Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế

pdf 12 trang vanle 2520
Bạn đang xem tài liệu "Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_di_tich_van_hoa_champa_o_thua_thien_hue.pdf

Nội dung text: Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế

  1. Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Quảng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Khảo cổ học; Mã số: 60 22 60 Người hướng dẫn: TS. Lê Đình Phụng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Xử lý, hệ thống hóa thông tin thu thập từ thực địa, đưa ra kết quả thống kê, khảo tả một cách đầy đủ, khách quan các di tích, di vật văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. Đi sâu tìm hiểu về đặc điểm phân bố, hiện trạng, kỹ thuật xây dựng, phong cách, chủ nhân và niên đại của một số di tích tiêu biểu. Đồng thời nêu bật các mối quan hệ của các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế nhằm góp phần phục dựng lại gương mặt văn hóa Champa. Xác định các di tích trên bản đồ, nhằm phục vụ cho việc quản lý. Minh chứng cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu tiềm năng và giá trị to lớn của khảo cổ học Champa ở Thừa Thiên Huế, từ đó sẽ thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa giá trị này. Keywords. Khảo cổ học; Văn hóa Champa; Di tích văn hóa; Thừa Thiên Huế Content 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Cuối thế kỷ thứ II SCN, quốc gia Lâm Ấp – Champa ra đời ở khu vực miền Trung Việt Nam. Sự ra đời của quốc gia này được xem là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài và hội tụ của văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam, mà trực tiếp là văn hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung. Sự xuất hiện của vương quốc Champa trên nền thống trị của nhà Hán là một bước ngoặc của tiến trình lịch sử miền Trung. Trong quá trình tồn tại, vương quốc Champa đã tạo ra nhiều thành tựu trên nhiều góc độ, sản sinh ra một di sản văn hóa đồ sộ và tinh tế. Những di sản của nền văn hóa này đã thu hút sự quan tâm đối với nhiều người bởi sự hấp dẫn pha chút mơ hồ sau bức màn của lịch sử, và bởi bộ phận lãnh thổ này đã hội nhập vào lãnh thổ dân tộc Việt Nam thống nhất. Những dấu ấn của nền văn hóa Champa vẫn còn hiện diện rõ nét suốt dọc dải đất miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận, thậm chí cả khu vực Tây Nguyên. Đó là các đền tháp, thành lũy, hệ thống khai thác nước, các tác phẩm điểu khắc Những giá trị của các di tích, di vật này đã được cả thế giới công nhận và đang ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống đương đại. Việc giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị các di tích, di vật của nền văn hóa Champa, trong đó có văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế vì vậy không chỉ là trách nhiệm của mỗi chúng ta mà còn của cả nhân loại. Không gian Thừa Thiên Huế ngày nay được xem là một phần lãnh thổ của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ XIV. Do nhiều yếu tố khác nhau mà so với các vùng khác của nền văn hóa Champa như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, hay Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, các di tích của
  2. nền văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế còn lại trên mặt đất không nhiều. Phần lớn là các phế tích, thậm chí có những di tích bị mất dấu hoàn toàn trên thực địa. Nếu như một đền tháp, một thành lũy hay một di vật Champa quý giá biến mất trên thực tế và trong cả tâm trí của con người thì những nỗ lực cứu vãn của chúng ta sẽ trở nên vô vọng. Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế có thể nói đang ở trong tình trạng như vậy. Chính vì thế, ngay từ lúc này, việc nghiên cứu các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế dù ở mức độ nào cũng hết sức cấp bách và cần thiết. Thừa Thiên Huế cùng với Quảng Bình và Quảng Trị được xem là khu vực Bắc Champa, nơi địa đầu, chịu ảnh hưởng và giao thoa thường xuyên giữa văn hoá Champa với văn hoá Trung Hoa và văn hoá Đại Việt. Do đó, tìm hiểu các di tích văn hoá Champa ở Thừa Thiên Huế sẽ giúp soi sáng cho những nguồn tư liệu lịch sử Champa khu vực này. Lịch sử - văn hóa Champa là một phần quan trọng trong tiến trình lịch sử - văn hóa của vùng đất Thừa Thiên Huế; một “cây văn hóa” trong mảnh vườn đa sắc màu văn hóa Việt, Cơ tu, Tà Ôi, Bru – Vân Kiều ; là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên văn hóa Huế ở giai đoạn sau. Do đó, nghiên cứu văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế, nhất là dưới góc độ di tích khảo cổ học cũng chính là góp phần nghiên cứu văn hóa truyền thống của vùng đất này, nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục truyền thống, xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài “Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế” sẽ mang lại những giá trị khoa học và thực tiễn cao. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu - Lịch sử nghiên cứu vấn đề Năm 1306, vùng đất Thừa Thiên Huế chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Sự có mặt sớm của người Việt ở vùng đất này đã tạo điều kiện cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh mẽ hơn về phương Nam. Mặt khác, khi tiếp nhận vùng đất này từ tay của những người tiền trú, người Việt ngay từ đầu đã đối diện với những di sản mà các cư dân cũ để lại. Một điều đáng ghi nhận là người Việt đã có một lối ứng xử khôn khéo, mềm dẻo và khoan dung đối với các di sản văn hóa đó, cho nên mặc dù chủ nhân của nó không còn hiện hữu nhưng họ vẫn tôn trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy các thành tựu văn hóa mà cư dân Champa để lại. Chính sự hiện hữu của các di tích, di vật Champa ở vùng đất Thừa Thiên Huế đã thu hút sự quan tâm từ rất sớm của các nhà chép