Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

ppt 66 trang vanle 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_doanh_nghiep_chuong_2_bao_cao_tai_chinh_cua_doanh.ppt

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  1. BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
  2. Nội dung : 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2. Bảng cân đối kế toán 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Báo cáo lợi nhuận giữ lại 5. Xử lý các số liệu trong bao cáo tài chính
  3. 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( quí và năm)
  4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC ( Mẫu 01) Chỉ tiêu 2011 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 3.000 Trừ :Chi phí SXKD không tính khấu hao 2.616,2 = Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao 383,8 (EBITDA) Trừ : Chi phí khấu hao tài sản cố định (D) 100 = Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 283,8 Trừ : Lãi tiền vay (I) 88 = Lợi nhuận trước thuế (EBT) 195,8 Trừ : Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 78,3 = Lợi nhuận sau thuế (EAT) 117,5
  5. • Sự hình thành lợi nhuận mẫu 01 Doanh thu bán hàng LN trước thuế, lãi vay và khấu hao CP không EBITDA kể KH LN hoạt động CP EBIT Khấu hao LN trước thuế Lãi EBT vay LN sau thuế Thuế EAT
  6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC (Mẫu 02) Chỉ tiêu 2010 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 3.000 Trừ : Giá vốn hàng bán 2.400 = Lợi nhuận gộp 600 Trừ : Chi phí bán hàng và quản lý 316,2 = Lợi nhuận hoạt động ( EBIT) 283,8 Trừ : Lãi tiền vay (I) 88 = : Lợi nhuận trước thuế ( EBT) 195,8 Trừ : Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TAX) 78,3 = Lợi nhuận sau thuế (EAT) 117,5
  7. • Sự hình thành lợi nhuận mẫu 02 Doanh thu bán hàng Giá vốn Lợi nhuận gộp Hàng bán Lợi nhuận hoạt động CP BH EBIT &QL LN trước thuế Lãi vay EBT LNST Thuế EAT
  8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC (Mẫu 03) Chỉ tiêu 2011 Doanh thu 3.000 Trừ : Tổng biến phí 2.200 = Số dư đảm phí 800 Trừ : Tổng định phí 516,2 = Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 283,8 Trừ : Lãi tiền vay (I) 88 = Lợi nhuận trước thuế (EBT) 195,8 Trừ : Thuế thu nhập doanh nghiệp 78,3 = Lợi nhuận sau thuế (EAT) 117,5
  9. • Sự hình thành lợi nhuận mẫu 03 Doanh thu bán hàng Tổng Số dư đảm phí biến phí Lợi nhuận hoạt động Tổng EBIT định phí LN trước thuế Lãi EBT vay LN sau thuế Thuế EAT
  10. Thành phần của chi phí SXKD Chi phí SX kinh doanh 2.716,2 Chi phí không tính Chi phí khấu hao khấu hao 100 2.616,2 Chi phí bán hàng Giá vốn hàng bán và quản lý 2.400 316,2 Tổng biến phí Tổng định phí 2.200 516,2
  11. • Sự hình lợi nhuận mẫu 04 Doanh thu bán hàng Giá vốn LN gộp HB LN LN CPBH & TC bán hàng QL LN LN thuần KD khác LN trước thuế LN sau thuế Thuế EAT
  12. 2 . Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo ( cuối năm, cuối quí) Bảng cân đối được xem như một bức ảnh chụp tình hình tài chính của doanh nghiệp
  13. Bảng cân đối kế toán công ty ABC 2011 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền 10 80 Nợ phải thu 375 315 Hàng tồn kho 615 415 Cộng tài sản lưu động 1.000 810 Giá trị tài sản cố định thuần 1.000 870 Tổng tài sản 2.000 1.680 Nợ và vốn chủ sở hữu Vay ngắn hạn 110 60 Phải trả nhà cung cấp 60 30 Phải trả khác 140 130 Cộng nợ ngắn hạn 310 220 Nợ dài hạn 750 580 Tổng nợ 1.060 800 Vốn góp của chủ sở hữu 130 130 Lợi nhuận giữ lại 810 750 Tổng vốn chủ sở hữu 940 880 Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 2.000 1.680
