNG CỦA A KHAI CỦA A Người Người mua bán A B Source: W. Stallings, “Cryptography and Network Security” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 29
  30. B1. Rút gọn văn bản cần gửi B2. Dùng KBM ký số vào văn bản B3. Gửi Văn bản + Chữ ký số + Khóa CC + Chứng thư số qua Internet B4. Rút gọn văn B5. Giải mã chữ bản nhận được ký số được bản rút gọn của VB B7. Kiểm tra Chứng (=KCC của NG) thư số để xác thực Khóa Công Khai có B6. So sánh 2 đúng của Người gửi bản rút gọn để không ! xác thực nội dung Văn bản (= KCC của Cơ quan Chứng thực) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 30
  31. 1.1. Khái niệm, đặc điểm vLợi ích của HĐĐT: § Giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng § Giúp các doanh nghiệp giảm chi phí bán hàng § Giúp quá trình giao dịch, mua bán nhanh và chính xác hơn § Giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 31
  32. 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử vKý kết hợp đồng điện tử B2B: Thương mại điện tử B2B được chia thành bốn loại hình cơ bản: § Sàn của người bán: Cisco § Sàn của người mua: General Electric, Boeing, Marshall, § Sàn của trung gian: Alibaba § Cổng thương mại điện tử tích hợp: Belero.net NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 32
  33. Kí kết HĐ trên sàn giao dịch TMĐT của Cisco Systems §Cisco được coi là một trong những công ty đầu tiên đã xây dựng thành công sàn giao dịch điện tử B2B. § Năm 1994, Cisco lập ra mạng kinh doanh Cisco Connection Online – CCO §Đến năm 2001, khoảng 1.3 triệu lượt khách hàng, 85% các yêu cầu dịch vụ của khách hàng và 95% phần mềm cập nhật được thực hiện trực tuyến. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 33
  34. Kí kết HĐ trên sàn giao dịch TMĐT của Cisco Systems (tiếp) §Cisco xây dựng tất cả các sản phẩm của mình theo đơn đặt hàng của các khách hàng doanh nghiệp. §Cisco cung cấp giá cả và các công cụ cho phép khách hàng tự cấu hình sản phẩm theo nhu cầu của mình §Hầu hết các đơn hàng (khoảng 98% ) đều được đặt thông qua CCO. §Năm 1996, trong vòng 5 tháng đầu hoạt động doanh thu bán hàng trực tuyến trên 100 triệu USD. Con số này tăng lên 4 tỷ năm 1998 và hơn 8 tỷ năm 2002. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 34
  35. Giao dịch trên cổng thương mại điện tử Bolero.net §Bolero.net là mô hình sàn giao dịch điện tử quốc tế B2B được thành lập đầu tiên trên thế giới. § Triển khai vận đơn điện tử và tất cả các chứng từ điện tử trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế §Sử dụng chữ ký số trong tất cả các giao dịch NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 35
  36. Quy trình giao nhận điện tử thông qua Bolero.net (tiếp) §Bước 1: Người nhập khẩu đăng nhập vào Bolero.net và đặt hàng thông qua hệ thống xử lý thông điệp Trung tâm (BCMP - Bolero Core Messaging Platform); §Bước 2: Người xuất khẩu đăng nhập vào Bolero.net và nhận đơn đặt hàng của người nhập khẩu; §Bước 3: Người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu một thông điệp yêu cầu các chứng từ cần xuất trình sau khi giao hàng để được thanh toán; §Bước 4a : Người xuất khẩu gửi chấp nhận cho người nhập khẩu; §Bước 4b : Người nhập khẩu gửi tiếp thông điệp đến ngân hàng yêu cầu mở L/C; §Bước 5: Ngân hàng mở L/C thông báo cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net và Người xuất khẩu thực hiện giao hàng như trong truyền thống; §Bước 6: Người xuất khẩu gửi các yêu cầu lấy các chứng từ cần thiết đến các cơ quan như Chứng nhận kiểm dịch, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng, Vận đơn đường biển, Bảo hiểm đơn ; NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 36
  37. Quy trình giao nhận điện tử thông qua Bolero.net (tiếp) §Bước 7: Các chứng từ điện tử được chuyển đến cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net; §Bước 8: Người xuất khẩu gửi bộ chứng từ điện tử cho Trung tâm xử lý thanh toán (SURF - Settlement Utility for managing Risk and Finance) thuộc Bolero.net để tổ chức kiểm tra và tiến hành thanh toán; §Bước 9: SURF kiểm tra các chứng từ với L/C và thông báo cho người xuất khẩu và ngân hàng của người nhập khẩu; §Bước 10: Người nhập khẩu thanh toán cho Ngân hàng nhập khẩu, bộ chứng từ được chuyển cho người nhập khẩu; §Bước 11: Ngân hàng nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng của người xuất khẩu; §Bước 12: Khi hàng đến cảng, đại lý của người chuyên chở thông báo hàng đã đến cảng cho người nhập khẩu; §Bước 13: Người nhập khẩu xuất trình vận đơn điện tử để đổi lấy lệnh giao hàng; §Bước 14: Người nhập khẩu dùng lệnh giao hàng để nhận hàng từ người vận tải. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 37
  38. Quy trình giao nhận điện tử thông qua Bolero.net (tiếp) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 38
  39. 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử (tiếp) vKý kết hợp đồng điện tử B2C: §Điển hình cho mô hình B2C là Amazon.com §Quy trình ký kết gồm 10 bước được thực hiện giữa một bên là khách hàng thực và một bên là hệ thống bán hàng tự động của Amazon.com thông qua internet NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 39
  40. Bước 1. Tìm sản phẩm cần mua NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 40
  41. Bước 2. Xem chi tiết sản phẩm NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 41
  42. Bước 3. Chọn, đặt vào giỏ mua hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 42
