Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dong_gop_cua_chuyen_dich_co_cau_den_tang_truong_nang_suat_la.pdf
Nội dung text: Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở Việt Nam
- Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 4,Tập 2018, 12, Tr. Số 111-122 4, 2018 ĐÓNG GÓP CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TỔNG THỂ Ở VIỆT NAM PHẠM THỊ HƯỚNG*, VÕ BÁ THIÊN Sinh viên Khoa Kinh tế và Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài viết này tập trung vào đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở Việt Nam trong giai đoạn 1987 - 2016. Sử dụng kỹ thuật phân tích chuyển dịch tỷ trọng, bài viết xem xét thay đổi cơ cấu trong ba ngành chính. Kết quả cho thấy đóng góp của chuyển dịch cơ cấu mặc dù là tích cực nhưng còn khá khiêm tốn. Khi bóc tách đóng góp này thành tác động động và tĩnh thì thể hiện đóng góp tích cực của tác động “tĩnh”, còn tác động “động” lại kìm hãm tăng trưởng năng suất lao động. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, năng suất lao động, SSA. ABSTRACT Contribution of Structure Transformation to the Overall Labor Productivity Growth in Vietnam This paper focuses on assessing the contribution of labor structure transformation to the overall productivity growth in Vietnam in the period from 1987 to 2016. Using the density transformation analysis, the paper examines the structural change in the three main economic sectors. The results show that the contribution of structure transformation to the overall labor productivity is positive but less significant. In term of the static impact, the contribution is positive. However, the dynamic impact inhibits the labor productivity growth. Keywords: Structure transformation, labor productivity, SSA. 1. Giới thiệu Các nghiên cứu gần đây về tăng trưởng kinh tế đã chuyển từ việc giải thích các xu hướng tăng trưởng bình quân dài hạn sang nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng tốc và giảm tốc tăng trưởng, do sự bất ổn lớn trong mức tăng trưởng trong nước. Rất ít quốc gia có mức tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài. Thay vào đó, kiểu mẫu điển hình hơn là các quốc gia thường trải qua các giai đoạn tăng trưởng, trì trệ, hoặc suy giảm khác nhau. Nghiên cứu về các yếu tố quyết định tăng trưởng thì việc sử dụng từng giai đoạn cụ thể thường phát hiện nhiều vấn đề hơn so với việc sử dụng mức trung bình trong một khoảng thời gian dài. Điều này đặt ra câu hỏi là các thành phần nào trong nền kinh tế đóng góp nhiều nhất cho tăng tốc và giảm tốc trong tăng trưởng. Ví dụ, Jones và Olken (2008) cho rằng phân bổ lại lao động cho các ngành sản xuất là nguồn gốc làm tăng tốc và giảm giảm tốc tăng trưởng ở nhiều nước đang phát triển. Do thiếu dữ liệu ngành, họ *Email: hng.pham66@gmail.com Ngày nhận bài: 15/3/2018; Ngày nhận đăng: 22/6/2018 111
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên không thể kiểm tra giả thuyết này. Một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế là việc gia tăng năng suất lao động (NSLĐ). Sự thay đổi NSLĐ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: thay đổi NSLÐ trong nội bộ ngành, các hiệu ứng thay đổi trong việc phân bổ lại lao động giữa các ngành, tức là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLÐ) và ảnh hưởng tương tác của CDCCLÐ với thay đổi NSLÐ trong nội bộ ngành. Việc đánh giá vai trò riêng biệt của các yếu tố này đối với NSLÐ là quan trọng bởi qua đó sẽ giúp các nhà quản lý thấy được quá trình gia tăng NSLÐ chủ yếu là dựa trên yếu tố nào. Trong bài nghiên cứu này, thông qua phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng chúng tôi muốn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tầm quan trọng của các thành phần khác nhau trong việc tạo ra sự tăng trưởng năng suất lao động tổng hợp ở Việt Nam trong giai đoạn 1987 - 2016. Với việc tính toán cho từng giai đoạn kế hoạch 5 năm cũng sẽ phần nào giải thích kết