  14. • Bảng cân đối kế toán Tổng nợ và vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn ( lưu động) Vay ngắn hạn Tiền Phải trả nhà cung cấp Phải thu Phải trả CVN Hàng tồn kho Phải trả khác 310 1.000 Nợ dài hạn 750 Tài sản dài hạn ( cố định) Nhà xưởng, thiết bị Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn khác Vốn góp ban đầu Lợi nhuận giữ lại 1.000 940
  15. 2.1 Kết cấu bảng cân đối kế toán * Phần bên trái ( Tài sản) Phản ánh giá trị theo sổ sách toàn bộ tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời điểm báo cáo Tổng tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định 2.000 = 1.000 + 1.000
  16. * Phần bên trái ( Tài sản) Tài sản ngắn hạn ( Tài sản lưu động) Là đối tượng lao động và các hình thái tồn tại của nó trong chu kỳ kinh doanh, tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm : - Tiền và các khoản tương đương tiền - Nợ phải thu - Hàng tồn kho Tài sản lưu động là tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm
  17. • Tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động Tiền 10 Nợ phải thu Tài 375 sản ngắn Hang tồn kho hạn 615 1.000 TS ngắn hạn khác 0
  18. * Phần bên trái ( Tài sản) Tài sản dài hạn : Là những tài sản có thời gian sử dụng dài hơn một năm, tài sản dài hạn bao gồm : - Tài sản cố định hữu hình và vô hình - Bất động sản đầu tư - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - Tài sản dài hạn khác • Giá trị của tài sản cố định ( nhà xưởng và thiết bị) là giá trị còn lại trên sổ kế toán – Giá trị thuần
  19. • Tài sản dài hạn của doanh nghiệp Tài sản cố định Tài Bất động sản đầu tư sản dài Các khoản đầu tư TC hạn dài hạn Tài sản dài hạn khác
  20. * Phần bên phải ( nguồn vốn) Phản ánh các nguồn vốn doanh nghiệp đã sử dụng để hình thành nên tài sản ( trái quyền đối với tài sản) bao gồm hai loại : các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Các khoản nợ chia thành : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn - Nợ ngắn hạn : Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một năm, bao gồm : - Vay ngắn hạn - Phải trả nhà cung cấp - Nợ tích lũy - Phải trả khác
  21. * Phần bên phải ( nguồn vốn) - Nợ dài hạn: Là các khoản vay dài hạn và trái phiếu có thời hạn hoàn trả dài hơn một năm - Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận giữ lại, các quỹ doanh nghiệp hình thành từ lợi nhuận sau thuế Vốn góp của chủ sở hữu : Là số vốn do chủ sở hữu góp ban đầu và góp bổ sung trong quá trình hoạt động. Đối với công ty cổ phần vốn góp là số tiền cổ đông đã trả cho công ty khi mua cổ phiếu của công ty
  22. Nợ ngắn hạn 310 Nợ 1.060 Nợ dài hạn Nguồn 750 vốn dài Hạn Vốn chủ sở hữu 1.690 940
  23. • Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận giữ lại Là vốn chủ sở hữu được được tích tụ từ việc giữ lại một phần lợi nhuận sau thuế hàng năm thay vì chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức Các quĩ doanh nghiệp Bao gồm quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính và các quĩ khác được trích lập từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để sử dụng cho các mục đích nhất định.
