Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 5: Đo lường và thang đo

ppt 69 trang Đức Chiến 04/01/2024 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 5: Đo lường và thang đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_kinh_te_bai_5_do_luong_va_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 5: Đo lường và thang đo

  1. Bài 5: Đo lường và thang đo Môn học: Phương pháp nghiên cứu
  2. Mục tiêu của bài ◼ Sau khi học bài này, sinh viên có thể hiểu: ◼ Khái niệm về đo lường trong NCKH ◼ Phân loại các biến ◼ Phân biệt sự tương tự và khác biệt giữa 4 kiểu thang đo ◼ Hiểu được các dạng thang đo ◼ Biết cách thiết lập thang đo lường và thu thập các thang đo trong điều tra thống kê. TS.Trần Tiến Khai, UEH 2
  3. 1. Đo lường ◼ Việc đo lường gắn có nghĩa là gán các con số cho các sự kiện thực nghiệm, các đối tượng nghiên cứu hoặc các tính chất, hoặc các hành động theo các nguyên tắc nhất định. ◼ Mục tiêu của đo lường là cung cấp các dữ liệu, thông tin có chất lượng tốt nhất, ít sai sót nhất để kiểm định giả thuyết, để phỏng định, tiên lượng hoặc mô tả. TS.Trần Tiến Khai, UEH 3
  4. 1. Đo lường ◼ Chúng ta có thể đo lường cái gì? ◼ Đối tượng nghiên cứu (objects) và cố gắng hiểu các tính chất (properties) của chúng bằng cách quan sát các biến số (variables) đại diện cho các tính chất này. TS.Trần Tiến Khai, UEH 4
  5. 1. Đo lường ◼ Đối tượng (objects) nghiên cứu là một khái niệm rộng, ám chỉ tới chủ thể mà chúng ta đang tiến hành nghiên cứu. ◼ Đối tượng nghiên cứu có thể là cá nhân, hộ gia đình, nhóm người, các chủ thể kinh tế, khu vực kinh tế, v.v. ◼ Ta không trực tiếp đo lường được đối tượng nghiên cứu mà ta diễn giải đối tượng nghiên cứu thông qua các tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. TS.Trần Tiến Khai, UEH 5
  6. 1. Đo lường ◼ Không đo lường được các đối tượng nghiên cứu cũng như các tính chất (hoặc khái niệm) ◼ Chỉ đo lường được các chỉ số/chỉ tiêu đại diện (indicants; indicators) cho đối tượng hoặc tính chất ◼ Các chỉ số/chỉ tiêu có thể đo lường được này chính là các biến (variables) TS.Trần Tiến Khai, UEH 6
  7. 1. Đo lường ◼ Tính chất (properties) là các đặc tính của đối tượng, ví dụ: ◼ Các tính chất thực thể (physical properties): chiều cao, cân nặng, tuổi tác, v.v. ◼ Các tính chất tâm lý (psychological properties): thái độ, sự thông minh, tình cảm, v.v. ◼ Các tính chất kinh tế (economic properties): thu nhập, chi tiêu, chi phí đầu tư, mua sắm, tiết kiệm, v.v. ◼ Các tính chất xã hội (social properties): khả năng lãnh đạo, quan hệ cộng đồng, v.v. TS.Trần Tiến Khai, UEH 7
  8. 1. Đo lường Đối tượng Tính chất, Chỉ tiêu, Biến số nghiên Khái niệm cứu, Đơn vị nghiên cứu Tình trạng Nhân khẩu Số nhân khẩu của hộ; Số người phụ thuộc; Tỷ lệ nghèo học người phụ thuộc so với lao động chính; Tình trạng Hộ gia dân tộc của hộ; Tình trạng tôn giáo của hộ đình Kinh tế Thu nhập của hộ trong năm; Chi tiêu của hộ trong năm; Thu nhập bình quân đầu người; Giá trị tài sản sinh hoạt; Giá trị phương tiện sản xuất; Diện tích đất sản xuất; Giá trị vốn vay trong năm TS.Trần Tiến Khai, UEH 8
  9. Vấn đề 1 ◼ Thiết lập bộ câu hỏi ◼ Họ và tên sinh viên ◼ Giới tính ◼ Quê quán ◼ Chuyên ngành ◼ Học lực ◼ Mức độ ưa thích môn PPNCKT ◼ Điểm trung bình học kỳ trước TS.Trần Tiến Khai, UEH 9
