Bài giảng môn học: Phân tích hiệu quả kinh doanh

pdf 40 trang vanle 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học: Phân tích hiệu quả kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_hoc_phan_tich_hieu_qua_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn học: Phân tích hiệu quả kinh doanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Người biên soạn:Th.S LÊ XUÂN THỦY LƯU HÀNH NỘI BỘ TP.HCM, tháng 06 năm 2013
  2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nhằm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Như vậy, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải làm sao quản lý tài sản và tình hình kinh doanh hiện có một cách hiệu quả nhất. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hoạt động một cách đơn lẻ mà có quan hệ với các đối tượng khác như: các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước, Đó là lý do các đối tượng này đều quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Nhìn chung, các nhà quản trị và các đối tượng hữu quan đều muốn biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, Để trả lời được cho các vấn đề trên cần phải thực hiện việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp và kỹ thuật chuyên biệt. Chính từ thực tiễn này đã dẫn đến việc ra đời môn học “Phân tích hiệu quả kinh doanh”. Sau khi nghiên cứu nội dung môn học này, học viên có thể: Mục tiêu chung: Có kiến thức kỹ năng tổng hợp về phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong môi trường doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: - Nắm vững các phương pháp phân tích từ cơ bản đến nâng cao để có thể khái quát hóa được tổng thể tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Đọc và hiểu được các con số phân tích để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện tình hình kinh doanh mang lại hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Nội dung môn học bao gổm 8 chương: - Chương I: Tổng quan về phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Chương II: Giới thiệu về tài liệu sử dụng trong phân tích - Chương III: Phân tích tình hình doanh thu và chi phí - Chương IV: Phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn - Chương V: Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 2
  3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Chương VI: Phân tích khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động - Chương VII: Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính - Chương VIII: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY Tuần Chương Phân bổ số tiết cho hình thức dạy-học Tổng Lên lớp Theo Tự Lý Bài tập Thảo nhóm nghiên thuyết luận cứu 1 Chương 1 3 3 3 9 2 Chương 1 2 1 3 3 9 3 Chương 2 2 1 3 3 9 4 Chương 3 2 1 3 3 9 5 Chương 3 2 1 3 3 9 6 Chương 4 2 1 3 3 9 7 Chương 4 1 2 3 3 9 8 Kiểm tra 3 3 3 9 giữa kỳ 9 Chương 5 2 1 3 3 9 10 Chương 6 2 1 3 3 9 11 Chương 6 2 1 3 3 9 12 Chương 7 1 2 3 3 9 13 Chương 7 2 1 3 3 9 14 Chương 8 2 1 3 3 9 15 Chương 8 1 2 3 3 9 3
  4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CHƯƠNG I - Hiểu được phân tích hiệu quả kinh doanh là gì; mục đích và ý nghĩa của phân tích. - Nắm bắt được tiến trình cần thực hiện khi phân tích. - Hiểu và vận dụng được các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Hoạt động của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều được phân thành ba loại: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh (Operating activities): là hoạt động chính, thường xuyên của doanh nghiệp (có thể là hoạt động sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ). Hoạt động đầu tư (Investing activities): các hoạt động đầu tư mua sắm tài sản, thiết bị và đầu tư tài sản tài chính. Hoạt động tài chính (Financing activities): liên quan trực tiếp đến việc tài trợ của doanh nghiệp, đến việc thu tiền hay trả nợ của các nhà đầu tư và các chủ nợ. Ba hoạt động trên đều hướng tới một mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chính là đạt được lợi nhuận mong muốn. Do đó, tất cả các đối tượng khi muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp hoạt động như thế nào, nghĩa là người ta mong muốn được trả lời các câu hỏi như: doanh nghiệp đang làm ăn như thế nào? Tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp ra sao? Để trả lời được các câu hỏi trên, công việc thực hiện chính là tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là gì? Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình đánh giá vị thế, tình trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng thông tin từ tình hình kinh doanh đã xảy ra, thông qua số liệu trên các báo cáo tài chính và các nguồn khác. 4
  5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.2. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả kinh doanh Hoạt động phân tích mang tính ý thức, nhằm giải thích và phục vụ cho góc độ quản lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự đánh giá mạnh yếu nhằm củng cố, phát huy và cải tiến tình hình quản lý. Khai thác nguồn lực doanh nghiệp, tiềm năng của thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Dựa trên kết quả phân tích để đề ra các quyết định quản trị doanh nghiệp, dự báo, phòng tránh rủi ro. 1.2.2. Ý nghĩa của phân tích Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các thông tin kinh tế cần thiết. Đánh giá đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng vốn. Cung cấp thông tin về tình hình công nợ và khả năng thanh toán, khả năng tiêu thụ sản phẩm và dự đoán về xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.3. Mục đích của việc phân tích Phân tích hiệu quả kinh doanh hướng đến những mục tiêu kế hoạch và kết quả đã thực hiện để có thể trả lời những câu hỏi sau đây: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi không? Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không? Doanh nghiệp có khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình không? Doanh nghiệp có thể đạt được những cam kết trong tương lai của mình không? Và từ đó đề ra các quyết định quản trị kịp thời và xây dựng kế hoạch trong tương lai (ngắn, trung và dài hạn). 5
