Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

pdf 36 trang vanle 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_chinh_doanh_nghiep_bai_8_nguon_tai_tro_cua_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

  1. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp BÀI 8: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu Hướng dẫn học • Cung cấp những kiến thức cơ bản tạo ra • Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm tầm nhìn trong việc xem xét sử dụng các nhìn tổng thể về nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn tài trợ của doanh nghiệp. trong nền kinh tế thị trường. • Trang bị những kiến thức chủ yếu về nội • Nắm vững khái niệm, nội dung, đặc điểm, những dung, đặc điểm, những điểm lợi và bất điểm lơi và bất lợi của từng công cụ tài chính lợi của các nguồn tài trợ đối với doanh trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. nghiệp trong nền kinh tế thị trường. • Trong quá trình học cần đưa ra các trường hợp giả định đồng thời liên hệ với thực tế, xem xét tác động của của việc sử dụng các nguồn tài trợ Nội dung đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp. • Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh • Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào nghiệp. giải các bài tập, từ đó quay trở lại củng cố • Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp. nhận thức về lý thuyết. • Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp. • Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo: • Những điểm lợi và bất lợi sử dụng o Chương 7, chương 8 – Giáo trình Tài nguồn tài trợ ngắn hạn. chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính. • Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, năm 2008. Thời lượng học o Chượng 19, chương 20, chương 22, chương • 8 tiết 25 – Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ biên TS Trần Ngọc Thơ. NXB Thống kê, năm 2007. v1.0 167
  2. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Công cụ tài chính Một trong những nội dung chủ yếu và chức năng riêng có của tài chính doanh nghiệp là huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hiện tại và cho sự tăng trưởng trong tương lai. Sự phát triển của thị trường tài chính đã tạo ra những công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi một công cụ tài chính bao giờ cũng ẩn chứa hai mặt: Mặt lợi và mặt bất lợi. Vì thế; cái hay, cái tinh tế của nhà quản trị tài chính giỏi chính là biết lựa chọn hay tạo ra những công cụ tài chính mà luật pháp cho phép để huy động vốn phù hợp với tình thế và có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời việc huy động vốn ngày hôm nay không làm cạn kiệt nguồn tài trợ trong tương lai của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài này sẽ giúp cho bạn trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có những công cụ hay những nguồn tài trợ chủ yếu nào? 2. Mỗi công cụ hay mỗi nguồn tài trợ có những điểm lợi và bất lợi gì khi sử dụng nó? Trên cơ sở xem xét những vấn đề đó có thể giúp cho bạn suy ngẫm cách sử dụng tốt hơn công cụ tài chính cho việc huy động vốn của doanh nghiệp. 168 v1.0
  3. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 8.1. Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và với chi phí sử dụng vốn ở mưc thấp. Dưới đây sẽ xem xét tổng quan nguồn vốn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường trong công tác quản lý thường xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp: 8.1.1. Nợ và vốn chủ sở hữu Dựa vào quan hệ sở hữu vốn có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ Tài sản Vốn chủ sở hữu • Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu trực tiếp đầu tư và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả • Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải nộp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 8.1.2. Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tài sản Nợ ngắn hạn lưu động Nguồn vốn tạm thời Tài sản Nợ dài hạn cố định Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên v1.0 169
  4. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp • Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn. Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng) của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tuỳ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp). Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau: Nguồn vốn lưu động Tổng nguồn vốn thường xuyên Giá trị tài sản dài = – thường xuyên của doanh nghiệp hạn Hoặc có thể xác định bằng công thức sau: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nợ trung và dài hạn Nguồn vốn thường xuyên của Tài sản dài hạn doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu Ví dụ: Theo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp H có số liệu sau: Đơn vị: triệu đồng Tài sản Số cuối kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A. Tài sản ngắn hạn 1.480 A. Nợ phải trả 2.000 I. Tiền 384 I. Nợ ngắn hạn 1.000 II. Các khoản phải thu 100 - Vay ngắn hạn 800 III. Hàng tồn kho 996 - Nợ phải trả người bán 200 B. Tài sản dài hạn 2.520 II. Nợ dài hạn 1.000 I. Tài sản cố định 2.520 B. Vốn chủ sở hữu 2.000 • Nguyên giá 2.800 I. Vốn chủ sở hữu 2.000 • Giá trị hao mòn luỹ kế (280) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - II. Đầu tư tài chính dài hạn - - Tổng cộng tài sản 4.000 Tổng cộng nguồn vốn 4.000 Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm N của Doanh nghiệp H 170 v1.0
  5. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Từ số liệu trên, có thể xác định: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = 1.480 – 1.000 = 480 triệu đồng của doanh nghiệp ở cuối năm N Hoặc = (2.000 + 1.000) – 2.520 = 480 triệu Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn. • Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một nă m) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh. 8.1.3. Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động. 8.1.3.1. Nguồn vốn bên trong Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. • Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm: o Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. o Khoản khấu hao tài sản cố định. o Các khoản nợ phải trả có tính chu kỳ. o Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ. • Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau: o Những điểm lợi: ƒ Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh. Sử dụng lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao được hình thành trên cơ sở trích khấu hao tài sản cố định, cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, các cơ hội đầu tư tăng trưởng. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là nguồn tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư mạo hiểm, các dự án có mức độ rủi ro cao như: phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới v1.0 171
  6. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do không phát sinh các chi phí quảng cáo, phí bảo lãnh phát hành chưng khoán ƒ Gữi được quyền kiểm soát doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn bằng cách tăng thêm các thành viên góp vốn mới, như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn liên doanh, hoặc tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới thì cũng đồng nghĩa với việc các chủ sở hữu hiện hừu của doanh nghiệp chấp nhận việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cho các thành viên mới. Điều này sẽ không xảy ra nếu như doanh nghiệp tự tài trợ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn bằng các nguồn vốn nội bộ. ƒ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn Việc sử dụng các nguồn vốn nội bộ để tài trợ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp có thể tránh được áp lực từ phía các chủ sở hữu các nguồn vốn do phải thanh toán đúng kỳ hạn (cả gốc và lãi). Điều này có ý nghĩa giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. o Những điểm hạn chế: Bên cạnh những ưu thế kể trên, việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cũng bộc lộ những hạn chế nhất định: ƒ Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao Việc sử dụng nguồn vốn bên trong không phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo kỳ hạn cố định, vì thế không tạo áp lực cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cân nhắc, tính toán hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư. Đây là nguyên nhân đáng kể dẫn đến hiệu quả sử dụng các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn bên trong thườingệ đạt h u quả không cao so với các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn huy động bên ngoài. ƒ Quy mô nguồn vốn huy động bị giới hạn. Nguồn vốn bên trong thường bị giới hạn ở một quy mô nhất định. Nguồn vốn bên trong cho tăng trưởng của doanh nghiệp chủ yếu là phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh doanh hàng nă m và chính sách phân chia, sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lợi nhuận sau thuế thường không lớn, vì thế nguồn vốn bên trong doanh nghiệp thường rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong quá trình hoạt động của mình. Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. 8.1.3.2. Nguồn vốn bên ngoài Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều công cụ tài chính và hình thức, phương pháp mới cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chonn huy động vốn từ bên ngoài. 172 v1.0
  7. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau: • Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân); • Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác; • Tín dụng thương mại của nhà cung cấp; • Thuê tài sản; • Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép). 8.2. Mô hình về nguồn tài trợ Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tài trợ hay nói cách khác doanh nghiệp phải có chiến lược trong việc tổ chức huy động nguồn vốn. Hiện nay, doanh nghiệp ở các nước có ba mô hình tài trợ chủ yếu. Mỗi mô hình tài trợ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình tài trợ thích hợp cho doanh nghiệp mình. 8.2.1. Mô hình tài trợ thứ nhất • Tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự biến động làm nảy sinh thêm nhu cầu về tài sản lưu động có tính chất tạm thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành bộ phận TSLĐ có tính chất tạm thời, các nguyên nhân chủ yếu là: o Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu trong tương lai tăng lên, do vậy doanh nghiệp đẩy mạnh việc mua vào vật tư, làm dự trữ tăng đột biến; từ đó, cần có nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải. o Nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạch, đòi hỏi phải tăng thêm hàng tồn kho • Nội dung mô hình tài trợ thứ nhất Với mô hình này: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên, một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn Thường xuyên TSCĐ 0 Thời gian v1.0 173
