Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch

pdf 111 trang vanle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhai_thac_va_su_dung_cai_dep_nghe_thuat_truyen_thong_ao_dai.pdf

Nội dung text: Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Làm khóa luận là vinh dự và cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trƣớc khi tốt nghiệp. Khóa luận đƣợc sinh viên nhìn nhận nhƣ “công trình đầu tay” của mình, vì qua đây mỗi sinh viên đƣợc thể hiện sự quan tâm, nghiên cứu đến lĩnh vực thuộc ngành học mà bản thân tâm đắc nhất. Là một trong những sinh viên đƣợc làm khóa luận tốt nghiệp của ngành Văn hóa Du lịch khóa X, đƣợc góp phần thể hiện ý thức giữ gìn nét văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc của quê hƣơng thông qua nghiên cứu về cái đẹp nghệ thuật truyền thống của áo dài Việt Nam, Em xin cảm ơn BGH, Bộ môn Văn hóa Du lịch đã tạo điều kiện tốt nhất giúp sinh viên chúng em có cơ hội đƣợc trình bày quan điểm và thành quả nghiên cứu của mình thông qua khóa luận. Qua đây, Em xin kính chuyển lời cảm ơn đến Thầy giáo Nguyễn văn Bính- Tiến sĩ văn hóa với một trái tim đầy thơ và một tâm hồn lung linh tiếng nhạc Em xin cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của Thầy giúp Em nghiên cứu khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến anh chị, cô chú trong nhà may áo dài của NTK áo dài Lan Hƣơng (2A Mai Hắc Đế - Hà Nội), NTK Đức Hùng (Số 9 Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Hà Nội), NTK David Minh Đức (17 Yết Kiêu- Hà Nội), NTK Võ Việt Chung (phố Bà Triệu- Hà Nội) đã cung cấp thông tin giúp em hoàn thành khóa luận này. Khóa luận là tập hợp những nghiên cứu từ những tài liệu, ghi chép, phỏng vấn và cũng là những nhận định mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những thiếu hụt kiến thức. Kính mong nhận dƣợc sự đóng góp của Thầy Cô để Em đƣợc bổ sung về kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài ngƣời. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử và là một trong những nét đặc trƣng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của dân tộc đó, để khi nhìn cách ăn mặc của họ chúng ta có thể dễ dàng biết đƣợc họ thuộc quốc gia nào. Trang phục không chỉ đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể hiện cá tính của ngƣời mặc: diu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ. Trang phục khi đứng bên cạnh truyền thống đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Trang phục truyền thống ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang phục để mặc nhƣng chứa đựng bên trong đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất nƣớc, cùng bao nét đẹp tâm hồn của ngƣời dân đất nƣớc đó. Bộ trang phục truyền thống mang đậm giá trị thiêng liêng, cao quý đã đƣợc đúc kết qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế có thể gọi trang phục truyền thống là quốc phục_biểu tƣợng trang phục của một quốc gia. Ngày nay, Việt Nam đang tiếp nhận những nét văn hóa của ngoại quốc từ nhiều phƣơng diện, trong đó văn hóa mặc đang bị ảnh hƣởng nhiều nhất đến thế hệ trẻ Việt Nam khiến chúng ta cần tìm lại những nét đẹp truyền thống trong trang phục cổ truyền Việt Nam để cùng giữ gìn và tôn vinh. Nhận thấy trang phục áo dài truyền thốngViệt Nam mang trong mình nhiều giá trị thiết thực cho kinh tế, văn hóa xã hội của đất nƣớc nói chung và phục vụ cho các hoạt động Văn hóa Du lịch nói riêng, nên em xin nghiên cứu đôi nét về việc “ Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa Du lịch”. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài góp phần thể hiện tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời của cha ông bao năm tạo dựng và gìn giữ. Việt Nam đang trên đà hội nhập về nhiều lĩnh vực, cùng với hiệu quả tích Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 2
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cực mang lại còn không ít nguy cơ về sự hòa tan giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Ngành du lịch cùng với những ngành kinh tế khác đang phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Khai thác những lĩnh vực tự nhiên xã hội và văn hóa nào để phục vụ và phát triển du lịch bền vững cũng là điều đáng chú ý trong thời đại. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả và lâu dài những giá trị đó cho ngành du lịch và các hoạt động văn hóa của đất nƣớc là những nhiệm vụ của ngành văn hóa du lịch trong thời đại ngày nay. Áo dài là một trong những hiện thân độc đáo về văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam. Bản thân nó có lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp để đáp ứng nhu cầu và thẩm mĩ cuả ngƣời sử dụng. Áo dài tiềm tàng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân văn nhƣng cần đƣợc khai thác và sử dụng hợp lý. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu: thông qua hệ thống sách có liên quan đến đề tài và những tài liệu đƣợc tập hợp từ những nguồn cho phép, từ đó tổng kết và xây dựng những vốn tƣ liệu cơ bản để tạo dựng nội dung. Phƣơng pháp lịch sử: Thông qua những tài liệu đã đƣợc thu thập của những nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến đề tài, từ đở lý và nâng cao theo nội dung của đề tài để đáp ứng đúng yêu cầu nghiên cứu. Phƣơng pháp so sánh: So sánh vẻ đẹp truyền thống giữa áo dài truyền thống của Việt Nam và áo dài truyền thống của Nhật Bản và Hàn Quốc. Để từ đó làm nổi bật giá trị và vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và khả năng khai thác sử dụng vẻ đẹp đó vào các hoạt động văn hóa du lịch. Phƣơng pháp điền dã: Trực tiếp đến cơ sở sản xuất và bán áo dài Việt Nam để tìm hiểu về phƣơng thức may áo dài, đối tƣợng khách hàng chính, thị hiếu chung về áo dài, thái độ và cảm nhận về áo dài của những ngƣời may áo dài- chính là những ngƣời tham gia trực tiếp trong một những khâu quan trọng để bảo tồn áo dài. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 3
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu chiếc áo dài Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tại các địa phƣơng có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, nơi áo dài đƣợc tôn vinh và sử dụng phổ biến từ khi nó ra đời đồng thời có tiềm năng phát triển du lịch. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chương I : Cái đẹp áo dài Việt Nam dƣới góc nhìn nghệ thuật. Chương II: Thực tiễn hình ảnh cái đẹp áo dài Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Chương III : Quảng bá và khai thác cái đẹp truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động Văn hóa du lịch. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 4
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I: CÁI ĐẸP ÁO DÀI VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA DU LỊCH 1.1 Lý luận chung về “Cái đẹp”, cái đẹp nghệ thuật truyền thống, tổng quan về văn hóa du lịch. 1.1.1 Lý luận chung về cái đẹp Từ xƣa đến nay, quan niệm về cái đẹp đƣợc các nhà Mỹ học bàn luận rất nhiều, song chƣa đi đến một quan điểm thống nhất. Quá trình tìm tòi về cái đẹp tựu chung thƣờng xoay quanh hai câu hỏi cơ bản: “ cái đẹp là gì?” và “ Cái gì là đẹp?”. Các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại giải thích cái đẹp trên quan điểm vũ trụ luận. Họ dựa vào những đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất cái đẹp. Các nhà mỹ học duy vật đầu tiên ( Democorit, Aritsot) cho rằng cái đẹp có một số thuộc tính nhƣ sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lƣợng, chất lƣợng Các nhà mỹ học duy tâm ( Platon) lại cho rằng cái đẹp không gắn với sự vật mà ta thƣờng thấy, nó chỉ tồn tại ở thƣợng giới, cái mà chúng ta gọi là đẹp ở hạ giới chỉ là “ Cái bóng” của một ý niệm đẹp chiếu rọi từ thiên đình xuống. Các nhà mỹ học Trung cổ phong kiến Phƣơng Tây cho rằng cái đẹp bị kéo lên chín tầng mây. Vì cuộc đời chỉ là “ngọn nến leo lét trƣớc cơn gió mạnh”, là “con thuyền mỏng manh trƣớc cơn sóng dữ” nên cuộc đời không có cái đẹp. Chỉ có trênvƣờn địa đàng của chúa trời mới tràn ngập cây “ hằng sinh”, “ hằng sống”, mới có hạnh phúc vĩnh hằng. Thời phục hƣng đề cao khát vọng con ngƣời và đến thời kỳ Cổ điển đòi hỏi phải đẹp tình cảm để đề cao nghĩa vụ phục vụ quốc gia. Đến thời Khai sáng thì các nhà mỹ học Khai sáng cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hòa điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tƣởng của con ngƣời. Didro viết : “ Chỉ có những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ với những tạo vật của thiên nhiên thì mới sống lâu”. Các nhà mỹ học Cổ điển Đức giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 5
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cũng đƣa ra những quan điểm về cái đẹp khác nhau. Với I.Kant ( 1724- 1804) không thừa nhận cái đẹp khách quan, theo ông mọi vẻ đẹp chỉ là do sự định giá chủ quan. Nhƣng theo F. Heghen ( 1770- 1831) lại cho rằng cái đẹp tồn tại trong tự nhiên tuy nhiên còn mờ nhạt, và cái đẹp đọng nhiều nhất trong nghệ thuật. Các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga cho rằng “ cái đẹp là cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật là phản ánh cái đẹp ngoài đời” ( Tsecnusepki và Dobroeliubop). Các ông phản đối cái đẹp bất động, bất biến. cái đẹp phụ thuộc vào những điều kiện sinh sống của nhân dân. Quan điểm của một số dòng triết học Phƣơng Đông: Theo Nho giáo: “ Mỹ” gắn với “ Thiện”. Khổng Tử nhấn mạnh sự thống nhất Thiện- nội dung và Mỹ - Hình thức. Đó là biểu hiện giữa Đức và Văn. Mạnh Tử cho rằng cái đẹp thống nhất với Thiện, thêm Tín nữa là sự thống nhất Chân- Thiện- Mỹ. Theo Tuân Tử thì cái đẹp của con ngƣời là ở sự tu dƣỡng đạo đức, học tập, làm cho tính ác đi vào quỹ đạo của thiện. Theo Đạo giáo: cái đẹp chân chính là “ Đạo”. Cái “ Đạo” nằm trong hình thái sự vật, không nhìn thấy, không sờ thấy mà đều chỉ là cái hình thành bản thiên, tự tính, tự nhiên của nó. Cái đẹp của Đạo chân chính là không đầy không vơi, không thành, không mất, không có giới hạn giữa bộ phận và chỉnh thể. Theo Phật giáo: Đỉnh cao của cái đẹp là chốn “ Niết Bàn”, là trí tuệ, là cái không, cái siêu thực Có thể đƣa ra nhận xét rằng Cái Đẹp là một trong bốn phạm trù cơ bản của Mỹ học, giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, đƣợc hình thành do sự kết hợp các yếu tố khách quan - chủ quan, tạo nên thực thể hoàn thiện Chân - Thiện Mỹ, gây nên ảnh hƣởng toàn vẹn, sinh động, đầy xúc cảm lành mạnh và tiến bộ. Trong thế giới bao la rộng lớn với muôn ngàn hiện tƣợng, lĩnh vực, phạm vi khác nhau. Cái Đẹp đều có mặt, hiện hữu qua các sự vật với những kích thƣớc, hình dáng, phẩm chất đem đến xúc cảm, rung động thẩm mỹ cho con ngƣời. Từ những cái đẹp của tự nhiên do tạo hóa sinh ra nhƣ sông, núi, trăng, sao, cây cỏ, hoa lá đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa, đƣờng sá đều do bàn tay lao Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 6
