Giáo trình Hệ thống canh tác

pdf 62 trang vanle 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống canh tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_canh_tac.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hệ thống canh tác

  1. PGS TS NGUYỄN BẢO VỆ TS NGUYỄN THỊ XUÂN THU GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG CANH TÁC TỦ SÁCH ĐẠI HỌC CẦN THƠ 2005
  2. MỤC LỤC Chương Nội dung Trang 1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC 1 1.1 Vị trí hệ thống canh tác 1 1.1.1 Hệ thống nơng nghiệp (Agricutural system) 1 1.1.2 Hệ thống canh tác (Farming system) 2 1.1.3 Hệ thống trồng trọt (Cropping system) 2 1.1.4 Hệ thống chăn nuơi (Livestock system) 3 1.1.5 Hệ thống thủy sản (Aquacultural system) 4 1.1.6 Hệ thống kết hợp 5 1.1.7 Các hệ thống canh tác trên nơng hộ 6 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống canh tác (HTCT) 7 1.3 Các bước nghiên cứu HTCT 7 1.3.1 Xác lập những yêu cầu của HTCT 7 1.3.2 Khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu 7 1.3.3 Đánh giá thích nghi và yếu tố hạn chế 7 1.3.4 Qui trình kỹ thuật của HTCT 7 1.3.5 Đưa sản xuất ra diện rộng 8 2 YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC 9 2.1 Đặc điểm Đồng Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) 9 2.1.1 Địa hình và cao độ đất 9 2.1.2 Đất 10 2.1.3 Khí hậu 15 2.1.4 Chế độ thủy văn 18 2.1.5 Xã hội 20 2.1.6 Sử dụng đất 21 2.2 Đặc điểm của một số hệ thống canh tác chính ở ĐBSCL 23 2.2.1 Hệ thống canh tác chuyên lúa 23 2.2.2 Hệ thống canh tác lúa-rau/màu 28 2.2.3 Hệ thống canh tác lúa–cá nước ngọt 32 2.2.4 Hệ thống canh tác lúa-tơm nước mặn 36 2.2.5 Hệ thống canh tác cây ăn trái 38 2.2.6 Hệ thống canh tác tích hợp (integrated farming system) 41 2.3 Yêu cầu của HTCT 44 2.3.1 Yêu cầu điều kiện tự nhiên 44 2.3.2 Yêu cầu về kinh tế 47 3 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 53 3.1 Phương pháp khảo sát 53 3.1.1 Mơ tả sơ khởi 53 3.1.2 Điều tra khảo sát chi tiết: Phương pháp phỏng vấn cĩ sử 69 dụng phiếu 3.1.3 Tổ chức cuộc điều tra phỏng vấn 70 3.1.4 Những trường hợp bị nhiểu thơng tin khi điều tra 72 3.1.5 Xử lý, phân tích số liệu và trình bày kết quả 73 3.2 Nội dung khảo sát trong nghiên cứu HTCT 76 i
  3. 3.2.1 Điều kiện tự nhiên 76 3.2.2 Điều kiện kinh tế 76 3.2.3 Điều kiện xã hội 77 3.2.4 Cơ cấu cây trồng 86 3.2.5 Kỹ thuật canh tác 86 3.3 Kết luận 88 4 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI, TRỞ NGẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 89 4.1 Đối chiếu để tìm những khĩ khăn trong hệ thống canh tác 89 4.2 Liệt kê vấn đề trở ngại 91 4.3 Xếp hạng những vấn đề trở ngại 91 4.3.1 Phương pháp so sánh cặp 93 4.3.2 Xếp hạng ma trận trực tiếp 93 4.3.3 Phương pháp SWOT 94 4.4 Xác định nguyên nhân và hậu quả 96 4.4.1 Phương pháp nguyên nhân và hậu quả 96 4.4.2 Tiến trình nguyên nhân và hậu quả 96 4.4.3 Hạn chế của nguyên nhân và hậu quả 96 4.4.4 Lợi ít của nguyên nhân và hậu quả 97 4.5 Liệt kê các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại 97 4.6 Chọn lọc các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại 98 5 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC 99 5.1 Những yêu cầu của giải pháp kỹ thuật 99 5.1.1 Phải cĩ tính khả thi cao 99 5.1.2 Thời gian và chi phí nghiên cứu 100 5.1.3 Các bước chọn giải pháp kỹ thuật 100 5.2 Thử nghiệm quy trình kỹ thuật trên ruộng nơng dân 101 5.2.1 Các vấn đề quan trọng cần lưu ý về thí nghiệm trên ruộng 101 nơng dân 5.2.2 Thử nghiệm cần trắc nghiệm đủ lớn 101 5.2.3 Lựa chọn điểm thí nghiệm 102 5.2.4 Độ chính xác của thí nghiệm trên ruộng nơng dân 102 5.2.5 Cần phải đo lường các yếu tố mơi trường tối thiểu 102 5.2.6 Kỹ thuật cần phải trắc nghiệm 102 5.2.7 Nơng dân tham gia thí nghiệm 102 5.2.8 Số liệu thu thập 103 5.3 Đánh giá quy trình kỹ thuật 103 5.3.1 Đánh giá khả thi về điều kiện tự nhiên 103 5.3.2 Điều kiện kinh tế 103 5.3.3 Năng suất và các chỉ tiêu nơng học khác 104 5.3.4 Vấn đề xã hội và các vấn đề khác 104 6 ĐƯA RA SẢN XUẤT 105 6.1 Xây dựng nhiều điểm thử nghiệm 105 6.1.1 Lên kế hoạch 105 6.1.2 Tìm điểm thử nghiệm 106 6.1.3 Chọn nơng dân tham gia 106 6.1.4 Chọn ruộng thử nghiệm 107 ii
  4. 6.1.5 Thu thập số liệu 107 6.1.6 Phân tích kết quả 108 6.2 Lập điểm trình diễn 109 6.2.1 Xây dựng kế hoạch trình diễn 109 6.2.2 Chọn điểm trình diễn 109 6.2.3 Chọn nơng dân tham gia trình diễn 109 6.2.4 Thực hiện và theo dõi 109 6.2.5 Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan 110 iii
  5. Danh sách bảng TT Tựa Trang 2.1 Một số đặc tính tầng đất mặt của 4 nhĩm đất chính ở ĐBSCL 13 2.2 Tỉ lệ (%) lao động nơng nghiệp/tổng lao động của một quốc gia 20 trong khu vực Đơng Nam Á và một số nước đã phát triển 2.3 Diện tích canh tác cây trồng, vật nuơi, thủy sản ở ĐBSCL và cả 23 nước 2.4 Chi phí và lợi tức (đồng/ha) lúa Đơng Xuân và Hè Thu tại Chợ 25 Mới, An Giang 2.5 Tổng lượng N khống hĩa (NO3-N + NH4-N) và phần trăm N 26 khống hĩa trong điều kiện ủ thống khí của một số loại đất ở ĐBSCL 2.6 Sự cố định K ở một số đất lúa 3 vụ ở Đồng Bằng Sơng Cửu 27 Long 2.7 Các mơ hình canh tác lúa màu, và chuyên canh màu ở ĐBSCL 30 2.8 Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha) của HTCT rau/màu luân canh 30 với lúa ở Ơ Mơn và Thốt Nốt, TP Cần Thơ 2.9 Năng suất lúa và cá trong HTCT lúa-cá tại huyện An Biên và 33 An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.10 Thu, chi và lãi thuần của 3 hệ thống canh tác ở huyện Vũng 33 Liêm, tỉnh Vĩnh Long 2.11 Năng suất tơm của những kiểu canh tác khác nhau 37 2.12 Hiệu quả kinh tế trồng xen trong vườn cây ăn trái của nơng hộ ở 40 ĐBSCL năm 1997 (năm đầu tiên, diện tích 1 ha đất vườn) 2.13 Hiệu quả kinh tế nuơi cá, tơm trong vườn cây ăn trái của nơng 41 hộ ở ĐBSCL năm 1997 (năm đầu tiên, diện tích 1 ha đất vườn) 2.14 Thí dụ yêu cầu về đất của một số HTCT ở ĐBSCL 45 2.15 Thí dụ yêu cầu về khí hậu thời tiết của một số HTCT ở ĐBSCL 46 2.16 Thí dụ yêu cầu về chế độ thủy văn của một số HTCT ở ĐBSCL 46 2.17 Hạch tốn kinh tế tồn phần (Gross margin) trồng củ cải tại 49,50 Tunesia (Nguồn Bonjit, 1990) 2.18 Thí dụ yêu cầu về kinh tế-xã hội của một số HTCT ở ĐBSCL 50 2.19 Thí dụ yêu cầu về xã hội - kỹ thuật của một số HTCT ở ĐBSCL 52 3.1 Đàn gia súc gia cầm huyện Champasak 1988-1994 (Đơn vị 77 tính:con) 3.2 Tình hình chăn nuơi bị huyện Champasak năm 1994 78 3.3 Cơ cấu đàn bị huyện Champasak năm 1994 79 3.4 Tỉ lệ gia súc gia cầm tiêm phịng và chết năm 1993 81 3.5 Lượng thịt tiêu thụ bình quân của người Lào (kg/người/năm) 83 4.1 Bước tiến hành trong chẩn đốn các khĩ khăn trở ngại của 90 HTCT lúa cao sản lúc 50 ngày sau khi cấy bằng phương pháp đối chiếu 4.2 Kết quả so sánh cặp các nguyên nhân gây năng suất lúa thấp tại 92 tỉnh Champasak, Lào 4.3 Đánh giá theo tần suất xuất hiện 92 iv
  6. 4.4 Xếp hạng nhu cầu trồng cây (Trần Thanh Bé, 1998) 93 4.5 Đánh giá các yếu tố sản xuất theo phương pháp SWOT (Trần 95 Thanh Bé, 1998) 5.1 Thí dụ về hạch tốn kinh tế trong việc áp dụng số lần phun 104 thuốc khác nhau trên cây lúa (1.000 m2) v
  7. Danh sách hình Hình Tựa Trang 1.1 Vị trí của hệ thống canh tác trong hệ thống nơng nghiệp 1 1.2 Những yếu tố quyết định sự hình thành một hệ thống canh tác 2 1.3 Hệ thống trồng trọt: luân canh lúa-màu ở ĐBSCL 3 1.4 Hệ thống chăn nuơi: nuơi heo gia đình ở ĐBSCL 4 1.5 Hệ thống thủy sản: nuơi cá bè ở ĐBSCL 5 1.6 Tác động qua lại giữa các thành phần trong hệ thống canh tác 6 tích hợp 1.7 Hệ thống canh tác tích hợp: vườn-ao-chuồng ở ĐBSCL 6 1.8 Các bước trong xây dựng một hệ thống canh tác 8 2.1 Bản đồ cao độ Đồng Bằng Sơng Cửu Long 9 2.2 Bản đồ đất Đồng Bằng Sơng Cửu Long 10 2.3 Một số đặc tính khí hậu Đồng Bằng Sơng Cửu Long 16 2.4 Bản đồ vũ lượng Đồng Bằng Sơng Cửu Long 17 2.5 Bản đồ thời gian cĩ mưa ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long 17 2.6 Bản đồ độ sâu ngập lũ Đồng Bằng Sơng Cửu Long 18 2.7 Bản đồ ranh giới mặn trong mùa nắng ở Đồng Bằng Sơng 19 Cửu Long 2.8 Bản đồ sinh thái nơng nghiệp Đồng Bằng Sơng Cửu Long 22 2.9 Sơ đồ mặt cắt ngang từ bờ sơng vào nội đồng với những 22 HTCT 2.10 Những hệ thống canh tác lúa ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long 24 2.11 Diễn biến năng suất lúa theo thời gian canh tác 25 2.12 Hàm lượng chất phenol cĩ trong (A) đất lúa nước trời, (B) đất 26 lúa-đậu nành, (C) đất lúa 2 vụ, và (D) đất lúa 3 vụ 2.13 Cơ chế cố định K ( ) của khống sét 28 2.14 Các yếu tố mơi trường cần khảo sát và những thử nghiệm cần 32 phải cĩ trước khi đưa màu xuống ruộng 2.15 Mương bao để nuơi cá trong ruộng lúa 35 2.16 Sơ đồ bố trí HTCT lúa-tơm nước mặn 36 2.17 Mương vườn dùng để nuơi cá, tơm 41 2.18 Sơ đồ bố trí hệ thống canh tác tích hợp VAC ở nơng hộ 42 2.19 Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp phần trong hệ thống canh tác 43 VAC 3.1 Mối quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức (Nguyễn Ngọc 67 Đệ, 1998) 4.1 Mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả 97 6.1 Thơng qua kế hoạch xây dựng điểm thử nghiệm với chính 105 quyền địa phương để thuyết phục áp dụng mơ hình mới 6.2 Chọn điểm thử nghiệm dễ dàng đi lại cho việc tham quan, học 106 tập và tuyên truyền 6.3 Kết quả thử nghiệm mơ hình được đúc kết tập huấn cho nơng 108 dân: (a) Qui trình canh tác thích hợp, (b) hiệu quả kinh tế của mơ hình vi
  8. 6.4 Tập huấn kỹ thuật tại nhà nơng dân, thuận tiện việc đi lại 110 6.5 Nơng dân thực hiện mơ hình trình bày lại kết quả trong hội 111 thảo 6.6 Nơng dân tham quan mơ hình và thu hoạch mẫu lúa 112 vii
  9. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sơng Cửu Long GI: Group interview HTCT: Hệ thống canh tác KI: Key interview KIP: Key informant panel PRA: Participatory rural appraisal SSI: Semi structure interview SWOT: Strength-Weakness-Opportunity-Threat viii
  10. Lời nĩi đầu Giáo trình Hệ Thống Canh Tác được biên soạn cho sinh viên ngành Nơng nghiệp. Giáo trình nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về phương cách xây dựng một hệ thống canh tác trên quan điểm tổng hợp điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và con người. Giáo trình bao gồm: Giới thiệu các hệ thống canh tác ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long; Xác định các yêu cầu của hệ thống canh tác; Điều tra khảo sát, đánh giá tính thích nghi, cải tiến hệ thống canh tác; Thử nghiệm và nhân rộng hệ thống canh tác đã được cải tiến. Đây là một giáo trình mở, cĩ tính chất nguyên lý và định hướng, học viên phải vận dụng, bổ sung kinh nghiệm và thực tiễn thì mới đạt yêu cầu của mơn học nầy. Chúng tơi xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Văn Sánh và TS Trần Thanh Bé đã cung cấp nhiều tài liệu quí báu để chúng tơi đã tham khảo, đưa vào giáo trình nhiều ý tưởng, số liệu phù hợp cho điều kiện của vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Cám ơn anh Phạm Đức Trí đã giúp chúng tơi chỉnh sửa hình thức giáo trình theo qui định. Nhĩm tác giả
  11. Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC 1.1 Vị trí hệ thống canh tác Hệ thống canh tác (HTCT) là một thành phần của hệ thống nơng nghiệp, nĩ cĩ thể được chia thành những hệ thống nhỏ hơn như hệ thống cây trồng, hệ thống chăn nuơi, hệ thống thủy sản (Hình 1.1). Hệ thống nơng nghiệp Hệ thống canh tác Hệ thống chăn nuơi Hệ thống cây trồng Hệ thống thuỷ sản Hợp phần kỹ thuật Đất Giống Phân bĩn Hình 1.1 Vị trí của hệ thống canh tác trong hệ thống nơng nghiệp 1.1.1 Hệ thống nơng nghiệp (Agricutural system) Là hoạt động nơng nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách nhà nước, hệ thống tín dụng, cơ chế thị trường, tình hình xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, tập quán xã hội, điều kiện tự nhiên Thí dụ: Việt Nam là nước nơng nghiệp, sản xuất lúa là một trong những hệ thống sản xuất nơng nghiệp chính của Việt Nam. Sản xuất lúa ở Việt Nam sẽ thay đổi theo từng vùng sinh thái của miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các chính sách khuyến khích của Nhà nước, tình hình xuất khẩu, giá cả thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của cả nước.
