Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương VI: Tổng cầu và tổng cung

pdf 38 trang Đức Chiến 05/01/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương VI: Tổng cầu và tổng cung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_vi_tong_cau_va_tong_cung.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương VI: Tổng cầu và tổng cung

  1. CHƯƠNG VI: TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG • NỘI DUNG: - Thiết lập mô hình AD – AS - Dùng mô hình AD – AS để nghiên cứu biến động KT trong ngắn hạn và dài hạn - Tập trung quan sát 2 yếu tố: Sản lượng (Y-đo bằng GDPr) và mức giá P
  2. BIẾN ĐỘNG KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN • Hoạt động kinh tế biến động theo từng năm: • Trong hầu hết các năm, sản lượng hàng hóa và dịch vụ tăng • Trong những năm gần đây, sản lượng của VN tăng khoảng 5-6% mỗi năm • Trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường không xảy ra => hiện tượng suy thoái. • Suy thoái (Recession) xảy ra khi sản lượng thực tế giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Khủng hoảng (Depression) là sự suy thoái trầm trọng
  3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ • Biến động kinh tế diễn ra bất thường và không biết trước (theo chu kỳ kinh doanh) • Phần lớn các tổng lượng vĩ mô cùng biến động. VD: sản lượng, thu nhập, tiêu dùng, đầu tư • Khi sản lượng giảm, thất nghiệp tăng lên
  4. Tăng trưởng dài hạn
  5. MÔ HÌNH TỔNG CẦU & TỔNG CUNG • Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand) • Khái niệm tổng cầu (AD): AD là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nước mà các tác nhân trong nền kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua tại mỗi mức giá, mức thu nhập còn các yếu tố khác không đổi.
  6. Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand) • Đường AD dốc xuống: AD = C + I + G+ NX = C + I + G + X – M C (tiêu dùng): chi tiêu mua lương thực, thực phẩm, tv, quần áo của hộ gia đình I (đầu tư): chỉ bao gồm chi tiêu của doanh nghiệp để xây mới nhà xưởng, mua sắm thiết bị mới G (chi tiêu của chính phủ): bao gồm hhdv do chính phủ tiêu dùng trong hiện tại và hhdv cho lợi ích trong tương lai như đường xá, cầu cống X (xuất khẩu) M (nhập khẩu)
  7. Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand) • Đường AD:
  8. Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand) • Đường AD dốc xuống (tỷ lệ nghịch với P) theo 3 hiệu ứng: P & C : Hiệu ứng của cải P => HGĐ sẽ cảm giác mình nghèo đi => Tiêu dùng C => AD P & I : Hiệu ứng lãi suất P => cần phải giữ nhiều tiền hơn để mua lượng hàng hóa dịch vụ như cũ => cầu tiền MD trong khi cung tiền MS không đổi => Lãi suất i  => Đầu tư I => AD P & NX : Hiệu ứng tỷ giá hối đoái P hàng hóa dịch vụ trong nước  => Giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước trở nên đắt hơn một cách tương đối so với giá cả hàng hóa dịch vụ nước ngoài tại một mức tỉ giá hối đoái không đổi => Người dân chuyển sang dùng nhiều hàng nhập khẩu hơn => M, X => AD
  9. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường AD • Di chuyển: Dùng để chỉ hiện tượng trượt dọc trên một đường nhất định. Sự di chuyển dọc đường AD là do P thay đổi (các yếu tố khác không đổi).
  10. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường AD • Dịch chuyển: Sự thay đổi vị trí của 1 đường. AD dịch chuyển do sự thay đổi của các yếu tố sau (trong khi P không đổi): - Thu nhập (Yd) - Kỳ vọng - Tổng giá trị tài sản - Chính sách kinh tế. Tổng cầu tăng => Đường AD dịch chuyển sang phải Tổng cầu giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái
  11. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường AD • VD: trường hợp Yd tăng làm AD tăng
  12. Tổng cung của nền kinh tế • Khái niệm : Tổng cung là toàn bộ mức sản lượng mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và có khả năng sản xuất và cung ứng tại mỗi mức giá.
