Giáo trình Địa lý các khu vực và một số quốc gia của Châu Âu - Châu Phi

pdf 37 trang vanle 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý các khu vực và một số quốc gia của Châu Âu - Châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dia_ly_cac_khu_vuc_va_mot_so_quoc_gia_cua_chau_au.pdf

Nội dung text: Giáo trình Địa lý các khu vực và một số quốc gia của Châu Âu - Châu Phi

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TỔ SỬ - ĐỊA Giáo trình ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC & MỘT SỐ QUỐC GIA CỦA CHÂU ÂU - CHÂU PHI Người biên soạn: PHAN NGỌC ÁNH Giảng viên Trường ĐẠI HỌC AN GIANG LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2002
  2. Phần I: Địa Lý Châu Âu Chương I: Khái Quát Địa Lý Châu Âu Các Đặc Điểm Địa Lý Tự Nhiên Châu Âu Địa Hình Và Khoáng Sản I. Lịch sử phát triển của lục địa a-Thời tiền cam Lục địa Châu Âu bao gồm 1 nền cổ gọi là nền Nga hay còn gọi là nền Đông Âu, chiếm toàn bộ đồng bằng Nga và phần lớn bán đảo Xcanđinavi hiện nay và lục địa Bắc Ðại Tây Dương . b-Đại cổ sinh Chu kỳ Calêđôni: hình thành nên các khối núi ven rìa lục địa Châu Âu như đất Phran Iơxip, Sét len, Ailen, Tây nước Anh. Chu kỳ Hec xi ni: tạo nên các núi trung bình và các miền đất cao trung tâm Châu Âu kéo dài từ Ailen đến Anh qua Pháp đến Tiệp Khắc. c-Đại trung sinh và kỷ đệ tam Vận động tạo sơn Anpơ làm xuất hiện miền núi trẻ Nam Âu với hướng T - Đ gồm các dãy Pirênê, Anpo, Cacpat, Bancang tới bán đảo Tiểu Á và nối tiếp với miền núi trẻ Tây Á. Lục địa Bắc Ðại Tây Dương bị đổ vỡ tạo ra biển Mangso và quần đảo Anh. Kèm theo uốn nếp và đổ vỡ là hoạt động núi lửa ở Ailen, Aixolen, quần đảo Setlen, bán đảo Xcanđinavi và nhất là ở Nam Âu. Tác động của băng hà Kỉ Đệ Tứ đã để lại rất nhiều hồ băng hà và các dãy đồi đôi thạch ở Bắc Châu Âu. II. Địa hình a-Đặc diểm chung Chịu tác động bào mòn rất mạnh mẽ, riêng phần Bắc Âu do tác động của băng hà nên bề mặt lục địa bị cắt xẻ rất nhiều. 2/3 diện tích là bình nguyên và đất thấp duởi 200m, tương đối bằng phẳng, tập trung chủ yếu ở phía Đông. 1/3 diện tích là núi và cao nguyên từp trung ở phía Tây, đa số là núi thấp hướng T-Đ và B-N. b-Các miền địa hình: Đông Âu và Tây Âu: Địa hình Đông Âu: chủ yếu là bình nguyên Nga kéo dài từ Bantích đến Uran rộng 4.000.000 km2 thấp dưới 200m, tương đối bằng phẳng. Có nhiều miền đất cao chạy theo B-N xen kẻ với các miền đất thấp, cao nhất là miền TB của bình nguyên Nga trên bán đảo Kola và thấp dần về phía ĐN với vùng cận Caxpi ( _28m). TB bình nguyên là các dãy đồi băng tích với hàng ngàn hồ băng hà. ĐN bình nguyên có nhiều khe rãnh và thung lũng sông Địa hình Tây Âu: tương đối phức tạp. Miền Đông Bắc Tây Âu và các mạch núi già
  3. Đồng bằng Ba Lan và Bắc Đức là loại bình nguyên đồi thấp địa hình mấp mô gợn sóng cao 30m - 100m, vùng duyên hải ngoài cùng là các đụn cát viền lấy các dải đất thấp và đầm nước mặn. Miền này đang từ từ hạ xuống ( mỗi thế kỷ khoảng 10 cm ). Khu vực Tây Bắc Âu bao gồm bán đảo Xcandinavi, phần Bắc và Trung Anh, Ailen địa hình bị cắt xẻ bởi các thung lũng sông, các vịnh biểân sâu kiởu FiO. Các dạng địa hình phổ biến là địa hình băng hà, các dạng núi sót, các cao nguyên ba dan. Trên bán đảo Xcandinavi núi và cao nguyên tập trung ở phía Tây &TB, cao nhất là miền núi phía Tây ( 2469 m) sườn dốc về phía tây bị chia ra cắt bởi hệ thống FiO & thung lũng sông, phía đông là dãi bình nguyên thấp dần từng bậc xuống vịnh Bôtni, phía Nam là bình nguyên Phần Lan và nam Thụy Điển với các hồ băng hà và các dải đồi đôi thạch. Miền núi già Hecxini( phía Nam đông bằng Balan và Bắc Đức gồm các khối núi có độ cao trung bình: các núi nam Anh, khối Trung Sơn, Trung Đức,Tiệp, giữa các khối núi là các bình nguyên hoặc bồn địa. Miền núi trẻ Anpơ nằm ở Nam Châu Âu kéo dài từ T-Đ gồm những dãy núi hướng T-Đ và hướng vòng cung có nhiều đỉnh nhọn lởm chệm cao hơn 4500m quanh năm tuyết phủ. Giữa các dãy núi cao, là các đồng bằng thấp trước và giữa núi: đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa nuyp, đồng bằng S.Pô. Miền núi Anpo gồm các dãy núi chính: Dãy Anpo: đồ sộ cao nhất Châu Âu uốn thành vòng cung từ bờ biển Ðởa Trung Hải đến Thụy Sĩ với hướng chính là T-Đ cao nhất là ngọn Bạch Sơn ( 4810m ) quanh năm tuyết phu, Anpo có nhiều thung lũng sâu, nhiều đèo thấp nên không cản trở giao thông. Dãy Cacpat và dãy Bancang ( phần kéo dài về phía Đông của dãy Anpo ) Dãy Cácpat uốn thành vòng cung lưng quay về phía Đông ôm lấy bình nguyên trung lưu sơng Danuyp & cao nguyên Tranxinvanie dài khoảng 1500 km rộng tb 150 km cao từ 1500 - 2000 m đỉnh cao nhất 2663 trên khối núi Ta Tra. Dãy Bancang cũng uốn thành vòng cung ôm lấy bình nguyên hạ lưu sơng Ðanuyp, đỉnh cao nhất 2.925m. Anpo kéo dài về phía Nam tạo thành các dãy núi trên bán đảo Ibêrich, bán đảo Apennin và bán đảo Bancang. Các bán đảo này chủ yếu là núi, bình nguyên chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp, trong đó phân bố rộng rãi các khối núi đá vôi. Dãy Pirênê dài 450 km cao trung bình 1500- 2000 m ở biên giới Pháp. Tây Ban Nha - là dãy núi hiểm trở nhất Châu Âu. . Dãy Apennin chạy dài trên bán đảoApennin đến Địa Trung Hải cao trung bình 1500-2000m địa hình tương đối phức tạp:miền trung Apennin dọc bờ biển Adriatich có nhiều khối núi đá vôi và các dạng địa hình Karst, miền nam ven bờ biển Tirenê là các dãy đồi diệp thạch xen kẻ với các khối núi đá vôi. Ngoài ra dọc bờ biển là các dạng núi lửa cổ và hiện đại (Núi lửa Vesuvio 1277m cứ vào khoảng 100năm lại phun 1 lần). Trên bán đảo Bancang chạy dọc bờ biển Adriatich là dãy Pinđo và các nhánh trên bán đảo PeloponeXô tạo thành dãy núi đá vôi uốn nếp xen kẻ với các dãy núi sa thạch đệ tam cao trung bình 2000-2500m, nhiều dạng địa hình Karst khó đi lại. III. Khoáng Sản Phong phú, nhiều mỏ có trữ lương vào loại lớn của thế giới, phần lớn tập trung ở các miền núi già và đồng bằng Nga, nhiều nhất là than,sắt, dầu lửa, hơi đốt.
  4. Than: có nhiều ở Anh, Pháp, Đức, Balan,Ucraina, CHLBNga Sắt: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu trong các vùng Krivoi-Roc(CH Ucraina), Cuơcxoco ( CHLB Nga ) đó là những mỏ sắt thuộc loại lớn nhất thế giới. Trên các bán đảo Ibêrích, Xcandinavi, Crưm cũng là những khu vực có nhiều mỏ sắt tốt. Dầu lửa: Ở miền Đông và Nam dãy Các -pát (Balan- Rumani) sườn Đông dãy Cap-ca(CHLB Nga). Vùng Vonga và Uran là một trong những nơi nhiều dầu lửa nhất thế giới. Miền Uran còn có nhiều sắt và các kim loại khác. Ngoài ra còn có đồng ở bán đảo Xcanđinavi, crôm ở bán đảo Bancang, quặng đa kim loại ở bán đảo Ibêrich. Khí Hậu I. Khái quát về khí hậu Châu Âu Chủ yếu là khí hậu ôn đới, song do ảnh hưởng của biển, địa hình, miền Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương ấm áp, ôn hòa càng sang phía đông khí hậu càng chuyển sang tính chất lục địa. Miền Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa: hạ nóng đông lạnh, nhưng không gay gắt như các châu lục khác. II. Các yếu tố khí hậu a-Nhiệt độ Tháng Giêng: Các đường đẳng nhiệt chạy gần như song song với hướng kinh tuyến (B-N) Đường đẳng T +5oC chạy dọc theo bờ biển các nước Anh, Pháp. Tận cùng biên giới phía Đông của lục địa là đường đẳng nhiệt -15oC. Như vậy càng sang phía Ðông nhiệt độ càng thấp. Nếu lấy đường đẳng nhiệt -5oC làm ranh giới cho khu vực của mùa đông lạnh thì hầu hết đất đai miền Ðông Âu có mùa đông lạnh lẽo nhiệt độ dưới - 5oC, Tây Âu có nhiệt độ trên -5oC, trong đó 1/2 diện tích có nhiệt độ trên 0oC, nhiệt độ của miền khí hậu ôn đới hải dương. Ðó là kết quả của gió tây ôn đới và dòng biển bắc Ðại Tây Dương. Tháng Bảy: Các đường đẳng nhiởt chạy theo hướng vĩ tuyến (Đ-T), nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc. Đường đẳng nhiệtt +10oC chạy men theo bờ Bắc Băng Dương gần trùng với Vịng Cực Bắc. Hầu hết lục địa Châu Âu có nhiệt độ trên 10oC. Lục địa Châu Âu trong thờii gian này có một mùa hè tương đối nóng. Theo qui ước nếu lấy đường đẳng nhiệt +20oC làm ranh giới khu vực có mùa hạ nóng, thì ½ diện tích ở phía Nam & ĐN có mùa hạ nóng và kéo dài hơn, càng đi về phía ĐN nhiệt độ càng cao. Nhìn chung sự phân bố nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 của Châu Âu cũng đã thể hiện 1 phần nào tính chất khí hậu của nó: Ví dụ o Thành T tb tháng phố Pari Praha Kiép Vongagrat Tháng 7 18o 19o 19o 14o Tháng 1 2 -2 -6 -10 Biên độ 16 21 25 34 Sự phân bố nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 ở bảng trên cho thấy ở Tây Âu mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, biên độ nhỏ, càng sang Đông Âu, mùa hạ trở nên nóng bức, mùa đông lại lạnh đi nhiều, biên độ lớn.
  5. b. Khí áp và gió Tháng 1: Mùa dông ở ½ cực Bắc áp cao Xibia bao phủ miền Đông và Nam Âu dính liền với áp cao A-Xo ngoài khơi Ðại Tây Dương. Đồng thời áp thấp AiXôlen cũng phát triển bao phủ toàn bộ miền TB Châu Âu. Giữa 2 khu áp nầy hình thành FP - nơi phát sinh ra gió xoáy chuyển dịch theo hướng TN - ĐB.Gió chủ yếu ở Châu Âu là gió Tây và Tây Nam, mang theo nhiều hơi nước, bầu trời lạnh lẻo u ám, có khi mang theo sương mù và mưa lạnh. Miền ĐN có gió Nam và Đông Nam khô lạnh từ lục địa Châu Á thổi qua. Tháng 7: Mùa hạ ở ½ cực Bắc 1 khu áp thấp bao phủ trung tâm Châu Âu. Ngoài đại đương áp thấp AiXôlen thu nhỏ lại, áp cao A-xo phát triển và dịch lên phía Bắc một ít bao phủ cả miền Trung và Nam Âu. Gió chủ yếu ở Châu Âu là gió Tây và Tây Bắc mang theo mây và mưa càng vào sâu trong lục địa càng khô. Miền Nam Âu chủ yếu là gió Đông và Đông Bắc. c. Mưa Tương đối phong phú P từ 500-1000 mm, 1/2 diện tích Châu Âu có lượng mưa bằng hoặc trên 1000 mm, lượng mua giảm dần từ T sang Đ phụ thuộc vào sự biến tính của gió Tây ôn đới. Miền mưa nhiều nhất là ven Đại Tây Dương phía Tây Na Uy, Anh, các sườn tây của Pirênêê, Anpo, lượng mua trung bình 2000 mm. Những nơi cao có lượng mua hon 3000-4000 mm ( đón gió Tây ôn đới ). Các miền xa biển như Cacpat, Bancang, khối Trung sơn lượng mua cũng khá cao trên 1000 mm phân bố đều cả năm. Bình nguyên Nga có lượng mua từ 500-600 mm chủ yếu vào mùa ha, lượng mua nhỏ nhất ở ĐN bình nguyên Nga và miềøn đất thấp cận Caxpi 160 mm - 250 mm ( do miền nầy chủ yếu nằm ở phía Nam áp cao Á-Âu có gió Nam và Đông Nam khô khan từ lục địa Châu Á thổi qua. Những miền khuất gió như phía Đông bán đảo Xcandinavi, Ibêrich và miền cực Bắc Châu Âu cũng mưa ít P: 300-500 mm/năm. III. Các khu vực khí hậu a-Miền khí hậu cực và cận cực Gồm bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía Bắc. Mùa đông lạnh lẽo kéo dài từ 7-10 tháng. Mùa hạ ngắn mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ, lượng mua nhỏ trung bình 300-500 mm/năm, nhiệt độ quanh năm thấp, phần lớn đất đai ẩm thấp, biến thành đầm lầy. b. Miền khí hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa Khí hậu ôn đới hải dương: Quần đảo Anh, bờ biển phía Tây bán đảo Xcandinavi, bán đảo Giutlen, Pháp có khí hậu ôn đới hải dương điển hình: mùa đông ấm áp, mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng 1 thường trên 0oC. mua nhiều và mưa quanh năm, hon 2000 mm, tuyết chỉ có trong 1 thời gian ngắn.Ở Ailen nhiệt độ trung bình tháng 1: +5oC, tháng 7: +15oC, phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Vào sâu trong nội địa các nước như miền Đông nước Pháp, Đức, Tiệp, Ba Lan và 1 phần phía Nam Thụy Điển. Tính chất lục địa tăng dần, do đó có khí hậu trung gian, không lạnh lắm nhưng không ôn hòa như vùng bờ biển Tây Âu, biên độ tăng dần từ Tây sang Đông.
