Tiếng Việt - Bài 5: Từ loại Tiếng Việt

pdf 34 trang vanle 5930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếng Việt - Bài 5: Từ loại Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieng_viet_bai_5_tu_loai_tieng_viet.pdf

Nội dung text: Tiếng Việt - Bài 5: Từ loại Tiếng Việt

  1. Ví dụ: Lũ trẻ tranh nhau bức tranh. b) Phân loại: • Từ đồng âm ngẩu nhiên: Các từ có hình thức ngữ âm ngẩu nhien giống nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: bàn (danh từ) à cái bàn Bàn (động từ) à bàn công việc J Dựa vào các ngữ cảnh để nhận biết các từ đồng âm. • Từ âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở : Đó là những từ đồng âm tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra. Ví dụ: ăn (đưa thức ăn vào miệng - ăn cơm) Ăn (trùng khít nhau - ăn mộng) Quà (ăn quà) quà (quà tặng) Đó là trường hợp “đông âm khác loại” nghĩa là một từ thuộc nhiều từ loại. Ví dụ: cuốc (danh từ): cái cuốc cuốc (động từ): cuốc đất c). Giá trị của từ đồng âm: Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ học rất lớn. Nó là cơ sở, là chổ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn chương. Bài 5: Từ loại tiếng Việt I. TỪ LOẠI LÀ GÌ? Từ loại là các lớp từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau gọi là các từ loại. II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠi TỪ TIẾNG VIỆT 1. Ý nghĩa ngữ pháp khái quát: là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ cùng loại. Ví dụ: - Các từ: nhà, bàn, bút, cây, học sinh, niềm tin, cuộc sống có ý nghĩa chung chỉ sự vật. Các từ: đi, ăn, ngủ, học tập, làm việc có ý nghĩa chung là chỉ hoạt động, trạng thái. • Các từ: đẹp, xấu, trắng, đen, to, nhỏ có ý nghĩa chung là chỉ đặc điểm tính chất.
  2. 2. Đặc điểm về hình thức ngữ pháp: • Khả năng kết hợp với các từ khác: mỗi từ loại đều có khả năng kết hợp mạnh với một loại từ nào đó, đặc biệt là các hư từ (từ chứng). Ví dụ: Danh từ kết hợp được với số từ, phụ từ: những, các nột, hai (những học sinh) • Khả năng đảm nhận các chức năng khi tham gia cấu tạo câu. Ví du: Danh từ thường là chủ ngữ. Động từ, tính từ thường là vị ngữ. III. HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT: Từ vựng tiếng Việt chia hai loại lớn: • Thực từ: gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. • Hư từ: gồm phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. A. DANH TỪ: 1.Ý nghĩa khái quát: Danh từ là một loại từ dùng làm tên gọi cho các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Ví dụ: học sinh, dong sông, chính trị, tư tưởng 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng kết hợp với các từ ngữ đứng trước (số lượng, toàn thể, loại thể, đơn vị: một. hai, ba, tất cả, cái chiếc ) và từ ngữ đứng sau (các từ chỉ định và các từ chỉ tính chất, đặc trưng: ấy, kia, này, nọ ) để tạo thành cụm từ. Ví dụ: Những học sinh giỏi Tất cả các bông hoa này b) Chức năng cú pháp: • Danh từ cũng có thể làm trạng từ, bổ ngữ, định ngữ. Ví dụ: + Trạng ngữ: Trưa, nắng chói chang. + Chim sơn ca chuyền cành ĐN BN B. ĐỘNG TỪ 1. Ý nghĩa khái quát: Động từ là một loại từ chỉ hoạt động hay trạng thái (vật lý, tâm lý, sinh lý)
  3. Ví du: đi, nghỉ yêu. 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Động từ có khả năng kết hợp với các từ ngữ đứng trước (các phụ từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, .các phụ từ mang ý so sánh: vẫn cứ đều Đặc biệt, động từ kết hợp nạnh vớí phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ ) và các từ ngữ đứng sau chỉ kết thúc hay tiếp tục (rồi, nữa, mãi) để tạo thành cụm từ. Ví dụ: đã đi rồi. b) Các chức năng cú pháp: • Động từ thường trực tiếp làm vị ngữ không cần từ “là”. Ví du: Em bé / ngủ. • Ngoài ra động từ còn làm chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Thi đua là yêu nước CN Cô giáo dạy múa. BN Thán phục, mọi người reo lên. TN C. TÍNH TỪ: 1. Ý nghĩa khái quát: Tính từ là loại biểu thị tính chất, đặc trưng của sự vật, hoạt động: • Tính chất: tốt, xấu, ngoan, hiền • Kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp • Màu sắc: xanh, tím, đỏ • Mức độ, dặc trưng của sự việc: quan trọng, tầm thường 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ đứng trước và sau, giống như động từ. Tính từ kết hợp mạnh với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá Tính từ không kết hợp với các phụ từ mang cầu khiến, mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ Đặc điểm này giúp ta phân biệt ĐT và TT. Ví dụ: vân nhanh, rất đẹp, rộng vô cùng. b) Chức năng cú pháp: • Tính từ thường làm vị ngứ trực tiếp.
  4. Khu vườn này / rộng. • Ngoài ra tính từ còn làm bổ ngữ, định ngữ. Đá to / cũng bị nước cuốn. ĐN Cô bé ấy hát hay. BN D. SỰ CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ TIẾNG VIỆT: Sự chuyển loại của từ tiếng Việt diễn ra ở hai phương diện: • Về ý nghĩa: khi chuyển loại, từ mang ý nghĩa khái quát của từ ,loại hoặc tiểu loại khác. Nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp của từ đã biến đổi. • Hình thức: khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ ngữ cũng thay đổi mang đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại khác. Ví dụ: ĐT J DT, DT J ĐT • Nó mang suy nghĩ, (suy nghĩ à động từ) • Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc (suy nghĩ à danh từ) • Cái cuốc này để cuốc đất. DT ĐT CỤM DANH TỪ- CỤM ĐỘNG TỪ -CỤM TÍNH TỪ Các đơn vị ngữ pháp thường quan hệ với nhau theo ba kiểu quan hệ: • Quan hệ đẳng lập: VD: Tôi / ăn cơm và bánh mì. • Quan hệ chủ vị: VD: Sách tôi đang học /rất hay. • Quan hệ chính phụ: gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ A. CỤM DANH TỪ: 1. Khái niệm: Cụm danh từ là một tổ hợp từ có danh từ làm thành tố chính, các thành tố phụ đứng trước và sau bổ ngữ cho thành tố chính. Ví dụ: Những bông hoa này 2. Cấu tạo: a) Thành tố chính: • Thường là một danh từ chung.
