Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu – Châu Á

doc 112 trang vanle 2631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu – Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docdia_li_cac_khu_vuc_va_cac_nuoc_chau_au_chau_a.doc

Nội dung text: Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu – Châu Á

  1. Mục Lục Chương 1: Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu: 2 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 2 1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội 3 1.2.1. Đặc điểm dân cư xã hội 3 1.2.2. Đặc điểm kinh tế 6 1.3. Liên minh Châu Âu 13 1.4. Địa lí một số nước Châu Âu 22 1.4.1. Cộng hòa liên bang Đức 22 1.4.2. Cộng hòa Pháp 31 1.4.3. LB Nga 39 Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châu Á 49 2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 49 2.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội 51 2.3. Địa lí khu vực và một số nước Châu Á 59 2.3.1. KHU VỤC ĐÔNG NAM Á 59 2.3.2. KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á 67 2.3.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 72 2.3.4. Nhật Bản 85 2.3.5. Cộng hòa Ấn Độ 98 1
  2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO – HỆ CHÍNH QUY Trình độ: Đại học Ngành đào tạo: Sư phạm Địa lí Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu – Châu Á Chương 1: Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu: 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Châu Âu nằm ở phía Tây của lục địa Á Âu và đại bộ phận nằm trong các đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Ba mặt tiếp giáp với biển chỉ có phần phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với Châu Á. Đường ranh giới giữa Châu Âu và Châu Á là đường chân núi phía đông dãy Uran, sông Emba, bờ biển Caxpi và thung lũng kiến tạo Cum Makưt, biên giới phía Bắc của Grudia, Adécbaigian và biển Đen cho đến Địa Trung Hải. Theo ranh giới đó, phần lãnh thổ Châu Âu rộng gần 10,5 triệu km2. Về hình dạng, Châu Âu có dạng tựa như một bán đảo lớn của lục địa Á Âu kéo dài về phía Tây Nam. Đường bờ biển bị chia cắt rất mạnh, tạo thành nhiều biển, vịnh biển ăn sâu vào trong đất liền, nhiều bán đảo lớn, nhiều đảo và quần đảo nằm rải rác ven bờ làm cho lãnh thổ có hình dạng lồi lõm phức tạp. Ở Châu Âu, địa hình nhìn chung đơn giản, đồng bằng và đất thấp chiếm ưu thế. Các đồng bằng và đất thấp phân bố chủ yếu ở phía Đông lục địa, gồm đồng bằng Nga và đồng bằng Đức – Balan, 2 đồng bằng này chiếm hơn 50% diện tích toàn bộ châu lục. Các núi cao chỉ tập trung ở Nam Âu và Bắc Âu, trong đó núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ. Có các dãy núi là Xcandinavi, Pirênê, Anpơ, Cacpat, Bancăng và các dãy núi trên bán đảo Bancăng. Sông ngòi ở Châu Âu rất phát triển và phân bố đều trên toàn lãnh thổ, tạo thành một mạng lưới sông dày đặc, ngắn, toàn Châu Âu chỉ có 20 con sông dài hơn 1000 km, các sông có diện tích lưu vực bé. Đường phân thủy giữa các lưu vực sông thấp nên dễ xây dựng các kênh đào nối liền sông với nhau. Hệ thống kênh đào ở Châu Âu 2
  3. rất phát triển nhờ giao thông đường sông rất thuận lợi. Vùng Bắc Âu và đồng bằng Nga chịu ảnh hưởng mạnh của băng hà Đệ Tứ, vì thế đây cũng là vùng có nhiều hồ mang nguồn gốc băng hà, sông trẻ, nhiều thác ghềnh. Châu Âu chiếm ¼ số rừng của thế giới - rừng vân sam của Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng nhiệt đới ẩm của Caucasus và rừng sồi bần trong vùng Địa Trung Hải. Trong thời gian gần đây, việc phá rừng đã bị hạn chế rất nhiều và việc tái trồng rừng ngày càng nhiều. Tuy thế, trong hầu hết các trường hợp người ta thích trồng cây họ thông hơn là loại các cây rụng lá sớm nguyên thủy vì thông mọc nhanh hơn. Các trang trại và đồn điền chăn nuôi thiên về một loài trên một diện tích rộng lớn đã không tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật khác nhau trong rừng châu Âu sinh trưởng. Lượng rừng nguyên sinh ở Tây Âu chỉ còn chừng 2-3% tổng số rừng (nếu tính cả Nga thì sẽ là 5-15%). Nước có tỉ lệ rừng bao phủ thấp nhất là Ireland (8%), trong khi nước có nhiều rừng bao phủ nhất là Phần Lan (72 %). Trong châu Âu "lục địa", rừng cây rụng lá sớm chiếm ưu thế. Các loài quan trọng nhất là sồi beech, bulô và sồi. Về phía bắc, nơi rừng taiga sinh sôi, loài cây phổ biến nhất là bulô. Trong vùng Địa Trung Hải, người ta trồng nhiều cây olive là loại đặc biệt thích hợp với khí hậu khô cằn ở đây. Một loài phổ biến tại Nam Âu là cây bách. Rừng thông chiếm ưu thế ở các vùng cao hay khi lên phía bắc trong Nga và Scandinavia, và nhường lối cho tundra khi đến gần Bắc Cực. Vùng Địa Trung Hải với khí hậu bán khô cằn thì có nhiều rừng rậm. Một dải lưỡi hẹp đông-tây của thảo nguyên Âu Á, trải dài về phía đông tại Ukraina và về phía nam tại Nga và kết thúc ở Hungary và đi qua rừng taiga ở phía bắc. 1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội 1.2.1. Đặc điểm dân cư xã hội Theo thống kê dân số Châu Âu là 830 triệu người [1] (kể cả dân số của LB Nga phần thuộc lãnh thổ Châu Á) trong tổng số 48 quốc gia. Mật độ trung bình 32 người/km2. Phân bố dân cư không đồng đều, ở Bắc Âu mật độ trung bình là 54 người/km2, trong đó có một số nước mật độ dân số khá cao như Anh 242 người/km 2, [1] EuropeWorld: Discover Facts about Europe and Europe lifestyle. 3
  4. Đan Mạch 125 người/km2, một số nước lại có mật độ dân số thấp như Nauy 14 người/km2, Aixơlen 3 người/km 2 Ở Trung Âu có mật độ dân số cao nhất trung bình 167 người/km2, trong đó Hà Lan có đến 397 người/km2, Đức người/km2, là những nước có mật độ dân số vào loại cao nhất Châu Âu. Ở Nam Âu, mật độ trung bình 111 người/km2, trong đó các nước có mật độ dân số cao là Italia 190 người/km 2, đặc biệt cao nhất ở Manta đạt tới 1245 người/km2. Gia tăng tự nhiên của người Châu Âu thấp nhất thế giới, tỉ lệ gia tăng tự nhiên toàn thế giới 2003 là 1,3% thì Châu Âu chỉ 0,1%, tuy nhiên tỉ lệ gia tăng không đều. Nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất là Anbani 1,2%. Các nước có tỉ lệ gia tăng thấp là Bêlarut, Bungari 0,5%, Ucraina 0,8%. Gia tăng tự nhiên thấp, tuổi thọ trung bình cao, tỉ lệ người già lớn, tỉ số dân phụ thuộc lớn, thiếu nguồn lao động trong tương lai đang là khó khăn đối với nhiều nước Châu Âu hiện nay. Châu Âu có trình độ đô thị hóa cao nhất thế giới. So sánh tỉ lệ dân thành thị của thế giới là 47% thì Bắc Âu là 83%, Đông Âu là 68%, Nam Âu 70%, Tây Âu là 78%. Bỉ là nước có dân số thành thị cao nhất đạt 97%, Aixơlen 94% và Anh, Italia 90%. Trình độ dân trí cao, giáo dục được coi là chìa khóa của thành công, đối với mỗi cá nhân cũng như toàn Châu Âu. Tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục khá nhiều % GDP Quốc gia Đan Mạch 8.43 Thụy Điển 7.18 Síp 6.70 Phần Lan 6.42 Bỉ 5.99 Slovania 5.85 Pháp 5.81 Hungari 5.43 Áo 5.44 Estonia 4.98 Ba Lan 5.41 Bồ Đào Nha 5.29 Anh 5.25 Lithuania 5.20 Latvia 5.07 4
  5. EU-27 5.07 Hà Lan 5.16 Manta 4.85 Ai len 4.72 Đức 4.59 Ý 4.58 Bungari 4.51 Séc 4.37 Tây Ban Nha 4.25 Slovakia 4.19 Lucxembua 3.87 Hy Lạp 3.84 Rômani 3.29 Thành phần chủng tộc và tôn giáo ở Châu Âu tương đối đơn giản. Toàn bộ dân cư Châu Âu thuộc đại chủng Ơrôpêôit (người da trắng). Chủng tộc Ơrôpêôit chia thành hai tiểu chủng với những đặc điểm khác nhau: - Tiểu chủng Bắc Ơrôpêôit có đặc điểm là tóc và màu mắt sáng, vóc người cao, đầu dài, lông phát triển mạnh trên cơ thể, nhất là râu trên mặt. Tiểu chủng này chia làm hai loại hình: loại hình Đông Âu gồm người Nga, Bêlarut, Anh, Đức, Hà Lan. Loại hình Tây Đại Dương bao gồm cư dân các nước Bắc Âu như Nauy, Thụy Điển và Phần Lan. - Tiểu chủng Nam Ơrôpêôit hay còn gọi là tiểu chủng Ấn Độ - Địa Trung Hải. Người Ơrôpêôit phương Nam có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình. Tiểu chủng này có nhiều loại hình thức khác nhau phân bố ở cả Bắc Phi, Tây Nam Á và Nam Á. Có các loại hình sau: Đông Địa Trung Hải – Ban Căng gồm cư dân vùng Tây Nam đồng bằng Nga và Bắc Capca, người Hungari, Rumani và các nước trên bán đảo Bancăng. Nhóm Đại Tây Dương – Hắc Hải gồm người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Về tôn giáo, cư dân hầu hết các quốc gia Châu Âu đều theo đạo Kitô (Cơ Đốc hay Gia Tô giáo). Trong quá trình phát triển, Kitô giáo phân hóa thành các giáo phái hay các đạo khác nhau: 5
  6. - Thiên chúa giáo hay Công giáo: có tới 80% -99% dân cư ở các quốc gia như Ba Lan, Bỉ, Áo, Bồ Đào Nha, Pháp, Lucxembua, Manta, Litva theo đạo này. Đứng đầu giáo hội là giáo hoàng La Mã và cũng là người đứng đầu tòa thánh Vaticăng. - Đạo Chính thống phát triển ở các nước phía Đông gồm các nước Nga, Bêlarut, Ucraina, Bungari, Rumani, Mônđôva, Maxêđônia. Đạo Chính thống mang tính bảo thủ. Giáo hội vẫn tuân theo luật lệ cũ và từ chối mọi đổi mới của giáo hội La Mã (đạo Chính thống Nga từ chối sử dụng lịch do giáo hoàng La Mã Grêoa cải tiến, vì vậy khi Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra vào ngày 7/11/1917 thì lịch cũ mới là 25/10/1917. - Đạo Tin lành hay Kitô xuất hiện muộn hơn trong thời kì cải cách tôn giáo vào đầu XVI do Luthơ người Đức và Canvanh người Pháp đề xuất. Đạo Tin lành không công nhận các Thánh, thiên thần và phủ nhận việc thờ Đức Mẹ, các nghi lễ được đơn giản hóa. Đạo này phát triển ở Đức, Aixơlen, Đan Mạch, Extônia, Latvia, Nauy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh. Ngoài ra còn có một bộ phận dân cư theo đạo Hồi phái Xunni như nước Anbani, Bôxnia, Hecxêgôvina. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế Sau chiến tranh thế giới II về mặt chính trị, xã hội Châu Âu chia thành hai bộ phận: các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu với khối thị trường chung Châu Âu (EC) và Đông Âu với khối hộ đồng tương trợ kinh tế (SEV) là các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay việc phân chia Châu Âu thành Đông Âu và Đông Âu không còn tồn tại. Đa số các nước Châu Âu có trình độ phát triển kinh tế cao, sản xuất ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ lớn nhưng không đều giữa các quốc gia. Các nước Tây Âu bước vào con đường tư bản chủ nghĩa rất sớm đã có lịch sử phát triển kinh tế lâu đời nên nền kinh tế phát triển cao (5 trong 8 nước nhóm G8), tuy nhiên vẫn còn một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hoặc trung bình (những nước trước đây là CNXH như Rumani, Anbani). Xét về thu nhập bình quân đầu người và điều kiện sống, thì những quốc gia nghèo nhất Châu Âu vẫn giàu có hơn các nước ở khu vực khác. Tăng trưởng kinh tế không đồng đều qua các thời kì năm 2000 là 3,6%, 2001: 1,7%, 2002: 1,1% và 2003: 2,3%. Các nước Đông Âu sau thời kì suy thoái kéo dài suốt thập kỉ 90 của XX, đến 2000 đã thoát khỏi tình trạng này và đạt tốc độ tăng trưởng dương, nhịp độ phát triển cao và ổn định (Ba Lan, Hungari, Xlovakia, 6
  7. Xlovenia, Sec). Liên bang Nga cả thập kỉ 90 khủng hoảng kinh tế và chính trị trầm trọng, tăng trưởng luôn ở chỉ số âm nhưng sang năm 2000 là 8,3%, 2001: 5%, 2002: 4,5%, 2003: 7,5%. Các nước Châu Âu triển khai duy trì và mở rộng các mối quan hệ theo hướng củng cố các thị trường đã có, tìm kiếm khai thác các thị trường mới. a/ Nông nghiệp Nông nghiệp đạt trình độ kĩ thâm canh cao, mặc dù điều kiện đất đai không thuận lợi bằng nhiều nơi khác. Sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, thỏa mãn được nhu cầu về lương thực thực phẩm. Những nước gặp khó khăn có sự hỗ trợ của cộng đồng chung Châu Âu. Châu Âu là khu vực đầu tiên trên thế giới đưa nông nghiệp đi lên công nghiệp hóa, mở đầu thời kì công nghiệp hóa nông nghiệp trong XX. Nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại, với chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Tổ chức sản xuất theo hình thức các trang trại hay các hộ gia đình qui mô vừa và nhỏ từ 6 -5 ha đến 70 ha (tùy ở từng nước – Anh qui mô lớn, Italia qui mô nhỏ. Các trang trại gia đình là lực lượng sản xuất chủ lực của nền nông nghiệp). Hình thức này phổ biến ở các nước tư bản Tây Âu và Bắc Mỹ. Quy luật phát triển kinh tế từ lúc bắt đầu công nghiệp hóa, số lượng các trang trại tăng, quy mô nhỏ, đến thời kì công nghiệp hóa phát triển mức độ cao thì số lượng trang trại giảm đi và qui mô tăng lên. Chẳng hạn ở Pháp năm 1950 có 2 285 trang trại với qui mô trung bình 14 ha, đến 1990 chỉ còn 980 trang trại với qui mô trung bình 86 ha. Trồng trọt: Châu Âu là một trong những khu vực sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới (lúa mì có năng suất sản lượng cao sau Mĩ, tổng sản lượng lương thực hơn 400 triệu tấn 2002). Các trang trại đều được cơ khí hóa và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa 1- 2 mặt hàng nông sản chủ lực kết hợp với một số nông sản phụ để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và chi phí sản xuất thấp. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đạt đến trình độ cao, số lượng máy kéo của EU và Bắc Mỹ đạt 13 triệu chiếc, EU đã chiếm hơn 70% máy kéo. Ngoài máy kéo, nền nông nghiệp còn được trang bị đầy đủ các loại máy khác như máy làm đất, gieo trồng, 7