  12. 2 1.1.2 Hệ thống canh tác (Farming system) Hệ thống canh tác là một phần của hệ thống nơng nghiệp. Hệ thống canh tác là sự sắp xếp phối hợp rất năng động các hoạt động của nơng hộ trong đĩ tận dụng các nguồn tài nguyên, yếu tố kinh tế - xã hội và tự nhiên sao cho phù hợp với mục tiêu, lợi nhuận và sở thích của nơng hộ (Hình 1.2), bao gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuơi và thủy sản. Điều kiện tự Điều kiện kinh tế nhiên Hệ thống canh tác (sinh học) Điều kiện xã hội Hình 1.2 Những yếu tố quyết định sự hình thành một hệ thống canh tác Hệ thống canh tác cĩ thể được chia thành những hệ thống phụ như là hệ thống cây trồng, hệ thống chăn nuơi, hệ thống thuỷ sản Thí dụ: Sản xuất chuyên lúa tại An Giang là một HTCT, những yếu tố như đặc tính lý hố đất, chế độ nước, tình hình sâu bệnh (điều kiện tự nhiên ); mức độ đầu tư (điều kiện kinh tế); tập quán canh tác (điều kiện xã hội) tại An Giang đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất lúa tại vùng này. 1.1.3 Hệ thống trồng trọt (Cropping system) Hệ thống trồng trọt là việc thực hiện mơ hình canh tác cây trồng và sự liên quan giữa những cây trồng này với mơi trường bên ngồi. Thí dụ: Luân canh Lúa – Đậu nành tại Cồn Khương là hệ thống trồng trọt. Hợp phần kỹ thuật cây trồng là tất cả những thành phần kỹ thuật tác động vào sản xuất cây trồng để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Thành phần kỹ thuật (Component technology) của hệ thống cây trồng bao gồm: - Chọn giống: Chọn giống tốt, thích nghi điều kiện đất, nước, sâu bệnh ở địa phương - Kỹ thuật làm đất: Cày, bừa trục - Kỹ thuật bĩn phân: Bĩn theo hàng, rải, tưới. - Cách thức gieo hạt: sạ, cấy, gieo thẳng, bầu cây con, ghép, chiết
  13. 3 - Cách thức tưới nước: thùng, tràn, thấm - Cách thức kiểm sốt sâu bệnh, dịch hại. - Cách thức thu hoạch. - Các kỹ thuật áp dụng sau thu hoạch: phơi, sấy, xử lý sau thu hoạch, tồn trữ, chuyên chở, thị trường tiêu thụ Thí dụ: Trong hệ thống luân canh Lúa - Đậu nành tại Cồn Khương, giống lúa được sử dụng là MTL90 và giống đậu nành được sử dụng là giống đậu MTĐ 176 Giống lúa và đậu sử dụng trong trong hệ thống này chính là thành phần kỹ thuật trong HTCT Lúa - Đậu tại Cồn Khương (Hình 1.3). Hình 1.3 Hệ thống trồng trọt: luân canh lúa-màu ở ĐBSCL 1.1.4 Hệ thống chăn nuơi (Livestock system) Hệ thống chăn nuơi là một hệ thống phụ trong hệ thống canh tác. Vật nuơi cĩ thể là một hoặc nhiều con dưới yêu cầu tác động những hợp phần kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm chăn nuơi trong một mơi trường kinh tế và điều kiện xã hội cụ thể. Thí dụ: Chăn nuơi heo gia đình tại xã Phương Bình là hệ thống chăn nuơi. Tập quán nuơi, kỹ thuật nuơi, mức độ đầu tư của nơng hộ, tình hình dịch bệnh tại địa phương, thị trường tiêu thụ con giống và heo thịt tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất heo tại xã. Hợp phần kỹ thuật chăn nuơi là tất cả những thành phần kỹ thuật tác động vào sản xuất chăn nuơi phù hợp điều kiện tự nhiên, xã hội để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Thành phần kỹ thuật của hệ thống chăn nuơi bao gồm: - Con giống: Sức sống, tăng trọng nhanh, số con trên lần đẻ cao, khả năng cày kéo. - Thức ăn cho chăn nuơi: Thức ăn tinh, sản phẩm phụ từ trồng trọt - Thú y: Phương thức phịng và trị bệnh cho thú - Phương thức quản lý: Kiểu xây dựng chuồng trại và chăm sĩc hàng ngày đối với thú, sử sụng lao động
  14. 4 - Thị trường tiêu thụ: Thịt, trứng, lơng hoặc chế biến thành phẩm khác. Thí dụ: Mơ hình chăn nuơi gia đình tại xã Phương Bình chọn giống heo bơng Ba Xuyên để nuơi thì chọn giống heo Ba Xuyên là một thành phần kỹ thuật của hệ thống chăn nuơi heo gia đình tại xã Phương Bình (Hình 1.4). Hình 1.4 Hệ thống chăn nuơi: nuơi heo gia đình ở ĐBSCL 1.1.5 Hệ thống thủy sản (Aquacultural system) Hệ thống thuỷ sản là dạng canh tác trong điều kiện mơi trường nước để canh tác các loại thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế nhằm thỏa mãn mục tiêu của nơng dân. Thí dụ: Nuơi cá tra bè tại An Giang là hệ thống thuỷ sản. Chế độ nước, điều kiện khí hậu, thị trường, kỹ thuật nuơi cá trong vùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất cá tra của vùng này. Hợp phần kỹ thuật là tất cả những thành phần kỹ thuật tác động vào sản xuất thuỷ sản sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội trong vùng để cĩ hiệu quả kinh tế cao nhất. Thành phần kỹ thuật của hệ thống thuỷ sản bao gồm: - Loại thủy sản được chọn: Cá, cua, tơm - Khả năng mương ao: Kích thước, chất lượng nước như lý và hố tính - Mật số thả: Số con/m2 hoặc số con/đơn vị diện tích nuơi - Loại và lượng thức ăn: Bao gồm thức ăn tự nhiên như phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật và thức ăn bổ sung từ phế liệu của trồng trọt hoặc chăn nuơi. - Quản lý: Kiểu xây dựng ao mương, cống bọng, quản lý nước - Thị trường tiêu thụ: Con giống, bán tươi sống hay chế biến. Thí dụ: Trong mơ hình nuơi cá tra bè tại An Giang chọn mật độ thả là 10 con/m2. Mật độ thả cá chính là một trong những thành phần kỹ thuật của hệ thống canh tác cá tra bè tại An Giang (Hình 1.5).
  15. 5 Hình 1.5 Hệ thống thủy sản: nuơi cá bè ở ĐBSCL 1.1.6 Hệ thống canh tác tích hợp Hệ thống canh tác tích hợp là những hệ thống sản xuất nơng nghiệp khác nhau, nhưng cĩ mối liên hệ gắn bĩ, kết hợp chặt chẽ để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của nhau. Trong HTCT tích hợp, thì sản phẩm hay phụ phế phẩm của một hệ thống này được sử dụng như nguồn nguyên liệu cho hệ thống khác (Hình 1.6). Phương thức khai thác này cho phép khai thác triệt để, hiệu quả cao các nguồn tài lực, vật lực của hệ thống, tăng năng suất sản phẩm trên đơn vị diện tích đất, nước được quản lý bởi nơng dân. Đặc điểm sinh học chính yếu của HTCT tích hợp là sự tái sử dụng phụ phẩm cũng như cải thiện sự sử dụng khơng gian mà trong đĩ hai hệ thống cĩ thể khai thác cùng một khoảng khơng gian trước đĩ chỉ chiếm cứ bởi một hệ thống. Đây cĩ thể là một phương hướng quan trọng để làm tăng khả năng sản xuất. Một lợi điểm quản lý kinh tế xã hội khác của HTCT tích hợp là tính cung cấp nội tại, cĩ thể giúp nơng dân giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ bên ngồi, từ các sản phẩm nơng nghiệp kỹ nghệ. Hệ thống nơng nghiệp gia tăng tính đa dụng của sản phẩm, nhờ đĩ hạn chế, phân tán sự rủi ro gắn liền với nghề nơng, hệ thống này cũng gĩp phần cân đối cải thiện bữa ăn của gia đình từ nhiều loại sản phẩm sẳn cĩ trong nơng trại
  16. 6 Trồng trọt Chăn nuơi Thuỷ sản Hình 1.6 Tác động qua lại giữa các thành phần trong hệ thống canh tác tích hợp Thí dụ: Nuơi vịt chạy đồng vùng ở An giang, mơ hình Lúa- Cá ở Ơ Mơn, mơ hình Vườn - Ao - Chuồng ở Cần Thơ là HTCT tích hợp (Hình 1.7). Hình 1.7 Hệ thống canh tác tích hợp: vườn-ao-chuồng ở ĐBSCL 1.1.7 Các hệ thống canh tác trên nơng hộ Trong điều kiện sản xuất của nơng hộ cĩ nhiều HTCT cùng hiện diện trên nơng hộ. Nghiên cứu HTCT trên nơng hộ cần thiết được tìm hiểu rõ để phân tích, đánh giá trước khi đề xuất mơ hình cải tiến cho nơng hộ. Các kiến thức đa ngành liên quan đến trồng trọt, chăn nuơi, thuỷ sản, kinh tế, đất, nước, xã hội được sử dụng để cơng việc mơ tả, đánh giá, đề xuất mơ hình cải tiến cĩ hiệu quả hơn. Thí dụ: Nơng hộ Nguyễn Văn A xã An Bình, tỉnh Cần Thơ nuơi heo thịt quanh năm, trồng xồi trên diện tích đất khơng ngập nước và canh tác lúa trên diện tích đất trũng. Như vậy, hệ thống canh tác của ơng A gồm hệ thống chăn nuơi và hệ thống trồng trọt. Khi nghiên cứu cải tiến mơ hình canh tác của nơng dân A, các kiến thức về trồng trọt, chăn nuơi, kinh tế, đất, nước sẽ được sử dụng để cơng việc mơ
  17. 7 tả HTCT, loại suy những yếu tố khơng khả thi, đánh giá ưu, khuyết điểm để đề xuất mơ hình cải tiến cĩ hiệu quả hơn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu hệ thống canh tác (HTCT) Mục tiêu nghiên cứu HTCT là trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về những mối liên hệ giữa các thành phần của HTCT, mối quan hệ giữa chúng với điều kiện mơi trường, kinh tế và xã hội để học viên biết cách thức xây dựng, chuyển đổi hay cải tiến HTCT cho phù hợp với vùng sản xuất. 1.3 Các bước nghiên cứu HTCT Nghiên cứu HTCT trên quan điểm xây dựng HTCT phù hợp điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội và con người trên vùng nghiên cứu. Nghiên cứu HTCT bao gồm các bước: 1.3.1 Xác lập những yêu cầu của HTCT Điều kiện tự nhiên của Đồng Bằng Sơng Cửu Long được mơ tả trong chương này để giúp sinh viên cĩ được nền tảng xây dựng hoặc cải tiến mơ hình HTCT. Bên cạnh đĩ, các yêu cầu của HTCT như yêu cầu đất đai, nước tưới, kỹ thuật canh tác, tập quán xã hội, thị trường, nhu cầu vốn đầu tư, cũng được xác lập để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ thích nghi của HTCT trên vùng nghiên cứu. 1.3.2 Khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu Điều tra khảo sát vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ những đặc điểm tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội của một vùng để đánh giá tiềm năng của vùng nghiên cứu cĩ thể thích hợp cho loại HTCT nào. Các phương pháp và nội dung khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu được giới thiệu trong này. 1.3.3 Đánh giá thích nghi và yếu tố hạn chế Dựa trên những kết quả thu thập được từ khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu các phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được giới thiệu nhằm mục đích chẩn đốn, hiểu rõ các nhân tố làm trở ngại hoặc giới hạn sự phát triển của HTCT đang áp dụng, hoặc để xây dựng HTCT mới phù hợp với vùng nghiên cứu. 1.3.4 Qui trình kỹ thuật của HTCT Những yêu cầu của quy trình kỹ thuật, cách thử nghiệm qui trình và cách đánh giá qui trình sao cho cĩ tính khả thi, phù hợp với mục tiêu và lợi ích của người dân sẽ được giới thiệu trong chương này.
  18. 8 1.3.5 Đưa sản xuất ra diện rộng Sau khi đánh giá qui trình kỹ thuật hay HTCT đã cải tiến cĩ triển vọng và hiệu quả hơn so với HTCT hiện tại ở vùng khảo sát, quy trình sẽ được thử nghiệm ở nhiều điểm nhằm khẳng định tính khả thi của qui trình kỹ thuật mới trong vùng. Nghiên cứu và cách thức lập điểm trình diễn sẽ được trình bày trong chương này. Các bước trong nghiên cứu HTCT được tĩm tắt trong Hình 1.8. Xác lập yêu của hệ Khảo sát đặc điểm thống canh tác vùng nghiên cứu Đánh giá khả năng thích nghi của hệ thống canh tác Xây dựng, thử nghiệm qui trình kỹ thuật canh tác Nhân rộng mơ hình Hình 1.8 Các bước trong xây dựng một hệ thống canh tác
  19. Chương 2 YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC Để xây dựng và khuyến cáo một HTCT cho một vùng đất mới, hoặc chuyển đổi một HTCT làm ăn khơng cĩ hiệu quả, hay cải tiến một HTCT để đạt hiệu quả cao hơn chuyện trước tiên là phải biết được yêu cầu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của HTCT đĩ. Để cĩ cơ sở xây dựng yêu cầu HTCT sát với điều kiện của vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) và cĩ tính ứng dụng cao, trước tiên cần phải tìm hiểu đặc điểm của vùng đất đai trù phú nầy, để từ đĩ người làm nghiên cứu HTCT cĩ thể đưa ra những yêu cầu của HTCT nĩ quyết định sự tồn tại và phát triển của nĩ. 2.1 Đặc điểm Đồng Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) 2.1.1 Địa hình và cao độ đất Địa hình và cao độ cĩ ảnh hưởng đến việc bố trí HTCT. Ở ĐBSCL, chỉ cĩ diện tích nhỏ cĩ địa hình tương đối cao, khơng ngập, thốt thủy tốt như vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tơn, Hà Tiên; phù sa cổ dọc theo biên giới Việt Nam và Campuchia; và giồng cát chạy song song bờ biển Đơng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sĩc Trăng chiếm diện tích khơng quá 2%. Khoảng 98% diện tích đất cịn lại cĩ địa hình thấp, bằng phẳng, thốt thủy kém, cao độ biến động từ 0-2 m, phần lớn khơng quá 1 m so với mực nước biển (Hình 2.1; Nguyen Van Sanh et al., 1998). Vùng nầy cĩ mực thủy cấp rất gần mặt đất ngay cả trong mùa nắng, trung bình từ 50-80 cm. Trong mùa mưa, hầu hết các nhĩm đất đều bị ngập khoảng 2-4 tháng. CAMBODIA Biển Tây Núi Cao độ >2,5 m Biển Cao độ 2,0-2,5 m Đơng Cao độ 1,5-2,0 m Cao độ 1,0-1,5 m Cao độ 0,5-1,0 m Cao độ 0,0-0,5 m Cao độ <0,0 m Chưa xác định Hình 2.1 Bản đồ cao độ Đồng Bằng Sơng Cửu Long
  20. 10 2.1.2 Đất Khơng kể hải đảo, ĐBSCL cĩ diện tích tự nhiên là 3.933.132 ha, chia ra 25 đơn vị chú dẫn bản đồ đất. Hình 2.2 cho thấy 3 nhĩm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phèn và phèn nhiễm mặn (1.600.263 ha), đất phù sa (1.184.857 ha) và đất mặn (744.547 ha). CAMBODIA Đất phù sa Biển Đất mặn ít Tây Đất mặn nhiều Đất phèn tiềm tàng Đất phèn tiềm tàng, mặn Đất phèn hoạt động Biển Đất phù sa cổ Đơng Núi đá Sơng Hình 2.2 Bản đồ đất Đồng Bằng Sơng Cửu Long * Nhĩm đất phèn. Cĩ 3 vùng đất phèn rộng lớn ở ĐBSCL là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên và Bán đảo Cà Mau. Nhĩm đất nầy phân hĩa phức tạp nhất trong các nhĩm đất. Phân loại đất phèn căn cứ vào độ sâu của tầng sinh phèn (đất phèn tiềm tàng), tầng phèn (đất phèn hoạt động) và mức độ mặn. Nhĩm đất phèn tiềm tàng cĩ tầng sinh phèn hiện diện ở những độ sâu khác nhau trong đất, tầng đất nầy luơn ở trạng thái khử do bị bảo hịa nước quanh năm, mềm nhão, cĩ màu xám xanh 2- 3+ -1 2+ hay xám đen, hàm lượng SO4 hịa tan từ 0,8 -3,5%, Al từ 5-135 cmol kg , Fe từ 12-525 cmol kg-1. Đất phèn tiềm tàng khơng chua, nhưng nếu để tầng sinh phèn tiếp xúc với khơng khí sẽ trở nên rất chua, cĩ trị số pH <3,5, chứa nhiều độc chất Al và Fe và lúc đĩ trở thành phèn hoạt động gây hại sinh vật trong HTCT. Tương tự như đất phèn tiềm tàng, ở đất phèn hoạt động cũng cĩ thể gặp tầng phèn ở bất kỳ độ sâu nào trong đất. Tầng sinh phèn bị oxy hĩa thành tầng phèn cĩ thể là do mực thủy cấp trong đất bị xuống thấp hay do tầng sinh phèn được đào bới lên. Tầng phèn thường ở trạng thái bán thuần thục, cĩ chứa những đốm phèn Jarosite màu vàng rơm, nên rất dễ nhận diện ngồi đồng. Đất rất chua và chứa nhiều 2- 3+ -1 2+ độc chất hịa tan như SO4 từ 0,08-2,3%, Al từ 8-1.200 cmol kg , Fe từ 73-215
  21. 11 cmol kg-1. Khi xây dựng HTCT trên nhĩm đất nầy phải quan tâm đến đặc tính chua và độc chất trong đất, nhất là tầng sinh phèn. * Nhĩm đất phù sa Đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ Sơng Tiền và Sơng Hậu, là lớp trầm tích nước ngọt, khơng phèn, khơng mặn. Phân loại dựa vào đặc tính đất cịn đang được bồi hay khơng và sự mức độ phát triển của đất. Về cơ bản đất cĩ địa hình cao hơn đất phèn và đất mặn và bị lây hĩa ở những mức độ khác nhau. Đây là nhĩm đất tốt nhất ĐBSCL và khi nĩi đến sự phì nhiêu, màu mỡ của ĐBSCL là muốn ám chỉ nhĩm đất nầy. Vì khơng phèn, mặn nên thích nghi với nhiều HTCT khác nhau. * Nhĩm đất mặn. Nhĩm đất nầy cĩ ở vùng ven biển, trong mùa nắng kênh rạch đều bị mặn. Các tỉnh cĩ diện tích đất mặn lớn nhất là Cà Mau, Bạc Liêu và Sĩc Trăng. Về mặt phân loại đất mặn, tất cả những đất cĩ quá trình mặn được xếp vào đất mặn: mặn do ngập nước triều biển hoặc do nước ngầm mặn gây nên. Đất mặn ở ĐBSCL thường cĩ thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao. Về mùa khơ, đất mặn nhiều tầng đất mặt cĩ hàm lượng Cl đạt tới 0,5-0,7% và EC 10-12 dS/m. Mùa mưa các trị số nầy giảm nhanh, đây là đặc tính đáng chú ý trong bố trí HTCT. * Một số đặc đính lớp đất mặt của 3 nhĩm đất Đặc tính của tầng đất canh tác, nhất là đặc tính hĩa học, sẽ giúp cho việc xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác trong HTCT. - pH(H2O): Nhĩm đất phèn cĩ trị số pH(H2O) thấp, biến động từ 2,48 đến 5,45, do mao dẫn từ tầng phèn lên tầng mặt. Các loại đất cĩ tầng phèn nằm gần mặt đất cĩ trị số pH ở tầng mặt càng thấp. Đất phù sa cĩ trị số pH(H2O) trung bình là 5,31, trong đĩ đất phù sa được bồi cĩ pH cao hơn so với cùng nhĩm. So sánh giữa các nhĩm thì nhĩm đất mặn cĩ trị số pH(H2O) cao nhất (Bảng 2.1; Ngơ Ngọc Hưng và ctv., 1989). - EC: Do ảnh hưởng của muối cĩ trong đất và do sự nhiễm mặn mà nhĩm đất phèn mặn và nhĩm đất mặn cĩ trị số EC khá cao (nhĩm phèn mặn là 3,54 và nhĩm đất mặn là 2,15 dS/m), trong đĩ đất chưa phát triển (bộ Entisols) cĩ trị số EC cao nhất. Nhĩm đất phù sa, thường cĩ trị số EC thấp (trung bình là 0,44 dS/m) và biến động từ 0,11 đến 1,22 dS/m. - Chất hữu cơ: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất phèn được tích lũy cao (trung bình là 5,6% C) và được thể hiện qua hình thái phẩu diện với tầng mặt sậm màu. Đất phèn càng nặng hàm lượng chất hữu cơ càng cao. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất phù sa được đánh giá ở mức trung bình (2,53% C), các biểu loại trong nhĩm đất nầy khơng cĩ sự khác biệt nhau. - N tổng số: Nhĩm đất phèn do ảnh hưởng của pH thấp đã làm hạn chế khả năng khống hĩa của các vi sinh vật đất nên cĩ sự tích lũy chất hữu cơ làm cho hàm lượng N trong đất ở mức độ giàu (trung bình 0,298%, biến động từ 0,123 đến 0,793%) và đất phèn càng nặng càng hàm lượng N càng cao. Nhĩm đất phù sa cĩ
  22. 12 hàm lượng N tổng số được đánh giá ở mức trung bình (0,174%), khơng cĩ sự khác biệt về hàm lượng N tổng số giữa các biểu loại trong nhĩm nầy. - P tổng số: Nhìn chung hàm lượng P tổng số trong đất của các nhĩm đất đều ở mức độ nghèo (trung bình của các nhĩm là 0,06% P2O5), ngoại trừ nhĩm phù sa nhiễm mặn cĩ hàm lượng P ở mức độ khá (trên 0,08% P2O5). Trong nhĩm đất phù sa, biểu loại phù sa phát triển (bộ Inceptisols) cĩ hàm lượng P thấp nhất, trong khi đĩ biểu loại phù sa chưa phát triển, được bồi (bộ Entisols) cĩ hàm lượng P khá hơn.
