Công nghệ may và thời trang - Vest

pdf 87 trang vanle 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ may và thời trang - Vest", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_nghe_may_va_thoi_trang_vest.pdf

Nội dung text: Công nghệ may và thời trang - Vest

  1. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 VEST EVERYTHING ABOUT A LEGEND 1
  2. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 CHƯƠNG I – LỊCH SỬ CỦA COMPLE – VEST 1.1. TỔNG QUAN VỀ COMPLE – VEST 1.1.1. Từ nguyên học (Etymology: Môn học nghiên cứu về lịch sử của các từ và cách tạo thành cùng ý nghĩa của chúng thay đổi qua thời gian) Từ Suit (Comple) có nguồn gốc từ từ French Suite (Từ điển oxford) có ý nghĩa là ‘Theo sau”, từ một vài từ Latin cổ được chuyển thể từ động từ Latinh Sequor = “tôi đi theo”, bởi vì thành phần của các từ (Áo khoác, quần và áo gile) theo sau nhau và có cùng một kiểu vải và được mặc cùng nhau. Một bộ comple (trong ý nghĩa này) nghĩa là che phủ toàn bộ cơ thể người mặc, thuật ngữ “Comple” hiện tại đã được mở rộng ra thành sản phẩm may duy nhất mà che phủ hầu hết cơ thể người như là: Boilersuit ( Hay coverall) là kiểu sản phẩm 1 chi tiết với áo dài tay và quần dài nhưng thường ít bó sát) 1.1.2. Khái quát chung Bộ comple của nam giới, trong ý nghĩa về bộ trang phục trang trọng hoặc trang phục kinh doanh hay bộ Vest công sở, là một bộ sản phẩm may mặc, những sản phẩm mà được làm từ chung 1 chất liệu vải. Trong phần này xin phép được thảo luận về lịch sử của trang phục Vest trang trọng của nam giới mà thường được gọi là Business Suit (Bộ Comple sử dụng trong môi trường kinh doanh) khi được làm từ chất liệu vải tối màu và cắt vừa, ôm sát cơ thể. 2
  3. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Comple hiện đại 1.1.3. Sơ lược lịch sử Bộ comple là kiểu trang phục truyền thống của nam giới (trang phục trang trọng) tại phương Tây của thế giới. Trong khoảng 400 năm, kiểu comple áo choàng, quần và áo gile đã bị lỗi thời. Sự ra đời của kiểu trang phục comple trang trọng của nam giới ban đầu xuất hiện với những đường kẻ bên ngoài với màu sắc sáng, kiểu trang trí theo phong cách hoàng gia tỷ mỷ và chi tiết (Comple, tóc giả, quần ống túm gối), là kiểu mà bị bỏ đi bởi cuộc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng này được nhận thấy những điều đổi mới hơn trong phong cách may đo tại Anh quốc với việc sử dụng máy hơi nước và miếng đệm trong việc tạo hình trang phục, độ xếp rủ của nơ cổ, và sự dần bỏ đi áo gile và mũ trong 50 năm cuối. 3
  4. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Comple phương Tây thế kỷ17 Kiểu trang phục trang trọng hiện đại xuất hiện cuối thế kỷ 19, nhưng dấu tích của nó lại được hình thành theo tiêu chuẩn đơn giản hóa may mặc được thiết lập bởi vua Anh quốc Charles II trong thế kỷ 17. Năm 1666, vương quốc khôi phuc, vua Charles II, đã ra chỉ định rằng trong các phiên tòa của Anh Quốc thì tất cả các người đàn ông phải mặc áo choàng dài, 1 áo gile (sau này được gọi là Petticoat), 1 chiếc cravat (Tiền thân của khăn buộc cổ), 1 bộ tóc giả và quần ống túm gối và 1 cái mũ. 4
  5. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THAY ĐỔI CỦA COMPLE QUA CÁC THỜI KỲ 1.2.1. Triều đại vua Edward III và Charles II Triều đại vua Edward đệ Tam, thời đại mà khái niệm về may mặc đầu tiên đã xuất hiện, mặc dù từ này không có hiệu lực cho đến tận cuối thế kỷ 13. Tới tới thời gian đó thì quần áo không được tạo hình qua việc cắt và tạo dáng, nhưng lỏng hoặc quá chặt, vì thế nên mọi người mang dáng dấp như của thầy tu. Đó là thời kỳ phục hưng Ý và luật nhân đạo nên đã thay đổi cách mà mọi người muốn mình được nhìn ngắm. Kiểu Áo dài thắt ngang lưng (áo ngoài chùng, (thường) không có ống tay, trùm đến tận đầu gối và đôi khi thắt lưng bằng dây lưng (như) người cổ Hy lap và La mã mặc) và kiểu áo thầy tu đã được làm ngắn lại, bó hơn, cắt và may theo đường viền cơ thể. 5
  6. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Cái nhìn mới này đã chứng minh những cảm nhận khó chịu của của nam giới về những yêu cầu tôn nghiêm đối với những những người đánh đồng với kiểu quần áo như thế. Những quan sát viên của Pháp đã quy cho chiến thắng ở Anh trong trận chiến ở Crecy năm 1346 là sự trừng phạt chống lại quan điểm của họ khi ăn mặc kiểu quần áo như thế. Italy đã bị thay thế phong cách bởi Tây Ban Nha, nơi mà thiết lập sự thanh lịch cho gam màu đen. Ở nước Anh thì màu đen được kết hợp với màu kem, màu sắc mà hiện tại vẫn là công thức cho sự gặp gỡ trang trọng. Tây Ban Nha dần dần loại bỏ sự thống trị của văn hóa Pháp, từ những bộ tóc giả tới những đôi giày gắn bạc, những quý ông Tây Ban Nha đã trở nên hào nhoáng với nhung, gấm và ren. Vua Charles II, trở về từ chuyến lưu vong sau thời kỳ Cromwellia, đã quyết định sáng tạo ra một vài thứ mà được phân biệt rõ ràng tại Anh, và điều này sẽ kết thúc sự thay đổi bất thường của thời trang bằng việc chấp nhận kiểu phong cách không giới hạn. Ngày 03 tháng hai năm 1661, Samuel Peys, con trai của một thợ may, đã trình diện trang phục của mình với độ dài tới gối và rộng rãi mà dạng mới này của nó thay thế kiểu áo thắt dài ngang lưng. 6
  7. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Sự xuất hiện của mẫu áo Gile cắt thẳng canh, vừa vặn đã xuất hiện năm 1666. Nó đã được tạo đà phát triển theo hướng cá nhân bởi nhà vua, và không bao lâu sau, mọi người đã mặc loại áo Gile này. Năm 1670, kiểu áo váy túm ống đã được thay thế bởi phong cách nhỏ gọn hơn, cắt ngắn tới gối. Đó là thời điểm mà kiểu trang phục Comple 3 chi tiết được giới thiệu một cách chính thức lần đầu tiên và đến tận bây giờ. 7
  8. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Sự quy định ăn mặc tại Pháp trong những phiên tòa tại Versailles vẫn là yêu cầu trong xã hội cấp cao. Không giống như những người anh em của mình, những tầng lớp cao cấp tại Anh quốc không mất thời gian nhiều vào các phiên tòa mà ưa thích hơn về bất động sản. Săn bắn là sở thích của họ, và vì thế kiểu trang phục hiện tại gây ra nhiều khó khăn để leo lên lưng ngựa, vì thế một vài điều cần phải thay đổi. Đây chính là điểm mấu chốt mà những quý ông Anh quốc đã đóng góp một cách to lớn cho nền văn minh tương lai. Kiểu hình thêu kim tuyến và gấm được thay thế bằng vải đơn giản và được thiết kế tạo sự thoải mái cho việc di chuyển. Một kiểu áo choàng bằng len được dệt dày bởi người dân miền quê đã thu hút được sự chú ý của quý tộc. Màu sắc của năm 1770 được điều chỉnh tới một mức độ mà màu nâu trở nên phổ biến đến mức đi vào ngôn ngữ như là một sự mô tả về những cái đơn điệu hoặc gam màu tối. 8
  9. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 1.2.2. Thời nhiếp chính (Hoàng tử George IV thay Vua cai trị) Năm 1795, George Bryan Brummel (Beau Brummell – công tử nước Anh. Sinh ngày 17/6/1778 – mất tháng 3-1880 (61 tuổi), là người nắm toàn quyền đối với thời trang nam giới trong thời nhiếp chính ở Anh và là bạn của hoàng tử nhiếp chính, vị vua tương lai George IV. Beau Brummell được ghi nhận với sự giới thiệu và thiết lập về thời trang nam giới hiện đại, với việc thắt thêm 1 chiếc cravat trong trang phục. Ông ta tuyên bố phải mất 5h đồng hồ để ăn mặc, đánh bóng đôi bốt với rượu sâm panh. Phong cách của ông ta được biết đến như là tính thích ăn diện và quá hào nhoáng. Beau Brummell 1778 - 1880 Brummell đã tạo ra sự hiểu biết về tương lai của vua George, hoàng tử xứ Wale, và mê hoặc anh ta với sự thông minh và hiểu biết về cảm nhận phong cách của mình. Mặc dù phóng đãng và bê tha nhưng hoàng tử như học sinh là minh chứng cho các lời chỉ dạy của Brummel, những lời lẽ về sự chính xác về cách thức cắt của áo khoác hay sự hồ nguyên liệu không thể phủ nhận được. 9