  5. • Danh từ chung kết hợp danh từ chỉ loại thể hoặc đơn vị. Ví dụ: Những học sinh này (danh từ chung) Hai quyển sách (danh từ loại thể + danh từ chung) Năm cân đường (danh từ đơn vị + danh từ chung) b) Các thành tố phụ trước: gồm các từ: • Từ chỉ đoàn thể: Tất cả, hết thảy • Từ chỉ số lượng: một, hai vài, dăm, những • Từ chỉ loại thể: cái, cơn, chiếc, quyển • Từ chỉ đơn vị: cân, mét, thước c) Các thành tố phụ sau: rất đa dạng và phong phú. Về cấu tạo có thể là: • 1 từ: • Từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ VF: Cái ghế này • Từ chỉ tính chất, đặc trưng (thường là các tính từ) VD: đồng hồ vàng ; học sinh chuyên • 1 cụm từ: Thơ của các em thiếu nhi • 1 cụm chủ vị: Ngôi nhà cha tôi vừa mới mua 3. Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ: Cũng giống danh từ, cụm danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Ví dụ: Lan/ đang đọc truyện Đô-rê-môn Học sinh trường Chu Văn An / rất ngoan. B. CỤM ĐỘNG TỪ: 1. Khái niệm: Cụm động từ là các tổ hơp từ có động từ làm thành tố chính, các thành tố phụ đứng trước và sau bổ nghĩa cho thành tố chính. Ví dụ: đang đọc sách. 2. Cấu tạo: a)Thành tố chính: Thường là một động từ. Khi có hai động từ đi liền nhau (động từ không đọc lập và động từ độc lập) có thể coi đôngj từ thứ nhất là thành tố chính của động từ. Ví dụ: đang học bài. toan về quê
  6. b)Các thành tố phụ đứng trước: Thường là các phụ từ: • Những từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, sắp, vừa • Những từ chỉ sự tiếp diễn: đều, cứ, vẫn, còn, lại • Những từ chỉ ý khẳng định, phủ định: không, chứa, chẳng • Những từ chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ • Có thể có một hoặc nhiều phụ từ làm thành tố phụ trước: Ví dụ: cũng vẫn cứ đến lớp c) Các thành tố phụ sau: • Về cấu tạo: Phần phụ sau có thể là một từ, một cụm từ hoặc một cụm chủ vị. Ví dụ: học bài à 1từ Ăn một cái bánh à 1 cụm từ. Mọi người / biết anh ấy rất tích cực à cụm chủ vị. • Về ý nghĩa: thành tố phụ sau thường bổ nghĩa cho động từ chính. 4. Chức năng ngữ pháp của cụm động từ: Cụm động từcó thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. • Chủ ngữ: Bảo vệ tổ quốc / là nghũa vụ của mỗi người. • Vị ngữ: Mặt trời / đã lên cao. • Trạng ngữ: Tan buổi họp, mọi người đều ra về. • Bổ ngữ: Bộ đội / đi đánh giặc • Địng ngữ: Quyển sách mượn trên thư viện / rất hay. C. CỤM TÍNH TỪ: 1. Khái niệm: Cụm tính từ là một tổ hợp từ có tính làm thành tố chính, các thành tố phụ đứng trước vad sau bổ nghĩa cho thành tố chính: VD: vẫn đẹp mãi 2. Cấu tạo: a) Thành tố chính: Thường là các tính từ có mức độ. Ví dụ: rất sinh đẹp b) Các thành tố phụ trước: Cũng như ở cụm động từ, thành tố phụ trước của cụm tính từ cũng có thể là các phụ từ chỉ thời gian, sự tiếp diễn, sự khẳng định hay phủ định và nhất là phu từ chỉ mức dộ (rất, hơi, khá, quá ) trừ các phụ từ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) Ví dụ: vấn tốt, còn đẹp, rất hiền
  7. c) Các thành tố phụ sau: • Về cấu tạo: Phần phụ sau có thể là một từ, một cụm từ một cụm chủ vị Ví dụ: ngoan lắm (1 từ) rộng ba trăm mét (1 cụm từ) đẹp như trăng mới mọc ( 1 cụm C-V) • Về ý nghĩa: các thành tố phụ sau của cụm tính từ thường bổ sung ý nghĩa cho tính từ làm thành tố chính. 3. Chức năng ngữ pháp: Cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Ví dụ: Lợi cho tập thể tức là lợi cho cá nhân. (chủ ngữ) Nó / nhanh như sóc. (vị ngữ) Nhanh vùn vụt, đoàn tàu chạy về hướng Nam. (trạng ngữ) Màu xanh mơn mởn của lá / làm dịu của trưa hè. (định ngữ) Cám / rất muón xinh như tấm. (bổ ngữ) Bài 6: Câu-Thành phần câu I. KHÁI NIỆM CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN: 1. Câu không phải là đơn vị sẵn: Câu chỉ được tạo ra trong quá trình giao tiếp, dựa vào các đơn vị có sẵn và các qui tắc kết hợp các đơn vị ấy. 2. Câu thẻ hiện một ý tương đối trọn vẹn đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của người nói, người viết. 3. Câu có chức năng thông báo: Câu giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của người này sang người khác. 4. Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định và có một ngữ điệu kết thúc: - Cấu tạo ngữ pháp: câu được cấu tạo bởi hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. - ngữ điệu: ngữ điệu kết thúc thông báo cho người nghe biết câu trọn vẹn. Trên chữ viết, ngữ điệu thể hiện bằng dấu chấm câu. II. THÀNH PHẦN CÂU: A. THÀNH PHẦN CHÍNH: chủ ngữ và vị ngữ 1. Chủ ngữ: a) Định nghĩa: Chủ ngữ là thành phần biểu hiện đối tượng được thông báo trong câu 9cn trả lời câu hỏi: ai? Cái gì? Việt gì?) b) Cấu tạo:
  8. • Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ, đại từ đảm nhận. • Chủ ngữ có thể là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ đảm nhận. Ví dụ: + Thi đua / là yêu nước. + Tập thể dục thường xuyên / là rất cần thiết. + Khiêm tốn / là đức tính tốt + Nhẫn nại trong việc/ là điều kiện để thành công. • Chủ ngữ có thể do một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị đảm nhận. Ví dụ: + Chim / hót liếu lo. + Những con chim / đang bay. + Em bé hát / làm cho cả nhà vui. 2. Vị ngữ : a) Định nghĩa: Vị ngữ là thành phần chính trong câubiểu thị nội dung thốnh nhất về đối tượng được nêu ở chủ ngữ ( vị ngữ trả lời câu hỏi: làm gì? Thế nào? Ra sao?) b) Cấu tạo: • Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tinhd từ đảm nhận. Ví dụ: Gió / thổi mạnh (cụm động từ) Vị Ngữ có thể do dại từ, số từ, một tổ hợp hư từ và thực từ đảm nhận. Ví dụ: Người dẫn đầu / là nó. Nước Việt Nam / là một. Cái ấm này/ bằng nhôm (hư từ + thực từ) • Vị ngữ có thể do danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ thay thế cho danh từ. Vị ngữ loại này có kèm từ “là”. Ví dụ: Tôi / là học sinh. • Vị ngữ có thể do một từ, một cụm từ đảm nhiệm. Ví dụ: Em bé / khóc. (1 từ) Quyển sách ấy / bìa xanh (cụm chính phụ)
  9. Em bé/ múa và hát (cụm đẳng lập) Chiếc bàn này/ chân đã hỏng (cụm C-V) Ông ấy / gan cóc tía (cụm cố định) B. THÀNH PHẦN PHỤ: 1. Đề ngữ: • Đề ngữ có thể là một từ, một cụm từ trong số các thành phần chính của câu và được đặt ở đầu câu có thể tách ra khỏi các thành phần chính băng hư từ: thì, là, hoặc bằng dấu phẩy. • Đề ngữ là thành phần nêu lên giá trị thông báo của câu. Ví dụ: - Nó thì nó chẳng đến đâu. • Giàu, tôi cũng giàu rồi. 2. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ trình bày hoàn cảnh diễn ra sự kiện được mêu tả ở nồng cốt câu. • Vị trí: ửtn thường đặt ở đầu câu, cũng có thể đặt ở cuối câu hoặc giữa câu. • Phân loại: Trạng ngữ phân thành một số loại: • Chỉ thời gian: Ngày mai, cả lớp dự minh hoạ • Chỉ nơi chốn: Trên bờ, hàng dừa toả bóng mát. • Chỉ cách thức: Bằng giọng dịu dàng, cô mời các em vào nhà. • Chỉ phương tiện: Nhờ thuộc công thức, bạn đã giải hết bài tập. • Chỉ nguyên nhân jhoặc mục đích :Vì lạnh, anh ấy bị ho. • Chỉ phương tiện: Về học tập, bạn ấy đứng đầu lớp. • Chỉ tình hình, trạng thái: Xong việc tôi về ngay. Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. 3. Thành phần phụ chuyển tiếp: Thành phụ này thường ở đầu câu, thực hiện chức năng chuyển tiếp từ câu nọ sang cau kia hoặc liên kết các câu lại với nhau. Các từ ngữ thường dùng để chuyển tiếp: một là, hai là, đầu tiên, tóm lại, thế là, nghiã là Ví dụ: Tóm lại, chúng ta cần ôn tập thường xuyên. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. 4. Thành phần hô ngữ: Thành phần này nằm ở ngoài nồng cốt câu, là dấu hiệu về tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe, nó biểu thị lời gọi, lời đáp hay lời cảm thán. Chúng thường đứng đầu câu, cũng có khi đứng giữa câu hay cuối câu.