  10. Họ và tên Giới Quê quán Chuyên ngành Học lực Mức độ ưa Điểm tính thích TB Ví dụ PPNCKT Nguyễn A nam Long An Kinh tế học Khá Rất ghét 7,2 Tài chính doanh Lê Thành B nam Tiền Giang nghiệp Giỏi Ghét 9,1 Tài chính Nhà Bình Trần Văn C nam Bến Tre nước Trung bình thường 5,5 Kế toán – Kiểm Bình Trần Thanh D nam Đồng Nai toán Khá thường 7,8 Kinh tế Bất động Nguyễn Hữu E nam Bình Phước sản Trung bình Thích 5,9 Dưới trung Lê Mai F nữ Quảng Ngãi Thương mại bình Rất thích 4,3 Bình Trần Thị V nữ Bình Định Ngại thương Khá thường 6,8 TP.Hồ Chí Mai Thanh V nữ Minh Kế hoạch đầu tư Khá Ghét 6,9 Lý Liên K nữ Bình Dương Kinh tế học Xuất sắc Thích 9,5 Trung bình ? ? ? ? ? ? 10 TS.Trần Tiến Khai, UEH
  11. Mã hóa (Coding) Giới tính: nam = 1; nữ = 0 Quê quán: ĐBSCL = 1; ĐNBộ = 2; Tây Nguyên = 3; Nam Trung Bộ = 4 Chuyên ngành: Kinh tế học = 1; Tài chính doanh nghiệp = 2; Tài chính Nhà nước = 3; Kế toán – Kiểm toán = 4; Kinh tế Bất động sản = 5; Thương mại = 6; Ngoại thương = 7; Kế hoạch đầu tư = 8 Học lực: Dưới trung bình = 1; Trung bình = 2; Khá = 3; Giỏi = 4; Xuất sắc = 5 Mức độ ưa thích: Rất ghét = 1; Ghét = 2; Bình thường = 3; Thích = 4; Rất thích = 5 TS.Trần Tiến Khai, UEH 11
  12. Bảng số liệu mã hóa Họ và tên Giới tính Quê quán Chuyên Học lực Mức độ Điểm ngành ưa thích TB PPNCKT Nguyễn A 1 1 1 3 1 7,2 Lê Thành B 1 1 2 4 2 9,1 Trần Văn C 1 1 3 2 3 5,5 Trần Thanh D 1 2 4 3 3 7,8 Nguyễn Hữu E 1 2 5 2 4 5,9 Lê Mai F 0 4 6 1 5 4,3 Trần Thị V 0 4 7 3 3 6,8 Mai Thanh V 0 2 8 3 2 6,9 Lý Liên K 0 2 1 5 4 9,5 Trung bình ? ? ? ? ? 7,0 TS.Trần Tiến Khai, UEH 12
  13. Vấn đề 2 ◼ Thiết lập bộ câu hỏi ◼ Họ và tên người lao động ◼ Giới tính ◼ Ngành ◼ Bộ phận công tác: Phòng, Ban, Phân xưởng ◼ Trình độ chuyên môn, tay nghề ◼ Số giờ làm việc bình quân/tuần ◼ Thu nhập thực (triệu đồng/tháng) TS.Trần Tiến Khai, UEH 13
  14. Họ và tên Giới Ngành Bộ phận công Trình độ Số giờ làm Thu tính tác chuyên môn việc bình nhập Ví dụ tay nghề quân/tuần thực Nguyễn A nam Phòng Tổ chức 7,2 Lê Thành B nam Phòng Vật tư 9,1 Trần Văn C nam 5,5 Trần Thanh D nam 7,8 Nguyễn Hữu E nam 5,9 Lê Mai F nữ 4,3 Trần Thị V nữ 6,8 Mai Thanh V nữ 6,9 Lý Liên K nữ 9,5 Trung bình ? ? ? TS.Trần Tiến Khai, UEH 14
  15. Mã hóa (Coding) Giới tính: nam = 1; nữ = 0 Ngành: Bộ phận công tác: Trình độ chuyên môn, tay nghề: Số giờ làm việc bình quân trong tuần: Thu nhập thực: TS.Trần Tiến Khai, UEH 15
  16. Bảng số liệu mã hóa Họ và tên Giới tính Ngành Bộ phận Trình độ Số giờ Thu công tác chuyên môn làm việc nhập tay nghề bình thực quân/tuần Nguyễn A 1 Lê Thành B 1 Trần Văn C 1 Trần Thanh D 1 Nguyễn Hữu E 1 Lê Mai F 0 Trần Thị V 0 Mai Thanh V 0 Lý Liên K 0 Trung bình ? ? ? ? ? 7,0 TS.Trần Tiến Khai, UEH 16
  17. 2. Biến định tính – định lượng ◼ Biến định tính (qualitative variables): ◼ Là 1 biến thể hiện thuộc tính tính trạng hoặc chất lượng ◼ Giá trị không có ý nghĩa số học ◼ Không thể xếp thứ tự theo kiểu số học ◼ Còn gọi là biến phân loại (categorical variable) ◼ Yêu cầu mã hóa cho nhập và xử lý dữ liệu TS.Trần Tiến Khai, UEH 17