  8. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Sử dụng mô hình này làm cho tài chính của doanh nghiệp vững chắc hơn và giảm thiểu đựoc rủi ro tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều hơn khoản vay dài hạn và trung hạn, vì thế phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. 8.2.2. Mô hình tài trợ thứ hai Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn TSCĐ thường xuyên 0 Thời gian Với mô hình này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và giảm bớt được chi phí sử dụng vốn so với mô hình thứ nhất. Tuy nhiên, mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng nguồn vốn. Trong thực tế, doanh thu tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động, khi gặp khó khăn trong kinh doanh, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. 8.2.3. Mô hình tài trợ thứ ba Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời. Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn Thường xuyên TSCĐ 0 Thời gian Sử dụng mô hình này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng do sử dụng nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn. Mặt khác, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn. Tuy nhiên, với mô hình này đỏi hỏi doanh nghiệp phải có sự năng động hơn trong việc tổ chức nguồn vốn. Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng 2 mô hình trên. 174 v1.0
  9. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 8.3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp 8.3.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải trả, phải nộp nhưng đến kỳ hạn thanh toán như: • Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. • Tiền lương hay tiền công phải trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ. Doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả tiền cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, điều cần chú ý trong việc sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, tránh tình trạng nợ nần dây dưa. 8.3.2. Tín dụng của nhà cung cấp Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh việc mua chịu và bán chịu. Doanh nghiệp có thể mua chịu nguyên vật liệu hoặc hàng hóa của nhà cung cấp vật tư, hàng hoá. Khi đó, nhà cung cấp vật tư đã cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh nghiệp đã sử dụng một khoản tín dụng của nhà cung cấp để đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Một hợp đồng thương mại giữa nhà cung cấp vật tư với doanh nghiệp xác định hình thức thanh toán “2/10 net 30”. Điều đó có nghĩa là nhà cung cấp sẽ chiết khấu 2% trên giá trị của hóa đơn mua hàng nếu người mua (doanh nghiệp) trả tiền trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nếu quá thời hạn 10 ngày mà người mua chưa thanh toán thì được chịu, thời gian được chịu tối đa là 30 ngày và phải thanh toán 100% giá trị trên hóa đơn mua hàng. Nhìn hình thức bề ngoài, doanh nghiệp không phải trả tiền cho việc sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp. Tuy nhiên cần phải tính đến chi phi cơ hội của việc sử dụng khoản tín dụng này. Chi phí sử dụng tín dụng thương mại có thể được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ chiết khấu Chi phí sử dụng 360 thanh toán (%) tín dụng thương = × 1 – tỷ lệ chiết khấu Số ngày mua chịu – Thời gian được mại thanh toán (%) hưởng chiết khấu ⎛⎞⎛⎞2% 360 Với ví dụ trên, chi phí sử dụng tín dụng thương mại =×⎜⎟⎜⎟ =36,7% ⎝⎠⎝⎠12%−− 3010 Những điểm lợi của việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp: • Là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng giúp cho doanh nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu vốn mà chủ yếu là vốn lưu động. • Việc thực hiện khoản tín dụng này tương đối thuận lợi, nhất là đối với những doanh nghiệp đã có mối quan hệ thường xuyên, tín nhiệm với nhà cung cấp. Bất lợi chủ yếu của hình thức này là trong nhiều trường hợp sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp, doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn so với lãi suất vay vốn ngân hàng v1.0 175
  10. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp thương mại. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn ưa thích sử dụng tín dụng của nhà cung cấp, bởi lẽ nó dễ dàng được thực hiện hơn so với vay vốn của ngân hàng thương mại. 8.3.3. Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác Vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác là một nguồn tài trợ rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa là 12 tháng (≤ 1 năm). Thời hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất thoả thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước, quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng. Để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục và chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn. Sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác có những điểm lợi và hạn chế chủ yếu sau: • Ưu điểm: o Giúp doanh nghiệp giảm được những khó khăn do thiếu vốn đặc biệt là vốn lưu động. o Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng thường thấp hơn chi phí sử dụng các công cụ tài chính khác. o Tiền lãi vay vốn doanh nghiêp phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế. • Hạn chế: o Thủ tục vay vốn tương đối phức tạp. o Thông thường việc vay vốn của NHTM phải có tài sản thế chấp. o Tăng thêm nguy cơ rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp. 8.3.4. Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu là chứng chỉ có giá trị nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, thông thường muốn vay ngắn hạn cần thế chấp bằng khoản phải thu; nhưng thay vì việc dùng hình thức này để thế chấp, có thể sử dụng thương phiếu để chiết khấu trên thị trường tiền tệ. Doanh nghiệp có thể đem chiết khấu các hối phiếu xuất khẩu trả tiền trước và hối phiếu xuất khẩu có thời hạn tại bộ phận tái chuyển khoản thuộc Ngân hàng để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn. Nguồn vốn vay ngắn hạn này có mức chi phí thấp hơn hình thức vay ngắn hạn khác, vì mức lãi suất chiếu khấu thường thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại. Số tiền thu được khi đem các thương phiếu đi chiết khấu có thể được tính theo công thức sau: Vin× × MV=− 360 176 v1.0
  11. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Trong đó: M: Số tiền thu được khi đem thương phiếu đi chiết khấu. V: Là giá trị ghi trên thương phiếu (mệnh giá). i: Là lãi suất chiết khấu (tính theo năm). n: Số ngày chiết khấu. 8.3.5. Bán nợ Trong nền kinh tế thị trường hình thành cơ chế mua bán nợ. Với cơ chế đó cho phép doanh nghiệp có thể bán nợ phải thu từ khách hang bao hàm cả nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi cho tổ chức mua bán nợ. Tùy theo quy định của luật pháp ở mỗi nước, tổ chức mua bán nợ có thể là ngân hàng thươg mại hay công ty mua bán nợ. Tổ chức mua bán nợ và doanh nghiệp cần bán khoản nợ phải thu sẽ gặp gỡ thương lượng, thoả thuận giá mua, bán khoản nợ. Sau khi hai bên thống nhất giá mua, bán sẽ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Doanh nghiệp bán nợ thông báo cho khách nợ biết việc chuyển đổi chủ nợ. Bên mua nợ thanh toán trả tiền cho doanh nghiệp và có quyền thu hồi các khoản nợ tự khách nợ và chịu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu nợ. 8.3.6. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động tạm thời, như: các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng. 8.4. Những điểm lợi và bất lợi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn Trong các mô hình tổ chức nguồn tài trợ đã nêu ở phần trên, cho thấy các doanh nghiệp thường sử dụng các nguồn vốn tạm thời có tính chất ngắn hạn để đáp ứng phần lớn nhu cầu về vốn lưu động. Trong đó, một nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu mà các doanh nghiêp sử dụng để đáp ứng nhu cầu vế vốn lưu động là nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Do vậy, một vấn đề rât quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải đánh giá được những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau: • Những điểm lợi: o Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuân lợi hơn so với việc sử dụng tín dụng dại hạn. Vì thông thường, các điều kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác đưa ra đối với doanh nghiệp thường ít khắt khe hơn so với tín dụng dài hạn. o Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn. o Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt hơn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. • Những điểm bất lợi: o Doanh nghiệp phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn; bởi lẽ, lãi suất tín dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn. v1.0 177
  12. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp o Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn: Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời gian ngắn. Nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp luôn căng thẳng, nhất là đối với một số doanh nghiệp trong tình trạng sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. 8.5. Nguồn vốn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng, mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần phải bổ sung vốn đầu tư dài hạn vào các TSCĐ và tài sản lưu động thường xuyên. Theo phạm vi huy động, các nguồn tài trợ nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp được chia thành: Nguồn tài trợ bên trong (nguồn nội sinh) và nguồn tài trợ bên ngoài (ngoại sinh). 8.5.1. Nguồn tài trợ bên trong Nguồn vốn huy động bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, bao gồm: • Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư; • Khoản khấu hao tài sản cố định. Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác, như: tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dài hạn của mình. 8.5.2. Nguồn tài trợ bên ngoài 8.5.2.1. Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu. Việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Cổ phiếu là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông được hưởng những quyền lợi của công ty. Đối với Công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động của công ty. Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ có thể phân biệt cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi. • Đặc điểm cổ phiếu thường Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần. Thông thường, cổ đông thường – người sở hữu cổ phiếu thường của công ty cổ phần, được hưởng các quyền chủ yếu sau: 178 v1.0