  6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.3. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH Nhà quản trị: quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Nhà cho vay: quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tức tình hình và khả năng thanh toán, lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá doanh nghiệp có trả nợ được hay không, từ đó ra quyết định cho vay hay từ chối. Nhà đầu tư, các cổ đông: quan tâm đến sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, mức độ sinhh lợi, thời gian hoàn vốn, từ đó ra quyết định đầu tư, mua bán cổ phiếu doanh nghiệp. Cơ quan thuế: quan tâm đến nghĩa vụ phải thực hiện của doanh nghiệp đối với Nhà nước, từ đó ra quyết định về số thuế phải nộp. Cơ quan thống kê, quản lý nhà nước và các cơ quan chuyên ngành: ra quyết định hoặc điều chỉnh chủ trương, chính sách liên quan đến việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển các hoạt động của doanh nghiệp. 1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH Đánh giá so sánh thực tế và kế hoạch, kỳ này và kỳ trước, so sánh với bình quân ngành hoặc các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Phân tích nguyên nhân bên trong và bên ngoài làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Phân tích báo cáo tài chính, thẩm định các dự án đầu tư. Dự báo và xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích Báo cáo phân tích, thuyết minh, diễn giải, nhận định, và đề xuất biện pháp quản trị phù hợp. 1.5. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH 1.5.1. Phương pháp so sánh 1.5.1.1. Khái niệm 6
  7. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Kỹ thuật so sánh thường dùng là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. 1.5.1.2. Nguyên tắc so sánh Tiêu chuẩn so sánh thường là: - Chỉ tiêu kế hoạch - Tình hình thực hiện các kỳ trước - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu ngành - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành - Các thông số thị trường - Các chỉ tiêu có thể so sánh khác 1.5.1.3. Phương pháp so sánh số tuyệt đối So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của các chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt theo kế hoạch để thấy được mức độ hoàn thành, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích. 1.5.1.4. Phương pháp so sánh số tương đối So sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành nhằm nói lên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích. a/ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch Mức độ cần đạt theo kế hoạch Số tương đối nhiệm = * 100% vụ kế hoạch Mức độ thực tế đã đạt được của kỳ kế hoạch trước b/ Số tương đối hoàn thành kế hoạch (1) Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm Mức độ thực tế đạt được trong kỳ Số tương đối hoàn thành kế hoạch = * 100% Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ 7
  8. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (2) Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển Số tương đối hoàn thành Mức độ Mức độ cần đạt Hệ số kế hoạch tính theo = thực tế _ theo kế hoạch * tính hệ số tính chuyển đạt được đề ra chuyển c/ Số tương đối kết cấu Mức độ đạt được của bộ phận Số tương đối kết cấu = * 100% Mức độ đạt được của tổng thể d/ Số tương đối động thái Mức độ kỳ nghiên cứu Số tương đối động thái = *100% Mức độ kỳ gốc Kỳ gốc có 2 loại là: kỳ gốc cố định và kỳ gốc liên hoàn - Số tương đối hiệu suất: Số tương đối hiệu suất là số được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của 2 tổng thể khác nhau. - So sánh bằng số bình quân: + Số bình quân cộng đơn giản X X  i n + Số bình quân cộng gia quyền X f X  i i f i Trong đó: Xi fi : gia quyền 8
  9. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH fi : tần số 1.5.1.5. Ví dụ minh họa: Có số liệu tại một công ty TNHH A được cho trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng rút gọn như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu 100.000 130.000 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 Lợi nhuận 8.000 8.280 Yêu cầu: Phân tích tình hình kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011. Nêu nhận xét và kiến nghị. Lập bảng so sánh số tuyệt đối và số tương đối cho các chỉ tiêu liên quan: So sánh Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt Số tương Số tương đối đối (C1) đối (C2) Doanh thu 100.000 130.000 30.000 30,0% 130,0% Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 26.000 32,5% 132,5% Lợi nhuận gộp 20.000 24.000 4.000 20,0% 120,0% Chi phí hoạt động 12.000 15.720 3.720 31,0% 131,0% Lợi nhuận 8.000 8.280 280 3,5% 103,5% Đây là hình thức so sánh theo chiều ngang. Ngoài ra, trong kỹ thuật so sánh còn có phương pháp so sánh theo chiều dọc. 9
