Thị trường chứng khoán - Chương 1: Môi trường đầu tư và thị trường chứng khoán

pdf 137 trang vanle 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường chứng khoán - Chương 1: Môi trường đầu tư và thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_chung_khoan_chuong_1_moi_truong_dau_tu_va_thi_tru.pdf

Nội dung text: Thị trường chứng khoán - Chương 1: Môi trường đầu tư và thị trường chứng khoán

  1. CHƢƠNG 1 : MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Môi trƣờng đầu tƣ 1.1.1 Khái niệm về môi trƣờng đầu tƣ Bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức nào cũng không tồn tại một cách biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường. Những sự thay đổi từ các yếu tố môi trường xung quanh, có thể tạo ra những cơ hội, những thách thức hoặc rủi ro ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc kết quả đầu tư. Để trở thành một nhà đầu tư thành công, nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian để khảo sát, phân tích và dự đoán các biến đổi của môi trường và coi đó là một công việc đầu tiên và thường xuyên của mình. Việc nghiên cứu môi trường sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng, làm cơ sở cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Vậy môi trường đầu tư là gì? Môi trường đầu tư là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến quyết định và kết quả đầu tư. Môi trường đầu tư có thể là các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan khác có ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư ở các mặt: kết quả đầu tư, phạm vi đầu tư, mục tiêu đầu tư và chiến lược đầu tư. 1
  2. Trên thực tế, môi trường không đứng yên mà luôn luôn vận động, biến đổi. Do đó khi nghiên cứu môi trường chúng ta cần phải xem xét môi trường ở cả hai trạng thái tĩnh và động. Nghiên cứu môi trường đầu tư ở trạng thái tĩnh là việc xác định một môi trường đầu tư chứng khoán gồm những yếu tố gì tác động, tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và hiện trạng các yếu tố của môi trường đầu tư. Nghiên cứu môi trường đầu tư ở trạng thái động có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định mục tiêu và chiến lược đầu tư. Đó là việc dự đoán được xu hướng vận động và biến đổi của từng loại yếu tố và từng loại môi trường đầu tư. Nghiên cứu mối liên hệ tác động qua lại của các yếu tô môi trường và các cấp độ môi trường. 1.1.2 Phân loại môi trƣờng đầu tƣ Căn cứ vào phạm vi và cấp độ môi trường, môi trường đầu tư có thể được phân thành các loại sau: 1.1.2.1 Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố khách quan, bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, và môi trường quốc tế: 2
  3. a. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô còn gọi là môi trường tổng quát, được hình thành từ những điều kiện chung nhất của một quốc gia nào đó. Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, các cá nhân, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức, các cá nhân. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tự nhiên, dân số và kỹ thuật công nghệ. Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô nhà đầu tư cần chú ý các đặc điểm của nó. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến các tổ chức và các cá nhân. Nhà đầu tư khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được môi trường vĩ mô - khó có thể điều chỉnh được môi trường vĩ mô, trái lại phụ thuộc vào môi trường vĩ mô. Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng lọai chứng khoán mà nhà đầu tư có ý định đầu tư. Sự thay đổi của môi trường vĩ mô có tác động làm thay đổi cục diện của môi trường vi mô và môi trường nội bộ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư một cách độc lập trong mối liên kết với các yếu tố khác. b. Môi trường vi mô: Môi trường vi mô còn gọi là môi trường đặc thù, được hình thành tùy thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh 3
  4. doanh trong từng ngành, và bởi đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Nghiên cứu môi trường vi mô là một nội dung hết sức quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định nên lựa chọn đầu tư vào chứng khoán nào để mang về hiệu quả cao nhất. Đây là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây. Môi trường này thường bao gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp c. Môi trường quốc tế Vấn đề nghiên cứu môi trường quốc tế không chỉ đặt ra với các công ty hoạt động trên thương trường nước ngoài mà còn đặt ra cả đối với những công ty chỉ gắn với thị trường trong nước và với những nhà đầu tư chứng khoán. Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay thì không thể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thế giới, trái lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Trong bối cảnh như vậy chắc chắn rằng những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh của các công ty hoạt động trong nước và chắc chắn sẽ tác động đến nhà đầu tư. 1.1.2.2 Môi trường nội bộ (hoàn cảnh nội bộ): 4
  5. Rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố chủ quan của nhà đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Cụ thể, môi trường nội bộ gồm các yếu tố như: trình độ nhà đầu tư, khả năng nghiên cứu, phân tích và phán đoán của nhà đầu tư, năng lực tài chính của nhà đầu tư, khả năng ra quyết định của nhà đầu tư 1.1.3 Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ Những yếu tố của môi trường đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán, đến giá cả chứng khoán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà mỗi người tham gia vào thị trường nên hiểu, nên phân tích trước và trong cả quá trình thực hiện quản lý đầu tư, hoặc kinh doanh của mình và nó là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện cho quyết định đầu tư, kinh doanh, quản lý của nhà đầu tư mang lại hiệu quả cao. Đối với mỗi chủ thể khác nhau, việc nghiên cứu môi trường đầu tư có tầm quan trọng khác nhau: a. Đối với người đầu tư: Qua việc xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư người đầu tư có thể dự báo được khả năng hình thành của giá cả, mức sinh lời dự kiến, khả năng 5
  6. bảo toàn vốn và khả năng sản sinh rủi ro. Đây là những yếu tố mà tất cả mọi người đầu tư đều rất quan tâm. Môi trường đầu tư có thể tác động đến nhà đầu tư chứng khoán theo hai hướng cơ bản: - Hướng thuận lợi: tạo ra các cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư, mang lại lợi nhuận càng cao. - Hướng nghịch: rủi ro xảy ra và gây thiệt hại cho nhà đầu tư Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và đa diện hơn. Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán. Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình là người luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm. Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu 6
  7. tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán.Vì vậy việc nghiên cứu môi trường đầu tư là cần thiết. b. Đối với doanh nghiệp: Xem xét tổng quan các nhân tố của môi trường đầu tư các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, dự báo sự phát triển của thị trường, dự báo các đối thủ cạnh tranh, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh và từ đó có quyết sách thích hợp làm tăng giá trị doanh nghiệp. c. Đối với nhà nước: Nhà nước có nghĩa vụ vừa quản lý vừa xây dựng môi trường đầu tư, nhằm mục tiêu: - Giữ vững kỷ luật, kỷ cương của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động theo quy chế và pháp luật. 7
  8. - Tạo điều kiện để phát triển thị trường. - Tạo động lực để các thành viên tham gia thị trường với thái độ xây dựng. - Ngăn ngừa những hành vi phá hoại, thao túng thị trường. - Đạt mục tiêu cuối cùng là làm cho thị trường hoạt động trung thực, công bằng và hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu đó, một trong những lĩnh vực mà nhà nước cần quan tâm là môi trường vĩ mô của thị trường. Hiểu rõ môi trường này nhà nước có thể: - Có biện pháp quản lý thích hợp hơn - Có các chính sách khuyến khích phát triển thích hợp hơn - Điều chỉnh kịp thời các quy chế, biện pháp phù hợp với môi trường và sự biến đổi của môi trường. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB): nếu các nước đang phát triển muốn đạt tỉ lệ tăng trưởng cao, việc tự do hóa thương mại phải được bổ sung bằng một môi trường đầu tư lành mạnh. Các thể chế, chính sách và qui định quản lý của nhà nước đóng vai trò hệ trọng trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nếu chính phủ quá quan liêu và tham nhũng, hoặc nếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tài chính kém hiệu quả, sẽ khó thuyết phục giới kinh doanh đầu tư vào những cơ hội xuất khẩu tiềm năng, bởi vì lợi nhuận thấp và không chắc chắn. Sở dĩ Trung Quốc 8
  9. đã tăng trưởng rất nhanh trong thập niên vừa qua trong khi các nước đang phát triển khác trì trệ là do Trung Quốc đã tạo được một môi trường đầu tư đặc biệt hấp dẫn. Môi trường đầu tư này đã giúp các doanh nghiệp không chỉ gieo hạt đầu tư mà còn hái quả lợi nhuận. Những gương thành công như vậy đã thu hút thêm các doanh nghiệp khác đến Trung Quốc, góp phần làm tăng lượng đầu tư nước ngoài cũng như số lượng các công ty xuất hàng Trung Quốc ra thị trường thế giới. d. Đối với nhà phân tích, bình luận: Nếu hiểu rõ môi trường vĩ mô của thị trường thì nhà phân tích, bình luận sẽ có căn cứ để đánh giá, phân tích thị trường chính xác, sâu sắc hơn. 1.2 Môi trƣờng vĩ mô 1.2.1 Môi trƣờng kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán là môi trường kinh tế. Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tư. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của nhà đầu tư . 9
  10. Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Chúng ta xem xét môi trường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân GDP, GNP,. ., lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái và một số phân tích kinh tế vĩ mô khác: a. Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (Chỉ tiêu GDP, GNP) Tổng sản phẩm quốc nội thường được viết tắt là GDP (từ cụm từ đầy đủ tiếng Anh Gross Domestic Product) là một con số thống kê cho biết tổng mức thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầu ra của hàng hóa và dịch vụ. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia. là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Theo cách tính tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau: GDP = C + I + G + NX 10