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP động của con ngƣời làm ra và ngay thậm chí bản thân con ngƣời với hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng yếu tố của Cái Đẹp, là hiện thân của Cái Đẹp. Tuy nhiên, trên hết, tính hoàn thiện, toàn vẹn, chỉnh thể, sinh động và hài hòa đƣợc thể hiện cao nhất trong cái đẹp nghệ thuật; vì đó là cái đẹp đƣợc sáng tạo ra bởi những chủ thể tài năng theo mục đích của con ngƣời nhằm vƣơn tới lý tƣởng của loài ngƣời tiến bộ. Chúng ta biết từ kinh nghiệm thông thƣờng rằng mọi ngƣời không thấy đẹp đối với cùng đối tƣợng. Cái gì làm vui lòng một số ngƣời này lại không làm vui lòng những ngƣời khác. Thỉnh thoảng ngƣời ta “vin” vào điều này để nói rằng cái đẹp chỉ hiện hữu trong mắt ngƣời nhìn ngắm. Nhƣng nó cũng có nghĩa rằng khi thị hiếu của một ngƣời đƣợc trau dồi, ngƣời ấy có thể hiểu rõ giá trị của những yếu tố của cái đẹp trong các đối tƣợng mà các đối tƣợng này lại không làm vui lòng những ngƣời khác bởi vì họ chƣa biết cách đánh giá đúng cái đẹp đó. Phƣơng diện chủ quan của cái đẹp đƣợc Aquinas nhìn nhận khi ông định nghĩa cái đẹp là cái làm vui lòng chúng ta đang khi nó đƣợc nhìn. Ở đây từ “đƣợc nhìn” không liên quan gì tới việc nhìn thấy bằng mắt. Nó ám chỉ cái nhìn bằng tâm trí – một kiểu nhận thức trực giác đối tƣợng riêng lẻ đƣợc chiêm ngắm hay đƣợc kinh nghiệm về mặt thẩm mỹ. Sự thỏa mãn hay vui thích mà đối tƣợng đẹp đem đến cho chúng ta nằm ở tính khả tri của nó – trong cách nó đƣợc cấu tạo để cho chúng ta có thể đánh giá đúng nó trong tình trạng cá thể độc đáo của nó. Lý thuyết của Immanuel Kant về cái đẹp đƣợc trình bày bằng những thuật ngữ hơi khác . Tƣơng tự Aquinas, ông định nghĩa cái đẹp là cái gì mang lại cho người quan sát một kiểu vui thích không vụ lợi nào đó; nghĩa là, niềm vui thích, một cách thuần khiết và giản dị, đến từ sự thỏa mãn của chúng ta trong việc nhận biết đối tượng mà chúng ta đang chiêm ngắm. Nhƣng trong lúc Aquinas đƣa ra một phân tích về những yếu tố khách quan của cái đẹp, thì Kant viện đến một vài đặc điểm phổ quát của tinh thần con ngƣời làm nền tảng của Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 7
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ông để đƣa sự phán đoán thẩm mỹ thực thụ về cái đẹp lên trên phản ứng vui thích chủ quan đơn thuần trong đối tƣợng. Đối với ông, cũng nhƣ đối với Aquinas, thị hiếu tốt có thể đƣợc trau dồi và những ai có nó đều có một thẩm định đúng đắn hơn về những gì thực sự là đẹp. Tóm lại, Đẹp là một hiện tƣợng thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp. Nó là lĩnh vực vừa có tính bản thể vừa có tính định hƣớng. Có tính bản thể là vì đẹp có thể là một hiện tƣợng, sự vật hay một ý nghĩ, một hành vi nó tồn tại nhƣ những chỉnh thể độc lập. Có tính định hƣớng vì đẹp còn là một chuẩn mực do con ngƣời xác định lý tƣởng sống sao cho đạt tới Chân- Thiện- Mỹ. Đẹp là một lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Dù có thể tồn tại dƣới dạng vật chất, cái đẹp cũng liên quan đến đời sống tinh thần, tình cảm. Đồng thời đẹp là giá trị: Nó là sự đánh giá, thẩm định của con ngƣời về bản thân mình. Trong sự cảm nhận, vì cái đẹp có yếu tố khách quan, nên sự đánh giá cái đẹp mang tính vô tƣ nhƣng không phải là vô định. Gớt cho rằng: Cái đẹp cứu rỗi linh hồn chúng ta, không có cái đẹp cuộc sống thật buồn chán”. Đẹp vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. Nó vừa đƣợc tạo thành bởi các kết cấu hài hào- toàn vẹn tự thân, vừa chịu sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ. Tiêu chí để đánh giá và cảm thụ cái đẹp là Chân- Thiện- Mỹ, trong biểu hiện phong phú của nó qua tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp và tính nhân loại. Lý luận chung về cái đẹp nghệ thuật. a. Nghệ thuật là gì? Đó là một hiện tƣợng xã hội sống động, chứa đựng số phận cụ thể có bản chất “tổng hòa những quan hệ xã hội” rất chung mà cũng rất riêng, rất quen thuộc mà cũng rất mới lạ. Chính thể nghệ thuật là "bản sao" sinh động, toàn vẹn cuộc sống xã hội nhƣng đã vƣợt khỏi nguyên mẫu, lung linh tài năng sáng tạo và thấm đƣợm "cái tâm” vì con ngƣời, vì "ngƣời hơn" của quần chúng lao động mà nghệ sĩ là đại diện trung thực. Một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao là kết quả Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 8
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP của sự hòa quyện nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản: phản ánh chân thực đời sống xã hội, độc đáo, đặc sắc sáng tạo nghệ thuật tình cảm nhân đạo, với ý thức xã hội tiên tiến. Thời Cổ đại, ngƣời ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là: trivium (3 con đƣờng) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và quadrivium (4 con đƣờng) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật nhƣ kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ công khác đƣợc xếp ở hàng thấp hơn. Thời Trung cổ, nghệ thuật đƣợc coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ thuật chỉ còn là những gì mà ngƣời xƣa coi là nghề thủ công. Từ “nghệ thuật” đòi hỏi một cái gì đó đƣợc tạo nên một cách khéo léo bởi ngƣời nghệ sĩ. Có điều chính các nghệ sĩ đã phá bỏ các hạn chế do các định nghĩa loại đó tạo ra, thách thức các định kiến của chúng ta, và vƣợt xa các triết gia, các nhà tâm lý học và phê bình, chứ đừng nói chi đến đại chúng. Quan điểm dựa trên lý thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật lại cho rằng nghệ thuật là các đồ vật hoặc hình ảnh do con ngƣời tạo ra với một ý nghĩa tƣợng trƣng nhƣ một phƣơng thức giao tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình ảnh đó đều là nghệ thuật, mà một số chỉ đơn thuần là các ký hiệu mà thôi. Quan điểm của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự huyền bí.” Nhƣ vậy sự huyền bí là nguồn gốc của mọi nghệ thuật đích thực. Chính vì lý do đó chúng ta không có hy vọng có đƣợc một định nghĩa rõ ràng về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải đƣợc bằng lời. Nó giống nhƣ một trải nghiệm huyền bí vậy. Tác giả Noel Carroll, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ học Hoa Kỳ đã nói Trong cuốn sách, triết học nghệ thuật, một dẫn luận đương đại: “lịch sử nghệ thuật, nói một cách nào đó, chính là một lịch sử của những khái niệm nghệ thuật. Mỗi thời đại, Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 9
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nơi chốn, cộng đồng, hoàn cảnh cụ thể nào đó, sở hữu những khái niệm nghệ thuật khác nhau. Và chính những khái niệm nghệ thuật khác nhau đó, sẽ tổ chức các thực hành nghệ thuật khác nhau của mỗi thời đại, nơi chốn, cộng đồng và hoàn cảnh khác nhau”. Thành quả nghệ thuật là sự tích lũy không ngừng của kiến thức, sự lao động có nguyên tắc và tính trách nhiệm trong lao động đặc biệt ấy.Do vậy muốn đánh giá tính độc đáo của một nghệ sĩ, một tác phẩm, việc cần thiết là phải tìm hiểu mối dây đã từng nối ngƣời ấy tác phẩm ấy với cuộc đời bên ngoài. Nhƣ vậy để thấy rõ nghệ thuật vẫn có những chuẩn mực nhất định của nó, chuẩn mực là một kiến thức tổng hợp nằm trong phạm, trù nghệ thuật.Lịch sử nghệ thuật vẫn trân trọng các trƣờng phái nghệ thuật, con ngƣời lƣu giữ nó nhƣ lên biểu đồ quá trình thăng trầm tƣ duy của nhân loại trong bƣớc phiêu lƣu đi tìm cái đẹp. Vấn đề sinh tồn của con ngƣời cần nghệ thuật nhƣ một chất dinh dƣỡng, nhƣng cơ thể ấy có sức để kháng để tồn tại, nên nó có khả năng loại bỏ những gì không cần thiết hoặc phƣơng hại cho sự tồn vong và trƣởng thành của nó. Cho nên, giá trị và chuẩn mực nghệ thuật vẫn còn là điều phải bàn và cũng chỉ là việc nên thử bàn với nhau mà thôi, khi nhân loại vẫn còn phiêu lƣu đi tới. b. Cái đẹp nghệ thuật Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp mà chủ thể nghệ sĩ đã kết tinh lại bằng sáng tạo độc đáo của mình, đồng thời đem cống hiến cho Xã hội, cho sự toàn diện, hoàn mỹ vô tận của con ngƣời. Cái Đẹp trong nghệ thuật là sự hòa quyện đến mức gần nhƣ tuyệt đối của chỉnh thể tinh thần Chân - Thiện - Mỹ, của tình cảm - trí tuệ - khát vọng và ý chí con ngƣời. C.Mác đã từng nói đại ý rằng,trong toàn bộ hoạt động sáng tạo của con ngƣời, hoạt động nào con ngƣời cũng sáng tạo theo qui luật của Cái Đẹp nhƣng không ở đâu qui luật ấy lại đƣợc bộc lộ rõ nét nhƣ ở nghệ thuật. Đã từng có thời kỳ có lập luận cho rằng những cái đẹp đều phải có ích và cái có ích mới đẹp.Thật ra mọi vật trong đời sống của con ngƣời đều có ích và khi đã có ích thì đƣợc làm nên đẹp, đẹp đế tiện dụng, đẹp để dễ dàng trong việc Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 10
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trao đổi, đẹp để dễ nhìn. Có những lý luận cho rằng nghệ thuật phải do con ngƣời tạo ra, nhƣ vậy không có nghĩa là con ngƣời làm ra cái gì cũng là nghệ thuật. Khi thiên nhiên còn là những hiện tƣợng nhƣng có con ngƣời nghệ sĩ đƣa thiên nhiên vào âm nhạc, thơ ca, hội họa, thì thiên nhiên đã không còn tính hiện tƣợng nữa, mà đã thông qua “bƣớc đột khởi tƣởng tƣợng (saut de l'imagination) để thành những thành tố của nghệ thuật” . Lịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con ngƣời, qua các thời đại. Nhƣ vậy có thể nói giá trị nghệ thuật đã có từ khi chƣa có lý luận về thẩm mỹ học, và chúng ta buộc phải nhìn nhận một giá trị nghệ thuật trong một bối cảnh thời gian không gian nhất định. Và tiêu chí về cái đẹp vẫn là sự công nhận của thị hiếu đa số áp đặt. Nghệ thuật đẹp là nghệ thuật biết làm ta kinh ngạc và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cái đẹp trong nghệ thuật kỳ diệu khôn tả, nó có tác dụng chống lại sự đơn điệu, nhàm chán, nó đổi mới cuộc sống, màu sắc tình cảm của chúng ta, làm cho chúng ta có năng lực cảm thụ mọi khía cạnh, mọi sắc độ của tự nhiên và con ngƣời. 1.1.3 Cái đẹp Truyền thống a. Tổng quan về truyền thống Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tƣ tƣởng, phong tục tập quán, thói quen lối sống và cách ứng sử của cộng đồng ngƣời đƣợc hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác và đƣợc lƣu giữ lâu dài. Truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt: Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chổ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đƣờng đi tối tƣơng lai. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 11
