Tài liệu Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Phần 2

pdf 246 trang Đức Chiến 03/01/2024 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_binh_phap_ton_tu_va_hon_200_tran_danh_noi_tieng_tro.pdf

Nội dung text: Tài liệu Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Phần 2

  1. THIÊN VII: QUÂN TRANH Phàm dụng binh chi pháp, tướng thụ mệnh ư qu}n, hợp quân tụ chúng, giao hoà nhi xá, mạc nan ư qu}n tranh. Qu}n tranh chi nan giả, dĩ vu vi trực, dĩ hoạn vi lợi. Cố vu kỳ đồ nhi dụ chi dĩ lợi, hậu nhân phát, tiên nhân chí, thử tri vu trực chi kế giả dã. Cố quân tranh vi lợi, quân tranh vi nguy. Cử quân nhi tranh lợi, tắc bất cập, ủy quân nhi tranh lợi tắc truy trọng tổn. Thị cố quyển giáp nhi xu, nhật dạ bất xử, bội đạo kiêm hành, bách lí nhi tranh lợi, tắc cầm tam tướng quân, kính giả tiên, bãi giả hậu, kỳ pháp thập nhất nhi chí. Ngũ thập lí nhi tranh lợi, tắc quệ thượng tướng quân, kỳ pháp bán chí. Tam thập lí nhi tranh lợi, tắc tam phân chi nhị chí. Thị cố quân vô truy trọng tắc vong, vô lương thực tắc vong, vô ủy tích tắc vong. Cố bất tri chư hầu chi mưu giả, bất năng dự giao; bất trí sơn l}m, hiểm trở, thư trạch chi hình giả, bất năng h{nh qu}n; bất dụng hương đạo giả, bất năng đắc địa lợi. Cố binh dĩ tr| lập, dĩ lợi động, dĩ ph}n hợp vi biến giả dã. Cố kỳ tật như phong, kỳ từ như l}m, x}m lược như hoả, bất động như sơn, nan tri như }m, động như lôi chấn. Lưực hương ph}n chúng, qu|ch địa phân lợi, huyền quyền nhi động. Tiên tri vu trực chi kế giả thắng, thử quân tranh chi pháp dã. “Qu}n Chính” viết: “Ngôn bất tương văn, cố vi kim cổ; thị bất tương kiến, cố vi tinh kỳ. Phù kim cổ tinh kỳ giả, sở dĩ nhất nh}n chi nhĩ mục dã; nhân ký chuyên nhất, tắc dũng giả bất đắc độc tiến, khiếp giả bất đắc độc thoái, thử dụng chúng chi pháp dã. Cố dạ chiến đa hỏa cổ, trú chiến đa tinh kỳ, sở dĩ biến nh}n chi nhĩ mục dã. Cố tam quân khả đoạt khí, tưởng quân khả đoạt tâm. Thị cố triêu khí nhuệ, trú khí nọa, mộ khí qui. Cố thiện dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ nọa qui, thử trị khí giả dã. Dĩ trị đ~i loạn, dĩ tĩnh đ~i hoa, thử trị tâm giả d~. Dĩ cận đ~i viễn, dĩ dật đ~i lao, dĩ b~o đ~i cơ, thử trị lực giả dã. Vô yêu chính chính chi kỳ, vật kích đường đường chi trận, thử trị biến giả dã. Cố dụng binh chi ph|p, cao lăng vật hướng, bối khưu vật nghinh, dương bắc vật tòng, nhuệ tốt vật công, nhị binh vật thực, qui sư vật |t, vi sư tất khuyết, cùng khấu vật bách, thử dụng binh chi pháp dã. Dịch nghĩa: Ph{m phép dùng binh, tướng soái nhận lệnh vua m{ trưng tập dân chúng, tổ chức qu}n đội, sau mới bày trận đối địch. Trong qu| trình đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa
  2. là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc giành lợi thế là phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi. Cho nên, tuy đi đường vòng, song lấy lợi nhỏ mà dụ địch, mới có thể xuất phát sau kẻ địch mà lại tới trước yếu địa cần chiếm, như thế là hiểu được phương ph|p biến cong thành thẳng. Cho nên quân tranh vừa có cái lợi, vừa có cái nguy hiểm. Nếu đem to{n qu}n có trang bị nặng đi tranh lợi, thì không thể đến nơi dự định đúng thời gian; nếu bỏ lại trang bị nặng đi tranh lợi, thì trang bị nặng sẽ bị tổn thất. Do vậy, cuốn giáp tiến gấp, ng{y đêm không nghỉ, đi trăm dặm mà tranh lợi, thì tướng lĩnh ba qu}n có thể bị bắt, lính khoẻ tới trước, lính yếu tới sau, cuối cùng chỉ có 1/10 binh lực đến trước. Đi 50 dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân sẽ bị ngăn chặn, chỉ có một nửa binh lực tới trước. Đi 30 dặm tranh lợi, chỉ có 2/3 binh lực tới trước. Do vậy, qu}n đội không có trang bị nặng ắt thua, không có lương thực ắt chết, không có vật tư ắt khó sống. Chưa hiểu ý đồ chiến lược của c|c nước chư hầu, không thể tính việc kết giao; chưa thông thạo địa hình sông núi, đầm hồ, không thể h{nh qu}n; không dùng người dẫn đường không thể chiếm được địa lợi. Cho nên dùng binh đ|nh trận phải dựa vào biến hoá giả trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không m{ h{nh động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực m{ thay đổi chiến thuật. Cho nên, qu}n đội hành động thần tốc thì nhanh như lốc cuốn, h{nh động chậm rãi thì lừng lững như rừng rậm, khi tấn công thì như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đ|, khi ẩn nấp thì như bóng tối, khi xung phong thì như sẩm sét. Chiếm được làng xã, phải ph}n binh đoạt lấy; mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ; cân nhắc lợi hại, được mất rồi mới tùy cơ h{nh động. Trước hết phải hiểu rõ phương ph|p biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc quân tranh. “Qu}n Chính” nói: “Khi t|c chiến mà dùng lời nói chỉ huy e nghe không được, nên cần đến chiêng trống; dùng động tác e nhìn không thấy, nên cần đến cờ xí. Cho nên đ|nh trận ban đêm phần nhiều dùng chiêng trống, đ|nh ban ng{y dùng cờ xí. Chiêng trống, cờ xí dùng để thống nhất h{nh động của to{n qu}n. To{n qu}n đ~ h{nh động nhất trí, thì người lính dũng cảm không thể tiến 1 mình, người lính nhút nh|t cũng không thể lùi 1 mình, đó l{ phương ph|p chỉ huy toàn thể bộ đội tác chiến. Đối với qu}n địch, có thể làm tiêu tan nhuệ khí của chúng; đối với tướng địch, có thể l{m dao động quyết tâm của họ. Sĩ khí của qu}n đội lúc mới giao chiến thì hăng h|i, sau 1 thời gian dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan. Cho nên người giỏi dùng binh phải tránh nhuệ khí của địch khi chúng mới tới, chờ khi nhuệ khí đó tiêu tan m{ đ|nh, đó l{ c|ch nắm chắc sĩ khí qu}n đội. Lấy sự nghiêm chỉnh của qu}n ta đối phó với sự hỗn loạn của địch, lấy sự bình tĩnh của qu}n ta đối phó với sự hoang mang của địch, đó l{ cách nắm vững t}m lý qu}n đội. Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói, đó l{ c|ch nắm chắc sức chiến đấu của qu}n đội. Không đi chặn đ|nh kẻ địch đang có h{ng ngũ chỉnh tề, chặt chẽ; không đ|nh địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh, đó l{ c|ch nắm vững biến ho| cơ động.
  3. Cho nên, nguyên tắc dùng binh l{: địch chiếm núi cao thì không đ|nh lên; địch dựa v{o gò đống thì không nên đ|nh chính diện; địch giả vờ thua chạy thì không nên đuổi theo; địch tinh nhuệ thì chưa nên tiến đ|nh; địch cho quân ra nhử mồi thì hãy mặc thây chúng; địch rút về nước thì không nên chặn đường, bao v}y địch nên chừa 1 lối thoát; địch đ~ cùng khốn, không nên quá bức b|ch chúng. Đó l{ phép dùng binh. Tóm tắt nội dung: Thiên “Qu}n tranh” chủ yếu nói về qui luật cơ bản để gi{nh điều kiện có lợi trong tình huống thông thường. Tư tưởng trung t}m l{ l{m c|ch n{o để có lợi, tránh hại, bảo đảm trong quá trình triển khai và tiếp cận địch, qu}n đội của mình chiếm được lợi thế trước. Tôn tử đề cao việc giành lấy địa vị tác chiến có lợi, lập luận một cách biện chứng về cái lợi và cái hại của “qu}n tranh”. Ông chủ trương trong khi triển khai quân, phải biết “biến cong thành thẳng, biến hại thành lợi”. Để bảo đảm thắng lợi của “qu}n tranh”, Tôn tử đề cao việc chuẩn bị đầy đủ c|c phương diện v{ điều kiện, như phải hiểu ý đồ chiến lược của c|c nước, phải thông thuộc địa hình, phải dùng người dẫn đường. Tôn tử yêu cầu người chỉ huy tác chiến, trong quá trình vận động tiếp cận địch, từ đầu tới cuối phải kiên trì và quán triệt nguyên tắc chỉ đạo “dùng binh đ|nh trận phải dựa vào biến hoá giả trá, phải xem xét lợi hại, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật”, phải nắm vững sĩ khí, t}m lý, sức chiến đ}u của qu}n đội, phải cổ vũ tinh thần, thống nhất hiệu lệnh, linh hoạt ứng biến, nắm chắc thời cơ để giành thắng lợi. Cuối cùng, ở cuối thiên, Tôn tử còn tổng kết t|m phép dùng binh, trong đó không tránh khỏi hạn chế nhất định về lịch sử, nhưng v{o thời Tôn tử đang sống, đó l{ những chân lý tối cao. “Quân tranh chỉ nan giả, dĩ vu vi trực, dĩ hoạn vi lợi ” Cái khó nhất của việc giành lợi thế là phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi.
  4. Tôn Sách biến cong thành thẳng, đánh Vương Lãng Tôn Sách, tự Bá Phù, là anh của chúa nước Ngô - Tôn Quyền - thời Tam Quốc. Tôn Sách có tài dùng binh sắc sảo, mạnh mẽ, thần tốc, đ|nh đ}u thắng đó, kế tục sự nghiệp của cha là Tôn Kiên, chiếm cứ Giang Đông. Tuy Tôn S|ch chết khi mới 26 tuổi, nhưng đ~ đặt cơ sở đầy đủ để sau đó Tôn Quyền sáng lập nước Ngô. Năm 196, Tôn Sách cất quân từ Tiền Đường (gần Hàng Châu, Chiết Giang), xuôi sông Tiền Đường xuống phía nam tới đ|nh th{nh Cố Lăng do Th|i thú Hội Kê l{ Vương L~ng trấn giữ (Cố Lăng trấn T}y Hưng, huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Vương L~ng dựa vào công sự kiên cố để phòng thủ. Tôn Sách mấy lần từ dưới sông đ|nh lên th{nh đều không có kết quả. Chú ruột của Tôn S|ch l{ Tôn Nghi đề nghị đi vòng ra phía sau lưng, phía nam cố Lăng, l{ Tra Độc (đông nam Tiêu Sơn, Chiết Giang) m{ đ|nh Vương L~ng. Tôn S|ch cho rằng đó chính l{ phép “biến cong thành thẳng, biến hại thành lợi”, liền nghe theo. Thực hiện c|ch đ|nh đó, Tôn S|ch ra lệnh: “Mấy ngày vừa qua mưa liên tục, nước sông đục ngầu, binh sĩ uống v{o đều bị đau bụng, hãy lập tức chuẩn bị mấy trăm chum nước trong”. Đến đêm, trước khi kéo qu}n đi. Tôn S|ch đổ dầu v{o c|c chum nước, rồi đốt cháy, giả như qu}n chủ lực vẫn ở phía chính diện thành Cố Lăng để đ|nh lừa Vương L~ng rồi ngầm chia binh theo đường vòng đến Tra Độc rồi từ phía sau lưng tập kích đồn Cao Thiên. Vương L~ng nghe tin cả kinh, ph|i Th|i thú Đan Dương l{ Chu H}n đem qu}n đi cứu. Tôn Sách sớm đ~ chăng lưới chờ sẵn. Quân Chu Hân tiến tới trận địa bày sẵn bị đ|nh tơi bời, Chu Hân bị giết, tàn quân bỏ chạy tán loạn. Vương L~ng tự biết không địch nổi Tôn Sách, nên theo đường sông rút lui về Đông Dã (Phúc Châu). Tôn Sách thúc quân truy kích, chiếm Đông D~, Vương L~ng phải đầu hàng. Vùng Hội Kê vậy l{ đ~ được bình định. “Vu kỳ đồ nhi dụ chi dĩ lợi, hậu nhân phát, tiên nhân chí” Tuy đi đường vòng, nhưng lấy lợi nhỏ mà dụ địch, mới có thể xuất phát sau kẻ địch mà lại lới trước yếu địa cần chiếm.
  5. Triệu Xa dụ địch đến Yên Dự tiêu diệt Thời Chiến Quốc, năm Triệu Huệ Văn vương thứ 29 (năm 270 trước Công Nguyên), nước Tần ph|i Trung Canh (tước vị thứ 13 của Tần) là Hồ Dương đi đ|nh Triệu, vượt qua địa khu Thượng Đảng của nước Hàn, bao vây thành Yên Dự, 1 vị trí hiểm yếu của nước Triệu. Vua Triệu vời đại tướng Liêm Pha vào hỏi: “Có thể đi cứu được không?” Liêm Pha đ|p: “Đường vừa xa vừa nhỏ hẹp, khó cứu”. Vua Triệu lại vời đại tướng Nhạc Thừa, Nhạc Thừa cũng trả lời như Liêm Pha, Vua hỏi thêm Triệu Xa, ông đ|p: “Đ|nh nhau ở nơi đường xa và nhỏ hẹp giống như hai con chuột cắn nhau trong hang, con n{o dũng cảm hơn sẽ thắng”. Thế là vua Triệu cử Triệu Xa l{m tướng, cất quân đi cứu thành Yên Dự. Triệu Xa vốn chỉ là một viên quan thu thuế, nhưng rất nghiêm minh, đ~ giết 9 gia thần của Bình Nguyên quân Triệu Thắng về tội chống thuế. Bình Nguyên quân cả giận, định giết Triệu Xa, nhưng thấy ông là một nhân tài, tiến cử với vua Triệu. Vua Triệu giao cho Triệu Xa quản lý việc thuế khóa cả nước, quả nhiên kho lẫm lúc n{o cũng đầy, đ}u ra đấy, vua rất quý mến. Qu}n đội rời kinh đô H{m Đan, tiến về phía tây 30 dặm thì dừng. Triệu Xa muốn lừa quân Tần, truyền lệnh: “Người nào tới bàn việc quân, hối thúc tiến quân cứu viện, sẽ bị chém đầu ngay!”. Quân Tần tiến đến Võ An (tỉnh Hà Bắc) hạ trại, uy thế ghê gớm, ng{y đêm diễn tập, thao luyện, chiêng trống hò hét vang động 1 góc trời. Trong khi đó, trong qu}n Triệu có 1 tướng không nhịn được, đề nghị Triệu Xa gấp đi cứu Võ An, Triệu Xa lệnh chém đầu, kiên quyết án binh bất động, chỉ tăng cường công sự phòng ngự suốt 28 ngày. Quân Tần ph|i người sang bên quân Triệu để dò xét tình hình. Triệu Xa biết vậy, tiếp đ~i tử tế xong mới tiễn ra về. Người nọ trở về nói lại tình hình, tướng Tần nghe vậy cả mừng, nói: “Triệu Xa mới rời kinh đô ba chục dặm đ~ dừng lại phòng thủ, xem chừng chỉ vài ngày nữa quân ta sẽ chiếm được Yên Dự”. Khi gi|n điệp Tần về rồi, Triệu Xa lập tức hạ lệnh nhổ trại. Quân Triệu hành quân như lốc cuốn, sau 1 ng{y đêm đ~ tới Yên Dự. Quân Tần nghe tin, biết là bị lừa, vội kéo toàn bộ binh mã tới sau.
  6. Tình thế căng thẳng, sắp xảy ra quyết chiến. Trong quân Triệu bỗng có một người lính tên là Hứa Lịch liều chết xin vào gặp Triệu Xa để bàn về tác chiến. Triệu Xa cho phép vào. Hứa Lịch nói: “Qu}n Tần tuy không ngờ chúng ta lại tới đ}y nhanh vậy nhưng khí thế của chúng rất mạnh, xin tướng quân tập trung binh lực, chuẩn bị tác chiến. Nếu không chắc chắn sẽ thất bại”. Triệu Xa nói: “Theo quân lệnh đ~ ban, ngươi h~y chuẩn bị chịu chém!”. Hứa Lịch không chút run sợ: “Vậy tướng qu}n h~y chém tôi luôn đi!”. Không ngờ Triệu Xa lại nói: “Đó chỉ là lệnh khi mới rời H{m Đan, hiện không thích hợp nữa. Vậy ngươi nói xem nên đ|nh c|ch n{o?” Hứa Lịch nói: “Qu}n ta phải nhanh chóng chiếm dãy núi phía bắc Yên Dự. Ai chiếm được nơi ấy trước, người ấy sẽ thắng”. Triệu Xa nghe theo, điều một vạn qu}n đi chiếm dãy núi ấy. Quân Tần đến chậm một bước, bị quân Triệu chặn đ|nh quyết liệt, tên bắn xuống như mưa, khôngsao lên được. Triệu Xa thấy thời cơ đ~ chín muồi, liền hạ lệnh tổng công kích từ bốn phương t|m hướng. Quân Tần thảm bại. Hồ Dương thấy quân mình quẳng cả |o gi|p v{ vũ khí m{ chạy, ra lệnh thu quân. Yên Dự được giải vây. Triệu Xa kéo quân về H{m Đan. Vua Triệu phong ông tước Mã Phục qu}n, địa vị ngang với Liêm Pha. Hứa Lịch vì có công hiến kế, cũng được thăng h{m Quốc uý. “Quyển giáp nhi xu,nhật dạ bất xử, bội đạp kiêm hành, bách lý nhi tranh lợi, tắc cầm tam quân tướng ” Cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ, đi trăm dặm mà tranh lợi, thì tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt.
