Bài giảng môn Pháp luật đất đai

ppt 137 trang vanle 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Pháp luật đất đai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_phap_luat_dat_dai.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Pháp luật đất đai

  1. PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI Giảng viên: ThS. VÕ CÔNG NHỊ Khoa Kinh tế và Luật Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh Email: congnhivo@gmail.com
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC  Thời lượng: 45 tiết (9 buổi) chính quy hoặc 16 tiết (4 buổi) áp dụng cho các lớp TX- VHVL  Điều kiện tiên quyết: SV phải học xong các môn Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự  Mục tiêu môn học: Môn học Luật đất đai trang bị cho SV:  Kiến thức cơ bản về ngành Luật đất đai (LĐĐ)  Kỹ năng đọc, hiểu, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của LĐĐ  Kỹ năng vận dụng các quy định của LĐĐ trong thực tiễn làm việc tại cơ quan NN hoặc các tổ chức kinh tế hoặc bảo vệ chính bản thân mình trong các giao dịch liên quan đến đất đai
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP Tài liệu bắt buộc: + Giáo trình Luật đất đai của của trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; + Luật đất đai 2013; Luật đất đai 2003 (tham khảo) và các văn bản hướng dẫn thi hành + Các văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương về đất đai như quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, qui định giá đất, quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa Tài liệu tham khảo: Sinh viên tự tìm hiểu và sử dụng các tài liệu liên quan đến môn học.
  4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HỌC TẬP 1. Sinh viên thuyết trình bài tập đã phân công (20%) 2. Giảng viên/sinh viên cùng thảo luận phần thuyết trình (30%) 3. Giảng viên mở rộng vấn đề, trả lời câu hỏi và kết luận vấn đề (20%) 4. Giảng viên giới thiệu nội dung học mới và giao nhiệm vụ cho sinh viên chuẩn bị cho buổi học tiếp theo (30%)
  5. NỘI DUNG MÔN HỌC  Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI  Chương 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI  Chương 3: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI  Chương 4: ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI  Chương 5 : CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CỦA MỖI LOẠI ĐẤT  Chương 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT  Chương 7: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI  Chương 8: VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
  6. Chương 1: Khái quát chung về LĐĐ I. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI 1. Khái niệm Là toàn bộ các yếu tố pháp lý chi phối các quan hệ phát sinh trong việc xác lập và vận động của quan hệ sở hữu đất đai. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận hình thức đa sở hữu về đất đai. Chỉ còn một số nước áp dụng hình thức sở hữu đơn nhất về đất đai như Anh, Canada, New Zealand, Australia, Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Nhà nước (NN) luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ĐĐ
  7. 2. Những yếu tố cơ bản chi phối đến chế độ SHĐĐ Chế độ SHĐĐ luôn bị chi phối bởi các yếu tố sau đây: - Yếu tố kinh tế - Yếu tố chính trị - Yếu tố truyền thống, lịch sử - Các yếu tố về vị trí địa lý
  8. 3. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ SHĐĐ tại Việt Nam 3.1 Trong thời kỳ phong kiến Phần lớn đất đai thuộc sở hữu của NN (Vua), một ít thuộc sở hữu của tịch điền, danh điền nhưng thực chất đều thuộc quyền tối cao của Vua. Vua giữ vai trò đặc biệt trong QHSHĐĐ. Chế độ SHĐĐ mang nặng tính chính trị.
  9. 3.2 Thời kỳ Pháp thuộc Miền Bắc và Miền Trung không có sự thay đổi lớn trong QHSHĐĐ. Miền Nam chịu tác động của quan hệ sản xuất TBCN, bóc lột nên chế độ SHĐĐ có sự thay đổi theo hướng hình thức SH tư nhân ngày càng phát triển.
  10. 3.3 Thời kỳ trước 1975 Tại Miền Nam: Dưới ách đô hộ của Mỹ, chế độ SHĐĐ phát triển mạnh theo hướng tư nhân sở hữu ĐĐ thông qua các chính sách cải cách điền địa ban hành ngày 22/10/1955 và Luật Người cày có ruộng ban hành ngày 26/3/1970.
  11. Tại miền Bắc: Chính quyền cách mạng đã tiến hành nhiều cuộc cải cách ruộng đất, hình thức SHTN về ruộng đất phát triển. Tuy nhiên, đến những năm 1958 thì hình thức sở hữu tập thể phát triển do sự tác động của chính sách kinh tế tập thể (Hợp tác xã)
  12. 3.4 Thời kỳ sau 30/4/1975 Mô hình SHĐĐ ở miền Bắc áp dụng rập khuôn ở Miền Nam. Thông qua hàng loạt các cuộc cải tạo ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, toàn bộ đất đai được đưa vào hợp tác xã với hình thức sở hữu tập thể bất chấp sự phán kháng quyết liệt của một bộ phận không nhỏ người dân. Như vậy cho đến trước thời điểm 1980 thì chế độ SHĐĐ chưa được quy định trong Hiến pháp.
  13. Luật đất đai năm 1987, 1993, 2003 và 2013  Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.  Luật đất đai năm 2003, Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai.  Ngày 29/11/2013 Quốc hội thông qua Luật đất đai năm 2013
  14. Thảo luận * Đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với mỗi Nhà nước nhưng tại sao mãi đến Hiến pháp năm 1980 chúng ta mới qui định rõ chế độ sở hữu về đất đai?
  15. 4. Những đặc trưng cơ bản của chế độ SHĐĐ tại Việt Nam 4.1 Cơ chế đại diện trong chế độ SHTD (sở hữu toàn dân) về đất đai 4.2 Đất đai không phải là đối tượng trong quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu 4.3 Không có sự thống nhất chế độ pháp lý giữa SHĐĐ và tài sản gắn liền với đất. 4.4 Thực hiện quyền SHĐĐ có liên quan trực tiếp đến sự công bằng trong xã hội
  16. Chương 2. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh của LĐĐ 1. Khái niệm Là tập hợp các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng ĐĐ. Những quy phạm này không chỉ giới hạn trong văn bản luật đất đai mà còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS
  17. 2. Đối tượng điều chỉnh  Đối tượng điều chỉnh của 1 ngành luật là gì?  Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật đất đai là: Nhóm các QHXH phát sinh trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất giữa: - Các cơ quan NN với nhau - Giữa các cơ quan NN và người SDĐ - Giữa người SDĐ với nhau, và - Giữa cơ quan NN, người SDĐ với các chủ thể khác có liên quan trong thực tế.