  13. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp o Quyền trong quản lý và kiểm soát công ty: Tham dự Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền về các vấn đề quan trọng của công ty; mỗi cổ phần phổ thông có một quyền biểu quyết. o Quyền đối với tài sản của công ty: Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Khi công ty bị giải thể hoặc bị phá sản, cổ đông thường được quyền nhận một phần giá trị còn lại của công ty(nếu còn) sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi. o Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty phát hành bổ xung để huy động vốn, tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông mà cổ đông sở hữu trong công ty. o Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty, nhưng được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp theo quy định của luật pháp. Ngoài các quyền chủ yếu kể trên, cổ đông thường còn được hưởng các quyền khác, như quyền được xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán Các quyền của cổ đông phải được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty. Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, các cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải trong hoạt động của mình tương ứng với phần vốn góp. • Phương thức phát hành chứng khoán Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn mở rộng kinh doanh, Công ty cổ phần có thể lựa chọn phương pháp huy động tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra thu thêm tiền vốn. Việc phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động tăng tiền vốn: Thông thường ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, việc phát hành chứng khoán để huy động vốn được thực hiện theo hai phương thức: phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. o Phát hành riêng lẻ Phát hành riêng lẻ là phương thức phát hành trong đó, chứng khoán được bán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức) với những điều kiện hạn chế và không chào bán rộng rãi ra công chúng. Thủ tục phát hành riêng lẻ thường đơn giản hơn so với chào bán ra công chúng. Việc lựa chọn phương thức phát hành riêng lẻ chủ yếu là do công ty không đủ tiêu chuẩn để chào bán ra công chúng hay số lượng vốn cần huy động không lớn; phát hành riêng lẻ còn nhằm tăng cường mối quan hệ với các đối tác. o Chào bán ra công chúng Chào bán chứng khoán ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư: gồm cả các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp – với những điều kiện và thời gian như nhau. Chào bán ra công chúng thường áp dụng cho những đợt phát hành có lượng vốn huy động lớn. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự phối của pháp luật về chứng khoán. Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng phức tạp hơn nhiều so với phương thức phát hành riêng lẻ. v1.0 179
  14. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Phát hành cổ phiếu mới và dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hữu: Đây là cách phổ biến được các công ty cổ phần ở nhiều nước áp dụng khi quyết định tăng thêm vốn chủ sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông thường trong điều lệ của công ty cổ phần ở nhiều nước đều ghi rõ quyền này của cổ đông thường. Đối với công ty cổ phần đại chúng, việc dành quyền ưu tiên mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu (còn gọi là quyền mua cổ phần) khi công ty phát hành cổ phiều mới để tăng thêm tiền vốn cũng được coi là phát hành cổ phiếu ra công chúng. Quyền ưu tiên mua cổ phần là quyền của các cổ đông hiện hữu được mua cổ phần mới với giá bán ưu đãi. Quyền ưu tiên mua cổ phần được phân phối cho cổ đông hiện hữu tương ứng với tỷ lệ số cổ phần mà hiện họ đang sở hữu. và nó chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định (thường là khá ngắn) của đợt phát hành. Việc áp dụng quyền ưu tiên mua cho cổ đông là nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông hiện hữu. Điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm sau: ƒ Một là, bảo vệ quyên kiểm soát của cổ đông hiện hữu đối với công ty. Việc dành quyền ưu tiên mua nhằm giúp họ duy trì và giữ vững tỷ lệ quyền sở hữu hiện hành trong công ty. ƒ Hai là, giúp cho cổ đông tránh được sự thiệt hại do sự sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường khi công ty phát hành cổ phiếu mới. Thông thường khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn kinh doanh sẽ xảy ra hiện tượng loãng giá cổ phiếu. Khi quyết định dành quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới phát hành cho các cổ đông hiện hành, công ty sẽ thông báo số quyền được mua một cổ phần mới, giá bán và thời hạn đăng ký mua. Giá bán cổ phiếu mới theo quyền ưu tiên mua cho cổ đông là giá bán được xác định thấp hơn giá cổ phiếu hiện hành của công ty. Thời hạn đăng ký mua được xác định trong một khoảng thời gian nhất định của đợt phát hành. Trong thời hạn đó, cổ đông có thể sử dụng quyền ưu tiên mua để mua thêm cổ phiếu mới, hay nhượng bán quyền đó cho người khác hoặc không sử dụng quyền. Hết thời hạn quy định thì quyền mua sẽ không còn giá trị. Trên cơ sở số lượng vốn cần huy động và giá bán ưu đãi cổ phiếu mới dành quyền mua cho cổ đông (còn gọi là giá ghi bán), công ty xác định số cổ phiếu mới cần phát hành và số quyền mua cần thiết để mua một cổ phiếu mới. Số lượng cổ phiếu mới cần phát hành có thể xác định theo công thức sau: Số lượng cổ phiếu Số vốn cần huy động = cần phát hành Giá bán một cổ phiếu Mỗi cổ phiếu đang lưu hành sẽ có một quyền mua. Như vậy, số quyền mua cần thiết để được mua một cổ phần mới được xác định theo công thức sau: Số quyền mua cần thiết để Số cổ phiếu đang lưu hành = được mua một cổ phiếu mới Số cổ phiếu mới dự kiến phát hành Như trên đã nêu, cổ đông hiện hữu được quyền mua cổ phiếu mới với giá ưu đãi thấp hơn so với giá thị trường cổ phiếu hiện hành, cổ đông có thể nhượng bán quyền này cho người khác. Có thể xác định được giá trị một quyền mua (về mặt lý thuyết) bằng các công thưc ở phần dưới đây: 180 v1.0
  15. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Ví dụ: công ty cổ phần Hồng Hà hiện có 1.000.000 cổ phiếu đang lưu hành, giá một cổ phiếu của công ty trên thị trường hiện tại là 50.000 đồng. Công ty dự kiến huy động thêm số vốn đầu tư là 4.000 triệu đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu với giá ghi bán 20.000 đồng/cổ phần. Như vậy: Số cổ phiếu cần phát hành: 4.000 triệu/20.000 = 200.000 cổ phần. Số quyền mua để được mua 1 cổ phần mới: 1.000.000/ 200.000 = 5 quyền mua. Xét về mặt lý thuyết, giá trị thị trường một cổ phiếu sau khi Công ty phát hành cổ phiếu mới sẽ là: Tổng giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi Giá cổ phiếu sau khi phát hành bổ sung = Phát hành (theo lý Tổng số cổ phiếu lưu hành sau thuyết) phát hành bổ sung Đối với công ty Hồng Hà: Giá cổ phiếu sau khi Phát hành (theo lý thuyết) là: (1.000.000 × 50.000) + (200.000 × 20.000) = 45.000 đồng/cổ phiếu 1.000.000 + 200.000 Có thể nhận thấy, sau khi công ty thực hiện phát hành cổ phiếu mới, nếu muốn đầu tư vào công ty, nhà đầu tư phải bỏ ra 45.000 đồng để mua một cổ phiếu. Trong khi đó, cổ đông hiện hữu cứ có 3 quyền mua sẽ được mua một cổ phiếu mới với giá là 20.000 đồng. So với giá thị trường sau khi phát hành thì có số chênh lệch là: 45.000 – 20.000 = 25.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá trị chênh lệch giữa giá thị trường theo lý thuyết sau khi phát hành và giá mua cổ phiếu với quyền ưu tiên mua chính là giá trị của số chứng quyền cần thiết để được mua một cổ phiếu mới. Do đó, giá trị lý thuyết của một quyền mua ở đây là: 25.000 = 5.000 đồng 5 Từ ví dụ trên, có thể xác lập công thức tổng quát tính giá trị lý thuyết một quyền mua: Giá cổ phiếu sau Giá bán ưu đãi Giá trị lý – khi phát hành cổ phiếu mới một cổ phiếu thuyết một = quyền mua Số quyền mua cần thiết Hoặc có thể viết dưới dạng: Pe – Pu R = N (1) Trong đó: R: Giá trị lý thuyết của một quyền mua. Pe: Giá thị trường của 1cổ phiếu (xét về lý thuyết) sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu mới. Pu: Giá bán ưu đãi một cổ phiếu mới. cho cổ đông hiện hữu. Po: Giá thị trường 1 cổ phiếu trước khi phát hành bổ sung cổ phiếu mới dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông. N: Số quyền mua cần thiết (hoặc số cổ phiếu cũ cần thiết để được mua một cổ phiếu mới). v1.0 181