  11. Trong đó: • C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. • G là tổng chi tiêu của chính phủ. • NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu - nhập khẩu GDP danh nghĩa và GDP thực tế: GDP danh nghĩa là một cách tính tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Trong khi GDP danh nghĩa chỉ tổng số tiền chi phí cho GDP, thì GDP thực tế chỉ việc điều chỉnh lại của con số này vì những lý do như sự mất giá của đồng tiền để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" 11
  12. Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia thường được viết tắt GNP (Gross National Product), là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước) Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia GNP = C + I + G + (X - M) + NR • C = Chi phí tiêu dùng cá nhân • I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội • G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước • X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ • M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ • NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) 12
  13. GDP,GNP thường được dùng để đánh giá mức phát triển kinh tế của cả nước, từng ngành, từng địa phương và từng vùng lãnh thổ. Phân tích xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội, và tổng sản phẩm quốc dân nghĩa là số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người, cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động của GDP trong quan hệ biến động với dân số để xem xét mức tăng trưởng bình quân đầu người và từ đó xem xét khả năng tích lũy của một quốc qia. Đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất và khả năng hoàn vốn đầu tư ở từng ngành, từng khu vực kinh tế, đánh giá cơ cấu ngành kinh tế .thông qua chỉ tiêu GDP, giúp nhà đầu tư xem xét lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư. Do đó, để đánh giá xu hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần phải xem xét đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP hoặc GNP . GDP ở Việt Nam trong những năm (1995 - 2007) tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, đây là mức tăng trưởng khá cao. Chính điều này đã tác động, làm cho tốc độ tăng trưởng của thị trường ở Việt Nam trong những năm qua là khá cao. 13
  14. Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dự kiến 2008 GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 7,0 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, tr 69) Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2008 Thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 là kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn 14
  15. năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994). Nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn như vừa trải qua, tốc độ tăng GDP chắc chắn còn cao hơn 8,5%. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO. Năm 2008, do tốc độ tăng giá (CPI) tăng nhanh nên Quốc hội đã giảm mục tiêu tăng trưởng so với năm 2007, theo đó mục tiêu Quốc 15
  16. hội đề ra cho cả năm 2008 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ là 7% b. Lãi suất: Lãi suất hiểu đơn giản là cái giá mà người đi vay phải trả cho người có tiền cho vay. Khi phân tích nền kinh tế nói chung để đi tới quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhất thiết phải xem xét đến lãi suất, yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư, ảnh hưởng đến mức lời của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nếu lãi suất mà ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao nhưng lại có rủi ro thấp hơn là đầu tư vào chứng khoán. Sự thay đổi về lãi suất trên thị trường tiền tệ có tác động rất lớn đến cung cầu, giá cả các loại chứng khoán. Một số chứng khoán dài hạn có lãi 16
  17. suất thả nổi thường căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng để điều chỉnh. Hoặc khi định giá chứng khoán tại một thời điểm nào đó trên thị trường, nhà đầu tư có thể tham khảo lãi suất ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Do lãi suất là yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán. a. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: Đây là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm và ngược lại, khi lãi suất ngân hàng hạ thấp hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ tăng. b. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu: Đây là mối quan hệ không trực tiếp và không hoàn toàn diễn ra theo một chiều. Lý do ở chỗ, dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như của trái phiếu, mà chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất. 17
  18. (1)Lãi suất tăng - giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng: xảy ra khi giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể tăng, dẫn đến thu nhập của công ty tăng lên cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Do vậy, giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng và dòng thu nhập tăng bù đắp được cho nhau. (2) Lãi suất tăng - giá cổ phiếu giảm: xảy ra khi các dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều hoặc thậm chí giảm, vì trước đó công ty phải huy động vốn với lãi suất cao, đến khi hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức mua lại có hạn, thu nhập của công ty giảm sút, công ty không có khả năng tăng giá hàng hóa để bù lại mức lạm phát. Khi lãi suất giảm thì cũng có thể xảy ra các khả năng tương tự. (3)Lãi suất tăng - giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng: xảy ra khi giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể tăng, dẫn đến thu nhập của công ty tăng lên cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Do vậy, giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng và dòng thu nhập tăng bù đắp được cho nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là quan hệ ngược chiều, nhất là trong giai đoạn ngắn hạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. c. Mức độ lạm phát: 18
  19. Bên cạnh lãi suất, yếu tố lạm phát cũng đóng vai trò không kém vì nó dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Ngoại trừ trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho nhà đầu tư, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng. Lạm phát là một chỉ tiêu luôn được nhà đầu tư quan tâm, bởi vì lạm phát cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao sẽ làm xói mòn kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả đầu tư. Cụ thể: - Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Qui mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu 19
  20. hướng bị đình đốn, phá sản. Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch tóan chỉ còn là hình thức. - Người ta từ chối tiền trong vai trò là trung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối lọan. - Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung – cầu hàng hóa giả tạo - Thị trường chứng khoán, tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. - Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả 20
  21. - Như vậy, khi phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư không thể nào bỏ qua chỉ tiêu lạm phát. Mức độ lạm phát vừa phải và ổn định là điều kiện hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững, là điệu kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nói chung và phát triển thị trường chứng khoán nói riêng. d. Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Theo quy tắc mới do IMF đề ra năm 1993 về cán cân thanh toán, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau.: (1) Tài khoản vãng lai 21
  22. Tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại phi hàng hóa, các chuyển khoản. Tài khoản vãng lai ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh. (2) Tài khoản vốn Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền 22
  23. tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. (3) Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên. Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc ổn định tiền tệ và nền tài chính quốc gia. Kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 cho thấy: dự trữ ngoại tệ thấp (cuối tháng 6/1997: 15tỷ USD) là một trong những nguyên nhân làm cho đồng bath Thái lan bị “tấn công” và khủng hoảng xảy ra. (4) Mục sai số Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số. Cán cân thanh toán quốc tế do quan hệ xuất nhập khẩu quyết định. Những căn bệnh trong nền kinh tế có thể nảy sinh do sự thâm thủng mậu dịch và trong chừng mực 23
  24. nào đó làm thay đổi môi trường kinh tế nói chung. Cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ, khả năng cân bằng ngân sách trong nước, khả năng duy trì ổn định thị trường hối đoái và khả năng tích lũy của cả quốc qia. Vì vậy, nó tác động rất nhiều đến thị trường chứng khoán, đến quyết định đầu tư chứng khoán. e. Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 16045 VND/USD hay giữa Yen Nhật và Dollar Mỹ là 116,729 JPY/USD hay giữa Dollar Mỹ và Euro là 1,28262 USD/Euro. Đồng tiền để ở số lượng một đơn vị trong các tỷ lệ như những ví dụ trên gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. Thông thường, chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập 24
  25. khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động của cả nền kinh tế. f. Thu nhập thực tế tính bình quân đầu người Xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế tính bình quân đầu người cũng là một yếu tố có tác động trực tiếp đến quy mô và tính chất của thị trường trong tương lai. Nếu không có hàng hóa chứng khoán thì không có thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán có phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập bình quân đầu người của người dân, phụ thưộc vào số tiền nhà đâu tư có được dùng để đầu tư vào chứng khoán, phụ thuộc vào số lượng người có thu nhập đủ để tích lũy và đầu tư vào thị trường chứng khoán. g. Hệ thống thuế và mức thuế: Các điều khoản ưu đãi hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ đối với các doanh nghiệp, nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của nhà đầu tư thay đổi. h.Các biến động trên thị trường tài chính: Thị trường tài chính được coi là cơ sở hạ tầng, hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Sự biến động của các chỉ số trên thị trường tài chính có thể tác động, làm thay đổi giá 25
