Thiết kế thới trang - Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa ăn gốm bát trà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế thới trang - Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa ăn gốm bát trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thiet_ke_thoi_trang_trang_phuc_da_hoi_duoc_phat_trien_dua_tr.pdf
Nội dung text: Thiết kế thới trang - Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa ăn gốm bát trà
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM o0o TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG Chuyên ngành : Mỹ Thuật Công Nghiệp Mã số : 302 Luận văn cử nhân Thời trang Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Mỹ thuật LÊ SĨ HOÀNG HUTECH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 BM03/QT04/ĐT 1
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Khoa: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ: Đại Học – Chính Quy 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài: MSSV: Lớp: Ngành : Chuyên ngành : 2. Tên đề tài đăng ký : 3. Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn. Ý kiến giảng viên hướng dẫn TP. HCM, ngày tháng năm . (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên) HUTECH Trưởng khoa ký duyệt 2
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH LỜI CAM ĐOAN Luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” được hướng dẫn bởi: THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG Trong quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã sưu tầm, tham khảo tài liệu từ các nguồn thông tin trên internet, sách báo và thực tế Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Hà Nội, làng nghề gốm sứ Bát Tràng Nhận được ý kiến đóng góp quý báo từ giảng viên chuyên nghành thời trang trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM Tôi cam đoan trước Hội đồng Bảo vệ tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế thời trang – Mọi thông tin về số liệu, tài liệu hoàn toàn mang tính chính xác cao tại thời điểm thu thập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH 3
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện học tập tốt nhất trên giảng đường đại học suốt bốn năm qua. Tôi cũng xin cảm ơn đến chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy cô đã dành tâm huyết xây dựng nên khoa mỹ thuật công nghiệp. Tiếp đến tôi xin cảm ơn đến thầy THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG là người đã chỉ dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt bài luận án này. Tôi vô cùng cảm ơn thầy đã có những góp ý và phê bình cho bài cuả tôi, nhờ những lời góp ý cuả thầy mà tôi đã biết và hiểu thêm vấn đề. Trong quá trình thực hiện nếu tôi có sự sai xót rất mong nhà trường cũng như GVHD bỏ qua và đóng góp ý kiến chỉnh sữa. Và bên cạnh đó thì tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú làm việc tại 5B VÕ VĂN TẦN trong thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp đã hết lòng giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH 4
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mục lục A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết quả đạt được của đề tài 7. Kết cấu của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm Bát Tràng. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc 2.1.Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng 2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian 2.3. Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng 2.4. Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng 2.5. Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng 2.6. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc Chöông 3 :” TrangHUTECH phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh – hao văn gốm Bát Tràng . Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục 3.1. Lý do chọn gốm Bát Tràng 3.2. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng 3.3. Nghiên cứu xu hướng thời trang năm 2011 - 2012 3.4. BST các nhà thiết kế trong nước và nước ngoài khi khai thác gốm sứ vào trang phục Chương 4: Kết quả nghiên cứu danh mục công trình sáng tác của tác giả 5
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.1 Ý tưởng 4.2 Giải pháp triển khai BST 4.3. Phom dáng 4.4. Chất liệu, bảng màu 4.5. Mẫu phẳng 4.6. Mẫu thiết kế PHAÀN KEÁT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo HUTECH 6
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN MỸ THUẬT “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề: Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. 1.2. Tầm quan trọng của đề tài: Nhu cầu ăn mặc của con người được hình thành từ rất lâu .Theo thời gian con người hình thành nên trang phục hiện đại ngày nay. Như mọi đề tài khác về thời trang tầm quan trọngHUTECH đầu tiên là làm cho con người đẹp hơn, khắc phục những yếu điểm và thiếu sót mà đối tượng hướng đến. Và tầm quan trong thứ hai của đề tài chính là ý thức về những nét đẹp truyền thống cổ xưa của dân tộc, mang đến cái đẹp gần gũi với đời sống như gốm Bát Tràng từ những chén, đĩa, chậu cho đến bình hoa, 1.3 Ý nghĩa của đề tài: Đưa vào trang phục dạ hội một nét đẹp mới trong sáng mà mộc mạc như chất gốm Bát Tràng, một nét đẹp quý phái mà vẫn gần gũi và sinh động. 1.4. Lý do chọn đề tài: 7
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Nền văn hóa Việt là một nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có nhiều ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của con người, bên cạnh đó nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt, trong đó có làng nghề gốm sứ Bát Tràng mà ai ai cũng biết đến nó. Chữ “Bát Tràng” có ý nghĩa theo hán việt là cội nguồn. Nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời cho đến nay vẩn được duy trì và phát triển. Nhưng hiện nay gốm Bát Tràng truyền thống đang dần dần mất đi cái vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của nó bởi nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Được mệnh danh là một làng nghề truyền thống lâu năm, gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ qua tài năng sáng tạo của người thợ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bát Tràng không chỉ đơn thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hóa. Gốm Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm quan trọng hơn nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc, chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn lên từng dáng, từng hình của những sản phẩm. Gốm làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Đóng góp của đề tài là khơi lên nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị dần lãng quên trong cuộc sống hiện đại. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tập trung nghiên cứu những phom dáng hình ảnh hoa văn gốm sứ Bát Tràng để đưa vào trang phục HUTECHdạ hội dành cho lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Hiện nay gốm sứ cũng được các nhà thiết kế nổi tiếng đưa vào thời trang một cách rộng rãi ví dụ như trong lễ hội gốm sứ Bình Dương, bốn nhà thiết kế Việt Nam hàng đầu với các ý tưởng được thổi hồn từ gốm sứ : “ Hỏa Biến”- Thăng hoa trong lửa của Sỹ Hoàng , “ Huyền thoại rồng” –NTK Ngô Nhật Huy; “Yếm hoa” cách điệu giữa truyền thống và hiện đại – NTK Thuận Việt và “ Nắng và lửa” của NTK Sơn Collection. Li Xaofieng nổi danh là họa sĩ chuyên khai thác những đề tài mới lạ tại Trung Quốc đại lục. Gần đây nhất ông vừa giới thiệu những tác phẩm thời trang bằng gốm sứ 8