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dƣỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lƣu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thếi giới bên ngoài vì các lý do khác nhau. Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào đã có sự đánh giá, đã đƣợc thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi dân tộc trên khắp hành tinh này, dù ở trình độ văn minh cao hay thấp, dù đã phát triển hay đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trƣng của riêng mình và do đó có hệ thống giá trị truyền thống riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chích là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó đƣợc truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ đƣợc bổ sung bằng các giá trị mới. Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam có không ít những giá trị mà chúng ta có thể bắt gặp ở các dân tộc khác. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi vì trong cái dân tộc không bao giờ nằm ngoài cái nhân loại. Cái đƣợc coi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta; chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta. Do đó, cái gì có thể đƣợc gọi, đƣợc coi hay đƣợc mệnh danh là truyền thống phải đƣợc xem xét từ ba khía cạnh của cuộc sống con ngƣời: truyền thống nhƣ là một phần của cuộc sống, truyền thống nhƣ là phƣơng tiện để bảo tồn cuộc sống và truyền thống nhƣ là sức mạnh định hƣớng phát tiển cuộc sống. Nói tóm lại, truyền thống không thể đƣợc nhận thức ngoài văn cảnh của các giá trị bởi lẽ sự hình thành của truyền thống cũng tuân theo mô hình giống nhƣ mô hình hình thành giá trị. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 12
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP b. Cái đẹp nghệ thuật truyền thống. Đó là cái đẹp mang trong mình yếu tố chung nhất đáp ứng chỉ tiêu về cái đẹp. Đồng thời cái đẹp nhất trong những cái đẹp mà đƣợc gọi là cái đẹp nghệ thuật ấy mang thêm những giá trị có tính lịch sử bất biến gọi là truyền thống. Nó đẹp và tồn tại trong cái nền truyền thống giúp cho vẻ đẹp ấy có giá trị vĩnh hằng. Cái đẹp nghệ thuật truyền thống đƣợc đánh giá và nhìn nhận theo nhiều phƣơng diện và lĩnh vực khác nhau sẽ mang lại những nhìn nhận khác nhau về giá trị của nó, càng nhìn nhận và càng đánh giá càng khai thác đƣợc những giá trị đặc thù. Nhƣng tựu chung lại vẫn là giá trị mỹ học có tính lịch sử lâu bền, đƣợc lƣu giữ và kiểm chứng qua thời gian, tồn tại và phát triển cùng lịch sử. Cái đẹp nghệ thuật truyền thống khác cái đẹp nghệ thuật hiện đại về giá trị lịch sử. Là nghệ thuật thì không ngừng bị biến đổi, tuy nhiên cái đẹp nghệ thuật hiện đại sẽ mang trong mình hơi thở thời đại và mang tính hiện thực cao. Với cái đẹp nghệ thuật truyền thống thì dù nghệ thuật có biến đổi hình dáng, màu sắc thì giá trị truyền thống vẫn đƣợc đánh dấu bằng chính giá trị của quá trình lịch sử đã tạo ra cho nó. 1.1.4 Lý luận chung Về Văn hóa Du lịch. a. Văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm hay định nghĩa về văn hoá, nhƣng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học, giảng dạy về văn hoá trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới vẫn chƣa thống nhất đƣợc một khái niệm chung nhất. Từng nhà khoa học, tác giả của từng cuốn sách nghiên cứu các lĩnh vực về văn hoá, mỗi giảng viên lại tự đặt ra một khái niệm riêng cho mình để nghiên cứu và giảng dạy. Mỗi thể chế chính trị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa học xã hội nhân văn cũng có một khái niệm về văn hoá riêng biệt. Nhiều nhà khoa học đi thống kê các khái niệm văn hoá và có thể tìm thấy hàng vài trăm khái niệm . Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 13
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó ngƣời khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với ngƣời khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lƣợng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa. Theo ngôn ngữ của phƣơng Tây, từ tƣơng ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng. Hai nhà nhân học ngƣời Mỹ là A. L. Kreber và K.Klaxon đã thu thập đƣợc 164 cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hoá. Trong cuốn “Triết học văn hoá” M.S.Kagan thu thập đƣợc hơn 70 cách định nghĩa khác nhau. Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm 1982, ngƣời ta cũng đã đƣa ra 200 định nghĩa về văn hoá. Theo nghĩa rộng: là tất cả sự sáng tạo của con ngƣời. Khái niệm theo nghĩa hẹp: Là những khái niệm theo một lĩnh vực nào đó mà nó đƣợc gắn với chữ văn hoá (trong ngôn ngữ Việt Nam). Theo nghĩa rộng nhất là khái niệm văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con ngƣời sáng tạo ra và mang tính giá trị. Theo khái niệm này, có thể thấy văn hoá bao gồm cả vật chất và tinh thần, cả kinh tế lẫn xã hội. Một số khái niệm dù không theo nghĩa rộng nhƣ trên nhƣng vẫn theo nghĩa rộng kiểu nhƣ: Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, văn hoá là tất cả đời sống tinh thần của con ngƣời v.v Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 14
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Tổng giám đốc UNESCO đƣa ra khái niệm: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động". Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thƣờng đƣợc hiểu là văn học, nghệ thuật nhƣ thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thƣờng khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cƣ xử và cả đức tin, tri thức đƣợc tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một ngƣời nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa đƣợc đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con ngƣời. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài ngƣời và nó là sản phẩm của ngƣời thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài ngƣời đạt đƣợc trí thông minh để định dạng môi trƣờng tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con ngƣời không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con ngƣời trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con ngƣời dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con ngƣời có khả năng hình thành văn hóa và với tƣ cách là thành viên của một xã hội, con ngƣời tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm ngƣời hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 15
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa đƣợc đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhƣ dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây: * Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học ngƣời Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa nhƣ sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con ngƣời thu nhận đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã hội. * Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học ngƣời Mỹ: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống”. * Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học ngƣời Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm ngƣời nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cƣ xử, ). * Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trƣờng, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con ngƣời. Một trong những cách định nghĩa nhƣ vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sƣ Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: “Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 16
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”. * Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học ngƣời Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội b. hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó đƣợc các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa * Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học ngƣời Mỹ gốc Nga, ngƣời sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì đƣợc tạo ra, hay đƣợc cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tƣơng tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau. Năm 2002, UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO Từ ngày 26/7 đến 6/8 năm 1982, ngƣời ta đã đƣa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa nhƣ sau : “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. b. Du lịch là gì? Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 17
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC - World Travel and Tourism Council), du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vƣợt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng. GS. TS Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: "Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa". Điều này không sai, vì mỗi hoàn cảnh khác nhau (về thời gian và không gian), mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngƣời có cách hiểu khác nhau về du lịch. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nƣớc Anh: "Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí". Theo ông Kuns (ngƣời Thụy Sỹ): "Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch". Năm 1930, Clusman (ngƣời Thụy Sỹ) cho rằng "Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên". Hai GS. TS Hunziker và Kraf là những ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết cung du lịch đã đƣa ra định nghĩa: "Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời". Ông Michael Coltman (ngƣời Mỹ) cho rằng: "Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch". Tháng 6 - 1991, tại Otawa (Canada) diễn ra Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch cũng đƣa ra định nghĩa: "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 18
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm". Dƣới góc độ địa lí du lịch, Pirogionic (1985) cho rằng "Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá". Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), thuật ngữ "du lịch" đƣợc hiểu nhƣ sau: "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" Thông qua một số định nghĩa trên, có thể nói rằng du lịch là một dạng hoạt động đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội. 1. 2 Giới thiệu chung về Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và đặc trƣng của Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 1.2.1 Giới thiệu chung về Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ a. Từ trƣớc thế kỷ 17 Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phƣơng Bắc. Nhƣng áo dài là loại trang phục riêng của ngƣời Việt vì những khi lễ lạt, ngƣời xƣa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ nhƣ áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hƣởng của phƣơng Bắc. Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 19
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thƣờng gọi là xƣờng xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thƣợng Hải trong thập niên 1930. Ngƣợc dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thƣớt tha trong gió đã đƣợc tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm thủy tổ của nó, vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện trƣớc thời Hai Bà Trƣng (năm 38-42 trƣớc Tây lịch) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (5000 năm trƣớc Tây Lịch). Theo truyền thuyết, Hai Bà Trƣng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cƣỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhàHán. Cũng tƣơng truyền, do tôn kính Hai Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tƣợng trƣng cho bốn bậc sinh thành (của hai vợ chồng). Khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải đƣợc dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lƣng (gọi là sống áo), mép của hai mảnh đƣợc nối vào nhau và dấu vào phía trong. hai mảnh trƣớc đƣợc thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thƣờng, gấu áo đƣợc vén lên, chỉ khi có đại tang (tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Đấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc, khiêm tốn. Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai Bà, tƣớng Mã Viện áp đặt một chế độ cai trị hà khắc nhằm đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn 1000 năm dƣới sự đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo tứ thân cũng nỗi trôi theo mệnh nƣớc nhƣng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa phƣơng, nhất là miệt quê, cho đến ngày hôm nay. b. Từ thế kỷ 17- thế kỷ 19 Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng nhƣ địa vị xã hội của ngƣời phụ nữ. Giống nhƣ một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 20