  26. trị của các cổ phiếu. Qua đó làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế cũng như tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro đối với các hoạt động đầu tư. Thị trường tài chính là bộ phận quan hệ bậc nhất, chi phối toàn bộ họat động kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy sự phát trịển kinh tế xã hội của một quốc gia. Thị trường tài chính thể hiện sự nhạy cảm mọi họat động của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Có quan điểm cho rằng Thị trường tài chính là yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại. Thị trường tài chính ra đời đã làm đa dạng hóa và phức tạp hóa mọi họat động tài chính. Nó không chỉ nhận một cách thụ động các ảnh hưởng của nền kinh tế. Vì thế, nó có những vai trò nhất định đối với sự vận hành của nền kinh tế và là một công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả. Kinh tế thị trường làm xuất hiện các quan hệ cung cầu về hàng hóa và các quan hệ về tiền tệ. Các quan hệ này càng phát triển tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu càng mạnh mẽ. Thị trường tài chính đóng vai trò nồng cốt trong quá trình luân chuyển dòng vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ người tiết kiệm đến người có nhu cầu sử dụng, được ví như nguồn cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể kinh tế. Một hệ thống thị trường tài chính hiệu quả nhằm giải quyết các mục tiêu: cung ứng đủ và kịp thời vốn ngắn hạn, 26
  27. trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế; cung cấp các dịch vụ tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế; cung ứng điều tiết hợp lý khối lượng tiền tệ cho lưu thông kinh tế; sử dụng công cụ tiền tệ, lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển. Đứng ở góc độ nhà đầu tư, Thị trường tài chính là thị trường để đầu tư tiền tệ vào các lọai tài sản tài chính có lãi. Một thị trường tài chính hiệu quả sẽ là môi trường tốt để đầu tư chứng khoán. 1.2.2. Môi trƣờng chính trị và pháp luật Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Có thể hình dung sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với nhà đầu tư như sau: Quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ: Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích cua quốc gia. Chính phủ có một vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của mình. Chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là một nhà cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư, chẳng hạn như: cung cấp các thông tin vĩ mô, các dịch 27
  28. vụ công cộng khác Ngược lại, chính phủ có thể có chủ trưởng “giảm nhiệt” của thị trường chứng khoán thì Chính phủ có thể đề ra chính sách hạn chế cho vay của ngân hàng đối vối đầu tư chứng khoán, hoặc tăng thuế thu nhập từ họat động kinh doanh chứng khoán Như vậy, để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, nhà đầu tư phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những quyết sach của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động của đầu tư. Hệ thống pháp luật hiện hành: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các nhà đầu tư phải tuân thủ. Vấn đề đặt ra đối với nhà đầu tư là phải hiểu rõ tinh thần của pháp luật và chấp hành tốt những quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý cũng là điều kiện rất cơ bản để thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả. Xu hướng phát triển chung, truyền thống từ trước đến nay là cứ cho thị trường hoạt động và phát triển trước và từ đó đúc rút ra kinh nghiệm và xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp. Xu hướng thứ hai là thiết lập khung pháp lý cho thị trường chứng khoán trước, sau đó thị trường mới đi vào hoạt động. Việt nam ta đang theo xu thế sau, vì chúng ta đi sau nên có thể tận hưởng được kinh nghiệm của các nước đi trước và rút ngắn được bước đi. Môi trường pháp lý cũng là yếu tố rất quan trọng để thu hút 28
  29. vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta nên xem xét môi trường pháp lý theo các góc độ như sau: - Hệ thống hành lang pháp lý của thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào? có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư không? - Các luật pháp khác liên quan có trùng chéo, mâu thuẫn không? - Khả năng thực thi luật pháp thế nào? - Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật - Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến thị trường chứng khoán. Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các sự kiện chính trị. Do vậy các nhà đầu tư cần phải nhạy cảm và phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi này. Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các nhà đầu tư, ví dụ một quốc gia thường xuyên có xung đột, nội chiến xảy ra liên miên, đường lối chính sách không nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với nhà đầu tư. Xu thế hoà bình, hợp tác, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiện nay. 29
  30. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng hiệu quả nhất dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng . Việc nhà nước ta thực hiện chính sách ổn định môi trường chính trị và "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước" là một môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. 1.2.3. Môi trƣờng văn hoá - xã hội Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vi mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà đầu tư cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặc khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch 30
  31. vụ". Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạc định chiến lược đầu tư của mình. Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau có thể bị tác động ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố văn hoá - xã hội và buộc phải thực hiện những chiến lược thích ứng với từng quốc gia. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư . Môi trường văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng rất sâu rộng đến hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Khi nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội cần nghiên cứu những vấn đề sau: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục tập quán, truyền thống; (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; (4) Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội; (5) Tâm lý dân tộc; (6) Ý thức của nhân dân trong tiết kiệm và đầu tư; (7) Các “đối thủ” tham gia thị trường là ai? thủ đoạn, tâm lý của họ ra sao? .vv. Trên thực tế, ngoài khái niệm văn hoá - xã hội còn tồn tại khái niệm văn hoá của vùng, văn hoá của làng xã. 31
  32. Chính những phạm trù này quyết định thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ý thức đầu tư và tiết kiệm ở từng khu vực sẽ khác nhau. Như đã phân tích ở trên, môi trường văn hoá - xã hội trên thực tế có sự biến động, thay đổi. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà nhà đầu tư là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá - xã hội hiện tại mà còn cần phải dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, đồng thời cần phải nghiên cứu cả môi trường văn hóa của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài từ đó chủ động hình thành những chiến lược đầu tư thích ứng. Việt Nam có một nền văn hoá rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc bởi đó là sự giao hòa văn hóa của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ. Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn có một số yếu tố từ sự kết tinh giao thoa giữa nền văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ cùng với nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam. 1.2.4. Môi trƣờng dân số Môi trường dân số là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh từng doanh nghiệp. Những thông tin của môi trường dân số cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà 32
  33. quản trị trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo , cung cấp cho nhà đầu tư phân tích dự báo được môi trường đầu tư, tâm lý đám đông, tâm lý bầy đàn Những vần đề mà nhà đầu tư cần quan tâm đến môi trường dân số bao gồm: - Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số; - Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập. Cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. - Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; - Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng, Di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong cả hiện tại và tương lai 1.2.5. Môi trƣờng tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí, 33
  34. Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: Nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải Trong rất nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là: sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng; sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; sự mất cân bằng về môi trường sinh thái Những cái giá mà con người phải trả do sự xuống cấp của môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn, khó mà tính hết được. Ngày nay dư luận của cộng đồng cũng như sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường đang đòi hỏi luật pháp của các nước phải khắt khe hơn, nhằm tái tạo và duy trì các điều kiện của môi trường tự nhiên. Trong bối cảnh như vậy, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: Một là, ưu tiên phát triển các hoạt động sản xuất điều kiện hoặc dịch vụ nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở bảo đảm sự duy 34
  35. trì, tái tạo, đặc biệt nếu có thể, góp phần tăng cường hơn nữa các điều kiện tự nhiên. Hai là, phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt cần phải làm cho các nhà quản trị có ý thức trong việc chuyển dần từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái sinh trong tự nhiên sang sử dụng các vật liệu nhân tạo. Ba là, đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp gây ra. Việc nghiên cứu môi trường tự nhiên để ra quyết định đầu tư không phải là một việc làm vô bổ nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà cả thế giới đang phải đối phó cùng lúc với ba mũi tấn công: khủng hoảng lương thực, khủng hoảng nhiên liệu, và khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng lương thực và khủng hoảng nhiên liệu là hậu quả của việc khai thác cạn kiệt môi trường tự nhiên. Do vậy một nhà đầu tư khi phân tích môi trường tự nhiên sẽ biết mình nên làm gì? Đầu tư vào những ngành nào có khả năng sinh lời cao nhất, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên của mình. 1.2.6. Môi trƣờng công nghệ Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với nhà đầu tư. Những áp 35
  36. lực và cơ hội từ môi trường công nghệ đối với nhà đầu tư chứng khoán,có thể là: (1) Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và gia tăng việc tìm kiếm thông tin và ra quyết định đầu tư (2) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, điều đó kích thích thị trường hoạt động sối động hơn (3) Hệ thống máy móc, trang thiết bị, phương tiện thông tin .có đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành tốt chưa Hiện tượng sập sàn, nghẽn mạch là những sự cố xảy ra có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư chứng khoán. Môi trường công nghệ phát triển, có nghĩa là thông tin từ sở giao dịch chứng khoán và từ thị trường sẽ đến với nhà đầu tư dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng 1.3 Môi trƣờng vi mô Đây là một loại môi trường được hình thành tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp niêm yết. Tác động của môi trường vi mô có ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến sự thành bại của nhà đầu tư. Những thông tin thu thập từ môi trường này có tác động không nhỏ đến giá cả chứng khoán, đến nguồn cung và nguồn cầu chứng khoán, tâm lý đám đông và đến tình thanh khoản của thị trường chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư ở các khía cạnh sau: 36
  37. (1) Môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết Khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng tăng thị sư cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh có thể xảy ra trong nội bộ ngành cũng có thể do sự xâm của sản phẩm mới, sản phẩm thay thế. Để có thể thành công trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên tìm ra được nhựng điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. (2) Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp niêm yết Con người là nguồn lực sáng tạo chủ yếu của xã hội. Trong một tổ chức, nguồn lực con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Tài nguyên nhân lực chính là nguồn độc nhất của doanh nghiệp không thể bắt chước hay sao chép nguyên bản từ bất kỳ công ty nào khác. Tài nguyên nhân lực cũng chính là nhân tố quan trọng để làm tăng giá trị của công ty. Ưu thế về nguồn nhân lực chính là ưu thế của doanh nghiệp. Có con người, các mặt khác của doanh nghiệp như tiêu thụ, kỹ thuật, sáng tạo sản phẩm mới sẽ phát triển. Có thể nói, nếu các doanh nghiệp niêm yết đầu tư vào việc xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh của công ty mình thì chắc chắn sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh hữu hiệu, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. 37
  38. Nhà đầu tư cần phải phân tích nguồn nhân lực và chiến lươc đầu tư nguồn nhân lực của doanh nghiệp niêm yết nhằm kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần phân tích nguồn nhân lực của các doanh nghiệp niêm yết ở các khía cạnh sau: - Nhà quản trị và năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp - Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tích cực, nhiệt tình đóng góp và sáng tạo (3) Mối quan hệ của các doanh nghiệp niêm yết: Trong giao dịch kinh doanh, thường tạo ra các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cổ đông , khách hàng, đối tác, và chính quyền địa phương. Một bản hợp đồng mới vừa ký kết, một cái bắt tay của doanh nghiệp, một sự ủng hộ từ phía chính quyền . có thể làm thay đổi cách nhìn của nhà đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết đó, ảnh hường đến cung cầu chứng khoán và làm tăng thị giá chứng khoán. 1.4 Môi trƣờng quốc tế Bất cứ nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng không thể tách rời nền kinh tế thế giới. Xu hướng phân công lao động quốc tế, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, làm cho quan hệ thị trường nội địa của các nước cũng nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát triển của của thị 38
  39. trường thế giới. Bởi vậy, điều kiện phát triển nói chung của một quốc gia không thể thoát hẳn môi trường quốc tế. Tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt. Vì vậy, những sự thay đổi của môi trường đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường vi mô trong nước. Điều này cho thấy rằng muốn dự báo môi trường đầu tư trong nước một cách chính xác, các nhà quản trị còn phải xem xét trong một mức độ nhất định những thay đổi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước. Ví dụ, nền kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế toàn cầu như cán cân thanh toán, sức mạnh tương đối của đồng đô la, hiện tượng lạm phát trên toàn thế giới, hay sự kiện vùng vịnh đã làm cho giá xăng dầu ở các nước tăng lên, vụ mất mùa cà phê ở Brazil đã là cho giá cà phê ở Việt Nam tăng lên và làm cho nhiều người sản xuất cà phê ở nước ta gặp thuận lợi Ngoài ra các nhà đầu tư không chỉ quan tâm sự tác động của môi trường quốc tế đến các điều kiện của môi trường vĩ mô trong nước mà còn phải tính đến cả những tác động của nó đối với môi trường vi mô. Điều đó có nghĩa là các yếu tố của môi trường vi mô như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế của những doanh nghiệp niêm yết cần phải mở rộng ra trong phạm vi quốc tế, không nên giới hạn ở những điều kiện trong nước. 39
  40. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu và bình thường hoá quan hệ với các nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì chắc hẳn rằng những tác động ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế càng rõ rệt hơn bao giờ hết và nó càng đòi hỏi nhà đầu tư trong nước phải dành một sự quan tâm thỏa đáng cho môi trường quốc tế ngày càng sôi động này. Tùy theo mức độ và tính chất quốc tế hoá, vấn đề nghiên cứu môi trường quốc tế được đặt ra đối với từng doanh nghiệp niệm yết khác nhau. Chúng ta nên xem xét môi trường quốc tế trên các mặt sau: - Tình hình tài chính quốc tế, tính hình tài chính trong khu vực: Đang diễn biến ra sao? Có khả năng ảnh hưởng đến quốc gia mình đang quan tâm hay không và ảnh hưởng như thế nào?. - Quan hệ ngoại giao của chính phủ: có được cộng đồng quốc tế ủng hộ không? - Sự ủng hộ của các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB đối với chính phủ ra sao? - Hợp tác kinh tế quốc tế thế nào? Quan hệ bạn hàng quốc tế trong xuất, nhập khẩu ra sao? có biến đổi gì lớn không? 40
  41. - Những đối thủ cạnh tranh trên thương trường quốc tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, quốc gia mình quan tâm. - Quan hệ nợ nần, giải quyết nợ, khả năng trả nợ của quốc gia, doanh nghiệp. Khả năng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ ra sao? - Tình hình tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán nội địa và ngược lại. - Định mức tín nhiệm của quốc gia trên thị trường quốc tế. - Diễn biến của các thị trường chứng khoán trên thế giới, nhất là các thị trường lớn như New York, Tokyo, London, Hồng Kông, 1.5 Môi trƣờng nội bộ Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố và các điều kiện bên trong, chủ quan của nhà đầu tư, nó thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của từng nhà đầu tư. Là một thành tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại trong quyết định đầu tư. Khi hoạch định kế hoạch đầu tư, nhà đầu tư không nên đề ra những mục tiêu quá lớn vượt quá khả năng của mình, mà phải xem xét nó trong hoàn cảnh nội bộ của mình, Cụ thể: a. Kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư Mỗi một loại hình kinh doanh đều có đặc thù riêng và có những thành phần tham gia khác nhau, nhưng đều có một 41
  42. điểm chung là có nhà đầu tư và công việc bắt buộc trước khi quyết định đầu tư là phải phân tích. Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ. Không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có khả năng tự mình phân tích. Trong xu thế người người, nhà nhà đổ xô đi chơi chứng khoán. Dĩ nhiên mục đích là để kiếm tiền và vì chứng khoán là hình thức siêu lợi nhuận. Đó cũng là một trong những sai lầm lớn mà những nhà đầu tư mới thường vấp phải. Một khi chưa trang bị đủ cho mình hành trang kiến thức, sự hiểu biết nhất định thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào trạng thái không biết mình đang làm gì. Kiến thức và kinh nghiệm đầu tư là thứ quan trọng nhất. Sự may mắn chỉ hiện diện ở sòng bạc mà thôi. Đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thì đây đang là vấn đề còn nóng hơn cả sức nóng của thị trường. Thị trường chứng khoán là loại hình thị trường cao cấp nhất, nó không phải là trò đỏ đen mà không ít người vẫn nhận định. Nó chỉ thực sự là trò đỏ đen với những người mạo hiểm trong khi chẳng có chút kiến thức nào. b. Khả năng tài chính Trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư, là một yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Kế hoạch đầu tư có thực hiện được hay không phụ thuộc vào năng lực tài chính của nhà đầu tư. Nguồn tài chính hiện có có đủ để đáp ứng với nhu cầu đầu tư hay không?. Ngoài nguồn lực sẳn có nhà đầu tư có khả 42
  43. năng để huy động các nguồn lực từ bên ngoài hay không?. Khả năng sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiện có như thế nào? .Đó là hoàn cảnh nội bộ của từng nhà đầu tư góp phần không nhỏ đến sự thành bại của nhà đầu tư. 1.6 Cơ sở hạ tầng của thị trƣờng chứng khoán Thực ra chúng ta có thể xem cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán như là một bộ phận của môi trường tài chính, nhưng do tầm quan trọng của thị trường chứng khoán là môi trường đầu tư mà chúng ta nhắm đến nên, nên chúng ta tách ra thành một phần riêng biệt. Chúng ta xem xét cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán trong quá trình đầu tư theo các góc độ sau: - Khung pháp lý của thị trường, các chính sách phát triển và khả năng phát triển của nó. - Hiểu biết và điều hành hệ thống tài chính, khả năng quản lý của chính phủ - Khối lượng hàng hoá của thị trường. - Tính thanh khoản của thị trường - Cơ sở vật chất của thị trường: địa điểm, mức tin học hóa, cơ sở thông tin, phương pháp giao dịch, quy trình giao dịch - Cơ sở nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán: nhân lực quản lý, nhân lực tư vấn, nhân lực môi giới, nhận lực giám sát và nhân lực đầu tư. 43