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH đẹp mắt và độc đáo. Đặc biệt hơn nữa, thời trang gốm sứ của ông không chỉ để trưng bày, mà còn có thể diện được, tuy hơi khó cử động. Hiện nay, tại làng nghệ Hoa ngữ, xuất hiện một dòng thời trang mới được gọi bằng cái tên thời trang “gốm sứ”. Nguồn cảm hứng của những thiết kế này được lấy từ họa tiết, hoa văn, màu sắc trong các loại gốm sứ nhà Minh. Với màu sắc đặc trưng trắng và đen, cùng các họa tiết cổ như các loại hoa mẫu đơn, hoa trà, hoa phù dung, các viền tròn hay các họa tiết của thời xưa 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện nhầm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn về gốm Bát Tràng thông qua ngôn ngữ thời trang. Các thiết kế đem lại một cảm giác đầy mới mẽ nhưng vẫn hết sức quý phái, thanh thoát hơn cho người mặc. Qua đó đưa ra thiết kế mới cho xu hướng thời trang với xu hướng gốm sứ ngày một gần gũi hơn nữa trong cuộc sống hiện đại. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu về gốm Bát Tràng Tìm hiểu về xu hướng đưa gốm sứ vào thời trang trong nước cũng như ngoài nước. Đưa ra những mẫu thiết kế mới cho phong cách thời trang được dựa trên ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng từ gốm Bát Tràng – một làng nghề truyền thống. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập thông tin từ các Bảo tàng lịch sử trong nước,các nguồn sách, tạp chí thời trang,HUTECH thông tin trên mạng như các trang mạng về thời trang trong và ngoài nước, các trang tin tức, Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau để xác nhận độ chính xác của số lượng thông tin thu thập được. 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Có cách nhìn mới gần gũi hơn, hiểu hơn về một làng nghề truyền thống trong xã hội ngày nay. Qua đó đưa ra được những những phom dáng trang phục dạ hội dựa trên hình ảnh, hoa văn gốm Bát Tràng – bằng cách khai thác nét đẹp mộc mạc, bình dị của gốm thông qua ngôn ngữ thời trang. 9
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng Chương 2: Lịch sử nguồn gốc của gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm. Chương 3: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, danh mục công trình sáng tác của tác giả. B. PHẦN NỘI DUNG Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng • Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng * Tư khi lâp lang tơi trươc năm 1948 lang Bat Trang la môt đơn vi hanh chinh đôc lâp: xa Bat Trang, tông Đông Dư, huyên Gia Lâm, phu Thuân An (Thuân Thanh), tinh Băc Ninh. * Năm 1948, xa Bat Trang, xa Giang Cao va xa Kim Quan (nay la xa Kim Lan) sat nhâp thanh 1 xa vơi tên goi xa Quang Minh. * Thang 02 năm 1949, huyên Gia Lâm đươc chia vê tinh Hưng Yên: Thôn Bat Trang, xa Quang Minh, huyên Gia Lâm thuôc tinh Hưng Yên. * Thang 11 năm 1949, huyên Gia Lâm lai đươc chia vê tinh Băc Ninh: Thôn Bat Trang, xa Quang Minh, huyên Gia Lâm thuôc tinh Băc Ninh. *. Thang 10 năm 1958, khơi ngoi con sông đao Băc Hưng Hai lây đi cua thôn Bat Trang ngôi chua Kim Truc co kiên truc cô, nguy nga, bê thê (xây dưng năm 1734), 1 ngôi miêu, 1 ngôi đHUTECHên va hơn 1/2 diên tich lang cô Bat Trang. * Ngay 20.02.1959, Chu tich Hô Chi Minh co chuyên vê thăm va noi chuyên vơi nhân dân thôn Bat Trang. * Năm 1964, Quôc hôi khoa III quyêt đinh cho môt sô xa trơ vê vơi tên goi cu. Xa Quang Minh đươc tach thanh 2 xa: Bat Trang (gôm 2 thôn Bat Trang & thôn Giang Cao như ngay nay) va xa Kim Lan. * Năm 1976, sau khi chiu nhiêu anh hương cua chiên tranh va thiên tai đich hoa, toa đai bai đinh Bat Trang (xây dưng năm 1720) xiêu veo va bi rơ lây gỗ lam ban ghê trương hoc. 10
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH * Năm 1986 thưc hiên đương lôi Đôi Mơi cua Đang, tai Bat Trang đa co cac hinh thưc kinh tê tư nhân hinh thanh va phat triên. Sau đo 3 năm, san phâm sư Bat Trang đâu tiên đa đươc xuât khâu sang thi trương Angieria mơ đâu cho thơi ki xuât khâu gôm sư Bat Trang ra thi trương quôc tê. * Năm 1996, vơi phương châm tư đong gop, thôn Bat Trang đa hoan thanh bê tông hoa đương lang ngo xom. * Năm 2001 – 2002, UBND thanh phô Ha Nôi phê duyêt va thi công dư an nâng câp đương liên thôn Bat Trang – Giang Cao. Tơi nay, 100% đương lang ngo xom đa đươc phu bê tông. *. Thang 11 năm 2003, lang cô Bat Trang khai trương Chơ Gôm lang cô Bat Trang (Battrang ancient village ceramics market) * Ngay 10.08.2004 gôm sư Bat Trang đươc công nhân “Thương hiêu nôi tiêng vơi ngươi tiêu dung” *. Thang 10.2004 đinh lang Bat Trang đon nhân băng Di tich Lich sư Kiên truc Nghê thuât câp Tinh, Thanh phô. * Năm 2005, nhân dip Hôi lang Bat Trang (15.02 âm lich), ban văn hoa lang Bat Trang phat đông đai trung tu toa Đai bai Đinh Bat Trang. * Thang 11 năm 2005, công ty Vân tai khach Ha Nôi mơ tuyên xe bus sô 47 Long Biên – Bat Trang, nôi liên lang cô Bat Trang vơi khu vưc nôi thanh thanh phô Ha Nôi mơ ra hương đi mơi, thuc đây phat triên tham quan, du lich lang gôm cô truyên Bat Trang. HUTECH *. Ngay 31.12.2006 lang Bat Trang tô chưc lê khanh thanh toa Đai bai đinh Bat Trang. Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, 11
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa. Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách. Từ vài thập kỷ nay, sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm. Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam. Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt HUTECHhàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá 12
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông. Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống". Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày. Ảnh hưởng của gốm Bát Tràng trong văn hóa con người Việt Nam HUTECHHiện nay đang có hiện tượng gốm Bát Tràng được sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng; nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng. Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát 13
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Ngày nay, gốm Bát Tràng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Gốm có các đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ 1300 độC; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ hoạ tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm gốm thuộc các nhóm hàng: đồ thờ cúng, đồ gia dụng và đồ trang trí. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu hướng mở cửa hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Ngay trong nội địa, gốm Bát Tràng tuy đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc nhưng nó vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường.Trên nhiều sạp hàng tại các chợ, chúng ta dễ thấy có sự bày bán phổ biến các sản phẩm gốm Trung Quốc với mẫu mã đẹp mà giá cả lại phải chăng. Một bát ăn cơm nhãn hiệu Bát Tràng có giá từ 8.000-12.000đ trong khi cũngHUTECH là loại sản phẩm này của Trung Quốc ta chỉ mất từ 3.000- 5.000đ để có một chiếc bát tương đối bắt mắt và nhẹ tay. Sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã cũng xảy ra tương tự với loạt sản phẩm gia dụng còn lại như lọ hoa, bát đĩa, ấm chén Ngoài ra, gốm sứ nghệ thuật của Trung Quốc cũng đang có nhiều hơn các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm tại Việt Nam. Tất nhiên, các loại hàng Trung Quốc phổ biến trên thị trường này không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng chính gốc Bát Tràng. 14
