Hệ thống thông tin đất đai - Chương 6: Tổ chức lãnh thổ ngành nông - Lâm - ngư nghiệp

pdf 25 trang vanle 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống thông tin đất đai - Chương 6: Tổ chức lãnh thổ ngành nông - Lâm - ngư nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_thong_tin_dat_dai_chuong_6_to_chuc_lanh_tho_nganh_n.pdf

Nội dung text: Hệ thống thông tin đất đai - Chương 6: Tổ chức lãnh thổ ngành nông - Lâm - ngư nghiệp

  1. Chương 6: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NGÀNH NÔNG-LÂM-NGƯ NGHIỆP A. Nông nghiệp B. Lâm nghiệp C. Ngư nghiệp
  2. A. NÔNG NGHIỆP 1. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp 3.Thực trạng phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 4. Định hướng phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
  3. 1. Những đặc điểm của sản xuất NN a/ Những đặc điểm chung - Sản xuất NN được phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn - Sản xuất NN gắn chặt với môi trường tự nhiên - Sản xuất NN gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản.
  4. b/ Những đặc điểm của một số ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp * Ngành sản xuất cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, kê ) - Địa bàn phân bố rộng, gắn liền với địa bàn phân bố dân cư - Thời gian sản xuất ngắn - Thời gian bảo quản ngắn - Có nhiều sản phẩm phụ có thể cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi
  5. * Ngành sản xuất cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê, điều, hồ tiêu; mía, đậu tương, bông, thuốc lá ) - Đòi hỏi chất lượng lao động cao: có kỹ thuật, có kinh nghiệm - Khả năng cơ giới hóa khó hơn sản xuất lương thực - Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm - Sản phẩm phần lớn là sản phẩm hàng hóa => yêu cầu cao trong bảo quản và đòi hỏi phải chế biến kịp thời
  6. * Ngành chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà ) - Hoạt động của ngành chăn nuôi diễn ra liên tục - Có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt - Ngành chăn nuôi cùng lúc có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm - Sản phẩm khó bảo quản, cần được chế biến hoặc vận chuyển kịp thời tới nơi tiêu thụ.
  7. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp - Nhóm nhân tố tự nhiên + Khí hậu + Đất đai + Nước
  8. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp - Nhóm nhân tố tự nhiên + Đất đai + Nước
  9. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp - Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội + Cơ chế quản lý kinh tế + Cơ sở vật chất phục vụ sx NN + Lực lượng lao động (hiện nay chiếm khoảng 60% tổng LĐ cả nước)
  10. 3. Thực trạng phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam - Nhóm các cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng (nhiệt đới, ôn đới) - Vị trí địa lý và thời tiết thuận lợi => Nông nghiệp VN có thể trồng cấy quanh năm, thu hoạch bốn mùa - Chuyển từ nông nghiệp lạc hậu, độc canh => nền nông nghiệp hàng hóa và hiện đại - Phát triển tổng hợp các ngành (trồng trọt và chăn nuôi) => cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu - Mất cân đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp - Năng suất lao động thấp
  11. 4. Định hướng phân bố và phát triển NN Việt Nam - Tăng nhanh cơ cấu ngành chăn nuôi, đa dạng các loại gia súc, gia cầm - Cây lương thực luôn giữ vai trò chủ lực - Tăng quy mô cây công nghiệp - Phát triển các vùng trồng cây ăn quả có tính hàng hóa
  12. B. LÂM NGHIỆP 1. Vai trò của lâm nghiệp 2. Đặc điểm phân bố và phát triển lâm nghiệp Việt Nam 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố và phát triển lâm nghiệp 4. Hiện trạng – định hướng phân bố và phát triển lâm nghiệp Việt Nam
  13. Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội, của rừng.