  43. Bước 4. Nhập thông tin người mua hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 43
  44. Bước 5. Nhập vào địa chỉ nhận hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 44
  45. Bước 6. Chọn phương thức giao hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 45
  46. Bước 7. Chọn phương thức thanh toán NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 46
  47. Bước 8. Nhập vào địa chỉ người thanh toán NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 47
  48. Bước 9. Kiểm tra toàn bộ đơn hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 48
  49. Bước 10. Hệ thống bán hàng gửi email xác nhận đơn đặt hàng đến địa chỉ email của người mua. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 49
  50. 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử (tiếp) vKý kết hợp đồng điện tử C2C: §Ebay.com là một website điển hình cho phép người mua và người bán gặp nhau (chủ yếu là các cá nhân) để tiến hành các giao dịch đấu giá trực tuyến. § eBay thu một khoản phí đăng tin đấu giá và trị giá giao dịch (1,25% đến 7,25% trị giá giao dịch). NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 50
  51. Quy trình đấu giá trên eBay.com §Người bán điền vào form thông tin về hàng hóa và đặt mức giá tối thiểu cùng thời gian hiệu lực của chào bán. §Trong thời gian hiệu lực, người mua có thể trả giá tùy ý. §Phiên đấu giá kết thúc khi hết thời gian do người bán quy định. §Sau đó, người bán và người mua có thể thương lượng hình thức thanh toán, giao hàng, các điều khoản bảo hành, dịch vụ khác. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 51
  52. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử trên eBay.com §Bước 1. Đăng ký thành viên; §Bước 2. Tìm kiếm sản phẩm; §Bước 3. Lựa chọn cách thức mua hàng: Đấu giá, đặt hàng qua Ebay hoặc mua hàng trực tiếp từ Ebay; §Bước 4. Lựa chọn phương thức thanh toán; §Bước 5. Sử dụng My Ebay; §Bước 6. Liên hệ với các thành viên. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 52
  53. 1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử vThực hiện hợp đồng điện tử B2B §Cấp độ thứ nhất: các bên tiến hành thanh toán, giao hàng và cung cấp dịch vụ như truyền thống với sự kết hợp của một số ứng dụng công nghệ thông tin như email, website để trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ §Cấp độ thứ hai: các bên sử dụng những sàn giao dịch điện tử làm trung tâm để qua đó tiến hành các giao dịch, thanh toán, phân phối, đặc biệt là xử lý chứng từ điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 53
  54. Quy trình thực hiện các đơn đặt hàng của DELL § Dell thành lập năm 1985 là công ty đầu tiên cung cấp PC qua thư đặt hàng. § Dell cho phép khách hàng tự cấu hình và lựa chọn hệ thống tùy ý thông qua mô hình Build-to-Order. § Năm 1993, Dell bắt đầu triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online-order- taking) § Năm 2000, Dell trở thành công ty cung cấp PC hàng đầu thế giới. Doanh thu qua mạng đạt 50 triệu USD/ngày và ước tính khoảng 18 tỷ USD/năm. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 54
  55. Quy trình thực hiện các đơn đặt hàng của DELL (tiếp) Information Information DELL Shipment NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 55
  56. 1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử (tiếp) vThực hiện hợp đồng điện tử B2C §Bước 1. Kiểm tra thanh toán §Bước 2. Kiểm tra tình trạng hàng trong kho §Bước 3. Tổ chức vận tải §Bước 4. Mua bảo hiểm §Bước 5. Sản xuất hàng §Bước 6. Dịch vụ §Bước 7. Mua sắm và kho vận §Bước 8. Liên hệ với khách hàng §Bước 9. Xử lý hàng trả lại NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 56
  57. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử B2C NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 57
  58. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử tại Amazon.com NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 58
  59. 1.4. So sánh HĐ điện tử với HĐ truyền thống vGiống nhau: §Đều là hợp đồng §Khi giao kết và thực hiện đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 59
  60. 1.4. So sánh HĐ điện tử với HĐ truyền thống (tiếp) vKhác nhau: §Về các chủ thể tham gia: Trong giao dịch điện tử xuất hiện các bên thứ ba là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 60
  61. 1.4. So sánh HĐ điện tử với HĐ truyền thống (tiếp) § Về nội dung: § Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, § Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. § Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng. § Việc thanh toán: hợp đồng điện tử thường có những quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 61
  62. 1.4. So sánh HĐ điện tử với HĐ truyền thống (tiếp) §Về quy trình giao kết hợp đồng điện tử: § HĐ truyền thống giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. § HĐ điện tử giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 62
  63. 1.4. So sánh HĐ điện tử với HĐ truyền thống (tiếp) §Về luật điều chỉnh §Bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, người ta còn phải ban hành Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử, NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 63
  64. 1.5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử vHình thức: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng điện tử có thể là hợp đồng được thảo và gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng “Nhấn nút đồng ý” (Click, type and browse) qua các trang web bán hàng. v Nội dung: bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể. Chủ yếu hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue box) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 64