  10. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Brummell thiết lập những quy tắc mới. Chất lượng trở thành thứ gì đó mà người ta biết đến khi nhìn thấy nó, nhưng nó rất khó để mô tả. Rồi tới việc cắt, phù hợp và chính xác một cách sắc sảo từng chi tiết cũng như mối quan hệ huyền bí của 1 người đàn ông với thợ may. Người ta nói rằng quần áo của Brummel đặc biệt và nó dường như là hòa lẫn vào bên trong mỗi người với những đường cắt hoàn hảo và sự hài hòa về màu sắc. Trong đầu thập niên 1800, Brummell đã định nghĩa lại và thích nghi với phong cách này, sau đó phổ biến nó, dẫn đến việc đàn ông châu Âu mặc những trang phục được cắt vừa vặn, may đo, trang trí với khăn quàng cổ được thắt nút cẩn thận. 10
  11. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Sự đơn giản của kiểu quần áo mới cũng với những màu sắc tương phản mạnh mẽ với nét chơi trội. Sự ảnh hưởng của Brummell đã được hình thành và tồn tại tới ngày nay trong kỷ nguyên của trang phục nam giới, cái mà hiện tại đã có thêm cravat và những nét của comple hiện đại. Trong thời gian nhiếp chính này, trang phục của các tầng lớp thượng lưu được thới thiệu bởi Brummell với kiểu thường phục là: kiểu quần áo bó với màu tối, vạt đuôi áo choàng có màu tối so với quần (Thông thường là nhạt hơn), áo gile xám, áo sơ mi trắng và cravat và đôi ủng cao. 11
  12. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Theo sau người trẻ tuổi Brummell, các thợ may của London đã phát triển kỹ thuật tạo form dáng cho sản phẩm may mặc của Anh quốc như là phương tiện nghệ thuật điêu khắc. Sự kiêu ngạo, thông minh và tàn ác của Brummell đã cho các hoàng tử xa lánh và cờ bạc đã phá hủy cuộc đời ông ta, nhưng những sự đóng góp của ông ta đã trở thành những chuẩn mực cho phong cách ăn mặc đẹp của nam giới cho tới tận ngày nay. Ngay cả sự ưu tiên của ông ta với màu xanh da trời đã tồn tại và mở rộng tới mức mà ngày nay kiểu comple navy (xanh hải quân) trở thành đồng phục trong hàng triệu người trong thế kỷ 20. 12
  13. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 1.2.3. Thời đại Victoria. ( Nữ hoàng Victoria1837-1901) Thời đại Victoria của Vương quốc Anh là thời kỳ của triều đại nữ hoàng Victoria's từ tháng 6 năm 1837 cho đến khi bà qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1901. Triều đại đã được một thời gian dài đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân Anh, vì lợi nhuận thu được từ việc thuộc địa của Anh quốc, cũng như từ các cải tiến công nghiệp tại gia đình. Nữ hoàng Victoria (1837-1901) Tới thời điểm bắt đầu của thời đại Victoria, chiếc áo choàng dài ban đầu không chỉ là màu đen, trở nên phổ biến và nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho trang phục thường ngày của những quý ông. Từ giữa thế kỷ thứ 19, 1 kiểu áo choàng là áo đuôi tôm cũng đã được chấp nhận. Đó là sản phẩm ít mang tính trịnh trọng hơn, với 1 đường cắt thân trước, tạo nên sự phù hợp cho người mặc khi cưỡi ngựa. 13
  14. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Frock coat Kiểu Morning dress và frock coat không phải là comple, bởi vì chúng được mặc với 1 cái quần khác màu, 1 áo gile bó và 1 cái quần được coi là không trang trọng, những kiểu quần áo này được mô tả như là kiểu quần áo có tuổi thọ ngắn. Kiểu Frock coat vẫn là tiêu chuẩn của sản phẩm may mặc cho mọi tình huống giao tiếp thương mại, và 1 áo choàng có vạt đuôi được mặc vào buổi chiều tối. 14
  15. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Dress coat Tới thế kỷ 19, kiểu trang phục comple lịch sự được ra đời như là thường phục có nghĩa là chỉ được mặc khi chơi thể thao, trong vùng quê hoặc tại bãi biển. Song song với điều này, kiểu Dinner jacket cũng được thiết kế ra và được mặc trong những sự kiện trang trọng vào các buổi tối. 15
  16. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Dinner Jacket Đó là sự kế tục của trang phục white tie (Cravat trắng) nhưng đã nhanh chóng trở thành kiểu sản phẩm hoàn toàn mới, kiểu Dinner jacket, mà lúc ban đầu được gọi là “dress lounge” và sau này là Black tie. Khi nó được du nhập vào Hoa kỳ, nó trở thành kiểu Tuxedo. Kiểu “Dress lounge” ban đầu chỉ được mặc trong những buổi gặp gỡ riêng tư nhỏ và kiểu White tie (cravat trắng) vẫn được mặc trong các đại sự kiện. Kiểu “dress lounge” đã dần trở thành phổ biến hơn trong các sự kiện như là sự thay thế cho buổi tối ăn mặc sang trong kiểu cravat trắng. 16
  17. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Dress lounge 1.2.4. Thời đại Edward (Vua Edward 1841 – 1914) Thời đại vua Edward tại Anh Quốc là thời đại bao gồm triều đại của Vua Edward đệ VII, 1901 đến 1910. 17
  18. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vua Edward 1841 – 1914 Cái chết của nữ hoàng Victoria vào tháng 1 năm 1910 và sự thành công của con trai bà, vua Edward, đã tạo ra sự bắt đầu một thế kỷ mới và sự kết thúc của thời đại Victoria. Sự bắt đầu của thời đại Edward vào đầu nhưng năm 1900 đã mang đến 1 sự thay đổi mạnh mẽ trong hình thức mặc những chiếc Frock coat như là chiếc áo khoác mặc trong buổi sáng và chính thức đã được chấp nhận với các doanh nhân, sau đó trở thành tiêu chuẩn ăn mặc chung, ngay cả trong thị trấn. 18
  19. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Frock coat Kiểu Comple sang trọng đã được từ từ chấp nhận chính xác như dạng ban đầu của nó và trong suốt thời đại Edward thì nó đã dần dần được thấy trong thị trấn. Trong đó thì nó vẫn phục vụ cho các cuộc gặp mặt nội bộ, thường là không có phụ nữ, kiểu nơ đen trở nên phổ biến hơn. 1.2.5. Liên chiến tranh Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, hầu hết nam giới đã ăn vận kiểu áo khoác ngoài ngắn. Kiểu áo khoác ngoài dài nhanh chóng bị lỗi thời trong thường phục hàng ngày và kinh doanh, và kiểu áo đuôi tôm trở lại kiểu phân loại hiện thời là Trang trọng. Trong suốt năm 1920, những kiểu áo Vest ngắn luôn được mặc trừ những dịp trang 19
  20. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 trọng vào thời điểm ban ngày; những nam giới tham gia những cuộc đối thoại vẫn mặc những chiếc áo đuôi tôm. Ở Mỹ thì trong các cuộc gặp gỡ buổi tối, kiểu Dinner jacket ngắn hầu như đã được thay thế bằng trang phục áo có đuôi dài và chỉ được mặc bởi những người những người đối thoại già. Ở Anh, kiểu cravat đen được chấp nhận như là sự thay thế 1 cách tổng quan không có tính nghi thức cho cravat trắng, tuy nhiên thì ở thời điểm đó thì phong cách và phụ kiện của trang phục Black tie vẫn rất hay thay đổi. Trong thập niên 1920, nam giới đã bắt đầu mặc quần ống suôn với áo vest của họ. Những chiếc quần này thông thường được đo là 23inch quanh vòng gấu. Những người đàn ông trẻ thường mặc những chiếc quần to hơn, những chiếc quần mà vẫn được gọi là “Túi Oxford”. 20
  21. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Quần ông suôn với túi Oxford Những chiếc quần này cũng đồng thời được mặc ngắn hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất và phong cách này vẫn tiếp tục cho tới tận chiến tranh thế giới thứ 2. Những chiếc quần bắt đầu được mặc nhiều hơn trong thập niên 1920. Những chiếc quần được mặc với cạp cao trong thập niên 1920 và kiểu Vest hàng cúc đôi đã được mặc bởi những người đàn ông lớn tuổi hơn. Trong năm 1920, những người đàn ông ăn mặc thời trang thường mặc Vest hàng cúc đôi (Có 4 cúc ở mỗi bên) ở từng bên thân áo. Ve áo đã hợp 21
  22. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 thời trang hơn và được tạo độ rộng. Vào đầu thập niên 1930, những kiểu này vẫn được sử dụng tiếp tục và thậm chí đã được cường điệu quá mức. Trước thập niên 1935 (và lặp lại trong thập niên 1970), nam giới ưa thích loại áo bó sát và áo gile, tuy nhiên, xu hướng chủ đạo sau đó thì lại là nới lỏng sự bó sát này. Trong năm 1935, một sự thay đổi phong cách hoàn toàn mới đã xuất hiện. Những chiếc áo rộng đã được giới thiệu, quần tây bắt đầu làm thon ở vòng ống và áo Vest bắt đầu làm thon phần cánh tay. Những xu hướng mới này lúc đầu chỉ được nam giới chấp nhận. Đầu tiên thì áo Gile tiếp được thiết kế theo phong cách truyền thống thoải mái và phù hợp. Đến năm 1940, áo Gile bắt đầu được thiết kế rộng hơn, điều này khiến cho nó trở nên thoải mái khi mặc. Cũng trong thời gian này, kiểu Morning Dress đã được thay thế bằng kiểu trang phục bán chính thức mà vẫn được gọi ở mỹ là Stroller (Black lounge). Nó khá phổ biến nhưng thực tế là thời gian tồn tại không thể bằng với Morning dress – kiểu trang phục vẫn được mặc, trong khi đó thì Stroller phần lớn đã biến mất 22