  8. cắt gặt, đập, vận chuyển, bốc dỡ các loại máy phục vụ chăn nuôi. Cơ giới hóa đã làm giảm nhiều chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Bên cạnh cơ giới hóa là tự động hóa, nhiều trang trại ở Hà Lan đã sử dụng máy vi tính trong sản xuất và tự động hóa các công đoạn sản xuất. Tây Âu là khu vực sử dụng phân bón hóa học tính trên đơn vị diện tích nhiều nhất thế giới bình quân là 517kg/ 1 ha gieo trồng, nhiều gấp 3 lần trung bình thế giới, trong khi ở Bắc Mỹ chỉ có 171 kg/ 1 ha. Gần đây đã chú trọng nhiều hơn đến các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh và phương pháp phòng trừ tổng hợp thay thế dần thuốc hóa học, tăng lượng phân bón có nguồn gốc hữu cơ và phân vi sinh, chế phẩm sinh học trong trồng trọt. Sản lượng khoai tây Châu Âu đứng thứ hai thế giới. Năng suất khoai tây thế giới bình quân của thế giới là 15,121 tấn/ha. Có những nước đạt năng suất khoai tây bình quân từ 36 đến 46 tấn/ha như Hà Lan 64, 149 tấn/ha, Thụy Sĩ 43,256 tấn/ha, Anh 41,437 tấn/ha, Cộng hòa Liên bang Đức > 39 tấn/ha, Pháp 36,592 tấn/ha Rau quả của Châu Âu là các loại rau ôn đới và cận nhiệt (cam, chanh, nho, ôliu nổi tiếng ở Địa Trung Hải) Cây công nghiệp có sản lượng củ cải đường đứng đầu chiếm 50% trên thế giới, các nước trồng nhiều củ cải đường là LB Nga, Ukraina, Pháp, Hoa Kì, Đức, Ba Lan, dầu hướng dương chiếm 30%. Chăn nuôi: Chăn nuôi ở Châu Âu có trình độ cao, ngành chăn nuôi được công nghiệp hóa với các loại gia súc: bò thịt, bò sữa, lợn và gia cầm. Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi chiếm đến 60% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Đàn bò chỉ chiếm 15% tổng số đàn bò thế giới nhưng Châu Âu đứng đầu thế giới về số lượng bơ sữa, pho mát, sữa hộp, sản lượng sữa đặc đứng thứ nhì. Ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt phát triển theo hướng thâm canh, năng suất bò sữa Châu Âu rất cao, năm 1994 đạt 4, 437 kg, đứng đầu thế giới, cao hơn mức bình quân thế giới là 2,2 lần, cao gấp 4 lần năng suất bò sữa Châu Á và 10 lần Châu Phi b/ Công nghiệp 8
  9. Cơ cấu công nghiệp thay đổi theo từng thời kì: công nghiệp chế biến chiếm ưu thế trong công nghiệp (sau chiến tranh thế giới thứ II) với các ngành công nghiệp khai thác than, sắt, luyện kim đen, chế biến dầu, điện, dệt, thực phẩm. Đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX là các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, các mặt hàng cao cấp. Ngành công nghiệp năng lượng phát triển theo xu hướng hiện đại và bảo vệ môi trường, nhiều nước Châu Âu đã khước từ sản xuất năng lượng nguyên tử vì vấn đề an toàn trong vận hành và môi trường, nhất là kể từ khi xảy ra sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl ngày 26/4/1986. Chẳng hạn như nước Áo đã không cho phép vận hành nhà máy điện nguyên tử đã được xây xong, Italia buộc cải tạo nhà máy điện nguyên tử đã xây dựng xong 70% thành nhà máy nhiệt điện đốt than và khí, Thụy Điển quyết định không xây dựng thêm các nhà máy điện nguyên tử. Anh, Đan Mạch xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió công suất 3MW và 2MW. NaUy xây dựng nhà máy điện sử dụng sóng biển. Nhà máy điện thủy triều còn xuất hiện ở Anh với công suất 7,2 MW. Đầu thập kỉ 90 của XX, dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm khoảng 60% thu nhập quốc dân ở mỗi nước. Cuối thập kỉ 90 của XX và đầu XXI, tăng lên 70%. Châu Âu sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ có giá trị đủ sức cạnh tranh với các trung tâm khác, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, tập trung nhiều công ty siêu quốc gia, nhiều nhà băng lớn, nổi tiếng (Tây Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp ). Sản xuất công nghiệp tập trung phân bố ở vùng Rua, thung lũng sông Rainơ (Đức), vùng Trung Nam Anh, vùng Bắc Pháp, xung quanh Pari, Đông Âu (Nga) Châu Âu có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật cao và lành nghề từ nhiều thế kỉ trước, linh động tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật của cách mạng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguồn lao động phổ thông nhập cư (Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp, các nước Đông Âu cũ). Trong thế kỉ XXI, ưu tiên nhập lao động có trình độ kĩ thuật cao. 9
  10. Cộng đồng Châu Âu còn cung cấp cho thế giới 4,6% sản lượng hải sản đánh bắt, đứng vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Pêru.[2] c/ Du lịch dịch vụ: Châu Âu là một trong những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển. Đường biển có nhiều hải cảng lớn nổi tiếng như Rostecđam, Hămbuôc, Macxây, Ôxlô Đường hầm qua biển Măngsơ, đường sắt đường ô tô đóng vai trò quan trọng nối liền các nước Châu Âu thành một hệ thống. Mạng lưới giao thông luôn được hiện đại hóa bằng các tàu siêu tốc tránh tiếng ồn và ô nhiễm, đảm bảo giao thông nhanh và thuận lợi. Một số nước như Pháp, Hà Lan, Đức còn sử dụng hệ thống sông ngòi và kênh nội địa để vận chuyển hàng hóa. Các sân bay hoạt động liên tục ngày đêm. Trên thế giới có khoảng 5.000 sân bay dân dụng thì ½ số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Tây Âu Ở Châu Âu còn có các trung tâm tài chính sôi động, các trường đại học danh tiếng. Ở Bắc Âu có nhiều trường học, viện nghiên cứu nổi tiếng thế giới về biển như Thụy Điển, khí tượng học ở Becghen (Nauy). Các cảng siêu lớn (trên 100 triệu tấn/năm) và lớn (50 triệu tấn/năm) tập trung vào 3 khu vực chính là Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, thu hút đến 90% nhiên nguyên liệu xuất khẩu của toàn thế giới, đồng thời sản xuất ra 75% sản phẩm chế biến xuất khẩu. Du lịch là ngành mang lại hiệu quả cao với nhiều công trình nổi tiếng như tháp Effen (Pháp), Pida (Italia), tháp truyền hình Hămbuôc, cung điện Elidê (Pháp), viện bảo tàng Mari Curie, Cối xay gió (Hà Lan), các phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch như Đêm trắng (Xanh Petecbua), hiện tượng kỳ lạ này thường kéo dài khoảng 50 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 5 và kết thúc vào giữa tháng 7, ánh sáng ban ngày chiếu sáng đến tận nửa đêm mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên, thành Vơnidơ, bãi biển của Italia, vùng hồ Xendia, Thủ đô Henxinki (Phần Lan), những phố cổ ở Côpenhaghen, lâu đài Krônbôc ở Ensigơ (Đan Mạch), doanh thu của ngành du lịch đến 235 tỉ USD. Trong đó doanh thu từ du lịch của Anh là 20 tỉ USD, Pháp 30 tỉ, Đức 18 tỉ, Áo 11 tỉ, Thụy Sĩ 8 tỉ Dòng du lịch chủ yếu của châu lục này theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông [2] 10
  11. 1.2.3. Những khó khăn cần giải quyết Khi kinh tế phát triển, nhu cầu ngày càng cao về giao thông và năng lượng. Nhưng phát triển như thế đồng nghĩa với việc ùn tắc nhiều hơn và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, và càng gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm: Theo báo cáo của EEA, hơn 41 triệu người từ 19 nước trong khu vực phải chịu đựng tiếng ồn của đường sá ở mức từ 55 decibel trở lên - mức cao nhất cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nửa dân số ở các thành phố của Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn từ đường bộ, đường sắt, và đường hàng không, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, học tập, và sức khỏe của dân. Trong số các thủ đô Châu Âu, Bratislava (Slovakia) là thành phố ồn ào nhất, với gần 55% dân số chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn; Tiếp theo sau là Warsaw (Ba Lan) và Paris (Pháp). Cũng theo báo cáo của EEA, khoảng 3.6 triệu dân thành phố phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn ở mức độ 70 decibel hoặc cao hơn. Đầu năm nay, EEA ước tính khoảng 67 triệu dân thành phố ở 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn trên 55 decibel.[3]. Theo thang dbA, tiếng ồn 150 dbA, là tiếng ồn do máy bay cất cánh, có thể gây đứt màng nhĩ [4] Thất nghiệp: Mặc dù theo đánh giá người Châu Âu có chất lượng cuộc sống cao và chỉ khoảng 4% dân số cảm thấy không hài lòng về xã hội mình đang sống [5], Mỗi năm ở Châu Âu tỉ lệ thất nghiệp khoảng 3- 5%, Tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp và Đức khoảng 10%, mặc dù những năm gần đây chính phủ đã có những nhiều giải pháp đối mặt với khó khăn này. [6] Vấn đề % Thất nghiệp 27 [3] Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam [4] Lê Văn Khoa (chủ biên), Khoa học môi trường, NXBGD Việt Nam, 2010 [5] Europa [6] Federal reserve bank of Dallas 11
  12. Tệ nạn xã hội 24 Khó khăn kinh tế 17 Hệ thống chăm sóc sức khỏe 21 Di dân 15 Lạm phát 26 Khủng bố 10 Lương bổng 14 Thuế 9 Hệ thống giáo dục 9 Bảng Tỉ lệ người dân trong Liên minh Châu Âu đánh giá những vấn đề xã hội bức xúc nhất mà họ đang phải đối mặt (2007) 12
  13. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy xác định ranh giới của Châu Âu trên lục địa Á Âu? 2. Vị trí trên tạo điều kiện thuận lợi gì cho phát triển nền kinh tế? 3. So với các châu lục khác, địa hình Châu Âu có những đặc điểm gì thuận lợi? 4. Địa hình Châu Âu có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống sông ngòi ở đây? 5. Phân tích những khó khăn mà Châu Âu đối mặt trước hiện trạng phát triển dân số như hiện nay? 6. Thành phần tôn giáo và chủng tộc có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình phát triển kinh tế của Châu Âu? 7. Những nhân tố nào thúc đẩy ngành ngư nghiệp của Châu Âu phát triển? 8. Chứng minh cơ cấu của Châu Âu có sự chuyển hướng tích cực? 1.3. Liên minh Châu Âu Thành viên: 27 quốc gia (2007) Dân số: 501.064.211 (2010) [7] Diện tích: 3,2 triệu km2 [8] Trụ sở: Brucxen (Bỉ) Thu nhập bình quân đầu người: 36. 812 USD 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển a/ Sự ra đời và phát triển Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết ở Châu Âu, phát triển mậu dịch tự do, đồng minh quan thuế. Năm 1951, 6 nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc xăm bua đã thành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu, sau đó là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1957, là một trong những tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời sớm nhất trên thế [7] Europa Getway to the European Union [8] Bùi Thị Hải Yến, Giáo trình địa lí kinh tế xã hội thế giới, NXBGD, 2008 13
  14. giới, sau Hội đồng tương trợ kinh tế - Khối XEV (1949) gọi tắt là EC và Cộng đồng Nguyên tử Châu Âu năm 1958. Năm 1967, Cộng đồng Châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên. Cộng đồng Châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 1993 với hiệp ước Maxtrich (Maassticht). Bản đồ 27 nước Liên minh Châu Âu EU ngày càng mở rộng về thành viên và phạm vi lãnh thổ. Đến năm 2007 đã có 27 thành viên gồm có Áo, Bỉ, Bungari, Síp, CH Séc, Ý, Latvia, Đan Mạch, Extônia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ailen, Hungari, Lithuania, Lúc xem bua, Manta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rômani, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Anh). Romani và Bungari là hai nước thành viên mới được kết nạp kể từ ngày 1/1/ 2007. Hiện nay EU bao gồm 10 nước thuộc khối XHCN cũ và đã trải qua thời kì quá độ tăng tốc những năm 1990 để tiến tới dân chủ và kinh tế thị trường. b/ Mục đích và thể chế 14
  15. Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn giữa các nước Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững với các thị trường khác trên thế giới. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan đầu não của EU quyết định ( Hội đồng Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban liên minh Châu Âu) 1.3.2. Vai trò, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Chiếm 37% – 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng năm của toàn thế giới. Vào năm 2009, sản lượng kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc Chỉ số EU Hoa Kì Nhật Bản Số dân (triệu người) 459,7 296,5 127,7 GDP (tỉ USD – năm 2004) 12690,5 11667,5 4623,4 Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (% - 2004) 26,5 7,0 12,2 Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới (%- 2004) 37,7 9,0 6,25 Số các công ty hàng đầu thế giới (2000) 10 công ty hàng đầu 3 5 2 25 công ty hàng đầu 9 8 8 15