quả của việc điều chỉnh chính sách, trong đó có chính sách ngành. Bởi việc điều chỉnh đó sẽ tạo ra sự di chuyển lao động giữa các ngành trong nền kinh tế, từ đó tác động đến năng suất của bản thân các ngành cũng như năng suất lao động tổng thể thông qua thành phần chuyển dịch cơ cấu. Cấu trúc bài viết gồm 5 mục chính. Sau phần giới thiệu ở mục 1, tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề bài viết được trình bày trong mục 2. Mục 3 mô tả phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng. Tiếp theo là mục 4 với các kết quả thực nghiệm và cuối cùng, mục 5 là một số kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Định lượng đóng góp của CDCCLĐ lên tăng trưởng năng suất lao động bằng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) đã được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau. Đây là một cách tiếp cận khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Timmer và Szirmai (2000) xem xét vai trò của sự thay đổi cơ cấu lao động trong việc giải thích sự tăng trưởng năng suất lao động tổng hợp trong lĩnh vực sản xuất của bốn nước châu Á trong giai đoạn 1963 - 1993. Phân tích chuyển dịch tỷ trọng được sử dụng để đo lường tác động của sự thay đổi cả lao động và đầu vào vốn. Kết quả không ủng hộ giả thuyết về CDCC các nguồn lực có đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ cũng như năng suất nhân tố tổng hợp. Tăng trưởng NSLĐ chủ yếu được thúc đẩy bởi việc cải thiện năng suất nội bộ ngành. Shigh (2004) tập trung vào tác động của thay đổi công nghệ và cơ cấu đối lao động với tăng trưởng NSLĐ tổng hợp trong ngành sản xuất của Hàn Quốc, tác giả chia quy mô công ty thành 8 nhóm trong giai đoạn 1970 - 2000 và sử dụng phương pháp SSA để đo lường tác động của sự thay đổi cả lao động và đầu vào vốn. Các kết quả cho thấy thay đổi cơ cấu trung bình đã dẫn đến tăng trưởng năng suất trong những năm 1970 và mô hình này bị đảo ngược sau đó. Các công ty vừa và nhỏ năng động hơn trong việc phân bổ lại nguồn lực; tuy nhiên, các công ty có quy mô lớn trong ngành chế tạo đã tác động tích cực hơn đến năng suất do việc tái phân bổ. Với mục đích có được một thước đo mức độ quan trọng của việc phân bổ lại các phân ngành, hay sự thay đổi về cơ cấu, của các doanh nghiệp đối với năng suất tổng thể, Isaksson (2009) đã thực hiện nghiên cứu cho 3 nhóm nước gồm các nước công nghiệp hóa, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển. Kết luận rút ra từ việc phân tích các tài liệu thực 112
- Tập 12, Số 4, 2018 nghiệm của tác giả là quá trình tái phân bổ có đóng góp tương đối quan trọng cho năng suất ở các nước đang phát triển và ít hơn ở các nước công nghiệp hóa, từ đó dẫn đến các hàm ý về chính sách khác nhau. Tuy nhiên, những kết luận như vậy đã không có được sự ủng hộ từ việc phân tích dữ liệu qua phương pháp SSA thực hiện bởi tác giả. Trên thực tế, các nước tương đối nghèo có lợi ít nhất cũng như các nền kinh tế tiên tiến từ những nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp, ở những nước này thì hiệu quả thay đổi cơ cấu góp phần rất ít vào hiệu suất tổng thể. Tác giả cũng đưa ra những hàm ý chính sách sâu sắc từ kết luận này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển năng lực cho các hoạt động sáng tạo. Dựa trên số liệu chéo của 38 quốc gia thuộc nhiều châu lục trong giai đoạn 1990 - 2005, McMillan và Rodrik (2011) đã phân chia các nền kinh tế thành 9 ngành để xem xét những đóng góp vào tăng trưởng năng suất của CDCC giữa các ngành và của việc tăng năng suất nội ngành sử dụng SSA. Các tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy CDCC từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn là chìa khóa cho sự tăng trưởng, tác động đến gia tăng năng suất có sự khác nhau giữa các khu vực. Đối với khu vực châu Á là tác động tích cực, còn với khu vực châu Phi và Mỹ La Tinh là tác động tiêu cực do lao động không đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn. Cũng