Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 2: Xác định vấn đề nghiên cứu

ppt 55 trang Đức Chiến 04/01/2024 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 2: Xác định vấn đề nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_kinh_te_bai_2_xac_dinh_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Bài 2: Xác định vấn đề nghiên cứu

  1. TS. Trần Tiến Khai Khoa Kinh Tế Phát Triển Đại học Kinh Tế TP.HCM
  2. 1. Giới thiệu về Phương pháp nghiên cứu 2. Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu 3. Tổng quan tài liệu 4. Phát triển khung khái niệm và khung phân tích 5. Các phương pháp thu thập dữ liệu 6. Đo lường và thang đo 7. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu 8. Nhập và xử lý dữ liệu 9. Viết báo cáo nghiên cứu TS. Trần Tiến Khai, UEH 2
  3. TS. Trần Tiến Khai, UEH 3
  4. 1. Xác định vấn đề nghiên cứu 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu 3. Xác định câu hỏi nghiên cứu 4. Xác lập giả thuyết nghiên cứu 5. Đặt tên đề tài TS. Trần Tiến Khai, UEH 4
  5. TS. Trần Tiến Khai, UEH 5
  6. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?  Là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn phải giải quyết  Việc gì gây ra bức xúc, khó khăn, quan ngại cho ta, cá nhân, tổ chức, xã hội? TS. Trần Tiến Khai, UEH 6
  7. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?  Thuộc lĩnh vực nào: ◦ Kinh tế vi mô? ◦ Kinh tế vĩ mô? ◦ Kinh tế phát triển? ◦ Khoa học quản trị?  Khoa học kinh tế: những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế giữa người và người trong xã hội TS. Trần Tiến Khai, UEH 7
  8. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì? Các lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học sản xuất Giáo dục, Giới, Y tế Kinh tế học nông nghiệp Nhân lực, thị trường lao động Sinh kế và sinh kế nông thôn Quản trị doanh nghiệp? Đầu tư trực tiếp nước ngoài Quản trị marketing? Phát triển công nghiệp Năng lực cạnh tranh? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngân hàng? Đói nghèo và bất bình đẳng Tài chính? Kinh tế tài nguyên môi trường Các lĩnh vực khác TS. Trần Tiến Khai, UEH 8
  9. 1.2 Tìm ý tưởng ở đâu?  Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học chính thống của Nhà nước  Các tổ chức quản lý, nhà tài trợ quốc tế  Đề xuất của cơ quan quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương, đơn vị nghiên cứu, đào tạo, tổ chức và cá nhân, Hiệp hội và các Hội khoa học, các Hội đồng Khoa học  Thông tin đại chúng  Cá nhân chúng ta TS. Trần Tiến Khai, UEH 9
  10.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?  Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời Ví dụ 2.1 Giám đốc của một doanh nghiệp ngành nhựa tiết lộ rằng hiện nay, toàn ngành đang gặp khó khăn. Giá cả nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng, và lao động có cũng xu hướng tăng giá. Rất nhiều nhà quản lý trong ngành đang đối mặt với bài toán phân bổ nguồn lực sản xuất, bao gồm vốn và lao động như thế nào cho hợp lý trong phạm vi doanh nghiệp để đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất trong bối cảnh giá hàng hóa đầu vào và lao động cùng tăng nhưng với các nguyên nhân và tốc độ tăng giá khác nhau. TS. Trần Tiến Khai, UEH 10