  6. Tháng 7 Tháng 1 Biên độ Béc lin 19o 0o 19o Vac sa va 19o - 4o 23o lượng mua cũng giảm dần, thích hợp phát triển rừng cây ôn đới. Khí hậu ôn đới lục địa: Gồm phần lớn đất đai Đông Âu - mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, càng sang phía Đông tính chất khắc nghiệt càng biểu hiện rõ. Biên độ nhiệt độ rất lớn,Matxcơva tháng 7:19o Ctháng 1: -10oC, P cũng giảm dần từ Tây sang Đông. Mùa Đông ở đây rất lạnh và kéo dài, thỉnh thoảng có những đợt không khí lạnh từphương Bắc tràn xuống, thời tiết trở lạnh dữ dội, ban đêm nhiệt độ từ -20oC, - 30oC Mùa hạ nóng khô nhất là ở Đông Nam bình nguyên Nga, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. c-Miền khí hậu cận CT ( Ðịa Trung Hải ) Gồm miền Nam Âu, mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông ấm và ẩm. Nhiệt độ tháng lạnh nhất trên 0oC. nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 50 đến 10oC, nhiệt độ tháng 7: 25oC, lượng mua trung bình: 500 mm/năm, chủ yếu vào mùa đông. Thích hợp trồng nho, cam chanh, ôliu. Sông Hồ I. Khái quát - Nhiều sông ngòi, phần lớn là những sông tương đối nhỏ. - Do đặc điểm địa hình, khí hậu hai miền Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mật độ, chiều dài cũng như chế độ sông ngòi ở mỗi miền có khác nhau. II. Sông ngòi Đông Âu Miền Đông Âu chiếm một diện tích rộng lớn ( 2/3 diện tích châu lục ), địa hình thấp, bằng phẳng, chạy theo hướng BN, có nhiều sông dài từ 1.300 km - 3.500 km, dòng sông ít thác ghềnh. Các sông đều bắt nguồn từ các miền đất cao ( 170 m - 200m ), dòng sông đóng băng trong mùa đông, lũ lớn vào mùa xuân, mực nước thấp nhất vào mùa hạ. Các sông tương đối lớn: Sông Petchora, Bắc Dvina chảy ra Bắc Băng Dương. Sông Tây Dvina chảy ra biển Bantích. Sông Ðơn, Ðoniep chảy vào Adôp và Hắc Hải. Sông Vonga, Uran chảy vào Caxpi. Các sông phần lớn được nối với nhau bằng hệ thống kênh đào, nên có giá trị rất lớn về giao thông, từ Địa Trung Hải đến Ban tích, từ Caxpi đến Bạch Hải hoặc Ban tích. Quan trọng nhất là sông Vonga dài nhất Châu Âu 3.600 km, hướng chủ yếu là TĐ. Lưu lượng trung bình ở hạ lưu là 8.000m3/s hiện nay đã có hàng loạt các đập thủy điện được xây dựng trên sông Vonga( Goocki 500.000 Kw), Sebô Xari 1 MKw, Cubisep 2 MKw). Ngoài ra sông Vonga còn có
  7. nguồn thủy sản rất phong phú. Trên sông Vonga có nhiều thành phố lớn Calinin, Goocki, Ulianốp, Vongagrat. III. Sông ngòi Tây Âu So với Đông Âu, Tây Âu ấm áp, lượng mưa phong phú hơn nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là những sông nhỏ. Đổ ra Đại Tây Dương: sông Odo, sông Enbo, sông Raino, sông Loa, sông Garơn, sông Thêm các sông nầy quanh năm nhiều nước, thủy chế điều hòa. Đổ ra Địa Trung Hải: sông Êbrơ, sông Rôn, sông Pô, sông Tibro. Các sông nầy có thủy chế thất thường, mực nước cao nhất vào mùa dông, thấp nhất vào mùa hạ. Phần trung lưu và hạ lưu sông ngòi Tây Âu có giá trị rất lớn về giao thông: sông Danuyp, sông Raino, và các sông của Anh,Pháp,Đức là những đường thủy hết sức quan trọng trong nội địa. Phần thượng lưu thuộc miền núi Anpo,trên bán đảo Xcandinan, có giá trị rất lớn về thủy điện. Sông Danuyp dài 2.850 km, bắt nguồn từ sườn phía đông núi Rừng Đen trên độ cao 1.100 m, chảy theo hướng Đông vàhướng Nam rồi đổ vào Hắc Hải. rồ Ở thượng lưu sông có tính chất của các sông miền núi Anpo, dòng sông có lưu lượng cực đại vào mùa xuân do băng tuyết tan, sau khi vượt qua những hẽm vực vùng rừng Bohême, dòng sông ít dốc, chảy quanh co và lan rộng thành nhiều nhánh trên bình nguyên trung và hạ lưu sông Danuyyp. Đoạn hạ lưu, dòng sông thường ít nước vào mùa hạ do bốc hơi mạnh, đoạn nầy cũng nhận nhiều phụ lưu từ Anpo, Cacpat, Bancang chảy tới, phần cuối sông chảy êm đềm trong một vịnh biển cũ mà nó vừa bồi đắp phù sa. Đây là con sông có tầm quan trọng lớn trong việc giao thông liên lạc giữa các mước Trung Âu và Đông Âu ( Đức, Áo, Hungari, Nam Tư, Rumani, Bungari ). Trên mạch Anpo cũng có một số hồ lớn được hình thành do hiện tượng đứt gãy kết hợp với tác dụng của băng hà như hồ Gonevo, Côngtang, Lêman các hồ nầy có giá trị rất lớn về giao thông, nuôi cá và là nơi nghỉ mát của Châu Âu. Các Đới Cảnh Quan Tự Nhiên Châu Âu nằm trong miền ôn đới và có lượng mua lớn nên thực, động vật các miền tự nhiên ở đây phong phú hơn so với các miền khác cùng vĩ độ. Càng sang phía Đông, lượng mua càng giảm thực vật cung ít di. Nói chung rừng cây ôn đới chiếm phần lớn diện tích, còn thảo nguyên và nửa hoang mạc chiếm một phạm vi hẹp ở miền Đông Nam. I. Miền Đài nguyên Chiếm 3% diện tích Châu Âu gồm các đảo phía Bắc miền bờ biển Bắc Băng Dương. Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông kéo dài, mùa hạ rất ngắn, nhiệt độ tháng 7 cũng không quá 10oC, băng tuyết phủ dày, đất đai biến thành đầm lầy, do đó thực vật chỉ có rêu và địa y. Phía Nam có các cây bạch dương lùn, liễu lùn miền cực, mùa hạ ngắn nhưng cỏ mọc rất nhanh điểm một số loại hoa sặc sỡ, đài nguyên như sống lại. Động vật có các loại chồn, voi biển, gấu trắng Mùa hạ có rất nhiều loại chim di cư tới sinh sống như ngỗng trời, vịt trời Miền nầy đã được khai phá, cảnh đài nguyên thay dMỹi mỗi ngày. II. Miền rừng lá kim ( Taiga ) Phát triển trên 1 diện tích rất lớn kéo dài từ bán đảo Xcandinavi tới Uran, từ phía Nam miền đài nguyên tới 55oB, mùa đông rất lạnh, hạ nóng lượng nước rơi tương đối nhiều nên thực vật lá kim phát triển mạnh, điển hình là các loại thông, tùng, bách. Về phía Đông rừng taiga lan rộng hơn và
  8. hòa vào miền taiga của Xibia. Phía Nam xuất hiện các cây lá rộng như phong, bồ đề Đất chủ yếu là đất Pôdôn nghèo mùn, có độ chua khá cao. Động vật có các loại có lông dày và đẹp như sóc, gấu xám, một số hưu nai ôn đới. Rừng và đầm lầy có nhiều loài chim. Miền nầy đã được khai phá và trở thành miền công nghiệp gỗ và chế biến gỗ quan trọng của Châu Âu. III. Miền rừng hổn hợp và rừng cây lá rộng Chiếm diện tích lớn nhất, gồm phần lớn đất đai của Tây Âu và 1 phần Đông Âu, kéo dài từ Tây sang Đông, càng sang phía Đông càng thu hẹp lại và tận cùng ở phía Nam dãy Uran, phía Bắc đến 60oB, phía Nam đến tận dãy Cacpat và miền Địa Trung Hải. Mùa đông ấm, mùa hạ nóng, mưa nhiều, thực vật là lá kim và lá rộng mọc lẫn lộn như thông, tùng, bách, sồi, giẻ, bồ đề Miền duyên hải ĐỚI Tây Dương có khí hậu ôn đới hải dương điển hình, thực vật chủ yếu là các loại sồi, giẻ và các loại cây lá rộng xanh quanh năm. càng sang phía Đông tính lục địa càng tăng, các loại bạch dương và thông phát triển mạnh. Đất chủ yếu là đất rừng nâu bị glây hóa và đất Pốt dôn. Miền nầy đã được khai phá triệt để, trở thành những cánh đồng lúa mì, củ cải đường rộng lớn. Rừng chỉ còn lại trên những sườn núi cao, dã thú hầu như đã tuyệt chủng chỉ còn một vài loài như gấu, chó sói, việc chăn nuôi bò, cừu rất thuận lợi. IV. Miền rừng thảo nguyên và thảo nguyên Ở miền Nam Đông Âu khí hậu lục địa khô khan, mưa ít, bốc hơi nhiều. Thực vật chủ yếu là các loài cỏ và rừng cây thưa. Phía bắc ẩm hơn cỏ mọc dày và cao, cây mọc thành rừng, phía nam khí hậu khô khan hơn, cỏ mọc thưa thớt. Động vật có các loài gặm nhấm như thỏ rừng, chuột nhảy và có nhiều loài chim ( cò, vạc, sếu, đa đa, sáo ). Miền nầy có loại đất đen Tsecnodiôm phì nhiêu, nên phần lớn diện tích đã biến thành những cánh đồng lúa mì và ngô, ngoài ra người ta còn trồng hướng dương, củ cải đường và các loại cây ăn quả. V. Miền cận chí tuyến khô Chiếm khoảng 11 % diện tích Châu Âu, bao gồm dãy đất ven bờ các bán đảo Ibêrich, Apennin, Bancang và một số đảo trong Điở Trung Hải. Mưa mùa đông, khô hạn mùa hạ. Thực vật gồm các loại cây lá xanh quanh năm và rụng lá mùa đông như sồi, giẻ, thông ngoài ra còn có các loại cây có võ dày như giẻ gai, cọ, xương rồng. Đất phổ biến là đất nâu rừng khô cận nhiệt. Động vật tương đối phong phú, trong rừng có hoẳng, chó sói, nhím, thỏ rừng và các loài gặm nhấm. Miền Nam bán đảo Ibêrich có nhiều giống khỉ Bắc Phi, chim chóc và bò sát rất nhiều. Do đặc điểm khí hậu, người ta đã biến những nơi được tưới nước tốt thành các rừng cây ô liu và vườn nho trù phú. VI. Miền 1/2 hoang mạc và hoang mạc Phát triển ở cực Đông Nam miền Đông Âu, trong miền đất thấp cận Caxpi khí hậu rất khô khan. P: 300 mm/năm, hầu như không có sông ngòi. Thực vật thưa thớt, có nhiều cây lựu và gai mọc như cây ngãi đắng, xương rồng, Động vật có nhiều giống động vật thảo nguyên gồm các loại gặm nhấm như thỏ rừng, chuột, các loài bò sát như thằn lằn, rắn rùa, VII. Miền núi cao Thực vật và động vật thay đổi theo độ cao, dưới chân núi là miền cận nhiệt với vườn nho và vườn hoa tươi tốt, trên sườn núi cao từ 800m - 1800m là miền rừng cây lá kim, từ 1800m trở lên, cây cối thưa dần, các loại cây và cỏ thay thế rừng. Miền đồng cỏ cũng có nhiều hoa, màu sắc rất đẹp, cao hơn là miền đất trơ trụi, từ hon 3000m băng tuyết vĩnh cửu.Động vật có nhiều loài động vật núi cao như nai, sơn dương, đại bàng, thằn lằn. Miền rừng lá kim gấu xám, gà rừng, đa đa, chim gõ mõ. Miền nầy có nhiều phong cảnh đẹp làm nơi nghỉ mát và du lịch.
  9. CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN VĂN – KINH TẾ - XÃ HỘI I. DÂN CƯ - DÂN TỘC 1. Dân cư Châu Âu có diện tích nhỏ nhưng dân số rất đông hơn 727.000.000 người, chiếm gần 1/8 dân số thế giới. Mật độ 72,7 người Km2 ( cao nhất ). Phân bố tương đối đồng đều, miền đông dân cư nhất là hạ lưu sông Rôn, miền trung tâm quần đảo Anh, các miền Rua, Xiledi, Đônét đây là các miền nằm gần những đường giao thông quan trọng, các khu hầm mỏ lớn, có nhiều đô thị, miền Bắc và ĐN dân cư thưa thớt hơn. 2. Dân Tộc Phần lớn dân cư Châu Âu thuộc chủng tộc Ơrôpeôit có những đặc điểm như: màu da từ ngâm đen đến trắng, tóc nhiều màu, vóc người từ trung bình đến cao, mũi cao, môi mỏng, tóc dợn sóng hoặc thẳng, nhiều long và râu. Căn cứ vào loại ngôn ngữ chính, người ta chia dân cư châu âu thành 3 nhóm ngữ tộc sau: Nhóm ngữ tộc Xlavơ: chiếm khoảng 1/3 dân số Châu Âu sinh sống chủ yếu ở phía đông, một phần ở phía nam và miền trung tâm, gồm người Nga, Biêlôâruxya, Tiệp (Séc, Xlôvakia), Bungari, Extônia, Litva, Latvia Nhóm ngữ tộc Giéc- manh sống ở Tây Bắc và một phần Trung Âu gồm người Đức, Anh, Hà Lan, Ixolen, Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch. Nhóm ngữ tộc La tinh sống ở phía Nam và Tây nam Châu Âu gồm gồm người Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Rumani và một phần Xcôtlan, Anh. Ngoài ra Châu Âu còn nhiều dân tộc nhỏ có ngôn ngữ và văn hóa riêng như người Phần Lan, Hungari, Anbani, Hi lạp. II. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ Châu Âu hiện nay gồm 43 quốc gia (bản đồ kèm theo) Các Khu Vực Địa Lý Tự Nhiên Châu Âu Toàn bộ lãnh thổ Châu âu là bộ phận có hình dạng lãnh thổ bị chia cắt mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đại Tây Dương. Tuy cấu tạo địa chất và địa hình khá phức tạp, nhưng trên đại bộ phận lãnh thổ cảnh quan rừng chiếm địa vị thống trị. Có thể chia Châu âu thành các xứ sau đây: 1. URAN Uran là dãy núi không lớn, nhưng vì nằm giữa hai đồng bằng lớn, nên nó trở thành một xứ tự nhiên riêng biệt. Núi Uran là nơi có nguồn khoán sản rất phong phú, ở đây tập trung nhiều mỏ quặng có trữ lượng khá lớn như sắt, đồng, bôxit, ngoài ra còn có niken, vonfram. crôm, vàng, thủy ngân v.v Vì thế Uran trở thành một trong những trung tâm công nghiệp rất quan trọng của Nga. Xứ Uran nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn đới, có rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với dự trữ khá lớn. 2. BẮC ÂU Xứ Bắc Âu bao gồm lãnh thổ các nước Na Uy. Thụy Điển, Phần Lan và vùng Carêli thuộc Nga. Lãnh thổ Bắc âu gồm hai bộ phận: miền núiXcănđinavi và miền đồng bằng phía đông. Núi Xcănđinavi thuộc đới uốn nếp Cổ sinh, bị san bằng mạnh trong thời kỳ băng hà, sau này được nâng lên với độ cao trung bình 1200 - 1400m, trên nền cổ Đông Âu. Do ảnh hưởng của băng hà đệ Tứ trên các đồng bằng có một hệ thống hồ rất dày đặc, còn các sông mới được hình thành nên có nhiều thác ghềnh.
