Chủ nghĩa xã hội thị trường - Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

pdf 19 trang vanle 2940
Bạn đang xem tài liệu "Chủ nghĩa xã hội thị trường - Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchu_nghia_xa_hoi_thi_truong_nen_kinh_te_thi_truong_xa_hoi_ch.pdf

Nội dung text: Chủ nghĩa xã hội thị trường - Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

  1. Tác phẩm dịch DC-07 Chủ nghĩa xã hội thị trường? Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa? János Kornai Nguyễn Quang A dịch
  2. © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch DC-07 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Chủ nghĩa xã hội thị trường? Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa?* János Kornai Nguyễn Quang A1 dịch Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và khơng nhất thiết phản ánh quan điểm của người dịch và VEPR. * Tơi cảm ơn sự hợp tác cĩ giá trị của Yingyi Quian và Schưnner Ágnes. [Tiểu luận này “Piaci Szocializmus? Szocialista piacgazdaság?” là tiểu luận thứ ba trong cuốn Szocializmus, kapitalizmus, demokrácia és rendszerváltás (Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống), Akadémiai Kiadĩ, 2007 (tr.50-61). Phần đầu của chú thích này và các chú thích đánh số là của tác giả, tất các các chú thích khác đánh dấu * là của người dịch, Nguyễn Quang A]. 1 Email: anguyenquang@gmail.com
  3. Mục lục Dẫn nhập 3 Giải nghĩa khái niệm thị trường 3 Giải nghĩa thứ nhất. Quan niệm xã hội chủ nghĩa của Marx 4 Giải nghĩa thứ hai. Quan niệm walrasian về chủ nghĩa xã hội 7 Giải nghĩa thứ ba. Quan niệm leninist về chủ nghĩa xã hội 9 Giải nghĩa thứ tư. Quan niệm xã hội dân chủ về chủ nghĩa xã hội 11 Giải nghĩa thứ năm. Giải nghĩa hiện thời của Trung Quốc và Việt Nam về chủ nghĩa xã hội? 13 Tài liệu tham khảo 17 2
  4. Dẫn nhập Việc gắn xã hội chủ nghĩa và thị trường với nhau cĩ lịch sử dài. Đã xuất hiện những sự kết hợp và liên tưởng trong các cuộc tranh luận kéo dài từ lâu và đơi khi rất sơi nổi, trong cả các giới khoa học, lẫn trong lĩnh vực chính trị. Thí dụ, tơi chỉ nhắc đến hai khái niệm được sử dụng rộng rãi: chủ nghĩa xã hội thị trường và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.2 Kinh nghiệm Trung Quốc và Việt nam, việc nghiên cứu lịch sử thực của hai nước này cĩ thể giúp việc suy nghĩ lại quan hệ giữa các khái niệm chủ nghĩa xã hội và thị trường. Cùng lúc đĩ cách tiếp cận theo chiều ngược lại cũng cĩ thể rất hữu ích. Việc nhắc lại các cuộc tranh luận chính trị và khoa học của quá khứ cũng cĩ thể đĩng gĩp cho sự hiểu kỹ hơn những diễn biến thực của ngày hơm nay. Các nhà phân tích dễ bị lạc vào những phần vụn vặt. Việc đối sánh những kinh nghiệm ngày nay với các cuộc tranh luận sâu rộng hàng thế kỷ đặt sự phát triển của Trung Quốc và Việt Nam vào một viễn cảnh lịch sử rộng hơn. Các cuộc tranh luận này đã luơn đặc trưng bởi những rối loạn khái niệm. Tiểu luận của tơi thử làm sáng tỏ khái niệm. Giải nghĩa khái niệm thị trường Giải nghĩa khái niệm thị trường khơng phức tạp – ít nhiều – cĩ sự đồng thuận. Thị trường là cơ chế phục vụ cho sự điều phối các hoạt động con người, sự tổ chức tích hợp xã hội.3 Thị trường khơng phải là cơ chế điều phối, tích hợp duy nhất. Tơi chỉ nhắc duy nhất đến một cơ chế hoạt động và mạnh khả dĩ khác là cơ chế điều phối quan liêu, cơ chế đặc biệt quan trọng nhìn từ quan điểm kinh nghiệm Trung Quốc và Việt Nam. Trong quá khứ qua nhiều thập niên cơ chế này đã đảm bảo vai trị điều phối chính ở hai nước này. Điều phối quan liêu và thị trường khác căn bản với nhau về mức độ tập trung hay phân tán, về bản chất của các quá trình thơng tin, về các khuyến khích. Điều phối thị trường và điều phối quan liêu chỉ là hai trong số nhiều loại cơ chế điều phối do lịch sử tạo ra, tuy tơi nĩi thêm rằng hai cơ 2 Thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội thị trường” (market socialism) – như tiểu luận sẽ giới thiệu – là khái niệm xuất hiện trong giới các nhà kinh tế học hàn lâm. Cơng thức “nền kinh tế thị trường XHCN” là tên gọi quen thuộc trong từ điển ý thức hệ chính thức của Trung Quốc. 3 Phần lớn các sách giáo khoa và từ điển kinh tế học cho một mơ tả cơ đọng về khái niệm “thị trường”, và sự phân loại đa dạng của thị trường. Xem, thí dụ: Mankiw (2001) hay Samuelson-Nordhaus (1997). Ỏ đây và các phần sau của tiểu luận tơi dùng khung khổ khái niệm của cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa của tơi (Kornai, 2002). 3