  65. Hiển thị nội dung không có đường dẫn NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 65
  66. Hiển thị có đường dẫn NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 66
  67. Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 67
  68. 1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử vVấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng vĐối với hợp đồng điện tử, vì được thể hiện qua thông điệp dữ liệu nên có thể sao, lưu, phát tán trên mạng, do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc vMột số điều luật điều chỉnh vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng điện tử: điều 12, điều 13 (luật giao dịch điện tử) và điều 9 (nghị định về Thương mại điện tử). NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 68
  69. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng Điều 12, Luật Giao dịch điện tử 2005. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 69
  70. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng Điều 13, Luật GD điện tử 2005. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: 1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 70
  71. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng Điều 9, Nghị định về Thương mại điện tử. Giá trị pháp lý như bản gốc: “1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau: a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác. b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử. 3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.” NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 71
  72. 1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử (tiếp) vThời điểm hình thành hợp đồng vThời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi không có một thỏa thuận nào khác của các bên vĐịa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điều chỉnh các giao dịch trong hợp đồng quốc tế. vMột số điều luật điều chỉnh: điều 17, điều 19 (luật giao dịch điện tử) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 72
  73. Thời điểm hình thành hợp đồng Điều 17 , Luật Giao dịch điện tử 2005. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu: Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: 1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo; 2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 73
  74. Thời điểm hình thành hợp đồng Điều 19 , Luật Giao dịch điện tử 2005. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: 1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận; 2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 74
  75. 2. Thanh toán điện tử 2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử 2.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 2.3. Thanh toán đối với TMĐT tại Việt Nam NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 75
  76. 2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử vKhái niệm về thanh toán điện tử vQuy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến vRủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 76
  77. Khái niệm về thanh toán điện tử §Thanh toán điện tử (TTĐT) là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử hoàn toàn được. §Theo nghĩa rộng: TTĐT là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. §Theo nghĩa hẹp: TTĐT có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 77
  78. Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay §Thẻ thanh toán §Thẻ thông minh §Ví điện tử §Tiền điện tử §Thanh toán qua điện thoại di động §Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng §Séc điện tử §Thẻ mua hàng §Thư tín dụng điện tử §Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 78
  79. Thẻ thanh toán §Được coi là phương tiện phổ biến nhất §Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: § Thẻ tín dụng (credit card) § Thẻ ghi nợ (debit card) § Thẻ mua hàng (charge card) §Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng hiện nay là: Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay §Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua mạng internet NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 79
  80. Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thẻ mua hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 80
  81. Một số phương thức thanh toán khi mua hàng trên mạng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 81
  82. Một số phương thức thanh toán khi mua hàng trên mạng (tiếp) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 82
  83. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 83
  84. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến (tiếp) §Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán. §Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của Người bán §Ngân hàng mở merchant account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới Ngân hàng cấp thẻ tín dụng. §Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho Ngân hàng mở merchant account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của Người bán) hoặc từ chối. §Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 84
  85. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến (tiếp) vĐiều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng: §Doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET §Doanh nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 85