  10. Bắc Âu nằm trong miền khí hậu ôn đới lạnh và ẩm nhất Châu Âu, nên phần lớn lãnh thổ phủ rừng lá kim. Nguồn tài nguyên phong phú nhất của Bắc Âu là khoáng sản (gồm sắt, đồng, chì kẽm ) gỗ và nguồn thủy năng, vì thế các ngành công nghiệp khai khoáng, khai thác, chế biến gỗ và công nghiệp điện là thế mạnh của các nước khu vực này. 3. ĐỒNG BẰNG CHÂU ÂU Bao gồm toàn bộ đồng bằng Nga, các đồng bằng Đức và BaLan. Các đồng bằng này đều hình thành trên vùng nền Nga, nên có dạng một đồng bằng lượn sóng, với các vùng đất cao xen kẽ với các vùng đất thấp, dộ cao của đồng bằng thay đổi từ 100 đến 300 - 400m Đồng bằng Châu Âu nằm chủ yếu trong miền khí hậu ôn đới chuyển tiếp nhưng vì kích thước rộng lớn nên điều kiện khí hậu không đồng nhất giữa các vùng: càng đi về phía nam càng ấm, càng đi về phía đông và đông nam tính lục địa càng tăng. Mạng lưới sông ngòi trên đồng bằng khá phát triển, có các sông lớn và nhiều nước bậc nhất châu Âu. Các sông đáng chú ý là Vônga (3690km), sông Đôn, sông Đniép chảy về phía nam, còn các sông Pétxôra, Bắc Đơvina, Vixla và Enbơ đổ vào các biển phía bắc. Các sông trên đồng bằng phần lớn được nối liền với nhau bởi một hệ thống kênh đào, làm cho thuyền bè có thể đi lại từ nam lên bắc, từ tây sang đông rất dễ dàng. Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt và ẩm, cảnh quan trên đồng bằng cũng thay đổi từ bắc xuống nam. Trên đồng bằng có đủ các đới sau đây: rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên và cuối cùng là đới hoang mạc và bán hoang mạc. Đồng bằng Châu Âu có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt và thuận lợi cho việc sử dụng kinh tế. Các đới rừng có nguồn gỗ phong phú, các đới thảo nguyên có nguồn đất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nguồn nước các sông hồ phong phu, ngoài ra lòng đất có nhiều khoáng sản, quan trọng nhất là than đá, sắt, dầu mỏ, boxit, mănggan và muối mỏ. Vùng đồng bằng Châu Âu là nơi có dân cư đông đúc và có nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển. 4. CHÂU ÂU HECXINI Bao gồm vùng quần đảo Anh, lãnh thổ các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan và phần phía nam các nước Đức, Ba Lan. Đây là vùng được hình thành trong đới uốn nếp Hécxini, ngày nay tạo thành các núi trung bình, núi thấp, các đồng bằng và thung lũng xen kẽ nhau. Mạng lưới sông ngòi rất dày và cũng được nối với nhau bởi hệ thống các kênh đào tương tự như xứ đồng bằng châu Âu nói trên. Xứ Châu Âu Hécxini nằm tiếp cận với Đại Tây Dương nên khí hậu quanh năm ẩm, ẩm ướt và ôn hòa rất thuận lợi cho rừng cây lá rộng phát triển. Rừng bao phủ hầu khắp mọi nơi, vì thế các dãy núi trong xứ này thường có tên gọi là "rừng" ví dụ: dãy rừng Tuya Ranh, dãy rừng Đen Xứ Châu Âu có khí hậu ôn dịu, đất đai tốt, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Lòng đất có nhiều khoáng sản quan trọng, nhất là than đá, sắt, dầu mỏ, chì, kẽm, thiếc vì thế đây là xứ có nền công nghiệp phát triển sớm. Hiện nay châu Âu Hécxini là xứ có nền kinh tế phát triển và dân cư đông đúc nhất Châu âu. 5. VÙNG NÚI AN-PƠ, CÁCPÁC, BAN CĂNG đây là hệ thống núi được hình thành trong đới uốn nếp Tân sinh kéo dài theo hướng từ Tây sang Đông. Thuộc phạm vi xứ này, ngoài các dãy núi cao còn có các đồng bằng bồi tụ bằng phẳng như đồng bằng sông Pô, đồng bằng trung và hạ lưu Đanuýp. Toàn xứ nằm trong đới khí hậu ôn đới ấm và ẩm. Trên các sườn núi và các đồng bằng phía Tây phát triển rừng lá rộng còn trên các đồng bằng phía đông phát triển thảo nguyên rừng và thảo nguyên. Trong xứ này, ngoài nguồn dự trữ gỗ khá giàu có các đồng bằng là những nơi thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra trong lòng đất còn có nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tập trung trong các đồng bằng nói trên. 6. NAM ÂU
  11. Xứ nam Âu gồm ba bán đảo lớn là Pirênê, Apennin và Ban Căng. Toàn xứ được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân sinh cùng thời với vùng núi Anpơ -Cácpat - Ban Căng, song về mặt cấu trúc, ở Nam Âu các uốn nếp trẻ có xen các kiểu kiến trúc cổ hơn, vì thế trong địa hình, bên cạnh các dãy núi trẻ, cao và hiểm trở có các núi trung bình hoặc các sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Mặt khác, trong cấu tạo địa chất của Nam Âu rất phổ biến nham đá vôi, vì thế trong những vùng cũng như các cao nguyên, các dạng địa hình cátxtơ rất phát triển tạo nên nhiều phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch. Ở Nam Âu với điều kiện khí hậu ấm và ẩm về mùa đông, mùa hè khô và trong sáng nên là vùng trồng được nhiều cây ăn quả, nhiều cây hoa thơm và cây công nghiệp có giá trị, đồng thời cũng là nơi có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng các khu nhà nghỉ và du lịch thu hút khách nhiều nước đến tham quan và nghỉ ngơi. Chương II: ĐỊA LÝ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC CHÂU ÂU Các Nước Đông Âu Vị Trí Địa Lý Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các từ Đông, Tây được dùng để chỉ các nước thuộc hai hệ thống chính trị kinh tế khác nhau. Đông là chỉ các nước theo chủ nghĩa xã hội, Đông Âu gôm 8 quốc gia XHCN ở Châu Âu là Ba lan, Tiệp khắc, CHDCĐức, Hungari, Rumani, Bungari, Nam Tư và Anbani. Thực ra các nước Đông Âu nằm ở vị trí ĐN và Trung Âu. Tây chỉ là các nước theo Chủ Nghĩa Tư Bản Tám quốc gia Đông Âu có tổng diện tích 1.275.000km2 chiếm 12% diện tích Châu Âu, đều là những nước có diện tích nhỏ (lớn nhất là Ba Lan:312.600km2, nhỏ nhất là Anbani:28.700km2 ), nằm liền kề nhau từ bờ biển Bantich ở phía bắc đến bờ Hắc Hải ở phía đông và ven bờ Ðởa Trung Hải ở phía TN&N. Tiếp giáp với nhiều nước Châu Âu&Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Á nên các nước Đông Âu có vị trí thuận lợi để giao lưu buôn bán với các nước khác ở Châu Âu &các khu vực khác trên thế giới. Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Các nước Đông Âu có đủ các dạng địa hình cơ bản: núi, cao nguyên, bình nguyên. Các hệ thống núi Cac-pat, Bancang, Anpơ - Đinarich không cao lắm, có nhiều thung lũng sông và đèo cắt ngang nên giao thông trong nước và giữa các nước không gặp trở ngại lớn. Các khu vực núi có tiềm năng kinh tế lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng và nhiều phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch. Trên các cao nguyên có những đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi như cao nguyên Transynvania, Do- ru-gia, cao nguyên Rumani, cao nguyên Bungari, các cao nguyên miền nam Balan và miền TN CH Sec ,xen kẻ giữa các miền đồi núi và cao nguyên là các đồng bằng thuộc Balan, Đông Đức, Hungari, Bungari, Rumani. Nằm ở khu vực khí hậu ôn đới hải dương & ôn đới lục địa với đặc điểm địa hình như trên các nước Đông Âu có khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp ôn đới. Nhiều hệ thống sông lớn chảy qua như Đa-nuyp, Enbơ, Ođơ, Vixla, tạo thành những hệ thống giao thông đướng sông khá thuận lợi, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và là nguồn thuỷ năng lớn. Các nước Đông Âu có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú:
  12. Balan có trữ lượng than lớn, nhất là than đá, kim loại màu: Cu(I CÂ), Pb, Zn, Ni, Cr, muối mỏ, lưu huỳnh. Tài nguyên rừng dồi dào(24%S.lãnh thổ). CH Sec giàu quặng Fe, than đá & các khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh (sx thuỷ tinh nổi tiếng thế giới). Hungari giàu quặng bôxit (I CÂ),mangan, dầu, than, rất phong phú nguồn suối khoáng, suối nước nóng. Rumani nhiều dầu mỏ & khí tự nhiên, muối mỏ, than đá, Fe, Au, nhiều loại vật liệu xây dựng, suối khoáng & tài nguyên rừng phong phú ( 27% S lãnh thổ). Bungari có quặng Fe, Cu & nhiều kim loại màu, vật liệu xây dựng - giàu tài nguyên rừng (288 S lãnh thổ) So với các nước trên Nam Tư và Anbani nghèo khoáng sản hơn nhưng có tài nguyên rừng phong phú. Các nước Đông Âu cũng có những khó khăn do thiên tai gây ra như nạn hạn hán tại các thung lũng nằm sâu trong nội địa, hiện tượng lũ lụt tại các miền chân núi và ven sông Nhưng nhìn chung các nước này có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế văn hóa - xã hội Dân Cư Lao Động Các nước Đông Âu có dân số tương đối đông chiếm khoảng 22% đân số Châu Âu. Các nước đều có mức độ dân số dân số cao hơn mật đô trung bình toàn châu. Trừ Anbani các nước còn lại có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm thấp (Hunggari -0,2%), một số nước có tỉ lệ thị dân khá cao > 60% dân số (CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc). Phần lớn dân cư làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong qúa trình công nghiệp hóa, nhiều nước đã tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn cao. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU: ĐÃ TRẢI QUA CÁC BƯỚC THĂNG TRẦM LỚN I. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới II: các nước Đông Âu có trình độ phát triển KT-XH rất khác nhau Đức, Tiệp Khắc đã là những nước tư bản có trình độ công nghiệp khá phát triển. Các nước còn lại vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, nền sản xuất công nghiệp mới hình thành, nhỏ bé, phần lớn do tư bản nước ngoài nắm giữ. II. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới II đến thập kỷ 80 Sau chiến tranh thế giới II các nước Đông Âu đã thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân tới năm 1949 các nước đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH với những đặc điểm chung như sau: Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới XHCN, tập trung tư liệu sản xuất trong tay nhà nước, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa. Trong những năm 1950 - 1975 các nước Đông Âu đã thực hiện năm kế hoạch 5 năm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nó đã đóng vai trò tích cực trong khôi phục và xây dựng đất nước.
  13. Tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhà nước đã dành phần lớn vốn đầu tư (40-50%) cho công nghiệp, trong đó tới 70 -80% giành cho công nghiệp nặng. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của Liên Xô về nhiều mặt đã giúp các nước Đông Âu phát triển nhanh chóng nhiều ngành công nghiệp quan trọng, nhờ vậy tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh. Tốc độ phát triển Công nghiệp các nước Đông Âu TÊN NƯỚC THỜI GIAN TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CN Anbani 1938 - 1980 Tăng 150 lần Ba Lan 1947 - 1980 Tăng 30 lần CHDC Đức 1950 - 1980 Tăng 8,5 lần Hunggari 1950 - 1980 Tăng 9 lần Nam Tư 1950 - 1980 Tăng 15 lần Rumani 1944 - 1980 Tăng 95 lần Tiệp Khắc 1950 - 1980 Tăng 8 lần Thay đổi sự phân bố sản xuất trên lãnh thổ từng nước: chú trong phát triển những miền trước đây lạc hậu như các vùng đồng bằng phía bắc của CHDC Đức, Ba Lan, các vùng đồng bằng của Hunggari, Bungari, miền Đông của Tiệp Khắc, của Anbani Nhờ vậy đã giảm bớt được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng trên lãnh thổ phát huy được mọi tiềm năng của đất nước vào công cuộc xây dựng CNXH. Thực hiện sự hợp tác và liên kết giữa các nước XHCN tiêu biẻu là tổ chức "Hội đồng tương trợ kinh tế" (CMEA (Anh) SEV (Nga) thành lập năm 1949 nhằm hợp tác giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Các nước XHCN Đông Âu và liên Xô đã xây dựng hệ thống điện thôùng nhất mang tên "Hòa Bình" hệ thống đường ống dẫn khí "Hữu Nghị" có chiều dài tổng cộng 4.665 km, hệ thống đường sắt, đường ô tô nối liền giữa các nước. Qua 4 thập niên xây dựng CNXH, nhân dân các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt. Anbani: 1 nước nghèo nàn lạc hậu nhất Châu Âu đến năm 1970 đã xây dựng được một nền sản xuất công nghiệp phát triển với hàng trăm xí nghiệp thuộc các ngành điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt đã hoàn thành công cuộc điện khí hóa trong cả nước. Bungari: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu ở Âu Châu đã trở thành một nước công - nông nghiệp. Hungari: "đất nước của 1 triệu người ăn mày" trước kia, đã trở thành một nước công - nông nghiệp, có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
  14. Rumani: Từ 1 nước nông nghiệp cũng đã trở thành 1 nước công - nông nghiệp, sản xuất công nghiệp chiếm gần 70% GNP. CHDC Đức: đã trở thành một nuớc công - nông nghiệp tiên tiến, sản xuất công nghiệp mang lại 76% GNP. Ba Lan: Năm 1980 so với 1947 sản xuất công nghiệp tăng gấp 30 lần, sản xuất nông nghiệp tăng gấp hơn 2 lần. Năm 1980 với sản lượng công nghiệp chiếm 1,8% tổng sản lượng công nghiệp thế giới Tiệp Khắc đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới. III. Giai đoạn từ cuối những năm 1980 - 1991: số trì trệ về kinh tế làm các nước XHCN Đông âu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH, các nước Đông Âu đã phạm một số thiếu sót và sai lầm về đường lối và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian dài, các nước XHCN Đông Âu đã tập trung quá lớn vào các ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư (khai khoáng, xây dựng ) và những ngành tốn nguyên liệu ( chế tạo máy hạng nặng ), không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành khác. Trình độ kỹ thuật sản xuất tư ít đổi mới, ngày càng thua kém các nước tư bản phát triển. mặc khác các ngành sx hàng hóa tiêu dùng ít được chú trọng phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Cơ cấu kinh tế không phù hợp, lại chậm đổi mới về quản lý sản xuất nên đến đầu 1980 nền kinh tế các nước Đông Âu đã có những biểu hiện trì trệ. Bên cạnh đó, trong các bộ phận lãnh đạo của đảng nhà nước và chính quyền đã có những biểu hiện sai sót, tiêu cực (tham nhũng, cửa quyền, thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội ), Các nước Đông Âu đã bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị - xã hội. Cuộc khủng hoảng bùng nổ sớm nhất ở Ba Lan từ cuối năm 1988 sau đó lan sang tất cả các nước Đông Âu còn lại. Kết quả tổng tuyển cử tự do ở hầu hết các nước Đông Âu, Đảng cộng sản bị thất bại, các thế lực chống CNXH đã thắng cử. Nội chiến đã diễn ra ác liệt ở Nam Tư giữa các nước Cộng Hòa Crôatia, Xecbia, Bôxnhia Hecsegôvina dẫn đến Liên Băng Nam Tư bị tan rã Cuộc khủng hoảng của CNXH của các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lớn: CHDC Đức sát nhập vào CHLB Đức, CHLB Tiệp Khắc tách ra thành 2 nước CH độc lập Séc và Xlôvakia, LB Nam Tư tan rã phân chia thành 5 quốc gia độc lập: LB Nam Tư ( gồm Xecbia và Môntênêgro ) CH Xlôvenia, CHCrôatia, CH Bôxnia-Hecxegôvinia, CH Maxeđônia. Hầu hết các Đảng của giai cấp công nhân ở Đông Âu đều đổi tên Đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái tổ chức với tên gọi khác nhau, tên nước, quốc kỳ, quốc huy và ngày quốc khánh đều được thay đổi. Các nước ĐÂ đã rời bỏ con đường XHCN. Một Thời Hoàn Kim Của Nhà Nước Liên Bang Xô Viết Liên Bang Cộng Hoà XHCN Xô Viết (Liên Xô), nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) đầu tiên trên thế giới xuất hiện sau cách mạng tháng 10 năm 1917. Đất nước có diện tích rộng lớn, dân số đông, nguồn tài nguyên giàu có đa dạng. Trong những năm trước đây (từ sau 1917), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã giành được những thành công nhất định trên con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế, đóng góp phần đáng kể của mình vào sự phân công lao động quốc tế (đặc biệt là đối với các nước XHCN) và cho nền hòa bình của thế giới. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, công nghiệp, giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, cơ cấu kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất thay đổi, nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên ở những vùng xưa hoang vu, tiêu điều, đời sống nhân dân được đảm bảo về cơ bản đó đã từng là bộ mặt có thực của nền kinh tế Liên Xô, đã 1 thời phát triển phồn vinh, một cường quốc công nghiệp của thế giới.