  10. Bà ơi! Cháu đã về. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! C. THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: Là thành phần đứng ngoài nồng cốt câu, biệt lập về ý nghĩa và ngữ pháp, ngăn cách với nồng cốt câu bằng các dấu câu: dấu phẩy hoạc dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn. • Thành phần giải thích: • Trường sư phạm - nơi đào tạo giáo viên - đang từng bước vững mạnh. • Thành phần phụ chú: Truyện Kiều (tác phẩm của Nguyễn Du) đã tố cáo tội ác của bọn buôn thịt, bán người. Bài 7: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp I. CÂU ĐƠN: có hai loại Câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt 1. Câu đơn bình thường: Đó là câu được cấu tạo từ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này tạo nên nòng cốt của câu đơn. • Mỗi thành phần của câu đơn có thể do một từ hoặc cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập đảm nhiệm. • Sinh viên 23T / đang ôn bài. • Cô bé này / vừa đẹp vừa dễ thương. 2. Câu đơn đặc biệt: Là câu được cấu tạo từ hay một cụm từ. Từ hay cụm từ đó không thể phân tích thành chủ ngữ hay vị ngữ nhưng chúng vẫn thực hiện chức năng thông báo. • Gồm các loại: • Câu đơn đặc biệt danh từ: Gió! Gạch, ngói, xi măng. • Câu đơn đặc biệt - vị từ: Ồn ào, bực bội, nóng nực. May âu phục
  11. II CÂU PHỨC: 1. Khái niệm: Là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên, nhưng về quan hệ thì có một cụm chủ vị làm thành phần, hay làm thành tố cấu tạo trong một cụm chủ vị khác. 2. Cấu tạo: • Câu phức có C_V làm chủ ngữ Gió bấc đang tràn về / làm cho khí hậu thay đổi. • Câu phức có cụm C _ V làm vị ngữ. Ông tôi / tóc đã bạc. • Câu phức có cụm C_V làm định ngữ. Ngôi nhà anh mới mua / rất đẹp. • Câu phức có cụm C_V làm bổ ngữ Chúng ta/ lên án giặc Mỹ bắn phá miền Bắc • Câu phức có cụm C_V làm trạng ngữ. Để học sinh trở thành người toàn diện, nhà trường đã kết hợp giáo dục với lao động. III. CÂU GHÉP: 1. Khái niệm: Câu ghép là câu có hai cụm chủ vị trở lên (hai nồng cốt câu đơn) mỗi vế diễn đạt một ý khá độc lập tương đối so với nhau: không có cụm chủ vị nào làm thành phânf cho cụm chủ vị nào. Mỗi cụm chủ vị làm thành một vế và chúng ghép lại đẻ làm thành một đơn vị mới. Ví dụ: Trúc mọc san sác, thân trúc vàng óng, lá trúc xanh rờn. 2. Phân loại câu ghép: a) Câu ghép đẳng lập: Có từ hai vế trở lên (hai nòng cốt câu đơn) mỗi ý diễn tả một ý khá độc lập, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Chúng được nối với nhau bằng quan hệ từ (và, còn, nhưng ) hoặc bằng đấu câu (đấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm). • Câu ghép liệt kê: Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn. • Câu ghép lựa chọn:Mình đọc hay tôi đọc?
  12. • Câu ghép có quan hệ đối nghịch, tương phản: Tôi đến chơi nhưng anh ấy không ở nhà. • Câu ghép có quan hệ hô ứng giữa hai vế: Ai làm người ấy chịu. b) Câu ghép chính phụ: Loại câu ghép này có kết cấu nòng cốt C _ V kết hợp với nhau tương đối chặt chẻ với quan hệ chính- phụ, được biểu thị bằng các quan hệ từ hoặc các cập từ hô ứng. • Câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả. Vì trời mưa nên tôi đi học trể. • Câu ghép chỉ điều kiện - kết quả. Bé có khoẻ mẹ mới vui lòng. Bài 8: Đoạn văn I. KHÁI NIỆM: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về cùng một tiểu chủ đề. Nó có một cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng các dấu hiệu chấm xuống dòng, được bắt đầu bằng chữ cái hoa viết thụt đầu dòng. Ví dụ: Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? II.CẤU TRÚC CỦA ĐOẠN VĂN: • Cấu trúc diễn dịch • Cấu trúc quy nạp • Cấu trúc song song • Cấu trúc móc xích • Cấu trúc phối hợp • Cấu trúc tối giản 1.Cấu trúc diễn dịch: Đó là cấu trúc của những đoạn văn mà tiểu chủ đề được phát biểu theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Câu đầu nêu ý khái quát (câu chủ đề của đoạn văn) các câu còn lại cụ thể hoá nội dung của câu mở đầu đó (ví dụ ở trên àcâu chủ đề của đoạn văn trên là: Rừng cây im lặng quá). 2.Cấu trúc quy nạp:
  13. Trong cấu trúc quy nạp, tiểu chủ đề của đoạn được phát triển theo hướng từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung. Các câu đầu nêu ý cụ thể. Câu cuối khái quát nội dung cụ thể (câu chủ đề ở cuối đoạn văn). Ví dụ: Cùng trên một mảnh vườn nhưng lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời caay móng rồng thơm như mít, lời cây chanh chua Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất Chính đất là mẹ của các loài cây. 3.Cấu trúc song song: Ở loại cấu trúc này các câu trong đoạn đều có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn văn. Mỗi câu thường khai thác một phương diện của tiểu chủ đề. Ví dụ: Thân cọ cao vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gío bảo không thể quật ngã/. Bút cọ vút dài như thanh kiếm sắc vun lên/. Cây non vừa trồi, lá đã xoè sát mặt đất/. Lá cọ xoè ra nhiều phiêns nhọn dài, trông xa như rừng tay vẫy vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời/. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót liếu lo mà không thấy bóng chim đâu. III.MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CÂU: 1.Phương thức lặp: a) Định nghĩa: Đây là phương thức sử dụng lại một số yếu tố ngôn ngữ ở các câu kế tiếp trong một đoạn văn, nghĩa là cùng một hoặc một số yếu tố được dùng nhiều lần ở các câu khác nhau. b)Các loại phép lặp: • Lặp từ vựng: Có thể lặp một số từ ngữ ở các câu khác nhau trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh. Ví dụ: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Luỹ tre thân thuộc làng tôi Đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. • Lặp ngữ âm: Lặp lại vần, nhịp điệu, số lượng âm tiết. Ví dụ: Gió đưa / cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ / canh gà Thọ Xương. Mịt mù / khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái / mặt gương Tây Hồ. J Lặp vần: a, ương. J Lặp nhịp điệu: 2/4 - 4/4. JLặp số lươpngj âm tiết: 6 - 8
  14. • Lặp ngữ pháp: Dùng lại kết cấu ngữ pháp ở câu trước (thường đi kèm với cặp từ vựng). Ví dụ: Trúc mọc san sát. Thân túc vàng óng, lá trúc xanh rờn. J Lặp kết cấu Cn/ Vn • Lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp nhiều khi chi phối với nhau khiến cho độ liên kết của các câu càng cao. 2. Phương thức thế: a) Định nghĩa: Thay thế từ ngữ ở câu đi trước bằng một từ ngữ khác, tương đương ở câu đi sau nhằm tránh lặp từ. b)Các loại phép thế: • Thế bằng đại từ: Dùng đại từ thay thế cho một từ hoặc cụm từ ở câu đi trước. Đại từ được dùng ở câu sau. Ví dụ: Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Họ ở chung với nhau một nhà. • Thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa: Thay thế từ ngữ ở câu đi trước bằng từ gần nghĩa hoặc từ đồng nghĩa với nó ở câu đi sau. Ví dụ: Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bảo lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mệt mỏi chán chê vẫn không thắng nổi thần núi để cướp Mị Nương , đành rút quân. 3.Phương thức nối: a) Định nghĩa: Đây là phương thức dùng các từ ngữ chuyên thực hiện những chức năng nối kết các câu. Ở phương thức nối. Từ ngữ dùng vào chức năng nối kết thường nằm ở câu đi sau. b)Phân loại: • Nối bằng quan hệ từ: và, hay, vì, do • Nối bằng từ chuyển tiếp; tóm lại, thế là, nghĩa là • Nối bằng phụ từ: đã, cũng, vẫn Ví dụ: Nói tóm lại, phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay chê đều phải đúng mức. • Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi tết. Mỵ cũng chẳng buồn đi.