  7. Lý Quảng Lợi đem quân mệt mỏi đánh giặc H|n Võ đế, năm Chinh Hòa thứ ba (năm 90 trước Công Nguyên), tháng Giêng, Hung Nô đem binh đ|nh ph| Ngũ Nguyên (t}y bắc thị trấn C}u Đầu, Mông cổ) và Tửu Tuyền, giết 2 đô uý giữ th{nh. H|n Võ đế cử Nhị sư tướng quân Lý Quảng Lợi đem 7 vạn quân tới Ngũ Nguyên đ|nh lại Hung Nô. Sau khi Lý Quảng Lợi xuất qu}n đến biên giới, Hung Nô phái Hữu đại đô đốc Hòa Vệ Luật (vốn l{ tướng Hán sang h{ng Hung Nô, được Hung Nô phong tước Đinh Linh vương) dẫn 5000 kỵ binh đến cửa ải Phù Dương C}u, chặn quân Hán. Quân Hán vào trận, nhuệ khí đang hăng, lại chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng, quân Hung Nô đại bại, phải rút chạy. Quân Hán thừa thắng truy kích lên phía bắc đến tận thành Phạm Phù Nhân. Thấy quân Hán thế mạnh, Hung Nô bỏ thành mà chạy. Em gái của Lý Quảng Lợi được H|n Võ đế sủng |i, sinh được 1 con trai, được phong tước Ai vương, Lý Quảng Lợi trước khi xuất chinh từng b{n mưu với thừa tướng Lưu Khuất Mao, để nhà vua lập Ai vương l{m th|i tử. Lý Quảng Lợi đang tiến qu}n, thì mưu kế kia bị bại lộ, Thừa tướng Lưu Khuất Mao bị chém đầu; gia quyến vợ con Lý Quảng Lợi bị bắt giam. Lý Quảng Lợi ở xa nghe tin vừa buồn vừa lo sợ. Thuộc hạ của ông là Hồ Á Phu nói với ông: “Gia đình tướng qu}n đều bị giam cầm, nếu tướng quân trở về thì chỉ có thể cùng gặp họ trong nh{ lao m{ thôi”. Lý Quảng Lợi do dự, thầm biết không có đường về, chỉ còn cách lập công chuộc tội, tiếp tục giục quân tiến lên phía bắc, đến tận sông Chất Cư. Lúc n{y, qu}n Hung Nô đ~ rút xa hơn nữa. Lý Quảng Lợi đem hai vạn binh m~ vượt sông têi đối diện với hai vạn quân của Tả hiền vương Hung Nô. Đôi bên đ|nh nhau một trận kịch liệt suốt ngày. Tả đại tướng của Hung Nô tử trận, qu}n sĩ thương vong nặng nề. Qu}n H|n cũng tổn thất nặng. Lý Quảng Lợi dẫn qu}n đến núi Yên Nhiên. Quân Hán trải qua đường dài vạn dặm, người ngựa đ~ mệt, nhuệ khí bản đầu đ~ hết. Hung Nô Đơn Vu biết vậy, đích th}n dẫn 5 vạn kỵ binh chặn đ|nh. Trải qua một trận kịch chiến, đôi bên đều tổn thất. Quân Hán càng mỏi mệt. Đêm }y, Hung Nô cho đ{o một dải hào sâu mấy thước ở phía trước doanh trại qu}n H|n. Sau đó qu}n Hung Nô vòng ra sau lưng qu}n H|n m{ tấn công. Quân Hán muốn tiến không được, lui không xong, tức thời rối loạn.
  8. Lý Quảng Lợi thấy qu}n sĩ không còn ý chí chiến đấu đ{nh đầu h{ng. Hung Nô Đơn Vu đem con g|i của mình gả cho Lý Quảng Lợi và quý mến hơn cả Vệ Luật. Vệ Luật rất ghen ghét với Lý Quảng Lợi. 1 lần, nhân mẹ của Đơn Vu bị bệnh, Vệ Luật xúi thầy phù thủy nói là phải giết Lý Quảng Lợi để tế c|c binh sĩ Hung Nô bị chết thì mới khỏi. Thế là Lý Quảng Lợi bị giết. “Bất tri chư hầu chi mưu giả, bất năng dự giao” Không hiểu ý đồ chiến lược của các nước chư hầu, không thể tính việc kết giao.
  9. Sở Hoài Vương ngoại giao sai lầm, thất bại nhục nhã Năm Chu No~n vương thứ 2 (năm 313 trước Công Nguyên), sau khi uy phục Hàn, Nguỵ, nước Tần mưu đồ đ|nh Tề. Vì Tề liên minh với cường quốc phía nam của Tần là Sở, đôi bên liên hệ rất mật thiết, Tần sợ đ|nh Tề sẽ bị Sở đ|nh sau lưng mình, Tần Huệ vương ph|i Trương Nghi sang Sở nhằm phá vỡ liên minh Tề Sở, sau đó sẽ đ|nh bại từng nước. Trương Nghi sang Sở, chưa vội vào yết kiến vua Sở, mà dùng rất nhiều tiền của châu b|u đến bái yết sủng thần của vua Sở là Cận Thượng và hoàng hậu Trịnh Tụ sau đó mới nhờ Cận Thượng dẫn vào gặp vua Sở. Trương Nghi nói với Sở Ho{i vương: “Tần vương kính trọng đại vương hơn ai hết, ước vọng cao nhất của Trương Nghi n{y eững là muốn đượe giúp đại vương; người mà Tần vương với Trương Nghi n{y căm hận nhất là vua Tề. Nay đại vương lại kết giao với vua Tề, khiến cho vua tôi Trương Nghi n{y vô cùng khó xử. Nếu đại vương tin Trương Nghi này, mà tuyệt giao với Tề, thì Tần sẽ đem 600 dặm đất Thương Ô v{ mỹ nữ nước Tần hiến cho đại vương. Như vậỵ, đối với Sở mà nói, vừa làm yếu Tề, vừa kết thân với Tần, lại còa được đất Thương Ô, không phải l{ được 1 lần cả 3 việc tốt đó sao?” Sở Ho{i vương cả mừng, lập tức đồng ý với kiến nghị của Trương Nghi. Quần thần đều chúc mừng Sở Ho{i vương không tốn 1 người lính đ~ có 600 trăm dặm đất. Duy chi có Khách khanh Trần Chẩn tỏ vẻ không vui. Sở Ho{i vương cả giận, hỏi duyên cớ. Trần Chẩn thẳng thắn đ|p: ‘Thần cho rằng đất Thương Ô còn chưa được, thì Tề đ~ liên minh với Tần, lúc bấy giờ sẽ l{ đại họa cho nước Sở chúng ta!” Sở Ho{i vương chưa hiểu. Trần Chẩn lại tiếp: “Nay Tần sở dĩ đề cao nước Sở là vì Sở với Tề liên minh. Nếu ta tuyệt giao với Tề, Sở sẽ bị cô lập. Trương Nghi về đến Tần nhất định sẽ nuốt lời hứa, như vậy đất ta không được, lại tuyệt giao với Tề, liên quân Tề Tần m{ kéo đến . Sở Ho{i vương bảo Trần Chẩn im v{ nói: “Ngươi xem thường trẫm qu|!” Sở Ho{i vương trao tướng ân và tặng nhiều vàng bạc cho Trương Nghi, nhờ Trương Nghi về thuyết phục Tần vương chuyển giao 600 dặm đất Thương Ô cho Sở, và lệnh tuyệt giao với Tề. Khi Trương Nghi trở về, Sở Ho{i vương ph|i một tướng đi theo để nhận đất. Ai ngờ khi xe đến nước Tần, Trương Nghi giả bộ té xe què chân, 3 tháng không vào triều. Việc nhận đất Thương Ô không hề được nhắc tới.
  10. Sở Ho{i vương cho rằng Trương Nghi cố ý kéo dài là do nghi ngờ Sở chưa ho{n to{n tuyệt giao với Tề, nên sai một số qu}n lính đến biên giới nhục mạ vua Tề. Vua Tề cả giận, cử sứ thân sang bàn việc liên minh với nước Tần. Bây giờ Trương Nghi mới lại vào triều, giả bộ kinh ngạc nói với viên tướng sứ giả nước Sở: “Sao tướng qu}n chưa đi nhận đất? Thôi để Trương Nghi n{y đem tặng sáu dặm đất của ta cho Sở vương vậy”. Viên tướng ngạc nhiên: “Sở vương bảo tôi đi nhận 600 dặm đất Thương Ô, sao lại chỉ có 6 dặm?”, Trương Nghi đ|p: “Tướng quân nghe nhầm đấy!”. Sứ giả trở về tâu với Sở vương, Sở vương cả giận, chuẩn bị cất qu}n đ|nh Tần. Lúc này Trần Chẩn bước ra nói: “Bấy giờ đ|nh Tần không bằng cắt đất cho Tần để cùng Tần hợp binh đ|nh Tề. Ta tuy mất đất cho Tần, nhưng còn lấy lại nước Tề, giữ được an to{n cho đất nước”. Sở vương không nghe, cử tướng Khuất C|i đem 10 vạn qu}n đ|nh Tần. Tần sớm đ~ đề phòng, phái Nguỵ Chương đem binh chống cự. Đôi bên đ|nh nhau to ở Đơn Dương. Giữa lúc ấy, Tề cử đại tướng Khương Chương đem 5 vạn quân giúp Tần đ|nh Sở. Khuất C|i không địch nổi liên quân Tần-Tề, thua to. Quân Tần giết 8 vạn, bắt sống Khuất Cái và thuộc hạ tổng cộng hơn 70 người, chiếm hơn 600 dặm đất Hán Trung của Sở. Sở vương không cam thất bại, dốc toàn bộ lực lượng đ|nh Tần lần nữa. Trận đ|nh lớn ở Lam Điền, quân Sở đại bại. 2 nước Hàn, Nguỵ thấy Sở bại trận, thừa cơ liên hợp đ|nh Thạp Hà của Sở. Sở phải rút quân về, cắt hai thành cho Tần để giảng hòa. Sở Ho{i vương ngoại giao sai lầm không những chủ lực bị tiêu diệt, mà còn mất vùng đất Hán Trung trọng yếu, để Sính Đô cũng bị Tần uy hiếp. “Bất tri sơn lâm, hiểm trở, thủ trạch chi hình giả, bất năng hành quân ” Chưa nắm được địa hình sông núi,đầm hồ, không thể hành quân.
  11. Lý Tư Nguyên nắm địa hình, cứu U Châu Thời Hậu Lương, th|ng 3 năm Trinh Minh thứ ba (năm 917), thủ lĩnh Khiết Đan l{ A Cảo Cơ th}n chinh dẫn đại quân nam tiến, đ|nh bại quân Tấn ở Tân Châu (huyện Nhai Lộc tỉnh Hà Bắc), thừa thắng bao vây U Châu (phía tây nam thành Bắc Kinh). 30 vạn đại binh Khiết Đan v}y chặt U Châu, doanh trại san sát khắp núi đồi v{ đồng bằng. Trấn thủ U Ch}u l{ Lư Long Tiết độ sứ Chu Đức Uy một mặt chỉ hay quân chống cự, một mặt cử người về cấp báo với vua Tấn. U Châu là trọng điểm quân sự phía bắc, Chu Đức Uy lại l{ Thượng tướng của Tấn, lỡ có bề gì hậu quả khó lường, vua Tấn là Lý Tồn Húc lập tức triệu quần thần thương nghị. Thời ấy Tấn và Hậu Lương đang đ|nh nhau to ở Hà Bắc, đa số tướng lĩnh cho rằng U Châu có thành trì kiên cố, Chu Đức Uy mưu trí, dũng cảm, tạm thời chưa cần chia binh đi cứu viện. Duy có v{i ba người, như Lý Tư Nguyên, dứt khoát chủ trương đem binh đi cứu cấp, Lý Tư Nguyên tự xin làm tiên phong. Lý Tồn Húc nghe chư tướng bàn bạc, sớm đ~ hạ quyết tâm cứu viện U Châu. Ý kiến của Lý Tư Nguyên củng cố thêm quyết tâm của nhà vua, nên lập tức cử Lý Tư Nguyên chuẩn bị xuất binh. Tháng 4, Lý Tồn Húc lệnh Lý Tư Nguyên đi tiên phong, Yên Bảo chỉ huy hậu quân, sau đó nh{ vua sợ chưa đủ lại phái Lý Tồn Thẩm đi tăng viện. Th|ng 7, ba đạo quân hội hợp tại Dịch Châu (huyện Địch, tỉnh Hà Bắc). Tổng cộng bộ binh và kỵ binh là 7 vạn người. C|c tướng bàn nhau cách tiến qu}n như n{o. Lý Tồn Thẩm nói; “Địch đông ta ít, địch nhiều kỵ hinh ta nhiều bộ binh. Nếu đôi bên giao chiến ở đồng bằng, địch dùng ưu thế tuyệt đối về kỵ binh thì quân ta sẽ bị tiêu diệt!” Lý Tư Nguyên tiếp lời: “Tôi nghĩ không chỉ vậy. Vì địch đ~ chiếm trận địa trước nên kỵ binh địch tha hồ cơ động ở vòng ngoài; còn quân ta phải đem lương thực theo cùng, nếu gặp địch ở đồng bằng, kỵ binh địch sẽ dễ d{ng cướp lương thực ta thì quân ta không đ|nh đ~ phải lui”. Thế l{ Lý Tư Nguyên quyết định tiến qu}n theo đường núi. Dù có gặp địch, cũng có thể dựa v{o địa hình hiểm trở mà phòng thủ, khiến kỵ binh địch không ph|t huy được
  12. sở trường. Vì vậy, sau khi xuất phát từ Dịch Châu, quân Tấn không tiến thẳng tới U Châu ở đông bắc, mà lên phía chính bắc. 7 vạn quân Tấn vượt qua Đại Phòng Lãnh (tây bắc huyện Phòng Sơn, tỉnh Hà Bắc), theo khe núi vòng sang phía đông. Lý Tư Nguyên cùng con trai Lý Tòng Kha dẫn 3000 kỵ binh đi ở h{ng đầu. Quân tiến đến cách U Châu 60 dặm, bất ngờ gặp kỵ binh Khiết Đan. Qu}n Khiết Đan kinh hoảng, quay ngựa chạy. Quân Tấn tức thời chia làm hai cánh bám theo. Quân Khiết Đan chạy trên núi, quân Tấn đuổi theo hẻm núi. Mỗi khi tới cửa rừng, kỵ binh Khiết Đan lại thừa cơ chặn đ|nh, cha con Lý Tư Nguyên phải tử chiến mới dẫn quân tiếp tục tiến qua đượe. Trải qua mấy phen như vậy, quân Tân mới ra tới cửa rừng cuối cùng. Nào ngờ họ chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, thì đ~ lạnh người vì đ~ thấy hơn một vạn kỵ binh Khiết Đan ở trước mặt ! Thắng bại chính ở lúc n{y đ}y. Lý Tư Nguyên thầm hạ quyết tâm, rồi dẫn hơn 100 kỵ binh tiến trước. Ông quẳng mũ, chỉ thẳng roi ngựa về phía trước và dùng tiếng Khiết Đan qu|t lớn: “C|c ngươi vô cớ xâm phạm biên cương nước ta, Tấn vương cử ta đem trăm vạn hùng binh đến thẳng T}y L}u (kinh đô của Khiết Đan nay ở trên đất Mông cổ) để tiêu diệt bọn bay ! Nói đoạn, Lý Tư Nguyên thúc ngựa xông thẳng v{o đội hình quân Khiết Đan, giết ngay 1 tướng địch. Tướng sĩ qu}n Tấn thấy chủ soái thần dũng, hăng h|i xông lên giết địch. Kỵ binh Khiết Đan từ từ rút dần về phía sau, quân Tấn bám theo, toàn bộ ra khỏi cửa rừng, phía trước đ~ l{ đồng bằng trống trải. Đ}y đ~ không còn rừng núi che chở, rất dễ bị kỵ binh địch tiến đ|nh, nên Lý Tồn Thẩm sai bộ binh chặt cây làm các chạc ba mỗi người mang theo một cái. Mỗi khi dừng chân, họ dùng chạc cây dựng thành bờ rào trại. Kỵ binh Khiết Đan chạy vòng bên ngoài thì từ bên trong hàng vạn mũi tên bắn ra như mưa, qu}n địch trúng tên, xác chết ngổn ngang. Quân Tân tới gần U Châu, quân Khiết Đan d{n trận chờ sẵn. Lý Tồn Thẩm hạ lệnh bộ binh chờ ở phía sau,để những người ốm yếu ôm cỏ c}y lên phía trước, dồn đống m{ đốt. Khói bay mù mịt quân Khiết Đan không hiểu lực lượng đối phương nhiều hay ít. Thấy giờ quyết chiến đ~ tới, Lý Tư Nguyên ph|t lệnh, kỵ binh tiến trước, bộ binh bám theo xông vào trận địch. Quân Khiết Đan thua to, vứt bỏ xa trường, cừu ngựa mà chạy. Lý Tư Nguyên dẫn qu}n v{o th{nh U Ch}u. Chu Đức Uy ra đón, cảm động nước mắt lưng tròng, U Ch}u bị vây khốn đ~ ngót 200 ng{y, lương thảo sắp cạn, nếu Lý Tư Nguyên không đến cứu viện kịp thời, chắc khó giữ được trọng điểm quân sự này! “Bất dụng hướng đạo giả, bất năng đắc địa lợi”
  13. Không dùng người dẫn đường, không thể chiếm được địa lợi.
  14. Thành Cát Tư Hãn theo đường mòn đánh chiếm Cư Dung Nguyên Thái tổ Th{nh C|t Tư H~n lần đầu tiến công Trung Đô (t}y nam th{nh Bắc Kinh) của triều Kim, do không đủ quân, phải rút về, đầu năm sau (1212) lại quyết định đ|nh Trung Đô lần nữa. Th|ng 7 năm sau, Th{nh C|t Tư H~n lại dẫn chủ lực đ|nh Trung Đô của triều Kim. Quân Nguyên lần lượt chiếm Đức Hưng, Ho{i Lai, Tấn Sơn (Diên Kh|nh, Bắc Kinh), tiến đến ải Cư Dung. Ải Cư Dung có hai cửa cách nhau 40 dặm, ở giữa là hiệp cốc (hẻm núi), hai bên hiệp cốc v|ch đ| dựng đứng, cao ngất, cực kỳ hiểm trở. Quân Kim dựa v{o địa thế hiểm trở, đóng chặt cổng cửa ải bằng sắt, sai tinh binh trấn giữ. Quân tiên phong của Th{nh C|t Tư H~n tới cửa ải lập tức tiến công, nhưng bị quân Kim dùng gỗ, đ| lăn xuống thương vong nặng nề, đ{nh phải lui. Quân Kim liền mở cửa ải xông ra đuổi theo chém giết mấy dặm vẫn chưa thấy hậu quân của địch kéo tới. Quân Kim định đuổi tiếp, bỗng nghe pháo lệnh nổ vang, quân Nguyên mai phục ùa ra vây chặt và diệt sạch. Th{nh C|t Tư H~n kéo qu}n đến công phá ải Cư Dung, nhưng cửa ải đ~ đóng chặt, không tiến lên nổi. Th{nh C|t Tư H~n bèn triệu Tát Ba Lặc đến hỏi: “L{m thế nào công phá ải Cư Dung?” Tát Ba Lặc đ~ nhiều phen đi sứ sang triều Kim nên thông thuộc địa hình, đ|p: “Trong rừng sau có con đường mòn dẫn tới cửa ải phía nam. Thần từng đi theo con đường ấy”. Th{nh C|t Tư H~n suy xét, quyết định để một bộ phận binh lực ở lại tiếp tục đối mặt với quân Kim, còn mình thân chinh dẫn đại qu}n đi đường vòng sang phía t}y để tới ải Tử Kinh (ải Tử Kinh, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc). Lại sai tướng Chiết B| đem kỵ binh nhẹ do Tát Ba Lặc dẫn đường đi đ|nh cửa ải phía nam. Qu}n Nguyên đến cửa nam, quân Kim đi ph|t hiện, thì đ~ muộn. Cửa nam bị chiếm, cửa bắc sau đó cũng không chống nổi. Th{nh C|t Tư H~n ph|i 5000 kỵ binh chặn đường tiếp cứu Trung Đô v{ kéo đại quân tới bao v}y Trung Đô. “Binh dĩ trá lập, dĩ lợi động, dĩ phân hợp vi biến giả dã ”
  15. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hoá giả trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật.