  18. 3. Phương pháp điều chỉnh  Phương pháp điều chỉnh của 1 ngành luật là gì?  Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai bao gồm: - Phương pháp quyền lực (quyền uy – phục tùng) - Phương pháp thỏa thuận (tự nguyện, bình đẳng) * Mỗi một phương pháp sẽ được áp dụng tương ứng với từng đối tượng điều chỉnh (nhóm quan hệ xã hội nhất định)
  19. 4. Nguyên tắc cơ bản của Luật ĐĐ - Thế nào là nguyên tắc cơ bản của một ngành luật? - Ngành luật đất đai có các nguyên tắc cơ bản sau đây: 1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN đại diện chủ sở hữu. 2. NN thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. 3. SDĐ hợp lý, tiết kiệm ,cải tạo và bồi bổ đất đai. 4. Nguyên tắc ưu tiên và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
  20. 5. Nguồn của Luật đất đai.  Nguồn luật là gì?  Nguồn của Luật đất đai bao gồm: Phân loại theo loại văn bản - Luật đất đai (qua các thời kỳ, hiện nay là Luật đất đai 2013). - Các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư của các cơ quan có thẩm quyền ban hành có liên quan đến đất đai. Phân loại theo cấp ban hành: - Các văn bản QPPL do Trung ương ban hành như Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết - Các văn bản QPPL do UBND, HĐND ban hành.
  21. II. Quan hệ pháp luật đất đai 1.Khái niệm  QHPL là gì? Thành phần của 1 QHPL?  QHPL đất đai là những QHXH phát sinh trong lĩnh vực đất đai được điều chỉnh bởi các QPPL.  Bao gồm các QHXH liên quan đến QLNN về đất đai như quan hệ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quan hệ tài chính liên quan đến ĐĐ và các QHXH giữa các chủ thể SĐĐ với nhau như chuyển nhượng SDĐ, cho thuê lại đất,
  22. 2. Thành phần QHPLĐĐ 1. Chủ thể 1.1 Các cơ quan NN - Chính phủ - UBND các cấp - Các cơ quan quản lý chuyên ngành 1.2 Người sử dụng đất 1.3 Các chủ thể khác tham gia vào QHPL đất đai như các tổ chức tín dụng trong quan hệ thế chấp QSDĐ
  23. 2. Khách thể của QHPL đất đai  Là những lợi ích, những mong muốn, mục tiêu mà các bên hướng tới khi tham gia vào các QHPL ĐĐ, là cơ sở để hình thành nên quyền và nghĩa vụ của các bên.  Trong QHPL ĐĐ, KT là giá trị QSDĐ và những lợi ích KT mà CT có được, khai thác được từ giá trị QSDĐ mà các chủ thể của QHPL ĐĐ hướng tới.  Tuy nhiên, do các giá trị này luôn gắn liền với đất đai nên có thể nói khách thể của QHPL đất đai là đất đai.
  24. 3. Nội dung của QHPL đất đai  Nội dung của QHPL ĐĐ là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào QHPLĐĐ.  3.1 Quyền và nghĩa vụ của NN (Điều 13-28 – Chương 2) - Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt - Nghĩa vụ quản lý, điều phối đất đai, bảo hộ QSD cho NSDĐ
  25. Nội dung của QHPL đất đai (tt)  3.2 Quyền và nghĩa vụ của NSDĐ (chương 11) - Là quyền phái sinh từ quyền của NN (Lưu ý quyền nhận chuyển quyền SDĐ và một số trường hợp bị hạn chế quyền theo qui định tại điều 191, 192) - Nghĩa vụ với NN và với các chủ thể có liên quan khác  3.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác có liên quan khi tham gia vào QHPLĐĐ
  26. 4. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL đất đai  Cơ sở làm PS, TĐ, CD 1 QHPL là gì?  Sự kiện pháp lý là gì? Có mấy loại?  Đối với QHPL ĐĐ, sự kiện pháp lý chủ yếu làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt là gì?  Đối với nhóm QHQLNN về SDĐ: Các quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ, thu hồi đất.  Đối với nhóm QH giữa các CN, TC là các hành vi chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ; quyền được bồi thường khi NN thu hồi đất.  Cho ví dụ về một sự biến PL làm chấm dứt QHPL đất đai?
  27. Chương 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 1. Mục đích Là các hoạt động do CQNN tiến hành nhằm giúp NN thực hiện được quyền quản lý, sở hữu đất đai của NN. Bao gồm các hoạt động như (1) Quản lý địa giới hành chính; (2) Hoạt động điều tra đánh giá đất đai; (3) Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và(4) Hoạt động quản lý tài chính về đất đai.