  15. Bài 9: Một số phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa 1. So sánh từ: Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng gióng nhau ở một điểm nào đó (về âm thanh, màu sắc, hình dáng ) Ví dụ: Cổ tay em tráng như ngà 2. Ẩn dụ tu từ: Ẩn dụ tư từ là tên gọi thứ hai có tác dụng gợi hình gợi cảm của sự vật A (đồ vật, người, đặc điểm, trang thái, hoạt động .) mà tên gọi thứ hai này của A chính là từ ngữ vốn được dùng để chỉ sự vật B (đồ vật, người, đặc điểm, trạng thái, hoạt động ) nhưng nay được dùng để chỉo sự vật A, vì giữa sự vật A và B có một sự giống nhau nào đó. Hay nói cách khác: Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác dựa vào một tính chát giống nhau nào đó. Ví dụ: • Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền • Tối qua mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa. (Ca dao) 3. Nhân hoá: Nhân hoá là những ẩn dụ lấy các hiện tượng, tính chất, hoạt động của người để chỉ các hiện tượng, tính chất của đồ vật (đồ vật, động vật, thực vật, thiên nhiên) Ví dụ: • Rừng già ngũ im lìm • Mèo ta buồn bực Mai phải đến trường 4. Hoán dụ tu từ: Hoán dụ tu từ là tên gọi thứ hai có tác dụng gợi hình gợi cảm của sự vật A (đồ vật, người, đặc điểm, trạng thái, hoạt động .) mà tên gọi thứ hai này của A chính là từ ngữ vốn được dùng để chỉ sự vật B (đồ vật, người, đặc điểm, trạng thái, hoạt động ) nhưng nay được dùng để chỉ sự vật A, vì giữa sự vật A và sự vật B có một sự gần gũi nhau, đi đôi với nhau trong thực tế.
  16. Hay nói cách khác: Hoán dụ là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi, mang tính chất thay thế, chủ yếu là lấy bộ phận thay thế cho toàn thể, lấy địa chỉ thay thế cho người sống ở thời điểm đó, lấy cái chứa đựng thay thế cho sự vật được chứa đựng Ví dụ: • Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau chưa biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) • Cả Sài Gòn xuống đường. • Một chân thư ký, một cây vợt xuất sắc. 5. Khoa trương: Khoa trương (hay nói quá, cường điệu, phóng đại, thậm xưng) là phương tiện tu từ ngữ nghĩa cốt có ý cường điệu những thuộc tính của đối tượng hoặc hiện tượng được miêu tả nhằm mục đích nhấn mạnh vào bản chất nào đó của đối tượng hoặc hiện tượng được miêu tả. Ví dụ: • Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh. • Mắt sáng hơn đèn Gan to tày bể (bằng biển) PHƯƠNG PHÁP Phương pháp dạy tập tiếng việt I.NHIỆM VỤ PHÂN MÔN DẠY TẬP VIẾT: • Hướng dẫn để học sinh nắm được các quy luật về chữ viết, nắm được kỹ thuật viết chữ. • Rèn luyện để học sinh có kỹ năng chữ viết ngày càng được năng cao. Đúng mẫu chữ, rõ, đẹp, tốc độ viết ngaỳ càng nhanh theo chương trình. • Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện cho học sinh những phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỹ luật, óc thẩm mỹ.
  17. II.PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT: A.-Phương pháp chung: 1.Phương pháp trực quan: a.Mẫu chữ: Mẫu chưc là hình thức trực quan sinh động, quan trọng để các em viết đúng mẫu chữ, đệp, rõ ràng. Có các hình thức chữ sau: • Chữ mẫu phóng to. • Chữ mẫu giáo viên viết trên bảng. • Chữ mẫu treo tường ở trên lớp. • Chữ mẫu trong hợp phát đến tay từng học sinh. b.Chữ mẫu giáo viên khi chấm bài: Chữ mẫu giáo viên ghi trong vỡ học sinh khi chấm bài có giá trị như chữ mẫu. Chữ mẫu của thầy cô phải mẫu mực. Vì vậy giáo viên phải quan tâm đến chữ viết của mình khi chấm bài, nhận xét vỡ. 2.Phương pháp luyện tập: a.Muốn viết đúng, đẹp, học sinh có một con đường luyện tập. • Luyện tập có nhiều giai đoạn: Viết đúng hình chữ, cỡ chữ, đúng dòng, tiến tới viết đẹp. Luyện tập viết không chỉ trong giờ tập viết mà ở bất cứ bài học nào, khi ghi chép bài trên lớp hoặc ở nhà các em đều phải có ý thức luyện tập chữ viết. • Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên phải chú ý uốn nắn để các em ngồi viết đúng tư thế. b.Các hình thức luyện tập: • Tập viết hình chữ: Chữ cái, chữ số, từ ngữ trên bảng đen của lớp. • Tập viết chữ vào bảng con cá nhân. • Luyện viết trong vỡ tập viết. • Luyện viết trong vỡ kẻ ôly. • Luyện viết chữ khi học các môn khác. 3.Phương pháp hưỡng dẫn từng hoch sinh luyện tập: • Trong tập viết, việc hướng dẫn từng học sinh luyện tập rất cần thiết. Vì đây là môn học rèn kỹ năng. • Vì vậy giáo viên phải nắm vững khả năng viết chữ của từng em và có chỉ dẫn cụ thể đối với các em viết xấu, viết chậm. B.Phương pháp cụ thể: Thời gain: 40 phút. Gồm 4 bước lên lớp sau: 1. Ổn định tổ chức.
  18. 2.Kiểm tra bài cũ: Có hai cách sau: (Có thể kiểm tra một trong hai cách sau) Cách 1: Gọi 1 à 2 học sinh lên viết vào bảng đen của lớp - ở dưới học sinh viết vào bảng con - Giáo viên nhận xét và dùng phấn màu để chữa các lỗi sai. Cách 2: Nhận xét bài chấm. 3.Bài mới: a.Giới thiệu chữ mới: Giải thích và viết chữ cái, chữ số. - Cho học sinh xem mẫu chữ cái, chữ số. - Nêu câu hỏi cho học sinh phân tích, so sánh chữ sắp viết với chữ đã viết. - Cho học sinh viết bảng. b.Hướng dẫn học sinh viết ở bảng lớn cuả lớp: * Hướng dẫn học sinh quy trình viết chữ cái và chữ số: • Giáo viên viết mẫu chữ cái trên khung chữ để học sinh quan sát. Sau đó viết vào bảng con, học sinh đưa bảng lên để giáo viên nhận xét, uốn nắn chỗ sai phổ biến trên bảng con. • Giáo viên viết mẫu chữ số: (Giông snhư viết mẫu chữ cái) * Giáo viên đọc câu ứng dụng, giải nghĩa: • Hướng dẫn học sinh cách viết, cách nối nét. • Giáo viên viết mẫu cho học sinh xem quy trình viết những vần có nối chữ, cách nối nét, cách đặt dấu thanh. • Học sinh viết vào bảng con, giáo viên kiểm tra, nhận xét. c.Học sinh viết vào vở: • Hướng dẫn yêu cầu viếưt từng dòng, từng phần • Học sinh viết vào vở tập viết. • Giáo viên kiểm tra tư thế ngồi, cách viết từng chữ cái, chữ số d.Chấm bài: • Tuỳ theo thời gian giáo viên có thể chấm bài cả lớp hoặc một phần ở ngay tại lớp. Còn lại mang về nhà chấm. • Tiêu chuẩn cho điểm. 4.Tổng kết - nhận xét - dặn dò: Câu hỏi và bài tập thực hành
  19. 1.Trình bày các nhiệm vụ của môn tập viết. Nhiệm vụ nào thể hiện đặc trưng của phân môn. Tại sao ? 2.Trình bày phương pháp chung khi dạy môn tập viết. 3.Hãy soạn một giáo án dạy tập viết lớp 2 hoặc lớp 3 (Phần bài mới). Phương pháp dạy tập đọc - học thuộc lòng I. NHIỆM VỤ: 1.Rèn luyện kỹ năng đọc và rèn trí nhớ: a.Rèn kỹ năng đọc: Dạy tập đọc chính là rèn kỹ năng thực hành tiếng Việt. Cần coi trọng cả hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm. • Đọc thành tiếng là đọc phát ra âm thanh. Yêu cầu mức độ đọc: đọc đúng à đọc rõ ràng rành mạch à đọc lưu loát à đọc diễn cảm. • Đọc thầm là nhìn bằng mắt đọc văn bản, không phát ra âm thanh. Giáo viên cần định hướng cho học sinh khi đọc thầm bằng caau hỏi gợi ý hướng vào nội dung của bài. b.Rèn trí nhớ khi dạy học thuộc lòng: • Học thuộc lòng yêu cầu ghi nhớ chính xác từng chữ - câu - đoạn - cả bài à Tìm ra cacýh ghi nhớ lâu dài, bền vững (máy móc kết hợp ghi nhớ ý thức). • Học thuộc lòng yêu cầu đọc diễn cảm. 2.Trau đổi kiến thức văn học, ngôn ngữ, đời sống: • Kiến thức văn học: Học sinh tiếp xúc nhiều bài văn, thơ hay à tích luỹ vốn văn học à hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thể loại bố cục, nhân vật v.v • Kiến thức ngôn ngữ: Rèn tập đọc à cung cấop vốn từ ngữ về nhiều chủ đề. J cung cấp các từ loại: tượng hình, tượng thanh, từ láy, ghép, từ Hán J Giúp học sinh hiểu từ và biết sử dụng từ. • Kiến thức đời sống: Bài tập đọc à học sinh hiểu: con người, đất nước à nâng cao trình độ hiểu bieets và vốn sống.