  16. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Từ ví dụ trên cũng cho thấy: Sau khi phát hành cổ phiếu mới, về mặt lý thuyết giá cổ phiếu của công ty đã giảm là: 50.000 – 45.000 = 5.000 đồng; tuy nhiên, cổ đông hiện hữu của công ty không bị thiệt hại về quyền lợi vì cổ đông đã được hưởng quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới. Giá trị một quyền mua bằng 5.000 đồng, đúng bằng số chênh lệch giữa giá cổ phiếu trước và sau khi phát hành cổ phiếu mới. Do vậy, có thể rút ra: R = P0 – Pe (2.1) ⇒ Pe = P0 - R (2.2) Thay (2.2) vào (1) ta có: (Po – R) – Pu R = N PP0u− ⇒ R×N = (P0 – R) – Pu ⇒ R × (N + 1) = P0 – Pu ⇒ R = N1+ Đối với Công ty cổ phần, việc tăng vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc phát hành cổ phiếu mới và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành có những điểm lợi chủ yếu sau: ƒ Một là: Công ty có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh, nhưng các cổ đông hiện hữu vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với công ty và bảo vệ được các quyền lợi kinh tế của cổ đông. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các công ty nhỏ và công ty mới thành lập. ƒ Hai là: Việc huy động tăng vốn kinh doanh được thực hiện tương đối dễ dàng. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt, các cổ đông hiện hữu dễ dàng chấp nhận bỏ tiền mua thêm cổ phần mới, tăng vốn đầu tư vào công ty. ƒ Ba là: Tiết kiệm chi phí phát hành cổ phiếu thường, do công ty không cần bỏ ra chi phí quảng cáo. Mặt khác, theo phương pháp này, công ty có thể tự phát hành, hoặc phát hành thông qua đại lý với chi phí hoa hồng ở mức thấp. ƒ Bốn là: Giúp công ty tránh được áp lực của cổ đông do sự loãng giá cổ phiếu khi phát hành thêm cổ phiếu mới. Bên cạnh những điểm lợi kể trên, phương pháp huy động tăng vốn này cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Do cổ phiếu mới phát hành chủ yếu được phân phối trong phạm vi các cổ đông hiện hữu của công ty; vì vậy, việc phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn này ít làm tăng tính hoán tệ của cổ phiếu công ty. Mặt khác, với việc bán cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi làm cho lượng vốn có thể huy động được là thấp hơn so với hình thức chào bán rộng rãi ra công chúng. o Chào bán rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng Để huy động tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể lựa chọn phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng. Việc huy động vốn theo phương pháp này có những điểm lợi chủ yếu sau: ƒ Tăng được vốn đầu tư dài hạn, nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay: Khi công ty huy động vốn theo cách này để mở rộng kinh doanh nếu như thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ, thì công ty có thể tuyên bố tạm thời không trả cổ tức cho các cổ đông thường cho đến khi công ty thu được lợi nhuận và có khả năng trả lợi tức cổ phần. Điều này giúp công ty giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hoặc bị phá sản. 182 v1.0
  17. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Không phải lo hoàn trả vốn gốc: Cổ phiếu là loại chứng khoán không có thời hạn hoàn trả. Do vậy, huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng “nợ nần” như sử dụng vốn vay. ƒ Làm tăng thêm vốn chủ sở hữu và tăng thêm khả năng vay vốn của công ty trong tương lai: Huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu bán ra công chúng sẽ làm tăng thêm vốn chủ sở hữu, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó làm tăng thêm khả năng vay vốn của công ty trong tương lai, thêm vào đó cũng làm tăng hệ số tín nhiệm cho công ty. Nếu công ty có triển vọng tốt thì cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu: Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tư bởi hứa hẹn có mức lợi tức (không bị giới hạn) cao hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác, đối với nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra rào chắn chống đỡ lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi vì, cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu trong công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào một lượng tài sản thực trong công ty. Do vậy, thông thường trong thời kỳ lạm phát thì cổ phiếu thường không bị mất giá như trái phiếu. Bên cạnh những lợi thế kể trên, việc phát hành rộng rãi cổ phiếu thường ra công chúng để huy động tăng vốn kinh doanh cũng có thể đưa lại cho công ty những điểm bất lợi sau: ƒ Một là, việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát công ty, cũng như phải san sẻ số thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hữu. Vì vậy, các công ty mới thành lập, hoặc các công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho người khác. ƒ Hai là, việc phát hành thêm cổ phiếu rộng rãi ra công chúng sẽ làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành, do vậy, sẽ dẫn đến hiện tượng “loãng giá” cổ phiếu của công ty và nếu như việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, sẽ càng làm cho giá cổ phiếu của công ty bị sụt giảm mạnh hơn. ƒ Ba là, chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Sở dĩ như vậy, là do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Để thực hiện thành công đợt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn; từ đó, các chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn. ƒ Bốn là, theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước, lợi tức cổ phần hay cổ tức không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó, lợi tức trái phiếu hay lãi tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu. Chính vì vậy, để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, công ty cần xem xét các điểm lợi và bất lợi đồng thời cân nhắc thêm các yếu tố khác. v1.0 183
  18. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 8.5.2.2. Cổ phiếu ưu đãi • Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, ngày nay ở nhiều nước các công ty cổ phần phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau. Tuy nhiên, loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức, loại cổ phiếu này có các đặc trưng chủ yếu sau: o Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý Công ty Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản cổ tức cố định và đã được xác định trước, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi còn được nhận cổ tức trước các cổ đông thường. Ngoài ra, khi công ty bị thanh lý hoặc giải thể thì cổ đông ưu đãi được thanh toán trước các cổ đông thường. o Sự tích luỹ cổ tức Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích luỹ. Điều đó có nghĩa là, nếu trong một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể tuyên bố hoãn trả cổ tức cổ phần ưu đãi. Số cổ tức đó được tích luỹ lại, tức là được cộng dồn lại và chuyển sang kỳ kế tiếp. Số cổ tức này phải được trả cho cổ đông ưu đãi trước khi công ty tuyên bố trả cổ tức cho các cổ đông thường. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho các cổ đông ưu đãi. o Không được hưởng quyền biểu quyết Khác với cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như không có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý Công ty. Với các đặc trưng nêu trên, cổ phiếu ưu đãi cổ tức (cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết) được coi như là một loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Nói cách khác, cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai ghép hay lưỡng tính, nó vừa mang một số đặc điểm của cổ phiếu thường, vừa có một số đặc trưng của trái phiếu. o Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống cổ phiếu thường là: ƒ Cùng thể hiện quyền sở hữu đối với Công ty. ƒ Không có thời hạn thanh toán vốn gốc. ƒ Lợi tức cổ phần ưu đãi không được giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. ƒ Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc không thu được lợi nhuận thì có thể hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi mà không bị đe doạ bởi nguy cơ phá sản. o Những đặc trưng giống trái phiếu là: ƒ Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trả theo một mức cố định. Khi Công ty thu được lợi nhuận cao thì cổ đông ưu đãi không được tham dự vào việc phân chia phần lợi nhuận cao đó. Ngược lại, nếu công ty kinh doanh sút kém thì Công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán lợi tức cho cổ đông ưu đãi, tuy nhiên Công ty có thể hoãn trả vào kỳ tiếp theo. ƒ Về cơ bản, cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết. 184 v1.0
  19. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp • Những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là một công cụ của công ty cổ phần trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. o Việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của Công ty có những điểm lợi chủ yếu sau: ƒ Không bắt buộc phải trả cổ tức đúng hạn Một lợi thế quan trọng của cổ phần ưu đãi đối với Công ty phát hành là ở chỗ mặc dù phải trả lợi tức cố định, nhưng khác với trái phiếu, Công ty phát hành không nhất thiết phải trả đúng hạn hàng năm mà có thể hoãn trả sang kỳ sau. Điều này giúp Công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, công ty không có khả năng trả cổ tức đúng hạn. ƒ Có khả năng làm gia tăng thu nhập trên 1cổ phần (EPS) Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi có khả năng gia tăng thu nhập trên một cổ phần, bởi lẽ khi công ty có triển vọng thu được lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh, do cổ đông thường không phải chia sẻ phần lợi nhuận cao cho các cổ đông ưu đãi, công ty chỉ phải trả cho cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức cố định. ƒ Giúp công ty tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát cho các cổ đông mới Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi mặc dù dẫn tới việc tăng thêm các cổ đông, song do các cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết, vì vậy các cổ đông thường hiện hữu của công ty không bị chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho các cổ đông mới. ƒ Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm cố tài sản. Mặt khác, do cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả, và không bắt buộc phải lập quỹ thanh toán; do vậy việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất mềm dẻo và linh hoạt hơn trái phiếu. o Bên cạnh những điểm lợi kể trên, việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi cũng có những điểm bất lợi sau đây đối với công ty phát hành: ƒ Cổ tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu ƒ So với trái phiếu, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi thường cao hơn, do mức độ rủi ro đối với người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với người đầu tư vào trái phiếu. ƒ Cổ tức cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiêp. Giống như đối với cổ phiếu thường, cổ tức cổ phiếu ưu đãi cũng không được trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu. Trên đây là những mặt lợi và bất lợi khi sử dụng cổ phiếu ưu đãi để đáp ứng nhu cầu tăng vốn. Những điểm này đã đòi hỏi các công ty cần phải cân nhắc kỹ khi đi đến quyết định sử dụng cổ phiếu ưu đãi. Do tính chất lưỡng tính của cổ phiếu ưu đãi nên nhìn chung, việc sử dụng cổ phiế u ưu đãi để tăng vốn tỏ ra thích hợp hơn trong tình thế của công ty cho thấy sử dụng cổ phiếu thường hoặc sử dụng trái phiếu đều đưa lại những điểm bất lợi đối với công ty. Tình v1.0 185