  16. Bảng : Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới [9] GDP Dân số Chỉ số Các nước, khu vực EU 31,0 7,1 Hoa Kì 28,5 4,6 Nhật Bản 11,3 2,0 Trung Quốc 4,0 20,3 Ấn Độ 1,7 17,0 Các nước còn lại 23,5 49,0 Bảng: Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới năm 2004 (đơn vị %) Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng nhanh, thậm chí còn vượt Hoa Kì vào một số năm như 2004, 2007. Quốc gia GDP (tỉ ơrô) EU-27 12276.2 Hoa Kì 10094.5 Nhật Bản 3197.6 Trung Quốc 1787.3 Nga 610.6 Bảng GDP tính theo đơn vị tiền ơrô (2007) [10] Và những năm gần đây dù gia tăng chậm hơn so với Hoa Kì, GDP vẫn vượt qua Nhật Bản. Year Liên minh Châu Âu (EU-27) Hoa Kì (US) Nhật Bản (JN) 1997 2.7 4.5 1.6 1998 2.9 4.2 -2.0 1999 3.0 4.4 -0.1 2000 3.9 3.7 2.9 2001 2.0 0.8 0.2 2002 1.2 1.6 0.3 2003 1.3 2.5 1.4 2004 2.5 3.9 2.7 [9] Địa lí 11 nâng cao, NXBGD, 2006 [10] IMF, Eurostatics. 16
  17. 2005 1.7 3.2 1.9 2006 3.0 3.3 2.2 Bảng: Tỉ lệ gia tăng GDP hàng năm [11] Hơn 60% tỉ trọng GDP trong các ngành dịch vụ (bao gồm ngân hàng, du lịch , giao thông và bảo hiểm). Công nghiệp và nông nghiệp, mặc dù vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng không còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế những năm gần đây. Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên EU. 2 nước Rumani và Bungari mới gia nhập là 2 nước nghèo nhất EU, với mức GDP chưa đến 1/3 mức trung bình của EU. Nếu kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh thì phải mất 20 năm nữa mới có thể đuổi kịp các đối tác phương Tây. [12] EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản. Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu “Trái tim của kinh tế EU”. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. EU là nhà xuất khẩu chính của thế giới và đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu. Hoa Kì là bạn hàng quan trọng của EU, tiếp đó là Trung Quốc. Năm 2005, EU chiếm 18,1% xuất khẩu thế giới và 18,9% nhập khẩu của thế giới. Sau khi thành lập, EU đã nhập khẩu rất nhiều sản phẩm trong đó phần lớn là thực phẩm và nông sản. Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Thổ Nhĩ Kỹ và những quốc gia khác ở Châu Âu đều thường nhập khẩu những sản phẩm thô từ các quốc gia trên thế giới. Những nước này nhập khẩu dầu mỏ và năng lượng từ Hoa Kì và vùng Trung Đông, trong khi nhập gỗ và các sản phẩm nông nghiệp từ các nước Đông Nam Á. Trung Quốc là thị trường lớn xuất khẩu các sản phẩm điện tử, phần lớn là của Đài [11] Europa Key facts and figures about Europe and Europeans [12] Phạm Thị Sen – Nguyễn Thị Kim Liên, Tư liệu dạy và học Địa lí 11, NXB Hà Nội, 2007 17
  18. Loan; công nghệ thông tin của Ấn Độ cũng giữ vai trò tiên phong trong cơ cấu nhập khẩu ở EU.[13] Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Trung Quốc. Cơ cấu hàng nhập khẩu của những nước phát triển khác ở Châu Âu bao gồm các mặt hàng nông nghiệp và ngư nghiệp, từ hàng bông sợi và tôm đến sản phẩm gỗ. Nguồn nguyên liệu thô giá rẻ nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc là lí do chủ yếu khiến các công ty tư nhân và quốc doanh ở Châu Âu trở thành bạn hàng lớn của các nước này. Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu không dễ dàng vì hầu hết các sản phẩm này phải qua kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng trước khi nhập khẩu. Gần đây một số sản phẩm kẹo sôcôla như GM đã bị cấm ở Châu Âu, vì không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà chức trách Châu Âu. Vì vậy, trước khi xuất khẩu vào Châu Âu, cần đảm bảo rằng các sản phẩm đạt chỉ tiêu của họ đề ra, nếu không hàng hóa sẽ bị trả lại hoặc thậm chí còn bị phạt tiền vì vi phạm an toàn hàng hóa. [14]. EU cũng đặt ra mức thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU có giá rẻ hơn so với mức giá ở nước xuất khẩu. EU cũng đặt ra những hạn chế nhập khẩu đối với than và sắt. EU không tuân thủ đầy đủ theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trợ cấp cho hàng nông sản và làm cho giá nông sản của họ thấp hơn hẳn so với thị trường thế giới. 1.3.3. Ý nghĩa của việc hình thành Liên minh Châu Âu a/ Hình thành Thị trường chung EU [13] EuropeWorld: Discover Facts about Europe and Europe lifestyle. [14] Europe imports – The heart of Europes economy 18
  19. Tự do lưu thông: EU thiết lập thị trường chung tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn từ 1/1/1993. Các thành viên thuộc thị trường chung Châu Âu có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối liên minh. => Tự do di chuyển Các xe tải vượt chặng đường 1200 km qua các biên giới giảm từ 58 giờ xuống còn 36 giờ Tàu hỏa và tàu thuyền lưu thông trên sông và kênh đào trước kia rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách thì nay chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giao thông vận tải. ¾ cư dân trong liên minh EU di chuyển bằng đường bộ. Trong tương lai giao thông đường bộ vẫn giữ vị trí quan trọng và giao thông đường hàng không sẽ phát triển mạnh mẽ. Để giải quyết tắc nghẽn tại các sân bay, EU đã tạo ra một hệ thống giao thông hàng không hợp nhất “bầu trời chung Châu Âu” => Tự do lưu thông dịch vụ Thị trường chung Châu Âu là 1 trong những thành quả lớn nhất mà Liên minh Châu Âu đạt được. Nó làm tăng tính cạnh tranh của các nước Châu Âu, nhờ vào chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt hơn và giá thành rẻ hơn. Ở một số lĩnh vực như du lịch hàng không và truyền thông, giá thành đã giảm đáng kể. Ví dụ gọi 10 phút sang nước Hoa Kì, giá thành ở Hà Lan giảm tới 90% từ năm 1997 đến 2006. Các cuộc gọi từ Latvia cũng được giảm rất nhiều. => Tự do lưu thông hàng hóa Hàng hóa được miễn thuế => Tự do lưu thông tiền vốn Các hãng bưu chính viễn thông của Anh (Voderfone) và Đức có thể tự do kinh doanh ở Brucxen (Bỉ) b/ Đồng tiền chung EU (ơrô) 19
  20. Đồng tiền chung ơrô được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm 1999. Năm 2004 có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, Italia, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lucxămbua, Hi Lạp, Ailen, Xlôvênia) đưa đồng tiền vào sử dụng chung. Tác dụng của đồng tiền là nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia, hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục c/ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ Sản xuất tên lửa Arian và máy bay Ebớt. Cho đến nay, Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu (European Space Agency – ESA, thành lập năm 1975) đã đưa lên quỹ đạo hơn 120 vệ tinh nhân tạo từ sân bay vũ trụ ở Guyan thuộc Pháp bằng tên lửa đẩy Arian do EU chế tạo. ESA nhận được nhiều hợp đồng đưa vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ hơn cơ quan hàng không vũ trụ NASA của Hoa Kì. Tổ hợp công nghiệp hàng không Airbus có trụ sở tại Tuludơ (Pháp) do Đức, Pháp, Anh sáng lập đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng máy bay khác trên thế giới, máy mới nhất có sức chuyên chở hành khách tối đa lên đến hơn 900 hành khách. Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo máy bay. Phần lớn cấu trúc được chế tạo tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và Vương quốc Anh. Do kích thước rất lớn nên các bộ phận của máy bay được vận chuyển đến lắp ráp tại xưởng của Airbus tại Toulouse, Pháp bằng tàu thủy. Các bộ phận của máy bay được cung cấp bởi các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới; năm nhà cung cấp lơn nhất tính theo giá trị là Rolls-Royce, SAFRAN, United Technologies, General Electric, và Goodrich 20
  21. Các phần phía trước và phía sau của thân máy bay được chuyển lên tàu vận tải cỉa Airbus bằng trục lăn, cảng Ville de Bordeaux, tại Hamburg ở miền bắc nước Đức, từ đó họ được chuyển đến Anh. Cánh của máy bay được sản xuất tại Filton ở Bristol và Broughton, miền bắc xứ Wales; được vận chuyển bằng sà lan đến cảng Mostyn và sau đó được chuyển lên các tàu chở hàng. Tại Saint-Nazaire ở phía Tây nước Pháp, các tàu chở những phần thân của máy bay từ Hamburg để lắp ráp lại với nhau. Trong đó bao gồm cả một số bộ phận ở mũi máy bay. Sau đó các bộ phận này được chuyển đến và dỡ xuống cảng Bordeaux. Các tàu này tiếp tục bốc các phần bụng và đuôi của máy bay tại nhà máy Construcciones Aeronáuticas SA tại Cádiz phía Nam của Tây Ban Nha và sau đó lại chuyển về cảng Bordeaux. Từ đó, các bộ phận được vận chuyển bằng sà lan đến Langon và được vận chuyển đến điểm láp ráp cuối cùng tại Toulouse. Các tuyến đường và kênh đào để vận chuyển các bộ phận của A380 đều đã được mở rộng và sử chữa. Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, nó sẽ bay đến sân bay Hamburg Finkenwerder (XFW) để được hoàn thiện và sơn. Đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ. Tên gọi chính thức của đường hầm này là “Đường hầm Âu Châu”. Đường hầm dài 50,5 km, trong đó có 37 km dưới đáy biển, là đường hầm dưới đáy biển dài nhất thế giới, nối bờ biển nước Pháp với Anh. Một đường trong đường hầm này dành cho xe điện chạy từ Paris đến Luân Đôn và đường còn lại gồm hai tầng dành cho xe tải và đặc biệt dành cho xe điện. Cứ cách 1,75 km đường hầm có bố trí một máy thường xuyên theo dõi, đo nhiệt độ và hàm lượng oxy cacbon trong khói bụi, mục đích là làm cho đường hầm trở thành con đường an toàn nhất thế giới. Tổng vốn đầu tư cho đường hầm này lên đến 25 tỷ đô la, tập trung tài khoản của 210 ngân hàng, xây dựng trong 6 năm, 7000 công nhân Anh, 4000 công nhân Pháp thay nhau làm việc từ 8h đến 12h, làm việc ở độ sau 40m trong lớp nham dưới biển. Chính phủ Anh và Pháp phải tiến hành đào hai đầu. Đường hầm được xem là công trình thi công tốn kém nhất trên thế giới, là công trình lớn nhất của thế kỷ và là công trình xuyên biển lớn nhất thế giới. Thời gian đi tàu cao tốc nhanh hơn thời gian ngồi máy bay một tiếng đồng hồ, hành khách có thể từ Luân Đôn tiến thẳng tới Paris. Tàu cao tốc “Ngôi sao của Châu Âu” có chiều dài 530 m, 12 toa dành cho xe hơi, 12 toa dành cho hành khách và một toa 21
  22. dùng để chứa hàng hóa, vận tốc 140km/h. Trong vòng 3 năm sau khi đường hầm được chính thức đưa vào sử dụng, nó đảm đương một nửa số lượng hành khách, 30% số lượng hàng hóa xuyên qua eo biển giữa 2 nước. [15] d/ Liên kết vùng Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng, là khu vực mà ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt kinh tế, văn hóa xã hội nhằm mục tiêu vì lợi ích chung của các nước. Liên kết vùng có thể nằm trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU. Ví dụ như liên kết vùng Maxơ Rainơ hình thành tại khu vực biên giới Hà Lan, Bỉ, Đức. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng ở khu vực này xuất bản tờ tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. Vùng Silesia ở Đông Bắc CH Séc và Tây Nam Ba Lan. Ranh giới tự nhiên giữa 2 quốc gia được xóa bỏ. Câu hỏi ôn tập 1. Vì sao hình thành nên Liên minh Châu Âu? 2. Làm rõ vai trò, vị trí của Liên minh Châu Âu EU trong nền kinh tế thế giới? 3. Chứng minh nền kinh tế EU là nền kinh tế mạnh trên thế giới? 4. Dẫn ra một số thành công mà EU đạt được sau khi thành lập? 5. Làm rõ khái niệm liên kết vùng và cho ít nhất 2 ví dụ minh họa. 1.4. Địa lí một số nước Châu Âu 1.4.1. Cộng hòa liên bang Đức [15] Những nền văn minh thế giới, NXB Văn học , 2006 22
  23. Diện tích: 357 nghìn km2 Dân số: 81,8 triệu người (2010) Thủ đô: Beclin GDP/người: 31.400 USD (2011) 1.4.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Cộng hòa Liên bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu, phía Bắc giáp biển Ban tích và biển Bắc, trên vùng biển này có nhiều hải cảng lớn của thế giới như Rostecdam (Hà Lan). Còn 3 mặt Đức giáp với 9 nước có nền kinh tế phát triển với nhiều đường sắt, đường bộ, nối liền với các nước Đông Tây Nam Âu. Địa hình Đức đa dạng được chia làm 3 miền: Phía Bắc là một đồng bằng thấp – đồng bằng Bắc Đức, chiếm hơn ½ diện tích lãnh thổ. Đây là vùng đất nghèo bị phủ băng hà, khi băng rút, địa hình nâng lên cao hơn mặt biển 200m và có nhiều di tích: hồ, gò, đồi, muốn trồng trọt cần cải tạo, thâm canh. Khí hậu ôn đới hải dương, ảnh hưởng của biển khá rõ ràng, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm. Lượng mưa trung bình 500 -700mm/năm. Đây là vùng quan trọng của đất nước là hành lang của Tây và Đông Âu, đường giao lưu hàng hóa, có nhiều sông và cảng vào loại tầm cỡ thế giới: HamBuôc, Boxtoc, nhiều kênh đào có giá trị giao thông và tưới tiêu. Cao nguyên Trung Đức được hình thành từ thời Cổ sinh vùng có những mỏ than lớn của Trung và Đông Âu. Địa hình không cao lắm, khí hậu mang tính chất lục địa hơn nhiệt độ trung bình tháng giêng: 10C, tháng 7: 180C, có vài nơi có bão tuyết, nhiệt độ có thể xuống -200C. Lượng mưa 700mm/năm. Dân cư tập trung đông, nông nghiệp phát triển chăn nuôi, trồng rau và cây ăn quả. Cao nguyên và vùng núi phía Nam: đi về phía Nam, đồng bằng được thay thế bằng những núi không cao lắm khoảng 100m có nhiều thung lũng sâu và rộng có thể chăn nuôi, tận cùng phía Nam là dãy Anpơ làm ranh giới tự nhiên với Áo và Thụy Sĩ. Khí hậu mang tính lục địa, có gió mạnh lượng mưa 100mm/năm, mưa tuyết, nhiệt độ trung bình tháng 1: -40C, trung bình tháng 7: 100C, tuy là vùng núi cao nhưng dân cư tập trung đông nhất nước, có nhiều thành cổ thu hút khách du lịch. 23