  86. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến (tiếp) vCác nhà cung cấp merchant account: §Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán điện tử: ngân hàng, tổ chức tín dụng §Nhà cung cấp trung gian dịch vụ thanh toán điện tử : DN phải trả một tỷ lệ chiết khấu từ 2% đến 3%. §Bên thứ ba cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử : việc thanh toán của được thực hiện thông qua tài khoản của nhà cung cấp Merchant Account. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 86
  87. Rủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến §Sử dụng thẻ bất hợp pháp: ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi có lại cho chủ thẻ và đòi lại tiền từ người bán. §Người mua thay đổi quyết định mua hàng: Nếu khách hàng trước đó đồng ý thanh toán nhưng sau đó từ chối, và ngân hàng phát hành thẻ đồng ý với từ chối đó, người bán sẽ phải chịu thiệt hại. §Mất trộm các thông tin của thẻ: Người mua (chủ thẻ) có thể bị rủi ro mất cắp thông tin thẻ khi thực hiện thanh toán trên website giả mạo (phishing). NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 87
  88. 2.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến §Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal §Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh §Thanh toán điện tử bằng thẻ thông minh §Thanh toán điện tử bằng ví điện tử §Thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng §Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 88
  89. Thanh toán bằng dịch vụ của Paypal §PayPal (www.paypal.com): thành lập năm 1999, là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay PayPal hiện nay là công ty thành viên của eBay. §PayPal cho phép khách hàng chuyển tiền ngay lập tức và an toàn tới bất kỳ ai có một địa chỉ email, có thể là một doanh nghiệp hoặc nhận tiền từ một người khác chuyển đến §Các giao dịch qua PayPal được xử lý tức thời, do đó tài khoản của người gửi tiền bị khấu trừ và tài khoản người nhận tiền được ghi có ngay khi giao dịch xảy ra §Một chủ tài khoản PayPal có thể rút tiền mặt từ tài khoản PayPal này vào bất kỳ khi nào bằng cách yêu cầu PayPal gửi họ séc hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản gửi tiền của họ. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 89
  90. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh §Thẻ dịch vụ khách hàng: định ra những khách hàng trung thành và cấp những quyền ưu tiên nhất định cho chủ thẻ. Các loại thẻ này phổ biến trong mua vé máy bay, mua sắm, thẻ tín dụng Ví dụ: Thẻ gold card của Vietnam Airlines. §Ứng dụng trong ngành tài chính: Các tổ chức tài chính, hiệp hội thanh toán, và các nhà phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua chịu đều đang sử dụng thẻ thông minh để mở rộng các dịch vụ thanh toán bằng thẻ truyền thống §Thẻ công nghệ thông tin: thẻ thông minh cho phép các cá nhân có thể lưu các thông tin cá nhân và sử dụng trong chứng thực để thực hiện các thanh toán điện tử. §Thẻ y tế và phúc lợi xã hội: thẻ thông minh được dùng để lưu trữ các thông tin dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 90
  91. Thanh toán điện tử bằng thẻ thông minh §Visa Cash: Visa Cash là một thẻ trả trước, dùng để thanh toán cho những giao dịch có giá trị nhỏ, có thể sử dụng trong giao dịch thông thường hoặc giao dịch trực tuyến. Thẻ này chỉ sử dụng được với những điểm chấp nhận thanh toán có lô gô Visa Cash hoặc bộ đọc thẻ Visa Cash kết nối với máy tính. §Visa Buxx: Là thẻ trả trước được thiết kế cho thanh niên. Người dùng có thể sử dụng thẻ để mua sắm và rất hiệu quả đối với thanh niên vì hạn mức chi phí. Thẻ có thể nạp tiền tự động hàng tháng. §Mondex: Là thẻ gắn bộ vi xử lý của MasterCard, có chức năng tương tự như Visa Cash. Ngoài ra, có thể chuyển được tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác và có thể lưu tài khoản tiền của 5 loại tiền khác nhau. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 91
  92. Thanh toán điện tử bằng ví điện tử §Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác. §Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc mua hàng. §Việc thanh toán qua ví điện tử sẽ tiện lợi và an toàn hơn khi có bên thứ 3 đứng ra thanh toán §Tham khảo mở tài khoản ví điện tử tại các trang: nganluong.vn, baokim.vn, www.payoo.com.vn NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 92
  93. Thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng §Thẻ mua hàng là các loại thẻ đặc biệt dùng cho nhân viên các công ty, chỉ được dùng để mua các mặt hàng thông dụng như văn phòng phẩm, máy tính, bảo trì máy móc, §Sử dụng với các khoản mua hàng thường xuyên và có giá trị nhỏ của các doanh nghiệp §Lợi ích chính của thẻ mua hàng là tính hiệu quả do doanh nghiệp không phải thanh toán cho từng giao dịch nhỏ lẻ, và dễ dàng tổng hợp các hóa đơn thanh toán để thanh toán gộp cho ngân hàng vào cuối kỳ thông qua phương thức chuyển tiền điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 93
  94. Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử §Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông thường. §Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong mọi trường hợp mà séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau. §Quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như séc giấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanh hơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 94