  20. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp thế đó thường là khi công ty có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn ở mức cao, nhưng công ty đã có hệ số nợ khá cao, đồng thời công ty vẫn rất coi trọng việc giữ nguyên quyền kiểm soát công ty. 8.5.2.3. Vay dài hạn • Trái phiếu doanh nghiệp o Những đặc trưng và các loại trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu. Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành và với tư cách là người đi vay. Thông qua việc sử dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn. Người mua trái phiếu là người cho vay còn gọi là trái chủ. Xét trên góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng cổ phiếu và trái phiếu đều là công cụ tài chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn qua thị trường. Tuy vậy, chúng có những điểm khác nhau cơ bản như sau: Tiêu thức so Cổ phiếu Trái phiếu sánh Là chứng khoán vốn; phát hành Là chứng khoán nợ, phát hành trái Về tính chất cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở phiếu làm tăng nợ vay trung và dài hữu. hạn. Luôn có kỳ hạn thanh toán và được Về thời hạn Không có kỳ hạn rút vốn gốc. xác định trước. Phụ thuộc kết quả hoạt động của Thường cố định, không phụ thuộc Về lợi tức Công ty. kết quả hoạt động của Công ty. Quyền và trách • Cổ đông là chủ sở hữu công ty. • Trái chủ là chủ nợ của Công ty. nhiệm của người • Có quyền tham gia quản lý. • Không có quyền tham gia quản lý. sở hữu chứng • Phải gánh chịu mọi rủi ro của • Về cơ bản không phải gánh chịu khoán công ty trong phạm vi vốn góp. rủi ro của Công ty. Ở Việt Nam theo quy định của luật pháp hiện hành, chỉ có các loại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn vay. Các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn qua thị trường. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại, thông thường có thể phân biệt các loại trái phiếu theo các tiêu thức chủ yếu sau đây: ƒ Dựa vào hình thức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu ghi tên (hay trái phiếu hữu danh) và trái phiếu không ghi tên (trái phiếu vô danh). ƒ Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất biến đổi. 186 v1.0
  21. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành có thể phân biệt trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm. ƒ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu thông thường, trái phiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu kèm chứng quyền ƒ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu có thể chia trái phiếu của doanh nghiệp thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm. o Những điểm lợi và bất lợi của tài trợ bằng trái phiếu doanh nghiệp Những điểm lợi: Trong nền kinh tế thị trường, trái phiếu là công cụ rất quan trọng cho phép doanh nghiệp chủ động huy động vốn vay qua thị trường. Xét trên góc độ của doanh nghiệp, sử dụng trái phiếu (loại có lãi suất cố định) để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn có những điểm lợi cơ bản sau: ƒ Lợi tức trái phiếu được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Khi công ty sử dụng trái phiếu hay sử dụng vốn vay nói chung, lãi tiền vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Như vậy, công ty phải nộp thuế thu nhập ít hơn so với trường hợp sử dụng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu như huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Đây là một lợi ích chủ yếu của việc sử dụng vốn vay. Khoản thuế thu nhập công ty phải nộp ít hơn đó được các nhà kinh tế gọi là khoản tiết kiệm thuế hay “lá chắn thuế của lãi vay”. ƒ Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Lợi tức trái phiếu thường được xác định trước và thường thấp hơn lợi tức cổ phiếu ưu đãi. Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận cao thì việc sử dụng trái phiếu để huy động vốn sẽ sẽ làm gia tăng tỷ suất l ợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các trái chủ. ƒ Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; vì vậy, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. ƒ Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ. Là chủ nợ của doanh nghiệp, vì vậy trái chủ không có quyền biểu quyết. Do vậy, việc phát hành trái phiếu để huy động tăng vốn không ảnh hưởng tới quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hiện hành. ƒ Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách linh hoạt. Khi hoạt động kinh doanh có triển vọng tốt, doanh nghiệp có thể tăng huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường và gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn (nếu doanh nghiệp phát hành loai trái phiếu có thể mua lại). Vì vậy, trái phiếu được doanh nghiệp sử dụng linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. v1.0 187
  22. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Những điểm bất lợi: ƒ Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn Sử dụng trái phiếu buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lợi tức cố định và đúng kỳ hạn cho các trái chủ. Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp không có đủ nguồn tài chính để trang trải lợi tức trái phiếu. ƒ Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp Phát hành trái phiếu chính là huy động thêm vốn vay qua thị trường. Do vậy, việc tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu sẽ làm tăng hệ số nợ và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Điều này một mặt có thể nâng cao thu nhập của chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, cũng làm tăng nguy cơ rủi ro, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. ƒ Phải hoàn trả nợ gốc đúng kỳ hạn Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn, do vậy doanh nghiệp buộc phải lo việc hoàn trả nợ tiền vay đúng kỳ hạn. Nếu một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản. ƒ Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài Tác động của việc sử dụng nợ dưới hình thức trái phiếu tới doanh nghiệp mang tính 2 mặt. Một mặt, nếu sử dụng có hiệu quả, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; mặt khác, nếu sử dụng không hiệu quả nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp tăng vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng kinh doanh, nhưng nếu việc đầu tư của doanh nghiệp không đúng hướng, hoặc trong bối cảnh thị trường có sự biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì việc phải hoàn trả lợi tức và một số nợ lớn trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp. ƒ Việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định Các doanh nghiệp không thể để hệ số nợ vượt quá xa mức thông thường của các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh (hệ số nợ trung bình của ngành) – đó là giới hạn an toàn về mặt tài chính mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong tổ chức nguồn vốn của mình. Do đó, hệ số nợ chính là yếu tố đặt giới hạn cho khả năng vay nợ nói chung, cũng như việc sử dụng trái phiếu nói riêng của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn, ngoài việc xem xét những điểm lợi và bất lợi còn cần cân nhắc thêm các nhân tố khác như: mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp, sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai, yêu cầu giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại 188 v1.0
  23. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp • Vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính – tín dụng khác Vay dài hạn là một thoả ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay và người cho vay (thường là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính ) theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định. Tùy theo quy định của mỗi nước thì quy định về thời gian đáo hạn của các khoản vay dài hạn cũng khác nhau. Thông thường người ta quy định các khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên được tính là vay trung và dài hạn. Lợi thế của vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là chi phí tài trợ thấp và tính linh hoạt cao hơn. Khi vay tiền, người vay thường thương lượng trực tiếp với nhà tài trợ, do đó chỉ phải chịu một khoản chi phí nhỏ cho các thủ tục tài trợ. Việc sử dụng vốn vay dài hạn của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính – tín dụng khác cũng có những điểm lợi và bất lợi tương tự như vay vốn bằng phát hành trái phiếu, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt. o Vay vốn của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác là vay vốn của trung gian tài chính. Phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác trong việc sử dụng vốn vay. o Việc huy động nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại chỉ có giới hạn nhất định. 8.5.2.4. Thuê tài chính • Thuê hoạt động và thuê tài chính Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên: Người thuê và người cho thuê; trong đó: Người thuê được quyền sử dụng tài sản trong 1 thời gian nhất định và phải trả cho người cho thuê 1 số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thoả thuận của hai bên theo kì hạn định trước. Thuê tài sản có 2 phương thức chủ yếu là thuê hoạt động (hay thuê vận hành) và thuê tài chính. o Thuê hoạt động Thuê vận hành hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Những đặc trưng chủ yếu của hình thức thuê hoạt động là: ƒ Thời hạn thuê ngắn: Thời gian thuê vận hành là rất ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích (tuổi thọ kinh tế) của tài sản. ƒ Người cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê. Tuy nhiên, người cho thuê được hưởng tiền cho thuê và những quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại. ƒ Trong hợp đồng thuê thường có điều khoản người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng: người đi thuê có thể hủy ngang hợp đồng bằng một thông báo ngắn gửi người cho thuê về việc chấm dứt hợp đồng thuê, trả lại tài sản trước ngày hết thời hạn hợp đồng. ƒ Số tiền thuê mỗi lần thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thuê. v1.0 189