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam. Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631 giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của ngƣời Việt ở đầu thế kỷ 17 "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt " Giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo đƣợc ngƣời Việt xƣa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dƣới thắt lƣng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà ngƣời xƣa mặc trƣớc ngực hay dƣới thắt lƣng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tƣợng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trƣớc đây. Vào thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân đƣợc biến cải thành áo ngũ thân, rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân cũng dƣợc may nhƣ áo tứ thân, nhƣng vạt áo bên phải phía trƣớc chỉ đƣợc may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái đƣợc may bằng hai thân vải nhƣ vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo năm thân có khuy áo nhƣ đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy nhƣ áo dài ngày nay hoặc thắt vạt nhƣ áo tứ thân. Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tƣợng trƣng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tƣợng trƣng cho ngƣời mặc áo; năm chiếc khuy tƣợng trƣng cho đạo làm ngƣời theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thƣơng ngƣời, nhân từ), Lễ (biết trên, dƣới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín). Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan của Việt Nam nhƣng không khỏi sự ảnh hƣởng của Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ. Triều đình Huế ký hòa ƣớc Patenôtre nhƣợng quyền cai trị nƣớc vào tay Pháp năm 1884, văn hóa Tây Phƣơng bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đi đôi với Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 21
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP việc dạy chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho. Cuộc sống bỗng biến đổi theo đà đua đòi của văn hóa Tây Phƣơng, nhất là ở những đô thị lớn. Năm 1819, cách ăn mặc của ngƣời dân vẫn giống nhƣ giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trƣớc đó với quần lụa đen và áo may sát ngƣời dài đến mắt cá chân. c. Đầu thế kỷ 20 Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trƣớc và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trƣớc. Tay áo may nối phía dƣới khuỷu tay vì các loại vải ngày xƣa chỉ dệt đƣợc rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thƣờng ôm sát ngƣời, rồi tà áo may rộng ra từ sƣờn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm. Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo nhƣ thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ. Áo dài ngày xƣa hầu hết đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế đƣợc may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thƣợng lƣu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần đƣợc may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. d. Từ năm 1930- 1940 Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thƣờng đƣợc may trên mắt cá khoảng 20cm, thƣờng đƣợc mặc với quần trắng hoặc đen. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 22
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP e. Từ năm 1940- những năm 1990 Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhƣng gần nhƣ họ chỉ bỏ đƣợc phần nối giữa sống áo, vì vải phƣơng Tây dệt đƣợc khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tƣờng ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài đƣợc ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dƣới. Nhƣng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo đƣợc gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trƣớc cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sƣờn bên phải. Nhƣng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943. Đến khoảng năm 1950, sƣờn áo dài bắt đầu đƣợc may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lƣợn theo thân ngƣời Thân áo sau rộng hơn thân áo trƣớc, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong đƣợc cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu đƣợc hạ thấp xuống. Áo dài đƣợc thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu đƣợc may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân Nhiều ngƣời sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thƣợng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhƣng vẫn giữ đƣờng lƣợn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng đƣợc may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu đƣợc cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo đƣợc nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi đƣợc lót hai ba lớp. Năm 1975, đất nƣớc thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhƣng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu đƣợc bạn bè quốc tế nghĩ tới nhƣ là một biểu tƣợng của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 23
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hoa Hậu Áo dài đầu tiên. Sáu năm sau, tà áo dài xanh thƣớt tha đã đƣa Việt Nam tới danh hiệu "Trang phục truyền thống đẹp nhất" tại Tokyo, Nhật Bản. Các nhà thiết kế đƣơng đại thƣờng "thí nghiệm" với các loại vải mới , các motif lạ mắt, các hoa văn của ngƣời dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đƣờng may nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trƣớc bằng những chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhƣờng chỗ cho quần đồng màu hoặc ngƣợc hẳn với áo. g. Hiện nay Ngày nay, áo dài vừa là đồng phục duyên dáng của nữ sinh cấp 3, Là hình ảnh của ngƣời tiếp viên hàng không Vietnam Airlines, lại vừa là trang phục lễ Tết, hội hè Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc. Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cƣới dân tộc đƣợc cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cƣới đƣợc thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo dài cƣới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhƣng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần. Áo dài trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải biên để hiện hữu chính thức hoàn hảo vào những năm của thập niên 2000. Nhìn chung vẫn trên nền kiểu dáng cũ, tuy nhiên áo dài thời nay trông chỉn chu đến từng đƣờng may, kỹ lƣỡng đến từng tiểu tiết trang trí nhỏ làm sao để ngƣời mặc thấy hài lòng, ƣng ý nhất. Cổ áo cách điệu theo nhiều dáng nhƣ cổ cao 3 phân, cổ tim, cổ thuyền tròn, cổ yếm Vạt và đuôi áo may ngắn hoặc dài, hàng khuy lƣợn trƣớc ngực cũng “lúc ẩn lúc hiện” tùy theo sở thích cũng nhƣ ý tƣởng sáng tạo của các nhà thiết kế. 1.2.2 Đặc trưng của áo dài Việt Nam. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xƣa nhất là áo giao lãnh, tƣơng tự nhƣ áo tứ thân nhƣng khi mặc thì hai thân trƣớc để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lƣng mầu buông thả. Xƣa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 24
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xƣa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát : Thƣờng phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không đƣợc xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc. Áo dài Le Mur Vạt trƣớc đƣợc nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bƣớc đi đồng thời thân trên đƣợc may ôm sát theo những đƣờng cong cơ thể ngƣời mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trƣớc đƣợc dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sƣờn. Áo dài Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đƣa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân ngƣời, trong khi hai vạt dƣới đƣợc tự do bay lƣợn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, đƣợc giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm đƣợc hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên. Áo dài tay giác lăng kiểu may áo dài với cách ráp tay giác lăng. Cách ráp này đã giải quyết đƣợc vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thƣờng xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài đƣợc bố trí chạy từ dƣới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải đƣợc bo sít sao theo thân hình ngƣời mặc từ dƣới nách đến lƣờn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đƣờng cong của thân hình ngƣời phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế. Áo dài miniraglan: Phiên bản này đƣợc áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhƣng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thƣơng. Chiếc áo dài có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 25
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thân nhƣng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ ngƣời mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thƣớt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân đƣợc bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo. Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một ngƣời, dành cho riêng ngƣời đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Ngƣời đi may đƣợc lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến satin, voan Thêu máy đƣợc phổ biến, bên cạnh đó vẫn còn cách thêu tay truyền thống, công nghệ cắt ráp tạo ra rất nhiều kiểu mẫu hoa văn độc đáo trên áo dài. Áo dài thực chất chỉ gồm hai phần chính là phần thân áo và chiếc quần dài phủ kín đôi chân. Tạo dáng áo và trang trí toàn thân áo là quan trọng nhất nhƣng chính chiếc quần lại là điểm chốt quan trọng, làm cho áo dài khác biệt với bất cứ loại trang phục nào. Không có một qui chuẩn cụ thể, áo dài phóng khoáng với nhiều dáng ngƣời. Bất cứ ai cũng đều mặc đƣợc áo dài. Áo dài Việt đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. Áo dài Việt kín đáo mà đầy gợi cảm. Những đƣờng cong quyến rũ đủ sức níu kéo mọi ánh nhìn. Khoác lên ngƣời chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã đƣợc gìn giữ, truyền thụ lại. Theo chân nhiều ngƣời đẹp ra nƣớc ngoài, đến với bạn bè năm châu qua các cuộc thi hoặc gửi gắm tình cảm của những ngƣời con xa xứ, đâu đâu cũng thấp thoáng tà áo dài bay bay. Qua mỗi vùng quê áo dài lại phản ánh một cá tính riêng. Ngƣời Hà Nội mặc áo dài với đầy nét đoan trang đến yêu kiều. Hình ảnh các cô gái Huế kín đáo trong tà áo tím mộng mơ làm rung động biết bao con tim. Hay cái sự hơi phá cách nhƣng không kém phần dịu dàng, đằm thắm thêu dệt nên ký ức ngƣời dân miền Nam. Áo dài chính là hiện thân của nhiều sự kết tinh để làm nên một "cái đẹp mỹ miều". Nói đến áo dài ngƣời ta hay có một cái liên tƣởng đến nét đẹp cổ kính, xa Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 26
