Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 5: Rủi ro thanh khoản

pdf 50 trang vanle 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 5: Rủi ro thanh khoản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_rui_ro_cac_dinh_che_tai_chinh_chuong_5_rui_ro_thanh.pdf

Nội dung text: Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 5: Rủi ro thanh khoản

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
  2. CHƯƠNG 5 RỦI RO THANH KHOẢN
  3. Những nội dung chính • Bản chất rủi ro thanh khoản • Rủi ro bên nợ và rủi ro bên tài sản • Quản trị thanh khoản mua • Quản trị thanh khoản dự trữ • Đo lường rủi ro thanh khoản
  4. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản • Hai nguyên nhân: bên nợ và bên tài sản. • Nguyên nhân bên nợ, xẩy ra khi – Người gửi tiền, các chủ hợp đồng bảo hiểm có nhu cầu rút tiền tức thì. – Tiền mặt thường được giữ tối thiểu. Những tài sản khác muốn chuyển thành tiền ngay thì phải có chi phí. • Nguyên nhân bên tài sản, xẩy ra khi – Khách hàng rút quỹ theo cam kết ngoại bảng – FI phải đáp ứng khoản vay này tức thì, phát sinh nhu cầu về thanh khoản.
  5. (tiếp) • Hành động của FI: – Dốc hết tiền mặt dự trữ – Bán bớt những tài sản thanh khoản; có thể là với giá rất thấp (fire - sale price) đe dọa khả năng lợi nhuận và khả năng thanh toán của FI. – Tìm cách mua hoặc vay thêm quỹ • Trong trường hợp xấu nhất, FI có thể đối mặt với hoảng loạn, dẫn tới mất khả năng thanh toán (phá sản).
  6. Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng • Rủi ro thanh khoản bên nợ – Các DI có nợ ngắn hạn với khối lượng lớn dùng để tài trợ cho các tài sản tương đối dài hạn. Tiền gửi theo nhu cầu (không kỳ hạn) và các tài khoản giao dịch khác chiếm tỷ trọng lớn. – Về lý thuyết, DI phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của loại nợ này bất kỳ thời điểm nào. – Trên thực tế, các DI thường biết có một tỷ lệ nhỏ của tiền gửi sẽ được rút vào một ngày bất kỳ.
  7. Tiền gửi lõi và tiền rút thuần (ròng) – Phần lớn tiền gửi theo nhu cầu (không kỳ hạn) tạo thành tiền gửi lõi (core deposits), cung cấp nguồn tiết kiệm tương đối ổn định, dài hạn của DI. – Tiền rút ra có thể được bù đắp một phần bằng tiền gửi mới và các khoản thu nhập khác. – Khi tiền rút ra > tiền gửi bổ sung DI trong tình trạng tiền rút thuần (ròng); – Để cho một DI tăng trưởng, tiền gửi bổ sung phải lớn hơn tiền gửi bị rút, tức rút tiền ròng phải âm ( - ). 7
  8. Phân phối tiền rút thuần (a) (b) Xác suất Xác suất - - 0 5% + Tiền rút -2% 0 + Tiền rút Dòng thuần Dòng thuần vào (dòng ra) vào (dòng ra)
  9. Giải thích đồ thị • Đồ thị (a): giả định phân phối xác suất đạt đỉnh cao tại mức rút tiền ròng 5% → DI dự tính khoảng 5% quỹ tiền gửi ròng sẽ bị rút vào một ngày bất kỳ với xác suất cao nhất. • Đồ thị (b): Đỉnh của phân phối xác suất đạt ở mức rút tiền ròng -2% → DI đang nhận được dòng tiền vào ròng với xác suất cao nhất.
  10. Quản trị việc rút tiền • Một DI có thể quản trị việc rút tiền theo hai cách chủ yếu: mua thanh khoản và dự trữ thanh khoản. • Trong quá khứ, cơ chế chủ yếu được sử dụng là dựa vào thanh khoản được dự trữ. • Hiện tại: các NH dựa vào việc mua thanh khoản, trên thị trường tiền tệ hoặc các thị trường phi tiền gửi khác. 10
  11. • Quản trị thanh khoản mua – Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn ra ở bên nợ của bảng cân đối kế toán. – Là cách tiếp cận mới, dựa vào thị trường tiền tệ để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản. • Quản trị thanh khoản dự trữ – Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn ra bên tài sản của bảng CĐKT. – Là cơ chế chủ yếu để quản trị thanh khoản theo cách truyền thống • Một NH có thể kết hợp cả hai chiến lược này để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản.