  18. 2. Biến định tính – định lượng ◼ Biến định tính (qualitative variables) ◼ Biến danh nghĩa (Nominal variables) ◼ Biến thứ bậc (Ordinal variables) ◼ Biến giả từ biến định lượng (Dummy variables from quantitative variables) ◼ Biến thể hiện sở thích (Preference variables) ◼ Biến nhiều lựa chọn (Multiple response variables) TS.Trần Tiến Khai, UEH 18
  19. 2. Biến định tính – định lượng ◼ Biến định lượng (quantitative variables): ◼ Là 1 biến thể hiện thuộc tính số lượng ◼ Giá trị có ý nghĩa số học ◼ Có thể xếp thứ tự theo kiểu số học TS.Trần Tiến Khai, UEH 19
  20. 3. Thang đo ◼ 4 đặc tính của các quy tắc định vị : ◼ Phân loại. Các con số được dùng để chia nhóm hoặc sắp xếp các trả lời. Không có trật tự thứ bậc. ◼ Trật tự thứ bậc. Các con số được xếp theo trật tự. Một số này lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng một con số khác. ◼ Khoảng cách. Sự chênh lệch giữa các con số được xếp theo trật tự. Sự khác biệt giữa bất kỳ cặp số liệu nào đều có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc băng sự chênh lệch giữa một cặp số liệu khác. ◼ Nguồn gốc. Những dãy số có một nguồn gốc duy nhất là số không. TS.Trần Tiến Khai, UEH 20
  21. 3. Thang đo ◼ Kết hợp các đặc tính về phân loại, trật tự thứ bậc, khoảng cách và nguồn gốc ta có 4 kiểu phân loại về hệ thống đo lường: (1) nominal (danh nghĩa); (2) ordinal (thứ bậc); (3) interval (khoảng) và (4) ratio (tỷ số). TS.Trần Tiến Khai, UEH 21
  22. 3.1 Thang đo danh nghĩa (nominal scales) ◼ Trong nghiên cứu kinh tế, thang đo danh nghĩa được sử dụng phổ biến. ◼ Được dùng để thu thập thông tin các các biến số có thể chia thành 2 nhóm hay nhiều hơn. ◼ Khả năng tính toán duy nhất: đếm số xuất hiện ở từng nhóm. ◼ Nếu đánh dấu các nhóm bằng ký tự số, các số này chỉ có ý nghĩa là “nhãn”, và không phải là giá trị định lượng. TS.Trần Tiến Khai, UEH 22
  23. 3.1 Thang đo danh nghĩa (nominal scales) ◼ Vì chỉ có thể đếm số trường hợp xuất hiện ở từng nhóm (phân bố tần suất), ta dùng mode để đo lường xu hướng trung tâm; và không áp các chỉ số thống kê phân tán. ◼ Được dùng phân nhóm 1 bộ các đặc điểm của đối tượng NC thành 1 bộ các nhóm tương đương. ◼ Có giá trị cho việc tìm hiểu quan hệ của đối tượng nghiên cứu. TS.Trần Tiến Khai, UEH 23
  24. 3.1 Thang đo danh nghĩa (nominal scales) ◼ Được ứng dụng rộng rãi trong điều tra và các nghiên cứu khi thang đo của dân số (population) được chia thành các nhóm phụ (subgroups). ◼ Được phân nhóm phổ biến như giới tính; tình trạng hôn nhân; dân tộc, v.v. TS.Trần Tiến Khai, UEH 24
  25. 3.2 Thang đo thứ bậc (ordinal scales) ◼ Thang đo thứ bậc có đặc điểm như thang đo danh nghĩa cộng thêm đặc tính “có trật tự thứ bậc”. ◼ Hàm ý phát biểu có sự “hơn”, “kém” nhưng không nói cụ thể hơn kém bao nhiêu. ◼ Sự “hơn, kém” cũng có thể được hiểu như “tốt hơn”, “vui hơn”, “quan trọng hơn”, “kém quan trọng hơn”. TS.Trần Tiến Khai, UEH 25
  26. 3.2 Thang đo thứ bậc (ordinal scales) ◼ Được ứng dụng để xếp hạng (ranking) đối tượng NC dựa trên nhiều đặc tính khác nhau hoặc xây dựng 1 thang xếp hạng dựa trên các xếp hạng riêng lẻ. ◼ Được đo lường bằng trung vị (median). ◼ Được kiểm định phù hợp nhất bằng các kiểm định phi tham số (nonparametric tests). TS.Trần Tiến Khai, UEH 26