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xƣa còn đọng lại. Hình ảnh áo dài cũng gắn liền với quạt giấy, đài hoa sen hay chiếc nón lá. Con gái Việt mặc áo dài với vẻ đẹp trắng trong và thuần khiết. a. Áo dài- Hình ảnh nghệ thuật mang tính thẩm mỹ độc đáo. Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của ngƣời Việt, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, đƣợc xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của ngƣời Việt Áo Dài- trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó đƣợc xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhƣng vẫn biểu lộ đƣờng nét của một ngƣời thiếu nữ. Nó thay thế trang phục cổ truyền mà mầu sắc và kiểu dáng phải tuân theo những đòi hỏi lễ nghi và những tầng lớp xã hội. Mầu vàng chỉ dành cho những ông vua và họ đƣợc mặc áo lông bào. Mầu trắng là mầu tang còn mầu xanh dành cho các vị quan trong những dịp trang trọng. Chiếc áo dài nhƣ dòng sông thời gian, dòng sông của cái đẹp chảy qua ngƣời đàn bà làm trái tim nàng bị mắc cạn hay chính vì có dòng sông tuyệt vời kia làm cánh đàn ông phải chết đuối trong tà áo dài, để trái tim đa tình mình muôn năm bị mắc cạn trên đó” áo dài đẹp khiến nhiều nhà phê bình, nhiều nhà nghệ thuật nghiên cứu mỹ học phải thốt lên nhƣ thế. Chiếc áo dài có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhƣng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ ngƣời mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thƣớt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân đƣợc bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo. Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một ngƣời, dành cho riêng ngƣời đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Ngƣời đi may đƣợc lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Ở những nơi công sở hoặc văn phòng làm việc, phụ nữ Việt Nam mặc áo Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 27
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dài một màu tạo nên vẻ gọn gàng và trông rất đẹp mắt. Ở hải ngoại, trong những dịp ca nhạc hội, đám cƣới, hoặc những ngày hội dân tộc, những phụ nữ và những thiếu nữ Việt Nam có khi cả phái nam vẫn mạc áo dài, vẫn tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài. Ngƣời nƣớc ngoài, có thể vì thế mà dễ say mê vẻ đẹp của áo dài Việt hơn các loại áo váy khoe rất nhiều da thịt của phụ nữ Âu Tây. Với các phong cách áo dài duyên dáng và độc đáo Bắc-Trung-Nam, ở 3 thành phố tiêu biểu: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, áo dài Việt ngày càng quyến rũ các nhà tạo mẫu trong và ngoài nƣớc lấy cảm hứng, làm cho áo dài Việt ngày càng phong phú kiểu dáng, trở nên thật bắt mắt, và sáng giá trên trƣờng thời trang quốc tế. Không chỉ phụ nữ Việt, đàn ông Việt cũng đã coi áo dài là thời trang lễ hội. Áo dài the đen, cùng khăn xếp, chiếc ô đã thành biểu tƣợng trang phục cho liền anh quan họ Bắc Ninh và không chỉ trong lễ hội hát quan họ. Các vị nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới, tham dự các cuộc hội họp quốc tế ở Việt Nam mấy năm gần đây đã thú vị, tự hào khoác lên mình những tấm áo dài Việt, vừa truyền thống, lại vừa rất hiện đại. Không phải ngẫu nhiên, các hoa hậu Việt Nam , trong các cuộc thi trong nƣớc và quốc tế, đều chọn áo dài trong màn trình diễn trang phục dân tộc. Và quả thật đẹp mắt, khi những hoa hậu ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam năm 2007, trên bãi biển Nha Trang, đã nhất loạt khoe vẻ đẹp hình thể trong tà áo dài Việt. Vậy nên, đủ lí do lịch sử-thẩm mĩ để cho thấy: đã có một văn hóa mặc áo dài Việt Nam , và không chỉ ở Việt Nam b. Cái đẹp nghệ thuật trong lĩnh vực thời trang- Áo dài Việt là tích hợp văn hóa mặc Đông –Tây Ngày nay, chiếc áo dài đã đi sâu vào làng thời trang trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Đặc biệt trong những buổi đại nhạc hội luôn có một màn trình diễn áo dài thời trang đƣợc sáng tạo và may cắt khéo léo bởi những nhà tạo mẫu nhƣ Liên Hƣơng, Minh Hạnh, và Sĩ Hoàng. Sự di chuyển thẩm mĩ tinh tế, duyên dáng, từ tà áo tứ thân truyền thống đến chiếc áo dài Việt những năm 30 đầu TK XX, là do công lao của hai họa sĩ Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 28
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “Tây học”, vốn là sinh viên trƣờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dƣơng: Lê Phổ và Cát Tƣờng. Hai họa sĩ đã cải tiến chiếc áo tứ thân cổ truyền thành áo dài hai vạt, với nhiều kiểu cách phong phú trong chiết eo rộng hẹp, trong khoét cổ: cổ thuyền, lá sen, cổ cao, cổ trái tim, phỏng theo áo đầm dạ hội của Pháp Có lẽ, do ấn tƣợng bởi cái tên “lạ”, nên ngƣời Pháp gọi áo dài theo tên họa sĩ Cát Tƣờng, vốn hiểu theo nghĩa Hán-Việt: Cát Tƣờng là may mắn, tốt lành, thì bị hiểu lầm theo nghĩa tiếng Pháp là “bức tƣờng” (lemur). Do đó, tất cả những áo dài của giai đoạn ban đầu này, đều đƣợc gọi thành tên chung là áo dài lơ muya. Tên gọi “nửa Tàu nửa Tây” nhƣng áo dài mãi đẹp, đối với phụ nữ Việt ở đô thị Việt Nam đầu TK XX đang đƣợc “Âu hóa”. Áo dài đƣợc hoan nghênh rầm rộ song, phụ nữ Việt ở các đô thị Việt Nam đầu TK XX, do văn hoá mặc truyền thống chi phối, phần đông vẫn không bị quá đà “Âu hóa”, nên họ cùng chấp nhận loại áo dài kiểu giản dị, may rộng thoải mái, không phô bày hình thể sỗ sàng, không bó eo, cổ cao kín đáo Sau này, áo dài đƣợc điều chỉnh, sàng lọc qua thời gian và thẩm mỹ hiện đại, từ áo “Le mur” đã cải tiến thành “áo dài tân thời”, khiến phụ nữ đô thị rất ƣa chuộng. Và nó vẫn còn đẹp cho đến gần trăm năm sau, nghĩa là cho đến tận bây giờ, năm 2010 và chắc sẽ đẹp mãi. Về tỉ lệ âm dƣơng, áo dài đẹp trên sự hài hòa âm dƣơng của thân thể ngƣời con gái Việt. Tính từ trên vai xuống eo thon thắt đáy, áo dài phô hết phần dƣơng tính (theo cách mặc phƣơng Tây) nửa phần thân trên của hình thể ngƣời đẹp Việt: cổ áo may khít, ôm lấy cổ kiêu ba ngấn, vai ôm tròn, eo cũng ôm khít “lƣng ong”, và xẻ tà áo hai bên cho cao, hở lƣờn chút xíu thấp thoáng vừa đủ gợi cảm.(Ta có thể nghĩ, để hở một chút da thịt ở eo lƣng, áo dài hiện đại đã cố níu giữ vẻ đẹp dân dã đa tình xa xƣa đầy quyến rũ của yếm thắm, (thẩm mĩ cổ truyền quan niệm: “Đàn ông đóng khố đuôi lƣơn/ Đàn bà yếm thắm hở lƣờn mới xinh”. Áo dài không phải là áo cánh, nên chiếc yếm, vốn là áo lót cổ truyền, đã bị thế chỗ bởi áo lót phƣơng Tây, nâng đỡ ngực, mà ngƣời Việt quen gọi là xu- Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 29
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chiêng (từ tiếng Pháp: “soutien”). Từ đầu thế kỉ XX, tà áo dài đô thị đã giã biệt những gam màu tối, u trầm cổ truyền của làng quê, để chuyển sang màu sắc rực rỡ tƣơi vui Tuy nhiên, áo dài vẫn giữ đƣợc “lề truyền thống” của văn hóa mặc áo dài xƣa, khi thu lại chỉ còn hai vạt kín đáo. Áo cánh bên trong áo tứ thân có thể thấp thoáng cổ yếm ở trong, nhƣng áo dài tân thời thì che kín, không để hở cổ, hở ngực. Cổ áo cao và hồ cứng đƣợc phụ nữ ƣa chuộng nhất. GS.VS Trần Ngọc Thêm, trong sách “ Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, từng nhận xét hóm hỉnh rằng, áo dài tân thời, do sự giữ gìn lề thói kín đáo từ xƣa, mà hóa ra “bảo hoàng hơn vua”, nhƣ muốn cân bằng lại cái khuynh hƣớng dƣơng tính hóa, hơi nghiêng lệch về phƣơng Tây của chính nó. Vì thế, áo dài Việt đƣợc ngƣời phƣơng Tây khen là rất gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhã. Phục sức áo dài đã biểu lộ cái duyên riêng của ngƣời phụ nữ Việt, một thứ “duyên lặn vào trong”, chứ không lộ liễu “duyên bong ra ngoài”. Tƣ liệu của GS. Trần Quốc Vƣợng (Sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” cho biết: Vị cố đạo ngƣời Italia Cristoforo Borri, từng sống ở Việt Nam từ năm 1618 đến 1621, viết Ký sự Đàng Trong, đăng trên Đông Dương tạp chí số 4,1909, tr. 361-367, đã ca ngợi phụ nữ Việt Nam: “tính khí êm dịu hơn bất cứ dân tộc nào khác ở phƣơng Đông”, “ đón tiếp khách khứa rất nồng hậu, mời ăn cơm và coi nhƣ bạn bè”. “Tâm tình khoáng đạt, thoải mái”, “dáng đi thong thả uy nghi”, và kết luận: “quần áo của họ có lẽ là kín đáo nhất vùng Đông Nam á. c. Áo dài trong thơ ca Áo dài tứ thân, hai lớp, hai vạt trƣớc buông phủ ngoài váy dài đến gót chân, đúng kiểu “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” mà cô thiếu nữ tuổi trăng rằm đã mặc trong “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm, tững đã làm thất lạc hồn vía cậu trai lõng thõng đi theo chị. Áo dài đã đi vào cả văn chƣơng dân gian lẫn văn chƣơng hiện đại thế kỉ XX. Đặc biệt, nó đƣợc lên ngôi trong thơ của các thi sĩ Thơ Mới: Nguyễn Bính, Nguyễn Nhƣợc Pháp. Về sau, cả thi sĩ Kinh Bắc Hoàng Cầm cũng đồng thuận yêu cái “xống áo đa tình” ấy trong những thi phẩm nổi tiếng: Chân quê, Em đi chùa Hương, và Lá diêu bông. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 30
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Bính có bài thơ “Chân quê” lộng lẫy, ca ngợi vẻ đẹp tà áo tứ thân. Cô thiếu nữ thôn quê chỉ đẹp trong mắt ngƣời trai quê, khi nàng duyên dáng mặc “áo xống quê kiểng” ấy. Đến nỗi, cô gái quê rời làng, đi tỉnh, trở về, chỉ thay trang phục tứ thân, với yếm lụa sồi, khăn mỏ quạ, quần nái đen, khăn lưng đũi, bằng trang phục thị thành: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm , chàng trai quê đã lập tức than: “em làm khổ tôi”. Tôi, là chàng trai quê ấy, đã phải chịu nhún nhƣờng mà khẩn nài: van em em hãy giữ nguyên quê mùa, xin em cứ mặc nhƣ hôm đi lễ chùa, cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Rồi chẳng đặng đừng, chàng trai vân vi bóng gió: Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u mình với chúng mình chân quê, để muốn nói gần nói xa, chẳng qua nói thật: Đất lề quê thói, em tôi đừng dại mà đánh mất vẻ đẹp mộc mạc của xống áo quê mùa. Đừng làm anh cả nghĩ: hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Mỗi ngƣời Việt Nam hẳn trên một lần đƣợc nghe những giai điệu trong sáng gọt ngào nhƣ tà áo quê hƣơng. Không phải ngẫu nhiên hình ảnh chiếc áo dài lại trở thành “ tâm hồn quê hƣơng” và cũng không phải riêng nhạc sĩ Từ Huy bày tỏ cảm xúc thân thƣơng với tà áo dài thông qua “ một thoáng quê hƣơng” nổi tiếng một thời: “Táo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàng Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi ” Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài nhƣ bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau Biết bao giờ thấy nhau (Ngàn thu áo tím) Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 31