  10. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH So sánh theo chiều dọc Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh 2011 2012 lệch Doanh thu 100.000 130.000 100,0% 100,0% Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 80,0% 81,5% +1,5% Lợi nhuận gộp 20.000 24.000 20,0% 18,5% -1,5% Chi phí hoạt động 12.000 15.720 12,0% 12,1% +0,1% Lợi nhuận 8.000 8.280 8,0% 6,4% -1,6% Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu bên trên, tình hình kinh doanh của công ty năm 2012 so với 2011 có những chuyển biến sau đây: - Doanh thu năm 2012 tăng 30.000 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với tỷ lệ tăng 30%. - Giá vốn hàng bán năm 2012 đạt 132,5%, tăng so với năm 2011 là 32,5%, tức tăng về số tuyệt đối là 26.000 triệu đồng. - Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng 4.000 triệu đồng, tức tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. - Chi phí hoạt động (CP bán hàng và CP quản lý) tăng 3.720 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 31%. - Lợi nhuận năm 2012 đạt 103,5%, tức tăng về số tuyệt đối là 280 triệu đồng, tăng về số tương đối là 3,5%. Qua bảng phân tích chiều dọc, nhận thấy, mặc dù doanh thu năm 2012 tăng 30% so với năm trước nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận gộp chỉ đạt 20%, còn chỉ tiêu lợi nhuận chỉ còn 3,5%. Nguyên nhân là do hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu. - Năm 2011 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 80% so với doanh thu, nhưng sang năm 2012 tỷ lệ lên tới 81,5%, tức cơ cấu tăng hơn tới 1,5%. Nguyên nhân này đã làm tỷ lệ lãi gộp giảm tương ứng 1,5%. 10
  11. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Cơ cấu chi phí hoạt động cũng tăng lên, năm 2011 chiếm tỷ trọng 12%, sang năm 2012 tăng lên 12,1%. Mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều, nhưng cũng đã tác động làm tỷ lệ lợi nhuận cuối cùng giảm 1,6% so với năm trước. Kiến nghị: - Xem lại nguyên nhân sự gia tăng của giá vốn hàng bán để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tỷ lệ lãi gộp. - Kiểm soát chi phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.5.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.5.2.1. Các nhân tố quan hệ theo dạng tích số Giả định có chỉ tiêu Z chịu ảnh hưởng của ba nhân tố A, B, C. Ta có : Z = A * B * C Kỳ kế hoạch: ZK = AK * BK * CK Kỳ thực tế: ZT = AT * BT * CT Đối tượng phân tích ∆Z = ZT - ZK Thay thế lần lượt các nhân tố AK bằng AT ,BK bằng BT ,CK bằng CT Lần 1: ZK1 = AT * BK * CK => ∆ZA = ZK1 - ZK Lần 2: ZK2 = AT * BT * CK => ∆ZB = ZK2 - ZK1 Lần 1: ZK3 = ZT = AT * BT * CT => ∆ZC = ZT - ZK2  ∆Z = ∆ZA + ∆ZB + ∆ZC Ví dụ minh họa: Tại công ty TNHH A có các báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ. Yêu cầu đánh giá sự biến động của khoản mục doanh thu (Đơn vị tính: triệu đồng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu bán hàng 14.000 16.800 11
  12. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Khối lượng hàng bán (cái) 7.000 8.750 Đơn giá bán 2 1,92 Năm 2012: kỳ phân tích, năm 2011: kỳ gốc Doanh thu năm 2011: R0 = P0 * Q0 = 14.000 Doanh thu năm 2012: R1 = P1 * Q1 = 16.800 Phân tích chênh lệch: ∆R = R1 - R0 = 2.800 Thay thế nhân tố P: ∆P = P1Q0 – P0Q0 = (7.000 * 1,92) – 14.000 = -560  Sự thay đổi của đơn giá bán làm cho doanh thu giảm 560 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 4%. Thay thế nhân tố Q: ∆Q = P1Q1 – P1Q0 = 16.800 - (7.000 * 1,92) = 3.360  Sự thay đổi của khối lượng hàng bán làm cho doanh thu tăng 3.360 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 25%.  ∆R = ∆P + ∆Q = -560 + 3.360 = 2.800 1.5.2.2. Các nhân tố quan hệ theo dạng thương số A Ta có : Z * C B AK Kỳ kế hoạch: ZK *CK BK AT Kỳ thực tế: ZT *CT BT Đối tượng phân tích ∆Z = ZT - ZK Thay thế lần lượt các nhân tố AK bằng AT ,BK bằng BT ,CK bằng CT 12
  13. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH AT Thay thế lần 1: ZK1 *CK BK  ∆ZA = ZK1 - ZK AT Thay thế lần 2: ZK2 *CK BT  ∆ZB = ZK2 - ZK1 AT Thay thế lần 3: ZT *CT BT  ∆ZC = ZT - ZK2  ∆Z = ∆ZA + ∆ZB+ ∆ZC Ví dụ minh họa: Trên báo cáo tài chính tại công ty TNHH A có khoản mục chi phí lương liên quan đến quỹ tiền lương của công ty: Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu bán hàng 50.000.000 59.400.000 Lao động bình quân (người) 50 55 NSLĐ bình quân 1.000.000 1.080.000 Lương bình quân 5.000.000 6.000.000 Quỹ tiền lương 250.000.000 330.000.000 Yêu cầu: Phân tích sự biến động của quỹ tiền lương công ty. Ta có công thức: Doanh thu bán hàng Quỹ tiền * Tiền lương lương = NSLĐ bình quân bình quân 13
  14. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Để công thức đơn giản tiện cho việc tính toán, ta ký hiệu như sau: Q : Quỹ tiền lương a: Doanh thu ; b: NSLĐ bình quân ; c: Tiền lương bình quân Khi đó công thức được viết lại: a Q * c b Phân tích chênh lệch ∆Q = Q1 - Q0 = 80.000.000 59 .400 .000 Trong đó Q : Kỳ phân tích Q * 6.000 .000 1 1 1.080 .000 = 330.000.000 50.000 .000 Q : Kỳ gốc Q * 5.000 .000 0 0 1.000 .000 = 250.000.000 Thay thế nhân tố doanh thu (a): 59.400 .000 Q * 5.000 .000 = 297.000.000 1a 1.000 .000 ∆Qa = Q1a - Q0 = 297.000.000 – 250.000.000 = 47.000.000 Như vậy, khi doanh thu tăng từ 50.000.000 lên 59.400.000, tức tăng 9.400.000, ứng với tỷ lệ tăng 18,8% sẽ làm quỹ tiền lương tăng 47.000.000 đồng. Thay thế nhân tố NSLĐ bình quân (b) 59.400 .000 Q * 5.000 .000 = 275.000.000 1b 1.080 .000 ∆Qb = Q1b – Q1a = 275.000.000 – 297.000.000 = - 22.000.000 Như vậy, khi năng suất lao động bình quân tăng từ 1.000.000 lên 1.080.000, tức tăng 8% sẽ làm cho quỹ tiền lương giảm 22.000.000. Thay thế nhân tố tiền lương bình quân (c) 14
  15. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 59.400 .000 Q * 6.000 .000 = 330.000.000 1 1.080 .000 ∆Qc = Q1 – Q1b = 330.000.000 – 275.000.000 = 55.000.000 Điều này có nghĩa là khi tiền lương bình quân tăng 1.000.000, tức tăng 20% làm cho quỹ tiền lương tăng 55.000.000.  ∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc = 47.000.000 + (-22.000.000) + 55.000.000 = 80.000.000 1.5.3. Phương pháp số chênh lệch 1.5.3.1. Các nhân tố quan hệ theo dạng tích số Các chỉ tiêu phân tích tương tự phương pháp thay thế liên hoàn Ta có : Z = A * B * C Kỳ kế hoạch: ZK = AK * BK * CK Kỳ thực tế: ZT = AT * BT * CT Đối tượng phân tích ∆Z = ZT - ZK Thay thế nhân tố AK bằng AT ∆ZA = (AT – AK) * BK * CK Thay thế nhân tố BK bằng BT ∆ZB = AT * (BT -BK) * CK Thay thế nhân tố CK bằng CT ∆ZC = AT * BT * (CT - CK)  ∆Z = ∆ZA + ∆ZB + ∆ZC Ví dụ minh họa: Tương tự ví dụ trong phương pháp thay thế liên hoàn theo dạng tích số. Doanh thu năm 2011: R0 = P0 * Q0 = 14.000 15
