Văn học phương Tây - Phần II: Văn học phục hưng - Văn học Tây Âu thế kỷ 14 -15 - 16

pdf 53 trang vanle 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học phương Tây - Phần II: Văn học phục hưng - Văn học Tây Âu thế kỷ 14 -15 - 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoc_phuong_tay_phan_ii_van_hoc_phuc_hung_van_hoc_tay_au.pdf

Nội dung text: Văn học phương Tây - Phần II: Văn học phục hưng - Văn học Tây Âu thế kỷ 14 -15 - 16

  1. Phần II: Văn học phục hưng- Văn học Tây Âu thế kỷ 14- 15-16 Chương I: Khái quát Thời đại phục hưng và phong trào văn hoá phục hưng Trong hai thế kỉ XV và XVI, châu Âu dấy lên cuộc vận động tư tưởng và văn hoá mới rất hào hứng, quyết liệt từ trước đến bấy giờ chưa từng có. Thoạt tiên phong trào ấy nổi lên ở đất nước Italia, sau đó lan rộng khắp Tây Âu và Trung Âu. Người ta gọI phong trào đó là " Renascita ", còn người Pháp gọi là " La Renaissance ", người Anh gọi " The Renaissance ". Những từ ấy đều có nghĩa là tái sinh, phục hưng hay sống lại. Cái gì được phục hưng, sống lại? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm làm "sống lại" nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và La Mã khi đựơc phát hiện qua những văn bản chép tay và đồ vật khảo cổ khai quật được. Người ta đua nhau đi tìm kiếm di tích hai nền văn hoá cổ đó suôt hai thế kỉ XV và XVI. Phong trào học tiếng Latin và Hi Lạp rộ lên. Việc dịch thuật giới thiệu những tác phẩm triết học, văn học cổ Hi-La thu hút nhiều người nghiên cứu và nhà xuất bản ở Tây Âu. Thật sai lầm nếu cho rằng mục đích của phong trào Phục Hưng là khôi phục lại nền văn hoá cổ Hi-La, rằng đây là phong trào phục cổ, hoài cổ! Nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích còn sót lại của hai nền văn minh cổ Hi-La và tự mình đọc được những tác phẩm (qua nguyên tác hoặc bản dịch), người trí thức Tây Âu đã so sánh với nền văn hoá Trung cổ họ đang sống, họ đã rút ra nhận xét quan trọng này: Trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã chà đạp thô bạo lên quyền sống và tự do của con người. Họ cảm thấy mình vừa trải qua một đêm trường đen tối suốt nghìn năm. Họ biết rằng Hi Lạp xây dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy bởi vì không biết đến chế độ phong kiến và không phải chịu đựng sự thống trị tinh thần của giáo hội Thiên chúa giáo. Engels viết:" Trong những cuốn sách viết tay còn cúư vớt đựoc sau khi nền văn minh Byzance đã sụp đổ, trong những pho tượng thờI cổ đạI khai quật đựoc trong những đống hoang tàn ở La Mã, ngưòi ta thấy cả một thế giớI mớI lạ hiện ra trước mắt phưong Tây kinh ngạc - Đó là thờI cổ đạI Hi Lạp, những hình thức chói loà của nó đánh tan những bóng ma thời trung cổ. (*)* Người ta còn tiến bước mạnh hơn. Nhờ được tận mắt chứng kiến những di tích còn sót lại của hai nền văn hóa H-L, học giả phương Tây so sánh và nhận thấy nền văn hóa trung cổ mà họ đang sống đã bị chế độ phong kiến và nhà thờ
  2. trung cổ kìm hãm và hơn thế nữa, nó đã chà đạp thô bạo lên quyền sống và quyền tự do của con người. Họ cảm thấy đang sống trong " đêm trường trung cổ ngàn năm " nay mới thấy ánh sáng. Họ giải thích sự phát triển rực rỡ của Hi Lạp Lamã là vì không có chế độ phong kiến và nhà thờ Thiên chúa giáo áp bức. Vậy là châu Âu không đi khôi phục lại văn hóa văn minh Hi Lạp La mã, vì đó là sản phẩm của thời công xã thị tộc tan rã và chế độ dân chủ -chủ nô. Lịch sử đi lên chứ không quay đầu lại. Vậy " Phục Hưng " nghĩa là làm sống lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp mà Hi Lạp La Mã đã nêu gương để tiếp nối mà giải quyết những vấn đề tinh thần của thời họ sống - giai đoạn cuối thời trung cổ. 1.1. TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ HI LẠP - LA MÃ ĐÃ NÊU GƯƠNG LÀ GÌ? Trân trọng đề cao con người và đấu tranh cho tự do của con người. Hai truyền thống đó đối lập với thời trung cổ coi rẻ, miệt thị con người và chế độ chuyên chính, độc tài. Văn hóa Phục Hưng vừa đề cao cổ đại vừa phê phán tố cáo chế độ phong kiến và nhà thờ, đồng thờI nói lên nhu cầu và khát vọng của con người mới, trình bày biểu dương khả năng và triển vọng của con người mới, xã hội mới. Đó là con người mà xã hội Phục Hưng đang cần, những con người " khổng lồ ": khổng lồ về tư tưởng, khổng lồ về nhiệt tình và tính cách, về tài năng hiểu biết. (Engels đã so sánh cpon ngưòi mới với nhân vật khổng lồ của thần thoại Hi Lạp). Quả vậy, văn học Phục Hưng đã sáng tạo ra những người khổng lồ mới. Đó là nhân vật Gargantua, Pantagruel của Rabelais, Othello, Hamlet của Shakespeare Trong xã hội cũng có những con người khổng lồ thực sự, đó là nghệ sĩ nhà khoa học Leonardo da Vinci, nhà bác học Copecnich phát hiện ra cấu trúc hệ thống mặt trời. Christoph Colombus tìm ra châu Mĩ Phong trào văn hóa tư tưởng Phục Hưng đạt nhiều thành tựu làm cho Tây Âu bừng thức sau đêm trường trung cổ ngàn năm, thúc đẩy lịch sử phương Tây và là bước ngoặt lớn của nhân loại Cần phê phán hai quan điểm sai lầm cho rằng: Phục Hưng là hoa trái cuối mùa của chế độ phong kiến hoặc là sản phẩm đầu tiên của giai cấp tư sản mới lên. Thực ra, Phục Hưng là thành tựu của giai đoạn quá độ từ trung cổ phong kiến lên thời cận đại tư bản chủ nghĩa, là bước ngoặt lịch sử của nhân loại do những điều kiện kinh tế chính trị khoa học, xã hội và văn học nghệ thuật đương thời đòi hỏi và tạo ra. Nó đã làm biến đổi sâu sắc đời sống tinh thần và vật chất của xã hội Tây Âu, phơi bày sự trì trệ, lạc hậu lỗi thời của chế độ phong kiến và nhà thờ trung cổ, tạo đà biến chuyển trên mọi lĩnh vực sang những thế kỉ sau. 1.2. BỐI CẢNH CỦA PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VỀ KINH TẾ Miền bắc nước Ý là một trung tâm kinh tế chính trị và văn hóa phát triển sớm nhất ở Tây Âu từ thế kỉ 14, Các quốc gia đô thị như Venice, Jaine, Florence chứng kiến sự phát đạt công nghiệp thương nghiệp lên cao chưa từng thấy. Một nền văn học nghệ thuật mới mẻ phong phú rực rở đơm hoa kết trái, Ý trở thành cái nôi của văn hóa Phục Hưng. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Luxamburg cũng
  3. hình thành những trung tâm kinh tế văn hóa mới, đặc biệt thủ đô Amsterdam tấp nập trù phú lạ thường. Sau sự kiện Thổ nhĩ kì chiếm đóng thành Constantinop cắt đứt con đường giao thông buôn bán giữa phương Tây và phương Đông, các nước phương Tây phải tìm con đường mới. Những thành công về địa lí như tìm ra đường hàng hải vòng quanh châu Phi và việc tìm ra châu Mĩ đã tạo điều kiện cho giai cấp tư sản đang lên môi trường hoạt động mới. Họ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ và Trung Hoa, di dân qua châu Mĩ chiếm thuộc địa, mở rộng buôn bán. Các ngành thương nghiệp công nghiệp hàng hải phát triển mạnh chưa từng thấy. Phương thức kinh doanh phường hội phong kiến suy tàn. Các đô thị ven biển trở thành những trung tâm kinh tế tấp nập, ngoài Ý còn có Bacelona, Lisbon, London, Hamburg Từ Hà Lan tới Anh lần lượt ra đời các tổ chức tài chính gọi là " Sở giao dịch " - tiền thân của ngân hàng sau này. Đó là những ngân hàng cỡ quốc tế thời đó. Đến đầu thế kỉ 16, các nghiệp đoàn thương mại quốc gia hình thành, đẩy mạnh việc buôn bán giữa các lục địa. Các công trường thủ công, xí nghiệp sản xuất mở mang nhanh chóng thu hút rất nhiều lao động (ngành khai thác mỏ, len da, giấy, nghề in ấn, hàng xa xỉ ). Những sáng chế phát minh khoa học kĩ thuật được đem ứng dụng, thúc đẩy sản xuất. Máy hơi nước đưa vào chạy máy cưa, máy nghiền, đập, xát,dệt, kéo sợi. Lò cao và các loại đồng hồ, địa bàn, kính thiên văn cũng được sáng chế. Nông nghiệp cũng được phát triển đáng kể. Giống mới được trao đổi xuyên lục địa. Kĩ thuật thủy lợi phát triển nhờ máy móc. Tăng vụ trồng lương thực. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn chậm hơn công nghiệp. Các đô thị ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đời sống xã hội.Tầng lớp thị dân ngày càng đông đảo và lớn mạnh, là nguyên nhân sâu xa gây nên nhugn biến động văn hóa. VỀ CHÍNH TRỊ Chế độ phong kiến phân tán bấy giờ trở thành vật cản con đường phát triển của Tây Âu. Thị dân ủng hộ nhà vua trung ương đập tan các thế lực phong kiến lãnh chúa địa phương để lập nên nhà nước quân chủ thống nhất, nhờ đó các thị trường cũng thống nhất. Giai cấp quí tộc và tư sản nhờ đó làm giàu lên nhiều. Mâu thuẫn xã hội nổ ra sôi sục giữa các giai cấp (quí tộc cũ - mới, quí tộc - tư sản, nông dân thợ thuyền - tầng lớp thống trị. Cuộc chiến tranh nông dân nước Đức là điển hình (1524 - 1525). Những cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước ở Ý liên tục ba thế kỉ, cuộc chiến tranh " Hai hoa hồng " ở Anh kéo dài 30 năm, rồi chiến tranh ở Tây ban nha. TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC Thời Phục Hưng còn xảy ra một phong trào cải cách tôn giáo rộng lớn và sôi sục. Nền độc tài tinh thần của giáo hội thiên chúa giáo bị phá vỡ. Phần lớn dân German (Đức) rời bỏ giáo hội đi theo đạo Tin Lành. Các dân tộc Latinh hấp thụ tư tưởng phê bình tự do, thấm nhuần triết học Hi Lạp, chuẩn bị cho triết học duy vật thế kỉ 18 trở thành triết học cổ điển châu Âu.
  4. Các nhà triết học nhân văn chủ nghĩa hăng hái tấn công vào cơ sở tinh thần và tư tưởng của phong kiến và nhà thờ trung cổ. Thần học và triết học kinh viện bị họ đả kích gay gắt Nhà triết học Erasme (1467-1536) là người có công lớn gây ảnh hưởng sâu rộng ở Tây Au6. Công trình " Ca ngợi sự điên rồ" xuất bản năm 1511 của ông đã chế giễu sự mê tín với những tín điều ngu ngốc. Nhà triết học vạch trần sự dối trá và dốt nát của bọn triết gia thần học và kinh viện, ông gọi những lí thuyết của họ là " vũng bùn hôi thối ". Những người học trò theo trường phái ông là Buzet (Pháp), Ulfrich Hutten (Đức), Thomas More (Anh) Nhà triết học Bacon (Anh) 1561-1626, người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Anh và mọi khoa học thực nghiệm hiện đại. Bacon đã nghiêm khắc phê phán triết học trung cổ.Ông đòi hỏi triết học chân chính cần phải có tính chất thực tiễn, nghĩa là lí thuyết phải dựa trên sự phân tích những hiện tượng tự nhiên và tài liệu của kinh nghiệm. Ông cho rằng cảm giác là nguồn gốc của mọi hiểu biết. Những giác quan không thể sai lầm. Khoa học thực nghiệm là dựa trên tài liệu do giác quan cung cấp. Bacon là người đầu tiên xây dựng tỉ mỉ phương pháp quy nạp.Điểm xuất phát của nhận thức là mối liên hệ nhân quả, là sự phân tích những vật khác nhau và những hiện tượng khác nhau. Những chân lý đáng tin cậy đều phải dựa trên thật nhiều sự việc. Trong khi đối chiếu những sự việc đó, người ta đi từ cái riêng biệt, cá thể tiến tới cái phổ biến và kết luận.Ông coi thường phép suy diễn. Tác phẩm chính của ông là cuốn " Công cụ mới " (Novum Organum) - xuất bản 1620 nhằm phân biệt với cuốn " Organon" (Công cụ) của Aristote. Cuốn thứ hai là " Bàn về nguyên tắc và cơ sở ". Bacon chưa phải một nhà duy vật triệt để, ông muốn hoà hoãn giữa khoa học và tôn giáo. Dẫu sao tư tưởng thực nghiệm và phương pháp quy nập của Bacon cũng góp phần làm công cụ tư tưởng cho phong trào văn hoá Phục Hưng đẩy lui tư tưởng trung cổ phản động và lạc hậu, sau này Karl Marx nghiên cứu ông rất kỹ và ghi công cho ông. Nhà triết học Campanela viết cuốn " Thành phố mặt trời " (Civitas solis),cùng với cuốn " Không tưởng " của Thomas More nhằm đòi hỏi mưu cầu hạnh phúc cho xã hội bằng cách " bình đẳng về mặt của cải phải được thừa nhận," quyền tư hữu phải được xoá bỏ ". Hai ông, do sự hạn chế của lịch sử, mới vẽ ra được cái viễn cảnh ước mơ không thể thực hiện. Do đó cuối cùng phong trào Phục hưng thất vọng vì không tìm thấy giải pháp khả thi để cải cách cuộc sống xã hội, khiến nhiều người rơi vào sự bi quan sâu sắc. Các nhà nghệ sĩ tạo hình như Lonardo Da Vinci. Mikellangelo, Raphael cũng dùng cây bút vẽ và màu sắc để sáng tạo những hình tượng Phục hưng, từ hình tượng thánh thần mang hình hài con người trần tục đến những hình tượng con người bình dị mang những vẻ đẹp giản dị không mấy ai ngờ. Tranh tượng khoả thân thời kì này mặc sức phô diễn vẻ đẹp của con người trong một cảm hứng tự hào, yêu thương đến gần như thiêng liêng, ta thường gọi là " cảm xúc thánh thiện ".
  5. Trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục Hưng nở hoa kết trái tưng bừng. Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng văn hóa của phong trào văn nghệ phục hưng Trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa là sản phẩm tinh thần chung đúc khát vọng và yêu cầu muốn tự giải phóng của con người thời đại thoát khỏi xiềng xích trung cổ phong kiến và nhà thờ. Chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng bắt đầu từ nguồn gốc chủ nghĩa nhân văn trong văn học nghệ thuật cổ đại Hi Lạp (truyện thần thoại, sử thi, những bức tượng lực sĩ đẹp của Phidias, những lâu đài công trình huy hoàng còn sót lại đều trình bày những vẻ đẹp sáng ngời của con người tự do dám chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và xã hội áp bức). " Con người là kiểu mẫu và kích thước để đo lường vạn vật ". Những gì chống lại con người đều bị chủ nghĩa nhân văn lên án. Nó ca ngợi đề cao quyền sống tự nhiên của con người, đặc biệt là quyền tự do cá nhân. Chế độ phong kiến và nhà thờ trung cổ truyền bá nhân sinh quan nghiệt ngã đen tối. Họ chỉ đề cao những " ông thánh", sống giữa cõi đời mà coi thường mọi lạc thú vật chất và thể xác, chỉ biết chăm lo tu dưỡng đức tin. Mỗi lời nói của họ được coi là " khuôn vàng thước ngọc " -giáo điều của một thời. Chủ nghĩa diệt dục, khổ hạnh được rao giảng. Dục vọng bình thường của con người bị bôi bác như loài vật. Rao giảng như vậy nhưng giai cấp phong kiến và tăng lữ vẫn mặc sức hưởng lạc phè phỡn ăn chơi sa đọa hơn ai hết. Những nhà văn Phục Hưng viết để chống lại thứ nhân sinh quan phản tự nhiên ấy, đòi cho con người những quyền sống tự nhiên, tự do ngay ở cõi trần gian. Họ là Dante, Petraque, Boccassio (Ý), Ronsa, Rabelais (Pháp), Lope de Vega, Cervantes (Tây ban nha) và Shakespeare (Anh). Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa nhân văn ngày càng hoàn thiện dần, nội dung chiến đấu ngày càng cao. Thần học, triết lí kinh viện bị nó đả kích gay gắt. Các nhà văn, nhà viết kịch Phục Hưng tiếp tục chôn vùi uy thế phong kiến và nhà thờ, truyền bá thế giới quan tiến bộ, đề cao Con Người viết hoa (ý nói không phải con vật) là trung tâm của vũ trụ, con người có tất cả nhu cầu khát vọng chính đáng, khả năng và trí tuệ to lớn. Nhà thơ Shakespeare đã viết: Kì diệu thay con người! Con người cao quí làm sao về lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu. Hình dung và dáng vóc nó đẹp tựa thiên thần. Trí tuệ nó có thể sánh với thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài! (kịch Hamlet, hồi II cảnh 2). Tự Nhiên được suy tôn là " bà mẹ vĩ đại ", sống tuân theo tự nhiên thì sẽ đạt được " cái đẹp ", " sự hài hòa ", chống lại tự nhiên sẽ khô héo, rối loạn. Hình thành triết lí tự nhiên.(Ngày nay chúng ta thấy rằng muốn đạt được chủ nghĩa nhân văn hoàn chỉnh thì phải thủ tiêu mọi nguồn gốc đẻ ra áp bức bóc lột). Thời đại Phục Hưng mới chỉ là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, thay đổi từ kiểu áp bức này sang kiểu khác. Do đó, chủ nghĩa nhân văn
  6. càng về sau càng bế tắc, không thể phát triển và biến thành hiện thực. Chỉ có hiện thực phũ phàng, nhân dân bấy giờ bị hai tròng áp bức bóc lột - phong kiến và tư bản. Cuối phong trào Phục Hưng, những tác phẩm bộc lộ nỗi hoài nghi bi quan chen vào, nhiều nhà văn xuất thân phong kiến quí tộc hoặc tư sản trở nên bế tắc, ngỡ ngàng, dao động, mất phương hướng. Cuối cùng khuynh hướng văn học tư sản thắng thế vì có giai cấp tư sản bảo đảm cho họ Nét đặc trưng của văn học tư sản là ca ngợi con người " hoàn toàn tự do ", được giải phóng khỏi mọi xiềng xích phong kiến. Nó đập phá không thương tiếc Thần học và Triết học kinh viện, lên án gay gắt luân lí đạo đức phong kiến (tuy rằng có chút cách quá đáng), biểu dương ca tụng sự sáng tạo, ý chí vươn lên làm chủ thiên nhiên xã hội và bản thân. Khuynh hướng này bộc lộ nhược điểm khá nguy hại là say sưa ca ngợi khoái cảm vật chất và xác thịt, giải phóng bản năng sinh lí (Rabelais, Cervantes và cả hài kịch Shakespeare). Chúng ta chống lại chủ nghĩa khổ hạnh cấm dục nhưng cũng chống lại thứ chủ nghĩa tự do bừa bãi theo nhân sinh quan tư sản (đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại và reo rắc lối sống này). Các nhà nhân văn chủ nghĩa chân chính thời Phục Hưng không có tư tưởng cực đoan bừa bãi như vậy! Mặc dầu còn những nét tiêu cực, chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng vẫn là một cống hiến lớn lao cho lịch sử tư tưởng và văn hóa của loài người. Nó đã góp phần tích cực đấu tranh giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến trung cổ và mở đường cho các xã hội Tây Âu tiến lên
  7. Chương II: Văn học phục hưng Italia, Pháp, Tây Ban Nha ITALIA những ngọn gió đầu tiên QUÊ HƯƠNG CỦA VĂN NGHỆ PHỤC HƯNG là vùng Bắc Ý nơi có các đô thị lớn như Venise, Jaine, Milan, Florence. Nơi đây kinh tế trù phú phát triển mạnh mẽ. Dân đô thị ngày càng có ý thức về vai trò địa vị của mình. Tinh thần hoạt động làm giàu trở nên đức tính tốt. Họ đòi hỏi được tự do phát triển mọi khả năng và thỏa mãn mọi ham muốn. Luồng tư tưởng mới mẻ chống ý thức hệ phong kiến và nhà thờ đã khơi nguồn cho trào lưu nhân văn chủ nghĩa tuôn chảy Vinh quang mở đầu phong trào văn nghệ Phục Hưng Ý thuộc về nhà thơ DANTE - nhà thơ cuối cùng thời Trung cổ và thi sĩ đầu tiên của Phục Hưng. Tuy còn ảnh hưởng thế giới quan nhà thờ thần bí nhưng tác phẩm của ông đã ánh lên cảm quan mới của thời đại. Tác phẩm tiêu biểu của ông là " Thần Khúc " (nguyên văn là Divinascomedia) viết bằng tiếng Ý, 100 khúc với 14226 câu thơ. Gồm bốn phần: Khúc mở đầu / Địa ngục / Luyện ngục / Thiên đường. Tóm tắt cốt truyện như sau: Nhân vật Dante khi đã sống được nửa đời người một hôm ông lạc bước vào khu rừng rậm (chỉ tình trạng tội lỗi của người đời). Ba con thú dữ xông tới cản đường (báo, sư tử và chó sói: ba thói xấu kiêu căng, ghen tỵ và keo kiệt). May sao từ trên thiên đường, nàng Beatrice vốn là người yêu đã quá cố của Dante đã gọi nhà thơ Virgile - người mà Dante suy tôn bậc thầy - đến cứu Dantethoát ra. Virgile dẫn Dante đi tham quan Địa Ngục, cảnh tượng âm u rùng rợn chín tầng. Vạc dầu sôi, lửa cháy ngun ngút, tội nhân bị gặm đầu, ngụp lặn trong bể máu. Đủ mọi loại người ở trần gian chưa được rửa tội. Có một cặp tội nhân được nhà thơ thông cảm xót xa - họ là chị dâu em chồng yêu nhau vụng trộm. Những kẻ phản bội tổ quốc rước giặc về giày xéo quê hương thì ông nguyền rủa, trong đó có cả Giáo hoàng Boniphace VIII. Tiếp đó Virgile dẫn Dante đi thăm Luyện Ngục gồm 7 bậc, nơi đây yên tĩnh giúp người ăn năn hối cải, tẩy rửa lỗi lầm. Họ là danh nhân văn nghệ sĩ triết gia anh hùng quá khứ là những người có công với tổ quốc, loài người. Họ sắp rời khỏi đây lên thiên đường cực lạc chan hòa ánh sáng. Nhưng khi qua khỏi Luyện Ngục, Virgile từ giã Dante vì ông là người dị giáo không lên được thiên đường. Nàng Beatrice lại xuất hiện trong ánh hào quang rực rỡ màu áo đỏ tươi, tấm khăn trắng trên đầu buông xuống cùng những cành nguyệt quế. nàng nhắc lại tình xưa nghĩa cũ, trách móc Virgile nặng nề nhưng thật đáng yêu:
  8. " Một thời tôi đã lấy dung nhan nâng đỡ cho chàng đôi mắt tơ xuân tôi để chàng ngắm và tôi dắt chàng cùng tôi thẳng tiến buồn thay vừa bước chân vào tuổi trưởng thành tôi bỏ cuộc đời sang cõi trường sinh chàng quên tôi, buông mình vào tay kẻ khác Trả lời đi, nói đi cho mọi người biết Chàng vô cùng đáng trách " Dante cũng không nén nổi xúc động: " Tình yêu ơi, em cứ thì thầm trong trái tim ta " Sau đó Beatrice đưa nhà thơ Dante lên cõi thiên đường, ông chiêm ngưỡng ngây ngất hình ảnh Chúa Cứu Thế, lòng trào dâng niềm tin tưởng. Đằng sau những quan niệm tôn giáo thần bí về ba thế giới (Địa ngục, Luyện ngục, Thiên đường) vốn là bút pháp tượng trưng, ẩn dụ quen thuộc thời trung cổ, chúng ta nhìn thấy hiện thực với nhiều ý nghĩa và quan niệm mới mẻ về tình yêu, báo hiệu mùa xuân thi ca mới. Đó là niềm tin vào con người có trí thông minh và lòng dũng cảm. Dante say sưa ca ngợi anh hùng cổ đại Odyssee bôn ba đi tìm những bến bờ xa lạ. Ca ngợi những triết gia, nghệ sĩ Hi Lạp đem lại bao hiểu biết và xúc cảm cho loài người. Hình tượng Virgile tượng trưng cho lí trí thì nàng Beatrice tượng trưng cho tình yêu và cái đẹp. Cuộc hành trình của nhà thơ Dante được dẫn dắt bởi hai nguồn tinh hoa ấy. Nhà thơ đi tới đâu? Đến với hình ảnh Chúa Cứu Thế tượng trưng cho Chân -Thiện - Mỹ chứ chẳng phải đấng siêu hình nào. Chẳng phải ngẫu nhiên nàng Beatrice có mặt từ đầu đến cuối cuộc đời nhà thơ. Ngay ở thiên đường nàng vẫn tiếc thương mối tình trần thế. Nàng là ân sủng tình yêu mãi mãi dành cho nhà thơ. Nhà triết học cổ điển Đức Hegel đã nhận xét thật đúng: " Dante nhờ tình yêu của Beatrice mà trở thành bất tử. Tình yêu được hoán cải biến thành tình yêu mới có tính tôn giáo không dục vọng " (Mĩ học - Hegel). Nhà thơ Dante đã đóng vai trò quan tòa khi ông đưa kẻ này xuống địa ngục, người khác lên thiên đàng theo chuẩn mực mới của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng. Nhà thơ Pétraque (1304-1374) Tác phẩm tiêu biểu là Ca Khúc (Canzonie). Tập thơ tình yêu nói về mối tình của ông với nàng Lora. Chịu ảnh hưởng của Dante, nhưng ông không ca ngợi một "nàng tiên " mà miêu tả ca ngợi một Lora bình thường sống giữa người trần, nàng hiện lên sinh động. Những mong đợi buồn tủi, khổ đau nhưng đó chính là tình yêu thực sự.
  9. Ngoài thơ tình, Petraque còn làm thơ về triết học, chính trị, như bài " Nước Italia của tôi", " Tâm hồn cao cả ". Thơ ông có tác động mạnh đến quần chúng nhân dân trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước Italia. Truyện " Mười ngày" của Boccacio (1313-1375) Boccacio là nhà bác học nhân văn chủ nghĩa, ông say mê và am hiểu văn hoá cổ Hi Lạp La mã. Tác phẩm tự truyện "Phiammeta". Truyện kể dựa trên mối tình của ông với công chúa Phiammeta.Nàng yêu ông bắt nguồn từ quí mến tài năng ông, nhưng gia đình ông là thương nhân địa vị xã hội thấp nên cuộc tình duyên đã tan vỡ. Đau buồn, ông viết truyện để hả giận. Boccacio xây dựng nhân vật Pamphilo để cho nhân vật này bỏ rơi nàng Phiammeta. Tác phẩm bất tử của Boccacio là Decameron (Mười ngày).Truyên kể bảy cô gái (trong đó có một cô tên Phiammeta) và ba chàng trai (có nhân vật Pamphilo) đều là con nhà quí tộc rủ nhau đến ở một lâu đài ở ngoại thành phố Florence để tránh bệnh dịch hạch. Họ chuyện trò, dạo chơi, để quên đi cái chết đang đe doạ thành phố. Mỗi ngày họ bầu một người làm vua hoặc hoàng hậu để điều khiển cuộc vui chơi. Kể chuyện là trò thú vị nhất. Mỗi ngày họ lần lượt kể 10 câu chuyện. Sau mười ngày được 100 câu chuyện. Hết mười ngày thì nạn dịch hạch chấm dứt, họ lại quay về thành Florence. Tác giả nói rằng ông viết truyện này để mua vui cho nữ giới vì họ là phái Đẹp và tình yêu của họ là ý nghĩa của cuộc sống trần thế này. Truyện Mười ngày cổ vũ tinh thần ham sống, yêu đời, chống lại quan điểm tôn giáo khổ hạnh cho rằng cuộc đời là tạm thời,vật chất thể xác là đáng khinh bỉ. Truyện vang lên tiếng cười giòn giã chế giễu, đả kích đạo đức luân lí phong kiến và nhà thờ và học thuật của họ. Thầy tu, quí tộc và triết gia thần học kinh viện đều bị đem ra làm trò cười, bị vạch chân tướng là những kẻ đạo đức giả, trác táng dâm ô bịp bợm. Tác giả đồng tình cổ vũ những mối tình tự do bất chấp khác nhau về đẳng cấp, địa vị, kể cả thú vui tình yêu thể xác tự nhiên. Nhà văn còn dành thiện cảm và khích lệ cho giới thị dân và thương nhân - những lớp người tiến bộ của thời đại. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, chủ đề phong phú đa dạng của Boccacio khiến Decameron được coi là tác phẩm xuất sắc của Italia, mở đường cho truyện ngắn và tiểu thuyết châu Âu. Từ đây phương pháp hiện thực đã được chú ý và khẳng định. Mục tiêu chính là truyền bá tư tưởng nhân văn Phục Hưng nhưng ông còn chú ý miêu tả quang cảnh đất nước Italia từ thị thành đến làng quê đủ màu sắc.Hàng trăm kiểu nhân vật đa dạng từ mọi tầng lớp xã hội Italia hiện ra sinh động, tất thảy đều thể hiện tâm tư khát vọng sống cùng thời đại. Giai đoạn kế tiếp, văn nghệ thiên về dịch thuật tác phẩm cổ Hi, bên cạnh thơ ca, nghệ thuật tạo hihn2 nổi lên với những nghệ sĩ thiên tài như Leonardo da Vinci, Mikellange và Raphael Cuối phong trào, văn hoá Tây ban nha cùng với sự cai trị của đế quốc Tây Ban Nha vượt lên lấn át khiến cho văn hoá phục Hưng Italia tàn lụi dần. Giai đoạn này gọi là " hậu kì Phục Hưng ".
  10. G Văn học Pháp - một mùa hoa trái tưng bừng Văn nghệ Phục Hưng Pháp ra đời muộn hơn Ý. Mãi sau cuộc chiến tranh Anh - Pháp kéo dài 100 năm (1337 - 1453) chấm dứt, Pháp mới rảnh tay xây dựng lại đất nước và đi vào Phục Hưng. Nửa đầu thế kỉ XV, các lãnh chúa củng cố vương quyền, xây dựng kinh tế. Cuối thế kỉ, nước Pháp trở thành quốc gia thống nhất về chính trị và kinh tế. vua Louis XI được tư sản ủng hộ, khuyến khích thuơng mại, sửa sang đường giao thông thủy bộ, tổ chức bưu điện, chợ búa, hội chợ, đẩy mạnh ngoại thương với các nước ven bờ Địa Trung hải và bắc Âu Nửa đầu thế kỉ XVI, Pháp bắt đầu bành trướng thế lực. Dưới các triều vua Charles VII, Louis XII, Francoise I, Henri II, Pháp mở nhiều chiến dịch xâm lược Ý, giành giật với Anh và Tây Ban Nha. Chiến tranh khiến cho nước Pháp thiệt hại, kinh tế tài chính kiệt quệ, an ninh chính trị bất ổn, nội chiến tôn giáo bùng lên. Điều đáng kể là do tiếp xúc với Ý, Pháp phát hiện ra nển văn hóa cổ đại Hi Lạp và La Mã với nguyên dạng của nó. Nhiều nhà bác học Hi Lạp được mời sang Pháp. Những người quí tộc Pháp thức thời đóng vai trò quyết định gây nên phong trào văn hóa Phục Hưng ở xứ sở này. Đó là tầng lớp quí tộc tiến bộ Pháp, trong đó có hai anh em nhà vua Francoise và em gái đã phất lên ngọn cờ nhân văn chủ nghĩa. 2.1. Thành tựu của thể loại truyện: Truyện là thể loại có những thành công đáng kể. Nó phản ánh khá trung thành hiện thực nước Pháp thế kỉ XVI: mâu thuẫn xã hội gay gắt, giai cấp thống trị sa đọa (quí tộc hống hách, ăn chơi, tăng lữ hợm hĩnh, dốt nát), những lo toan khát vọng của dân chúng, niềm vui và nỗi đau khổ, tội ác và đạo đức đều được ghi lại. Ba cây bút xuất sắc là Margerite Danguleme, Bonaventue và Noel du Fale. Marguerite D’Angouleme là em gái vua Francoise I. Sau khi góa chồng, bà tái giá với vua xứ Navare (thuộc Pháp). Là phụ nữ thông thái nhất thời bấy giờ, bà thông thạo các thứ tiếng chủ yếu ở châu Âu (Hi Lạp, Latin, Ý, Anh, Do thái, Tây Ban Nha, Đức). Bà làm thơ và viết kịch ; nổi tiếng là nhờ tập truyện " Truyện bảy ngày " bắt chước kết cấu " truyện mười ngày " của Boccassio (Ý), nhưng phần sáng tạo nội dung rất độc đáo.Do xuất thân chốn cung đình, Margerite hiểu rõ đời sống quí tộc. Là một phụ nữ thông minh nhạy cảm bà tiếp nhận luồng gió mới nhân văn chủ nghĩa (thổi lên từ đất Ý)v ới niềm phấn khích, say sưa. Tác phẩm của bà toát lên khát khao hạnh phúc tình yêu. Bà tỏ ra hoài nghi nền đạo đức trung cổ dối trá, châm biếm lũ quí tộc tầm thường và thầy tu giả hiệu. Văn của bà đôi khi bộc lộ nỗi khát khao xác thịt. Bà nổi tiếng là cây bút nữ kể chuyện táo bạo, hấp dẫn hiếm có trên văn đàn. 2.2. Thơ ca:
  11. Lúc đầu, nhà thơ Clement Marot được coi là nổi tiếng nhất với tập thơ: " Địa Ngục ". Tập thơ tố cáo thói cuồng tín, chủ nghĩa ngu dân của trường đại học Sorbone, lên án pháp luật đương thời, bọn quan tòa và những tệ nạn do luật pháp phong kiến gây ra. Pierre de Ronsard là nhà thơ quí tộc, được nhà vua che chở, công danh rộng mở. Sau một trận ốm bị điếc, nhà thơ thất vọng quay ra làm thơ. Nổi tiếng là các tập thơ tình yêu, nhất là tập Sonnet gửi Helene với cảm hứng say mê cổ đại và Phục Hưng Ý. Ronsard là nhà thơ của hạnh phúc và tình yêu trần gian, của thiên nhiên và lòng yêu nước. Ông cùng với Du Bellay lập ra trường phái thơ La Pleiat. Joachim Du Bellay (1522-1560) là người viết bản tuyên ngôn của thi phái La Pleiat " bảo vệ và làm giàu cho tiếng Pháp ". Lúc đó, ở nước Pháp, tiếng Latin vẫn là ngôn ngữ chính thống, sự ra đời của bản tuyên ngôn đó là cái mốc quan trọng của nền văn hóa Pháp. Bản tuyên ngôn thể hiện ý chí thống nhất nước Pháp, là quyết tâm, hoài bão của trí thức văn nghệ sĩ muốn sáng tạo một nền văn hóa dân tộc có thể sánh ngang ngôn ngữ văn hóa Hi La cổ đại. Bảy nhà thơ tiêu biểu hợp thành thi phái, tập thơ " Luyến tiếc " Regrets) của Du Bellay nổi tiếng hơn cả. Còn hai dòng thơ khác chứa đựng nhiều hương vị. Dòng thơ Lyon của tầng lớp thị dân đông đảo khát khao cuộc sống thế tục và nền văn hóa mới. Dòng thơ nội chiến tôn giáo nổi lê hai giọng thơ bi tráng đau lòng vì cảnh huynh đệ tương tàn, đẫm máu đẩy nước Pháp trở lại cảnh chia sẻ lãnh thổ. Các bài thơ đều hàm ý chỉ trích đạo thiên chúa ỷ thế mạnh hơn tranh giành dịa vị để " giằng lấy bầu sữa của đất mẹ mà uống một mình ". 2.3. Nhà văn Rabelais (1494-1553) và bộ tiểu thuyết " Gargantua & Pantagruel" Francoise Rabelaise (đọc:Ra -bơ - le) là nhà tiểu thuyết và nhà bác học, sinh vật học, bác sĩ y khoa, luật gia nhà thiên văn học, thông thạo cả sáu ngoại ngữ quen thuộc ở Tây Âu. Học trường dòng, trở thành tu sĩ nhưng Rabelaise sớm chán ngán cuộc sống tu hành. Bị quở phạt, anh cởi bỏ áo tu sĩ đi đây đó lẩn tránh gia đình và bề trên. Anh say mê nghiên cứu cổ đại và ưa giao du với các nhà tri thức nhân văn chủ nghĩa. Trở lại học luật, xong đi Paris học y khoa. Đi làm thầy thuốc ở Lyon và viết tiểu thuyết. Xuất bản cuốn Gargantua Cuốn này bị trung tâm thần học Sorbone lên án. Rabelais bèn xin đi theo Hồng Y Giáo chủ Jean Due Bele sang La mã cầu cứu. Năm sau cuốn Pantagruen tiếp nối cuốn kia ra đời (tập 2), lại bị đại học Sorbone lên án, tác giả phải chạy sang La mã, được giáo hoàng công bố miễn tội. Năm 1545 được phép vua, ông xuất bản " Cuốn thứ ba " kí tên thật, lại bị lên án. Năm 1552 xuất bản " Cuốn thứ tư " vẫn bị đại học Sorbone phản kích gay gắt." Cuốn thứ năm " được xuất bản sau khi tác giả qua đời năm 1554. Ngoài bộ tiểu thuyết năm cuốn, Rabelais còn viết sách y học và khảo cổ học. Rabelais là một trong những " người khổng lồ " của văn học Phục Hưng Tây Âu. Tóm lược nội dung 5 tác phẩm:
  12. GARGANTUA - CUỐN 1 Gargantua là cậu bé con của một lãnh chúa vùng. Cậu bé khổng lồ vừa lọt lòng mẹ đã cất tiếng đòi ăn uống. Phải vắt sữa 176913 con bò mới đủ cho nó thỏa cơn khát đầu tiên. Lớn lên, theo học thầy tu Tuban. Cậu bé trở nên ngớ ngẩn bởi ông thầy nhồi nhét hàng lô kiến thức " chết " (kinh viện, thần học). Cha cậu gởi con đi học ở Paris. Trên đường đi, đuôi ngựa cậu quật nát cả một khu rừng. Vừa đến Paris,Gargantua lấy ngay chuông nhà thờ Đức Bà treo lên cổ ngựa đi chơi.Đại học Sorbone cử một ông thầy ra điều đình với cậu, ông nói một tràng tiếng Latinh, mọi người cười lăn vì chẳng ai hiểu gì cả. Giáo sư của cậu bé là thầy Ponocrates, thầy áp dụng thí điểm một chương trình và phương pháp dạy học mới nhằm phát triển con người toàn diện: trí đức thể mĩ, lại có lao động chân tay, học nghể, đi tham quan sản xuất, công trường, đi dã ngoại cỏ cây Phương pháp mới là hướng dẫn học trò quan sát tự rút ra kết luận, gợi hứng thú cho học trò nghiên cứu. Gargantua đang say mê học tập thì có thư cha gọi về chống giặc xâm lược. Thời chiến tranh, các tu sĩ chỉ biết đóng cửa lo cầu nguyện. Riêng có một thầy tu dũng cảm ra trận diệt được nhiều giặc. Hoàng tử Gargantua thưởng công cho thầy: xây một tu viện mới tên là Theleme giao cho thầy phụ trách. Tu viện có qui chế mới lạ: con trai từ 12 đến 18 tuổi, con gái từ 10 - 18 đều được tự do vào học. Một khẩu hiệu lớn treo trước cổng: " Muốn làm gì thì làm " Trai gái tự do sống theo theo sở thích, vui chơi thả cửa tự do yêu đương, chừng nào chán tu viện thì bỏ đi. PATAGRUEN - CUỐN 2 Gargantua cưới vợ, sinh con trai. Đứa bé tên Pantagruen, mẹ nó chết sau khi sinh đẻ. Trước nôi con và xác vợ, Gargantua suy nghĩ hồi lâu không biết nên khóc hay nên cười. Anh quyết định ở nhà ẵm con để mọi người đi chôn cất vợ mình. Giống như cha, Pantagruen cũng là một đứa bé có tầm vóc khổng lồ. Lớn lên nó cũng được gởi đi học ở những trường đại học nổi tiếng như Patier, Bordo, Touluse, Avignon, Orlean. Gar gantua thường viết thư động viên con chăm chỉ học tập nắm lấy kiến thức khoa học tiến bộ của thời đại. Pantagruen kết bạn với Panucger một anh chàng thông minh và láu cá. CUỐN THỨ 3 QUÂN ĐỘI Dipsos xâm lăng bờ cõi. Pantagruen ra trận, dẹp tan giặc. Panucner được giao cai quản một thành trì. Gã này tiêu xài hoang phí, chỉ 14 ngày tiêu xài hết sạch của cải. Gã băn khoăn hỏi Pantagruen có nên lấy vợ hay không. Anh chẳng biết đáp thế nào nên rủ bạn đi tìm người giải đáp. Hỏi nhiều hạng người nhưng chẳng ai trả lời thỏa đáng. Họ tiếp tục đi ra nước ngoài. CUỐN THỨ 4
  13. Đôi bạn lên tàu vượt biển. trên tàu, Panucner cãi lộn với một lái buôn cừu. Panucner trả thù bằng cách mua con cừ đầu đàn của đối phương rồi ném xuống biển, cả đàn cừu lần lượt nhảy theo xuống biển, gã lái buôn tiếc của cũng nhảy theo. Tàu gặp bão, Panucner sợ chết rên rỉ khóc than tìm chổ nấp.Thầy tu Jean và các thủy thủ cố sức chèo chống. Sóng yên bể lặng, panucner nhảy ra khoe khoang công trạng giúp tàu. Thuyền ghé vào hai hòn đảo. Dân chúng hao đảo này thù ghét nhau chém giết nhau liên miên (ám chỉ cuộc nội chiến tôn giao ở Pháp). Thuyền ghé thăm đảo Metce (nghĩa là ông dạ dày), nơi đây diễn ra những hoạt động khoa học và nghệ thuật. CUỐN THỨ 5 Thuyền đến đảo Sonante. Nơi đây có những loài chim lạ thoạt trông có dáng hình người: chim lông trắng, chim đen tuyền, chim xám xịt, khoang đen, khoang trắng, hoặc đỏ chót. Lũ chim chỉ việc ăn no và hót kêu. Có một con chim đầu đàn. (ám chỉ các loại thầy tu). Thuyền lại ghé đảo có giống mèo lông xù chuyên sống bằng của đút lót. Tiếp đến đảoAnpedepe (ám chỉ thuế khóa), rồi ghé đảo Quintesant (ám chỉ đại học Sorbone). Hành trình tiếp tục và kết thúc khi thuyền đến xứ Langtenoir, họ được nữ chúa dẫn vào ngôi đền thờ " Lọ nước thần ". Khi Pantagruel đưa ra câu hỏi có nên lấy vợ không, nữ chúa chỉ trả lời " uống đi !" (trinhch !) CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1. Phân tích nhân vật khổng lồ trong hai bộ sách của Rabelais 2. Nêu lên những ám chỉ phê phán nhà thờ trung cổ và chế độ phong kiến. Nhà văn có phê phán triệt để nhà thờ hay không? Michel de Montaigne - nhà văn lớn cuối cùng của thế k ỉ 16 Pháp Cuộc đời và sự nghiệp: Tên thật là Michel Eyquen (Mi- sen Ê- ken) Xuất thân gia đình thưong nhân tư sản, cụ cố từng là lái buôn cá, sau mua đựoc trang trạI lâu đài của dòng họ quí tộc Montaigne, trở nên giàu có và gia nhập hàng ngũ quí tộc. Cha của nhà văn lập công trong chiến dịch đánh Italia và đựoc bổ nhiệm chức vụ thị trưởng Bordeau. Tốt nghiệp khoa luật ở đạI học Tulouse, Montaigne làm cố vấn ở toà án Perigor nhưng không yêu nghề. Sau khi cha chết, ông bán lạị chức vụ, rút về ở trang trạI, miệt mài đọc sách. Ông còn giao du vớI bạn bè, đi đây đó. Năm 1580 viết xong hai tập tiểu luận “Essais”, ghi lại những ý kiến,nhận xét về những sách đã đọc, về cuộc đờI và những nơi đã đi qua. Theo ông “ essais” nghĩa là thể nghiệm, thể nghiệm cái năng khiếu tự nhiên của mình. Hoặc “đây chỉ là cuốn sổ ghi lạI những điều thể nghiệm đựơc trong đờI tôi “ Bị bệnh ông tìm đến nơi có suốI khoáng để an dưỡng. Ông sang Thuỵ sĩ, Italia, thăm La Mã đựơc tặng danh hiệu công dân thành La Mã. Vua Pháp gửI thư mờI ông về làm thị trưỏng Bordeau vì ông đựơc bầu vắng mặt. Ông trở về nứơc nhưng không thích nhiệm vụ này. Nạn dịch chết nhiều người ở lãnh địa Bordeau khiến ông bỏ về trang trại chạy dịch. Từ đó ông ít đi khỏi nhà, ngẫm nghĩ và viết.
  14. Suốt thời kì chiến tranh tôn giáo (1560-1594), thái độ trung lập của ông khiến cả hai phe ngờ vực. Mặc họ, ông vẫn đọc sách, ghi chép và viết Tiểu luận tập 3 và cho tái bản hai tập đầu sau khi chỉnh lí sửa chữa. Ông mất năm 1592 tại lâu đài. Năm 1595 bộ Tiểu Luận toàn tập đựơc bà De Gurnay con nuôi của ông xuất bản. Tiểu luận và giá trị văn học Tác phẩm nói lên con người tác giả vớI những mâu thuẫn hạn chế nhưng tràn đầy suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo của một nhà tư tưỏng, nhà văn nghệ sĩ. Đó là cây bút trung thực dám bộc lộ quan điểm và cả thói xấu của mình, như ông viết “ chỉ nói về tôi” Ông nói thẳng rằng ông không thích chính trị. Ông cho rằng “ chính trị là công việc của những người biết phục tùng hơn và mềm dẻo hơn “. Rằng “ lợi ích công cộng đòi hỏI ngưòi ta phản trăc, dối trá, chém giết “ (Chưong I: Về cái lợI ích và cái lương thiện). Chính do quan niệm ấy, ông chán ngán, từ bỏ chính trưòng, về nhà đóng cửa đọc sách. Chính trị thờI đó là chính trị của giai cấp phong kiến quí tộc và giai cấp tư sản đang ngoi lên. Nhà văn không thể nào chịu đựng đựoc thứ chính trị “ phản trắc, dốI trá, giết ngưòi” của họ. Nhà văn khẳng định phảI tuân theo những luật lệ của môi trường trong đó ngưòi ta sống “đừng nên thay đổI dễ dàng một luật lệ sẵn có “. Ông nghi ngờ cả hai phái cảI cách tôn giáo, không nhập cuộc. Quan điểm của ông có ý nghĩa tích cực vào giai đoạn đó. Ông nêu lên một kiểu chủ nghĩa hoài nghi Montaigne qua câu hỏI nổI tiếng của ông:” Tôi biết gì? “ (Que sais je?). Câu hỏI vang lên như một lờI phủ định toàn bộ những chân lí cũ, tín điều cũ. Ông phê phán triết học kinh viện, rằng nó chẳng phảI là khoa học, không giúp ích gì cho sự hiểu biết của con ngưòi. Ông hoài nghi cả cảm giác và lí trí. Nhưng không phảI ông chỉ biết hoài nghi, “ tôi yêu cuộc sống và tôi chăm bón cho nó “. Ông bàn về cái chết, tâm lí sợ chết của ngưòi đờI và cố gắng đánh tan tâm lí đó. Theo ông, ngưòi ta sợ chết vì đã hình dung ra nó một cách sai lầm. Nếu biết gạt bỏ quan niệm sai thì ngưòi ta sẽ coi cái chết như hiện tưọng tự nhiên bình thưòng,“ mỗI ngày sống là tiến dần cái chết, ngày cuốI cùng là ngày đi tới nơi “.Ông hạ bút kết luận:” Triết học là học cách chết “. Khi đã không sợ cái chết nữa thì sẽ yêu cuộc sống hơn, học cách chết chính là học cách sống. Ông khẳng định rằng hạnh phúc niềm vui là niềm khao khát của mọi loài vật chỉ có đựơc ở ngay trần gian này. Muốn sống hạnh phúc thì phảI sống theo tự nhiên, thích ứng vớI tự nhiên. Tự nhiên có qui luật của nó, trật tự vững vàng và không phụ thuộc vào sự biến đổI của con ngưòi. Nhìn chung tư tưỏng của ông bắt gặp tư tưỏng nhân văn chủ nghĩa của thời đại Phục Hưng. Đặc biệt, quan điểm giáo dục của Montaigne đáng đựơc chú ý. Trong chương “Bàn về trưòng lớp học cho trẻ em” ông đề xuất nhiều quan điểm tiến bộ. Ông lên án nhà trưòng Trung cổ “đích thị là một nhà tù giam cầm tuổI trẻ “, ở đó chỉ “ nghe tiếng trẻ con bị nhục hình đang gào khóc và tiếng cáu gắt của thầy giáo
  15. đang giận dữ “. Ông mong muốn nhà trường phải là nơi đầy hoa lá chứ không cần đòn roi đẫm máu. Ông phản đốI lốI học nhồI nhét kinh viện, dạy học trò những điều vô bổ và phi lí. Giáo dục là xây dựng một con ngưòi chứ không phải chỉ bồI dưỡng tâm hồn và trí tuệ. Con ngưòi học trò phảI biết sáng tạo, biết suy nghĩ chứ không phảI đầy ắp kiến thức. Ông còn chủ trương đi du lịch tham quan, tiếp xúc nhiều với mọi ngờơi để tránh “ tầm nhìn thu ngắn lạI bằng chiều dài sống mũi “.Đề án giáo dục của Montaigne căn bản đáp ứng nhu cầu của con em giai cấp quí tộc, giống nhưng không có vẻ “ khổng lồ “ nhu Rabelais. Nghệ thuật luận văn của Montaigne rất hấp dẫn, trứơc hết nhờ những ý kiến mớI mẻ, cách dẫn dắt khéo léo khôn ngoan. Ở đó, nhà tư tưởng và nhà văn hoà hợp làm một cây bút. Tránh sự khô khan của nhà triết học, văn ông trình bày đựơc những niềm vui bất ngờ lí thú.Tư tưởng nằm trong những hình ảnh cụ thể, thông qua cảm giác, mẩu chuyện, giai thoại vớI những ngôn ngữ giản dị ngây thơ. Ông tự nhận xét “đó là phong cách hài hước và riêng biệt”. Ông là nhà văn phóng túng, ngòi bút đang buông thả theo dòng bỗng nhiên sực tỉnh quay lại hoặc đột ngột chấm dứt. Bố cục các chương mục khó mà cân đối, chương ngắn xen kẽ chương dài. Một số nhà văn không thích và phê bình chỉ trích phong cách của ông, nhiều nhà triết học thế kỉ 18 Pháp lại ca ngợI ông và văn chương của ông. H Tây ban nha - một mùa gặt hái bội thu Tây ban nha thế kỉ 15 thường xuyên xảy ra những cuộc tranh đoạt ngai vàng. Lãnh thổ chưa được thống nhất. Sang thế kỉ 16, sau khi đuổi sạch quan xâm lược, đất nước TBN thống nhất và phát triển mạnh mẽ. Nhờ vơ vét nhiều vàng bạc châu báu ở châu Mĩ và bóc lột các thuộc địa ở châu Âu, đất nước này giàu lên mau chóng. Dân chúng và quí tộc đổ xô sang châu Mĩ sinh cơ lập nghiệp và truyền bá tôn giáo cùng nền quân chủ. Nền quân chủ TBN gắn bó chặt chẽ với lí tưởng thiên chúa giáo, chỉ phục vụ lợi ích quí tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lữ. Thị dân và nông dân không ủng hộ nhà nước. Tôn giáo lộng hành, những kẻ cuồng tín, mê nuội và những nhà thờ tu viện dày đặc khắp đất nước. Đến giữa thế kỉ 16, nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, nông dân phá sản lây lan sang giới tiểu chủ, quí tộc cấp thấp. Công thương nghiệp cũng đình đốn.Tham nhũng, trộm cướp, tệ nạn xã hội cờ bạc đĩ điếm. Một tâm trạng chung là hoài nghi bi quan lan tỏa. Những tình hình trên đã được phản ánh vào tác phẩm văn học. Đây là thời kì hoàng kim của văn học TBN, đạt tới đỉnh cao ở nửa sau thế kỉ 16 vươn dài tới giữa thế kỉ sau, trong khi kinh tế xã hội nước này vẫn suy thoái. Văn học Phục Hưng TBN có thể chia hai giai đoạn:
  16. 3.1 - Giai đoạn sơ kì Phục Hưng: Sau khi chiếm được vùng Napoli của Ý, vua TBN là Anphongse V quyết tâm biến thành phố này thành vùng văn hóa TBN. Nhưng chính nền văn hóa Phục Hưng Ý lại chinh phục được những kẻ đi chinh phục. Những tác phẩm Ý đã hấp dẫn cuốn hút các nghệ sĩ TBN gây nên phong trào học tập và bắt chước mẫu mực Ý. Các vua TBN cũng bắt chước các vua Ý đứng ra đỡ đầu cho các nhà bác học và văn nghệ sĩ giúp họ sáng tạo. Thơ ca TBN lúc đầu chịu ảnh hưởng thơ Ý, thành tựu đáng kể là " Romencero" được Victor Hugo gọi là " bản anh hùng ca Illiade của dân tộc Tây ban nha ". Tiểu thuyết hiệp sĩ cũng phát triển mạnh trong giai đoạn đầu. 3.2. Giai đoạn Phục Hưng nở rộ: Văn học phát triển toàn diện nhưng nổi bật là thơ ca, tiểu thuyết và kịch. Thơ ca nhiều dòng: dòng thơ Ý, thơ truyền thống, thơ Salamant và dòng thơ thành Seville. Thơ phản ánh toàn diện tâm tư tình cảm đa dạng của giới trí thức Tây Ban Nha về đất nước lịch sử, dân tộc, về thời đại mới đang đến, về tình yêu Các nhà thơ tiêu biều là: Juan Bocan, Cristobal, Louise Lenon, Fernando và De Vega. Tiểu thuyết: Hơn bất cứ nước nào ở Tây Âu, tiểu thuyết TBN phát triển rất mạnh, đạt tới đỉnh cao hiếm có như Don Quijote của Cervantes. Trước tiểu thuyết độc đáo này có ba dòng tiểu thuyết: tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết mục ca và tiểu thuyết Pycarete. Tiểu thuyết mục ca: dòng tiểu thuyết quí tộc, nhân vật quí tộc bất mãn với xã hội tư sản nên tìm cách thoát ly, rời bỏ cuộc sống đô thị chật hẹp, khoác lên mình bộ áo người chăn cừu. Họ là những nam nữ du mục sống nơi hoang dã,núi non. Tiểu thuyết ca ngợi lối sống du mục tự do, trong sạch phóng khoáng khác xa cuộc sống cạnh tranh vật chất và tù túng chốn cung đình và thành thị.Các mục đồng say sưa với tình yêu ngoài bãi cỏ, sườn non bờ suối coi tình yêu là niềm vui lẽ sống duy nhất. Nổi tiếng là tiểu thuyết " Nàng Diana " của Montemayor gồm 7 cuốn. Chuyện kể một mối tình đau khổ của hai chàng chăn cừu Cireno và Sinvano, cả hai cùng yêu nàng Diana một cô gái chăn cừu xinh đẹp. Nàng yêu Cireno và lạnh nhạt với Sinvano. Rồi nàng lại từ bỏ tất cả để đi cưới tên nhà giàu Dellio. Một cô gái khác tên Senvakia làm quen và an ủi hai kẻ thất tình. Một anh khỏi bệnh và một chàng được yêu. Cuốn tiểu thuyết này có tiếng vang ở châu Âu, Cervantes và Sakespeare đều chịu ảnh hưởng của nó. Tiểu thuyết Pycarete: Miêu tả cuộc sống của lớp người vô sản hóa và lưu manh gọi là tầng lớp Picaro. Họ không có nghề nghiệp, đi lang thang, làm bất cứ việc gì để sông bất kể tốt xấu, vào tù ra khám là thường. Họ lưu lạc giang hồ lên voi xuống chó. Tiểu thuyết viết dưới dạng hồi kí thường do một picaro kể lại đời mình.Những pha gay cấn éo le được miêu tả sinh động hấp dẫn. Tiểu thuyết Pycarete có ý nghĩa tố cáo thực trạng ở một số nước Tây Âu đương thời, gây ảnh hưởng mạnh đến loại tiểu thuyết giang hồ ở Anh, Pháp, Đức, rõ nhất là cuốn " Robinson Crusoe " của Daniel Defoe nhà văn Ánh sáng Anh.
  17. Tiểu thuyết hiệp sĩ:Tác phẩm ca tụng nhân vật hiệp sĩ lí tưởng của chế độ phong kiến trung cổ. Đến cuối thế kỉ 16, loại tiểu thuyết này suy tàn vì chẳng còn người đọc. Tiểu thuyết hiện thực Phục Hưng đánh dấu bằng kiệt tác Don Quijote của Miguel De Cervantes. Don Quijote đã chế giễu tiểu thuyết trung cổ lỗi thời cùng với lí tưởng hiệp sĩ TBN, đóng vai trò kết thúc dứt điểm thể loại này. 3.3. CERVANTES VÀ TIỂU THUYẾT DON QUIJOTE Nhà văn Miguel de Cervantes sinh năm 1547 tại một thị trấn gần thủ đô Madrid. Trường đại học Madrid là một trung tâm nhân văn chủ nghĩa nổi tiếng thời bấy giờ. Ông cụ thân sinh nhà văn làm nghề thây thuốc, thuộc dòng dõi tiểu quí tộc. Cervantes có 7 anh chị em, theo cha chuyển cư nhiều nơi mãi sau mới định cư ở Madrid, cha vẫn làm thầy lang nghèo. Cervantes may mắn được học hết bậc đại học. Hai mươi tuổi anh được đi phục vụ giáo chủ Aquaviva là đặc sứ của Giáo hoàng tại Tây ban nha. Anh theo giáo chủ sang Italia - nơi mơ ước của thanh niên trí thức châu Âu - cái nôi của phong trào văn hóa Phục Hưng, vùng đất giàu đẹp hiếm có.Giáo chủ Aquaviva qua đời, anh ở lại gia nhập quân đội Tây Ban nha đang đồn trú ở Italia. Năm 1571, trong một trận thủy chiến, Cervantes chiến đấu dũng cảm bị thương nặng mất một cánh tay. Năm 1575 ông được phép về thăm tổ quốc và gia đình, mang theo 2 lá thư tiến cử mình với triều đình hoàng đế Philip II. Lá thư thứ nhất của Don Juan tư lệnh quân đội TBN. Lá thư thứ hai của Don Carlos phó vương đảo Cicille. Hai lá thư giới thiệu ông là chiến binh dũng cảm, đề nghị triều đình khen thưởng và trọng dụng Trên đường về nước cùng đi có cả anh ruột và nhiều chiến sĩ có công trạng. Không may giữa đường thuyền của ông bị bọn cướp biển Bắc Phi chặn đánh. Ông và đồng đội chống trả đến cùng nhưng thatt bại. Ông và những người sống sót bị đưa sang Angeri, bị giam giữ suốt 5 năm, nhiều lần vượt ngục không thành. Ông được coi là người lãnh đạo tù nhân đấu tranh. Mỗi khi vượt ngục thất bại ông đều đứng ra nhẫn trách nhiệm khiến kẻ thù cũng phải vị nể. Có lần ông đã vạch kế hoạch cướp chính quyền ở Angeri. Năm 1580 ông được chuộc ra do gia đình và bạn bè cùng nhà dòng góp tiền. Triều đình TBN dửng dưng không hề can thiệp vào việc giải phóng những người chiến sĩ trung thành của đất nước. Về đến quê nhà, cha vừa mất gia đình đã khánh kiệt nghèo túng hơn xưa. Cervantes lại thêm đau lòng vì cảnh quê hương đất nước tiêu điều, cung đình thì ăn chơi xa hoa lộng lẫy. ông tìm vào kinh đô với hi vọng công lao của mình được khen thửng. Nào ngờ vua Philip II chỉ ban cho ông 50 đồng tiền vàng và ra sắc lệnh điều ông đi công việc ở Bắc Phi. Sau chuyến đi tiền xài hết. Ông xin một chức vụ nhỏ nhưng triều đình làm ngơ vì họ cho rằng đã bù đắp đủ cho 5 năm chiến đấu Bắc Phi và cánh tay cụt của ông. Cervantes trở lại cuộc đời người lính, sang đóng quân ở Bồ Đào Nha. Chán nản, ông xin giải ngũ về nhà, lấy vợ. Để kiếm sống, ông làm thơ viết kịch, vẫn không đủ sống, lại đi xin việc, quân đội cho ông công việc đi thu gom lương thực. Mười năm làm nghề này va chạm nhiều với giới quí tộc và tăng lữ - những kẻ ngoan cố gian lận nhất trong việc đóng thuế lương thực và bán lúa thừa.
  18. Trong khoảng đó ông viết vài truyện ngắn, rồi mấy lần vào ra tù vì bị vu oan lạm tiền công quĩ và lương thực. Lại có lần ông bị nhà thờ trù dập rút phép thông công. Mười mấy năm cuối đời, ông sống nghèo túng nhưng lại là lúc tài năng sáng tạo văn học phát triển. Năm 1605, Cervantes 58 tuổi, cho xuất bản tập 1 của tiểu thuyết tiếng Tây ban nha là El Ingenioso Hidango Don Quijote de La Mancha, nghĩa là Truyện nhà hiệp sĩ trứ danh DonQuijote dòng dõi Hidango ở xứ Mancha (Trước đây dịch qua bản tiếng Pháp là Đông Ki Sốt, nay nên đọc theo đúng ngữ âm Tây ban nha là Đông- Ki hô tê). Cuốn sách lập tức được dịch sang tiếng Pháp, Ý, Bồ đào nha và tái bản 4 lần ở Tây ban nha trong năm đó. Trong 6 năm kế tiếp ông đang viết tiếp tập 2 thì có tên lừa đảo tung ra cuốn " Don Quijote phần 2 " khiến ông phải mau chóng hoàn thành phần 2 thực sự của mình để xuất bản (năm 1614). Ông còn viết một tập kịch nữa, sách in nhiều, bán chạy nhưng bọn chủ nhà in thì phất lên giàu có còn ông vẫn nghèo vì tiền nhuận bút ít ỏi. Nhà văn Cervantes về già vẫn nghèo túng, bệnh tật liên miên. Ông còn viết một cuốn tiểu thuyết cuối cùng và hoàn thành trước khi mất một tuần - ông qua đời ngày 23 tháng tư / 1616. Ngày nay, cuốn Don Quijote được coi là tác phẩm lớn lao nhất, đỉnh cao chói lọi của Cervantes. Trong lời Tựa, nhà văn nói rằng ông muốn " nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ ", tác phẩm của ông " từ đầu đến cuối là một lời thóa mạ dài " đối với loại tiểu thuyết đó. Sau đây giới thiệu tóm tắt cốt truyện: Xứ Mancha, Tây ban nha có một nhà quí tộc sa sút tên là Kijana khoảng năm chục tuổi, cao lênh khênh, gày gò nhưng tráng kiện. Quanh năm nhàn rỗi, không làm việc gì ngoài vùi đầu đọc sách hiệp sĩ. Y đọc mải miết, chẳng ngó ngàng tới sự đời, nhà cửa ruộng đất và quên hết những thú vui thông thường. Y bán dần ruộng đất để mua sách hiệp sĩ chất đầy nhà. Đọc nhiều ngủ ít, trí óc y lú lẫn, y coi những chuyện trong sách là chuyện thực ngoài đời, hơn cả sự thực. Một ngày kia y nảy ý định lên đường làm hiệp sĩ giang hồ để cứu khổ phò nguy thiên hạ và làm rạng rỡ tên tuổi mình. Y moi ra những áo giáp, khiên mũ và thanh kiếm cũ của ông tổ bốn đời rồi lau chùi hoen rỉ, sửa sang trang bị cho mình. Con ngựa gầy còm trong chuồng y lôi ra làm con chiến mã và đặt cho nó cái tên mĩ miều -Rossinante. Y cũng đổi luôn tên mình thành " Don Quijote xứ Mancha " cho đúng kiểu cách một trang hiệp sĩ. Lại phải tìm ra một người phụ nữ đẹp để tôn thờ làm " bà chúa của trái tim hiệp sĩ ", y nghĩ tới một cô gái nông dân ở làng Tobozo mà đã có lần y cảm động xao xuyến khi nhìn thấy. Chẳng biết tên cô, y đặt cho cô cái tên quí phái - Duncine công nương xứ Tobozo. Y đắc ý vì đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để làm một hiệp sĩ mẫu mực. Một buổi sớm rạng đông, y mặc trang phục hiệp sĩ cưỡi ngựa lẻn ra đi không để cô cháu gái già và mụ quản gia biết.Lang thang suốt ngày đầu tiên, chiều y tới một quán trọ bên đường có nhiều người ngựa ra vào, y tưởng đó là một lâu đài của một quí tộc lãnh chúa - người có thể giúp tấn phong danh hiệụ hiệp sĩ. Y dắt ngựa vào, trịnh trọng tự giới thiệu với chủ quán và bày tỏ nguyện vọng. Lão chủ quán tin rằng y là một kẻ tâm thần rồ dại nhưng nghĩ nhân cơ hội bày trò vui cho
  19. khách trọ nên nhận lời làm lễ tấn phong hiệp sĩ cho y. Tối hôm ấy, theo như phong tục hiệp sĩ trong sách, y thức trắng đêm để tâm niệm, suy ngẫm. Một gã lái buôn cũng là khách trọ dắt ngựa đi uống nước lỡ đụng chạm đến đống võ khí trang bị cụa y để bên thành giếng nước. Nghĩ rằng mình đã bị xúc phạm, y cầm cây giáo đập vào đầu gã khách thương khiến y ngã lăn bất tỉnh. Chủ quán vội vã bày lễ tấn phong để mau chóng tống khứ ông khách kì dị này đi. Tin tương rằng đã là hiệp sĩ, y tiếp tục lên đường tìm cơ hội ra tay nghĩa hiệp lập chiến công. Thấy cảnh một em bé mục đồng bị ông chủ trói đánh đập tàn nhẫn, y thúc ngựa xông vào can thiệp. Hỏi ra mới biết em bé để lạc mất một con cừu nên bị chủ phạt, y giận lắm. Quắc mắt lên y ra lệnh cho tên chủ cởi trói cho em bé, trả tiền công đầy đủ, lại bắt hắn phải thề từ nay không hành hạ em bé làm thuê nữa. Hoảng sợ, tên chủ vội hứa hẹn. Nhưng khi hiệp sĩ vừa đi khuất, gã chủ lại trói và đánh em bé tàn nhẫn hơn trước. Tiếp tục cuộc hành trình vô định, Don Quijote gặp một đoàn lái buôn. Y chặn họ lại, yêu cầu họ phải lên tiếng thừa nhận nàng Duncine xứ Tobozo là người phụ nữ đẹp nhất thiên hạ. Bọn lái buôn nổi giận xúm lại đánh y một trận tơi bời à Một bác thợ cày cùng làng đi ngang qua thấy y ngã ngựa bèn vực y dậy, dìu về quê. Ở nhà, cô cháu gái và mụ quản gia cùng mấy người bạn của y đang đốt bỏ đống sách hiệp sĩ của y. Họ chắc rằng sau chuyến thất bại xương máu vừa rồi y sẽ bỏ giấc mộng hiệp sĩ. Nhưng sức khỏe vừa hồi phục, y lại âm thầm chuẩn bị tái xuất giang hồ. Y rủ rê bác nông dân hàng xóm tên là Sanso Pancha đi theo mình làm cân vệ dắt ngựa. Bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn của y, bác nhận lời. Thế là một sớm tinh mơ, hai thầy trò lẳng lặng lên đường. Đi sau con ngựa gày gò chở ông chủ cao gày là con lừa thấp bé chở bác thợ cày lùn mập ù vai đeo chiếc bị đựng đồ ăn và một bầu rượu lớn. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió khổng lồ, hiệp sị tưởng đó là bọn quỉ khổng lồ hung ác. Bất chấp bác Sanso can ngăn giải thích, y thúc ngựa vung giáo xông vào đâm. Gặp cơn gió mạnh, cối quay mạnh, bẻ gãy cây giáo và quật y ngã lăn bầm dập Lại gặp một đoàn tù khổ sai đang bị lính dẫn đi, y động lòng, phẫn nộ thấy cảnh con người bị tước đoạt tự do. Y xông vào tấn công tên lính, đám tù nhân chớp cơ hội bỏ chạy thoát thân. Còn y bị tên lính đánh nhừ tử Lát sau những tù nhân quay lại tìm y săn sóc và cảm tạ ân nhân. Nhà hiệp sĩ yêu cầu họ hứa tìm đến làng Tobozo gặp công nương Duncine để cảm tạ và báo công trạng cho y. Bọn họ từ chối, y nổi giận xỉ mắng họ. Tù nhân phần lớn là dân lưu manh côn đồ tướng cướp nổi giận đánh y một trận nữa rồi bỏ đi. (Ngoài ra y còn gây nhiều cuộc ẩu đả khác và phần lớn đều thua cuộc). Cô cháu gái đã nhờ người dùng sức mạnh và mưu kế bắt y vào cũi, chở về nhà. Nghỉ ở nhà ít lâu, hai thầy trò lại lên đường lần thứ ba. Nhiều trò điên rồ kì quặc lại xảy ra Lần này bác thợ cày được cử làm tổng trấn một hòn đảo, đúng như lời hứa ban đầu của hiệp sĩ Quijote. Đó chỉ là cuộc bày trò vui của hai vợ chồng t quận công nọ trong thời gian hai thầy trò đến lãnh địa của họ.
  20. Một lần nữa, gia đình và bè bạn lại dùng mưu kế buộc nhà quí tộc già Kijana phải từ bỏ con đường hiệp sĩ giang hồ. Một anh cháu họ đóng giả hiệp sĩ với biệt danh " Vừng trăng bạc ", đón gặp nhà hiệp sĩ lừng danh " Mặt buồn " (tức Don Quijote). Anh thách đấu với điều kiện: nếu thua trận anh sẽ tự nguyện làm hầu cận dắt ngựa cho hiệp sĩ (thay bác Pancha đã bỏ chức tổng trấn về quê sau khi không thể làm được chức vụ ấy vì dốt nát - nhưng bác cũng vớ được một ít của cải nhỏ mang về cho vợ). Còn nếu hiệp sĩ thua trận sẽ phải thề từ bỏ giang hồ trở về nhà. Cuộc đấu diễn ra, hiệp sĩ Mặt Buồn già yếu thua trận, y đành phải giữ lời hứa danh dự của hiệp sĩ quay về nhà. Buồn bã khọn nguôi vì lí tưởng hiệp sĩ bỏ dở, y lăn ra bệnh trong nỗi buồn rầu khôn nguôi. Nằm trên giường bệnh y nghĩ lại ba lần giang hồ và nhận ra tác hại của tiểu thuyết hiệp sĩ. Biết mình sức đã tàn, y viết chúc thư phân phối tài sản cho cô cháu gái và bác nông dân Pancha. Vài ngày sau Don Quijote từ giã cuộc đời. GỢI Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM 1 / Bối cảnh đời sống văn học Tây ban nha trước khi tác phẩm ra đời. Hồi ấy sách tiểu thuyết hiệp sĩ tràn ngập thị trường Tây ban nha và Tây Âu, gây nhiều tác hại cho công chúng và gây phẫn nộ đối với chính luận. Những độc giả đam mê sách này bỏ công việc, hao tiền tốn của, vùi đầu vào những truyện hoang đường phi lí. Thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bị méo mó lệch lạc. Hình tượng hiệp sĩ giang hồ phóng đãng làm nảy sinh lối sống tai hại cho trậy tự an ninh xã hội. Vua Tây ban nha là Charler Cing ra lệnh cấm đọc loại tiểu thuyết đó nhưng ông vẫn lén lút đọc say mê. Các nhà tu hành cũng chẳng kém. Sách hiệp sĩ vẫn cứ lưu hành. Mãi đến khi cuốn Don Quijote xuất hiện thì loại tiểu thuyết hiệp sĩ mới mất hết độc giả. Dĩ độc trị độc! Dư luận nồng nhiệt ca tụng cuốn tiểu thuyết châm biếm sâu sắc này. Lần đầu tiên trong đời nhà văn Cervantes đón nhận thành công và cảm thấy được an ủi cho cuộc đời vất vả chịu đựng bất công của mình. 2 / Giá trị của tác phẩm Don Quijote: - Chôn vùi một thể tài tiểu thuyết hiệp sĩ trung cổ có hại cho công chúng. - Góp một cuốn tiểu thuyết mới với nội dung nhân đạo chủ nghĩa, bênh vực quyền sống con người. Đằng sau một hài kịch là bi kịch của người nghệ sĩ chân chính trong cuộc Phục Hưng - Xây dựng tiểu thuyết hiện thực, Don Quijote miêu tả hiện thực đất nước TBN khổ cực, nhiễu nhương, rối loạn dưới sự cai trị của phong kiến và tăng lữ, lấp ló một bọn người khác sắp vào cuộc áp bức con người - gã tư sản. - Biểu dương những tư tưởng mới mẻ tiến bộ của thời đại mới khi trình bày những vấn đề tôn giáo, xã hội, nghệ thuật, tình yêu hạnh phúc. 3/ Phân tích nhân vật Don Quijote: Don Quijote vẽ ra một kẻ ham mê đọc sách hiệp sĩ nên bị đầu độc, kẻ chỉ biết sách vở mà không biết gì đến hiện thực khách quan rồi sẽ thất bại.
  21. Tiểt thuyết miêu tả sự không ăn khớp giữa lí tưởng hiệp sĩ trung cổ với hiện thực đang tư sản hóa. Hai giá trị song song tồn tại trong tác phẩm: sự điên rồ của hiệp sĩ và những thất bại cay đắng liên miên của y diễn ra cùng với hiện thực đen tối của đất nước. Hình ảnh Don Quijote tượng trung cho đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến cố sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ ngoan cố chống lại tư tưởng Phục Hưng, như chàng hiệp sĩ Don Quijote vậy thôi. Một chi tiết tiêu biểu: kị sĩ vác giáo đánh cối xay gió, bị cối xay quật ngã. Kẻ vác giáo thất bại, còn lịch sử vẫn tiến lên (bánh xe lịch sử vẫn quay!). Nhà văn còn mượn nhân vật phát ngôn cho mình những tư tưởng mới, những suy ngẫm, quan niệm về chính trị, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật, đặc biệt là nhân sinh quan. Hãy nghe nhân vật nói những lời tỉnh táo, xúc động, thâm thúy với bác giám mã Sanso sau những lúc mộng du: Sanso à, tự do là một trong những của cải quí báu nhất mà thượng đế đã ban cho con người. Vì tự do cũng như vì danh dự, có thể và cần phải hi sinh cả tính mạng nữa.Ngược lại, làm mất tự do là điều tệ hại nhất trong những điều ác của con người.Ta nói điều này, Sanso à, bởi vì hồi nãy bữa tiệc linh đình dành cho chúng ta trong lâu đài nọ, trước những thức ăn ngon lành và những đồ uống chắc là phải dịu ngọt ta vẫn phải chịu dày vò vì đói khát. Vì ta không được ăn uống với sự tự do như khi ta ăn uống những thứ do tự tay ta làm ra. Kẻ nào ăn miếng bánh tự tay mình làm ra mà không phải mang ơn ai bố thí là kẻ sung sướng nhất trên đời. Những quan niệm mới mẻ khác hẳn thói phong kiến hư danh khi khuyên nhủ Sanso lên đường nhận chức quan " tổng trấn ": Sanso à, anh phải lấy nguồn gốc nghèo nàn của mình làm vinh dự. Đừng sợ nói cho mọi người biết rằng mình xuất thân nông dân. Khi người ta thấy mình không biết hổ thẹn thì chẳng ai bới móc làm gì. Thà rằng nghèo mà có đạo đức còn hơn là quyền quí mà gian ác Dòng máu thì có di truyền, còn việc làm tốt đẹp thì phải trau dồi mới có. Đạo đức, tự bản thân nó có giá trị gấp bao lần dòng máu. Quan niệm về giai cấp như thế trong thời đại phong kiến thật là mới mẻ, nhờ có thời Phục Hưng mới có được. Yêu chính nghĩa và đạo đức là nét tính cách của hiệp sĩ Don Quijote. Trước khi lên đường ông đã tuyên bố như vậy và luôn luôn làm như vậy: Có những kẻ dấn bước trên con đường đầy tham vọng và vênh vang đắc ý. Lại có những kẻ dấn mình vào nẻo tối tăm của thói xu nịnh đê tiện, có kẻ đi trên con đường đạo đức giả, lừa bịp Còn ta, ta đi theo ngôi sao định mệnh trên con đường gian nan chật vật của người hiệp sĩ lang thang. Ta khinh bỉ hết thảy mọi vinh hoa phù phiếm, nhưng ta không bao giờ vứt bỏ danh dự.
  22. Hành động và lời nói của ông đi đôi với nhau, khi được viên quận công nhường chức cho, liền nhường ngay cho bác Sanso và một mình đi tiếp con đường đã chọn. Về già, y tỉnh ngộ, nhưng rồi cũng rơi vào bế tắc và buồn rầu. Y chết trong sự thương tiếc của mọi người - một con người vừa đáng cười,đáng giận vừa đáng thương đáng quí. Thật vậy, mĩ học đã gọi Don Quijote là nhân vật bi - hài kịch của cái cũ - cái tốt đẹp nhưng đã cũ. Một hiệp sĩ đơn thương độc mã cưỡi ngựa xông vào cái xã hội đang tư sản hóa trùng trùng điệp điệp kia thì thất bại là hiển nhiên không tránh khỏi. Sanso Pancha Bác nông dân Sanso Pancha đi làm giám mã trong hai chuyến giang hồ với Don Quijote và cuối cùng quấn quýt bên hiệp sĩ trong những giờ phút lâm chung của con người trong sạch và đáng quí trọng này. Bác thật xứng đáng với lòng tin cậy và yêu mến của người quí tộc già ngây thơ. Bác là dân cày, mang trong dòng máu tính nết hồn nhiên, chất phác, thực tế và cuối cùng bác là người chiến thắng. Sau hai cuộc phiêu lưu, bác trở về có ít tiền trao cho vợ, lại thêm những đức tính tốt học được của Don Quijote: lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa, lòng yêu người Tuy nhiên, là anh nông dân tư hữu, bác cũng có những thói xấu tham lam, ranh mãnh, tính toán muốn làm giàu bằng mọi cách, kể cả thủ đoạn vặt vãnh. Bác đi theo hiệp sĩ vì lời hứa hẹn sẽ được làm quan với những quyền lợi vật chất. Khi có ít tiền bác nghĩ đến việc đi châu Phi buôn nô lệ da đen nếu hiệp sĩ lo cho bác làm " vua châu Phi ". May mắn thay, bác lại được đi bên cạnh Don Quijote. Lương tri cao cả của hiệp sĩ đã kìm hãm bớt cái thói hám lợi của bác, nên bác đã không sa xuống con đường tội lỗi. Khi đã chán ngán hư danh và cảm thấy chức quan không hợp với mình, bác nói: Hãy lùi xa ra, các ngài thân mến, hãy để cho tôi trở về với ý muốn trước đây của tôi. Cho phép tôi dời bỏ nơi này, để thoát cái chết dang đe dọa tôi. Các ngài hãy thưa lại với công tước (quận công) rằng tôi sinh ra trần truồng. Tôi không thua cuộc mà cũng không chiến thắng - tôi muốn nói rằng khi tôi đến đây cai trị không có một đồng xu thì bây giờ khi từ giã nơi này tôi đi với hai bàn tay trắng. Những cánh chim sếu mang tôi lên tận trời cao để cho lũ chim chích và các loài chim khác mổ chết tôi, hãy bỏ nó ở chuồng ngựa. Tốt hơn hết chúng ta tụt xuống đất và đi bằng hai chân. Hình ảnh Sanso là nhân vật tương phản với Don Quijote, tương phản từ hình dáng đến tâm hồn nhưng không đối lập mà lại hòa hợp, bổ sung cho nhau. Hai nhân vật đi bên nhau, soi sáng cho nhau và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Một tính cách thực tế đi bên một tính cách mộng tưởng điên rồ. Họ đã trở nên thân thiết như đôi bạn chứ không phải ông chủ và đầy tớ. Nhờ sự can ngăn rỉ rả của bác, lão Don Quijote cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Trái lại, nhờ gần gũi nhà hiệp sĩ lãng mạn, bác nông dân thêm giàu lòng yêu người, yêu tự do công bằng và chính nghĩa. Thật ra bản chất vốn có của hai con người ấy cũng chẳng phải là ham muốn làm giàu và khao khát hư danh - đó chỉ là cái vỏ tạm thời. Cái gì đã gắn
  23. bó hai tính cách trái ngược? - chỉ có thể là một tính cách giống nhau căn bản giữa hai người mà thôi - ấy là truyền thống nhân văn chủ nghĩa. Tiểu thuyết Don Quijote đặt nền móng vững chắc cho tiểu thuyết hiện thực: Quang cảnh đât nước Tây ban nha với những làng mạc phố phường chợ búa, quán trọ hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút Cervantes. Mấy trăm nhân vật tiêu biểu đủ mọi tầng lớp xã hội: quí tộc, tăng lữ, nông dân thợ thuyền. lái buôn, sinh viên, kẻ cướp, gái điếm, thợ hớt tóc, gã ảo thuật rong đều có mặt trong tác phẩm. Nhũng cảnh áp bức bóc lột và nhũng tệ nạn xã hội đều được phơi bày. Những lực lượng xã hội mới, những tư tưởng cải cách đòi giải phóng cá nhân đang bừng dậy Cuốn tiểu thuyết 12 chương giúp người đời sau xem laị xã hội Tây ban nha thế kỉ 16 ồn ào náo đôäng - xã hội quá độ từ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Hai tính cách chính không đứng im bất động mà vận động theo cùng tác phẩm, sống động phức tạp. Đó là dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn rất phong phú, nhiều giọng điệu, khi dí dỏm bông đùa, khi trầm lắng suy tư lúc từ tốn khoan thai khi sôi nổi thúc giục, tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi thích hợp. Hình bóng chàng hiệp sĩ Don Quijote và bác giám mã Sanso Pancha vừa buồn cười vừa đáng yêu ấy vẫn còn đi lang thang mãi mãi khắp cõi nhân gian. Hai nhân vật bất hủ này đến với mọi người với tấm lòng thiết tha yêu tự do, lẽ phải và chính nghĩa ở đời, họ đã lên đường từ phong trào văn hóa Phục Hưng đến tận bây giờ Chương III: Văn học phục hưng Anh NƯỚC ANH BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG muộn hơn so với Ý, Pháp,Tây ban nha và các nước Tây Âu khác. Bởi trong hai thế kỉ 14 và 15 nước Anh mắc vào hai cuộc chiến tranh: chiến tranh 100 năm với Pháp tuy không diễn ra trên đất Anh nhưng cũng làm đất nước này kiệt quệ. Hai năm sau khi kết thúc cuộc chiến với Pháp, nước Anh lại xảy ra nội chiến kéo dài 30 năm - gọi là chiến tranh " hai hoa hồng " do hai tập đoàn phong kiến York và Lancaster (biểu tượng hoa hồng trắng và đỏ) tranh giành quyền thống trị. Cuối cùng cả hai đều kiệt sức. Dòng họ Thewdor thừa cơ nhảy lên nắm chính quyền. Đến cuối thế kỉ 16, nước Anh mới có thể tập trung ổn định xây dựng đất nước, mở mang văn hóa. Xu thế lịch sử ở châu Âu bấy giờ là tiến tới chủ nghĩa tư bản, nước Anh cũng vậy. Từ thế kỉ 16 nước Anh mau chóng đuổi kịp và vượt những nước đi trước. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước hình thành phát triển ở miền Nam nước Anh. nơi đây có truyền thống công thương nghiệp với mặt hàng len dạ xuất khẩu, kéo theo sự phát triển nghề chăn nuôi cừu. Bọn địa chủ mới được nhà vua hỗ trợ bằng các đạo luật đã rào đất cướp ruộng, xua đuổi hàng ngàn nông dân ra khỏi làng quê, chiềm đất làm bãi cỏ nuôi cừu. Nông dân đi lang
  24. thang kiếm sống đầy đường xá, rồi bị hút về những xí nghierp, công trường với đồng lương rẻ mạt. Nhà nước ban đạo luật " cấm lang thang " để tiếp tay cho giới chủ công thương. (Dưới triều vua Henry III 1509 -1547, cha của nữ hoàng Elisabeth I 1558-1603 - đã có 72000 người dân lang thang bị giết hại dã man: nung sắt đỏ dí bả vai, tái phạm bị chặt đầu hoặc treo cổ). Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, đặc biệt năm 1607 lôi cuốn cả miển Trung nước Anh và bị dìm trong máu lựa. Nước Anh thời Shakespeare tua tủa những giá treo cổ và thớt chặt đầu. Thợ thủ công bị rút kiệt sức trong hầm mỏ, công trường. Ngày làm việc không giới hạn từ 12 đến 14 giờ, tiền công rẻ mạt. Nữ nhận tiền công ít hơn nam, thợ học việc không có lương. Khi nông dân khởi nghĩa có công nhân hỗ trợ. Còn giai cấp tư sản và quí tộc mới lên đã ủng hộ nhà vua chống lại các lãnh chúa địa phương nhằm thống nhất đất nước, thống nhất thị trường và bành trướng thế lực ra nước ngoài. Kết quả là dưới thời Thewdor, nước Anh trở thành quốc gia thống nhất. Đến thời Nữ hoàng Elisabeth I, nước Anh trở thành cường quốc cạnh tranh với Tây ban nha -nước mạnh nhất thời đó. Sau khi đánh thắng hạm đội Tây ban nha 1588, Anh trở thành bá chủ Đại Tây Dương, từ đó giao thông buôn bán, mở thêm thị trường và thuộc địa của Anh càng phát đạt. Các sử gia Anh thường ca ngợi thời kì này là thời kì "The Merry England " khi nó trở thành cường quốc số 1 của châu Âu. Hạm đội Anh dẫn đầu các thuyền buôn đi khắp các châu Mĩ Á Phi. Vàng bạc của cải trên các thuyền tàu Tây ban nha, Bồ Đào nha từ châu Mĩ trở về bị tàu Anh cướp lại khá nhiều. Thị trường Anh sầm uất, đất nước phồn vinh. London thủ đô Anh trở thành trung tâm văn minh của cả châu Âu. Triết học, kinh tế học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật và văn học nghệ thuật Anh vuot lên địa vị tiên tiến ở châu Âu. Tuy nhiên đằng sau bộ mặt vui vẻ phồn vinh đó là những biến động dữ dội của sự quá độ lên chủ nghĩa tư bản chứa đầy mâu thuẫn giai cấp gay gắt săn sàng bùng nổ. Cũng không nên quên rằng sự phồn vinh ấy dựa trên máu và nước mắt của dân chúng thợ thuyền Anh nữa, ấy là chưa kể đồ ăn cướp và bóc lột thuộc địa. VĂN HÓA PHỤC HƯNG ANH ra đời muộn trong bối cảnh nói trên nhưng khi bùng phát thì nó lại đạt thành tựu lớn như đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế nước này. Nhìn chung nó cũng mang những tính chất Phục Hưng như các nước Tây Âu khác ở lục địa: • Tinh thần chống chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều kinh viện trung cổ nhằm giải phóng trí tuệ con người • Tinh thần khẳng định cuộc sống trần thế • Tinh thần đòi hỏi tự do cá nhân • Niềm phấn khởi trước chân trời rộng mở của khoa học (thiên văn địa lí ) • Niềm say mê vẻ đẹp của những tác phẩm cổ đại Hi Lạp vừa được phát hiện.
  25. Bên cạnh những tính chung, văn học Phục Hưng Anh còn có những nét riêng của đất nước và lịch sử Anh, truyền thống văn nghệ Anh chi phối. Mâu thuẫn nội bộ giai cấp Anh - một quốc gia tư bản điển hình là gay gắt nhất. Ở đây sự cạnh tranh, phân biệt phân hóa giàu nghèo ghê gớm, sự lộng hành của đồng tiền và tội lỗi, lương tâm nhân phẩm bị thử thách dữ dội, cuộc đấu tranh thật khốc liệt. Hơn đâu hết, ở nước Anh hai mặt tươi sáng và đen tối tương phản đối lập nhau rõ rệt. Để phản ánh sự đối lập và mâu thuẫn gay gắt ấy, văn học Anh đã tìm thấy thể loại kịch đáp ứng tốt hơn cả. Nước Anh vốn có truyền thống kịch dân gian lâu đời từ thời trung cổ. Dòng kịch tôn giáo và kịch dân giã đã từng phát triển tuy còn thô sơ nhưng cũng phần nào đáp ứng dân chúng. cuối thời trung cổ, kịch tôn giáo mờ nhạt tính thần bí nhường chỗ cho luân lí đạo đức. Sang thế kỉ 15, các tác phẩm văn nghệ Hi Lạp La mã và Phục Hưng Ý, Tây ban nha lan toả đến nước Anh. Nền kịch Anh học tập được rất nhiều ở hai nguồn này, nhất là nguồn bi kịch và hài kịch. Trong khoảng từ 1580 - 1642 sân khấu Anh sôi động chưa từng thấy. Nhiều tác giả, nhiều xu hướng đua nhau nảy nở. Thủ đô London lúc ấy có hai trăm nghìn dân mà có đến 10 rạp hát.Những rạp lớn chứa được cả nghìn người, như rạpThe Swan (Thiên Nga), rạp The Globe (Địa Cầu) có thể chứa 3000 chỗ kể cả đứng. Rạp hát phân ra nhiều hạng vé, thường diễn vào buổi chiều. Trước khi nhà thơ Shakespeare chiếm lĩnh sân khấu Anh thì hai nhà soạn kịch Keat và Maclove là hai tác gỉa lớn nhất trên kịch trường Anh. Shakespeare tiếp thu cả hai ông và sáng tạo một phong cách nghệ thuật kịch đặc sắc làm rạng rỡ nền kịch Anh và kết thúc giai đoạn cuối Phục Hưng Tây Âu.
  26. Phần III: Văn học cổ điển thế kỷ 17- Chủ nghĩa cổ điển Pháp Chương I: Khái quát Nước Pháp trên đường tiến tới một quốc gia thống nhất hùng mạnh 1.1 - Đến cuối thế kỉ 16 nước Pháp nghèo nàn bị chia cắt bởi nhiều lãnh chúa phong kiến.Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khốc: cuộc viễn chinh sang Italia vừa chấm dứt thì nội chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành xảy ra suốt hơn 30 năm (1562 - 1598). Nước Pháp bị tàn phá khủng khiếp, thành thị và nông thôn đều hoang tàn xơ xác. Người thất nghiệp, đói khổ bệnh tật nhan nhản khắp nơi. Tài chính kiệt quệ. Quan lại địa phương và thị dân giành lấy quyền tự trị. Nông dân và dân nghèo nổi dậy ở nhiều nơi Chế độ phong kiến cát cứ trở thành vật chướng ngại lớn trên bước đường đi tới của lịch sử dân tộc Pháp. Trong khi đó, giai cấp tư sản Pháp hình thành từ thế kỉ 16 đang lớn dần lênnhờ phương thức kinh doanh tư bản - đạc biệt các ngành công nghiệp dệt, hàng xa xỉ, ngoại thương, nông nghiệp Tình trạng phong kiến cát cứ gây trở ngại quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản khao khát giành lấy chính quyền, tuy có ưu thế` về chính trị nhưng chưa thể lật đổ g/c phong kiến thống trị. Họ quay ra dựa vào nhà nước phong kiến tập quyền để mở rộng kinh doanh. G.c phong kiến đang sa sút nhưng vẫn cố giữ chính quyền, tự biết còn đủ mạnh để ngăn trở tư sản. Mặt khác, g/c phong kiến cũng muốn lợi dụng khả năng kinh tế tư bản để tồn tại. Tình trạng đó tạo ra thế quân bình tạm thời giữa quí tộc và tư sản dưới hình thức Nhà nước quân chủ chuyên chế (quân chủ tập trung tuyệt đối). Đó là nền quân chủ cố giữ vai trò trung gian giữa quí tộc và tư sản - cố gắng dung hòa bảo vệ quyền lợi của cả hai. 1.2- Nền quân chủ chuyên chế Pháp trải qua ba triều đại dòng họ Bourbon Vua Henry IV lên ngôi giữa cảnh hoang tàn của nước Pháp sau chiến tranh trong khi ấy các lãnh chúa địa phương bạo loạn lung tung. Henry thực hiện đương lốì cứng rắn xen kẽ mềm dẻo về chính 1trị, tôn giáo nhằm củng cố chính quyền trung ương. Vua chủ trương nâng đỡ nông dân, giảm thuế xóa nợ, đẩy mạnh công thương nghiệp, ngoại thương, kí kết nhiều hiệp ước thương mại. Nhà vua rời bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Thiên Chúa (Cơ đốc, Gia Tô) đã được coi là quốc giáo. Năm 1598 vua ban hành pháp lệnh Nante bảo đảm tự do tín ngưỡng và tự do chính trị. Vua bị ám sát, con trai là Louis 13 lên ngôi giữa lúc bọn lãnh chúa phong kiến lại nổi lên khắp nơi. Vua Louis 13 (1610-1643) dựa vào Giáo chủ Richelieu nắm quyền tể tướng, tiếp tục sự nghiệp của Henry 4, quyết tâm xây dựng một nhà nước dân tộc thống nhất, phát triển nhiều mặt chiếm vị trí cao trên trường quốc tế. Richelieu kiên quyết bảo vệ thống nhất quốc gia, trấn áp Tin Lành và các lãnh chúa địa phương ngoan cố, mở mang thêm lãnh thổ, đặt Pháp viện tối cao dưới quyền
  27. vua, ban bố chính sách đặc quyền cho giai cấp tư sản phát triển kinh tế, đẩy mạnh công thương, qui định thuế khóa thống nhất, chiếm thêm thuộc địa (quần đảo Angti, đảo Madagasca).Thống nhất hoạt động văn hóa tư tưởng dưới sự lãnh đạo tập trung của nhà nước chuyên chế. Thành lập Viện Hàn lâm năm 1634, trợ cấp văn nghệ sĩ, mở ra những cuộc phê bình văn học Những hoạt động đó còn nhằm thống nhất ngôn ngữ Pháp, tách nhà văn ra khỏi ảnh hưởng quí tộc phong kiến, đàn áp nhà văn chống chế độ quân chủ chuyên chế. Sự cứng rắn của tể tướng - giáo chủ Richelieu bị nhiều người thù ghét phản ứng. Tuy nhiên ông ta vẫn là một nhà chính trọ nhà hoạt động xã hội xuất sắc, người sáng lập thực sự, trực tiếp của nhà nước mang tính dân tộc Pháp. Louis 14 (1643 - 1715) lên ngôi lúc 15 tuổi. Nhà nước do giáo chủ Madarin lãnh đạo thực sự. Giáo chủ cho tăng thuế, bán quan chứclấy tiền nuôi quân đội tham gia chiến tranh Trung Âu 1618 -1648.Chính sách đó khiến nhân dân bất bình, nhất là nông dânvà nghị viện (phần lớn là đại biểu tư sản và quí tộc) đều căm giận. Kết quả là một cuộc nội chiến nổ ra ở Paris và một số tỉnh miền Bắc, miền Đông nước pháp. Giai cấp tư sản và quí tộc, do quyền lợi ích kỉ, cuối cùng đã phản bội, bỏ mặc quần chúng khiến khởi nghĩa thất bại. Sự thất bại này chấm dứt tình trạng rối ren nhưng vẫn chưa bảo đảm cho đất nước thống nhất. Cuộc khởi nghĩa chia thế kỉ ra hai phần - nửa sau sẽ là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ quân chủ chuyên chế. Năm 1661, Madarin chết, Louis mới thực sự nắm chính quyền. Vua tuyên bố " nhà nước chính là ta ! " và khẳng định sự tập trung quyền lực cao độ trong tay nhà vua. Mười hai năm đầu của triều đại Louis thanh bình êm ả thuận lợi cho những cuộc cải cách và những dự án lớn: Về kinh tế - chính trị: Colbert trợ thủ đắc lực của nhà vua đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, khuyến thương nhằm thu lợi nhuận cho công quĩ. Tăng cường quân đội làm áp lực cho kinh tế.Kiến thiết nhiều lâu đài nguy nga đồ sộ Về văn hóa nghệ thuật: Chaplin cánh tay phải của " vua mặt trời " đã cho lập thêm hàng loạt viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, bảo trợ các nhà nghệ sĩ, tổ chức sinh hoạt văn nghệ ở cung đình, biến cung điện Verseille thành trung tâm văn hóa quốc gia Tất cả nhằm đề cao cá nhân vua Louis 14, thúc đẩy văn hóa, củng cố quốc phòng nâng cao địa vị uy tín nước Pháp. Người ta gọi thế kỉ 17 là " thế kỉ của Louis 14 " hoặc " thế kỉ vĩ đại " (đại thế kỉ). Năm 1803, Coibert chết, sinh ra sự chuyển biến mới của đời sống vật chất tinh thần nước Pháp cuối thế kỉ này: chính sách kinh tế của Colbert bị vứt bỏ, nền kinh tế suy sụp vì gánh nặng chiến tranh chống Hà Lan và Anh. Hủy bỏ pháp lệnh Nante, khủng bố tàn bạo những người dị giáo, đi xâm lược láng giềng. Nhà nước độc tài không chịu được khuynh hướng tự do dân chủ và cản trở giai cấp tư sản. Làn sóng khổng lồ hàng chục vạn nhà công thương nghiệp bỏ chạy ra nước ngoài gây chảy máu nghiêm trọng về dân số, tiền của, tài năng trí tuệ của dân tộc. Nhận xét chung về Nhà nước quân chủ thế kỉ 17: Một mặt nhà nước là nhân tố lịch sử tiến bộ tích cực góp phần thống nhất đất nước, khôi phục và mở mang văn hóa dân tộc.Mặt khác, nền quân chủ chuyên chế vẫn là hình thức thống trị ựa trên sự liên minh giai cấp tạm thời giữa hai g/c
  28. bóc lột. Nó vừa hòa giải vừa đối kháng với nhau, lại vừa đàn áp và bóc lột nhân dân. Càng về cuối thế kỉ, nhà nước thoái hóa, phản động và trở thành đối tượng bị phê phán của lịch sử Tình hình văn học và chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 17 3.1 BA DÒNG VĂN HỌC TÁC ĐỘNG LẪN NHAU 3.1.1 - Dòng văn học kiểu cách:tiếng nói của tầng lớp qúi tộc phong kiến thất thế. Bị sa sút về chính trị, giai cấp quí tộc ra sức vớt vát bằng những vinh quang giả tạo bằng hình thức văn nghệ. Họ tụ tập ở các sa - lông (salon: phòng khách quí tộc) bàn chuyện văn chương nghệ thuật. Sinh hoạt salon trở thành phong trào thời thượng của xã hội thượng lưu. Những salon nổi tiếng trở thành những trung tâm văn hóa quí tộc đối lập với cung đình của vua Louis 13. Những văn nghệ sĩ lớn thường lui tới các salon ấy. Nơi đây ấp ủ những tiểu thuyết mục đồng tràng giang đại hải với những mối tình hiệp sĩ lí tưởng cầu kì tế nhị. Nhân vật chính là kiểu " con người quí tộc hào hoa phong nhã " với ngôn ngữ chau chuốt khác hẳn với ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường ngày. Nội dung chính là đào sâu tâm lí trình bày dục vọng quanh co phức tạp kì thú của " tâm hồn quí tộc ". Bên cạnh tiểu thuyết mục đồng còn có loại thư từ chuyền tay nhau đọc, nối tiếp những cuộc đàm thoại nơi phòng khách salon.Thơ cầu kì cũng là phản ứng của quí tộc đối với thị hiếu thẩm mĩ tư sản mới (thơ phá cách, trần trụi) đang được ưa chuộng ở đô thị. Cảm hứng chủ đạo của dòng văn học kiểu cách là phản ứng lại cuộc sống mới, rút vào cố thủ trong văn chương kiểu cách. Họ không đóng góp được bao nhiêu cho văn học và bị công kích từ nhiều phía. Tuy nhiên dòng này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến trào lưu văn học cổ điển chính thống của thế kỉ. 3.1.2 - Dòng văn học hiện thực dung tục đối lập với dòng văn học kiểu cách gồm truyện và thơ. Đó là văn chương cười cợt nghịch ngợm khôi hài thô lỗ của những người tự do cố ý chế giễu văn học quí tộc kiểu cách salon. Dòng văn này phác họa những bức tranh cuộc sống hiện thực, phơi bày thực trạng những thế lực lỗi thời, bộc lộ khát khao xã hội lí tưởng tốt đẹp - đó là tinnh tích cực tiến bộ của nó. Tuy nhiên nó còn nhược điểm là tư tưởng nông cạn tầm thường đôi khi rơi vào vô chính phủ, tầm nhìn cuộc sống hạn chế. Dòng này có ảnh hưởng tới nhà hài kịch Molier và nhà văn ngụ ngôn La Fontaine. 3.1.3 - Dòng văn học cổ điển chủ nghĩa cùng tồn tại song song với hai dòng kia nhưng lại vượt lên một tầm cao rõ rệt. Đây là tiếng nói nghệ thuật của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản đang lên, tiếng nói mạnh mẽ tích cực và có sức sống lâu dài về sau. 3.2. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHỦ NGHĨA - DÒNG TIÊU BIỂU CỦA THỜI ĐẠI: Văn học cổ điển phát triển liền mạch mạnh mẽ sôi nổi suốt từ những năm 30 đến cuối thế kỉ có lúc độc chiếm văn đàn. Họ có quan điểm mĩ học tiến bộ, tư tưởng chống phong kiến tôn giáo cùng những thói hư tật xấu tư sản và có những đóng góp nghệ thuật mới. Nhiều cuộc tranh luận nghệ thuật nổ ra kéo dài nửa thế kỉ, nhất là sự kiện vở kịch Le Cid của Corneill và cuộc tranh luận giữa Phái Mới và Phái Cũ.
  29. Phân biệt các thuật ngữ: chủ nghĩa cổ điển, văn học cổ điển chủ nghĩa. Nguyên văn là Classicisme bắt đầu dùng từ thế kỉ 18 để chỉ trào lưu văn học tiến bộ nhất của thế kỉ 17. Lúc đó nhà trường Pháp muốn nêu cao tinh thần dân tộc nên đã dùng văn học ấy đưa vào nhà trường thay thế văn chương Hi Lạp - La Mã bấy lâu vẫn chiếm lĩnh văn đàn và nhà trường. Từ đây lần đầu tiên văn học Pháp mới được đưa vào lớp học (class). Nghĩa là từ đây văn học thế kỉ 17 được coi là mẫu mực, do đó phải cho học sinh được học như khuôn mẫu. (Về sau người ta dùng từ Classicique / Classic (tính từ) để chỉ những tác phẩm ưu tú mẫu mực của cả những giai đoạn văn học khác. 3.2.1 Những nguyên lí mĩ học cổ điển chủ nghĩa Tac phẩm Nghệ thuật thơ của Boileau là cuốn sách lí luận văn học viết bằng thơ - được coi là bộ luật thơ của chủ nghĩa cổ điển, nhà văn Boileau được coi là nhà lập pháp của phương thức sáng tác và trào lưu văn học này. Từ đó rút ra ba tiêu chuẩn của classicisme là:  Tôn sùng lí trí (theo Decartes - chủ ngĩa duy lý)  Theo mẫu mực tự nhiên (theo Gassendy - chủ nghĩa duy cảm)  Theo mẫu mực cổ đại (Hi - La - truyền thống, nhắc lại từ Phục Hưng) Nhà hài kịch Moliere viết: " Tôi muốn biết rõ rằng qui tắc lớn nhất của mọi qui tắc có phải là không được làm vui hay không, và một số vở kịch đã đạt được mục đích có phải đã không đi theo một con đường đúng hay không ( ) Nếu các vở kịch làm theo qui tắc mà lại không được vui thích và những vở kịch gây được vui thích lại không theo qui tắc thì cần phải thấy rằng qui tắc đã sai " (trích phê bình vở kịch Trường học làm vợ - hài kịch Moliere). La Fontaine viết: " Ở Pháp, người ta chỉ xem cái vui là qui tắc lớn nhất và cũng là qui tắc duy nhất " (bài thơ Mục đồng và sư tử). Racine viết: " Qui tắc chính là làm vui và xúc động. Tất cả các qui tắc làm ra chỉ để đạt tới qui tắc đó " (Lời tựa vở kịch Berenix). Boileau nói về bi kịch: " Bí mật trước hết là làm vui và làm cho xúc động " (Nghệ thuật thơ - bài ca số Mười) Nhìn chung, các nhà cổ điển chủ nghĩa chỉ coi trọng hiệu quả thực tế của sáng tác nghệ thuật mà không thích lí luận trừu tượng. Theo họ, vui là hiểu biết tự nhiên, vui là được thanh lọc cảm xúc, vui gắn bó hơn với đất nước dân tộc đang lớn dậy trong khi đang gạt bỏ những trở ngại của cái cũ và phê phán ngay những cái xấu thói hư mới, nhằm khẳng định một tương lai tự do, dân chủ và nhân đạo. 3.2.2 Hai giai đoạn tương phản của chủ nghĩa cổ điển: Giai đoạn trước 1660: Nước Pháp đã thống nhất nhưng chưa ổn định, chế độ quân chủ chuyên chế đang được củng cố. Văn học cổ điển là tiếng nói ủng hộ nhà nước phong kiến tập quyền vì nhà nước này đang khuyến khích sự phát triển tư bản chủ nghĩa đưa nước Pháp đến thống nhất quốc gia. Trong giai đoạn này có sự kiện đáng
  30. chú ý nữa là cuộc cải cách ngôn ngữ lịch sự của Malecber, tác phẩm văn của Pascal và kịch Corneill. Giai đoạn sau 1660: Thời kì phát triển toàn diện rực rỡ của chủ nghĩa cổ điển. Nổi bật là: Thơ châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontaine, bi kịch của Racine, hài kịch Moliere và văn tiểu luận của La Brue. Nhìn chung văn học chính thống giai đoạn này là tiếng nói phản kháng chế độ phong kiến độc tài, đả kích giai cấp quí tộc và chế giễu những thói xấu tư bản chủ nghĩa. 3.2.3 Một số nhà văn và tác phẩm tiêu biểu: Malecber (1555- 1628). Là nhà thơ cung đình được ưu đãi dưới triều vua Henry IV và Louis XIII, Malecber sáng tác một số thơ trữ tình, thù tạc, ít có giá trị Nhưng đối với sự nghiệp cải cách ngôn ngữ thơ ca dân tộc, ông là người có công đầu. Ông thường viết chú giải, bình luận về sáng tác của Deport - một nhà thơ kiểu cách - qua đó thể hiện xu hướng cải cách của mình. Về mặt ngôn ngữ: Ông chống lại những thói kiểu cách và những thói dung tục, phản đối thói lạm dụng tiếng nước ngoài, tiếng cổ và tiếng địa phưng. Ông đòi hỏi sự trong sáng ngôn ngữ. Do cố gắng của ông, tiếng thành thị đã thắng tiếng nông thôn, tiếng Paris trở thành chuẩn mực của nước Pháp. Về nghê thuật thơ: Malecber yêu cầu câu thơ phải cân đối, bài thơ phải chia đoạn mạch rõ ràng, đề tài thông thường dễ hiểu. Nhìn chung lí luận của Malecber tạo ra cuộc đấu tranh thống nhất ngôn ngữ phù hợp với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của thời đại. Pascal (1623 - 1662): Nhà khoa học - nhà văn nổi tiếng đầu thế kỉ 17. Có nhiều phát minh giá trị về Toán và Lý. Mang tinh thần duy vật và duy lí, công trình của Pascal phản đối sự sùng bái quá khứ, phủ nhận những tín điều giả dối mặc dù ông là tín đồ tôn giáo với niềm tin hạn chế. Là nhà văn, Pascal viết tác phẩm " Những bức thư tỉnh nhỏ " - tập bút chiến gồm 18 bức thư viết cho một người ở tỉnh nhỏ, kịch liệt phê phán thói vô luân của những nhà thần học ở Đại học Sorbone, nhất là những người theo giáo phái Jesus. Nhà văn vách trần thứ lí luận bào chữa cho tội ác cho phép những kẻ quyền thế đứng trên cả pháp luật. Tin tưởng ở chân lí tuyệt đối, ông dám chống lại bất kì thứ quyền lực nào kể cả giáo hoàng. Mặc dù đả kích mạnh mẽ nhà thờ và bị họ thù ghét, Pascal vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, ông vẫn đề cao sức mạnh của " đức tin ". " Những tư tưởng " là cuốn sách của Pascal ghi chép tản mạn xoay quanh đạo Cơ đốc. Theo ông, thế giới là mênh mang vô tận. Trong cái cõi vô tận ấy, con người cảm thấy mình chỉ là một " cây sậy nhỏ bé yếu ớt " nên cần phải có thượng đế và Tôn giáo giúp đứng vững. Nhận thức về con người, Pascal vạch ra hai mặt đối lập tự nhiên: Cái cao cả và cái khốn cùng. Chỉ có tư tưởng mới đem lại sự cao cả cho con người. Ông khâm phục những người có tư tưởng
  31. như nhà bác học, triết gia, nhà thơ và nhà tâm lí học. Theo ông, chính dục vọng đã đẩy con người vào chỗ khốn cùng. Pascal thể hiện một bút pháp phân tích sâu sắc, biện chứng khi phân tích tâm lí tiêu biểu cho ngôn ngữ thế kỉ 17. Ảnh hưởng sâu sắc rộng lớn của triết học Gassendy và triết học Descartes trong tinh thần Pháp thế kỷ 17 Cùng ra đời vào nửa đầu thế kỉ 17, mỗi học thuyết có cống hiến riêng. Triết học duy vật của Gassendy và triết học duy lí của Descartes có điểm chung, đều là thành tựu văn hóa tư tưởng cvủa một thế kỉ lớn, đều có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của thời đại. Gassendy:1592-1655. Nhà toán học, nhà khoa học lớn hiểu biết nhiều về vật lí thiên văn. Hoạt động trong nhóm bác học, thường tổ chức kín đáo những cuộc hội thảo khoa học quan trọng với tinh thần tự do, chống chủ nghĩa ngu dân của các thế lực phong kiến và tôn giáo. Gassendy bỏ nhiều công phu viết cuốn " Triết học đại toàn ", công trình in sau khi ông mất Học thuyết của ông dựa trên " học thuyết về nguyên tử " của hai nhà bác học cổ Hi Lạp Epiccure và Lucres. Trong khi phát biểu thuyết nguyên tử ông đề xướng " cảm giác luận duy vật ": cho rằng con người có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới," cảm giác không bao giờ lừa dối ". Tin tưởng vàocảm giác, đánh giá cao cảm giác, Gassendy chống lại " duy lí luận " của Descartes và bác bỏ triết học kinh viện duy tâm trung cổ. Về đạo đức học, ông tập trung ca ngợi niềm vui sướng cuộc đời và sự trong sáng tâm hồn. Theo ông hạnh phúc con người là ở sức khỏe thể xác và sự thanh tĩnh tâm hồn. Các nhà văn tiến bộ của thế kỉ 17 đã chịu ảnh hưởng triết học Gassendy như: nhà hài kịch Molier nhà ngụ ngôn La Fontaine nhà văn La Brue. Descartes:1596-1650: Là nhà triết học và khoa học lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến thời đại và lịch sử dân tộc Pháp. Có nhiều khám phá trong hình học vật lí vũ trụ học. Trong tiểu luận triết học nổi tiếng Bàn về phương pháp (1637) ông đề cao vai trò lí trí trong nghiên cứu khoa học và xác định nhiệm vụ của mình là " bàn về phương pháp hướng dẫn tốt lí trí và tìm tòi chân lí trong khoa học ": Tác phẩm này đề xướng triết học duy lí, đánh giá cao vai trò của tư duy lí luận. Lí trí là giai đoạn cao của sự nhận thức thế giới, nó độc lập không phụ thuộc vào tri giác cảm tính. Theo ông, lí trí có thể đem lại sự hiểu biết tất cả những gì mà giác quan con người không đạt tới. Aùnh sáng của lí trí có thể rọi thấu (nhận thức) được thế giới tự nhiên một cách vô hạn. Chỉ có lí trí là có thực và đáng tin cậy, lí trí là quan tòa tối cao của chân lí. Bàn về một vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại - ông nêu lên một nguyên lí: " Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại ". Nghĩa là nếu sống mà chỉ biết tin tưởng mù quáng vào mọi tín điều tôn giáo thì chưa phải là sống.
  32. Descartes đã đánh đòn quyết liệt vào triết lí kinh viện nhà thờ trung cổ, tiếp tục giương cao lá cờ nhân văn chủ nghĩa Phục Hưng, ca ngợi con người vớiù hoạt động tư duy sáng suốt. Bàn về phương pháp nghiên cứu, ông chủ trương phương pháp phân tích. Khâu đầu tiên là " hoài nghi " - đó là điểm xuất phát của khoa học chân chính. Cần phải nghi ngờ tất cả những gì mà người ta đã tin là chân lí. Sự hoài nghi này nhằm ngăn ngừa những kết luận mù quáng. Bước thứ hai là phân chia nhỏ đến tận cùng các hiện tượng để giải quyết. Bước thứ ba là hướng dẫn tư duy theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cuối cùng là thao tác tổng hợp, xem xét lại từng chi tiết nhỏ đã phân tích để dẫn tới kết luận. Tiểu luận Bàn về phương pháp là lời tuyên chiến chống lại tất cả những gì hỗn độn bừa bãi tùy tiện giáo điều để hướng tới một trật tự sáng sủa, chặt chẽ, chính xác - đó là triết học duy lí Descartes. Tư tưởng triết học Descartes là thành tựu lớn của tư tưởng Pháp thế kỉ 17, sản phẩm tiến bộ của khoa học và của ý thức hệ tư sản đang trưởng thành. Nó đạt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại. Trước hết nó tích cực chống phong kiến và tôn giáo. Thời ấy, ông đã bị Nhà thờ và những kẻ cuồng tín lên án chỉ trích, thù ghét. Triết học Descartes cũng còn có nhược điểm không nhỏ: tính cách mạng nửa vời vừa duy tâm vừa duy vật (nhị nguyên luận). Triết lí Descartes đã in dấu đậm nét trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ 17. Chương II: Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine (1621-1695) La Fontaine làm thơ viết văn, nổi bật nhất là viết truyện kể ngụ ngôn, Tác phẩm Những truyện kể (1665) nội dung bắt nguồn từ kho tàng truyện dân gian, kể cả những truyện thơ ngụ ngôn trung cổ của Rabelais thời Phục Hưng và những truyện trong văn học Phục Hưng Italia. Những mối tình vụng trộm lén lút của các thầy tu, ca ngợi những thú vui trần tục, tự nhiên, bác bỏ luân lí khổ hạnh của nhà thơ. Ông đã chịu ảnh hưởng thật rõ nét triết lí Gassendy. Thơ ngụ ngôn La Fontaine vươn lên ngang tầm mọi loại thơ khác trên văn đàn, gồm ba tập viết trong 26 năm. Nhân vật trong truyện thơ ông thường là con sư tử. Là chúa sơn lâm, sư tử quen ăn bám phè phỡn trên sự đói khổ cực nhọc của muôn loài. Nó ưa phỉnh nịnh, luôn luôn hống hách. Nó kết thân với một lũ tay chân luồn cúi bợ đỡ, lập ra một chế độ cai trị hà khắc bịp bợm xảo trá. Các loài vật bé nhỏ hiền lành chỉ biết cắn răng chịu đựng. tiêu biểu là truyện Các loài vật bị dịch hạch. Tôn giáo - chỗ dựa của nền chuyên chế quân chủ cũng xuất hiện trong thơ ông, như: Chó sói và Cáo, Đám ma sư tử, Cụ cố đạo và Thần chết, Thầy bói rơi xuống giếng, Lá số, Động vật trên cung trăng La Fontaine cũng đả kích giai cấp tư sản - những thói hợm hĩnh và thói xấu khác, như Cây sồi và cây sậy và tính háo danh, bạc bẽo của chúng.
  33. Quay về với nhân dân, La Fontaine có cái nhìn đúng đắn sâu sắc về người lao động. Lão nông và các con. Nhà thơ ca ngợi niềm vui thanh thản của họ: Cô hàng sũa và bình sữa,Thần chết và bác tiều phu. Ca ngợi tình yêu tự do và chung thủy, dũng cảm chống áp bức của dân chúng: Người nông dân sông Danube. Nhà văn có lòng yêu thiên nhiên nổi hơn hẳn các nhà văn cùng thời. Hình ảnh đó được mô tả đầy cảm hứng, tạo vật hùng vĩ, tươi sáng đầy sức sống trong thơ văn ông. Bên cạnh chủ đề lên án chế độ chuyên chế như một thế lực đe dọa cuộc sống và tự do của nhân dân, ông không quên giáo dục sửa chũa cả những thói xấu của quần chúng. Nhà thơ nói " tôi dùng loài vật để dạy người đời một cách có tình có lý, đồng thời phải làm cho người ta vui vẻ ". Ở Việt Nam, thơ ngụ ngôn La Fontaine được dịch từ trước Cách mạng Tháng Tám, sau 1954 tiếp tục được phổ biến. Gần bốn thế kỉ qua, đối với loài người,thơ La Fontaine vẫn còn giá trị và rất hiện đại. MỘT SỐ BÀI NGỤ NGÔN TIÊU BIỂU CỦA LA FONTAINE THỎ VÀ RÙA Chạy tốt nhỉ, cốt đi đúng lúc. Chuyện Thỏ, Rùa ngẫm thực rõ thay Rùa rằng: Ta đánh cuộc này Đích kia chạy đến, anh tày tôi chăng? Chị điên chắc! Nghĩ xằng mơ hão Chạy hơn ta? Tẩy não đi thôi Khăng khăng mà cứ giũ lời “Điên hay không, tôi vẫn chơi cuộc này” Họ vào cuộc theo như Rùa thách, Giải hai bên cạnh đích cùng bày. Hỏi chi vật nọ món này! Lại cần chi biết ai đây trọng tài! Thỏ chỉ việc nhảy vài bốn cái. (Cái nhảy khi xuýt phải xa cơ, từng làm bày chó ngẩn ngơ, Rượt theo mà chẳng bao giờ bén chân) Vâng! Thỏ đủ giờ ăn giờ ngủ.
  34. Giờ vểnh tai nghe ngóng đông tây, Mặc cho cái ả Rùa này Như ông quan cụ khoan thai lê mình Rùa rời gót tận tình tận lực, Ỳ ạch lê từng bước cố mau Hợm mình thỏ định chạy sau Khởi hành cùng lúc hơn nhau quá thường Thỏ nghĩ bụng, “không bươn bả vội Càng phất phơ càng nổi tài ba! " Thỏ gặm cỏ, thỏ lê la, Thỏ nằm Thỏ nghỉ nhởn nhơ đủ trò Nhơn nhơn chẳng buồn lo tranh cuộc Cuối cùng khi Thỏ ngước nhìn lên, Đích kia Rùa đã kế bên Thỏ ta vội phóng như tên bay vù. Nhưng bay vội quá ư vô ích Chị Rùa ta tới đích nhanh thay! Rùa cười: Tôi nói chẳng sai, Có ai ăn được cái tài chạy nhanh? (Huỳnh Lý – Nguyễn Đình dịch) ÔNG GIÀ VÀ CÁC CON Phú nông gần đất xa trời, Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha Rằng: ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi Kho vàng chôn dưới đất kia Cha không biết chỗ, kiên trì gắng công Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng Xốc ruộng lên, tháng tám sau mùa, Tay cày, tay cuốc, tay bừa,
  35. Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không. Bố chết. Các con cùng gắng gổ Lật tung đồng đây đó khắp nơi Kỹ càng công việc xong xuôi Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan. Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu “lao động là vàng” dạy con. (Tú Mỡ dịch) CÁC LOÀI VẬT BỊ DỊCH HẠCH Một hoạ lớn gây tai dữ dội. Hoạ trời gieo lúc nổi lôi đình Để trừng trị tội chúng sinh. Chính là dịch hạch - âu đành gọi tên Cái hoạ một ngày đêm cũng đủ, Làm ngổn ngang đầy ứ tuyền đài. Hoạ nhè loài vật gieo tai. Dù không chết hết muôn loài đều vương, Chán cuộc sống đau thương hấp hối. Kế bảo sinh chẳng đoái chẳng hoài, Cao lương cũng chẳng buồn xơi. Thờ ơ, chồn sói mặc mồi thơ ngây. Chim gáy cũng lìa bầy lánh bạn. Hết ái ân, thôi cạn nguồn vui! Thiết triều, Sư tử phán lời: “Chư khanh thân ái nếu tôi không lầm, Trời cố phạt lỗi lầm ta đấy, Nên bắt ta gánh lấy hoạ này Tội tình ai nặng nhất đây
  36. Phải hy sinh để chịu ngay lòng Trời, May ra bệnh muôn loài được khỏi. Sử sách xưa đã nói rành rành Gặp tai biến ấy âu đành Vì nhau ta phải quên mình cứu nguy. Đừng tự dối làm chi các bạn, Nghiêm xét mình cho tận lương tâm Trẫm thì tham thực quên thân, Miệng rỗng trót nhá hàng trăm cừu rồi! Cừu đâu đụng đến người của trẫm? Không dối vua chẳng dám khinh nhờn Đôi khi tội trẫm còn hơn, Ngon mồm có lúc xơi luôn mục đồng. Nếu cần trẫm vui lòng hiến mạng Nhưng xét ra muốn đặng phân minh, Mỗi khanh nên thú tội mình. Theo gương của trẫm chí tình mới hay Phải hy sinh mới thật công bình”. Cáo ta đứng dậy tấu trình: “Muôn tâu thánh thượng anh minh tuyệt trần, Lệnh ngài quả băn khoăn quá mức, Nhá cừu ư? giống ngốc, giống tồi, Có gì đáng tội ngài ơi? Chúng còn hân hạnh được ngài nhá cho! Thằng chăn nữa! cái đồ vô lại! Chính hắn nên chịu mọi nhục hình, Cái đồ ngợm quá hợm mình, Toan trên muôn vật ngông nghênh trị vì!” Cáo vừa tấu lời ty tiện đó, Lũ nịnh thần rầm rộ vỗ tay,
  37. Chẳng ai động đến tội dày Của Hùm, của Gấu, của bầy đầu to Loài vật gây sự đồ chó má, Theo lời cung đều hoá thành oan! Lừa ta đến lượt mở mồm: “Thưa, tôi còn nhớ một hôm thế này: Qua bãi cỏ nhà thày tu nọ, Đói, thời cơ, ngọn cỏ mịn màng, Ma đưa lối, quỷ dẫn đàng, Cỏ kia tôi gặm khoảng bằng lưỡi tôi Tôi nào có quyền xơi thế chứ, Vì lẽ công xin thú rạch ròi.” Lừa ta chưa kịp dứt lời, Nhao nhao kết tội, tiếng sôi cả triều Sói am hiểu ít nhiều pháp luật, Liền hô hào, diễn thuyết ba hoa, Rằng cần hiến mạng lừa ta, Cái con ghẻ lở gây ra vạ trời! Lỗi tí tẹo tức thời thành án, xử giảo ngay mới đáng tội đày! Gặm cỏ người! Tội ghê thay! Tội kia chỉ có cách này: Giết thôi! Để Lừa biết tội trời đầy đủ, Chúng lôi ngay cổ nó hành hình Lạ chi công lý triều đình, Sang hèn thay đổi tội tình trắng đen (Nguyễn Đình dịch)
  38. Chương III: Bi kịch cổ điển Pháp, Corneill và Racine- Hai khuôn mặt tiêu biểu Bi kịch là thể loại nghệ thuật phát triển nhanh mạnh và liên tục, đạt tới tột đỉnh vinh quang và gây nhiều chấn động lớn. Corneill và Racine là hai gương mặt khác nhau đại biểu ưu tú cho hai thời kì và hai phong cách khác nhau của bi kịch cổ điển Pháp. Piere Corneill 1606-1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp Ông được coi là người khai sinh nền nghệ thuật sân khấu Pháp. Trước ông, nền kịch dân gian Pháp còn rất non nớt, chưa có tổ chức, chưa có qui tắc sáng tác chưa thành một loại hình nghệ thuật hẳn hoi, chỉ giải trí thuần túy với tiếng cười dễ dãi. Trên sân khấu chuyên nghiệp đã có một số cây bút đáng chú ý nhưng phải chờ đến Corneill mới thỏa mãn được đòi hỏi của công chúng nghệ thuật và chiếm lĩnh sân khấu Pháp. Corneill- người anh hùng của những bi kịch anh hùng - sinh tại Ruan xứ Normandie trong một gia đình công chức. Sau khi tốt nghiệp trường dòng, anh học luật và đỗ luật sư (1624). Cuộc sống dễ chịu ở quê nhà, Corneill say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629 anh viết vở kịch đầu tay " Meliter ", đưa cho chủ gánh hát kiêm diễn viên là Mondori. Thành công đầu tiên khiến anh phấn khởi dời Ruan đi Paris, và viết tiếp một số hài kịch về tình yêu với những đối thoại sinh động hấp dẫn. Năm 1635 chuyển sang viết vở bi kịch đầu tiên là Medee (thuộc truyền thuyết Hi Lạp, tác giả tiền bối là Euripide). Dù Corneill cố gắng sáng tạo cho hình tượng nhân vật chính Medee có tính người hơn thời cổ đại nhưng vở kịch vẫn chưa thu được kết quả mong đợi. Sau đó chuyển sang đề tài Tây ban nha, Corneill viết một số bi hài kịch trong đó nổi bật như ngôi sao là Le Cid (1637). Vở kịch châm ngòi cho một cuộc bút chiến nảy lửa, lôi cuốn hầu khắp mọi tầng lớp xã hội chú ý, xôn xao. Tể tướng Richelieu không tán thành cách lựa chọn và giải quyết vấn đề của tác giả nên đã ra lệnh cho Viện Hàn lâm mang vở kịch ra kết án một cách bất công. Mặc dù vậy quần chúng vẫn nhiệt liệt hoan nghênh kiệt tác của Corneill. Chính quyền quân chủ chuyên chế phản ứng quyết liệt, buộc Corneill phải im lặng nghỉ viết một thời gian, lui về Ruan, xem xét lại nghệ thuật của mình và nghiên cứu kĩ hơn nghệ thuật kịch của thời đại. Thời kì sáng tác thứ nhất của ông kết thúc tại đây. Năm 1640 lấy đề tài từ cổ La mã, ông viết hai vở Orax và Sinna ca ngợi những nhân vật luôn luôn gạt bỏ lợi ích cá nhân, dù phải tàn nhẫn với cả người thân thích, quyết đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Năm 1644, vở kịch Rodoguine đánh dấu bước ngoặt mới trong sáng tác của Corneill. Vẫn dựa vào sự kiện thời cổ Hi Lạp, tác giả muốn miêu tả tập trung sự thèm khát quyền lực và yêu đương của một số nhân vật quí tộc phong kiến. Những dục vọng ích kỉ này đã vượt lên, đẩy lùi lí trí, dẫn họ đến tội lỗi. Tiếc rằng
  39. về sau ông lại viết tiếp những vở kịch sút kém, khoa trương giả tạo. Mặt trời bi kịch Corneill bắt đầu lu mờ báo hiệu sự khủng hoảng nghiêm trọng của nhà thơ trước thời đại và nghệ thuật cung đình. Cái mới trong giai đoạn ba này là: bên cạnh đấu tranh nội tâm diễn ra ở người anh hùng dũng cảm luôn luôn gạt bỏ tình cảm riêng tư vì lợi ích quốc gia, xung đột bên trong đã được chuyển ra ngoài thành xung đột hai lực lượng xã hội – chính nghĩa và phi nghĩa Vở bi kịch Le Cid Ra mắt công diễn tại rạp hát Mare thủ đô Paris tháng 12 năm 1636. Thắng lợi của nó thật huy hoàng, công chúng nồng nhiệt chào đón. Khi đánh giá những tác phẩm khác, người ta lấy Le Cid làm mẫu mực, " đẹp như / hoặc không bằng Le Cid ".Vở kịch được trình diễn nhiều lần trước hoàng hậu và tể tướng, được thưởng 15000 livre. Vở kịch in thành sách hai lần trong năm đầu. Nhờ vở kịch, cha của Corneill được phong tước quí tộc. Lấy đề tài từ kịch Tây Ban Nha, sở trường của sân khấu Pháp, Le Cid là tiếng Ả rập nghĩa là "đức ông " - biệt hiệu của nhân vật chính Rodrigue. Rodrigue vốn là nhân vật lịch sử có thật, một chiến binh anh hùng có công đánh thắng quân Ả rập nên được binh lính gọi là Đức ông. Anh trở thành anh hùng dân tộc, theo đạo Cơ đốc. Truyền thuyết dân gian và truyện thơ dân gian đã kể nhiều về anh Corneill đã sử dụng tài liệu sưu tầm, sử liệu, chọn lọc chi tiết, thêm vào những chất thời sự nước Pháp để xây dựng thành vở bi kịch điển hình chung của Tây Âu. CỐT TRUYỆN: Tiểu thư Simen và công tử Rodrigue yêu nhau, được hai gia đình thuận tình cho đính hôn. Trước khi cưới, một sự cố xảy ra. Trong một hội nghị ở triều đình, cha của Simen gây xung đột với cha của Rodrigue (nguyên sự việc là: Don Diego - cha của Rodrigue - được bổ nhiệm chức quân sư phó, bá tước Don Gormas - cha của Simen - một võ tướng lão thành - phản đối, cãi cọ và tát vào mặt Don Diego. Bá tước Diego ôm hận về nhà kể cho con nghe và bảo con rửa nhục cho cha. Anh tự đấu tranh dằn vặt, cuối cùng đành đến gặp lão tướng Don Gormas cha vợ tương lai. Trước hết anh tha thiết đề nghị ông giảng hòa với cha mình. Nhưng lão tướng từ chối. Buộc lòng, anh phải thách đấu. Kết quả lão tướng đã ngã gục dưới lưỡi kiếm của anh. Tiểu thư Simen quá đau đớn, đòi nhà vua phải xử tội Rodrigue đền mạng.Lão đại thần Don Diego xin vua cho ông nhận án tử hình thay con trai. Vua còn đang phân vân khó xử. Rodrigue đến gặp Simen, nghe được tâm sự day dứt khổ đau của nàng giữa tình yêu và bổn phận, anh tình nguyện nộp mình cho nàng trả thù nhà. Nhưng Simen từ chối và bảo:" chàng đã làm đúng bổn phận! ". Còn nàng, để xứng đáng với chàng Simen cũng sẽ làm tròn bổn phận - nghĩa là đòi nhà vua xét xử anh. Một cuộc xâm lấn của quân Moore khiến triều đình phải lo đối phó. Vụ xét xử Rodrigue hoãn lại. Vua cử chàng cầm quân ra trận. Simen phản đối nhà vua, vua khuyên giải: " chừng nào Rodrigue chiến thắng trở về hãy xét xử cũng chưa muộn, còn nếu anh ta hy sinh thì coi như quân Moore đã thay chúng ta thi hành án (!)
  40. Rodrigue lập nhiều chiến công, đang trên đường thắng trận trở về. Nhà vua giả bộ báo tin cho Simen biết chàng đã tử trận. Nàng đau đớn thương xót chàng, khóc ngất đi. Khi biết mình lầm, nàng lại đòi triều đình phải thi hành công lý. Trở về, Rodrigue lại đến nhận tội với Simen và xin chờ nàng ra tay hành động. Nàng chối từ nhưng nghĩ cách khác. Có một gã quí tộc tên Don Sanche vốn theo đuổi nàng từ lâu, nay chộp cơ hội tiếp tục theo đuổi, đến an ủi Simen. Nàng bảo gã thay mặt nàng ra tay bảo vệ danh dự nàng bằng một cuộc quyết đấu với Rodrigue, sau đó nàng sẽ nhận lời cầu hôn của hắn. Rodrigue chối từ, một mực chấp nhận chịu chết dưới tay nàng để giúp nàng làm tròn bổn phận người con. Nàng yêu cầu anh nhận lời thách đấu của Don Sanche với điều kiện ai thắng nàng sẽ cưới người ấy. Anh không còn cách lựa chọn nào khác. Simen ở nhà nôn nao chờ đợi kết quả. Khi nhìn thấy gã Don Sanche xách kiếm trở về, Simen nhào ra cào xé gã, xỉ mắng gã đã nhẫn tâm giết chàng. Sự thật là Rodrigue thắng trận nhưng anh đã tha chết cho đối phương. Nhà vua can thiệp, tuyên bố xóa tội cho Rodrigue và an ủi và nhắc Simen thực hiện cam kết trước khi quyết đấu. Hai người chấp hành lệnh của hoàng đế, chuẩn bị đám cưới mở đầu một cuộc sống hạnh phúc lâu dài. GỢI Ý PHÂN TÍCH VỞ KỊCH (Tìm hiểu mâu thuẫn dẫn tới xung đột, cách giải quyết xung đột, ai là nhân vật bi kịch? tính chất của bi kịch là gì?) Vở kịch khẳng định thắng lợi oanh liệt của lí trí (ý thức về nghĩa vụ) vượt qua dục vọng cá nhân (tình yêu đôi lứa) và danh dự dòng họ (bổn phận gia đình). Xung đột bi kịch nổ ra từ mâu thuẫn không thể hòa giải được giữa Cái Chung và Cái Riêng, tức là giữa xã hội và cá nhân, lí trí và tình cảm. Các nhân vật trung tâm có tính cách anh hùng kiểu mới xuất hiện trên sân khấu. Họ có sức sống nội tâm mãnh liệt. Những đầu óc tỉnh táo sáng suốt có ý thức sâu sắc về nghĩa vụ - trước hết là nghĩa vụ gia đình (cần bảo vệ danh dự gia đình). Mặt khác họ là những trái tim nồng cháy yêu thương (tình yêu lứa đôi). Cả hai nhân vật đều mạnh mẽ, rạch ròi phân minh nhưng đi ngược chiều nhau và mâu thuẫn phát triển dần tới xung đột - phải loại bỏ lẫn nhau! Tình cảm mặn nồng chính đáng vẫn không làm lu mờ ý thức nghĩa vụ, ý thức danh dự, nó phải khuất phục trước ý chí. Nói cách khác, ý thức nghĩa vụ, ý thức danh dự trở thành nền tảng của mọi tình cảm kể cả tình yêu. Lí trí thắng lợi làm nên phẩm chất, đức hạnh người anh hùng kiểu mới của thời đại và là tiêu chuẩn của vẻ đẹp mới mẻ của thế kỉ. Rodrigue và Simen đáng yêu đáng kính vì họ đã mang lí tưởng của thời đại. Sự kiện chàng Rodrigue đánh thắng quân xâm lược Moore có ý nghĩa quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần giải quyết gỡ nút được ổn thỏa. Tư tưởng ấy là: dốc sức giữ gìn đất nước dù phải hy sinh tình nhà và tình yêu đôi lứa (cá nhân). Bổn phận gia đình dòng họ tuy lớn lao hơn cá nhân song cũng phải nhường bước cho nghĩa vụ công dân trước vận mệnh quốc gia. Rodrigue - người con hiếu thảo, người công dân anh hùng và người tình chung thủy - chàng đã khéo hành động sao cho trọn vẹn. Rodrigue và Simen, họ tự hào vì được chiến đấu hi sinh cho nghĩa vụ lớn lao (gia đình, đất nước). Lí tưởng của