  16. Chu Nguyên Chương dụ Trần Hữu Lượng Năm Nguyên Thuận đế Chí Chính thứ 19 (năm 1359) Chu Nguyên Chương lấy Ứng Thiên (Nam Kinh, Giang Tô) làm trung tâm. Lập xong căn cứ địa Giang Nam, Chu Nguyên Chương quyết định trước hãy dẹp yên 2 tập đo{n lớn là Trần Hữu Lượng ở phía t}y v{ Trương Sĩ Th{nh ở phía đông, sau đó sẽ tiến lên phía bắc diệt Nguyên, thống nhất cả nước. Chu Nguyên Chương hỏi mưu sĩ Lưu Cơ (Lưu B| Ôn) xem nên đ|nh tập đo{n n{o trước. Lưu Cơ nói: “Trần Hữu Lượng chiếm Giang Châu luôn nhòm ngó ta, nên dốc loàn lực diệt họ Trần trước. Diệt xong, họ Trương còn một mình, dễ đ{ng bị dẹp”. Chu Nguyên Chương nghe theo, tích cực chuẩn bị chiến thuyền để đ|nh Trần Hữu Lượng phía tây. Trần Hữu Lượng vốn coi Chu Nguyên Chương l{ đối thủ chính, không đợi họ Chu tấn công, đ~ đem hết binh lực xuôi dòng tiến đ|nh. Năm 1360, th|ng Năm nhuận, Trần Hữu Lượng đ|nh chiếm Thái Bình, Thái Thạch. Sau khi chiếm Thái Bình, Trần Hữu Lượng giết lãnh tụ nghĩa qu}n nông d}n Từ Thọ Huy; lấy miếu Ngũ Thông ở Thái Thạch l{m cung điện, tự xưng đế, quốc hiệu Hạn, rồi phái sứ sang hẹn với Trương Sĩ Th{nh cùng đ|nh Chu Nguyên Chương. Bây giờ thủy quân của Trần Hữu Lượng gấp 10 lần thủy quân của Chu Nguyên Chương, không đợi Trương Sĩ Th{nh trả lời, Trần Hữu Lượng đ~ chỉ huy thủy quân tiến đến Ứng Châu. Chu Nguyên Chương nghe b|o, vội triệu c|c tướng lĩnh b{n c|ch chống đỡ. Có người đề nghị lập tức đem qu}n nghênh chiến, có người chủ trương bỏ thành lui về cố thủ Trung Sơn (Tử Kim Sơn, Đông Giao, Nam Kinh). Có mưu sĩ cho rằng nên đầu hàng. Cuộc tranh luận kéo d{i chưa ng~ ngũ. Chu Nguyên Chương chăm chú lắng nghe, thấy Lưu Cơ lặng thinh, biết mưu sĩ n{y có chủ ý, tạm ngừng bàn luận, mời Lưu Cơ v{o phòng b{n riêng, Chu hỏi: “Địch đ~ tới gần, tiên sinh có cao kiến gì chăng?”, Lưu Cơ đ|p: “Những kẻ chủ trương đầu hàng hoặc rút chạy, có thể đem chém đầu làm hiệu lệnh. Để an định lòng quân, có thể mở kho phân phát. Kẻ địch kiêu ngạo, thì nên dụ địch vào sâu rồi dùng phục binh tiêu diệt”. Chu Nguyên Chương nghĩ “L{m sao để dụ Trần Hữu Lượng đ}y?”. Sau một hồi suy tính, liền sai người triệu Khang Mậu Tài vốn l{ tướng Nguyên sang hàng và là bạn cũ của Trần Hữu Lượng.
  17. Khang Mậu Tài tới. Chu Nguyên Chương nói: “Ngươi vốn là bạn cũ của Trần Hữu Lượng, nay ta muốn ngươi viết thư tr| h{ng cho hắn, hẹn hắn chia quân tiến đ|nh Ứng Thiên, ngươi sẽ làm nội ứng, liệu có được hay chăng?” Khang Mậu T{i đ|p: “Trần Hữu Lượng là kẻ không có tín nghĩa, đ~ giết người bạn đồng hương th}n thiết của tại hạ là Từ Thọ Huy, tại hạ đang muốn báo thù. Mậu Tài này nguyện tuân lệnh tướng quân, dù chết cũng chẳng từ nan. Tại hạ có một lão bộc biết rõ Trần Hữu Lượng, để người đó mang thư đi, chắc Trần Hữu Lượng sẽ không nghi ngờ”. Khang Mậu Tài về phủ, viết thư tr| h{ng, giao cho l~o bộc dặn đi dặn lại phải hết sức bình tĩnh, không được để lộ bất cứ sơ hớ nào. Trần Hữu Lượng nhận thư của Khang Mậu T{i. Thư viết: “Xin h~y chia qu}n l{m ba đường đ|nh ph| Ứng Thiên, Mậu Tài sẽ đem binh ở cầu Giang Đông ngo{i th{nh Ứng Thiên làm nội ứng, mở rộng cửa thành, tiến thẳng vào soái phủ, có thể bắt sống Chu Nguyên Chương ” Trần Hữu Lượng tuy trong bụng rất mừng, nhưng còn nghi ngờ, cật vấn người lão bộc đủ điều. Người lão bộc đ~ được dặn dò ứng đ|p trôi chảy. Trần Hữu Lượng nói: “Ngươi h~y gấp trở về bảo Mậu Tài rằng ta lập tức chia qu}n l{m ba đường đ|nh Ứng Thiên. Nhờ Mậu Tài làm ám hiệu đúng lúc”. L~o bộc đ~ đi, Trần Hữu Lượng còn hỏi thêm: “Cầu Giang Đông m{ Mậu Tài canh giữ là cầu gỗ hay cầu đ|?” L~o bộc đ|p: “L{ cầu gỗ”. Người lão bộc đi rồi, thái uý (do Trần Hữu Lượng phong chức) Trương Định Biên nói với Trần Hữu Lượng: “Chúa công liệu có phải Khang Mậu T{i tr| h{ng hay không?”, Trần Hữu Lượng đ|p: “Thế quân ta trúc chẻ ngói tan, có thách hắn cũng không d|m!”. Người lão bộc trở về Ứng Thiên, Khang Mậu Tài lập tức báo tin tỉ mỉ với Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương cười nói: “Trần Hữu Lượng chui vào tròng của ta rồi”. Đề phòng Khang Mậu Tài giả hàng làm thật, Chu Nguyên Chương lệnh cho tướng Lý Thiện Trường ngay đêm đó thay cầu Giang Đông th{nh cầu đ|. Hôm sau, Trần Hữu Lượng điều động hai đạo quân thủy bộ, đem mấy trăm chiến thuyền xuôi dòng. Tiền qu}n đến cảng Đại Thắng, gặp bộ tướng của Chu Nguyên Chương l{ Dương Cảnh ngăn chặn, không thể đổ bộ lên bờ được. Trần Hữu Lượng thấy đi đường thủy theo Tân Hà thì chật hẹp, khó linh hoạt tiến thoái, hạ lệnh theo sông cái tiến thẳng đến cầu Giang Đông, để tiện kết hợp với Khang Mậu T{i đang chờ làm nội ứng. Thuyền tới cầu Giang Đông, thấy cầu bằng đ|, Trần Hữu Lượng bất giác hoài nghi, vội lệnh cho thuộc hạ gọi to họ Khang, nhưng gọi mấy lần không ai đ|p. Trần Hữu
  18. Lượng biết là trúng kế, vội hạ lệnh cho em trai là Trần Hữu Nhân dẫn thủy quân tiến về hướng Long Loan. Mấy trăm chiến thuyền lớn tập trung trên khúc sông Long Loan. Trần Hữu Lượng phái 1 vạn tinh binh rời thuyền lên bờ xây công sự, định dùng lục quân và thủy quân cùng đ|nh Ứng Thiên. Chu Nguyên Chương cùng chư tướng đứng trên đỉnh núi Lư Long chỉ huy tác chiến. Lúc này, trời nắng gắt, Chu thấy tướng sĩ ai nấy mồ hôi ròng ròng, liền sai lính bỏ lọng đang che nắng cho mình, cùng chịu nắng với tướng sĩ l{m ai nấy đều cảm động. Đột nhiên, Chu ra lệnh cho phất lá cờ v{ng. Đại tướng Thường Ngộ Xuân từ phía tả, đại tướng Từ Đạt từ phía hữu dẫn binh xông tới chém giết đ|m qu}n địch đang làm công sự trên bờ. Qu}n địch bị tấn công bất ngờ, tức thì rối loạn. Trần Hữu Lượng thấy nguy cấp, vội hét lớn: “Ba qu}n chớ hốt hoảng, kẻ nào bỏ chạy sẽ bị chém đầu!” nhưng một vạn tinh binh đ~ thương vong qu| nhiều, lại không có chỉ huy, cứ thế cắm đầu chạy ra bờ sông để tranh nhau xuống thuyền. Trần Hữu Lượng hoảng hồn hạ lệnh nhổ neo, nào ngờ lúc n{y nước triều đ~ rút, hơn một trăm chiến hạm lớn đều bị mắc cạn. Quân của Thường Ngộ Xuân và Từ Đạt thừa thắng tràn xuống các chiến hạm mà chém giết. Quân của Trần Hữu Lượng lớp đầu hàng lớp bỏ chạy, lớp bị giết, lớp chất đuối, tan n|t tơi bời. Trần Hữu Lượng v{ Trương Định Biên thấy thất bại khó bề cứu vãn, vội rời chiến hạm, xuống một chiến thuyền nhỏ mà chạy trốn. Chỉ trận n{y, Chu Nguyên Chương đ~ diệt hơn 5 vạn, bắt sống hơn hai vạn người v{ thu hơn trăm chiến hạm cùng v{i trăm thuyền nhỏ. Chu Nguyên Chương bước lên chiến hạm chỉ huy của địch, thấy trong số giấy tờ Trần Hữu Lượng bỏ lại, có thư tr| h{ng của Khang Mậu Tài, thì mỉm cười, nói: “Trần Hữu Lượng ngươi quả là ngu ngốc!”. Trong thời gian đó, Trương Sĩ Th{nh chỉ lo phòng giữ địa bàn của mình, không dám xuất binh. Chu Nguyên Chương nh}n đó đem qu}n truy kích Trần Hữu Lượng, chiếm lại An Kh|nh, Th|i Bình, sau đó lại tiến chiếm Tín Châu (Thượng Nhiêu, Giang T}y) sau đó tiêu diệt ho{n to{n cơ sở phục hồi của Trần Hữu Lượng. “Dạ chiến đa kim cổ, trú chiến đa tinh kỳ ” Đánh trận ban đêm phần nhiều dùng chiêng trống, đánh ban ngày dùng cờ xí.
  19. Lý Thế Dân dùng nghi binh, đánh lui Đột Quyết Tùy Dạng đế Dương Quảng nghe kiến nghị của đại thần Bùi Cự; dụ giết được một thủ lãnh rất có mưu lược của bộ lạc Đột Quyết là Sử Thục Hồ Tất. Thế là thủ lĩnh Thủy Tất Kha Hãn của Đột Quyết cắt đứt quan hệ với triều Tùy. Năm Tùy Dạng đế Dương Quảng thứ 11 (năm 615), mùa thu, Dương Quảng dẫn quần thần đi tuần du biên thùy phía bắc, trên đường gặp nhiều ng{y mưa liên miên, đường sá lầy lội khó đi lại không đủ trướng màn nên phần lớn tùy tùng phải gội mưa ngồi chờ trời tạnh. Thủy Tất Kha H~n nghe tin Dương Quảng đi tuần du bị lâm vào tình cảnh khổ sở, lập tức đem 10 vạn kỵ binh đến tấn công. Dương Quảng biết tin đại qu}n Đột Quyết sắp tới đ|nh, vội hạ lệnh chuyển gấp vào thành Nhạn Môn (phía tây huyện Đại, tỉnh Sơn T}y). Kỵ binh Đột Quyết tới vây kín Nhạn Môn. Thủy Tất Kha Hãn ra lệnh công phá thành dữ dội, tên có khi rơi tới cả chỗ ở của Dương Quảng. Trong thành có cả thảy 15 vạn qu}n d}n, lương thực chi đủ ăn trong 20 ng{y, tình thế nguy ngập. Dương Quảng theo kiến nghị của Dân bộ thượng thư Phan Tử Cái viết thư hiệu triệu viện binh bỏ vào các ống trúc, thả xuôi dòng nước. Tướng V}n Định Hưng bắt được thư hiệu triệu của Dương Quảng, đem qu}n đi gấp ng{y đêm tới Nhạn Môn. Thấy kỵ binh Đột Quyết d{y đặc xung quanh th{nh, V}n Định Hưng biết lực lượng quá chênh lệch, khó đẩy lui chúng, hỏi kế Lý Thế D}n lúc đó mới 17 tuổi. Lý Thế D}n đ|p: “Sở dĩ địch đem binh đến đ}y v}y thiên tử vì nghĩ rằng triều đình không thể đem binh cứu viện kịp. Chúng ta có thể căn cứ v{o đó m{ định kế”. V}n Định Hưng gật đầu: “Đúng, ngươi nói tiếp đi!”, Lý Thế D}n nói: “Ban ng{y ta nên dùng thật nhiều tinh kỳ cắm liền vài chục dặm, ban đêm thì nổi chiêng trống khắp nơi. Địch tưởng rằng đại quân ta tới cứu viện, ắt sẽ bỏ chạy. Còn nếu ta trực tiếp giao chiến với chúng, ta yếu địch mạnh, thì ta khó chống cự nổi”. V}n Định Hưng t|n thưởng kế nghi binh đó, lập tức bố trí ban ngày cắm cờ bao quanh sơn cốc, liền hàng chục dặm ban đêm nổi trống, tù và khắp nơi, như thiên binh vạn m~ đang truyền hiệu lệnh cho nhau. Thủy Tất Kha H~n tưởng đại quân triều đình tới tiếp viện, không d|m đ|nh th{nh nữa, phải chuyển sang phòng ngự, sợ bị đ|nh từ
  20. hai phía. Mấy ng{y sau, qu}n Đột Quyết thiếu lương, đ{nh phải rút quân về phía bắc. V}n Định Hưng truy kích, bắt sống hơn 2000 kỵ binh. Nhạn Môn thoát khỏi nguy hiểm. “Tam quân khả đoạt khí” Đối với quân địch, có thể làm tiêu tan nhuệ khí của chúng.
  21. Lưu Bang làm tan rã ý chí quân địch ở Cai Hạ Th|ng 8, năm H|n Cao Tổ thứ tư (năm 203 trước Công Nguyên) Hán Sở nghị hoà, vạch Hồng C}u l{m địa giới phân chia thiên hạ. Tháng 9, Hạng Vũ trả cha và vợ con của Lưu Bang bị bắt trong trận Bành Thành rồi kéo quân về phía đông. Lưu Bang cũng định rút quân về phía t}y, nhưng 2 mưu sĩ Trương Lương, Trần Bình nói: “Hiện quân Sở đ~ qu| mệt, lương thảo không đủ, mà chúng ta thì đ~ chiếm được 2/3 thiên hạ, chính là thời cơ diệt Sở. Nếu bỏ lỡ thời cơ n{y, có kh|c gì nuôi hổ để họa về sau”. Lưu Bang hiểu ra, lợi dụng việc Hạng Vũ theo đúng thỏa thuận dẫn quân về phía đông, đem qu}n truy kích Hạng Vũ, v{ cử người báo cho Hàn Tín, Bành Việt xuất binh hợp lực diệt quân Sở. Mùa đông năm sau, Lưu Bang đuổi theo Hạng Vũ đến Cố Lăng (nam Th|i Khang, H{ Nam). Đôi bên giao chiến. Nhưng do H{n Tín, B{nh Việt không đến theo ước hẹn, quân Hán bị đại bại. Lưu Bang hao binh tổn tướng, bị buộc phải giữ thế thủ. Thiếu hai cánh quân Hàn Tín, Bành Việt, quân Hán khó mong chiến thắng. Lưu Bang nghe theo kế của Trương Lương, cắt đất từ phía đông Ho{i Dương H{ Nam đến biển Đông cho Tề vương H{n Tín, phong Bành Việt l{m Lương vương v{ chia đất kèm theo. Thế là Hàn Tín, Bành Việt quả nhiên lập tức cất binh đến hợp lực. Th|ng 11, Lưu Bang lệnh cho đại tướng Lưu Giả tiến xuống phía nam, vượt Hoài Hà tiến v{o nước Sở, bao vây Thọ Xuân (huyện Thọ, An Huy), đồng thời ph|i người đi dụ h{ng Chu Đoạn l{ tướng Sở, đang trấn giữ Cửu Giang. Chu Đoạn sai Anh Bố đem binh Cửu Giang liên hợp với Lưu Giả tiến lên phía bắc. Bành Việt dẫn quân từ đất Lương tiến xuống phía nam. H{n Tín đem qu}n tiến sang phía tây, chiếm Bành Thành (Từ Châu, Giang Tô). Cuộc quyết chiến cuối cùng Hán Sở tranh hùng bắt đầu. Hạng Võ bị tấn công từ 4 phía, muốn lùi về B{nh Th{nh, nhưng đ~ muộn, đ{nh chuyển hướng về phía nam, rút đến Cai Hạ (phía nam Linh Bích, An Huy). Quân Hán từ 4 phía đuổi sát theo sau.