  20. 3.Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tình cảm, phát triển tư duy: • Giáo dục thẩm mỹ: Bài tập đọc J học sinh cảm nhận cái hay - đẹp của ngôn ngữ văn học, hình tượng văn học à hướng học sinh vươn tới cái đẹp và biết run cảm trước cái đẹp của văn học. • Giáo dục tình cảm: . Thông qua giáo dục thẩm mỹ à để giáo dục tình cảm. . Văn học giáo dục bằng hình tượng văn học à học sinh yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương • Phát triển tư duy: Bài tập đọc - học thuộc lòng giúp học sinh hiểu biết cuộc sống, nhận thức phát triển, hiểu biết mở rộng, ngôn ngữ càng phong phú, từ đó tư duy càng phát triển. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC - HỌC THUỘC LÒNG: 1.Phương pháp trực quan: a. Phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên có thể dùng tranh ảnh, vật thật hoặc ghi các tiếng, câu, đoạn văn khó lên bảngđể hướng dẫn học sinh độc hoặc sử dụng giọng đọc mẫu của mình để làm mẫu cho học sinh đọc. Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. b. Cách tiến hành: • Giáo viên đọc mẫu: Giọng đọc mẫu của giáo viên là một hình thức trực quan sinh động, có hiệu quả cao, có tác dụng làm mấu cho học sinh luyện đọc. Do đó giáo viên cần đọc đúng loại thể, đúng ngữ điệu, tránh đọc đều đều, biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc. • Ghi cvác tiếng khó (cần luyện đọc) bằng phấn màu lên bảng, các em được nhìn các tiếng đó (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai), được viết (bằng tay) sẽ nhớ lâu dài và đọc đúng. • Chép một đoạn văn khó dọc lên bảng, ngắt các cụm từ để hướng dẫn đọc. Néu dạy học thuộc lòng, chép bài học thuộc lòng lên bảng để học sinh tri giác cụ thể hơn. • Dùng tranh ảnh, vật thực giúp các em hiểu và cảm thụ bài tập đọc. Giáo viên cần khai thác hết các chi tiết của đồ dùng trực quan. 2. Phương pháp đàm thoại: a.Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học có sự tham gia của học sinh vào tìm hiểu bài được tiến hành trên cơ sở giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời câu hỏi. Phương pháp này phù jợp với tâm lý trẻ nhỏ, trẻ em thích hoạt động (hoạt động lời nói).
  21. b.Cách tiến hành: • Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi (có thể dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa, tuỳ vào đối tượng học sinh để thêm hoặc bớt số lượng câu hỏi) giúp được học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật chủ yếu của bài, nắm được một số từ ngữ nhất định. • Đối với những từ Hán Việt, từ khó, từ trung tâm, cần nêu câu hỏi đơn giản, dễ hiểu giúp các em dễ dàng hiểu từ đó. • Giáo viên có thể nêu câu hỏi thăm dò khi chưa giảng bài để nmắm được mức độ cảm thụ của học sinh, từ đó có thể điều chỉnh bài soạn của mình đỡ mất thời gian. • Giáo viên có thể chi học sinh tự nêu câu hỏi: Học sinh cần phải dọc kỹ đoạn văn để nắm chắc nội dung, học sinh nêu được câu hỏi nghĩa là các em hiểu được nội dung bài. Giáo viên nên chọn những câu hỏi đúng và hay cho cả lớp suy nghĩ và trả lời. Tuy nhiên cách này cần tiến hành có mức độ, tránh mất nhiều thời gian. 3. Phương pháp luyện tập: a.Phương pháp luyện tập là phương pháp luyện tập chủ yếu, thường xuyên khi dạy tập đọc, học thuộc lòng. Học sinh rèn kỹ năng đọc, kỹ năng học thuộc lòng. Phương pháp này rất cần thiết với học sinh tiểu học, muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo phải trãi qua luyện tập thực hành, học sinh mới hiểu và nhớ sâu. b.Cách tiến hành: • Hướng dẫn cụ thể cách đọc cho học sinh: chú ý luyện đọc từ dễ đến khó. • Luyện phát âm tiếng khó. • Luyện đọc đúng các cụm từ. • Luyện đọc câu khó, đoạn khó, luyện đọc đúng à đọc hay. • Luyện đọc cá nhân: có thể chi học sinh đọc từng doạn, cả bài hoặc cho học sinh tự chọn câu, đoạn mà học sinh thích nhất. • Luyện đọc khi dạy tập đọc: • Đọc đúng theo loại thể: . Luyện đọc thơ: Chú ý luyện đọc đúng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ. Cần thể hiện được tình cảm của tác giả gởi gắm trong bài. . Luyện đọc văn xuôi: Chú ý luyện phát âm đúng từng âm tiết, đúng từ, cụm từ, câu. Cần phân biệt ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật. • Chất lượng đọc:
  22. . Đọc đúng: Phát âm chính xác các tiếng, không thay đổi hoặc thêm bớt chữ, không lặp lại từ và câu. . Đọc có ý thức: Được hình thành trên cơ sở hiẻu biết nghĩa của từ, câu, hiểu được nội dung bài. Đọc có ý thức và đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát, trôi chảy, biết ngừng nghĩ đúng chỗ, biết nhấn giọng khi cần thiết. . Đọc diễn cảm: Là kỹ năng dùng ngữ điệu, ngắt nghĩ, ngừng giọng đẻ thể hiện tình cảm của tác giả gởi gắm vào bài đọc và bộc lộ cảm xúc của mình. - Luyện trí nhớ khi học thuộc lòng: Cần kết hợp cách nghi nhớ có ý thức và ghi nhớ máy móc. Cần chống quên bằng cách ôn tập ngay và ôn tập thường xuyên. . Đối với lớp 2 - 3: Cho học sinh học ngay tại lớp. Giáo viên cho học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp bằng cách xoá dần trên bảng. . Đối với lớp 4-5: Học sinh học thuộc lòng ở nhà. Giáo viên phải kiểm tra, ôn tập thường xuyên. III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: * Lớp 2-3: A. Ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc và trả lời câu hỏi hoặc học sinh đọc thuộc lòng. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài và tên tác giả. 2. Hướng dẫn đọc: - Giáo viên đọc mẫu và tóm tắt nội dung. - Học sinh khá giỏi đọc 1-2 em (có thể cho đọc đồng thanh nếu cần). - Học sinh cần đọc thầm (nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ). 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên kết hợp giảng từ, ý và ghi từ ngữ cần giảng (khoảng 12 phút). 4. Luyện đọc: - Hướng dẫn cách phát âm, cách đọc cụ thể. . Cách phát âm các tiếng khó. . Cách ngắt nhịp, nhấn giọng, giọng đọc của câu, đoạn, bài. Giáo viên đọc mẫu lần hai. . Học sinh đọc cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi (10 - 12 em). * Lưu ý: Giờ học thuộc lòng cá nhân khoảng 2-3 em. Thời gian còn lại cho học sinh học thuộc lòng tại lớp. 5. Củng cố, tổng kết, dặn dò:
  23. - Củng cố: Tóm tắt nội dung, liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm. - Dặn dò: Học sinh đọc bài và đọc bài sau. * Lớp 4-5: A. Ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn dọc: - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh khá giỏi đọc 1-2 em. - Cả lớp đọc thầm (nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ). 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Học sinh đọc từng đoạn - giáo vien nêu câu hỏi - học sinh trả lời, giáo viên nghi những từ ngữ cần giảng, nghi ý từng đoạn. - Hướng dẫn học sinh tìm đại ý của bài. (khoảng 12 phút). 4. Luyện đọc. (như lớp 2-3). Lưu ý: Tiết học thuộc lòng dặn học sinh học thuộc ở nhà. 5. Củng cố, tổng kết, dặn dò. (như lớp 2-3) Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Trình bày nhiệm vụ dạy tập đọc và học thuộc lòng. Nhiệm vụ naò thể hiện đặc trưng phân môn ?Hãy phân tích. 2.Trong các phương pháop dạy tập đọc- học thuộc lòng, phương pháp nào góp phần năng cao chất lượng dạy phân môn ? Vì sao ? 3.Việc đọc mẫu của giáo viên có tác dụng như thế nào ? Để đọc mẫu một bài đọc cụ thể, người giáo viên phải chuẩn bị như thế nào ? 4.Soạn môti tiết tập dọc lớp 3 và một tiết tập đọc lớp 4. Lưu ý soạn kỹ phần “tìm hiểu bài” và “luyện đọc”. Phương pháp dạy chính tả I. NHIỆM VỤ: 1. Cung cấp cho học sinh các qui tắc chính tả, kết hợp việc rèn luyện viết đúng chính tả để các em có thói quen viết đúng chính tả.