  24. 2.1. Một số điểm lưu ý về bảng cân đối kế toán • Bảng cân đối được lập trên cơ sở số dư của các tài khoản kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán , do vậy có thể coi bảng cân đối chỉ là một bức ảnh chụp tình hình tài chính tại một thời điểm • Giá trị của tài sản phản ánh trên bảng cân đối là giá trị sổ sách có thể có sự khác biệt lớn so với giá trị thị trường • Nhiều tài sản vô hình chưa được định giá và phản ánh trên bảng cân đối kế toán : Như tài năng cú nhà quản trị, trình độ lành nghề của CVN
  25. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các khoản thu và các khoản chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được phân loại thành : • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
  26. Sơ đồ lưu chuyển tiền Tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động Tiền kinh doanh Tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động Tiền đầu tư Tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động Tiền tài chính
  27. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.1.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Là các khoản thu và chi bằng tiền liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đây là dòng tiền quan trọng nhất vì nó phản ánh khả năng tạo tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nhu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi cho chủ nợ, chia lợi nhuận cho chủ sở hữu và mở rộng đầu tư
  28. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.2.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Là các khoản thu và chi bằng tiền liên quan đến hoạt động xây dựng, mua sắm, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn của doanh nghiệp và các khoản thu chi bằng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính 3.3.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Là các khoản thu và chi bằng tiền liên quan đến hoạt động tài trợ như : vay dài hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,mua lại cổ phiếu và trái phiếu đang lưu hành, hoàn trái cho trái chủ, chi trả cổ tức cho cổ đông
  29. Chỉ tiêu 2010 Lợi nhuận sau thuế 117,5 Cộng : Khấu hao tài sản cố định 100 LC tiền KD trước thay đổi VLĐ ròng 217,5 Tăng các khoản phải trả nhà cung cấp 30 Tăng các khoản phải trả khác 10 Tăng hàng tồn kho (200) Tăng nợ phải thu (60) I. Lưu chuyể tiền ròng từ kinh doanh (2,5) Thay đổi TSCĐ thuần (130) Trừ khấu hao 100 II. Lưu chuyển tiền từ đầu tư (230) III. Lưu chuyển tiền từ tài chính 162,5 Cộng (70)
  30. • Nhận xét : • Name 211 lợi nhuận sau thuế của ABC là 117,5 tỷ, nhưng do ABC phải chi tiền để gia tăng hàng tồn kho và nợ phải thu nên tiền ròng từ kinh doanh âm 2,5 tỷ. Như vậy tiền tạo ra từ kinh doanh không đủ để trang trải chi phí bằng tiền cho hoạt động kinh doanh. • Tiền ròng từ đầu tư âm 230 tỷ. ABC đã chi tiền để mở rộng quy mô hoạt động • Do mở rộng quy mô đầu tư nhưng tiền từ hoạt động kinh doanh âm, ABC phải huy động tiền từ hoạt động tài trợ 162,5 tỷ. Nguồn tiền này không đủ chi cho đầu tư do vậy tiền của ACB giảm 70 tỷ so với đầu năm
  31. 4. Báo cáo lợi nhuận giữ lại • Báo cáo lợi nhuận giữ lại cho biết trong năm có bao nhiêu lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu thay vì chi trả cổ tức cho cổ đông • Chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối là lũy kế số lợi nhuận đã giữ lại tới thời điểm báo cáo. Ví dụ : trong năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty ABC là 117,5 triệu, trong đó chi trả cổ tức 57,5 triệu, giữ lại tăng vốn 60 triệu, do vậy chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối đã tăng từ 750 triệu ở thời điểm đầu năm lên 810 vào thời điểm cuối năm