  5. chế này cĩ vai trị đặc biệt quan trọng. Với thời gian các xã hội – trong khuơn khổ của các quá trình cĩ ý thức hay tự phát – lựa chọn giữa các cơ chế khả dĩ. Cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam, bên cạnh những thay đổi khác, đã mang lại sự dịch chuyển xa khỏi ưu thế của điều phối quan liêu sang phía ưu thế của điều phối thị trường. Trong khi cĩ sự thống nhất rộng rãi liên quan đến ý nghĩa của từ thị trường, thì lại xuất hiện những khĩ khăn lớn liên quan đến khái niệm xã hội chủ nghĩa. Cĩ nhiều cách giải nghĩa. Đây khơng phải là những sự khác biệt quan điểm ngơn ngữ theo kiểu chẻ sợi tĩc làm tư. Trên bề mặt cĩ vẻ là các ý kiến đối chọi nhau về sự giải nghĩa của một từ duy nhất. Thực ra, sự chia rẽ sâu sắc về lựa chọn giá trị chính trị, về các viễn cảnh khả dĩ của “xã hội tốt”, về vạch ra chiến lược dẫn đến việc thiết lập trật tự mới, đã đè nặng một cách nghiêm trọng lên cuộc tranh luận khái niệm. Cuộc tranh luận khơng phải là về các từ, mà là sự đối chọi của những hùng biện chính trị khác nhau và của các ý thức hệ khác nhau.4 Tơi trình bày năm cách giải nghĩa của từ xã hội chủ nghĩa. Cĩ nhiều loại giải nghĩa hơn, nhưng phần lớn những cách giải nghĩa đĩ cĩ thể được mơ tả bằng một sự pha trộn hay sự kết hợp của năm trường hợp “thuần khiết” mà tơi sẽ trình bày, hoặc như một trạm dừng tạm thời hay chuyển tiếp giữa các trường hợp thuần khiết này. Giải nghĩa thứ nhất. Quan niệm xã hội chủ nghĩa của Marx Hãy bắt đầu với Marx! Ơng khơng phải là người đầu tiên dùng từ xã hội chủ nghĩa. Sự giáo dục chính thống của chủ nghĩa Marx, như được giảng dạy ở các nước dưới sự thống trị của đảng cộng sản, ưa thích dùng cái mác với nghĩa xấu, “chủ nghĩa xã hội khơng tưởng” để chỉ các nhân vật lỗi lạc cao vịi vọi của lịch sử chính trị và trí tuệ, Saint-Simon, Owen và Fourier, đối sánh họ với các tư tưởng của “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Cái sau hình như bắt đầu với Marx. Chắc chắn Marx đã mở ra một chương mới trong lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, và các học thuyết của ơng đã cĩ – và trong thời đại ngày nay vẫn cĩ – ảnh hưởng to lớn đến tư duy và hành động chính trị. Vì thế cĩ vẻ hợp lý để chúng ta tập trung sự chú ý đến đĩng 4 Trong hội nghị tổ chức tại Hồng Kơng năm 2004, mà phiên bản trước của tiểu luận này được trình bày, đã cĩ nhiều nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội khác của Trung Quốc và Việt Nam tham dự. Vì thế tơi đã cho là quan trọng để đưa ra tại hội nghị đĩ lời nhận xét sau đây của mình. Tơi trích nguyên văn những điều đã nĩi ở đĩ về nhận xét này: “Tơi hiểu rằng một bộ phận các đồng nghiệp của chúng ta phải chú ý đến những cân nhắc chiến thuật, và khơng thể nĩi thẳng hồn tồn, mà cĩ thể cho rằng hữu dụng hơn nếu họ lảng tránh các định nghĩa được xác định rõ ràng. Tình hình cá nhân tơi thì dễ hơn. Vì thế, xin các vị cho phép tơi gạt sang bên các quan điểm “ngoại giao” và đối mặt với các vấn đề thực”. 4
  6. gĩp của ơng. Chúng ta khơng thể khẳng định rằng Marx đã say sưa cố gắng mơ tả hệ thống xã hội chủ nghĩa tương lai. Ơng đã đưa ra những nhận xét nhạo báng đối với các giáo sư Đức, những người đã vạch ra một cách chi tiết bản thiết kế của chế độ xã hội chủ nghĩa tương lai. Ơng đã giới hạn ở việc để rơi vãi vài ám chỉ ở chỗ này chỗ nọ. Đối với những tư tưởng của ơng về chủ nghĩa xã hội, một phần chúng ta cĩ thể suy ngược lại từ những cách tiếp cận phủ định* của ơng: các đặc tính nào của chủ nghĩa cộng sản là các đặc tính mà ơng từ chối với sự giận dữ nhất. Cơ cấu chính trị. Marx đã khơng cĩ kế hoạch rõ ràng về chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội nên như thế nào. Nhưng cĩ thể tìm thấy các mẩu ý tưởng trong các cơng trình của ơng mà các mẩu ý tưởng đĩ cho phép chúng ta tái dựng kết cấu tư tưởng hình thành trong ơng về đối tượng. Khơng nghi ngờ gì Marx đã khơng coi trọng “nền dân chủ tư sản”. Ơng đã sẵn sàng trình bày các tư tưởng chính trị phĩng khống dưới màu sắc nực cười, và coi chúng là rỗng tuếch. Nổi tiếng là những dịng được trích dẫn nhiều lần, trong đĩ ơng lên tiếng bảo vệ chuyên chính vơ sản, cần đến nĩ trên con đường dẫn tới hệ thống cộng sản chủ nghĩa đã phát triển hồn tồn. Marx đã cĩ vài lý tưởng vơ chính phủ ngây thơ về trạng thái chính trị của giai đoạn “chủ nghĩa cộng sản”. Bởi vì khi đĩ mọi nhu cầu được thoả mãn, sự cần thiết của bất cứ loại bạo lực hay trấn áp nào tự động mất đi. Nhà nước bắt đầu teo lại một cách tự phát, rồi cuối cùng biến mất, và chỉ cịn bộ máy tự quản duy lý của cộng đồng. Chắc chắn Marx đã khơng thúc đẩy việc thiết lập một nhà nước tàn bạo, áp bức, tồn trị leninist-stalinist-maoist. Thế nhưng, cĩ thể nĩi rằng ơng đã khơng coi nền chuyên chính là khơng tương hợp với những hình dung riêng của ơng, chí ít cho giai đoạn quá độ, cĩ độ dài khơng được xác định, dẫn tới chủ nghĩa cộng sản.5 * Cách tiếp cận phủ định (negative approach) vạch ra các đặc trưng mà hệ thống khơng (nên) cĩ, khác với cách tiếp cận khẳng định (positive) nêu ra các đặc tính hiện diện. 5 Marx và Engels ngay trong Tuyên ngơn Cộng sản đã viết rằng sau cách mạng thắng lợi giai cấp vơ sản chiếm lấy “sự thống trị chính trị”. Muộn hơn Engels đã diễn đạt lập trường marxist như thế này, “ cần đến hành động chính trị và chế độ chuyên chế của giai cấp vơ sản như cái quá độ dẫn đến việc thủ tiêu các giai cấp và cùng với chúng là thủ tiêu nhà nước ” (Engels, 1872, 1969, tr. 252). Lenin đã hết sức nhấn mạnh lời trích của Marx và Engels trong tác phẩm nổi tiếng của mình, trong Nhà nước và Cách mạng, tác phẩm đã đặt cơ sở cho sự khởi thảo học thuyết leninist về nhà nước và chuyên chế. Lenin đã muốn chứng minh sự liên tục lý luận giữa các tư tưởng xây dựng nền chuyên chế của Marx, Engels và các tư tưởng riêng của ơng liên quan đến xây dựng nền chuyên chế và vứt bỏ nền dân chủ đại nghị (Lenin, 1917, 1973). 5