  11.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?  Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời Ví dụ 2.2 Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, hàng năm xuất từ 5-6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là lợi nhuận của việc sản xuất – xuất khẩu gạo thấp, và đời sống của nông dân trồng lúa không được cải thiện. Hiện nay có rất nhiều tranh luận trong xã hội về cơ chế sản xuất – xuất khẩu lúa gạo và phân phối lợi ích cho các bên liên quan. TS. Trần Tiến Khai, UEH 11
  12.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?  Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời Ví dụ 2.4 Trong thời gian gần đây, tiền đồng Việt Nam có xu hướng mất giá so với đô-la Mỹ và tâm lý cho rằng có sự khan hiếm ngoại tệ trên thị trường càng thúc đẩy xu hướng này. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức ngày càng nới rộng ra. Sự thiếu niềm tin vào nội tệ càng thúc đẩy người dân thu gom cất giữ đô-la Mỹ, và tạo ra tâm lý quan ngại trong xã hội về tính phù hợp của chính sách tỷ giá. TS. Trần Tiến Khai, UEH 12
  13. 1.3 Như thế nào là vấn đề nghiên cứu tốt?  Bản thân ta phải thích thú với vấn đề  Có ý nghĩa thực tiễn; có đóng góp đối với cộng đồng khoa học và xã hội  Tương thích với khả năng giải quyết  Có đủ nguồn lực để giải quyết  Có tính khả thi  Có thể rút ra kết luận và bài học TS. Trần Tiến Khai, UEH 13
  14. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Nguyên tắc chung: ◦ Đi từ tổng quát đến cụ thể ◦ Đi từ rộng đến hẹp TS. Trần Tiến Khai, UEH 14
  15. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Tìm kiếm một chủ đề (topic): ◦ Làm thế nào bạn quyết định một chủ đề nào đó mà nó có thể dẫn đến một câu hỏi nghiên cứu tiềm năng? ◦ Quan tâm: bạn tò mò về chuyện gì? ◦ Chủ đề: lĩnh vực tổng quát cho nghiên cứu của bạn. ◦ Xác định các khía cạnh của chủ đề mà bạn muốn đặt kế hoạch điều tra. ◦ Đi từ một chủ đề đến một câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ là một công việc tinh tế. TS. Trần Tiến Khai, UEH 15
  16. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Từ một quan tâm đến một chủ đề: ◦ Các vấn đề gì bạn thấy quan tâm, thích thú? ◦ Hãy bắt đầu với cái mà bạn quan tâm nhất. ◦ Liệt kê 4-5 lĩnh vực mà bạn muốn tìm hiểu. ◦ Nhặt lấy một lĩnh vực mà nó có tiềm năng sinh ra một chủ đề nhiều nhất. TS. Trần Tiến Khai, UEH 16
  17. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Từ một quan tâm đến một chủ đề: ◦ Đọc bài báo, thông tin với các nghiên cứu trong lĩnh vực rộng này, suy nghĩ về kinh nghiệm của riêng bạn, đọc các bài báo liên quan đến chủ đề bạn chọn. ◦ Suy nghĩ mang tính thực tiễn. ◦ Khả năng của dữ liệu, thời gian, vật liệu, tham vấn TS. Trần Tiến Khai, UEH 17
  18. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Thu hẹp ◦ Xác định sự quan tâm của bạn. ◦ Thu hẹp mối quan tâm thành một chủ đề cụ thể. ◦ Đặt câu hỏi cho chủ đề này từ nhiều góc nhìn khác nhau. ◦ Xác định lý lẽ/động lực cho mong muốn nghiên cứu của bạn. TS. Trần Tiến Khai, UEH 18
  19. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Thu hẹp ◦ Câu hỏi có đáng hỏi hay không? ◦ Vấn đề tồn tại có đáng được giải quyết hay không? ◦ Liệu những người khác thấy nó có ích lợi gì không? ◦ Có phù hợp với chính sách không? ◦ Liệu nó sẽ hấp dẫn sự chú ý của người khác không? TS. Trần Tiến Khai, UEH 19
  20. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Ghi chép lại các lý lẽ chọn lựa ◦ Cơ sở lý luận? ◦ Tầm quan trọng của vấn đề chọn lựa ◦ So sánh với các vấn đề khác ◦ Tính hợp lý của vấn đề được chọn ◦ Mô tả lại các lý lẽ này: Problem statement TS. Trần Tiến Khai, UEH 20