  23. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Stroller (Black lounge) 1.2.6. Hậu chiến Xuyên suốt thập niên 1940 và 1950, xu hướng ăn mặc được đơn giản hóa và hiện đại hóa đối với Vest trở nên mạnh mẽ. Ví dụ là thập niên 1960, kích thước của ve áo đã co lại ở một cỡ rất nhỏ. Thân chính được cắt dọc canh thẳng nhất có thể mà không có dấu hiệu nào của đường vòng eo. Sự định mức vải thay đổi về phong cách 1 cách đáng kể, góp phần lớn trong việc giảm các đường cắt trên sản phẩm may, chẳng hạn như áo Vest hàng cúc đôi. 23
  24. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest 1960 Cuối thập niên 1960 và 1970, phong cách Nehru Jacket được mặc bởi 1 vài người ở nước Mỹ. 24
  25. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Nehru Jacket Trong thập niên 1970, kiểu comple bó sát trở nên phổ biến 1 lần nữa và phong cách này lại chấp nhận sự quay trở lại của áo Gile. Kiểu phong cách áo Vest 3 chi tiết mới này trở nên có mối liên kết với nhạc Disco và văn hóa của nó, nó xuất hiện đặc biệt phổ biến trong bộ phim Saturday Night Ever, trong phim thì áo Gile đã được sử dụng là thời trang cơ bản. Kiểu Vest bó sát 3 chi tiết bị đánh đồng với văn hóa vũ trường. Sự phản ứng dữ dội của xã hội bảo thủ đã phản đối dữ dội lại nền văn hóa disco và kết thúc sự phổ biến của phong cách thời trang này. 25
  26. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 26
  27. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Năm 1980 chứng kiến sự ra đời của sự đơn giản hóa thời trang 1 lần nữa. Các kiểu áo Vest trở nên lỏng hơn và áo Gile đã hoàn toàn bị bỏ đi. Một vài nhà thiết kế áo Vest tiếp tục thiết kế áo Gile, nhưng nó thường được cắt rất ngắn và thường chỉ có 4 cúc. Đường vòng eo trên áo Vest đã được hạ thấp tới vị trí khá lý tưởng ở dưới eo. Năm 1985- 1986, áo Vest 3 chi tiết trên con đường tìm kiếm ra cách cắt để trở thành kiểu áo Vest 2 hàng cúc và kiểu 1 hàng cúc 2 chi tiết (Áo và quần) Vest 3 chi tiết (Vest+Gile+Quần) Đầu thập niên 2000 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của kiểu áo Vest 2 chi tiết và 3 cúc, kiểu phong cách mà đã bị lỗi thời khi thập kỷ trước đã sử dụng. 1.2.7. Comple nữ giới 27
  28. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Comple nữ giới 1660 Kiểu Comple đầu tiên của nữ giới với trang phục cưỡi ngựa, trang phục này bao gồm một áo khoác và váy phù hợp xuất hiện từ đầu 1660. Thực dụng và bền chắc, trang phục cưỡi ngựa này không chỉ được mặc khi cưỡi ngựa mà còn đi du lịch vào các buổi ban ngày khác. Kiểu trang phục Vest không dành cho việc cưỡi ngựa thì xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 19. Cả 2 kiểu trang phục dành cho cưỡi ngựa và đi dạo đó lại đều phản ánh kiểu váy và phong cách tay áo của ngày nay. Trong nửa đầu của thế kỷ 20, kiểu Vest váy trở nên phổ biến trong các kiểu trang phục ban ngày trong thành phố, nơi làm việc và đi chơi dành cho nữ giới; những nhà thiết kế thể hiện phong cách Vest váy với đặc trưng vải mềm mại và nữ tính đến từng chi tiết, và kiểu Cocktail vest được mặc trong những dịp bán nghi thức trong thời gian giữa thế kỷ. 28
  29. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Dưới ảnh hưởng của cuốn sách “Dress for success” (váy cho sự thành công), đồng phục của 1 người phụ nữa bao gồm Váy Vest, áo sơ mi may đo và khăn quấn cổ mềm được phát triển trong thập niên 1970 – 1980. Kiểu Vest quần (Áo Vest và quần) đã được giới thiệu bởi nhà thiết kế André Courrèges vào năm 1964 nhưng nó chỉ được dần chấp nhận như là một trang phục kinh doanh mang tính nghi thức. 29
  30. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest váy và Vest quần 1.2.8. Ảnh hưởng của hình thức ăn mặc giản dị Hơn 1 nửa thế kỷ qua, hình thức ăn mặc các loại vest đã trở nên ít phổ biến hơn nó ngày trước và bây giờ nó gần như đã bị hạn chế hoàn toàn đề phục vụ cho những hoạt động kinh doanh. Trong thập niên 1960, nhiều doanh nghiệp ở Bắc Mỹ đã thông qua quy tắc ăn mặc giản dị, bắt đầu với “thứ sáu giản dị” rồi sau đó là cả tuần kinh doanh. Việc từ bỏ hính thức ăn mặc đồng phục đã dẫn tới những sự nhầm lẫn đáng kể về cáu được coi là thích hợp trong ăn mặc kinh doanh. Gần đây, một số các doanh nghiệp đã huy động lại phong cách ăn mặc như xưa mặc dù họ biết nó không thể nào có thể phổ biến như trước nữa. Một xu hướng tương tự cũng xuất hiện ở Châu Âu. 1.2.9. Xu hướng đương đại Mặc dù những thiết kế may đo Vest của nam giới được coi là nhưng trang phục mang tính bảo thủ của văn hóa phương Tây. Những kiểu cách điệu quá mức trong những bộ Vest may đo đã được chấp nhận bởi nhiều nếp sinh hoạt qua thế kỷ cuối cùng như là 30
  31. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 một vấn đề của xã hội đồng nhất. Đầu năm 1922, một người phụ nữ là Emily Post dã giải quyết những gì cô cho là “ Vest Mỹ đồng bóng” trong hướng dẫn về sự ảnh hưởng nghi thức. Có thể nhận thấy kiểu này ở khắp mọi nơi: Sân khấu của tất cả các thành phố, thị trấn, trục đường chính, các bãi biển và thậm chí là trong làng. Nó hiện ra và xuất hiện trước mắt bạn sau hàng năm với đủ dạng thay đổi đến kinh ngạc: Đường may eo dưới nách, những dây lưng nho nhỏ, những thứ đồ linh tinh trên bác tay, quần bó tới mức bạn cảm thấy sợ như có cảm giác nó rách ra, vị trí túi thì được đặt ở mọi chỗ, các cúc thì may vào cùng một chỗ hẹp hoặc giảm bớt đi. Những phong cách tiến bộ kiểu thế này không thể phản ảnh thị hiếu mang tính quốc tế hoặc lễ nghi trang trọng. Một vài kiểu Vest không theo truyền thống trong thế kỷ trước bao gồm: + Kiểu Jazz Suit của đầu thập niên 1920 với eo rất cao và bó sát được mặc với quần có cạp rất cao và ống quần ngắn, để lộ ra tất của người mặc. + Kiểu Zoot Suit của cuối năm 1930 và thập niên 1940 Zoot suit: là một bộ comple với eo áo cao, ống rộng, vòng ống túm, ống chun, và 1 cái áo Vest dài với ve áo và đệm vai rộng. Phong cách này đã trở nên phổ biến bởi những người Mỹ gốc Phi, Mỹ latinh, người Mỹ gốc ý và người Mỹ gốc Philipin trong suốt thập niên 1930 và 1940. Tại nước Anh thì kiểu Zoot suit với gam màu sáng với ve áo bằng 31
  32. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 nhung điều đã tạo ra 1 sự tương đồng nhẹ với kiểu trang phục thời Edward được mặc bởi phong cách Teddy boys Teddy Boys suit (Tiểu văn hóa Anh Teddy boy là phong cách được ghi nhận bởi những người thanh niên trẻ ưa thích kiểu phong cách đầy cảm hứng của thời kỳ Edward. Teddy boys đã được chấp nhận bởi những người trẻ tuổi trong việc tạo cho họ một vẻ bề ngoài ưa nhìn với phong cách ăn mặc đẹp thay vì làm việc hay đi học. Kiểu trang phục này trở nên phổ biến từ sau chiến tranh. Teddy boy mặc 1 chiếc áo Frock coat, thường là tối màu, đôi khi với cổ nhung và túi có nắp, quần cạp cao, vừa ống và gấu quần thì nhỏ lại, dao dộng từ 9-20’’ tùy theo cỡ, thường để hở ra tất sáng màu. Áo sơ mi cổ cao, rộng và cao) 32
  33. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Zoot suit Một bộ comple Zoot suit có cạo cao, ống rộng và túm lại phần chân ống và có 1 áo khoác ngoài dài với ve áo lớn và đệm vai rộng. Thường thì những người mặc bộ Zoot suit đội 1 chiếc mũ nỉ với 1 cái lông dài và điểm nhấn, giầy theo phong cách Pháp. + Kiểu Vest Miền Tây: Western Suit: là một kiểu trang phục của nam và nữ giới có phong cách riêng bắt nguồn từ kiểu quần áo đã được mặc trong thế kỷ thứ 19 phía Tây của nước Mỹ. 33
  34. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Nudie Suit: Nudie Cohn (15/12/1902 – 9/5/1984) là một người Mỹ-Do thái, gốc Ukraina , là 1 thợ may được biết đến với việc nạm kim cương trang trí trên những bộ comple và trang trí cho những trang phục khoác ngoài được sử dụng bởi những người nổi tiếng như là Elvis Presley, Porter Wagoner Đây là hình thức ăn mặc của phương Tây với 1 chiếc áo khoác ngoài mang đặc thù miền Tây như là túi có trang trí đầu nhọn hình mũi tên. Western Suit + Kiểu Vest Nudie, một mẫu trang trí cao cấp từ Vest phương Tây 34