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, người làm gốm Bát Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau có mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã có bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm Đặc điểm của men gốm đã có những thay đổi, theo chú Ngãi - một nghệ nhân làng gốm cổ Bát Tràng cho biết: Men gốm hiện nay có độ dày và trong tạo độ sâu, bóng hơn men gốm của khoảng 20 năm trước rất nhiều. Gía trị của gốm Bát Tràng trong thực tiển Hình ảnh dân tộc qua họa tiết gốm Bát Tràng Trong ca dao có câu: “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rửa chân”. Cùng với chiếu Nga Sơn, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng đi vào thơ ca xưa như một trong những sản vật quý của đất nước. Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát TràngHUTECH mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Khi mới ra đời, Bát Tràng là một làng nghề chuyên sản xuất gạch xây nhà và một số mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt như: bát, chén, tích uống nước, bình cắm hoa, Vì vậy, những sản phẩm gốm sứ không mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, sản phẩm gốm sứ do người dân nơi đây làm ra 15
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH không chỉ ‘tự cung tự cấp” mà còn để “thông thương”, buôn bán với bên ngoài. Chính vì thế, gốm sứ Bát Tràng ngày càng đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Gốm sứ Bát Tràng rất phong phú về họa tiết trên mẫu mã của sản phẩm. Từ xa xưa, văn hóa Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng có không ít những tích bên Trung Quốc: cảnh Xuân Thủy, Bát tiên quá hải (tám vị tiên vượt biển) hay Trúc lâm thất hiền (bảy vị tiên đàm đạo, uống trà trong rừng trúc) Tuy nhiên, nó được thể hiện rất riêng theo phong cách của người Việt Nam và gửi gắm vào đó là việc đề cao sự tài tình, nhạy bén của con người trong đời sống lao động. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng còn mang những nét hiện đại để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng của con người. Trong những sản phẩm gốm xuất hiện những bức tranh tĩnh vật nhiều màu sắc, được cách điệu. Ngoài ra, trên những mặt hàng như: cốc nước, ấm chén hay những chiếc vòng tay, vòng cổ, những chiếc thắt lưng, lại được trang trí theo phong cách hiện đại. Người nghệ nhân sử dụng các loại hoa văn kiểu chấm tròn, vòng xoáy, hoa lá cách điệu hay những nhân vật hoạt hình trong truyện tranh, để làm cho chúng trở nên trẻ trung, sinh động và hợp thời đại hơn. Và đó là những sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ. Mặc dù có rất nhiều sự phá cách trong họa tiết trang HUTECHtrí, nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn thấm đẫm trong mình cái đẹp của quê hương, đất nước: đó là một thời lịch sử đầy gian khổ nhưng huy hoàng và oai hùng của dân tộc, là cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần phong phú của cư dân lạc Việt. Nhìn vào những họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng ta như nhìn thấy lịch sử dân tộc từ xa xưa vọng lại. Rồng là hình ảnh xuất hiện nhiều trên những chiếc bình gốm cỡ lớn, thường đặt ở 16
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH phòng lớn hoặc trên ban thờ. Sở dĩ người nghệ nhân vẽ Rồng bởi Rồng là một trong bốn tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Nó là loài động vật cao quý, mình có vảy tượng trưng cho may mắn. Hơn nữa, Rồng cũng tượng trưng cho trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lí tưởng, nguyện vọng của con người. Riêng với người dân Việt Nam, Rồng là “cha” của họ và truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” với hình ảnh Rồng đã trở nên linh thiêng, ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt. Có lẽ cũng vì lí do này mà Việt Nam có kinh thành Thăng Long (Rồng bay) - thủ đô đầu tiên của đất nước, có thắng cảnh nổi tiếng Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc và có cả một mảnh đất màu mỡ, quanh năm tốt tươi mang tên Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam của tổ quốc. Hình ảnh Rồng bay lượn, uốn khúc đã làm “mê say” người nghệ nhân và những người thưởng thức nghệ thuật phải chăng vì trong nó hàm chứa sức mạnh và sức sống vĩnh hằng của cả dân tộc Việt. Hạc cũng là một trong bốn tứ linh được con người tôn thờ, hình ảnh Hạc không chỉ xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn mà còn được các nghệ nhân khéo léo trang trí lên những chiếc bình gốm. Hạc vốn là một con vật của đạo giáo, nó gợi nhắc chúng ta nhớ tới một cái gì đó thanh cao, tinh túy của đất trời. Dường như sự xuất hiện của nó trên gốm sứ Bát Tràng còn tượng trưng cho nét đẹp trong tâm hồn người người Việt Nam và mong ước của họ sao cho “thiên địa nhân hòa”, để cuộc sống luôn yên bình, êm ấm, hạnh phúc. Trên những mảnh gốm tưởng chừng như vô tri vô giác, HUTECHbằng bàn tay khéo léo cùng sự am hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, những người nghệ nhân đã tái hiện một cách sinh động hình ảnh cha ông ta thuở xưa. Hình ảnh người dân lạc Việt cổ, đầu đội mũ lông chim, thân đóng khố, chèo thuyền, vượt thác mãi in sâu trong tâm trí ta về một thời kì lịch sử đầy sơ khai, thiếu thốn của cả dân tộc. Nhưng nhìn hình ảnh oai hùng của Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước ta lại cảm thấy tự hào. Không chỉ có vậy, lịch sử tiếp tục hiện lên qua hình ảnh 17
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa vàng để tỏ lòng biết ơn khi đất nước được thái bình, thịnh trị Việc khắc họa lịch sử dân tộc trên gốm đã thể hiện tấm lòng của người nghệ nhân luôn hướng về cội nguồn dân tộc, luôn sống, ghi nhớ công lao của ông cha. Phải chăng đó cũng là lời nhắn gửi thân tình của họ đến mỗi người dân Việt Nam? Không chỉ phản ánh lịch sử của dân tộc, gốm sứ Bát Tràng còn thể hiện cuộc sống lao động của con người. Hình ảnh người Việt cổ đập lúa, chèo thuyền, vượt biển, rồi hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó chăn trâu, cắt cỏ, tát nước, trên cánh đồng làng trải dài mênh mông, bất tận đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cũng vậy, gốm Bát Tràng còn mượn những hình ảnh dân gian, những sự tích của tranh Đông Hồ để vẽ lên cuộc sống lao động muôn màu, muôn sắc của cư dân đất Việt. Đó là câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa những con người hiền lành, đôn hậu, quanh năm cần cù lao động, chi chút làm ăn. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong lao động, sản xuất như thiên tai, bão lũ (Sơn Tinh -Thủy Tinh), khi phải đối mặt với những thế lực đen tối: ma, quỷ Tranh “Thạch Sanh chém chằn tinh” thường được dùng để treo trang trí trong các gia đình, nó giúp mỗi chúng ta như hiểu thêm về quá trình đấu tranh gian khổ trong lao động của ông cha ta, đồng thời thấy được sức mạnh của con người lao động và ước mơ của họ về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hơn thế nữa, đó là một đạo lí sống: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Trên những bức tranh gốm còn khắc họa các hình ảnh sinh hoạt khác như: cảnh đánhHUTECH ghen, hái dừa hay đám cưới chuột, Người nghệ nhân thật tinh tế và sâu sắc khi mượn tranh dân gian để phản ánh cuộc sống của con người trên từng sản phẩm gốm, điều đó tạo ra sự gần gũi giữa con người xưa và nay, giữa quá khứ xa xôi và cuộc sống thực tại. Mặc dù đời sống lao động của người dân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng đời sống tinh thần của họ thì vô cùng phong phú. Hàng năm, trên cả nước xuất hiện nhiều lễ hội lớn: chọi trâu, chọi gà, đấu vật, đua thuyền, những hoạt động ấy thường diễn ra vào đầu năm 18