  22. Sau khi hội quân, quân Hán cộng cả thảy 30 vạn, Lưu Bang trao to{n quyền chỉ huy cho H{n Tín. H{n Tín chia to{n qu}n th{nh 10 đội, bày trận nhiều lớp liên hoàn tiếp ứng, chỉnh tề chặt chẽ, khí thế ngút trời. Hạng Vũ tuy kém thế, nhưng binh m~ còn 10 vạn, trong đó 8000 qu}n cảm tử do đích thân Hạng Vũ chỉ huy thuộc loại bất khả chiến bại. Hạng Vũ cố thủ trong doanh trại, không ra giao chiến, khiến Hàn Tín nhất thời chưa biết l{m c|ch gì để đ|nh bại. Bây giờ là cuối đông, gió bấc lạnh buốt, ban đêm c{ng băng gi|. Tướng sĩ qu}n Sở đói rét, nhiều người oán thán. Bỗng từ phía doanh trại qu}n H|n văng vẳng vọng ra tiếng hát não nề. Đó l{ b{i d}n ca Sở, thuộc vùng Cửu Giang. “Đêm đông th|ng gi|, sương lạnh tứ bề. Trời cao nước biếc, con nhạn lạc bầy. Mẹ già con dại, vợ trẻ chờ mong, Thấy người êm ấm, lòng ta bồn chồn ” Hạng Vũ nghe b{i d}n ca Sở thì cả kinh, hỏi n{ng |i phi Ngu Cơ ở bên mình: “Không lẽ qu}n H|n đ~ chiếm hết đất Sở hay sao, mà 4 doanh trại quân Hán lắm người Sở như vậy?” Thì ra Trương Lương b{y kế làm tiêu tan ý chí quân Sở bằng cách phân công binh lính Cửu Giang đi khắp trại dạy cho quân Hán hát bài dân ca trên. Tiếng h|t bi thương làm cho quân Sở ai nấy nhớ gia đình, quê nh{, m{ rơi lệ. Hầu hết quân Sở không muốn bỏ xác ở nơi đ}y, lúc đầu còn lẻ tẻ, sau đó từng cánh quân rủ nhau bỏ trốn. Tướng Lý Bố, Chung Ly Muội từng theo Hạng Vũ bao năm, nay thấy kết cục thảm bại của quân Sở đ~ rõ, liền bỏ đi. Thậm chí chú ruột của Hạng Vũ l{ Hạng B| cũng sang h{ng Trương Lương. Đại tướng đ~ bỏ đi, qu}n sĩ không còn lòng dạ n{o. Đơn vị hàng vạn quân, nay chỉ còn lại hơn ng{n người. Quân Sở không đ|nh tự tan. Hạng Vũ qu| buồn rầu chỉ uống rượu giải sầu, ngâm mấy c}u thơ cảm khái: Tấm thân lấp biển vá trời Thanh gươm yên ngựa một đời dọc ngang Giờ đây mưa gió phũ phàng Anh hùng mạt lộ, giang sơn tiêu điều. Ngu Cơ đau đớn muôn phần, nói với Hạng Vũ: “Qu}n H|n đ~ v}y kín tứ bề. Đại vương đ~ không còn ý chí, tiện thiếp còn sống làm gì nữa". Đoạn dùng gươm đ}m cổ tự vẫn. Hạng Vũ nén đau thương, đem 800 kỵ binh lợi dụng đêm tối phá vây chạy về phía nam, cuối cùng bị qu}n H|n đuổi kịp bên bờ sông Ô Giang (đông bắc huyện Hoà, tỉnh An Huy). Hạng Vũ tự sát. Cuộc tranh hùng Hán Sở đến đ}y chấm dứt.
  23. “Tướng quân khả đoạt tâm ” Có thể làm dao động quyết tâm của tướng lĩnh địch.
  24. Thái Bạt Khuê đánh đòn tâm lý, thắng quân Yên Cuối thời Đông Tấn, họ Mộ Dung thuộc tộc Tiên Ti ở phương bắc sau khi lập chính quyền, thường gây chiến với chính quyền Bắc Nguỵ do họ Thái Bạt, cũng thuộc tộc Tiên Ti kiến lập. Năm Th|i Nguyên thứ 20 (năm 395), th|ng 5, chúa Yên là Mộ Dung Thùy cử Thái tử Mộ Dung Bảo, Triệu vương Mộ Dung L}n đem 8 vạn qu}n đ|nh Bắc Nguỵ. Mưu sĩ Trương Cổn của Bắc Nguỵ kiến nghị với chúa Nguỵ là Thái Bạt Khuê rằng: “Yên dốc qu}n đ|nh ta, có ý khinh ta vậy ta nên cố ý giả yếu tr|nh xa để đối phương thêm kiêu ngạo, chờ chúng mệt sẽ đ|nh thì chắc thắng”. Thái Bạt Khuê nghe, dẫn bộ lạc vượt Ho{ng H{ sang phía t}y hơn ng{n dặm để tránh quân Yên. Quân Yên tiến đến Ngũ Nguyên, bắt hơn ba vạn hộ dân Nguỵ hàng phục, thu hơn trăm vạn hộc lương, đem chứa cả ở Hắc Th{nh (trên đất Mông cổ), tiếp tục tiến Hoàng H{, đóng thuyền chuẩn bị vượt sông. Giữa tháng 8, chúa Nguỵ Thái Bạt Khuê tập kết binh lực, tháng 9 tiến quân sang bờ bên kia Hoàng Hà, nghênh chiến quân Yên. Thái tử Mộ Dung Bảo bày trận bên bờ bắc, chuẩn bị vượt sông. Bất ngờ trời mưa lớn, gió đ|nh giạt mấy chục chiến thuyền của quân Yên sang bờ nam. Quân Nguỵ thừa cơ bắt các thuyền đó với hơn 300 qu}n Yên, song lập tức thả cho về bờ bên kia, làm bộ yếu đuối sợ sệt. Lúc này chúa Yên là Mộ Dung Thùy lâm trọng bệnh. Thái tử Mộ Dung Bảo dẫn quân ở xa, trong lòng luôn lo lắng nghĩ tới bệnh tình của cha, liền phái sứ giả về kinh đô l{ Trung Sơn (Định Châu tỉnh Hà Bắc) thăm hỏi. Nhưng sứ giả trên đường về kinh, bị phục binh Yên bắt giam giữ trong doanh trại Nguỵ. Mấy tháng liền không được tin cha, Mộ Dung Bảo càng sốt ruột. Thái Bạt Khuê bèn sai sứ giả bị bắt sống từ bên này sông gọi to sang nói: “Cha của ngươi đ~ chết, sao ngươi không trở về!” Mộ Dung Bảo càng thêm lo ngại bồn chồn. Tướng sĩ cũng dao động, nhụt cả nhuệ khí.
  25. Hơn 10 ng{y sau, bộ tướng của Mộ Dung Lân là Mộ Dư Tung cho rằng chúa Mộ Dung Thùy đ~ chết thực, }m mưu l{m loạn để lập Mộ Dung L}n lên ngôi. Âm mưu bại lộ, Mộ Dư Tung v{ phe c|nh bị Thái tử Mộ Dung Bảo giết chết. Từ đó Mộ Dung Bảo sinh ra nghi Mộ Dung Lân, nội bộ bất hòa. Tới tháng 10, Mộ Dung Bảo thấy rằng lần lữa chỉ thêm rắc rối, ra lệnh đốt thuyền trại, rút quân. Mộ Dung Bảo cho rằng mặt sông chưa đóng băng, qu}n Nguỵ chẳng có c|ch gì bay qua sông truy kích được, nên không hề đề phòng phía sau. Nào ngờ trời đột ngột chuyển lạnh, mặt sông đóng băng. Th|i Bạt Khuê dẫn hơn 2 vạn kỵ binh nhẹ vượt mặt sông phẳng như gương đuổi gấp quânYên. Qu}n Yên đến Tham Hợp (huyện Phong Trấn, Nội Mông) bỗng có gió lớn thổi mạnh, trời đất âm u, m}y đen bao trùm doanh trại. Trong qu}n có 1 người từng l{ đạo sĩ, tên Chi Huyền Mãnh, cho rằng đấy l{ điềm gở, đề nghị Mộ Dung Bảo h~y chú ý đề phòng. Mộ Dung Bảo cả giận qu|t: “Qu}n địch thấy uy danh của ta và sự dũng m~nh của quân Yên h| d|m đuổi theo. G~ đạo sĩ nói năng nhảm nhí, tội đ|ng chém đầu!”. Tuy không tin điềm gở, Mộ Dung Bảo vẫn phái mấy kỵ binh quay trở lại trinh sát. Trinh s|t đi được mươi dặm, khí hậu bất thường, xuống ngựa ngồi nghỉ. Lúc này quân Ngụy đ~ lẳng lặng tiến đến phía tây Tham Hợp mà quân Yên không hề hay biết. Mộ Dung Bảo đ~ định khi trời sáng trở lại sẽ nhổ trại, nhưng vì gió t}y bắc quá mạnh, đ{nh hạ lệnh cho qu}n sĩ tiếp tục nghỉ ngơi. Hôm sau, quân Yên vừa lên đường, nghe trên núi chiêng trống vang trời, tướng sĩ ngẩng lên thì thấy quân Ngụy từ trên ào ào tràn xuống như nước vỡ bờ. Quân Yên bủn rủn chân tay, mạnh ai nấy chạy, tất cả chạy ra mặt sông phía đông. Mặt sông tuy đóng băng, nhưng cả 1 lượng người ngựa đông như thế tràn xuống, tức thời băng vỡ hết chỗ này chỗ kia. Quân Yên chạy đằng trước lần lượt chìm nghỉm xuống sông, những kẻ chạy sau dồn đống lại. Quân Ngụy xông vào chém giết, bắt sống. Thái tử Mộ Dung Bảo một mình phóng ngựa chạy thoát. Thái Bạt Khuê đ~ dùng s|ch lược giả yếu, để tránh nhuệ khí ban đầu của địch, sau đó làm rối loạn lòng qu}n đối phướng, rồi mới tiến công tiêu diệt, giành thắng lợi hoàn toàn. “Thiên dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ đoạ qui, thử trị khí giả dã ” Người giỏi dùng binh phải tránh nhuệ khí của quân địch mới tớí, đợi khi nhuệ khí đó tiêu tan mới đánh, đó là cách nắm chắc sĩ khí quân đội.
  26. Tào Quệ tránh nhuệ khí, thắng trận Trường Thược Mùa xu}n năm Tề Hoàn công thứ hai (năm 684 trước Công Nguyên), Tề Hoàn Công nghe tin nước Lỗ đang chỉnh đốn qu}n đội chuẩn bị đ|nh Tề, liền quyết định chủ động đ|nh trước.Tướng quốc Quản Trọng can: “Trước mắt sức ta chưa đủ mạnh, đối nội cần phải đểi chính trị, chỉnh đốn quân sự, đôi ngoại cần phải liên minh với c|c chư hầu. Chờ khi mạnh lên thì đ|nh mới có lợi”. Tề Hoàn công nôn nóng muốn đ|nh ngay nên không nghe Quản Trọng, cử Bão Thúc Nha l{m đại tướng đem đại quân tiến thẳng đến Trường Thược (đông bắc Lai Vu, Sơn Đông) đ|nh Lỗ. Lỗ Trang công còn nhớ bài học năm trước bị đ|nh bại trên đất Tề nên ra sức luyện binh, chế tạo binh khí, tích trữ lương thảo. Nay thấy quân Tề tiến đ|nh, tự cảm thấy binh lực của mình còn chưa đủ, liền quyết định dốc toàn bộ lực lượng quyết chiến một phen. Nước Lỗ có một thường dân tên là Tào Quệ, nghe tin quân Tề đ|nh nước mình, tự thấy mình có trách nhiệm, quyết tâm đến gặp Lỗ Trang công để trình b{y c|ch nghĩ của mình. B{ con trong l{ng can ông: “Đ}y l{ chuyện đại sự của quốc gia, h~y để các vị đại quan cơm no |o ấm mưu hoạch, ông hà tất phải mua dây buộc mình?”. T{o Quệ nói: “Mấy vị ấy thường chỉ nghi đến lợi của riêng họ, không biết lo tính s}u xa đ}u”. Lỗ Trang công đang cần người giúp mình ra quyết định, lập tức cho mời Tào Quệ. Tào Quệ thấy Lỗ Trang công, liền hỏi: “Nghe nói đại vương đ~ có quyết sách tác chiến, thảo d}n chưa rõ đại vương dựa v{o đ}u để giành thắng lợi?”. Lỗ Trang công nói: “Lương thực, quần áo trẫm không hưởng một mình mà có chia cho thần dân. Nay quốc gia gặp nạn, thần dân sẽ đồng lòng giúp trẫm”. Tào Quệ lắc đần: “Những thứ đại vương ban ph|t chỉ là chút ân huệ nhỏ. Huống hồ những ân huệ ấy cũng chỉ dành cho một số ít người. Đ~ chắc gì trăm họ chịu quyết chiến với quân Tề?!” Lỗ Trang công lại nói: “Trẫm tế lễ thần minh thiên địa hết sức thành tâm, nhất định sẽ được trời đất phù hộ”. T{o Quệ lại lắc đầu lia lịa.
  27. Lỗ Trang công trầm ngâm một lát, lại nói: “Mỗi năm ở nước ta có trăm ng{n vụ kiện tụng, trẫm đều thận trọng xem xét để phán quyết cho công bằng. Trăm họ sẽ tin cậy và ủng hộ trẫm”. Đến đ}y T{o Quệ mới gật đầu: “Đúng vậy! Đại vương đ~ tận tâm vì dân, sẽ dùng được lòng dân, vậy có thể quyết chiến được rồi!” Lỗ Trang công hỏi: “Ngươi có c|ch gì đ|nh thắng quân Tề chăng?”, T{o Quệ đ|p: “Đ|nh trận phải tùy cơ ứng biến, không có c|ch định sẵn. Xin đại vương cho thảo dân theo đại vương ra chiến trường”. Thế là Lỗ Trang công cho Tào Quệ ngồi cùng xe với mình ra tiền tuyến Trường Thược. Tào Quệ thấy quân Lỗ chiếm cứ trận địa ở nơi vừa có thể phòng thủ, vừa có thể tiến công, cách bố trí thích hợp, trong lòng tất vui. Tào Quệ đang quan s|t trận địa cùng với Lỗ Trang công thì quân Tề nổi trống thúc quân tiến công dồn dập. Lỗ Trang công sợ trận địa quân Lỗ bị đ|nh ph|, định hạ lệnh phản kích. Tào Quệ vội can: “Kẻ địch năm ngo|i đ~ thắng lớn một trận, nay sĩ khí đang hăng. Nếu quân ta nghênh chiến, chính l{ đúng ý đồ của chúng. Vậy ta hãy cố thủ, không hò hét, không xông ra, nhưng quyết không để cho chúng tiến lên một bước. Kẻ nào trái lệnh, xin h~y chém đầu!” Quân Tề hò hét, chiêng trống vang trời, xông tới nhưng không gặp đối thủ, phía trận địa quân Lỗ ổn định chắc chắn, không chút sơ hở, đ{nh thu quân về. Vài giờ sau, quân Tề lại hò hét, nổi trống tiến quân. Bão Thúc Nha giục quân xung phong, nhưng qu}n Lỗ không ai nghênh chiến. Một lần nữa, quân Tề lại phải lui về. B~o Thúc Nha động viên qu}n sĩ: “Qu}n Lỗ không dám nghênh chiến là vì run sợ, hoặc đang chờ viện binh. Quân ta phải xung phong lần nữa, buộc chúng xuất chiến, mới tiêu diệt được chúng”. Tướng sĩ qu}n Tề tuy không tin lắm, nhưng đ{nh miễn cưỡng nổi trống tiến về phía trận địa quân Lỗ. Rõ ràng lần thứ ba này tiếng trống, tiếng hò reo quân Tề có khí vô lực, đội ngũ xông tới đ~ chệch choạc lấy lệ. Tào Quệ nói với Lỗ Trang công: “B}y giờ là lúc có thể phản kích! ” Lệnh phản công truyền ra, quân Lỗ đ|nh rất hăng, qu}n Tề thua to. Lỗ Trang công định hạ lệnh truy kích. Tào Quệ nói: “H~y khoan, để thảo dân xuống xe xem đ~!”. Tào Quệ xem xét vết xe của địch, rồi lại xem xét tinh kỳ của chúng, rồi nói: “B}y giờ có thể truy kích!”. Lỗ Trang công nghe lời, hạ lệnh truy kích hơn 30 dặm, đ|nh qu}n Tề tơi bời, thu rất nhiều binh khí và xe ngựa. Thắng lợi trở về, Lỗ Trang công hỏi Tào Quệ về nguyên nhân thắng lợi, Tào Quệ đ|p: “Đ|nh trận dựa vào nhuệ khí. Khi qu}n địch xung phong đến lần thứ ba, nhuệ khí của
  28. chúng đ~ hết. Lúc ấy quân ta mới xông tới đ|nh bại được chúng. Khi đuổi địch phải đề phòng phục binh. Khi thảo dân thấy tinh kỳ của chúng ngổn ngang, vết bánh xe hỗn loạn thì biết là chúng thua thật phải bỏ chạy, không có phục binh, nên mới có thể truy kích đến cùng! ”. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tịnh đãi hoa, thử trị tâm giả dã” Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh đối phó với sự hoang mang, đó là cách nắm vững tâm lý quân đội.
  29. Tạ Ngải lâm nguy không loạn, thắng Ma Thu Năm Đông Tấn Vĩnh Ho{ thứ ba (năm 374), vua Triệu ở phương bắc là Thạch Hổ sai Thứ sử Lương Ch}u l{ Ma Thu đem 8 vạn qu}n sang đ|nh nước Lương ở phía tây. Tin truyền đến Cô Tạng, kinh đô nước Lương (th{nh Võ Uy, Cam Túc). Nước Lương nhỏ bé, lực lượng kém xa Triệu. Vua Lương l{ Trương Trọng Hoa vội họp quần thần bàn kế đối phó. Phúc Lộc bá Tạ Ngải nói: “Thần xin được đem qu}n chống địch!”. Trương Trọng Hoa cả mừng, vì biết Tạ Ngải tuy ít tuổi, nhưng mưu trí, cử Tạ Ngải l{m đại tướng đem binh xuất chiến. Trương Trọng Hoa hỏi Tạ Ngải cần bao nhiêu binh mã, Tạ Ngải chỉ xin 3 vạn quân bộ kỵ nghênh chiến. Tạ Ngải cử phó tướng Trương Xương đem qu}n vòng ra sau lưng địch, tự mình thì ngồi trên một cỗ chiến xa rất nhẹ, tiện di chuyển, trên đặt trống trận, người thì mặc bộ |o quan văn rộng thùng thình, dẫn quân thong thả tiến về doanh trại quân Triệu. Ma Thu thấy Tạ Ngải ra đ|nh trận như vậy, cả giận nói: “1 g~ thư sinh lại dám khinh ta vậy sao! Để làm mất nhuệ khí của Tạ Ngải, Ma Thu ph|i đội kỵ binh “Long Tương” thiện chiến xông thẳng về phía quân của Tạ Ngải. “Long Tương” chém giết hung hãn một trận, làm cho tiền quân của Tạ Ngải phải tản ra, kỵ binh địch xông tới trung quân. Ma Thu rất đắc ý, lệnh cho “Long Tương" chiếm lấy cỗ chiến xa của Tạ Ngải còn mình đứng trên gò cao, cho nổi trống trợ chiến. Đội kỵ binh “Long Tương” dũng m~nh, tràn đầy khí thế, hò reo xông tới phía Tạ Ngải. Tùy tùng của Tạ Ngải rất lo, đề nghị chủ tướng xuống xe, đổi ngựa. Tạ Ngải mím cười, xuống xe, nhưng không đổi ngựa, bảo tùy tùng lấy một ghế tựa, đặt dưới gốc cây lớn trên triền đồi, đoạn ung dung ngồi xuống, lệnh không được đ|nh trống phất cờ gì cả, cứ chờ lệnh ch{ng m{ h{nh động. Đội “Long Tương” xông tới cách Tạ Ngải ngoài tầm tên bắn, thấy Tạ Ngải ung dung bình thản như vậy, cho rằng có phục binh, không dám tiến tiếp. Ma Thu cũng lấy làm kỳ, nhưng chưa nắm được ý đồ của Tạ Ngải, cũng không d|m quyết định. Tạ Ngải thấy qu}n địch án binh bất động, liền bảo tùy lùng lấy rượu thịt ra trước mặt ăn uống cười nói vui vẻ, càng khiến Ma Thu khó hiểu.