  28. 2. Các nội dung cụ thể của HĐQLNN về đất đai 2.1 Hoạt động quản lý địa giới hành chính Bao gồm 3 hoạt động chính là (a) xác định địa giới hành chính; (2) lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và (3) lập bản đồ hành chính - Ý nghĩa, mục đích, cơ sở của mỗi hoạt động - Nội dung hoạt động, cơ quan thực hiện mỗi hoạt động (điều 29,30)
  29. 2.2 Hoạt động khảo sát, đo đạc, điều tra, đánh giá đất đai  Đây là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ cao. Được các cơ quan chuyên ngành thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động lập bản đồ địa giới hành chính, phân hạng đất, kiểm kê đất.  Hoạt động này được tiến hành định kỳ nhằm đảm bảo được mục đích đặt ra. (Điều 31 – 34)
  30. 2.3 Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký QSDĐ 2.3.1 Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính  Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính bao gồm hai hoạt động chính là hoạt động lập hồ sơ địa chính và quản lý hồ sơ địa chính.  Hồ sơ địa chính bao gồm: (1) Bản đồ địa chính; (2) sổ địa chính, (3) sổ mục kê đất và (3) sổ theo dõi biến động đất đai. Các đầu tài liệu này được lưu giữ trên hệ thống máy vi tính (dưới dạng số) ở cấp tỉnh, huyện nên được gọi là cơ sở dữ liệu địa chính. Tại cấp xã thì được lưu bằng giấy (Điều 96) Tại thời điểm hiện nay, nội dung, yêu cầu và trách nhiệm lập Hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 47, Luật đất đai 2003 và Thông tư 09/2007/TT-BTNMT
  31. 2.3.2 Đăng ký QSDĐ  Khái niệm: Là việc ghi nhận quyền SDĐ hợp pháp của một tổ chức, cá nhân đối với 1 thửa đất vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của NSDĐ.  Hoạt động này bao gồm hai trường hợp là đăng ký QSDĐ lần đầu và đăng ký biến động về QSDĐ.  Đăng ký lần đầu bao gồm các trường hợp như được NN giao đất, cho thuê đất. Người đang SDĐ mà thửa đất đó chưa được cấp giấy CNQSĐĐ. (Điều 95, 97 – 106)
  32.  Đăng ký biến động QSDĐ là trường hợp thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ nhưng có sự thay đổi trong quá trình SDĐ như: NSDĐ thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, để lại thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ hoặc các trường hợp khác theo quy định tại Điều 28 NĐ 181/2004/NĐ-CP  Tham khảo thủ tục hành chính về hoạt động cấp giấy CNQSDĐ lần đầu và thủ tục đăng ký biến động QSDĐ sau khi cấp tại Bộ thủ tục hành chính của các địa phương. Ví dụ tại TP. HCM  post.aspx?Source=/gioithieu&Category=H%C6%B0%E1% BB%9Bng+d%E1%BA%ABn+th%E1%BB%A7+t%E1%B B%A5c&ItemID=61&Mode=1
  33. Ý nghĩa của hoạt động ĐKQSDĐ  Đối với NN: Đây là hoạt động quản lý, giúp NN quản lý tốt mọi thửa đất. Đảm bảo việc sử dụng đất công khai, minh bạch. Cũng như giúp NN quản lý tốt trách nhiệm tài chính đối với đất.  Đối với NSDĐ: Đây là cơ chế để NSDĐ có được giấy CNQSDĐ, là chứng thư pháp lý quan trọng khẳng định QSDĐ hợp pháp cũng như thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất của các chủ thể có liên quan.
  34. Chủ thể trong quan hệ ĐKQSDĐ  Cơ quan NN thực hiện đăng ký QSDĐ là Văn phòng ĐKQSDĐ  Người chịu trách nhiệm việc đăng ký QSDĐ là người chịu trách nhiệm trước NN trong việc SDĐ, cụ thể quy định tại điều 46 Luật đất đai và Điều 39 NĐ 181/2004/NĐ-CP.
  35. 2.4 THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI  Là hoạt động định kỳ của cơ quan NN trong việc quản lý đất đai  Thống kê đất đai được thực hiện định kỳ vào ngày 01/01 hằng năm bởi UBND các cấp, được thực hiện dựa trên hồ sơ địa chính  Kiểm kê đất đai là hoạt động được tiến hành 5 năm 1 lần. Vào ngày 01/01 của năm cuối của kỳ sử dụng đất, được thực hiện dựa trên hiện trạng thực tế. (Điều 34)
  36. Ý nghĩa của hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai  Thông qua hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai, CQNN đánh giá được hiện trạng SDĐ và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ.  Là nguồn thông tin để phục vụ cho việc đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn và dài hạn  Công khai thông tin về quản lý đất đai
  37. Trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai  UBND các cấp thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai trong địa phương  UBND cấp dưới báo cáo kết quả TK, KK đất đai lên UBND cấp trên trực tiếp  UBND cấp tỉnh báo cáo kết quả TK, KK lên BTNMT  BTNMT tổng hợp số liệu TK, KK để báo cáo lên CP  Bộ công an, Bộ quốc phòng phối hợp với UBND cấp tỉnh để tiến hành TK, KK đất và gửi báo cáo về Bộ TNMT
  38. 2.5 Hoạt động đánh giá đất  Hoạt động đánh giá đất là hoạt động của các cơ quan NN nhằm đánh giá, phân hạng các loại đất theo những tiêu chí nhất định như vị trí đất, chất đất, độ màu mở của đất nhằm phục vụ cho việc phân loại đất, định giá đất và tính thuế sử dụng đất.  Hằng năm, UBND cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh lại phân loại đất khi có sự thay đổi quy hoạch. (Điều 32-33)
  39. Giá đất và quản lý nhà nước về giá đất  1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành giá đất Giá đất là giá của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì cho đến trước khi Luật đất đai 1993 ra đời thì tại VN chưa có thuật ngữ giá đất. Bởi tại thời điểm này, Luật đất đai năm 1987 cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Quan hệ về đất đai giữa NN và các chủ thể khác hình thành không dựa trên giá đất.
  40. Nguyên nhân hình thành và phát triển của quy định về “giá đất”  Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa Luật đất đai 1987 và Hiến pháp 1980 là mặc dù NN không công nhận giá đất, cấm mua bán, chuyển nhượng đất đai tuy nhiên NN lại bảo hộ (người sở hữu được mua bán, chuyển nhượng, thừa kế nhà ở và người nhận chuyển nhượng được NN công nhận QSDĐ) quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Điều này dẫn đến sự không tương thích và tạo ra rào cản trong quan hệ xã hội trong các giao dịch về nhà ở.  Đến năm 1986, sau khi thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, quan hệ giao dịch liên quan đến đất đai hình thành và trên thực tế đã hình thành 1 thị trường QSD đất không chính quy trên thực tế.