  24. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Thuê vận hành là phương thức được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế – xã hội và hoạt động kinh doanh o Thuê tài chính: Thuê tài chính (còn gọi là thuê vốn) là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tuỳ theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. • Tiêu chuẩn làm cơ sở phân loại, phân biệt các hợp đồng thuê tài chính Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC) đã đưa ra 4 tiêu chuẩn làm cơ sở chung để phân loại và nhận biết các hợp đồng thuê tài chính: o Quyền sở hữu tài sản thuê có được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng không? Nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính. o Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng không? Nếu có là giao dịch thuê tài chính. o Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản? nếu thoả mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính. o Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả có bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản ở thời điểm ký kết hợp đồng? Nếu có là giao dịch thuê tài chính. Tất cả mọi giao dịch thuê tài sản nếu thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn đã nêu thuê tài chính. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại của IASC, mỗi quốc gia đều có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết thuê tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình. Ở Việt Nam, ngày 9/10/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 64/1995/NĐ-CP về Quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Ngày 2/5/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về Tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính thay thế Nghị định 64. Ngày 19/5/2005 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 65/2005/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16. Theo các quy định hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong các điều kiện sau: ƒ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. ƒ Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. ƒ Thời hạn cho thuê của tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. ƒ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. 190 v1.0
  25. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp • Những khác biệt cơ bản của thuê tài chính so với thuê vận hành ở những điểm chủ yếu sau: o Thứ nhất, thời hạn thuê dài. Tuỳ theo quy định cụ thể của mỗi nước mà mức thời gian thuê tài chính là khác nhau; nhưng nói chung, thời gian thuê thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Ví dụ: ở Mỹ quy định thời hạn thuê tối thiểu là 75% vòng đời của tài sản. Nhật Bản quy định đối với tài sản có thời gian sử dụng dưới 10 năm thì thời gian thuê tối thiểu là 70%, với tài sản có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời gian thuê từ 60% thời gian hữu dụng của tài sản trở lên. Ở Việt Nam, hiện nay theo Nghị định 65/2005/NĐ-CP quy định thời gian thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. o Thứ hai, người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành tài sản thuê trong thời gian thuê. Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động thuê tài sản, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người cho thuê. Tuy nhiên, các chi phí bảo trì vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro thường do người thuê chịu. o Thứ ba, người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn (trừ trường hợp bất khả kháng). o Thứ tư, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển giao quyền sở hữu, mua lại, hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê. o Thứ năm, tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ bù đắp giá gốc của tài sản. Luật của Mỹ, Anh, Nhật Bản quy định: giá trị hiện tại của số tiền thuê tối thiểu bằng 90% giá trị ban đầu của tài sản thuê. Việt Nam quy định tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của kho ản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là giá chưa có thuế giá trị gia tăng (kể cả trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khrấu t ừ và trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp). Thông thường, trong khoản tiền thuê mà người thuê trả cho người cho thuê theo định kỳ bao gồm tiền vốn gốc, tiền lãi tín dụng, chi phí quản lý và phần lợi nhuận hợp lý. Do vậy, nếu xét theo góc độ người thuê thì thuê tài chính là một hình thức vay trung hạn hoặc dài hạn; còn theo góc độ người cho thuê, thì đây là hình thức tài trợ tín dụng. • Các hình thức chủ yếu giao dịch thuê tài chính: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức giao dịch thuê tài chính cũng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. o Thuê tài chính với sự tham gia của ba bên: Nội dung của hình thức giao dịch này thể hiện như sau: ƒ Người thuê chủ động lựa chọn máy móc, thiết bị cần sử dụng và thương lượng về giá cả với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thiết bị, tiếp đó bên thuê tiến hành thương lượng, ký hợp đồng thuê tài sản với người cho thuê (công ty cho thuê tài chính). v1.0 191
  26. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Người cho thuê (thường là các công ty cho thuê tài chính) thông báo với nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối) mua tài sản mà người thuê đã chọn và yêu cầu chuyển giao tài sản cho người thuê, ƒ Nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối) bàn giao máy móc thiết bị cho người thuê đồng thời yêu cầu người cho thuê thanh toán tiền mua thiết bị. ƒ Người cho thuê tài sản thanh toán trả tiền mua tài sản cho nhà sản xuất hay cung ứng tài sản. ƒ Định kỳ người thuê trả tiền thuê cho người cho thuê. ƒ Hết hạn thuê theo hợp đồng, người cho thuê làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người thuê hoặc bán lại tài sản cho bên thuê theo sự thoả thuận trên hợp đồng. o Bán và tái thuê (Sale and Lease back): Bán và tái thuê là một hình thức đặc biệt của phương thức thuê tài chính. Bán và tái thuê có thể áp dụng với tài sản cố định là bất động sản như đất đai, nhà cửa hoặc là động sản như máy móc, thiết bị. Đó là hình thức thuê trong đó: Người thuê bán tài sản của chính mình cho người cho thuê (thường là công ty cho thuê tài chính), đồng thời ký luôn hợp đồng thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Các nghiệp vụ diễn ra trong hình thức bán và tái thuê bao gồm: ƒ Người thuê thương lượng bán tài sản của mình cho người cho thuê (công ty cho thuê tài chính). Khi thỏa thuận được chấp nhận, quyền sở hữu tài sản về mặt pháp lý được chuyển giao cho người mua (công ty cho thuê tài chính) và người mua thanh toán trả tiền mua tài sản cho người bán theo giá đã thoả thuận. ƒ Người thuê ngay lập tức ký hợp đồng thuê lại tài sản vừa bán với người cho thuê. Khi hợp đồng được ký kết, người đi thuê nhận lại quyền sử dụng tài sản vừa bán. ƒ Định kỳ, người thuê trả tiền thuê cho bên cho thuê. ƒ Hết hạn thuê theo hợp đồng, người cho thuê làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người thuê hoặc bán lại tài sản cho bên thuê theo sự thoả thuận trên hợp đồng. Ngoài hai hình thức cơ bản nói trên, phương thức thuê tài chính còn phát triển với nhiều hình thức biến thể khác như: Thuê mua giáp lưng (Under lease), thuê mua trả góp (Hire Purchase or Lease Purchase). Ngoài các hình thức thuê tài chính có tính chất tương đối phổ biến kể trên, ở một số quốc gia còn sử dụng một số hình thức khác như thuê mua bắc cầu, thuê mua hợp tác • Những điểm lợi và bất lợi sử dụng thuê tài chính. o Những điểm lợi: Doanh nghiệp sử dụng thuê tài chính có những điểm lợi chủ yếu: ƒ Thuê tài chính là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung hạn và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Sử dụng hình thức thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản; do vậy, với số vốn hạn chế doanh nghiệp vẫn có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc sử dụng hình thức bán và tái thuê có thể giúp cho doanh nghiệp tăng thêm vốn lưu động. 192 v1.0
  27. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Sử dụng phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) có thể dễ dàng hơn trong việc huy động và sử dụng vốn vay. Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏi người đi thuê phải thế chấp tài sản (mặc dù có thể trả trước một tỷ lệ tiền thuê ban đầu). Đây là ưu thế rất lớn của thuê tài chính so với tín dụng thông thường. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều uy tín với ngân hàng, trong việc huy động các nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. ƒ Giúp cho doanh nghiệp vốn ít vẫn có khả năng sử dụng được thiết bị, công nghệ hiện đại. Để sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại nếu đi mua đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn. Với việc thuê tài chính, doanh nghiệp vốn ít vẫn có thể lựa chọn và sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, bởi lẽ chỉ phải trả tiền thuê theo định kỳ. ƒ Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nắm bắt các thời cơ trong kinh doanh. Thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp đi thuê nhanh chóng triển khai đưa thiết bị vào sử dụng. Mặt khác, các công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lí rộng rãi và có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn hữu ích cho doanh nghiệp lựa chọn kĩ thuật, công nghệ thích hợp cần sử dụng, đảm bảo các tài sản thuê phát huy tác dụng cao nhất trong hoạt động kinh doanh. ƒ Thuê tài chính có khả năng thu hút nguồn vốn lớn từ bên ngoài thông qua việc vay vốn và nhập khẩu máy móc thiết bị. Các doanh nghiệp khi muốn mua máy móc thiết bị của nước ngoài theo phương thức trả chậm thường phải đáp ứng nhu cầu của nhà cung cấp là phải có một Ngân hàng uy tín đứng ra bảo lãnh. Đây là điều kiện không dễ thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thông qua công ty cho thuê tài chính thì việc này được giyải qu ết một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài dưới hình thức mua máy móc thiết bị thông qua công ty cho thuê tài chính sẽ hạn chế được việc nhập các thiết bị lạc hậu, do có sự thẩm định của các chuyên gia trong công ty cho thuê tài chính. o Những điểm bất lợi thuê tài chính. Bên cạnh những điểm lợi, thực tế cho thấy việc sử dụng thuê tài chính có điểm bất lợi chủ yếu là doanh nghiệp đi thuê thường phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao hơn so với sử dụng tín dụng thông thường. 8.5.2.5. Trái phiếu chuyển đổi • Khái niệm và giá trị của trái phiếu chuyển đổi o Khái niệm về trái phiếu chuyển đổi Như phần trên đã đề cập, dựa theo tính chất của trái phiếu, người ta có thể chia trái phiếu doanh nghiệp thành các loại: Trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền. Trái phiếu thông thường là loại trái phiếu thông dụng nhất, chúng còn được gọi là trái phiếu liên tục (Straight Bond), bởi đây là loại trái phiếu có lãi suất cố định, không được chuyển đổi thành cổ phiếu và không có quyền mua cổ phiếu. v1.0 193