  12. Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau một cuộc rút tiền gửi Trước rút tiền Sau rút tiền Tài sản: 100 Tiền gửi: 70 Tài sản: 100 Tiền gửi: 65 Quỹ vay: 10 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 95 Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị nợ Tài sản: 100 Tiền gửi: 65 Quỹ vay: 15 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100
  13. Quản trị thanh khoản mua • Các kỹ thuật bao gồm – Mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường hợp đồng mua lại, (thị trường những khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng). – Phát hành CD bán buôn, thời hạn cố định; – Bán (phát hành) một số kỳ phiếu, trái phiếu.
  14. • Ưu điểm – Duy trì quy mô của bảng CĐKT; không thay đổi quy mô và cơ cấu của bên tài sản. • Nhược điểm: – NH đang trả lãi suất thị trường để bù đắp tiền gửi bị rút có lãi suất rất thấp. Chi phí mua quỹ càng cao so với lãi kiếm được trên tiền gửi, cách tiếp cận này càng ít hấp dẫn đối với DI. – Các loại quỹ này không được bảo hiểm tiền gửi, nên khi ngân hàng đang có khó khăn về thanh toán thì việc vay quỹ cũng không dễ dàng. 14
  15. Quản trị thanh khoản dự trữ • Các kỹ thuật – Thanh lý một số TS, sử dụng lượng thanh khoản được dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi ròng. – Tổng dự trữ tiền = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ vượt mức (Giữ lượng dự trữ lớn hơn mức bắt buộc của NHTW). • Đặc điểm – Khi dùng tiền mặt như một cơ chế để điều chỉnh thanh khoản, cả hai bên của bảng CĐKT đều thu hẹp. – Chi phí của việc giữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là chi phí cơ hội của việc không thể đầu tư tiền vào các khoản vay hay các tài sản có thu nhập cao hơn.
  16. Phần A. Bảng CĐKT ngay trước một cuộc rút tiền gửi Tài sản Nghĩa vụ Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị thanh khoản dự trữ Tài sản Nghĩa vụ Tiền mặt: 4 Tiền gửi: 65 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 95 Tổng: 95
  17. Rủi ro thanh khoản bên tài sản • Dạng thứ nhất: Rút khoản vay theo cam kết (hạn mức tín dụng) • Bắt nguồn từ việc NH phải thực hiện cam kết khoản vay và các hạn mức tín dụng khác, khi khách hàng yêu cầu. • Hai cách giải quyết: – Vay thêm tiền trên TTTT và cho vay số tiền đó (quản trị thanh khoản mua). – Giảm bớt tiền dự trữ vượt mức (quản trị thanh khoản dự trữ)
  18. Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau khi sử dụng hạn mức (a) Trước khi sử dụng hạn mức Sau khi sử dụng hạn mức Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 105 Tổng: 100 Phần B. Điều chỉnh bảng CĐKT khi hạn mức tín dụng được sử dụng (a) Quản trị thanh khoản mua (b) Quản trị thanh khoản dự trữ Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tiền mặt: 4 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 15 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 105 Tổng: 105 Tổng: 100 Tổng: 100
  19. Rủi ro thanh khoản bên tài sản • Dạng thứ hai: Giảm sút giá trị thị trường của danh mục đầu tư – Khi lãi suất thay đổi (tăng) ngoài dự tính, giá trị của DMĐT giảm sút, có thể gây thiệt hại lớn. – Thanh khoản thị trường có thể xấu đi, vì không có người mua trong khi nhiều người muốn bán (hành vi bầy đàn). – Trong cuộc bán tháo, thanh khoản cạn, các chứng khoán chỉ bán được với giá rẻ → rủi ro thanh khoản của FI tăng.
  20. • Hậu quả: mất vốn CSH 5 triệu $; quy mô tài sản giảm sút. • Hành động: FI phải cung ứng quỹ cho khoản mất 5 triệu $ trên bảng CĐKT, nhằm đáp ứng nhu cầu về vay và rút tiền gửi. • Giải pháp: – Vay thêm 5 triệu $ dưới dạng tiền gửi bổ sung hoặc quỹ mua (tức sử dụng quản trị thanh khoản mua). – Mua thêm 5 triệu tài sản (quản trị thanh khoản dự trữ). – Trong cả hai trường hợp, FI đều mất 5 triệu $ vốn CSH.