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH mới, khoảng thời gian mà nhân dân ta vẫn gọi là “tháng ăn chơi”. Những lễ hội diễn ra để kết thúc một năm lao động vất vả, khó khăn, đồng thời thể hiện ước nguyện muôn đời của người dân lao động có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc trong năm mới. Tất cả những hoạt động tinh thần ấy đều được những nghệ nhân của mảnh đất Bát Tràng vẽ lên sinh động và đẹp mắt trên những bức tranh gốm. “đấu vật” là một trong số những bức tranh đẹp thể hiện rõ điều đó. Nhìn vào đó ta không chỉ thấy được hoạt động tinh thần của con người mà còn thấy được sức mạnh, sự dẻo dai của người dân lao động. Nếu dạo qua thị trường gốm sứ vào dịp tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhận thấy những bức tranh thờ làm bằng gốm được tiêu thụ khá nhanh. Một số bức tranh được nhiều khách hàng ưa chuộng như: tranh “đàn lợn âm dương”, hay “đàn gà mẹ con”, đó là những bức tranh mang ý nghĩa về một cuộc sống sung túc, ấm no, gia đình yêu thương, gắn bó, bảo vệ nhau. Ngoài ra, tranh chúc tụng như: “Vinh hoa, Phú quý”, hay “Như ý, Cát tường” cũng là một trong số những loại tranh gốm dành được nhiều tình cảm của khách hàng. Hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ, bụ bẫm, mặc yếm, một đứa bé ôm con gà tượng trưng cho người con trai sau này khỏe mạnh, có năm đức tính đẹp của con gà trống: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi trưởng thành sẽ là người con trai tung hoành ngang dọc. Còn hình ảnh bé gái ôm con vịt, tượng trưng cho người con gái mai này ngoan ngoãn, hiền lành, xinh xắn, có một cuộc sống hạnh phúc với “con đàn cháu đống”. HUTECHNgoài phản ánh những hoạt động văn hóa, lễ hội, lịch sử dân tộc, những họa tiết trên gốm Bát Tràng còn thể hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Hình ảnh thầy đồ dạy chữ cho các trò nhỏ từ khi đầu còn trái đào trên những bức tranh gốm gợi nhắc chúng ta nhớ đến những vị học sĩ, những người tài của đất Việt như: Trạng Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đây là Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc đã giải thoát cho đất nước Việt Nam nhỏ bé thoát khỏi gông cùm của bọn thực 19
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH dân, phát xít, Những bức tranh với nội dung giản dị đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học hành theo gương cha anh xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Họa tiết trang trí được các nghệ nhân khắc, vẽ lên gốm sứ Bát Tràng thật phong phú. Trên những bức tranh gốm, lọ gốm, ta nhìn thấy lịch sử dựng nước, giữ nước của cả dân tộc, thấy cuộc sống lao động và những nét văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, gốm sứ Bát Tràng còn đem đến cho chúng ta những cái nhìn đa chiều về thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Dạo qua những gian hàng đồ gốm có đôi phút ta “chạnh lòng” nhớ tới quê hương mình. Trên những bức tranh gốm xuất hiện các hình ảnh quen thuộc như: cây đa, giêng nước, sân đình, mái nhà tranh được phủ rơm nếp vàng còn thơm mùi lúa mới thấp thoáng sau những lũy tre, Cảnh quê hương yên ả, thanh bình, đậm chất thôn quê như vậy làm sao mà không thương, không nhớ cho được. Đâu chỉ có vậy thôi, nếu là người Hà Nội khi bắt gặp hình ảnh về một khu phố cổ với “con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ”, một gánh hàng hoa hay một tiếng gao trong đêm vắng sẽ không thể không thấy xao xuyến trong lòng. Bức tranh ấy sẽ khiến trái tim họ quặn thắt, nhói đau khi nhớ đến một Hà Nội cổ kính, trang nghiêm, gợi cho họ nhớ về quá khứ, cội nguồn, nhớ về quê hương! Việt nam là một đất nước nhỏ bé nhưng nó không chỉ có những vùng quê yên ả, thanh bình, không chỉ có một Hà Nội đáng nhớ mà còn có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp: Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Hồ Gươm, tất cả đều được thể hiện tài tình trên những bức tranh gốm. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng đã mang đếnHUTECH cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Việt, con người Việt. Nhìn vào đó, ta tự hào về mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa, từ đó thêm yêu quý mảnh đất và con người nơi đây. Người xưa thường nói: “nhất dáng, nhì men, thứ ba chạm khắc”, ý muốn đề cao tính nghệ thuật của dáng và men. Tấm lòng, tâm hồn cùng bàn tay khéo léo để tạo nên những hoa văn trên gốm đã là cả một nghệ thuật tạo hình của người nghệ nhân. Hi vọng rằng, trong tương lai, gốm sứ Bát Tràng sẽ được biết đến nhiều hơn trên trường quốc tế. Nó sẽ không chỉ phát triển theo xu hướng của xã hội hiện đại mà vẫn giữ được cái hồn quê trên từng sản phẩm. 20
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ c u ûa g ốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm Bát Tràng. 2.1 Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng Xã Bát Tràng (鉢場社) gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh), xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. * Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớnHUTECH tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay. * Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng. * Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm" 21
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau: * Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127. * Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thờiHUTECH Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương 22
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian Thế kỷ 15–16: Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời MạcHUTECH có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Thế kỷ 16–17 Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thành lập công ty, 23
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh. Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trungHUTECH tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản. 24