  30. Lúc n{y phó tướng Trương Xương đ~ tới phía sau lưng qu}n Triệu, liền ph|t động công kích, cố ý hò reo, chiêng trống thật n|o động. Ma Thu đang hoang mang, giờ đ}y lại càng cả kinh, vội hạ lệnh lui quân. Mấy vạn binh mã nghe lệnh ấy, không hiểu lý do, lập tức rối loạn, Tạ Ngải thừa cơ nổi trống tiến công, thế như bạt núi lấp biển. Ma Thu muốn khống chế cục diện, nhưng đ~ muộn. Binh bại như núi lở, 8 vạn quân mấy chốc đ~ bị đ|nh tan t|c, Ma Thu 1 mình phóng ngựa chạy trốn. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ, thử trị lực giả dã” Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói, đó chính là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân đội.
  31. Lý Thế Dân dưỡng nhuệ khí, tăng quân lực đánh quân Tiết Cuối thời nhà Tùy, quần hùng nổi lên xưng vương chiếm đất. Hiệu uý Kim Thành (Lan Ch}n, Cam Túc) nh{ Đường là Tiết Cử thừa cơ khởi binh năm 617, chiếm cứ địa khu rộng lớn từ Thiên Thủy đến Lan Châu, tự xưng l{ Tần đế. Năm sau (năm 618), th|ng Năm, Lý Uyên xưng đế tại Tràng An, kiến lập triều Đường, đổỉ tên l{ Võ Đức. Tiết Cử đem 30 vạn qu}n mưu chiếm Tràng An, tháng 6 tiến công Kinh Châu, tháng 7 tiến gần Cao Giá. Còn cách Tràng An một trăm dặm, kinh th{nh đ~ chấn động. Lý Uyên cử Tần vương Lý Thế Dân làm chủ so|i đem qu}n nghênh chiến. Lý Thế Dân dẫn quân sang phía tây, đến gần thành Cao Gỉá hạ trại. Họ Lý cho rằng Tiết Cử đem qu}n từ xa đến lương không đủ, muốn đ|nh nhanh, chờ khi qu}n địch hết lương, mỏi mệt, mới phản kích. Quân Tiết Cử nhiều phen khiêu chiến, cho qu}n sĩ đến trước trại qu}n Đường chửi bới. Tướng sĩ qu}n Đường nhiều người chịu không nổi, xin ra đ|nh, đều bị Lý Thế Dân kiên quyết nghiêm cấm. Đến tháng 7, trời nóng bức, trong trại có bệnh dịch sốt. Chính Lý Thế D}n cũng bị lây, người khi nóng khi lạnh, phải ủy thác công việc lại cho 2 tướng Lưu Văn Tịnh v{ Đoạn Khai Sơn. Lý Thế Dân dặn: “Qu}n địch v{o s}u đất ta, lương ít qu}n mệt, chúng có khiêu chiến, ta cứ cố thủ, đừng xuất trận”. Hai tướng vâng dạ lui ra. Về đến trướng của mình, Đoạn Khai Sơn nói với Lưu Văn Tịnh: “Chủ soái không muốn hai ta xuất chiến vì sợ ta không làm nổi đại sự đó thôi”. Lưu Văn Tịnh im lặng không nói. Đoạn Khai Sơn thấy Lưu đ~ dao động, nói tiếp: “Tiết Cử nghe tin chủ soái ta bị bệnh, tất sẽ khinh địch. Nếu ta nh}n đó xuất chiến, ắt sẽ thắng lợi”. Lưu Văn Tịnh vốn được Lý Thế Dân trọng dụng, nhưng chưa từng lập công lớn, quả thực muốn nhân lúc chủ soái bị bệnh, mà chỉ huy đ|nh một trận lớn để lập công đền đ|p. Thế là ông cãi lệnh cho qu}n đội bày trận ở phía tây nam thành Cao Giá. Tiết Cử thấy qu}n Đường bày trận xuất chiến, mà việc cảnh giới không nghiêm, cho rằng thời cơ tới, liền phao tin quân mình thiếu lương, tướng sĩ mắc bệnh, phải lập tức rút quân. Buổi chiều quả nhiên cho nhổ trại, nhưng ngầm chọn tinh binh quay trở lại vòng ra phía sau qu}n Đường.
  32. Quân hai bên giao chiến tại Thiểm Thủy (Trường Võ, tỉnh Thiểm Tây). Lưu Văn Tịnh, Đoạn Khai Sơn cố lập công, dốc toàn lực ra đ|nh. Tiết Cử thúc quân nghênh chiến, tiếng hò hét chém giết vang trời. Trời tối sẫm thì phục binh của Tiết Cử bất ngờ từ phía sau xông tới, qu}n Đường rối loạn, chết mấy viên tướng, binh sĩ bị chết, bị bắt quá nửa. Lưu Văn Tịnh, Đoạn Khai Sơn đ{nh bỏ chạy. Tiết Cử truy kích, thừa thắng chiếm luôn thành Cao Giá. Lý Thế Dân gắng gượng thu thập tàn binh, lui về Tr{ng An. Lưu Văn Tịnh, Đoạn Khai Sơn đều bị giáng chức. Lý Thế Dân nói với họ: “Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói, ấy là cách chủ yếu để nắm chắc sức chiến đấu của qu}n đội, mong hai vị nhớ kỹ bài học n{y”. Trong lúc đó, mưu sĩ H|ch Ái của Tiết Cử lại hiên kế' “Nay qu}n Đường vừa đại bại, tướng sĩ bị giết, bị bắt, kinh đô d{o động ta nên thừa thắng tiến thẳng đến Tr{ng An”. Tiết Cử liền tập trung binh ỉực chuân bị tiến đ|nh Tr{ng An, Nhưng ngay trước hôm xuất phát, Tiết Cử lăn ra ốm chết, kế hoạch tiến công Tràng An phải hủy bỏ. Con trai Tiết Cử là Tiết Nhân Quả lên thay, để 1 phần lực lượng lại giữ Cao Giá, còn mình về đóng qu}n tại thành Triết Giá. Quân Tiết thường xuyên quấy đảo, thành Tràng An mấy bận kinh động. Th|ng 9 năm đó, Tiết Nhân Quả đem qu}n bao v}y Kinh Ch}u. Ít hôm sau, lương thực trong thành cạn kiệt, Phiêu kỵ tướng quân giữ th{nh l{ Lưu Cảm phải giết con tuấn mã của mình lấy thịt chia cho binh sĩ ăn, còn mình chỉ hầm xương mút tủy cho đỡ đói. Trường Bình vương Lý Thúc Lương của nh{ Đường đem qu}n tới cứu Kinh Châu. Tránh bị đ|nh từ hai phía, Tiết Nhân Quả phao tin hết lương phải rút lui, lệnh cho quân giữ thành Cao Giá phải giả bộ đầu h{ng. Lý Thúc Lương không biết đó l{ ngụy kế, liền sai Lưu Cảm đi nhận thành. Lưu Cảm dẫn qu}n đến, thấy cổng th{nh đóng chặt, không có biểu hiện đầu hàng, lại nghe trên thành có người nói vọng xuống: “Qu}n Tiết đ~ bỏ chạy từ sớm, các vị có thể leo lên th{nh m{ v{o”. Lưu Cảm cả giận, sai qu}n đốt cổng. Trên thành liền dội nước xuống liền. Lưu Cảm biết Lý Thúc Lương mắc phải gian kế của địch, vội ra lệnh cho bộ binh rút trước, còn mình dẫn tinh binh hộ vệ phía sau. Lập tức trên thành nổi lên ba đống lửa. Tiết Nhân Quả thấy tín hiệu, liền kéo quân tới đ|nh nhau dữ dội với qu}n Đường tại Tế Xuyên. Qu}n Đường yếu hơn hẳn, thua to, Lưu cảm bị bắt sống. Tiết Nhân Quả lại tiến đ|nh Kinh Châu, dẫn Lưu Cảm đến dưới thành, bắt ông phải nói “Viện binh đ~ bị đ|nh tan, chi bằng nên sớm ra h{ng”. Nhưng Lưu Cảm hét lớn: “Qu}n giặc đ~ cạn lương, sắp thua đến nơi. Tần vương đ~ cử mấy chục vạn đại quân gấp tới cứu viện. Trong th{nh đừng lo ”.
  33. Lưu Cảm chưa nói hết lời đ~ bị Tiết Nhân Quả sai cắt lưỡi và trói vào chiếc gò bên thành, cho kỵ binh phi ngựa dùng ông l{m đích m{ bắn tên. Lưu Cảm hi sinh anh dũng. Lý Thúc Lương v{ tướng sĩ trên th{nh chứng kiến cảnh đó đều thán phục Lưu Cảm, căm hận qu}n địch, hết lòng giữ thành, Tiết Nhân Quả đ|nh nhiều ngày không hạ được thành. Không lâu, Lý Thế D}n đem qu}n đến cứu viện. Tiết Nhân Quả phái Tông La Hầu đẫn đội tiên phong ngăn chặn. Tông La Hầu mấy lần khiêu chiến, Lý Thế Dân vẫn không xuất chiến. Chư tướng không hiểu, hỏi: “Lần trước Tiết Cử đ|nh Cao Gi|, vì hắn từ xa đến, không đủ lương thực, muốn đ|nh nhanh. Nay qu}n địch đ~ chiếm Cao Giá,vì sao quân ta không đ|nh nhanh?” Lý Thế Dân giải thích: “Qu}n ta mới thua trận, sĩ khí sa sút. Qu}n giặc đắc thắng, sinh kiêu ngạo. Ta cố thủ, chờ qu}n địch từ kiêu ngạo sinh chủ quan, chán nản, không đề phòng, còn qu}n ta thì nuôi dưỡng nhuệ khí, khí đó đ|nh một trận là toàn thắng. Chư tướng gật đầu khen phải. Lý Thế Dân hạ lệnh: “Trong qu}n ai d|m giục đ|nh, sẽ bị chém đầu!”. Thế l{ qu}n Đường quyết tâm phòng thủ, bất chấp kẻ địch khiêu chiến. Hơn 60 ng{y trôi qua, qu}n địch cạn lương, sĩ khí sa sút. Thấy quân lính trễ nải, tướng địch ra tay đ|nh đập họ, khiến lòng qu}n c{ng dao động, ch|n chường. Thế là ngày ng{y đều có qu}n sĩ sang h{ng qu}n Đường để được sống, thậm chí có khi cả 1 đơn vị ra hàng. Lý Thế D}n đối đ~i với họ tử tế, cho ăn uống đầy đủ, do đó m{ ông nắm rõ tình hình địch, ông cho rằng thời cơ đ~ tới, hạ lệnh quyết chiến. Lý Thế Dân cử Tổng quản h{nh qu}n Lương Thực dẫn 5000 binh m~ đến Thiểm Thủy hạ trại đợi lệnh. Tông La Hầu thấy binh m~ Lương Thực liền dốc toàn lực tiến công. Lương Thực theo đúng lệnh Lý Thế Dân, kiên trì phòng thủ, mấy lần đ|nh lui đội liên phong quân Tiết, song không chủ động xuất kích. Tông La Hầu cho lính chặn đứng nguồn nước. Trại quân của Lương Thực bị thiếu nước cho người và ngựa, song vẫn kiên trì chịu đựng. Lúc đó, Lý Thế Dân cho rằng quân địch đ~ ho{n to{n mỏi mệt, nói với chư tướng: “Có thể xuất chiến rồi'”. Qu}n Đường sau hơn hai th|ng nghỉ ngơi, tinh thần và sức lực đều dồi dào, hồ hởi xuất kích. Hôm sau, Lý Thế D}n ph|i đại tướng Bàng Ngọc bày trận ở phía nam Thiểm Thủy. Nơi n{y không có địa hình hiểm yếu để phòng thủ. Tông La Hầu liền bỏ qu}n Lương Thực, chuyển hướng tấn công quân Bàng Ngọc. Bàng Ngọc cố chống đỡ, nhưng vì lực lượng chênh lệch, phải rút dần. Tông La Hầu đuổi theo ráo riết.
  34. Đúng lúc }y, Lý Thế Dân dẫn quân chủ lực đ~ vòng ra phía bắc Thiểm Thủy, bất ngờ đ|nh v{o sau lưng qu}n Tiết. Tông La Hầu cả kinh, vội kéo quân trở lại liều chết chống cự. Lý Thế D}n đích th}n dẫn mấy chục kỵ binh xông trước vào trận địch chém giết mãnh liệt, uy thế khó địch. Qu}n Đường tràn tới, tiếng hò reo vang động 1 góc trời. Bàng Ngọc cũng từ phía nam phản công. Quân Tiết bị đ|nh từ hai phía, thua to, thương vong mấy ngàn binh mã. Tông La Hầu dẫn tàn binh bỏ chạy, Lý Thế Dân chỉ đem hai ngàn kỵ binh chuẩn bị truy kích. Tổng quản Tần Ch}u l{ Đấu Quỹ giữ cương ngựa lại can: "Tiết Nhân Quả còn chiếm giữ thành trì kiên cố, Tông La Hầu vừa thua chạy, nhưng ta chưa thể khinh địch. Xin hãy tạm dừng, chờ rõ tình hình h~y đ|nh tiếp, đề phòng bất trắc”. Lý Thế D}n nói: “Ta đ~ sớm nghĩ tới điều đó, nay nên thừa thắng đuổi theo, không thể để lỡ thời cơ”. Đấu Quỹ vẫn chưa buông cương ngựa, nói tiếp: “Muốn đuổi theo, xin cử một đại tướng cũng được, đại vương mình ngọc ngàn vàng, xin hãy bảo trọng!”. Lý Thế D}n đ|p: “Nếu không nguy hiểm, ta có thể dừng; nếu nguy hiểm, cử người kh|c đi, ta không nỡ!” . Đoạn ra roi quất ngựa phóng đi. Tiết Nhân Quả thấy Tông La Hầu bại trận, Lý Thế D}n truy đuổi, liền bày trận ở ngoài thành Chiết Giá chờ đợi. Lý Thế Dân cho quân chiếm Kinh Thủy để cắt đứt đường tiếp tế lương thực v{ đường rút của địch quân. Quân Tiết hoảng sợ, tướng Hỗn C|n đem qu}n ra hàng. Tiết Nhân Quả cả kinh, bỏ trận vào thành cố thủ. Lý Thế D}n kéo qu}n đến chân thành, hậu qu}n cũng lần lượt kéo tới, vây chặt thành Chiết Giá. Quân Tiết trong thành vừa lo sợ, vừa oán trách chủ tướng, mất hết tinh thần. Nửa đêm, tướng sĩ mở cửa thành ra h{ng qu}n Đường. Tiết Nhân Quả tuyệt vọng, bị buộc phải đầu h{ng, qu}n Đường tiếp nhận hơn một vạn hàng binh.Từ đó địa khu Lũng Hữu rộng lớn trở th{nh đất của triều Đường. Tại lễ mừng công, chư tướng chúc mừng Lý Thế Dân, hỏi: “Sau khi thắng trận đầu, đại vương không đem theo bộ binh, chỉ dẫn hai ngàn khinh kỵ đuổi địch đến tận Chiết Gi|. Khi đó chúng thần đều cho rằng không thể hạ được th{nh. Nhưng cuối cùng đại vương lại nhanh chóng ph| tan qu}n địch, không rõ là nhờ diệu kế gì?”. Lý Thế D}n đ|p: “Tướng sĩ của Tông La Hầu đều l{ người Lũng Ngoại, kiêu dũng hung h~n. Ta nuôi dưỡng nhuệ khí, chờ địch mệt mỏi mới đ|nh bại hắn, nhưng thắng lợi chưa lớn. Nếu để hắn vào thành Chiết Giá, họp quân với Tiết Nhân Qủa thì ta khó chiếm được thành. Ta phải đuổi gấp buộc hắn chạy về Lũng Ngoại. Khi đó Tiết Nhân Quả còn lại một mình, lòng qu}n dao động, ch|n chường. Ta mới có thể buộc chúng đầu hàng". “Cao lăng hốt hướng, bối khưu hốt nghịch”
  35. Địch chiếm núi cao thì ta không đánh lên, địch dựa vào gò đống thì ta không nên đánh chính diện.
