Hệ thống thông tin kinh tế - Bài 2: Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

pdf 27 trang vanle 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống thông tin kinh tế - Bài 2: Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_thong_tin_kinh_te_bai_2_vai_tro_cua_he_thong_thong.pdf

Nội dung text: Hệ thống thông tin kinh tế - Bài 2: Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

  1. Bài 2 Vai trò của HTTT trong doanh nghiệp
  2. 1.2. Vai trò của HTTT trong DN 1.2.1. Phân loại hệ thống thông tin 1.2.2. Vai trò tác động và xu hướng phát triển của HTTT trong doanh nghiệp 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 2
  3. 1.2.1. Phân loại hệ thống thông tin c. Phân loại Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Phân loại theo chức năng nghiệp vụ Phân loại theo quy mô tích hợp 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 3
  4. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra  Hệ thống hỗ trợ điều hành (ESS–Executive Support System)  Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS–Decision Support System)  Hệ thống thông tin quản lý (MIS–Management Information System)  Hệ thống xử lí giao dịch (TPS–Transaction Processing System)  Hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS-Officer Assignment System, KWS) và Hệ chuyên gia (ES–Expert System ) 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 4
  5. Hệ thống xử lí giao dịch _ TPS HTTT giúp thi hành và ghi nhận (lưu lại) các giao dịch hàng ngày cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ:  Hệ thống làm các đơn bán hàng, hệ thống đăng ký khách đến và thanh toán cho khách đi ở khách sạn, hệ thống đặt chỗ vé máy bay ở phòng bán vé, hệ thống chấm công. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 5
  6. Hệ thống xử lí giao dịch _ TPS Hoạt động liên quan tới xử lý giao dịch có mục tiêu, nhiệm vụ, quy trình và tài nguyên sử dụng xác định trước và cấu trúc rõ ràng TPS giúp việc xử lý thông tin giao dịch nhanh chóng và đạt độ chính xác cao, một số hoạt động có thể được tự động hóa bởi hệ thống. Cấp ứng dụng / người dùng ? 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 6
  7. ATM Hệ thống gởi, rút tiền tự động (Automated Teller Machine - ATM) là một hệ thống máy tính gồm nhiều thiết bị đầu cuối được đặt ở những nơi cần thiết, thuận tiện, có chức năng cho phép khách hàng thực hiện các dịch vụ rút và gởi tiền theo tài khoản xác định trong ngân hàng mà không cần giao dịch trực tiếp tại văn phòng hoạt động của ngân hàng. ATM là một hệ thống TPS ? 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 7
  8. Hệ thống thông tin quản lý_MIS Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp các hoạt động quản lý như lập kế hoạch, giám sát, tổng hợp báo cáo và ra quyết định ở các cấp quản lý. Ví dụ:  Hệ thống thông tin phân tích năng lực bán hàng, nghiên cứu thị trường 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 8
  9. Hệ thống thông tin quản lý_MIS Hạt nhân của hệ thống là CSDL (luôn được cập nhật kịp thời) chứa các thông tin phản ánh tình trạng, hoạt động hiện thời của doanh nghiệp. MIS thu thập dữ liệu khối lượng lớn, từ Hệ thống xử lý giao dịch và nguồn dữ liệu khác ngoài tổ chức. MIS không mềm dẻo và có ít khả năng phân tích, ht xử lý dựa trên các quy trình đơn giản và các kỹ thuật cơ bản như tổng kết, so sánh. Thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo tổng kết, tóm tắt. Người dùng ht thông thường là nhà quản lý cấp trung, quan tâm tới kết quả ngắn hạn. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 9
  10. Hệ hỗ trợ ra quyết định_DSS Hệ hỗ trợ ra quyết định trợ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đặc thù, nhanh thay đổi và thường không có quy trình định trước Ví dụ:  Các HTTT DSS thường được xây dựng cho mỗi một tổ chức cụ thể mới có khả năng cho hiệu quả cao 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 10
  11. Hệ hỗ trợ ra quyết định_DSS DSS tổng hợp các dữ liệu và tiến hành các phân tích, đánh giá bằng các mô hình. Cơ sở dữ liệu phải được tổ chức và liên kết tốt Bên cạnh CSDL còn có cơ sở mô hình, phương pháp mà khi được chọn lựa để vận dụng lên các dữ liệu sẽ cho các kết quả theo yêu cầu đa dạng của người dùng. Thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo, các trợ giúp quyết định. Người dùng ht thông thường là nhà quản lý cấp trung và lãnh đạo cấp cao. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 11
  12. Hệ hỗ trợ điều hành_ESS Hệ trợ giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong việc đưa ra các quyết định cho các vấn đề không có cấu trúc. ESS tạo ra các đồ thị phân tích trực quan, biểu diễn cho các kết quả của việc tổng hợp, chắt lọc, đúc kết dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (bên trong từ các hệ thống MIS và DSS và bên ngoài), giảm thiểu thời gian và công sức nắm bắt thông tin hữu ích cho lãnh đạo. Người dùng ht thường là lãnh đạo cấp cao 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 12