  7. Sở hữu. Quan niệm của Marx là như sau. Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tư bản sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản, họ điều khiển việc sử dụng tư bản. Giai cấp tư sản bĩc lột giai cấp vơ sản; khơng phải vì các thành viên của giai cấp tư sản là những người tàn bạo, mà bởi vì họ là các chủ sở hữu hợp pháp của tư bản. Phải thay đổi thế giới, đã đến lúc tước đoạt những kẻ đi tước đoạt. Từ dịng tư duy này suy ra rằng Marx và Engels trong Tuyên ngơn Cộng sản đã lên tiếng ủng hộ chế độ cơng hữu. “Giai cấp vơ sản sẽ sử dụng quyền lực chính trị để từng bước chiếm đoạt tất cả tư bản của giai cấp tư sản, để tập trung mọi cơng cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là vào tay của giai cấp vơ sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị ” (Marx-Engels, 1848, Tuyên ngơn Cộng sản, chương II). Trong khi đĩ Marx đã khơng nêu rõ, con đường nào dẫn đến việc tất cả các tư liệu sản xuất tập trung hồn tồn vào trong tay nhà nước, và ơng cũng chẳng làm rõ các hình thức định chế của chế độ cơng hữu. Ngần đĩ là chắc chắn rằng Marx đã cĩ lập trường vững chắc và dứt khốt về vấn đề sở hữu. Tuyên ngơn Cộng sản đã đánh giá cao vai trị tiến bộ của chủ nghĩa tư bản sơ khai trong việc quét sạch những tàn dư phong kiến của xã hội. Thế nhưng thời gian đã vượt quá giai đoạn này rồi, và các nhà tư bản đã trở thành các chướng ngại của tiến bộ. Trong khía cạnh này, Marx đã khơng đưa ra sự phân biệt giữa các nhà tư bản lớn và nhỏ, đơn giản ơng đã muốn thốt khỏi chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của một hệ thống mới hiệu quả hơn. Cơ cấu điều phối. Marx đã hiến dâng ba cuốn đồ sộ của bộ Tư bản cho việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường. Mối quan tâm khoa học của ơng tập trung vào việc để ơng hiểu thị trường hoạt động như thế nào. Nhận xét tổng kết của ơng đối lập gay gắt với lập trường của Adam Smith một bậc tiền bối mà ơng ngưỡng mộ. Smith kính trọng sâu sắc thành tích khơng thể tin nổi của “bàn tay vơ hình”. Hàng triệu người ra quyết định phân tán, khơng được phối hợp cuối cùng lại dẫn đến chỗ nền kinh tế đi vào trạng thái cân bằng. Kết quả này khơng được Marx thích. Ngược lại, ơng nhìn thấy sự biểu hiện đặc sắc của tình trạng vơ chính phủ trong thị trường. Ơng đã khơng nghiên cứu cẩn thận vấn đề tính hiệu quả, mà hầu như linh cảm một cách tự phát, ơng đi đến kết luận rằng hoạt động của thị trường dẫn đến lãng phí. Các tư tưởng của ơng liên quan đến chủ nghĩa xã hội – hệt như những hình dung của ơng về chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội – cĩ thể được tái hiện bằng cách tiếp cận phủ định. Cơ chế điều phối của chủ nghĩa xã hội khơng thể là cái gì khác, mà là cái ngược lại của cơ chế hoạt động trong chủ nghĩa tư bản. Nếu cái cơ chế đĩ là phi duy lý – thì sự điều phối phải là duy lý trong chủ nghĩa xã hội. Sự phân bổ cĩ ý thức và hợp lý của lực lượng sản xuất và thời gian lao động sẽ xảy ra. Theo thĩi quen của mình, Marx đã khơng vạch ra quy tắc hoạt 6
  8. động của kế hoạch hố tập trung, thế nhưng những hình dung của ơng về phân bổ hợp lý ăn khớp với kế hoạch hố tập trung, và khơng phù hợp với thị trường. Thị trường, với tư cách là cơ chế điều phối chính của hệ thống xã hội chủ nghĩa tương lai, là một tư tưởng phản-marxist quyết liệt. Khơng chỉ xa lạ với các lời nĩi của Marx, mà – và điều này quan trọng hơn – cịn xa lạ với tinh thần thấu suốt Marx khi ơng đối sánh chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Hệ tư tưởng. Marx là một trong những nhà khoa học xã hội đầu tiên nhận ra vai trị quan trọng của hệ tư tưởng. Trong lúc đĩ, bản thân ơng lại khơng địi vai trị và vầng hào quang của nhà tiên tri cho mình. Cĩ lẽ ơng sẽ trở nên bối rối, giả như ơng nhìn thấy các nhĩm khác nhau làm gì dưới ngọn cờ chủ nghĩa Marx một trăm năm sau. Ơng đã thử tìm cách hiểu hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản, nhưng ơng đã khơng vạch ra hệ tư tưởng mới cho chủ nghĩa xã hội. Giải nghĩa thứ hai. Quan niệm walrasian về chủ nghĩa xã hội Cách giải nghĩa này được phát triển trong mơi trường bình yên của thế giới hàn lâm. Người tiên phong đầu tiên, dựng lên cái lâu đài tư duy cĩ tên “lý thuyết chủ nghĩa xã hội” trong lịch sử trí tuệ của kinh tế học, là một nhà kinh tế học Ý, Enrico Barone – học trị của Pareto. Tuy các cơng trình ban đầu cũng tạo được tiếng vang nào đĩ trong giới kinh tế học, nhưng nghiên cứu mang lại sự đột phá thực sự là nghiên cứu của nhà kinh tế học Ba Lan, Oscar Lange, người đã phát triển lý thuyết chủ nghĩa xã hội riêng của mình. Muộn hơn, vài nhà kinh tế học khác đã tiếp tục phát triển, diễn đạt chi tiết các tư tưởng của Lange; trước hết là Abba Lerner, trong cuốn sách Economics of Control cĩ ảnh hưởng lớn của ơng (Lerner, 1946). Để trình bày một cách súc tích tơi chỉ giới hạn ở thảo luận lý thuyết của Lange. Mơ hình của Oscar Lange ăn khớp chặt chẽ với khung khổ lý thuyết của kinh tế học walrasian (Lange, 1936-1937). Thật ra nĩ khơng khác sự áp dụng đặc biệt của lý thuyết cân bằng chung mà Leon Walras là người tiên phong và muộn hơn được Arrow, Debreu và các nhà nghiên cứu lý thuyết đương đại khác đưa lên đỉnh điểm trong các cơng trình của họ. Khơng hợp lý ở đây đi trình bày tồn bộ dịng tư duy, bởi vì đề tài của chúng ta chỉ là giải nghĩa thuật ngữ chủ nghĩa xã hội. Trong thế giới mơ hình của Lange khái niệm chủ nghĩa xã hội cĩ nghĩa là cơng hữu – và khơng gì khác. Đây là điều kiện cần và đủ để hệ thống nào đĩ được gọi là chủ nghĩa xã hội 7