sử đương thời. Ngay từ thế kỷ XVI, các sử gia phong kiến đã ít nhiều đề cập đến một số di tích văn hóa Champa ở khu vực này. Trong tác phẩm Ô Châu Cận lục (1555), Dương Văn An đã đề cập đến “những tháp chót vót” trên đỉnh Quy Sơn (Núi Rùa) ở huyện Tư Vinh [2, tr. 14] cũng như miêu tả khá chi tiết về Hóa Thành (thành Hóa Châu) ở huyện Đan Điền, xứ Thuận Hóa [2, tr. 64]. Mặc dù thông tin còn ít ỏi, chỉ mang tính giới thiệu, nhưng Ô Châu cận lục được xem là tác phẩm đầu tiên đề cập đến các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế mà hiện nay qua thực địa chúng ta biết đó là phế tích tháp Linh Thái (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) và thành cổ Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền). Hơn hai thế kỷ sau khi Ô Châu cận lục ra đời, năm 1776, Lê Quý Đôn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục nổi tiếng của mình cũng đã đề cập đến tháp cổ trên núi Quy Sơn “ở huyện Tư Vang, gần xã Hoài Vang” và thành Hóa Châu mà Ô Châu cận lục đã đề cập trước đó [22, tr. 125]. Tuy nhiên, theo Lê Quý Đôn thì “những núi sông, cửa biển xứ Thuận Hóa chép trong Ô châu Cận lục nay vẫn y nguyên, nhưng những thành trì, trạm đò, chùa tháp thì so với trước đã khác” [22, tr. 123]. Tiếp theo hai tập địa chí này, các nhà chép sử của Quốc sử Quán triều Nguyễn cũng đã nói đến di tích tháp trên núi Quy Sơn (tháp Linh Thái), thành Hóa Châu trong các tác phẩm của mình [79]. Tuy nhiên với tư cách là những người đến sau, lại chịu ảnh hưởng nhiều của hai tác phẩm nổi tiếng trước đó nên họ cũng chỉ đề cập một lượng thông tin ít ỏi, không cho chúng ta biết gì hơn về hiện trạng của tháp. Đáng chú ý hơn, lần đầu tiên, Đại Nam nhất
  3. thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã chỉ dẫn cho chúng ta biết “ở xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy có thành cũ Chiêm Thành. Tương truyền chúa Chiêm Thành ở đây, gọi là thành Phật Thệ, tục gọi thành Lồi, khoảng đời Minh Mạng lập miếu ở đây để thờ” [79, tr. 165]. Việc nghiên cứu các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế thật sự được đẩy mạnh khi người Pháp hiện diện ở Việt Nam. Để thực hiện chính sách thống trị của mình, thực dân Pháp đã bỏ nhiều công sức để hiểu về Việt Nam hơn, trong đó, có sự tìm hiểu về văn hóa. Nhiều cuộc điều tra, đi sâu nghiên cứu về văn hóa của các học giả người Pháp được tiến hành. Các di tích, di vật văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế vì vậy cũng là một trong những đối tượng được quan tâm. Trong số rất nhiều những người Pháp nghiên cứu về Champa, phải kể đến linh mục L. Cadière. Bằng sự thâm nhập của mình, ông đã phát hiện, nghiên cứu nhiều di tích, di vật Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Riêng ở vùng đất thần kinh, L.Cadière đã thẩm định, phát hiện mới nhiều di tích, di vật Champa như Linh Thái, Ưu Điềm, Trạch Phổ, Mỹ Xuyên, Xuân Hóa, Những thông tin về các “công trình và kỷ vật Chàm” này đã được đăng tải trên BAVH và BEFEO [11], [12], [13]. Ngoài L.Cadière, E.Gras cũng đã ghi tên mình vào sử sách bằng việc phát hiện phế tích Chàm Giam Biều mà dấu vết còn lại đến ngày nay là pho tượng Giam Biều khá nổi tiếng [25]. Năm 1918, H.Parmentier cho ra đời công trình khảo cứu quy mô L’Inventaire descriptifs de monuments Chams de L’Annam (Thống kê khảo tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ) [58], đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu các di tích Champa ở miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Phải nói rằng, so với các tác phẩm trước đó, đây được xem là tác phẩm đầy đủ nhất xét về mặt thông tin tư liệu đề cập đến văn hóa Champa. Trên cơ sở kế thừa những phát hiện của những người đi trước, đặc biệt là L.Cadière, H.Parmentier đã khảo tả một cách đầy đủ, kèm theo sơ đồ, bản vẽ nhiều dấu vết văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế như tháp (Linh Thái hoặc Hòn Rùa, Cống Đồng, Giam Biều, An Kiểu?, Trạch Phổ, Mỹ Xuyên, Cổ Tháp, Ưu Điềm); văn bia (Dinh Thị, Phú Lương); các tác phẩm điêu khắc (Vĩnh An Thượng Nguyên?, Phù Trạch – Phong Điền); thành cổ (thành Lồi). Mặc dù, có những thông tin mà H.Parmentier đề cập cho đến nay chưa được kiểm chứng trên thực địa như dấu tích Cống Đồng, An Kiểu (có thể là An Cựu), nhưng nghiên cứu của ông đã bổ sung rất nhiều thiếu sót về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế của các tài liệu trước đó. Đồng thời đây cũng là những tư liệu quý cho những ai đi sâu nghiên cứu về văn hóa Champa ở miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Phải nói rằng, những thông tin được đề cập trong các tập địa chí của các sử gia phong kiến hay những nghiên cứu của các học giả người Pháp về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu các văn hóa Champa ở vùng đất này. Nó không chỉ có giá trị định hướng mà ở một góc độ nào đó còn cung cấp một nguồn tư liệu phong phú, đầy đủ về một số di tích Champa. Mặc dù vậy, các khảo tả này chỉ căn cứ trên những biểu hiện ở bề mặt, chứ thật sự chưa có một nghiên cứu kỹ càng dựa trên kết quả của những cuộc khai quật quy mô. Từ sau nghiên cứu của H.Parmentier, việc nghiên cứu về văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế dừng hẳn một thời gian dài. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30.4.1975), đặc biệt là vào những năm 80 của thế kỷ XX, công việc này mới thật sự khởi động lại trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong bối cảnh mới, nhiều cuộc điều tra quy mô đã được thực hiện. Chúng ta không chỉ thẩm định lại một số di tích được người Pháp đề cập trước đó, mà còn phát hiện những di tích mới như Vân Trạch Hòa, Đức Nhuận, Liễu Cốc, Cồn Tháp, đặc biệt là tháp Phú Diên*. Chúng ta cũng đã tiến hành khai quật một số di tích như Vân Trạch Hòa, Phú Diên, thành Hóa Châu góp phần vào việc nghiên cứu quy mô, bình đồ, kỹ thuật xây dựng, làm cơ sở cho việc trùng tu, phục hồi di tích. Việc nghiên cứu đã có sự liên kết giữa các cơ quan với nhau, nhất là giữa Viện Khảo cổ học và BTLS&CM Thừa Thiên Huế. Bên * Lúc mới phát hiện, người ta đã đặt tên cho khu đền tháp này là Mỹ Khánh.