  35. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 + Kiểu Vest đồng phục The Beatles, lấy cảm hứng từ áo khoác không cổ của Piere Cardin’s, xuất phát từ áo Vest thời Edward. Beatles’ suit 35
  36. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 + Kiểu Vest Mod, thời trang của thập niên 1960. Đặc trưng là những đường cắt mảnh, ve áo nhỏ, có 4 cúc và có phần eo áo thon mạnh mẽ. Thường có 2 cúc. Thông thường vải áo có chứa nỉ angora. Mod Suit + Các loại áo Vest Safari (Đồng phục đi săn), một kiểu thời trang của thập niên 1970. Lấy những mẫu quân phục được mặc trong khí hậu nóng gồm có quần ( dài nhưng đôi khi ngắn) và áo choàng có tay áo ngắn và những túi ốp với vải sáng màu, thông thường sắc thái của màu sắc túi là màu xanh da trời hoặc xanh lá cây. Được mặc với áo sơ mi ngắn tay, phần lớn là cổ hở nhưng đôi khi có thắt cravat. Một kiểu phong cách khác cũng có liên quan tới kiểu Vest này là kiểu Vest Leisure, đây là kiểu Vest có áo sơ mi với tay áo kéo dài. 36
  37. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 37
  38. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 + Kiểu Vest Disco, thời trang của thập niên 1970 với ve áo quá cỡ và quần ống vẩy, thường không có cravat. Chất liệu vải thường dùng là Polyester màu trắng hoặc sáng màu. Áo Vest dựa trên kiểu Vest phổ biến của thập niên 1930. 38
  39. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 + Kiểu Mandarin hay Nehr, một phong cách đơn giản không có cravat, đã trở thành phổ biến từ cuối thập niên 1990 và 2000. Nehru Jacket là kiểu áo khoác ngoài có hông dài dành cho nam và nữ giới, với cổ áo đứng, và được mô hình hóa trên kiểu Achkan của Nam Á Achkan (một kiểu áo khoác dài được mặc ở Nam Á, và cùng với Sherwani (Giống như Achkan), kiểu trang phục truyền thống gắn liền với người Ấn Độ, đặc biệt là tầng lớp Hồi giáo quý tộc.)) và được mặc bởi Jawaharla Nehru, thủ tướng của Ấn Độ từ năm 1947 đến 1964. Tuy nhiên không giống với Achkan là dài tới gối của người mặc mà Nehru Jacket không chỉ ngắn hơn mà còn trong hầu hết các chi tiết khác ngoài cổ áo, giống như là kiểu áo Vest. 39
  40. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 40
  41. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 41
  42. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 CHƯƠNG II – COMPLE – VEST – NHỮNG KHÍA CẠNH LIÊN QUAN 2.1. TỔNG QUAN VỀ COMPLE - VEST Có rất nhiều các biến thể có thể có trong sự lựa chọn 1 phong cách, các sản phẩm may và các chi tiết của 1 bộ Comple Một bộ comple gồm có 3 chi tiết chính là áo Vest, gile và quần. Ngoài ra còn có thêm các phụ kiện đi kèm tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân. 2.1.1. Cách thức cắt (hình thức thiết kế) Hình dáng của Vest là theo đường viền. Không có bộ Comple nào bị kéo căng bề mặt, lượng vải thêm vào và cách thức treo sản phẩm được biết đến là sự xếp nếp. 42
  43. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest 1 hàng cúc và 2 hàng cúc Hình dáng mặt trước của Vest đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cách bố trí cúc trên áo. Hai đường cắt chính bao gồm trước tiên là phần 2 mảnh thân trước Vest 2 hàng cúc, 1 hình thức thiết kế bảo thủ với 2 hàng cúc thẳng ở 2 bên, được kéo chéo chồng lên nhau từ trái sang phải. Vest 2 hàng cúc Và thứ 2 là kiểu Vest 1 hàng cúc, ở kiểu này thì 2 bên áo tiếp xúc với nhau ở giữa mặt trước áo bởi 1 hàng cúc. 43
  44. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Ba kiểu Vest 1 hàng cúc Kiểu Vest Anh thì được đặc trưng với các mặt bên thon, đệm vai nhỏ, và 2 đường xẻ tà. Vest Italian thì được đặc trưng bởi những miếng đệm vai chắc chắn, mặt bên trông vững chãi và không có đường xẻ tà. 44
  45. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest Mỹ thì được coi là phù hợp hơn với phong cách trước, được đặc trưng với những miếng đệm vai vừa phải, 2 bên thân thon mảnh, và chỉ có 1 xẻ tà. Kiểu Sack suit là phong cách Vest rộng rãi và thoải mái. Đương đại là 1 thuật ngữ bao gồm những thiết kế đa dạng sản phẩm may mặc hiện tại, những thiết kế này không phù hợp với những chuẩn mực Vest trước đây. 45
  46. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Sack suit 2.1.2. Chất liệu vải Vest được sản xuất với rất da dạng các loại vải, nhưng phần lớn thông thường là từ len. 2 loại sản phẩm sợi chính là sợi len xe (Những loại sợi được chải kỹ trước khi se) và len nguyên chất. Những loại sản phẩm này có thể được dệt theo rất nhiều cách thức sản xuất sợi Plannel, Tweed (vải len có bề mặt sần sủi), vải garbadine, và fresco. Những kiểu vải này khác nhau về trọng lượng và cảm giác, và một vài loại vải có chi số S (Chi số S trên nhãn của Vest len, hay là bề mặt len, chỉ ra độ mịn nhất của sợi len sử dụng để tạo ra 46
  47. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 về mặt len. Số lượng có thể được nhận thấy trên vải len và sợi. Chi số S đối với sản phẩm vải len cao cấp có tác dụng cho thấy sự tốt nhất sợi len trong sản phẩm, được đo bằng micromet. Sợi tốt nhất là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và tính thực dụng của sản phẩm len. Trong thập niên gần đây, điều này luôn trở thành những yếu tố thương mại quan trọng trong rất nhiều nhà máy, nhà tạo mẫu và những hiệu may. Chi số S có thể được sử dụng với 100% vật liệu len hoặc khi pha trộn thì cũng ít nhất là 45%. Chi số S xuất hiện như là 1 số nhiều với “s” hoặc “s” theo sau 1 con số, ví dụ như là 100s hay 100’s) mô tả độ tinh của len. Đối với thời tiết nóng thì vật liệu được sử dụng có thể là nilon, và ở Bắc mỹ, loại vải bông sọc nhăn được sử dụng. Một số các loại vật liệu khác cũng đôi khi được sử dụng, như là Cashmere (1 loại sợi từ lông cừu. Từ Cashere được xuât phát từ cách phát âm cổ của từ Kashmir. Len cashmere là loại sản phẩm dệt chất lượng cao, chắc, khỏe, sáng và mềm. Khi được may thành sản phẩm thì rất ấm khi mặc). Lụa và Lụa ơha với len cũng đôi khi được sử dụng. Các loại vật liệu nhân tạo, giá rẻ thì rất hiếm khi được sử dụng bởi các chuyên gia. Ba gam màu chính của Comple được mặc trong kinh doanh là: Xám sáng, xám tối, navy (Xanh hải quân). Đặc biệt, màu Xám glannel được sử dụng rộng rãi từ thập niên 1930. Trong các hoàn cảnh không liên quan đến kinh doanh hoặc ít tính chất kinh doanh thì màu Nâu cũng là 1 màu sắc quan trọng, màu Olive cũng đôi khi xuất hiện. Vào mùa hè, những gam màu nhẹ hơn được sử dụng như là màu nâu vàng nhạt (Tan) hoặc màu kem trở nên phổ biến. 47
  48. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Xám sáng Đối với phi kinh doanh thì kiểu Vest sử dụng vải tuýt (vải len có bề mặt sần sùi) trở nên phổ biến trong thời đại Victoria, và hiện tại thì vẫn được mặc. Một hệ màu rộng được sử dụng, bao gồm cả những màu xanh lá cây, nâu, đỏ và cả xám. Trong khi cả bộ sản phẩm vải tuýt(áo+quần) không được sử dụng nhiểu ngày nay, áo Vest thường được mặc theo kiểu Áo Vest thể thao và quần khác màu. Vest vải tuýt Ở Anh và Mỹ, Vest không bao giờ được sản xuất với màu đen hoàn toàn 1 cách truyền thống, màu này thay vì được phục vụ cho những lễ nghi trang trọng (bao gồm DinnerJacket và Stroller) 48
  49. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Stroller Tuy nhiên, sự suy giảm về hình thức ăn mặc trịnh trọng trong vài năm gần đây cũng có nghĩa là mà đen đã trở nên phổ biến trong các khung cảnh thời trang, như là trong câu lạc bộ, và bây giờ cũng được mặc trong các ngữ cảnh trang nghiêm (như trong lễ tang hoặc chức năng tôn giáo) ở những nơi ăn mặc mang tính truyền thống trang trọng hơn. Trang phục Comple truyền thống kinh doanh nói chung với màu đậm hoặc với đường kẻ sọc thẳng, ô vuông đôi khi cũng được chấp nhận. Vest kẻ Ngoài lĩnh vực kinh doanh, phạm vi chấp nhận của mẫu được mở rộng ra hơn, với hình kẻ sọc ô vuông như là kiểu Glen Plaid ( Loại vải bông dệt chéo sợi với các ô vuông 49
  50. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 lớn nhỏ khác nhau), mặc dù ngoài một số môi trường mang tính rất truyền thống như ngân hàng London, hiện nay kiểu dệt này cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Glen Plaid 50