  95. Câu hỏi Thẻ thông minh so với thẻ truyền thống có ưu điểm, nhược điểm là gì? NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 95
  96. Thanh toán trong thương mại điện tử B2B §Thanh toán trong các giao dịch B2B thực hiện qua: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng, hoặc chuyển khoản. §Thư tín dụng là một cam kết của Ngân hàng để thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người bán phải xuất trình theo yêu cầu của L/C. §Thư tín dụng điện tử được thực hiện trực tuyến các bước: phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận L/C, chuyển L/C và chiết khấu (thanh toán) L/C. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 96
  97. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam 2.3.1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán § Thanh toán điện tử là điều kiện cần của thương mại điện tử. §TMĐT phát triển đặt ra nhu cầu về hệ thống TTĐT hiện đại §TTĐT giúp hiện đại hóa hệ thống thanh toán §Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng trở nên cấp bách đối với các ngân hàng Việt Nam NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 97
  98. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.2. Thực trạng của hoạt động thanh toán § Lượng tiền mặt lưu thông còn cao § Số tài khoản cá nhân ngày càng tăng § Mở rộng đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 98
  99. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.3. Tiền đề của hệ thống TTĐT tại Việt Nam § Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ § Liên minh thẻ ngân hàng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 99
  100. Liên minh thẻ ngân hàng §Liên minh thẻ Ngân hàng VCB §Liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) §Liên minh thẻ Banknetvn §Liên minh thẻ ANZ/ Sacombank NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 100
  101. Banknetvn §Banknetvn được thành lập bởi 3 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, một số Ngân hàng Thương mại Cổ phần và Công ty Điện toán truyền số liệu VDC, với tổng số vốn góp lên tới 94,5 tỷ đồng. §Banknetvn đã quy tụ được số lượng các thiết bị chấp nhận thẻ rất lớn: 2.500 ATM và 11.750 POS, chiếm xấp xỉ 70% thị phần về ATM/POS tại Việt Nam. §Banknetvn đã xây dựng thành công Hệ thống chuyển mạch Banknetvn với mục tiêu chung là thiết lập hệ thống chuyển mạch tài chính để kết nối dùng chung các hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng ở Việt Nam. §Công suất của Hệ thống là 100 TPS (Số giao dịch/1giây) và đảm bảo khả năng xử lý 150 triệu giao dịch trong một năm. Từ khi chính thức đi vào hoạt động ngày 21/04/2007 đến nay. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 101
  102. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử đến 2020 § Nhóm đề án 1: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế theo hướng tạo lập môi trường công bằng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, ứng dụng công nghệ trong thanh toán. §Nhóm đề án 2: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công. Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, trợ cấp ưu đãi xã hội qua tài khoản. §Nhóm đề án 3: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tập trung xây dựng và ứng dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 102
  103. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử đến 2020 (tiếp) § Nhóm đề án 4: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ. §Nhóm đề án 5: Phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. §Nhóm đề án 6: Các giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 103
  104. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.5. Ngân hàng với thanh toán điện tử § Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking): § Thông tin tài khoản, § In sao kê, § Thông tin giao dịch, § Chuyển khoản, § Thanh toán hóa đơn, § Dịch vụ khác NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 104
  105. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.5. Ngân hàng với thanh toán điện tử (tiếp) § Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) § Nhóm cung cấp thông tin: (1) Số dư tài khoản; (2) Liệt kê giao dịch của tài khoản. (3) Lãi suất tiết kiệm; Tỷ giá tiền tệ; Địa điểm đặt máy ATM và phòng giao dịch. (4) Hạn mức tín dụng; Tình hình hoạt động tín dụng; Thông tin về L/C và chứng từ thanh toán XNK. § Nhóm thanh toán: (5) Chuyển khoản. (6) Thanh toán thẻ tín dụng; Thanh toán hoá đơn; Mua hàng trực tuyến. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 105
  106. 2.3. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam (tiếp) 2.3.6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử §CTCP dịch vụ thẻ Smartlink §CTCP Dịch vụ & Thương mại trực tuyến Onepay §CTCP mạng thanh toán PayNet §CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam VnPay §CTCP Công nghệ thanh toán thông minh SmartPay §CTCP Dịch vụ thương mại điện tử VietPay §CTCP viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel §CTCP dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Việt Phú – Mobivi §CTTNHH Là tôi NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 106