  16. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Doanh thu năm 2012: R1 = P1 * Q1 = 16.800 Phân tích chênh lệch: ∆R = R1 - R0 = 2.800 Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng Thay thế nhân tố P: ∆P = (P1 – P0) * Q0 = (1,92 - 2) * 7.000 = -560  Sự thay đổi của đơn giá bán làm cho doanh thu giảm 560 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 4%. Thay thế nhân tố Q: ∆Q = P1 * (Q1 – Q0) = 1,92 * (8.750 – 7.000) = 3.360  Sự thay đổi của khối lượng hàng bán làm cho doanh thu tăng 3.360 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 25%.  ∆R = ∆P + ∆Q = -560 + 3.360 = 2.800 1.5.3.2. Các nhân tố quan hệ theo dạng thương số: Đối tượng phân tích: ∆Z = ZT - ZK Thay thế lần lượt các nhân tố AK bằng AT ,BK bằng BT ,CK bằng CT AT AK Thay thế lần 1: ZA *CK BK 1 1 Thay thế lần 2: ZB AT *( )*CK BT BK AT Thay thế lần 3: ZC *(CT CK ) BT  ∆Z = ∆ZA + ∆ZB+ ∆ZC 1.5.4. Phương pháp hiệu số phần trăm Đối tượng phân tích ∆Z = ZT - ZK Thay thế lần lượt các nhân tố AK bằng AT ,BK bằng BT ,CK bằng CT 16
  17. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ∆Z = ∆ZA + ∆ZB+ ∆ZC Thay thế lần 1, 2, 3 tương ứng, ta có: AT Z A *100% 100% * Z K AK AT BT AT Z B *100% 100% * Z K AK BK AK AT BT CT AT BT Z C *100% 100% * Z K AK BK CK AK BK 1.5.5. Phương pháp liên hệ cân đối Đây là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Ví dụ minh họa: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số dư tiền mặt của công ty A vào tháng 12 năm 200X giữa kỳ thực tế so với kế hoạch Số tiền Số tiền Thu tiền mặt Chi tiền mặt Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Dư đầu kỳ(a) 250 180 Chi trong kỳ (c) 1.730 1.980 Thu trong kỳ (b) 1.680 1.870 Tồn cuối kỳ (d) 200 70 Tổng 1.930 2.050 Tổng 1.930 2.050 Ta có mối quan hệ cân đối: Tiền tồn cuối kỳ = Tiền tồn ĐK + Tiền thu trong kỳ - Tiền chi trong kỳ Kế hoạch = 250 + 1.680 – 1.730 = 200 Thực tế = 180 + 1.870 – 1.980 = 70 Số dư tiền mặt cuối kỳ thực tế so với kế hoạch: ∆d = d1 – d0 = 70 – 200 = -130 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng khi so sánh giữa thực tế và kế hoạch: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (tồn đầu kỳ) 17
  18. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ∆a = a1 – a0 = 180 – 250 = -70 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (thu trong kỳ) ∆b = b1 – b0 = 1.870 – 1.680 = +190 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (chi trong kỳ) ∆c = c1 – c0 = 1.980 – 1.730 = +250 ∆d = ∆a + ∆b - ∆c = -70 + 190 – 250 = -130 1.6. PHÂN TÍCH DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY 1.6.1. Phân tích dự báo bằng phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến 1.6.1.1. Khái niệm: Phương trình tổng quát: y = ax + b Trong đó: y là biến phụ thuộc, x là biến độc lập a là tung độ góc, b là độ dốc hay hệ số góc 1.6.1.2. Các phương pháp hồi quy đơn biến - Phương pháp cực đại cực tiểu - Phương pháp đồ thị phân tán - Phương pháp bình phương tối thiểu 1.6.1.3. Ví dụ minh họa: Tại một DN SXKD A trong kỳ xác định chi phí điện phát sinh trên cơ sở kết quả khảo sát mối tương quan giữa số giờ máy chạy và chi phí điện trong nhiều kỳ. Xác định chi phí điện T09, biết số giờ máy chạy 14.840 giờ. Tháng Số giờ máy chạy Chi phí điện (đồng) 1 4.000 1.100.000 2 5.000 1.280.000 3 3.000 920.000 4 3.200 990.000 18
  19. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 5 5.400 1.340.000 6 4.300 1.110.000 7 4.800 1.150.000 8 4.600 1.140.000 1- Phương pháp cực đại, cực tiểu CP điện cực đại – CP điện cực tiểu Biến phí đơn vị: a = Mức độ hoạt động cực đại – Mức độ hoạt động cực tiểu 1.340.000 – 920.000 = = 175 5.400 – 3.000 Định phí b = 395.000 Phương trình được viết lại: Y = 175X + 395.000 Trong tháng 09 số giờ máy chạy là 14.842 giờ, chi phí điện tháng 09 được xác định: Y = 175 * 14.842 + 395.000 = 2.992.000 đồng. 2- Phương pháp bình phương tối thiểu Tháng (n) Số giờ (x) Chi phí (y) xy x2 1 4.000 1.100.000 4.400 * 106 16 * 106 2 5.000 1.280.000 6.400 * 106 25 * 106 3 3.000 920.000 2.760 * 106 9 * 106 4 3.200 990.000 3.168 * 106 10,24 * 106 5 5.400 1.340.000 7.236 * 106 29,16 * 106 6 4.300 1.110.000 4.773 * 106 18,49 * 106 19
  20. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 7 4.800 1.150.000 5.520 * 106 23,04 * 106 8 4.600 1.140.000 5.244 * 106 21,16 * 106 Tổng n = 8 34.300 9.030.000 39.501 * 106 152,09 * 106 Thay vào hệ phương trình: a∑x2 + b∑x = ∑xy a∑x + bn = ∑y Giải hệ phương trình 2 ẩn số: a ≈ 156 b ≈ 459.566  Y = 156X + 459.566  Chi phí bảo trì tháng 09 là 2.774.606 1.6.2. Phân tích dự báo bằng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến Phương trình tổng quát: y = a0 + a1x1 + a2x2 + . + aixi + anxn + e Trong đó: y là biến phụ thuộc xi là các biến số hay các nhân tố ảnh hưởng a0 là tung độ góc ai là độ dốc của phương trình theo các biến xi e là các sai số Ví dụ: Kỳ (tháng) Khối lượng hàng bán Giá bán Chi phí quảng cáo (sản phẩm) (1.000 đồng) (1.000 đồng) 1 3.521 56 3.225 2 5.347 48 4.652 3 4.730 58 4.223 4 3.011 62 3.245 5 3.478 60 3.544 6 3.678 59 3.543 20
