Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 4: Công bằng và hiệu quả

pdf 46 trang Đức Chiến 05/01/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 4: Công bằng và hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_cong_cong_chuong_4_cong_bang_va_hieu_qua.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 4: Công bằng và hiệu quả

  1. Chương 4 Công bằng và Hiệu quả 2/22/17 46
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Lý thuyết về bàn tay vô hình và hiệu quả của thị trường cạnh tranh 2. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực 3. Phân phối thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội 4. Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
  3. 1. Lý thuyết bàn tay vô hình và hiệu quả thị trường cạnh tranh “ Mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích xã hội mà chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình, và đây cũng như nhiều trường hợp khác, người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ mục đích không nằm trong ý định của mình”
  4. 2.CÁC TIÊU CHUẨN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC 2.1. Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto 2.2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto 2.3. Điều kiện biên về hiệu quả
  5. 2. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực w Hiệu quả Pareto: Hiệu quả Pareto được hiểu là sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. w Hoàn thiện Pareto: Hoàn thiện Pareto được hiểu là nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác.
  6. 2.2 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto Thứ nhất, điều kiện về hiệu quả sản xuất: tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên giữa hai đầu vào bất kỳ của tất cả các hãng kinh doanh phải bằng nhau.
  7. 2.2 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto Điều kiện về hiệu quả trong phân phối: Tỷ suất thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bất kỳ của tất cả các tác nhân .
  8. 2.3 điều kiện hỗn hợp điều kiện hỗn hợp Sản xuất hay phân phối đạt hiệu quả khi: MU = MC (MU : Lợi ích biên. MC : Chi phí biên)
  9. 3. Phân Phối thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội 3.1. Một số lý thuyết về phân phối lại thu nhập 3.2. Lựa chọn xã hội
  10. Phúc lợi xã hội (triết học) w PLXH một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động. PLXH bao gồm những chi phí xã hội: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo, vv.
  11. 3.1.1 Thuyết vị lợi Nội dung: FLXH chỉ phụ thuộc vmn Hàm phúc lợi xã hội: W= MU1+MU2+ .+MUn = ∑MUi 2/22/17 56
  12. Phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi - Giả thuyết - Mô tả - Kết luận 2/22/17 57
  13. Giả thuyết: w Một là, các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ. w Hai là, hàm thỏa dụng biên tuân theo quy luật mức thỏa dụng biên giảm dần w Ba là, tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân phối lại. 2/22/17 58
  14. Mô tả MU A MUB Thu Thu nhập nhập của e của nhóm f nhóm A B (MU ) A n (MU) c d O m b a O' Thu nhập của A Thu nhập của B 2/22/17 59
  15. Kết luận Phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết vị lợi sẽ là phân phối thu nhập có MUA = MUB Tức phân phối thu nhập tuyệt đối bình đẳng 2/22/17 60
  16. 3.1.2 . Thuyết bình quân đồng đều Nội dung: Quan điểm này cho rằng, sự bằng nhau trong phúc lợi của tất cả các thành viên là một mục tiêu xã hội cần phấn đấu, vì giá trị của tất cả các thành viên trong xã hội là ngang nhau Hàm FLXH W = U1 = U2 = Un 2/22/17 61
  17. Phân phối thu nhập theo quan điểm bình quân đồng đều w Phân phối tuyệt đố i bình đẳng (khi các giả thuyết được thoả mãn) 2/22/17 62
  18. 3.1.3. Thuyết cực đại thấp nhất- học thuyết Rawls Nội dung: Phúc lợi của xã hội chỉ phụ thuộc vào phúc lợi của những người nghèo khổ nhất, xã hội tốt lên nếu bạn cải thiện được phúc lợi của người nghèo Hàm FLXH W = minimum {U1, U2, , Un} 2/22/17 63
  19. 3.2. Lựa chọn của xã hội 3.2.1. Hàm thỏa dụng cá nhân và mức thỏa dụng cận biên. 3.2.2. Hiệu quả Pareto và đường khả năng thỏa dụng 3.2.3. Hiệu quả Pareto và nguyên tắc đền bù. 3.2.4. Đường bàng quan xã hội và vấn đề phân phối thu nhập 3.2.5. Những lựa chọn của xã hội trong thực tế
  20. 3.2.1. Hàm thỏa dụng cá nhân và mức thỏa dụng cận biên w Hàm thỏa dụng cá nhân được hiểu là khi tiêu dùng của cá nhân về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó nhiều hơn thì mức hữu dụng của người đó tăng lên, tuy nhiên mỗi hàng hóa tiêu dùng tăng thêm làm cho anh ta có mức hữu dụng thêm ít đi.