  24. 2. Rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỹ luật và một số đức tính tốt như: óc thẩm mỹ, lòng yêu quí tiếng Việt và chữ Việt. II. PHƯIƠNG PHÁP DẠY CÁC KIỂU BÀI CHÍNH TẢ: 1. Phương pháp trực quan: Đây là phương pháp cho học sinh nhìn tận mắt, nghe tận tai, đọc và viết nhgững chữ cần nghi nhớ. - Luyện thị giác: Giáo viên viết từ khó lên bảng cho học sinh nghi nhận cách viết, dùng phấn màu gạch dưới các âm hay vần những chữ học sinh dễ viết sai. - Luyện thính giác: Giáo viên phải đọc thật chuẩn các âm vần, tiếng để học sinh phân biệt rõ. - Luyện phát âm: Cho học sinh phát âm rõ, đúng các tiếng khó. - Luyện cho học sinh viết chữ khó trên bảng con. 2. Phương pháp so sánh đối chiếu: - Phương pháp này giúp học sinh phân biệt cách viết khác nhau của những chữ nghi tiếng cùng âm hoặc do phát âm sai mà gần như cùng âm (tranh giành - để dành). - Giáo viên cần viết và phát âm các từ cần so sánh một cách cụ thể để học sinh nghe và nhìn thấy. - Nên so sánh từ mới với một từ đã học rồi để học sinh dễ nhớ. 3. Phương pháp giải thích: Dùng để khắc sâu sự ghi nhớ của học sinh. - Có thể giải thích sự khác biệt về nghĩa. - Có thể giải thích về mặt qui tắc, mẹo luật chính tả. 4. Phương pháp đọc bài chính tả và chữa lỗi chính tả: a.Phương pháp đọc bài chính tả: - Số lần đọc: Lần 1: Đọc toàn bài. Lần 2: Đọc từng câu, mỗi câu đọc một cụm từ đọc hai lần. Lần 3: Giáo viên đọc toàn bài để hs kiểm tra và sửa lỗi. - Giọng đọc: Thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác. - Cách đọc: Giáo viên chỉ đọc mỗi câu hai lần. Nếu gập câu daì giáo viên có thể ngắt theo cụm từ cho rõ nghĩa. - Cách chữa lỗi:
  25. Giáo viên đọc từng câu thong thả, đến chữ khó thì đánh vần hoặc viết lên bảng (không cần đánh vần cả chữ). Nếu bài chính tả đã viết sẵn trên bảng có màn che thì giáo viên kéo màn che ra và đọc từng câu, chỉ dẫn học sinh chữa lỗi. - Học sinh dùng viết chì gạch dưới chỗ viết sai, viết chữ đúng ra lề cùng dòng, gạch một gạch nhỏ bên cạnh để tính lỗi. Giáo viên phải giúp học sinh tính tự giác, thật thà nhận và chữa lỗi để tiến bộ. III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập chính tả cho về nhà làm. - Kiểm tra các tiếng khó viết chính tả trong bài tuần trước. - Kiểm tra các qui tắc chính tả. 3. Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Giáo viên đọc mẫu lần 1. 3.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung chính. 4.Hướng dẫn viết từ khó. 5.Giáo viên đọc mẫu lần 2. 6.Hướng dẫn cách viết vào vở. 7.Học sinh viết chính tả. 8.Chữa bài, chấm bài. 9.luyện tập. 10.Tổng kết - dặn dò. Các loại bài chính tả có một số điểm riêng biệt sau: - Chính tả tập chép: Mục 7 là mục học sinh chép lại bài chính tả trong sách hoặc trên bảng. - Chính tả nghe đọc: Mục 7 là mục giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh viết. - Chính tả trí nhớ: Mục 7 là mục học sinh tự viết chính tả theo trí nhớ. Mục 2 sau khi giáo viên đọc mẫu, gọi vài học sinh khá lên đọc thuộc lòng lại. Mục 5 sau khi giáo viên đọc mẫu lại lần 2 gọi vài học sinh trung bình đọc lại để kiểm tra khả năng ghi nhớ của lớp trước khi viết. - Chính tả so sánh: Mục 4 giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, phân biệt chính tả. Câu hỏi và bài tập thực hành
  26. 1.Hai nhiệm cụ môn chính tả trong nhà truờng tiểu học là gì ? Nhiệm vụ nào là đặc trưng cơ bản ? Tại sao ? 2.Dạy chính tả, người ta thường theo những phương pháp nào ? Đối với học sinh tiểu học, phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất ? Vid sao ? 3.Có một số trường hợp chính tả sau đây: ca, co, ke, ki, ga, gô, nghi, nghe, nghê, nga, ngơ, ngu, nghe, nghê, nghi. Hãy rút ra các qui tắc chính tả cho từng trường hợp trên. 4.Nêu trình tự lên lớp của tiết chính tả và so sánh những điểm khác nhau khi áp dụng cụ thể vào từng loại bài chính tả. Phương pháp dạy từ ngữ I. NHIỆM VỤ: Dạy từ ngữ tiểu học có nhiệm vụ làm phong phú, chính xác và tích cực hoá vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh một số khái niệm từ vựng cơ bản. Dạy từ ngữ bao gồm: - Dạy nghĩa từ: Giải nghĩa những từ mới chính xác hoá những từ đã biết, làm rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau. - Mở rộng vốn từ: Xây dựng một kho từ vựng phong phú, thường trự và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh, tạo điều kiện đi vào hoạt động ngôn ngữ được thuận lợi. - Tích cực hoá vốn từ: Dạy khả năng sử dụng từ trong lời nói và lối viết của học sinh, đưa “từ” vào trong số vốn từ được học sinh dùng thường xuyên. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ NGỮ: Dạy từ ngữ ở tiểu học có thể chia làm 2 phần: tương úng với hai kiểu bài: lý thuyết về từ ngữ và thực hành về từ ngữ. A.-Bài dạy lý thuyết về từ ngữ: 1. Bài đọc: Đưa ra ngữ điệu chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu và các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm các đặc điểm có tính chất qui luật được khảo sát. VD: Bài “Từ gần nghĩa” (TV lớp 5) - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn trong sách học sinh “đất nước ta”. - Hỏi: Hãy so sánh và nhận xét về nghĩa các từ in nghiêng trong đoạn văn theo các nhóm sau đây: . Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, tổ quốc, giang sơn. . Anh hùng, dũng cảm, gan dạ, anh dũng. - Học sinh trả lời: Các từ trong mối nhóm đều có nghĩa gần gũi nhau