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Cuối thế kỷ 17& đầu thế kỷ 18: Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài Thế kỷ 18–19: Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước. Thế kỷ 19 đến nay:HUTECH * Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. * Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp gốm Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984) Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê 25
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Văn Vấn đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh. * Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng quê này luôn luôn sôiHUTECH động. Không khí lao động hối hả, tấp nập, xe ô tô chuyên chở vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. 26
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc 2.3 Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng Gôm Bat Trang kêt câu chăc, trong lương nhe.Gôm Phu Lang kêt câu xôp, trong lương năng. Cac dong gôm sư Viêt Nam Xet theo goc đô dân gian, truyên thông va công nghiêp hiên đai co thê tam thơi phân chia như sau: Dân gian truyên thông (Bat Trang, Phu Lang, Chu Đâu, Đông Triêu), Công nghiêp hiên đai (Thanh Tri, Hai Dương, Đông Nai) Nêu xet theo chưc năng cua san phâm gôm sư thi chia ra như sau: Gôm sư dân dung (Bat Trang, Phu Lang, Chu Đâu, Hai Dương, Đông Triêu, Đông Nai), gôm sư xây dưng (Thanh Tri) Đăc điêm cua mỗi od ng gôm sư Trong phân gôm sư dân dung nay, co thê dê dang nhân biêt cac đăc điêm sau: Sư Bat Trang (Măt hang chu đao: binh lo hoa, âm chen, bat đia, tranh sư, đô chơi con giông ) hoa tiêt, hoa văn đươc ve thu công, net ve mêm mai, mong manh, trong lương nhe, tiêng kêu thanh. Mâu ma đep, chung loai đa dang, phong phu. Sư dung công nghê nung đôt băng gas. Những đặc điểm của gốm Bát Tràng Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minhHUTECH văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát Tràng. Loại hình Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, 27
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau: Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ. Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng. Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng. Trang trí Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp HUTECHvới chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam). Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam). 28
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Thế kỉ 16, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương). Thế kỉ 17, kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán) Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc- mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người Thế kỉ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật Hoa văn đườngHUTECH diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước Thế kỉ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới 29
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Thế kỉ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa. Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo 缽塲杜春闈造 Đầu thế kỉ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật. Thế kỉ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dangHUTECH rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh. Thế kỉ 19, rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải mây, miệng ngậm vòng 2.4 Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng 30
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỷ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỷ 17–19. Men lam Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải Dương), gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kỳ đầu đã có những nét riêng về dáng và về hoạ tiết trang HUTECHtrí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỷ 14–15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng. Men nâu Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, men nâu được dùng tô lên các đồ án trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate), 31
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỷ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu. Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mẫu thế kỷ 16–17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế Các đồ gốm thế kỷ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một số nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng hơn. Thế kỷ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình, lọ men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay. Men trắng (ngà) Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũngHUTECH nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà. Gốm Bát Tràng thế kỷ 17 đạt đỉnh cao trong kỹ thuật trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp kỹ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy 32
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH vẫn có vết rạn men. Thế kỷ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần còn lại phủ men trắng ngà. Vào thế kỷ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại phủ men trắng ngà Thợ làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho Gốm bằng bàn xoay Men xanh rêu Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai. Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau HUTECHnhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men rạn Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương 33
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo Minh văn Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng. Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất. 2.5 Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".Người thợ gốm HUTECHquan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Quá trình tạo cốt gốm Chọn đất Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác 34
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Xử lí, pha chế đất Đất sét đã xử lý Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau. Tạo dáng cho sản phẩm Khuôn làm gốm Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay HUTECHtrên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất 35
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt. Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Phơi sấy và sửa hàng mộc Sản phẩm đem phơi Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên HUTECHgiá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Quá trình trang trí hoa văn và phủ men Kỹ thuật vẽ Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác 36
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung. Chế tạo men Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn". Tráng men HUTECH Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó 37
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH của xương gốm Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây. Quá trình nung Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò. Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn. Nhiên liệu Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạHUTECH với các loại "củi phác" và "củi bửa" và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò. Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi 38