  32. • Sự phân chia lợi nhuận công ty ABC Lợi nhuận sau thuế 117,5 Chia cổ tức Giữ lại tăng vốn 57,5 60 LN giữ + 60 Lợi nhuận giữ lại đầu năm lại cuối năm 750 810
  33. 5. Xử lý các số liệu trong báo cáo dành cho nhà đầu tư 5.1. Vốn lưu động 5.2. Vốn lưu động hoạt động ròng 5.3. Vốn lưu động ròng 5.4. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế 5.5. Dòng tiền tự do 5.6. Dòng tiền ròng 5.7. Giá trị thị trường gia tăng 5.8 .Giá trị kinh tế gia tăng
  34. 5.1 Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn, bao gồm : Tiền, chứng khoán thanh khoản cao, nợ phải thu và hàng tồn kho Tại công ty ABC : Vốn lưu động đầu năm 2011 là : 810 Vốn lưu động cuối năm 2011 là : 1.000
  35. 5.2.Vốn lưu động hoạt động ròng Net Operating working capital – NOWC • Vốn lưu động hoạt động ròng là vốn mà DN phải huy động từ nhà đầu tư ( chủ nợ và cổ đông) để tài trợ cho tài sản lưu động hoạt động. Đây là nguồn vốn phải trả phí ( lãi vay và cổ tức) • NOWC = TSLĐ hoạt động – Tổng nợ ngắn hạn không phải trả lãi ( các khoản phải trả không phải trả lãi)
  36. 5.2 Vốn lưu động hoạt động ròng - NOWC • TSLĐ hoạt động = TSLĐ – TSLĐ không hoạt động • TSLĐ không hoạt động gồm : tiền mặt dự trữ vượt quá mức cần thiết cho hoạt động KD như tiền mặt vượt mức do vừa huy động chưa sử dụng, tiền đang tích lũy để để dành cho các mục tiêu cụ thể như : đầu tư vào dự án hoặc mua lại DN khác • Để đơn giản ta cho toàn bộ TSLĐ có trên bảng cân đối là TSLĐ hoạt động
  37. 5.2. Vốn lưu động hoạt động ròng - NOWC • Tổng nợ ngắn hạn khộng phải trả lãi gồm các khoản sau : - Phải trả nhà cung cấp ( dư có TK 331) - Thu trước của KH ( dư có TK131) - Phải trả CNV ( dư có TK 134) -Thuế phải nộp nhà nước ( dư có TK 333) - Phải trả nội bộ ( dư có TK 336) - Phải trả ngắn hạn khác ( dư có TK 338) • Cách khác nợ ngắn hạn không phải trả lãi = Nợ ngắn hạn – vay ngắn hạn – nợ dài hạn tới hạn trả
  38. • 5.2. Vốn lưu động hoạt động ròng công ty ABC, năm 2011= 1000 – 200 =800 >0 Nợ ngắn hạn không phải trả lãi 200 Tài sản lưu động 1.000 Phải trả nhà cung cấp Phải trả ngắn hạn khác Vốn lưu động hoạt động ròng 800
  39. • Vốn lưu động hoạt động ròng =0. DN không phải huy động vốn từ các nhà đầu tư để tài trợ cho tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tài sản lưu Không phải trả động lãi
  40. • Vốn lưu động hoạt động ròng âm (<0) Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Không phải trả lãi
  41. • 5.3. Vốn lưu động ròng Net Working Capital – NWC Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, cho biết mức sử dụng nguồn vốn dài hạn ( ổn định) tài trợ cho tài sản ngắn hạn, do vậy nó phản ánh khả năng thanh toán trong ngắn hạn của DN NWC = Nợ dài hạn + Vốn chủ SH - TSDH Hoặc NWC = TSLĐ – Nợ ngắn hạn Chú ý : Nợ ngắn hạn trong công thức trên bao gồm cả nợ không trả lãi và phải trả lãi
  42. • Vốn lưu động ròng có thể dương, âm hoặc bằng 0. • Trường hợp NWC>0 Nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để đầu tư vào tài sản dài hạn mà còn dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
  43. • Sơ đồ vốn lưu động ròng >0 Ngu ồn Nợ ngắn hạn vốn 310 ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Vốn lưu động Nơ 1.000 ròng dài hạn 690 750 Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu 1.690 1.000 940 NWC = (750 + 940) - 1000 = 1.000 – 310 = 690
  44. • Trường hợp NWC <0 Nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
  45. • Sơ đồ vốn lưu động ròng <0 Nguồn Tài sản Nợ ngắn hạn vốn ngắn hạn ngắn hạn Vốn lưu động ròng Tài sản Nợ dài hạn Nguồn dài hạn vốn dài Vốn chủ sở hạn hữu