  4. cạnh đó, còn phải kể đến những đóng góp của Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế, TTBTDTCĐ Huế. Nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế đã được xuất bản hay đăng tải trên các tạp chí trong nước và địa phương. Tiêu biểu là các công trình của Lê Đình Phụng và Nguyễn Xuân Hoa [65]; Lê Đình Phụng [61], [62], [64]; Trần Kỳ Phương [67], [72], [73]; Trần Văn Tuấn [101], [102]; Trịnh Nam Hải [26],[27], [28]; Lê Duy Sơn [84] Các công trình hay bài viết này phần lớn tập trung nghiên cứu tổng thể văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế, nhiều bài viết đề cập đến một di tích/di vật cụ thể, nhờ đó, đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến đối tượng được đề cập. Đó là những tài liệu rất bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài. Dù sự quan tâm của các nhà sử học tới văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế diễn ra khá sớm và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng điều đó chưa nhiều, chưa đều và chưa đề cập đến vấn đề một cách sâu rộng. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo như niên đại và chủ nhân của thành Hóa Châu, niên đại và tên gọi thành Lồi (Khu Túc hay Phật Thệ?), vị trí của hai tòa thành này trong mô hình một tiểu quốc Champa (Mandala), đặc trưng của các đền tháp ở khu vực này? Các mối quan hệ của các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế qua kiến trúc và điêu khắc? - Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm tư liệu thành văn và tư liệu điền dã. Tư liệu thành văn là các công trình nghiên cứu đã được công bố của các học giả từ trước đến nay liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn. Nó bao gồm các tác phẩm thông sử, địa chí của các sử gia thời phong kiến như Ô châu cận lục do Dương Văn An nhuận sắc, tập thành, Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Việt Địa dư toàn biên (Phương Đình địa dư chí) của Nguyễn Văn Siêu, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng ; các công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp như L.Cardière, E.Gras, J.V Claeys, H.Parmentier Mặc dù lượng thông tin về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế không nhiều, chủ yếu mang tính giới thiệu, nhưng các tác phẩm này với đặc điểm là ra đời từ rất sớm nên nó đã giúp chúng ta biết được những thông tin quý giá về di tích tại thời điểm mà tác phẩm ra đời. Đáng chú ý nhất trong nguồn tài liệu thành văn này là các bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam, mà chủ yếu là các nhà Khảo cổ học về những vấn đề văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. Tiểu biểu nhất là các công trình của Lê Đình Phụng và Nguyễn Xuân Hoa, Ngô Văn Doanh, Lê Duy Sơn, Trần Kỳ Phương, Trịnh Nam Hải Các công trình nghiên cứu của các học giả này bao gồm các sách, bài báo được công bố trên KCH, NPHMVKCH hàng năm, NCĐNA, NC&PT, Internet không chỉ cung cấp cho chúng ta một hệ thống tư liệu khá đầy đủ, khách quan về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế, mà còn thể hiện quan điểm nghiên cứu một cách rõ ràng về một số vấn đề. Đó đều là những nguồn tư liệu quý giá mà tác giả luận văn đã có những kế thừa nhất định khi đề cập đến những vấn đề các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. Khi thực hiện luận văn này, ngoài việc tham khảo các tài liệu thành văn đã công bố liên quan đến đề tài, tác giả còn sử dụng nguồn tài liệu có được trên cơ sở thâm nhập thực địa. Để có thể đề cập một cách đầy đủ và khách quan về các di tích, di vật Champa trên đất Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã đến khảo sát tất cả các địa điểm có di tích, di vật Champa trên địa bàn tỉnh nhằm mô tả hiện trạng, đo đạt, chụp ảnh về di tích, di vật. Ngoài ra, chúng tôi còn phố hợp với Đại học Kansai, Nhật Bản tiến hành 2 đợt thám sát di tích thành cổ Hóa Châu nhằm có thêm thông tin để đánh giá chân xác hơn về tòa thành này. Bên cạnh đó, việc tham khảo các hình ảnh về di vật Champa ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung của các nhà nghiên cứu như Lê Đình Phụng, Trần Đức Anh Sơn, Lê Duy Sơn, Trịnh Nam Hải cũng giúp cho tác giả luận văn có những thông tin quý giá, nhất là trong việc đối sánh văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế với các khu vực khác. 3. Mục tiêu nghiên cứu
  5. Khi nghiên cứu đề tài “Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế”, chúng tôi nhằm hướng đến các mục tiêu sau: - Trên cơ sở tập hợp tư liệu, kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, xử lý, hệ thống hóa thông tin thu thập từ thực địa, chúng tôi đưa ra một kết quả thống kê, khảo tả một cách đầy đủ, khách quan các di tích, di vật văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. Đồng thời đi sâu tìm hiểu về đặc điểm phân bố, hiện trạng, kỹ thuật xây dựng, phong cách, chủ nhân và niên đại của một số di tích tiêu biểu. Đồng thời nêu bật các mối quan hệ của các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế nhằm góp phần phục dựng lại gương mặt văn hóa Champa. - Xác định các di tích trên bản đồ, nhằm phục vụ cho việc quản lý. - Đề tài sẽ chứng minh cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu tiềm năng và giá trị to lớn của khảo cổ học Champa ở Thừa Thiên Huế, từ đó sẽ thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa giá trị này. - Nghiên cứu lịch sử văn hóa Champa nói chung, các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế nói