  107. PayNet với thanh toán qua POS và ePOS §Công ty Cổ phần Mạng thanh toán VINA gọi tắt là PayNet tham gia thị trường thanh toán điện tử Việt Nam vào tháng 4/2007 §Tạo ra cầu trung gian thanh toán giữa ngân hàng và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông qua thiết bị điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính có kết nối Internet hoặc trên ATM, POS được lắp đặt tại các chi nhánh ngân hàng, đại lý thanh toán thẻ, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 107
  108. PayNet với thanh toán qua POS và ePOS (tiếp) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 108
  109. PayNet với thanh toán qua POS và ePOS (tiếp) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 109
  110. VnPay với dịch vụ thanh toán Top-Up §VnPay đã đưa ra dịch vụ thanh toán và nạp tiền qua tin nhắn như một dịch vụ gia tăng tiện ích của viễn thông trong hoạt động thanh toán điện tử §VnPay phát triển một hệ thống kết nối với các ngân hàng và triển khai mạng lưới đại lý nạp tiền cho các thuê bao trả trước và thanh toán hoá đơn trả sau bằng cách gửi SMS lệnh trừ tiền tài khoản tại ngân hàng để thanh toán. §VnPay cung cấp cho phép các đại lý bán hàng sử dụng số điện thoại đăng ký, số tài khoản đã có tại ngân hàng và đăng ký với VnPay để tham gia phân phối thuê bao trả trước bằng tin nhắn. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 110
  111. VnPay với dịch vụ thanh toán Top-Up (tiếp) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 111
  112. Cổng thanh toán điện tử §Cổng thanh toán điện tử là nhân tố nền tảng để tạo nên một hệ thống thanh toán điện tử có tính liên thông cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển của thương mại điện tử §Cổng thanh toán điện tử sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ §Với cổng thanh toán điện tử, chỉ cần có tài khoản tại một ngân hàng, người tiêu dùng có thể chi trả cho hàng hoá và dịch vụ của tất cả các nhà cung cấp với tài khoản nhận tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau §Cổng thanh toán cần được hình thành từ mối liên kết chặt chẽ của nhiều ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong cơ chế hoạt động. §Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink, Hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử Mobivi, . NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 112
  113. Một số mô hình ứng dụng thanh toán điện tử §Pacific Airlines triển khai bán vé máy bay trực tuyến §123mua! với thanh toán điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 113
  114. Jetstar và dịch vụ bán vé máy bay trực tuyến Khách hàng tìm Website thông báo chi chuyến bay tiết đặt chỗ NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 114
  115. Jetstar và dịch vụ bán vé máy bay trực tuyến (tiếp) Khách hàng thanh toán trực tiếp tại website và nhận vé điện tử Hoặc chọn các lựa chọn thanh toán khác NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 115
  116. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng §Đảm bảo các điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng §Nghị định gồm 5 chương, 29 điều, 2 nội dung điều chỉnh chính §Nghị định này đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử; §Tạo điều kiện cho các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử tại Việt Nam NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 116
  117. Tìm hiểu một số phương thức thanh toán trong GDĐT ? §Tiền mặt (COD) §Chuyển khoản (Ngân hàng, ATM, Internet Banking) §Tin nhắn §Thanh toán Online bằng các loại thẻ (Debit, Smart, Credit card ) §Ví điện tử §Khác NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 117
  118. 3. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số 3.2. Chứng thực chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 3.3. Điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ chứng thực CKĐT NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 118
  119. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số 3.1.1. Chữ ký số và vai trò của chữ ký số vChữ ký trên giấy: §Phổ biến nhất là dạng viết tay trên giấy. §Chữ ký viết tay được sử dụng để đảm bảo các chức năng: §Gắn chữ ký với một cá nhân cụ thể §Thể hiện sự cam kết của cá nhân đó với một văn bản cụ thể; §Đảm bảo sự toàn vẹn của văn bản sau khi đã ký. §Không đảm bảo được các chức năng trên một cách tuyệt đối NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 119
  120. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký điện tử: §Chữ ký điện tử được sử dụng để ký lên các văn bản số hay thông điệp dữ liệu: scan chữ ký, phô tô chữ ký, đánh máy tên và địa chỉ vào trong thông điệp dữ liệu NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 120
  121. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký điện tử (tiếp): §Thường được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử và được gắn liền với thông điệp dữ liệu cần ký để xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. (Theo điều 21, Luật Giao dịch điện tử 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 121
  122. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký điện tử (tiếp): §Phần mềm dùng để tạo ra chữ ký điện tử hay còn gọi là chương trình ký điện tử là các chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua các thiết bị điện tử khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu đó. (Theo khoản 3, điều 4, Luật Giao dịch điện tử 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 122
  123. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký điện tử (tiếp): §Các cách để tạo ra chữ ký điện tử §Mật khẩu §Vân tay §Sơ đồ võng mạc §Sơ đồ tĩnh mạch trong bàn tay §Các yếu tố sinh học khác: giọng nói §Công nghệ mã hóa PKI (Chữ ký số) § NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 123