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay. Chồng lò Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi dành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường Đốt lò Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa ở bầu cũiHUTECH lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã chín Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò. 2.6 Bát Tràng “nét đẹp” văn hóa dân tộc 39
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Nhiều người đã biết đến Bát Tràng với những sản phẩm gốm, sứ mang phong cách hiện đại với đặc trưng gốm nhiều màu, đa chủng loại. Thế nhưng, bên cạnh một Bát Tràng hiện đại, năng động còn có một Bát Tràng cổ kính, với hàng trăm sản phẩm cổ, trong một không gian cổ kính và rất thanh nhã. Đó là khu bảo tàng đồ cổ Vạn Vân, nơi đang lưu giữ hồn cốt của làng nghề cổ Bát Tràng. Thống kê của Sở Công thương Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội (HN) có 1.264 làng nghề, trong đó HN cũ có 84 làng và Hà Tây cũ có 1.180 làng. Và có lẽ, nếu nói về nghề truyền thống còn lưu giữ được và phát triển mạnh mẽ nhất phải nhắc đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Hiện Bát Tràng có hai thôn Giang Cao và Bát Tràng với 1.700 hộ, gần 6.700 nhân khẩu. Và điều đặc biệt mà ít có làng nghề truyền thống nào trong cả nước làm được: đó là cả xã không còn hộ sản xuất nông nghiệp. Ở Bát Tràng, cả xã có tới 83,7% hộ trực tiếp sản xuất gốm sứ và 10,6% hộ dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ sản xuất theo hộ gia đình, Bát Tràng còn có nhiều mô hình như công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã hay liên doanh vừa sản xuất, vừa hoạt động thương mại, dịch vụ. Đến nay, gốm Bát Tràng không chỉ dừng lại chiếm lĩnh ở một số thị trường truyền thống như Nhật, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức mà đang tìm đường đi Mỹ và lan rộng trong khu vực EU. Ở Bát Tràng có hàng vạn sản phẩm gốm sứ. Một không gian cổ kính mở ra giữa những sản phẩm gốm nhiều màu, hiện đại, đó là khu trưng bày những cổ vật của làng Bát Tràng với HUTECHcái tên Vạn Vân. Khu trưng bày rộng 400m2 gồm hai phần: phần trưng bày gần 400 cổ vật có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; phần khác trưng bày khoảng trên 300 sản phẩm tiêu biểu nhất của gốm Bát Tràng hiện nay kèm theo đó là một lò nung gốm cổ và một mô hình lò nung gốm hiện đại. Nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm, chủ của khu trưng bày cổ vật Vạn Vân giải thích: "Như thế để khách tham quan tiện so sánh sự khác biệt của gốm xưa và gốm nay". Cũng theo ông Lâm, gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Chả thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu: "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã". 40
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Và cũng chính bởi trân trọng tinh hoa bậc cao của trăm nghề đất Thăng Long xưa, cùng với những đam mê gốm cổ, ông Lâm đã quyết gìn giữ tất cả những gì thuộc về hồn cốt làng nghề Bát Tràng. Hiện khu trưng bày Vạn Vân được coi là nơi đầu tiên lưu giữ những cổ vật về nghề gốm vốn đã xuất hiện tại Việt Nam cả ngàn năm một cách tương đối đầy đủ như lò nung gốm cổ, các bản dập nổi cổ cùng các sản phẩm với đầy đủ các niên đại. Các bản dập hoa văn nổi với các mẫu mà ông hiện có, hiếm có người thứ 2 lưu giữ được. Đặc biệt hơn, vừa rồi, các hiện vật của Vạn Vân đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dán tem chứng nhận cổ vật. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sản phẩm đã mang trong đó một sự tích, một câu chuyện của làng nghề cũng như của nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm. Chöông 3 : Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục 3.1 Lý do chọn gốm Bát Tràng Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta đã tìm thấy trong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun Nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và không thể không nhắc tới gốm với những đóng góp về phương diện loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc. Trước kia trên thế giới nói đến gốm là người ta nghĩ ngay đến gốm Trung Quốc. Nhưng bằng những phát hiện về gốm trên mảnh đất Việt Nam từ trước tới nay, người Việt NamHUTECH có thể tự hào rằng gốm Việt Nam cũng không thua gì gốm Trung Quốc về giá trị niên đại và giá trị nghệ thuật. Gốm men ngọc Việt Nam được so sánh với gốm Long Tuyền thời Tống ở Trung Quốc. Gốm hoa nâu với dáng to, dầy và thô, có lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt. Đặc biệt là gốm Bát Tràng được ví như “cội nguồn, tinh hoa” văn hóa dân tộc Gốm rất gần gũi với con người, từ xa xưa người ta đã coi đó là thứ đồ dùng hàng ngày lại đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí Chúng ta có thể bắt gặp gốm ở bất kỳ đâu từ chốn cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân dã. Có lẽ rất ít thứ vật dụng nào lại chiếm được vị trí quan trọng như gốm, người ta dùng gốm 41
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH làm vật dụng trong gia đình. Những chum, vại, chậu, bình đối với người dân thường thì họ dùng để chứa nước, trồng cây, muối dưa cà. Còn đối với vua chúa hay hàng quan lại trong triều thì gốm làm công phu hơn rất nhiều và ngoài những tác dụng vốn có, gốm ở đây dưới bàn tay tài hoa của người thợ biến thành những thứ đồ trang trí quý giá. Với bàn tay khối óc, con mắt nghệ thuật tinh tế cộng với sự nỗ lực, người thợ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bằng gốm thể hiện được những tinh hoa văn hóa dân tộc từ bao đời truyền lại và hơn thể thổi vào gốm cái hồn riêng sống động. Và đó chính là giá trị đích thực khi chúng ta thưởng lãm một tác phẩm gốm. 54 dân tộc anh em quần tụ với nhau tạo thành một dân tộc Việt Nam vững chắc, đó là nơi tập trung của nhiều vùng miền văn hóa khác nhau vô cùng sống động. Gốm Việt Nam nói chung cũng vậy, tuy nhiên với mỗi trung tâm làm gốm thì những sản phẩm gốm lại mang những giá trị khác nhau đặc trưng cho văn hóa của mỗi vùng đất sản sinh ra gốm. Gốm Bát Tràng (Hà Nội) Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng nổi tiếng với những sản phẩm gốm từ bao đời nay. Tương truyền, sở dĩ làng có nghề này là vì gần 6 thế kỷ trước có một nghệ nhân từ làng Bồ Bát (Thanh Hóa) đã đến nơi đây hành nghề, dựng nghiệp rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng ( gọi là gốm bàn xoay vì các nghệ nhân vùng này phải nặn, chuốt gốm trên một cái mâm luôn được đạp cho quay tròn). Câu chuyện đó đã có từ HUTECH500 năm nay. Ghi chép trong những thư tịch cổ từ thế kỷ 15 đã cho thấy gốm Bát Tràng vào thời này đã được xếp vào hàng những sản vật quý cùng với lụa là, gấm vóc, châu ngọc. Không chỉ có những sản phẩm gốm có giá trị, đa hình, đa sắc, ở Bát Tràng ta còn có thể tìm thấy gốm mộc, gốm thô mang một vẻ đẹp tao nhã và vô cùng giản dị. Gốm Bát Tràng đẹp cả cốt, dáng, nét và men. Tương truyền rằng, ban đầu các nghệ nhân nơi đây làm đồ gốm trắng sau này mới chuyển sang làm đồ đàn. Gốm là loại gốm xương đỏ, miệng loe, mỏng và thấp, người thợ phải làm xương gốm bằng đất đỏ rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài, quy trình này làm cho xương và da gốm 42