  44. - Các chi phí trong quá trình giao dịch. - Khả năng thanh toán, thời gian thanh toán. - Hệ thống thanh toán bù trừ - Hệ thống lưu ký chứng khoán - Hệ thống kiểm toán. - Hệ thống đánh giá và xác định mức tín nhiệm. - Tính minh bạch thông tin CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Hãy cho biết sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường trong đầu tư chứng khoán? 2. Theo bạn môi trường đầu tư chứng khoán hiện nay và sắp tới có những chuyển biến gì đáng lưu ý? 3. Chính sách thuế thu nhập cá nhân của chình phủ sẽ ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán như thế nào? Bạn hãy phân tích. 4. Tại sao nói môi trường nội bộ lại ảnh hưởng trực tiếp đầu nhà đầu tư chứng khoán? 5. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường quốc tế đến đầu tư chứng khoán ở Việt Nam? 44
  45. CHƢƠNG 2: RỦI RO VÀ MỨC SINH LỜI TRONG ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Trước khi đầu tư chứng khoán, người đầu tư phải thẩm định khả năng tài chính của mình và xác định mục tiêu đầu tư chứng khoán. Tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính mà các nhà đầu tư tự chọn cho mình mục tiêu thích hợp: an toàn vốn, tăng thu nhập, gia tăng vốn Tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư, nhưng mục tiêu đầu tư có đạt được như ý muốn hay không còn phụ thuộc vào các rủi ro trong quá trình đầu tư. Rủi ro và tỷ suất sinh lời luôn gắn liền với nhau và có mối quan hệ cùng chiều, khi ra quyết định đầu tư có rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời yêu cầu phải cao. Tỷ suất sinh lời và rủi ro luôn có sự đánh đổi lẫn nhau, khi ra quyết định đầu tư có rủi ro cao thì lợi nhuận yêu cầu phải cao. Do vậy, việc nghiên cứu rủi ro và mức sinh lời cũng như mối quan hệ giữa chúng là hết sức cần thiết trước khi ra quyết định đầu tư. 2.1 Mức sinh lời trong đầu tƣ chứng khoán 2.1.1 Mức sinh lời tính bằng số tuyệt đối. Ở các nước phát triển, có rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán. Có những nước có tới hơn 50% số dân trưởng thành đầu tư vào chứng khoán. Đầu tư chứng khoán được coi là một ngành kinh doanh đơn giản nhất với thủ tục đơn giản nhất nhưng cũng phức tạp nhất (do có nhiều rủi ro). 45
  46. Trên thị trường chứng khoán có các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ. Nhà đầu tư chứng khoán thường mua cổ phiếu của các Công ty có triển vọng phát triển vào những thời điểm có lợi, trên cơ sở phân tích của từng người rồi nắm giữ chúng lâu dài, để hưởng cổ tức và hưởng lợi do giá cổ phiếu lên cao khi Công ty ăn nên làm ra trong tương lai. Trong khi đó, người đầu cơ chứng khoán tìm cách mua những loại cổ phiếu mà họ nghĩ là sẽ sớm lên giá để rồi khi thấy chênh lệch giá đủ lớn là lập tức bán đi để kiếm lời. Ngoài ra, Thị trường chứng khoán cũng có những người vừa đầu tư lại vừa đầu cơ cổ phiếu. Đầu tư chứng khoán là việc với một khoản tiền đầu tư ban đầu, nhà đầu tư sử dụng để mua chứng khoán nhằm mục tiêu cuối cùng là để kiếm lời. Số tiền lời kiếm được trong đầu tư chứng khoán là một con số tuyệt đối có được từ hai nguồn: - Cổ tức hoặc trái tức - Chênh lệch giá a. Cổ tức hoặc trái tức Cổ tức (Dividends) được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu công ty). Cổ tức là phần thu nhập mà mỗi cổ đông thực nhận. 46
  47. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.( Điều 93, Luật Doanh Nghiệp Việt Nam, 2005) Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty, bằng tài sản khác hoặc bằng việc mua lại cổ phiếu quỹ. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định theo công thức sau: 47
  48. D = EPS * tỷ lệ chi trả cổ tức (EBIT- I)(1-T) – Rp – Trích các quỹ và bù đắp đủ lỗ trước đó EPS = Số lượng cổ phần phổ thông lưu hành Với: D: Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần phổ thông EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay I: lãi vay T: Thuế suất thuế TNDN Rp: lợi tức cổ phần ưu đãi Trái tức (tiền lãi trái phiếu) là tiền lãi công bố đối với các loại trái phiếu khi nó được phát hành, là số tiền mà nhà đầu tư trái phiếu nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Thông thường trái tức được thanh toán theo định kỳ 6 tháng, hoặc mỗi năm một lần. Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là bên vay (có thể là chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty). Khi phát hành trái phiếu, dù làm ăn thua lỗ chủ thể phát hành vẫn phải trả lãi theo lãi suất (interest rate) đã xác định từ đầu, còn khi phát hành cổ phần, việc chia lãi tùy theo thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. 48
  49. Trái tức đƣợc tính nhƣ sau: Trái tức = Lãi suất trái phiếu * Mệnh giá trái phiếu b. Chênh lệch giá: chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán. Khi nhà đầu tư bán chứng khoán, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán gọi là chênh lệch giá, lợi vốn hoặc lỗ vốn. Vậy tổng mức sinh lời đối với khoản đầu tư vào chứng khoán của nhà đầu tư chứng khoán được tính theo công thức: Tổng mức sinh lời = cổ tức (trái tức) + chênh lệch giá 2.1.2 Mức sinh lời tính bằng số tƣơng đối 2.1.2.1 Mức sinh lời trong một năm Mức sinh lời tính bằng số tương đối hay còn gọi là tỷ suất sinh lời, là tỷ lệ phần trăm giữa tổng mức sinh lời thu được trong năm so với giá mua (chi phí đầu tư) Công thức tính như sau: Đối với cổ phiếu: P – P + D r = t 0 t P0 49
  50. Trong đó: r : mức sinh lời (tỷ suất sinh lời) trong thời gian t Pt: giá trị đầu tư ở thời điểm t P0: giá trị đầu tư ở thời điểm 0 Dt: lượng cổ tức nhận được Đối với trái phiếu: P – P + C r = t 0 t P0 Trong đó: Ct: lượng trái tức nhận được Ví dụ: Có thông tin của một cổ phiếu như sau: giá mua cổ phiếu là 100.000 đồng, trong năm công ty trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu là 5.000 đồng, cuối năm giá trị thị trường của cổ phiếu là 110.000 đồng. Mức sinh lời (Tỷ suất sinh lời) của cổ phiếu là: r = [(110.000 – 100.000) + 5.000]/100.000 = 15% 2.1.2.2 Mức sinh lời trong nhiều năm Giả sử Bạn đầu tư vào một loại cổ phiếu n năm, toàn bộ cổ tức lại được tái đầu tư và cũng thu được tỷ suất sinh lời bằng với tỷ suất sinh lời của vốn gốc. Mức sinh lời trong n năm được tính như sau: 50
  51. R = (1+r )*(1+r )* *(1+r ) - 1 t 1 2 t Trong đó: Rt : Mức sinh lời (tỷ suất sinh lời) trong n năm r1, r2, . rt : mức sinh lời từng năm từ năm 1 đến năm t t = 1, 2,3,4,5 .n Ví dụ: Giả sử mức sinh lời trong khoảng thời gian 3 năm lần lượt là: 11%, -5%, và 9%. Thì tổng mức sinh lời trong 3 năm là: R3 = (1+0.11)*(1-0.05)*(1+0.09) – 1 =15% 2.1.2.3 Mức sinh lời lũy kế theo từng năm: t r = (1+r1)*(1+r2) *(1+rt) - 1 Trong đó: r : Mức sinh lời hàng năm Ví dụ: Giả sử mức sinh lời trong khoảng thời gian 3 năm lần lượt là: 11%, -5%, và 9%. Thì tổng mức sinh lời hàng năm là: r = 3 (1+0.11)*(1-0.05)*(1+0.09) - 1 = 4,8% 51
  52. 2.1.2.4 Mức sinh lời bình quân (r1 + r2 + + rt) rbq = t Trong đó: rbq : mức sinh lời bình quân năm r1, r2, . rt : mức sinh lời từng năm từ năm 1 đến năm t 2.2 Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán 2.2.1. Khái niệm rủi ro Có nhiều khái niệm về rủi ro, khái niệm phổ biến nhất xem rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện các khoản lỗ thấp hơn. Rủi ro có thể đưa doanh nghiệp, nhà đầu tư vào con đường phá sản. Nói cách khác, rủi ro thể hiện tính không chắc chắn hay tính nhạy cảm về những kết quả đạt được trong tương lai của nhà đầu tư.Trong kinh tế thị trường, dường như không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có nguy cơ 52
  53. gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi Đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật này, thậm chí, ở mức sâu đậm và đa diện hơn. Từ đó có thể đưa ra khái niệm rủi ro trong đầu tư chứng khoán như sau: Rủi ro là sự sai biệt giữa mức sinh lời thực tế với mức sinh lời mong muốn. Rủi ro được xem là sự dao động của mức sinh lời. Sự dao động càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. 2.2.2. Phân loại rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán 2.2.2.1 Rủi ro hệ thống Trong đầu tư chứng khoán, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp phát hành, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống hay là rủi ro không phân tán được. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK trên thị trường. 53
  54. Những chứng khoán chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là những chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên thị trường chứng khoán. Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng, những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sản xuất ô tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao su, kính, Loại rủi ro này có nguồn gốc từ sự thay đổi các nhân tố vĩ mô làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ loại rủi ro này. Rủi ro hệ thống được chia làm 3 loại rủi ro chính: a) Rủi ro thị trường Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Các hiện tượng này có thể là những sự kiện vô hình và hữu hình. Sự kiện hữu hình là sự kiện thực xảy ra như các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội. Khi các sự kiện này xảy ra, các nhà đầu tư sẽ phản ứng lại các sự kiện đó bằng cách tháo chạy khỏi các khoản đầu tư và cuối cùng là lợi nhuận giảm. Còn sự kiện vô hình là các sự kiện phát sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Do tâm lý của các nhà đầu tư không vững vàng, nên khi có các sự kiện hữu hình phát sinh, các nhà đầu tư lại có những phản ứng vượt quá các sự kiện đó . Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối 54
  55. với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây chuyền này làm tăng số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. b) Rủi ro lãi suất: Giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. Lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu. Khi lãi suất tăng làm giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều công ty kinh doanh chứng khoán, nhà đầu tư hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí huy động vốn tăng. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. 55
  56. c) Rủi ro sức mua: Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Mức sinh lời thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả giữa mức sinh lời danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì mức sinh lời thực thế giảm. Do đó, rủi ro sức mua còn gọi là rủi ro về lạm phát, nó có những ảnh hưởng không thuận lợi đến họat động sản xuất kinh của doanh nghiệp, đến chứng khoán. Lạm phát làm cho giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí doanh nghiệp tăng, doanh thu giảm và cuối cùng lợi nhuận cũng giảm. 2.2.2.2 Rủi ro không hệ thống Rủi ro phân tán được, tức rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán được bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ lớn từ vài chục đến vài trăm. 56