tiếp cận từ phương pháp SSA, Chansomphou và Ichihashi (2013) tìm hiểu các hình thái thay đổi cơ cấu, tăng trưởng năng suất lao động và hội tụ ở các nước BRIC. Ban đầu, họ sử dụng SSA để điều tra đóng góp của dịch chuyển nội ngành, các tác động tĩnh và động đối với tăng trưởng năng suất lao động. Sau đó, họ sử dụng các bài kiểm định hội tụ để kiểm tra liệu sẽ có sự hội tụ trong từng lĩnh vực kinh tế ngay cả với các mô hình thay đổi cơ cấu hiện có ở mỗi quốc gia. Kết quả của họ cho thấy sự tăng trưởng năng suất lao động nội ngành chính là nguồn gốc tăng trưởng NSLĐ tổng hợp, trong khi tác động của di chuyển lao động vẫn tồn tại (tác động dịch chuyển) nhưng không đáng kể. Trong số các nước BRIC, họ thấy rằng trong giai đoạn 1980 - 2008, Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động cao nhất, theo sau đó là Ấn Độ và Nga, trong khi Braxin có mức tăng trưởng thấp nhất. Tiếp đó, họ sử dụng phân tích tỷ trọng dịch chuyển cho mức độ phân tách ngành. Kết quả cho thấy BRIC có những thay đổi cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, họ quan sát thấy rằng ở Braxin, Nga và Ấn Độ, hầu hết các ngành dịch vụ đều có tăng trưởng năng suất lao động nội ngành cao (tác động dịch chuyển nội bộ) và di chuyển lao động chủ yếu trong lĩnh vực này, trong khi ở Trung Quốc, tăng trưởng tập trung trong các ngành công nghiệp. Tiếp cận chủ đề này với phương pháp SSA ở Việt Nam, điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007). Tác giả đã sử dụng dữ liệu của 20 ngành cấp 1 trong giai đoạn 1991 - 2006 ở Việt Nam. Kết luận được rút ra là trong nhịp tăng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế có phần đóng góp quan trọng của CDCCLĐ. Tác động của CDCC chủ yếu đến từ tác động tĩnh, tức là nhờ di chuyển lao động từ ngành có mức NSLĐ thấp hơn sang ngành có mức NSLĐ cao hơn. Mặc dù trong tổng thể nền kinh tế, tác động động của CDCC là bất lợi cho tăng trưởng NSLĐ nhưng qua phương pháp SSA cho thấy nhiều ngành được hưởng lợi từ cấu phần động và đó cũng là các ngành phát triển năng động. Nghiên cứu gần đây của Giang Thanh Long và cộng sự (2015) lại sử dụng số liệu thống kê của 9 ngành kinh tế chủ yếu trong giai đoạn 2001 - 2012. Kết quả phân tích chỉ rõ, ở giai đoạn này thì tác động tĩnh của CDCC lao động 113
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ, trong đó các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng có đóng góp nhiều nhất. Ảnh hưởng tiêu cực từ tác động động do CDCC lao động đến tăng trưởng NSLĐ được tìm thấy trong ngành nông - lâm - thủy sản và ngành tài chính - tín dụng. Những kết luận này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Vũ Thị Hương và Nguyễn Thị Minh (2016). Phân tích dưới một góc độ khác, Nguyễn Thị Cẩm Vân đã sử dụng “mô hình cơ bản” được đề xuất bởi Sundrum (1990) và được điều chỉnh sau đó bởi Cornwall (1990) dựa trên tiếp cận từ phía cung và phía cầu và nền kinh tế chia thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn nghiên cứu là 1995 - 2014. Theo kết quả của nghiên cứu này thì chỉ có thời kỳ 2000 - 2010 là CDCC đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể, ở các thời kỳ còn lại thì tăng trưởng NSLĐ nội bộ các ngành là động lực tạo ra sức bật cho tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Qua tổng quan những nghiên cứu đã thực hiện ở trên thấy rằng, việc sử dụng phương pháp SSA để phân tích đóng góp của CDCCLĐ vào NSLĐ tổng thể được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nền kinh tế khác nhau, trong đó có cả nước phát triển, kém phát triển và đang phát triển, và đã cung cấp các kết quả hỗn hợp. Đối với nền kinh tế Việt Nam thì vấn đề này cũng đã được một số tác giả nghiên cứu. Kết quả thu được phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn phương pháp, phân chia các ngành và giai đoạn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng cách phân chia nền kinh tế thành 3 ngành lớn là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, và với một giai đoạn nghiên cứu dài hơn. 3. Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (Shift - Share Analysis, SSA) Để đo lường sự đóng góp của sự thay đổi cơ cấu đến tăng trưởng NSLĐ, điều này là rất quan trọng để phân biệt giữa đóng góp của sự thay đổi giữa các ngành và đóng góp của tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành. Trong phân tích tác động của sự thay đổi cấu trúc, một cách tốt nhất nên phân tích những tác động của sự thay đổi cả về vốn và lao động lên năng suất nhân tố tổng hợp, trường hợp này được gọi là “đo lường đầy đủ”. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu, trong nhiều trường hợp, các phân tích tập trung vào sự thay đổi của một yếu tố đầu vào (lao động), trường hợp này được gọi là “đo lường một phần”. Phương pháp SSA lần đầu tiên được giới thiệu bởi Fabricant (1942), ông ta đã đo nhu cầu lao động trên một đơn vị sản lượng. Kể từ đó, nó đã được áp dụng rộng rãi trong phân tích tăng trưởng kinh tế, mặc dù sự chú ý sau đó đã chuyển sang vấn đề về tăng trưởng năng suất. Mô hình SSA phân tách tăng trưởng năng suất thành các nguồn khác nhau. Phương pháp này làm nổi bật tác động của sự thay đổi của yếu tố đầu vào từ phía cung. Nội dung của phương pháp SSA như sau: Giả sử nền kinh tế được chia thành n ngành. Gọi PP là mức năng suất của nền kinh tế, được xác định bởi tổng giá trị đầu ra (YP) trên tổng số lao động (LP) của nền kinh tế. Như vậy, PP = YP/LP. Pi, Si tương ứng là năng suất ngành/khu vực i và tỷ trọng lao động làm việc trong ngành/ khu vực i (i = 1, 2, , n) thì 114
- Tập 12, Số 4, 2018 với là tổng giá trị đầu ra ngành/khu vự c i, là s ố lao động làm việc trong ngành/ khu vực i. Giả sử đầu ra của ngành/khu vực không bị ảnh hưởng bởi số lao động di chuyển khỏi ngành/khu vực. Khi đó, mức năng suất của tổng thể nền kinh tế được xác định bởi: Tốc độ tăng năng suất của tổ ng thể nề n kinh∑ ( tế )( ( )) c ủa∑ năm so v ớ i năm g ố c ( ): Ta có ∑ ∑ ∑( ) ∑( ) Do đó, ∑ ( ) ∑ ( ) Như vậy, tăng trưởng NSLÐ tổng hợp có thể được phân rã thành tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành/ khu vực (thành phần thứ nhất ở bên phải của (3) mà chúng ta gọi là “hiệu ứng nội bộ ngành/ khu vực”) và các hiệu ứng thay đổi trong việc phân bổ lại lao động giữa các ngành/ khu vực (thành phần thứ hai, mà chúng ta gọi là “hiệu ứng chuyển dịch”). Hiệu ứng nội bộ ngành/ khu vực là tích cực khi tăng trưởng năng suất lao động trong ngành/ khu vực i là tích cực và là tiêu cực khi tăng trưởng năng suất lao động trong i là tiêu cực. Ðóng góp của hiệu ứng chuyển dịch cũng có thể là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào việc một lĩnh vực được mở rộng hoặc thu hẹp lại. Dựa trên phương pháp của Fabricant, Ark (1995) đã đề xuất tách phần tác động của chuyển dịch cơ cấu thành hai tác động riêng biệt như sau: Công thức (2) được viết lại: ∑( ) ∑( ) ∑( ) ( ) Và khi đó ∑ ( ) ∑ ( ) ∑ ( ) ( ) Thành phần đầu tiên ở vế bên phải của phương trình (4) biểu thị hiệu ứng nội bộ như đã nói ở trên. Thành phần thứ hai là tác động của CDCC do di chuyển lao động từ ngành có mức năng suất thấp sang ngành có mức năng suất cao hơn và ta gọi là tác động chuyển dịch “tĩnh”. Thành phần cuối cùng là tác động bởi sự di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLÐ thấp hơn sang các ngành có tốc độ tăng năng suất cao hơn, ta gọi đây là tác động chuyển dịch “động”. Như 115 ͷ