  21. 1.5 Các tiêu chí đánh giá  Tầm quan trọng ◦ Có phải là một vấn đề quan trọng không? ◦ Có trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào trước đây không? ◦ Có đủ cụ thể không? ◦ Có ý nghĩa về chính sách không? ◦ Có ý nghĩa về lý thuyết không? ◦ Có ý nghĩa về phương pháp không? ◦ Có phù hợp với chuyên ngành mà chúng ta theo học hay lĩnh vực mà ta có chuyên môn sâu hay không? TS. Trần Tiến Khai, UEH 21
  22. 1.5 Các tiêu chí đánh giá  Sở thích cá nhân ◦ Chúng ta có quan tâm và hứng thú với vấn đề này không? ◦ Có giúp chúng ta thăng tiến trong học tập/nghề nghiệp không? ◦ Có thu hút sự quan tâm của người đọc không? ◦ Có được chấp nhận trong lĩnh vực mà chúng ta đang học tập/làm việc không? TS. Trần Tiến Khai, UEH 22
  23. 1.5 Các tiêu chí đánh giá  Tính khả thi ◦ Có phù hợp với kiến thức của chúng ta không? ◦ Có phù hợp với nguồn tài liệu/dữ liệu mà chúng ta có thể có hoặc thu thập không? ◦ Có thể được xây dựng dựa trên lý thuyết, kiến thức và kinh nghiệm mà chúng ta có không? ◦ Có thể tiến hành trong điều kiện những hạn chế về thời gian, nguồn lực và tiền bạc của chúng ta không? TS. Trần Tiến Khai, UEH 23
  24. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA BẠN LÀ GÌ? HÃY PHÁT BIỂU! HÃY NÓI RA! HÃY CHIA XẺ! ĐỪNG GIỮ TRONG ĐẦU! TS. Trần Tiến Khai, UEH 24
  25. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA BẠN LÀ GÌ? CHỈ RA 1 LĨNH VỰC! CHỈ RA MỘT VÀI CHỦ ĐỀ TRONG LĨNH VỰC! CHỌN 1 CHỦ ĐỀ! BẠN MUỐN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀO? TẠI SAO? TS. Trần Tiến Khai, UEH 25
  26. TS. Trần Tiến Khai, UEH 26
  27. 2.1 Định nghĩa  Mục tiêu nghiên cứu (research objectives): cái mà ta phải đạt được sau quá trình nghiên cứu ◦ Tại sao ta phải thực hiện nghiên cứu này? ◦ Qua nghiên cứu này, ta hy vọng đạt được gì? TS. Trần Tiến Khai, UEH 27
  28. 2.1 Định nghĩa  Mục tiêu tổng quát (general/overall objectives): kỳ vọng chung về tác động của nghiên cứu  Mục tiêu cụ thể (specific objectives): ◦ chỉ ra một cách hệ thống các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu ◦ là những mục tiêu mà ta phải đạt được khi kết thúc quá trình nghiên cứu TS. Trần Tiến Khai, UEH 28
  29. Vấn đề nghiên - Sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ít cứu người ở Tây Nguyên Mục tiêu nghiên - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của cứu đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên. - Tìm hiểu các nguyên nhân (yếu tố ảnh hưởng đến) của sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên. - Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình. TS. Trần Tiến Khai, UEH 29
  30. Vấn đề nghiên cứu - Đời sống của hộ gia đình phải tái định cư cho các vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn sau khi tái định cư Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở vùng nghiên cứu. - Tìm hiểu quá trình áp dụng các chính sách thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái định cư ở vùng nghiên cứu. - Mô tả, phân tích, so sánh tình hình đời sống của hộ gia đình trước và sau quá trình tái định cư. - Đánh giá tác động của việc áp dụng các chính sách thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái định cư đến đời sống hộ gia đình ở vùng nghiên cứu. TS. Trần Tiến Khai, UEH 30