  23. 13 Bảng 2.1 Một số đặc tính tầng đất mặt của 4 nhĩm đất chính ở ĐBSCL Cation trao đổi (meq /100g đất) Nhĩm đất pH(H2O) EC Chất HC N TS P TS P dễ tiêu K Ca Mg Na Al (dS/m) (% C) (% N) (% P2O5) (ppm P2O5) (meq /100g) Phèn 4.00 0.96 5.59 0.298 0.053 21.7 0.36 c 2.88 3.44 2.11b 5.18a Phèn mặn 4.03 3.53 5.03 0.280 0.061 41.8 0.77 b 2.87 4.36 6.39 2.96b Phù sa 5.31 0.44 2.53 0.174 0.060 45.9 0.80 b 5.25 4.9 2.67 0.38c Mặn 5.80 2.15 2.30 0.160 0.088 71.5 1.02 a 2.59 6.19 5.67 0.21c
  24. 15 - P dễ tiêu: Do P bị cố định bởi các ion Fe, Al trên đất phèn nên nhĩm đất phèn cĩ hàm lượng P dễ tiêu rất nghèo (21 ppm P2O5). Ở nhĩm đất phù sa, biểu loại đất phù sa phát triển cĩ hàm lượng P dễ tiêu thấp hơn nhĩm phù sa chưa phát triển, được bồi. Đất phù sa nhiễm mặn cũng cĩ chiều hướng tương tự và hàm lượng P dễ tiêu của nhĩm nầy cao hơn so với các nhĩm đất khác. - K trao đổi: Nhĩm đất phèn cĩ hàm lượng K trao đổi trung bình (0,36 meq K/100g) và đất phù sa cĩ hàm lượng K trao đổi cao (0,80 meq K/100g). Đất phù sa được bồi đều cĩ hàm lượng K trao đổi cao hơn so với biểu loại đất phù sa phát triển. Sự nhiễm mặn cũng làm tăng lượng K trao đổi trong đất do K cĩ nhiều trong thành phần của nước biển, nhĩm đất phù sa nhiễm mặn cĩ hàm lượng K trao đổi cao nhất so với các nhĩm khác (1,02 meq /100g). Kali tổng số của đất phù sa ĐBSCL tương đối giống nhau, thay đổi từ 1,70 đến 1,91%, trung bình là 1,80% (Nguyễn Mỹ Hoa, 1997). - Ca trao đổi: Nhĩm đất phèn và nhĩm đất mặn đều cĩ hàm lượng Ca trao đổi thấp. Hàm lượng Ca trao đổi trong đất phèn chỉ cĩ 2,28 meq /100g trong đĩ đất phèn nặng cĩ hàm lượng Ca trao đổi thấp nhất. Đất phù sa cĩ hàm lượng Ca trao đổi được đánh giá ở mức độ khá (5,25 meq /100g), cĩ sự khác biệt về hàm lượng này giữa các biểu loại trong nhĩm. - Mg trao đổi: Mặc dù Mg cĩ trong thành phần của nước biển, nhưng khơng cĩ ảnh hưởng rõ ràng trong sự gia tăng hàm lượng Mg trao đổi trên đất nhiễm mặn so với đất khơng nhiễm mặn. Đất phèn cĩ hàm lượng Mg trao đổi tương đối thấp hơn so với nhĩm đất khác (3,44 meq /100g). -Na trao đổi: Natri cũng là thành phần chính trong nước biển, nĩ cĩ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gia tăng hàm lượng Na trao đổi trong đất mặn. Đất mặn cĩ hàm lượng Na là 5,67 meq /100g cao hơn so với phù sa là 2,67 meq /100g). Tuy nhiên, đây cũng là một chỉ tiêu rất biến động. - Al trao đổi: Hàm lượng Al trao đổi trong nhĩm đất phèn thay đổi theo loại đất, đất phèn nặng cĩ hàm lượng Al trao đổi cao khác biệt so với đất phèn nhẹ. Ở đất phèn nhiễm mặn do khả năng rửa phèn của nước mặn đã làm giảm hàm lượng Al trao đổi trong đất nầy thấp hơn (2,96 meq /100g) và rất khác biệt so với đất phèn khơng nhiễm mặn (5,.18 meq /100g). - Thành phần cơ giới: Ba nhĩm đất chính của ĐBSCL đều là đất sét. Tỷ lệ các cấp hạt sét <0.002 mm chiếm từ 50-60% trong thành phần đất. Khống sét chủ yếu là illite (50%), 33% là sét kaolinite và 16% là smectite. Illite cao trong đất cĩ thể giải thích K tổng số cao ở những đất nầy (Brinkman và ctv., 1993; Uehara et al., 1974). - Đánh giá độ phì của đất: Kyuma (1976) cho rằng đất trồng lúa ở ĐBSCL cĩ độ phì nhiêu vừa phải, chất hữu cơ cao, lân dễ tiêu thấp so với đất trồng lúa của các nước khác ở Châu Á; đất cĩ khả năng giữ chất dinh dưỡng khá. Theo nhận định của Đồn “Phát triển châu thổ” của Hà Lan năm 1974 phần lớn đất đai của ĐBSCL cĩ độ phì nhiêu thấp hoặc trung bình. 2.1.3 Khí hậu Đồng Bằng Sơng Cửu Long thuộc khí hậu nhiệt đới giĩ mùa, nhiệt độ bình quân 270C, chênh lệch nhiệt độ của tháng lạnh nhất và tháng nĩng nhất khơng quá
  25. 16 30C (Hình 2.3), khơng cĩ ngày nào nhiệt độ trung bình thấp hơn 200C. Tháng 12 tháng giêng là tháng cĩ nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm, nhưng cũng trên dưới 250C. Độ dài ban ngày ngắn nhất là tháng 7 với khoảng 11 giờ và dài nhất là tháng 11 với khoảng 12:30 giờ (Văn Thanh và ctv., 1983). Về chế độ bức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và nắng hàng ngày cũng đều dồi dào, ổn định, phân bố đều trong năm. Vì vậy cĩ thể nĩi khí hậu ĐBSCL thích hợp cho hầu các loại cây trồng và vật nuơi nhiệt đới trong HTCT phát triển quanh năm. Hình 2.3 Một số đặc tính khí hậu Đồng Bằng Sơng Cửu Long Đồng Bằng Sơng Cửu Long cĩ hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa thường là từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4. Trong thực tế sự phân bố mưa theo thời gian và khơng gian cụ thể rất khơng ổn định. Vũ lượng mưa cao (trung bình 1.600 ly) thay đổi theo vùng địa lý và theo mùa. Vùng đất phía Tây cĩ vũ lượng trên 2.000 ly và giảm dần về phía Đơng, ở Gị Cơng vũ lượng cịn 1.400 ly (Hình 2.4). Vũ lượng mưa ảnh đến HTCT sử dụng nước trời để canh tác. Trên 90% tổng lượng mưa tập trung vào mùa mưa. Thời gian cĩ mưa thay đổi theo từng nơi, dài khoảng 7 tháng ở khu vực Tây-Nam, nên cĩ thể trồng 2 vụ lúa nhờ nước trời ở vùng nầy (Hình 2.5). Thời gian mưa giảm dần về phía Đơng- Bắc với thời gian mưa chỉ khoảng 5 tháng, muốn trồng được 2 vụ phải áp dụng phương pháp sạ khơ và cĩ tưới bổ sung cuối vụ. Một điểm đáng kể cần cảnh giác là hạn, ít mưa xảy ra trong các tháng 6, 7 và 8 hàng năm khi bố trí HTCT cĩ sử dụng nước trời. Năm nào ở ĐBSCL cũng xảy ra ít nhất 2-3 đợt liên tục 5 ngày khơng mưa hoặc ít nhất là 2 đợt khơng mưa liên tục trên 8 ngày, những đợt khơng mưa nầy xảy ra khơng theo một qui luật nhất định vào những thời gian nào của 3 tháng trên. Ẩm độ cao quanh năm (khoảng 80%) là cơ hội cho sâu bệnh phát triển, cĩ kế hoạch phịng bệnh cho cây trồng và vật nuơi trong HTCT. Đồng Bằng Sơng Cửu Long ít giĩ bão, khơng phải xây dựng cây chắn giĩ, nhưng chú ý hướng giĩ mùa Tây Nam- Đơng Bắc khi trong HTCT cĩ xây dựng chuồng trại chăn nuơi.
  26. 17 CAMBODIA 2.000 mm Sơng Biển Đơng Hình 2.4 Bản đồ vũ lượng Đồng Bằng Sơng Cửu Long CAMBODIA Biển Tây Mưa từ tháng 5-11 Biển Mưa từ tháng 6-11 Đơng Mưa từ tháng 6-10 Mưa từ tháng 7-11 Mưa từ tháng 8-11 Hình 2.5 Bản đồ thời gian cĩ mưa ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long
  27. 18 2.1.4 Chế độ thủy văn Độ sâu ngập lũ, thời gian ngập, xâm nhập mặn, chế độ triều cũng như chất lượng nước (nước phèn) là những yếu tố quyết định mùa vụ trong HTCT. Đồng Bằng Sơng Cửu Long cĩ hệ thống sơng rạch chằng chịt, là điều kiện thủy lợi quan trọng, nĩ vừa là đường giao thơng vừa cung cấp nước cho sản xuất nơng nghiệp. Vùng nầy chịu sự chi phối bởi chế độ bán nhật triều biển Đơng và chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan. Triều, nước lũ và lượng mưa làm cho lượng nước trong kênh rạch thay đổi theo mùa mưa và mùa nắng. * Ngập lũ. Hàng năm vào mùa mưa, lũ từ thượng nguồn sơng Cửu Long đổ về kết hợp với mưa tại chỗ đã làm nước sơng dâng cao gây ngập lũ (Nguyen Bao Ve and Nguyen Thanh Trieu, 1998). Ngập sâu nhất là vùng giáp biên giới Campuchia thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An, ngập trên 1 m (Hình 2.6). Thời gian ngập dài ngắn tùy nơi, trung bình từ 2-3 tháng, đỉnh lũ thường vào tháng 9 dl. Cĩ HTCT tránh lũ, cũng cĩ HTCT coi lũ như là điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý cĩ những năm lũ lớn, đỉnh lũ cao hơn bình thường gây thiệt hại cây trồng và vật nuơi. Càng về phía hạ nguồn thuộc các tỉnh Sĩc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang thì độ sâu ngập giảm dần, ngập khơng quá 0,3 m. Triều cường của những con nước rằm và ba mươi của tháng 9, tháng 10 dl làm mực nước sơng dâng cao, tuy nước lên xuống theo con nước rịng và lớn trong ngày nhưng nếu khơng phịng bị cũng gây thiệt hại đáng kể cho các HTCT vùng nầy. CAMBODIA 1,5 m Khơng ngập Sơng Biển Tây Biển Đơng Hình 2.6 Bản đồ độ sâu ngập lũ Đồng Bằng Sơng Cửu Long
  28. 19 * Sơng rạch bị mặn. Sự xâm nhập mặn là hạn chế lớn nhất đối với việc bố trí HTCT ở ĐBSCL. Vùng đất ven biển bị mặn xâm nhập trong mùa nắng thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sĩc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Hình 2.7). Trong mùa khơ nước mặn theo các cửa sơng, rạch xâm nhập sâu vào nội đồng làm cho một số kênh rạch bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, với nhiều cơng trình đắp đê và làm cống ngăn mặn gần đây đã làm giảm thiểu đáng kể sự xâm nhập mặn vào nội đồng. Khả năng điều tiết nước, tiêu úng, ngăn mặn, dẫn ngọt từ thượng nguồn đã bước đầu phát huy tác dụng, tạo điều kiệm mở rộng thâm canh tăng vụ, đa dạng hố cây trồng ở nhiều khu vực ngay trong các tháng mùa khơ. Yếu tố hạn chế để phát triển cây trồng, vật nuơi trong HTCT là thiếu nước ngọt trong mùa nắng ở vùng bị nhiễm mặn, nhưng thuận lợi cho những HTCT sử dụng nước mặn để nuơi tơm, cua, cá. CAMBODIA Khơng mặn Biển Mặn tháng 4-6 Tây Mặn tháng 2-6 Mặn tháng 1-6 Sơng Biển Đơng Hình 2.7 Bản đồ ranh giới mặn trong mùa nắng ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long * Nước phèn. Nhiều nơi, nhất là vùng đất phèn, chất lượng nước thay đổi theo mùa trong năm. Từ đầu mùa mưa đến tháng 7 nước mưa rửa phèn trong đất đổ vào hệ thống kinh rạch, nên nước kinh rạch bị chua, cĩ nơi pH trung bình khoảng 4–4,5. Thời gian cịn lại trong năm, từ khi nước tràn đồng đến đầu mùa mưa năm sau, nước trong kinh rạch trở nên ngọt, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp. Bố trí mùa vụ trong HTCT tránh thời điểm nước phèn là cần thiết.