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên vậy, so với công thức (3), trong công thức (4) tác động chuyển dịch đã được tách thành hai phần chuyển dịch “tĩnh” và chuyển dịch “động”. Số liệu cho nghiên cứu gồm các chuỗi tổng giá trị đầu ra, cơ cấu lao động của các ngành, khu vực và của cả nền kinh tế được lấy từ Tổng cục thống kê, tổng giá trị đầu ra tính theo giá so sánh năm 1994. 4. Kết quả thực nghiệm 4.1. Thực trạng CDCC ngành, cơ cấu lao động và năng suất lao động ở Việt Nam CDCC kinh tế luôn là một nội dung chủ yếu trong đường lối đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 đã đặt mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Qua bảng 1 ta thấy CDCC kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2016 đang đi đúng hướng. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, nên trong giai đầu thì tỷ trọng trong GDP của khu vực I (Nông - Lâm - Thủy sản) luôn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu vực này có xu hướng giảm dần từ 38,06% năm 1986 xuống còn 16,32% năm 2016. Đối với hai khu vực còn lại thì tỷ trọng trong GDP tăng dần qua các năm. Khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) tăng từ 28,88% năm 1986 lên 32,72% năm 2016. Khu vực III (Dịch vụ) tăng từ 33,06% năm 1996 lên 40,92% năm 2016. Bảng 1. Cơ cấu GDP, cơ cấu lao động theo ngành và NSLĐ Việt Nam Cơ cấu GDP (%) Cơ cấu lao động (%) NSLĐ Công Công (triệu đồng) Năm Nông, lâm, Nông, lâm, nghiệp, Dịch vụ nghiệp, Dịch vụ Giá so sánh thủy sản thủy sản xây dựng xây dựng 1994 1986 38,06 28,88 33,06 73,88 13,87 12,25 3,99 1990 38,74 22,67 38,59 73,02 11,24 15,74 4,49 1995 27,18 28,76 44,06 71,25 11,37 17,38 5,92 2000 24,53 36,73 38,74 62,20 13,00 24,80 7,38 2005 19,30 38,13 42,57 55,09 17,59 27,32 9,19 2010 18,38 32,13 36,94 49,50 20,95 29,55 11,25 2011 19,57 32,24 36,73 48,39 21,29 30,33 11,61 2012 19,22 33,56 37,27 47,37 21,19 31,44 11,94 2013 17,96 33,19 38,74 46,81 21,18 32,00 12,37 2014 17,70 33,21 39,04 46,60 21,40 32,00 12,97 2015 17,00 33,25 39,73 44,30 22,90 32,80 13,82 2016 16,32 32,72 40,92 41,90 24,70 33,40 14,55 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm tác giả 116
- Tập 12, Số 4, 2018 Ghi chú: Bắt đầu từ năm 2010 trong cơ cấu GDP có tính đến thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 và 2011 - 2020 đều hướng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Định hướng này đã tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động ngành trong giai đoạn này theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp và tăng ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao ở năm đầu của giai đoạn với 73,88%, đến năm 2016 giảm chỉ còn 41,9%. Khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng lao động tăng liên tục qua các năm từ 26,12% năm 1986 lên 58,1% năm 2016. Năng suất lao động khu vực nông nghiệp rất thấp so với khu vực công nghiệp và dịch vụ cũng là nguyên nhân của quá trình dịch chuyển lao động này. Sự di chuyển lao động là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu và làm thay đổi năng suất lao động tổng thể nền kinh tế. NSLĐ của Việt Nam luôn tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn xem xét. Tuy nhiên, mức tăng còn khá chậm, nếu tính theo giá so sánh năm 1994 thì sau hơn 30 năm NSLĐ chỉ tăng được khoảng 3,6 lần, từ 3,99 triệu đồng năm 1986 lên 14,55 triệu năm 2016. Mức tăng NSLĐ thường thấp hơn mức tăng trưởng GDP, đây là điều đáng lo ngại bởi nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của NSLĐ sẽ kìm hãm tăng trưởng GDP. 4.2. Đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam 4.2.1. Phương pháp SSA tổng quát Bảng 2 là kết quả đo lường đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể được tính trung bình theo giai đoạn kế hoạch 5 năm. Chi tiết từng năm xem trong bảng phụ lục 1. Bảng 2. Đóng góp trung bình của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể Tốc độ Đóng góp của các yếu tố Tỷ phần đóng góp của các yếu tố (%) tăng NSLĐ Giai đoạn trung bình Tăng trưởng NS Tăng trưởng NS CDCC CDCC (Điểm của ngành của ngành phần trăm) 1987 - 1990 3,02 2,39 0,63 79,23 20,77 1991 - 1995 5,71 4,96 0,75 86,82 13,18 1996 - 2000 4,53 1,61 2,92 35,60 64,40 2001 - 2005 4,48 1,91 2,57 42,59 57,41 2006 - 2010 4,13 2,57 1,56 62,22 37,78 2011 - 2016 4,39 3,12 1,28 70,95 29,05 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Trong giai đoạn 4 năm đầu (1987 - 1990) có đến 3 năm phần đóng góp của CDCC mang dấu âm đã thể hiện tác động tiêu cực của di chuyển lao động giữa các ngành, sự phân bổ lại lao động đã làm giảm tốc độ tăng năng suất chung. Ngoại trừ năm 1998 phần đóng góp này là dương 117
