Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Khái niệm tổng quát

pdf 15 trang vanle 3420
Bạn đang xem tài liệu "Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Khái niệm tổng quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthong_ke_trong_kinh_doanh_va_kinh_te_chuong_1_khai_niem_tong.pdf

Nội dung text: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Khái niệm tổng quát

  1. Chương 1 KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT 1.1 Thống kê là gì? 1.2 Một số khái niệm thường dùng 1.3 Các loại thang đo 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 6
  2. 1.1 Thống kê là gì? a. Định nghĩa Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. b. Chức năng của thống kê  Thống kê mô tả (Descriptive statistics)  Thống kê suy diễn (Inferential statistics) 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 7
  3. b. Chức năng của thống kê  Thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.  Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu. 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 8
  4. 1.1 Thống kê là gì? c. Phương pháp thống kê  Thu thập và xử lý số liệu  Nghiên cứu hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn  Điều tra chọn mẫu  Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng  Dự báo 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 9
  5. 1.2 Một số khái niệm thường dùng a. Tổng thể (Populations) là tập hợp các đơn vị trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó. b. Mẫu (Samples) là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát và dùng suy diễn cho tổng thể. c. Quan sát (Observations) là mỗi đơn vị của mẫu. 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 10
  6. 1.2 Một số khái niệm thường dùng d. Biến là khái niệm chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể.  Định tính: Các biểu hiện về loại hoặc tính chất  Định lượng: . Rời rạc: Các giá trị của nó có thể đếm được . Liên tục: Các giá trị của nó có thể lấp đầy một khoảng 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 11
  7. 1.2 Một số khái niệm thường dùng e. Tham số tổng thể là giá trị quan sát được của tổng thể và dùng để mô tả đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu. µ: Trung bình tổng thể p: Tỷ lệ tổng thể 2: Phương sai tổng thể 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 12
  8. 1.2 Một số khái niệm thường dùng f. Tham số mẫu là số đo tính toán được của một mẫu và dùng để suy rộng cho tham số tổng thể. x : Trung bình mẫu p ˆ : Tỷ lệ mẫu s2 : Phương sai mẫu 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 13
  9. 1.3 Các loại thang đo Thang đo Thang đo Thang đo Thang đo định danh thứ bậc khoảng tỷ lệ 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 14
  10. 1.3 Các loại thang đo a. Thang đo danh danh (Nominal scale): Là loại thang đo dùng để mã hóa dữ liệu cho biến thuộc tính. Ví dụ: Công ty ông/bà đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Sản xuất □ 1 Xây dựng □ 2 Dịch vụ □ 3 Thương mại □ 4 Khác □ 5 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 15
  11. 1.3 Các loại thang đo b. Thang đo thứ bậc (Ordinal scale): Thang đo để sắp xếp thứ hạng của dữ liệu nhưng không thực hiện được phép tính đại số. Ví dụ: Khi mua xe gắn máy, theo ông/bà yếu tố nào là quan trọng nhất và xếp hạng các yếu tố sau theo thứ tự giảm dần. Giá cả Chất lượng Thời trang Tiết kiệm nhiên liệu 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 16
  12. 1.3 Các loại thang đo c. Thang đo khoảng (Interval scale): Là thang đo thứ bậc, đo được khoảng cách của các giá trị và không thực hiện được phép chia. 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 17
  13. c. Thang đo khoảng Ví dụ: Đánh giá về chủ đề và thời gian của khóa huấn luyện: TT Nội dung cần đánh giá Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Sự cần thiết của chủ đề đối với nhu cầu thực sự cần đào tạo? 2 Mức độ hợp lý trong việc phân bổ thời gian từng chủ đề (1-4: ngắn; 5-8: hợp lý; 9-10: dài) 3 Tính hữu ích của các kỹ năng/thông tin mới thu nhận được sau khóa huấn luyện như thế nào? 4 Mức độ thỏa mãn của khóa huấn luyện so với nhu cầu đào tạo? Đánh giá chung Nhận xét, góp ý (nếu có): 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 18
  14. 1.3 Các loại thang đo d. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale): Là thang đo khoảng và thực hiện được phép chia. Ví dụ: Xin cho biết mức doanh thu của quý doanh nghiệp trung bình mỗi tháng là bao nhiêu: . 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 19
  15. 31/5/2016 C01136 - Chương 1 Khái niệm tổng quát 20