  15. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tốc độ sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 1950-1970 là 10% (Mỹ: 4%) sản xuất công nghiệp tăng trung bình 1950 - 1970 là 4% (Mỹ 1,7%). Khối lượng công nghiệp tăng đáng kể: 1913 Nước Nga TBCN sản xuất 4% sản lượng công nghiệp thế giới, đến 1970 Liên Xô sản xuất 20% sản lượng công nghiệp thế giới. Nhiều ngành công nghiệp vào loại nhất nhì thế giới và trở thành cường quốc kinh tế hùng mạnh. Năm 1975: Sản xuất thép 145.000.000 tấn - 1913: 4.200.000 tấn Sản xuất dầu 520.000.000 tấn - 1913 : 9.000.000 tấn Khai thác quặng sắt 293.000.000 tấn - 1913 : 9.200.000 tấn Sản xuất điện 1038 tỷ Kwh - 1940 : 96.000.000 tấn Bông 7.000.000 tấn - 1940 : 2.000.000 tấn Nhiều công trình đồ sộ ra đời (với nhiều công sức tiền của) o Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới: Bratxcơ 45 Mkw trên sông Anggara, Kratxnoiac trên sông Lênhixay 6 Mkw. o Đường sắt xuyên Xibia (BAM - công trường thế kỷ) o Ống dẫn dầu Hữu Nghệ chuyển dầu từ LX sang các nước Đông Âu với giá bao cấp (thập kỷ 80 hoạt động không hiệu quả do Mỹ cấm vận). o Đường tải điện Hòa Bình cung sang các nước Ðông Âu. Cơ cấu công nghiệp: chú ý phát triển công nghiệp, công nghiệp nặng chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp phần còn lại là công nghiệp nhẹ, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp. Tổ chức sản xuất: hình thành các tổ hợp sản xuất liên ngành, các liên hợp sản xuất Công - nông nghiệp, các liên hợp khoa học - sản xuất qui mô lớn nhưng không đồng bộ. Phân bố lực lượng sản xuất: đã có sự thay đổi cơ bản, trước tập trung ở vùng đếng bằng Ðơng Âu, nay đã có sự di chuyển lớn theo 3 hướng: về phía đông, xuống phía nam, lên phía băéc, nhiều thành phố công nghiệp, khoa học đã mọc lên từ đây, kinh tế trở nên phồn vinh hơn. Đời sống người dân được đảm bảo, cuộc sống rất thanh bình hàng hóa rẻ với giá bao cấp của nhà nước hàng mấy thập kỷ liền. Sở hữu vật chất: chỉ có 2 hình thức toàn dân và tập thể. Lao động: tuần lễ làm việc 5 ngày - nghỉ thứ 7, chủ nhật. Liên Xô có đội ngũ cán bộ khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu vào loại tầm cở thế giới, nhung thiên về khoa học cơ bản Tất cả những điều vừa nêu trên có thể nói Liên Xô đã trãi qua một thời hoàng kim, đã là chỗ dựa cho nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Một Thời Chao Đảo, Một Cuộc Thử Nghiệm Đầy Chông Gai LB Xô Viết Tan Rã Và Sự Ra Đời Của Cộng Đồng Các Quốc Gia
  16. Sau 60 năm đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nền kinh tế Liên Xô ở thập kỷ 70 ngày càng bộc lộ rõ những yếu điểm do cơ chế kinh tế cũ tạo ra, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực, nợ nước ngoài và lạm phát tăng nhanh dẫn đến chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng giảm sút. Thập kỷ 80, Liên Xô dã đề ra chiến lược phát triển kinh tế theo chiều sâu, chú trọng đến vị trí của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và cố gắng mày mò thử nghiệm cuộc cải tổ cơ chế kinh tế lỗi thời để tạo động lực phát triển kinh tế mới. Và thập kỷ 80 đầy thử thách đã trôi qua với kết quả không mấy phấn khởi Về thực trạng kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển kinh tế chậm dần, sản xuất công nghiệp trì trệ - GNP giảm 4,5% năng suất lao động xã hội giảm 3%. thu nhập quốc dân giảm 4% (năm 1990 so với 1989) Khủng hoảng kinh tế, chính trị nặng nề bao trùm toàn bộ kinh tế, lạm phát ở mức kỷ lục (19%), thiếu máy móc, giá cả leo thang (trước 1990 giá 1 lít xăng 0,5 rúp, cuối 1991: 20 rúp/lít) Vấn đề nợ nước ngoài trở nên rất gay gắt (60 tỉ đô la Mỹ), Liên Xô trở thành con nợ đứng thứ 21 trong các con nợ trên thế giới (cuối 1.991) mà chưa tìm được nguồn trở vốn vay và lãi hàng năm. Ngân hàng không có tiền. Nông nghiệp: từ 1975 - 1976 sản lượng ngũ cốc nhiởu nam đất 230.000.000 tấn/nam nhưng những năm cuối tập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 phải nhập lương thực (có thể vì những số liệu của Tổng Cục Thống kê không chính xác, số liệu chạy theo báo cáo, số lượng ).Từng sản lượng lúa mì đạt 160.000.000.từn(1.991). Hoa quả, lúa chín không người thu hoạch (khoai tây thu hoạch 18% tổng diện tích trồng, rau quả 50%, củ cải đường 52%), sản lượng thịt, sữa năm 1991/ 1990 giảm 10 - 11% và càng giảm nhiều so với những năm trước. Hoạt động ngoại thương thâm thụt hơn 5 tỷ đô la, do giảm xuất dầu, tăng nhập ngũ cốc, hàng tiêu dùng. Dân số và việc làm: toàn Liên Băng có 135.700.000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, 90 - 91 có 1.000.000 người thất nghiệp, đến đầu 1992 lên 2.500.000 người do sa thãi công nhân, giảm biên chế trong các tổ chức nhà nước, do không phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường Trên thị trường hàng hóa khan hiếm, mức sống người dân giảm sút nhanh chóng - đồng rúp bị mất giá và bị "đô la hóa" trước 1989 giá 1rúp = 0,67 đô la Mỹ giá chợ đen 7/88: 4 R = 1 đô la, 12/89: 12 R = 1 đô la. 12/90: 25 R = 1 đô la, 12/91: 160 R = 1 đô, 5/1992: 350 R = 1 đô, 3/93: 700R = 1 đô, 5/93: 1000 R = 1 đô. Tệ nạn xã hội tăng, mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc lên cao điểm dẫn cuộc chiến đẩm máu hàng trăm người chết, hàng triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc trở thành điêu tàn (Kadắcxtan,Aùcmêni, Grudia, Karabắc ) Năm 1991, cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị, chuyên quyền ở Liên Xô lên tới đỉnh điểm, sự tan rã liên tiếp các thiết chế Nhà Nước Liên B cũ - mà thể hiện ở cuộc chính biến ngày 19-8-1991, sự từ chức của Tổng thống hợp hiến kết thúc sự tồn tại của LB Xô viết. Cuối năm 1991 một quốc gia lớn nhất đã từng là siêu cường trong trật tự thế giới cũ, biến mất khỏi bản đồ thế giới. Tại phần lục địa Liên Xô trước đây xuất hiện một thực thể mới: "Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG" ký ngày 21-12-1991 tại Anma Ata ( thủ đô Kadăcxtan ) những người lãnh đạo đất nước Cộng Hòa ( Nga, Bêlarut, Ucraina, Udơbekixtan, Kadăcxtan, Tagikixtan, Cưrơgưđôxtan, Tuốcmênixtan, Adecbaizan, Aùcmênia và Mônđôva ) đã ký 6 văn kiện của hiệp định thành lập cộng đồng, còn 3 nước vùng cận Ban Tích: Látvia, Litvia và Ettônia đã tách thành những quốc gia riêng từ năm 1990. Còn Grudia không tham gia.
  17. Mỗi nước là một quốc gia độc lập, tự mình điều khiển hướng đi, tốc độ phát triển, thực hiện cải cách là công việc của chính bản thân mỗi nước cởng hoa. Các nước xây dựng quan hệ kinh tế với nhau trên nguyên tắc độc lập, bình đẳng cùng có lợi. Liên Bang Nga Diện tích: 17.075.200 km2 Dân số: 147.500.000 người ( 1989) - 149.457.000 người ( 1993) Thủ đô: Matxcơva. Các nguồn lực tự nhiên Lãnh thổ trải dài trên 2 châu lục Âu - Á (phần Đông Âu, Bắc A) chiều dài theo kinh tuyến B - N: 2500 - 4000 km, rộng T - Đ: 9000 km. Trong LB Nga gồm nhiều vùng, miền tự trị: 16 lãnh thổ CH tự trị ( Baski, Buriat, Đagétstan, Kabarđino-Baka, Kalơmư, Kapelơ, Kômi, Mani, Môrơđô, Bắc Osétrin, Tactarô, Tubin, Uđơmurơ, Tretrenno-Inglurơ, Truvas, Iarơcut. 5 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 6 vùng và 49 miền. Thành phố Mátcơva và Xanh Pêtecbua (trước 1990 là Leningorat) như dơn vị hành chính độc lập. I.Vị trí - giới hạn Vị trí quan trọng, giáp nhiều biển, nhiều quốc gia. Liên Bang Nga có đường biên giới biển và đất liền dài gần 40.000 km. Bắc và Đông giáp 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương) Tây và Nam giáp 13 quốc gia, trong đó có những nước cởng hồ thuộc LB Xôviết (Extônia, Látvia, Bêlarut, Ucraina, Grudia. Adecbaizan, Kadắcxtan), Phần lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên. Nằm ở vị trí trung gian của bán cầu Bắc, Nga có thế quan hệ với các nước Châu Âu (Ðông và Tây Âu), Á, Bắc Phi và Bắc Mỹ (khu vực này có diện tích rộng lớn, dân số đông, tiềm năng kinh từ lớn). Phần phía Ðông Nga cách xa những trung tâm kinh tế của đất nước có nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ ngoại thương trong tương lai, khu vực sẽ có vai trò nhất định trong chiến lược kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương, phát triển kinh tế sôi động, dọc bờ biển có nhiều Hải cảng lớn: Vlađivôstốc, Nakhốtca, Magađan, Pêtrôpaplôpxcơ, Kansatski. Qua các hải cảng trên miền Bắc ( Bắc Băng Dương và Ban Tích ). Nga có thể buôn bán với các nước Đông. Tây Âu ra các nước ven bờ Đại Tây Dương và các nơi khác. Nga còn nằm trên đường giao thông bộ quốc tế, từ các nước Đông Nam Á xuyên lục địa Châu Á (Trung Quốc, Mông cổ ) qua Nga sang các nước Đông, Tây Âu liền một mạch trong khung cảnh của sự liên kết kinh tế, khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và sự hòa nhập nền kinh tế thế giới. II. Địa hình Bình nguyên chiếm 1 diện tích lớn, có sự khác nhau giữa Đông và Tây, lấy sông Iênhixây làm ranh giới. Phía Tây o Bình nguyên Đông Âu, miền đất cổ, ổn định, có nhiều khả năng phát triển nông nghiệp, vùng tập trung dân cư, kinh tế, văn hóa, khoa học. o Bình nguyên Tây Xibia (Đông dãy Uran tới Tây Ienhixây) phía Nam có nhiều rặng núi cao chưa được khai phá nhiều, còn nhiều tiềm năng lớn, đặc biệt là dầu hỏa. Phía Đông: Đông Xibia chủ yếu là cao nguyên và núi, nhiều khoáng sản và rừng, nhưng địa hình phức tạp, khi khai thác cải tạo rất tốn kém.
  18. III. Khí hậu Nhiều kiểu, thay đồi từ nơi nầy đến nơi khác tác động đến các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, rừng, giao thông, xây dựng, khai thác mỏ. Kiểu phổ biến nhất: phía Tây khí hậu lục địa ôn hòa, phía Đông khí hậu lục địa điển hình, biên độ nhiệt lớn, băng tuyết kéo dài nhiều tháng trong năm, có vùng nhiệt độ mùa đông xuống -50oC, mùa hè 36-37 oC. Vùng ven bờ Ban Tích, Hắc Hải khí hậu hải dương, ven Thái Bình Dương khí hậu gió mùa, ven Bắc Băng Dương khí hậu đài nguyên băng giá khắc nghiệt, nhiều nơi băng đóng gần như vĩnh viễn, mùa đông kéo dài, mùa hạ rất ngắn. IV. Sông - hồ Nhiều, có chiều dài vào loại lớn trên thế giới. Với hơn 2 triệu dòng sông, các sông lớn có giá trị giao thông là: Oâbi, Ienhixây, Lêna, Amua, Vonga Hồ Baican lớn và sâu nhất chiếm 80% trử lượng nước của các hồ lớn nhỏ. Các sông hệ nầy là nguồn cung cấp nước cho các bể chứa của các nhà máy thủy điện Bratscơ, Vongagrat, Quibisep, Ximiliascơ. Phần lớn sông hồ tập trung ở Xibia, Viễn đông, ít có nhu cầu sử dụng nước, vùng cần nhiều nước lại ít sông như đồng bằng Đông Âu, Uran. V. Thực vật - đa dạng Vùng đài nguyên và rừng đài nguyên: diện tích gần 3.000.000 km2, khí hậu lạnh, ẩm, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng ngắn (30-60 ngày). Thực vật chỉ có cây bụi, rêu, địa y,. Phần lớn lãnh thổ quanh năm sương mù và bão tuyết không thuận lợi cho phát triển kinh tế và sinh sống cho con người. Ở đây chỉ phát triển ngành chăn nuôi, săn bắn tuần lộc, các loại thú có lông quí, gấu trắng, hải cẩu. Vùng rừng taiga: chiếm hon 50% diện tích nước Nga với gần 10.000.000 km2. khí hậu ẩm, giai đoạn sinh trưởng của thực vật 80-140 ngày. Sinh khối thực vật 70-85 tạ/ha. Rừng cây lá nhọn chiếm ưu thế với các loài cây lạc diệp, tùng, bá hương, thông đuôi ngựa, linh sam, thông và rừng hổn hợp. Đất nông nghiệp chiếm 20-40% diện tích, nhưng cần được cải tạo (thủy lợi và phân bón). Động vật có tuần lộc, gậm nhấm và thú có lông quí. Vùng thảo nguyên và thảo nguyên rừng: khí hậu ẩm, giai đoạn sinh trưởng của thực vật 100- 200 ngày. Cây cỏ chiếm ưu thế, sinh khối 90 tạ/ha/năm, thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Vùng núi cao: núi Xibia và Viễn đông chủ yếu là rừng lá nhọn. Những chổ trũng thấp giữa núi sử dụng để trồng trọt, sườn núi trồng cây thức ăn gia súc theo mùa phục vụ chăn nuôi. VI. Tài nguyên - khoáng sản Nga là nước giàu có về tài nguyên khống sản (trở lượng và số lượng: nhiên liệu, năng lượng thuỷ diện, quặng kim loại và phi kim loại, rộng, đất nông nghiệp ) - một trong những nước đứng đầu thế giới. Năng lượng - nhiên liệu có vai trị quang trọng hàng đầu. Gồm: than đá (trở lượng 7.000 tỉ tấn), dầu (trở lượng 60 tỉ tấn), kim loại màu, kim loại đen, vàng, kim cương, niken, boxit trữ lượng lớn. Diện tích rừng 747.000.000 ha, trữ lượng gỗ 80 tỉ m3. Tiềm năng thủy điện 400.000.000 kw có khả năng sản xuất hàng ngàn tỉ Kwh điện hàng năm (sông Lêna đứng đầu). Tài nguyên đất nông nghiệp: quỹ đất 2,2 tỉ ha, 227.000.000 ha đất trồng trọt, 373.500.000 ha đồng cỏ. Tài nguyên dưới nước khá phong phú: cá và các hải sản, riêng vùng biển phía đông chiếm tới 1/4 sản lượng, Nga có ngành công nghiệp đánh bắt, chế biến hải sản phát triển mạnh.