  24. CHLB Đức có khí hậu ôn đới, miền duyên hải mùa đông ấm, mùa hè mát mẻ, càng vào sâu khí hậu mang tính lục địa. Lượng mưa phân bố đều trong năm 500 – 700mm/năm. Tháng trong năm Cả 3 6 9 12 năm đến đến đến đến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5 8 11 2 Nhiệt độ trung bình 8,4 7,8 16,5 9,1 0,9 −0,5 0,5 3,7 7,6 12,2 15,5 17,1 16,9 13,8 9,4 4,2 0,9 (°C) Nhiệt độ thấp nhất 4,6 3,4 11,6 5,5 −2,4 −3,0 −2,5 0,0 3,0 7,3 10,6 12,3 12,0 9,3 5,7 1,6 −1,5 (°C) Nhiệt độ cao nhất 12,4 12,3 21,4 12,8 2,9 2,0 3,4 7,5 12,1 17,2 20,4 22,0 21,9 18,4 13,1 6,9 3,2 (°C) Biên độ 7,8 8,8 9,8 7,3 5,2 5,0 5,9 7,4 9,1 9,9 9,8 9,7 9,8 9,0 7,5 5,3 4,7 nhiệt (°C) Số ngày có 103,9 27,5 0,7 16,9 58,7 21,0 19,3 16,4 9,0 2,2 0,3 0,2 0,2 0,8 4,5 11,6 18,4 tuyết Số ngày 178,2 44,0 44,3 43,0 46,8 16,6 13,4 14,9 14,3 14,9 15,1 14,8 14,4 13,6 13,5 15,9 16,8 mưa Lượng nước mưa 700 163 221 166 150 51 40 48 51 65 77 72 71 57 50 58 59 (mm) Áp suất không khí 9,3 8,1 13,7 9,9 5,7 5,5 5,5 6,4 7,6 10,2 12,9 14,2 14,2 12,4 9,9 7,3 6,0 (hPa−1000) Mây (%) 72,0 69,3 63,0 73,8 81,9 83,5 78,0 74,8 69,3 63,8 64,8 63,5 60,6 66,9 72,9 81,5 84,3 24
  25. Số liệu khí hậu (giá trị trung bình của các năm 1961–1990) [16] Khoáng sản phong phú song chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu trong nước, Nước Đức có nhiều than đá, với trữ lượng địa chất lớn nhất Châu Âu (trừ Liên bang Nga) với sản lượng 230 tỷ tấn, nhiều than cốc cung cấp cho ngành công nghiệp luyện kim đen, than nâu trữ lượng hơn 80 tỷ tấn có ở Tây và Đông Đức, than nâu sử dụng nhiều cho nhà máy nhiệt điện , 95% than đá tập trung ở vùng Rua. Đức là nước giàu về muối mỏ và muối kali (trữ lượng lớn, tập trung ở miền Trung). Dầu và khí tự nhiên không nhiều. Quặng sắt chất lượng không cao tập trung ở vùng Rua, hàm lượng quặng thấp. Về sông ngòi, Đức nhiều sông lớn như Embơ, Edơ, Raina Đunnai các sông được nối với nhau bởi các hệ thống kênh đào, giá trị thủy điện không lớn, chỉ chiếm 5% sản lượng điện năng. Sông ở Đức bị ô nhiễm nặng, sông Rainơ có nhiều sinh vật không sống được do nước thải từ các nhà máy ra. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè (lũ lụt Oder năm 1997, lũ lụt Elbe năm 2002) hay sau khi tan tuyết trong mùa đông mà có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng Tài nguyên rừng không nhiều, rừng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là rừng lá nhọn ở miền đồi núi phía Nam. Khoảng gần 11 triệu ha rừng, đây là diện tích rừng khá lớn với một nước công nghiệp hóa cao. Miền Nam là nơi có rừng dày đặc nhất, nổi tiếng là rừng Đen, khu rừng đẹp nhất Tây Nam nước Đức. 1.4.1.2. Dân cư xã hội Nước Đức là nhà nước liên bang gồm 16 bang. Là nước có mật độ dân số đông, 2004 mật độ gần 232 người/km2, ở những vùng công nghiệp mật độ cao hơn từ 1000 – 3000 người/km2. Tỷ suất sinh vào loại thấp nhất Châu Âu, dân số tương đối đông nhưng già, cơ cấu dân số già đã gây ra nhiều khó khăn cho việc bổ sung lực lượng lao động. Tỷ lệ dân số Đức ngày càng ít được chứng minh qua các số liệu sau: [16] Tyndall Centre for Climate Change Report 25
  26. 1950: 18,4 triệu người 1960: 17,2 triệu người 1970: 17,1 triệu người 1980: 17 triệu người 1990: 16,6 triệu người 1995: 16,5 triệu người 2000: 16,6 triệu người Số dân tăng chủ yếu do nhập cư, hiện có khoảng 10% dân số là người nhập cư, trong đó nhiều nhất là người Thổ Nhĩ Kì và người Italia. CHLB Đức có tỷ lệ dân thành thị cao chiếm 80% dân số. Hiện nay có khoảng 70 thành phố trên 100 nghìn dân. Những thành phố lớn trên 1 triệu dân tập trung dọc miền duyên hải và sông Ranh, vùng Rua như Hămbuôc, Muckhen, Kôn, Beclin, Laixich, Cacmacstat, Hanle, Bremen Ngôn ngữ là Tiếng Đức "Diutschin sprechin, Diutschin liute in Diutischemi lande."(Deutsch sprechen deutsche Leute in deutschen Landen.) (Dịch: người Đức nói tiếng Đức trên đất Đức) So với các nước trên thế giới, người dân Đức có mức sống cao và được hưởng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt, nhiều quyền lợi về mức lương, thời gian làm việc, nghỉ phép và các điều kiện lao động chung, chính sách giảm thuế thu nhập, tiền đền bù cho các nạn nhân chiến tranh, trợ cấp nhà ở, y tế, người làm công hưởng lương.v.v. Chi phí cho bảo hiểm xã hội chiếm 1/3 GDP. Giáo dục đào tạo được coi là động lực phát triển và được chú trọng đầu tư. Năm 2002, Đức đã đầu tư 8,4 tỷ ơrô để đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học. Các công ty xí nghiệp cũng liên kết với các cơ sở đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động. Người Đức thông minh, có tính cần kiệm và kỷ luật cao, tính cách mạnh mẽ. Đội ngữ các bộ KHKT, công nhân lành nghề có trình độ cao. Hiện nay tỉ lệ người có bằng ĐH 26
  27. chiếm 1/3 dân số Đức. [17] Ở Đức sinh viên đại học và trên đại học tại các trường công không phải trả tiền học phí, tuy nhiên họ phải tham dự các kỳ thi để chứng minh mình đủ khả năng học tập ở bậc đại học. Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc Chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác. Đức nổi tiếng là đất nước của các nhà thơ và các nhà triết học. Nơi đây là quê hương của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Ludwig van Beethoven, Johann Sebastian Bach Các nhà khoa học lừng danh như Johannes Kepler, Albert Einstein 1.4.1.3. Đặc điểm nền kinh tế Hiện nay Đức thống nhất là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 4 sau Hoa Kì, Nhật và Trung Quốc. Trong những thập kỉ qua, cơ cấu GDP của Đức có sự thay đổi sâu sắc theo hướng giảm tỉ trọng của các khu vực công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời tăng mạnh tỉ trọng của khu vực dịch vụ. Năm 2004, tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP là: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%, luôn đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu. a/ Nông nghiệp Mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng Đức vẫn có một nền nông nghiệp khá phát triển. Về sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, Đức chỉ thua kém Pháp hoặc Italia có vị trí cao ở Châu Âu và thế giới. Ngành nông nghiệp Đức chỉ chiếm vị trí nhỏ trong nền kinh tế. Giá trị sản lượng nông nghiệp Đức từ 1990 đến nay chỉ chiếm 1% tỷ trọng GDP và 1% nguồn lao động. Nền nông nghiệp Đức hiện đại, ngành chăn nuôi chiếm hơn 2/3 giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đàn lợn khoảng 40 triệu con đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ nhất trong [17] LT Travel 27
  28. khối EU và đàn bò trên 20 triệu con, chăn nuôi bò tập trung ở các thung lũng sông Rainơ và Necca, lợn nuôi nhiều ở miền duyên hải của đồng bằng Bắc Đức. Năng suất cây trồng cao lúa mì là 55 tạ/ha, khoai tây hơn 300 tạ/ha, củ cải đường 500 tạ/ha. Các loại cây trồng chính là ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch) các loại cây đậu, cây cải dầu và hướng dương. Nho đứng hàng thứ 6, khoai tây đứng thứ 7, lúa mì đứng thứ 8 trên thế giới. Nơi trồng lúa mì chính là miền Tây Nam, lúa mạch đen được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Đức, kiều mạch ngày càng được trồng rộng rãi.Trong đó ½ diện tích đất canh tác được giành trồng lúa mì và cây họ đậu để làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, do nhu cầu làm thức ăn cho gia súc và sản xuất bia, hàng năm vẫn phải nhập 1 lượng lương thực lớn từ Pháp, Canada, Mĩ và nhiều nước khác. Hiện nay ở CHLB Đức ruộng đất vẫn tập trung trong tay giai cấp và tư sản, nhất là ở các vùng đất đai màu mỡ, đặc biệt là miền đồng bằng Bắc Đức các nông hộ nhỏ, mặc dù chiếm tới 55% sổ nông hộ của cả nước nhưng chỉ sở hữu chưa đầy 14% diện tích đất canh tác. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp của Đức không ngừng được tăng cường và phát triển. Ở các vùng canh tác đất nông nghiệp theo phương pháp truyền thống, trình độ khoa học áp dụng rất cao. Nhưng hiện nay trong nông nghiệp Đức đã xuất hiện nền nông nghiệp sinh thái. Nền nông nghiệp sinh thái đầu tiên được triển khai ở vùng Bavaria trong 1700 trang trại và ngày càng được nhân rộng ra khắp đất nước. b/ Công nghiệp Nền công nghiệp phát triển khá toàn diện và có sự chuyển hóa dần dần: các ngành công nghiệp truyền thống nhường chỗ cho các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ khoa học kĩ thuật cao. Những sản phẩm nổi tiếng của CHLB Đức hầu hết là những sản phẩm công nghiệp như thép ô tô, tàu biển, sản phẩm điện tử, thiết bị tự động hóa trong công nghiệp các ngành công nghiệp nặng giữ vai trò quyết định. Công nghiệp là ngành kinh tế chính của CHLB Đức, phát triển đa ngành. Cơ cấu công nghiệp của Đức chủ yếu là các doanh nghiệp hạng trung. Chỉ có khoảng 1.9% 28
  29. doanh nghiệp công nghiệp lớn trên 1000 lao động, chính phủ khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới phát triển như giảm thuế, hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng doanh nghiệp. Chính phủ lấy tài khoản tài sản đặc biệt (ERP) 5,5 tỷ ơrô để cấp tín dụng lãi suất ưu đãi. Công nghiệp năng lượng được phát triển từ sớm và rất mạnh chủ yếu dựa vào nguồn mỏ than có sẵn của đất nước. Công nghiệp năng lượng khai thác than đá, vùng Rua chiếm 4/5 sản lượng than toàn quốc nhưng sản lượng ngày càng giảm dần. 1960 khai thác 140 triệu tấn, 1980 khai thác 83 triệu tấn, 1990 khai thác 81 triệu tấn. Than nâu chiếm ¼ trong cơ cấu nguyên liệu của CHLB Đức là nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện. Nguồn này khai thác chủ yếu ở vùng Keon (hạ lưu sông Rainơ) và ở các vùng Cotbot và Hale (ở miền Đông). Dầu khai thác ít, hàng năm phải nhập hàng chục triệu tấn dầu thô từ Trung Đông, Bắc Phi đưa vào và lọc ở các nhà máy phân bố ở cảng biển và vùng Rua. Điện năng: sản xuất điện năng tăng nhanh từ những năm 90 trở lại đây, sản lượng hiện nay là 530 tỷ KW cao gấp 3 lần sản lượng điện năm 1970. Nhiệt điện chiếm 85% sản lượng. Các nhà máy thủy điện lớn xây dựng trên miền thượng lưu sông Rainơ và ven bờ sông Đunai Công nghiệp luyện kim: rất phát triển do có nguồn quặng sắt của vùng Anzăc, Loren thuộc địa. Còn bây giờ phải nhập quặng sắt của Pháp từ hai vùng trên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho ngành luyện kim đen của CHLB Đức trong mấy chục năm gần đây ngày càng bị thu hẹp. Luyện kim đen: Đức là một trong 4 nước luyện kim đen chính của thế giới sau Mĩ, Nhật, Nga. Sản lượng gang chiếm 30 triệu tấn. Cơ sở luyện kim đen của Đức đều hiện đại với chu trình khép kín và quy mô lớn phân bố chủ yếu ở vùng Rainơ, Vecphali. Luyện kim màu cũng khá phát triển trong đó phát triển mạnh là ngành luyện nhôm, đồng, chì kẽm. Trong đó nhôm phát triển nhất và dựa vào nguyên liệu nhập ngoại. 29
  30. Công nghiệp cơ khí chế tạo: có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Đức, giá trị sản phẩm đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản, ngành này đứng đầu trong tất cả các ngành về nhân lực, giá trị sản xuất, tỷ trọng trong xuất khẩu, sản phẩm của ngành này rất phong phú như máy công cụ thiết bị hàn, thiết bị in, ô tô, đầu máy xe lửa phân bố rộng khắp và thực hiện chuyên môn hóa theo lãnh thổ: Obenhenden, Kion, Đutxendup là những nơi có nhà máy sản xuất các loại máy móc thiết bị dùng trong ngành khai thác mỏ và luyện kim. Các thành phố Hannovo, Phiridit, Marken, Eslingen sản xuất đầu máy và toa xe lửa Ngành chế tạo ô tô: Đức đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu Châu Âu với sản lượng hàng năm khoảng trên 6 triệu ô tô với các hãng chính là Vonfagen, Open, Đaimolobenz, BMW, các trung tâm chính của ngành là Hambuoc, Hannovo, Fanfuc, Sutgrat Hiện nay Đức đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 5 thế giới về đóng tàu biển. Ngành công nghiệp hóa chất: cũng rất phát triển. Đức có 1 trong 4 công ty hóa chất lớn nhất thế giới mặc dù nước này chỉ có than muối mỏ, muối kali còn lại phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Các sản phẩm của ngành rất đa dạng: hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc nhuộm, chất dẻo, sợi tổng hợp, hóa dầu, trung tâm dược Các cơ sở phân bố tập trung ở 2 vùng Bắc Rainơ –Vecphen và miền Tây Nam. Ngành công nghiệp hóa chất có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai sau ngành sản xuất ô tô. Ngành công nghệ bảo vệ môi trường là thế mạnh của Đức, năm 2000 ngành này chiếm 16,5% thị phần thế giới và đứng thứ hai sau Hoa Kì Các ngành công nghiệp nhẹ mặc dù có chiều hướng giảm nhưng vẫn rất quan trọng với nền công nghiệp của Đức, phát triển khá toàn diện và có vị trí cao trong công nghiệp nhẹ thế giới. Trước đây, sản xuất các sản phẩm như vải sợi bông, công nghiệp sản xuất đồ hộp hoa quả, đồ uống đặc biệt là bánh kẹo (sôcôla), xúc xích, thuốc lá của Đức rất phát triển. c/ Dịch vụ, du lịch 30