  29. 20 Trong những năm gần đây, hiện trạng sử dụng đất ở ĐBSCL đã cĩ nhiều thay đổi nhất là diện tích lúa 2 vụ tăng nhanh và sự mất dần của lúa nổi do cĩ hệ thống kinh mới phục vụ cho tưới tiêu. 2.1.5 Xã hội Tính đến năm 2003, dân số ĐBSCL là 16.882.000 người (tăng 1,4% mỗi năm), trong đĩ cĩ khoảng 13.543.000 sống ở nơng thơn (khoảng 80%) canh tác trên diện tích là 2.961.000 ha (Tổng Cục Thống Kê, 2004). Nếu tính bình quân mỗi hộ cĩ khoảng 5-6 người thì diện tích canh tác của mỗi hộ chỉ khoảng 1 ha mà thơi. Từ năm 2000 đến 2003, dân số trong độ tuổi lao động của ĐBSCL tăng bình quân 270.000 người/năm (Cục Thống Kê tỉnh Cần Thơ, 2003), lao động nầy chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tỉ lệ lao động nơng nghiệp/tổng lao động của ĐBSCL lên đến 70% và tỉ lệ nầy giảm rất chậm, chỉ 0,3% mỗi năm (Bảng 2.2; FAO, 2003). Diện tích đất canh tác của nơng hộ ít trong khi lao động nơng nghiệp lại cao là một trong những vấn đề lớn mà ĐBSCL cần phải vượt qua để phát triển. Cần phải xây dựng HTCT sử dụng nhiều lao động, lời nhiều, bền vững và ổn định trong điều kiện hiện nay của ĐBSCL. Bảng 2.2 Tỉ lệ (%) lao động nơng nghiệp/tổng lao động của một quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á và một số nước đã phát triển Quốc gia Năm 1979 - 1981 1989 - 1991 1998 2001 * Nước trong khu vực Đơng Nam Á Việt Nam 73 71 68 67 Thái Lan 71 64 58 56 Indonesia 58 55 50 48 Philippines 52 46 41 39 Mã Lai 41 27 20 18 * Nước đã phát triển Úc 10 8 6 5 Nhật Bản 11 7 5 4 Pháp 8 5 4 3 Để rút bớt lực lượng lao động nơng nghiệp nơng thơn cần phải đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp, thủ cơng mỹ nghệ, dịch vụ, xuất khẩu lao động để thu hút lao động. Trong báo cáo của BCH TƯ Đảng khĩa VIII tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX cĩ ghi: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ, đưa cơng nghiệp sơ chế và chế biến về nơng thơn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nơng sản hàng hĩa ở nơng thơn, tăng nhanh việc làm cho
  30. 21 khu vực phi nơng nghiệp”. Trong thời gian qua Nhà nước đã đẩy mạnh lãnh vực nầy, tỉ lệ lao động nơng nghiệp cĩ giảm, nhưng so với các nước khác thì cịn chậm. 2.1.6 Sử dụng đất Cĩ thể nĩi lịch sử sử dụng đất ở ĐBSCL gắn với lịch sử chinh phục đất phèn, ngăn mặn, đào kênh thủy lợi, chính sách phát triển nơng nghiệp, thị trường và gần đây gắn với việc bao đê ngăn lũ. Cuộc cách mạng xanh về giống lúa ngắn ngày đã gĩp phần to lớn cho sự thay đổi HTCT của ĐBSCL trong những thập kỷ qua. Nơng dân đã chuyển một vụ lúa mùa cĩ chu kỳ sinh trưởng từ 180-210 ngày năng suất khoảng 1-3 t/ha/năm thành 2 vụ lúa ngắn ngày (100 ngày/vụ) cĩ năng suất 8-10 t/ha/năm. Lúa cũng được luân canh với rau màu như đậu xanh, đậu nành, mè, bắp; hoặc được canh tác tích hợp với chăn nuơi, thủy sản. Cây ăn trái cũng được trồng nhiều hơn. Tràm cừ, bạch đàn, khĩm, khoai mỡ, đay, bố, mía làm tăng thêm thu nhập cho đất phèn. Hệ thống canh tác ở ĐBSCL phát triển trên nền đất lúa. Cĩ mối quan hệ giữa cây trồng, vật nuơi và thủy sản trong hệ thống. Sử dụng đất phù hợp theo vùng sinh thái nơng nghiệp. Đồng Bằng Sơng Cửu Long đã hình thành những vùng sinh thái nơng nghiệp sau đây (Hình 2.8, Nguyen Van Sanh et al. 1998): - Vùng phù sa nước ngọt: Chiếm diện tích khoảng 900.000 ha. Đây là vùng sản xuất lúa và cây ăn trái. - Vùng Đồng Tháp Mười: Vùng nầy chiếm diện tích khoảng 500.000 ha. Đất thấp (0,5 m dưới mực nước biển trung bình), phèn. Nơi nào cĩ hệ thống thủy lợi thì trồng lúa. Diện tích đất cịn lại được trồng tràm, khoai mỡ, dứa, mía, cĩ nơi cịn hoang. - Vùng Tứ Giác Long Xuyên-Hà Tiên: Cĩ diện tích khoảng 400.000 ha, là vùng phèn. Nơi nào cĩ kênh mương dẫn nước, nơng dân trồng 2 lúa. Tràm, bạch đàn, điều cũng được trồng ở đây. - Vùng trũng Tây Nam Sơng Hậu, Sơng Tiền: Cĩ diện tích khoảng 600.000 ha. Đây là vùng trồng hoa màu và cây ăn trái. - Vùng ven biển: Vùng ven biển chiếm diện tích khoảng 600.000 ha. Sản xuất nơng nghiệp dựa vào nước trời. - Vùng Bán Đảo Cà Mau: Chiếm diện tích khoảng 800.000 ha. Đất bị mặn theo mùa hay mặn thường xuyên. Rừng ngập mặn lấn biển, bên trong là nhiều hệ thống canh tác trên nền lúa nhờ vào nước trời. Thổ cư được bố trí trên vùng đất cao, thường khơng bị ngập hoặc ngập rất ít trong mùa lũ. Cây ăn trái, cây cơng nghiệp phát triển tốt trên đê tự nhiên ven sơng Cửu Long, gần nguồn nước ngọt, cĩ thời gia lũ ngắn, đất xốp. Lúa trồng được ở nơi thấp hơn và được trồng khắp nơi ở ĐBSCL (Hình 2.9; Trương chí Hải, 1997). Chăn nuơi nuơi heo, bị phạm vi gia đình với quy mơ nhỏ; gà cơng nghiệp đang phát triển mạnh ở mơt số vùng ven thành phố; vịt chạy đồng là tập quán canh tác hình thành từ rất lâu đời ở ĐBSCL. Nuơi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL khá thuận lợi nhờ cĩ hệ thống kinh rạch chằng chịt, đồng ruộng bạt ngàn và nguồn cá giống tự nhiên dồi dào; cĩ thể nuơi riêng biệt trong ao, bè hay đăng quần trong kinh rạch hoặc kết hợp nuơi trong ruộng lúa, rừng tràm.
  31. 22 CAMBODIA Biển Tây Biển Đơng Vùng phù sa nước ngọt Vùng Đồng Tháp Mười Vùng Tứ Giác Long Xuyên-Hà Tiên Vùng trủng TN S. Hậu, S Tiền Vùng ven biển Vùng Bán Đảo Cà Mau Đồi núi Hình 2.8 Bản đồ sinh thái nơng nghiệp Đồng Bằng Sơng Cửu Long - Vùng Bán Đảo Cà Mau: Chiếm diện tích khoảng 800.000 ha. Đất bị mặn theo mùa hay mặn thường xuyên. Rừng ngập mặn lấn biển, bên trong là nhiều hệ thống canh tác trên nền lúa nhờ vào nước trời. Sơng đường Thổ cư Vườn cây ăn trái Ruộng lúa Hình 2.9 Sơ đồ mặt cắt ngang từ bờ sơng vào nội đồng với những HTCT Tổng diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 13% diện tích đất của cả nước, nhưng diện tích canh tác lúa chiếm khoảng 50,8%, diện tích mặt nước
  32. 23 nuơi trồng thủy sản chiếm đến 71,6% (Bảng 2.3; Tổng Cục Thống Kê, 2004). Diện tích mía, đay, cĩi chiếm từ 20-40%. Điều nầy nĩi lên tầm quan trọng của ĐBSCL trong việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Bảng 2.3 Diện tích canh tác cây trồng, vật nuơi, thủy sản ở ĐBSCL và cả nước Cây trồng, vật nuơi Đơn vị tính Cả nước ĐBSCL % Diện tích cây lương thực cĩ hạt nghìn ha 8359,1 3817,4 45,67 Diện tích lúa cả năm nghìn ha 7449,3 3785,8 50,82 Diện tích lúa Đơng Xuân nghìn ha 3022,6 1498,8 49,59 Diện tích lúa Hè Thu nghìn ha 2319,9 1910,4 82,35 Diện tích lúa Mùa nghìn ha 2106,8 376,6 17,88 Diện tích ngơ nghìn ha 909,8 31,6 3,47 Diện tích khoai lang nghìn ha 219,9 10,7 4,87 Diện tích khoai mì nghìn ha 371,9 10,0 2,69 Diện tích đay nghìn ha 4,774 1,883 39,44 Diện tích cĩi nghìn ha 13,844 4,705 33,99 Diện tích mía nghìn ha 306,4 73,5 23,99 Diện tích lạc nghìn ha 242,8 10,5 4,32 Diện tích đậu tương nghìn ha 166,5 10,1 6,07 Diện tích thuốc lá nghìn ha 23,846 4,38 18,37 Diện tích rừng tập trung nghìn ha 192 25,7 13,39 Diện tích mặt nước nuơi trồng thủy sản nghìn ha 858,3 614,6 71,61 Số lượng trâu nghìn con 2834,9 35,8 1,26 Số lượng lợn nghìn con 24879,1 3448,7 13,86 2.2 Đặc điểm của một số hệ thống canh tác chính ở ĐBSCL Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất trồng trọt, chăn nuơi và thủy sản nhiệt đới, cùng với việc phát triển của khoa học, kỹ thuật và chính sách đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp của Nhà nước, ĐBSCL đã hình thành nhiều HTCT rất đa dạng như (a) HTCT chuyên canh hoặc đa canh cùng một loại cây trồng, vật nuơi hay thủy sản; (b) HTCT tích hợp giữa trồng trọt-chăn nuơi, trồng trọt-thủy sản, chăn nuơi-thủy sản hoặc trồng trọt-chăn nuơi-thủy sản. Sau đây là ưu điểm, thuận lợi, hạn chế và những điều cần lưu ý trong việc áp dụng một vài thống canh tác chính ở ĐBSCL. 2.2.1 Hệ thống canh tác chuyên lúa Diện tích lúa cả năm của ĐBSCL là 3.785.500 ha, bao gồm vụ Đơng Xuân cĩ 1.498.800 ha, Hè Thu 1.910.400 ha và lúa mùa 376.600 ha (Tổng Cục Thống Kê, 2004). Chuyên lúa là HTCT chính của ĐBSCL hiện nay với nhiều kiểu canh tác rất
  33. 24 đa dạng như sau: (a) Lúa 1 vụ: Mùa nổi hay mùa nước sâu, (b) Lúa 2 vụ: Hè Thu- Mùa; Hè Thu-Thu Đơng; Đơng Xuân-Hè Thu, (e) Lúa 3 vụ: Đơng Xuân-Hè Thu- Thu Đơng; Đơng Xuân-Xuân Hè-Hè Thu (Hình 2.10, Vo Quang Minh, 1995). CAMBODIA Biển Tây Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ + 3 vụ Biển Lúa 1 vụ + 2 vụ 0 lúa + Lúa 1 vụ + 2 vụ Đơng Sơng Hình 2.10 Những hệ thống canh tác lúa ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long * Ưu điểm của HTCT Trước năm 1966, ĐBSCL chỉ trồng 1 vụ lúa mùa địa phương vào mùa mưa là lúa nổi hay lúa nước sâu năng suất thấp. Lúa nổi trồng ở vùng bị ngập lũ sâu cịn lúa nước sâu trồng ở những vùng ngập nơng hay khơng ngập. Từ khi cĩ giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi, thủy nơng và đê bao ngăn lũ, ngăn mặn thì HTCT chuyên lúa ở ĐBSCL đã chuyển dần lên 2 vụ rồi 3 vụ và cĩ nơi trồng 7 vụ trong 2 năm. Nơng dân đã biết áp dụng biện pháp 3 tăng, 3 giảm để gia tăng hiệu quả cho người sản xuất. Chuyên canh lúa nhiều vụ mỗi năm đã tăng thêm cơng ăn việc làm và gĩp phần cải thiện đời sống cho người nơng dân (Bảng 2.4; Huỳnh Hiệp Thành, 2001). Tuy nhiên, trồng nhiều vụ lúa mỗi năm cĩ làm cho mơi trường đất bị suy thối hay khơng? vấn đề nầy cịn cĩ nhiều ý kiến khác nhau, cần được nghiên cứu cẩn thận trong thời gian sắp tới. * Những điểm cần lưu ý và hạn chế của HTCT - Năng suất lúa giảm theo thời gian canh tác Theo kết quả nghiên cứu về HTCT chuyên lúa 3 vụ của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv. (1999), năng suất cĩ khuynh hướng giảm theo thời gian canh tác ở cả 3 vụ
  34. 25 Đơng Xuân, Hè Thu và Thu Đơng. Kết quả cũng cho thấy chiều dầy của tầng đế cày tăng dần, cịn hàm lượng N tổng số thì giảm dần theo thời gian canh tác. Tuy nhiên, thời gian canh tác khơng ảnh hưởng đến nồng độ của các thành phần thủy hĩa như + 3- pH, DO, COD, H2S, NH4 . Riêng PO4 thì giảm dần theo thời gian canh tác. Bảng 2.4 Chi phí và lợi tức (đồng/ha) lúa Đơng Xuân và Hè Thu tại Chợ Mới, An Giang Chi phí (đồng/ha) Đơng Xuân Hè Thu Thu Đơng Làm đất 327.900 333.600 348.900 Giống 534.300 547.800 514.000 Phân bĩn 1.202.100 1.189.700 1.222.200 Thuốc BVTV 770.800 750.900 762.000 Nước tưới tiêu 729.700 724.400 940.300 Cơng lao động 1.361.100 1.345.800 1.153.600 Tổng chi 4.925.900 4.892.200 4.941.000 Tổng thu 11.252.000 8.417.000 8.590.000 Lãi thuần 6.326.100 3.524.800 3.649.000 Năng suất (tấn/ha) 7,2 5,0 5,14 Cassman et al. (1992) cũng kết luận rằng năng suất lúa giảm từ 50-240 kg/ha mỗi năm trong thời gian canh tác liên tục trong gần 30 năm ở những thí nghiệm thâm canh lúa ở Philippines (Hình 2.11) và Ấn Độ. Việc giảm nầy chẳng những xảy ra trong những nghiệm thức cĩ bĩn đầy đủ NPK và vi lượng, mà cịn cả trong những nghiệm thức đối chứng khơng bĩn N hoặc khơng bĩn NPK. Khơng cĩ trường hợp nào cho thấy cĩ sự gia tăng năng suất theo thời gian canh tác, ngay cả những giống cũ được thay thế bằng những giống mới cĩ tiềm năng năng suất cao hơn. Giảm năng suất ngồi những yếu tố do giống, do bức xạ mặt trời cịn do những yếu tố khác của đất như: Sự mất cân đối về dưỡng chất, ngộ độc hữu cơ, và những sự thay đổi của sinh vật đất do áp dụng nhiều hĩa chất nơng nghiệp. Hình 2.11 Diễn biến năng suất lúa theo thời gian canh tác
  35. 26 -Tốc độ khống hĩa N kém ở đất lúa 3 vụ Đất trồng lúa 3 vụ tuy hàm lượng chất hữu cơ cĩ cao hơn đất trồng lúa 2 vụ hoặc đất trồng màu (Bảng 2.5), nhưng phần trăm N khống hĩa của đất trồng lúa 3 vụ kém nhất (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 1999). Cĩ lẽ đất trồng lúa 3 vụ bị ngập nước quanh năm, sự phân hủy chậm đã tạo ra sự tích lũy chất hữu cơ, nhưng chất hữu cơ nầy kém chất lượng ảnh hưởng đến khả năng khống hĩa N của nĩ. Canh tác lúa nhiều vụ trong năm, nhất là lúa 3 vụ, làm cho đất ngập nước hầu như quanh năm và luơn ở trạng thái khử. Thiếu oxy làm chậm tiến trình phân hủy lignin và phenol của rơm rạ (Olk et al. 1996) dẫn đến sự tích lũy chất nầy trong đất (Hình 2.12). Những hợp chất phenol tích tụ nhiều trong đất ngăn cản sự phát triển của cây trồng (Wang et al., 1967), ngăn cản sự hấp thụ dưỡng chất của lúa và sự khống N của đất. Cần thiết phải để cho đất cĩ thời gian khơ ráo trong năm bằng cách luân canh lúa với cây trồng cạn, như đậu nành, bắp , để duy trì độ màu mỡ của đất cũng như giúp cho sản xuất được ổn định hơn. Bảng 2.5 Tổng lượng N khống hĩa (NO3-N + NH4-N) và phần trăm N khống hĩa trong điều kiện ủ thống khí của một số loại đất ở ĐBSCL Đất N Tổng Tổng lượng N khống hĩa (mg kg-1 đất) (g kg-1 đất) 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Đất lúa 3 vụ 1.05 9.5 16.1 29.8 36.0 (0,90) (1,53) (2,84) (3,43) Đất lúa 2 vụ 0.63 11.7 18.1 27.1 27.6 (1,86) (2,87) (4,30) (4,38) Đất màu 0.49 11.6 18.5 29.5 29.5 (2,37) (3,78) (6,02) (6,02) Số liệu trong ngoặc là phần trăm đạm khống hĩa ) t ấ đ g k / g ( l o n e h p g n ợ ư l m à H A B C D Kiểu canh tác A B C D Hệ thống canh tác Hình 2.12 Hàm lượng chất phenol cĩ trong (A) đất lúa nước trời, (B) đất lúa-đậu nành, (C) đất lúa 2 vụ, và (D) đất lúa 3 vụ
  36. 27 - Cĩ sự cố định Kali ở đất 3 vụ lúa/năm Thí nghiệm về sự cố định K cho thấy hầu hết đất lúa ĐBSCL đều cĩ sự cố định K (Bảng 2.6), nhưng sự cố định nhiều nhất ở đất lúa 3 vụ. Cĩ lẽ sau nhiều năm canh tác khơng bĩn K hay bĩn khơng bù đủ lượng K bị lấy đi, K trao đổi trong đất khơng đủ cung cấp cho cây lúa, nên lúa đã lấy đến K ở vị trí giữa những lá sét (Hình 2.13), vị trí nầy trở nên thiếu K, nên khi bĩn K vào dẫn đến sự hấp thụ mạnh K để bù đấp vào những vị trí trên, gây sự cố định K. Do đất ĐBSCL cĩ nhiều K, nên trong những năm qua bĩn thêm phân K khơng làm tăng năng suất lúa. Như vậy câu hỏi được đặt ra là trồng lúa cĩ cần thiết phải bĩn phân K khơng? Để trả lời câu hỏi nầy chúng ta cĩ thể làm bài tính đã được đơn giản hĩa sau đây. Bảng 2.6 Sự cố định K ở một số đất lúa 3 vụ ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long Tỉnh Địa điểm Lúa PH Sa cấu C N K trao đổi K cố (%) (%) (cmol kg-1) định (%) Tiền Giang Tân Hội R-R-R 6.1 Cl 2.12 0.209 143.73 27.1 Tam Bình R-R-R 6.5 Cl 1.96 0.189 63.25 34.5 Long An Mỹ Yên R-R 4.9 Cl 1.47 0.146 109.19 16.3 Cần Thơ Thốt Nốt R-R-R 5.3 SiCl 1.67 0.162 36.41 45.1 Cần Thơ R-R 5.4 SiCl 2.64 0.234 86.42 21.9 Cửu Long R-R 5.7 Cl 3.26 0.296 78.64 24.8 Angiang Bình Đức R R 5.5 SiCl 1.57 0.163 98.18 17.9 Tà Đảnh R-R 4.6 Cl 2.76 0.242 48.65 6.4 Trung bình để cĩ 1 tấn lúa, cây lúa cần từ 17-30 kg K (Dobermann, 1995). Lúa ba vụ cĩ năng suất tổng cộng khoảng 13 tấn/ha đã lấy đi của đất khoảng từ 300- 350 kg K/ha. Nếu hiệu quả sử dụng dưỡng chất là 60% thì mỗi năm đất mất đi từ 500-600 kg K/ha. Hàm lượng K tổng số của lớp đất mặt trung bình là 1,5% thì chỉ trong 60 năm đất mất hết K nếu như đất khơng được bổ sung thêm K. Nhiều nơi nơng dân trồng lúa cĩ bĩn phân K nhưng rất ít, chỉ khoảng một bao KCl/ha (25 kg K/ha). Cịn lượng phù sa bồi hàng năm từ sơng Cửu Long khơng làm gia tăng đáng kể độ phì của đất, K chỉ tăng thêm 3,2 kg/ha khi lớp phù sa bồi dầy 1 mm (Uehara và ctv., 1974). Như vậy lượng K bổ sung hàng năm khơng đáng kể so với K mất đi.