  51. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Màu sắc của các yếu tố theo mẫu (sọc, kẻ ô hoặc ô chéo) rất đa dạng tùy theo giới tính và địa lý. Ví dụ như là Kiểu vải kẻ ô vuông đậm, đặc biệt là với các loại vải tuýt đã bị giảm sử dụng tại Mỹ, trong khi đó thì nó tiếp tục được sử dụng 1 cách truyền thống tại Anh. Một số mô hình ít thông thường như là hình kim cương thì khá hiếm sử dụng. 2.1.3. Dựng Vest Bên trong Áo Vest của bộ Comple, giữa lớp vải chính và lớp lót, luôn có một lớp vải với mục đích giữ dáng áo, lớp này được gọi là Dựng (Loại vải được dệt rất dày, cứng,được sử dụng trong làm cánh buồm, balô, lều và những chức năng khác nơi mà sự bền chắc là yếu tố được yêu cầu. Nó cũng đôi khi được làm bề mặt để vẽ tranh, trên các túi xách thời trang và giày). Loại áo Vest đắt tiền có lớp Dựng không dính. 51
  52. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Dựng không dính 52
  53. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Trong khi các mẫu sản xuất đại trà giá rẻ lại có kiểu dựng dính. Loại dựng dính thì kém mèm và không có chất lượng tốt, có thể làm hư hại và làm giảm độ bền của áo Vest, rất nhiều thợ may đã không sử dụng loại dựng này vì độ bền của nó. Dựng dính Tuy nhiên thì một số sản phẩm áo Vest bán ra lại cho rằng sự khác biệt này là khá nhỏ. Một vài thợ may tại London cho rằng các sản phẩm đặt hàng (bespoke = made to order) nên được dùng loại dựng không dính. 53
  54. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 2.1.4. Các bộ phận trên áo Vest 2.1.4.1. Cúc áo Cúc thân trước Hầu hết Vest 1 hàng cúc đều có từ 2 – 3 cúc, và một hoặc 4 cúc rất ít khi được sử dụng. Vest 1 hàng cúc Rất khó để tìm thấy 1 sản phẩm Vest nào có hơn 4 cúc, mặc dù kiểu Zoot suit có thể có nhiều hơn 6 cúc nhưng đó là phụ thuộc vào độ dài áo. Có sự đa dạng về vị trí và phong cách trang trí cúc, bởi vì vị trí của cúc có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chiều dài và dáng áo Vest. Cúc trung tâm hoặc cúc trên cùng sẽ xếp thẳng hàng nhau theo cấu trúc khá chặt chẽ với vòng eo tự nhiên. Kiểu áo Vest 2 hàng cúc thì chỉ có 1 nửa hàng tổng số cúc là có chức năng, hàng cúc thứ 2 chỉ có chức năng trang trí, chúng chỉ dùng để nhấn mạnh việc đi theo cặp của cúc. Hiếm có kiểu áo Vest nào lại có ít hơn 2 cúc, và trong suốt thời kỳ đa dạng về chủng 54
  55. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 loại này, với trường hợp là khoảng thập niên 1960, 1970, loại áo nhiều cúc nhất là 8 cúc đã xuất hiện. 6 cúc là loại tiêu biểu với 2 cúc có chức năng cài, cặp cuối cùng có thể nằm chéo lên phía trên. 3 cúc dưới ở mỗi bên trong trường hợp này có thể nằm trên 1 đường thẳng hoặc thông thường hơn, cặp cúc trên cùng thường là có khoảng cách xa gấp rưỡi so với các cặp ở dưới. Kiểu áo Vest 2 hàng cúc với 4 cúc thường có kiểu cúc bố trí theo hình vuông. Việc bố trí các cúc và hính dáng của ve áo được phối hợp để hướng thẳng trực tiếp với mắt của người quan sát. Ví dụ nếu các cúc đính quá thấp hoặc các ve áo được gập quá rõ ràng, ánh mứt sẽ pải nhìn xuống từ khuôn mặt và phần eo có cảm giác lớn hơn. Vest 2 hàng cúc Có những điều chỉnh mà chiếc áo Vest của nam giới có thể bố trí cúc từ trái sang phải. Vest của nữ giới được đính cúc từ phải sang trái. Một giai thoại giải thích lý do này là người phụ nữ mặc quần áo hầu phòng, vì thế mà các cúc được bố trí để tạo sự thuận tiện cho họ, một cách thông thường thì những người phục vụ thuận tay phải, những người đàn ông thì ở tay kia và những cúc được bố trí như thế là để đơn giản hóa công việc. 2.1.4.2. Ve áo Ve áo Vest có thể là Ve xuôi ( đôi khi gọi là Ve tầng), Ve xếch (Điểm), ve trơn (Shawl lapel), hoặc là Trick lapel. 55
  56. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Ve trơn Ve xếch Ve xuôi 56
  57. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest ve trơn Mỗi một phong cách lại mang những ý nghĩa khác nhau và được mặc với nhiều kiểu cắt của Vest. Kiểu ve xuôi chỉ được thấy sử dụng trên sản phẩm Vest 1 hàng cúc và 57
  58. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 là phong cách thân mật nhất. Kiểu Vest 2 hàng cúc thường sử dụng kiểu ve xếch. Kiểu ve trơn là phong cách có nguồn gốc từ kiểu thời trang không mang tính nghi lễ thời đại Victoria, và như vậy là không bình thường khi được nhìn thấy ở trên áo Vest loại trừ kiểu Dinner Suit. Năm 1980, kiểu Vest 2 hàng cúc với ve xếch đã trở nên phổ biến với kiểu Power suit (là kiểu Vest được đặc trưng bởi những đường cắt rõ nét, miếng đệm vai lớn và cứng) và phong cách của nhóm nhạc Rock New wave. Cuối thập niên 1920 và 1930, một mẫu thiết kế được bàn luận rất phong cách là kiểu áo Vest 1 hàng cúc có ve xếch. Vest 1 hàng cúc ve xếch Điều này đã phá vỡ quy luật mốt định kỳ và nó lại trở nên phổ biến vào năm 1970 và nó vẫn là 1 sự thay thế được công nhận. Khả năng để cắt chính xác kiểu Ve xếch trên sản phẩm Vest 1 hàng cúc là một công việc thách thức nhất đôi với các thợ may, kể cả các thợ may có kinh nghiệm lành nghề. Độ rộng của ve áo là 1 khía cạnh rất da dạng của áo Vest, và nó thay đổi theo hàng năm. Đặc trưng của 1930 và 1970 là đặc biệt rộng, trong khi đó vào thời gian cuối các thập niên 1950 và hầu hết thập niên 1960, nẹp áo đã hẹp hơn rất nhiều – thường chỉ rộng 1 inch – theo thời trang. Thập niên 1980 chứng kiến sự ra đời của loại nẹp trung bình với 58
  59. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 1 điểm ve xuống thấp (Điểm trên áo Vest mà tạo thành ve xếch hoặc xuôi giữa cổ áo và nẹp thân trước). Xu hướng hiện tại (giữa thập niên 2000) là hướng về xu hướng nẹp hẹp hơn và điểm nẹp ve cao hơn. Nẹp đôi khi cũng có những lỗ khuyết trên nẹp, thường được sử dụng để gài những bông hoa trang trí. Những kiểu nẹp này hiện tại chỉ thường được nhìn thấy trong những sự kiện mang tính trang trọng hơn. Thông thường thì kiểu Vest 2 hàng cúc có 1 lỗ ở mỗi bên nẹp (Với 1 bông hoa chỉ gài ở bên trái), trong khi đó thì kiểu Vest hàng cúc chỉ có 1 lỗ ở bên trái. 59
  60. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 2.1.4.3. Túi áo Hầu hết các loại áo Vest đều có túi bên trong và 2 túi bên ngoài, những túi này có thể là túi ốp, túi có nắp hoặc là túi sợi viền. Loại túi ốp là loại túi có thêm 1 miếng vải được may trực tiếp lên trên bề mặt của áo Vest, một sự lựa chọn mang tính thể thao, đôi khi có thể nhận thấy Vest bằng vải lanh mùa hè, hoặc là những phong cách thân mật. Kiểu túi có nắp là tiêu chuẩn đối với túi hông, và nó có thêm một cái nắp túi được gắn vào thân áo che phủ miệng túi. 60
  61. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Vest với túi hông có nắp Kiểu túi sợi viền là kiểu trang trọng nhất, với 1 dải vải nhỏ nằm ở trên và dưới để hở ra 1 khe của túi. Phong cách này thường được thấy nhiều nhất ở hình thức ăn mặc trang trọng như là kiểu Dinner Jacket. 61
  62. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Túi 2 sợi viền Ngoài 2 túi tiêu chuẩn bên ngoài của Vest, một vài áo có 3 túi, túi vé (ticket pocket), thường nằm ở phía trên túi bên phải và thường chỉ rộng bằng 1 nửa. Trong khi điều này ban đầu thì chỉ phù hợp với tính năng của Vest tại mỗi quốc gia, sử dụng 1 cách thuận tiện để đựng các vé tàu, bây giờ có thể nhận thấy nó tại một vài các thị trấn. Đặc trưng tại các quốc gia khác cũng đôi khi được mặc trong thành phố là kiểu Hacking pocket (túi ) loại túi này cũng giống túi vé nhưng nó nằm nghiêng và ban đầu nó được thiết kế để dễ dàng mở được túi hơn trên lưng ngựa trong khi cưỡi ngựa. 62