  21. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 7 4.894 61 3.667 8 3.576 57 3.241 9 3.956 56 3.543 10 3.631 63 3.233 11 4.145 54 3.990 12 3.985 52 3.886 13 4.675 64 4.223 14 3.879 65 3.779 15 4.368 58 4.228 16 4.242 56 3.998 17 5.216 50 3.984 18 4.657 54 4.011 19 4.321 56 3.990 20 3.879 58 3.665 21 4.154 55 4.100 22 3.878 65 4.156 23 4.546 62 3.987 24 4.223 64 3.869 Xử lý bằng kỹ thuật phân tích trong Excel: Kết quả cho bảng dưới đây: Chỉ tiêu Khối lượng Giá bán Chi phí quảng cáo Mean 4,166.25 58.04166667 3,832.583333 Giá trị trung bình Standard Error 116.4445077 0.950741828 76.15913252 Sai số chuẩn Median 4,149.5 58 3,935 Trung vị Mode 3,879 56 4,223 Yếu vị Standard Deviation 570.4592543 4.657664713 373.1020279 Độ lệch chuẩn Sample Variance 325,423.7609 21.69384058 139,205.1232 Phương sai Kurtosis -0.155749503 -0.463278696 -0.312422997 Độ chóp Skewness 0.251991004 -0.268209807 -0.111777588 Độ nhọn Range 2,336 17 1,427 Khoảng Minimum 3,011 48 3,225 Giá trị nhỏ nhất Maximum 5,347 65 4,652 Giá trị lớn nhất Sum 99,990 1,393 91,982 Tổng giá trị Count 24 24 24 Số lần quan sát - Sau khi kiểm định các số liệu thống kê, tiến hành dùng lệnh hồi quy để phân tích Tools/ Data Analysis/Regression/OK 21
  22. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.79709353 R Square 0.635358095 Adjusted R Square 0.600630294 Standard Error 360.5057441 Observations 24 ANOVA Df SS MS F Significance F Regression 2 4,755,494.277 2,377,747.139 18.29537391 2.50957E-05 Residual 21 2,729,252.223 129,964.3916 Total 23 7,484,746.5 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 1,422.559757 1,444.278817 0.984962004 0.335855774 -1,580.982466 4,426.10198 - Giá bán 24.78149651 16.88873 -1.467339255 0.157101652 -59.90353325 10.34054023 Chi phí quảng cáo 1.091182954 0.210832523 5.17559122 3.96399E-05 0.652732721 1.529633187  Phương trình hồi quy đa biến: Y = 1.423 – 24,78X1 + 1,09X2 22
  23. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU CHƯƠNG II - Hiểu được báo cáo tài chính là gì và báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ sở nào. - Hiểu biết được đầy đủ về các nguyên tắc kế toán và hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam. - Nắm bắt được nội dung khi tiến hành phân tích trên các số liệu của báo cáo tài chính. 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1.1. Khái niệm và mục đích của báo cáo tài chính 2.1.1.1. Khái niệm: Báo cáo tài chính hay còn gọi là báo cáo kế toán định kỳ là những báo cáo do Nhà nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp tính toán và xác lập từng chỉ tiêu cụ thể. Báo cáo tài chính phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế-tài chính của DN nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. 2.1.1.2. Mục đích: - Cung cấp thông tin - Giải trình các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng. Mục đích của việc cung cấp và giải trình các thông tin tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Đối tượng sử dụng Các nhà đầu tư bên ngoài: xác định cơ hội đầu tư. 23
  24. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Các cổ đông: theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào Người cho vay và nhà cung ứng : xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch Nhà quản lý: đánh giá năng lực thực hiện; xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp. 2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Nguyên tắc hoạt động liên tục Cơ sở dồn tích Nguyên tắc nhất quán Trọng yếu và tập hợp Nguyên tắc bù trừ Nguyên tắc có thể so sánh (Quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính) 2.1.3. Các đặc điểm chất lượng và giới hạn báo cáo tài chính 2.1.3.1. Đặc điểm chất lượng Có thể hiểu được Thích hợp Đáng tin cậy Có thể so sánh được 2.1.3.2. Những giới hạn - Cần phải có sự cân đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy. - Cân đối giữa lợi ích và chi phí. Lợi ích mang lại từ thông tin phục vụ cho người sử dụng cần cân đối với chi phí bỏ ra để cung cấp cho thông tin đó. - Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng (trình bày hợp lý). 2.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM 24
  25. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.2.1. Bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 2.2.1.2. Nội dung và kết cấu - Nội dung: bao gồm 2 phần được phản ánh theo 2 chỉ tiêu cơ bản, gồm các cột mã số, số đầu năm, số cuối kỳ. - Kết cấu: phản ánh 2 mặt vốn kinh doanh: tài sản và nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản). Mỗi phần đều phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm và số cuối kỳ (Mẫu B01-DN) Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) – Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. – Trong BCĐKT thì: Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn – Vai trò đối với nhà phân tích: Nhận biết loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Là tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính,khả năng thanh toán và cân đối vốn của doanh nghiệp. 2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập) 2.2.2.1. Khái niệm Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) là báo cáo tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh. (Riêng Việt Nam: thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng). 2.2.2.2. Nội dung và kết cấu 25
  26. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Nội dung: phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Ngoài ra còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. - Kết cấu: gồm 3 phần: + Phần 1: Lãi lỗ trong kinh doanh theo kỳ trước, kỳ này và lũy kế từ đầu năm. + Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Phần 3: Thuế giá trị gia tăng (Mẫu B02-DN) Báo cáo KQKD: Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nội dung của báo cáo KQKD là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức: DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN. 2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân lưu) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. - Báo cáo được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng từ 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. - Có 2 phương pháp lập: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện: Đánh giá khả năng chi trả của một doanh nghiệp Các bước thiết lập: Bước 1: Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ, thực hiện cân đối ngân quỹ. Bước 2: Xác định số dư ngân quỹ cuối kì từ số dư đầu kì. Bước 3: Thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho Doanh nghiệp để đảm bảo khả năng chi trả. 2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là bản giải trình giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về ba báo cáo: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ. 26