  37. 28 Khống sét K giữa lá sét Phân K bị bảo hồ K bị cây hấp thụ cố định Hình 2.13 Cơ chế cố định K (O) của khống sét Sau khoảng 30 năm canh tác lúa cải tiến nhiều vụ mỗi năm cho thấy khả năng cung cấp K của đất (khả năng đệm K của đất) giảm rất đáng kể, lượng K chậm trao đổi liên tục bị giảm qua các vụ trồng (Võ Thị Gương và ctv., 1995). Điều đáng quan tâm hơn nữa, K là thành phần cân bằng điện tích của khống sét. Kali mất đi dẫn đến sự mất cân bằng, phá vỡ khống sét hiện tại, hình thành khống sét mới cĩ chất lượng kém hơn. Dẫn đến sự suy thối đất. Do đĩ, dù cây lúa khơng đáp ứng phân K, nhưng cần bĩn K để duy trì sự bền vững của đất. Trồng lúa liên tục nhiều vụ trong năm, đã lấy đi của đất một lượng dưỡng chất rất lớn, mà thiên nhiên khơng bù đấp lại đủ. Cịn con người thì chỉ trả lại cho đất một vài loại dưỡng chất nào đĩ mà thơi, nhưng cũng khơng cân đối. Bên cạnh đĩ, kiểu canh tác nầy cũng đã làm đất bị ngập nước hầu như quanh năm, khơng cĩ thời gian khơ ráo, đồng thời một lượng rất lớn hĩa nơng nghiệp đã được áp dụng. Như vậy, về lâu dài mơi trường đất cĩ những thay đổi gì? Đĩ là điều đã được nhiều nhà khoa học cũng như nhiều nhà quản lý đặt ra. Vấn đề nầy cần được tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới, vì HTCT nầy cịn quá trẻ đối với nước ta cũng như thế giới. Hệ thống canh tác luân canh rau/màu với lúa cĩ thể cải thiện sự suy thối đất trình bày ở trên. 2.2.2 Hệ thống canh tác lúa-rau/màu Để mơi trường đất được ổn định, giảm dịch hại và tiết kiệm nước tưới cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng đưa rau/màu như đậu nành, bắp, đậu xanh, mè, khoai lang, dưa hấu, cải bắp vào luân canh với lúa. Đất cồn giữa sơng và đất phù sa hai bên bờ sơng Tiền và sơng Hậu của An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang rất thích hợp cho cây màu phát triển. Người dân vùng nầy cũng cĩ nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Hiệu quả canh tác màu cao hơn lúa nhiều. Luân canh lúa màu cũng được khuyến khích áp dụng ở Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Srilanka nhằm gia tăng sản lượng nơng nghiệp, gia tăng khả năng sản xuất đất, tăng thu nhập cho nơng dân, tăng khả năng sử dụng nhân cơng, tăng nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con người (Hoque và ctv., 1982; Sadikin., 1982; Xian., 1982; Chandrapanya và ctv., 1982; Effendi và ctv., 1982)
  38. 29 * Thuận lợi và ưu điểm của HTCT Đồng Bằng Sơng Cửu Long thích hợp cho rau màu phát triển hầu như quanh năm. Tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng và tập quán canh tác mà cĩ thể trồng đậu nành thành những vụ chính như sau: vụ Đơng Xuân từ tháng 12-3, vụ Xuân Hè từ tháng 3-6 và vụ Thu Đơng từ tháng 8-11 (Vương Đình Trị, 1985). Nhưng trong đĩ vụ Đơng Xuân và Xuân Hè tỏ ra thích hợp nhất cho cây đậu nành phát triển và cho năng suất cao. Trong bản đồ tiềm năng phát triển nơng nghiệp Bán Đảo Cà Mau, Tơ Phúc Tường và Nguyễn Bảo Vệ (1989) đã đưa ra một số mơ hình luân canh lúa-màu cĩ khả năng phát triển tùy theo từng chân đất ruộng như sau: Màu Đơng Xuân - Màu Xuân Hè - Lúa Hè Thu. Màu Đơng Xuân trồng đậu xanh, màu Xuân Hè trồng đậu nành hoặc bắp, lúa Hè Thu nhĩm A chờ mưa. Điều kiện thực hiện phải cĩ kinh trục nội đồng, động lực tưới làm đất và lao động. Cĩ thể trồng 2 lúa - 1 màu. Lúa Đơng Xuân - Màu Xuân Hè - Lúa Hè Thu. Lúa Đơng Xuân nhĩm A cĩ tưới, lúa Hè thu nhĩm A chờ mưa, màu Xuân Hè đậu nành hoặc bắp cĩ tưới. Điều kiện phải cĩ kinh trục nội đồng, động lực tưới làm đất và lao động. Màu Xuân Hè-Lúa Hè Thu-Lúa Mùa. Màu Xuân Hè đậu nành, lúa Hè Thu nhĩm A chờ mưa, lúa Mùa cao sản cấy. Điều kiện phải cĩ kinh trục, kinh nội đồng, động lực tưới, làm đất và lao động. Điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác đã hình thành nên các mơ hình lúa màu, hoặc chuyên canh màu. Trần An Phong (1995) đã tổng kết cĩ những mơ hình canh tác khác nhau mà nơng dân thường áp dụng ở ĐBSCL trong Bảng 2.7. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng cĩ khác nhau và hệ rễ phát triển sâu cạn, dài ngắn cũng khác nhau nên luân canh làm cho dinh dưỡng của đất được sử dụng tốt hơn. Xác bã của khoai lang sau thu hoạch cung cấp một lượng N hữu cơ đáng kể cho đất, năng suất lúa sau vụ khoai cũng cao hơn (Ngơ Ngọc Hưng, 2004). Theo Chapman và Myers (1987) thì rễ đậu xanh, đậu nành cung cấp một lượng N trung bình là 40 kg/ha. Vi khuẩn cộng sinh rễ cây họ đậu cung cấp một N rất đáng kể cho đất sau khi thu hoạch, trung bình từ 40-60 kgN/ha (Trần Thượng Tuấn, 1983). Luân canh với rau màu giúp cho cấu trúc đất được cải thiện, hệ vi sinh vật đất phong phú, mơi trường đất bền vững hơn. Hệ thống canh tác lúa-màu cho lãi cao hơn chuyên lúa (Bảng 2.8; Dương Văn Chính và ctv., 1995).
  39. 30 Bảng 2.7 Các mơ hình canh tác lúa màu, và chuyên canh màu ở ĐBSCL Vùng sinh thái Nhĩm đất Điều kiện tưới Mơ hình 1. Phù sa ngập lũ Phù sa Cĩ tưới Lúa ĐX-Màu XH- ven và giữa sơng Lúa HT Tiền, sơng Hậu Phèn nặng Cĩ tưới Lúa nổi-Màu ĐX Phèn trung Cĩ tưới Lúa nổi-Màu ĐX bình Lúa mùa-Màu ĐX 2. Vùng nhiễm mặn Cát giồng Cĩ tưới Màu ĐX-Màu HT cửa sơng Cửu Long 3. Vùng ven biển Cát giồng Cĩ tưới Màu ĐX-Màu HT ngập triều 4. Vùng ngập lũ Phèn nặng Nhờ mưa Màu HT-Lúa TĐ phèn Đồng Tháp Mười 5. Vùng thềm phù sa Đất xám Nhờ mưa Màu HT-Lúa TĐ cổ 6. Vùng phèn ngập Phèn nặng Nhờ mưa Màu HT-Lúa Mùa lũ Hà Tiên Cĩ tưới Màu ĐX-Màu HT Phèn trung Cĩ tưới Lúa Mùa-Màu ĐX bình và nhẹ 7. Vùng núi Thất Đất xám Nhờ mưa Màu HT-Màu TĐ Sơn Bảng 2.8 Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha) của HTCT rau/màu luân canh với lúa ở Ơ Mơn và Thốt Nốt, TP Cần Thơ STT Cơng thức luân canh Tổng thu Tổng chi Lãi thuần 1 Lúa ĐX-Lúa HT 12,35 7,32 5,03 2 Lúa ĐX-Đậu phộng 19,40 11,07 8,33 3 Lúa ĐX-Đậu xanh 11,38 5,64 5,74 4 Lúa ĐX-Đậu nành 10,75 5,53 5,22 5 Lúa ĐX-Mè 11,64 4,92 6,72 6 Lúa ĐX-Bắp lai 12,10 5,85 6,25 7 Lúa ĐX-(Bắp lai+Đậu nành) 12,55 6,10 6,45 8 Lúa ĐX-Lúa XH-Lúa HT 16,90 10,98 5,92 9 Lúa ĐX-(Bắp lai+Đậu)-Lúa HT 17,10 9,76 7,34 * Những điểm cần lưu ý khi áp dụng HTCT Giống là khâu đầu tiên cải thiện năng suất được nghiên cứu nhiều nhất. Biện pháp làm đất là khâu quyết định đến sự thành bại trong sản xuất màu luân canh trên nền đất lúa. Khuynh hướng canh tác tiên tiến đối với cây màu được thế giới áp dụng
  40. 31 hiện nay là khơng làm đất hay làm đất tối thiểu. Theo đĩ, vấn đề biện pháp khơng làm đất trong canh tác đậu nành cũng đã được thử nghiệm tại nhiều địa phương nhất là trên chân đất ruộng lúa. Tuy đây là biện pháp quen thuộc đã được một số nước áp dụng, nhưng để tìm cơ sở cho vấn đề nầy cần bố trí thí nghiệm nhiều biện pháp làm đất trên nhiều loại đất khác nhau, vì đất ĐBSCL chứa nhiều sét ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của bộ rễ cây màu. Kết quả cho thấy rằng nếu thành phần sét dưới 60% thì mới cĩ thể canh tác đậu nành mà khơng cần làm đất. Biện pháp khơng làm đất cịn đem đến điều thuận lợi là khơng mất thời gian và khơng tốn cơng chi phí cho việc cày xới đất nhất là điều kiện thiếu sức kéo như chúng ta hiện nay. Kết quả này đã được thực tiễn kiểm tra, nơng dân chỉ cần phát gốc rạ sau vụ lúa và dọn cỏ gieo hạt trên mặt ruộng khơng cày xới (Vương Đình Trị, 1995). Ở đất nhiều sét làm đất cĩ tác dụng tăng độ xốp của đất trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây đậu nành. Số tế khổng lớn trong đất nhiều làm đất thốt nước tốt hơn. Làm đất cịn cĩ tác dụng cắt đứt mao dẫn hạn chế mao dẫn phèn và mặn lên tầng đất mặt (Phạm Văn Thanh, 1988). Biện pháp tủ rơm cũng là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng cần phải làm khi trồng màu ở ĐBSCL. Ngay sau khi gieo hạt trên ruộng khơng cày xới cần tủ một lớp rơm và che kín mặt đất. Kết quả của nhiều thí nghiệm về 2 biện pháp tủ và khơng tủ rơm cho thấy rằng tủ rơm cĩ khuynh hướng gia tăng được năng suất và thể hiện qua các ưu điểm sau đây: (a) Tủ rơm sẽ hạn chế được phát triển của cỏ dại, cạnh tranh với đậu và giảm cơng làm cỏ; (b) Hạn chế sự bốc hơi nước, giữ ẩm độ cho đất, hạn chế sự lừng phèn do hiện tượng mao dẫn nhất là các vùng đất cĩ tầng sinh phèn gần mặt đất; (c) Sự phát triển của nốt rễ nhiều hơn và độ hữu hiệu càng cao hơn, đặc biệt là cĩ một lớp rễ ngang phát triển ngay trên mặt đất và ở đây cũng thành lập nhiều nốt rễ to, hữu hiệu và các nốt rễ đĩng một phần quan trọng trong sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium đối với cây đậu. Gieo trồng với mật độ thích hợp cũng là một trong những biện pháp tích cực để tăng năng suất. Bên cạnh các kỹ thuật trên, các biện pháp khác cũng được nghiên cứu như biện pháp tưới nước, liều lượng phân bĩn và chế độ bĩn, biện pháp thu hoạch và tồn trữ hạt. Tuy nhiên các hiệu quả vẫn chưa được kết luận một cách chắc chắn, cần phải được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Tuy trong thời gian qua chúng ta cĩ nhiều cố gắng để gia tăng năng suất bắp và đậu nành, nhưng năng suất cịn rất thấp so với bình quân của các nước trong khu vực và thế giới, nên giá thành sản phẩm cịn cao. Cần phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cải thiện giống cũng như biện pháp kỹ thuật canh tác để đưa năng suất bắp, đậu nành lên cao hơn nữa mới cĩ thể cạnh tranh với các nước. Thị trường cĩ nhu cầu bắp, đậu nành. Mơi trường tự nhiên cĩ yêu cầu cây lúa phải được luân canh cây màu để bền vững. Nhưng khi đưa cây màu xuống ruộng trong điều kiện ở ĐBSCL cần phải nghiên cứu kỹ. Khơng thể tùy tiện đưa tràn lan được vì đất và kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây lúa khơng phải lúc nào cũng thích hợp cho cây màu. Đất trồng lúa khơng cần thơng thống vì rễ lúa lấy oxy qua lá, cịn rễ cây màu thì lấy oxy trực tiếp trong đất. Do đĩ đất trồng lúa đánh bùn bị mất hết cấu trúc, nên khi trồng màu sau vụ lúa đất khơ được tưới nước trở nên nén dẽ bí chặt làm cho rễ cây trồng cạn thiếu oxy để thở. Ngồi ra đánh bùn trồng lúa tạo tầng đế cày để hạn chế nước thấm lậu làm mất dinh dưỡng, lại làm hạn chế sự thấm rút sau khi tưới hay mưa và tầng đế cày cịn hạn chế phát triển của bộ rễ cây