  27. 3.3 Thang đo khoảng (interval scales) ◼ Thang đo khoảng có sức mạnh như các thang đo danh nghĩa và thứ bậc, cộng thêm một đặc tính: phù hợp với khái niệm “tương đồng về khoảng cách” (equality of interval): ví dụ: khoảng chênh lệch giữa 1 và 2 tương đương với khoảng chênh lệch giữa 2 và 3. ◼ Khi thang đo khoảng có phân phối tương đối cân đối (chuẩn), sử dụng giá trị trung bình để đo lường xu hướng trung tâm và độ lệch chuẩn để đo độ phân tán. TS.Trần Tiến Khai, UEH 27
  28. 3.3 Thang đo khoảng (interval scales) ◼ Khi thang đo khoảng có phân phối méo, sử dụng giá trị trung vị (median) để đo lường xu hướng trung tâm và giá trị khoảng cách phân vị (interquartile range) để đo độ phân tán. TS.Trần Tiến Khai, UEH 28
  29. 3.4 Thang đo tỷ số (ratio scales) ◼ thang đo tỷ số có tất cả các đặc tính như các loại số liệu trên, cộng với đặc tính có nguồn gốc tuyệt đối là giá trị không. ◼ thang đo tỷ số thể hiện số lượng thực của một biến số. ◼ Trong NC kinh tế, thang đo tỷ số dùng để thể hiện giá trị tiền bạc, số người, khoảng cách, tỷ lệ hoàn vốn, tỷ lệ sinh lợi, thời gian, v.v. TS.Trần Tiến Khai, UEH 29
  30. Ví dụ 1. thang đo danh nghĩa (nominal scale) ◼ ◼ Giới tính: Dân tộc: ◼ 1. Kinh ◼ 0. Nữ ◼ 2. Hoa ◼ 1. Nam ◼ 3. Kh’Mer ◼ 4. Khác ◼ Nghề nghiệp: ◼ Doanh nghiệp: ◼ 1. Công chức ◼ 1. Nhà nước ◼ 2. Viên chức ◼ 2. Tư nhân ◼ 3. Tiểu thương ◼ 3. Nước ngoài ◼ 4. Doanh nhân ◼ 4. Liên doanh ◼ 5. Khác TS.Trần Tiến Khai, UEH 30
  31. Ví dụ 2. thang đo thứ bậc, thang đo khoảng (ordinal - interval scales) Chính sách A: Thư viện điện tử có nhiều ưu điểm so thư viện truyền thống: 5. Rất phù hợp 5. Rất đồng ý 4. Phù hợp 4. Đồng ý 3. Bình thường 3. Bình thường 2. Không phù hợp 2. Không đồng ý 1. Rất không phù hợp 1. Rất không đồng ý Làm giấy tờ nhà, đất ở: Mức độ ưa thích đối với 1 sản phẩm: 1. Quá khó khăn 5. Rất thích 2. Khó khăn 4. Thích 3. Bình thường 3. Bình thường 4. Dễ 2. Không thích 5. Rất dễ TS.Trần1. Tiến Rất Khai, không UEH thích 31
  32. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 1. Mục tiêu của câu hỏi (Questions’ objectives) 2. Kiểu trả lời (Response types) 3. Đặc điểm của thang đo (Data properties) 4. Số lượng hướng, thuộc tính (Number of dimensions) 5. Cân đối / không cân đối (Balanced or unbalanced) 6. Chọn lựa bắt buộc / không bắt buộc (Forced or unforced choices) 7. Số lượng điểm đo (Number of scale points) TS.Trần Tiến Khai, UEH 32
  33. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.1 Mục tiêu của câu hỏi(Questions’ objectives) ◼ Đo lường các đặc điểm của người tham dự trong nghiên cứu. ◼ Sử dụng người tham dự để đánh giá các đối tượng nào đó. TS.Trần Tiến Khai, UEH 33
  34. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.2 Kiểu trả lời (Response types) ◼ Cho điểm (Rating): người tham dự cho điểm một đối tượng mà không so sánh trực tiếp với một đối tượng khác. ◼ Xếp hạng (Ranking): buộc người tham dự so sánh và xếp hạng cho hai hoặc nhiều hơn đối tượng. ◼ Phân loại (Categorization): yêu cầu người tham dự phân nhóm chính họ hoặc các đối tượng. ◼ Sắp xếp thứ tự (Sorting): yêu cầu người tham dự sắp xếp các vấn đề theo tiêu chuẩn của nhà nghiên cứu đưa ra. TS.Trần Tiến Khai, UEH 34
  35. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.3 Đặc điểm của dữ liệu (Data properties) ◼ Quyết định chọn các thang đo tùy theo đặc tính của dữ liệu như: danh nghĩa, thứ bậc, khoảng, tỷ số. TS.Trần Tiến Khai, UEH 35