  9. [trong lý thuyết này]. Tơi khuyến nghị bạn đọc hãy đọc lại tiểu luận của Lange. Khơng tìm thấy trong đĩ một từ duy nhất nào về quyền lực, về cơ cấu của chế độ chính trị, về hệ tư tưởng. Chỉ cĩ chế độ cơng hữu là cĩ ý nghĩa. Oscar Lange đã khơng làm rõ bên trong tồn thể các quyền sở hữu thì vị trí chính xác của cơng hữu là gì. Liệu khu vực cơng hữu chỉ là một phần của nền kinh tế? Nĩ chiếm phần ưu thế hay tồn bộ nền kinh tế? Nghiên cứu của Lange ngầm áp dụng giả thiết sau đây: hoặc tất cả tư bản sản xuất, hay chí ít một phần áp đảo của nĩ thuộc sở hữu cơng. Cĩ lẽ cũng cĩ thể giải nghĩa giả thiết ngầm thế này: khu vực cơng hữu cĩ thể được cách ly hồn hảo khỏi các phần khác của nền kinh tế. Hãy nhảy qua các bước trung gian, và quy giản nội dung thành kết luận cuối cùng! “Chủ nghĩa xã hội thị trường” của Oscar Lange là một nền kinh tế dựa trên sở hữu cơng và do thị trường điều phối. “Chủ nghĩa xã hội” và thị trường – theo Lange hai hình thái kết cấu-định chế này phù hợp với nhau. Mơ hình Lange khuấy lên cơn bão lớn. Nĩ bị tấn cơng trong hai chiến dịch. Sự bác bỏ đầu tiên được đưa ra trong tiểu luận xuất sắc của Friedrich von Hayek (Hayek, 1935). Lập luận chính của Hayek là: khơng thể thu thập, chứa và sử dụng khối thơng tin và kiến thức khổng lồ cần thiết trong một trung tâm duy nhất. Khơng thể thiếu các khuyến khích phân tán để thúc đẩy việc tích tụ và sử dụng thơng tin và kiến thức. Thị trường và sở hữu tư nhân tạo ra những khuyến khích này và kết hợp các khuyến khích và thơng tin một cách tự động. Làn sĩng tấn cơng thứ hai nổ ra trong mối liên hệ với cải cách của các nền kinh tế Xơ Viết và xã hội chủ nghĩa Đơng Âu. Lập luận của Hayek về các khuyến khích và thơng tin được trụ đỡ bằng các bằng chứng kinh nghiệm. Cơng trình riêng của tơi được cảm hứng từ kinh nghiệm cải cách, đã cung cấp các lập luận thêm để bác bỏ lý thuyết của Lange. Rất ít cĩ khả năng để tạo ra một cách thành cơng các khuyến khích mạnh nhằm tối thiểu hố chi phí hay tối đa hố lợi nhuận trong doanh nghiệp thuộc sở hữu cơng cĩ ràng buộc ngân sách mềm. (Lý thuyết Lange cho rằng hoạt động của các loại khuyến khích mạnh như vậy là cĩ thể thực hiện được mà khơng cĩ khĩ khăn gì). Thực ra, là khơng thể để gắn kết một cấu trúc-quyền sở hữu được chọn một cách tùy tiện với một cơ chế điều phối được chọn một cách tùy tiện. Cĩ ái lực chặt giữa các hình thức sở hữu nhất định và các cơ chế điều phối nhất định. Thị trường phân tán và sở hữu tư nhân gắn bĩ với nhau. 8
  10. Một lập luận khác liên quan đến lĩnh vực chính trị và hệ tư tưởng: hoạt động trơn tru, khơng vướng mắc của thị trường phụ thuộc vào “bầu khơng khí', địi hỏi mơi trường thân thiện với thị trường. Nếu các chính trị gia chỉ huy đất nước là những kẻ thù khơng đội trời chung của phân quyền, thì thị trường bị họ đày vào nền kinh tế đen và xám, và nĩ khơng thể trở thành cơ chế điều phối và tích hợp chính của các hoạt động kinh tế.6 Sau khi sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, đây đĩ đã xuất hiện các tư tưởng chủ nghĩa xã hội thị trường, cùng với những hình dung về “con đường thứ ba” khác. Thế nhưng những kiến nghị này đã bị bác bỏ một cách cương quyết. Trong những phần tiếp theo chúng ta hãy rời khỏi các cuộc tranh luận hàn lâm, và ngĩ một chút vào lich sử chính trị! Đã xảy ra sự chia rẽ đau đớn trong phong trào xã hội chủ nghĩa vào thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hai phong trào chính trị, hai cương lĩnh, hai hệ tư tưởng đã tách ra khỏi nhau. Và khơng chỉ đã tách ra khỏi nhau, mà cịn bắt đầu đấu tranh với nhau, ở một số nơi và một số thời kỳ với những hệ quả đáng buồn, thậm chí, bi thảm trong từng trường hợp. Giải nghĩa thứ ba. Quan niệm leninist về chủ nghĩa xã hội Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với sự lãnh đạo của Lenin đã hình thành các đảng cộng sản. Tơi khơng cĩ ý định trình bày từ đầu đến cuối giai đoạn lịch sử của các đảng cộng sản đã nắm quyền, bắt đầu từ trước khi họ lên nắm quyền, và kết thúc khi họ mất quyền lực ở Liên Xơ và Đơng Âu. Tơi chỉ tập trung duy nhất vào giai đoạn, trong đĩ quyền lực của đảng cộng sản đã được củng cố, nhưng sự xĩi mịn quyền lực vẫn chưa bắt đầu. Đây là giai đoạn mà tơi gọi là “chủ nghĩa xã hội cổ điển”. Thí dụ rõ ràng nhất là nền cai trị của Stalin suốt vài thập kỷ, sau khi đã thanh tốn xong các kẻ thù của mình, đã thực hiện việc “tước đoạt những kẻ đi tước đoạt”, nĩi cách khác khi quốc hữu hố và tập thể hố đã hồn thành. Thời đại “chủ nghĩa xã hội cổ điển” chấm dứt, khi việc “phi-Satlin hố” đã bắt đầu sau cái chết của kẻ bạo chúa. Sự thực hiện lịch sử của loại hệ thống đặc biệt này của chủ nghĩa xã hội cổ điển cũng cĩ thể thấy ở các nước khác. Tơi tĩm tắt ngắn gọn các đặc trưng chính của nĩ. Cơ cấu chính trị. Thuật hùng biện của các đảng leninist-stalinist thố mạ và bác bỏ nền dân chủ. Các đảng tự hào tuyên bố rằng chúng thực hành chế độ chuyên chế của giai cấp vơ 6 Bardhan-Romer (chủ biên, 1993) cho một tổng quan rộng về cuộc tranh luận hiện thời về “chủ nghĩa xã hội thị trường”. Kornai (1993) tĩm tắt những nhận xét phê phán riêng của tơi. 9