  41. 32 trồng cạn. Vấn đề cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa cây màu xuống ruộng ở một nơi nào đĩ. Như vậy, vùng đất cồn, đất phù sa ven sơng Tiền, sơng Hậu và vùng đất đồng thủy triều cao gần biển là những vùng đất rất thích hợp cho việc luân canh lúa màu, thường khơng cĩ vấn đề trở ngại. Nhưng những vùng đất sét nặng xa sơng, đất cĩ phèn hay mặn cần phải điều tra kỹ yếu tố mơi trường (Hình 2.14) và thử nghiệm những biện pháp kỹ thuật riêng cho phù hợp mới đạt được hiệu quả (Zandstra, 1982). 2.2.3 Hệ thống canh tác lúa–cá nước ngọt Độc canh lúa trên đất ruộng như hiện nay ở nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng thối hố đất do bốc lột đất quá mức mà lượng bổ sung khơng đáng kể cho nên thả cá, tơm vào nuơi trong ruộng mang ý nghĩa của sự khơi phục hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Ngồi ra HTCT giữ hệ thống sản xuất này được lâu bền, giúp cho mơi trường sống ít bị ảnh hưởng bởi các loại hố chất mà theo nhiều tác giả mức sử dụng hố chất đang ở mức báo động ở nhiều nước đang phát triển trong đĩ cĩ Việt Nam. Con cá và cây lúa đã sống chung với nhau từ lâu trên đồng ruộng của nơng dân ĐBSCL. Nhưng từ khi cách mạng xanh cho ra đời những giống lúa ngắn ngày kéo theo việc áp dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thì tổ hợp lúa-cá này khơng được quan tâm nữa, điều nầy đã làm giảm sút nghiêm trọng thủy sản trong ruộng lúa. Những năm gần đây, khi lương thực (gạo) đã dồi dào nơng dân lại chú ý đến thực phẩm (thịt, cá, rau ) và thuỷ sản lại được lưu ý trong đĩ bao gồm cả nguồn lợi thuỷ sản trong ruộng lúa (Bảng 2.9). Mơi trường kinh tế xã hội Mơi trường tự nhiên * Gía cả lao động, vật tư * Bắt đầu, chấm dứt mưa * Nguồn lao động, đất đai * Chế độ thủy văn * Phương tiện sản xuất * Nguồn nước tưới * Kinh nghiệm sản xuất * Sa cấu, độ phì của đất * Thị trường * Hệ thống canh tác * Tổ chức cộng đồng * Tình hình dịch bệnh Thử nghiệm * Biện pháp làm đất, che phủ * Mùa vụ, giống * Phương pháp tưới * Sâu, bệnh và cỏ dại * Phân bĩn * Phân tích hiếu quả kinh tế Hình 2.14 Các yếu tố mơi trường cần khảo sát và những thử nghiệm cần phải cĩ trước khi đưa màu xuống ruộng
  42. 33 Bảng 2.9 Năng suất lúa và cá trong HTCT lúa-cá tại huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang Năm Năng suất lúa Lượng cá thả Lượng cá thu hoạch (t/ha) (kg/ha) (kg/ha) 1995 3,0 105 240 1996 3,2 176 413 Trung bình 3,1 141 327 * Ưu điểm của HTCT Sức sản xuất của thuỷ vực ruộng lúa nước rất lớn nhờ dưỡng chất của đất ruộng và của phân bĩn. Nĩ khơng thể trở thành sản phẩm nếu khơng được chú ý khai thác. Việc thả cá, tơm vào nuơi trong ruộng thực tế chúng ta chỉ làm động tác khơi phục lại hệ sinh thái tự nhiên của ruộng lúa nước, tận dụng khả năng sản xuất của ruộng mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến cây lúa. Bảng 2.10 Thu, chi và lãi thuần của 3 hệ thống canh tác ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha Hạng mục 3 Lúa 2 Lúa + 1 Màu 3 Lúa + Cá Chi phí giống 1078 968.5 2346.5 Chi phí lao động 3681 3352 4267 Chi phí thuốc 1720.5 2120 1146 Chi phí phân 2940.5 2573 2468 Thức ăn, cống bọng 0 0 973.5 Thuế 185 262 253 Phí cơ hội 2080 3794 3500.5 Tổng chi 11685 13069.5 14954.5 Tổng thu 24460.5 27937 33162.5 Lãi thuần 12775.5 14867.5 18208 Đặc điểm của cây lúa nước là cây cỏ thuỷ sinh, sinh vật nhỏ và cơn trùng phát triển ở chung quanh và trên thân cây lúa, một số trong đĩ là lồi cĩ lợi (thiên địch) nhưng đa số sinh vật này chỉ cĩ hại cho lúa (cạnh tranh dưỡng chất, khơng gian và cắn phá lúa) chúng cần phải được tiêu diệt và chính cá tơm sẽ làm nhiệm vụ này thay cho con người vì chúng là sinh vật mồi của cá. Các ruộng lúa nước cĩ thả cá tơm nếu quản lý nước thích hợp sẽ khơng bị ảnh hưởng của dịch hại, tiết kiệm được chi phí dành cho thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Hơn thế nữa cá, tơm sống quanh gốc lúa liên tục sục mềm nền đáy kích thích quá trình phĩng thích dưỡng chất từ đất và kích thích rễ lúa phát triển đồng thời chất thải của chúng cũng gĩp phần bổ sung dưỡng chất cho đất ruộng giúp cây lúa tăng trưởng. Đĩ cũng chính là cơ sở để giải thích vì sao các ruộng lúa-cá mặc dù diện tích canh tác thực tế của lúa
  43. 34 bị giảm đi 10–15% nhưng năng suất cũng khơng sút giảm thậm chí cịn tăng thêm so với trồng lúa đơn thuần. Nĩi chung thức ăn trong thủy vực ruộng lúa hết sức phong phú và đa dạng, cùng với khơng gian sinh sống thích hợp là cơ sở để chúng ta tác động, khai thác hợp lý năng suất của thủy vực này. Mơ hình lúa-cá cho hiệu quả kinh tế cao hơn lúa-màu hay chuyên lúa (Bảng 2.10). * Thuận lợi trong phát triển HTCT Khơng gian sống của cá trong ruộng lúa rất lúa rất phù hợp: - Nhiệt độ nước: Cá, tơm mặc dù là động vật biến nhiệt, cĩ thể chịu sự thay đổi lớn về nhiệt độ, nhưng chúng chỉ cĩ thể sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ tối thuận lợi mà thơi. Nhu cầu này hồn tồn được đáp ứng ở thủy vực ruộng lúa nước bởi lẽ tán lúa đã ngăn chặn bớt bức xạ mặt trời chiếu thẳng vào mặt ruộng, đồng thời nhờ mực nước thấp, nhiệt lượng từ nền đáy luơn trao đổi kịp thời vào nước giúp cho nhiệt độ nước ruộng luơn ổn định ở mức thích hợp cho tơm, cá phát triển. - Oxy hồ tan: Thủy vực ruộng lúa luơn cĩ lượng oxy hồ tan cao nhờ cĩ mặt thống rộng và mức nước thấp. Hơn thế nữa lượng oxy này thay đổi khơng nhiều theo ngày đêm do mật độ thực vật phù du thấp, hệ quả của bức xạ mặt trời bị tán lúa ngăn chận. - Độ trong: Mức nước thấp và tương đối yên tĩnh cùng với mật độ thực vật phù du khơng cao đã tạo cho thủy vực ruộng lúa cĩ độ trong phù hợp cho sự phát triển bình thường của tơm, cá nuơi. - pH: Thủy vực lúa nước thường cĩ pH thay đổi trong khoảng 6-7.5, pH quá thấp hoặc quá cao chẳng những khơng phù hợp cho sự phát triển bình thường của cây lúa mà cũng ảnh hưởng đến đời sống của tơm cá. Nĩi chung một khi thấy lúa phát triển tốt thì tơm, cá hồn tồn cĩ thể sinh sống được. Thức ăn cho cá phong phú: - Cỏ nước: Đất ruộng là nền thích hợp để nhiều loại cỏ, rong và tảo sợi phát triển cùng với cây lúa. Đây là loại thức ăn thích hợp cho nhiều loại cá ăn thực vật và ăn tạp (mè vinh, tai tượng, sặc rằn ) - Cơn trùng: Vơ số cơn trùng đã sống và phát triển gắn bĩ với hệ sinh thái ruộng lúa. Chúng phát triển liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác với vịng đời và chu kỳ sinh sản ngắn, nhiều lồi một phần vịng đời cĩ thể sống trong nước là nguồn thức ăn phong phú cho tơm, cá nuơi. - Động vật đáy và mùn bã hữu cơ: Vật chất hữu cơ trong lớp đất mặt ruộng luơn ở mức cao và được bổ sung liên tục từng mùa. Chúng vừa là nơi phát triển tốt cho động vật đáy mà chủ yếu là giun các loại, đồng thời chúng cũng là thức ăn tốt cho các lồi cá ăn tạp nhờ mang trên đĩ một lượng vi sinh vật rất lớn, nhất là trong giai đoạn đang phân hủy. Mùn bã hữu cơ cùng động vật đáy là vật mồi thích hợp cho các lồi tơm, cá và ăn mùn hữu cơ hay ăn tạp. - Thực vật phù du: Thực vật phù du ở ruộng lúa khơng phong phú như ở các thủy vực ao nhưng chúng được bổ sung liên tục nhờ dưỡng chất dồi dào của đất ruộng và phân bĩn. Chúng phát triển chủ yếu ở khu vực mương ao và các mương dẫn nhờ cĩ ánh sáng mặt trời.
  44. 35 - Động vật phù du: Cũng khơng phong phú như ở ao, tuy nhiên nhờ cĩ nền vi sinh vật nên động vật phù du cũng giữ vai trị quan trọng trong chuỗi thức ăn ở thủy vực ruộng lúa. Sinh vật phù du là đối tượng mồi thích hợp cho các lồi cá ăn tầng mặt (cá mè trắng, mè hoa, sặc rằn, mè vinh ) * Lưu ý trong xây dựng mơ hình Mơ hình lúa cá được thực hiện theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo vùng sinh thái. Tổng quát là cá được nuơi trong mương xung quanh và trên ruộng lúa, hệ số mương bao sử dụng nuơi cá chiếm từ 10-15% diện tích ruộng lúa. Cĩ 2 kiểu thiết kế mương sử dụng nuơi cá như sau: - Mơ hình lúa-cá đồng được thiết kế kiểu mương ao bên và mương bao xung quanh rộng 3-4 m, sâu 1-1,2 m. Mương ao bên cĩ chiều dài từ 40-50 m, ngang 6-8 m, sâu 1,5-2 m. Bờ bao được thiết kế cao hơn mực nước trung bình hàng năm từ 0,2-0,5 m. Cá nuơi gồm cá Lĩc, cá Trê, Sặc Rằn và lúa mùa giống Một Bụi, Lùn Cẩn Thời gian gieo mạ vào tháng 6, cấy tháng 7. Sau khi cấy cho cá lên ruộng, đến tháng 12, tháng 1 thu hoạch lúa và thu hoạch cá vào tháng 1, tháng 2. - Mơ hình lúa-cá thả được thiết kế theo kiểu mương bao xung quanh. Mương bao xung quanh rộng 2-3 m, sâu 0,8-1,5 m. Bờ bao cao khoảng 1-1,5 m. Thời vụ thả cá từ tháng 11-12 và thu hoạch cá vào tháng 6. Giống cá ở mơ hình nầy là Mè Vinh, cá Mùi, cá Chép, rơ Phi Cá nuơi trong ao dưỡng khoảng 20-30 ngày. Lúa trồng là những giống cao sản, ngắn ngày. Sau khi sạ lúa khoảng 15-20 ngày rải phân cho lúa đẻ nhánh, bơm nước vào ruộng với chiều sâu khoảng 10-15 cm và cho cá lên ruộng (Hình 2.15). Cá trở lại mương khi chuẩn bị thu hoạch lúa Đơng Xuân. Sau khi thu hoạch xong, đốt rơm, cho nước vào và cho cá lên ruộng ăn lúa rơi vãi, lúa lép. Từ 7- 10 ngày sau đưa cá về mương. Cá thu hoạch một hoặc nhiều lần vào khoảng tháng 6. Hình 2.15 Mương bao để nuơi cá trong ruộng lúa
  45. 36 2.2.4 Hệ thống canh tác lúa-tơm nước mặn Đây là một HTCT đặc thù ở các vùng bị nhiễm mặn theo mùa trong hơn 50 năm qua. Vào mùa mưa nước mưa rửa mặn, ngọt hĩa đất ruộng, đây là thời vụ trồng lúa. Các tháng cịn lại đều bị nước mặn xâm nhập, ruộng lúa lại biến thành vuơng tơm với phương thức lấy giống và thức ăn tự nhiên. Thực ra ở buổi ban sơ nước mặn chỉ đưa vào ruộng chỉ nhằm mục đích giữ chân ruộng ẩm để ngăn chặn sự oxy hĩa tầng phèn (pyrite) dưới lớp đất mặt. Về sau nơng dân chú ý khai thác khả năng chứa nước và dinh dưỡng của ruộng để nuơi tơm dần dần tạo nên kỹ thuật xen canh lúa-tơm ở vùng ven biển. Hệ thống cĩ đê và mương bao quanh ruộng lúa, cĩ cống lấy nước và sổ nước ra khi thu hoạch tơm (Hình 2.16). BỜ LÚ A MƯƠNG LÚ A CỚ NG AO LẮ NG LƯỚ I Hình 2.16 Sơ đồ bố trí HTCT lúa-tơm nước mặn * Thuận lợi của HTCT Trong mùa nắng, tơm con được lấy vào ruộng lúc nước lớn. Tơm sống tự nhiên, ăn phiêu sinh trong mương và nguồn thức ăn cĩ sẳn trong đầm nuơi. Năng suất tơm khoảng 200-300 kg/ha và năng suất lúa khoảng 3-3,5 t/ha. Hệ thống canh tác nầy khá bền vững và cho thu nhập tương đối ổn định (Bảng 2.11; Nguyen Van Sanh et al., 1998). Ruộng lúa vốn giàu thức ăn tự nhiên, sau khi thu hoạch thì gốc rạ, rễ lúa, hạt lúa rơi vãi cùng với chất dinh dưỡng đã tạo nên nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trên đồng ruộng. Mặt khác nhờ kênh mương nội đồng sẳn cĩ, chi phí đào đắp ít và nhất là nguồn tơm giống tự nhiên phong phú nên đáp ứng được mục tiêu cải thiện đời sống của người dân.