  19. Việc săn bắn thú có lông quí đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm có thế cung cấp từ hàng trăm bộ lông thú quí hiếm - một trong những nước hàng đầu thế giới. Phân bố: phần lớn tài nguyên khoáng sản nằm ở vùng Ðông Xibia: than, Fe, Au, kim cương, rừng. Tây Xibia: dầu mỏ, khí tự nhiên. Dãy Uran: than, sắt, kim loại màu. Vùng Đông Âu ít khoáng sản, nhưng có khả năng phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học cao. Tất cả các nguồn tài nguyên trên là cơ sở thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, chế biến gỗ. VII. Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên Nâng cao độ phì của đất là nhiệm vụ hàng đầu để giải quyết vấn đề lương thực. Cuộc đấu tranh với xói mòn, gió và nước trãi ra trên nhiều triệu ha đất cày vùng thảo nguyên Tây Xibia và phía Nam Châu Âu. Việc trồng rừng và khôi phục lại rừng được tăng cường. Những vùng thiếu nước xây dựng hồ chứa nước ( Nga đã xây dựng 1.000 hồ chứa nước với khối lượng 1.000.000 m3 mỗi hồ ), xây dựng các kênh dẫn nước cho các trung tâm đô thị, công nghiệp lớn Nhiều biện pháp, chương trình đang được thực hiện tích cực thì bị bỏ dỡ do khủng hoảng kinh tế, chính trị, Liên Băng tan rã gây hậu quả xấu, hiệu quả kém, tốn phí tiền của. Các Nguồn Lực Kinh Tế - Xã Hội I. Dân số đông- nhiều dân tộc Liên Băng Nga có dân số thuộc hàng thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesi). Năm 1959: 117.500.000 người, 1970: 130.100.000 người, 1989: 145.300.000 người, 1993: 149.450.000 người. Tỉ lệ nam nữ chênh lệïch khá lớn, sau 1945: nam 42%, nữ: 58 %. Đến năm 1985 nam: 46,9%, nữ: 53,1%. Mật độ dân số trung bình 9 ngươi/km2. 4/5 dân số tập trung ở vùng Nga Âu, có nhiều nơi đến 200-300 người/km2. Vùng Bắc, Đông Xibia, Viễn Ðơng 1/5 dân số, 1 người/km2. Phần lớn dân cư sinh sống dọc theo các tuyến giao thông. Nga có gần 100 dân tộc, người Nga chiếm 4/5 dân số, họ ở khắp đất nước, trừ 1 số nước cộng hòa tự trị: Dagectan, Kabađênô - Bakari, Bắc Osecchi, Tretennơ - Inglusetchi, Tatari, Truvasơ, Tuvu và một số miền tự trị Kômi - Perơmiasơ, Aghin Buriat Ngoài ra còn có 1 số dân tộc khác như người Baskia, Mari, Tatarơ, Chuvat, Iacut các dân tộc nầy sống tập trung trong các nước, tỉnh, khu, miền tự trị của LB, họ có chữ viết riêng. Trong quá trình phát triển xã hội đã xảy ra mâu thuẩn sắc tộc. Sau khi LB Xô Viết tan rã, nhiều bộ tộc ít người chiếm diện tích rất nhỏ bé cũng đòi tách khỏi LB Nga. Để giải quyết vấn đề nầy cần có thời gian và Nhà nước có chính sách phù hợp với quyền lợi của các dân tộc. Nga có dân số thành thị lớn 74% dân số với 1.030 thành phố + 2.178 làng kiểu thành phố. Trong đó có 12 thành phố hon 1 triệu người. Maxcơva: 8.850.000 người, Xanh Petecbua: 5.000.000 người, Goocki: 1.425.000 người, Nôvôxibiếc: 1.423.000 người, Svelốp: 1.331.000 người, Cubưxep: 1.280.000 người, Oâmxcơ: 1.134.000 người, Cheliabinxcơ 1.119.000 người, Upm:1.092.000 nguởi Pecmơ:1.075.000 người, Cadan:1.067.000 người, Rốtstốc: 1.004.000 người. Các thành phố ở Nga là những trung tâm công nghệ khoa học, đầu mối giao thông quan trọng hay trung tâm chính trị, hành chính. Sự phát triển công nghiệp đóng vai trò chính trong việc hình thành phát triển thành phố và các thành phố vệ tinh ở Nga. Nga chú trọng xây dựng thành phố như các thị trấn, các làng kiểu thành phố, là những trung tâm của liên hợp nông công nghiệp.
  20. II. Một dân tộc thông minh - một cường quốc khoa học (tiềm năng lớn chưa được vận dụng vào thực tế) Nước Nga có nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều nhà bác học nổi tiếng, thiên tài lỗi lạc có tầm vóc thế giới trong mọi lĩnh vực khoa học trong quá khứ, hiện tại và tương lai (Goocki. Puskin, PN Lêbêđép, ĐI Menđêlêép, A.M Bulesốp, VI Verơnátski, MV Lomônôxốp). Những trường đại học, viện hàn lâm mà nói đến tên tuổi, các nước đều khâm phục và ngưỡng mộ. Song cũng có những nhược điểm nhất định như chỉ thiên về nghiên cứu cơ bản, nhiều công trình chưa vận dụng vào thực tiển, nhà nước chưa có những chính sách, biện pháp đúng kích thích lao động trí tuệ và các vấn đề khác, nên trong vài năm gần đây đã xảy ra hoạt tượng chảy máu chất xám. Hy vọng rằng với cơ chế chuyển đổi mới, nhà nước LB Nga sẽ có nhiều chính sách, biện pháp để khơi dậy mọi tiềm năng (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên trí tuệ) để LB Nga trở thành cường quốc kinh tế, cường quốc khoa học đứng vào hàng ngũ các G8 (1998). Hoạt động kinh tế Liên Bang Nga với một thời cường thịnh và đang trãi qua những bước biến động thăng trầm của nền kinh tế khổng lồ đầy tiềm năng: I. Quá trình phát triển a. Nền kinh tế lạc hậu của những năm trước cách mạng tháng 10 -1917: Nga bước vào con đường phát triển TBCN muộn hơn nhiều nước Tây Âu khác, là nước kinh tế lạc hậu. Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp yếu kém, sử dụng đất đai hạn chế, nhiều nơi bị bỏ hoang. Năm 1913 dân số nông nghiệp chiếm 82%, nông nghiệp chiếm 57,9% từng sản phẩm công - nông nghiệp. Ðại bộ phận sản xuất nông nghiệp chỉ tiến hành ở vùng đồng bằng Ðông Âu. Công nghiệp kém phát triển, trong cơ cấu công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chiếm hơn 50% từng sản lượng công nghiệp. Trình độ khoa học kỹ thuật kém xa các nước phương Tây, các xí nghiệp tập trung xung quanh Maxcơva, Xanh Petecbua, Uran. Các ngành công nghiệp nhẹ, đất chiếm 80% số xí nghiệp công nghiệp ở vùng Trung uong, vùng Uran. Mạng lưới giao thông: phân bố không đều, có vài hướng chủ yếu tập trung ở vùng Nga Âu, Maxcơva, Xanh Petecbua, đầu mối của các hệ thống đường sắt, đường ô tô, hệ thống các đường này chuyên chỉ nguyên nhiên liệu, lương thực và nhều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Vùng Uran - đường sốt phọc về khai thác Mỹ. Vùng Xibia, Bắc Capca, miền Bắc mạng lưới giao thông ít, chiều dài ngắn. b. Thời kỳ phồn vinh: Liên Băng Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Băng Xô Viết trở thành siêu cường (từ cách mạng tháng 10 đến cuối những năm thập kỷ 80 ). Liên Bang Nga đã thực hiện những nguyên tắc, bước đi, biện pháp của nền kinh tế XHCN như: trong nông nghiệp thực hiện cải cách ruộng đất, trong công nghiệp quốc hữu hóa các xí nghiệp trước đây của tư nhân hay tư bản nước ngoài dẫn đến quan hệ sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất chỉ còn hai hình thức: toàn dân và tập thể, điều đó trong điều kiện hiện nay không phù hợp, không kích thích được sản xuất. Nhà nước thực hiện hàng loạt các kế hoạch 5 năm, các chương trình, mục tiêu phát triển các ngành kinh tế (đến năm 1990 Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 12) nhưng nhiều kế hoạch quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt từ trên xuống, không sát thực tế nên hiệu quả không cao.
  21. Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi hẳn: công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, trong công nghiệp chú ý phát triển công nghiệp nặng đến giữa những năm thập kỹ 70 nhiều ngành công nghiệp Nga đứng đầu thế giới. Tổ chức lãnh thổ: hình thành nhiều hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ hiện đại trong nông nghiệp, công nghiệp, liên ngành như tổ hợp sản xuất nhiên liệu năng lượng nhằm khai thác tối ưu tài nguyên khoáng sản và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng từ khâu khai thác đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (các tổ hợp sản xuất lãnh thổ: TPK; các liên hợp sản xuất nông - công nghiệp: APK; các liên hợp khoa học sản xuất). Do cơ chế nên các hình thức sản xuất tuy hiện đại nhưng hiệu quả không cao. Trình độ khoa học kỹ thuật đạt mức cao song đặc biệt chỉ ở khoa học cơ bản, còn khoa học ứng dụng kém. Tốc độ phát triởn kinh tế, sản xuất công nghiệp luơn ở Mỹc dở 9 - 10%/năm (trung bình 1950 - 1970), nông nghiệp 4% (trung bình 1950-1970). Phân bố: trước các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông Âu, nay chú ý phát triển vùng Ðông Xibia, Tây Xibia, vùng Bắc, ở đây hình thành nhiều trung tâm khoa học mới như Bratxcơ, Novôxibiếc. Giao thông phát triển ở nhiều dạng: đường sắt, ô tô, biển, hàng không, đường ống, đường điện ngầm với tổng chiều dài khá lớn, với giá bao cấp quá rẻ, đến nay không phù hợp, chất lượng phục vụ không cao, kém hiệu quả. Quan hệ kinh tế: chủ yếu trao đổi với các nước cởng hồ thuộc Liên Xô trước nay, và buôn bán với các nước XHCN dưới danh nghĩa LBXô Viết. Liên Bang Nga đã góp phần đáng kể của mình (về sức lực, trí tuệ, tiền của) cho sự phát triển kinh tế - xã hội không những cho cộng đồng các nước XHCN (Đông Âu cũ, Cu Ba, Việt Nam, Triều Tiên, Mông Cổ) mà còn đặc biệt cho các nước thuộc Liên Xô trước nay, đưa mức sống của đa số người dân các nước này từ nghèo khổ bần hàn lên ngang hàng mức sống của người dân Nga nhất là các nước vùng Trung Á, thể hiện một tinh thần quốc tế cao cả. c. Thời kỳ đầy khó khăn biến động, Nga tách khỏi LB Xô viết. Những giải pháp và triển vọng (cuối thập kỷ 80-đầu 90,91,92) của nền kinh tế vốn khổng lồ, đầy tìềm năng. Nền kinh tế Nga đã đang trãi qua bao khó khăn, nhược điểm: Cơ cấu kinh tế không hợp lý, chú ý phát triển công nghiệp nặng, nhiều công trình đồ sộ, tốn kém, hiệu quả thấp, công nghiệp nhẹ không đáp ứng đủ nhu cầu, hàng hóa khan hiếm, hình thức xấu, chất lượng không đảm bảo, gía cả không hợp lý, không kích thích sản xuất. Trang thiết bị dựa trên cơ sở công nghệ cũ kém xa các nước phương Tây. Trong nông nghiệp nhiều năm thiếu lương thực phải nhập từ nước ngoài mặc dù đất nông nghiệp nhiều và màu mỡ, ngân sách thiếu hụt, tệ nạn xã hội tăng. Chính trị không ổn định đã gây nên những xáo trộn về kinh tế, mâu thuẩn xung đột sắc tộc ngày càng cao, gây thiệt hại người và của. Sản xuất trong tất cả các ngành giảm sút nghiêm trọng, năm 1991 sản lượng công nghiệp ở các ngành giảm 1/3, gía cả tăng vọt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều xí nghiệp bãi công, gây lãng phí và thiệt hại lớn. Những nguyên nhân, các vấn đề tồn tại: Nguyên nhân chính của sự suy giảm trong nền kinh tế Nga là do tiến hành cuộc cải tổ kinh tế thiếu đồng bộ, triệt để, sự đổi mới chậm chạp, tâm lý nhận bao cấp sống dựa vào nhà nước, làm việc theo kiểu trung bình chủ nghĩa đã hình thành 70 năm trong nhiều thế hệ người lao động, nên cuộc cải tổ
  22. bị nhiều giới bảo thủ gây cản trở, chính sách tài chính sai lầm, thâm hụt ngân sách liên miên, khó khăn do thiên tai, quân sự. Nền kinh tế khổng lồ, đầy tiềm năng và triển vọng lớn: Sau khi tách ra khỏi LB Xô Viết, Liên Bang Nga coi chương trình hình thành nền kinh tế thị trường và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới là giải pháp cấp bách chống khủng hoảng. Từ cơ cấu kinh tế quốc dân, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, dựa trên sự đa dạng và bình đẳng của các hình thức sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, hợp tác xã, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, làm cho lien Băng Nga liên kết toàn diện với nền kinh tế thế giới. Nhà nước ban hành một loạt chính sách, biện pháp triệt để và đồng bộ, chính sách tài chính, đầu tư, sở hữu ruộng đất, gía cả, đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế Năm 1992 hàng hóa khắp nơi đã nhiều, phong phú, đa dạng, sức mua của người dân khá lớn, sản xuất ở một số ngành đã nhích dần, mọi vấn đề tồn tại, đang được tháo gỡ Có nhiều dấu hiệu cho thấy Liên Băng Nga sẽ trở thành cường quốc kinh tế trong trật tự thế giới mới, sẽ lấy lại được vị trí, uy thế của mình trên trường quốc tế (kể cả kinh tế và chính trị). II.Các ngành kinh tế a. Công nghiệp Công nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, chiếm 2/3 GDP và hon 2/3GNP,gần ½ vốn sản xuất cơ bản. >1/3 lực lượng lao động. Trong cơ cấu công nghiệp, vai trò chủ yếu thuộc về công nghiệp nặng (nhóm A), nhóm này chiếm 3/4 khối lượng sản phẩm công nghiệp. Từ năm 1940 - 1990 sản phẩm nhóm A tăng hơn 30 lần, nhóm B chỉ tăng hơn 10 lần. Vì vậy nên vài năm gần đây dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng trên toàn bộ Liên Bang Nga. Đây là vấn đề cần cải tổ gấp trong những năm tới. Phát triển công nghiệp nặng tốn phí nhiều tiền, công sức. thời gian mà hiệu quả không cao, nhiều ngành giờ đây trở nên lạc hậu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng. Các hoạt động công nghiệp: Tổ hợp năng lượng - nhiên liệu: bao gồm các ngành khai thác, sản xuất nhiên liệu, năng lượng, giao thông và các cơ sở hạ tầng dịch vụ. o Công nghiệp khai thác dầu: tập trung ở vùng Uran, Tây Xibia cung cấp 2/3 dầu, 1/3 khí. Năm 1990 ở đây khai thác 70% nhiên liệu này cho tồn Liên Băng Nga. Hệ thống đường ống dẫn dầu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu cho các nhà máy chế biến từ Tây Xibia tới phần Châu Âu, từ vùng Đông đến Baican sang các nước cởng hồ khác. Kế hoạch năm 1990 sẽ khai thác 560-570 triệu tấn dầu, 640-650 tỷ m3 khí, song không đạt. o Công nghiệp khai thác than: trữ lượng lớn tập trung ở Cudônét, Pechoki, Nam Iacut, Kanko-Achinki, Luu vực Cudơnét cung cấp 1/5 khối lượng than toàn Liên Băng. Năm 1990 dự kiến khai thác 440-445 triệu từn nhưng không đạt. Việc khai thác than đã tạo điều kiện thuận lợi xây dựng những cơ sở năng lượng hùng mạnh để hình thành các thể tổng hợp công nghiệp. o Công nghiệp điện: thành phần chủ yếu của tổ hợp năng lượng - nhiện liệu nối liền tất cả các quá trình từ phát điện, chuyển tải đến nơi tiêu dùng năng lượng. Trong cơ cấu năng lượng, nhiệt điện chiếm 70% sản lượng. Những nhà máy nhiệt điện lớn (công suởt 2.000.000 kw) phân bố ở khu công nghiệp trung ương, Uran, Capca, Pavondo, Tây Xibia. Những nhà máy thủy điện công suất lớn xây dựng trên sông Angara (Icacut); Bratscơ, Uxzơ Ilimscơ, trên sông Ienhixây; Krátsuơiac công suởt 6 triệukw,