  11. sản. Sự thực là, chúng ta chứng kiến quyền lực khơng thể chia sẻ của đảng cộng sản. Đây là chế độ, trong đĩ đảng cộng sản cĩ độc quyền chính trị hồn tồn. Họ khơng chỉ loại trừ, mà cịn truy nã và trấn áp một cách tàn bạo mọi lực lượng chính trị ganh đua. Sở hữu. Một đặc trưng căn bản của hệ thống là trên thực tế tất cả tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu cơng. Việc tịch thu tài sản tư nhân, quốc hữu hố và tập thể hố là một thành tố trung tâm của cương lĩnh ngay cả trước khi giành được quyền lực, và vẫn tiếp tục là nhiệm vụ trung tâm sau khi giành được quyền lực. Họ thực hiện cương lĩnh một cách nhất quán và với sức mạnh tàn bạo. Tuy các hịn đảo nhỏ bé của sở hữu tư nhân vẫn cịn, thế nhưng quy mơ của chúng hầu như khơng đáng kể, nếu so sánh với quy mơ của sở hữu cơng chiếm ưu thế. Lập trường leninist đối lập gay gắt với sở hữu tư nhân. Nĩ nhìn vào ngay cả những tàn tích nhỏ bé của sở hữu tư nhân cũng với tâm trạng thù địch và ngờ vực. “Sản xuất hàng hĩa nhỏ, tự nĩ và với quy mơ hàng loạt, sinh ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản một cách liên tục, từng giờ, từng ngày.” (Lenin, 1920, 1974. tr. 6). Điều phối. Ưu thế của chỉ huy tập trung (hay trúng hơn chúng ta cĩ thể nĩi, của quản lý tập trung) đã thay thế vai trị ưu thế của thị trường. Hình thức điều phối này thường được gọi là “kế hoạch hố tập trung”. Chúng ta cho một phân tích chính xác hơn, nếu chúng ta gọi như thế này: điều phối quan liêu, kiểm sốt (control) tập trung, hệ thống hay “nền kinh tế mệnh lệnh” (command economy) cưỡng ép việc thực hiện các mệnh lệnh. Họ khơng cĩ khả năng tiêu diệt hồn tồn điều phối thị trường. Nĩ đĩng chút ít vai trị – một mặt một cách hợp pháp (trong khuơn khổ hẹp, phụ thuộc, được cho phép), mặt khác trong các hình thức khác nhau của “nền kinh tế xám” hay “đen”. Hệ tư tưởng. Họ coi chủ nghĩa Marx (muộn hơn chủ nghĩa Marx-Lenin, và muộn hơn nữa chủ nghĩa Marx-Lenin-Stalin hay chủ nghĩa Mao) là linh thiêng, thần thánh, là bất khả xâm phạm. Dù nĩ khơng cĩ khả năng đạt tới sự độc quyền tuyệt đối trong đầu của tất cả mọi người, nĩ chiếm vị trí độc quyền trong giáo dục, trong mọi xuất bản hợp pháp, trong các phương tiện truyền thơng, v.v và v.v. Hệ tư tưởng chính thống bác bỏ mọi tư tưởng thân thiện với chủ nghĩa tư bản, với sở hữu tư nhân và với thị trường. Theo hệ tư tưởng chính thống, hệ thống này là hệ thống duy nhất cĩ quyền tự gọi mình là “chủ nghĩa xã hội”. Lập trường marxist-leninist-stalinist-maoist liên quan đến chủ nghĩa xã hội tuyệt nhiên khơng tương hợp với sự chấp nhận bất cứ vai trị loại nào đĩ của thị trường. 10
  12. Giải nghĩa thứ tư. Quan niệm xã hội dân chủ về chủ nghĩa xã hội Đầu tiên ở đây chúng ta bàn về thời kỳ bao hàm một trăm năm đầu (hay dài hơn) của [phong trào] dân chủ xã hội, cho đến tận các năm 1980. Chúng ta bỏ qua 20-25 năm cuối, trong thời gian đĩ đã xảy ra những thay đổi đáng chú ý trong tư duy dân chủ xã hội. Cái mơ hình lơ lửng trước mắt tơi là hệ thống của Thuỵ Điển và các nước Scandinavian khác, rồi trong thời kỳ lịch sử muộn hơn là hệ thống của Tây Đức và các nước Tây Âu khác. Phong trào dân chủ xã hội theo các nguyên tắc xác định trong thời kỳ và ở các nước mà tơi xem xét. Họ chấp nhận và áp dụng các nguyên tắc này, nếu họ lên nắm quyền, nhưng cũng tơn trọng và tuyên truyền chúng khi khơng cầm quyền, tức là trước khi họ giành chính quyền, hay sau khi họ thua một cuộc bầu cử. Cơ cấu chính trị. Là người dân chủ xã hội cĩ nghĩa rằng phải chấp nhận nền dân chủ đại nghị vơ điều kiện. Đường ranh giới sắc nét vạch ra chính xác ở đây giữa hai phong trào lớn được tuyên bố với khẩu hiệu của chủ nghĩa xã hội. Những người cộng sản muốn “chủ nghĩa xã hội” bằng mọi giá. “Tốt, nếu giành được chính quyền bằng con đường bầu cử. Nhưng nếu cách này khơng được, thì hãy giành lấy quyền lực bằng cách mạng, bằng bạo lực, bằng cách cưỡng bức ý chí của đảng lên nhân dân!” Các nhà dân chủ xã hội muốn thực hiện “chủ nghĩa xã hội” riêng “của họ”, theo hình dung của họ, khi và chỉ khi, nếu đa số nhân dân ủng hộ cương lĩnh của họ, và bỏ phiếu cho đảng của họ. Đảng cộng sản, nếu đã lên nắm quyền, khơng muốn từ bỏ quyền lực, cũng chẳng từ bỏ ngay cả trong trường hợp rõ ràng là đa số nhân dân khơng ủng hộ. Khơng chịu đặt mình dưới sự thử thách của bầu cử quốc hội dựa trên sự cạnh tranh của các đảng chính trị. Ngược hồn tồn với cách này, đảng dân chủ xã hội sẵn sàng từ bỏ quyền lực, nếu kết quả bầu cử chứng tỏ rằng họ đã mất sự ủng hộ của đa số. Sự chia rẽ giữa những người leninist và những người dân chủ xã hội bắt đầu bằng các cuộc tranh luận nĩng bỏng được tiến hành về chế độ chuyên chế và cạnh tranh chính trị, về vai trị của quốc hội và bầu cử. Cho đến tận ngày nay, đây là tiêu chuẩn chính để chúng ta phân biệt cách giải nghĩa thứ ba và thứ tư về xã hội chủ nghĩa. Sở hữu. Lập trường về vấn đề sở hữu - từ chối sở hữu tư nhân “ngay lập tức chẳng cần suy nghĩ”- là xa lạ đối với dân chủ xã hội. Các nhà dân chủ xã hội theo lối cũ đã bác bỏ các phương pháp thơ bạo để tịch thu tài sản tư nhân. Tuy nhiên ở một số nước, thí dụ Vương quốc Anh, họ cĩ khuynh hướng cho việc quốc hữu hố một vai trị đáng kể. Kinh nghiệm thế giới 11