riêng nhằm mục tiêu quan trọng là giúp cho người dân hiểu rõ hơn về nền văn hóa này, từ đó họ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ các di tích, di vật Champa vốn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất mát, hư hỏng. Các mục tiêu này nếu đạt được sẽ bổ sung, hoàn chỉnh cho các nghiên cứu trước đó về văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế nói riêng, khu vực Bắc Hải Vân nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các di tích, di vật Champa trên địa bàn Thừa Thiên Huế như đền tháp, thành lũy, giếng nước, bia ký, các tác phẩm điêu khắc. Các di tích này có thể còn nguyên vẹn, nhưng cũng có thể đã trở thành phế tích. Đối với các tác phẩm điêu khắc, tác giả chỉ đề cập đến các di vật có nguồn gốc tại Huế hiện đang lưu giữ, bảo quản tại các bảo tàng ở Thừa Thiên Huế như BTCVCĐ Huế, BTLS&CM Thừa Thiên Huế, NBT Huế, BTDTKC của Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế và tại các làng xã trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Các di vật Champa được cho là có nguồn gốc tại Huế hiện đang lưu giữ tại các nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài tỉnh hay tại một số bảo tàng ở các tỉnh khác sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó chúng tôi cũng đề cập đến chúng như là một nguồn tư liệu để đối sánh. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn Về không gian: là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa giới hành chính hiện hành. Về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu các di tích, di vật Champa đã được giới hạn ở trên có niên đại từ thế kỷ thứ II AD đến thế kỷ XIV AD – thời gian tồn tại của vương quốc Champa trên địa bàn Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu - Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề lịch sử Champa nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng – lâu nay vốn rất nhạy cảm, cũng như trong việc nghiên cứu các di tích văn hóa Champa ở khu vực này. - Triệt để sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khảo cổ học trong khi thực hiện đề tài. Đó là khảo sát, đo đạc, mô tả hiện trạng, chụp ảnh, định vị tọa độ di tích bằng máy GPS cầm tay nhằm làm nổi bật toàn cảnh các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. - Trong một số trường hợp cụ thể, đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh về mặt tư liệu để làm rõ những vấn đề mà đề tài hướng đến. 6. Kết quả và đóng góp của luận văn - Trên cơ sở các nguồn tư liệu thành văn và thực địa, đề tài cung cấp một lượng thông tin đầy đủ, khách quan về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế trên các phương diện lịch sử nghiên cứu, vị trí, đặc điểm phân bố, hiện trạng. Đây có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lịch sử, văn hóa Champa nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng.
  6. - Trên cơ sở các di tích, di vật, luận văn làm rõ các đặc trưng của hệ thống di tích văn hóa Champa trên địa bàn ở các góc độ: sự phân bố, loại hình, niên đại, các mối quan hệ và giá trị của các di tích, di vật văn hóa Champa trên địa bàn Thừa Thiên Huế; góp phần làm sáng rõ bản chất văn hoá Champa ở khu vực này. Đây là những vấn đề chưa được đề cập một cách cụ thể trong các công trình nghiên cứu trước đó. Do đó, luận văn sẽ góp phần nghiên cứu toàn diện hơn văn hoá Champa trên địa bàn Thừa Thiên Huế. - Những vấn đề mà đề tài đề cập có thể giúp các nhà quản lý địa phương trên phương diện lập hồ sơ di tích hay trong công tác quản lý di tích. 7. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài - Thuận lợi: + Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trước đó ít nhiều đã đề cập đến các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. Đó là những nguồn tư liệu quý giá để đề tài này kế thừa và phát huy. + Địa bàn và đối tượng nghiên cứu gần nơi công tác nên thuận lợi trong vấn đề thực địa. + Việc nghiên cứu các di tích Champa nói chung, ở Thừa Thiên Huế nói riêng là ấp ủ bấy lâu nay của tác giả. - Khó khăn: + Huế là địa bàn có số lượng phong phú các di tích văn hóa Champa. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, các di tích phần lớn đều là phế tích, có những di tích đã bị mất dấu hoàn toàn trên thực địa. Đây là khó khăn lớn nhất trong trong khi thực hiện luận văn. + Cho đến nay, có quá ít các cuộc khai quật Khảo cổ học về các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế. + Bản thân tác giả thật sự chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thực địa, điều kiện thâm nhập thực tế còn hạn chế. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của luận văn. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử Champa vùng đất Thừa Thiên Huế Chương 2: Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của hệ thống di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế Ngoài ra, luận văn còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục minh hoạ. Sau trang phụ bìa của luận văn còn có Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Mục lục và Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn; Danh mục các bảng thống kê, bản đồ; sơ đồ; Danh mục các bản vẽ và bản ảnh. References I. Sách, Báo, Tạp chí 1. Phan Thuận An (1991), Từ các Học hội Đông Dương đến số tượng Chàm ở Huế, TTKH&CN, số 1, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 55-61. 2. Dương Văn An nhuận sắc, tập thành (1961), Ô châu cận lục, Bản dịch của Bùi Lương, Hội Việt Nam Nghiên cứu liên bộ Văn hóa Á Châu phát hành, Huế. 3. Đào Duy Anh (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. KHXH, Hà Nội. 4. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế, Phân viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ miền Trung (2007), Tháp Chăm xã Phú Diên và dự án tu bổ di tích, Huế.