  23. Quybixep trên sông Vonga Các nhà máy điện nguyên tử vùng Tây Bắc, Trung ương, Nam (Kalinin, Smolen, Balakơp, Vongarat dự kiến sản lượng điện 1999: 1.120 - 1.160 tỷ kw. Công nghiệp luyện kim đen: Đây là ngành công gnhiệp rất mạnh của Nga với 3 trung tâm lớn: Uran, Trung ương và Xibia ( Uran cung cấp 1/5 sản lượng gang thép toàn LB. Luyện kim màu ( Bôxit, Cu, đa kim, niken ) chủ yếu ở Uranl, Baican, Xibia và Viễn đông. Các ngành công nghiệp nặng khác: Hóa chất, cơ khí và công nghiệp rừng. o Công nghiệp hóa chất, hóa dầu: phát triển ở Trung ương,, Pavondo, Uran, Tây Xibia và Viễn đông o Cơ khí đa ngành phát triển ở Trung ương, Pavondo, Uran, Tây Xibia, chú trọng cơ khí năng o Công nghiệp rừng: khai thác và chế biến gỗ, giấy chiếm vị trí lớn ở Liên Băng Nga. Những vùng chủ yếu Bắc, Vonga-Víatki, Uran, Tây Xibia, Đông Xibia và Viễn đông. Công nghiệp nhẹ: chưa phát huy hết thế mạnh, đây là điểm yếu của nền kinh tế đồ sộ nước Nga, còn nhiều vấn đề giải phải quyết như giá cả, mẫu mã, chất lượng. o Công nghiệp dệt: ngành ưu thế trong công nghiệp nhẹ, vùng sản xuất vềi chủ yếu là khu Trung ương( chung quanh Matxcơva, Xanh Pêtécbua, Ivanôp. Iarôtxlap. Kalinin) ở đây sản xuất 2/3 vải bông, lanh, gần 1/2 len dạ của Nga, phần còn lại ở vùng Tây Bắc. o Ngành giày da, thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng khác sản xuất ở nhiều nơi. o Công nghiệp đánh bắt cá và chế biến cá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, Nga có những đội tàu đánh bắt và chế biến ở các vùng đại dương lớn. b. Nông nghiệp: Nga có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, thuận lợi để phát triển hàng trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp dởoc từ chọc`sản xuất theo các liên hiệp công nông nghiệp (APK), các APK là thành phần quan trọng của nền kinh tế. Trong thành phần của APK bao gồm các ngành công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp nhệng phuong tiến sản xuất chủ yếu, bản thân ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chỉ bởi nguyên liệu nông nghiệp, ngành thương nghiệp, giao thông, quản lý, cơ quan khoa học. dởch về (chủ yếu theo 3 nhóm: nhóm công nghiệp, nông nghiệp, co số hạ từng và dởch về) nhu APK trồng và chỉ biởn cở cởi đường - chăn nuôi; APK chăn nuôi chỉ biởn thết sốa,bo Cây lương thực: chủ yếu là lúa mì khoai tây và 1 số các cây khác sản lượng 1990: 140.000.000 từ lương thếc, vùng sản xuất lúa mì chính là Pavondo, Bắc Capca, Tây xibia, Uran, Trung tâm đất đen. Cây công nghiệp: bao gồm cây lấy sợi, lấy dầu và đường cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực thẩm. Vùng trồng cây lấy sợi là Trung ương, Tây bắc; cây hướng dương là Bắc Capca, Pavondo và Trung tâm đất đen; củ cải đường là Trung tâm đất đen, Bắc Capca - thu họach củ cải đường 1990: 31.000.000 tấn. Chăn nuôi: chiếm hơn 50% tổng sản phẩm nông nghiệp. Hơn 80% số gia súc được chăn nuôi trong các nông trường, nông trang và các khu vực khác nhà nước, chỉ 20% thuộc về các gia đình. Ngành này được tiến hành tổ chức sản xuất theo các APK: chăn nuôi, chế biến sản
  24. phẩm thịt, sữa, bơ Một vài năm gần đây khi chuyển sang cơ chế thị trường các APK họat động kém hiệu qủa nên đã tăng cường chăn nuôi ở các hộ gia đình - 1990 sản xuất 10.000.000 tấn thịt, 54.000.000 tấn sữa, 45 tỷ qủa trứng. Chăn nuôi được tiến hành ở nhiều nơi trong khắp đất nước. c. Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh với nhiều loại hình song còn có nhiều vấn đề phải giải quyết (cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn yếu kém hơn các nước phát triển khác). Các loại hình giao thông dởm bộo Mỹi liên hệ kinh từ giởa các ngành và các vùng rộng lớn cởa đất nước: duịng hàng khơng, đường sốt, đường bộ, đường điện nGồm, ởng đến đầu và khí. Matxcova là đầu mối giao thông chính từ đây các tuyến đường tỏa ra các huởng . Tổng chiều dài đường sắt: 85.000 km, đường bộ: 735.000 km, đường sông:120.000 km, đường ống 38.600 km, đường hàng không, đường biển.Nga có hạm đội máy may và tàu biển vào tầm cở lớn trên thế giới nhưng kém hiện đại và chất lượng phục vụ kém hơn các nước phát triển khác trên thế giới. Các cảng lớn là Xanh Pêtécbua, Ackhan-GhenXô, Vladivostôc, Nakhốtka, Vanhinô, MuốcmanXô. Nga có tiềm năng du lịch, nhưng chưa được khai thác triệt để. IV. Các vùng kinh tế chính của Nga Đất nước rộng lớn, nhiều miền tự nhiên khác nhau, trong quá trình phát triển kinh tế có sự phân công lao động theo lãnh thổ nên Liên Băng Nga hình thành 12 vùng kinh tế, những vùng nầy không đồng đều về tiềm năng kinh tế, trình độ phát triển và dân số. Điều đó thể hiện trong bảng số liệu sau: Tỷ lệ từng vùng kinh tế ở Liên Băng Nga về lãnh thổ và dân số(%). Vùng Diện tích Dân số Vùng Diện tích Dân số 1. Trung ương 2,8 20,6 7. Bắc Capca 2,1 11,3 2. Trung tâm đất đen 1,0 5,3 8. Uran 4,9 13,8 3. Vonga-Vratki 1,5 5,8 9. Tây Xibia 14,3 10,1 4. Tây Bắc 1,1 5,6 10. Đông Xibia 24,2 6,2 5.Bắc 8,5 4,2 11. Viễn đông 36,5 5,3 6. Pavondơ 3,1 11,2 12. Tỉnh Kalininggrat 0,1 0,6 Một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga: a. Vùng Trung ương: bao gồm thành phố Matxcơva và các tỉnh Matxcova, Bộrian, Vlađimia, Kalinin, Kaluga, Kómơron, Orơlôve, Riazan, Smôlen, Toula, Iarotxlap nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Âu, diện tích: 485,100 Km2. dân số: 30.000.000 người. Đây là vùng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhất Liên Bang Nga, tập trung các cơ quan khoa học (trường, viện nghiên cứu) với đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề đông và có trình độ cao, tiềm năng khoa học lớn. Quá trình đô thị hóa cao 3/4 dân sống ở thành phố. Trong vùng có 642 kiểu làng thành phố, 31 thành phố (hơn 100.000 người) trừ Tula, tất cả các thành phố đều nằm giữa sông Volga và Oka. Về kinh tế vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển:
  25. Các tổ hợp năng lượng- nhiên liệu (than- dầu) Matxcova là đầu mối năng lượng lớn nhất, chế biến dầu phát triển ở Iarôtlap, Riadan và Matxcơva trên cơ sở nhận dầu theo đường ống từ Tây Xibia và các vùng khác. Thể tổng hợp cơ khí (kỹ thuật điện, điện tử, chế tạo máy móc thiết bị cho các nghành: công, nông nghiệp, giao thông, sản xuất ôtô ), đây là thể tổng hợp phát triển nhất. Ngoài ra còn những ngành sản xuất theo chu trình như: Chu trình hóa dầu:chế biến cao su tổng hợp (Matxcova, Iarơtlap); nhựa (Matxcova, Vladimia, Orokhovo Duavo); sợi hóa học (Riadan, Kalinin, Sênukhơp) Chu trình hóa mỏ, hóa than, luyện kim đen và màu. Chu trình công nghiệp rừng: chặt gỡ, chế biến giấy cactông, bột xenlulô. Chu trình công nghiệp dệt, da, sản xuất vải ở vùng trung tâm đã phát triển từ lâu đời và nổi tiếng, vùng chiếm 1/3 về vải lanh, hơn ½ len, ½ bông vải toàn Liên Bang. Phát triển liên hợp công nông nghiệp: cung cấp thịt, sữa, bơ, phomát, rau cho dân thành phố: Matscova: là thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học kinh tế của CHLBNga - là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngòai nước. b. Vùng trung tâm đất đen: nằm ở phía Nam vùng Trung Ương giáp với Ucraina bao gồm tỉnh Begorôt, Varone, Kuro, Lipet, Tambô, diện tích:160.000 Km2, dân số 8.000.000 người. Vùng có dãy đất đen phì nhiêu, khí hậu lục địa ôn hòa (nhiệt độ trung bình tháng 1-8oC, tháng 7:19-200C lượng mua:420-575mm) thích hợp phát triển nông nghiệp (lúa mì, ngô, củ cải đường), khoáng sản quan trọng là các mỏ quặng Fe trữ lượng lớn - ngoài ra có vật liệu xây dựng. Kinh tế: phát triển công nghiệp cơ khí (máy kéo, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị phục vụ nông nghiệp, cơ khí giao thông), công nghiệp hóa dầu (cao su tổng hợp, tơ sợi nhân tạo). Đặc biệt phát triển các liên hợp công nông nghiệp (APK) sản xuất lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hạt hướng dương, rau quả và các ngành chế biến- những trung tâm công nghiệp lớn của vùng là: Vorony, Lipet, Tambôrơ, Kyrơsk. c. Vùng Uran: bao gồm tỉnh Kurơgan, Orenbua, Perơ, Svetlôp, Tréliabin và 2 nước cộng hòa tư trị Baki, Uđơmurơ diện tích: 824.000 km2, dân số 20.000.000 người. Vùng nối liền các khu công nghiệp phía Nam Châu Âu với vùng Đông Xibia. Nơi giàu tài nguyên, cơ sở luyện kim, cung cấp đồng, niken, phân bón, cơ khí, hóa chất, năng lượng, chế biến gỗ lớn của đất nước. Sản xuất công nghiệp không thua gì vùng Trung Ương. d.Vùng Tây Xibia: gồm các tỉnh Kemerôp, Novosibiêc, Omxco, Tomxco, Tiumen, và miền Antai, diện tích: 2.400.000 Km2 dân số 14.600.000 người. Giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu hỏa và khí đốt. Phát triển thể tổng hợp năng lượng, nhiên liệu, hóa dầu, hóa rừng, luyện kim. Khai thác cá trên sông, hồ, biển- sản xuất lúa mì, chăn nuôi ( lấy thịt, sữa ). Ðây còn là trung tâm khoa học của vùng Ðông Nơvơxibiêc. Cộng Đồng Châu Âu Tây Âu Và Việc Hình Thành Liên Minh Châu Âu (EU) Lịch sử Châu Âu là lịch sử của những cuộc chiến tranh để chia xẻ và hợp nhất các quốc gia. Đồng thời cũng là lịch sử của việc thực hiện ý tưởng về Một Châu Âu thống nhất bằng nhiều biện pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau từ chính trị, quân sự dến kinh tế. Kết thúc chiến tranh thế giới II, sự xuất hiện khối XHCN Đông Âu đã đưa Châu Âu đến một bước ngoặt lịch sử mới, Châu Âu bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh với sự song song tồn tại 2 khối quốc
  26. gia đối lập nhau về mọi phương diện: quân sự và kinh tế, không ngừng chạy đua vũ trang và hoàn toàn cắt đứt mọi mối quan hệ kinh tế truyền thống Đông-Tây vốn có. Đối với Tây Âu, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp quân sự qua việc thành lập tổ chức liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Jreaty Organization - NATO) năm 1949, vấn đề nhất thể hóa Châu Âu về mặt kinh tế được đặt biệt chú ý quan tâm thực hiện như một phương thức tạo nên sức mạnh cho Tây Âu. Quá trình nhất thể hóa Châu Âu là quá trình hình thành mối quan hệ kinh tế đa dạng giữa các quốc gia Âu Châu một cách vững chắc. Bước đầu là việc thành lập Cộng Đồng Châu Âu về than thép. Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu về than thép được 6 nước thành viên Gồm Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua ký ngày 18-4-1951 qui định thực hiện từ năm 1953 một thị trường chung về than và thép nhằm tập trung hoạt động sản xuất thép vào những tập đoàn công nghiệp sản xuất hiệu quả nhất, tạo điều kiện hiện đại hóa ngành công nghiệp thép. Những thử nghiệm như việc thành lập Cộng đồng than thép năm 1953, cộng đồng nguyên tử Châu Âu năm 1957, và những ý tưởng như việc thành lập Liên minh phòng thủ Châu Âu dù thành công hay thất bại điều tạo cơ sở cho hiệp định Rôma năm 1957 về việc thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (nền từng cởa EU hiên nay). Ngày 25-03-1957, hiệp ước Rôma được 6 nước thành viên Cộng đồng Châu Âu về than thép ký kết, mở đầu cho việc hình thành thị trường rộng lớn với hơn 160.000.000 ngườii, làm cho các ngành công nghiệp hiệu quả nhất của các quốc gia thành viên có thể phát triển nhanh chóng nhờ có thể áp dụng các công nghệ sản xuất, các thiết bị kỹ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhất vào sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Năm 1973 Cộng đồng Châu Âu mở rộng lên 9 nước với sự tham gia của Anh, Ailen, Đan Mạch. Đến 1981 lên 10 nước với sự gia nhập của Hy Lạp, rồi lên 12 nước 1986 với sự gia nhập của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Quá trình nhất thể hoá Châu Âu trở nên hiện thực hơn tại bước ngoặc lịch sử vào thời điểm tháng 2/1992 tại Maastrit (Hà Lan). Hiệp ước Maastrit được ký kết, khệi đầu cho sự thống nhất chính trị, thống nhất khoa học và tiền tệ với 1 đồng tiền duy nhất trong cộng đồng Châu Âu. Ngày 01-01-1993 thị trường chung thống nhất đi vào hoạt động: người lao động, hàng hoá, dịch vụ, tư bản (vốn đầu tư) được tự do lưu thông giữa các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu. Ngày 01-11-1993, Hiệp ước Maastrit về việc thiết lập Một Liên minh Châu Âu (EU: European Union) của khối Cộng đồng Châu Âu (EEC: European Economic Community) bắt đầu có hiệu lực. Tháng 01-1994 việc thành lập Viện tiền tệ Châu Âu, có trách nhiệm phối hợp các chính sách tiền tệ của các nước thành viên đã bắt đầu giai đoạn hai của sự thống nhất tiền tệ. Đúng như dự định đồng tiền chung Châu Âu được ban hành ngày 01-01-1999 với những qui định ngặt nghèo về ngân sách, nợ, lạm phát. Ngày 1-3-2002 đồng Ero dã thay thế hoàn toàn cho đồng tiến ở 12 quốc gia EU (Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch). Về chính trị, tháng 6-1994 đã tiến hành bầu nghị viện Châu Âu mới với các quyền hành được tăng cường. Hiệp ước Maastrit đã thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng EU về phía còn lại của Châu Âu. Đến ngày 01-01-1995 3 nước Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển chính thức gia nhập vào EU đưa các nước thành viên hiện nay của EU lên 15 nước. Trong hội nghị tại thành phố Strasbourg tháng 6-1997, Uỷ ban Châu Âu đã thông qua “Chương trình nghị sự 2000” chính thức dọn đường cho việc kết nạp 5 nước Đông Âu và Sip vào EU (Ba Lan, Hungary, CH Séc, Slôvakia, Extơnia).