  21. 3.2.1.Hàm thỏa dụng cá nhân và mức thỏa dụng cận biên w Mức thỏa dụng cận biên, là mức thỏa dụng thêm mà người nào đó có được khi tiêu dùng thêm một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, nó giảm đi khi lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đó được tiêu dùng ngày càng nhiều hơn.
  22. 3.2.2. Hiệu quả Pareto và đường khả năng thỏa dụng w Câu hỏi đặt ra: khi đánh giá một chương trình công cộng nào thì liệu nó có tiêu biểu cho một sự chuyển động từ một điểm phi hiệu quả (nằm bên trong đường UPF), tới một điểm hiệu quả (nằm trên đường UPF) hay không?
  23. 3.2.3. Hiệu quả Pareto và nguyên tắc đền bù w Nguyên tắc đền bù là gì: Xem giá trị tính bằng tiền của việc thay đổi chính sách đối với người được hưởng lợi do sự thay đổi đó có vượt quá giá trị thiệt thòi tính bằng tiền của những người bị phương hại hay không. Trong những trường hợp như vậy, thì về nguyên tắc người được lợi có thể đến bù cho người bị phương hại
  24. 3.2.4. Đường bàng quan xã hội và vấn đề phân phối thu nhập w Đường bàng quan cá nhân: Biểu hiện những tập hợp hàng hóa mà một cá nhân bàng quan với chúng. w Đường bàng quan xã hội: Cho biết những tập hợp thỏa dụng của các cá nhân khác nhau, và chúng mang lại các mức phúc lợi bằng nhau cho xã hội
  25. 3.2.5. Những lựa chọn của xã hội w Xác định ảnh hưởng của chương trình với từng nhóm dân cư trên góc độ công bằng và hiệu quả w Quá trình xác định: (1) xác định hệ thống các cơ hội và phân tích các đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng; (2) cân bằng hai yếu tố hiệu quả và công bằng ở một mức độ nào đó và có thể thể hiện kết quả cân bằng ấy bằng một đường bàng quan xã hội; (3) miêu tả thái độ của xã hội đối với công bằng và hiệu quả.
  26. 4.Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 4.1 Khái niệm về công bằng 4.2 Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
  27. 4.1. Khái niệm về công bằng w Công bằng ngang: là sự đổi xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. w Công bằng dọc là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trang kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khá biệt sẵn có.