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tất Nhiên Tháng giêng em áo dài trang nhã Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam Đài các chân ngà ai bước khẽ Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim) đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa (Em hiền nhƣ Ma-soeur) Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng). Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức đƣợc nâng lên thành huyền thoại: Biển dâu sực tỉnh giang hà Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh) Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này đƣợc phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Bài "Tƣơng tƣ" của Nguyên Sa cũng có đoạn ca ngợi chiếc áo dài: Có phải em mang trên áo bay Hai phần gió thổi, một phần mây Hay là em gói mây trong áo Rồi thở cho làn áo trắng bay "Ngày xƣa Hoàng Thị" của Phạm Thiên Thƣ kể về chuyện tình thuở học Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 32
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa: Áo tà nguyệt bạch Ôm nghiêng cặp sách Vai nhỏ tóc dài". d. Cái đẹp nhân văn đậm chất Việt Nam, Cái đẹp hài hòa âm dƣơng trong văn hóa phƣơng Đông. Áo dài là một trong số những từ thuần Việt (nhƣ nƣớc mắm, phở, nem ), từ lâu, đã đƣợc ngƣời nƣớc ngoài sử dụng từ nguyên tiếng Việt, không qua dịch thuật, và trên văn bản, đƣợc viết hoa, không dấu: AO DAI. Nhƣ thế, áo dài đã trở thành biểu tƣợng về cái đẹp trong văn hóa mặc của ngƣời Việt, đƣợc thế giới biết đến, công nhận, ngợi khen, ngƣỡng vọng Tìm về ngọn nguồn của tà áo dài duyên dáng Việt Nam hôm nay, phải tìm về văn hóa mặc của phụ nữ nông dân châu thổ sông Hồng, với nền văn minh lúa nƣớc đặc trƣng của vùng văn hóa gốc: châu thổ Bắc Bộ. Khi các nghệ sĩ nhà hát chèo Việt Nam lƣu diễn ở Châu Âu, và nói chung, ở Phƣơng Tây, điều làm “bắt mắt” công chúng phƣơng Tây nhất lại chính là vẻ đẹp dung nhan, sắc vóc của các cô đào chèo, với xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong vai những nhân vật chèo cổ dân gian nức tiếng ở Việt Nam: Thị Màu,Thị Kính, Thị Phƣơng, Xúy Vân, Mẹ Đốp, Đào Huế, Đào Nấp Dù họ là đào lệch hay đào chín, “chín” hiền ngoan, chung thủy, ăn ở phúc đức đầy đặn, đẹp nết đẹp ngƣời nhƣ Thị Kính, Thị Phƣơng, hay “lệch” nhƣ Thị Màu, Xúy Vân, thật nồng nã, đáo để, chênh chao, thì tất cả đều phải mặc áo xống cho thật đẹp. Và do thế, gốc tích văn hóa trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đình, từ xa xƣa đã đƣợc các nhà nghiên cứu văn hóa “chỉ định” là bộ váy áo tứ thân (phổ biến hơn so với áo năm thân, đều đƣợc gọi chung là áo dài), thƣờng đƣợc phụ nữ mặc vào dịp lễ hội của châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa điển hình nhất về nghề trồng lúa nƣớc của dân tộc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa mặc của Việt Nam: Từ TK XIX đến 1945, ở miền Trung và miền Nam , cũng nhƣ ở một số vùng miền Bắc, ngƣời ta đã “bình dân hóa” cái áo dài. Phụ nữ Việt đã mặc áo dài ngay cả khi lao động Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 33
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nặng nhọc: nhƣ gánh gồng, cấy lúa, tát nƣớc, gặt hái, chợ búa Chính là vùng văn hóa này, về cơ bản, đã sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy. Thói quen buộc chéo của hai vạt áo tứ thân ngoài biểu trƣng của chiếc thắt lƣng, của sự nén lại, ấn xuống theo tinh thần hƣớng nội nghĩ bằng bụng Việt Nam. Nó còn nhắc nhở ngƣời phụ nữ luôn nhớ tới bổn phận, giới tính mình với bao nhiêu ràng buộc, bao nhiêu cấm kỵ của xã hội phong kiến, của nếp gia đình, chồng chúa vợ tôi. Và cái nút buộc phận số trƣớc eo thon của thân hình "dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên" kia còn có ý che đi cái đẹp thân xác, giấu đi nét nở nang taọ hóa của thẩm mỹ ngƣời đàn bà. Hai vạt trƣớc buộc chéo vào nhau của áo tứ thân đã buộc ngƣời phụ nữ vào chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vào bổn phận thấp hèn, đầu hè xó bếp của thân phận đàn bà xƣa nhƣ chiếc lạt buộc đóm mạ mà Nguyễn Du đã phải kéo lên: "Đau đớn thay phận dàn bà". Chiếc áo dài hôm nay thoát từ chiếc áo tứ thân dân tộc nhƣng đã biết các phá tan hai nút buộc của hai vạt trƣớc, nối chúng lại thành một vạt dài lênh đênh theo thân hình uốn lƣợn "Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao" của thân thể ngƣời đàn bà Việt Nam mà tung bay với tinh thần đề cao, tụng ca phụ nữ. Chiếc áo dài thon thả hôm nay chính là phản ánh tinh thần giải phóng phụ nữ, đƣa vẻ đẹp ngƣời đàn bà Việt Nam lên đỉnh điểm mây trời, khoe dáng vẻ và tâm hồn phái đẹp cho cỏ hoa còn phải mê man, ghen ty. Ngƣời Việt bao giờ cũng mang hình ảnh dòng sông trên ngƣời trong hai vạt áo dài tung bay sau trƣớc. Hai khúc sông hòa theo nhịp bƣớc trên đƣờng thiên lý của lịch sử, hai vạt áo tiền hô hậu ủng tạo thế âm dƣơng hài hòa cân bằng, khiến con ngƣời nhƣ đƣợc chắp thêm đôi cánh của hƣ và thực, quả là nét đẹp vô cùng của văn hóa Việt Nam. Khi ngƣời bƣớc đi, vạt áo dài trƣớc đã bay về phía tƣơng lai, khi đôi chân đang thì hiện tại và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bƣớc đi, ngƣời Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tƣơng lai và quá khứ tung bay trƣớc sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hào hoa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thúy và lãng mạn biết chừng nào ? Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 34
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, ngƣời Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại những vật tổ lông của mình là con chim bay trên trời kết hợp với giao long bay dƣới nƣớc. Chiếc áo dài làm con ngƣời vừa là mình, vừa giống nhƣ chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, vừa là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nƣớc, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam. Vẻ đẹp gốc của những tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, vốn là vẻ đẹp chân quê, trƣớc tiên là ở dáng áo dài buông xuôi theo thân ngƣời mặc. Áo buông bỏ, may khá rộng, nhƣng không buông thõng, mà đƣợc thắt khít khao vào lƣng ong ngƣời mặc, bằng hai dải thắt lƣng màu hoa thiên lý và xanh lục. Bên trong áo dài là áo cánh màu rực rỡ: vàng chanh, hồng đào, mỡ gà, hồ thủy lồng vào nhau, theo “mớ ba mớ bảy”( Nam Bộ nóng, chỉ mặc lồng hai áo, gọi là “áo cặp”). Bên trong áo cánh là yếm lót mình, với các màu: đỏ thắm (dành cho lễ hội), yếm nâu, trắng , thƣờng là khâu tay, phụ nữ Việt hay mặc trong những ngày làm ruộng, hoặc quanh quẩn trong nhà, hầu chồng, chăm con Đƣờng viền vai áo thật tròn, ôm lấy bờ vai, và cổ áo chính là cổ yếm. Yếm và áo đƣợc gái quê Kinh Bắc mặc đẹp đến mức thành ca dao, dân ca cho quan họ hát huê tình đã vài trăm năm ở quê hƣơng Kinh Bắc, làng quan họ yêu nhau thắm thiết, quyến quyện, đến độ cởi nhẫn, cởi nón, cởi áo, rồi cả cởi yếm cho nhau, về nhà dối mẹ, bảo qua cầu, nhẫn rơi, nón bay, áo yếm cũng bay bằng hết. Ngộ chƣa? Dễ thƣơng đến thế là cùng, cái câu chuyện xống áo huê tình trong tình yêu đôi lứa làng Nếu hiểu thời trang là một loại hình văn hóa, thì chiếc áo dài - liệu có thực sự cần tiếp tục kinh qua một quá trình biến tấu hoặc cách điệu triền miên nhƣ thời gian gần đây, mới đủ để vinh danh là „chiếc áo dài truyền thống“ ? Non một thế kỷ định hình và qua nhiều thế hệ những bàn tay hoa, chiếc áo dài mới đạt đến một chuẩn mực tối ƣu nhƣ ngày nay trong nghệ thuật tạo dáng. Không chỉ giúp tăng sức quyến rũ cho từng đƣờng nét, chiếc áo còn khéo làm phai nhạt đi ít nhiều nhƣợc điểm, nếu có - về mặt thể hình của ngƣời phụ nữ, do Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 35
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tạo hóa lắm lúc cũng không tránh khỏi xao xuyến nên trót lơ đãng trong khâu tạo nắn. Chiếc áo với hai tà mỏng manh ra đời là để biến một lỗi lầm trở nên đáng yêu, đã khéo hài hòa cái chất trữ tình Eva nguyên thủy, nẩy sinh từ yêu cầu hiện thực song “bất khả“ của cuộc sống. Từ đấy, luôn đi kèm với loại quần hai ống - dài và rộng, giập chéo vào nhau cũng bằng chất liệu vải mềm - chiếc áo tự bao giờ đã thoát rời cái kén thời trang xa xỉ để trở thành một sản phẩm quốc hồn quốc túy. Áo dài kén chọn đối tƣợng mặc nên với dáng vóc thon thả, phụ nữ Việt Nam chừng nhƣ là khách hàng tối thƣợng, chủ nhân độc quyền của thứ trang phục rất riêng của dân tộc mình. Sự độc quyền vô hình chung đã nhân hóa chiếc áo truyền thống thành một thứ biểu tƣợng gọi hồn, đánh thức bao nỗi khát khao hƣớng về ở những ai hơn một lần mãi ngắm. Chiếc áo tự thân luôn ủ ấp một nỗi niềm : gợi nhắc vô vàn kỷ niệm, hoài cảm một hình bóng cũng nhƣ lƣu luyến một quê nhà Màu sắc và chất liệu vải áo còn có tính năng định vị nhân cách, phản ánh tiết trời cùng lúc gởi trao nhiều sứ mệnh. Nhƣ một thỏa ƣớc không trói buộc - nhƣng nếu thiếu sự cân nhắc, trong chọn lựa chất liệu và màu áo hay chọn lựa bất tuân yếu tố dung hợp với quan hệ tiếp xúc, nơi đến nơi đi ắt sẽ nẩy sinh từng mối nghi hoặc qua ánh mắt của mọi ngƣời. Không thể khoác chiếc áo dài hoa rực rỡ trên đƣờng đến viếng cố nhân ở chốn thâm sơn cùng cốc hoặc thổn thức tiễn đƣa ngƣời đi trong thứ gấm vóc bội phần lộng lẫy giữa mùa đông buốt giá. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 36
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TIỂU KẾT Quan niệm về cái đẹp từ thƣở ban đầu đã khá phức tạp và tốn giấy mực của biết bao nhà nghiên cứu. Nhƣng tựu chung lại những cái đẹp chuẩn mực luôn đƣợc coi trọng và tôn vinh. Áo dài Việt Nam trải qua quá trình hình thành không đơn giản để có đƣợc những nét đẹp tinh túy của văn hóa mặc cho một dân tộc. Theo thời gian, nét đẹp riêng biệt ấy vẫn đƣợc trân trọng và hƣởng ứng. Điều đó dủ thấy cái đẹp của áo dài Việt Nam thuyết phục con mắt nhân loại biết nhƣờng nào. Không phải ngẫu nhiên mà Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo Dài Việt Nam. Và cũng không ngạc nhiên khi một ngƣời Việt Nam trả lời rằng tà áo Dài là một trong những hình tƣợng tiêu biểu ở đất nƣớc này. Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo Dài nhƣ ở Việt Nam. Vì Áo dài Việt Nam mang đậm dấu ấn bản sắc Văn Hóa Việt. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 37
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG II: THỰC TIỄN HÌNH ẢNH CÁI ĐẸP ÁO DÀI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 2.1 Cái đẹp Nghệ thuật truyền thống độc đáo của áo dài việt Nam trong Hội Lim- Bắc Ninh 2.1.1 Giới thiệu chung về Bắc Ninh và Hội Lim Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh đƣợc vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, đƣợc đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hƣng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay. Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến" nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy ngƣời Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vƣơng triều Lý Đền Đô, Chùa Dận Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề nhƣ làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng, v.v. Lễ hội Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 38