  41.  Việc không công nhận thị trường QSDĐ trong một thời gian dài đã làm cho NN chịu khoản thất thu rất lớn, tình trạng người sử dụng đất không phát huy hết được hiệu quả sử dụng đất dẫn đến lãng phí  Luật đất đai năm 1993 đã chính thức công nhận giá đất như một công cụ để nhà nước điều tiết tài chính về đất đai. Điều 12 Luật đất đai 1993 quy định “nhà nước xác định giá đất các loại để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất ”
  42.  Như vậy, giá đất theo quy định của Luật đất đai 1993 chỉ là giá do NN quy định, giá này trên thực tế rất thấp so với giá chuyển nhượng QSD đất trên thị trường. Không phản ánh được giá trị thực tế QSD đất, lợi ích của cả nhà nước và người SDĐ đều bị ảnh hưởng.  Luật đất đai 2003 đã khắc phục được các thiếu sót này, Điều 4 Luật đất đai 2003 quy định giá đất, đó là “số tiền tính trên 1 đơn vị diện tích đất do nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch quyền sử dụng đất”.  Tuy nhiên, Luật đất đai 2013 lại bỏ đi qui định này, chỉ đề cập đến thế nào là giá đất mà chỉ định hướng cách hiểu về giá đất (tham khảo khoản 19,20 Điều 3)
  43. Các loại giá đất  Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm 1 lần (điều 113)  UBND cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng ND cấp tỉnh thông qua bảng giá đất áp dụng tại mỗi tỉnh theo qui định tại khoản 1, điều 114. giá đất này được áp dụng trong thời hạn 5 năm cho các trường hợp qui định tại khoản 2, điều 114.  Đối với các trường hợp qui định tại k4, điều 114 thì áp dụng giá đất cụ thể được ban hành theo k3, điều 114.
  44. Đấu giá quyền sử dụng đất  Đấu giá quyền sử dụng đất là gì?  Các nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất (điều 117)  Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất (k1, 118)  Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất (k2, 118)  Trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất (điều 119)
  45. Tư vấn xác định giá đất Đây là hoạt động do các tổ chức có đủ điều kiện về năng lực, và được hoạt động dịch vụ về giá đất theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp dịch vụ xác định giá đất, thông tin về các loại đất, bảng giá đất các loại, các kết quả dự báo về giá đất cho người có nhu cầu (điều 115, 116) Về điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn giá đất trước khi Luật KDBĐS ra đời được quy định tại Thông tư 36/2006/TT-BTC, sau này hoạt động này là 1 trong các dịch vụ KDBĐS do Luật KDBĐS điều chỉnh.
  46. Nguồn thu NSNN từ đất đai  NN thu vào NS từ các nguồn sau đây: - tiền sử dụng đất - tiền cho thuê đất - thuế sử dụng đất - thuế thu nhập (TNCN, TNDN) từ hoạt động chuyển nhượng QSDĐ - Tiền phạt các hành vi vi phạm PLĐĐ - Tiền bồi thường cho NN khi gây thiệt hại trong quá trình sử dụng đất - Phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
  47. Chương IV: ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI  Điều phối đất đai (ĐPĐĐ) là hoạt động do cơ quan NN thực hiện nhằm phân phối, điều chỉnh việc sử dụng đất đai thông qua các hoạt động như lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, theo quy định của pháp luật.  Do vậy, ĐPĐĐ có đặc điểm sau: - Là hoạt động thực hiện quyền chủ sở hữu của NN vừa là hoạt động mang tính quản lý NN trong lĩnh vực đất đai. - Là một quá trình phức tạp - Hoạt động này phải phù hợp với quy luật của thị trường.
  48. Lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 35 – 51)  Luật 2013 đã định nghĩa QH, KH SDĐ như sau: - Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. - Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
  49.  Đây là hoạt động khoanh định mục đích sử dụng đất trên những tính toán khoa học về số lượng, vị trí theo nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội  Kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp, thời gian cụ thể để sử dụng đất đúng theo quy hoạch. Có thể nói là khâu hiện thực hóa các nội dung của quy hoạch sử dụng đất  Do vậy, giữa quy hoạch và kế hoạch có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  50. Nội dung QHKH SDĐ  Là việc xác định diện tích cụ thể của từng loại đất được phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng sau khi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng kết  Đối với KHSDĐ thì phải phân tích được kết quả, thực trạng SDĐ của kỳ trước, kế hoạch sử dụng đất của kỳ tiếp theo và cụ thể hóa việc sử dụng đất cho từng năm bằng những biện pháp cụ thể.
  51. Kỳ QH, KH SDĐ  Là một khoảng thời gian để các cơ quan NN và các chủ thể liên quan tổ chức thực hiện nội dung của QH, KHSDĐ đã được phê duyệt.  Theo quy định hiện hành thì kỳ QH SDĐ là 10 năm, kỳ kế hoạch SDĐ là 5 năm ở tầm quốc gia, tỉnh, an ninh quốc phòng. Đối với cấp huyện là hằng năm. (Điều 37)
  52. Lập, quyết định và xét duyệt QH,KH SDĐ  CP chịu trách nhiệm lập QHKH SDĐ của cả nước  UBND các cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lập QHKH SDĐ của địa phương mình.  Bộ Quốc phòng tổ chức lập QH, KH SDĐ quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập QH, KH SDĐ an ninh.
  53.  Quốc hội sẽ xét duyệt QH, KHSDĐ của cả nước do CP trình.  Chính phủ sẽ duyệt QH,KH SDĐ của UBND các tỉnh, tp trực thuộc trung ương.  UBND cấp trên sẽ xét duyệt QH, KH SDĐ của UBND cấp dưới trực tiếp.  Trước khi trình lên cấp trên, UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp phê duyệt.  Trước khi duyệt KH SDĐ của cấp huyện, UBND cấp tỉnh phải trình HĐND tỉnh đó thông qua các dự án cần phải thu hồi đất theo qui định tại k3, điều 62, LĐĐ.
  54. Công bố QH, KH SDĐ đã được duyệt  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải công bố công khai QH,KH SDĐ đã được duyệt. Hoạt động này vừa nhằm định hướng sử dụng đất vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.  QH, KH SDĐ được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, trụ sở cơ quan quản lý đất đai các cấp và phương tiện thông tin đại chúng.  Thời hạn công bố: Trong suốt kỳ QH, KH SDĐ.