  36. Đoàn Thiều đánh từ trên núi xuống, phá quân Chu Thời kỳ Nam Bắc Triều, năm Đông Ngụy Võ Định thứ 8 (năm 550), Cao Dương lật đổ Đông Ngụy, xưng đế, quốc hiệu Tề, sử gọi là Bắc Tề. Năm 557, Vũ Văn Gi|c lật đổ Tây Ngụy, xưng đế, quốc hiệu Chu, sử gọi là Bắc Chu. Bắc Chu và Bắc Tề năm n{o cũng đ|nh nhau. Bắc Chu truyền đến đời Vũ Văn Ung, nhiều phen liên hợp với Đột Quyết đ|nh Tề. Năm Bắc Chu Bảo Định thứ 3 (Năm 563), Vũ Văn Ung lại triệu quần thần thương nghị, quần thần đề nghị phái mười vạn hùng binh lần nữa đ|nh Tề. Trụ quốc l{ Dương Trung nói binh không cần nhiều, chỉ cần 5 vạn kỵ binh tinh nhuệ l{ đủ. Vũ Văn Ung liền cử Dương Trung l{m so|i, lĩnh một vạn bộ kỵ xuất phát từ phía bắc; đại tướng Đạt Hề Vũ dẫn 3 vạn quân từ phía nam, hẹn sẽ hợp quân tại Tấn Dương (t}y nam Th|i Nguyên. Sơn T}y) trên đất Tề. Dương Trung liên tiếp hạ hơn 20 th{nh của Bắc Tề, công phá ải Kinh Lĩnh (t}y bắc huyện Đại, Sơn T}y), uy thế lừng lẫy. Ba Kha Hãn (thủ lĩnh) của Đột Quyết là Mộc Can, Địa Đầu, Bộ Ly cũng đem mười vạn kỵ binh đến hội quân cùng tiến. Chúa Bắc Tề là Cao Trạm tuy ham mê tửu sắc, nhưng biên giới bị xâm phạm, cũng không ngồi yên, liền cất quân từ kinh đô Nghiệp Th{nh (t}y nam L}m Chương, tỉnh Hà Bắc) tiến về Tấn Dương. Bây giờ đang giữa tháng Chạp, tuyết phủ trắng mặt đất. Quân Tề gội tuyết gấp đến Tấn Dương, lệnh cho Tư không Hộc Luật Quang cùng ba vạn bộ kỵ binh đóng trại tại Bình Dương (t}y nam Lam Phần, Sơn T}y), trấn thủ phía nam, để chống quân Chu của Đạt Hề Vũ. Dương Trung cùng ba thủ lĩnh Đột Quyết kéo quân tới dưới thành Tấn Dương. Chúa Tề Cao Trạm lên thành quan sát, thấy qu}n địch đông như kiến, thế như nước lũ, bất giác tái mặt nói: “Địch mạnh nhường kia, làm sao chống đỡ đ}y?!”. Đoạn vội trở vào trướng, đem mấy người thân tín bỏ trốn. Triệu Quận vương Cao Duệ v{ H{ Gi|n vương Lý Uyển can ngăn mới ở lại. Lý Uyển đề nghị cử Cao Duệ chỉ huy phòng thủ, ắt hiệu lệnh sẽ nghiêm minh. Chúa Tề liền cử Cao Duệ làm Tiết chế, Thứ sử Tịnh ch}u Đo{n Thiều phụ trách quân vụ. Đo{n Thiều là hoàng thân Bắc Tề, rất có tài cầm quân.
  37. Đôi bên cầm cự hơn 10 ng{y. Đầu th|ng Giêng năm sau, chúa Tề lên thành lầu, thấy quân dung vô cùng tề chỉnh. Thủ lĩnh Đột Quyết là Mộc Can thấy vậy, có vẻ lo sợ, trách người nh{ Chu: “C|c vị bảo quân Tề rốỉ ren, suy yếu, dễ diệt, nên ta mới tới đ}y. Nay ra xem hoàn toàn không phải như vậy. Đủ thấy các vị nói ngoa!”. Qu}n Chu chưa chịu, đem bộ binh tới cửa thành phía tây khiêu chiến. Tướng Tề có người muốn ra đ|nh, Đo{n Thiều không chấp nhận nói: “Chúng ta phải cố thủ lấy nhàn chờ mệt, đợi thời cơ mới h{nh động”, rồi truyền lệnh: “Khi n{o ta cho phất cờ gióng trống mới được xuất kích! Kẻ nào trái lệnh sẽ bị chém đầu!” Quân Chu khiêu chiến mãi, quân Tề không chịu ra, khí thế dần giảm sút. Đúng lúc đó, quân Tề nổi trống dồn dập, mãnh liệt xông ra, quân Chu bị bất ngờ, hoang mang rối loạn. Dương Trung không cự nổi, chỉ mong qu}n Đột Quyết đến trợ chiến. Song Mộc Can lại dẫn quân lên dãy núi phía tây lo giữ mình, bỏ mặc quân Chu. Quân Chu tan tác chạy về Quan Trung. Ba thủ lĩnh Đột Quyết cũng rút về phía biên giới. Đo{n Thiều trước sau vẫn không truy kích. Qu}n Đột Quyết rút qua Kinh Lãnh, hẻm núi giá rét thấu xương, ngựa bị rụng lông, người thì mỏi mệt. Về đến Vạn Lý trường thành thì ngựa chết hết người phải chống gậy lê bước. Tướng Chu l{ Đạt Hề Vũ ở Bình Dương vẫn chưa hay tin Dương Trung bại trận. Tướng Tề là Hộc Luật Quang cố ý viết thư giễu cợt, đại ý: “Hồng hạc đ~ cao chạy xa bay, kẻ chăng lưới còn chờ dưới b~i lau l{m gì vô ích!”. Đạt Hề Vũ đọc thư, đo|n Dương Trung đ~ thua, ngay hôm đó rút qu}n lui về. Giữa đường bị quân Tề đuổi kịp, phải vừa đ|nh vừa lùi mới thoát thân, mất hơn hai ng{n qu}n. Hộc Luật Quang trở lại Tấn Dương, chúa Tề Cao Trạm vui quá ôm lấy Hộc Luật Quang mà khóc. Ngày luận công, Cao Duệ được thăng l{ Lục Thượng Thư Sự (tương đương tể tướng), Hộc Luật Quang l{m Tư Đồ, Đo{n Thiều l{m Th|i Sư. Bắc Chu đ|nh Tấn Dương chưa xong, th|ng 6 năm sau lại hẹn với Đột Quyết tiếp tục tiến công Bắc Tề. Chúa Tề Cao Trạm muốn tạm ngưng chiến tranh, liền đem Hoàng cô và mẫu thân của Tấn công Vũ Văn Hộ nhà Chu từng lưu lạc 30 năm ở đất Tề trả về cho chúa nh{ Chu để cầu hoà hiếu. Vũ Văn Hộ được mẹ, muốn kết giao với Tề, nhưng thủ lĩnh Đột Quyết là Mộc Can đ~ tập hợp binh mã, cứ phái sứ giả tới giục cất binh như ước hẹn. Chúa nhà Chu sợ bội ước sẽ bị Đột Quyết trở mặt, đ{nh lệnh xuất chinh. Đầu th|ng 10 năm Bắc Chu Bảo Định thứ tư (564), chúa nh{ Chu l{ Vũ Văn Ung lệnh Vũ Văn Hộ điều 20 vạn binh mã của sáu Trụ quốc v{ 12 đại tướng đi đ|nh Tề. Vũ Văn Ung trao thượng phương bảo kiếm cho Vũ Văn Hộ v{ đến tận Sa Uyển động viên tướng sĩ.
  38. Vũ Văn Hộ đến Chương Quan, ph|i Trụ quốc Úy Trì Quýnh dẫn 10 vạn tinh binh đ|nh Lạc Dương. Vũ Văn Hiến, Đạt Hề Vũ, Vương Hùng hạ trại tại Mang Sơn (phía t}y tỉnh Hà Nam) thành thế bao vây. Qu}n Chu đắp gò, đ{o địa đạo, tìm đủ cách mà suốt 30 ng{y không ph| được thành Lạc Dương. Vũ Văn Hộ hạ lệnh cắt đứt đường H{ Dương (t}y nam huyện Mạnh, Hà Nam) để ngăn chặn viện binh của Bắc Tề. Chúa Tề Cao Trạm điều Lan Lăng vương Cao Trường Cung v{ tướng Hộc Luật Quang đi cứu Lạc Dương. Hai c|nh qu}n n{y tới gần Lạc Dương, thấy thế mạnh của quân Chu không dám tiến nữa. Cao Trạm cho triệu Đo{n Thiều hỏi: “Lạc Dương nguy c}p, trẫm muốn cất binh cứu viện; nhưng Đột Quyết xâm phạm phía bắc cũng phải cứu, ý khanh thế n{o?” Đo{n Thiều thưa: “Đột Quyết xâm phạm là chuyện nhỏ, qu}n Chu đ|nh Lạc Dương mới là chuyện lớn. Thần nguyện cất binh 1 phen đ|nh bại qu}n Chu”. Cao Trạm mừng rỡ, cử Đo{n Thiều đem 1000 binh kỵ đi tiên phong, còn mình dẫn đại qu}n đi tiếp ứng. Đo{n Thiều hành quân cấp tốc, vượt Hoàng Hà xuống phía nam. Vì dạo này trời âm u, quân Chu không hề phát hiện, hơn một ngàn kỵ binh của Đo{n Thiều lại cố giữ kin hành tung, đến ngoại thành Lạc Dương, Đo{n Thiều hạ trại và dẫn chư tướng lên một gò cao ở Mang Sơn quan s|t thế trận quân Chu. 3 cánh quân Chu của Vũ Văn Hiến, Đạt Hề Vũ, Vương Hùng đều |p lưng v{o c|c gò đống phía dưới Mang Sơn. Đo{n Thiều nhớ kỹ điều ấy, khi tiến đến hẻm núi Thái Hòa hợp quân với Cao Trường Cung và Hộc Luật Quang, ông mới bố trí chống địch. Đo{n Thiều chỉ huy quân từ trên núi đ|nh xuống, nhưng thực ra chỉ hư trương thanh thế. Quân Chu chủ yếu là bộ binh, ỷ đông, tr{n tới đ|nh. Được một lúc, Đo{n Thiều quay đầu ngựa chạy, quân Chu bám riết đằng sau. Đo{n Thiều dụ chúng vào sâu trong hẻm núi, mới hạ lệnh xuống ngựa, quay lại đ|nh. Qu}n Chu đ~ phạm v{o điều tối kỵ trong binh ph|p l{ “không tấn công lên núi cao”, rơi v{o thế bất lợi. Còn Đo{n Thiều thì theo đúng binh ph|p dụ địch ra khỏi gò đống, nơi chúng dựa lưng, đến chỗ kh|c m{ đ|nh. Quân Tề từ trên cao đ|nh xuống, thế như th|c đổ. Quân Chu lớp rớt xuống vực, lớp ngã xuống khe, tử thương vô số. Cánh quân của Úy Trì Quýnh thấy tiền quân thua to, liền bỏ vây Lạc Dương m{ chạy, vứt bỏ gi|p trượng, dụng cụ; suốt 30 dặm từ Mang Sơn đến Cốc Thủy ngổn ngang đồ vật. Chỉ có Vũ Văn Hiến, Đạt Hề Vũ, Vương Hùng còn ở lại đ|nh nhau. Vương Hùng bị Hộc Luật Quang dùng tên bắn chết. Vũ Văn Hiến đang đôn đốc binh lính, định ng{y mai đ|nh
  39. tiếp thì Đạt Hề Vũ nói nhỏ: “Qu}n v}y Lạc Dương đ~ rút, lòng qu}n dao động, nếu ta không nhân trời tối rút ngay đêm nay e ng{y mai không còn đường về”. Vũ Văn Hiến ra lệnh cho quân lặng lẽ nhổ trại, rút chạy về phía tây. Cao Trạm đ~ kéo qu}n trở lại Lạc Dương, lại được tin qu}n Đột Quyêt đ~ rút, vô cùng mừng rỡ, thăng Đo{n Thiều làm Thái Tể, Hộc Luật Quang l{m Th|i uý, Cao Trường Cung l{m Thượng Thư lệnh, thưởng công cho nhiều tướng sĩ. “Dương bắc vật tòng ” Địch giả vờ thua chạy thì chớ đuổi theo.
  40. Quách Tử Nghi giả thua đánh tan phản quân Đường Túc Tông, năm 757, vua Đường l{ Lý Hưởng cử con trưởng là Quách Bình vương Lý Thích l{m nguyên so|i, Qu|ch Tử Nghi l{m phó so|i,đem 15 vạn qu}n đ|nh bại hai đạo phản quân của An Lộc Sơn v{ Sử Tử Minh, chiếm lại hai kinh Tràng An và Lạc Dương. Loạn quân bỏ chạy về phía bắc, nhóm đầu tiên về tới Phạm Dương (vùng phụ cận Bắc Kinh) được Sử Tử Minh thu thập. An Khánh Tự giết cha là An Lộc Sơn, lên ngôi, sợ Sử Tử Minh làm phản về với triều Đường, sai hai tướng tâm phúc là A Sử Na Thừa khanh và An Thủ Trung dẫn qu}n đến nhập với Sử Tử Minh, dặn khi có cơ hội thì trừ khử Sử Tử Minh, Sử Tử Minh nghe lời khuyên của tùy tướng, bắt giữ hai tướng do An Khánh Tự phái tới, rồi đem t|m vạn binh mã, 13 quận về hàng triều đình. Đường Túc Tông cả mừng, phong Sử Tử Minh làm Quy Nghĩa vương kiêm Tiết độ sứ Phạm Dương và phái họ Sử đem qu}n đi trừng phạt An Khánh Tự. Năm C{n Nguyên thứ nhất (năm 758), th|ng 6, đại tướng Lý Quang Bật cho rằng Sử Tử Minh là kẻ xảo quyệt, trước sau cũng sẽ lại làm phản, tâu với Đường Túc Tông chia quân của họ Sử ra. Túc Tông liền phong Ô Thừa Ân, một người thân tín của Sử Tử Minh làm Tiết độ phó sứ Phạm Dương, để Ô Thừa Ân chờ cơ trừ khử Sử Tử Minh. Kế hoạch bại lộ, Sử Tử Minh giết Ô Thừa Ân và lại chống triều đình. Lúc n{y Túc Tông đang dốc toàn lực bình định An Khánh Tự phải tạm thời hoà hoãn với Sử Tử Minh. Th|ng 9, Lý Hưởng mới sai Quách Tử Nghi cùng 7 tiết độ sứ trừng phạt An Khánh Tự, lại phái hai tiết độ sứ, trong đó có Lý Quang Bật hiệp trợ dẹp phản loạn. Quách Tử Nghi đem qu}n bản bộ đi trước, từ Hạnh Viên (đông nam huyện Cấp, Hà Nam), vượt Ho{ng H{, đ|nh Hoạch Giá (Hoạch Gi|, H{ Nam), đ|nh bại cánh quân của An Thái Thanh. An Thái Thanh chạy về Vệ Châu (huyện Cấp, Hà Nam). Quách Tử Nghi tiến đ|nh Vệ Châu. Lúc này các tiết độ sứ kh|c cũng lần lượt kéo đến hợp vây Vệ Châu. An Khánh Tự nhận được cấp báo cầu viện. An Thái Thanh cậy mình có 7 quận, 60 th{nh l{m căn cứ, quân tinh nhuệ lương thảo dồi dào, liền đem 7 vạn tinh binh chia l{m ba đạo cứu Vệ Ch}u. Thượng quân do Thôi Càn chỉ huy, hạ qu}n do Điền Thừa Tư chỉ huy, trung quân do đích th}n An Kh|nh Tự thống lĩnh. Quách Tử Nghi nghe tin quân An Khánh Tự kéo đến, phái 3000 cung thủ mai phục bên trong lũy đất, còn tự mình dẫn qu}n ra đ|nh.
  41. Đôi bên giao chiến không lâu, Quách Tử Nghi giả thua chạy. An Khánh Tự muốn báo thù hai trận thua trước, thúc qu}n đuổi theo. Quách Tử Nghi dụ quân An Khánh Tự tới dưới ch}n lũy đất, đột nhiên phục binh vụt dậy, tên hắn như mưa. Qu}n An đại bại. Quách Tử Nghi thừa thắng truy kích, giết vô số quân An. Em ruột của An Khánh Tự là An Khánh Hòa trúng tên ngã ngựa, bị giết chết. Quân trong thành Vệ Châu thấy viện binh bị đ|nh tan t|c thì kinh ho{ng bỏ chạy. Qu}n Đường chiếm được thành. Quách Tử Nghi đem qu}n truy kích đến tận gò Sầu Tư phía t}y Nghiệp Thành. Trong chiến dịch này, qu}n Đường diệt cả thảy hơn 3 vạn qu}n địch, bắt sống 1000 tên. “Nhuệ tốt vật công ” Quân địch tinh nhuệ thì chưa nên tiến đánh.
  42. Bào Phòng đánh địch tinh nhuệ, bị thảm bại B{o Phòng l{ người Châu Nang (Nang Phán, Hồ Bắc), mồ côi cha từ sớm, nhà nghèo, nhưng hiếu học, chịu khó, cuối năm Đường Thiên Bảo thi đỗ tiến sĩ, ra l{m quan ở Chiết Đông, Phúc Kiến, Giang T}y, có công, được thăng đến chức Công bộ thượng thư, nhưng không có sở trường cầm qu}n đ|nh trận. Năm 778, th|ng Giêng, tộc Hồi Hột đem qu}n x}m phạm biên giới phía bắc, lúc ấy B{o Phòng đang phụ trách phòng thủ dải đất Thái Nguyên. Khi quân Hồi Hột tiến đến gần Thái Nguyên, Tiết độ sứ H{ Đông l{ Lý Tư Lương nói với B{o Phòng: “Tinh binh Hồi Hột từ xa đến, chỉ muốn đ|nh nhanh. Quân ta khó chống đỡ. Chi bằng nên lập hai phòng tuyến, kiên quyết cố thủ”. Thấy Bào Phòng im lặng, Lý Tư Lương nói tiếp: “Qu}n Hồi Hột đang đầy nhuệ khí, quân ta hãy cố thủ chưa giao chiến, chờ địch sa sút, hết nhuệ khí m{ đ|nh. Lúc ấy hai phòng tuyến ưước sau giáp công thì sẽ toàn thắng”. Bào Phòng lắc đầu: “Qu}n giặc đi tới đ}u l{ chém giết cướp bóc tới đó. Ta l{ tướng của Đại Đường lo phòng thủ, nếu để địch tiến sâu vào thì có tội lớn với trăm họ”. Đoạn hạ lệnh cho đại tướng Tiêu B| Du đem qu}n rời thành đi gấp chặn địch. Tiêu Bá Du dẫn qu}n đi liền 50 dặm, tới th{nh Dương Khúc (trấn Dương Khúc, bắc Thái Nguyên, tỉnh Sơn T}y), gặp quân Hồi Hột xâm nhập. Đôi bên đ|nh nhau to, qu}n Hồi Hột đang đầy nhuệ khí, còn qu}n Đường vốn ít được huấn luyện, vừa mới tập trung đ~ h{nh qu}n gấp rút, mới đ|nh đ~ thua. Tướng Tiêu Bá Du và hộ tướng liều chết chống cự, nhưng cuối cùng bị thua to, chết hơn một vạn người. “Nhị binh vật thực” Địch đem mồi ra nhử thì chớ nuốt.