  7. 5. Hoàng Bảo, Tôn Nữ Khánh Trang (2001), Di tích Thành Lồi (xã Thủy Xuân, thành phố Huế), Kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyên đề Thành cổ ở khu vực Bình - Trị - Thiên, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật miền Trung tại thành phố Huế, tr. 86-98. 6. Hoàng Bảo – Lê Chí Minh Xuân (2002), Thành cổ Hóa Châu, Nghiên cứu Huế, Trung tâm Nghiên cứu Huế, tập 4, tr. 83-93. 7. Pierre Baptiste (2006), Đài thờ Vân Trạch Hoà, một Bali-pitha kiểu mới lạ, Huế Xưa & Nay, số 75, tr. 65-78. 8. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb. KHXH, Hà Nội. 9. Tôn Thất Bình (chủ biên), Trần Hoàng, Triều Nguyên (2006), Truyện kể Dân gian Thừa Thiên Huế (Dân tộc Kinh), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 10. J.Boisselier (1963), Nghệ thuật tạc tượng của nước Champa, Tư liệu Viện Khảo cổ học, Bản dịch tiếng Việt. 11. L. Cardière (1905), Di tích và di vật Chăm ở Quảng Trị và Thừa Thiên, Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Thúy Vi, tài liệu e – file. 12. L.Cardière (1915), Ghi chép – Thảo luận – Thông tin, BAVH, tập II, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr. 314-320. 13. L. Cardière (1998), Các tác phẩm điêu khắc Chàm ở Xuân Hòa, BAVH, tập IV, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr.291-294. 14. J.Clayes (2006), Hành trình vào sự nghiên cứu nước Annam và nước Champa, BAVH, tập XXI, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr. 9-64. 15. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa cổ Champa, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 16. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp cổ Champa - sự thật và huyền thoại, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 17. Ngô Văn Doanh (2000), Thành Hoá Châu trong lịch sử Champa và Đại Việt, Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (310), Hà Nội, tr. 36-41. 18. Ngô Văn Doanh (2001), Champa và buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ, NCĐNA, số 6, Hà Nội, tr. 39-45. 19. Hoàng Dũng (1991), Qua địa danh thành Lồi ở Huế xác định một danh xưng chỉ người Chàm xưa, TTKH&CN, số 2, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 68-71. 20. Nguyễn Phước Bảo Đàn (2001), Trở lại thành cổ Hóa Châu, Huế Xưa & nay, số 43, tr. 87-94. 21. Nguyễn Phước Bảo Đàn (2006), Thành Lồi ở Huế: Từ vị trí toạ lạc đến bối cảnh Thuận Hoá buổi đầu (những tư liệu thư tịch và điền dã), Kỷ yếu hội thảo 700 năm Thuận Hoá – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, tr. 260-272. 22. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 23. Nguyễn Tiến Đông (2008), Những yếu tố văn hóa Champa ở Thăng Long và vùng phụ cận, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2005-2008)”, tr. 194-200. 24. Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng. 25. E. Gras (1997), Một pho tượng Chàm, BAVH, tập II, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr. 369- 377. 26. Trịnh Nam Hải (2001), Kết quả khai quật tháp Mỹ Khánh, TTKH&CN, số 3 (33), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 73-83. 27. Trịnh Nam Hải (2006), Kết quả khai quật nền móng kiến trúc mới phát hiện cạnh tháp Mỹ Khánh, NC&PT, số 1(54), tr. 19-25.