  55. Điều chỉnh, xóa bỏ QH,KH SDĐ  Đây là trường hợp QH, KHSDĐ đã được duyệt nhưng do có sự thay đổi nội dung QH, KH SDĐ nên phải điều chỉnh lại QH, KH SDĐ.  Cơ quan nào đã xét duyệt QH,KH SDĐ thì cơ quan đó có thẩm quyền xét duyệt điều chỉnh  Việc công bố cũng thực hiện tương tự.  Trường hợp diện tích đất ghi trong QH, KH SDĐ, phải thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng để phù hợp với quy hoạch thì nếu quá 3 năm kể từ ngày bắt đầu kỳ QH, KH mà không sử dụng thì QH, KH đó phải điều chỉnh hoặc bãi bỏ. Tránh tình trạng “quy hoạch treo”
  56. Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ  Là các hình thức NN phân phối QSDĐ cho NSDĐ  NN giao đất là việc NN trao QSDĐ cho đối tượng có nhu cầu SDĐ bằng 1 quyết định hành chính  NN cho thuê đất là việc NN trao QSDĐ cho đối tượng có nhu cầu SDĐ bằng việc ký kết hợp đồng (hợp đồng cho thuê đất)  Phân tích đặc điểm pháp lý giữa giao đất và cho thuê đất?
  57. Các căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ (điều 52)  Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.  Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  58.  Có hai hình thức giao đất là giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất.  Giao đất không thu tiền sử dụng đất (điều 54)  Giao đất có thu tiền sử dụng đất (55)  Cho thuê đất (56)  Chuyển mục đích sử dụng đất (57)
  59. Trường hợp đất sử dụng để thực hiện dự án đầu tư  Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải tuân theo các qui định tại điều 58
  60. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Đ 59)  UBND cấp tỉnh quyết định: - Giao đất, cho thuê và cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với tổ chức; - Giao đất cho cơ sở tôn giáo; - Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 - Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 - Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
  61. Thẩm quyền của UBND cấp huyện (khoản 2, Điều 59)  Giao đất, cho thuê đất đối với HGĐ, CN  Giao đất đối với cộng đồng dân cư, trường hợp có chuyển mục đích SDĐ NN sang thương mại, dịch vụ từ 0.5ha trở lên thì phải xin ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh. Thẩm quyền của UBND cấp xã (khoản 3, Điều 59) - UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tại địa phương. Đây là quỹ đất 5% được trích từ quỹ đất NN của xã để sử dụng trong những trường hợp cần thiết, tạo nguồn thu NS cho địa phương giải quyết nhu cầu công ích.
  62. Lưu ý về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất  Các chủ thể có quyền giao đất, cho thuê đất không được ủy quyền.  Quy định này nhằm mục đích bảo đảm việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện đúng theo quy định, tránh tùy tiện trong việc giao đất, cho thuê đất và gắn trách nhiệm nặng nề này với các chức danh quản lý NN nhất định. (Khoản 4, Điều 59)
  63. Giao đất thuê đất trong trường hợp đặc biệt  Căn cứ Điều 150, 151 thì Ban quản lý KCNC, KKT sẽ được UBND cấp tỉnh giao đất 1 lần để quản lý. Dựa theo quy định của pháp luật, BQL KCNC, KKT sẽ giao đất, cho thuê đất lại cho các đối tượng. Người sử dụng đất trong trường hợp này sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp như là được UBND các cấp giao đất, cho thuê đất.  Quy định đặc biệt này nhằm làm giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các chủ thể sử dụng đất trong các KCNC, KKT dễ dàng trong các thủ tục hành chính về sử dụng đất.
  64. HẠN MỨC GIAO ĐẤT  Khái niệm: Là diện tích đất tối đa đối với mỗi loại đất mà mỗi gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất.  Vấn đề hạn mức chỉ đặt ra đối với hoạt động giao đất, công nhận QSDĐ, không đặt ra đối với việc cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng SDD, trừ trường hợp nhận chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp (130)  Như vậy, so với Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất không chỉ nhằm mục đích bảo đảm sự công bằng giữa các chủ thể khi được nhà nước giao đất mà còn chống đầu cơ, tích tụ đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp.
  65. Hạn mức giao đất đối với mỗi loại đất  Đất nông nghiệp Điều 129 quy định hạn mức giao đất NN như sau:  trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: <3 ha/ mỗi loại đất ở KV ĐNBộ ĐBSCL và <2 ha ở khu vực khác. (Tổng cộng <5ha/1 CN, HGĐ đối với mỗi loại đất)  trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân <10 ha ở ĐB, <30ha ở miền núi.  đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: <30 ha/ mỗi loại đất
  66. Một số trường hợp cần chú ý  Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm giao thêm là không quá 05 ha đối với kv đồng bằng và 25 ha tại trung du, miền núi. (k4, điều 129)  Và một số trường hợp đối với đất trống, đồi núi trọc, đất vùng đệm được thực hiện theo k5,6,7, Điều 129.  Đất do cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng, được nhận thừa kế, được tặng cho, không tính vào hạn mức theo qui định tại điều 129.  HGĐ,CN được giao đất vượt hạn mức trước ngày 01/7/2014 thì phải chuyển sang thuê đất (đối với phần vượt từ 01/7/2014 – k8, Điều 210)
  67. Hạn mức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất  Ngày 21/6/2007, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ  Hướng dẫn sinh viên tham khảo nội dung của Nghị quyết này  Phân tích để sinh viên thấy rõ mặt tích cực và tiêu cực của điều 70 và Nghị quyết 1126 đối với nền kinh tế Việt Nam.  So sánh qui định tại NQ 1126 và điều 130 Luật đất đai và nhận xét.
  68. Hạn mức giao đất ở  Khác với đất NN, nhà nước không quy định hạn mức giao đất ở chung áp dụng cho cả nước mà để cho địa phương tự quyết định căn cứ vào tình hình cụ thể tại mỗi địa phương (điều 143, 144)  Vì sao hạn mức giao đất NN thì được qui định chung cho cả nước nhưng hạn mức giao đất ở thì luật đất đai lại “nhường” cho UBND cấp tỉnh qui định?