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nhau. Chính vì vậy có nhiều dịp để du khách đƣợc chiêm ngƣỡng trang phục truyền thống đặc trƣng mang màu sắc lễ hội, trong đó áo tứ than là phục trang chính gây đƣợc sự chú ý của du khách. Một số lễ hội nổi tiếng đƣợc liệt kê dƣới đây: . Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) đƣợc tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ. . Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tƣởng niệm các vị vua nhà Lý. . Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vƣơng. . Lễ hội Thập Đình (của mƣời xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sƣ Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công). . Lễ hội Đền Cao Lỗ Vƣơng ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình. . Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình. . Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng. . Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4. Có câu: Mùng bẩy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín hội Gióng Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về Lịch một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh *Tháng giêng: . Mùng 4: . Hội rƣớc pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở phƣờng Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn. . Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 39
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phật Tích - Tiên Du). . Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong. . Hội rƣớc lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong. . Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở phƣờng Võ Cƣờng, thành phố Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen. . Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lƣơng Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vƣơng. . Mùng 4 -5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Ninh, Gia Bình). . Mùng 6: . Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh và Khu Khả Lễ ở phƣờng Võ Cƣờng, thành phố Bắc Ninh. Từ năm 1999, làng Ném Thƣợng đã khôi phục tục "chém lợn tế thần" theo sự tích một vị tƣớng cuối đời Lý . Hội rƣớc chạ Khả Lễ , Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du. . Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. . Mùng 7: . Hội hát Quan họ làng Đống Cao, xã Phong Khê, huyện Yên Phong. . Mùng 5- 7: Hội "Bách nghệ" làng Nhƣ Nguyệt ở xã Tam Giang huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, thƣơng". . Mùng 6 -15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau. . Mùng 8 -10: . Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ , huyện Yên Phong. . Hội hát Quan họ làng Bò Sơn (Võ Cƣờng, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu. . Mùng 9: . Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, Thị xã Từ Sơn. . Hội thi nấu cơm làng Tƣ Thế ở xã Trí Quảng, huyện Thuận Thành. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 40
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP . Hội làng Trần ở phƣờng Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. . Ngày 11 -12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn.( Hiện nay không thấy lễ hội này còn xuất hiện) . Ngày 12-13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du. . Ngày 10 -15: . Hội làng Vân Đoàn (Đức Long , Quế Võ) có tục rƣớc lợn đen (ông ỷ). . Hội làng Đình Cả , Lộ Bao (Nội Duệ , Tiên Du) có tục "cƣớp chiếu", "tế trâu thui". . Ngày 13 -15: . Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lƣơng Tài. Nổi tiếng về thi đấu vật. . Ngày 14 -15: . Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. . Hội làng Phù Lƣu, thôn Phù Lƣu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong. Với những phong tục độc đáo: hát quan họ, hát đối đáp giao duyên, hội thi chọi gà, hội chơi cờ tƣớng, cờ ngƣời . Hội làng Ngô Nội ở thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong. . Ngày 15: hội Thôn Song Tháp, Đa Vạn - phƣờng Châu khê,thị xã Từ Sơn sát dòng sông Ngũ Huyện, Châu khê, Từ Sơn. . Ngày 15-19:Hội làng Yên Phụ - Xã Yên Phụ, Huyện Yên Phong. . Ngày 18 -21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. *Tháng 2: . Mùng 6: . Hội đình Keo ở Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn. . Mùng 6- 12: . Hội trình nghề ở Phƣơng La Đông, Phƣơng La Đoài (Tam Giang Yên Phong). . Mùng 7: . Hội đền Đức Vua Bà (Thuỷ tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hoà Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 41
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long, huyện Yên Phong. . Hội "Thập Đình" làng Bảo Tháp ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình. . Hội Viềng (Vĩnh Kiều) ở phƣờng Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. . Hội Chùa Đài hay còn gọi là chùa Kim Đài, phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn . Mùng 7 -15: . Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. . Mùng 7-9: . Hội làng Tiến Bào ở Tiến Bào, xã Phù khê, thị xã Từ Sơn . Hội làng Nguyễn Thụ ở phƣờng Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. . Hội làng Lễ Xuyên ở phƣờng Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. . Hội làng Yên Lã ở phƣờng Tân Hồng, thị xã Từ Sơn. . Hội chùa Tiêu ở xã Tƣơng Giang, thị xã Từ Sơn. . Mùng 8 -10: . Hội làng Cẩm Giang ở phƣờng Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. . Mùng 10: . Hội làng Dƣơng Lôi (Đình Sấm) ở phƣờng Tân Hồng, thị xã Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị, thân mẫu Lý Công Uẩn. . Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du. . Hội làng Đông Phù (Phú Lâm Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt. . Mùng 10 - 12: . Hội Làng Yên Mẫn, phƣờng Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh . Ngày 14: . Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh. . Ngày 14 -15: . Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ. . Ngày 12 -16: . Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng Từ Sơn) có đón chạ Cẩm Giang và thi đấu vật. . Ngày 26: Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 42
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP . Hội làng Tiến Sĩ Kim Đôi ở xã Kim Chân, TP Bắc Ninh. . Ngày 28: Hội chiến thắng Nhƣ Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong. *Tháng 3: . Mùng 4 Hội làng Phúc Tinh ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn. . Mùng 8: . Hội Trang Liệt ở Phƣờng Trang Hạ, thị xã Từ Sơn. . Hội Bính Hạ ở Phƣờng Trang Hạ, thị xã Từ Sơn. . Hội Phù Lƣu ở phƣờng Tân Hồng, thị xã Từ Sơn. . Mùng 10: . Hội đền thờ Nguyễn Cao làng Cách Bi xã Cách Bi . Hội làng Tiểu Than- Lễ rƣớc Lăng Mộ Cao Lỗ Vƣơng (Vạn Ninh Gia Bình). . Hội đền Cao Lỗ Vƣơng ở làng Đại Than ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình. . Hội "Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. . Hội làng Mẫn Xá, huyện Yên Phong . Ngày 14-16: . Hội đình làng Từ Phong,Cách Bi, Quế Võ. . Hội đền Lý Bát Đế ở phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. . Ngày 18 -20: . Hội Đậu (Mộ Đạo Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải. . Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. *Tháng 4: . Mùng 1:Hội đền Phụ Quốc(Xóm miễu-Tam Tảo-Phú Lâm-Tiên Du-Bắc Ninh) . Mùng 7: . Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành. . Mùng 8: . Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khƣơng, huyện Thuận Thành. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 43
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP . Mùng 9: . Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lƣơng Tài. . Mùng 10: . Hội làng Bƣởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình. . Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. . Ngày 15: . Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong. . Ngày 20: . Hội đền Vân Mẫu ở phƣờng Vân Dƣơng, TP Bắc Ninh. *Tháng 8: . Mùng 1-7: . Hội làng Phấn Động ở xã Tam Đa, huyện Yên Phong. . Mùng 5: . Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong. . Mùng 7: . Hội rƣớc nƣớc làng Thị Cầu ở phƣờng Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. . Ngày 14: . Hội rƣớc nƣớc đền Phả Lại ở xã Đức Long, huyện Quế Võ. . Ngày 15 -16: . Hội đền Chi Long ở xã Long Châu, huyện Yên Phong. *Tháng 9: . Mùng 8- 9: . Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. . Mùng 10-18: . Mùng 23: . Giỗ bà Lý Chiêu Hoàng tại Đền Rồng, Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn. . Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong. . Ngày 29 . Giỗ tổ làng nghề Đại Bái (bƣởi) thuộc xã Đại Bái Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 44
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP *Tháng 10: . Ngày 15: . Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, TP Bắc Ninh. Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội đƣợc tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim đƣợc coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc Xứ Kinh Bắc xƣa nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Có giả thuyết cho rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trƣơng Chi trong truyền thuyết Trƣơng Chi - Mỵ Nƣơng mà dấu xƣa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tƣơng khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tƣơng. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là ngƣời thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, đƣợc phong thƣởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vƣờn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. ông còn cho xây dựng trƣớc phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hƣng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 45
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó ngƣời ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng Phần lễ 8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim đƣợc mở đầu bằng lễ rƣớc. Đoàn rƣớc với đông đảo ngƣời dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xƣa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hƣơng lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trƣớc cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ đƣợc hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và phát triển cho đến ngày nay đƣợc hàng tổng chuẩn bị tập rƣợt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi đƣợc diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rƣớc, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hƣơng tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hƣơng cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc ,với những hoạt động phong phú của lễ và hội đã có nội dung và tầm cỡ lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc, gần nhƣ hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngƣỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân gian. Phần hội Hội Lim đã trở thành nổi tiếng, đƣợc nhân dân khắp các vùng ca ngợi, truyền tụng: Ba năm hai cái hội chùa, Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 46