  27. Thể Chế Hoạt Động Của EU Để có thể trở thành 1 thiết chế thống nhất các Nhà nước dân chủ, EU được điều hành bởi 4 thể chế chính, đại diện về lập pháp, hành pháp và tư pháp, đó là Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ Ban Châu Âu, Nghị viện và Toà án. a. Hội đồng Bộ trưởng Gồm đại diện các nước thành viên, ban hành phần lớn các quyết định. Các Bộ trưởng của hội đồng chịu trách nhiệm trực tiếp trước chính phủ nước họ. Trụ sở đặt tại Strasbourg (Pháp). Từ năm 1997 Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chính thức có chức năng chính trị tối cao của cộng đồng. Quyết định các vấn đề chung của EU, ký kết các hiệp định giữa EU với các nước khác. b. Uỷ Ban Châu Âu. Trụ sở đặt tại Brucxen (Bỉ), cơ quan chấp hành thường trực và bộ máy điều hành thống nhất của EU gồm có 17 ủy viên. Chủ tịch và 16 thành viên khác của Ủy Ban Châu Âu được chính phủ nước họ tiến cử và Hội đồng Bộ trưởng thông qua. Riêng chức chủ tịch EU được luân phiên đảm nhiệm giữa các nước thành viên, mỗi nhiệm kỳ là 6 tháng. c. Nghị Viện Châu Âu: trụ sở tại Lucxembua gồm 567 nghị sĩ được bầu trực tiếp theo nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ chính là giám sát công việc của Hội Đồng và Uỷ Ban Châu Âu, phê duyệt ngân sách. d. Tòa án EU: đặt tại Lucxembua có chức năng phân xử các tranh chấp trong EU, xử lý các vi phạm qui định chung. Tòa án gồm 13 thẩm phán và 6 luật sư do các chính phủ cử ra theo chế độ bỏ phiếu lấy đa số, nhiệm kỳ 6 năm. e. Bộ máy hành chính của EU: EU sử dụng 15.000 viên chức có trọng trách trong gần 20 lĩnh vực chính trị, từ quan hệ đối ngoại đến các công việc kinh doanh công nghiệp, giao thông vận tải, công tác xã hội và môi trường. EU có một số chức trách nhất định trong việc quản lý chính sách nông nghiệp chung và có những quyền đáng kể trong việc đấu tranh chống lại những thỏa hiệp gây tác hại cho người tiêu dùng. Nhưng trong tất cả các lĩnh vực khác EU chỉ duy nhất là người đưa ra chính sách và chính các nước thành viên sau đó mới là người sẽ quyết định thông qua những chính sách đó hay không. NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG CÁC NƯỚC THUỘC EU a. Tôn trọng tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc, EU đem lại cho các dân tộc sống trong lãnh thổ của mình 1 bản sắc chung và 1 cơ cấu thuận lợi cho các dân tộc sống bên cạnh nhau thể hiện tình đoàn kết cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau. Những công dân trong EU có thể tự do lựa chọn nước để sinh sống và làm việc, đồng thời họ có thể lĩnh trợ cấp bảo hiểm xã hội và lương hưu ở đất nước mà họ mới chuyển đến. Hiệp ưóc Maastrit còn tạo ra một quốc tịch Châu Âu bên cạnh quốc tịch của các quốc gia khác cho phép các kiều dân của một nước thành viên này khi chuyển đến sinh sống tại bất kỳ một nước thành viên nào khác, cũng đều có thể đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương ở nước họ đến sinh sống. Các cá nhân có thể mua bán ở những nơi nào giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp nhất. Về mặt chính sách - xã hội EU cũng tài trợ cho những chương trình đào tạo đối với người thất nghiệp và những quy định chỉ tiêu tối thiểu đối với những điều kiện lao động. Tạo cơ
  28. hội cho giới trẻ được đào tạo nghề nghiệp, giúp cho giới trẻ nông thôn kế tục những người đi trước họ trong hoạt sản xuất nông nghiệp. b. Quá trình công nghiệp hóa ở Châu Âu đã hình thành một dãy hệ thống siêu đô thị dày đặc kéo dài từ Luân Đôn - qua Pari đến Milan. Để giảm bớt phần nào vấn đề ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông, các nước trong EU có các thành phố triệu dân (mêgalôpôlit) đang thực hiện chiến lược đưa dân cư từ nội thành ra ngoại thành bằng sự phối hợp của các biện pháp tổng hợp sau: Xây dựng cơ sở hạ tầng nối liền nội thành với ngoại thành, các hệ thống đường tàu điện ngầm phát triển ở Pari và Luân Đôn, tàu điện ngầm, tàu hỏa cao tốc ở CHLB Đức, Áo, Thụy sĩ. Hoạt động trên phạm vi có đường kính 50 km chung quanh thành phố kết hợp với hệ thống xe buýt rất hiện đại hoạt động đến tận những làng mạc hẻo lánh. Vùng ngoại ô được hiện đại hóa và đa dạng hóa chức năng: xây cất các làng đại học, các dưỡng đường, các nhà dưỡng lão để thu hút người già, sinh viên, giảng viên ra khỏi thành phố, xây dựng những khu vệ tinh rất hiện đại và xinh đẹp với đầy đủ các cơ sở như trường học, nhà thờ, bưu điện, bệnh viện câu lạc bộ, trung tâm thể thao, nhà hát, rạp chiếu bóng và các cửa hàng ăn uống, vui chơi giải trí để thu hút đông đảo người dân từ nội thành chuyển về ngoại ô. c. Cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới II diễn ra trong thời gian gần đây, đã ảnh hưởng đến đồng lương, phúc lợi, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở EU. Dưới sự lãnh đạo của các công đoàn, các cuộc đấu tranh rầm rộ của công nhân, viên chức được tiến hành bằng hàng loạt vụ bãi công, biểu tình qui mô lớn làm rung chuyển Châu Âu và giành được ít nhiều thắng lợi.Các cuộc đình công, bãi công ở các nước thuộc EU đã góp phần đe dọa khả năng cạnh tranh của hàng hóa EU trong cuộc Chiến tranh thương mại toàn cầu giữa Tây Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản nhất là khi EU trở nên thống nhất hơn, cuộc đấu tranh của công nhân các nước trong EU có điều kiện phối hợp với nhau một cách chặt chẽ nhịp nhàng. d. Hiện nay trước sự nổi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Angiêri, các nước Châu Âu nằm bên hồ Địa Trung Hải như Pháp, Ý, Tây ban Nha đặc biệt lo ngại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan từ Angiêri có thể lan sang các nước Bắc Phi, tạo tình hình bất ổn làm nổi lên làn sóng người tị nạn ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia Châu Âu Địa Trung Hải. Bằng nhiều cách về kinh tế - chính trị, các nước Tây Âu đang cố gắng chặn đứng chủ nghĩa hồi giáo cực đoan ở Bắc Phi mà Angiêri là trọng điểm của mọi cố gắng, trước mắt các nước này phải hoãn món nợ 26 tỉ USD cho chính phủ Angiêri, riêng Pháp đã viện trợ trực tiếp và gián tiếp cho Angiêri đến 7,5 tỉ USD trong những năm gần đây. Ðĩ là chua kỷ viởc ngan chỉn chỉ nhgiã Hải giáo cực đoan truyền bá giáo lí và khích động chiến tranh trong cộng đồng người Hải giáo ở Châu Âu khơng duởi 4 triệu nguởi. Hoạt Động Kinh Tế Liên bang Nga với một thời cường thịnh và đang trải qua những bước biến động, thăng trầm của nền kinh tế khổng lồ đầy tiềm năng. I. Quá trình phát triển a. Nền kinh tế lạc hậu của những năm trước cách mạng tháng 10 -1917: Nga bước vào con đường phát triển TBCN muộn hơn nhiều nước Tây Âu khác, là nước kinh tế lạc hậu. Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, trình độ khoa học kỹ huật nông nghiệp yếu kém, sử dụng đất đai hạn chế, nhiều nơi bị bỏ hoang. Nam 1.913 dân số nông nghiệp chiếm 82%, nông nghiệp chiếm 57,9% từng sản phẩm công - nông nghiệp. Ðại bộ phận sản xuất nông nghiệp chỉ tiến hành ở vùng đồng bằng Ðông Âu.
  29. Công nghiệp kém phát triển, trong cơ cấu công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thếc phẩm, chiếm hon 50% từng sản lượng công nghiệp. Trình độ khoa học kỷ thuật kém xa các nước phương Tây, các xí nghiệp tập trung xung quanh Maxcơva, Xanh Petecbua, Uran. Các ngành công nghiệp nhệ, đất chiếm 80% số xí nghiệp công nghiệp ở vùng Trung uong, vùng Uran. Mạng lưới giao thông: phân bố không đều, có vài hướng chủ yếu tập trung ở vùng Nga Âu, Maxcơva, Xanh Petecbua, đầu mối của các hệ thống đường sắt, đường ơ tơ, hệ thống các đường này chuyên chỉ nguyên nhiên liệu, luong thếc và nhệng sản phẩm nông nghiệp xuất khệu. Vùng Uran - đường sốt phọc về khai thác Mỹ. Vùng Xibia, Bắc Capca, miền Bắc mạng lưới giao thong ít, chiều dài ngắn. b. Thời kỳ phồn vinh: Li ên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Bang Xô Viết trở thành siêu cường ( từ cách Mỹng tháng 10 đến cuối những năm thập kỷ 80 ). Liên Bang Nga đã thực hiện những nguyên tắc, bước đi, biện pháp của nền kinh từ XHCN như: trong nông nghiệp thực hiện cải cách ruộng đất, trong công nghiệp quốc hữu hóa các xí nghiệp trước đây của tư nhân hay tư bản nước ngoài dẫn đến quan hệ sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất chỉ còn hai hình thức: toàn dân và tập thể, điều đó trong điều kiện hiện nay không phù hợp, không kích thích được sản xuất. Nhà nước thực hiện hàng loạt các kế hoạch 5 năm, các chương trình, mục tiêu phát triển các ngành kinh tế ( đến năm 1990 Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 12 ) Nhưng nhiều kế hoạch quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt từ trên xuống, không sát thực tế nên hiệu quả không cao. Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi hẳn: công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, trong công nghiệp chú ý phát triển công nghiệp nặng đến giữa những năm thập kỹ 70 nhiều ngành công nghiệp Nga đứng đầu thế giới. Tổ chức lãnh thổ: hình thành nhiều hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ hiện đại trong nông nghiệp, công nghiệp, liên ngành như tổ hợp sản xuất nhiên liệu năng lượng nhằm khai thác tối ưu tài nguyên khoáng sản và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng từ khâu khai thác đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ( các tổ hợp sản xuất lãnh thổ: TPK; các liên hợp sản xuất nông - công nghiệp: APK; các liên hợp khoa học sản xuất ). Do cơ chế nên các hình thức sản xuất tuy hiện đại nhưng hiệu quả không cao. Trình độ khoa học kỷ thuật đạt mức cao song đặc biệt chỉ ở khoa học cơ bản, còn khoa học ứng dụng kém. Tốc độ phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp luơn ở Mỹ ở 9 - 10%/năm (trung bình 1950 - 1970), nông nghiệp 4% (trung bình 1950-1970). Phân bố: trước các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông Âu, nay chú ý phát triởn vùng Ðông Xibia, Tây Xibia, vùng Bắc, ở đây hình thành nhiều trung tâm khoa học mới như Bratxcơ, Novôxibiếc. Giao thông phát triển ở nhiều dạng: đường sắt, ô tô, biển, hàng không, đường ống, đường điện ngầm với tổng chiều dài khá lớn, với giá bao cấp quá rẻ, đến nay không phù hợp, chất lượng phục vụ không cao, kém hiệu quả. Quan hệ kinh tế: chủ yếu trao đổi với các nước cởng hồ thuộc Liên Xô trước nay, và buôn bán với các nước XHCN dưới danh nghĩa LBXô Viết. Liên Băng Nga đã góp phần đáng kể của mình (về sức lực, trí tuệ, tiền của) cho sự phát triển kinh tế - xã hội không những cho cộng đồng các nước XHCN (Đông Âu cũ, Cu Ba, Việt Nam, Triều Tiên,
  30. Mông Cổ) mà còn đặc biệt cho các nước thuộc Liên Xô trước nay, đưa mức sống của đa số người dân các nước này từ nghèo khổ bần hàn lên ngang hàng mức sống của người dân Nga nhất là các nước vùng Trung Á, thể hiện một tinh thần quốc tế cao cả. c. Thời kỳ đầy khó khăn biến động, Nga tách khỏi LB Xô viết. Những giải pháp và triển vọng (cuối thập kỷ 80-đầu 90,91,92) của nền kinh tế vốn khổng lồ, đầy tìềm năng. Nền kinh tế Nga đã đang trãi qua bao khó khăn, nhược điểm: Cơ cấu kinh tế không hợp lý, chú ý phát triển công nghiệp nặng, nhiều công trình đồ xộ, tốn kém, hiệu quả thấp, công nghiệp nhẹ không đáp ứng đủ nhu cầu, hàng hóa khan hiếm, hình thức xấu, chất lượng không đảm bảo, gía cả không hợp lý, không kích thích sản xuất. Trang thiết bị dựa trên cơ sở công nghệ cũ kém xa các nước phương Tây. Trong nông nghiệp nhiều năm thiếu lương thực phải nhập từ nước ngoài mặc dù đất nông nghiệp nhiều và màu mỡ, ngân sách thiếu hụt, tệ nạn xã hội tăng. Chính trị không ổn định đã gây nên những xáo trộn về kinh tế, mâu thuẩn xung đột sắc tộc ngày càng cao, gây thiệt hại người và của. Sản xuất trong tất cả các ngành giảm sút nghiêm trọng, nam 1991 sản lượng công nghiệp từt cở các ngành giảm 1/3, gía cả tăng vọt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều xí nghiệp bãi công, gây lãng phí và thiệt hại lớn. Những nguyên nhân, các vấn đề tồn tại: Nguyên nhân chính của sự suy giảm trong nền kinh tế Nga là do tiến hành cuộc cải tổ kinh tế thiếu đồng bộ, triệt để, sự đổi mới chậm chạp, tâm lý nhận bao cấp sống dựa vào nhà nước, làm việc theo kiểu trung bình chủ nghĩa đã hình thành 70 năm trong nhiều thế hệ người lao động, nên cuộc cải tổ bị nhiều giới bảo thủ gây cản trở, chính sách tài chính sai lầm, thâm hụt ngân sách liên miên, khó khăn do thiên tai, quân sự. Nền kinh tế khổng lồ, đầy tiềm năng và triển vọng lớn: Sau khi tách ra khỏi LB Xô Viết, Liên Băng Nga coi chương trình hình thành nền kinh tế thị trường và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới là giải pháp cấp bách chống khủng hoảng. Cải từ cơ cấu kinh tế quốc dân, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, dựa trên sự đa dạng và bình đẳng của các hình thức sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, hợp tác xã, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, làm cho lien Bang Nga liên kết toàn diện với nền kinh tế thế giới. Nhà nước ban hành một loạt chính sách, biện pháp triệt để và đồng bộ, chính sách tài chính, đầu tư, sở hữu ruộng đất, gía cả, đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế Năm 1992 hàng hóa khắp nơi đã nhiều, phong phú, đa dạng, sức mua của người dân khá lớn, sản xuất ở một số ngành đã nhích dần, mọi vấn đề tồn tại, đang được tháo gỡ Có nhiều dấu hiệu cho thấy Liên Băng Nga sẽ trở thành cường quốc kinh tế trong trật tự thế giới mới, sẽ lấy lại được vị trí, uy thế của mình trên trường quốc tế (kể cả kinh tế và chính trị). II.Các ngành kinh tế a. Công nghiệp Công nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, chiếm 2/3 GDP và hon 2/3GNP,gần ½ vốn sản xuất cơ bản. >1/3 lực lượng lao động. Trong cơ cấu công nghiệp, vai trị chỉ yởu thuỷc về công nghiệpnềng (nhóm A), nhĩm này chiếm ¾ khối lượng sản phẩm công nghiệp. Từ năm 1940 - 1990 sản phẩm nhóm A tăng hon 30 lần, nhóm B chỉ tăng hon 10 lần. Vì vềy nên vài năm gần đây dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng trên toàn bộ Liên Băng Nga. Đây là vấn đề cần cải tổ gởp trong những năm tới. Phát triển công nghiệp nặng tốn phí nhiều tiền, công sức. thời gian mà hiệu quả không cao, nhiều ngành giờ đây trở nên lạc hậu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng.