  27. 2. Bài học: Tổng kết từ những đều đã rút ra trong bài đọc. Giáo viên cần có biện pháp đeer học sinh ghi nhớ phần nào bài học ngay trên lớp, tránh giảng quá sâu vào lý thuyết. 3. Luyện tập: Trọng tâm của giờ dạy - Có hai kiểu bài tập: - Bài tập nhận diện: Giúp học sinh nhận ra hiện tượng từ vựng cần nghiên cứu. - Bài tập vận dụng hay bài tập tích cực hoá vốn từ: Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng những hiện tượng từ ngữ đã học vào trong hoạt động nói năng của mình. B.-Thực hành từ ngữ: 1. Dạy nghĩa từ: Một số biện pháp giải nghĩa từ: a.Giải nghĩa bằng trực quan: - Giáo viên đưa ra vật thực, tranh ảnh, sơ đồ hoặc bằng giọng đọc diễn cảm, giọng nói nhấn mạnh kết hợp với dáng điệu, nét mặt, động tác giúp các em cảm nhận được nghĩa của từ. - Biện pháop này giúp học sinh hiểu dễ dàng ngiã của rtừ và không dùng biện pháp này để giải nghĩa của các từ trừu tượng. Nên dùng biện pháp này với các lớp đầu cấp. VD: - Giải nghĩa từ xe ben: (tiết 13 lớp 4) à Căn cứ vào hình vẽ, em thử nói xem xe ben dùng để làm gì ? - Xe bò tót: xe bò tót là loại xe vận tải cở lớn. Em hãy chỉ trong hình vẽ đâu là xe bò tót. b. Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: - Đưa từ vào trong một nhóm từ, 1 câu, 1 bài để làm rõ nghĩa của từ. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu và giải nghĩa được nghĩa chính của từ đó được biểu diễn cụ thể trong ngữ cảnh đó. Ngữ cảnh này do giáo viên đưa ra hoặc có sẵn trong sách giáo khoa. VD1: “ăn” cơm khác nghĩa với “ăn” than: (trong câu: Tàu vào cảng ăn than). - ăn cơm: đưa thức ăn vào mồm, nhai và nuốt. - ăn than: lấy than. VD2: Tâm sự: (từ ghép gốc Hán) - Cô Lan đang có tâm sự buồn. à tâm sự: (danh từ) tâm: lòng, sự: nỗi. Tâm sự: nỗi lòng.
  28. - Hai bạn đang tâm sự với nhau. à tâm sự (động từ): nói với nhau những chuyện thường giữ kín trong lòng. c. Giải nghiã bằng cách đối chiếu, so sánh: - Dùng một từ đã biết để nói nghĩa của từ chưa biết. Tác dụng: Giúp học sinh nắm nghĩa của từ một cách nhanh gọn, mở rộng được vốn từ cho học sinh, gợi cho các em cách phô diễn ý sinh động, tránh sự trùng lặp từ tối kỵ trong viết văn. VD1: Bấp bênh: không chắc chắn. Ngắn: trái với dài. VD2: Huyền: có màu đen. - Huyền là đen chỉ dùng cho mắt - màu của con ngươi (mắt huyền), dành cho mái tóc (mái tóc huyền). - Huyền là đen: không thẻ dùng cho vải (vải thâm), cho màu lông chó (chó mực), cho ngựa (ngựa ô). VD3: So sánh với vở, núi với vở đồi, thuyền với bè (đồi: cũng như núi nhưng thấp hơn núi). d.Giải nghĩa từ bằng giảng giải: - Dùng lời nói để trình bày nội dung khái niệm của từ. Thường dùng cho các từ trừu tượng, phổ biến nhất là các lớp cuối cấp. - Có vài cách giải nghĩa từ: + Định nghĩa: theo 2 bước. Bước 1: Đưa từ cần giảng vào nhóm từ đồng nghĩa. Bước 2: Xác định những điểm khác biệt với các từ cùng nhóm. VD: Định nghĩa từ “băn khoăn” - Không yên lòng. - Vì đang có điều phải tính toán, suy nghĩ. + Dùng từ đồng nghĩa thuần Việt để nêu nghĩa từ gốc Hán, từ vay mượn nói chung: VD: Tổ quốc: đất nước mình. Nông gia: nhà nông. - Có nhiều mức độ giải nghĩa từ bằng biện pháp này. (trong sách giáo khoa cấp I). + Mức độ thấp nhất: có sẵn nôi dung và tên gọi từ, yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
  29. + Có sẵn nội dung từ (các nét nghĩa) yêu cầu học sinh tìm tên gọi (từ) tương ứng. + Cho sẵn từ, yêu cầu học sinh xác lập nội dung (nghĩa từ) tương ứng: học sinh phải có ký năng định nghĩa từ (cần dựa trên những nghĩa đơn giản). 2. Mở rộng vốn từ: - Mở rộng vốn từ theo hệ thống ngang (chủ đề): Gồm nhiều từ thuộc nhiều loại khác nhau. Theo từng chủ đề mà người ta lựa chọn những bài khoa cho giờ tập đọc, các từ trong mục “những từ ngữ cần ghi nhớ” cũng được đưa ra theo quy luật chủ đề. Giáo viên cần định hướng vào những từ nhất định, thu hẹp phạm vi liên tưởng lại. - Mở rộng vốn từ theo hệ thống dọc (liên tưởng, so sánh): + Có thể liên tưởng theo các lớp từ vựng (tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa). + Có thể liên tưởng theo cấu tạo từ (tìm từ bắt đầu bằng tiếng “chiến”). 3. Tích cực hoá vốn từ: (hay sử dụng từ) Hệ thống bài tập tích cực hoá vốn từ cho học sinh: - Bài tập điền từ. - Bài tập tạo từ: Cho một yếu tố tạo từ, yêu cầu tìm tiếng khác có khả năng tạo nên từ mới. - Bài tập tạo ngữ: Luyện cho học sinh biết kết hợp các từ (tìm từ đặt trước từ “cá”). - Bài tập đặc câu. - Bài tập viết đoạn văn: Giáo viên nêu cụ thể - thành những nhiệm vụ rõ ràng - nên đi từ nội dung đến hình thức. - Bài tập chữa lỗi dùng từ: Sử dụng bất cứ lúc nào khi cần thiết. III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: A.- Ở lớp 2-3. Bài hệ thống hoá từ ngữ. 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập từ ngữ: - Xác định từ, hệ thống từ. - Giảng nghĩa từ, mở rộng từ. 3. Luyện tâp. 4. Tổng kết, dặn dò. B.- Ở lớp 4-5. BÀI CUNG CẤP VỐN TỪ NGỮ CƠ BẢN.