  27. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.3. ĐỌC HIỂU CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.3.1. Đọc và hiểu nội dung bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán báo cáo tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Đây là một phương pháp kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành của nó. Các chỉ tiêu trên bảng được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới bất kỳ hình thái nào (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình). 2.3.2. Đọc và hiểu nội dung báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, trên báo cáo này còn thể hiện thêm phần thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính vì vậy, thông qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh có thể: - Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. - Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. - Đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau và trong tương lai. 2.3.3. Đọc và hiểu nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình các dòng tiền thu vào và chi ra, tình tình số dư dòng tiền đầu và cuối kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh hết được. 27
  28. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CHƯƠNG III - Hiểu và phân tích được tình hình chung của doanh thu và chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Dự báo được doanh thu, chi phí để từ đó đề xuất giải pháp cho tình hình kinh doanh trong tương lai. 3.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ CHI PHÍ 3.1.1. Phân tích doanh thu 3.1.1.1. Khái niệm: Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua hình thức trao đổi, mua bán trên thị trường. Doanh thu tăng thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. 3.1.1.2. Phân tích khái quát Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo hai mặt: giá trị và số lượng. Ví dụ: 1- Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng Đơn vị tính: sản phẩm Sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ KH TH KH TH KH TH KH TH A 100 160 2.000 1.800 2.000 1.700 100 260 B 200 200 4.000 4.200 4.000 4.000 200 400 28
  29. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH C 40 20 1.000 1.400 960 1.040 80 380 Tiến hành so sánh giữa thực tế thực hiện và kế hoạch đề ra cho bảng sau đây: Sản Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ phẩm C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ A 60 60% -200 -10% -300 -15% 160 160% B 0 0% 200 5% 0 0% 200 100% C -20 -50% 400 40% 80 8% 300 375% Qua số liệu so sánh về số tương đối và tuyệt đối giữa số lượng kế hoạch và thực hiện cho thấy: - Sản phẩm A: tồn đầu kỳ tăng 60 sản phẩm, tức tăng 60% so với kế hoạch, nhập trong kỳ giảm 10% so với kế hoạch, nhưng tồn cuối kỳ lại tăng so với kế hoạch là 160%. Sự chênh lệch quá lớn này xảy ra là do tình hình tiêu thụ trong kỳ giảm so với kế hoạch 300 sản phẩm, tương ứng với mức giảm 15%. Cần có biện pháp điều chỉnh để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ tiếp theo. - Sản phẩm B: tồn đầu kỳ và tình hình tiêu thụ đáp ứng kế hoạch đề ra. Sự gia tăng của tồn cuối kỳ là do trong kỳ nhập kho tăng 200 sản phẩm so với kế hoạch nên làm tồn cuối kỳ cũng tăng 200 sản phẩm, tức tăng 100%. - Sản phẩm C: chỉ tiêu nhập trong kỳ và xuất trong kỳ đều tăng so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên do nhập trong kỳ tăng quá cao 400 sản phẩm, tương ứng tỷ lệ tăng 40%, trong khi xuất tiêu thụ chỉ tăng 80 sản phẩm, ứng với tỷ lệ 8%. Điều này đã góp phần làm hàng tồn kho tăng mạnh 300 sản phẩm, ứng với tỷ lệ tăng 375%. Cần điều chỉnh lại mức nhập kho hợp lý trong thời gian tới để giảm tình trạng ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. 2- Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị Đơn vị tính: triệu đồng 29
  30. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ KH TH KH TH KH TH KH TH A 50 80 1.000 900 1.000 850 50 130 B 120 120 2.400 2.520 2.400 2.400 120 240 C 28 14 700 980 672 728 56 266 Biết: Giá bán kế hoạch của sản phẩm - A: 500.000 đồng - B: 600.000 đồng - C: 700.000 đồng Tiến hành so sánh giá trị giữa thực tế thực hiện và kế hoạch đề ra cho bảng sau đây: Sản Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ phẩm C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ C.lệch Tỷ lệ A 30 60% -100 -10% -150 -15% 80 160% B 0 0% 120 5% 0 0% 120 100% C -14 -50% 280 40% 56 8% 210 375% Qua số liệu so sánh về số tương đối và tuyệt đối giữa giá trị kế hoạch và thực hiện cho thấy mức tỷ lệ tăng vẫn đảm bảo như kết quả so sánh về số lượng của từng loại sản phẩm. Tổng doanh thu tiêu thụ của 3 loại sản phẩm theo kế hoạch là 4.072 triệu đồng, thực hiện đạt 3.978 triệu đồng, đạt 97,7%, tức giảm 2,3% so với kế hoạch, nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm A chưa hiệu quả. Tuy nhiên, tồn cuối kỳ thực tế so với kế hoạch vẫn ở mức tương đối khá cao, kế hoạch tồn 226 triệu đồng, thực tế tồn 636 triệu đồng, tức tăng 181,4% so với kế hoạch. Sự gia tăng này như đã phân tích ở ví dụ trên, một phần là do sản phẩm A không đạt kế 30