  46. 5.4. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế Net Operating Profit Aftex Tax - NOPAT NOPAT = EBIT . ( 1- T) Ý nghĩa : NOPAT là chỉ tiêu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính khác như : Dòng tiền tự do (FCF), dòng tiền hoạt động của dự án và giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
  47. 5.4. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế • Mối quan hệ giữa NOPAT và EAT Ta có : EAT = EBT. ( 1-T) = (EBIT - I).( 1-T) = EBIT.(1 -T) – l.(1-T) = NOPAT – Lãi vay đã khấu trừ thuế Hay NOPAT = EAT + Lãi vay đã khấu trừ thuế Như vậy: Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế là lợi nhuận để trả lãi vay (đã khấu trừ thuế) cho chủ nợ và trả lãi cho chủ sở hữu
  48. 5.4. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế • Mối quan hệ giữa NOPAT và EAT Khi doanh nghiệp không sử dụng nợ vay, lãi tiền vay trả cho chủ nợ = 0, do vậy : NOPAT = EAT + 0 = EAT Như vậy : Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế là lợi nhuận sau thuế khi doanh nghiệp không sử dụng nợ vay
  49. Thu nhập của chủ nợ và chủ sở hữu khi lãi vay được trừ sau khi tính thuế thu nhập Chỉ tiêu 2011 1.Doanh thu 3.000 2. CP sản xuất kinh doanh 2.716,2 3. EBIT 283,8 4. Thuế ( EBIT x 40%) 113,5 5. NOPAT ( 3- 4) 170,3 6. Lãi vay đã khấu trừ thuế của chủ nợ 52,8 7.Lợi nhuận của chủ sở hữu ( 5- 6) 117,5
  50. Thu nhập của chủ nợ và chủ sở hữu khi lãi vay được trừ trước khi tính thuế thu nhập Chỉ tiêu 2011 1. Doanh thu 3.000 2. Chi phí sản xuất kinh doanh 2.716,2 3. EBIT 283,8 4. Lãi vay của chủ nợ 88 5. Lợi nhuận trước thuế (EBT) 195,8 6. Thuế 78,3 7. Lợi nhuận của chủ sở hữu 117,5
  51. 5.4 Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế * Tác động của nợ vay tới NOPAT và EAT • NOPAT không phụ thuộc vào mức sử dụng nợ vay của DN, vì NOPAT được xác định căn cứ vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) • EAT phụ thuộc vào mức độ sử dụng nợ, nợ tăng EAT giảm và ngược lại
  52. • 5.5 Dòng tiền hoạt động (OCF) Dòng tiền hoạt động là tiền ròng từ kinh doanh được xác định với các giả định : • Thứ nhất: Không được trừ lãi vay vào doanh thu bằng tiền • Thứ hai: Doanh thu bằng tiền thu bán hàng. Doanh nghiệp không bán chịu và thu trước tiền của khách hàng, nếu có bán chịu và thu trước tiền thì không có thay đổi trong số dư nợ và có tài khoản 131 phải thu khách hàng
  53. • 5.5. Dòng tiền hoạt động (OCF) • Thứ 3. Tất cả các khoản chi phí hoạt động trong kỳ đều là các khoản chi bằng tiền trừ chi phí khấu hao • Thứ tư : Thuế phải nộp bằng tiền chi nộp thuế • OCF = Doanh thu bằng tiền – Chi phí bằng tiền ( CP không kể khấu hao) – Thuế phải nộp bằng tiền • Hay : OCF = EBIT. (1-T) + D
  54. • Dòng tiền hoạt động của ABC 2011 Doanh thu bằng tiền 3.000 Trừ CP không kể khấu hao 2.616,2 Trừ thuế 113,5 = OCF 270,3 Hay OCF = EBIT .(1-T) + D = = 283,8 x (1- 40%) + 100 = 270,3
  55. 5.6 .Dòng tiền tự do Free Cash Flow - FCF • Dòng tiền tự do là dòng tiền mà DN có thể sử dụng để thanh toán cho các nhà đầu tư ( chủ nợ và chủ sở hữu). Hay dòng tiền còn lại của dòng tiền hoạt động (OCF) sau khi đã chi tiền đầu tư vào TSDH ( TSCĐ) và chi cho vốn lưu động hoạt động ròng tăng thêm • FCF = OCF – Tiền chi đầu tư vào TSDH – Tiền chi cho VLĐ hoạt động ròng tăng thêm
  56. 5.6 .Dòng tiền tự do (FCF) Trong đó : * OCF = EBIT. ( 1- T ) + D = NOPAT + D * Tiền chi cho đầu tư TSDH = Thay đổi TSDH thuần + D * Tiền chi cho VLĐ hoạt động ròng tăng thêm = Thay đổi VLĐ hoạt động ròng (NOWC) Chú ý : FCF là dòng tiền được sử dụng để xác định giá trị DN, bằng cách chiết khấu dòng tiền này theo chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC). Do vậy đối với nhà đầu tư FCF quan trọng hơn EAT