  57. Rủi ro không hệ thống là rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó. Ví dụ như: kiện tôm, cá ba sa của Mỹ; phát hiện dư lượng chất kháng sinh hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam thì rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, động đất, bão lụt thường ảnh hưởng không tốt đến ngành bảo hiểm nhưng lại tốt cho ngành sản xuất hàng tiêu dùng Rủi ro không hệ thống là những yếu tố tác động gắn liền với từng công ty riêng biệt như rủi ro kinh doanh hay rủi ro tài chính của công ty đó, mà không ảnh hưởng đến các công ty khác (trừ các công ty lớn). Để giảm thiểu rủi ro loại này, nhà đầu tư thường đa dạng hoá danh mục của mình. Do vậy rủi ro phi hệ thống còn được gọi là Rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks). Rủi ro phi hệ thống được chia làm hai loại chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. a) Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là những rủi ro xuất phát từ môi trường họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Những thay đổi trong tình trạng hoạt động của doanh nghiệp có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp và cổ tức của nhà đầu tư sụt giảm. Nói cách khác, nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những năm tiếp theo, rủi ro kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14% hay giảm xuống 6% so với lợi nhuận nằm trong khoảng 9-11%. 57
  58. Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty, nên rủi ro kinh doanh cũng được chia thành 2 loại: Rủi ro kinh doanh nội tại Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động, như: + Năng lực và quyết định quản trị + Trình độ lao động + Đình công + Nguồn cung ứng nguyên liệu, Rủi ro kinh doanh bên ngoài là rủi ro xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty. Rủi ro bên ngoài phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của mỗi công ty. Các yếu tố bên ngoài có thể là: + Những quy định của chính phủ về kiểm soát môi trường + Những tác động cạnh tranh của nước ngoài, +chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách + mức thuế nhập khẩu tăng + sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. + Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn. 58
  59. Rủi ro kinh doanh tiềm ẩn trong bản thân mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có rủi ro như nhau, mức độ thành công của doanh nghiệp tùy thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp đối phó với rủi ro đó như thế nào. b) Rủi ro tài chính Rủi ro về tài chính là những rủi ro liên quan đến việc doanh nghiệp tài trợ cho các họat động trong doanh nghiệp. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Sự gia tăng các khỏan nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp bị áp lực về các khoản lãi vay, nghĩa vụ thanh toán các khỏan nợ và nghĩa vụ thanh toán các khoản lãi vay. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể đứng trên bờ vực phá sản. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có cơ hội cạnh tranh bình đẳng như nhau. Doanh nghiệp nào có nền tảng phát triển vững chắc, có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì có thề tồn tại được trên thương trường, ngược lại có thể bị thâu tóm, phá sản . trong điều kiện như thế , rủi ro làm cho các khách hàng không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp không thể thu hồi các khỏan nợ, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, phá sản 59
  60. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống 2.2.2 3. Xác định mức bù rủi ro Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định mức sinh lời kỳ vọng là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Công thức được xác định như sau: r = i + p + b + f + m + o Trong đó: r: mức sinh lời kỳ vọng i: mức lãi suất không rủi ro p: mức bù rủi ro sức mua b: mức bù rủi ro kinh doanh f: mức bù rủi ro tài chính m: mức bù rủi ro thị trường o : mức bù rủi ro khác Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác định mức bù rủi ro cho mỗi loại 60
  61. rủi ro. Tổng số rủi ro liên quan đến chứng khoán bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá. 2.3 Đánh giá rủi ro và mức sinh lời kỳ vọng 2.3.1 Mức sinh lời kỳ vọng Mức sinh lời kỳ vọng là giá trị tỷ suất sinh lợi mà khả năng đạt được nhiều nhất. Khi rủi ro xuất hiện sẽ làm thay đổi tỷ suất sinh lời. Việc xác định Mức sinh lời kỳ vọng (tỷ suất sinh lời mong đợi) là cần thiết nhằm đo lường khoảng cách giữa mong đợi và thực tế, giá trị nhà đầu tư nhận được càng lệch xa so với giá trị mong đợi thì rủi ro càng lớn. * Theo phân phối xác suất, tỷ suất sinh lời kỳ vọng được tính theo công thức: r ri pi Trong đó: r i: mức sinh lời ở tình trạng kinh tế i pi: xác suất xảy ra tình trạng kinh tế i Ví dụ : có thông tin về mức sinh lời của 2 cổ phiếu A, B tương ứng với từng trình trạng kinh tế như sau: 61
  62. Tình trạng Mức sinh lời Xác suất kinh tế A B Xấu 0,25 16% 28% Bình thường 0,5 20% 20% Tốt 0,25 24% 12% Mức sinh lời mong đợi của 2 cổ phiếu A, B là: rA = 0,25*16% + 0,5*20% + 0,25*24% = 20% rB = 0,25*28% + 0,5*20% + 0,25*12% = 20% Theo phân phối thực nghiệm, Mức sinh lời kỳ vọng được tính theo công thức: r r i n Trong đó: ri : mức sinh lời năm thứ i n : số năm Ví dụ : có thông tin về mức sinh lời của 2 cổ phiếu C, D qua các năm nhƣ sau: 62
  63. Năm Mức sinh lời cổ Mức sinh lời cổ phiếu C phiếu D 2004 5% 20% 2005 10% 10% 2006 15% 8% 2007 20% 6% Mức sinh lời kỳ vọng của 2 cổ phiếu C, D là: rC = (5% + 10% + 15% + 20%)/ 4 = 12,5% rD = (20% + 10% + 8% + 6%)/ 4 = 11% 2.3.2 Đo lƣờng rủi ro Rủi ro mang đến sự bất ổn về những kết quả mà nhà đầu tư mong đợi trong tương lai. Biên độ dao động của kết quả đạt được càng lớn thì rủi ro càng cao. Hai phương pháp đo lường rủi ro phổ biến là phân tích độ nhạy, phương pháp độ lệch chuẩn và hệ số biến động . 2.3.2.1 Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách dự đoán mức sinh lời trong trường hợp xấu nhất; trường hợp mong đợi (có khả năng xảy ra nhất) và trường hợp tốt nhất cho một chứng khoán. Trong trường hợp này rủi ro của một chứng khoán có thể được đo bởi “khoảng cách” giữa mức sinh lời tốt nhất 63
  64. và mức sinh lời trong những trường hợp xấu nhất. Khoảng cách càng lớn, rủi ro càng cao. Ví dụ 4: có thông tin về mức sinh lời mong đợi của 2 chứng khoán A, B trong từng trường hợp như sau: Chứng khoán Chứng A khoán B Đầu tư ban đầu 10.000 10.000 Mức sinh lời Xấu nhất 13% 7% Bình thường 15% 15% Tốt nhất 17% 23% Khoảng cách 4% 16% Dựa vào khoảng cách cho thấy chứng khoán A ít rủi ro hơn chứng khoán B. Chứng khoán A được ưu tiên lựa chọn hơn so với chứng khoán B vì cả hai chứng khoán đều có mức sinh lời mong đợi có khả năng xảy ra cao nhất là 15% nhưng chứng khoán A có rủi ro thấp hơn (khoảng cách nhỏ hơn). Tuy nhiên, phương pháp phân tích độ nhạy có hạn chế là chưa cho phép nhà đầu tư xác định mức độ dao động để làm cơ sở cho sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. 64
  65. 2.3.2.2. Phƣơng pháp độ lệch chuẩn a. Khái niệm độ lệch chuẩn Đo lường rủi ro trong mức sinh lời của một dự án đầu tư là tính toán mức dao động trong mức sinh lời bằng cách sử dụng thước đo phương sai và độ lệch chuẩn. Độ lệch tiêu chuẩn của mộ dự án đầu tư là thước đo độ phân tán về mức sinh lời ở từng tình trạng kinh tế hoặc từng năm so với mức sinh lời mong đợi. Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai. b. Phương pháp xác định độ lệch tiêu chuẩn. * Theo phân phối xác suất Phương sai của mức sinh lời là tổng bình phương khoảng cách chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế và mức n sinh lời mong đợi ở từngi =1 tình trạng kinh tế. Phƣơng sai: 2 2 ri r pi Tìm độ lệch tiêu chuẩn ( ) bằng căn bậc hai của phương sai ( 2) 65
  66. Độ lệch tiêu chuẩn: n 2 (ri r) pi i 1 Ví dụ : trở lại ví dụ về 2 cổ phiếu A, B Tình trạng Mức sinh lời Xác suất kinh tế A B Xấu 0,25 16% 28% Bình thường 0,5 20% 20% Tốt 0,25 24% 12% Ta tính được mức sinh lời mong đợi của cả 2 cổ phiếu A, B là 20%. Độ lệch chuẩn của A, B: n 2 Độ lệch tiêu chuẩn (ri r) pi i 1 Vậy: 2 2 2 A= 0,25(16%- 20%) 0,5(20%- 20%) 0,25(24%- 20) = 2,83% 2 2 2 B= 0,25(28%- 20%) 0,5(20%- 20%) 0,25(12%- 20) = 5,66% 66
  67. B > A , do vậy, đầu tư vào cổ phiếu B rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu A. * Theo phân phối thực nghiệm: Nếu chúng ta biết được mức sinh lời qua các năm thì độ lệch chuẩn được tính đơn giản hơn. Trường hợp này, độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của phương sai – bằng căn bậc hai của tổng bình phương các khoảng lệch giữa mức sinh lời qua các năm và mức sinh lời kỳ vọng chia cho n – 1. 2 ( ri - r ) Độ lệch tiêu chuẩn = n - 1 Ví dụ : trở lại ví dụ về 2 cổ phiếu C, D Năm Mức sinh lời cổ Mức sinh lời cổ phiếu C phiếu D 2004 5% 20% 2005 10% 10% 2006 15% 8% 2007 20% 6% Kết quả từ ví dụ 3 cho ta mức sinh lời ký vọng của 2 cổ phiếu C và D như sau: rC= 12,5% rD = 11% 67
  68. Vậy, áp dụng công thức ta tính được độ lệch chuẩn của C và D là: (5%-12,5%)2 + (10%-12,5%)2 + (15%-12,5%)2 + (20%-12,5%)2 = C 4-1 = 6,45% (20%-11%)2 + (10%-11%)2 + (8%-11%)2 + (6%-11%)2 D = 4-1 = 6,22% 2.3.2.3 . Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro bằng hệ số biến động Trong trường hợp hai dự án đầu tư có mức sinh lời mong đợi khác nhau thì không thể dựa vào độ lệch chuẩn để kết luận dự án nào rủi ro hơn mà phải sử dụng hệ số biến động. Hệ số biến động (CV) là thước đo rủi ro trên mỗi mức sinh lời mong đợi. Hệ số biến động được tính bằng cách lấy độ lệch tiêu chuẩn chia cho mức sinh lời mong đợi của dự án đầu tư. CV = r Ví dụ : trở lại trường hợp 2 cổ phiếu C và D. Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn C > D và ta chọn đầu tư cổ phiếu D là 68
  69. không chính xác vì cổ phiếu C có tỷ suất sinh lợi mong đợi cao hơn cổ phiếu D. Hợp lý hơn ta tính hệ số biến động của mỗi cổ phiếu: CVC = C / rC = 6,45/12,5 = 0,516 • CVD = D / rD = 6,22/11 = 0,565 CVD > CVC: như vậy, mặc dù cổ phiếu C có độ lệch chuẩn rộng hơn nhưng thực sự cổ phiếu D mang nhiều tính rủi ro hơn. Tóm lại: - Khi so sánh hai phương án có cùng mức sinh lời kỳ vọng, phương án nào có độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn, phương án đó mang tính rủi ro cao hơn - Khi so sánh hai phương án có mức sinh lời kỳ vọng khác nhau, tính hệ số biến động. Phương án nào có hệ số biến động cao hơn, phương án đó mang tính rủi ro cao hơn 2.4 Phân tích và quản lý rủi ro Việc quan trọng nhất trong phân tích và quản lý rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước: Bước 1: Nhận dạng rủi ro 69