  28. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành. Một trong những điều khoản quan trọng của chứng khoán chuyển đổi là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi (conversion ratio (CR)) là số lượng cổ phiếu thường mà chủ sở hữu trái phiếu nhận được khi thực hiện chuyển đổi một trái phiếu thành cổ phiếu. Liên quan đên tỷ lệ chuyển đổi là giá chuyển đổi. ƒ Giá chuyển đổi (conversion price) là giá thực hiện của một cổ phần thường khi thực hiện việc chuyển đổi chứng khoán chuyển đổi sang cổ phiếu thường và được xác định theo công thức sau: Giá chuyển đổi Mệnh giá của trái phiếu (M) = (PC) Tỷ lệ chuyển đổi (CR) M PC = CR Ví dụ năm 1992, công ty Jackson Electronic của Mỹ phát hành 1 loại trái phiếu chuyển đổi. Mệnh giá trái phiếu: 1.000 USD. Lãi suất: 10%/năm. Thời gian đáo hạn vào ngày 1 tháng 6 năm 2012. Tỷ lệ chuyển đổi là 1 trái phiếu bằng 20 cổ phiếu. Theo ví dụ, giá chuyển đổi: 1.000 $/20 = 50 $ Tương tự như vậy, nếu biết giá chuyển đổi có thể xác định được tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển Mệnh giá trái phiếu = đổi (CR) Giá chuyển đổi CR = 1.000$/50$ = 20 trái phiếu. Nhìn chung, tỷ lệ số chuyển đổi, giá chuyển đổi được xác định trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những quy định khác như người ta quy định giá chuyển đổi, tỷ lệ số chuyển đổi cho từng thời kỳ. Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một chứng khoán lai ghép giữa trái phiếu có lãi suất cố định và quyền chọn chuyển đổi sang cổ phiếu thường của công ty phát hành. Sự khác biệt cơ bản của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thông thường đó là quyền chuyển đổi. o Giá trị của trái phiếu chuyển đổi Giá trị của trái phiếu chuyển đổi gồm 2 phần, đó là giá trị của trái phiếu thông thường (loại có lãi suất cố định) và giá trị của quyền chọn chuyển đổi. Ba yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu chuyển đổi là giá trị trái phiếu thông thường (loại có lãi suất cố định), giá trị chuyển đổi và giá trị quyền chọn chuyển đổi. ƒ Giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định: Như trên, đã nêu trái phiếu chuyển đổi bao hàm trái phiếu có lãi suất cố định và quyền chọn chuyển đổi. Do vậy; đối với trái phiếu chuyển đổi, giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định là giá của trái phiếu chuyển đổi có thể bán nếu như nó không được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Giá trị này còn được gọi là giá trị đầu tư. Giá trị của trái phiếu thông thường (lãi suất cố định) có thể xác định theo công thức sau: 194 v1.0
  29. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp CC C CCM+ B=+ + +++ 0 (1++ k) (1 k)23 (1 + k ) (1 + k ) n1n− (1 + k) n C M B m 0 =+∑ tn t1= (1++ kdd ) (1 k ) Trong đó: B0: Giá trị của trái phiếu thông thường hay giá trị đầu tư của trái phiếu chuyển đổi. C: Tiền lãi hay lợi tức hàng năm của trái phiếu. M: Giá trị hoàn trái của trái phiếu(thông thường bằng mệnh giá). k: Lãi suất chiết khấu: Là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi. Ví dụ: Công ty Jackson Electronics phát hành loại trái phiếu chuyển đổi: Mệnh giá 1.000 Đô la; lãi suất là 10%/năm, mỗi năm trả lãi 1 lần vào cuối năm; thời gian đáo hạn là 20 năm; tỷ lệ chuyển đổi là 20 cổ phiếu thường; giá phát hành bằng mệnh giá. Biết rằng, tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với loại trái phiếu có lãi suất cố định nhưng không được chuyển đổi là 12%/n ăm. Như vậy, giá trị ban đầu trái phiếu có lãi suất cố định hay giá trị đâu tư ban đầu của trái phiếu chuyển đổi sẽ là: 20 100 1.000 B=+= 851 USD 0 ∑ t20 t1= (1++ 0,12) (1 012) Giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định là giá trị tối thiểu của trái phiếu chuyển đổi. Giá của trái phiếu chuyển đổi không thể thấp hơn giá trị của trái phiếu chuyển đổi hay giá trị đầu tư. ƒ Giá trị chuyển đổi: Giá trị chuyển đổi (conversion value) của trái phiếu chuyển đổi là tổng giá trị thị trường các cổ phiếu mà trái phiếu thực hiện chuyển đổi thành. Giá thị trường hiện hành Giá trị chuyển đổi = Tỷ lệ chuyển đổi × của cổ phiếu Theo ví dụ trên, tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu là 20, nếu giá 1 cổ phiếu là 44,1 USD, thì giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 20 × 44,1 = 882 USD. Từ đó có thể nhận thấy, trái phiếu chuyển đổi không thể bán với giá thấp hơn giá trị chuyển đổi của nó. Như vậy, trái phiếu chuyển đổi có 2 giá trị tối thiểu: giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định và giá trị chuyể n đổi. Hai giá trị này tạo thành “giá sàn” của trái phiếu chuyển đổi và được thể hiện bằng đường B0×I×Ct trong đồ thị dưới đây: Giá trị của trái phiếu Ct – Giá trị chuyển đổi chuyển đổi Giá trị sàn của Trái phiếu chuyển đổi K Bo Gía trị của trái phiếu có lãi suất cố định Giá cổ phiếu v1.0 195
  30. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Giá trị quyền chọn chuyển đổi: Giá trị thị trường hiện hành của trái phiếu chuyển đổi thường xuyên bằng hoặc cao hơn giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định hoặc giá trị chuyển đổi của trái phiếu. Giá trị thị trường của trái phiếu chuyển đổi thường vượt quá “giá trị sàn” bởi lẽ, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi không cần chuyển đổi ngay trái phiếu, họ có quyền lựa chọn để chuyển đổi. Khi giá trị chuyển đổi thấp, không hấp dẫn họ giữ trái phiếu và chờ cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Thêm vào đó, nếu giá cổ phiếu của công ty bị sụt giảm mạnh thì giá trị của trái phiếu chuyển đổi cũng không giảm thấp hơn giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định (hay giá trị đầu tư). Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của trái phiếu chuyển đổi và giá trị sàn của nó là giá trị quyền chọn chuyển đổi mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận trả để có được trái phiếu chuyển đổi. Bởi lẽ, trái phiếu có khả năng đưa lại khoản lời về vốn lớn hơn khi giá cổ phiếu tăng cao, cũng như đảm bảo an toàn hơn cho nhà đầu tư so với nắm giữ cổ phiếu. Có thể thấy rõ hơn giá trị quyền chọn chuyển đổi sang cổ phiếu qua hình minh họa sau đây: Giá trị của trái phiếu chuyển đổi Giá trị thị trường của trái phiếu chuyển đổi Ct – Giá trị chuyển đổi Giá trị của quyền chọn Gía trị sàn B 0 GT sàn I Giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định 0 Giá cổ phiếu • Những điểm lợi và bất lợi tài trợ bằng trái phiếu chuyển đổi Việc sử dụng trái phiếu chuyển đổi để tài trợ dài hạn đưa lại những điểm lợi và bất lợi đối với công ty phát hành huy động vốn thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: o Những điểm lợi: ƒ Giúp cho công ty huy đông vốn dễ dạng hơn trên thị trường tài chính nhất là khi thị trường này không thuận lợi đối với việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thông thường. Yều tố có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc có quyền lựa chọn quyết định chuyển đổi hay không chuyển đổi tạo đi ều kiện cho nhà đầu tư chủ động tính toán điều chỉnh đầu tư một cách linh hoạt, có lợi nhất. Chính vì vậy, những yếu tố trên giúp cho công ty có thể dễ dàng hơn thực hiện phát hành trái phiều chuyển đổi để huy động vốn. 196 v1.0
  31. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp ƒ Phát hành trái phiếu chuyển đổi cho phép công ty có thể sử dụng vốn vay với chi phí sử dụng vốn thấp. Như trên đã nêu, nhà đầu tư có khả năng được hưởng lợi từ việc thực hiện chuyển đổi nên lãi suất trái phiều chuyển đổi được đặt ở mức thấp hơn trái phiều thông thường cùng loại. Mặt khác, công ty cũng được hưởng lợi khoản “lá chắn thuế từ lãi vay” cho đến khi trái phiếu được chuyển đổi. ƒ Nếu trái phiếu được chuyển đổi sẽ giúp cho tình hình tài chính công ty vững chắc hơn và làm tăng thêm khả năng vay vốn của công ty. Khi nhà đầu tư thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu, điều đó dẫn đến nợ của công ty giảm đi và vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho tình hình tài chính của công ty vững chắc hơn đồng thời làm tăng thêm khả năng vay vốn. o Những điểm bất lợi: ƒ Quyết định chuyển đổi và do đó việc tăng vốn chủ sở hữu không thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của công ty. Tình trạng này có thể kéo dài trong một thời gian tương đối lâu. Điều đó khiến cho công ty có thể phần nào bị động trong việc thực hiện chiến lược cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. ƒ Nếu trái phiếu được chuyển đổi có thể gây ra sự loãng giá cổ phiếu và làm giảm thu nhập trên một cổ phần. Sự chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành, thêm vào đó số lợi tức trái phiếu trả cho nhà đầu tư trước đó được trừ vào thu nhập chịu thuế, khi trái phiếu được chuyển đổi công ty không còn được hưởng khoản lợi này. Những yếu tố trên có thể gây ra sự loãng giá cổ phiếu và làm cho thu nhập trên một cổ phần bị sụt giảm. 8.5.2.6. Chứng quyền và Trái phiếu kèm chứng quyền • Chứng quyền o Khái niệm: Chứng quyền (Warrants) là quyền mua có tính chất dài hạn cho phép người sở hữu chứng khoán này được quyền mua một số lượng cổ phiếu thường nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong một thời kỳ nhất định. Thông thường chứng quyền do công ty cổ phần được phát hành kèm với trái phiếu. Ngoài ra ở Mỹ, đôi khi chứng khế được bán cùng với phát hành cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi. Chứng quyền không có quyền biểu quyết, không được trả cổ tức và không có quyền đối với tài sản của công ty. o Khi xem xét một chứng quyền cần chú ý các đặc trưng chủ yếu sau: ƒ Giá thực hiện (Exercise price): là giá cổ phần đã được xác định trước mà khi người sở hữu chứng quyền thực hiện quyền mua sẽ được mua cổ phần của công ty với giá đó. Giá trị cơ bản (Fundamental value) hay giá trị nội tại của chứng quyền: Giá trị này của chứng quyền được xác định theo công thức sau: v1.0 197