  124. Bút ký và màn hình cảm ứng (Signature Pad) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 124
  125. Sử dụng các thiết bị đọc vân tay, võng mạc (Finger Print Reader) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 125
  126. Hệ thống kiểm tra an ninh thông qua Vân tay & Nhận dạng (Eye Scaner) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 126
  127. Sử dụng thẻ thông minh (Smart card) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 127
  128. Xác thực chủ tài khoản thông qua thẻ & mật khẩu NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 128
  129. Nhận dạng giọng nói (Voice recognition) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 129
  130. Kết hợp các phương pháp và các dạng văn bản điện tử (Any Method for Any Format) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 130
  131. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử §Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận: §Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch; §Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; §Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 131
  132. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký điện tử (tiếp): §Chữ ký điện tử an toàn: §Dữ liệu tạo chữ ký chỉ gắn duy nhất với người ký §Dữ liệu tạo chữ ký chỉ thuộc quyền kiểm soát của người ký §Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện §Mọi thay đổi đối với nội dung thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện (Theo điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2005) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 132
  133. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký số (CKS): §CKS về bản chất là một thông điệp dữ liệu (file text, tập hợp các ký tự hoặc một loại thông điệp dữ liệu nhất định do phần mềm ký số sinh ra dựa trên các thuật toán nhất định). §Để sinh ra chữ ký số cần ba yếu tố đầu vào: §Bản thân văn bản điện tử cần ký §Khóa bí mật (private key) §Phần mềm để ký số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 133
  134. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký số (tiếp): §Quy trình ký số phổ biến nhất là sử dụng công nghệ khóa công khai (PKI) §Theo quy trình này, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự rút gọn thông điệp dữ liệu đang cần ký và mã hóa bằng khóa bí mật (của hệ thống mật mã không đối xứng), thông điệp dữ liệu được tạo ra chính là chữ ký số. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 134
  135. Những ưu điểm của chữ ký số so với chữ ký trên giấy NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 135
  136. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) vChữ ký số (tiếp): §Chữ ký số rất khó giả mạo §Xác thực thời gian ký điện tử dễ dàng hơn và khó giả mạo hơn đối với chữ ký bằng giấy §Chữ ký số giữ vai trò đảm bảo an toàn cho các GDĐT §Với các giao dịch B2C, giá trị các giao dịch nhỏ, các cá nhân thường sử dụng các thông tin trên thẻ tín dụng tương đương với “chữ ký” §Với các giao dịch thương mại điện tử B2B có giá trị lớn, việc sử dụng chữ ký số là cần thiết NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 136
  137. 3.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số (tiếp) 3.1.2. Sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử vQuy trình tạo lập chữ ký số: Việc tạo ra chữ ký số phụ thuộc vào ba yếu tố: § Văn bản điện tử hay thông điệp dữ liệu cần ký số là yếu tố đầu vào thứ nhất để tạo ra chữ ký số; § Khóa bí mật có thể là một mật khẩu (password) hoặc một thông điệp dữ liệu. Tương ứng với khóa bí mật có duy nhất một khóa công khai (được công bố cho các bên liên quan biết). § Phần mềm ký số có chức năng tạo ra các chữ ký số từ hai yếu tố là văn bản cần ký, khóa bí mật và gắn chữ ký số được tạo ra vào thông điệp gốc NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 137
  138. 3.1.2. Sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử (tiếp) vQuy trình tạo lập chữ ký số (tiếp): §Cơ quan chứng thực chữ ký số: cung cấp dịch vụ chữ ký số cho các bên tham gia ký kết. §Nhiệm vụ: tạo ra cặp khóa công khai và bí mật và cấp chứng thư số cho các cá nhân, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ. §Chứng thư số (chứng chỉ số): là thông điệp dữ liệu trong đó có các nội dung cơ bản như: §Thông tin về cá nhân, tổ chức được cấp chứng thư số, §Khóa công khai, thời hạn sử dụng, số chứng chỉ, §Chữ ký số và thông tin của tổ chức cấp chứng chỉ số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 138
  139. Nội dung của chứng thư số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 139
  140. Quy trình tạo chứng chỉ số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 140
  141. Quy trình ký số và xác thực chữ ký số NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 141
  142. Minh họa chữ ký số trên chứng thư số Outlook Express NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 142
  143. Minh họa nội dung HĐ B2B NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 143
  144. Minh họa Quy trình ký số - chọn khóa bí mật NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 144
  145. Chọn chứng chỉ số để gửi kèm NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 145
  146. Chọn mật khẩu của khóa bí mật NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 146