  46. 37 Bảng 2.11 Năng suất tơm của những kiểu canh tác khác nhau Kiểu canh tác Diện tích nơng hộ Tỉ lệ mương/diện Năng suất tơm (ha) tích mặt nước (%) (kg/ha) Lúa-tơm 1,61 24 244 Tơm thâm canh 2,08 26 253 Tơm-muối 2,11 24 45 Kiểu canh tác này đặc biệt thích hợp cho các vùng ven biển cĩ phèn tiềm tàng và thực sự đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho nơng dân trong cả vụ tơm lẫn vụ lúa. Ở một vài nơi với những giống lúa chịu mặn (độ mặn 0,2%), nơng dân cịn cĩ thể lấy nước lợ nhạt vào ruộng kết hợp thu thêm tơm giống tự nhiên vào nuơi trong mương xen canh với lúa, cách làm này cũng đã cĩ thu được kết quả ở vùng Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên (tỉnh Sĩc Trăng). Tuy nhiên, diễn biến mơi trường của HTCT khơng đơn giản, cĩ ghi nhận vùng luân canh lúa-tơm cĩ sự giảm sút sản lượng đối với tơm cả lúa (Nguyễn Anh Tuấn và ctv., 1992). Cĩ người cho rằng cĩ sự tích lũy mặn trong đất làm giảm năng suất lúa. Vấn đề nầy cần nghiên cứu để cĩ biện pháp khắc phục. * Điểm cần lứu ý và hạn chế trong phát triển HTCT Trong thập niên qua nghề nuơi tơm biển phát triển mạnh mẽ ở ĐBSCL, phong trào nuơi tơm đã chuyển mình từ các mơ hình lúa mùa-tơm tự nhiên sang lúa cao sản-tơm sú và cĩ nơi đã chuyển hẳn sang chuyên tơm. Việc phát triển nuơi tơm tự phát theo kiểu chuyên tơm đã dẫn đến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do việc chặt phá rừng để nuơi tơm. Vùng nuơi tơm thiếu qui hoạch cụ thể nên khơng cĩ hệ thống cấp nước, thốt nước riêng biệt, vuơng nuơi được bố trí chen chúc hai bên sơng hoặc kênh rạch tự nhiên và sên vét bùn hầu hết đều đưa ra sơng. Đa số người nuơi tơm chưa am hiểu rõ về kỹ thuật hay do khơng cĩ đủ điều kiện để thực hiện đúng qui trình kỹ thuật. Nhìn thấy nuơi tơm cĩ lời, nhiều người đã học theo với cách cải tiến như bổ sung thêm con giống từ nguồn giống sinh sản nhân tạo, cho thức ăn bổ sung từ nguồn cá tạp, các loại giáp xác, nhuyễn thể tươi sống, làm thêm cống để đưa nước vào vuơng nuơi, nhưng nước thải ra vẫn trên một kênh chung. Lúc đầu, do điều kiện số người canh tác như vậy cịn ít, mơi trường khơng bị thay đổi nhiều, việc nuơi tơm phát triển thuận lợi. Chính do kết quả thu được một cách dễ dàng của hình thức nầy, đã cũng cố nếp nghĩ đơn giản là ở đâu cĩ nguồn nước mặn dẫn được vào vuơng là cĩ thể nuơi tơm được. Muốn cho năng suất cao chỉ cần bổ sung thêm nguồn tơm giống, tăng cường cho ăn thêm cá tạp, vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm. Khi cĩ nhiều người canh tác, mơi trường nước bị thay đổi, ơ nhiễm, con giống bị bệnh chưa được kiểm sốt chặt chẽ làm cho việc nuơi tơm trở nên thiếu ổn định, bền vững. Bên cạnh đĩ, nuơi chuyên tơm nước mặn đã sử dụng quá nhiều chất hĩa học, nào là thuốc xử lý ao nuơi, xử lý nước, thuốc ngừa bệnh cho tơm, thức ăn cơng nghiệp các chất nầy thải ra kênh rạch gây ơ nhiễm nguồn nước, tơm bệnh nhiều. Nguồn nước ngầm vùng nuơi tơm đã tụt giảm tới mức báo động, vì trong mùa nắng
  47. 38 các vuơng tơm nhất là vuơng nuơi cơng nghiệp sử dụng nhiều nước ngầm. Chất lượng nước xấu đi do bị nhiễm sắt phèn và những tạp chất khác do nạn khai thác nước bừa bãi dẫn đến các giếng bị hư hỏng thơng từ tầng nước nầy sang tầng nước khác, dễ gây bệnh cho người. Cần nghiên cứu phục hồi kiểu canh tác lúa-tơm bền vững cho ĐBSCL. 2.2.5 Hệ thống canh tác cây ăn trái Việc phát triển kinh tế vườn gĩp phần đáng kể trong việc nâng cao vai trị sản xuất nơng sản hàng hĩa, đa dạng hĩa sản xuất. Diện tích trồng cây ăn trái ở ĐBSCL ngày càng mở rộng, dự kiến đến năm 2010 sẽ là 220.000 ha, song song với việc mở rộng diện tích, các chủng loại cây ăn trái ngày một phong phú, giống kém chất lượng bị bỏ dần thay vào đĩ những giống mới triển vọng với ưu thế lai tạo nên trái cây nhiệt đới giàu về số lượng, ngon về chất lượng, mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt, * Thuận lợi của HTCT Nhìn chung, cây trái vùng sơng nước Nam bộ quanh năm tươi tốt, chủng loại phong phú như xồi, cam, quýt, bưởi, nhãn, chơm chơm, sầu riêng, măng cụt, đu đủ, chuối, khĩm Nếu kể tất cả cĩ trên 30 loại trái cây nhiệt đới khác nhau. Chúng ta cĩ giống bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, xồi Cát Hịa Lộc, vú sữa Lị Rèn là những loại trái cây ngon nhất mà khĩ cĩ chủng loại nào khác sánh kịp. Để cĩ thể phát triển cây ăn trái cho xuất khẩu, cũng như cho tiêu dùng nội địa, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, ĐBSCL đã hình thành những vùng chuyên canh cây trái đặc sản riêng trên từng vùng đất, thích hợp từng chủng loại cây, cùng với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khoa học nơng nghiệp từ khâu chọn đất, giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. Trái cây rất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của tồn xã hội, ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào. Thành phần dinh dưỡng cĩ trong trái cây chiếm vai trị quan trọng trong khẩu phần ăn của mọi người, chúng ta đã cĩ chiến lược để sản xuất trái cây chất lượng đáp ứng thị trường trong và ngồi nước. Để theo kịp hàng nơng sản của các nước như Thái Lan, Malaysia, nơng dân ta đang gấp rút trang bị cho mình những kiến thức sâu về kỹ thuật canh tác cũng như khơng ngừng học tập, mạnh dạn thay đổi tư duy, lề lối canh tác cịn lạc hậu, manh mún, sáng tạo, tìm giống mới thay vào giống cây kém hiệu quả, * Lưu ý trong phát triển HTCT Trái cây của ta chưa ổn định về chất lượng cũng như nguồn sạch bệnh, khĩ đáp ứng với yêu cầu địi hỏi ở những thị trường khĩ tính như Nhật Bản, Úc, Mỹ, do đĩ cần phải (a) Cĩ biện pháp sản xuất trái cây sạch bệnh hay cịn gọi là trái cây hữu cơ phải được đặc biệt quan tâm; (b) Bảo quản sau thu hoạch bằng cơng nghệ sạch, đây là vấn đề cịn mới đối với nơng dân ta, cần phổ biến và nhân rộng; (c) Tạo nguồn giống, bao gồm những vấn đề như thời vụ, phẩm chất bên trong, hình thức
  48. 39 bên ngồi, khơng lưu tồn thuốc bảo vệ thực vật, ; (d) Tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao về giá cả bằng cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, tăng năng suất, ; (e) Đáp ứng yêu cầu trên qui mơ rộng, thời gian thu hoạch, điều khiển tiến trình chín, ; (f) Chú trọng bao bì, mẫu mã, quy cách đĩng gĩi theo chuẩn quốc tế, ; (g) Cĩ cơng nghệ chế biến, sản xuất nước quả đĩng hộp, sấy khơ trái cây, .Để đáp ứng những yêu cầu trên cần định hướng quy hoạch vùng chuyên canh trồng cây ăn trái đặc sản, xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo cung cách hợp tác xã ở các nước như Mỹ, Châu Âu, xây dựng kho lạnh, chuẩn bị phương tiện giao thơng thuận lợi. Để tăng thu nhập thêm cho nhà vườn, ngồi việc trồng cây ăn trái đặc sản cần chú ý việc phát triển mơ hình trồng xen, kết hợp giữa trồng trọt với trồng trọt, trồng trọt với chăn nuơi, trồng trọt với thủy sản, Kết quả điều tra tổng hợp chính thức thì cĩ trên 60% hộ cĩ trồng xen trong vườn cây ăn trái ở ĐBSCL. Tuy nhiên, phân bố số hộ cĩ trồng và nuơi xen trong vườn cây ăn trái khơng đều nhau giữa các vùng. Những vùng gần thành phố thì số nơng hộ ít áp dụng mơ hình trồng xen trong vườn cây ăn trái. Nguyên nhân chính cĩ lẽ do thiếu lao động, bởi vì thanh niên trong tuổi lao động phần lớn đi làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp ở thành phố với mức lương cao, ổn định, cơng việc thường nhàn hạ hơn ra là trực tiếp sản xuất nơng nghiệp, mặc dù điều kiện sản xuất của họ rất thuận lợi (tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng). Do vậy, muốn thu hút lực lượng nầy tham gia tích cực vào nơng nghiệp, cần phải tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn nữa, và phải ổn định. Trong mơ hình trồng xen, chuối (cây ăn trái khai thác nhanh) là loại cây trồng xen chiếm tỉ lệ cao nhất vì dễ trồng, trồng một lần nhưng thu nhiều lần, ít tốn cơng lao động, chi phí đầu tư rất thấp và việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Kế đến là đậu xanh, đậu nành, bắp, các loại rau, bầu, bí, mướp, dưa leo, khổ qua Xen canh là nguồn thu nhập quan trọng trong những năm đầu mới cải tạo vườn. Với diện tích 1 ha đất vườn mới cải tạo trồng cây ăn trái (trong đĩ diện tích đất mặt khoảng 65%, nếu qui ra đất đặc trồng rau màu chỉ khoảng 4.000 m2) nếu cĩ trồng xen rau màu ngắn ngày (các loại rau đậu, khoai, bắp) hoặc xen cây ăn trái cho thu hoạch nhanh (chuối, ổi) cĩ thể mang lại thu nhập đáng kể cho nơng hộ (Bảng 2.12; Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Ở Cần Thơ, loại cây thường được trồng xen trong các vườn cam quít là chuối cau, huệ, rau cải, đậu xanh. Ở Vĩnh Long, các loại cây trồng xen là bắp, đậu, rau cải, chuối, đậu xanh, khoai mì, mía, trong đĩ phổ biến nhất là rau cải. Ở Trà Vinh, cây trồng xen là chuối, mía, rau, khoai lang, khoai mì trong đĩ chuối là cây trồng xen phổ biến nhất. Ở An Giang, các loại cây trồng xen là bắp, củ sắn, rau cải, các loại đậu, khoai mì, su su trong đĩ cây trồng nhiều là đậu và củ sắn.
  49. 40 Bảng 2.12 Hiệu quả kinh tế trồng xen trong vườn cây ăn trái của nơng hộ ở ĐBSCL năm 1997 (năm đầu tiên, diện tích 1 ha đất vườn) Loại cây Tổng chi Doanh thu Lãi thuần Thời gian Lãi thuần/ Hiệu quả trồng xen (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) trồng tháng đồng vốn (Tháng) (1.000đ) (Thu/chi) * Cà chua 8,140 14,080 5,940 4 1,485 1,7 * Dưa leo, khổ qua, bí đao 5,900 10,080 4,180 3 1,393 1,7 * Đậu đũa, đậu que 5,890 10,400 4,510 3 1,503 1,8 * Khoai mơn 4,690 11,260 6,570 6 1,095 2,4 * Gừng 7,450 19,200 11,750 10 1,750 2,4 * Cải bắp, cải dưa 6,400 8,800 2,400 3 800 1,4 * Ổi 27,710 50,000 22,290 24 929 1,8 * Cà phổi 4,350 1,000 6,650 10 665 2,5 * Bắp 2,610 4,000 1,390 3 463 1,5 * Đậu nành, đậu xanh 2,250 3,150 900 3 300 1,4 * Chuối 3,000 12,800 9,800 24 408 4,3 -Tỉ lệ líp/mương = 6.5/3.5 Tơm Càng Xanh cĩ giá trị kinh tế cao, cá Mè Vinh do dễ tiêu thụ, dễ chăm sĩc cần được chú ý thả nuơi trong mương vườn (Bảng 2.13). Việc nuơi xen nầy cũng đã được thực hiện trên nhiều loại vườn cây ăn trái. Mặc dù chưa được đầu tư tốt về mặt thâm canh nhưng hiệu quả kinh tế của việc nuơi xen khá cao. Do đĩ, trong thời gian 2-3 năm đầu lập vườn, nếu chú ý khai thác thêm nguồn lợi thuỷ sản nầy sẽ giúp nhà vườn rút ngắn thời gian hồn vốn xây dựng vườn. Tỷ lệ diện tích mặt mương được sử dụng nuơi cá thay đổi từ 28,2 đến 38,6% (trung bình là 33,6%) so với diện tích cĩ trồng cây ăn trái (Hình 2.17). Tỷ lệ nầy cho thấy phần diện tích mương vườn được khai thác khá hợp lý. Tuy nhiên, số hộ nuơi xen cĩ hiệu quả trong vườn cây ăn trái ở ĐBSCL cịn ít. Việc nuơi cá xen trong vườn cây ăn trái thường chỉ tiến hành được một vụ trong năm. Do nhà vườn cĩ tập quán bồi mơ, bồi liếp vào mùa nắng và kết hợp vệ sinh mương ao nên cá thường được nuơi vào đầu mùa mưa. Tính bình quân số hộ nuơi xen tơm, cá trong vườn chiếm tỷ lệ thấp, một trong các nguyên nhân cĩ lẽ do mương bao chưa đảm bảo và thu nhập từ vườn cây ăn trái là khá nên nơng dân chưa chú ý đầu tư khai thác thêm nguồn lợi thủy sản nầy.
  50. 41 Bảng 2.13 Hiệu quả kinh tế nuơi cá, tơm trong vườn cây ăn trái của nơng hộ ở ĐBSCL năm 1997 (năm đầu tiên, diện tích 1 ha đất vườn) Loại con Tổng chi Doanh thu Lãi thuần Thời gian Lãi thuần/ Hiệu quả (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) nuơi tháng đồng vốn (Tháng) (1.000đ) (Thu/chi) * Nuơi cá kết 4,100 11,200 7,100 8 887 2,7 hợp nhiều loại * Nuơi tơm 8,250 16,100 7,850 8 981 2,0 Càng xanh cống ĐÊ BAO MƯƠNG BAO M ư ơ Líp LÍP 3m n vườn g v ư ờ n Mương bao ngạn cống Hình 2.17 Mương vườn dùng để nuơi cá, tơm Tác động qua lại giữa trồng trọt và chăn nuơi trong canh tác vườn cũng đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn phụ phẩm do chăn nuơi mang lại, nguồn phân hữu cơ từ việc chăn nuơi heo, gà, vịt, bị, giúp ích cho việc cải tạo đất, đồng thời tạo ra sản phẩm trái cây sạch hay trái cây hữu cơ, một yêu cầu địi hỏi mang tính chiến lược và lâu dài cho xuất khẩu. Cần nghiên cứu hệ thống canh tác như thế nào để tác động và quản lý hệ thống sản xuất nơng nghiệp mang tính bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao. 2.2.6 Hệ thống canh tác tích hợp (integrated farming system) Hiện nay, trong điều kiện lao động ở nơng thơn của ĐBSCL cịn quá nhiều, diện tích đất canh tác của mỗi hộ gia đình lại ít, giá cả nơng sản luơn biến động thì chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuơi theo hướng “Canh Tác Tích Hợp” tỏ ra hiệu quả nhất, nĩ cĩ tác dụng lớn đến sự phát triển của người dân trên cả hai phương
  51. 42 diện kinh tế và xã hội, nhất là duy trì, phát triển tính đa dạng sinh học, đa dạng thu nhập, bảo vệ mơi trường sinh thái và vì vậy mơi trường sản xuất sẽ bền vững và đời sống của nơng dân cũng được ổn định. Trọng tâm của canh tác tích hợp là tối ưu việc sử dụng tài nguyên chớ khơng phải tối đa hĩa việc tạo ra một loại nơng sản đơn lẻ. Kiểu canh tác nầy tạo thêm cơng ăn việc làm trên cùng một quỹ đất đai của nơng hộ, giảm rất đáng kể chi phí đầu vào, hiệu quả lao động cao hơn và nhờ vậy giá thành của sản phẩm sẽ thấp hơn. Như vậy sản xuất tích hợp là gì? Đĩ là nơng hộ cùng lúc cĩ nhiều hoạt động sản xuất nơng-lâm-thủy sản kết hợp nhau (Hình 2.18; Nguyễn Thị Phương Linh, 2004), chúng khơng đứng riêng lẻ mà hiệp lực nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sản xuất của một lĩnh vực nầy sẽ tạo ra nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của lĩnh vực kia trong một chu trình khép kín với mức đầu tư thấp nhất. Vườn cây AO NUƠI CÁ Vườn cây Vườn cây AO NUƠI CÁ Vườn cây AO NUƠI CÁ KHU NHÀ Ở Vườn cây Chuồng và hệ AO NUƠI CÁ thống hầm ủ Vườn cây Vườn cây Hình 2.18 Sơ đồ bố trí hệ thống canh tác tích hợp VAC ở nơng hộ * Ưu điểm của HTCT Hệ thống canh tác tích hợp kết hợp giữa 3 bộ phận trồng trọt, chăn nuơi và thuỷ sản theo đĩ sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận này cĩ thể dùng để tạo nên sản phẩm của bộ phận khác cĩ giá trị cao hơn (gọi là VAC). Hệ thống canh tác VAC cĩ nhiều ưu điểm so với việc sản xuất riêng lẻ từng đơn vị vì trong hệ thống sản xuất này khơng cĩ phế liệu dư thừa. Kiểu sản xuất kết hợp khơng tạo ra thứ phẩm hay chất thải gây nguy hại đến mơi trường sống hay làm biến đổi hệ sinh thái của khu vực theo hướng xấu. Chất thải của chăn nuơi được sử dụng cho cá hoặc làm phân bĩn. Phế phẩm của trồng trọt được dùng chăn nuơi và nuơi cá. Phế phẩm của cá cĩ thể dùng nuơi heo hoặc làm phân. Việc kết hợp trong một hệ thống đã làm giảm bớt sự cạnh tranh nguyên liệu, thậm chí xố bỏ sự cạnh tranh này. Trong sản xuất kết hợp các loại nguyên liệu sẽ
  52. 43 được điều phối và sử dụng hợp lý hơn, phế liệu của đơn vị này được tận dụng cho đơn vị khác, nhờ đĩ mà năng suất và sản lượng của tất cả các hợp phần đều được cải thiện với chi phí sản xuất thấp hơn rõ rệt. Thơng thường diện tích bờ ao được tận dụng để trồng rau xanh. Một đoạn bờ ao nào đĩ được dùng để làm chuồng trại và dưới ao thì cĩ cá. Hoa màu tùy theo thời vụ và khả năng lao động cĩ thể là rau cải, đậu các loại, đu đủ, khoai mì , chuồng cĩ thể nuơi heo, trâu bị hay gà vịt, số lượng cũng tuỳ theo khả năng đầu tư chăm sĩc. Dưới ao thì thả ghép nhiều loại cá trong đĩ chủ yếu là cá rơ phi loại ăn tạp thiên về phiêu sinh và mùn bã, thứ đến là cá mè trắng, trơi, chép là những loại cá thích hợp cho các ao chỉ dùng phân chuồng và rau xanh quanh bờ. Phân gia súc bĩn thẳng vào ao hoặc cho cá ăn theo định lượng cùng với nước rửa chuồng như là phân bĩn cho ao. Phần cịn lại được gom vào hầm ủ để bĩn cho rau, màu. Rau xanh, một phần dùng cho bữa ăn hàng ngày, phần để bán, phần cịn lại là phần chủ yếu (bao gồm rau các loại) dùng cho chăn nuơi gia súc và cho cá. Sản phẩm cá được sử dụng trong gia đình và cho gia súc nhưng phần lớn sản lượng khi thu hoạch dùng tái sản xuất. Bùn sử dụng để làm nền cho hoa màu, đây là lớp đất tốt cho trồng trọt nhờ tích luỹ nhiều dưỡng chất (Hình 2.19; Nguyễn Thị Phương Linh, 2004). Phân Thủy sản Chăn nuơi Hoa màu, Trồng trọt (Biogas) phụ phẩm Sản phẩm Sinh hoạt gia đình Thị trường Hình 2.19 Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp phần trong hệ thống canh tác VAC Trong sản xuất riêng lẻ sức lao động khơng được sử dụng đúng mức, thời gian nhàn rỗi nhiều; cịn trong sản xuất tích hợp lao động được sử dụng đúng mức và hợp lý, khơng bị lãng phí lao động. Việc sản xuất kết hợp đã làm tăng giá trị lao động, tăng sản phẩm xã hội và tất nhiên là tăng thu nhập của hộ gia đình. Đây là điều hấp dẫn theo suy tính bình thường của nơng dân. Hệ thống canh tác tích hợp gia tăng tính đa dụng của sản phẩm, nhờ đĩ hạn chế, phân tán sự rủi ro gắn liền với nghề nơng, hệ thống này cũng gĩp phần cân đối cải thiện bữa ăn của gia đình từ nhiều loại sản phẩm sẳn cĩ trong nơng trại.