  8. 28. Trịnh Nam Hải (2010), Kết quả bước đầu nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hoá Champa ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo 700 năm Thuận Hoá – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 385-405. 29. Odand’ Hal (1997), Các vết tích đổ nát ở Giám Biều, BAVH, tập II, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1997, tr. 470-471. 30. Đào Thái Hanh (1997), Chuyện Thánh mẫu Thai Dương Phu nhân, BAVH, tập I, Nxb. Thuận Hoá, Huế, tr. 256-263. 31. Đào Thái Hanh (1997), Sự tích nữ thần: Kỳ thạch phu nhân, BAVH, tập II, Nxb. Thuận Hoá, Huế, tr. 444-448. 32. Andrew Hardy (2005), Nhìn từ núi Linh Thái: Du khảo văn hoá Chăm trong lịch sử, Du khảo văn hoá Chăm, Nxb. Thế Giới, Hà Nội, tr. 21-34. 33. Chế Thị Hồng Hoa (1998), Nghệ thuật điêu khắc Chăm qua sưu tập tượng ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, TTKH&CN, số 3 (21), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 36-40. 34. Chế Thị Hồng Hoa (1994), Triều Nguyễn với văn hóa Champa, Huế Xưa & Nay, số 5, tr. 62-63. 35. Chế Thị Hồng Hoa (1998), Dấu tích văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế”, Văn hóa Nghệ thuật, số 9 (171), tr. 15-19. 36. Nguyễn Xuân Hoa (1998), Thành Hoá Châu - từ tư liệu thư tịch đến điều tra khai quật khảo cổ học, Huế Xưa & Nay, số 27, tr. 60-67. 37. Nguyễn Xuân Hoa 92002), Thừa Thiên Huế dưới thời Lâm Ấp – Champa, Nghiên cứu Huế, Trung tâm Nghiên cứu Huế, tập III, tr. 28-38. 38. Lê Nhị Hoà (1992), Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt – Chăm qua dòng họ Chế ở Vân Thê (Thừa Thiên Huế), Luận văn tốt nghiệp cử nhân Sử học, Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế. 39. Phạm Như Hồ, Lê Đình Phụng (1999), Khai quật mộ chum Chăm ở Lập An, Lộc Hải, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, NPHMVKCH năm 1998, Nxb. Hà Nội, tr. 655-675. 40. Đặng Văn Hồ (1997), Dấu ấn văn hóa Champa trên đất Quảng Điền, Huế Xưa & Nay, số 22, tr. 90-94. 41. Shigeru Ikuta (1991), Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ thế kỷ II trước Công nguyên đến đầu thế kỷ XIX, Đô thị cổ Hội An, Nxb. KHXH, tr. 247-260. 42. P. Jabouille (2003), Ký sự của Bảo tàng, BAVH, tập XVI, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr. 160-175. 43. Huỳnh Đình Kết (1997), Thành Hóa Châu và kết quả khai quật khảo cổ học lần thứ nhất, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, số 16 (kỳ 1), tháng 9, tr.12-18. 44. Huỳnh Đình Kết, Ngô Văn Phước (1998), Về hai giếng cổ Champa ở Thừa Thiên Huế, TTKH&CN, số 3(21), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 41- 44. 45. Trần Văn Khê (2006), Sắc thái Chăm trong âm nhạc Thuận Hoá – Phú Xuân, Kỷ yếu hội thảo 700 năm Thuận Hoá – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Huế, tr. 338-340. 46. Thái Văn Kiểm (1960), Cố đô Huế - Lịch sử, Cổ tích, Danh thắng, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản. 47. Bùi Văn Liêm và Nguyễn Ngọc Quý (2008), Di tích Cồn Ràng, KCH, số 5, tr. 61-83. 48. Georges Maspero (1928), Vương quốc Chàm (Bản dịch tiếng Việt), 2 quyển, Nxb. G.Văng-Cet, Pháp. 49. Vũ Hữu Minh và Nguyễn Văn Kết (1990), Trở lại Thành Lồi ở Huế, NPHMVKCH năm 1989, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 168-169. 50. Văn Món (2001), Thử bàn về hiện tượng Homkar Chăm trên di tích Lăng Minh Mạng, Huế Xưa & Nay, số 47, tr. 81-85.
  9. 51. MyDan, Lê Chí Xuân Minh (2001), Thành cổ Hóa Châu (xã Quảng Thành - huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyên đề “Thành cổ ở khu vực Bình - Trị - Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật miền Trung tại thành phố Huế, tr. 66-85. 52. Phạm Hữu Mý (1996), Nhóm hiện vật điêu khắc Chàm ở phòng Tư liệu khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp Huế, NPHMVKCH năm 1995, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 386-387. 53. Phạm Hữu Mý (1995), Điêu khắc đá Champa, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Tp HCM. 54. Trần Viết Ngạc (1984), Thành Hoá Châu (Bình Trị Thiên), NPHMVKCH năm 1981, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 209-212. 55. Lương Ninh (1980), Mấy vấn đề về vương quốc Champa, KCH, số 33, tr. 55-56. 56. Lương Ninh (1998), Vương quốc cổ Champa và những vùng văn hoá của nó, Việt Nam học, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất tại Hà Nội, 15 – 17/7, tập II, tr. 201-208. 57. Lương Ninh (2005), Lịch sử Vương quốc Champa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 58. H. Parmentier (1918), Thống kê khảo tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ, (Bản dịch tiếng Việt), Tập 2, Paris, Tư liệu Viện Khảo cổ học Việt Nam. 59. Lê Đình Phúc (2000), Vài nét về tiền sử và sơ sử Thừa Thiên Huế, Huế Xưa & Nay, số 41, tr. 103-111. 60. Lê Đình Phụng, Phạm Xuân Phượng (1994), Tượng Visnu ở thành Hóa Châu Thừa Thiên Huế, NPHMVKCH năm 1993, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 350. 61. Lê Đình Phụng (1998), Thành Hóa Châu trong lịch sử, TTKH&CN, số 1, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 62-67. 