  63. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 2.1.4.4. Tay áo Đặc trưng của các kiểu áo Vest của các phong cách khác nhau đều có 3 hoặc 4 cúc ở mỗi bên bác tay, những cúc này thường chỉ có mục đích để trang trí (tay áo được may khít và không thể tháo cúc để mở). Năm cúc thường ít thấy và là các sự phá cách của thời trang. Số lượng của cúc có chức năng chủ đạo là tạo ra sự trang trọng của Vest; một chiếc áo Vest thể thao rất đơn giản theo truyền thống (1930) đã chỉ có 1 cúc, trong khi đó thì loại Vest vải tuýt có 3 cúc và ở thành phố thường có 4 cúc. Năm 1970, loại 2 cúc được nhận thấy trong một vài bộ Vest ở các thành phố. Ngày nay, 4 cúc đã phổ biến trong hầu hết các kiểu Vest trong kinh doanh và thạm chí cả các loại Vest thông thường. Trước đây thì Vest có các khuyết trên bác tay, điều này giúp bảo về cho sản phẩm may khi làm sạch. Ngày nay, nó là dấu hiệu cho thấy Vest là cao cấp hay không. Hầu hết các loại Vest đều không có các khuyết chức năng đó, Các khuyếtchức năng ở măng séc 63
  64. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 có thể được tìm thấy trên những đồng phục cao cấp hoặc Vest may đo; đặc tính này được gọi là Surgeon’s cuff (Khuyết chức năng : working button holes). Những phong cách cao cấp hiện đại và những kiểu Vest may đo cao cấp được trang bị các khuyết chức năng có 2 cúc cuối cùng được đính tại tâm cúc. Khuyết chức năng Tay áo có thêm măng séc sẽ có độ thêm độ dài của vải được gấp về phía cánh tay, hoặc chỉ là một vài mảnh vải hặc đường may phía trên các cúc để làm bóng mép của măng séc. Điều này khá phổ biến trong thời đại Edwar, như là đặc trưng của trang phục ăn mặc trịnh trọng như kiểu Frock coat đã chuyển sang hình thức ăn mặc thân mật, nhưng bây giờ khá hiếm. 2.1.4.5. Đường xẻ tà Đường xẻ tà là một khe ở dưới cùng phía sau (Phần đuôi) của áo Vest. Ban đầu, đường xẻ tà là một lựa chọn mang tính thể thao, được thiết kế để làm thuận tiện cho công việc cưỡi ngựa. Ngày nay có 3 dạng xẻ tà: kiểu 1 đường xẻ tà (với 1 đường xẻ ở giữa) 64
  65. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Loại không có xẻ tà Và kiểu 2 xẻ tà (Mỗi 1 đường xẻ 1 bên) Đường xẻ tà khá là thuận tiện, đặc biệt là khi dùng đến túi áo hoặc ngồi xuống để cải thiện độ dốc của áo Vest, vì thế hiện nay có thể thấy đường xẻ tà trên hầu hết áo Vest. Kiểu áo Vest không có đường xẻ tà có liên quan tới những thợ may Italia, trong khi đó thì kiểu vest 2 đường xẻ tà thì là phong cách tiêu biểu ở Anh quốc. 2.1.4.6. Vest có đai áo Áo vest với đai trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là trên kiểu vest cường điệu hóa (Jazz Suit), cái mà trở nên phổ biến trong năm 1920 và 1921. 65
  66. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Sau năm 1921, một phong cách nhẹ nhàng hơn đã chiếm ưu thế, trong đó thì đai áo được đặt hoàn toàn tại thân sau áo, kiểu đai áo một nửa. Điều này tiếp tục trên nhiều kiểu áo Vest qua suốt thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, thông thường thì kiểu Vest thời trang này phù hợp với những người trẻ tuổi. Phong cách này đã tạo ra 1 sự trở lại nhanh chóng vào thập niên 1970 khi mà một số kiểu áo Vest lại mang đặc điểm là đai áo phía sau lưng. 66
  67. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 2.2. Áo GILE Áo Gile đa phần được mặc với áo Vest trước thập niên 1940. Chúng đã được trở lại trong thập niên 1970 và vẫn còn phổ biến trong suốt thập kỷ này, đặc biệt là ở Đức. Áo Gile có thể mặc cùng với áo Vest 1 hoặc 2 hàng cúc. 67
  68. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Gile 1 và 2 hàng cúc Một phong cách mà thực sự phổ biến trong thời trang nam giới của thập niên 1920 là kiểu áo Vest 1 hàng cúc với kiểu Gile 2 hàng cúc với eo cao. Kiểu Gile 1 hàng cúc với eo cao phổ biến trong những thập niên 1920-1930 và thập niên 1970 và thường được may với hoặc là 5 hoặc 6 cúc. Ngày nay rât nhiều những người may áo Vest cùng với Gile, mặc dù họ thường phải trả nhiều hơn 1 kiểu Vest 2 mảnh đơn giản. Một chiếc áo Vest mà may gắn với Gile thì gọi là Vest 3 mảnh. Nó trở nên rất phổ biến ở châu Âu hơn cả ở Mỹ, Anh và Nhật Bản 2.3. Quần Âu Quần âu luôn được may cùng 1 chất liệu với Vest. Thậm chí từ thập niên 1910 tới 1920, trước khi những phát minh về áo khoác thể thao để mặc cùng với quần khác màu, việc mặc áo Vest với quần khác màu là 1 sự thay đổi cho 1 bộ comple. Tuy nhiên thì với 68
  69. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 những thiết kế hiện đại của áo khoác thể thao, ao Vest đã luôn được mặc cùng với quần Âu và quần âu luôn được mặc cùng với áo Vest phù hợp. Bề rộng của quần âu đã được thay đổi 1 cách đáng kể qua các thập kỷ. Trong thập niên 1920, quần Âu là quần ống thẳng và ống rộng với độ rộng tiêu chuẩn vòng ống là 23 inch. Quần âu thập niên 1920 Sau năm 1930, quần Âu bắt đầu giảm dần vòng ống xuống còn 1 nửa. Quần âu vẫn giữ được độ rộng vòng đùi và qua thập niên 1940. Đến thập niên 1950 và 1960, dáng quần mảnh dẻ hơn trở nên được ưa chuộng. Trong thập niên 1970, các nhà tạo mẫu đã tạo ra hàng loạt các phong cách quần rất da dạng, bao gồm cả quần ống loe, chuông gấu, ống 69
  70. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 suông và nhiều kiểu quần truyền thống hơn. Trong thập niên 1980, các kiểu quần này biến mất thay vào đó là kiểu quần ống bó và ống thon. Một biến thể khác trong thiết kế quần Âu là việc sử dụng hay không các ly. Phong cách cổ điển của quần Âu là có 2 ly, thông thường là ở phía trước, bởi vì nó tạo sự thuận tiện cho việc ngồi hay việc giữ dáng đứng tốt hơn. Đây vẫn là 1 dáng phổ biến, và với những lý do về khả năng sử dụng của nó mà vẫn được mặc trong suốt thế kỷ thứ 20. Kiểu phong cách này ban đầu bắt nguồn từ kiểu ống rộng quá mức Oxford được mặc trong thập niên 1930 tại Oxford, nơi mà ở đó nó có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng lại bắt đầu cho 1 phong cách khác. Phong cách này vẫn xuất hiện như là kiểu tuyệt vời nhất, nổi bật trên nền của quần đen với cravat trắng. Ty nhiên thì những thời kỳ đa dạng qua suốt thể kỷ sau đó, kiểu quần ống phẳng không ly được mặc, và sự biến đổi của thời trang đã đánh dấu độ đủ để những biến kiểu thời trang may sẵn không sản xuất cả 2 kiểu phong cách trên. Phần lên gấu của quần âu ban đầu đã được phổ biến trong thập niên 1890 bởi vua Edward VII, và sau đó trở nên phổ biến với Comple trong suốt những thập niên 1920 và 1930. Sau sự suy giảm phong cách trong Thế chiến thứ 2, chúng không trở nên phổ biến 70
  71. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 nữa, bất chấp mục đích chính của chúng là thêm độ dài vào cho quần. Nó luôn bị cho là đặc tính không trang trọng và không phù hợp với các hình thức ăn mặc trang trọng. Các hình thức đa dạng khác của phong cách quần Âu bao gồm cả độ hạ đũng của quần. Đũng quần âu rất cao trong nửa đầu của thế kỷ, đặc biệt với những hình thức ăn mặc trang trọng, với hạ đũng ở phía trên cạp tự nhiên, nó cho phép áo gile có thể che đi bản cạp hạ xuống chỉ thấp hơn điểm hẹp nhất của ngực. Mặc dù ít có mục đích phục vụ, chiều cao này được nhận đôi trong kiểu quần áo mặc ban ngày của thời kỳ đó. Kể từ khi đó, thời trang đã thay đổi, và hiếm khi thấy đũng quần cao như thế nữa và trở lại với phong cách hạ đũng thấp hơn, thậm chí là hạ xuống thấp để bản cạp thoải mái trên hông. Lĩnh vực thay đổi khác của cách thức cắt là về chiều dài, thông số mà được quyết định phá kéo dài. Một vài nơi trên thế giới như là Châu Âu, theo truyền thống sẽ không lựa chọn mặc quần ngắn hơn với việc kéo ít hoặc không kéo dài, trong khi đó người Mỹ thì lại thường chọn kiểu quần kéo dài một chút. Một khác biệt lớn cuối cùng được thực hiện dù có hay không việc những chiếc quần có thắt lưng hoặc dây đeo quần. Trong khi những thắt lưng ban đầu không bao giờ được mặc cùng với comple, quy định ngặt nghèo về việc đeo thắt lưng trong suốt nhưng năm chiến tranh tiếp tục làm tăng sự phổ biến chúng, trong khi với dây yếm thì bây giở ít phổ biến hơn thắt lưng. Khi dây yếm phổ biến, các cúc để gắn chúng được đặt ở bên ngoài của bản cạp, bởi vì chúng sẽ được che đi bởi áo gile hoặc áo len sát nách, nhưng hiện tại thì nó thường được gắn cúc bên trong của quần. 2.4. Tình huống ăn mặc và sự nhận thức về Comple Ấn tượng nhất về 1 bộ comple có thể mang theo nhiều ý nghĩa. Đối với các tình huống kinh danh, nó có thể thể hiện sự tôn trọng và khiếu thẩm mỹ. Những thay đổi quá đáng trên 1 bộ comple (Ví dụ như màu sắc sặc sỡ) có thể truyền tải những thái độ tiêu cực. 71