  147. Ký số lên HĐ điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 147
  148. Lưu trữ HĐĐT NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 148
  149. Nội dung HĐĐT được mã hóa NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 149
  150. Kiểm tra chữ ký số và nội dung HĐĐT NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 150
  151. Hoàn tất quá trình kiểm tra NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 151
  152. Tìm hiểu §Sử dụng chữ ký số trong thư điện tử? §Ký số các văn bản bằng phần mềm ? NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 152
  153. 3.1.3. Quy định về CKS và sử dụng CKS trong GDĐT §Nghị định 26/2007 NĐ-CP, Điều 8 quy định về Giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.“ NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 153
  154. 3.1.3. Quy định về CKS và sử dụng CKS trong GDĐT §Nghị định 26/2007 NĐ-CP, Điều 8 quy định về Giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.“ NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 154
  155. 3.2. Chứng thực chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 3.2.1. Sự cần thiết phải có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử §Để tiến hành các giao dịch điện tử cần có những phương pháp cụ thể để xác định các bên thực hiện những giao dịch đó. §Người nhận thông điệp dữ liệu cần xác định: ◦ Ai là người thực sự gửi thông điệp dữ liệu đó. Bằng chứng về thời gian, địa điểm gửi thông điệp ◦ Bằng chứng ràng buộc trách nhiệm của người gửi đối với thông điệp đó ◦ Nội dung của thông điệp không bị thay đổi sau khi đã ký và trong quá trình truyền gửi qua mạng NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 155
  156. 3.2.1. Sự cần thiết phải có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Chữ ký số được sử dụng trong môi trường mở nên việc sử dụng chữ ký số đòi hỏi phải có bên trung gian thứ ba đứng ra xác thực chữ ký số của các bên tham gia §Việc sử dụng chữ ký số đòi hỏi phải xác định được ai đang nắm giữ khóa bí mật tương ứng với khóa công khai để từ đó xác định danh tính của người/tổ chức đã tạo ra chữ ký số đó §Tình huống tranh chấp: GT NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 156
  157. 3.2.1. Sự cần thiết phải có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia §Giúp đáp ứng yêu cầu an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử: các giao dịch tài chính, ngân hàng điện tử, hải quan điện tử, giúp triển khai hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) §Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan đến chữ ký ĐT NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 157
  158. 3.2.2. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử §Theo Điều 4, khoản 2, Luật Giao dịch điện tử, 2005: “Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử” §Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ cấp chứng thư điện tử và cung cấp chương trình ký điện tử. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 158
  159. 3.2.2. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Dịch vụ chứng thực chữ ký số : §Chỉ các chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch với đối tác bên ngoài mới cần sự chứng thực của cơ quan chứng thực. §Loại chữ ký điện tử cần sự chứng thực của bên thứ ba phổ biến hiện nay là chữ ký số. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 159
  160. 3.2.2. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Theo Điều 3, khoản 6, Nghị định 26/2007/NĐ-CP: “Dịch vụ chứng thực chữ ký số” là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm: a) Tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao; b) Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao; c) Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số; d) Những dịch vụ khác có liên quan theo quy định. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 160
  161. 3.2.2. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Vai trò của dịch vụ Chứng thực chữ ký điện tử: §Ngăn chặn tới mức tối đa các mối đe dọa đến an ninh dữ liệu § Xác minh rất nhiều loại thực thể khác nhau (tổ chức, cá nhân, ) thông qua môi trưởng ảo, môi trường Internet §Chứng thực điện tử không chỉ chứng thực danh tính của người hay thực thể, mà còn thực hiện việc bảo mật thông tin, xác thực nguồn gốc xuất xứ và tính toàn vẹn của thông tin. NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 161
  162. 3.2.2. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (tiếp) §Vai trò của dịch vụ Chứng thực chữ ký điện tử : §Ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như: §Ký vào tài liệu điện tử, §Gửi nhận thư điện tử đảm bảo, §Trong giao dịch TMĐT, §Trong bảo vệ mạng không dây WLAN, §Bảo đảm an toàn cho các dịch vụ web, xác thực website, §Xác thực máy chủ hay xác thực phần mềm, §Mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 162
  163. 3.3. Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ chứng thực CKĐT §Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông §Điều kiện về khung pháp lý §Điều kiện về chính sách phát triển của Nhà nước §Điều kiện về nội lực của tổ chức sử dụng chữ ký điện tử §Điều kiện về nội lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 163
  164. Thanks and best regard! NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 164
  165. Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 165
  166. Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử NGUYỄN SĨ THIỆU - HVTC 166