  36. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.4 Số chiều, thuộc tính cần đo lường (Dimensions) ◼ Dạng đơn hướng (unidimensional scale): đo lường 1 thuộc tính của người tham dự hay đối tượng. ◼ Dạng đa hướng (multidimensional scale): đo lường, mô tả người tham dự hay đối tượng với nhiều thuộc tính. TS.Trần Tiến Khai, UEH 36
  37. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.5 Cân xứng hay bất cân xứng (Balanced or Unbalanced) ◼ Dạng cho điểm cân xứng (balanced rating scale): ◼ Có số loại cân xứng trên và dưới điểm giữa. ◼ Cho điểm nên cân xứng. Có số lượng cân đối giữa các chọn lựa trả lời tốt và xấu. ◼ Vd: rất tốt – tốt – trung bình – tệ – rất tệ TS.Trần Tiến Khai, UEH 37
  38. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.5 Cân xứng hay bất cân xứng (Balanced or Unbalanced) ◼ Cho điểm bất cân xứng (unbalanced rating scale): ◼ Có số lượng bất cân xứng giữa các lựa chọn trả lời tốt và xấu. ◼ Vd: tệ – khá – tốt – rất tốt – tuyệt vời ◼ Sử dụng thang điểm bất cân xứng khi nhà nghiên cứu biết trước là điểm sẽ lệch về một hướng nào đó. TS.Trần Tiến Khai, UEH 38
  39. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.6 Lựa chọn bắt buộc hay không bắt buộc (Forced or Unforced Choices) ◼ Thang cho điểm không bắt buộc (unforced- choice rating scale): ◼ Cho phép người trả lời cơ hội để bày tỏ “không ý kiến” khi họ không thể lựa chọn một trong các mục trả lời. ◼ Vd: “không ý kiến”; “không quyết định được”; “không biết”; “không chắc chắn”. TS.Trần Tiến Khai, UEH 39
  40. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.6 Lựa chọn bắt buộc hay không bắt buộc (Forced or Unforced Choices) ◼ Thang cho điểm bắt buộc (forced-choice rating scale): ◼ Đòi hỏi người trả lời chọn lựa một trong các mục trả lời. TS.Trần Tiến Khai, UEH 40
  41. 4. Làm sao chọn thang đo phù hợp? 4.7 Số điểm của thang đo (Number of Scale Points) ◼ Số điểm lý tưởng của thang đo là bao nhiêu? ◼ Nên phù hợp với mục tiêu của câu hỏi. ◼ Nên phù hợp với mức độ phức tạp của đối tượng, thái độ, khái niệm. ◼ Thang đo nên lẻ: 3, 5 điểm hay nhiều hơn. TS.Trần Tiến Khai, UEH 41
  42. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.1 Thang đo thái độ đơn giản (Simple attitude scales) ◼ Thang đo thái độ đơn giản (simple category scale - dichotomous scale) có hai lựa chọn đơn giản (vdụ, có/không; đồng ý/không đồng ý; quan trọng/không quan trọng). ◼ Thang đo nhiều lựa chọn, một trả lời (multiple choice, single-response scale): nhiều mục lựa chọn; chỉ có một trả lời. TS.Trần Tiến Khai, UEH 42
  43. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.1 Thang đo thái độ đơn giản (Simple attitude scales) ◼ Thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (multiple- choice, multiple-response scale - checklist): cho phép người trả lời chọn nhiều lựa chọn. ◼ Dễ thiết lập, có tính chuyên biệt cao, cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp nếu có kỹ năng thiết lập. TS.Trần Tiến Khai, UEH 43
  44. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo phân loại giản Trong 12 tháng tới, tôi có kế hoạch mua laptop đơn Có (lưỡng phân - Không dichotomous) Dữ liệu: danh nghĩa nominal Nhiều lựa chọn Anh, chị đọc tin tức tài chính nhiều nhất ở loại báo nào? Multiple-Choice Thanh Nien Một trả lời Tuoi Tre Single-Response Scale Thoi Bao Kinh te Sai Gon Dữ liệu: nominal Nguoi Lao Dong Khác, (chỉ rõ .) TS.Trần Tiến Khai, UEH 44