  13. (và đặc biệt ở Liên Xơ và Đơng Âu một thời) đã gây ra những ngờ vực về liệu các ngành cơng nghiệp được quốc hữu hố cĩ khả năng hoạt động hữu hiệu hay khơng. Theo mức lan rộng của sự vỡ mộng [với việc quốc hữu hố], thì các nhà dân chủ xã hội từng bước từ bỏ các kế hoạch quốc hữu hố của họ, và chấp nhận ưu thế của sở hữu tư nhân. Cái vẫn tiếp tục được duy trì thuộc sở hữu cơng (đa phần thuộc sở hữu của chính quyền tự trị địa phương) là phần đáng kể của khu vực giáo dục và y tế. Điều phối. Các nhà dân chủ xã hội khơng do dự chấp nhận thị trường là cơ chế điều phối chính của các hoạt động kinh tế. Thế nhưng họ khơng tin vào thị trường hồn tồn tự do, khơng bị bất cứ sự điều tiết hay can thiệp nào. Ngược lại, họ nhất quyết dùng quyền lực nhà nước cho việc tái phân phối thu nhập. Thành quả vĩ đại của sự ảnh hưởng chính trị của họ là nhà nước phúc lợi hiện đại, với tất cả các nét đặc điểm nổi tiếng của nĩ: thuế luỹ tiến, giáo dục và dịch vụ y tế khơng mất tiền hay được trợ cấp lớn của nhà nước, hệ thống hưu bổng nhà nước rộng khắp, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ tiền bạc cho những người rất nghèo v.v. Quy mơ của nhà nước phúc lợi trong những ngày này dù cĩ gây ra những mối lo ngại ngân sách đến đâu, các nhà dân chủ xã hội cố gắng duy trì nĩ, họ cảm thấy: đây là kết quả chủ yếu nhất của cuộc đấu tranh chính trị của họ, khi họ đấu tranh trên nghị trường với tư cách đối lập, hay khi họ nắm chính quyền sau khi thắng trong cuộc bầu cử. Tĩm tắt các nhận xét liên quan đến sở hữu và cơ chế điều phối, chúng ta đi đến các kết luận sau đây. Các nhà dân chủ xã hội khơng muốn tạo ra một “hệ thống xã hội chủ nghĩa” mới, khác căn bản với chủ nghĩa tư bản. Họ nỗ lực cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa hiện tồn. Nĩi cách khác, họ muốn thấy một biến thể, một loại của hệ thống tư bản chủ nghĩa sát hơn với các lý tưởng chính trị và đạo đức của họ. Điều này bao gồm những việc sau đây: − tái phân phối rộng rãi, vì lẽ cơng bằng và bình đẳng; − thiết lập, duy trì và phát triển các định chế của nhà nước phúc lợi hiện đại (hệ thống chăm sĩc sức khoẻ quốc gia, giáo dục khơng mất tiền, lương hưu cho mọi cơng dân [đến tuổi hưu], v.v.) Dân chủ xã hội hiện đại tìm những con đường mới để khắc phục những lo ngại tài khố trầm trọng đi cùng với trách nhiệm do nhà nước phúc lợi gánh vác. Các vấn đề tiếp tục trầm trọng hơn do áp lực của những thay đổi nhân khẩu học, thêm nữa do tác động của tồn cầu hố và tác động của những hồn cảnh mới nảy sinh trên thị trường lao động mà cơng nghệ 12
  14. thơng tin và truyền thơng mới mang lại.7 Tuy thế, tiếp tục cịn các thành phần nhất định của cách tiếp cận truyền thống dân chủ xã hội về tái phân phối và về gánh vác trách nhiệm phúc lợi. Hệ tư tưởng. Các lý tưởng, các giá trị và các mục tiêu dân chủ xã hội gắn mật thiết với nhà nước phúc lợi và các quá trình chính trị dân chủ. Một trăm năm trước bắt đầu diễn ra cuộc tranh luận giữa hai “người cha” sáng lập; một bên là Lenin, người đứng đầu trào lưu cộng sản muộn hơn của trong trào xã hội chủ nghĩa, cịn bên kia là Karl Kautsky, một trong những nhân vật cĩ uy tín nhất trong số các lãnh tụ của trào lưu dân chủ xã hội muộn hơn.8 Khi đĩ cả hai bên bất đồng quan điểm vẫn đều dẫn chiếu đến Marx như nguồn lý luận chung và người cĩ uy quyền lớn nhất. Với thời gian trơi đi, các nhà dân chủ xã hội ngày càng xa Marx hơn, và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai họ hồn tồn đoạn tuyệt mọi quan hệ ý thức hệ mà trước đây đã gắn kết họ với chủ nghĩa Marx. Các nhà dân chủ xã hội Đức tại hội nghị ở Bad Godesberg năm 1959 đã mở ra một chương mới trong lịch sử phong trào của họ. Phong trào dân chủ xã hội châu Âu đã cơng khai từ bỏ chủ nghĩa Marx, và bỏ quốc hữu hố khỏi các điểm căn bản của cương lĩnh của mình. Sớm muộn tất cả các đảng dân chủ xã hội đã theo tấm gương Đức (Hodge, 1993, Przeworski, 1985).* Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề của Trung Quốc và Việt Nam! Giải nghĩa thứ năm. Giải nghĩa hiện thời của Trung Quốc và Việt Nam về chủ nghĩa xã hội? Cĩ thể thấy dấu hỏi ở cuối tiêu đề phụ, bởi vì tơi chỉ muốn nêu ra câu hỏi, và tơi khơng thử đưa ra câu trả lời. Nếu cĩ câu trả lời đi nữa, [câu trả lời] chưa chắc giống nhau ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Thế nhưng, hãy gạt sang một bên sự khác nhau trong diễn giải khái niệm chủ nghĩa xã hội giữa hai nước này. Ngay cả khi câu trả lời là khác nhau đi nữa, hợp lý nêu ra cùng câu hỏi cho cả hai nước này. 7 Cĩ tồn tại hay khơng một “con đường thứ ba” mới? Nghiên cứu vấn đề này là một phần của các nỗ lực mà các nhà dân chủ xã hội hiện đại muốn hiện đại hố và hiệu chỉnh các mục tiêu truyền thống của họ cho hợp với các điều kiện kinh tế mới của thế giới hiện nay (xem Giddens, 2000). 8 Cuộc tranh luận lên đỉnh điểm, khi Kautsky trình bày quan điểm dân chủ xã hội, cịn Lenin thì trả lời với sự tấn cơng vũ bão trong Nhà nước và Cách mạng và Cách mạng vơ sản và tên phản bội Kautsky (Lenin, 1917, 1973 và 1918, 1977). * Trong khủng hoảng kinh tế tồn cầu hiện nay vấn đề tăng cường sự điều tiết, can thiệp của nhà nước lại được đặt ra cùng với các cơng cụ tự động ổn định của nhà nước phúc lợi (như bảo hiểm thất nghiệp). Đảng dân chủ Mỹ với kế hoạch cải cách y tế to lớn của mình cũng đã cĩ những bước đi nhất định theo hướng nhà nước phúc lợi châu Âu. 13