  31. Ngành dịch vụ của CHLB Đức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong GDP năm 2005 là 73%. Giao thông vận tải có mạng lưới dày đặc, tổng chiều dài đường sắt hơn 50.000 km phân bố khắp nước, đầu mối giao thông là Beclin, Hămbuôc, Bon, Kôn. Vận tải đường thủy có vai trò quan trọng nối với nhau bởi các kênh đào, cảng sông lớn nhất là Hămbuôc trên sông Enbơ. Vận tải biển phục vụ cho xuất nhập khẩu, các cảng hiện đại có năng lực bốc dỡ cao, đội tàu biển với tổng trọng tải 10 triệu tấn và các cảng biển Bremen, Enden, Kôn, Limbêch. Hệ thống đường ô tô dài 302.000 km, trong đó 8.000 km là đường cao tốc. Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng, nước này có ngoại thương phát triển. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2009 2,2% được coi là thành quả của hoạt động xuất khẩu. Đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức là các nước EU, nước này xuất sang EU hơn 57% . Bạn hàng lớn nhất là Pháp, tiếp theo là Hoa Kì. Thặng dư thương mại năm 2004 đạt hơn 176 tỷ USD, hoạt động xuất nhập khẩu chiếm ¼ lao động. 4 ngành công nghiệp tạo nên sức mạnh xuất khẩu ở Đức: Xe hơi đem lại 263 tỉ ơ rô và 19% giá trị xuất khẩu. Chế tạo máy xếp thứ hai với 162 tỉ ơ rô và 16,6% xuất khẩu. Đứng thứ ba và tư là hóa học và điện tử, với giá trị đem lại hơn 138 tỉ và hơn 121 năm 2009. [18] Ngành du lịch có nhiều điều kiện để phát triển, đứng thứ 9 trên thế giới về số lượng khách quốc tế trong nhiều năm liền. Tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc trong ngành du lịch tới 2,8 triệu người, hàng năm đem lại cho Đức hơn 10 tỷ doanh thu. Câu hỏi ôn tập 1. Vị trí của CHLB Đức tạo những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? 2. Chứng minh sự phân hóa về mặt địa hình của CHLB Đức? [18] Financial Times. 31
  32. 3. Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư, xã hội của CHLB Đức? 4. Tại sao nói nhân tố kinh tế xã hội quyết định sự phân bố dân cư? 5. Nhận xét về tình hình phát triển dân số của CHLB Đức? 6. Chứng minh CHLB Đức có nền công nghiệp đa dạng và toàn diện? 7. Tại sao nói công nghiệp cơ khí chế tạo có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Đức? 8. Chứng minh rằng sự phát triển kinh tế của một quốc gia không phụ thuộc vào nguồn TNTN thông qua ngành công nghiệp hóa chất của CHLB Đức? 9. Nhận xét về tình hình phân bố các ngành công nghiệp ở CHLB Đức? 10. Chứng minh ở Đức giao thông vận tải phát triển tương xứng với nền kinh tế? 11. Tại sao nói thương mại là xương sống của nền kinh tế Đức? 1.4.2. Cộng hòa Pháp Diện tích: 551,5 nghìn km2 Dân số: 65.636 triệu (2012) Thủ đô: Pari GDP: 2.773.032 USD (2011) 1.4.2.1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên Nằm ở phía Tây Châu Âu, hình thái đất nước khá đều đặn giống hình lục lăng. Pháp có 3 mặt giáp biển: Măng sơ, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, kề cận với khu vực phát triển kinh tế: Rua (Tây Đức), vùng than đá, luyện kim của Bỉ và khu công nghiệp Bắc Italia. Địa hình phong phú; đồng bằng cao nguyên chiếm đa số và cân đối (địa hình dưới 200m chiếm ½ diện tích). Phần lãnh thổ phía bắc, tây và tây nam khá bằng phẳng, bao gồm các bồn địa lớn như Akitanh và Pari. Phần phía nam, đông nam và đông là các dãy núi cao (Pi rê nê, An pơ), khối núi Trung Tâm, các cao nguyên và núi trung bình (Giura) có tiềm năng về thủy điện và du lịch 32
  33. Khí hậu nước Pháp ôn hòa hơn những vùng cùng vĩ độ, có nhiều kiểu khí hậu như ôn đới hải dương, cận nhiệt địa trung hải. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -10 0C, tháng 7: 16 – 240C. Lượng mưa trung bình năm 600 – 1000mm. Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng. Miền Tây và Bắc có khí hậu ôn đới hải dương mát mẻ, miền Nam có khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông ấm, mưa nhiều, mưa hè mát mẻ, ít mưa. Pháp có nhiều sông ngòi nhưng ngắn, nối với nhau bằng các hệ thống kênh đào. Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương. Cả nước có 32 sông lớn và vừa. Một số sông quan trọng như sông Xen (có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp nằm trên dòng sông này), sông Loa (tạo ra vùng châu thổ rộng 1.500km 2), sông Garôn(rộng và sâu thuận lợi cho tàu thuyền vào cảng), sông Rôn(tạo nên đồng bằng Bắc Pháp). Các sông ở đây có giá trị thủy điện, tưới tiêu và giao thông thuận lợi. Rừng chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Đông. Tài nguyên khoáng sản: Than đá (10 – 12 tỷ tấn), đứng đầu Châu Âu về trữ lượng, chất lượng không cao, tập trung ở miền Bắc, vùng Loren, quặng sắt tập trung ở dải đồi núi vùng Đông Bắc, trữ lượng 8,5 tỷ tấn, dễ khai thác, bôxit có trữ lượng lớn trên 60 tỷ tấn tập trung ở miền nam, uranium ở vùng núi trung tâm trữ lượng lớn nhất Tây Âu, kali 2 tỷ tấn ở vùng Andat và Loren, muối mỏ, vật liệu xây dựng phục vụ cho giai đoạn đầu phát triển công nghiệp. Pháp được coi là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất Châu Âu, giúp cho nền kinh tế Pháp phát triển toàn diện về công nghiệp lẫn nông nghiệp. 1.4.2.2. Dân cư xã hội Pháp là nước có dân số không đông, kết cấu dân số già, tỷ lệ người già ở nước này là 15%. Dân số Pháp có tuổi thọ trung bình cao 78 tuổi. Đây là khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội Pháp, quỹ bảo hiểm và phúc lợi xã hội thường lớn hơn ngân sách nhà nước. Mật độ dân số 104 người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp 0,27%(2001). Theo thống kê có gần 51% số cặp vợ chồng không có con. Số người lập gia đình có xu 33
  34. hướng giảm, tỉ lệ li hôn cao gây những trở ngại cho phát triển dân số của Pháp. Năm 1965 dân số Pháp có 37 triệu người và có 301.000 đám cưới nhưng đến năm 1990 dân số tăng gấp đôi và chỉ có 288.000 đám cưới. Năm 1786 cứ 100 gia đình có 6 vụ ly hôn, năm 1975 có 17,2 vụ và 1991 có 33,1 vụ. Pháp là nước có tỷ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 82%. Trước đây dân cư tập trung ở vùng Đông Bắc, nay đã có sự phân bố lại, dòng người di chuyển xuống phía nam và phía tây, nông thôn ngày càng nhiều. Người Pháp có trình độ dân trí cao, có chính sách giáo dục bắt buộc, miễn phí 10 năm. Pháp là 1 trong 4 quốc gia có nền giáo dục đứng hàng đầu thế giới, với nhiều trường đại học danh tiếng. Mức đầu tư cho giáo dục cao chiếm Người Pháp nhìn chung có thu nhập cao, bảo hiểm xã hội tốt, tiện nghi sinh hoạt cao (gần 75% số hộ gia đình có tiện nghi sinh hoạt cao cấp, gần 100% số hộ gia đình có ô tô, điện thoại tủ lạnh và ti vi). Thu nhập bình quân đầu người trong sản xuất nông nghiệp cao. Mức sống của các gia đình ở nông thôn được cải thiện đáng kể, đạt khoảng 15.000 euro/năm (trong khi thu nhập bình quân của người Pháp là 17.600 euro/năm). Năm 2004, lần thứ ba liên tiếp, hệ thống chăm sóc y tế Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ nhất thế giới. Hiện có tới hơn 6,4% số dân là người nhập cư, tỉ lệ thất nghiệp cao, những khó khăn trong việc hòa nhập vào nền kinh tế xã hội Pháp của người nhập cư là những vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt và giải quyết. Hiện nay có 12 triệu người có mức thu nhập thấp. Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng người đang xin tị nạn chính trị tại Pháp đã tăng khoảng 3 % trong giai đoạn 2003 và 2004, trong khi ở cùng thời kỳ đó, số đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kì giảm khoảng 29 %. Vì thế, Pháp đã thay thế Hoa Kỳ trở thành điểm đến hàng đầu cho những người tị nạn chính trị năm 2004. 1.4.2.3. Đặc điểm nền kinh tế Pháp là nước bước vào con đường tư bản chủ nghĩa sớm. Vào giữa thế kỉ XIX, Pháp đứng thứ 2 sau Anh về kinh tế và số thuộc địa chiếm được, sau đó nhịp độ phát triển kinh tế chậm đi do chiến tranh Pháp Phổ, chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. 34
  35. Nền kinh tế Pháp cường thịnh từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong thời gian khá dài, Pháp coi trọng việc cho vay tiền hơn là đầu tư vào các ngành sản xuất, do vậy sản xuất công nghiệp ở Pháp lạc hậu hơn so với các nước Anh, Đức, Hoa Kì Hiện nay Pháp là 1 trong 4 nền kinh tế lớn của EU, là thành viên trong nhóm G7. Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới sau Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, CHLB Đức. GDP và giá trị xuất khẩu đứng thứ 6 thế giới (2005). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 1,2% (2001) Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 2,4%, công nghiệp 24,8%, dịch vụ 69,2% (2002). Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3). a/ Nông nghiệp Pháp là nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất EU, đóng góp tới 20% tổng sản phẩm nông nghiệp của EU. Năm 2009, ngành nông nghiệp Pháp đạt sản lượng tương đương 62 tỷ euro, đứng đầu châu Âu và thứ 3 thế giới. Đứng đầu EU về xuất khẩu lương thực thực phẩm. Xuất khẩu nông sản của Pháp trong 20 năm vừa qua đã tăng 5 lần và hiện đạt khoảng 26 tỉ ơ rô mỗi năm. Nhờ trình độ nền nông nghiệp thâm canh cao, năng suất lao động và hiệu quả cao, dù số người lao động giảm năm 2004 chỉ còn 4,1% lao động. Sản lượng lương thực 66 triệu tấn (2002) gồm lúa mì trồng nhiều ở bồn địa Pari, Akitanh, và các vùng đất màu mỡ trồng kiều mạch ở miền Bắc, lúa mì đen, ngô ở vùng núi Trung tâm. Lúa mì chiếm diện tích lớn ( ¼ đất trồng và ½ diện tích trồng ngũ cốc), năng suất cao 60 tạ/ha. Cây ăn quả, rau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp Pháp, chiếm 10% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Các vùng phía Nam ven Địa Trung Hải cung cấp khối lượng lớn các loại quả: nho 7 triệu tấn, táo 6 triệu tấn (2001). Rượu vang được sản xuất từ nho của vùng Boóc đô nổi tiếng khắp thế giới. Hàng năm Pháp cung cấp 60 – 80 triệu lít rượu nho vang cho thị trường Châu Âu (sau Italia). Noóc -măng-đi, Brơ-ta-nhơ là những vùng trồng nhiều bắp cải, atisô. Cây công nghiệp quan trọng là củ cải đường trồng nhiều ở vùng lòng chảo Pari. 35
  36. Pháp còn là nơi cung cấp sản phẩm chăn nuôi lớn cho EU. Ngành chăn nuôi chiếm ½ sản lượng nông nghiệp. Sản lượng đàn bò đứng đầu EU là 20,5 triệu con, lợn là 14,5 triệu con (2002) đứng thứ hai sau CHLB Đức. Ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp rất phát triển, các sản phẩm như thịt, bơ, phomat, sữa chiếm 50% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi đóng góp 16% giá trị xuất khẩu của Pháp. Vùng chăn nuôi chính là Tây Bắc, Trung tâm, Bắc. b/ Công nghiệp Là cường quốc công nghiệp với nhiều ngành nổi tiếng. Các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim đen, màu (nhôm), hóa chất phân bố chủ yếu ở miền Bắc và Đông; sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp công nghiệp thực phẩm (rượu nho, bơ, sữa, phomat), đồ trang sức, nước hoa, đồ chơi, đồ lưu niệm, hàng dệt nổi tiếng thế giới tập trung ở Pari. Bên cạnh đó, Pháp đã phát triển mạnh một số ngành công nghiệp hiện đại: công nghiệp hàng không vũ trụ đứng thứ ba thế giới, công nghiệp điện tử - tin học đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì, Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc gia gây phát sinh CO2 thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, điện hạt nhân đứng đầu Châu Âu, đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng ở Pháp, công nghiệp chế tạo vũ khí đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu (sau Hoa Kì và LB Nga), ngành hóa chất cũng được đầu tư chú trọng, hai ngành này phân bố chủ yếu ở miền Đông và Nam. Giá trị tăng hàng năm 120 – 130 tỷ frăng, chiếm 8 – 10% thị trường vũ khí của thế giới. Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (trừ Nga) có sân bay vũ trụ (Centre Spatial Guyanais) riêng của mình. Cơ khí chế tạo là ngành truyền thống lâu đời của Pháp. Ngành sản xuất đầu máy, toa xe lửa và các thiết bị đường sắt phân bố ở miền Bắc và Đông. Niềm tự hào của Pháp về công nghệ cao là tàu hỏa siêu tốc (TGV) có tốc độ vào loại nhanh nhất thế 36
  37. giới 300- 400km/h, nhanh êm và thuận lợi. Pháp đã xây dựng vành đai công nghệ cao ở miền Nam và Tây Nam với các trung tâm công nghiệp nổi tiếng như Nisơ, Mác xây, Mông-pơ-li-ê, Tu-lu-dơ, Boóc-đô, Năng-tơ. Pháp có nhiều nhà máy đóng tàu phân bố ở các thành phố cảng Năngtơ, Xanh Nade, Đoongke, Boocđô trong những năm gần đây, ngành này bị sa sút nghiêm trọng do bị cạnh tranh. Công nghiệp sản xuất ô tô cũng thuộc hàng đầu thế giới (2005 sản xuất 3,5 triệu chiếc). Các công ty sản xuất ô tô gồm Rơ nôn, Pigiô – Xitrôen, phần lớn tập trung quanh Pari. Ngành kinh Xếp hạng thế xe tải) tế giới Sản xuất 2 Ngành kinh Xếp hạng thế máy bay tế giới Xuất khẩu ô 3 Chế tạo máy 4 tô Thương mại 5 (xe con và Bảng xếp hạng một số ngành kinh tế của Pháp so với thế giới [19] c/ Du lịch, dịch vụ Pháp luôn là nước đứng đầu về số lượt khách quốc tế thứ hai thế giới về doanh thu từ du lịch. Năm 2002, Pháp chiếm 11% thị phần khách quốc tế đến của thế giới. Ngành này chiếm 70% GDP. Hoạt động du lịch đóng góp cho ngân sách khoảng hơn 30 tỷ USD (2001) vì Pháp có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Pháp Effen với dòng sông Xen, nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Luvrơ, điện Êlizê, Khải hoàn môn, thung lũng Loirơ (khu vực lâu đài), vùng Noóc măng đi, cảnh đẹp xứ Prôvăngxơ, núi Anpơ Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kì (40.4 triệu). Khả năng thu hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá, các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh. [19] Bộ giáo dục và đào tạo, Địa lí lớp 11, NXB GD, 2006 37