  21. Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau khi giảm sút giá trị DM (a) Trước khi giảm sut Sau khi giảm sút Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 60 Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 60 D.mục đầu tư: 40 Quỹ vay: 10 D.mục đầu tư: 35 Quỹ vay: 10 Tài sản khác: 51 Nghĩa vụ khác: 20 Tài sản khác: 51 Nghĩa vụ khác: 20 Vốn CSH: 10 Vốn CSSH: 5 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 95 Tổng: 100 Phần B. Điều chỉnh bảng CĐKT khi giá trị danh mục giảm sút (a) Quản trị thanh khoản mua (b) Quản trị thanh khoản dự trữ Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 65 Tiền mặt: 4 Tiền gửi: 60 D.mục đầu tư: 40 Quỹ vay: 10 D.mục đầu tư: 40 Quỹ vay: 10 Tài sản khác: 51 Nghĩa vụ khác: 20 Tài sản khác: 51 Nghĩa vụ khác: 20 Vốn CSH: 10 Vốn CSH: 5 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 95 Tổng: 95
  22. Đo lường rủi ro thanh khoản • Những công cụ chính được sử dụng: – Báo cáo thanh khoản ròng (các nguồn và cách sử dụng thanh khoản). – So sánh các hệ số quan trọng của các NH có quy mô và vị trí địa lý tương tự – Chỉ số thanh khoản – Khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ
  23. Nguồn và sử dụng thanh khoản • Đo lường trạng thái thanh khoản hàng ngày bằng công cụ báo cáo thanh khoản ròng. • Ba cách có được quỹ thanh khoản – Bán các tài sản “lỏng”, với rủi ro giá và chi phí giao dịch không đáng kể. – Vay trên thị trường tiền tệ hay thị trường quỹ mua, tới một giới hạn nhất định. – Sử dụng khoản dự trữ tiền mặt vượt mức • Sử dụng thanh khoản: Khối lượng quỹ vay hoặc mua mà DI đã sử dụng. • Tổng thanh khoản ròng: Nguồn – sử dụng. 23
  24. Báo cáo thanh khoản ròng (hàng ngày) Nguồn thanh khoản 1. Tổng tài sản dạng tiền mặt 2000$ 2. Giới hạn vay quỹ tối đa 12000$ 3. Dự trữ tiền mặt vượt mức 500$ Tổng 14500$ Sử dụng thanh khoản 1. Quỹ vay 6000$ 2. Vay NHTU 1000$ Tổng 7000$ Tổng thanh khoản ròng 1400$
  25. So sánh giữa các DI đồng đẳng • So sánh những hệ số quan trọng giữa các DI có cùng quy mô và vị trí địa lý – Khoản vay/tiền gửi (1) – Quỹ vay/tổng tài sản (2) – Cam kết khoản vay/tài sản (3) • Nếu các hệ số (1) và (2) là cao? – NH đã tài trợ cho các khoản vay dựa vào thị trường tiền ngắn hạn hơn là vào tiền gửi lõi. Có thể có vấn đề về thanh khoản trong tương lai, nếu NH tiến tới giới hạn vay. • Hệ số (3) là cao? – NH cần một lượng thanh khoản cao để tài trợ cho việc rút các khoản vay trong hạn mức được cấp.
  26. Chỉ số thanh khoản • Chỉ số thanh khoản: – Đo lường khoản mất mát tiềm năng mà một FI có thể phải chịu do phải thanh lý tài sản đột ngột, so với lượng tiền mà FI có thể nhận được theo giá trị thị trường, trong những điều kiện thị trường bình thường mà có thể phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và trả giá.
  27. (tiếp) • Pi = mức giá của tài sản khi phải bán gấp • Pi*= giá thị trường hợp lý Wi = % của mỗi tài sản trong danh mục của NH N * I (wi )(Pi / Pi ) i 1 Khoảng cách giữa hai mức giá này càng lớn thì danh mục tài sản của NH càng kém thanh khoản
  28. Ví dụ • Giả sử tài sản của NH gồm: 50% là tín phiếu KB 1 tháng, 50% là khoản vay BĐS. • Nếu NH phải thanh lý hôm nay, – tín phiếu: P1= 99$/100$ mệnh giá – BĐS: P2 = 85/100$ mệnh giá • Nếu chờ tới khi đáo hạn sẽ nhận đủ P1*=100$. • thanh lý vào cuối tháng sau đây 1 tháng, P2*= 92/100$ mệnh giá.