  15. Trong khi tơi khơng nhận việc đưa ra câu trả lời, tơi cố gắng đưa ra vài nhận xét phủ định. Phần cho đến đây của tiểu luận đã phác hoạ bốn loại giải nghĩa thuật ngữ chủ nghĩa xã hội. Cái cĩ thể thấy bây giờ ở Trung Quốc và Việt nam – tình trạng hiện thời và sự hình thành sắp tới của sự vật – trong tương lai gần chẳng giống với một trong bốn loại nào cả. Liên quan đến giải nghĩa thứ nhất – Marx là kẻ thù lớn tiếng của sở hữu tư nhân, và biểu lộ sự hồi nghi sâu sắc đối với thị trường. Ngược lại với điều này ở Trung Quốc và Việt Nam người ta để cho khu vực tư nhân phát triển nhanh, và bây giờ đã tạo ra phần lớn hơn của GDP. Tỷ lệ phần đĩng gĩp của nĩ ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ của khu vực cơng hữu co lại. Phần áp đảo của cơ chế điều phối do thị trường đảm nhiệm. Cả Trung Quốc, lẫn Việt Nam khơng cịn là chế độ xã hội chủ nghĩa nữa, nếu chúng ta áp dụng cách giải nghĩa của Marx về chủ nghĩa xã hội. Liên quan đến giải nghĩa thứ hai – Trung Quốc và Việt Nam khơng thể được coi là sự thể hiện lịch sử của kết cấu lý thuyết kiểu Lange. Trong thế giới được trừu tượng hố của Lange các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cơng. Lange đã cĩ nỗ lực trí tuệ lớn để chứng minh rằng thị trường cĩ khả năng đĩng vai trị điều phối mà khơng cĩ sở hữu tư nhân. Đúng, trong thế giới thật của Trung Quốc và Việt Nam thị trường đã trở thành cơ chế điều phối chính. Cĩ thể, đây là sự thay đổi cĩ tác dụng tốt, thế nhưng – bởi vì đã diễn ra những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu sở hữu – trạng thái hiện thời chẳng liên quan gì đến cái ảo ảnh mà trường phái trí tuệ “chủ nghĩa xã hội thị trường” phác hoạ cả. Liên quan đến giải nghĩa thứ ba – Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì một nét đặc trưng quan trọng đặc biệt của chủ nghĩa xã hội theo cách giải nghĩa leninist. Cơ cấu chính trị về cơ bản khơng thay đổi. Đảng cộng sản vẫn giữ độc quyền chính trị. Nhà nước đảng cĩ quyền lực tồn trị vơ hạn. Khơng cĩ cạnh tranh được phép hợp pháp gữa các đảng và các ý thức hệ, họ trấn áp mọi sự đối lập, mọi phong trào suy nghĩ khác hay thực sự độc lập. Mặt khác, cơ cấu sở hữu đã trải qua những thay đổi căn bản; họ đã từ bỏ vai trị lãnh đạo của khu vực nhà nước.* Họ đã giảm mạnh mẽ vai trị của điều phối quan liêu và điều tiết tập trung, và thay bằng vai trị của thị trường ở mức độ đáng kể. Hệ thống đã rời xa, rất xa khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển, và khá gần với hệ thống tư bản chủ nghĩa điển hình. Ý thức hệ chính thống cũng trải qua những thay đổi to lớn. Đảng cộng sản, theo truyền * Ở Việt Nam, khu vực nhà nước vẫn đĩng “vai trị chủ đạo” trên văn kiện. 14
  16. thống thì đối kháng với sở hữu tư nhân và thị trường, nay đã trở nên thân thiện với các định chế này. Thế giới quan chống tư bản chủ nghĩa gay gắt trước kia đã chuyển theo hướng các giá trị và các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay các đảng cộng sản của hai nước này thân thiện với chủ nghĩa tư bản – nhưng họ nguỵ trang thái độ này bằng các khẩu hiệu marxist-leninist, bằng các tuyên bố trung thành với tư tưởng Mao và Hồ Chí Minh. Liên quan đến giải nghĩa thứ tư – thiếu hai nét đặc trưng chính của nền dân chủ xã hội thực sự. Trước tiên, họ giữ chế độ chuyên chế và hệ thống độc đảng, và họ bác bỏ một cách điên cuồng bầu cử dựa trên cạnh tranh chính trị. Thứ đến, chế độ thống trị cộng sản theo kiểu cũ đã nỗ lực một cách nghiêm túc để xây dựng nhà nước phúc lợi, chí ít các thành phần nhất định, trong khu vực giáo dục và y tế, cũng như trong hệ thống hưu bổng. Quyền được hưởng đã mở rộng ra cho tất cả cơng dân hay – về một số dịch vụ – chí ít cho người lao động của các xí nghiệp thuộc sở hữu cơng. Khi họ làm việc này, tất nhiên trình độ sản xuất và phát triển kinh tế thấp đã hạn chế các khả năng của các chính phủ khi đĩ. Những nỗ lực đĩ đã khơng thể dẫn đến một nhà nước phúc lợi hiện đại cĩ nền mĩng tốt. Ở những điểm nhất định họ thậm chí cịn vượt quá các giới hạn nguồn lực cĩ thể dùng cho mục đích này, và đã tạo ra một nhà nước phúc lợi đẻ non. Tình hình này bây giờ đã chấm dứt! Nhà nước đã bắt đầu rút lui khỏi lĩnh vực dịch vụ phúc lợi vì lợi ích của cân bằng ngân sách thuận lợi hơn và của tính cạnh tranh hữu hiệu của khu vực tư nhân. Mức tái phân phối giảm đi, sự bất bình đẳng tăng lên đầy kịch tính, khoảng cách giàu nghèo dỗng ra. Trung Quốc và Việt Nam khơng tiến gần (ở mức độ tương đối, về mặt phân chia thu nhập và cơ cấu các dịch vụ phúc lợi) đến mơ hình dân chủ xã hội Scandinavian, mà đúng hơn tiến theo hướng mơ hình của Manchester đầu thế kỷ thứ 19 hay mơ hình của các nước Mỹ-Latin vơ cùng bất bình đẳng. Bốn câu trả lời khơng dứt khốt – đây là câu trả lời phủ định được nhấn mạnh cho câu hỏi, liệu hệ thống đang hoạt động ở Trung Quốc và Việt Nam cĩ thể gọi là “chủ nghĩa xã hội” hay khơng, nếu chúng ta áp dụng bất cứ loại giải nghĩa nào trong số bốn giải nghĩa đã được mơ tả trong tiểu luận.9 Đây là sự quan sát sự thật, và khơng cĩ bất cứ ngụ ý chuẩn tắc nào cả. Trong con mắt của tơi danh hiệu chủ nghĩa xã hội khơng phải là huân chương khen thưởng. Tơi khơng phải 9 Tơi cịn quay lại vấn đề này trong phụ lục của tiểu luận thứ 6 [của cuốn Szocializmus, kapitalizmus, democrácia és rendszerváltás, tr. 133-135]. 15