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên với 4,79 điểm phần trăm và chiếm đến 90% tỷ phần đóng góp chung. Tính trung bình cho cả giai đoạn thì sự đóng góp của CDCC vào tăng trưởng năng suất là tích cực. Ở các năm còn lại từ 1991 đến 2016 thì phần đóng góp của CDCC đều mang dấu dương chứng tỏ CDCC đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ của tổng thể, đóng góp cao nhất là giai đoạn 1996 - 2000 với tỷ phần đóng góp chiếm 64,4% và tiếp đến là giai đoạn 2001 - 2015 với 57,41%. Tỷ phần đóng góp cao của CDCC ở hai giai đoạn này là bằng chứng cho kết quả của các chính sách điều chỉnh cơ cấu, các chính sách này đã tạo ra sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế. Quá trình này không chỉ tác động tới tăng trưởng NSLĐ nội ngành, mà còn đóng góp trực tiếp vào NSLĐ tổng thể thông qua cấu phần CDCC. Ngoài ra, sự đóng góp đáng kể của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ ở hai giai đoạn này cũng chứng tỏ đây là những giai đoạn mà chính sách ngành đã được điều chỉnh mạnh mẽ và phát huy được hiệu quả của sự điều chỉnh. Tuy nhiên, sau giai đoạn đỉnh điểm thì đóng góp trung bình của CDCC có xu hướng giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo. Trong 6 giai đoạn xem xét ta thấy có đến 4 giai đoạn thể hiện phần đóng góp của tăng trưởng NSLĐ bản thân các ngành vẫn chiếm phần lớn và là động lực của tăng trưởng năng suất. 4.2.2. Phân tích theo tác động chuyển dịch tĩnh và chuyển dịch động Để xem xét chính xác hơn tác động của CDCC, chúng ta cần phân biệt rõ hai trường hợp: thứ nhất là chuyển dịch lao động từ ngành có tốc độ tăng năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn; thứ hai là chuyển dịch lao động từ ngành có mức năng suất thấp sang ngành có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn. Cả hai trường hợp này đều có thể đồng thời xảy ra nên có khả năng dẫn đến trường hợp các tác động tích cực và tác động tiêu cực triệt tiêu lẫn nhau. Nếu như vậy, phần tác động của CDCC trong công thức (3) có thể bằng 0. Khi đó, ta sẽ lầm tưởng rằng các nguồn lực di chuyển từ ngành này sang ngành khác không có tác động tới tăng trưởng năng suất. Phương pháp bóc tách theo công thức (4) sẽ khắc phục được nhược điểm này. Kết quả bóc tách các thành phần đóng góp trung bình vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ tổng thể được thể hiện trong bảng 3. Đóng góp cụ thể theo từng năm có thể xem trong bảng phụ lục 2. Bảng 3. Đóng góp trung bình của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể theo phương pháp của Bark van Ark Tốc độ Đóng góp của các yếu tố tăng NSLĐ CDCC Năm Tăng trưởng trung bình Tác động Tác động NS của ngành Tổng (Điểm phần trăm) tĩnh động 1987 - 1990 3,02 2,39 0,63 1,28 -0,65 1991 - 1995 5,71 4,96 0,75 0,69 0,06 1996 - 2000 4,53 1,61 2,92 3,44 -0,52 2001 - 2005 4,48 1,91 2,57 2,59 -0,02 2006 - 2010 4,13 2,57 1,56 1,63 -0,07 2011 - 2016 4,39 3,12 1,28 1,31 -0,03 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 118
- Tập 12, Số 4, 2018 Qua bảng 3 ta thấy chỉ có giai đoạn 1991 - 1995 là CDCC động có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ. Các giai đoạn còn lại thì CDCC động đều làm giảm đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ, nhưng mức giảm hầu như là rất nhỏ, không đáng kể. CDCC tĩnh có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ ở tất cả các giai đoạn. Điều này chứng tỏ đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ phần lớn là do tác động của di chuyển lao động từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Việc tác động động mang dấu âm theo như lý giải của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007) là lao động trong các ngành có NSLĐ tăng nhanh di chuyển sang ngành khác. Trường hợp này thường