  31. 2.2 Tại sao phải xác định mục tiêu nghiên cứu? Hãy đưa ra các lý do!  Tập trung (focus)  Tránh những nội dung, thông tin, dữ liệu không cần thiết  Tổ chức nghiên cứu theo những nội dung và trình tự cụ thể TS. Trần Tiến Khai, UEH 31
  32. 2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như thế nào?  Bao quát  Mạch lạc  Chặt chẽ  Viết thành câu có hành động cụ thể  Dùng các từ chỉ hành động  Có tính thực tế TS. Trần Tiến Khai, UEH 32
  33. 2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như thế nào?  Nhớ lại vấn đề nghiên cứu đã đặt ra!  Hãy viết ra Mục tiêu nghiên cứu của bạn! TS. Trần Tiến Khai, UEH 33
  34. 2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như thế nào?  Ghi nhớ: ◦ Kết quả luôn được so sánh với mục tiêu! ◦ Kết quả phải nhất quán với mục tiêu! ◦ Kết quả nghiên cứu phải là nội dung đạt được so với mục tiêu! TS. Trần Tiến Khai, UEH 34
  35. TS. Trần Tiến Khai, UEH 35
  36. 3.1 Câu hỏi nghiên cứu (research questions) là gì?  Trong nghiên cứu này: ◦ Chuyện gì bạn thắc mắc, chưa hiểu, cần câu trả lời? ◦ Bạn phải trả lời câu hỏi nào?  Bản chất của câu hỏi là gì? ◦ khám phá, mô tả, trắc nghiệm, so sánh, đánh giá tác động, đánh giá quan hệ, đánh giá nhân quả, chính sách TS. Trần Tiến Khai, UEH 36
  37. 3.2 Làm sao viết câu hỏi nghiên cứu?  Có thể rút ra từ vấn đề nghiên cứu không?  Đặt bao nhiêu câu hỏi là vừa? TS. Trần Tiến Khai, UEH 37
  38. 3.2 Làm sao viết câu hỏi nghiên cứu? Bài tập động não  Đọc ví dụ 2.1 (trang 3)  Hãy đặt câu hỏi cho tình huống 2.1  Ghi ra  Suy nghĩ  Tiếp tục đối với các ví dụ khác TS. Trần Tiến Khai, UEH 38
  39. Đề xuất 6 Hành động nào được khuyến nghị, dựa trên các khám phá từ nghiên Câu hỏi cứu? đo lường 5 Thông tin, dữ liệu cần biết nên được đo lường như thế nào? Câu hỏi điều tra 4 Ta cần biết các vấn đề gì để trả lời câu hỏi nghiên cứu? Thông tin nào, dữ liệu nào? Biến số nào cần thu thập, quan sát? Câu hỏi Bản chất của vấn đề nghiên cứu là gì? Các quan hệ nội tại của nghiên cứu 3 vấn đề nghiên cứu là như thế nào? Điều gì gây ra vấn đề? Hành động nào có thể giúp giải quyết vấn đề? Mục tiêu 2 nghiên cứu Tại sao ta phải thực hiện nghiên cứu này? Qua nghiên cứu này, ta hy vọng đạt được gì? Vấn đề 1 tồn tại Các vấn đề gì gây ra sự quan tâm, lo ngại? Hình 2.1 Các thang bậc vấn đề - câu hỏi nghiên cứu Nguồn: phỏng theo D.R.Cooper và P.S.SchindlerTS. (2006)Trần Tiến Khai, UEH 39
  40. TS. Trần Tiến Khai, UEH 40
  41. 4.1 Định nghĩa  Research hypothesis là gì? ◦ một giải thích được đề nghị cho một hiện tượng quan sát (Wikipedia, 2010) ◦ một sự tiên đoán của một đề xuất ◦ một sự phỏng đoán hợp lý (mang tính linh cảm hoặc là dựa trên kiến thức) về bản chất của mối quan hệ giữa hai hay nhiều hơn các biến, được trình bày dưới dạng một phát biểu có thể kiểm chứng được (Pellegrini, 2010). TS. Trần Tiến Khai, UEH 41
  42. 4.1 Định nghĩa  Research hypothesis cần gì? ◦ Kiểm chứng ◦ Xác nhận/Bác bỏ TS. Trần Tiến Khai, UEH 42
  43. 4.1 Định nghĩa  Ví dụ về giả thuyết nghiên cứu ◦ Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tốt cho tăng trưởng ◦ Toàn cầu hóa làm tăng bất bình đẳng ◦ Đa dạng hóa nông nghiệp làm tăng thu nhập nông thôn ◦ Chi phí giáo dục tăng làm giảm khả năng đến trường của trẻ em, và làm tăng lao động trẻ em TS. Trần Tiến Khai, UEH 43
  44. 4.2 Quan hệ giữa câu hỏi & giả thuyết  Xem ví dụ ◦ Vấn đề NC: tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ◦ Câu hỏi: FDI → tăng GDP ? Như thế nào? ◦ Lý thuyết: FDI → tăng GDP ◦ Giả thiết: FDI → tăng GDP ◦ Quá trình NC: chứng minh giả thiết trên TS. Trần Tiến Khai, UEH 44