  38. Cơ sở hạ tầng luôn được mở rộng và hiện đại hóa. Pháp có mật độ đường ô tô rất cao, tổng chiều dài 1 triệu km, vận chuyển 50% hàng hóa và 4/5 hành khách. Mạng lưới đường sắt dày đặc, tổng chiều dài 40.000km, luôn hiện đại hóa. Pari là trung tâm đường sắt của Pháp và Tây Âu. Pháp nổi tiếng thế giới về đường thủy và hàng không. Hãng hàng không Air France đứng thứ hai ở Châu Âu. Có sân bay quốc tế lớn thứ 2 ở EU Charles De Gaulle với sức chứa 60,900,000 triệu hành khách và 559,800 máy bay mỗi năm. Ngành đường thủy phát triển nhờ hệ thống sông và kênh đào dày đặc, nhiều hải cảng lớn, đội tàu hiện đại, công suất lớn. 90% hàng hóa đường thủy được vận chuyển qua các cảng: Macxây, Havơrơ, Boocđô, Ruăng, Năngtơ Ngoại thương của Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc (2004). Tuy nhiên cán cân xuất nhập khẩu không ổn định và thay đổi theo từng thời kỳ. Pháp chiếm vị trí thứ 9 trong cơ cấu bạn hàng của Hoa Kì. Pháp xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng tin học điện tử, ô tô, máy bay, thiết bị điện, các sản phẩm hóa học, hàng mỹ phẩm, dệt may, thực phẩm. Nhập khẩu hầu hết các loại nhiên nguyên liệu như dầu mỏ, than đá, kim loại màu, gỗ, nguyên liệu cho ngành dệt, nông phẩm nhiệt đới. Các vùng kinh tế ở Pháp: Ile – de – France là vùng công nghiệp hiện đại đứng thứ 4 thế giới về mức độ tập trung công nghiệp Rhones – Alpes vùng công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao Provence – Alpes – Coté d’Azur vùng phát triển dịch vụ, công nghiệp, du lịch và sản xuất rượu Nord – Pas – de – Calais vùng công nghiệp Alsace là vùng công nghiệp lâu đơi sản xuất chủ yếu máy móc Vùng nông thôn của Pháp như Auregne, Limousin, Trung Tâm, Aquitance (Bordeaux) Từ giữa thập kỷ 70 đến nay, do các cuộc khủng hoảng về dầu lửa, biến động tài chính và cạnh tranh thị trường của các nước NICs và các nước công nghiệp phát triển 38
  39. đã gây nhiều hạn chế cho nền kinh tế Pháp như mức tăng trường thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao. Xếp hạng cạnh tranh của Pháp năm 2004 đứng thứ 30 (Hoa Kì:1, Nhật 23, Anh:22, Đức 21) Năm 1979 – 1988 1989- 1998 1991 1995 1997 2005 Các mục Mức tăng GDP 2,2 1,9 0,8 2,1 2,2 1,8 Lạm phát 7,8 3,5 5,5 2,9 3,2 1,9 Tỷ lệ thất 8,7 11,1 10,9 11,6 12,9 10,1 nghiệp Bảng Tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp trung bình hàng năm của Pháp (%)[20] Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích các thuận lợi mà vị trí địa lí đem lại cho CH Pháp? 2. Tại sao nói khí hậu CH Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng? 3. Vai trò của sông ngòi với nền kinh tế Pháp? 4. Tại sao Pháp không phát triển công nghiệp bằng CHLB Đức dù có nhiều điều kiện thuận lợi hơn? 5. Phân bố dân cư ở Pháp và Đức có đặc điểm gì giống nhau? Giải thích tại sao? 6. Chứng minh “CH Pháp là vựa lúa của Châu Âu?” 7. Hãy chứng minh Pháp là cường quốc công nghiệp với nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng? 1.4.3. LB Nga ¥ Khái quát về Đông Âu Đặc điểm địa lí tự nhiên Đông Âu bao gồm toàn bộ đồng bằng Nga và miền núi Uran ở phía Đông, địa hình của đồng bằng có đặc điểm khá đồng nhất. Toàn bộ đồng bằng Nga là vùng đồi lượn sóng thoải, độ cao trung bình từ 100 đến 300-400m, miền núi Uran hình thành từ các [20] Kim Ngọc (chủ biên), Kinh tế thế giới 1997, tình hình và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, 1998 39
  40. uốn nếp Hecxini bị san bằng lâu dài có độ cao không quá 1000m. Phần Bắc của đồng bằng chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà Đệ Tứ, thổ nhưỡng hình thành trên các dải đồi có thành phần phức tạp: đá dăm, cuội, sỏi, cát và sét nên thường là đất xấu, nghèo dinh dưỡng. Phần nam đồng bằng ở ngoại vi băng hà Đệ Tứ, cấu tạo địa chất và địa hình có liên quan đến vùng nền và quá trình xâm thực do dòng chảy. Nằm trong đới khí hậu ôn đới chuyển tiếp, nhưng do kích thước rộng lớn nên có sự khác nhau giữa các vùng khá rõ, càng về phía Nam càng ấm dần, càng về phía Đông và Đông Nam tính lục địa càng tăng, còn về phía Tây tính hải dương càng rõ. Lượng mưa trung bình lãnh thổ từ 600 -800mm, chỉ có một dải phía Nam và Đông Nam mưa ít nhất từ 100 – 300mm. Vùng Đông Nam đồng bằng, nhất là vùng đất thấp cận Caxpi là vùng có khí hậu khô hạn lục địa mạnh nhất toàn xứ. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế xã hội Đây là khu vực đông dân, nhiều nhất là LB Nga, Ucraina. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, quá trình đô thị hóa cao (Nga, Ucraina có 60 -70% tỉ lệ dân thành thị) Trong các nước Đông Âu, LB Nga và Ucraina có nền kinh tế phát triển nhất. Công nghiệp ở khu vực Đông Âu khá phát triển với nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng, đặc biệt là các ngành truyền thống như khai thác than, dầu mỏ, khai thác kim loại đen, kim loại màu, công nghiệp hóa chất, cơ khí và gần đây là các ngành công nghiệp hiện đại. Nhiều trung tâm công nghiệp lớn đã hình thành như vùng Uran, Xanh Petecbua, Nôvôxibia, Kiep, Khaccôp. Diện tích đồng bằng rộng lớn với dải đất đen màu mỡ thuận lợi cho việc trồng các loại cây khó tính, cây trồng nhiều ở vùng này là lúa mì, ngô, khoai tây. Cây công nghiệp có củ cải đường, hướng dương và các cây ăn quả táo, nho Chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp, chủ yếu là bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm. Dịch vụ và du lịch ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (LB Nga 65%). Đông Âu có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: Quần thể cung điện 40
  41. Kremli, Xanh Petecbua, Sudơđan (LB Nga), nhà thờ thánh Sophia, cảng Khaccôp, Ôđetsa, bãi biển Crưm (Ucraina). ¥ Liên bang Nga Diện tích: 17,075 triệu km2 Dân số: 143.300 triệu người (2012) Thủ đô: Matxcơva GDP: 1.857.770 triệu đô la (2011) 1.4.3.1. Vị trí địa lí và đièu kiện tự nhiên LB Nga là nước có diện tích đứng đầu thế giới, nằm trên lục địa Á Âu, lãnh thổ trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và phần Bắc Á. LB Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài đường xích đạo, hơn 40.000 km, đất nước trải dài trên 10 múi giờ, giáp với 14 quốc gia Á, Âu, trong đó có 8 nước thuộc Liên Xô cũ. Tỉnh Caliningrát nằm biệt lập phía Tây giáp với Ba Lan và Lit – va. Bắc và Đông giáp Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra còn giáp biển Đen, Bantich. Vùng biển rộng lớn có giá trị nhiều mặt cho sự phát triển kinh tế đất nước. Địa hình LB Nga cao về phía Đông và thấp về phía Tây. Sông Ênitxây chia LB Nga thành 2 phần khác biệt: Phía Tây đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng bao gồm đồng bằng Đông Âu, nơi tập trung dân cư, các cơ sở kinh tế có từ lâu đời. Đồng bằng Tây Xibia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành ở miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều rừng, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Phía Đông phần lớn là núi và cao nguyên. Khu vực này không thuận lợi phát triển nông nghiệp, bù lại là nơi có nguồn tài nguyên giàu có nhất nước Nga (than đá, dầu mỏ, sắt, kẽm, vàng, thiếc, kim cương ) Tài nguyên khoáng sản: Rất ít quốc gia có thể so sánh với LB Nga về sự giàu có tài nguyên khoáng sản. Nhiều loại tài nguyên của LB Nga có trữ lượng đứng đầu thế giới hoặc chiếm tỉ lệ lớn (đứng đầu thế giới về than đá, quặng đồng, kali; đứng thứ hai 41
  42. về dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt ) LB Nga có diện tích rừng đứng đầu thế giới chiếm 20% với 886 triệu ha chủ yếu là rừng taiga. LB Nga có 2,5 triệu con sông với trữ năng thủy điện lớn tới 320 triệu KW tập trung ở vùng Xibia, thuộc lưu vực các sông Ênitxây, Ôbi, Lêna, Angara, Vônga Nga còn có 3 triệu ha hồ tự nhiên và nhân tạo trong đó Baican là hồ nổi tiếng nhất. 80% lãnh thổ Nga nằm trong các đới khí hậu ôn đới, phía tây ôn hòa hơn phía Đông lục địa. Phần phía Bắc thuộc đới khí hậu cực và cận cực – lạnh giá gần như quanh năm, 4% diện tích lãnh thổ phía nam thuộc đới khí hậu cận nhiệt. Điều kiện tự nhiên của LB Nga có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng gây không ít khó khăn cho đất nước. Do đất nước rộng lớn, địa hình đồi núi cao nguyên chiếm nhiều diện tích, vùng phía Bắc lạnh giá, tài nguyên giàu nhưng phân bố ở vùng núi nên gây khó khăn cho khai thác và vận chuyển. 1.4.3.2. Dân cư xã hội LB Nga là nước đông dân, đứng thứ 8 trên thế giới (2005). Tuy nhiên do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm và từ thập niêm 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài (1991 là 150 triệu người, 2002 là 142,4 triệu người) nên số dân đã giảm đi. Đây cũng là vấn đề mà nhà nước hết sức quan tâm. Kết cấu nam nữ chênh lệch với tỷ lệ nữ cao hơn. LB Nga là nước có nhiều dân tộc (100 dân tộc khác nhau) 80% dân số là người Nga. Ngoài ra còn có người Tác ta, Chu vát, Batskia. Tỉ lệ dân thành phố trên 70%, đa số dân Nga sống ở thành phố nhỏ và trung bình. Matxcơva và Xanh Petecpua là 2 thành phố đông dân nhất, còn lại các thành phố khác chỉ hơn 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình 8,4 người/km2. LB Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa với nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao, nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới như M.V. Lômônôxôp, Đ. I. Men đê lê ep, nhiều văn hào lớn như A.X. Puskin, M.A. Sô lô khốp, nhà soạn nhạc P. Trai cốp ski, tổng công trình sư thiết kế tàu vũ trụ X. Kôrôlốp LB Nga rất mạnh về khoa học cơ bản, người dân có trình 42
  43. độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ 99%, có những trường đại học danh tiếng, là nước đầu tiên đưa con người lên vũ trụ. Khi Liên Xô là cường quốc đầu tiên trên thế giới thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, chiếm 1/3 số bằng phát minh sáng chế của thế giới. 1.4.3.3. Đặc điểm nền kinh tế Quá trình phát triển kinh tế LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô Viết, sau cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga là thành viên của Liên bang Xô Viết và đóng vai trò chính trong quá trình tạo dựng LB Xô Viết trở thành siêu cường. Kinh tế Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (chủ yếu theo chiều rộng), nhiều ngành vươn lên vị trí hàng đầu thế giới với giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 20% giá trị thế giới, đời sống nhân dân ổn định, đất nước thanh bình. Sau 60 năm đạt nhiều thành tựu rực rỡ, cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế cũ tạo ra. Các thành viên đòi tách ra thành các quốc gia độc lập. Cuối năm 1991, trên lãnh thổ Liên Xô trước đây hình thành “Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG” gồm các nước thuộc Liên Xô trước đây (trừ 3 nước vùng cận Bantich) trong đó LB Nga là nước lớn nhất. Từ đó, LB Nga bước vào thời kỳ đầy khó khăn, biến động, tốc độ tăng trưởng GDP âm – 1992 năm độc lập đầu tiên âm 19%, năm 1993 nông nghiệp giảm ở mức -17%, vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm. Những năm tiếp theo của thập niên 90, LB Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội. Năm 2000, LB Nga bắt đầu vào thời kì mới với những chính sách đúng đắn: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5%, ổn định đồng Rup, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng ngoại giao coi trọng Châu Á, lãnh thổ hành chính chia thành 7 vùng liên bang, khôi phục lại vị trí cường quốc. Nhờ những biện pháp đúng đắn, nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng, dần dần ổn định và đi lên: tình hình chính trị xã hội ổn định, sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự 43