  14. 1. Vai trò của lâm nghiệp - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp - Cung cấp lâm sản cho đời sống dân sinh - Cung cấp hàng hóa xuất khẩu - Tạo việc làm - Giữ gìn môi trường sinh thái
  15. 2. Đặc điểm phân bố và phát triển lâm nghiệp VN Rừng VN có diện tích rộng lớn (2009: 13,3 triệu ha chiếm 39,1% diện tích toàn quốc) phân bố rộng khắp trên các dạng địa hình khác nhau; chủ yếu là rừng nhiệt đới => lâm sản phong phú => điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp.
  16. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố và phát triển lâm nghiệp - Yếu tố tự nhiên (khí hậu, địa hình) và tài nguyên thiên nhiên (thực vật, động vật) - Yếu tố kinh tế xã hội + Lao động + Nhu cầu về các loại lâm sản + Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành + Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước
  17. Định hướng - Tiếp tục khai thác hợp lý các loại lâm sản phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế - Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đã có - Tăng cường trồng rừng mới phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau (rừng phòng hộ, rừng dược liệu, rừng lấy gỗ, rừng lấy nhựa )
  18. 4. Hiện trạng-định hướng phân bố và phát triển lâm nghiệp VN - Nhà nước chú trọng phát triển ngành lâm nghiệp (khai thác và trồng rừng) => chưa hợp lý => xói mòn, lũ lụt. - Năm 1992, Nhà nước thành lập các khu bảo tồn tự nhiên - Công tác bảo vệ rừng còn rất nhiều hạn chế => phá rừng bừa bãi, cháy rừng - Nhà nước thực hiện chính sách giao đất lâu dài cho người sản xuất, cho vay vốn ưu đãi => khuyến khích phát triển ngành lâm nghiệp
  19. C. NGƯ NGHIỆP 1. Vai trò của ngư nghiệp 2. Đặc điểm phân bố và phát triển ngư nghiệp 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển ngư nghiệp 4. Hiện trạng-định hướng phân bố và phát triển ngư nghiệp Việt Nam.
  20. 1. Vai trò của ngư nghiệp - Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất - Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi - Tạo việc làm
  21. 2. Đặc điểm phân bố và phát triển ngư nghiệp Ngành lâm nghiệp có đối tượng sản xuất là các sinh vật => phong phú, đa dạng về chủng loại, phức tạp về đặc tính sinh thái => phân bố trên phạm vi cả nước Các sản phẩm của ngành ngư nghiệp khó bảo quản, dễ hư hỏng => cần chú ý tới khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm
  22. 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển ngư nghiệp - Yếu tố tự nhiên (nước, nguồn tài nguyên thủy hải sản) - Yếu tố kinh tế xã hội + Lao động + Nhu cầu về các loại sản phẩm thủy hải sản + Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành + Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước
  23. 4. Hiện trạng-định hướng phân bố và phát triển ngư nghiệp Việt Nam. 4.1 Hiện trạng - Ngư cụ và công nghệ đánh bắt đang được hiện đại hóa - Chỉ khai thác ở vùng ven biển có độ sâu < 20m - Sản lượng đánh bắt tăng lên đáng kể nhưng vẫn khá nhỏ so với tiềm năng - Nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ nhưng quy mô nhỏ
  24. 4. Hiện trạng-định hướng phân bố và phát triển ngư nghiệp Việt Nam. 4.2 Định hướng • Khai thác và đánh bắt hải sản: - Đẩy mạnh khai thác hải sản với các quy mô khác nhau (cơ sở quốc doanh, ngư dân) kết hợp với tái tạo nguồn tài nguyên hải sản. - Tổ chức tốt việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm - Xây dựng các cơ sở chế biến hải sản
  25. 4. Hiện trạng-định hướng phân bố và phát triển ngư nghiệp Việt Nam. 4.2 Định hướng • Nuôi trồng thủy hải sản - Mở rộng diện tích nuôi trồng (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) - Lựa chọn các loài thủy hải sản thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị xuất khẩu cao. - Khuyến cáo người dân nuôi tôm, cá theo mô hình VAC để mang lại hiệu quả kinh tế cao.