  72. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Bởi lẽ mặc 1 bộ Comple truyền tải những hình ảnh đáng tôn trọng, rất nhiều người mặc những bộ Comple trong những buổi phỏng vấn. Một bộ comple khi phỏng vấn thường là màu xanh hoặc màu xám. Kiểu comple khi phỏng vấn thường có chất liệu từ len hoặc len pha, với các đường kẻ sọc. Phong cách của kiểu Comple khi phỏng vấn tuy nhiên thì vẫn phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa của tổ chức thuộc khu vực mà người ứng tuyển muốn phỏng vấn. Trong xã hội hiện đại, Comple của nam giới trở nên ít phổ biến như là kiểu trang phục mặc bên ngoài hàng ngày. Trong suốt thập niên 1990, những triết lý hiện hành về quản lý thời gian, bắt đầu tránh tạo ra những bộ comple và cravat mà là thay bằng thường phục cho người lao động, mục đích là tạo ra sự bình đẳng và tinh thần cởi mở. Trang phục trong kinh doanh vẫn có xu hướng tiêu chuẩn hóa cho hầu hết công nhân và đôi khi bao gồm cả quản lý cấp trung. Kiểu quần áo truyền thống trong doanh nghiệp như là 1 phong cách chung có liêu quan từ cấp quản lý thấp cho tới các cấp cao hơn và những chuyên gia. Kiểu thường phục cũng trở nên phổ biến ở các viện hàn lâm phương Tây. 72
  73. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Đối với rất nhiều nam giới, đặc biệt là ở xã hội phương Tây, một bộ comple là một kiểu trang phục dành cho những dịp đặc biệt, như là đám cưới, đám tang và một số các sự kiến xã hội trang trọng khác. Do vậy, bởi chúng không phải là thường phục đối với hầu hết nam giới nên họ cảm thấy khó chịu và bí bách khi mặc chúng. Sự kết hợp thêm một chiếc cravat, thắt lưng và áo gile có thể bó chặt và hạn chế khi so sánh với thường phục đương đại. Khoa học tín đồ cơ đốc giáo cho biết rằng bộ comple kết hợp với cravat và quần là 1 thiết kế mà đảm bảo rằng người mặc sẽ cảm thấy bất tiện. Do vậy, trong hầu hết các cấp độ xã hội thì comple không lâu đã được coi là 1 phần của trang phục làm việc hay trang phục nghỉ ngơi, loại trừ trong giới kinh doanh cấp cao. Trong suốt cuối thập niên 1960 – 1970, comple của nam giới đã ít được mặc hơn cũng tương tự như là váy cũng đã bị ít mặc đi bởi nữ giới mà thay vào đó là quần. Điều này được xem như là 1 sự giải phóng từ sự phù hợp của giai đoạn trước và suy tàn của nó đồng thời với phong trào giải phóng phụ nữ. Đối với những ngành nghề mà vẫn yêu cầu 1 phương thức tiếp cận phù hợp trong trang phục, thì kiểu thay đổi từ comple có thể được chấp nhận là áo sơ mi với cravat. 2.5. Phụ kiện với Vest 2.5.1. Các loại cúc 73
  74. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Các loại cúc của áo Vest chủ yếu được quy định bởi vị trí của cúc - một biện pháp đo về độ cao bao nhiêu của cúc trong mối quan hệ với eo tự nhiên. Trong một vài phong cách (Bây giờ thì khác) thì các cúc được đặt cao, người thợ may đã dự định cho chiếc áo Vest sẽ được đính cúc khác với vị trí thấp thông thường, tuy vậy vẫn có 1 số hướng dẫn chung ở đây. Kiểu Vest 2 hàng cúc hầu hết thường được giữ theo dáng cài cúc. Khi có hơn 1 cúc chặt quá (Như theo kiểu sắp xếp 6 cúc 2 hàng), thì chỉ có cúc trên cùng cần được đính chặt, trong một vài dáng thì người mặc có thể chỉ cần cài chặt cúc dưới cùng. Kiểu Vest 1 hàng cúc có thể cài chặt hoặc không chặt. Đối với kiểu Vest 2 cúc thì cúc dưới cùng bên trái được nởi lỏng 1 cách truyền thống loại trừ các kiểu cắt khác thường của Vest. Khi đính các cúc thì cúc ở giữa được đính chặt nhất, đôi khi ở cúc trên cùng nhưng cúc ở dưới cùng thì có truyền thống là không thiết kế đính chặt như thế (mặc dù trước đây, một số kiểu áo vest được cắt chính xác để nó có thể được đính chặt cúc mà không bị vặn, đây không phải là trường hợp với quần áo hiện thời). Kiểu áo Vest 4 cúc thì không theo truyền thống và không có hướng dẫn nào trong việc đính cúc, nhưng cúc ở giữa ít nhất cũng nên được đính chặt. Ngoài ra, kiểu Vest 1 cúc cũng trở lại phổ biến. 2.5.2. Cravat 2.5.2.1. Lịch sử Cravat và những sự thay đổi 74
  75. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Lịch sử của chiếc cravat ngày hôm nay tính ra đã được gần 100 năm hoặc hơn thế nữa và chúng tồn tại như là kết quả trực tiếp từ chiến tranh Năm 1660, trong lễ kỷ niệm cuộc chiến khó nhọc trước Thổ Nhĩ Kỳ, một trung đoàn giải giáp vũ khí từ Croatia ( sau là 1 phần của Đế quốc Hung- Áo) đã tới thăm Paris. Ở đây thì các binh lính được phong tặng như là anh hùng trước vua Louis XIV, một vị vua nổi tiếng với cách nhìn nhận đánh giá về trang sức cá nhân. Yếu tố này đã được thể hiện bằng việc các chiến binh của trung đoàn đã đeo 1 chiếc khăn tay rực rỡ bằng lụa quanh cổ. Các loại vải làm cổ áo được bắt nguồn từ loại khăn cổ của người Roman được thiết kế mặc bởi các nhà diễn thuyết để làm ấm thanh quản của họ, điều này đã đánh trúng tâm lý ưa thích của nhà vua, và ông đã sớm cho làm phù hiệu hoàng gia như ông đã tạo rat rung đoàn hoàng gia Cravattes.Từ “Cravat”, thật tình cờ lại là bắt nguồn từ từ “Croat” 75
  76. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Không lâu trước khi phong cách mới này vượt qua kênh đào để tới nước Anh. Chẳng bao lâu thì không quý ông nào được coi là ăn mặc đẹp lại không có chiếc khăn quấn quanh cổ để chưng diện them. Thời gian này thì Cravat được mặc bản cao đến mức mà 1 người đàn ông không thể quay đầu lại mà không quay cả người. Có những ý kiến rằng Cravat được thắt dày đến mức mà thanh kiếm không thể chém qua cổ. Các phong cách đa dạng được nhận thấy là không có giới hạn, cravat có các chuỗi quả trang trí, khăn kẻ ô, dải băng búi và buộc nơ cánh cung, ren, hình thêu vải lanh đều trở thành tín đồ trung thành của họ. Gần 100 các kiểu thắt nút được sáng tạo ra trong thời kỳ này. Trong thời kỳ này thì cravat cũng là 1 phần không thể thiếu trong tủ đồ của những quý ông. Tuy nhiên thì tới thời kỳ Nội chiến, hầu hết các loại cravat đều được nhập khẩu từ lục địa này. Dần dà, ngành công nghiệp đã cân bằng và đến khi bắt đầu thế kỷ 20, những chiếc khăn đeo cổ của mỹ đã bắt đầu chiếm lĩnh và tranh giành thị trường châu Âu bất chấp việc những loại vải châu Âu vẫn được nhập khẩu mạnh . Vào thập niên 90, trong cuộc cách mạng Peacock, đã có 1 sự sai sót nhất định trong cách thắt cravat của những người đàn ông, như là kết quả của cuộc nổi dậy chống lại cả 2 vấn đề truyền thống và hình thức của trang phục. Nhưng giữa thập niên 70, xu hướng này đã tự đảo ngược chính nó tới tận thời điểm bây giờ, nhưng năm 1980, lương khăn choàng cổ được bán ra rất lớn nếu không muốn nói là nó lớn nhất từ trước tới giờ. Làm sao để sự phổ biến về cravat được tiếp tục? Hàng năm, những sử gia thời trang và xã hội học đã dự đoán sự sụp đổ của cravat – yếu tố trong trang phục của người đàn ông không có chức năng rõ ràng. Có lẽ đó chỉ là một phần của truyền thống được thừa kế. Khi các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nhân vẫn tiếp tục sử dụng cravat, các giám đốc điều hành trẻ sẽ sử dụng bộ comple và cravat như một chiếc chìa khóa dẫn tới phòng họp. Nói theo cách khác thì dường như là có 1 giá trị thẩm mỹ nào đó trong việc sử dụng cravat. Thêm nữa thì áo sơ mi có các cúc bọc và tạo ra những điểm nhấn dọc theo chiều cơ thể nam giới, nó còn cho thấy 1 cảm giác về sự sang trọng và phong phú về màu sắc, kiểu dáng, áo không quá xa hoa đối với áo trong và bộ Comple. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những chiếc cravat đã rộng bản hơn 5 inches. Vào thời gian này, lý do căn bản là những chiếc cravat bản rộng sẽ tương 76