  31. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH hoạch tiêu thụ, nhưng phần lớn là do sản phẩm C nhập vào tăng quá nhiều trong khi tình hình tiêu thụ lại không được đẩy mạnh. 3.1.1.3. Phân tích từng phần: * Nguồn tài liệu: hợp đồng mua bán, cung ứng, tình hình và kết quả thực hiện. * Nội dung phân tích: - Các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa, phương thức thu mua. - Tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu. - Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng, hình thức thanh toán, tỷ trọng từng loại sản phẩm tiêu thụ. - Tình hình tiêu thụ theo thị trường: nhóm thị trường, thị trường chủ yếu, thị trường mới, thị trường có hạn ngạch, thị trường tự do. Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị: cơ cấu sản phẩm, chiến lược tiêu thụ, tiếp thị,chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh trong từng giai đoạn ngắn, trung hạn hoặc chiến lược dài hạn. 3.1.2. Phân tích chi phí 3.1.2.1. Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong hoạt động doanh nghiệp với kỳ vọng mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. 3.1.2.2. Phân loại chi phí: a/ Phân loại chung - Chi phí sản xuất: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu chủ yếu để tạo ra sản phẩm, cấu thành giá trị sản phẩm. Chi phí này được chuyển hết giá trị một lần vào sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất và thay đổi hình thái vật chất ban đầu. + Chi phí nhân công trực tiếp: lương trả theo sản phẩm và các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. 31
  32. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH + Chi phí chung: đây là tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí điện nước, . - Chi phí ngoài sản xuất: còn gọi là chi phí kinh doanh hay chi phí hoạt động + Chi phí bán hàng: là tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cho bộ phận kinh doanh, chi phí tiếp thị, quảng cáo, + Chi phí quản lý: chi phí phát sinh của bộ phận quản lý doanh nghiệp như lương nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao, thuế, phí, lệ phí, . b/ Phân loại theo đặc điểm - Chi phí thời kỳ: phát sinh chung trong một kỳ kinh doanh, có thể liên quan đến nhiều đối tượng hay nhiều sản phẩm khác nhau. - Chi phí sản phẩm: là chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm đang tồn kho hoặc đã được bán. c/ Phân loại theo hành vi - Chi phí khả biến (biến phí): thay đổi tỷ lệ thuận cùng với khối lượng hoạt động. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí bao bì, vận chuyển, - Chí phí bất biến (định phí): không thay đổi cùng với khối lượng hoạt động. Ví dụ: chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao, chi phí quảng cáo, d/ Phân loại theo đặc tính - Chi phí trực tiếp: chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. - Chi phí gián tiếp: chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, không trực tiếp làm tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, trong phân tích liên quan đến thẩm định dự án, chi phí còn được phân loại: - Chi phí chênh lệch - Chi phí cơ hội - Chi phí chìm 32
  33. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 3.1.2.3. Phân tích chung: - Dựa vào tình hình chi phí của kế hoạch, kỳ trước hoặc bình quân ngành để so sánh, đánh giá. a/ Tổng mức chi phí thực hiện: là chỉ tiêu khái quát về tình hình thực hiện chi phí trong kỳ. Chi phí thực hiện Tình hình thực = hiện chi phí Chi phí kế hoạch b/ Tỷ suất chi phí: Tổng chi phí Tỷ suất chi phí = Doanh thu c/ Tiết kiệm chi phí: minh họa cụ thể Đơn vị tính: triệu đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Khoản mục Số tiền Tỷ suất Số tiền Tỷ suất Số tiền Tỷ suất Doanh thu 2.000 2.400 400 Giá vốn 1.600 80% 1.920 80% 320 0% Lãi gộp 400 20% 480 20% 80 0% Chi phí kinh doanh 280 14% 324 13,5% 44 -0,5% Lợi nhuận 120 6% 156 6,5% 36 0,5% Theo công thức về tỷ suất chi phí: - Tỷ suất chi phí kinh doanh thực tế: 13,5% - Tỷ suất kinh doanh kế hoạch: 14% - Mức tiết kiệm chi phí kinh doanh 33
  34. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH + Chi phí kinh doanh theo tỷ lệ kế hoạch: 2.400 x 14% = 336 triệu + Chi phí kinh doanh thực tế là 324 triệu => Mức tiết kiệm chi phí: 324 – 336 = -12 triệu Tỷ lệ tiết kiệm 0,5% - Mức tăng lợi nhuận do tiết kiệm chi phí + Lợi nhuận tính theo tỷ suất kế hoạch: 2.400 x 6% = 144 triệu + Lợi nhuận trên thực tế: 156 triệu + Mức tăng lợi nhuận do tiết kiệm chi phí: 12 triệu, tương ứng tỷ lệ tăng 0,5%. 3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU 3.2.1. Nhân tố chủ quan 3.2.1.1. Tình hình cung ứng: tiến hành so sánh giữa thực hiện và kế hoạch. Phân tích các nguyên nhân: - Vốn, tiền mặt - Thị trường (khối lượng, giá cả) - Năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi - Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp 3.2.1.2. Tình hình dự trữ hàng hóa Hàng tồn kho quá lớn gây ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản. Ngược lại, hàng tồn kho thiếu hụt sẽ không kịp thời đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Vì vậy, phải luôn kiểm tra lượng hàng tồn kho, tính lại điểm đặt hàng. Áp dụng mô hình tồn kho hiệu quả (EOQ- Economic Ordering Quantity) trong quản trị tài chính. Đây là một mô hình mang tính định lượng 3.2.1.3. Giá cả: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và doanh thu trong nền kinh tế cạnh tranh. 34