  57. • Dòng tiền tự do của công ty ABC - OCF = 283,8 x(1-40%) + 100 = 270,3 - Tiền chi cho đầu tư vào TSDH (1.000 – 870 ) + 100 = 230 - Tiền chi vốn lưu động hoạt động ròng tăng thêm: 800 – 650 = 150 FCF = 270,3 – 230 – 150 = - 109,7
  58. 5.6. Dòng tiền ròng (NCF) Dòng tiền ròng là chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh với tổng số tiền đã chi cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, phản ánh mức thặng dư hay thâm hụt tiền từ hoạt động kinh doanh( ngân lưu ròng từ kinh doanh) Ví dụ : • Tổng số tiền thu từ HĐKD trong năm 300 • Tổng số tiền chi cho HĐKD trong năm là 250 Vậy : NCF = 300 -250 = 50
  59. 5.6 Dòng tiền ròng (NCF) Một cách đơn giản NCF được xác định bằng công thức: NCF = Lãi ròng + khấu hao = EAT + D Cách tính NCF như trên được thực hiện với các giả định : Thứ nhất Doanh thu bán hàng = Tiền thu bán hàng DN không bán chịu và thu trước tiền của khách hàng, nếu có bán chịu và thu trước tiền thì không có sự thay đổi trong số dư có tài khoản 331 và dư nợ tài khoản 131
  60. 5.6 Dòng tiền ròng (NCF) Thứ hai : Tất cả các khoản chi phí ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh đều là các khoản chi bằng tiền trừ chi phí khấu hao Thứ ba : Thuế phải nộp bằng tiền chi để nộp thuế Công ty ABC : NCFnăm 2011 = 117,5 + 100 = 217,5
  61. • 5.6. Dòng tiền ròng (NCF) Sự khác biệt giữa NCF và EAT • Về con số NCF lớn hơn EAT ở phần khấu hao • Về nội dung EAT là lợi nhuận ghi nhận theo phương pháp kế toán theo nghiệp vụ phát sinh, tức là ghi nhận thu nhập và chi phí khi chúng phát sinh chứ không phải khi thu tiền hay chi tiền. Do vậy có thể có lợi nhuận nhưng thâm hụt tiền ( mất khả năng thanh toán) • NCF là lợi nhuận bằng tiền ở đó các khoản thu phải thực thu bằng tiền, các khoản chi phải thực chi bằng tiền. Do vậy nó phản ánh khả năng tạo tiền của DN. Khả năng thanh toán của DN là tốt khi NCF> 0
  62. • 5.7 . Giá trị thị trường gia tăng Market Value Added – MVA Giá trị thị trường gia tăng là phần giá trị thị trường lớn hơn giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu MVA Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu – Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
  63. • 5.7 . Giá trị thị trường gia tăng Market Value Added – MVA Ví dụ : Công ty A không sừ dụng cổ phần ưu đãi, có tổng tài sản tính theo giá sổ sách là 100 tỷ đồng, được tài trợ bằng nợ vay 50 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành : 5.000.000 cp, giá thị trường hiện tại 25.000 đồng/ cp. Vậy : Giá thị trường của vốn chủ sở hữu là : 5.000.000 x 25.000 = 125 tỷ đồng Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là : 100 - 50 = 50 tỷ đồng MVA = 125 - 50 = 75 tỷ đồng
  64. • 5.8 Giá trị kinh tế gia tăng – lợi nhuận kinh tế • Economic Value Added – EVA EVA = NOPAT - Chi phí của vốn đầu tư Hay Tổng vốn EVA = EBIT ( 1- T) – hoạt động x WACC * do nhà đầu tư cung cấp
  65. • 5.8 Giá trị kinh tế gia tăng – lợi nhuận kinh tế • Economic Value Added – EVA Ý nghĩa Giá trị kinh tế gia tăng phản ánh giá trị tăng thêm mà nhà quản trị đã tạo ra cho cổ đông cao hơn tỷ lệ sinh lời đòi hỏi của họ, do vậy EVA đo lường chính xác hơn thành quả của nhà quản trị trong nỗ lực tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông
  66. • Ví dụ : Công ty A có tổng tài sản tính theo giá thị trường là 100 tỷ, được tài trợ bằng nợ vay 50 tỷ với chi phí trước thuế là 10%,bằng vốn cổ phần thường 50 tỷ với tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông là 14%. Năm 2011 lợi nhuận hoạt động của công ty là 20 tỷ đồng, thuế suất thu nhập 25%, ta có : WACC = 10%.(1-25%).0,5 + 14% .0,5 = 10,75% NOPAT = 20 x (1-25%) =15 Tổng vốn hoạt động do nhà đầu tư CC = 100 EVA = 15 – 100x 10,75% = 4,25 tỷ Như vậy nhà quản trị đã tạo ra cho cổ đông nhiều hơn 4,25 tỷ so với mức họ đòi hỏi