  45. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Nhiều lựa chọn Đánh dấu các nguồn thông tin mà anh, chị tham khảo khi vẽ kiểu nhà? Multiple-Choice Dịch vụ thiếg kế trực tuyến Nhiều trả lời Tạp chí Multi-Response Scale Các nhà xây dựng độc lập (checklist) Các bản vẽ của kiến trúc sư Dữ liệu: nominal Kiến trúc sư Họa đồ viên Khác (chỉ rõ: ) TS.Trần Tiến Khai, UEH 45
  46. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.2 Thang đo Likert (Likert Scales) ◼ Thang đo Likert (do Rensis Likert phát triển) là thang đo rất phổ biến để tổng hợp thang điểm (summated rating scales). ◼ Bao gồm các phát biểu thể hiện thái độ ưa thích hoặc không ưa thích đ/v một đối tượng nào đó. ◼ Người tham dự được hỏi để trả lời đồng ý hay không với từng câu phát biểu. Mỗi trả lời được cho 1 điểm số phản ảnh mức độ ưa thích, và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự. TS.Trần Tiến Khai, UEH 46
  47. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.2 Thang đo Likert (Likert Scales) ◼ Thang đo Likert có thể có 5, 7 và 9 điểm thang đo. ◼ Lợi thế của thang đo Likert: ◼ Thiết lập dễ dàng và nhanh chóng. ◼ Tin cậy nhiều hơn và cung cấp nhiều lượng thông tin hơn nhiều loại thang đo khác. TS.Trần Tiến Khai, UEH 47
  48. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.2 Thang đo Likert (Likert Scales) ◼ Cách thiết lập thang đo Likert ◼ Chọn một số lượng lớn phát biểu có hai tính chất: (1) phù hợp với thái độ được nghiên cứu; (2) phản ảnh vị trí của thái độ ưa thích hay không ưa thích. ◼ Người tham dự đọc từng phát biểu và cho điểm, sử dụng thang đo 5 điểm. Giá trị (1) có nghĩa thái độ rất không ưa thích. Giá trị (5) có nghĩa rất ưa thích. TS.Trần Tiến Khai, UEH 48
  49. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.2 Thang đo Likert (Likert Scales) ◼ Cách thiết lập thang đo Likert ◼ Các trả lời của mỗi người được cộng dồn để có một điểm tổng. ◼ Xếp dãy các điểm tổng để chọn các phần có điểm tổng cao nhất và thấp nhất (10 - 25% số có điểm cao nhất và thấp nhất). ◼ Hai nhóm cao thấp nhất được đánh giá theo từng câu trả lời riêng lẻ. TS.Trần Tiến Khai, UEH 49
  50. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.2 Thang đo Likert (Likert Scales) ◼ Cách thiết lập thang đo Likert ◼ Tính các giá trị trung bình của từng nhóm có điểm cao nhất và thấp nhất, rồi kiểm định sự khác biệt dùng t test. ◼ Sau khi kiểm định t cho từng phát biểu, xếp hạng các giá trị trung bình, rồi chọn các phát biểu có giá trị t cao nhất. ◼ Chọn 20 - 25 mục có giá trị t cao nhất để gộp vào điểm cuối cùng. TS.Trần Tiến Khai, UEH 50
  51. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo Likert Tìm kiếm dữ liệu sâu bằng Internet tốt hơn thư viện truyền thống Likert Scale Rất đồng ý Đồng ý K đồng ý K Đồng ý Rất K đồng ý Summated Rating K phản đối Dữ liệu: interval (5) (4) (3) (2) (1) TS.Trần Tiến Khai, UEH 51
  52. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Đo lường ý nghĩa tâm lý của một đánh giá về đối tượng NC sử dụng 2 tính từ đối cực. ◼ Thường được dùng để đánh giá hình ảnh thương hiệu. ◼ Bao gồm 1 bộ các thang đo hai cực, thường là thang đo 7 điểm. TS.Trần Tiến Khai, UEH 52