  30. 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu từ ngữ: - Học sinh đọc từ ngữ trong sách giáo khoa (mục 1). - Giáo viên giới thiệu từ ngữ mơíư sẽ học. - Hướng dẫn học sinh luyện tập: giải nghĩa từ, luyện từ. 3. Củng cố, tổng kết, dặn dò. BÀI CUNG CẤP KIẾN THỨC TỪ VỰNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài học: - Hướng dẫn tìm hiểu dẫn đến khái niệm. - Dạy các mục của bài học. - Dạy học sinh đọc mục “ghi nhớ” 3. Luyện tập. 4. Củng cố, tổng kết, dặn dò. Câu hỏi gợi ý: 1. rình bày nhiệm vụ của phân môn từ ngữ ? 2.Thế nào là phương pháp giải nghĩa từ bằng trực quan ? Cho ví dụ minh hoạ. Để giải nghĩa từ “ca nô, xà lan”, giáo viên dùng phương pháp trực quan được không ? Tại sao ?. 3.Trong trường hợp nào giáo viên chọn phương pháp giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh ? Cho ví dụ minh hoạ. 4.Trình bày phương pháp giải nghĩa từ bằng phương pháp đối chiếu, so sánh ? Cho ví dụ minh hoạ. 5.Khi nào giáo viên có thể giải nghĩa từ bằng phương pháp giảng giải ?. 6.Hãy chọn cách giải nghĩa từ phù hợp nhất cho các từ dưới đây: và giải nghĩa. - Sản xuất, chế biến, cơn lốc (cơn lốc biển), cây tầm vong, độc lập. Phương pháp dạy ngữ pháp I. NHIỆM VỤ: 1.Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, sơ giản, tối thiểu cần thiết, vừa sức đối với lưa tuổi các em.
  31. 2.Học sinh nắm qui luật chính tả, dấu câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói. 3.Rèn luyện tư duy, năng khiếu thẩm mỹ cho học sinh. II. PHƯƠNG PHÁO DẠY NGỮ PHÁP: 1.Phương pháp dạy khái niệm ngữ pháp: Quy trình hình thành khái niệm ngữ pháp có thể chia làm 3 bước sau đây: a.Phân tích ngữ liệu: Quan sát, phân tích các ví dụ chứa đựng bản chất khái niệm. b.Rút ra kiến thức cần ghi nhớ: Qua việc quan sát, phân tích ngữ liệu, rút ra khái niệm ngữ pháp. c.Cụ thể hoá khái niệm: Khái niệm ngữ pháp được xem xét trên ngữ liệu mới: làm bài tập ứng dụng. 2.Dạy bài ôn tập ngữ pháp: - Khi nội dung ôn tập được trình bày dạng biểu bảng: cần căn cứ vào thời gian mà chọn cách tiến hành: đưa kiến thức ôn tập (biẻu bảng) dưới dạng có sẵn (đã được chuẫn bị) hay dẫn dắt học sinh từ dạng câu hỏi - cùng học sinh xây dựng biểu bảng. - Nội dung ôn tập được xây dựng từ những câu hỏi - giáo viên chuẩn bị sẵn nhữnh câu hỏi trả lời ngắn gọn. 3.Phương pháp dạy thực hành ngữ pháp: - Khâu ra bài tập phải cụ thể, có nội dung rõ ràng, có thể không sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa mà có thể soạn lại, có khi phân ra các bài tập nhỏ hơn. - Khâu theo dõi thực hiện: Giáo viên phải nắm vững trình tự làm bài tập, theo dõi quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời. - Cần dành thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá, cụ thể: cho học sinh kiểm tra bài lẫn nhau, giáo viên không nhất thiết phải cho điểm khi đánh giá nhưng phải đưa ra những lời giải đúng để học sinh đối chiếu bài làm của mình. III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: * Lớp 2-3: 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài mới: Cho học sinh quan sát các ví dụ đã ghi bảng, giáo viên nêu câu hỏi để dẫn dắt đến khái niệm, quy tắc ngữ pháp. 3. Làm bài tập:
  32. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập, học sinh lần lượt lên bảng hoặc trả lời trong sách, giáo viên sữa chữa. * Lớp 4-5: Bài dạy kiến thức mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài mới: - Học sinh đọc các ví dụ (trong mục I). - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích ví dụ. Giáo viên rút ra kết luận. - Học sinh đọc thuộc lòng phần “ghi nhớ”. 3. Làm bài tập: - Chép bài tập lên bảng, giáo viên hướng dẫn cách làm. - Học sinh lần lượt làm bài tập. 4. Củng cố, tổng kết. Câu hỏi gợi ý: 1. Trình bày nhiệm vụ của môn ngữ pháp. 2. Hãy hướng dẫn học sinh làm bài tập sau đây (dưới hình thức soạn giáo án): - Trong các dòng sau đây, dòng nào chưa thành câu: + Ngày khai trường. + Bác rất vui lòng. + Cái trống trường em. + Trong cặp có 4 quyển vở. + Lan chưa. (Tiếng Việt lớp 2) - Hãy đặt câu với từ thành phố. Trong câu em đặt có mấy tiếng? Viết thành mấy chữ ?. Phương pháp dạy kể chuyện I. NHIỆM VỤ: 1.Góp phần hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, đem lại niềm vui cho học sinh. - Hình thành nhân cách: Giáo dục đạo đức, hướng học sinh trở thành con người tốt.
  33. - Cảm xúc thẩm mỹ: Hướng về cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ yêu ghét rõ ràng. 2.Làm giàu vốn sống vốn văn học cho trẻ: - Vốn sống: Giúp học sinh hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa à nay. - Vốn văn học: Học sinh tiép xúc với tác phẩm văn học có giá trị trong và ngoài nước. 3.Phát triển tư duy và nâng cao trình độ tiếng Việt của học sinh: - Phát triển tư duy: Nghe - nhớ - kể lại. Tư duy của học sinh luôn hoạt động và phát triển à khả năng ghi nhớ, phân tích, tổng hợp của học sinh được tập luyện tích cực, óc tưởng tượng luôn luôn được phát triển tạo được nhiều mơ ước, hoài bảo tốt đẹp. - Phát triển vốn tiếng Việt: Học sinh kể chuyện làm phong phú vốn từ, học sinh sdử dụng từ chính xác, tinh tế góp phần tạp luyện kỹ năng nghe và nói tiếng Việt, học sinh làm quen với sự ứng xử về ngôn ngữ. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY KỂ CHUYỆN: A.-Kể chuyện - phương pháp dạy học đặc thù: 1. Phương pháp dạy đặc thù của môn kể chuyện là kể: Dùng lời nói để kể lại câu chuyện, kể sing động và gần gũi hơn đọc nên học sinh rất thích nghe kể. 2. Chuẩn bị kể chuyện: Giáo viên cần đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện, nắm chắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện, thâm nhập chuyện, phải nhớ đến từng chi tiết nhỏ. 3. Lựa chọn ngôn từ, ngữ điệu: - Ngôn ngữ kể đóng vai trò chủ yếu: Người kể dùng ngôn ngữ của mình để trình bày câu chuyện. - Lời kể phải sinh động, chính xác, thích hợp, có thể thay đổi một ít ngôn từ trong văn bản để miêu tả hoạt động, tâm trạng nhân vật, cảnh vật nơi diễn ra sự kiện. - Cần phân biệt lời kể và lời nhân vật, thay dổi giọng điệu để tạo sự hấp dẫn. - Ngữ điệu kể góp phần quan trọng cho lời kể hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Tuỳ nội dung câu chuyện, người kể chọn ngữ điệu vui, buồn hay hóm hỉnh, âu yếm hay trang trọng biết ngừng nghỉ một cách nghệ thuật ở chỗ có sự thay đổi đột ngột trong câu chuyện tạo sự hồi hợp cho người nghe. 4.Sử dụng các yếu tố phụ trợ khác: Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để hổ trợ lời kể. Tránh lạm dụng quá, cường độ qua slàm ảnh hưởng đến lời kể.
  34. Tranh, ảnh, vật thực cần sử dụng cùng lúc, khai thác hết nội dung của tranh ảnh B.Trình tự lên lớp: Thời gian 40 phút. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại tên chuỵên, nhân vật, ý nghĩa của truyện. Kể lại một đoạn (nếu có thời gian). 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tên truyện trên bảng. b.Giáo viên kể: - Kể lần 1: Kể toàn chuyện không dừng lại giải nghĩa từ hoặc giới thiệu tranh. - Kể lần 2: Kể từng đoạn, kết hợp ghi bảng, ghi ý của từng đoạn, có thể giảng từ và khai thác tranh. c.Học sinh kể: - Kể từng đoạn: Vài em kể. (xen kẻ lúc giáo viên kể từng đoạn) - Kể cả chuyện: 1 hoặc 2 em kể. 4. Củng cố, tổng kết, dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét đánh giá tiết học.