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH mỏng, do vậy mới gọi là đồ đàn. Ngoài bát đĩa, ấm chén và những đồ thông dụng trong đời sống hàng ngày, nghệ nhân Bát Tràng còn làm ra những sản phẩm có giá trị như: độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, con giống với hai loại men truyền thống là men ngọc, men rạn. Gốm đất Việt thật không hổ với câu: "Nhất dáng nhì men". Giá trị của dáng, men gốm Việt còn được tôn lên bởi những đường nét trang trí độc đáo tinh xảo. Nếu có dịp nào đó đặt chân lên một làng gốm bất kỳ của đất nước, bạn sẽ không khỏi bị thu hút bởi những sản phẩm gốm đẹp nhẹ nhàng, huyền bí và có sức cuốn hút. Hiện nay, trong khi gốm Trung Quốc, Hàn Quốc và của một số nước khác đang xâm nhập vào thị trường trong nước và cạnh tranh với gốm Việt Nam trên thị trường nước ngoài, nhưng gốm Việt vẫn giữ được nét riêng đặc sắc của mình, vẫn có được chỗ đứng riêng. Bên cạnh một số làng gốm đang dần bị thương mại hóa, vẫn còn rất nhiều trung tâm làm gốm luôn vượt qua khó khăn, sản xuất và phát triển hàng ngày hàng giờ, gửi tình cảm của người thợ, gửi hồn của đất vào từng sản phẩm gốm và đem gốm đến với mọi miền đất nước và đến với bạn bè trên khắp thế giới. 3.2 Đối tượng nghiên cứu ý tưởng • Dành cho phái đẹp tuổi từ 20 đến 35. • Đi dự tiệc đêm. 3.3 Nghiên cứu xu hướng thời trang Xuân Hè 2011 - 2012 • 10 xu hướng thời trang xuân hè 2011 Sắc xanh denimHUTECH jeans chưa "hạ nhiệt" Trang phục jeans, denim mang sắc xanh dương vẫn chưa hề "hạ nhiệt" trong các bst trên sàn cat walk. Không chỉ xuất hiện trên các bộ quần áo mà còn xuất hiện trên những chiếc váy dài maxi skirts vô cùng khỏe khoắn và năng động. 43
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Thakoon Stella McCartney HUTECH Khối sắc màu Trang phục với các khối sắc màu rực rỡ, các tone màu neon nổi bật như vàng, cam, hồng, xanh là một trong những điểm nhấn thu hút của thời trang xuân hè năm nay. Các khối màu sắc được kết hợp với nhau 1 cách rất hài hòa, mang lại vẻ trẻ trung tươi tắn trong không khí mùa xuân. 44
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Aquilano E Rimondi Cảm hứng phương Đông Đường nét mềm mại trong các bộ trang phục truyền thống của phương Đông đã trở thành cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà thiết kế. Một sự kết hợp thú vị khi mang nétHUTECH truyền thống vào các bộ trang phục hiện đại. Dries Van Noten Haider Ackerman 45
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Vera Wang Philisophy Họa tiết hoang dã Họa tiết động vật, da thú như da báo, da rắn, cây cỏ hay trang phục thiết kế lấy cảm hứng từ động vật cũng là một trong những điểm nhấn thú vị trong xu hướng thời trang năm nay. HUTECH Giambattista Valli Viktor & Rolf 46
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Altuzarra Alexander McQueen Trang phục ren Các mẫu trang phục ren nữ tính vẫn chưa hề hạ nhiết và xuất hiện đa dạng hơn trong các bst. Không chỉ xuất hiện ở váy liền, áo mà còn cả những chiếc mini skirt cá tính. Đặc biệt là các mẫu váy đầm dạ hội thanh lịch, quyến rũ. HUTECH Valentino Erdem 47
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Dolce & Gabbana Chanel Style trong suốt Sàn cat walk trở nên vô cùng nóng bỏng với các mẫu trang phục trong suốt, mềm mại. Vì thế, đây là một trong những style được star diện nhiều trong thời gian gần đây. Không chỉ xuất hiện với trang phục đen, trắng mà trang phục style trong suốt còn có nhiều màu sắc khác nhau. HUTECH Alberta Ferretti Givenchy 48
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Trang phục đơn sắc Các mẫu trang phục đơn sắc, mang đường nét nam tính, mạnh mẽ tạo được sự chú ý vì tính ứng dụng cao. Không quá cầu kì, các trang phục này có thể ứng dụng với rất nhiều người. Bottega Veneta Maison Martin Margiela Gareth Pugh 70's retro Trang phục mang nét cổ điển của các thập niên 70 lại một lần nữa lại "khuấy động" sàn cat walk và các "tín đồ thời trang". Nếu là tín đồ của retro thì các bạn hãy thoải mái sắm thêm trang phục theo tủ quần áo của mình nhé! HUTECH Salvatore Ferragamo Marc Jacobs Fendi Xu hướng Punk Sự trở lại của punk, mạnh mẽ cá tính trong các bst mang đến sự nổi loạn, đầy chất trẻ trung. Xì-tai này đặc biệt thích hợp với teengirl cá tính, thích phá cách. 49
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Jean Paul Gaultier Jeremy Scott HUTECH Balmain Balenciaga Burberry Prorsum Họa tiết hoa cỏ độc đáo Các họa tiết in hoa mềm mại, độc đáo cùng với tone màu tươi sáng mùa xuân vẫn là một điểm nhấn ngọt ngào cho trang phục của bạn trong mùa xuân hè năm nay. 50
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Loewe Miu Miu Rochas HUTECH Louis Vuitton Christian Dior 51
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 3.4 BST của caùc nhaø thieát kế trong nước và nước ngoài • Việt Nam Đều được tạo thành từ những đường nét, màu sắc, những mảng ghép linh hoạt và đặc biệt không thể thiếu xúc cảm thẩm mỹ từ đôi bàn tay người nghệ nhân, nghệ sĩ vậy giữa gốm sứ và thời trang có sự giao thoa, hòa điệu không? Để trả lời cho câu hỏi đó hay để phác họa cho sợi dây gắn kết giữa hai phạm trù, đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu gốm sứ” thử đem gốm sứ lên không gian nghệ thuật để cùng tỏa sáng với thời trang và người đẹp. Các nhà thiếtkế nam hàng đầu Việt Nam đã tụ hội để “tô màu, hòa sắc” cho vũ khúc “nghê thường” của gốm sứ: Sỹ Hoàng, ThuậnHUTECH Việt, Ngô Nhật Huy và Sơn Collection. Nằm trong khuôn khổ Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010, chương trình ca múa nhạc “Vũ điệu gốm sứ” sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 5/9 tại sân vận động tỉnh Bình Dương. Những họa tiết, hoa văn đặc trưng của gốm sứ sẽ khoe sắc trong đêm ca nhạc thời trang . Hơi thở của gốm sứ được thổi hồn vào các bộ sưu tập thời trang Áo Dài - NTK Sỹ Hoàng, NTK Ngô Nhật Huy; Yếm - Thuận Việt, đầm dạ hội - Sơn Collection. Xuyên suốt chương trình là câu chuyện về gốm sứ, về lịch sử nghề gốm cùng với sự 52
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH phát triển của xã hội và con người Việt Nam. 22 làng nghề gốm sứ nổi tiếng từ Bắc vào Nam, các sản phẩm làm từ gốm sứ, đại diện cho các miền gốm sứ sẽ được thể hiện một cách sinh động, gần gũi tạo thành khúc ngợi ca đất mẹ dày công tạo tác Người xem sẽ được trải nghiệm “Hỏa biến” – Thăng hoa trong lửa cùng Sỹ Hoàng; Uy nghi và bí ẩn như “Huyền thoại rồng” - NTK Ngô Nhật Huy; táo bạo “Yếm hoa” cách điệu giữa truyền thống và hiện đại – NTK Thuận Việt và sang trọng, đài các với “Nắng và lửa” – NTK Sơn Collection. Khoe nét duyên với trang sức gốm sứ cùng hòa vào điệu vũ sắc màu đêm hội. “Thăng Long gốm Việt” sẽ như một lò gốm khổng lồ, tái hiện sinh động cảnh làng gốm, thợ gốm ”. NTK Sỹ Hoàng: “Lấy ý tưởng từ tinh chất của đất, bàn tay tài hoa của người thợ gốm, qua lửa biến hóa thành một sản phẩm sử dụng hàng ngày cho con người. Màu sắc của bộ sưu tập dựa trên HUTECHcác dòng gốm sứ tiêu biểu của VN như gốm thời Lý, gốm Chu Đậu, gốm Bát Tràng, gốm Bình Dương Mong sao Festival Gốm sứ Việt Nam Bình Dương 2010 trở thành thương hiệu không chỉ thành công về sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, kinh doanh - mà còn là sự kiện du lịch mang đậm yếu tố văn hóa nghệ thuật”. 53