  70. Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro. Cách làm rõ bản chất của rủi ro là: - Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế - Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất tác động đến giá cả chứng khoán như thế nào - Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì. Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự 70
  71. đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không. Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro Để quản lý rủi ro có hai chiến lược: - Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty. - Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian. Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap làm công cụ phòng 71
  72. chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém. Bài đọc thêm Thƣớc đo của lợi nhuận là rủi ro Trong giới đầu tư chứng khoán, không ai không biết đến cái tên George Soros, một nhà đầu tư cổ phiếu mà sự sắc sảo và tài dự đoán khuynh hướng thị trường tiền tệ đã làm ông trở nên nổi tiếng không chỉ trên thị trường chứng khoán mà còn trong những lĩnh vực đầu tư khác. Vậy đâu là bí quyết thành công của những người như Soros? Tỷ suất lợi nhuận dài hạn của Soros lên tới gần 30% /năm trong vài thập kỷ liên tiếp. Nhưng rất nhiều lần, Soros đã thua lỗ hàng trăm triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ. Những thất bại như vậy có thể làm cho nhiều nhà đầu tư nản chí và bỏ cuộc, nhưng Soros vẫn vững vàng, chấp nhận rủi ro hiện tại và chờ đợi những cơ hội trong tương lai. Bản lĩnh của nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại là ở chỗ đó. Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh dài hạn với lãi suất vượt xa tất cả các dạng đầu tư khác, cụ thể là từ năm 1926 đến năm 1999, thị trường chứng 72
  73. khoán Mỹ có lãi suất trung bình 11,4%/năm. Loại hình đầu tư hấp dẫn tiếp theo là trái phiếu với lãi suất vào khoảng 5,1%/năm. Nếu năm 1926 bạn đầu tư 100 USD vào cổ phiếu, bạn sẽ thu về được 264.600 USD vào năm 1999, trong khi đó, 100 USD đầu tư vào trái phiếu chỉ mang lại cho bạn 3.800 USD. Lợi nhuận của “trò chơi chứng khoán” rất lớn nhưng đi kèm theo đó lại là rủi ro khôn lường. Trong giới đầu tư chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có thể thu lời hàng triệu USD sau mỗi năm quyết toán, thế nhưng cũng không ít người đã phải ngậm ngùi nhìn vốn liếng “đội nón ra đi”. Chấp nhận rủi ro Các khoản đầu tư có xác xuất rủi ro cao lại thường mang đến lợi nhuận nhiều hơn các khoản đầu tư an toàn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường chấp nhận rủi ro để đổi lấy tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng đầu tư cổ phiếu chẳng khác nào tham gia vào “canh bạc đỏ đen”, song vẫn có rất nhiều người lao vào như “con thiêu thân”. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt vấn đề ở đây là các nhà đầu tư cần tỉnh táo, bình tĩnh trước những rủi ro và phải biết chấp nhận rủi ro để hướng tới lợi nhuận lớn hơn. Lợi nhuận và rủi ro là bạn song hành. Các nhà đầu tư hiểu rất rõ điều này và họ chấp nhận gắn mình với thị trường chứng khoán, bởi lẽ, như Warren Buffet, nhà đầu tư huyền thoại tại phố Wall và là người giàu thứ hai trên 73
  74. thế giới, đã nói: "Không thể chỉ đơn giản đem tiền đi gửi ngân hàng, vì như vậy là quá thụ động trong đầu tư. Hơn nữa, khả năng sinh lợi trong đầu tư chứng khoán đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro”. Một chuyên gia tài chính đã phân tích: Với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay, nếu muốn có 1 USD tiền lời thì nhà đầu tư phải bỏ ra 14,5 USD vốn. Nhưng nếu đầu tư vào cổ phiếu, dựa trên các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của cổ phiếu, triển vọng phát triển của các công ty niêm yết, trị giá cổ phiếu hiện tại thì trung bình các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 8 - 9 USD đã có thể thu được 1 USD tiền lời. Ngoài ra, vốn đầu tư còn tăng lên theo giá trị tích lũy hằng năm của công ty. Sự bất ổn về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong những khoảng thời gian cực ngắn khiến các nhà đầu tư trung bình phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Họ không thể dự đoán được lúc nào cổ phiếu sẽ xuống giá hay lên giá, cũng như không biết thông tin nào sẽ tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu. Ngược lại, những nhà đầu tư xuất sắc sẽ biết lợi dụng tính bất ổn này để thu lợi cho riêng mình, chẳng hạn như tìm mua những cố phiểu giá thấp, sau đó bán ngay khi giá lên mà không “ngâm” chờ đợi giá tiếp tục cao nữa để rồi một ngày nào đó phải gánh chịu thua lỗ khi cổ phiếu xuống giá. Hạn chế rủi ro Theo Warren Buffet, một danh mục đầu tư đa dạng sẽ 74
  75. chứa đựng ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư chỉ tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá đầu tư nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau, làm giảm nguy cơ rủi ro, bởi vì nếu giá một số cổ phiếu bạn đang sở hữu đi xuống thì bạn cũng phải không chịu thiệt hại nhiều, bởi luôn có một số cổ phiếu khác tăng giá trong danh mục đầu tư của bạn. Mark Hasek, một nhà đầu tư khá nổi tiếng tại Wall Street cho biết: “Để hạn chế rủi ro, điều quan trọng đối với một nhà đầu tư chứng khoán là phải xác định được chi phí cơ hội. Nói cách khác, nhà đầu tư phải xác định được đỉnh điểm của từng loại cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định mua hay không mua, giá nào thì mua được, giá nào thì bán ra có lời và giá nào thì nên "án binh bất động". Để làm được điều này, nhà đầu tư phải có khả năng phân tích cần thiết và sự hiểu biết nhất định về loại cổ phiếu đó, phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tin, các báo cáo tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đó. Ngoài ra, việc xác định các tiêu chí để tìm ra các cổ phiếu có khả năng tăng trưởng tốt cũng rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro. Goerge Soros tiết lộ kinh nghiệm của mình: “Có nhiều yếu tố để xác định đâu là loại cổ phiếu tăng trưởng, ví dụ như thu nhập trên mỗi 75
  76. cổ phần, hay tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần gia tăng liên tiếp trong 3- 5 năm Các công ty tăng trưởng nói chung đều có bảng cân đối tài sản rõ ràng, minh bạch, với mức vốn cổ phần ít nhất phải gấp đôi tổng số nợ”. Ngoài những số liệu về thu nhập và doanh số của công ty, nhà đầu tư cần phải đánh giá xem liệu công ty đó có thể duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao hay không, hoặc trong tương lai có thể tự chủ về tài chính hay cần phải vay mượn từ bên ngoài Việc đánh giá mức độ tăng trưởng của cổ phiếu còn phụ thuộc vào các tiêu chí và quan điểm cá nhân của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nếu nắm giữ được cổ phiếu tăng trưởng thì nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thu lời từ cổ tức và hưởng lợi do chênh lệch giá cổ phiếu trong tương lai. Khi rủi ro ít đi, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn phần nào. Trong các lý thuyết tài chính và kinh tế, giả thuyết nổi tiếng nhất có lẽ là Bƣớc đi ngẫu nhiên (Random Walk). Giả thuyết này coi thị trường chứng khoán là một quy trình ngẫu nhiên. Theo đó, tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác mà thôi, hay nói cách khác thị trường chứng khoán là kẻ chiết khấu một cách rất hiệu quả tiền bạc của các nhà đầu tư để chuyển cho nhà đầu tư khác. Vì vậy, giá chứng khoán hiện tại phản ánh lợi 76
  77. nhuận của một số người và cũng cho thấy những rủi ro thiệt hại của một số người khác. Dường như, không ai có thể kiếm lời bằng một lãi suất quá cao trong suốt thời gian dài mà không phải chịu một rủi ro nào, cũng như không ai có thể phủ nhận thực tế rằng, thị trường chứng khoán là một kẻ chiết khấu tiền bạc của bạn trong tương lai để chuyển cho người khác. Chỉ có điều là bạn chấp nhận mức chiết khấu đó bao nhiêu để vẫn thu được lợi nhuận phù hợp với mục tiêu của bạn. (Theo Wall Street Journal) 77
  78. BÀI TẬP CHƢƠNG 2 Bài tập 1: Năm ngoái , bạn mua 500 cổ phiếu của công ty T với giá 37.000 VNĐ/cổ phiếu. Bạn đã nhận được tổng số cổ tức trong năm là 10.000.000. Hiện tại bạn đã bán cổ phiếu của công ty T là với giá 38.000VNĐ. a. Bạn có mức lãi vốn là bao nhiêu? b. Tổng mức sinh lời của bạn là bao nhiêu? c. Tỷ lệ cổ tức là bao nhiêu? d. Tỷ suất sinh lời trong năm là bao nhiêu? Bài tập 2: Khả năng xảy ra tình trạng kinh tế ở 4 mức độ là như nhau trong năm sau. Mức sinh lời đối với cổ phiếu AAB tương ứng với các tình trạng kinh tế được dự báo như sau: Tình trạng kinh tế Mức sinh lời cổ phiếu AAA 1 14% 2 6% 3 9% 4 4% Yêu cầu: a. Tính lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu AAA? b. Tính phương sai của lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu AAA? 78
  79. c. Tính độ lệch chuẩn của lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu AAA? d. Tính độ hệ số biến đổi CV của cổ phiếu AAA? Bài tập 3: Giả sử ta có số liệu về mức sinh lời trong khoảng thời gian 5 năm của cổ phiếu phổ thông và tín phiếu kho bạc Năm Cổ phiếu phổ Tín phiếu kho bạc thông 2003 21.4 10.8 2004 6.3 7.7 2005 32.2 9.9 2006 18.5 6.2 2007 22.5 8.9 Yêu cầu: a. Tính mức bù rủi ro của cổ phiếu trong từng năm b. Tính mức bù rủi ro bình quân của cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 năm 79
  80. Bài tập 4: Giả sử khả năng xảy ra tình trạng kinh tế ở các tình trạng kinh tế và mức sinh lời của hai loại cổ phiếu SAM và REE như sau: Tình trạng Cổ phiếu SAM Cổ phiếu REE Kinh tế Xác Mức sinh lời Xác Mức sinh suất kỳ vọng suất lời kỳ vọng Phát đạt 0.3 100% 0.4 20% Bình thường 0.4 15% 0.3 15% Khó khăn 0.3 -50% 0.3 10% Yêu cầu: a. Tính lợi mức sinh lời kỳ vọng đối với mỗi loại cổ phiếu? b. Tính phương sai của mức sinh lời kỳ vọng đối với mỗi loại cổ phiếu? c. Tính độ lệch chuẩn của mức sinh lời kỳ vọng đối với mỗi loại cổ phiếu? d. Tính độ hệ số biến đổi CV đối với mỗi loại cổ phiếu? e. Cổ phiếu nào có mức độ rủi ro cao hơn? Vì sao? 80