  77. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 xứng với những chiếc áo Vest cổ bẻ bản rộng và cổ áo sơ mi dài hơn. Đó chính là hướng phát triển đúng đắn, các yếu tố cần được cân bằng. Nhưng một khi các tỷ lệ phóng đại bi loại bỏ thì loại cravat to lại trở thành nạn nhân của thời trang. Một chiều rộng cân đối, và điều này sẽ luôn luôn hợp thời. đó là 31/4 inches( từ 2 ¾ tới 3½ inches cũng có thể được chấp nhận). Khi mà tỷ lệ trong trang phục của nam giới vẫn còn đúng với hình dáng cơ thể của họ thì chiều rộng này sẽ thiết lập được 1 sự cân bằng thích hợp. Mặc dù rất nhiều các loại cravat được bán ra hiện nay đã được cắt bớt đi độ rộng nhưng phần nút của cravat vẫn được thắt rất dày, một đặc trưng còn sót lại của cravat thập niên 1960. Điều này khiến cho việc thắt 1 nút cravat nhỏ và thanh lịch trở nên khó hơn. Mối quan hệ giữa chiếc cravat và chiếc áo sơ mi là 1 điều quan trọng đáng bàn. Nếu như mõi quan hệ là phù hợp thì nút thắt sẽ không bao giờ được lớn tới mức mà nó làm mở rộng cổ áo ra hoặc là buộc nó phải mở ra, và cũng không được nhỏ hơn vì nếu không nó sẽ bị khuất trong cổ. Những chiếc cravat tiêu chuẩn có chiều dài chừng từ 52 tới 58 inches. Những người đàn ông cao to, hoặc những người sử dụng kiểu thắt nút Windsor, sẽ yêu cầu 1 77
  78. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 chiếc cravat dài hơn và phải được đặt hàng. Sau khi được thắt thì bản cravat phải đủ dài để chạm tới cạp quần ( Phần còn lại có thể dài bằng hoặc ngắn hơn 1 đoạn) 2.5.2.2. Nút thắt cravat Có 1 vài cách tiêu chuẩn để thắt 1 nút cravat: Cravat kiểu Four-in-hand (kiểu thắt từ ngày trước tới tận ngày nay của những người đàn ông ở đầu mỗi toa hành khách có thể thắt nút chiếc cravat của họ để ngăn không cho nó bay trong gió khi họ đang lái xe.) Nút Windsor, ý nghĩa của nó được phát minh bởi Công tước Winsor, mặc dù sau đó ông ta chối bỏ phát minh này và nó chỉ là nửa Winsor. Có rất nhiều người đàn ông đã cân nhắc tới những bộ đồ ăn diện sử dụng kiểu thắt nút Winsor hay là nửa Winsor. Với hầu hết các thành phần thì phần đông những người 78
  79. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 đàn ông trông chưa ổn khi thắt kiểu nút này, mặc dù có một vài các sự ngoại lệ, đặc biệt là Douglas Fairbanks, Jr. Trong bất cứ trường hợp nào thì kiểu thắt nút winsor chỉ trông ổn khi được sử dụng với 1 chiếc áo sơ mi cổ mở rộng, đó là lý do tại sao mà Công tước winsor là người sử dụng nó đầu tiên. Kiểu ưa thích mà vẫn giữ nguyên được tiêu chuẩn là Four-in-hand. Nó là kiểu nút nhỏ nhất và tỉ mỉ nhất trong các loại nút cravat, và là yếu tố chính tạo ra dáng vai áo tự nhiên – trang phục đã tồn tại ở Anh và Mỹ trong khoảng 50 năm qua. Nhưng cho dù là lựa chọn kiểu nào đi nữa: Four-in-hand, winsor hay nửa winsor thì mỗi kiểu nên được thắt theo kiểu mà nên có 1 hõm nhỏ hoặc là nếp gấp của cravat ở ngay phía dưới nút cravat. Điều này khiến cho cravat được tạo sóng và hình thành một sự viên mãn chính là điều bí mật trong sự tạo hình chuẩn của nó. 2.5.2.3. Nơ Kiểu nơ bướm đã được nhận thấy là có nguồn gốc từ cravat nhiều thế kỷ trước. Những chiếc cravat thời này được làm từ chất liệu có thể giặt được và được và được bọc rất nhiều lần quanh cổ và sau đó được thắt lại ở phía trước. Cuối cùng thì hình thức này thay đổi thành 1 lớp vải quấn quanh cổ với 1 nút thắt cuối cùng giống như hình dạng cánh cung (Con bướm) Hiện tại thì nơ cánh bướm đã được ưa thích như là 1 sự phục hưng. Mặc một chiếc áo sơ mi có ly đằng trước 1 cách trang trọng, những chiếc nơ trở nên tao nhã và được 79
  80. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 đánh giá cao. Đeo nó cả ngày sẽ mang đến cho những người đàn ông cái nhìn tự nhiên và chuyên nghiệp. Kiểu nơ cánh bướm cũng nên tránh một số các tình huống cực đoan. Những chiếc nơ cánh bướm nhỏ trông khá ngớ ngẩn và như là rơi ra cũng như là những nơ con bướm to quá lại làm cho cổ của nam giới trông như 1 gói quà. Nguyên tắc chung của nơ con bướm là không bao giờ nên rộng hơn so với phần mở rộng nhất của cổ và cũng không bao giờ nên mở rộng ra phần ngoài các vị trí của cổ áo. 2.5.2.4. Sự phù hợp của Cravat và Vest Màu sắc: Cravat luôn nên tối màu hơn so với áo sơ mi. Màu nền của cravat không nên giống màu áo sơ mi, trong khi mặt trước của cravat nên có gam màu của áo và bằng cách ấy nó sẽ mang màu của áo. Lý tưởng nhất thì cravat nên hợp thành một thể thống nhất với áo Vest, tuy nhiên thì cách thức ăn mặc trong các hoàn cảnh và phong cách khác nhau đã mở rộng phạm vi sử dụng và kết hợp màu sắc này. Trong suốt nửa cuối thập niên 1990 và đầu 2000, phong cách này trở nên phổ biến với việc mặc áo sơ mi cùng màu với cravat hoặc thậm chí là mặc một chiếc cravat sáng màu cùng một chiếc áo sơ mi tối màu, thông thường là trong các dịp trang trọng. Một chiếc áo sơ mi màu xanh sáng với 1 chiếc cravat màu xanh đậm hơn cũng trở nên phổ biến. Nút thắt: Một vài kiểu thắt nút thông thường là: four-in-hand, kiểu Half-winsor và winsor, và kiểu Shelby or pratt. Kiểu Four-in-hand, Half-winsor hoặc winsor nhìn chung là phù hợp với hầu hết các kiểu Vest, đặc biệt là những phong cách đương đại. Sau khi được thắt nút và sắp xếp, phần dưới cùng của cravat có thể mở rộng tới bất cứ phần nào từ vị trí rốn của người mặc, nằm ngay dưới bản cạp. Phần nhỏ hơn không nên mở rộng xuống phía dưới hơn phần rộng, mặc dù vậy thì điều này vẫn đôi khi được nhận thấy chấp nhận với những cravat nhỏ. Những sự thay đổi: Trong thập niên 1960, một phong cách thời trang mới cho nam và nữ giới là đeo những chiếc khăn quàng cổ cùng với Vest theo cách là buộc một nút hoặc bên trong áo như kiểu Ascot hoặc là phía dưới cổ áo giống như thắt cravat. Phong cách này trở nên phỏ biến tới mọi người thích nghệ thuật giống như những nhà đạo diễn phim hoặc những nhạc sỹ. Phong cách này bắt đầu suy giảm từ giữa thập niên 1970 và 80
  81. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 trở lại vào thập niên 1990 và chủ yếu dành cho nữ giới. Nó cũng có 1 chút tái hiện lại trong năm 2005 và một số ngôi sao đã đeo nó. Mặc dù một vài người vẫn thắt những chiếc khăn quanh cổ trong thập niên 1960, nhưng cravat vẫn được ưa chuộng hơn bởi những doanh nhân. 2.6. Áo sơ mi Các loại áo sơ mi được những người đàn ông mặc cùng với Comple là kiểu áo sơ mi cao cấp dệt thoi với tay áo dài, có 1 hàng cúc dọc theo dài áo và 1 cổ. Kiểu dáng này của sản phẩm may này được biết đến ở Anh Mỹ như là kiểu áo sơ mi sang trọng nhưng đơn giản như là 1 chiếc áo sơ mi theo kiểu áo sơ mi địa phương ở Anh. Kiểu phong cách này của áo sơ mi đôi khi được gọi là kiểu áo sơ mi Oxford, tuy nhiên thì điều này đúng nghĩa là chỉ một chiếc áo sơ mi được làm từ 1 kiểu vải đặc biệt, chuyên dùng, có tên là vải Oxford, trong phong cách đặc trưng (ví dụ, với áo có cúc dưới cổ - cài vào thân áo). Áo sơ mi được là, gọn gàng được cho vào trong quần. 81
  82. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 82
  83. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 Kiểu cổ áo truyền thống nhât là cổ bẻ. Đây là kiểu cố mặc định cho các loại áo sơ mi của Pháp. Thông thường, kiểu cổ áo có cúc chân cổ thường được mặc với 1 chiếc áo Vest thể thao hoặc 1 áo khoác bên ngoài, mặc dù chúng từ lâu đã được chấp nhận ở Mỹ. Kiểu áo có cúc chân cổ không được mặc nhiều ngày nay, đặc biệt là với sự hồi sinh của nhiều kiểu áo sơ mi trang trọng với cổ bẻ và măng séc kiểu Pháp, thậm chí là trong trang phục kinh doanh. 2.7. Các tình huống ăn mặc và kiểu comple phù hợp Những kiểu trang phục khác nhau thì phù hợp trong những tình huống khác nhau. Những tình huống dưới đây sẽ đưa ra nhằm tạo ra những sự chọn lựa trang phục thích hợp nhất 2.7.1. Kiểu lễ phục (Full dress) 83
  84. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 - Tại rạp hát - Đi ăn tiệc cưới vào buổi tối - Ăn tối với lời mời của người thứ 3 - Tại buổi vui chơi giải trí 2.7.2. Kiểu Tuxedo 84
  85. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 - Tại rạp hát - Các bữa tối - Các bữa tiệc trịnh trọng - Ăn tối tại nhà hàng - Ăn tối tại nhà riêng 2.7.4. Kiểu Cutway hoặc Frockcoat với áo sơ mi kẻ sọc 85
  86. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 - Tiệc cưới chiều hoặc tối - Đi lễ chủ nhật - Kinh doanh ở Anh Quốc 2.7.5. Business suit (Trang phục công sở - Kinh doanh) 86
  87. Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448 - Trong hầu hết các bữa tiệc trang trọng vào ban ngày - Du lịch - Áo Vest màu xanh với cravat màu flannel cho bữa ăn trưa hoặc tại nhà thờ. - Kiểu Sack suit màu đen hoặc màu xanh thì không được mặc thay thế cho kiểu Cutaway trong tiệc cưới. 87