  13. Tổng cung của nền kinh tế • Đường tổng cung AS: thể hiện mối quan hệ giữa lượng tổng cung với mức giá chung. • Đường tổng cung ngắn hạn (ASSR): liên kết mức giá với mức sản xuất, giả định chỉ có lao động thay đổi còn các nhân tố sản xuất khác như máy móc thiết bị không đổi. • Đường tổng cung dài hạn (ASLR): liên kết mức giá với mức sản xuất trong một thời gian dài, lúc này mọi yếu tố đều linh hoạt (giá lao động, tư bản, công nghệ, tài nguyên ).
  14. Đường ASLR Đường tổng cung dài hạn (ASLR): • Chỉ phụ thuộc vào khả năng sản xuất (các yếu tố như L, K, Tech, R), không phụ thuộc vào mức giá P. • Đường ASLR là một đường thẳng đứng đi qua sản lượng tiềm năng Y*.
  15. Đường ASLR • Đường ASLR di chuyển: do sự thay đổi của P • ASLR dịch chuyển do sự thay đổi của: Lao động Vốn Tài nguyên thiên nhiên Công nghệ
  16. Đường ASSR
  17. Đường ASSR ASSR dốc lên: P tăng thì AS tăng, P giảm thì AS giảm. + Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: P giảm, trong khi tiền lương vẫn như cũ => Tiền lương thực tế tăng (Wr = Wn/P). LN doanh nghiệp giảm, DN cắt giảm lao động => Giảm mức sx + Lý thuyết giá cả cứng nhắc: P giảm, giá cả một số mặt hàng ko kịp điều chỉnh theo biến động chung =>Một số DN có mức giá cao hơn => Giảm doanh số từ đó làm giảm mức sx + Lý thuyết nhận thức sai lầm: P giảm làm thay đổi mức giá tương đối làm 1 số DN có nhận thức sai lầm và giảm mức sx.
  18. Đường ASSR Sự di chuyển dọc ASSR là do sự thay đổi của mức giá chung P. Đường ASSR dịch chuyển do sự thay đổi của: - Tiền lương danh nghĩa (nominal wage) - Năng suất (productivity – phụ thuộc 4 yếu tố ) - Mức giá kỳ vọng Thay đổi lợi nhuận của nhà sx và dịch chuyển ASSR
  19. Cân bằng dài hạn • Điểm cân bằng cung – cầu trong dài hạn là điểm E (giao giữa AD và ASLR): • Sản lượng đạt mức tiềm năng Yo = Y*, nhân công đạt được trạng thái toàn dụng, tỷ lệ thất nghiệp bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Uo = U* và tỷ lệ lạm phát không cao => Đây là mức cân bằng lý tưởng nhất trong lý thuyết.
  20. Cân bằng ngắn hạn • E là giao điểm của AD và ASSR
  21. Cân bằng ngắn hạn • Tuy nhiên, cân bằng ngắn hạn không phải là trạng thái tối ưu. • Trường hợp 1: Trạng thái cân bằng tương ứng với tình trạng nền kinh tế rơi vào suy thoái khi sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng.
  22. Cân bằng ngắn hạn • Trường hợp 2 : Trạng thái cân bằng tương ứng với tình trạng phát triển quá nóng khi sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng.
  23. III. GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ, QUÁ TRÌNH TỰ ĐIỀU CHỈNH VÀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH Xem xét các vấn đề sau: Khi có biến động cung cầu thì: Nền kinh tế như thế nào? Lạm phát hay suy thoái xảy ra? Chính phủ lúc này sử dụng các công cụ gì để điều tiết? Nếu không có sự can thiệp của chính phủ, thị trường tự điều tiết như thế nào?
  24. III. GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ, QUÁ TRÌNH TỰ ĐIỀU CHỈNH VÀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH • Giả định nền KT đang ở trạng thái cân bằng tối ưu trước khi có các cú sốc làm thay đổi tổng cầu, tổng cung
  25. 1. Những biến động về phía cầu Trường hợp tổng cầu tăng • Những cú sốc làm AD tăng: lương của người lđ tăng, lạc quan hơn vào tương lai của nền KT.