  31. Các hoạt động công nghiệp: Tổ hợp năng lượng - nhiên liệu: bao gồm các ngành khai thác, sản xuất nhiên liệu, năng lượng, giao thông và các cơ sở hạ tầng dịch vụ. o Công nghiệp khai thác dầu: tập trung ở vùng Uran, Tây Xibia cung cấp 2/3 dầu, 1/3 khí. Năm 1990 ở đây khai thác 70% nhiên liệu này cho tồn Liên Băng Nga. Hệ thống đường ống dẫn dầu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu cho các nhà máy chế biến từ Tây Xibia tới phần Châu Âu, từ vùng Đông đến Baican sang các nước cởng hồ khác. Kế hoạch năm 1990 sẽ khai thác 560-570 triệu tấn dầu, 640-650 tỷ m3 khí, song không đạt. o Công nghiệp khai thác than: trữ lượng lớn tập trung ở Cudônét, Pechoki, Nam Iacut, Kanko-Achinki, Luu vực Cudơnét cung cấp 1/5 khối lượng than toàn Liên Băng. Năm 1990 dự kiến khai thác 440-445 triệu từn nhưng không đạt. Việc khai thác than đã tạo điều kiện thuận lợi xây dựng những cơ sở năng lượng hùng mạnh để hình thành các thể tổng hợp công nghiệp. o Công nghiệp điện: thành phần chủ yếu của tổ hợp năng lượng - nhiện liệu nối liền tất cả các quá trình từ phát điện, chuyển tải đến nơi tiêu dùng năng lượng. Trong cơ cấu năng lượng, nhiệt điện chiếm 70% sản lượng. Những nhà máy nhiệt điện lớn (công suởt 2.000.000 kw) phân bố ở khu công nghiệp trung ương, Uran, Capca, Pavondo, Tây Xibia. Những nhà máy thủy điện công suất lớn xây dựng trên sông Angara (Icacut); Bratscơ, Uxzơ Ilimscơ, trên sông Ienhixây; Krátsuơiac công suởt 6 triệukw, Quybixep trên sông Vonga Các nhà máy điện nguyên tử vùng Tây Bắc, Trung ương, Nam (Kalinin, Smolen, Balakơp, Vongarat dự kiến sản lượng điện 1999: 1.120 - 1.160 tỷ kw. Công nghiệp luyện kim đen: Đây là ngành công gnhiệp rất mạnh của Nga với 3 trung tâm lớn: Uran, Trung ương và Xibia (Uran cung cấp 1/5 sản lượng gang thép toàn LB). Luyện kim màu (Bôxit, Cu, đa kim, niken) chủ yếu ở Uranl, Baican, Xibia và Viễn đông. Các ngành công nghiệp nặng khác: Hóa chất, cơ khí và công nghiệp rừng. o Công nghiệp hóa chất, hóa dầu: phát triển ở Trung ương,, Pavondo, Uran, Tây Xibia và Viễn đông o Cơ khí đa ngành phát triển ở Trung ương, Pavondo, Uran, Tây Xibia, chú trọng cơ khí năng o Công nghiệp rừng: khai thác và chế biến gỗ, giấy chiếm vị trí lớn ở Liên Băng Nga. Những vùng chủ yếu Bắc, Vonga-Víatki, Uran, Tây Xibia, Đông Xibia và Viễn đông. Công nghiệp nhệ: chua phát huy hệt thế Mỹnh,đây là điểm yếu của nền kinh tế đồ sộ nước Nga, còn nhiều vấn đề giải phải quyết như giá cả, mẫu mã, chất lượng. o Công nghiệp dệt: ngành ưu thế trong công nghiệp nhẹ, vùng sản xuất vềi chủ yếu là khu Trung ương( chung quanh Matxcơva, Xanh Pêtécbua, Ivanôp. Iarôtxlap. Kalinin ) ở đây sản xuất 2/3 vải bông, lanh, gần 1/2 len dạ của Nga, phận cịn lãi ở vùng Tây Bắc. o Ngành giày da, thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng khác sản xuất ở nhiều nơi. o Công nghiệp đánh bắt cá và chế biến cá có nhiều điều kiện thuậu lợi để phát triển, Nga có những đội tàu đánh bắt và chế biến ở các vùng đại dương lớn.
  32. b. Nông nghiệp: Nga có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, thuận lợi để phát triển hàng trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp dởoc từ chọc`sản xuất theo các lien hệp công nông nghiệp (APK), các APK là thành phần quan trọng của nền kinh tế. Trong thành phần cởa APK bao Gồm các ngành công nghiệp cung cởp cho nông nghiệp nhệng phuong tiến sản xuất chỉ yởu, bộn thân ngành nông nghiệp,ngành công nghiệp chỉ biởn nguyên liệu nông nghiệp, ngành thuong nghiệp, giao thông, quản lý, cơ quan khoa học. dởch về (chỉ yởu theo 3 nhĩm: nhĩm công nghiệp, nông nghiệp, co số hạ từng và dởch về) như APK trởng và chỉ biởn cở cởi đường - chan nuơi; APK chan nuơi chỉ biởn thết sốa,bo Cây lương thực: chủ yếu là lúa mì khoai tây và 1 số các cây khác sản lượng 1990: 140.000.000 từn luong thếc, vùng sản xuất lúa mì chính là Pavondo, Bắc Capca, Tây xibia, Uran, Trung tâm đất đen. Cây công nghiệp: bao gồm cây lấy sợi, lấy dầu và đường cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực thẩm. Vùng trồng cây lấy sợi là Trung ương, Tây bắc; cây hướng dương là Bắc Capca, Pavondo và Trung tâm đất đen; củ cải đường là Trung tâm đất đen, Bắc Capca - thu họach củ cải đường 1990: 31.000.000 tấn. Chăn nuôi: chiếm hon 50% tổng sản phẩm nông nghiệp. Hơn 80% số gia súc dởoc chăn nuôi trong các nông trường, nông trang và các khu vực khác nhà nước, chỉ 20% thuộc về các gia đình. Ngành này được tiến hành tổ chức sản xuất theo các APK: chăn nuôi, chế biến sản phẩm thịt, sữa, bơ Một vài năm gần đây khi chuyển sang cơ chế thị trường các APK họat động kém hiệu qủa nên đã tăng cường chăn nuôi ở các hộ gia đình - 1990 sản xuất 10.000.000 tấn thịt, 54.000.000 tấn sữa, 45 tỷ qủa trứng. Chăn nuôi được tiến hành ở nhiều nơi trong khắp đất nước. c. Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh với nhiều loại hình song còn có nhiều vấn đề phải giải quyết (cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn yếu kém hơn các nước phát triển khác). Các loại hình giao thông dởm bộo Mỹi liên hệ kinh từ giởa các ngành và các vùng rộng lớn cởa đất nước: duịng hàng khơng, đường sốt, đường bộ, đường điện nGồm, ởng đến đầu và khí. Matxcova là đầu mối giao thông chính từ đây các tuyến đường tỏa ra các huởng . Tổng chiều dài đường sắt: 85.000 km, đường bộ: 735.000 km, đường sông:120.000 km, đường ống 38.600 km, đường hàng không, đường biển.Nga có hạm đội máy may và tàu biển vào tầm cở lớn trên thế giới nhưng kém hiện đại và chất lượng phục vụ kém hơn các nước phát triển khác trên thế giới. Các cảng lớn là Xanh Pêtécbua, Ackhan-GhenXô, Vladivostôc, Nakhốtka, Vanhinô, MuốcmanXô. Nga có tiềm năng du lịch, nhưng chưa được khai thác triệt để. d. Các vùng kinh tế chính của Nga Đất nước rộng lớn, nhiều miền tự nhiên khác nhau, trong quá trình phát triển kinh tế có sự phân công lao động theo lãnh thổ nên Liên Băng Nga hình thành 12 vùng kinh tế, những vùng nầy không đồng đều về tiềm năng kinh tế, trình độ phát triển và dân số. Điều đó thể hiện trong bảng số liệu sau: Tỷ lệ từng vùng kinh tế ở Liên Băng Nga về lãnh thổ và dân số(%). Vùng Diện tích Dân số Vùng Diện tích Dân số 1. Trung ương 2,8 20,6 7. Bắc Capca 2,1 11,3 2. Trung tâm đất đen 1,0 5,3 8. Uran 4,9 13,8
  33. 3. Vonga-Vratki 1,5 5,8 9. Tây Xibia 14,3 10,1 4. Tây Bắc 1,1 5,6 10. Đông Xibia 24,2 6,2 5.Bắc 8,5 4,2 11. Viễn đông 36,5 5,3 6. Pavondơ 3,1 11,2 12. Tỉnh Kalininggrat 0,1 0,6 Một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga: a. Vùng Trung ương: bao gồm thành phố Matxcơva và các tỉnh Matxcova, Bộrian, Vlađimia, Kalinin, Kaluga, Kómơron, Orơlôve, Riazan, Smôlen, Toula, Iarotxlap nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Âu, diện tích: 485,100 Km2. dân số: 30.000.000 người. Đây là vùng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhất Liên Băng Nga, tập trung các cơ quan khoa học ( trường, viện nghiên cứu ) với đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề đông và có trình độ cao, tiềm năng khoa học lớn. Quá trình đô thị hóa cao 3/4 dân sống ở thành phố. Trong vùng có 642 kiểu làng thành phố, 31 thành phố (hon100.000 người) trừ Tula, tất cả các thành phố đều nằm giữa sông Volga và Oka. Về kinh tế vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển: Các tổ hợp năng lượng- nhiên liệu (than- dầu) Matxcova là đầu mối năng lượng lớn nhất, chế biến dầu phát triển ở Iarôtlap, Riadan và Matxcơva trên cơ sở nhận dầu theo đường ống từ Tây Xibia và các vùng khác. Thể tổng hợp cơ khí (kỷ thuật điện, điện tử, chế tạo máy móc thiết bị cho các nghành: công, nông nghiệp, giao thông, sản xuất ôtô ),đây là thể tổng hợp phát triển nhất. Ngoài ra còn những ngành sản xuất theo chu trình như: Chu trình hóa dầu:chế biến cao su tổng hợp (Matxcova, Iarơtlap); nhựa( Matxcova, Vladimia, Orokhovo Duavo); sợi hóa học (Riadan, Kalinin, Sênukhơp) Chu trình hóa mỏ, hóa than, luyện kim đen và màu. Chu trình công nghiệp rừng: chặt gỗ, chế biến giấy cactông, bột xenlulô. Chu trình công nghiệp dệt, da, sản xuất vềi ở vùng trung tâm đã phát triển từ lâu đời và nổi tiếng, vùng chiếm 1/3 về vải lanh, hon ½ len, ½ bông vải toàn Liên Bang. Phát triển liên hợp công nông nghiệp: cung cấp thịt, sữa, bơ, phomát, rau cho dân thành phố: Matscova: là thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học kinh tế của CHLBNga - là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngòai nước. b. Vùng trung tâm đất đen: nằm ở phía Nam vùng Trung Ương giáp với Ucraina bao gổm tỉnh Begorôt, Varone, Kuro, Lipet, Tambô, diện tích:160.000 Km2, dân số 8.000.000 người. Vùng có dãy đất đen phì nhiêu, khí hậu lục địa ôn hòa (nhiệt độ trung bình tháng 1-8oC, tháng 7:19-200C lượng mua:420-575mm) thích hợp phát triển nông nghiệp (lúa mì, ngô, củ cải đường), khóang sản quan trọng là các mỏ quặng Fe trữ lượng lớn- ngòai ra có vật liệu xây dựng. Kinh tế: phát triển công nghiệp cơ khí (máy kéo, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị phục vụ nông nghiệp, cơ khí giao thông), công nghiệp hóa dầu (cao su tổng hợp, tơ sợi nhân tạ). Đặc biệt phát triển các liên hợp công nông nghiệp (APK) sản xuất lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hạt hướng dương, rau quả và các nghành chế biến- những trung tâm công nghiệp lớn của vùng là: Vorony, Lipet, Tambôrơ, Kyrơsk. c. Vùng Uran: bao gồm tỉnh Kurơgan, Orenbua, Perơ, Svetlôp, Tréliabin và 2 nước cộng hòa tư trị Baki, Uđơmurơ diện tích: 824.000 km2, dân số 20.000.000 người. Vùng nối liền các khu công
  34. nghiệp phía Nam Châu Âu với vùng Đông Xibia. Noi giàu tài nguyên, cơ sở luyện kim, cung cấp đồng, niken, phân bón, cơ khí, hóa chất, năng lượng, chế biến gỗ lớn của đất nước. Sản xuất công nghiệp không thua gì vùng Trung Ương. d. Vùng Tây Xibia: gồm các tỉnh Kemerôp, Novosibiêc, Omxco, Tomxco, Tiumen, và miền Antai, diện tích: 2.400.000 Km2 dân số 14.600.000 người. Giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu hỏa và khí đốt. Phát triển thể tổng hợp năng lượng, nhiên liệu, hóa dầu, hóa rừng, luyện kim. Khai thác cá trên sông, hồ, biển- sản xuất lúa mì, chăn nuôi ( lấy thịt, sữa ). Ðây cịn là trung tâm khoa học cởa vùng Ðơng Nơvơxibiêc. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP CÁC NƯỚC EU a. Vấn đề sắt thép: Sắt thép có giá trị chiến lược và ngành luyện kim mang một ý nghĩa sống còn ở Hoa Kỳ và Tây âu với số vốn đầu tư cơ bản lớn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác. Nhu cầu sắt thép trên thị trường thế giới ngày càng giảm, chủ yếu là vì hiện nay sắt thép được sử dụng tiết kiệm hơn trong quá trình sản xuất hoặc thay thế bằng những vật liệu mới có chất lượng cao hơn mà rẻ tiền hơn như chất dẻo, gốm dựa vào sự phát triển công nghệ mới, thêm vào đó 1 số nước đang phát triển đã có thể sản xuất thép. Để tiếp tục duy trì và phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen của mình, các nước công nghiệp Tây Âu và Hoa kỳ tiếp tục thông qua những biện pháp bao cấp kết hợp với bảo hộ mậu dịch. EU dùng các biện pháp trợ giá để làm vũ khí chíếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực sắt thép, nên các nước sản xuất sắt thép trong EU có thể bán sắt thép với giá rất rẻ làm cho ngành luyện kim Hoa Kỳ cạnh tranh không nổi, phải sa sút. Cuối cùng Hoa Kỳ đề ra thuế trừng phạt 19 nước sản xuất thép trên thế giới (chủ yếu thuộc EU), từ đó EU rơi vào cuộc khủng hoảng thừa ( sản xuất 170.000.000 từn, tiêu thụ 120.000.000 từn), phải cắt giảm sản lượng và sa thải công nhân (50.000 chổ làm). Uở Ban Châu Âu quyết định trợ cấp hon 500.000.000 USD trong vòng 3 năm (92-95) cho các ngành sản xuất sắt thép là giảm bớt 30.000.000 từn thép thô và 20.000 tấn thép lá, sa thải 30.000 - 50.000 công nhân, riêng Italia được trợ cấp 2,8 tỉ đô để giảm sản lượng 2.000.000 tấn, các nhà máy thép ở miền Đông CHLB Đức được trợ cấp 550.000.000 đô để giảm sản lượng 350.000 tấn thép. b. Vấn đề của ngành công nghiệp ôtô: Công nghiệp ôtô hiện nay đang có chuyển biến quan trọng trong việc cấu trúc lại nền sản xuất của mình. Các hảng sản xuất xe ôtô trong EU đặt mua từng cụm bộ phận để ép giá mua các bộ phận mà hệ không trực tiếp sản xuất xưởng 30%, vừa tiết kiệm chi phí dự trữ và quản lý tại chỗ những chi tiết mà các công ty nhỏ buộc phải lắp ráp thành các cụm bộ phận, vừa thúc đẩy các công ty nhỏ phải tập hợp lại để có thế tiếp tục cung cấp các bộ phận xe ôtô với giá rẻ. Để tiếp tục hạ giá thành, các hãng xe ôtô ngày càng sử dụng nhiều bộ phận giống nhau (BMW và Mecsedes Benz dùng chung một mốt van máy xe mặc dù đang là đối thủ trực tiếp của nhau), mở rộng các quan hệ hợp tác để cùng nghiên cứu hoặc cùng sản xuất. Các biện pháp quản lý sản xuất có hiệu quả đang được áp dụng như đưa các dây chuyền sản xuất cơ động có khả năng sửa đổi nhanh chóng để thay đổi kịp thời sản lượng, mẫu mã phù hợp với thị trường, đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật mới vào trong các nhà máy. CHLB Đức, Pháp, Ý, bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp để giảm bớt nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả và chủ động của từng cá nhân cũng như toàn thể bộ máy. Đối với thị trường Châu Á, các hãng ôtô trong EU đang tiến hành thương thuyết để xây dựng các nhà máy sản xuất các chi tiết và các cụm bộ phận để sử dụng công nhân giá rẻ tại chổ