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Già già, trẻ trẻ, gái trai, Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem. Hội Lim ai thấy chẳng thèm, Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì. Đồn sắp có dệt cửi thi, Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon. Có nhiều trò chơi dân gian nhƣ đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trƣng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu,hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. Hội thi hát diễn ra khoảng gần trƣa, đƣợc tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nƣớc nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng đƣợc sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ có đƣợc dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim. Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ, trung tâm là núi Hồng Vân, với nghi thức tế lễ rƣớc xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui, đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh cờ ngƣời, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát Quan họ. 2.1.2 Hình ảnh Áo dài truyền thống trong Hội Lim. Áo tứ thân xuất hiện từ bao đời nay đã trở thành biểu tƣợng của vùng đất Kinh Bắc. Những ngày diễn ra hội hát dao duyên, áo tứ thân lại phấp phới bay cùng những làn điệu mƣợt mà của ngƣời quan họ. Trong nắng xuân ửng hổng, những tà áo tung tẩy, những điệu hát nuột nà, ngọt tới tận tâm can hòa quyện nhƣ muốn níu giữ lâu hơn những tình cảm của ngƣời xem hội. Ngƣời quan họ ăn nói nhẹ nhàng, cử chỉ nết na. Cả trong cách ăn vận cũng mang đậm phong cách sống. Các cô gái làng quan họ mỗi dịp hội hè lại bận áo Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 47
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tứ thân, đội khăn mỏ quạ, đã duyên lại càng thêm duyên, vốn đằm thắm lại càng thêm đằm thắm. Một tấm áo tứ thân, một chiếc khăn mỏ quạ, một cái nón quai thao, thêm nụ cƣời tình tứ và câu hát ngọt ngào của các liền chị duyên dáng bên các liền anh, tất cả đã trở thành ấn tƣợng, trở thành niềm tự hào của Bắc Ninh. Dân ca quan họ Bắc Ninh có từ bao giờ? Điều này chẳng ai biết, ngƣời dân nơi đây chỉ biết rằng từ khi họ đƣợc sinh ra, đƣợc lớn lên thì đã biết đến dân ca quan họ. Những làn điệu đằm thắm ngọt ngào này theo thời gian đã trở nên quen thuộc đến mức ngƣời dân nơi dây dù là trai hay gái đều thuộc một vài làn điệu. Mỗi khi đi đâu, chỉ cần giới thiệu mình là ngƣời Bắc Ninh thì nhất định mọi ngƣời sẽ “yêu cầu” đƣợc nghe một điệu dân ca quan họ. Cứ mỗi độ xuân sang, trên những con sông, những đình làng của vùng quê Kinh Bắc lại thắm đƣợm sắc màu của những tấm áo tứ thân duyên dáng. Các liền chị e ấp tay cầm chiếc nón quai thao nhƣ để làm duyên, còn các liền anh thì áo the khăn xếp rộn ràng đi hát đối. Nó vốn dĩ quen thuộc nhƣ cuộc sống hàng ngày nhƣng lại có sức sống bền bỉ vƣợt thời gian. Ngƣời làng quan họ khiêm nhƣờng, ý nhị, họ say mê quan họ nhƣ say miếng trầu, điếu thuốc. Chỉ cần đƣợc nghe một vài câu hát là họ có thể hình dung ra khung cảnh bình dị của làng quê, hình dung ra những anh Hai, chị Hai say mê hát đối. Trai gái nơi đây say nhau bởi giọng hát, bởi tiếng cƣời, bởi lối đối đáp khôn ngoan nhƣng ý nhị, ngọt ngào. Trƣớc kia thì cứ phải chờ đến ra Giêng, những ngƣời yêu quan họ mới có cơ hội đƣợc thƣởng thức những làn điệu đằm thắm. Nhƣng giờ đây, chẳng cứ vào đến Hội Lim, bất cứ ngày nào trong năm, ngƣời dân của vùng quê Kinh Bắc cũng sẵn lòng phục vụ những quý khách yêu quan họ và muốn đƣợc nghe những làn điệu dung dị ngọt ngào này. Lời ca quan họ giống nhƣ món ăn tinh thần của ngƣời dân nơi đây, nó là sợi dây kết nối vô hình những con ngƣời vốn chẳng quen nhau. Vài ba câu hát đƣa đẩy, vậy là họ hiểu nhau hơn, đến với nhau một cách tự nhiên nhƣ vốn lẽ cuộc sống vẫn thế. Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 48
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngƣời dân nơi đây đắm đuối với quan họ, say sƣa với những lời ca í a dùng dằng, díu dan, bịn rịn mà rất đỗi thân thƣơng, ngọt ngào. Ban ngày họ gắn với những công việc đồng áng, nhƣng những khi có cơ hội là họ sẵn sàng thể hiện mình, thể hiện niềm tự hào của quê hƣơng, của vùng quê giàu bản sắc dân tộc Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng ngƣời. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm nhƣ ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con ngƣời và tạo vật. Cách chơi hội của ngƣời quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo , mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Nhìn những cánh áo đỏ xanh vàng tím, mớ ba mớ bảy lƣợn vòng trong Lễ hội để tìm về dáng dấp cổ xƣa nhất của tà áo dài truyền thống của Việt Nam. Đây là những cánh áo đặt dấu ấn đầu tiên cho tà áo dài Việt Nam ngày nay. Nói đến Hội Lim thì du khách và nhân dân địa phƣơng sẽ nghĩ ngay đến những câu hát giao duyên đằm thắm ngọt ngào, những lời lẽ ý tứ sâu xa mà thi vị Và hiện ngay trong tâm thức là cánh áo tứ thân đủ sắc màu đi cùng những chiếc nón quai thao của các liền chị, những chiếc ô của các liền anh. Điều đó đủ để thấy tà áo ấy gắn bó thế nào với ngƣời dân quan họ. Nhiều du khách đến với Hội Lim nghe hát quan họ lại muốn đích thân đƣợc mặc những cánh áo dài cổ đó. Phải chăng để cảm nhận đủ chất thi vị trong âm nhạc khi hòa cùng sắc màu của trang phục? Phải chăng chất dân gian truyền thống phải chan hòa trong hai mảng nghệ thuật ấy để tạo thành hình ảnh khó quên về vùng quê kinh bắc? Quả là khó hình dung ra nếu thiếu những tà áo dài xôn xao trong ngày hội. Liệu có còn chất thơ, chất nhạc và chút tình nào không khi thiếu đi hình ảnh thân thuộc đó trong Hội Lim? Sẽ thật vô duyên và khô cứng khi nghe những giai điệu ngọt lịm mà đôi mắt không tìm đƣợc hồn quê trong tà áo Bởi chúng đã quyện vào nhau, sống cùng nhau nhƣ hồn và xác, nó đã là hình ảnh đặc trƣng cho ngày hội Lim. Dù trong nhịp sống hiện đại nhƣng cứ đến ngày Hội, Du khách thập Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 49
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phƣơng lại đƣợc hòa mình cùng không khí hội làng truyền thống, Đây là điểm du lịch thu hút lƣợng đông du khách, đặc biệt là những đối tƣợng muốn tìm hiểu về văn hóa cổ truyền của làng quê Việt Nam tiêu biểu. Và chính tà áo là điểm nhấn cho ngày hội và những điểm nhìn để tìm về cội nguồn văn hóa cổ. 2.2 Cái đẹp áo dài đậm chất nhân văn nơi Cố Đô Huế. 2.2.1 Giới thiệu chung về Cố Đô Huế Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dƣới triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hƣơng. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km. Thành phố Huế có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào, phía Đông đƣợc giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ƣớc là 350.400 ngƣời, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nƣớc . Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 8 km, cách Cảng nƣớc sâu Chân Mây 50 km. Mật độ dân số gần 4200 ngƣời/km2 Văn hóa Huế Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp đƣợc những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cƣ dân từ phía Bắc mang vào trƣớc thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hƣởng của các Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 50
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP luồng văn hóa khác các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phƣơng Tây Văn hóa Huế đƣợc tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, đƣợc thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực nhƣ: văn học, âm nhạc,sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống Kiến trúc Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trƣơng xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xƣa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Nghệ thuật tuồng ở Huế Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dƣới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng đƣợc xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại NộiHuế có nhà hát Duyệt Thị Đƣờng, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đƣờng. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đƣờng. thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thƣ chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. Ca Huế Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trƣng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tƣơi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 51
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhƣng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phƣơng, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của ngƣời Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Lễ nhạc cung đình Huế Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thƣờng triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. Vũ khúc cung đình Huế Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn đƣợc vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện đƣợc sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của ngƣời Việt. Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phƣơng. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều lọai hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam nhƣ chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xƣơng và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu,đan đã đƣợc các tƣợng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thụât tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gƣơng, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện ngƣời họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩLê Văn Miên (1870- Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 52
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1912) Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Lễ hội Huế Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu nhƣ: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rƣớc sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngƣỡng của ngƣời Chăm pa, lễ hội tƣởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tƣởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích nhƣ đua thuyền, kéo co, đấu vật còn đƣợc tổ chức và thu hút đông ngƣời xem. Ẩm thực Huế Huế còn lƣu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lƣơng mỹ vị, đƣợc chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món đƣợc chế biến khéo léo, hƣơng vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lƣợng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thƣởng thức tinh tế. 2.2.2 Hình ảnh áo dài trên mảnh đất Cố Đô Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã nhận rằng: cái áo dài của ngƣời phụ nữ miền Trung là sự tổng hòa tinh tế lãng mạn giữa chiếc áo tứ thân chân quê vùng châu thổ sông Hồng với dáng áo dài thƣớt tha duyên dáng của phụ nữ Chiêm Thành. Một cách rất Huế, chậm chậm, chắc chắn, êm ái và từ tốn, cái áo dài Huế, nhƣ ngày nay đang tung bay trên cầu Trƣờng Tiền của các cô gái Huế, chƣa phải Sinh viên: Vũ Thị Ánh Ngọc - Lớp: VH 1001 53