  44. trữ ngoại tệ lớn (84 tỉ USD -2003) dù phải dành khoản đáng kể để trả nợ nước ngoài. Xuất khẩu vượt quá 100 tỉ USD (2002), và là nước xuất siêu. Đời sống nhân dân được nâng lên từng bước. Tuy nhiên LB Nga vẫn còn nhiều khó khăn phải giải quyết như sự phân hóa giàu nghèo, nợ nước ngoài còn lớn, xuất khẩu nguyên liệu thô a/ Nông nghiệp LB Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn 200 triệu ha, có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi. Sản xuất lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (2005). Cây lương thực được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Âu và miền Nam của đồng bằng Tây Xibia. Ngoài ra còn trồng nhiều loại cây ăn quả, rau, cây công nghiệp đạt sản lượng cao. Chăn nuôi và đánh bắt tăng trưởng mạnh, phía Bắc chăn nuôi hươu và thú có lông quý. Đàn bò 27,3 triệu con cùng với lợn, cừu và gia cầm. Đánh cá đạt 4,2 triệu tấn. b/ Công nghiệp Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế LB Nga, có cơ sở nguyên liệu vững chắc. Cơ cấu công nghiệp đa dạng gồm công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp nặng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp ¾ giá trị công nghiệp. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng năm mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước, xuất khẩu dầu thô và sản phẩm đạt 45 tỉ USD (2002). Khai thác dầu tập trung ở Tây Xibia, Đông Xibia, Uran, biển Caxpi. Năm 2006, LB Nga dẫn đầu thế giới về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (trên 500 triệu tấn dầu và 578 tỉ m3 khí tự nhiên) Công nghiệp than sản lượng khai thác có xu hướng giảm với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 300 triệu tấn, Cudơnet, Pechoki, Nam Iakutxkơ, ngoại ô Matxcơva là những nơi có mỏ than lớn nhất nước Nga. 44
  45. Công nghiệp năng lượng, khai thác quặng kim loại và luyện kim đen (luyện thép) là ngành truyền thống đạt sản lượng cao. Các khu liên hợp gang thép tập trung ở Uran, Nam Xibia. Công nghiệp luyện kim màu như bôxit, niken, đồng, chì, khai thác vàng, kim cương, công nghiệp khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen lu lô, sản xuất thiết bị tàu biển, mỏ, vốn là ngành nổi tiếng từ lâu. Các trung tâm công nghiệp lớn tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xibia, Uran và dọc các đường giao thông quan trọng. Công nghiệp hiện đại được tập trung phát triển như điện tử - tin học, hàng không, sản xuất máy bay thế hệ mới chất lượng cao, khả năng cạnh tranh lớn, công nghệ thông tin, LB Nga vẫn là cường quốc công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. c/ Dịch vụ du lịch LB Nga có cơ sở hạ tầng giao thông tương đối lớn, gần đây được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. LB Nga có đủ các loại hình giao thông. Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và đường sắt BAM (Baican – Amua) đóng vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xibia giàu có Đường sắt 150.000km Đường bộ 948.000km Đường ống dẫn dầu: 48.000km Đường ống dẫn khí: 140.000km Sân bay dân dụng: 75 sân bay d/ Các vùng kinh tế LB Nga có 12 vùng kinh tế: Vùng kinh tế trung tâm nước Nga: gồm 12 thành phố chính như Matxcơva, Brianxcơ, Vlađimia, Ivanôvô, Kalinin, Kaluga, Kôxtrôma, Orion, Riazan, Xmôlenxcơ, Tula, Iarôxilap. Vùng này có diện tích 485.100km2 dân số khoảng 30 triệu người. Đây là vùng kinh tế phát triển nhất nước Nga. 45
  46. Tài nguyên vùng này có than nâu, than bùn, vật liệu xây dựng, muối mỏ, quặng sắt và rừng. Khu Tây Nam có các ngành phát triển như công nghiệp cơ khí, luyện kim gỗ, xi măng, thủy tinh, gạch Xilie. Khu trung tâm với thủ đô Matxcơva là trung tâm công nghiệp, kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của cả nước. Khu Đông Bắc chuyên môn hóa về công nghiệp dêt, phát triển công nghiệp hóa chất. Vùng kinh tế Saint Peterburg là vùng quan trọng thứ hai bao gồm Saint Peterburg, Pxkôpxcơ, Nôpgrôratxcơ, Muôcmanxcơ, Vologotxcơ, Ackhamghexcơ, cộng hòa tự trị Karêli, Romi. Diện tích vùng này 166.280 km2, dân số khoảng 14 triệu người, vùng này có nhiều nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, nhiều sông ngắn dốc và hồ, nên nguồn thủy năng dồi dào. Dự trữ của cả nước tập trung vào vùng này, có nhiều dầu mỏ, khí đốt, vật liệu xây dựng, kim loại màu, đồng boxit. Khí hậu ở đây không thuận lợi nên nông nghiệp khó phát triển, duy chỉ có đồng cỏ tươi tốt, nên vùng nuôi nhiều bò sữa, ngoài ra còn trồng nhiều cây ưa lạnh và ngũ cốc. Lực lượng sản xuất phân bố không đều, công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam, Saint Peterburg là hải cảng lớn nhất ở Nga với trên 5 triệu dân. Ở đây sản xuất lượng lớn máy, điện, máy xây dựng, tuabin hơi nước, động cơ điêren, đóng tàu phá băng nguyên tử, tàu đánh cá, hàng tiêu dùng Khu Muôcmanxcơ nổi bật trong vùng kinh tế này ở nguồn nguyên liệu và khoáng sản. Khu phát triển mạnh công nghiệp hóa chất, luyện kim đen, nổi tiếng với đánh bắt và chế biến cá, vì tuy nằm ở vĩ độ cao vẫn không bị đóng băng, thuận lợi cho hoạt động hàng hải quanh năm. Vùng kinh tế Volga – Viatka gồm Goocki, Kiếp, cộng hòa tự trị Marixcơ, Tsuváow, Moocđôpxcơ, diện tích 263.300 km 2, dân số 10 triệu người. Vùng có vị trí thuận lợi nằm giữa vùng trung tâm và Uran, lực lượng lao động có trình độ, có tài nguyên nước và rừng, giao thông phát triển nên về công nghiệp cơ khí giao thông (ô tô, tàu thủy), sản xuất máy kiểm tra, đo lường, máy công cụ, động cơ, công nghiệp điện tử, hóa chất, ngành thủ công có hàng mỹ nghệ. Vùng này là vùng rừng thảo nguyên, ở hai bờ sông Volga thuận lợi cho trồng ngũ cốc, lanh, gai, khoai tây, rau, thuốc lá, chăn nuôi bò, cừu, lợn lấy sữa và thịt. Vùng kinh tế đất đen gồm các thành phố Biengorôtxcơ, Vôrôney, Kuôcxcơ, Lipetxcơ, Tambôpxcơ, diện tích vùng là 17.700 km2, dân số gần 10 triệu người. Vùng 46
  47. có điều kiện thuận lợi như: cơ sở quặng sắt Kuôcxcơ, có dải đất đen phì nhiêu, khí hậu tốt cho nông nghiệp, tuy nhiên có khó khăn là thiếu nước và nguyên liệu. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hạt hướng dương, gai, thuốc lá, táo nổi tiếng. Chăn nuôi bò và lợn. Thành phố Bôrovich xuất hiện từ XVI là thành phố công nghiệp lớn của vùng, chuyên môn hóa sản xuất máy nông nghiệp, công nghiệp điện tử, cao su tổng hợp và sản xuất máy bay TU 144. Vùng kinh tế Volga (Pavônnye) gồm các thành phố Axtrakha, Vôngarat, Quybưsep Penra, Xaratôp, Ulianôpxcơ, vùng kinh tế này có diện tích 680.100 km 2. Dân số trên 21 triệu, vùng có hệ thống sông Volga – Kama là đường sông lớn nhất nước Nga thông với 5 biển: Đen, Azôp, Caspi, Ban tích, Baren. Tài nguyên có dầu lửa, khí đốt, vật liệu xây dựng, rừng và thủy năng. Hai nước cộng hòa tự trị là Basơkini, Tatar và khu vực Quybứep có dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn, có lưu huỳnh và mỏ muối. Ở đây có các ngành khai thác và sản xuất dầu mỏ, khí đốt, hóa dầu, thủy điện, hóa chất. Công nghiệp sản xuất máy khai thác mỏ, trang thiết bị hóa dầu, trang thiết bị điện, trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất Togliati. Về nông nghiệp có điều kiện thuận lợi, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 100C, địa hình bằng phẳng, phía Bắc chuyên sản xuất lúa mì vụ đông, lúa mì đen, khoai tây, chăn nuôi gia súc. Phía Nam từ Quybưsep đến Volgarat chuyên sản xuất ngô, lúa mì vụ xuân, cây công nghiệp, chăn nuôi cừu, ong, dưa hấu, bí bầu, gạo. Vùng kinh tế Bắc Capcadơ gồm các lãnh thổ hành chính Kraxnôđat và Xtavropôn, thành phố Roxtôp, Bankapxki, Bắc Axêchin, Tsêtsêoingusơxki, Đaghistan, diện tích 355.100 km2, dân số hơn 16 triệu người. Cảnh quan ở đây rất đa dạng: núi, đồng bằng, thảo nguyên, sông hồ, vừa có khí hậu cận nhiệt, vừa có khí hậu đai cao. Có nhiều nguồn nguyên liệu có giá trị: kim loại, vật liệu xây dựng, năng lượng. Ngoài ra còn có đất đen, đất phù sa và đồng cỏ. Vùng kinh tế này có nhiều than đá, dầu mỏ, khí đốt, tungxen, môlipđen, thủy ngân, kẽm, đồng, xi măng, muối mỏ và suối nước khoáng. Là vùng sản xuất lớn nhất máy liên hợp gặt đập, đầu máy xe lửa chạy điện, cung cấp máy công cụ, máy khoan cơ sở vật chất cho công nghiệp khai thác dầu mỏ, than đá, ngành cổ truyền là sản xuất hoa quả, rượu nho, sản xuất đường. Người ta gọi Capcadơ là “Hòn ngọc của Nga” do nông nghiệp phát triển, đứng đầu về 47
  48. lúa mì vụ đông, ngô, hướng dương, sản phẩm len, sản xuất nhiều trứng, thịt, rau. Có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Xô Chi, Ađêlê, Anapa. Vùng kinh tế Uran gồm các thành phố Kuốcgu, Orenbuôc, Pecmơ, Xveclopxcơ và nước cộng hòa tự trị Utmuôcxcơ, diện tích 680.000 km2, dân số 18 triệu người, ở vị trí bản lề giữa Châu Âu và Châu Á. Tất cả các tuyến đường sắt và đường bộ từ Đông sang Tây đều qua vùng này. Tài nguyên quan trọng nhất là sắt, đồng, kiềm, crôm, boxit, mangan Về công nghiệp Uran có luyện kim đen, luyện kim màu, chế tạo cơ khí hóa dầu, khí đốt, khai khoáng và công nghiệp rừng. Công nghiệp luyện kim đen ở đây phát triển từ thế kỷ XVII, quan trọng thứ hai là công nghiệp chế tạo cơ khí với nhiều nhà máy sản xuất toa xe lửa, máy kéo, ô tô, tuốc bin, trang thiết bị cho ngành hóa chất và dầu mỏ. Công nghiệp hóa chất quan trọng thứ ba. Vùng kinh tế Uran rất phát triển về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ cũng giữ vai trò quan trọng. Giao thông đường sắt đường bộ dày đặc, đường sông có sông Kama. Các thành phố là các trung tâm công nghiệp lớn Manlitogoocxcơ, Tseliabinxcơ, Pêcmơ Vùng kinh tế Tây Xibia gồm các thành phố Kêmôrôvô, Nôvoxibiecxcơ, Omxcơ, Chinmen và miền Antai, diện tích là 2.427.200 km 2, dân số trên 14 triệu người. Tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt. Mỏ Kuzơbat tiềm tàng khoảng 1000 tỷ than đá (1/2 là than cốc). Ở Tômxcơ có trữ lượng khoảng 100 tỷ tấn quặng sắt. Miền Tây Xibia chiếm 1/3 trữ lượng than bùn cả nước. Hồ Kulunda nhiều muối mỏ, quý hơn nữa là diện tích rừng phân bố ở phía Bắc đường sắt xuyên Xibia. Đất đai phì nhiêu, đồng cỏ mênh mông trải rộng ở phía Nam tuyến đường sắt này, ngoài ra còn có thủy ngân và vàng. Thành phố Nôvôxibiêxcơ là thành phố lớn nhất của vùng nằm trên bờ sông Obi và tuyến đường sắt Xibia, thành phố có nhiều nhà máy công nghiệp thực phẩm. Đây cũng là trung tâm khoa học lớn nhất cả nước. Nông nghiệp có ngành sản xuất lúa mì mùa đông và chăn nuôi nhiều bò. Vùng kinh tế Đông Xibia gồm miền Kraxnoiacxcơ, các thành phố Iêcutxcơ, Tsita, nước cộng hòa tự trị Buriat và Tuva, diện tích 4.122.800 km2, dân số trên 8 triệu, tập trung phần lớn ở dọc tuyến đường sắt Xibia, trên đồng bằng Iênisey, trong vùng Tsita. Tài nguyên vùng này dồi dào có hồ Baican chiếm 20% nước sạch thế giới, trong những năm dưới chính quyền Xô Viết có nhiều luồng di cư đến vùng này, tuy 48
  49. vậy vẫn thiếu nhân lực, công nghiệp phát triển nhất là điện, luyện kim, khai thác than đá, khai thác rừng, chế biến gỗ, làm giấy, vùng này cung cấp nhôm, đồng, thiếc, vàng, kiềm và các sản phẩm của gỗ. Công nghiệp cơ khí có sản xuất thiết bị khai mỏ, máy liên hợp gặt và công cụ phát điện. Có các nhà máy thủy điện lớn như Kraxuôiacxcơ công suất 6 triệu KW, Braxcơ công suất 4,5 triệu KW, trung tâm nhiệt điện Nazaropxcơ ở vùng mỏ than lớn Kanxcơ, Xaianô Suxenxkaia 6,4 triệu KW, Uxt Ilimxcơ 4,3 triệu KW. Nông nghiệp thì có quỹ đất dồi dào, đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi cho phát triển cây lương thực và chăn nuôi. Vùng kinh tế Viễn Đông gồm miền duyên hải Khabarnôpxcơ, Amua, Kamchatca, Xakhalin, Magađan, cộng hòa tự trị Iakuchi, diện tích 6.215.900 km2 dân số gần 8 triệu người. Tài nguyên rừng phong phú, nơi tập trung của động vật có lông. Khoáng sản than đá, dầu mỏ, quặng sắt, vàng, thiếc, kim cương, Kamchatka có nguồn năng lượng vô tận trong lòng đất. Viễn Đông là nhà máy chế biến của cả nước Nga, đây là nơi duy nhất khai thác tảo ở Nga. Công nghiệp khai thác vàng ở thượng Zêi và bán đảo Tsukốt, than, kim cương ở Icacutxcơ, tungxen và môlipđen ở đồng bằng Amua, gỗ có dầu thơm không nơi đâu bằng vùng này, cưa và xẻ gỗ phân bố dọc đường sắt phía Nam và Xakhalin, đảo Xakhalin nổi tiếng với bột giấy. Công nghiệp dầu mỏ khí đốt cở Vladivêxi, Mandaga, Cômxôminxcơ trên sông Amua. Phía Nam chuyên môn hóa cây công nghiệp rừng, khai thác kim loại màu, đóng tàu, nuôi thú và trồng trọt. Phía Đông Bắc chuyên khai khoáng công nghiệp rừng và đánh cá, phía Đông Bắc đảo Kamchatca chuyên môn hóa về giao thông vận tải biển, đánh bắt và công nghiệp dầu mỏ. Thành phố cảng Vladivôxtôc là cảng lớn ở bờ Thái Bình Dương. Câu hỏi ôn tập 1. Địa hình và vị trí lãnh thổ của LB Nga tạo nên sự phân hóa sâu sắc đến điều kiện khí hậu. Chứng minh. 2. Sự phân hóa khí hậu giữa Tây và Đông ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế? 3. Phân tích tình hình dân cư xã hội của LB Nga, theo em vấn đề nào là vấn đề khó khăn nhất của quốc gia này? 4. Sự di dân của LB Nga sau 90 ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội của LB Nga? 49