xảy ra do các cú sốc đến đột ngột từ bên trong hoặc bên ngoài ngành. Mặt khác, phần tác động động mang dấu âm không hẳn là không có ngành năng động, mà có thể có nhưng rất ít nên làm cho đóng góp thuần là âm. Thực tế cho thấy có những ngành có NSLĐ tăng nhanh nhưng không hẳn đã tăng số lao động về tương đối, mặc dù có thể tăng về tuyệt đối. Chính điều này đã tạo ra những hiệu ứng ngược hay những tác động tiêu cực làm giảm tăng trưởng NSLĐ tổng thể. 5. Kết luận Việt Nam đang trong quá trình CDCC theo hướng công nghiệp hóa, quá trình chuyển dịch này gắn liền với việc phân bổ lại nguồn lực giữa các ngành, do vậy ngoài việc làm thay đổi cơ cấu ngành thì nó có thể đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ. Trong giai đoạn 1986 - 2016 mặc dù NSLĐ Việt Nam tăng liên tục nhưng mức tăng vẫn còn rất hạn chế. Trong mức tăng trưởng của NSLĐ luôn có đóng góp của việc CDCC lao động giữa các ngành, đóng góp này phần nhiều là tích cực và có những giai đoạn chiếm một tỷ trọng khá lớn. Phân tích theo tác động chuyển dịch “tĩnh” và “động” đã cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về đóng góp của CDCC đối với tăng trưởng NSLĐ. Qua đó, đóng góp của chuyển dịch “tĩnh”, di chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn, là tích cực trong tất cả các giai đoạn. Còn chuyển dịch “động”, di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ nhanh hơn, hầu hết là làm giảm đóng góp của CDCC. Điều này cho thấy rằng việc gia tăng NSLĐ tổng thể mới chỉ hưởng lợi từ việc dịch chuyển giữa các ngành có giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao, CDCCLĐ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. CDCCLĐ mới chỉ theo chiều rộng, chiều ngang chứ chưa theo chiều sâu. Sở dĩ như vậy, một phần bởi lao động của Việt Nam phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu ở các ngành gia tăng giá trị sáng tạo, đòi hỏi hàm lượng chất xám, công nghệ cao, Trong quá trình CDCC ngành theo hướng công nghiệp hóa, chúng ta cần phải dựa trên lợi thế, tiềm năng phát triển các ngành. Song hành với đó phải là quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững, trong đó cần lưu ý đến những đóng góp của CDCC đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Việc phân bổ các nguồn lực cần phải đạt được hiệu quả cao hơn, cần hướng đến các ngành năng động tức là những ngành sẽ tăng đồng thời NSLĐ và tỷ trọng trong ngành. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần làm tăng mức đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ. Bên cạnh đó, để phát huy vai trò của chuyển dịch “động” thì chúng ta cần có chính sách đào tạo và nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cho những ngành có mức tăng trưởng NSLĐ cao. Mặt khác, cần có chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng công nghệ để nâng cao NSLĐ trong các ngành. 119
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ark, B.V., Sectoral growth accounting and structural change in Postwar Europe, Research Mem. GD-23, Groningen Growth and Development Center, University of Groningen, (1995). 2. Chansomphou, V. and Ichihashi, M., Structural change, labor productivity growth, and convergence of BRIC countries, Development Discussion Policy Paper, International Development and Cooperation (IDEC), Vol. 3, No. 5, (2013). 3. Fabricant, S., Employment in Manufacturing 1899 - 1993. NEBR: New York, (1942). 4. Freeman, C. and L. Soete, Fast structural change and slow productivity change: some paradoxes in the economics of information technology, Structural Change and Economic Dynamics, 1(2), 225-242, (1990). 5. Giang Thanh Long và cộng sự, Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các đề xuất chính sách, Viện chiến lược phát triển (MPI) và UNFPA, (2015). 6. Isaksson, A., Structural Change and Productivity Growth: A Review with Implications for Developing Countries, WP Research and Statistics Branch, UNIDO, (2009). 