62. Lê Đình Phụng (1999), Bệ thờ Vân Trạch Hòa (Thừa Thiên Huế), KCH, số 2, tr. 62-69. 63. Lê Đình Phụng, Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam, NC&PT, số 4-5 (42-43), tr. 119-129. 64. Lê Đình Phụng (2004), Văn bia Champa ở Thừa Thiên Huế, NC&PT, số 2 (45), tr. 33-39. 65. Lê Đình Phụng, Nguyễn Xuân Hoa (2006), Văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 66. Lê Đình Phụng (2005), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 67. Trần Kỳ Phương (2001), Phù điêu Hộ Bát Thế Phương Thiên của đế chóp tháp Vân Trạch Hòa và hình tượng Hộ Thế Phương Thiên trong điêu khắc Champa, TTKH&CN, số 3 (33), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 84-98. 68. Trần Kỳ Phương – Shigeeda Yutaka (2002), Phế tích Champa, khảo luận về kiến trúc đền – tháp, NC&PT, số 1 (35), tr. 75-88. 69. Trần Kỳ Phương (2002), Góp phần tìm hiểu nền văn minh của vương quốc cổ Champa tại miền Trung Việt Nam, NC&PT, số 3(37), tr. 63-74. 70. Trần Kỳ Phương (2002), Góp phần tìm hiểu nền văn minh của vương quốc cổ Champa tại miền Trung Việt Nam, NC&PT, số 4 (38), tr. 71-78. 71. Trần Kỳ Phương (2003), Về mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc của nghệ thuật Champa, NC&PT, số 2 (40), tr. 24-33. 72. Trần Kỳ Phương (2003), Di tích mỹ thuật Champa ở Thừa Thiên Huế, NC&PT, số 3 (41), tr. 51-57. 73. Trần Kỳ Phương (2003), Di tích mỹ thuật Champa ở Thừa Thiên Huế, NC&PT, số 4- 5 (42-43), tr. 110-120. 74. Trần Kỳ Phương (2004), Bước đầu tìm hiểu về địa - lịch sử của vương quốc Chiêm Thành (Champa) ở miền Trung Việt Nam: với sự tham chiếu đặc biệt vào “hệ thống
  10. trao đổi ven sông” của lưu vực sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Thông tin Khoa học, tháng 3, Phân viện nghiên cứu Văn hoá – Thông tin tại Huế, tr.42-61. 75. Trần Kỳ Phương (2006), Bước đầu xác định danh hiệu các tiểu quốc thuộc miền Bắc vương quốc cổ Chiêm Thành khoảng giữa thế kỷ 11-15, NC&PT, số 1(54), tr. 26-32. 76. Trần Kỳ Phương (2008), Nghiên cứu về ngôi đền Mỹ Sơn E1: những luận chứng mới về sự tái sử dụng các bộ phận kiến trúc trong ngôi đền Ấn độ giáo (Hindu) – tìm hiểu sự tiến triển của kiến trúc đền – tháp Chiêm Thành trong giai đoạn sớm thuộc thế kỷ thứ 7 và thứ 8, NC&PT, số 6 (71), tr. 35-50. 77. Nguyễn Văn Quảng (2007), Về văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, số 2 (36), Đại học Huế, tr. 121-131. 78. Nguyễn Văn Quảng (2009), Giá trị các di tích Champa ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại học Huế, tr. 274-280. 79. Quốc sử quán Triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập I (Phạm Trọng Điềm dịch), Nxb. Thuận Hoá, Huế. 80. Võ Quý (1999), Về những dấu vết của người tiền sử ở thôn Thủy Yên, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), NPHMVKCH năm 1998, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 154-155. 81. Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt Địa dư toàn biên (Phương Đình địa dư chí), Viện Sử học & Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 82. Trần Đức Anh Sơn (2006), Ý kiến đóng góp đối với “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật nền móng kiến trúc mới phát hiện bên cạnh di tích tháp Mỹ Khánh”, tài liệu E-File, BTLS&CM Thừa Thiên Huế. 83. Lê Duy Sơn (1995), Về Khảo cổ học thời tiền sử - sơ sử ở Thừa Thiên Huế, TTKH&CN, số 4, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 61-64. 84. Lê Duy Sơn (1996), Tháp Chàm Linh Thái (Vinh Hiền, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)”, NPHMVKCH năm 1995, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 302. 85. Lê Duy Sơn (1997), Các di tích văn hoá Sa Huỳnh và một số vấn đề Khảo cổ học ở Thừa Thiên Huế, TTKH&CN, số 3, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 79-85. 86. Ph. Stern (1942), Nghệ thuật Chàm xứ Trung kỳ và quá trình phát triển của nó, Tư liệu Viện Khảo cổ học, Bản dịch tiếng Việt. 87. Hà Thắng (1999), Thạp đồng Phong Mỹ, NPHMVKCH năm 1998, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 267-268. 88. Nguyễn Thế (1991), Việc phát hiện di tích văn hoá Champa tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế và mối liên quan đến vương quốc Lâm Ấp cổ xưa, TTKH&CN, số 2, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 63-67. 89. Nguyễn Thế (1992), Di tích văn hóa Champa tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), KCH, số 3, tr. 36-40. 90. Nguyễn Thế (2005), Phát hiện di tích Chăm tại vùng ven biển Phong Điền, Thừa Thiên Huế, NetCoDo, ngày 18/3. 91. Lê Đức Thọ (2001), Văn hóa Champa ở Quảng Trị: di tích và huyền thoại, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Khoa học Lịch sử, trường ĐHKH Huế. 92. Nguyễn Hữu Thông (1995), Bàn về mối quan hệ văn hoá Việt – Chăm qua hình tượng thần nữ Thiên Y A na, TTKH&CN, số 4, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 35-39. 93. Nguyễn Hữu Thông (1996), Bức tranh dân cư vùng Thuận Hoá đầu thế kỷ XV qua văn bản Thỉ thiên tự, TTKH&CN, số 4, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 2-8.