  69. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất  Là thủ tục pháp lý quy định các công việc cụ thể mà các chủ thể có liên quan trong quan hệ giao đất, cho thuê đất phải thực hiện để cụ thể hóa quan hệ giao đất, cho thuê đất trên thực tế  Trước 01/7/2014, trình tự, thủ tục này được quy định tại Điều 122 Luật đất đai 2003, các Điều 123 – 128 NĐ 181/2004/NĐ-CP và các Điều 28 – 31 NĐ 69/2009/NĐ-CP.  Sinh viên nên tham khảo website các sở tài nguyên môi trường tại mỗi tỉnh để nắm rõ thủ tục này khi làm việc thực tế. Ví dụ aspx?Source=/gioithieu&Category=H%C6%B0%E1%BB%9Bn g+d%E1%BA%ABn+th%E1%BB%A7+t%E1%BB%A5c&ItemID =61&Mode=1
  70. Chuyển hình thức sử dụng đất  Là việc người SDĐ có nhu cầu chuyển hình thức SDĐ từ hình thức này sang hình thức khác mà họ có quyền lựa chọn. Ví dụ như từ hình thức thuê đất sang giao đất. (sinh viên lưu ý để tránh nhầm lẫn với hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất)  Trước 01/7/2014, thủ tục này được quy định tại Điều 129, NĐ 181.
  71. Chuyển mục đích sử dụng đất  Là việc người SDĐ chuyển mục đích sử dụng đất theo nhu cầu phù hợp với quy hoạch và theo quy định của pháp luật. Việc chuyển mục đích SDĐ sẽ dẫn đến việc thay đổi quyền và nghĩa vụ của người SDĐ vì quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đối với mỗi mục đích SDĐ là khác nhau.  Căn cứ để chuyển mục đích SDĐ là quy hoạch, kế hoạch SDĐ và nhu cầu SDĐ
  72. Các trường hợp chuyển mục đích SDĐ  Trường hợp phải xin phép (Điều 57)  Khi chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng  Trước 01/7/2014, trình tự, thủ tục chuyển mục đích SDĐ được quy định tại Điều 134 NĐ 181/2004/NĐ-CP
  73.  Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người SDĐ xin chuyển mục đích sử dụng thì không cần phải xin phép mà chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã nơi có đất. (Điều 133 NĐ 181/2004/NĐ-CP)
  74. Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích SDĐ  Nhìn chung thì thẩm quyền cho phép chuyển mục đích SDĐ giống như thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.  Chú ý trường hợp trên diện tích đất xin chuyển mục đích SDĐ có tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của NN (công sản) thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan trung ương ở địa phương đó hoặc của DNNN đóng tại địa phương thì trước khi cho phép chuyển mục đích SDĐ, UBND cấp có thẩm quyền phải thỏa thuận với Bộ tài chính về việc chuyển công năng sử dụng của tài sản đó vào mục đích khác (Điều 6, NĐ 84)
  75. Thời hạn sử dụng đất  Là khoản thời gian mà người SDĐ được phép SDĐ theo qui định (theo quyết định giao đất của NN hoặc theo hợp đồng thuê đất đã ký kết). Tùy thuộc vào trường hợp SDĐ mà pháp luật qui định thời hạn SDĐ là khác nhau. Có thể SDĐ trong thời hạn lâu dài và có thể SDĐ có thời hạn xác định.
  76. Sử dụng đất lâu dài  SDĐ lâu dài áp dụng đối với các loại đất như đất ở, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất làm trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (được liệt kê tại Điều 125 Luật đất đai)  Sinh viên lưu ý rằng việc NN quy định thời hạn sử dụng lâu dài chứ không phải là trao quyền SDĐ một cách vĩnh viễn cho người SDĐ
  77. Sử dụng đất có thời hạn  Là các trường hợp mà NN đã quy định rõ thời hạn sử dụng đất đối với từng loại đất và hình thức sử dụng đất  Các trường hợp SDĐ có thời hạn được liệt kê tại Điều 126 Luật đất đai  Khi hết thời hạn sử dụng đất, tùy từng thời điểm, dựa vào qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như tình hình sử dụng đất của người đang sử dụng đất, NN sẽ xem xét gia hạn, chuyển sang thuê đất hoặc thu hồi đất .
  78. Cách xác định thời hạn SDĐ khi chuyển mục đích SDĐ  Thời hạn SDĐ phụ thuộc một phần vào từng loại đất, vậy trong trường hợp 1 diện tích đất được chuyển mục đích SDĐ thì thời hạn SDĐ được tính như thế nào?  Tham khảo và phân tích điều 127Luật đất đai
  79. Cách xác định thời hạn SDĐ khi chuyển nhượng quyền SDĐ  A đang sử dụng 1 lô đất trồng cây hằng năm có thời gian sử dụng là 20 năm. Bắt đầu được công nhận quyền SD là năm 2000.  Năm 2010 A chuyển nhượng lô đất này cho B, Vậy B được nhà nước công nhận thời hạn SDĐ là 20 năm hay chỉ còn 10 năm?  Sinh viên cần lưu ý vấn đề này trong thực tiễn tư vấn hoạt động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  80. Gia hạn thời hạn SDĐ  Là việc kéo dài thêm thời hạn SDĐ cho người SDĐ khi hết thời hạn SDĐ theo qui định của pháp luật.  Trước 01/7/2014, việc gia hạn được thực hiện theo hướng dẫn tại điều 141, 142 NĐ 181
  81. Thu hồi đất  1. Khái niệm  Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai(khoản 11 Điều 3 Luật đất đai) hoặc do chấm dứt việc SDĐ một cách tự nguyện (điều 16 LĐĐ)  Trường hợp, điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với mỗi loại đất được qui định tại điều 61-71 Luật đất đai
  82. Các trường hợp thu hồi đất  Chúng ta có thể phân chia thành nhóm các trường hợp sau:  Thu hồi đất nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế  Thu hồi đất do người SDĐ không còn có nhu cầu, khả năng tiếp tục SDĐ.  Thu hồi đất khi hết hạn SDĐ mà không được gia hạn  Thu hồi đất do người SDĐ vi phạm pháp luật đất đai
  83. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất  Đây là hoạt động phát sinh khi NN thu hồi đất của các đối tượng SDĐ  Điều 74 đến 94 Luật đất đai
  84. Nguyên tắc bồi thường  Đất phải có đủ điều kiện theo qui định tại điều 75  Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất do UBND cấp tỉnh qui định tại thời điểm thu hồi đất  Việc bồi thường phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật
  85. Điều kiện để được bồi thường  Không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có GCN hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCN theo quy định của luật mà chưa được cấp  Đối với đất NN đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà NSDĐ là HGĐ, CN trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có GCN hoặc không đủ điều kiện để được cấp GCN theo Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.