  13. Hệ chuyên gia và tự động hóa văn phòng Hệ chuyên gia là một hệ trợ giúp quyết định ở mức sâu, có thể đưa ra những quyết định có chất lượng cao trong một phạm vi hẹp nhờ việc bổ sung các thiết bị cảm nhận thông tin, học và tích lũy kinh nghiệm của các chuyên gia giúp doanh nghiệp phát triển các kiến thức mới. Hệ tự động hóa văn phòng được thiết kế nhằm hỗ trợ các công việc phối hợp và liên lạc trong văn phòng như xử lý văn bản, chế bản điện tử, lịch điện tử, liên lạc thông qua thư điện tử, v v. Người dùng là chuyên gia, nhân viên văn phòng 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 13
  14. Phân loại theo chức năng nghiệp vụ Hệ thống thông tin tài chính kế toán Hệ thống thông tin marketing Hệ thống thông tin sản xuất Hệ thống thông tin quản trị nhân lực 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 14
  15. HTTT sản xuất Là hệ thống trợ giúp hoạt động của chức năng sản xuất, bao gồm việc lập kế hoạch và điều khiển việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ Ví dụ: 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 15
  16. Hệ thống thông tin marketing Là hệ thống trợ giúp các hoạt động cuả chức năng marketing Ví dụ: 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 16
  17. Hệ thống thông tin tài chính,kế toán Là hệ thống trợ giúp các hoạt động của chức năng tài chính, kế toán (ghi lại các chứng từ, lập báo cáo về các giao dịch của doanh nghiệp v v) Ví dụ 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 17
  18. Hệ thống thông tin nhân lực Là hệ thống trợ giúp các hoạt động của chức năng tổ chức nhân sự Ví dụ: 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 18
  19. Phân loại theo quy mô tích hợp Là những hệ thống xuyên suốt nhiều bộ phận chức năng, cấp bậc tổ chức và đơn vị kinh doanh  Hệ thống quản lý nguồn lực (ERP- Enterprise Resource Planning): Là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yêu của doanh nghiệp  Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM-Supply Chain Management): Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp  Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM- Customer Relationship Management): Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách hàng thông qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau  Hệ thống quản lý tri thức (KM – Knowledge Management): Là hệ thống tích hợp, thu thập, hệ thống hóa, phổ biến, phát triển tri thức trong và ngoài doanh nghiệp. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 19
  20. 1.2.2. Vai trò tác động và xu hướng phát triển của HTTT trong doanh nghiệp 1.2.2.1.Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 1.2.2.2. Tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 1.2.2.3. Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 1.2.2.4. Khung tri thức về hệ thống thông tin 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 20
  21. 1.2.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của HTTT trong doanh nghiệp Vai trò  HTTT nằm ở trung tâm của hệ thống tổ chức là phần tử kích hoạt các quyết định (mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo, chế độ tác nghiệp, )  Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và môi trường, giữa hệ thống con quyết định và hệ thống con tác nghiệp. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 21
  22. 1.2.2.1. Vai trò của HTTT trong doanh nghiệp Nhiệm vụ  Đối ngoại: thu thập thông tin từ môi trường ngoài, đưa thông tin ra môi trường ngoài Ví dụ: thông tin về giá cả, thị trường, sức lao động, nhu cầu hàng hoá  Đối nội: làm cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của tổ chức, cung cấp thông tin cho hệ tác nghiệp, hệ quyết định Ví dụ  Thông tin phản ánh tính trạng nội bộ của cơ quan tổ chức  Thông tin về tình trạng hoạt động kinh doanh của tổ chức 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 22
  23. 1.2.2.2. Tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Hỗ trợ các chiến lược lợi thế cạnh tranh Hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh Hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 23
  24. 1.2.2.2. Tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Tăng ưu thế cạnh tranh  Giúp quá trình điều hành của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn thông qua đó doanh nghiệp có khả năng cắt giảm chi phí, tăng chất lượng, hoàn thiện quá trình phân phối sản phẩm dịch vụ.  Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa với khách hàng và nhà cung cấp.  Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, tạo ra các cơ hội kinh doanh hoặc các thị trường mới cho doanh nghiệp 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 24
  25. 1.2.2.3. Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp HTTT trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp HTTT phát triển với phạm vi đa đa quốc gia nhờ có mạng Internet. HTTT giúp doanh nghiệp từng bước tự động hóa quá trình sản xuất và quản lý 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 25
  26. 1.2.2.4. Khung tri thức về hệ thống thông tin 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 26
  27. Câu hỏi Các hệ thống thông tin có thể phân loại theo những tiêu chí nào? Hãy nêu một số dạng hệ thống thông tin quản lý (quản trị) Hệ thống thông tin có nhiệm vụ và vai trò gì trong hoạt động của doanh nghiệp (tổ chức kinh doanh)? Hệ thống thông tin đem lại lợi ích và có những tác động gì đối với doanh nghiệp? Để có thể làm việc với hệ thống thông tin (quản trị) cần có những kiến thức gì? Giải thích các thành phần trong khung tri thức. 22/07/2014 Bài giảng HTTT KT&QL - Bộ môn CNTT 27