  11. 94. Nguyễn Hữu Thông (2001), Một số suy nghĩ về đặc điểm và hướng bảo tồn những dấu tích văn hoá vùng cực Bắc vương quốc Champa xưa, TTKH&CN, số 3, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 72-78. 95. Nguyễn Hữu Thông (2003), Về triều đại Indrapura trên dải đất miền Trung, Thông tin Khoa học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Nghệ thuật miền Trung tại thành phố Huế, tháng 9, tr. 5-12. 96. Nguyễn Hữu Thông (2006), Nhìn lại Huế từ dặm dài Ô Lý, Kỷ yếu hội thảo 700 năm Thuận Hoá – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Huế, tr. 26-28. 97. Lê Văn Thuyên (1992), Mỹ thuật Champa ở Thừa Thiên Huế, TTKH&CN, số 1, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 44-49. 98. Lê Văn Thuyên (2000), Một số nhận xét về di tích Champa trên đất Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Văn hóa miền Trung, tiềm năng và phát triển”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật miền Trung tại thành phố Huế, tr.5-12. 99. Đinh Đức Tiến (2009), Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 100. Nguyễn Viết Trung (1986), Một số hiện vật Champa mới phát hiện ở Bình Trị Thiên, NPHMVKCH năm 1985, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 238-240. 101. Trần Văn Tuấn (1994), Về những di tích lịch sử văn hoá vùng cực Bắc vương quốc Champa (hiện trạng và suy nghĩ bước đầu), tài liệu e – file. 102. Trần Văn Tuấn (Chủ trì) (1995), Về những di tích lịch sử văn hóa vùng cực bắc vương quốc Champa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế. 103. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1998), Phát thảo về quá trình phát triển của văn hoá Phú Xuân: thời kỳ thứ nhất với trung tâm thành Hoá Châu, Sông Hương, số 30-31, tr. 75- 81. 104. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên, Nxb. KHXH, Hà Nội. 105. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử, Nxb. KHXH, Hà Nội. 106. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Dân cư – Hành chính, Nxb. KHXH, Hà Nội. 107. Mai Khắc Ứng (1999), Từ Vân Trạch Hoà nghĩ về Linh Thái – Tư Hiền, TTKH&CN, số 1(23), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tr. 42 - 47. 108. Liễu Thượng Văn (1998), Tháp đôi Liễu Cốc và các truyền thuyết liên hệ, Sông Hương, số 115 (tháng 9), tr. 57-60. 109. Viện Khảo cổ học Việt Nam (1997), Báo cáo kết quả khai quật Khảo cổ học di tích thành Hóa Châu, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. 110. Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế (2001), Báo cáo sơ bộ khai quật tháp Mỹ Khánh (Phú Diên, Phú Vang, Thừa Thiên Huế), Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. 111. Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Báo cáo khai quật phế tích Vân Trạch Hòa (Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế), Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. 112. Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế (1997), Báo cáo sơ bộ điều tra nghiên cứu khảo cổ học thành cổ, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. 113. Viện Khoa học Công nghệ, Trung tâm Triển khai và Tư vấn xây dựng miền Trung (2001), Hồ sơ hiện trạng vẽ ghi tháp Mỹ Khánh, Huế.
  12. 114. Viện Nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam, Phân viện miền Trung tại thành phố Huế (2002), Champa, tổng mục lục các công trình nghiên cứu, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 115. Trần Bá Việt (1999), Nghiên cứu sản xuất gạch Chàm và chất liên kết trong kỹ thuật mài chập xây dựng tháp Chàm, NCĐNA, số 1, Hà Nội, tr. 64-69. 116. Trần Bá Việt (Chủ biên) (2005), Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Champa phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích, Nxb. Xây dựng, Hà Nội. 117. Trần Bá Việt (2005), Đền tháp Champa, bí ẩn xây dựng, Nxb. Xây dựng, Hà Nội. 118. Trần Quốc Vượng (1995), Miền Trung Việt Nam và văn hoá Champa, NCĐNA, số 4(21), tr. 8-24. 119. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam – cái nhìn địa văn hoá, Nxb. Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội. 120. Trần Quốc Vượng, Ngô Văn Doanh (1999), Về tác phẩm điêu khắc đá Champa ở miếu Kỳ thạch Phu nhân (Thừa Thiên Huế), NPHMVKCH năm 1998, tr. 706-708. 121. Trần Quốc Vượng, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Tiến Đông (1999), Về một số tác phẩm điêu khắc đá ở thành Hoá Châu, tỉnh Thừa Thiên Huế, NPHMVKCH năm 1998, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.676-679. 122. Phan Thuận Ý, Bảo tàng điêu khắc Champa tại Huế, Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Kiến trúc, Huế, 2004. II. Tài liệu Internet 123. Minh Vũ Hồ Văn Châm, Thành khu Túc ở đâu? ngày 03/10/2006. 124. Hồ Đắc Duy, Thành Khu Túc – kinh đô cũ của Chiêm Thành, ngày 6/7/2009. 125. Lãng Điền, Về những Linga hiếm hoi trên đất Thừa Thiên Huế, ngày 24/6/2005. 126. Phạm Xuân Phượng, Nguyễn Thị Hảo, Thành cổ Hoá Châu - chủ nhân, diện mạo và thông điệp từ quá khứ đến với chúng ta, ngày 30/11/2004. 127. Phạm Xuân Phượng, Nguyễn Thị Hảo, Khảo cổ học văn hoá Champa ở Thừa Thiên Huế, ngày 10/12/2004.