  32. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Giá thị trường Số cổ phần được mua Giá trị cơ bản của Giá thực = hiện hành 1 cổ – × ấn định cho 1 chứng chứng quyền hiện phiếu quyền. Có thể nhận thấy, người nắm giữ chứng quyền chỉ thực hiện quyền mua khi giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện. Nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện thì người sở hữu chứng quyền sẽ hoãn hoăc không thực hiện chứng quyền. Do vậy, giá trị cơ bản của chứng quyền thấp nhất là bằng không. ƒ Giá thị trường (market price) của chứng quyền: là giá của chứng quyền được mua, bán trên thị trường. Giá thị trường thường cao hơn giá trị cơ bản của chứng quyền, bởi người đầu tư mua chứng quyền kỳ vọng thu được lợi nhiều hơn trong tương lai khi giá cổ phiều hoặc giá chứng quyền tăng cao hơn. Tuy nhiên, khi thời gian đáo hạn của chứng quyền rút ngắn d ần thì giá thị trường của chứng quyền nhích lại ngày càng gần với giá trị cơ bản của nó. Vào ngày đáo hạn, giá thị trường của chứng quyền sẽ bằng giá trị cơ bản. • Trái phiếu kèm chứng quyền Như trên đã nêu thông thường chứng quyền được công ty cổ phần phát hành kèm với trái phiều, loại trái phiếu như vậy được gọi là trái phiếu kèm chứng quyền hay trái phiếu có quyền mua cổ phiếu (Bond wich wanrrants). o Đặc trưng của trái phiếu kèm chứng quyền Trái phiếu kèm chứng quyền bao gồm 2 bộ phận cấu thành: trái phiếu có lãi suất cố định và chứng quyền. Thông thường, sau khi trái phiều này được phát hành thì chứng quyền có thể tách ra và được mua bán như một chứng khoán độc lập. Người đầu tư mua trái phiếu kèm chứng quyền có thể được dự phần hưởng lợi từ sự tăng trưởng của công ty nếu như thực tế trong tương lai công ty có thể đạt được sự phát triển thịnh vượng. Giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên cao hơn giá thực hiện. Khi đó, người đầu tư có hai cách thu lời: người đầu tư có thể sử dụng chứng quyền để mua cổ phiếu theo mức giá thực hiện sau đó sẽ bán số cổ phiếu đó theo giá thị trường hiện hành. Số chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện là khoản lợi nhuận người đầu tư thu được trên mỗi cổ phiếu; tuy vậy, người đầu tư có thể thực hiện thu lời theo cách khác. Nếu công ty có triển vọng tốt, giá cổ phiếu của công ty có tiềm năng tăng cao, khi đó giá của chứng quyền trên thị trường cũng sẽ tăng cao và cao hơn giá trị cơ bản hay giá trị nội tại của nó và do vậy, người sở hữu chứng quyền sẽ bán nó trên thị trường và thu được nhiều tiền hơn là thực hiện nó. Đây cũng chính là một trong những điểm hấp hẫn của trái phiếu có quyền mua cổ phiếu với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, người đầu tư mua trái phiếu kèm chứng quyền phải chấp nhận 1 mức lãi suất thấp hơn củ a loại trái phiếu này so với loại trái phiếu có lãi suất cố định, có cùng thời hạn và mức độ rủi ro tương đương. Bởi lẽ, ngoài phần được hưởng lợi tức từ trái phiếu, người đầu tư còn có thể thu được lời nhiều hơn từ sử dụng chứng quyền. 198 v1.0
  33. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp o Những điểm lợi và bất lợi của việc tài trợ bằng trái phiếu kèm chứng quyền. Những điểm lợi: ƒ Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công ty trong việc phát hành trái phiếu để huy động vốn: Thông thường ở nhiều nước, chứng quyền được các công ty có quy mô nhỏ, công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh sử dụng làm chất “xúc tác” lôi cuốn hấp dẫn một số luợng lớn các nhà đầu tư, giúp cho công ty bán trái phiếu (hoặc cổ phiếu ưu đãi) của dễ dàng hơn. ƒ Giúp cho công ty sử dụng được trái phiếu với lãi suất thấp trong việc huy động vốn. ƒ Công ty được hưởng lợi về thuế thu nhập, do lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế. ƒ Khi nhà đầu tư thực hiện chứng quyền công ty có thêm được tiền vốn đồng thời tăng được vốn chủ sở hữu. Những điểm bất lợi: ƒ Khi người đầu tư thực hiện sử dụng chứng quyền để mua cổ phiếu mặc dù công ty có thêm được tiền vốn nhưng tốc độ tăng cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng. Điều đó dẫn đến loãng giá cổ phiếu và làm giảm thu nhập trên một cổ phần. ƒ Khi chứng quyền được thực hiện sẽ làm tăng thêm cổ đông mới và cổ đông hiện hữu phải chia sẻ quyền sở hữu và các quyền lợi kinh tế cho số cổ đông mới. v1.0 199
  34. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp: là các nguồn vốn hay nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động được cho hoạt động kinh doanh hay dự án đầu tư, xét dưới góc độ chu kỳ kinh doanh chúng được phân thành nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên. Xét theo góc độ huy động chúng được chia thành nguồn tài trợ bên trong và nguồn tài trợ bên ngoài. • Mô hình về nguồn tài trợ: gồm 3 mô hình chủ yếu. • Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả có tính chất chu kỳ/tín dụng nhà cung cấp/ngân hàng thương mại/chiết khấu thương phiếu và bán nợ. • Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp gồm: o Nguồn tài trợ bên trong: Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư/khấu hao tài sản cố định/thanh lý nhượng bán tài sản cố định. o Nguồn tài trợ bên ngoài: phát hành cổ phiếu (thường, ưu đãi thông qua phát hành ra công chúng hay phát hành riêng lẻ)/trái phiếu (thường, chuyển đổi ) và chứng quyền/vay dài hạn và vay dài hạn các ngân hàng thương mại/thuê tài chính. 200 v1.0
  35. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích ưu điểm và hạn chế của các mô hình tài trợ? 2. Tại sao khi phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm tiền vốn cho đầu tư, thông thường các công ty cổ phần dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu? 3. Vì sao người ta cho rằng một công ty cổ phần đã có hệ số nợ khá cao, đồng thời cổ đông hiện hữu vẫn muốn giũ nguyên quyền kiểm soát công ty, khi đó phát hành cổ phiếu ưu đãi (loại ưu đãi cổ tức) để huy động vốn là một quyết định phù hợp? 4. Một công ty cổ phần đều có khả năng phát hành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư, vậy nên lựa chọn cách nào có lợi hơn cho cổ đông hiện hữu của cổ đông và giải thích vì sao? 5. Vì sao có thể nói thuê tài chính là một trong giải pháp hữu ích giải quyết vần đề thiếu vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa? 6. Hãy phân tích những điểm lợi và bất lợi khi công ty cổ phần huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi? 7. Hãy giải thích: vì sao trái phiếu kèm chứng quyền có mức lãi suất thấp hơn loại trái phiếu có lãi suất cố định cùng loại tương đương nhưng vẫn có thể hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư? BÀI TẬP Bài tập 1 Một Công ty cổ phần có tình hình như sau: • Số cổ phiếu thường đang lưu hành 600.000 cổ phiếu (công ty không có cổ phiếu ưu đãi ).Giá thị trường hiện hành một cổ phiếu là 30.000 đồng. • Công ty dự kiến huy động thêm một số lượng vốn là 3.000 triệu đồng, bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu. • Giá bán cổ phiếu dành cho cổ đông hiện hữu là: 15.000 đồng/cổ phần. Yêu cầu: 1. Về lý thuyết giá 1 cổ phiếu của công ty sau khi phát hành thêm cổ phiếu sẽ là bao nhiêu? 2. Xác định giá trị một quyền mua? 3. Ông A năm giữ 12.000 cổ phiếu của Công ty. Vậy, ông A được quyền mua thêm bao nhiêu cổ phiếu mới? Sau khi công ty phát hành xong cổ phiếu mới và ông A sử dụng toàn bộ quyền mua để mua cổ phiếu mới cho mình, vậy tỷ lệ quyền sở hữu công ty của ông A tăng lên hay giảm đi và là bao nhiêu %? Bài tập 2 Công ty cổ phần HDC của Mỹ cần huy động vốn cho đầu tư. Giá 1 cổ phiếu của công ty hiện hành trên thị trường là 40$. Các nhà quản lý của công ty nhận định hiện giá cổ phiếu của công ty bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó và tin rằng trong những năm sắp tới giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Công ty lựa chọn phát hành loại trái phiếu chuyển đổi: • Mệnh giá: 1.000$. • Lãi suất: 9%/năm. • Tỷ lệ chuyển đổi: 20 cổ phiếu thường của công ty. • Thời hạn của trái phiếu: 20 năm. v1.0 201
  36. Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Các nhà quản lý cho rằng nếu phát hành loại trái phiếu có lãi suất cố định với mệnh giá và thời hạn tương tự thì mức lãi suất phải là 10%/năm. Với những thông tin trên hãy xác định: 1. Giá chuyển đổi? 2. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu tại thời điểm phát hành? 3. Giá trị đầu tư (hay phần giá trị trái phiếu có lãi suất cố định của trái phiếu chuyển đổi) và giá trị của quyền chọn chuyển đổi tại thời điểm phát hành? Bài tập 3 Cách đây 5 năm, công ty Dustin Electronics phát hành loại trái phiếu kèm chứng quyền. Mỗi chứng quyền cho phép người nắm giữ được quyền mua 3 cổ phiếu của công ty với giá thực hiện là 40$. Sau khi loại trái phiếu này được phát hành, chứng quyền được tách ra và được mua bán trên thị trường. Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu Dustin Electronics là 45$. Hãy xác định giá trị cơ bản của chứng quyền Dustin Electronics? Bài tập 4 Các nhà quản trị công ty cổ phần Martin Marine dự tính nếu huy động vốn bằng phát hành trái phiếu có lãi suất cố định với mệnh giá 1.000$ , thời hạn 20 năm thì lãi suất phải là 12%/năm. Tuy nhiên, công ty đã lựa chọn phát hành loại trái phiếu kèm chứng quyền: mệnh giá và thời hạn tương tự loại có lãi suất cố đinh, lãi suất là 10,5% (tiền lãi được trả ở cuối mỗi năm) và kèm 20 chứng quyền cho phép mua cổ phiếu của công ty, giá phát hành loại trái phiếu này bằng mệnh giá. Vậy, khi mua trái phiếu lúc phát hành, thực chất nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho mỗi chứng quyền? Bài tập 5 • Giá thị trường hiện hành cổ phiếu của công ty Burton Tool là 50$. Công ty này cũng có loại chứng quyền đang lưu hành trên thị trường. Mỗi chứng quyền cho phép người năm giữ mua 3 cô phiếu với giá 45$. Chứng quyền của công ty hiện đang được giao dịch mua bán trên thị trường với giá 20$. • Một nhà đầu tư có số tiền là 8.000$ đang lựa chọn một trong hai cách đầu tư: toàn bộ số tiền trên đầu tư mua cổ phiếu hoặc đầu tư mua chứng quyền, sau đó đợi thị trường lên giá sẽ bán đi để thu lời. Yêu cầu: 1. Nếu nhà đầu tư vào cổ phiếu thì có thể mua được bao nhiêu cổ phiếu; nếu đầu tư vào chứng quyền thì mua được bao nhiêu chứng quyền? 2. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm gữi 1 năm và khi đó giá cổ phiếu tăng lên đến mức 60$ một cổ phiếu, vậy nhà đầu tư bán toàn bộ cổ phiếu có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ chênh lệch giá (không tính đến phí giao dịch và thuế)? 3. Nếu nhà đầu tư mua chứng quyền và nắm gữi 1 năm, khi giá cổ phiều của công phiếu ở mức 60$ thì giá của 1 chứng quyền là 45$. Nhà đầu tư sẽ bán toàn bộ chứng quyền, vậy có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ chênh lệch giá (chưa tính đến phí giao dịch và thuế)? 202 v1.0