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH NTK Ngô Nhật Huy: “BST lấy ý tưởng từ các họa tiết Rồng và Phụng qua các vương triều đưa vào chiếc Áo Dài tạo cho BST một nét hoài cổ nhưng vẫn mang dáng vóc của chiếc Áo Dài hiện đại qua các chất liệu đã được xử lý và chọn lọc khá kĩ. Màu sắc chủ đạo gồm 5 gam màu vàng, đỏ, đen, xanh và trắng. Đây là những tông màu tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ; sự giao thoa giữa nắng và gió, đất và trời, lửa và nước. Những hoa văn họa tiết này tôi cũng lấy ra từ những bình gốm sứ cổ mà sử sách đã lưu truyền lại, bên cạnh đó tôi kết hợp với kỹ thuật phối màu làm sao để cho phần hoa văn và phần thiết kế cộng với chất liệu thật hài hòa tạo nên một nét mới cho BST dành cho lễ hội Gốm sứ lần này. Tôi chỉ mong sao sau này có thể kết hợp nhiều chương trình hơn nữa dành riêng cho hai loại thể hình này có thể vừa biểu diễn thời trang AD vừa giới thiệu về xuất xứ hay nguồn gốc của sản phẩm gốm sứ hay cảm hứng hoặc họa tiết AD trên gốm sứ chẳng hạn. Cách này rất hữu hiệu để giới thiệu đến bạn bè quốc tế giúp họ hiểu hơn về con người cũng như truyền thống của Việt Nam”. NTK Thuận Việt: “Lấy ý tưởng từ chiếc áo yếm mộc mạc, giản dị của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, bộ sưu tập sẽ là một điểm nhấn nhằm tôn vinh những sản phẩm gốm sứ hiện đại. Sắc màu rực rỡ của Yếm Hoa sẽ là nền tảng nhằm tôn lên vẻ đẹp tinh khôi của những sản phẩm gốm sứ. Bộ sưu tập là sự tôn vinh bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công Việt Nam qua những đường nét thêu tay tinh xảo. Sự hòa quyện của nhữngHUTECH mẫu gốm sứ cùng những họa tiết từ bộ trang phục Yếm Hoa là một bức tranh tổng thể hài hòa . Hoa từ gốm sứ sẽ là những ý tứ tạo nên họa tiết trên trang phục cũng như ngược lại”. 54
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH • Thế giới Người đẹp Trung Quốc trong sắc màu gốm sứ Màu trắng và xanh của gốm xứ đã được các nhà thiết kế thời trang khai thác đưa vào các bộ trang phục. Đây được coi là một nét độc đáo mang đậm giá trị truyền thống dân tộc. HUTECH 55
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH Họa tiết "gốm sứ" trên một mẫu đầm dạ hội 56
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Dùng gốm sứ thiết kế thời trang Nghệ nhân Trung Quốc Lý Hiểu Phong đã dùng những mảnh gốm vỡ để tạo nên bộ sưu tập thời trang độc nhất vô nhị. Khởi nghiệp là họa sỹ trang trí tường, ngay sau đó Lý Hiểu Phong thấy hứng thú với nghệ thuật điêu khắc để quảng bá hình ảnh đất nước Trung Quốc với nhiều màu sắc khác nhau. Thay vì dùng những nguyên liệu bình thường như đá cẩm thạch, gỗ hoặc thủy tinh, Hiểu Phong lại dùng nguyên liệu hoàn toàn mới lạ - gốm sứ để thiết kế thời trang. Anh lau sạch, sau đó tạo hình cho từng mảnh gốm sứ, khâu chúng lại với nhau trên một miếng da thuộc. Tác phẩm nghệ thuật này của anh có tên là “ Vẻ đẹp tái tạo”. Những sản phẩm của Hiểu Phong bao gồm váy cho nữ giới, cà vạt, vét-tông dành cho nam giới và cả tấm bản đồ hình dáng giống như một nước ở châu Âu và được đánh dấu những thành phố đặc trưng. Những sản phẩm này có thể mặc tuy nhiên nó rất nặng nên để trưng bày là chủ yếu. Gần đây hãng thời trang nổi tiếng của Pháp Lacoste đã tỏ ý mời Lý Hiểu Phong làm thiết kếHUTECH chính cho những tác phẩm thời trang bằng gốm sứ sẽ được trưng bày trong hoạt động hè 2010 của hãng. 57
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH 58
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Chương 4 : Kết quả nghiên cứu danh mục công trình sáng tác của tác giả 4.1 Ý tưởng BST được lấy cảm hứng từ hình ảnh, hoa văn trên gốm sứ Bát Tràng cổ - BST “ là sự hòa trộn tinh tế của nét đẹp xưa và hiện đại được thể hiện qua phom dáng, họa tiết trang trí và sắc màu chủ đạo của một dòng gốm nổi tiếng sứ kinh kỳ. 4.2 Giải pháp triển khai BST Màu sắc Bộ Sưu TậpHUTECH dựa trên màu sắc men đặc trưng của gốm Bát Tràng. Mẫu hoa văn họa tiết cũng được lấy ra từ bình gốm Bát Tràng. Hình ảnh hoa văn họa tiết từ gốm sứ sẽ là những ý tạo nên họa tiết trên trang phục cũng như ngược lại. Họa tiết , hoa văn , màu sắc cho đến trang phục sẽ được dựa trên xuyên xuốt ý tưởng. 59
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.3. Phom dáng HUTECH 60
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.4. Chất liệu, bảng màu HUTECH 61
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.5. Mẫu phẳng Mẫu 01 HUTECH 62
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mẫu vẽ HUTECH 63
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH Mẫu thật 64
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mẫu 02 HUTECH 65
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH 66
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH Mẫu thật 67
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mẫu 03 HUTECH 68
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH HUTECH 69
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH Mẫu thật HUTECH 70
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4.6. Mẫu thiết kế HUTECH 71
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH C. PHAÀN KEÁT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Gốm Bát Tràng Việt Nam thật sự đã góp phần tạo nên bản sắc dân tộc đây cũng là nền tảng cho sự tồn tại, động lực và mục tiêu phát triển bền vững lâu dài của nước ta. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy nó vươn xa hơn trên con đường hội nhập, “ hội nhập mà không hòa tan”. Trong công cuộc đổi mới đất nước với nền Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa các sản phẩm thủ công truyền thống có tính độc đáo và tinh xảo vẫ rất cần cho con người, trong xu thế chung của nhu cầu cân bằng đời sống. Các làng nghề với những nghệ nhân đang được tập hợp để truyền lại kinh nghiệm, bảo lưu, vận dụng và phát triển theo hướng dân tộc – Đậm đà bản sắc riêng. Gốm sứ Việt với ưu thế và tính đặc thù của mình, đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về mặc văn hóa, nghệ thuật, hiệu quả kinh tế - Một khi được nhình nhận đúng mức. Mức sống cao kéo theo nhu cầu ăn mặc của con người cũng ngày một nâng cao tính thẩm mỹ cũng được đặt nặng hơn. HUTECH 72
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH GỐM Gốm là sản phẩm nghệ thuật, nghành gốm Việt Nam được thừa hưởng và có đóng góp chung như một bộ phận của nền văn hóa. Việc bảo tồn, xây dựng và phất triển cần có một số biện pháp: • Đào tạo nguồn nhân lực có tâm huyết với nghề • Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển làng nghề, tập hợp các nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm. • Đưa gốm sứ vào không gian trưng bày nội thất. • Kết hợp với các phương tiện thông tin quảng bá tác phẩm Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một tiếng nói chung vào sự phát triển nghành gốm Việt Nam. HUTECH 73
- LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH TÀI LIỆU THAM KHẢO • Bảo tàng số 51 BÁT TRÀNG, Gia Lâm, Hà Nội VỊ TRÍ LÀNG NGHỀ • Bảo tàng Không Quân 171, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội. • Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An, số 80 Trần Phú, Hội An • Bảo tàng lịch sử Việt Nam, số 2 Nguyễn Bĩnh Khiêm, Q1 HUTECH 74