  53. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Dựa trên giả định là một đối tượng có thể có nhiều chiều để đo lường ý nghĩa. ◼ Các ý nghĩa được định vị trong một không gian đa chiều, gọi là “không gian ý nghĩa” (semantic space). TS.Trần Tiến Khai, UEH 53
  54. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Lợi thế của thang đo SD: ◼ Có hiệu quả và dễ dàng để đo lường thái độ từ một mẫu lớn. ◼ Có thể đo lường cả ở các hướng (direction) và độ tập trung (intensity). TS.Trần Tiến Khai, UEH 54
  55. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Lợi thế của thang đo SD: ◼ Bộ tổng của các trả lời cung cấp một bức tranh sâu sắc về ý nghĩa của một đối tượng và sự đo lường của người đánh giá, cho điểm. ◼ Là một kỹ thuật chuẩn hóa, dễ lắp lại và không bị bóp méo. ◼ Cho thang đo dạng interval. TS.Trần Tiến Khai, UEH 55
  56. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Xây dựng thang đo SD: ◼ Chọn khái niệm: danh từ, nhóm danh từ, hoặc các phác họa hình ảnh. Các khái niệm được chọn sau khi xem xét, đánh giá và bằng khả năng phản ảnh bản chất của câu hỏi điều tra. ◼ Chọn các cặp từ hoặc cụm từ đối cực phù hợp theo nhu cầu. TS.Trần Tiến Khai, UEH 56
  57. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.3 Thang đo trắc biệt SD (Semantic Differential Scale) ◼ Xây dựng thang đo SD: ◼ Tạo ra hệ thống tính điểm có trọng số. Hầu hết thang đo SD có 7 điểm: 7, 6, 5, 4 3, 2, and 1. ◼ Tương tự như thang đo Likert, khoảng ½ các tính từ được lưu giữ một cách ngẫu nhiên để tối thiểu hóa hiệu ứng “halo”. TS.Trần Tiến Khai, UEH 57
  58. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo SD Khả năng giao hàng của dịch vụ phát chuyển nhanh TNT Semantic Differential NHANH : : : : : : : CHẬM Scale CHẤT LƯỢNG CAO : : : : : : : CHẤT Dữ liệu: interval LƯỢNG THẤP TS.Trần Tiến Khai, UEH 58
  59. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.4 Thang đo danh sách cho điểm/thang đo số (Numerical/Multiple Rating List Scales) ◼ Thang đo có các khoảng cách tương đương chia theo 5 hoặc 7 hoặc 10 điểm. ◼ Người tham gia cho điểm (viết kế bên mục chọn). Thang đo có thể cung cấp cả kết quả đo lường tuyệt đối mức quan trọng và kết quả đo lường tương đối (xếp hạng) của các mục chọn khác nhau. TS.Trần Tiến Khai, UEH 59
  60. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.4 Thang đo danh sách cho điểm số (Numerical/Multiple Rating List Scales) ◼ Lợi thế: tuyến tính; đơn giản; cho thang đo ordianl hoặc interval. ◼ Thang đo multiple rating list scale tương tự như thang đo cho điểm số nhưng thêm hai đặc tính: ◼ (1) Người đánh giá có thể khoanh điểm ở điểm số họ chọn ◼ (2) Kết quả cho phép hình dung ra kết quả: bản đồ trí tuệ. TS.Trần Tiến Khai, UEH 60
  61. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo số Rất ưa thích 5 4 3 2 1 Rất K ưa thích Numerical Scale Dữ liệu: ordinal hoặc Các đội hợp tác của nhân viên: . interval Kiến thức về nhiệm vụ của nhân viên: Hiệu quả lập kế hoạch của nhân viên: TS.Trần Tiến Khai, UEH 61