  81. CHƢƠNG 3: LÝ THUYẾT THỊ TRƢỜNG HIỆU QUẢ VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN 3.1 LÝ THUYẾT THỊ TRƢỜNG HIỆU QUẢ 3.1.1 THỊ TRƢỜNG HIỆU QUẢ a.Khái niệm Thị trường hiệu quả là thị trường tài chính trong đó giá hiện tại của tài sản tài chính phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan, nghĩa là giá thị trường của những chứng khóan riêng biệt thay đổi rất nhanh theo thông tin mới xuất hiện b.Ba hình thức của thị trƣờng hiệu quả Các thay đổi giá cả trong quá khứ có thể được sử dụng để dự đoán các thay đổi giá cả tương lai, các nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi dễ dàng. Nhưng trong các thị trường cạnh tranh hòan tòan, việc thu được tỷ suất sinh lợi cao dễ dàng sẽ không kéo dài. Khi các nhà đầu tư cố gắng tận dụng thông tin về giá cả quá khứ, giá cả điều chỉnh ngay lập tức cho đến khi siêu tỷ suất sinh lợi từ việc nghiên cứu các chuyển động giá cả trong quá khứ biến mất. Kết quả là tất cả thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh trong giá cổ phiếu ngày hôm nay, không phải trong giá ngày mai. 81
  82. Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt bởi mức độ thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán. Mức độ thứ nhất- hình thức hiệu quả yếu, giá cả phản ánh thông tin đã chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ. Nó được gọi là hình thức hiệu quả yếu. Nếu các thị trường hiệu quả ở mức yếu, thì không thể tạo được các siêu tỷ suất sinh lợi liên tục bằng cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Mức độ thứ hai-hình thức hiệu quả vừa phải, đòi hỏi giá cả phản ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác. Đây được gọi là hình thức hiệu quả vừa phải của thị trường. Nếu các thị trường hiệu quả ở mức vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông tin công cộng như là việc công bố tỷ suất sinh lợi vừa qua, một phát hành cổ phiếu mới, một đề nghị sáp nhập hai công ty, v.v Mức độ thứ ba- hình thức hiệu quả mạnh, trong đó giá cả phản ánh tất cả các thông tin có thể có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và về nền kinh tế. Có hai loại phân tích đầu tư có thể giúp làm cho thị trường có hiệu quả. Nhiều nhà phân tích nghiên cứu việc kinh doanh của công ty và cố gắng phát hiện thông tin về khả 82
  83. năng sinh lợi sẽ làm rõ giá trị của cổ phiếu. Các nhà phân tích này được gọi là nhà phân tích cơ bản. Các nỗ lực cạnh tranh lẫn nhau giữa các nghiên cứu cơ bản sẽ có khuynh hướng bảo đảm rằng giá cả phản ánh tất cả thông tin có liên quan và các thay đổi là không thể dự đoán được. Các nhà phân tích khác nghiên cứu hồ sơ giá cả và tìm kiếm các khuynh hướng hay các chu kỳ. Các nhà phân tích này được gọi là nhà phân tích kỹ thuật. Các nỗ lực trong nghiên cứu kỹ thuật sẽ bảo đảm rằng giá cả hiện tại phản ánh tất cả thông tin trong chuỗi giá cả quá khứ và các thay đổi giá tương lai không thể dự báo được từ giá cả quá khứ. Các thị trƣờng hiệu quả: chứng cứ Hình 3.1 Mỗi điểm trong các biểu đồ rãi rác này cho thấy tỷ suất sinh lợi trong các tuần lễ kế tiếp của bốn chỉ số thị trường chứng khoán giữa tháng 8/1987 và tháng 7/1998. Các điểm rãi rác rộng cho thấy rằng hầu như không có tương quan giữa tỷ suất sinh lợi trong một tuần và tỷ suất sinh lợi trong tuần kế tiếp. Bốn chỉ số này là FTSE 100 (Anh), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Mỹ), DAX (Đức), và CAC 40 (Pháp). 83
  84. Để thử nghiệm hình thức yếu của giả thuyết, các nhà nghiên cứu đã đo lường khả năng sinh lợi của một vài quy luật giao dịch được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật – là những người công bố rằng đã tìm thấy các mẫu mực trong giá cả cổ phiếu. Họ cũng áp dụng các thử nghiệm thống kê . Thí dụ, trong hình 3.1, chúng ta đã dùng cùng thử nghiệm 84
  85. đó để tìm kiếm mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán trong các tuần lễ kế tiếp. Hình 3.2 Tỷ suất sinh lợi trên bình thường tích lũy, % Hình 3.2 Thành quả của các cổ phiếu của các công ty mục tiêu so với thành quả của thị trường. Giá của cổ phiếu mục tiêu tăng vọt vào ngày công bố, nhưng từ đó trở đi, không có chuyển động giá bất thường nào. Công bố về việc sáp nhập có vẽ như đã được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu trong ngày công bố. 85
  86. Để phân tích hình thức hiệu quả vừa phải của giả thuyết thị trường hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã đo lường xem giá cả chứng khoán đáp ứng nhanh đến mức nào đối với các mục tin tức khác nhau, như là một công bố tỷ suất sinh lợi hay cổ tức, tin về một vụ sáp nhập, hay tin tức kinh tế vĩ mô. Hình 3.2 minh họa việc công bố các tin tức như vậy được phản ánh ngay lập tức vào giá cả chứng khoán như thế nào. Đồ thị cho thấy chuyển động tăng giá của một mẫu gồm 194 doanh nghiệp là mục tiêu của các nỗ lực sáp nhập. Trong hầu hết các cuộc sáp nhập, doanh nghiệp mua lại sẵn sàng chi trả một chênh lệch giá lớn so với giá thị trường hiện hành của doanh nghiệp bị mua lại; vì vậy khi một doanh nghiệp trở thành mục tiêu của một nỗ lực sáp nhập, giá cổ phiếu của nó tăng trước dự báo về chênh lệch giá sáp nhập. Hình 3.2 cho thấy rằng vào ngày công chúng được biết về nỗ lực sáp nhập (ngày 0 trong biểu đồ), giá cổ phiếu của mục tiêu tiêu biểu tăng rất cao. Giá chứng khoán điều chỉnh ngay tức khắc: Sau chuyển động giá lớn vào ngày công bố, việc tăng giá ngưng lại và không có chuyển biến thêm nào khác trong giá cổ phiếu dù tăng hay giảm. Như vậy trong vòng ngày hôm đó thì giá cổ phiếu mới phản ánh rõ rệt độ lớn (ít nhất là trung bình) của chênh lệch giá sáp nhập. Khi một doanh nghiệp thông báo thu nhập mới nhất của mình hay công bố một thay đổi cổ tức, phần chính của điều 86
  87. chỉnh giá cả xảy ra trong vòng từ 5 đến 10 phút sau khi thông báo. Hình 3.3 cung cấp một số so sánh tương đối thô sơ, vì các quỹ hỗ tương thường chuyên về các khu vực riêng biệt của thị trường, như là các cổ phiếu có bêta thấp hay cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, có thể có tỷ suất sinh lợi dưới trung bình. Để kiểm soát các chênh lệch như vậy, mỗi quỹ cần được so sánh với một danh mục chuẩn của các chứng khoán tương tự. Nghiên cứu của Mark Carhart đã làm điều này, nhưng thông điệp vẫn không thay đổi: tỷ suất sinh lợi các qũy thu được thấp hơn các danh mục chuẩn sau chi phí và chỉ vừa bằng các mức chuẩn trước chi phí. Hình 3.3 Tỷ suất sinh lợi hàng năm bình quân của 1.493 quỹ hỗ tương Mỹ và chỉ số thị trường 1962 – 1992. Lưu ý rằng các quỹ hỗ tương có thành quả thấp hơn thị trường trong khoảng phân nửa số năm. 87
  88. (Nguồn: N.M. Carhart, “về tính bền trong thành quả của quỹ hỗ tương”, Tạp chí tài chính 52, (3/1997). Chứng cứ này về hình thức hiệu quả mạnh đã chứng tỏ một cách đủ thuyết phục rằng nhiều quỹ được quản lý một cách chuyên nghiệp đã từ bỏ việc theo đuổi thành quả cao. Họ chỉ “mua chỉ số”, tức tối đa hóa việc đa dạng hóa và tối thiểu hóa chi phí quản lý danh mục. Các chương trình hưu bổng doanh nghiệp hiện đầu tư trên một phần tư của vốn cổ phiếu Mỹ họ đang nắm giữ vào các quỹ chỉ số. 88
  89. 3.1.2 CÁC BẤT THƢỜNG CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng giả thuyết thị trường hiệu quả là một mô tả khá tốt của thực tế. Các nhà đầu tư đã từng chứng kiến tỷ suất sinh lợi cao một cách trên bình thường của chứng khoán của các doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn khi quan sát trên thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1926, cho thấy kết quả đầu tư 1$ năm 1926 vào cổ phiếu của các doanh nghiệp hoặc lớn hoặc nhỏ. Đến năm 1997, 1$ đã đầu tư vào các cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ đã tăng giá lên đến 5.520$, trong khi đầu tư vào các doanh nghiệp lớn chỉ đáng giá 1.828$. Dù các doanh nghiệp nhỏ có hệ số bêta cao hơn, chênh lệch trong hệ số này không đủ lớn để giải thích chênh lệch trong tỷ suất sinh lợi. 3.1.2.1 Lý do của các bất thường Điều này có thể giải thích từ một trong ba lý do sau đây: Thứ nhất, có thể là các nhà đầu tư đã yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn từ các doanh nghiệp nhỏ để đền bù cho thêm một yếu tố rủi ro nào đó đã không được ghi lại trong mô hình định giá tài sản vốn đơn giản. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nêu lại câu hỏi là liệu hiệu ứng doanh nghiệp nhỏ có là chứng cứ chống lại mô hình CAPM không. 89
  90. Thứ hai, thành quả cao hơn của các doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên. Ngược lại, chúng ta có thể thấy từ các chứng cứ trên là tỷ suất sinh lợi cao của cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ chỉ giới hạn trong một thời kỳ tương đối ngắn.Cho đến đầu thập niên 1960, cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn là ngang nhau. Một khoảng cách rộng đã mở ra trong hai thập kỷ kế tiếp nhưng thu hẹp lại trong thập niên 1980 khi hiệu ứng doanh nghiệp nhỏ được biết đến lần đầu tiên. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào các năm gần đây, chúng ta có thể cho rằng có một hiệu ứng doanh nghiệp lớn. Thứ ba, có một ngoại lệ quan trọng của lý thuyết thị trường hiệu quả, một ngoại lệ đã cung cấp cho các nhà đầu tư một cơ hội để tạo tỷ suất sinh lợi cao một cách có thể tiên đoán trước qua một thời kỳ dài hai thập kỷ. Nếu các bất thường như vậy cung ứng các mức tỷ suất sinh lợi dễ dàng, chúng ta sẽ mong đợi tìm thấy một số các nhà đầu tư sẵn sàng tận dụng chúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi nhiều nhà đầu tư cố gắng khai thác các bất thường đó, đáng ngạc nhiên là rất khó làm giàu bằng cách này. 3.1.2.2 Bài toán phát hành mới Khi các doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng, các nhà đầu tư thường đổ xô đến mua.Tính 90
  91. trung bình, những người đủ may mắn để mua được cổ phiếu thực hiện được một lãi vốn ngay lập tức. Tuy nhiên, Loughran và Ritter, là người đã nghiên cứu các phát hành mới giữa 1970 và 1990, tìm thấy rằng các món lãi sớm này đã biến thành lỗ. Các phát hiện của họ được tóm lược trong hình 3.4. Tổng cộng trong 5 năm theo sau việc phát hành ra công chúng ban đầu các cổ phiếu đã thực hiện có thành quả tệ hơn khoảng 30% so với một danh mục cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô tương tự.Loughran và Ritter tiếp tục theo dõi các phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp đã giao dịch ngoài công chúng trước đây và tìm thấy các thành quả dưới tiêu chuẩn tương tự trong vòng 5 năm sau phát hành. Hình 3.4 Tỷ suất sinh lợi từ 4.753 cung ứng ra công chúng từ 1970 đến 1990 trong mỗi kỳ 5 năm theo sau phát hành, đối chiếu với tỷ suất sinh lợi từ một mẫu các doanh nghiệp tương ứng không phát hành. 91