  43. Dương Hành Mật thả mồi dụ địch, thắng trận Quảng Lăng Thời Đường Hi Tông, niên hiệu Quang Khải, Tiết độ sứ Hoài Nam là Cao Biền trọng dụng những quan lại t{n |c như L~ Dụng Chi khiến người người oán hận. Năm Quang Khải thứ ba (năm 887), th|ng 4, mượn danh nghĩa trừng phạt Lã Dụng Chi, Tả sương đô tri binh mã sứ của Hoài Nam là Tất Sư Đạc và Quân sứ của Hoài Ninh là Trịnh Hán Chương đem qu}n đ|nh trị sở của Hoài Nam là thành Quảng Lăng (Dương Ch}u). Tất Sư Đạc còn phái bộ tướng của mình l{ Tôn Ước đem thư đến Quan sát sứ Tuyên Châu là Tần Ngạn đề nghị cùng cất binh, hứa nếu hạ được Quảng Lăng, sẽ để Tần Ngạn làm thống soái. Tần Ngạn xem xong thư, cao hứng sai Trần Tru đem 3000 qu}n đến Dương Tử hỗ trợ Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc dẫn qu}n đến dưới thành Quảng Lăng. Cao Biền hoảng sợ, cử Hứa Kham đem thư v{ rượu thịt đến gọi l{ để úy lạo Tất Sư Đạc, nhưng Hứa Kham chưa kịp nói đ~ bị Tất Sư Đạc ra lệnh chém đầu. Lã Dụng Chi là kẻ xảo trá, gian ác, nắm thực quyền ở dinh Tiết độ sứ. Hắn mượn danh nghĩa Cao Biền, cử Thứ sử Hộ Ch}u l{ Dương H{nh Mật l{m H{nh qu}n tư m~ đem qu}n đi cứu Quảng Lăng. Mưu sĩ Viên Tập của Dương H{nh Mật phân tích tình hình, nói: “Cao Biền mê muội, Lã Dụng Chi gian tà, Tất Sư Đạc ngỗ ngược,ba hạng người ấy tụ hợp một chỗ, tiện cho ta dùng binh. Đ}y l{ ý trời muốn để Ho{i Nam có minh công đ}y. Xin ngài cất qu}n đi ngay”. Dương H{nh Mật đem to{n bộ binh mã Hộ Ch}u v{ mượn thêm lực lượng của Thứ sử Ho{ Ch}u l{ Tôn Đoan, cộng lại được mấy ngàn, tiến gấp đến Quảng Lăng. Th|ng 5 thì tới Thiên Trường. Tất Sư Đạc lúc n{y đ~ v{o được trong thành, bức Cao Biền phải cử hắn làm Tiết độ phó sứ, H{nh qu}n tư m~. Quan s|t sứ Tuyên Châu là Tần Ngạn cũng đích th}n dẫn hơn một vạn quân thừa thế tiến đến Quảng Lăng không tốn một mũi tên. Tần Ngạn tự xưng là Tiết độ sứ Hoài Nam cử Tất Sư Đạc l{m Tư m~ h{nh qu}n, cử Thứ sử Tri Châu là Triệu Hoang làm Quan sát sứ Tuyên Hấp. Khi Dương H{nh Mật tới Quảng Lăng, Tần Ngạn không biết thực lực của ông thế nào, liền ra lệnh đóng chặt cửa thành phòng thủ. Dương H{nh Mật cho xây dựng 8 doanh trại vây quanh thành, bịt hết các lối ra, chuẩn bị chiến đấu.
  44. Trong thành tự nhiên tụ tập hàng vạn binh m~, lương thảo trở nên khan hiếm. Dân chúng phải đem v{ng bạc ch}u b|u ra đổi lấy lương thực của qu}n đội, 1 viên ngọc chỉ đổi được 5 thăng gạo. Để ổn định lòng quân, Tần Ngạn phái Tất Sư Đạc đem 8000 qu}n ra th{nh đ|nh ph|, nhưng c|c yếu đạo đ~ bị lấp, liều chết đ|nh cũng không ph| nổi, lại tử thương nhiều, đ{nh phải rút vào thành. Th|ng 8, qu}n v{ d}n trong th{nh đều nơm nớp bất an, thấy khó bề cố thủ thêm. Tần Ngạn sai Tất Sư Đạc và Trịnh H|n Chương dẫn một vạn hai ngàn binh ra bày trận ở ngoài thành phía tây, trải dài mấy dặm, khí thế khá mạnh. Dương H{nh Mật hạ lệnh không đ|nh, ngồi nguyên trong trướng nói với các tùy tướng: “Cứ theo kế hoạch đ~ định, khi n{o địch tiến đến gần hãy báo cho ta biết”. Tướng Lý Tông Lễ nói: “Địch đông ta ít, ta nên rút thì hơn ” bị tướng Lý Thọ lớn tiếng phản đối: “Ta lấy thuận phạt nghịch, nay thắng lợi gần kề, há lại lui binh? Tôi nguyện làm tiên phong đ|nh địch”. Dương H{nh Mật chấp nhận, nói: “Được Lý tướng qu}n đi trước dụ địch, ta sẽ đem tinh binh tiếp ứng. Làm sao dụ được quân chủ lực của địch tới khu vực để kho lương của chúng ta”. Lý Thọ dẫn qu}n đi, Dương H{nh Mật đem hơn 1000 qu}n m~ đi theo, mới được nửa đường, thấy quân Lý Thọ thua chạy về, đằng sau l{ qu}n địch đuổi theo. Dương H{nh Mật để cho quân của Lý Thọ qua hết, mới chỉ huy binh mã chặn địch. Đ|nh được một lúc, cũng cho qu}n rút dần, tới gần kho lương thì chạy vào một con đường nhỏ hẹp. Lính coi kho toàn là loại già yếu, không chống đỡ nổi. Qu}n địch tràn tới, thấy lương thực và của cải như núi thì tranh nhau cướp đoạt, chất lên lưng ngựa hoặc đeo kho|c đầy mình, cảnh tượng nhốn nháo, hỗn loạn không ra thể thống gì. Đúng lúc ấy, Dương H{nh Mật và Lý Thọ chỉ huy phục binh ập tới tấn công. Hơn một vạn qu}n địch giày xéo lên nhau mà chạy, bị giết, bị bắt sống toàn bộ, tử thi ngổn ngang trong vòng mười dặm. Tất Sư Đạc và Trịnh H|n Chương tế ngựa chạy trốn mới thoát chết. “Qui sư vật át” Địch rút về nước chúng thì không nên chặn đường.
  45. Tào Tháo rút quân, đánh địch đuổi theo Thời Đông H|n, th|ng Ba năm Kiến An thứ ba (năm 198 sau CN), T{o Th|o dẫn đại qu}n bao v}y Trương Tú ở Th{nh Nhương (huyện Đặng, Hà Nam). Trương Tú l{ ch|u Trương Tế, một tùy tướng của Đổng Trác, từng theo chú đ|nh nam dẹp bắc, dũng cảm thiện chiến, được phong Kiến Trung tướng quân, Tuyên Uy hầu. Qu}n T{o đến th{nh Nhương, Trương Tú xuất thành nghênh chiến, chửi Tào Tháo là kẻ vô liêm sỉ. . Tào Tháo cả giận, sai dũng tướng Hứa Chử xuất trận. Phía Trương Tú có 1 tướng thúc ngựa xông ra l{ Trương Tiên. Trương Tiên không địch nổi, được mươi hiệp thì bị Hứa Chử đ}m ng~ ngựa. Qu}n Trương Tú thua to, phải rút vào thành cố thủ. Tào Tháo lệnh v}y th{nh. Nhưng th{nh kiên cố, Trương Tú phòng thủ nghiêm mật, quân Tào không ph| được. Tào Tháo lại dùng lối giương đông kích t}y, giả dạng đ|nh ph| t}y bắc, song đột nhiên công kích phía đông nam, nhưng đều bị mưu sĩ của Trương Tú l{ Giả Hủ phá được. Tào Tháo hao binh lổn tướng, hết sức buồn rầu. Trương Tú thấy quân Tào vây mãi không rút, trong th{nh lương thực có hạn, khó chống cự lâu, bèn chọn người đột ph| vòng v}y mang thư đến Kinh Châu gặp Lưu Biểu xin cứu viện. Trương Tú v{ Lưu Biểu từng liên minh để dựa vào nhau. Nhận được thư, Lưu Biểu liền ph|i binh đi tiếp viện, chuẩn bị chặn đường rút của qu}n T{o, để cùng Trương Tú đ|nh qu}n T{o từ hai phía. Tào Tháo nghe tin, suy xét tình thế, quyết định tạm thời rút qu}n. Trương Tú thấy quân Tào nhổ trại, cho rằng thời cơ đ~ tới, hạ lệnh truy kích. Mưu sĩ Giả Hủ can: “T{o Th|o giỏi dùng binh, rút qu}n như vậy hẳn có mưu kế, ta không nên đuổi theo”. Trương Tú không nghe, cứ dẫn binh truy kích. Quân Tào rút lui rất chậm, mỗi ngày chỉ đi v{i dặm. Tả hữu không hiểu, hỏi Tào Th|o: “Phía trước có qu}n Lưu Biểu ngăn chặn, phía sau có Trương Tú đuổi theo, nếu hành quân chậm chạp như vậy, không nguy hiểm lắm sao?”. T{o Th|o đ~ có chủ ý, chỉ mỉm cười. Tối hôm ấy, Tào Tháo gửi thư về Hứa Đô cho Tu}n Du, trong thư viết: “Qu}n giặc đang đuổi theo, quân ta tuy ngày rút vài dặm, nhưng đ~ có kế hay, khi đến An Chúng (đông nam huyện Trấn Bình, Hà Nam), sẽ có thể đ|nh bại Trương Tú”.
  46. Khi qu}n T{o đến An Chúng, quân của Lưu Biểu v{ Trương Tú đ~ hội hợp với nhau, chiếm cứ địa hình hiểm yếu, chuẩn bị cùng tấn công, tình thế quân Tào vô cùng nguy ngập. Chư tướng lo lắng hỏi, Tào Tháo bình thản xem bản đồ, nói: “Chờ đến tối sẽ rõ”. Đêm ấy Tào Tháo lệnh cho qu}n lính nh}n đêm tối mở đường xuyên rừng m{ đi, khi các xe quân nhu qua hết thì bố trí phục binh 2 bên đường. S|ng hôm sau, Trương Tú, Lưu Biểu thấy doanh trại quân Tào trống không, liền dốc toàn lực đuổi theo. Quân của họ đuổi sâu vào rừng, thấy hai bên là núi cao, cây cối rậm rạp, biết là bị lừa, vội v{ng th|o lui, thì đ~ muộn. Một tiếng pháo lệnh nổ vang, phục binh qu}n T{o đổ ra hò hét chém giết vang lừng. Qu}n Lưu, Trương đại loạn, thương vong vô số. Tháng 7, Tào Tháo về đến Hứa Đô. Tu}n Du đến gặp T{o Th|o, nói: “Trong thư thừa tướng viết trước rằng đến An Chúng có thể đ|nh bại quân giặc, l{ vì sao?”, T{o Th|o cười đ|p: “Lưu Biểu, Trương Tú đuổi theo quân ta, bức quân ta một mất một còn. Binh pháp nói rằng binh lâm tử địa tất phải liều chết để đ|nh m{ sống. An Chúng có núi rừng hiểm trở, nên ta biết trước chỉ một trận tại đó đủ thắng! ” “Vi sư tất khuyết ” Bao vây quân địch nên chừa một lối thoát.
  47. Lưu Giang vây hải tặc, chừa một lốỉ thoát để tiêu diệt chúng Năm Vĩnh Lạc thứ 9 (năm 1411), đô đốc Lưu Giang phụ trách phòng thủ bờ biển Liêu Đông vì sơ suất, để bọn hải tặc thâm nhập. Minh Thái tổ Chu Đệ cả giận, định chém đầu Lưu Giang, nhưng xét thấy Lưu Giang thiện chiến, lại vì sơ suất, nên cho Lưu Giang được lập công chuộc tội, rồi sẽ xét xử sau. Năm 1419, Lưu Giang l{m đô đốc, tổng binh Liêu Đông. Mấy năm qua, ông chịu khó tuần tra c|c nơi. Hôm ấy, ông tới đồn Vọng Hải (đông bắc huyện Kim, tỉnh Liêu Ninh) để thị sát. Đồn Vọng Hải l{ điểm cao ở b|n đảo Liêu Đông, nơi n{y có thể chứa hàng ngàn quân, bọn hải tặc muốn thâm nhập đều phải đi qua đ}y. Đời Minh Thái tổ Hồng Võ đ~ đắp luỹ đ| th{nh đ{i quan s|t ngo{i biển. Khi Lưu Giang tới, trinh s|t b|o c|o đ~ ph|t hiện có |nh đèn ngo{i biển, phía đông nam. Lưu Giang đo|n rằng bọn hải tặc kéo tới, liền cho tăng cường binh mã phòng thủ. Hôm sau, quả nhiên có hơn 2000 hải tặc dong thuyền tới Vọng Hải, đổ bộ lên bờ. Lưu Giang đ~ bố trí một đội quân mai phục dưới chân núi, và cho tinh binh chặn đường rút của bọn hải tặc. Khi chúng lọt vào mai phục, ông nổi hiệu lệnh cùng tấn công, chặn đầu khóa đuôi bọn hải tặc. Chúng không ngờ, lập tức rối loạn, thương vong nặng nề. Tàn binh chạy tới Anh Đ{o viên l{ một cái lô cốt bỏ không. Quân Minh bao vây chặt. C|c tướng sĩ muốn xông vào chém giết, nhưng Lưu Giang ngăn lại. Ông giải thích: “Nếu ta tiến vào, bọn hải tặc cùng đường sẽ liều chết chống cự, quân ta sẽ thương vong nặng nề”. Ông hạ lệnh chừa cho chúng một lối thoát. Quả nhiên, bọn hải tặc thấy có lối thoát bèn tranh nhau chạy ra. Quân Minh phục ở hai bên sườn núi ập xuống, đ|nh bọn hải tặc đại bại, bắt sống mấy trăm tên. Tổng cộng giết và bắt sống hơn ng{n tên, tức là toàn bộ bọn hải tặc đổ bộ lên bờ. Trận Vọng Hải là thắng lợi lớn nhất về chống hải tặc đầu nhà Minh. “Cùng khấu vật bách” Địch cùng khốn, không nên quá bức bách.
  48. Mộ Dung Khác không bức bách địch, chiếm được thành Thời Đông Tấn, Trấn Bắc tướng qu}n Đoạn Kh|m đóng binh ở Quảng Cố (tây bắc Ích Đô, Sơn Đông), tự xưng Tề vương. Năm 355, Đoạn Khám xâm phạm biên giới nước Yên, viết thư chỉ trích chúa nước Yên là Mộ Dung Tuấn xưng đế, khiến Mộ Dung Tuấn cả giận. Th|ng 11 năm đó, Mộ Dung Tuấn sai em là Mộ Dung Kh|c l{m đại đô đốc, thượng thư lệnh Dương Vụ l{m phó đô đốc, đem qu}n đi trừng phạt Đoạn Khám. Mộ Dung Khác phái một c|nh qu}n đến bờ Ho{ng H{ trước để chuẩn bị thuyền vượt sông v{ dò xét động tĩnh của Đoạn Khám. Em trai Đoạn Kh|m l{ Đoạn Bì, dũng cảm, mưu trí, đề nghị với anh mình: “Mộ Dung Khác giỏi dùng binh, qu}n đông thế mạnh, nếu để hắn vượt sông đến đ}y, muốn xin h{ng cũng không được”. Đoạn Bì đề nghị Đoạn Khám cứ cố thủ Quảng Cố, để mình dẫn tinh binh đến bờ Ho{ng H{ đ|nh qu}n Yên, nếu thắng thì Đoạn Kh|m đem binh rời th{nh cùng đuổi địch, nếu thua thì xin h{ng cũag chưa muộn. Đoạn Khám không nghe. Đại qu}n Yên đ~ tới Ho{ng H{. Đoạn Bì lại đề nghị với anh lần nữa. Đoạn Khám vẫn gạt đi. Tình hình qu| gấp. Đoạn Bì khẩn khoản xin lần 3. Đoạn Khám cả giận, rút kiếm chém chết em. Mộ Dung Kh|c đóng qu}n bên hờ Hoàng Hà mấy ngày chờ động tĩnh. Nay nghe tin Đoạn Khám giết em, biết hắn mê muội, bất tài, liền ha lệnh vượt sông, tiến đến bờ nam sông Tri (Tri H{, Sơn Đông), c|ch Quảng Cố hơn một trăm dặm mới thấy Đoạn Khám dẫn 3 vạn quân tới nghênh chiến. Mộ Dung Kh|c v{ Dương Vụ chia làm hai cánh vây chặt quân của Đoạn Kh|m. Đoạn Kh|m không địch nổi, rút lui dần. Em trai khác của Đoạn Kh|m l{ Đoạn Khảm bị bắt, tướng chỉ huy quân là Viên Phạm tử trận. Mộ Dung Kh|c truy kích Đoạn Khám cố thủ trong thành. Mộ Dung Khác không vội đ|nh ph|, chỉ hạ trại bao v}y. Đồng thời đưa binh đi đ|nh c|c quận huyện xung quanh. Quan qu}n c|c vùng đó lần lượt đầu hàng. Mộ Dung Khác cho họ giữ nguyên chức cũ để giữ yên lòng người. Mộ Dung Khác sắp đặt mọi việc tiến tho|i đ}u ra đó, chỉ riêng việc vây thành là không xúc tiến. C|c tướng không hiểu, đều cùng đề nghị đ|nh ph| cho nhanh. Mộ Dung Khác giảng giải: “Đạo dùng binh có khi phải gấp rút, có khi phải thong thả. Khi tương quan lực lượng giữa ta v{ địch cân bằng, địch lại có ngoại viện mạnh, thì phải đ|nh gấp để tránh bị địch đ|nh từ phía sau. Nếu ta mạnh địch yếu, địch không có ngoại viện, thì ta
  49. cứ thong thả bao vây chờ địch kiệt sức. Binh pháp gọi l{ “mười v}y năm đ|nh” l{ ngụ ý như vậy”. Mộ Dung Khác phân tích thêm: “Đoạn Khám còn có lực lượng tương đương, đang cố thủ trong thành, nếu ta tấn công mạnh tất sẽ thương vong lớn. Quốc gia liên tiếp dùng binh, sĩ tốt cực khổ rồi, nỡ n{o đẩy họ vào chỗ chết? Chi bằng đợi địch kiệt quệ hơn l{ tham thắng lợi vội vàng”. C|c tướng nghe dẫn giải ai nấy đều thán phục, yên tâm củng cố vòng vây, một mặt làm ruộng tính kê lâu dài. Nửa năm trôi qua, đến năm 356, lương trong th{nh đ~ cạn, Đoạn Khám dốc toàn bộ binh lực, mở cửa thành xông ra quyết chiến. Nhưng Mộ Dung Kh|c đ~ sớm đề phòng, có lũy cao h{o s}u tiếp chiến, lại phái kỵ binh chặn hậu phía sau để Đoạn Khám không còn đường rút vào thành. Binh sĩ của Đoạn Kh|m đổi khác, chỉ sau một hồi giao chiến đ~ thua to. Đoạn Khám tả xung hữu đột, có c|nh cũng không ph| nổi vòng v}y, đ{nh kéo qu}n rút v{o th{nh. Không ngờ bị kỵ binh quân Yên tràn ra chặn dường, tiến tho|i đều hết lối, Đoạn Khám phải liều chết mở đường máu mới v{o được trong th{nh. Qu}n Yên không đuổi theo hắn, chỉ tiêu diệt bộ phận còn ở ngoài thành. Đoạn Khám thấy tinh thần qu}n sĩ ho{n to{n sa sút, ph|i tùy tướng Đoạn Ôn lén rời th{nh sang Đông Tấn cầu cứu. Triều đình Đông Tấn vốn được Đoạn Kh|m xưng thần triều cống, không tiện từ chối, liền ph|i tướng Tuân Tiễn đem binh đi cứu. Tuân Tiễn đến Lương T{ thấy quân Yên quá mạnh, không dám tiến nữa. Đoạn Khám chờ viện binh mãi không thấy, hết đường chịu đựng, lại nghe Mộ Dung Khác hứa tha chết, nên tự trói mình ra hàng.