  26. Trường hợp tổng cầu tăng • Đường AD dịch chuyển sang bên phải, từ ADo đến AD1. Điểm cân bằng chuyển từ E thành E1. Tại E1 : • Mức giá P  : từ Po đến P1 • Sản lượng Y : từ Y* đến Y1 • Sản lượng tăng => việc làm nhiều hơn => tỷ lệ thất nghiệp U
  27. Trường hợp tổng cầu tăng Để ổn định nền kinh tế như mức ban đầu, chính phủ sử dụng công cụ, chính sách nào ? Phải sử dụng biện pháp đẩy để đưa AD1 về vị trí của AD0: - CS tài khóa thắt chặt: tăng T, giảm G AD = C + I + G + X – M. Mà G  => AD  Yd = Y – Td + TR. T => Yd  Yd = C + S Yd  => C  => AD - CS tiền tệ thắt chặt: giảm MS, tăng i Lượng cung tiền MS  : Lúc này, người dân sẽ có ít tiền để chi tiêu hơn => AD . Lãi suất i  : Lãi suất tăng sẽ làm đầu tư giảm I  => AD . Đồng thời, i  sẽ làm luồng tiền ngoài nước đổ vào trong nước => Giá cả hàng hóa trong nước đắt lên => (X – M)  => AD .
  28. Trường hợp tổng cầu tăng Tại E1 : Y1 > Y*. Lúc này, việc làm nhiều nhưng lao động có hạn => Tiền lương danh nghĩa tăng Wn  => CPSX tăng ASSR dịch chuyển đến AS1. AS1 cắt AD1 tại điểm cân bằng mới là E2. Tại điểm cân bằng mới E2, nền KT đã quay trở lại mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công, nhưng đổi lại phải đối mặt với lạm phát cao hơn.
  29. Trường hợp tổng cầu giảm • Cú sốc làm giảm AD: TTCK sụt giảm, hoặc HGĐ và DN bi quan vào triển vọng KT • Lúc này AD dịch chuyển trái, cả sản lượng và mức giá đều giảm
  30. Trường hợp tổng cầu giảm • CS của chính phủ: CSTK hoặc CS tiền tệ mở rộng Nền KT tự điều chỉnh:
  31. Những biến động về phía cung • Trường hợp tổng cung giảm: • Những cú sốc cung: thời tiết xấu làm giảm sản lượng, giá dầu tăng làm tăng CPSX, công đoàn gây sức ép làm tăng lương
  32. Trường hợp tổng cung giảm
  33. Trường hợp tổng cung giảm • Ban đầu, đường tổng cầu ADo cắt ASo tại E. E là điểm thị trường cân bằng, tại đó mức giá là Po và sản lượng ở mức tiềm năng Y*. • AS giảm, dịch chuyển trái tới AS1. AS1 cắt AD tại điểm cân bằng E1 mới : Mức giá P  : từ Po đến P1 => Lạm phát Sản lượng Y : từ Y* đến Y1 => Suy thoái Sản lượng giảm=> việc làm ít hơn => tỷ lệ thất nghiệp U 
  34. Trường hợp tổng cung giảm • Như vậy, khi AS giảm trong ngắn hạn, nền kinh tế phải đối mặt cùng lúc với 3 vấn đề là lạm phát kèm suy thoái và thất nghiệp. • CP lựa chọn mục tiêu để giải quyết?
  35. Trường hợp tổng cung giảm • Mục tiêu chống suy thoái: CP sử dụng CSTK hoặc TT mở rộng để tăng AD. AD0 dịch chuyển tới AD1, điểm cân bằng mới là E2: sản lượng đã về mức tiềm năng nhưng lạm phát tăng cao hơn.
  36. Trường hợp tổng cung giảm • Mục tiêu chống lạm phát: CP sử dụng CSTK hoặc TT mở thu hẹp để giảm AD. AD0 dịch chuyển tới AD1, điểm cân bằng mới là E2: mức giá (lạm phát) đã giảm nhưng sản lượng về Y2 càng thấp hơn.
  37. • Một số khó khăn khi sử dụng các CS: - Độ trễ của CS (policy lag) - Tác động của CS tồn tại lâu hơn mong đợi - Khó khăn trong dự báo chính xác xu hướng KT
  38. Questions • Hãy giải thích xem mỗi sự kiện sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn hay đường tổng cầu. Cho biết sự thay đổi của Y và P. 1. Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai. 2. Các nước bạn hàng chủ lực của Việt Nam tăng trưởng mạnh và nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam hơn. 3. Giá xăng, dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh. 4. Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu. 5. Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.