7. Jones BF, Olken BA, The anatomy of start-stop growth. The Review of Economics and Statistics, August 2008, 90 (3), 582–587, (2008). 8. McMillan, M. and Rodrik, D., Globalization, structural change and produtivity growth, in Bachetta, M. and Jansen, M. (eds) Making Globalization Socially Sustainable, ILO and WTO, Geneva, 49-84, (2011). 9. Nguyễn Thị Cẩm Vân, Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, (2015). 10. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2007, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2007). 11. Singh, L., Technological progress, structural change and productivity growth in the manufacturing sector of South Korea,World Review of Science, Technology and Sustainable Development, 1(1), 37-49, (2004). 12. Timmer, M.P. and Szirmai, A., Productivity growth in Asian manufacturing: the structural bonus hypothesis examined, Structural Change and Economic Dynamics, 11, 371-392, (2000). 13. Verspagen, B., Growth and Structural Change: Trends, Patterns and Policy Options, ECIS Working Paper, Eindhoven, The Netherlands, (2000). 14. Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Minh, Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 5(2), 14-22, (2016). 120
- Tập 12, Số 4, 2018 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Đóng góp theo từng năm của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể Tốc độ Đóng góp của các yếu tố Tỷ phần đóng góp của các yếu tố (%) tăng NSLĐ Năm (Điểm Tăng trưởng NS Tăng trưởng NS CDCC CDCC phần trăm) của ngành của ngành 1987 1,52 1,70 -0,18 111,55 -11,55 1988 2,52 4,10 -1,58 162,89 -62,89 1989 5,32 0,53 4,79 10,00 90,00 1990 2,71 3,23 -0,52 119,25 -19,25 1991 3,28 2,73 0,54 83,38 16,62 1992 6,15 5,55 0,61 90,13 9,87 1993 5,60 4,86 0,74 86,76 13,24 1994 6,39 5,52 0,88 86,30 13,70 1995 7,13 6,14 0,99 86,08 13,92 1996 6,98 5,80 1,18 83,13 16,87 1997 5,86 4,62 1,24 78,91 21,09 1998 3,54 2,31 1,23 65,19 34,81 1999 1,41 0,16 1,25 11,19 88,81 2000 4,85 -4,83 9,68 -99,58 199,58 2001 3,80 -0,13 3,93 -3,49 103,49 2002 4,09 1,16 2,93 28,45 71,55 2003 4,34 1,53 2,81 35,27 64,73 2004 4,74 2,92 1,83 61,46 38,54 2005 5,41 4,06 1,35 75,01 24,99 2006 5,26 3,89 1,37 73,97 26,03 2007 5,51 3,43 2,08 62,27 37,73 2008 3,44 2,55 0,89 74,17 25,83 2009 2,49 1,34 1,15 53,75 46,25 2010 3,94 1,63 2,31 41,39 58,61 2011 3,22 2,11 1,11 65,65 34,35 2012 2,84 2,03 0,81 71,55 28,45 2013 3,61 3,12 0,49 86,41 13,59 2014 4,90 4,62 0,28 94,23 5,77 2015 6,49 3,94 2,55 60,75 39,25 2016 5,29 2,87 2,42 54,26 45,74 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 121
- Phạm Thị Hướng, Võ Bá Thiên Phụ lục 2. Đóng góp theo từng năm của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể theo phương pháp của Bark van Ark Đóng góp của các yếu tố Tốc độ CDCC Năm tăng NSLĐ Tăng trưởng NS Tác động Tác động (Điểm phần trăm) của ngành Tổng “tĩnh” “động” 1987 1,52 1,70 -0,18 -0,19 0,01 1988 2,52 4,10 -1,58 -0,62 -0,96 1989 5,32 0,53 4,79 5,46 -0,67 1990 2,71 3,23 -0,52 0,46 -0,98 1991 3,28 2,73 0,54 0,60 -0,06 1992 6,15 5,55 0,61 0,50 0,11 1993 5,60 4,86 0,74 0,65 0,09 1994 6,39 5,52 0,88 0,78 0,10 1995 7,13 6,14 0,99 0,94 0,05 1996 6,98 5,80 1,18 1,15 0,02 1997 5,86 4,62 1,24 1,16 0,07 1998 3,54 2,31 1,23 1,23 0,00 1999 1,41 0,16 1,25 1,33 -0,08 2000 4,85 -4,83 9,68 12,31 -2,63 2001 3,80 -0,13 3,93 4,09 -0,15 2002 4,09 1,16 2,93 2,99 -0,06 2003 4,34 1,53 2,81 2,91 -0,10 2004 4,74 2,92 1,83 1,78 0,05 2005 5,41 4,06 1,35 1,17 0,19 2006 5,26 3,89 1,37 1,32 0,05 2007 5,51 3,43 2,08 2,07 0,01 2008 3,44 2,55 0,89 0,93 -0,04 2009 2,49 1,34 1,15 1,14 0,01 2010 3,94 1,63 2,31 2,67 -0,36 2011 3,22 2,11 1,11 1,16 -0,05 2012 2,84 2,03 0,81 0,83 -0,03 2013 3,61 3,12 0,49 0,45 0,04 2014 4,90 4,62 0,28 0,27 0,01 2015 6,49 3,94 2,55 2,58 -0,04 2016 5,29 2,87 2,42 2,56 -0,14 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Phương pháp nghiên cứu chi tiết là cần thiết để thấy rõ sự tách biệt của mỗi phần đóng góp 122