  50. 5. Vai trò của Nga trong LB Xô Viết? 6. Các ngành công nghiệp nổi bật của LB Nga? 7. Giải thích tại sao ở LB Nga, các trung tâm công nghiệp lại phân bố ở xa vùng có trữ lượng tài nguyên và khoáng sản, chỉ tập trung chủ yếu ở miền Tây? 8. Phát triển kinh tế theo chiều rộng ở Liên Xô, bạn hiểu khái niệm này như thế nào? 9. Chứng minh công nghiệp là ngành xương sống của LB Nga? Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châu Á 2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Châu Á là châu lục rộng lớn nhất trong 6 châu lục trên thế giới, kéo dài từ vùng cực về tới xích đạo. Điểm cực bắc là mũi Sêliuxkin trên vĩ tuyến 7 044’B, điểm cực Nam là mũi Piai nằm phía Nam bán đảo Malắcca khoảng 1 016’B. Về hình dạng có bề mặt dạng khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vũng vịnh biển, nhiều bán đảo lớn, song do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang như vậy không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối, nhất là bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20 0 và 700 làm cho các vùng trung tâm lục địa Trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa có nơi tới 2000 – 2500km. Đây là những điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên. Ba mặt Bắc, Đông, Nam tiếp giáp với các biển và đại dương rộng lớn: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ phân cách với các đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, mặt biển bị bao phủ bởi lớp băng dày, ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu và đời sống của con người ở phía Bắc châu lục. Biển và các đại dương không những làm giới hạn tự nhiên cho lục địa mà còn ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Địa hình Châu Á rất phức tạp và đa dạng, ¾ là diện tích bề mặt châu lục là các núi, sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ ¼ diện tích là đồng bằng thấp và bằng phẳng hình thành trên các nền bị lún xuống, có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh. Các vùng núi 50
  51. được hình thành trong các đới uốn nếp và được nâng lên mạnh nhất vào cuối giai đoạn Tân Sinh. Địa hình có tính chia cắt mạnh, các kiểu địa hình khác nhau với nguồn gốc khác nhau: bên cạnh đồng bằng thấp rộng lớn bằng phẳng có các hệ thống núi rất cao và đồ sộ như dãy Côpiêt Đắc, Pamia, Thiên Sơn nằm cạnh đồng bằng Trung Á, các dãy Mecran, Hymalaya, sơn nguyên Đêcan nằm cạnh đồng bằng Ấn Hằng. Trong các vùng núi sơn nguyên và cao nguyên lại có các sơn nguyên bồn địa thấp xen kẽ. Sự phân bố các dạng địa hình không đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở gần vùng trung tâm lục địa tạo thành vùng núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Cấu trúc sơn văn có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa. Phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương. Khoáng sản của Châu Á tuy phát hiện chưa được đầy đủ nhưng rất phong phú và trữ lượng lớn. Đáng kể nhất là dầu mỏ, than đá, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxit, có nguồn gốc hình thành khác nhau, mỗi khu vực có một số loại khoáng sản chính. Các khu vực nền cổ có nhiều sắt, mangan, bôxit, vàng và các kim loại quý hiếm. Đới uốn nếp Cổ sinh có nhiều kim loại màu, Trung Sinh có các kim khoáng quan trọng như thiếc. Tân Sinh có nhiều khoáng sản khác nhau như đồng, chì, kẽm Về khoáng sản năng lượng như than đá, khí đốt và dầu mỏ tập trung ở các bồn địa và vùng thềm lục địa phía Nam biển Đông, vùng đồng bằng Lưỡng Hà, đồng bằng ven vịnh Pecxích. Khí hậu thay đổi từ nam lên bắc, giảm dần bức xạ nhiệt, thay đổi từ 120 -180 kcal/cm2 ở vĩ độ phía Nam, vĩ độ trung bình từ 100 – 120 kcal/cm 2, còn đường vòng cực trở về phía Bắc khoảng 80 kcal/cm2. Vùng nội địa quanh năm thống trị khối khí lục địa khô, hình thành các trung tâm khí áp theo mùa, tương phản với khí áp ở các đại dương xung quanh, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rộng ở Châu Á. Lượng mưa và nhiệt độ phân bố không đều, các vùng ở phía Nam các mạch núi ấm hơn các vùng phía Bắc mạch núi. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bồn địa nằm xen kẽ giữa vùng núi và cao nguyên theo mùa. Các dòng biển cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khí hậu vùng ven 51
  52. biển như dòng lạnh Curin – Camsatca chảy từ bắc xuống, dòng nóng Cưrôsivô từ phía Nam. Các vùng có gió từ biển thổi vào có lượng mưa hàng năm lớn Đông Nam Á và Nam Á mưa nhiều nhất trung bình 1500 – 2000mm trên các đồng bằng và 2500 – 3000mm, trái lại các vùng nằm sâu trong nội địa hay các vùng bị khuất gió thì mưa rất ít như Trung Á và Nội Á lượng mưa không quá 300mm/năm. Sông ngòi ở Châu Á phát triển vào bậc nhất thế giới như Ôbi, Iênitxêi, Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công do lục địa có kích thước rộng lớn, có núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm có băng hà phát triển. Các con sông chảy qua sơn nguyên và đồng bằng rộng, khí hậu ẩm ướt thuận lợi hình thành sông lớn. Sự phân bố và mạng lưới các sông không đều, lưu vực nội lưu (khu vực không có dòng chảy đổ ra đại dương) chiếm diện tích rộng lớn tới 18 triệu km2, 40% diện tích lục địa. 2.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội 2.2.1. Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á có trên 3837 triệu người (2005), mật độ dân số trung bình hơn 121 người/km2. So với các châu lục khác, Châu Á là nơi có đông dân cư và mật độ dân số cao nhất thế giới. Sự phân bố dân trên lục địa không đồng đều, ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á là những nới có mật độ dân cư cao. Trong đó nhiều nơi có mật độ rất cao lên tới 500 – 1000 và đặc biệt Xingapo là quốc gia có mật độ cao nhất tới 6785 người/ km2. Trong khi đó nhiều vùng ở Trung Á, Nội Á, Tây Nam Á và Bắc Á cư dân lại thưa thớt, mật độ trung bình chỉ từ 1- 10 người/km2 như ở vùng Mông Cổ chỉ 2 người/km2, Cadăcxtan 5 người/km 2. Đặc biệt ở nhiều vùng rộng lớn của Nội Á như sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tarim hầu như không có người ở. Tỉ lệ gia tăng dân số còn cao, theo số liệu thống kê năm 2003, tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á là 1.3%, trong đó một số nước có tỉ lệ cao như Pakixtan 2,7%, Yemen 3,3%, Palextin 3,5% Cư dân Châu Á thuộc ba chủng tộc lớn của thế giới là Môngôlôit, Ơrôpêôit và Ôxtralôit. + Chủng tộc Môngôlôit gồm dân cư sống ở Đông Nam Á, một phần Bắc Á và Nội Á. Tổ tiên là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Xibia và Mông Cổ, người Môngôlôit chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số dân cư Châu Á, và được chia thành hai nhánh tiểu chủng 52
  53. khác nhau: Nhánh Môngôlôit phương Bắc gồm cư dân vùng Xibia và phần bắc Nội Á, bao gồm người Xibia (Exkimô, Êvencô, Iacut), người Mông Cổ, người Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Môngôlôit nói chung, người Môngôlôit phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và da màu sáng hơn. Nhánh Môngôlôit phương Nam gồm người Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng này được hình thành do sự hòa huyết giữa người Môngôlôit và người Ôxtralôit, vì thế họ có màu da vàng sẫm, cánh mũi rộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu. + Chủng tộc Ơrôpêôit: gồm các dân cư phân bố vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Tất cả cư dân các vùng trên đây là một bộ phận của nhánh Ơrôpêôit phương Nam có đặc điểm da màu tối hơn, tóc và mắt đen hơn người Ơrôpêôit nói chung, đầu dài và tầm vóc trung bình. + Chủng tộc Ôxtralôit: gồm một số cư dân sống vùng Nam Ấn Độ, Xri Lanca và một số sống rải rác ở Malaixia và Inđônêsia, chiếm tỉ lệ không đáng kể trong tổng số cư dân toàn châu lục. Hiện nay ở Châu Á có gần 50 quốc gia và lãnh thổ phụ thuộc khác nhau, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân nhiều nước giành được độc lập, thành lập nhà nước và đi theo chế độ chính trị xã hội khác nhau như xây dựng mô hình nhà nước XHCN (Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam). Nền kinh tế Châu Á có nhiều thay đổi vì các quốc gia đều thực hiện chiến lược công nghiệp hóa cải cách và mở cửa, có những bước đi khác nhau. Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới có mức độ công nghiệp hóa cao như Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (trước 1997), các nước ASEAN cũ như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philipin, Brunây đạt nhiều thành công trong chiến lược công nghiệp hóa vào thời điểm cuối thập kỉ 80 đầu 90 của XX. Trung Quốc, Ấn Độ là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hai thập kỉ gần đây, trong các quốc gia Châu Á, Trung Quốc nổi lên là nước thu hút đầu tư và thương mại của thế giới. Một số nơi còn phát triển chậm, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như Bănglađet, Lào, Nêpan, Campuchia. 53
  54. Tây Nam Á nhờ nguồn tài nguyên giàu có đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt đã phát triển công nghiệp khai thác, chế biến, lọc hóa dầu nên có mức thu nhập khá cao. + Kinh tế Châu Á tăng trong đầu thập kỉ 90, cuối 90 giảm do cuộc khủng hoảng tài chính, đầu XXI đã phục hồi. Theo đánh giá của IMF và ngân hàng Châu Á ADB thì tăng trưởng kinh tế của Châu Á đạt mức 6,6% (2004), trong đó kinh tế Đông Á đạt mức cao hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến sự hồi phục hồi nền kinh tế do có sự gia tăng trở lại của xuất khẩu, sự phục hồi của thị trường công nghệ thông tin và nhu cầu nội địa cao hơn, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Trong khi đó giá dầu mỏ thế giới tăng giúp nền kinh tế các nước Trung Á đạt 4,4 % (2004) tăng hơn so với 2000 và 2001. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu đã có sự chuyển đổi (tăng tỉ lệ các ngành dịch vụ, giảm tỉ lệ của các ngành nông nghiệp, tăng xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh, giảm xuất khẩu khoáng sản và sản phẩm thô). Sang thế kỉ XXI cơ cấu của nền kinh tế một số nước đang chuyển đồi, nền kinh tế tri thức thay thế cho nền kinh tế công nghiệp. Đó là nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở, tri thức trở thành nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu thụ, trong đó thông tin và công nghệ thông tin giữa vai trò chủ đạo, đạt hiệu quả cao và đi đầu trong các nước là Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc. Công nghiệp: Nhiều nước có nền công nghiệp tăng trưởng, sản xuất những ngành công nghiệp hiện đại. Công nghệ thông tin phát triển nhanh và mạnh (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ), hóa dầu (Nhật Bản, Xingapo), điện tử (Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc), các ngành công nghiệp truyền thống tăng cường sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Hình thành những khu vực mậu dịch tự do giữa các nước, khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Ôxtrâylia và Niu Dilân, khu vực mậu dịch tự do song phương: Xingapo và Hoa Kì, Xingapio và Nhật Bản, Thái Lan và tỉnh Vân Nam Trung Quốc). Khu vực mậu dịch tự do Nam Á (chưa hiệu quả vì những bất ổn về kinh tế và xã hội). Một số nước Trung Đông có kì vọng xây dựng các khu mậu dịch tự do. 54
  55. Hình thành các khu tam giác, tứ giác tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy ở Châu Á còn nhiều vấn đề xã hội nảy sinh phải giải quyết như khủng bố ở Inđônêxia, Philippin, đòi li khai ở Inđônêxia, Philippin, tranh chấp lãnh thổ và một số vấn đề chính trị giữa hai cường quốc hạt nhân ở Nam Á (Ấn Độ, Pakistan), mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc ở một số nơi. Các ngành kinh tế a/ Nông nghiệp Châu Á có diện tích tự nhiên lớn thứ ba thế giới sau Châu Phi và Châu Mĩ. Về dân số, Châu Á đứng đầu chiếm 59% dân số thế giới. Tỉ lệ dân số nông nghiệp Châu Á là 51% (đứng thứ hai thế giới sau Châu Phi, chứng tỏ Châu Á còn là một khu vực trong đó phần lớn các nước nông nghiệp chưa công nghiệp hóa, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp còn khá lớn). Tổng diện tích đất canh tác của các nước Châu Á là 410 triệu ha, chiếm 19% diện tích tự nhiên, đồng cỏ 600 triệu ha, đất rừng 500 triệu ha. Các nước có diện tích lớn ở Châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan. Tổ chức sản xuất ở Châu Á hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các hộ nông dân, trang trại gia đình quy mô nhỏ. Quy mô đất đai của các hộ nông dân hoặc trang trại nhỏ nhất thế giứoi 3,5 ha – 5 ha trong khi quy mô trang trại ở Châu Âu là 30 -30 ha, Bắc Mĩ là hơn 100 ha. Về mức độ đầu tư trang bị và trình độ khoa học, công nghệ sản xuất nông nghiệp ở Châu Á, mới có một số nước đạt trình độ sản xuất nông nghiệp cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan, Ixaren (Tây Á), phần lớn các nước còn lại có trình độ công nghiệp hóa nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các nước Châu Âu và Châu Mĩ. Nhưng mấy thập kỉ gần đây, mức độ phát triển nhanh, ứng dụng những giống cây trồng cho năng suất cao, nhiều nước ở Châu Á giảm sử dụng phân hóa học, tăng cường phân hữu cơ như Nhật Bản, Ixaren, tăng cường đầu tư cơ giới hóa cho nông nghiệp. 55