  62. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo danh sách cho Vui lòng chỉ ra các dịch vụ sau đây quan trọng như thế nào điểm Multiple Rating List QUAN TRỌNG KHÔNG QUAN TRỌNG Scale Sửa nhanh và tin cậy 7 6 5 4 3 2 1 Dữ liệu interval Dịch vụ tận nơi 7 6 5 4 3 2 1 Nhà sản xuất bảo trì 7 6 5 4 3 2 1 Kỹ thuật viên có kiến thức 7 6 5 4 3 2 1 Nhắc nhở việc lên đời 7 6 5 4 3 2 1 H đồng dịch vụ sau t/g bảo hành 7 6 5 4 3 2 1 TS.Trần Tiến Khai, UEH 62
  63. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) 5.6 Thang đo Stapel (Stapel Scales) ◼ Thang đo Stapel scale dùng thay thế cho thang đo SD, nhất là khi khi khó tìm các tính từ đối lập. ◼ Chọn 1 số dương cho đặc điểm mô tả một trạng thái. Sự mô tả càng chính xác thì điểm số càng lớn. Tương tự, sự mô tả càng kém chính xác, điểm số âm càng lớn. Phạm vi cho điểm từ +5 đến -5, người cho điểm chọn 1 con số tùy theo đánh giá sự ô tả chính xác hay không. ◼ Giống thang đo Likert, SD, và thang đo số, Thang đo Stapel cho thang đo interval. TS.Trần Tiến Khai, UEH 63
  64. 5. Cách thiết lập thang đo thái độ - Thang đo cho điểm (Rating scale) Thang đo Stapel (Tên Công ty) Stapel Scale +5 +5 +5 Dữ liệu: ordinal hoặc +4 +4 +4 interval +3 +3 +3 +2 +2 +2 +1 +1 +1 Dẫn đầu về công nghê Sản phẩm thú vị Danh tiếng thế giới -1 -1 -1 -2 -2 -2 -3 -3 -3 -4 -4 -4 -5 -5 -5 TS.Trần Tiến Khai, UEH 64
  65. 6. Cách thiết lập thang đo thái độ - thang đo xếp hạng (Ranking scale) 6. Thang đo xếp hạng ◼ Người tham dự so sánh trực tiếp 2 đối tượng hay nhiều hơn và lựa chọn một trong chúng (tốt nhất; ưa thích nhất). ◼ Khi chỉ có hai lựa chọn thì dễ thực hiện. Khi có nhiều hơn hai lựa chọn: khó thực hiện. ◼ Dạng thang đo có được: ordinal TS.Trần Tiến Khai, UEH 65
  66. 6. Cách thiết lập thang đo thái độ - thang đo xếp hạng (Ranking scale) 6.1 Thang đo so sánh cặp (Paired-Comparison Scales) ◼ Người tham dự có thể bày tỏ thái độ rõ ràng bằng cách chọn lựa giữa hai đối tượng. 6.2 Thang đo xếp hạng bắt buộc (Forced-Ranking Scales) ◼ Danh sách thang đo xếp hạng bắt buộc bắt buộc người đánh giá phải xếp hạng các đối tượng một cách tương đối so lẫn nhau. ◼ Phương pháp này nhanh, dễ và tạo ra động lực cho người đánh giá. Nên không quá nhiều đối tượng (5 là vừa). TS.Trần Tiến Khai, UEH 66
  67. 6. Cách thiết lập thang đo thái độ - thang đo xếp hạng (Ranking scale) Thang đo so sánh cặp Đối với hai loại xe dưới đây, hãy chọn loại mà bạn thích nhất. Paired-Comparison BMV Z4 Scale Porsche Dữ liệu: ordinal Thang đo xếp hạng bắt Hãy xếp hạng các đặc điểm của thiết bị ra-đa buộc Đánh số = 1 kế đặc điểm ưa thích nhất ; kế tiếp là 2 . Forced Ranking Scale Lập trình bởi người sử dụng Dữ liệu: ordinal Nối kết không dây Kích thước nhỏ Cánh báo tầm xa Báo động sai tối thiểu TS.Trần Tiến Khai, UEH 67
  68. 6. Cách thiết lập thang đo thái độ - thang đo xếp hạng (Ranking scale) 6.3 Thang đo so sánh (Comparative Scale) ◼ Sử dụng một đối tượng làm chuẩn để gợi ý cho người tham dự đánh giá các đối tượng tương tự. ◼ thang đo: ◼ Interval: khi các khoảng cách điểm có thể so sánh được. ◼ Ordinal: khi không so sánh các khoảng cách điểm số được. TS.Trần Tiến Khai, UEH 68
  69. 6. Cách thiết lập thang đo thái độ - thang đo xếp hạng (Ranking scale) Thang đo so sánh So với loại máy sấy tóc mà bạn sử dụng trước đây, loại mới thì : Comparative Scale TỐT HƠN TƯƠNG ĐƯƠNG TỆ HƠN Dữ liệu: ordinal 1 2 3 4 5 TS.Trần Tiến Khai, UEH 69