  86. Điều kiện để được bồi thường  Trường hợp NSDĐ là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng thì chỉ được bồi thường đối với đất không phải do NN giao, cho thuê và phải có GCN hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCN nhưng chưa được cấp tính đến thời điểm thu hồi.
  87. Điều kiện để được bồi thường  Đối với NVNĐC ở NN thì được bồi thường đối với đất được giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; có GCN hoặc đủ điều kiện được cấp GCN nhưng chưa được cấp.
  88. Điều kiện để được bồi thường  Trường hợp tổ chức thì chỉ được bồi thường đối với đất giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có GCN hoặc đủ điều kiện được cấp GCN nhưng chưa được cấp.
  89. Điều kiện để được bồi thường  Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có GCN hoặc đủ điều kiện được cấp GCN nhưng chưa được cấp
  90. Điều kiện để được bồi thường  Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có GCN hoặc đủ điều kiện được cấp GCN nhưng chưa được cấp.
  91. Các trường hợp không được bồi thường  Đất được NN giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đối với HGD, CN) hoặc giao có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.  Đất được NN cho thuê trả tiền thuê hằng năm, đất thuê trả tiền 1 lần cho cả thời hạn thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (trừ trường hợp HGD, CN là người có công với cách mạng)  Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;  Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
  92. Các trường hợp không được bồi thường  Đất được Nhà nước giao để quản lý;  Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật ĐĐ;  Đất không đủ điều kiện cấp GCN theo quy định của Luật ĐĐ
  93. Chương V: CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT  I. Khái niệm, đặc điểm của chế độ SDĐ  1. Khái niệm chế độ SDĐ  Là tập hợp một nhóm các quy định dành riêng cho mỗi nhóm đất, bao gồm các quy định về loại đất, hạn mức sử dụng đất và quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất đó.
  94. II. Chế độ sử dụng nhóm đất nông nghiệp  1. Phân loại nhóm ĐNNg (Đ 13, 14. LĐĐ)  Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;  Đất trồng cây lâu năm;  Đất rừng sản xuất;  Đất rừng phòng hộ;  Đất rừng đặc dụng;  Đất nuôi trồng thuỷ sản;  Đất làm muối;  Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
  95. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ  Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
  96. 3. Đối tượng được giao, thuê đất NNg  Giao đất NN  Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.  Thuê đất NN  Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
  97.  Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;  Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất;
  98. 4. Hạn mức giao đất nông nghiệp.  trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: <=3 ha đối với mỗi loại đất ở KV ĐNBộ và ĐBSCL và <=2 ha ở khu vực khác.  trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân <=10 ha ở ĐB, <=30ha ở trung du, miền núi.  đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: <=30 ha/mỗi loại đất  Trường hợp được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối: <=5ha.  Giao thêm đất (K 4, Điều 129, Luật ĐĐ).  Giao đất vượt hạn mức: (Đ 71, NĐ 181)
  99. 5. Hạn mức nhận chuyển QSDĐNN  Điều 130 Luật đất đai 2013  Trường hợp cá nhân nhận CQSDĐ tại các địa phương có hạn mức khác nhau thì căn cứ vào địa phương có hạn mức cao hơn. (NQ1126/2007/NQ- UBTVQH11)
  100. 6. Chế độ sử dụng cụ thể cho từng loại đất nông nghiệp  Đất chuyên trồng lúa – Đ134  Đất trồng rừng sản xuất – Đ135  Đất trồng rừng phòng hộ - Đ136  Đất trồng rừng đặc dụng – Đ137  Đất làm muối – Đ138  Đất có mặt nước nội địa – Đ139  Đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, ven biển – Đ140, 141  Đất sử dụng cho kinh tế trang trại –Đ 142
  101. Thời hạn sử dụng đất NN  Thời hạn SDĐ NN (đối với mọi hình thức sử dụng) là 50 năm. Có thể được xem xét kéo dài cho từng trường hợp cụ thể  Điều 126 Luật đất đai
  102. III. Chế độ SDĐ phi nông nghiệp  1. Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN)  Khoản 2, điều 10 LĐĐ  Nhóm đất PNN khác bao gồm: Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.;
  103. ◼ Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
  104.  3. Thời hạn SDĐ PNN  Ổn định lâu dài  Có thời hạn ◼ 50 năm hoặc 70 năm trong 1 số trường hợp do TTg quyết định ◼ Đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm  Thời hạn SDĐ khi nhận CQSDĐ là thời hạn còn lại sau khi nhận CQ  Đất sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng lâu dài.
  105. 4. Hình thức sử dụng đất phi NNg  Công nhận quyền sử dụng  Giao đất (có thu tiền or không thu tiền)  Thuê (trả hằng năm or trả 1 lần)  Nhận chuyển nhượng  Thuê lại
  106. 5. Chế độ sử dụng cụ thể của đất phi NNg  Điều 143-163 Luật đất đai
  107. IV. Chế độ SDĐ nhóm đất chưa sử dụng(Nhóm 3)  1. Quản lý đất chưa sử dụng (Điều 164 Luật đất đai)  2. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (điều 165 Luật đất đai)
  108. Chương 6:QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SDĐ  I. Địa vị pháp lý của người SDĐ  1. Khái niệm địa vị p.lý của người SDĐ (chủ thể SDĐ)  Là người được NN trao quyền sử dụng đất thông qua việc công nhận QSDĐ, giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất thuê lại, nhận chuyển quyền sử dụng đất  Thuật ngữ “người” bao gồm cá nhân, pháp nhân, các tổ chức khác .