  17. là người thuyết giảng và người ủng hộ của chủ nghĩa xã hội leninist. Tơi khơng bàn vấn đề, liệu Trung Quốc và Việt Nam “cĩ xứng đáng hay khơng” để được gọi là các nước xã hội chủ nghĩa, hay đã rời hay chưa khỏi con đường leninist. Tương tự, tơi khơng là nhà tuyên truyền của dân chủ xã hội, và vì thế liên quan đến luận giải này tơi khơng gắn sự đánh giá cho nhận xét rằng các nước này khơng theo hình mẫu dân chủ xã hội xét trên khía cạnh dân chủ đại nghị và nhà nước phúc lợi. Chủ nghĩa xã hội – đây khơng phải là nhãn hiệu đã được đăng ký. Chẳng ai được trao quyền để đưa ra định nghĩa riêng duy nhất và cĩ hiệu lực bắt buộc, và đưa ra yêu sách, theo đĩ chỉ cĩ định nghĩa của anh ta là hợp pháp. Nếu lãnh đạo Trung Quốc hay Việt Nam khăng khăng gọi chế độ riêng của họ là “xã hội chủ nghĩa”, chẳng ai cĩ thể từ chối quyền làm như vậy của họ. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, những người chuyên nghiên cứu về các ý thức hệ, các biểu tượng, các nghi thức (lễ), các thuật hùng biện chính trị, thì câu hỏi hấp dẫn vẫn cịn: động cơ của sự khăng khăng này là cái gì? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã chấp nhận rủi ro, để rời khỏi con đường leninist, để cũng khơng bước sang con đường dân chủ xã hội, mà đã quyết định bước sang con đường mới bằng các việc làm, bằng hành động. Vì sao họ lại bảo thủ và ngoan cố đến vậy trong việc tiếp tục rêu rao các từ ngữ cũ? Vì sao họ lại tiếp tục treo các nhãn mác cũ? Các nhà nghiên cứu lịch sử hệ tư tưởng cĩ lẽ cĩ khả năng trả lời câu hỏi đĩ. Trong mọi hồn cảnh, sự quan sát này chứng minh rằng lời lẽ cĩ ý nghĩa của nĩ. Trong lĩnh vực chính trị (và cĩ lẽ cả trong cuộc sống riêng tư nữa) nhiều khi thực hiện sự rẽ ngoặt bằng hành động thực tế là dễ hơn việc thú nhận rằng mình đã trở thành kẻ phản bội các tín điều và các giá trị được thừa nhận trước kia. Từ Saulus trở thành Paulus – cơng khai thú nhận, rằng mình đã cải đạo, đã thay đổi niềm tin và chấp nhận tất cả các hệ quả của sự thay đổi đĩ – đây là sự kiện hiếm, rất hiếm trong lịch sử chính trị. Các trí thức, những người sống bằng từ ngữ viết hay lời nĩi, thử làm rõ các khái niệm một cách sốt sắng. Thế nhưng, cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra giữa sự loạn khái niệm. Trong tiểu luận này tơi thử làm rõ khái niệm. Nỗ lực này cĩ dẫn đến kết quả bất luận như thế nào đi nữa – chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu các cuộc cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam, ngay cả nếu chúng ta khơng biết quyết định phải gọi hệ thống hiện tồn trong hai nước này như thế nào. Quan trọng nhất là chúng ta biết được bản chất thực của những thay đổi diễn ra ở đĩ. 16
  18. Tài liệu tham khảo Bardhan, P. K., Roemer, J. E. (ed.) (1993): Market Socialism: The Current Debate, Oxford University Press, Oxford. Giddens, A. (2000): The Third Way and its Critics, Polity Press, Cambridge, England. Hayek, F. A. (ed.) (1935): Collectivist Economic Planning, North-Holland, Amsterdam (trong đĩ cĩ bài The Nature and History of Problem của ơng). Hodge, C. C., (1993): “The Politics of Programmatic Renewal: Postwar Experiences in Britain and Germany” in Gillespie, R., Paterson, W. E. (ed.) Rethinking Social Democracy in Western Europe. Frank Cass, Portland. Kornai, J., (2002): Hệ thống xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hĩa Thơng Tin, 2002. Kornai, J., (1993): Market Socialism Revisited, in Peterson, G. B. (ed.), The Tanner Lectures on Human Values, Vol. 14. University of Utah Press, Salt Lake City, pp. 3-41. Lange, Oscar (1936-1937): On Economic Theory of Socialism, 1-2. Review of Economic Studies, 4. October, pp. 53-71, February, pp. 123-142. Lenin, V. I., (1917): Nhà nước và Cách mạng.* Lenin, V. I., (1918): Cách mạng vơ sản và tên phản bội Kautsky Lenin, V. I., (1920): Bệnh tả khuynh, căn bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản Lerner, A. P., (1946): The Economics of Control, MacMillan, New York Mankiw, N. G., (2001): Principles of Economics, Second Edition, Hartford College Publishers, New York. Marx, K., Engels, F. (1848): Tuyên ngơn Cộng sản Przeworski, A. (1985): Capitalism and Social Democracy, Cambridge University Press – Edition de la Maison de l’Homme, Cambridge, England – Paris. Samuelson, P. A., Nordhaus (1997): Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. * Bạn đọc cĩ thể tìm các tác phẩm kinh điển của Lenin, Marx và Engels trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tại người dịch khơng cĩ thời gian lần chính xác các trích dẫn tiếng Việt nhưng độc giả cĩ thể dễ dàng tìm ra các tác phẩm đĩ nếu muốn. 17