  35. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Quan hệ giữa giá cả đến cung, cầu: giá cả và lượng cầu có quan hệ nghịch biến xét theo hành vi người tiêu dùng. Ngược lại, giá cả và lượng cung có quan hệ thuận biến xét theo ứng xử nhà sản xuất. 3.2.1.4. Chất lượng hàng hóa Xu hướng xã hội tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, giá thành, sự phù hợp giữa chất lượng và giá cả 3.2.1.5. Phương thức bán hàng Xem xét phương thức bán hàng, hình thức thanh toán, lập chính sách tín dụng hợp lý. 3.2.1.6. Tổ chức, kỹ thuật thương mại - Tình hình nhân sự - Mạng lưới tiêu thụ, đại lý, bố trí cửa hàng, quảng cáo, tiếp thị. 3.2.2. Nhân tố khách quan 3.2.2.1. Chính sách chính phủ: Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, chính sách kinh tế của Chính phủ, tình hình giao thương, hội nhập quốc tế. Ảnh hưởng của thị trường tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái. Khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh thị trường Chính sách bảo hộ với chiến lược thương mại, công nghiệp hóa 3.2.2.2. Nguyên nhân từ xã hội Sự thay đổi của thu nhập, tập quán tiêu dùng, nhu cầu xã hội tác động đến cung, cầu. Nhu cầu tiêu dùng là một hàm số của thu nhập và có mối quan hệ thuận biến với thu nhập (Theo nhà kinh tế học người Anh Keynes John Maynard trong môn kinh tế học vi mô). 3.3. CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu Chi phí Khối lượng Tiêu hao NVL Đơn giá NVL = sản phẩm 35 x cho 1 sản phẩm x NVL
  36. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 3.3.2. Chi phí vận chuyển Chi phí Khối lượng Quảng đường Đơn giá = x x vận chuyển vận chuyển vận chuyển vận tải 3.3.3. Chi phí bốc xếp Chi phí Khối lượng Số lần Đơn giá bốc xếp = bốc xếp x bốc xếp x bốc xếp 3.3.4. Chi phí lãi vay Chi phí Số tiền Thời gian Lãi suất Lãi vay = vay x vay x vay 3.3.4. Chi phí tiền lương Đối với lương thời gian Số lao động Tiền lương Quỹ tiền lương = (bình quân) x (bình quân) Hoặc lương theo kết quả Doanh thu Đơn giá Quỹ tiền lương = (hoặc sản lượng) x Tiền lương Hoặc Doanh thu Tiền lương Quỹ tiền lương = x Năng suất lao động (bình quân) 3.3.5. Chi phí khấu hao Nguyên giá hoặc cơ sở Tỷ lệ khấu hao hoặc Chi phí khấu hao = giá trị tính khấu hao x mức khấu hao đơn vị * Các phương pháp tính khấu hao bao gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng 36
  37. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo tổng kỳ số - Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản xuất 3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ 3.4.1. Các nguyên tắc cơ bản - Doanh thu và chi phí phải ghi nhận phù hợp với nhau - Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.Việc ghi nhận phù hợp này nhằm tạo độ chính xác trong việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả này phụ thuộc vào các yếu tố doanh thu và các chi phí được trừ. 3.4.2. Dự báo doanh thu - Dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí để đưa ra kết quả dự báo doanh thu. - Thông qua mô hình dự báo bằng phương pháp hồi quy. - Dựa vào 3 yếu tố: khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán sản phẩm, chi phí quảng cáo. - Phân tích về mặt lý thuyết: khối lượng tiêu thụ quan hệ nghịch biến với giá bán sản phẩm nhưng lại quan hệ thuận biến với chi phí quảng cáo. - Mô hình hồi quy: Y = bo + b1X1 + b2X2 + e - Phân tích mô hình: Y: khối lượng tiêu thụ X1 : giá bán sản phẩm X2 : chi phí quảng cáo bo: số hạng cố định- tung độ gốc b1: mức tác động đến khối lượng khi giá bán thay đổi 1 đơn vị 37
  38. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH b2: mức tác động đến khối lượng khi chi phí quảng cáo thay đổi 1 đơn vị. e: sai số, thể hiện mức tác động của các yếu tố khác không thể biết hoặc không được đưa vào mô hình - Ví dụ minh họa: Kỳ Khối lượng hàng bán Giá bán Chí phí quảng cáo (tháng) (sản phẩm) (1.000 đồng) (1.000 đồng) 01/2011 3.011 5.100 3.361 02/2011 4.875 4.700 4.533 03/2011 4.220 5.400 4.401 04/2011 2.542 5.900 3.323 05/2011 2.967 5.900 3.515 06/2011 3.194 6.200 3.837 07/2011 4.340 4.200 4.179 08/2011 3.082 5.200 3.535 09/2011 3.449 5.800 3.910 10/2011 3.120 4.800 3.202 11/2011 3.616 5.000 3.795 12/2011 3.494 4.500 3.722 01/2012 4.129 4.400 4.108 02/2012 3.326 4.800 3.594 03/2012 3.742 4.900 3.885 04/2012 4.627 4.200 4.428 05/2012 3.700 5.000 3.905 Xử lý trên Excel để tính các giá trị thống kê: dùng lệnh Tools/Data Analysis/Descriptive Statistics/OK Kết quả cho bảng dưới đây: 38
  39. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Khối Chi phí quảng Chỉ tiêu lượng Giá bán cáo Mean 3,614 5,059 3,837 Giá trị trung bình Standard Error 155 148 96 Sai số chuẩn Median 3,494 5,000 3,837 Trung vị Mode #N/A 5,900 #N/A Yếu vị Standard Deviation 640 608 397 Độ lệch chuẩn Sample Variance 409,940 370,074 157,336 Phương sai Kurtosis (0.47) (0.72) (0.78) Độ chóp Skewness 0.46 0.41 0.23 Độ nhọn Range 2,333 2,000 1,331 Khoảng Minimum 2,542 4,200 3,202 Giá trị nhỏ nhất Maximum 4,875 6,200 4,533 Giá trị lớn nhất Sum 61,434 86,000 65,233 Tổng giá trị Count 17 17 17 Số lần quan sát - Sau khi kiểm định các số liệu th ống kê, tiến hành dùng lệnh hồi quy để phân tích Tools/ Data Analysis/Regression/OK SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.99 R Square 0.97 Adjusted R Square 0.97 Standard Error 112.86 Observations 17.00 ANOVA Significance df SS MS F F Regression 2.00 6,380,728.97 3,190,364.49 250.49 0.00 Residual 14.00 178,312.09 12,736.58 Total 16.00 6,559,041.06 Standard Upper Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% Intercept 343.09 457.12 0.75 0.47 (637.34) 1,323.51 Giá bán (0.35) 0.05 (6.94) 0.00 (0.46) (0.24) Chi phí quảng cáo 1.31 0.08 17.05 0.00 1.15 1.48 39
  40. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Phương trình hồi quy đa biến: Y = 343 – 0,35X1 + 1,31X2 Trong đó: Y: Khối lượng tiêu thụ X1: Giá bán X2: Chi phí quảng cáo Nếu giá bán là 5.059 ngàn đồng và chi phí quảng cáo là 3.837 ngàn đồng  Khối lượng tiêu thụ dự báo là: 343 – 0,35 x 5.059 + 1,31 x 3.837 = 3.641 sản phẩm. 40