  50. THIÊN VIII: CỬU BIẾN Phàm dụng binh chi ph|p, tướng thụ mệnh ư qu}n, hợp quân tụ chúng, bĩ địa vô xá, cù địa giao hợp, tuyệt địa vô lưu, vi địa tắc mứu, tử địa tắc chiến. Đồ hữu sở bất do, quân hữu sở bất kích, thành hữu sở bất công, địa hữu sở bất tranh, quân mệnh hữu sở bất thụ. Cố tướng thông ư cửu biến chi lợi giả, tri dụng binh hĩ. Tưởng bất thông ư cửu biến chi lợi giả, tuy tri địa hình, bất năng đắc địa chi lợi hĩ. Trị binh bất tri cửu biến chi thuật, tuy tri ngũ lợi, bất năng đắc nhân chi dụng hĩ. Thị cố trí giả chi lự, tất tạp ư lợi hại. Tạp ư lợi, nhi vụ khả tín dã; tạp ư hại, nhi hoạn khả giải dã. Thị cố khuất chư hầu giả dĩ hại, dịch chư hầu giả dĩ nghiệp, xu chư hầu giả dĩ lợi. Cố dụng binh chi pháp, vô thị kỳ bất lai, thị ngô hữu đĩ đ~i d~; vô thị kỳ bất công, thị ngô hữu sở bất khả công dã. Cố tướng hữu ngũ nguy: tất tử, khả sát dã; tất sinh, khả lỗ dã; phẫn tốc, khả vũ d~; liêm khiết , khả nhục dã; ái dân, khả phiền dã .Phàm thử ngũ giả, tướng chi quá dã, dụng binh chi tai d~. Phúc qu}n s|t tướng, tất dĩ ngũ nguy, bất khả bất sát dã. Dịch nghĩa: Phàm phép dùng binh, chủ tướng nhận lệnh của vua tập hợp quấn đội, quân nhu, khi xuất chinh thì ở “phỉ địa” (đất xấu, không dựng trại), ở “cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở “tuyệt địa” không nấn ná, ở “vi địa” (đất bị bao vây) phải tính to|n mưu kế, ở “tử địa” phải quyết chiến. Có những đường không nên đi, có những địch không nên đ|nh, có những thành không nên tấn công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe. Vì thế, tướng lĩnh n{o tinh thông những ứng biến kể trên mới là người biết cách dùng binh. Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình, cũng không thể gi{nh được địa lợi. Chỉ huy qu}n đội mà không biết vận dụng các ứng biến ấy, thì dù biết “5 điều lợi”, cũng không thể phát huy đầy đủ tác dụng của qu}n đội. Tướng lĩnh thông minh suy tính, tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại. Khi tình huống bất lợi, phải phát hiện điều kiện có lợi, mới đưa đại sự tới thành công; gặp tình huống thuận lợi, phải thấy rõ những yếu tố bất lợi, mới giải trừ được tai hoạ.
  51. Muốn khuất phục c|c nước chư hầu, phải đ|nh v{o chỗ nguy hại của họ; muốn sai khiến c|c nước chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể không làm; muốn l{m cho c|c nước chư hầu bị động chạy vạy, phải dùng lợi nhỏ dẫn dụ họ. Cho nên nguyên tắc dùng binh l{: đừng trông đợi địch không đến đ|nh ta, m{ trông đợi vào việc ta đ~ sẵn kế s|ch đối phó; đừng trông đợi họ không tấn công ta, mà trông đợi vào việc thành luỹ của ta vững chắc, địch không thể hạ nổi. Vì thế, l{m tướng có 5 nhược điểm nguy hiểm: 1 là liều chết có thể bị giết; 2 là tham sống sợ chết có thể bị bắt; 3 là nóng giận có thể mắc mưu địch; 4 là liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục; 5 l{ thương d}n có thể bị lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm trên thì là tai họa cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bỏ mạng đều do 5 mối nguy ấy mà ra, phải xét kỹ. Tóm tắt nội dung: Trong thiên “Cửu biến”, Tôn tử chủ yếu nói rằng trong quá trình tác chiến, phải căn cứ v{o đặc điểm thay đổi tình huống, linh hoạt về chiến thuật ra sao mới gi{nh được chiến thắng. Thiên này thể hiện đặc trưng cơ bản của tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Tôn tử. Tôn tử x|c định rõ chủ trương tướng lĩnh phải căn cứ 5 điều kiện địa lý mà chỉ huy cho linh hoạt, với 5 c|i “không”. Tôn tử yêu cầu tướng lĩnh phải xem xét vấn đề toàn diện, biện chứng, nhận rõ lợi hại, thấy lợi nghĩ đến hại, thấy hại nghĩ đến lợi để vận dụng cái lợi, giải trừ họa hại. Trong thiên này, Tôn tử còn trình b{y rõ tư tưởng chuẩn bị tác chiến để tránh hậu quả xấu: không được trông đợi rằng địch “không tới”, “không đ|nh”, m{ phải tự lo chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng, phải xây dựng lực lượng hùng mạnh để trấn |p địch. Để quán triệt thật sự nguyên tắc chỉ đạo tác chiến linh hoạt, Tôn tử đặc hiệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ, từ đó nhấn mạnh yêu cầu đối với tướng lĩnh l{ phải khắc phục 5 nhược điểm, dễ phạm sai lầm của người l{m tướng (Liều chết; Tham sống; Nóng giận; Liêm khiết; Thương d}n), để tránh hậu quả “qu}n bị diệt, tướng bị giết”. "Đồ hữu sở bất do” Có những con đường không nên đi.
  52. Mã Viện hành quân sai đường, thân bại danh liệt Thời Đông H|n, năm Kiến Võ thứ 23 (năm 47), d}n tộc thiểu số ở Võ Lăng (tỉnh Hồ Nam) dấy binh chống nh{ H|n. Vùng Võ Lăng có 5 dòng suối, nên dân tộc thiểu số kia bị gọi khinh miệt l{ “rợ Ngũ Khê” (năm suối). Quang Võ đế Lưu Tú lệnh cho Võ Uy tướng qu}n Lưu Thượng đem 1 vạn qu}n đ{n |p. Lưu Thượng khinh địch mạo hiểm, bị qu}n Ngũ Khê dựa v{o địa thế hiểm yếu tiêu diệt toàn bộ. Th|ng 7 năm sau, qu}n Ngũ Khê x}m phạm Lâm Nguyên, Phục Ba tướng quân Mã Viện, người từng có nhiều chiến công, xin Lưu Tú được xuất chinh. Mã Viện từng nói với mọi người: “Trang nam nhi phải chết nơi sa trường, da ngựa bọc th}y!” Lưu Tú thấy Mã Viện tuổi đ~ cao, nhẹ nh{ng can ngăn, M~ Viện nói: “Thần còn mặc |o gi|p, cưỡi ngựa được!”, Lưu Tú để Mã Viện làm thử. Mã Viện nhảy ngay lên yên ngựa phóng đi, xem chừng không kém thời trai trẻ. Lưu Tú khen: “L~o tướng quân quả nhiên vũ dũng”. Liền cử Mã Viện cùng Cảnh Thư đem 4 vạn binh mã viễn chinh Võ Lăng. Th|ng 3 năm 49, qu}n M~ Viện đến L}m Hương, Võ Lăng, đúng lúc qu}n Ngũ Khê tiến đ|nh huyện lị. Mã Viện nghênh chiến, giết hơn 2000 người, qu}n địch còn lại bỏ chạy vào rừng sâu. Mã Viện tiếp tục tiến qu}n, đến Hạ Tuyển, phía trước có 2 ngả đường dẫn đến vùng Ngũ Khê. Một ngả chạy qua huyện Sung, tương đối bằng phẳng, nhưng phải đi vòng xa. Ngả thứ hai ngược dòng sông Nguyên, qua núi Hồ Đầu, đi thẳng v{o vùng Ngũ Khê, nhưng núi cao, nước xiết. Mã Viện bàn với c|c tướng, Cảnh Thư kiên quyết đòi đi đường vòng qua huyện Sung, có người chủ trương đi đường sông thẳng đến núi Hồ Đầu. Mã Viện cho rằng đi vòng tốn công vận lương; chi bằng đi thẳng, chọc thẳng vào yết hầu qu}n địch. Đề nghị ấy gửi về triều được Quang Võ đế chuẩn y. Mã Viện liền lệnh cho qu}n sĩ ngược dòng sông Nguyên. C{ng ngược lên, nước càng chảy xiết, qu}n sĩ thoạt đầu dùng s{o đẩy, sau phải kéo thuyền, hành quân cực kỳ vất vả. Đến núi Hồ Đầu, qu}n Ngũ Khê chặn mất đường thủy, cố thủ trên cao, hiểm yếu. Đại quân của Mã Viện tiến tho|i lưỡng nan luẩn quẩn trong rừng. Thời tiết nóng nực, rất
  53. nhiều binh sĩ cảm nắng mà chết. Mã Viện cũng l}m bệnh nặng. Để tránh cảm nắng Mã Viện lệnh cho khoét đ| hai bên v|ch núi m{ ẩn v{o đó. Qu}n Ngũ Khê ở trên núi luôn hò hét tấn công, mỗi lần như vậy, Mã Viện lại lết ra quan s|t. Tướng sĩ thấy thế đều cảm động. Cảnh Thư cho mình đúng lý, gửi thư về triều cho anh mình là Cảnh Yểm báo tình hình nguy hiểm v{ đổ lỗi hoàn toàn cho Mã Viện. Cảnh Yểm tâu với Lưu Tú, Lưu Tú ph|i Trung Lang tướng qu}n Lương Tùng đến Hồ Đầu chất vấn Mã Viện. Mã Viện vừa lo vừa ức khiến bệnh tình càng nặng lên mà chết. Lương Tùng vốn không ưa M~ Viện, trở về tâu với Lưu Tú về thất sách của Mã Viện. Lưu Tú tin lời Lương Tùng, thu hồi ấn tín v{ tước hầu của Mã Viện. Một danh tướng lẫy lừng như M~ Viện chỉ vì chọn sai đường hành quân mà dẫn đên hậu quả thảm bại như vậy. “Quân hữu sở bất kích ” Có những kẻ địch không nên đánh.
  54. Sầm Bành tiến thẳng vào đất Thục, đánh Công Tôn Thuật Thời Đông H|n, mùa xu}n năm Kiến Võ thứ 11 (năm 35) Quang Võ đế Lưu Tú lệnh cho Đại tư m~ Ngô H|n, Chu Lỗ tướng quân Lưu Long, Phụ Uy tướng qu}n Lưu Kh}m, cùng với Chinh Nam đại tướng quân Sầm Bành hội quân ở Kinh Môn (nằm giữa hai núi Kinh Môn và Hổ Nha, tỉnh Hồ Bắc), tập trung 6 vạn thủy binh, 5000 kỵ binh, Sầm Bành ph|i tướng Lỗ Kỳ đưa chiến thuyền ngược dòng Trường Giang, mở đường thủy cho quân chủ lực tiến đ|nh nước Thục. Chúa Thục là Công Tôn Thuật từng ph|i c|c tướng Điền Tuất, Nhiệm Mãn, Trình Tấn với mấy vạn quân chiếm cứ hai núi Kinh Môn, Hổ Nha, dựng cầu nổi và vọng lâu trên sông Trường Giang, ngăn chặn quân Hán tây tiến. Quân Hán của Lỗ Kỳ bây giờ lợi dụng gió đông thổi mạnh, dùng chiến thuyền xông thẳng vào phía cầu nổi, phóng hoả đốt cháy cả cầu lẫn vọng lâu. Sầm Bành tức thời dẫn chủ lực thuận gió mà tiến. Quân Thục rối loạn, bị chết đuối mấy ngàn người. Tướng Nhiệm Mãn tử trận, Trình Tấn bị bắt sống, Điền Tuất phải rời bỏ Tam Hiệp, rút lui về Giang Châu. Sầm Bành lệnh cho thủy và lục quân cùng tiến. Ông cùng Tạng Cung, Lưu Kh}m chỉ huy chủ lực thủy qu}n, ngược dòng Trường Giang, qua Tam Hiệp, tiến thẳng vào Giang Quan. Kỷ luật nghiêm minh, đến đ}u cũng được dân chúng ủng hộ. Không lâu, thủy quân đến Giang Châu. Thành Giang Châu kiên cố, lương thực đầy đủ, khó hạ ngay, Sầm Bành cùng c|c tướng quyết định không đ|nh Giang Ch}u, chỉ cử tướng Phùng Tuấn ở lại kiềm chế Điền Tuất, còn đại quân thì tiến theo đường vòng, về phía Điểm Giang, đ|nh Bình Khúc, thu được mấy chục vạn thạch lương. Công Tôn Thuật rất lo lắng, vội cử c|c đại tướng L~ Vĩ, Công Tôn Khôi, Diên Sầm đem qu}n đến tập kết ở Quảng H|n v{ Tư Trung, chuẩn bị đ|nh qu}n H|n; ph|i tướng Hầu Đan đem hai vạn quân phòng thủ Hoàng Thạch, hợp với Điền Tuất ở Giang Châu thành thế ỷ dốc, phòng quân Hán men theo sông thâm nhập Th{nh Đô. Sầm Bành nắm được tình hình đó, họp c|c tướng, nói rằng: “Có những kẻ địch không nên đ|nh”, chỉ để Tang Cung ở lại khống chế chủ lực của Diên Sầm tại Quảng Hán, còn đại quân thì vòng trở lại Giang Châu rồi ngược dòng lên phía tây tập kích Hoàng Thạch, đ|nh bại quân của Hầu Đan. Tiếp đó, Sầm Bành hành quân cấp tốc hơn 2000 dặm, thâm nhập trung du sông Mân, chiếm Võ Dương, cho lính khinh kỵ tiến đ|nh Quảng Đô, chỉ
  55. c|ch Th{nh Đô vỏn vẹn vài chục dặm, rồi bất ngờ dẫn đại qu}n vòng ra sau lưng chủ lực đối phương. Công Tôn Thuật cứ cho rằng quân Hán ở Bình Khúc nên tập trung binh lực ở Quảng H|n, Tư Trung, thấy Sầm Bành lại hành quân bấl ngờ như vậy, cực kỳ bối rối: “Hắn là thần th|nh hay sao?” Quân của Diên Sầm đóng tại Quảng H|n đột nhiên phát hiện quân Hán tập kích sau lưng, vô cùng hoảng sợ. Quân của Tang Cung phía trước cũng thừa cơ, dùng bộ kỵ men hai bờ sông Bồi tiến gấp đ|nh qu}n Thục, tiêu diệt hơn một vạn. Diên Sầm bỏ chạy về Th{nh Đô, tướng sĩ lần lượt đầu hàng. Tang Cung thừa thắng tiến đ|nh Bồi Thành, Miên Trúc, giết tướng Thục là Công Tôn Khôi, tiến thẳng tới Thành Đô. “Thành hữu sở bất công ” Có những thành không nên đánh.
  56. Lý Uyên không đánh Hà Đông, mà vào Quan Trung Thời Tùy, th|ng 5 năm Đại Nghiệp thứ 13 (năm 617), đại quý tộc Lưỡng Tây là Đường Quốc công Lý Uyên khởi binh tại Thái Nguyên. Lý Uyên dùng sách lược “nh}n Quan Trung bỏ trống, đến đó ra lệnh cho thiên hạ”, đcm 3 vạn qu}n đ|nh xuống phía nam. Th|ng 8, qu}n Lý Uyên đ|nh tan qu}n Tùy chặn đường giết tướng Tống Lão Sinh, chiếm Hoắc Ấp, thừa thắng chiếm luôn mấy quận, chuẩn bị tiếp tục tiến xuống phía nam, tiến công H{ Đông l{ mảnh đất chiến lược. Lý Uyên phái quân chặn đường rút của quân giữ thành, rồi chỉ huy chủ lực đ|nh th{nh. Th{nh H{ Đông kiên cố, do danh tướng Khuất Đột Thông chỉ huy mấy vạn tinh binh trân giữ. Qu}n Đường đ|nh mấy phen dữ dội, bị thương vong nặng nề, vẫn chưa hạ được. Dịp này gặp trời mưa liên miên, qu}n Đường càng gian nan. Tiến sang phía tây không được, đ|nh th{nh l}u ng{y không xong, lương thảo thiếu thốn, Lý Uyên sốt ruột triệu tập chư tướng bàn bạc. Mưu sĩ Bùi Tịch nói: “Khuất Đột Thông dựa vào không ít binh lực, lại ở trong thành kiên cố,nếu ta bỏ đ}y đ|nh Tr{ng An m{ không hạ được, thì sợ bị địch đ|nh sau lưng, như vậy khá nguy hiểm. Chi bằng trước hết h~y đ|nh th{nh H{ Đông. Khuất Đột Thông bại thì Tràng An hạ không khó”. Con trai thứ của Lý Uyên là Lý Thế Dân, làm hữu qu}n đô đốc, nói: “Bùi công nhầm rồi, binh quý ở chỗ thần tốc, phải nhanh chóng chiếm Tr{ng An, l{m địch trở tay không kịp. Ta cứ ở m~i đ}y, Tr{ng An có đủ thời gian chuẩn bị, e đại sự khó thành! Huống hồ hào kiệt ở Quan Trung đều đ~ dấy binh chống Tùy, ta nên sớm đến đó tập hợp họ. Khuất Đột Thông chẳng qua là con hổ đ~ bị nhốt ở đ}y, không đ|ng lo ngại. Lý Uyên suy nghĩ một lát, rồi quyết: “Cả hai người đều có chỗ đúng. Vậy ta để một bộ phận ở lại tiếp tục vây thành, còn chủ lực đi đ|nh Tr{ng An”. Ngày 12/9, Lý Uyên dẫn chủ lực từ Long Môn vượt Hoàng Hà, tiến vào Quan Trung. Quan quân nhà Tùy ở Quan Trung lần lượt ra hàng. Ngày 18, Lý Uyên lệnh cho con trưởng là Tả qu}n đô đốc Lý Kiến Th{nh đem mấy vạn qu}n đến đóng ở kho Vĩnh Phong mở kho lương ph|t cho nghĩa qu}n v{ d}n nghèo quanh vùng đó. Lý Uyên lại lệnh cho quân của Lý Thế Dân men bờ bắc sông Vị Hà tiến sang phía t}y, đ|nh vu hồi Tr{ng An. Còn mình thì đóng qu}n ở Triều Ấp.