  109. 2. Các chủ thể sử dụng đất hiện nay (điều 5 Luật đất đai)  1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;  2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
  110.  3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;  4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất;
  111.  5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;  6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;  7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
  112. 4. Khái niệm quyền SDĐ  Là quyền của chủ thể được nhà nước công nhận để khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ diện tích đất đang sử dụng một cách hợp pháp.  Các quyền và nghĩa vụ chung của NSDĐ (cả tổ chức lẫn cá nhân) Quyền: Điều 167 -169, 171 -172 Luật đất đai Nghĩa vụ: Điều 170 Luật đất đai
  113. 5. Phân tích những bảo đảm cho người SDĐ  (Điều 26 Luật đất đai)
  114. II. Quyền, nghĩa vụ của người từng đối tượng SDĐ cụ thể  Q và NV của NSDĐ là tổ chức Điều 173 – 178 Luật đất đai  Q và NV của HGĐ, CN, Tổ chức tôn giáo, cộng đồng dân cư Điều179-181  Q và NV của chủ thể có yếu tố NN như tổ chức NG, DNCVĐTNN, NVNĐCONN Điều 182 – 187 Luật đất đai
  115. Điều kiện thực hiện các quyền  Các chủ thể nêu trên không đương nhiên thực hiện các quyền mà phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:  Điều 188 – 194 Luật đất đai
  116. Chương 7: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SDĐ  I. Khái quát chung về TTHC trong QL và SDĐ  1. Khái niệm  Là những quy định liên quan đến QLNN trong lĩnh vực sử dụng đất, bao gồm các quy định về hình thức SDĐ, về nghĩa vụ tài chính, về giải quyết các khiếu nại hành chính, .
  117.  2. Vai trò của việc th.hiện các TTHC trong quản lý ĐĐ và th.hiện các quyền của người SDĐ.  Đảm bảo được quyền SH của toàn dân về ĐĐ  Bảo đảm được các quyền của người sử dụng đất  3. Vấn đề cải cách TTHC trong q.lý, SDĐ  Cần đơn giản hóa TTHC nói chung trong QLĐĐ, hòa chung với công cuộc CCHC của quốc gia.
  118. II. Các TTHC cụ thể trong QL và SDĐ  1. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp GCN QSDĐ  Giao đất, cho thuê đất  Điều 195 – Luật ĐĐ  Điều 122 -128 NĐ 181  Cấp giấy CN  Điều 135 – 141, NĐ 181  Cấp lại, cấp đổi: Điều 144 NĐ 181
  119. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích SDĐ  Trường hợp không phải xin phép:  Điều 124 Luật ĐĐ  Điều 133 NĐ 181 Trường hợp phải xin phép: - Điều 125 Luật ĐĐ - Điều 134 NĐ 181
  120. 4. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng QSDĐ  Chuyển đổi:  Điều 126 Luật ĐĐ Chuyển nhượng: - Điều 127 Luật ĐĐ - Điều 148 NĐ 181
  121. 5. Trình tự, thủ tục cho thuê, cho thuê lại QSDĐ  Điều 128 Luật ĐĐ  Điều 149 NĐ 181
  122. 6. Trình tự, thủ tục th.kế, tặng cho QSDĐ, tài sản gắn liền với đất  Điều 129 Luật ĐĐ  Điều 151, 152 NĐ 181
  123. 7. Trình tự, t.tục đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSDĐ  Điều 130, Luật ĐĐ  Điều 153, 154 NĐ 181
  124. 8. Trình tự, thủ tục đăng ký góp vốn QSDĐ  Điều 131, Luật ĐĐ  Điều 155, 156 NĐ 181
  125. 9. Trình tự, thủ tục thu hồi đất  Điều 130, 131, 132 NĐ 181
  126. 10. Trình tự, thủ tục gia hạn SDĐ  Điều 141, 142 NĐ 181
  127. 11. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng  Khoản 3, Điều 38 NĐ 181
  128. 12. Thủ tục công chứng, chứng thực đối với hợp đồng, văn bản khi người SDĐ thực hiện các quyền  Luật công chứng
  129. 13. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người SDĐ  Nộp tiền sử dụng đất khi NN giao đất có thu tiền  Tiền thuê đất khi sử dụng đất thuê (nộp 1 lần hoặc nộp 1 năm, 1 số trường hợp NSD tự chọn hoặc bắt buộc)  Tiền thuê lại đất  Các loại thuế phát sinh khi CNQSDĐ (TNDN – trước đây gọi là thuế CQSDĐ, TNCN).  Các loại lệ phí hành chính khác
  130. Chương 8: BẢO ĐẢM QUY ĐỊNH CỦA PL TRONG Q.LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT  I. Thanh tra, kiểm tra về ĐĐ  1. Khái niệm, mục đích của th.tra, k.tra ĐĐ  Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai
  131. Cơ cấu tổ chức của TT ĐĐ.  Là cơ quan thanh tra chuyên ngành, TW trực thuộc BTNMT và địa phương trực thuộc cơ quan QLĐĐ các địa phương.  Bộ TNMT chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.  Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương
  132.  2. Mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của th.tra, k.tra ĐĐ  Kiểm tra việc chấp hành PL ĐĐ  Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐĐ  Khoản 1, 3 điều 201 Luật đất đai Nội dung thanh tra ĐĐ: Khoản 2, Điều 201 Luật đất đai
  133. Giải quyết vi phạm pháp luật đất đai  Trường hợp người dân vi phạm: Điều 206  Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm: 207, 209
  134. II. Giải quyết tranh chấp về ĐĐ  1. Khái niệm tr.chấp ĐĐ  Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.  Đây là trường hợp bắt buộc phải hòa giải
  135. Hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai  Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: Điều 202 Luật đất đai
  136.  3. Giải quyết t.chấp ĐĐ  Điều 203 Luật đất đai
  137. III. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về ĐĐ  Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực VPPL đất đai  Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ tuân thủ theo luật khiếu nại tố cáo.  Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện: Điều 204  Giải quyết tố cáo: Điều 205