  28. Bất bình đẳng w Bất bình đẳng xã hội được hiểu là tình trạng không bình đẳng về các cơ hội hoặc trong chia sẻ lợi ích/chi phí giữa các thành viên trong xã hội w Có hai loại: Bất bình đẳng xuất phát từ sự nỗ lực, và bất bình đẳng xuất phát từ hoàn cảnh
  29. 4.2.1. Đường Lorenz Đường cong lorenz phản ánhtỷ lệ % của tổng thu nhập cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân số đã biết được sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần. 2/22/17 74
  30. Các bước xây dựng w Bước 1, cần sắp xếp thu nhập của dân cư theo thứ tự tăng dần w Bước 2, chia dân số thành các nhóm có số dân bằng nhau, mỗi nhóm được gọi là một phân vị w Bước 3, sắp xếp các phân vị dân cư này dọc theo cạnh đáy, và phần trăm thu nhập tương ứng của các nhóm đó vào cạnh bên của hình vuông Lorenz 2/22/17 75
  31. Hình vẽ
  32. Ưu nhược điểm của phương pháp đường Lorenz Ưu điểm: Là một công cụ hữu hiệu giúp đánh gía tác động của các chính sách đến mức nào về sự công bằng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cư Nhược điểm: Phương pháp này chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng bằng một chỉ số, do đó việc phân tích so sánh chỉ mang tính chất định tính 2/22/17 77
  33. Hệ số Gini w Được xác định bằng cách lấy phần diện tích giữa đường Lorenz và đường chéo chia cho tổng diện tích của nửa hình vuông
  34. Mô phỏng cách tính hệ số Gini
  35. Gini Việt Nam giai đoạn 1999-2012 Năm 1999 2005 2009 2012 Gini 0.34 0.35 0.37 0,42 2/22/17 80
  36. Gini của một số quốc gia trên thế giới Qgia LICs MICs HICs Mỹ Brazin Nhật Gini 0.3-0. 0.4-0. 0.2-0. 0.42 0.215 0.6 5 6 5 2/22/17 81
  37. 4.2.3 Chỉ số Theil w Khái niệm: Đây là đại lượng xác định sự bất bình đẳng dựa trên lý thuyết thông tin/sắc xuất. w Công thức : w L=∑ ln Y/yi N (i= 1, n) 2/22/17 82
  38. Đánh giá và đặc điểm w Chỉ số Theil L biến thiên từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến ∞ (bất bình đẳng tuyệt đối), song trong thực tế chỉ số này ít khi lớn hơn 1. w Chỉ số này lợi thế:làm tăng trọng số của những người có thu nhập thấp; nó cho phép phân tích sự bất bình đẳng chung thành bất bình đẳng trong từng nhóm nhỏ 2/22/17 83
  39. 4.3. Nguồn gốc gây ra bất bình đẳng trong xã hội 4.3.1. Bất bình đẳng về thu nhập do lao động 4.3.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản
  40. 4.3.1 Bất bình đẳng về thu nhập do lao động w Do sự khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động w Khác nhau về cường độ làm việc. w Khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc. w Một số nguyên nhân khác. w 2/22/17 85
  41. 4.3.2 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản w Khác biệt do thừa kế tài sản. w Khác biệt về hành vi tiết kiệm và tiêu dùng. w Khác biệt do kết quả kinh doanh. 2/22/17 86
  42. 4.4. Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội w Thứ nhất: Nền kinh tế thị trường không tự điều chỉnh để tạo ra công bằng xã hội w Thứ hai: Phân phối lại thu nhập làm tăng phúc lợi xã hội w Thứ 3: Phân phối thu nhập tạo ngoại ứng tích cực cho xã hội
  43. 4.5. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 4.5.1 Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng 4.5.2 Các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng
  44. 4.5.2.1 Quan điểm giữa hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn. w Quá trình phân phối lại thu nhập làm tăng chi phí hành chính. w Giảm động cơ làm việc. w Giảm động cơ tiết kiệm. w Tác động về mặt tâm lý 2/22/17 89
  45. 4.5.2.2. Quan điểm giữa hiệu qủa và công bằng không có mâu thuẫn. w Tăng thu nhập cho người nghèo sẽ kích cầu trong nước. w PPTN công bằng kích thích phát triển lành mạnh. w Thu nhập thấp ảnh hưởng tới sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. w Người giàu có xu hướng dùng nhiều hàng xa xỉ. 2/22/17 90
  46. Câu hỏi ôn tập chương 4 1. Phân biệt hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto 2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto 4. Trình bày nội dung thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 5. Phân tích nguồn gốc gây ra bất bình đẳng 6. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội