Tóm tắt bài giảng Kinh tế lượng

ppt 17 trang vanle 2990
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt bài giảng Kinh tế lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttom_tat_bai_giang_kinh_te_luong.ppt

Nội dung text: Tóm tắt bài giảng Kinh tế lượng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ LƯỢNG (ECONOMETRICS) GIẢNG VIÊN: TRẦN LỢI THẠC SĨ KINH TẾ DĐ: 0918.150.673 Email: tranloi@tvu.edu.vn tranloi12378@yahoo.com 1
  2. GIỚI THIỆU MÔN KINH TẾ LƯỢNG (ECONOMETRICS) Nguyên lý Kinh tế Thống Toán kê kinh tế 2
  3. KINH TẾ LƯỢNG  Kinh tế lượng được dịch từ chữ “Econometrics” có nghĩa là “Đo lường kinh tế”. Thuật ngữ này do A.K Ragnar Frisch – Giáo sư kinh tế học người Na Uy được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1969 và sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1930.  Năm 1950 nhà kinh tế được giải thưởng Nobel là Lawrance Klein đã đưa ra một số mô hình mới cho nước Mỹ và từ đó KTL được phát triển trên phạm vi toàn thế giới. 3
  4. KINH TẾ LƯỢNG  Là sự phối hợp của nguyên lý kinh tế, toán kinh tế và thống kê.  Áp dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích các vấn đề kinh tế.  Những mối liên hệ nguyên lý giữa các biến số kinh tế đã được mô tả dưới dạng toán học. => Để các mối liên hệ này có giá trị thực tế, cần phải sử dụng các kỹ thuật thống kê để trắc nghiệm, ước lượng để dự đoán các hiện tượng kinh tế một cách định tính. 4
  5. KINH TẾ LƯỢNG VÀ TOÁN KINH TẾ  Toán kinh tế liệt kê các nguyên lý kinh tế dưới dạng các ký hiệu toán học.  Nguyên lý kinh tế thì dùng lời để nói  Toán kinh tế dùng các ký hiệu toán học để giải thích  Kinh tế lượng được dùng để tìm ra các mối liên hệ kinh tế dưới dạng toán học giống như toán kinh tế nhưng nó không giả định mối liên hệ kinh tế này là hoàn toàn chính xác.  Phương pháp kinh tế lượng còn cung cấp những giá trị bằng số nói lên mối liên hệ của các hiện tượng kinh tế 5
  6. KINH TẾ LƯỢNG VÀ THỐNG KÊ  Nhà thống kê tổng hợp số liệu, ghi lại lập thành biểu bảng. Mô tả các mô hình trong sự phát triển của chúng qua thời gian và qua đó có thể tìm ra một vài mối liên hệ giữa các đại lượng kinh tế. - Thống kê chủ yếu là mô tả các hiện tượng kinh tế, không cung cấp một sự đo lường của các thông số về các mối liên hệ kinh tế. - Kinh tế lượng dùng phương pháp thống kê đã được làm cho thích hợp với các vấn đề của đời sống kinh tế. 6
  7.  Vậy kinh tế lượng là gì?  Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong thực tế.  KTL ngày nay là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê toán học và máy vi tính, nhằm định lượng các mối quan hệ kinh tế, dự báo và phân tích chính sách 7
  8. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ LƯỢNG Phân tích Trắc nghiệm nguyên TD: Thu nhập lý kinh tế và chi tiêu Tìm ra các số ước chính lượng của các thông sách số về các mối liên hệ kinh tế Dự đoán Giá trị tương lai của tương lai các đại lượng kinh tế 8
  9. CÁC NGÀNH CỦA KINH TẾ LƯỢNG: 02 NGÀNH Nguyên lý Kinh tế lượng kinh tế lượng ứng dụng Tìm ra những phương Từ áp dụng các PP kinh pháp thích hợp cho sự tế lượng cho đến việc đo lường các mối liên hệ xác định các ngành của kinh tế nguyên lý kinh tế Số liệu được quan sát từ Từ xác định nhu cầu đời sống thực tế chứ thực tế có thể xác định không phải từ các thí lượng cung ứng nghiệm có kiểm soát 9
  10. 1. Lý thuyết kinh tế CÁC BƯỚC 2. Thiết lập mô hình XÂY DỰNG VÀ ÁP 3. Số liệu DỤNG MÔ HÌNH KINH 4. Ước lượng mô hình TẾ LƯỢNG 5. Kiểm định giả thuyết 7. Phân tích chính sách 6. Dự báo 10
  11. VÍ DỤ: ƯỚC LƯỢNG HỆ SỐ TIÊU DÙNG BIÊN CỦA VIỆT NAM  Bước 1: Lý thuyết kinh tế: Keynes cho rằng:  Qui luật tâm lý cơ sở như một qui tắc về trung bình, tiêu dùng của cá nhân tăng khi thu nhập của họ tăng lên, nhưng không nhiều như là gia tăng trong thu nhập của họ.  Vậy Keynes cho rằng xu hướng tiêu dùng biên (marginal propensity to consume-MPC), tức tiêu dùng tăng lên khi thu nhập tăng 1 đơn vị tiền tệ lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1.  0<MPC<1 11
  12. VD(TT)  Bước 2: Thiết lập mô hình - Mô hình toán: dạng hàm đơn giản nhất thể hiện ý tưởng của Keynes là dạng hàm tuyến tính: TD = β0 + β1TN Trong đó : 0 < β1 < 1. - Mô hình Kinh tế lượng: quan hệ đúng giữa TD và TN như sau: TD = β0 + β1TN + e Trong đó e là sai số 12
  13. BƯỚC 3: SỐ LIỆU Năm Tiêu dùng T ổ n g t h u n h ậ p TD , đồng- g i á c ố định 1989 GNP , đồng- g i á c ố định 1989 1986 2 2 . 8 6 8 . 960.302.145 24.026.999.156.721 1987 23.611.903.339.515 24.888.000.975.960 1988 24.255.972.171.640 26.165.999.171.928 1989 26.849.899.970.560 28.092.999.401.472 1990 27.760.775.225.362 29.526.000.611.153 1991 26.118.365.110.163 31.285.998.882.813 1992 27.123.609.120.801 33.990.999.913.679 1993 30.853.195.807.667 36.735.001.692.581 1994 32.834.660.781.138 39.982.003.187.889 1995 36.638.754.378.646 43.797.002.601.354 1996 41.190.217.461.479 47.888.002.069.333 1997 41.349.567.191.335 51.790.873.128.7 95 1998 43.126.144.904.439 54.794.746.182.076 13
  14.  Bước 4: Ước lượng mô hình Sử dụng phương pháp tổng bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least Squares - OLS) chúng ta thu được kết quả hồi quy như sau: TD = 6.375.007.667 + 0,680TN t [4,77] [19,23] R2 = 0,97 14
  15.  Bước 5: Kiểm định giả thuyết Với kết quả hồi quy như sau: TD = 6.375.007.667 + 0,680TN t [4,77] [19,23] R2 = 0,97 Hãy kiểm định lý thuyết tiêu dùng biên của Keynes: 0 < β1< 1. 15
  16.  Bước 6: Dự báo - Giải thích kết quả hồi quy: TD = 6.375.007.667 + 0,680TN t [4,77] [19,23] R2 = 0,97 - Tiêu dùng tự định của VN là 6.375.007.667 đồng (giá cố định năm 1989). - Hệ số tiêu dùng biên của Việt Nam là 0,68. Tiêu dùng tăng 0,68 ngàn tỷ đồng nếu GNP tăng 1 ngàn tỷ đồng. 16
  17.  Bước 7: Phân tích chính sách Kết quả hồi quy: TD = 6.375.007.667 + 0,680TN t [4,77] [19,23] R2 = 0,97 => Tăng tiêu dùng: tăng lương ? 17