  53. 44 * Lưu ý một vài HTCT tích hợp khác Đến nay, trên thế giới cũng như trong nước, người ta tổng hợp được nhiều hệ thống canh tác tích hợp khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái của từng nơi, nguồn lao động, thị trường mà chọn hay tạo ra hệ thống cho phù hợp. Một vài kiểu canh tác tích hợp sau đây đã được áp dụng thành cơng ở ĐBSCL: (a) Cỏ-Bị-Trùn- Cá: Trồng cỏ để nuơi bị, lấy phân bị để nuơi trùn, trùn để nuơi cá. Ngược lại, phân bị, phân trùn và đáy bùn ao sử dụng trở lại làm phân bĩn cho cây trồng; (b) Heo- Biogas-Cá-Rau: Nuơi heo cĩ phân dùng làm biogas, nước thải từ túi biogas dùng để nuơi cá. Chất thải biogas và đáy bùn ao dùng trở lại làm phân bĩn cho rau. Rau phế phẩm dùng để nuơi heo, nuơi cá 2.3 Yêu cầu của HTCT Hệ thống canh tác là sự sắp xếp phối hợp rất năng động các hoạt động của nơng hộ trong đĩ tận dụng các nguồn tài nguyên, yếu tố kinh tế-xã hội và tự nhiên sao cho phù hợp với mục tiêu, lợi nhuận và sở thích của nơng hộ. Do vậy, việc chọn lựa, bố trí HTCT tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nĩ phải phù hợp với yêu cầu của HTCT. Đến nay chưa cĩ tài liệu nào viết riêng về yêu cầu của HTCT, người nghiên cứu HTCT phải tự tìm và thiết lập từ những tài liệu chuyên khoa về cây trồng, chăn nuơi, thủy sản và thường thì thơng tin nầy cũng khơng đầy đủ, đơi khi phải được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn. Như vậy, mức độ chi tiết và tính chính xác của yêu cầu HTCT tùy thuộc vào người thiết lập nĩ và thường thì thay đổi theo quốc gia, theo từng vùng sản xuất. 2.3.1 Yêu cầu điều kiện tự nhiên * Yêu cầu về đặc tính đất Cây trồng sống trên đất, hấp thu dinh dưỡng từ đất đồng thời chịu đựng mọi sự bất lợi của đất. Đất cĩ thể làm cho cây trồng vật nuơi phát triển tốt hơn hoặc làm giảm đi năng suất hay thậm chí giết chết nếu HTCT khơng phù hợp. Mỗi loại cây trồng, vật nuơi cĩ những yêu cầu về đất rất khác nhau, một đặc tính đất cĩ thể là bất lợi cho một loại cây trồng, vật nuơi nầy nhưng lại là một yêu cầu để phát triển của một loại cây trồng, vật nuơi khác. Đất là yếu tố cĩ thể cải tạo được cho phù hợp với yêu cầu của HTCT nên cần phải biết yêu cầu về đất của HTCT khi xây dựng và phát triển HTCT cho một nơi nào đĩ. Điều này rất cần thiết vì nĩ giúp cho người nghiên cứu HTCT quyết định chọn HTCT phù hợp cho từng vùng đất khác nhau, đề ra qui trình canh tác sát với yêu cầu của cây trồng, vật nuơi để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Yêu cầu của HTCT về đất cĩ thể bao gồm nhiều đặc tính khác nhau như: thành phần cơ giới, dung trọng, khả năng thốt nước, độ mặn, độ pH, dinh dưỡng đất (N-P-K), hàm lượng hữu cơ, độ sâu tầng phèn, tầng sinh phèn, chiều sâu tầng canh tác, độ sâu mực thủy cấp, độ dốc Tất cả đặc tính nầy cần phải được lượng hĩa. Yêu cầu về đất của một số hợp phần của HTCT được trình bày trong thí dụ ở Bảng 2.14.
  54. 45 Bảng 2.14 Thí dụ yêu cầu về đất của một số HTCT ở ĐBSCL Cây ăn trái Cây rau Cây lương Cây cơng thực nghiệp Sầu Xồi Khĩm Bơng Dưa Cây Khoai Đậu Mía riêng súng hấu lúa mì phộng Độ cao Đất thấp x x x (ngập nước) Đất cao x x x x x x (khơng ngập) PH 3.0 - 4.5 x x x x 4.5 - 5.5 x x x x x x x x 5.5 - 6.0 x x x x x x x x x Loại đất Phù sa x x x x x x x x x Thịt pha x x x x x x x sét (sét < 40%) Cát x Dinh dưỡng (NPK) Cao x x x x x x x x x Trung x x x x x x x x x bình Thấp x x x * Yêu cầu về đặc tính khí hậu Các sinh vật sống trên trái đất chịu ảnh hưởng sâu đậm của khí hậu và sự chuyển biến của thời tiết hàng ngày. Mơi trường sinh sống của các hợp phần trong HTCT cĩ liên quan mật thiết đến bầu khí quyển và do đặc tính của khí hậu quyết định sự tồn tại của HTCT. Thời tiết khơng những ảnh hưởng trên mọi giai đoạn tăng trưởng của sinh vật mà cịn ảnh hưởng quan trọng trước thời kỳ gieo trồng và sau khi gặt hái cũng như bố trí mùa vụ của HTCT. Trước thời kỳ gieo trồng, thời tiết xác định phẩm chất của hạt giống. Sau khi gặt hái, sự hơng phơi, chuyên chở và sự tồn trữ đều tùy thuộc vào các yếu tố của khí tượng. Ngồi ra khí hậu cịn ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuơi, thời vụ gieo trồng, thâm canh tăng vụ, phịng trừ sâu bệnh. Mỗi loại cây trồng, vật nuơi chỉ cĩ thể để tồn tại và phát triển trong một điều kiện khí hậu nhất định mà những điều kiện nầy khĩ mà cải tạo, sửa đổi. Chính vì vậy cần phải xác định thật cụ thể HTCT cĩ những yêu cầu gì về khí hậu như nhiệt
  55. 46 độ, lượng nước bốc hơi, vận tốc giĩ, cường độ ánh sáng, quang kỳ, vũ lượng và thời gian cĩ mưa như trong thí dụ ở Bảng 2.15 Bảng 2.15 Thí dụ yêu cầu về khí hậu thời tiết của một số HTCT ở ĐBSCL Yêu cầu của HTCT Đặc tính Lúa Rau/Màu Cá Tơm Cây ăn trái Chăn nuơi (Cao sản) (Đậu nành) (Rơ Phi) (Sú) (Xồi) (Heo) Nhiệt độ (0C) 25-30 25-30 25-30 25-30 25-30 20-28 Vận tốc giĩ 1.500 - (mm/vụ) Thời gian mưa 3 2,5 - - 12 - (tháng/vụ) Thời gian chiếu >6 >7 - - >6 - sáng (giờ/ngày) * Thuỷ văn Bảng 2.16 Thí dụ yêu cầu về chế độ thủy văn của một số HTCT ở ĐBSCL Cây ăn trái Cây rau Cây lương Cây cơng thực nghiệp Sầu Xồi Khĩm Bơng Dưa Cây Khoai Đậu Mía riêng súng hấu lúa mì phộng Nước pH nước 4.0 - 5.5 x x x x x x 5.5 - 6.5 x x x x x x x x x 6 5 - 7.5 x Độ sâu ngập 1 m x x 0.5 m x Thời gian ngập Suốt vụ x x Ngập ít x x khi triều cường
  56. 47 Chế độ thủy văn là những yếu tố rất khơng ổn định từng năm, thường gây tác hại mạnh mẽ đến sản xuất như độ sâu ngập, thời gian ngập; Chất lượng nước như chua (pH), mặn (EC), oxy hịa tan (OD), độ trong, kim loại nặng, H2S, mầm bệnh Chế độ thủy văn tác động mạnh mẽ việc bố trí cơ cấu mùa vụ, quyết định loại cây trồng, vật nuơi nhưng lại là yếu tố cĩ thể cải tạo được như ĐBSCL đã từng làm như bao đê để tránh lũ, triều cường; đấp đập để ngăn mặn Chính vì vậy yêu cầu của HTCT về chế độ thủy văn cần phải được xác định kỹ để cĩ thể bố trí HTCT phù hợp hoặc cải tạo chế độ thủy văn nhằm tránh thiệt hại sau nầy. Lũ về sớm đã từng làm thất trắng lúa Hè Thu, lũ cao làm ngập bờ ao cá gây thiệt hại nghiêm trọng là những bài học mà nơng dân phải trả giá cao trước đây. Thí dụ yêu cầu về chế độ thủy văn của một vài HTCT như trong Bảng 2.16 * Yêu cầu về dịch bệnh Đến nay cĩ nhiều loại dịch bệnh trên cây trồng và vật nuơi rất khĩ chữa, nếu cĩ chữa được cũng rất tốn kém khơng đem lại hiệu quả kinh tế. Khi bố trí HTCT cho một nơi nào đĩ thì phải bảo đảm rằng nơi đĩ khơng cĩ loại dịch bệnh gây hại nghiêm trọng hoặc làm thất bại HTCT đĩ. Muốn tránh được điều nầy cần phải biết loại dịch bệnh nào mà cây trồng, vật nuơi trong HTCT cần phải tránh. Sau đây là một vài thí dụ mà HTCT yêu cầu phải khơng cĩ: - Cam quýt: Yêu cầu khơng bệnh vàng lá gân xanh. - Tơm sú: Yêu cầu khơng bệnh đốm trắng. - Trâu bị: Yêu cầu khơng bệnh lở mồm long mĩng. - Rau cải: Khơng cĩ dịch sâu tơ. - 2.3.2 Yêu cầu về kinh tế * Kinh tế Kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống canh tác. Tổng số tiền cần thiết đầu tư vào mơ hình thường được nơng dân tính tốn trước khi quyết định chọn lựa mơ hình đầu tư. Trong hệ thống mức độ đầu tư được tính trên cơng thức: Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí Thu nhập = Tổng sản lượng thu hoạch (kg) x giá bán (kg) * Thu nhập -Sản lượng thu hoạch: Tất cả những sản phẩm thu hoạch từ hệ canh tác được kể đến cùng với các phần phụ phế phẩm cĩ giá trị của chúng. Ví dụ mơ hình lúa sản lượng gồm: Lúa và rơm rạ. Khi cần thiết, năng suất tính tốn cần phải được điều chỉnh tuỳ theo hàm lượng ẩm độ, tạp chất để cĩ thể so sánh năng suất giữa các loại giống hoặc năng suất từ vụ này đến vụ khác.
  57. 48 - Giá mua bán: Giá mua bán của một hàng hố biến động theo khơng gian, thời gian và mức độ quan trọng của loại hàng đĩ. Giá cả mua bán được sử dụng để qui đổi tồn hệ thu, chi trong quá trình sản xuất ra dạng giá trị và nhờ vào đĩ mà cĩ thể so sánh hiệu quả kinh tế của các hệ canh tác khác nhau. * Chi phí - Chi phí lao động Phí lao động bao gồm những hao phí lao động diễn ra trên cánh đồng từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Hao phí lao động thường khơng giống nhau ở tất cả các địa phương và thay đổi tuỳ theo loại, theo cơng việc làm, thời vụ trong năm, theo giới tính và theo tuổi tác. Ngồi ra, số cơng lao động trong gia đình cĩ sẳn nguồn lao động hay lao động trong vần cơng hay đổi cơng cũng nêu lên trong dự trù. - Tiền cơng cho chi phí lao động thường thay đổi theo: + Tiền cơng nơng nghiệp chuẩn (Standard agricultural wage). + Tiền cơng cơng việc (Task wage). + Tiền cơng mùa vụ (Seasonal wage). + Tiền cơng cơng việc theo mùa vụ (Seasonal task wage). - Tiền cơng nơng nghiệp chuẩn là giá tiền cơng cố định, khơng thay đổi theo mùa vụ hay theo cơng việc, giới tính. Thực tế loại tiền cơng này ít xảy ra. - Tiền cơng cơng việc là loại tiền cơng thay đổi theo cơng việc nhưng lại ổn định theo mùa vụ. Ví dụ: ở khắp các tỉnh ĐBSCL, giá cơng thu hoạch lúa là ổn định 1 giạ/1 cơng tằm cắt (tức khoảng 20kg/1300m2) khơng phân biệt mùa vụ. Đây là một tỷ lệ chia cố định. - Tiền cơng mùa vụ là loại tiền cơng này cĩ thể xảy ra nếu tại địa phương yêu cầu về lao động bị nghiêm ngặt do ảnh hưởng của thời vụ và mức cung lao động bị hạn chế. - Tiền cơng cơng việc theo mùa vụ là loại tiền cơng phổ biến nhất. Nĩ thay đổi khơng những theo loại cơng việc mà cịn theo tháng trong năm và cĩ khi theo giới tính. Để cho dễ dàng, những thơng tin về giá tiền cơng cần được thu lượm trước ở mức độ vùng để xem mức tiền cơng cĩ thay đổi theo giới tính, tuổi tác, cơng việc, năm tháng khơng (Nguyễn Văn Sánh, 1993). - Chi phí vật tư Những vật tư nơng nghiệp bao gồm hạt giống, phân bĩn, thuốc trừ sâu và các hố chất khác, nước tưới, đối với phân bĩn, các loại hố chất nĩi chung cần chú ý về số lượng và cả chất lượng. Ví dụ: loại phân bĩn, thành phần hữu hiệu, loại, nhãn hiệu hố chất, dạng lỏng hay bột. Về nước: nguồn nước tưới, khoảng cách từ nguồn nước đến cách đồng, số lần tưới, lượng nước mỗi lần tưới. - Giá các vật tư như phân bĩn, hạt giống, thuốc trừ sâu cĩ thể thu thập từ những người buơn bán địa phương, tại chợ địa phương. Trong những trường hợp vật tư loại cồng kềnh khĩ vận chuyển như phân hữu cơ, vơi giá vật tư được sử dụng để tính tốn sẽ cao hơn giá mua ở thị trường. - Nguồn cung cấp vật tư ở xa. - Đường vận chuyển hay phương tiện vận chuyển khĩ khăn. Ba yếu tố trên làm chi phí vận chuyển tăng cao và do đĩ giá vật tư phải là giá thị trường hoặc giá cho thuê (ví dụ: dịch vụ thuê máy mĩc).
  58. 49 - Chi phí năng lượng Chi phí năng lượng, thiết bị người nơng dân cĩ thể sử dụng năng lượng, động lực, thiết bị từ những máy mĩc sẵn cĩ (máy cày, máy bơm ) hoặc thuê. Chi phí sử dụng động lực, thiết bị này được tính theo giá cho thuê máy mĩc, thiết bị ở thời điểm đang xét. Giá thuê này tính theo “giờ” hay theo “ha”. Thơng thường nơng dân cho thuê gia súc kéo, máy mĩc cùng với người điều khiển. Vì vậy, cần xác định xem tiền lương của người điều hành máy cĩ bao gồm trong tiền thuê dịch vụ hay khơng. * Xây dựng cơ bản Một số HTCT địi hỏi phải xây dựng chuồng trại, đào ao, lên líp , việc đầu tư này được sử dụng cho nhiều năm. Khấu hao cho từng năm cần được tính tốn . * Lãi suất Nguồn lãi suất: thơng thường nơng dân cĩ vay nợ từ 2 nguồn từ nhà nước hoặc tư nhân. Nợ tín dụng từ nhà nước thường cĩ lãi suất thấp hơn tư nhân nhưng chi phí để mượn nợ thực ra cao hơn mức lãi suất này, bao gồm những phí dịch vụ ngân hàng ngồi phần lãi suất, chi phí đi lại và chờ đợi. Chi phí chờ đợi là phần thu nhập mà nơng dân mất đi do lãng phí cơng xin việc làm hoặc do vịệc trễ thời vụ làm năng suất cây trồng giảm. Thời gian tính lãi suất: Thời gian mượn nợ cần thiết cho hệ thống canh tác cũng phải được xác định rõ. Thơng thường thời gian này được kể từ khi chuẩn bị làm đất đến 1 tháng sau khi thu hoạch. Mức lãi suất chung này, khi phân tích phải được tính tốn cho mọi nơng hộ dù họ cĩ mượn nợ hay khơng. Bởi vì mức lãi suất này được xem như phí cơ hội của tiền vốn. Đĩ là số tiền lãi mà người nơng dân cĩ thể cĩ được nếu khơng đem số tiền này đầu tư vào sản xuất mà đem cho vay. Dự chi và dự thu của HTCT cần thiết lập để tính hiệu quả kinh tế. Tổng lợi nhuận từ việc tổng đầu tư được tính như trong Bảng 2.17. Bảng 2.17 Hạch tốn kinh tế tồn phần (Gross margin) trồng củ cải tại Tunesia (Nguồn Bonjit, 1990) Nội dung Số lượng Đơn vị Giá (USD) Thành tiền % Tổng thu 38,00 t 13.00 494.00 (Gross return) Chi phí (Variable cost) Hạt giống 4,00 kg 11.20 44.80 10.63 Phân bĩn N (33%) 200,00 kg 0.60 120.00 28.48 N (26%) 100,00 kg 0.50 50.00 11.87 P2O5 45% 200,00 kg 0.36 72.00 17.09 Thuốc cỏ Avadex 3,00 l 4.50 13.50 3.20