  45. 4.2 Quan hệ giữa câu hỏi & giả thuyết  Xem ví dụ ◦ Vấn đề NC: tình trạng đói nghèo ở ĐBSCL ◦ Câu hỏi: yếu tố nào tác động đến tình trạng này? ◦ Lý thuyết: nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội ◦ Giả thiết: học vấn; người phụ thuộc, dân tộc Kh’mer; đất trồng lúa; nghề nghiệp; giao thông; tiếp cận thị trường ◦ Quá trình NC: chứng minh giả thuyết trên TS. Trần Tiến Khai, UEH 45
  46. 4.2 Quan hệ giữa câu hỏi & giả thuyết  Kinh nghiệm ◦ chuyển đổi câu hỏi nghiên cứu thành giả thuyết nghiên cứu, bằng cách ◦ chuyển dạng một câu hỏi thành một câu khẳng định, và ◦ định hướng trước hướng trả lời, theo ◦ niềm tin hoặc giả định của ta. TS. Trần Tiến Khai, UEH 46
  47. 4.2 Quan hệ giữa câu hỏi & giả thuyết  Khó khăn ◦ khi câu hỏi nghiên cứu không phản ảnh quan hệ nhân quả, ví dụ:  Quá trình đa dạng hóa hoạt động sản xuất của hộ nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ra sao?  Các chính sách thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái định cư được áp dụng ở vùng nghiên cứu tác động như thế nào đến đời sống hộ gia đình? TS. Trần Tiến Khai, UEH 47
  48. 4.2 Quan hệ giữa câu hỏi & giả thuyết  Một giả thuyết nghiên cứu có thể sẽ không phù hợp hoặc khó thiết lập nếu: ◦ không có niềm tin, linh cảm hoặc tiên đoán có cơ sở lý thuyết ◦ không xác lập được một bộ biến số có quan hệ nhân quả ◦ muốn mô tả một kinh nghiệm, một vấn đề ◦ so sánh giữa hai tình huống hay vấn đề kinh tế với nhau. TS. Trần Tiến Khai, UEH 48
  49. 4.3 Đánh giá & Chọn lựa giả thuyết  Như thế nào là một Giả thuyết mạnh? ◦ Phù hợp với mục tiêu của nó ◦ Có thể kiểm định được ◦ Tốt hơn các giả thuyết cạnh tranh khác TS. Trần Tiến Khai, UEH 49
  50. 4.3 Đánh giá & Chọn lựa giả thuyết  Giả thiết nên: ◦ Là một câu khẳng định ◦ Phạm vi có giới hạn cụ thể ◦ Là một câu phát biểu về mối quan hệ giữa các biến số ◦ Có ý nghĩa rõ ràng ◦ Phù hợp với lý thuyết ◦ Được diễn tả một cách thích hợp với các thuật ngữ chính xác TS. Trần Tiến Khai, UEH 50
  51. TS. Trần Tiến Khai, UEH 51
  52.  Tên đề tài (research title): ◦ một cụm từ, ◦ ngắn, ◦ súc tích, ◦ rõ nghĩa, ◦ dùng thuật ngữ chính xác ◦ Có thể dưới dạng câu hỏi (hiếm) TS. Trần Tiến Khai, UEH 52
  53.  Đặt tên đề tài sao cho tốt? ◦ Ngắn, gọn ◦ Phải thể hiện vấn đề nghiên cứu (Nghiên cứu vấn đề gì – what?) ◦ Phải thể hiện mục tiêu nghiên cứu (Nghiên cứu để làm gì - for what purpose?) ◦ Phải thể hiện đơn vị nghiên cứu (Đơn vị nghiên cứu là gì?) ◦ Phải thể hiện phạm vi nghiên cứu (Nghiên cứu ở đâu? Phạm vi không gian nào? Phạm vi thời gian nào?) TS. Trần Tiến Khai, UEH 53
  54.  Xem xét các tên đề tài sau đây ◦ Các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ◦ Các giải pháp cho thị trường Bất động sản Việt Nam ◦ Khảo sát và phân tích quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội trong việc giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp ở TP. HCM ◦ Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sau khi bị giải tỏa trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An TS. Trần Tiến Khai, UEH 54
  55.  Bạn thấy nghiên cứu khó hay dễ?  Đến đây, bạn có tự tin là tìm được vấn đề nghiên cứu không?  Bạn có thể phát triển ý tưởng nghiên cứu không?  Chúc Bạn thành công! TS. Trần Tiến Khai, UEH 55