  29. (tiếp) • Chỉ số thanh khoản 1 tháng của danh mục tài sản của NH này I = ½ [(0,99/1,00)] + ½[(0,85/0,92)] = 0,957 • Giả sử thị trường BĐS chậm, NH chỉ có thể thanh lý các khoản vay BĐS với 65$/100$ mệnh giá. Khoản chiết khấu tăng làm I giảm, rủi ro thanh khoản của NH tăng lên. • I = ½ [(0,99/1,00)] + ½[(0,65/0,92)] = 0,848
  30. Khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ • Khe hở tài trợ Fgap = Khoản vay bình quân – tiền gửi bình quân • Fgap > 0, NH phải tài trợ khe hở đó bằng việc sử dụng tiền mặt, thanh lý tài sản, hay vay trên thị trường tiền tệ. Vậy: Fgap = - Tài sản thanh khoản + Quỹ vay Fgap + tài sản thanh khoản = Nhu cầu tài trợ (quỹ vay)
  31. Ví dụ: Nhu cầu tài trợ của ngân hàng Tài sản (triệu $) Nợ (triệu $) Khoản vay 25 Tiền gửi lõi 20 Tài sản thanh khoản 5 Nhu cầu tài trợ (quỹ vay) 10 Tổng: 30 Tổng 30 Khe hở tài trợ 5 Khe hở tài trợ = 25 – 20 = 5 triệu $ Khe hở tài trợ (5 triệu $) + Tài sản thanh khoản (5 triệu $) = Nhu cầu tài trợ (10 triệu $)
  32. • Nếu khe hở mở rộng, do tiền gửi lõi giảm (dưới 20 tr$) hoặc do khoản vay tăng lên từ việc thực hiện cam kết (trên 25 tr.$) cảnh báo về vấn đề thanh khoản trong tương lai. Nếu muốn giữ nguyên tài sản thanh khoản, NH sẽ phải vay trên thị trường tiền tệ nhiều hơn. Tăng vay sẽ làm giảm mức độ tín nhiệm, lãi suất vay sẽ tăng hoặc bị hạn chế mức vay. Nếu nhu cầu tài trợ lớn hơn giới hạn được vay, NH có thể mất khả năng thanh toán.
  33. Cách tiếp cận của BIS • Thang kỳ hạn: một phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản, đo nhu cầu tài trợ ròng. – Đánh giá tất cả các dòng tiền vào so với các dòng tiền ra. – So sánh các số liệu hàng ngày, hoặc định kỳ – Xác định nhu cầu tài trợ ròng hàng ngày hoặc cộng dồn.
  34. Nhu cầu tài trợ ròng, (triệu $) (sử dụng Mô hình thang kỳ hạn của BIS) 1 ngày 1 tháng 6 tháng Dòng tiền vào Tài sản đáo hạn 10 150 1500 Tài sản chưa đáo hạn nhưng có thể bán 12 250 4000 Tiếp cận tiền gửi 15 200 2000 Hạn mức tín dụng sẵn có 12 100 750 Khả năng chứng khoán hóa 5 50 400 54 750 8650 Dòng tiền ra Nợ sắp đáo hạn 30 490 4500 Hạn mức tín dụng có thể được sử dụng 16 300 2960 Dòng tiền ra do các sự kiện ngoài dự tính 4 10 40 50 800 7500 Nhu cầu tài trợ ròng 4 (50) 1150 Nhu cầu tài trợ ròng cộng dồn 4 (46) 1104
  35. • Trong thời gian 1 ngày: tiền dư là 4 triệu $ • Trong tháng tới: thiếu cộng dồn 50 triệu $ (có kế hoạch tìm kiếm tài trợ bổ sung) • Trong kỳ 6 tháng: dư cộng dồn 1150 triệu $ (có kế hoạch đầu tư quỹ tạm thời nhàn rỗi). Khung thời gian thích hợp để quản trị thanh khoản phụ thuộc vào bản chất kinh doanh của ngân hàng.
  36. BIS (tiếp) • Quản trị thanh khoản trong những điều kiện bất thường: phân tích kịch bản (“what if” analysis) • Xét tới cả các yếu tố bên trong (từng NH) và bên ngoài (liên quan tới thị trường) • Đánh giá xác suất diễn biến của các dòng tiền ra và vào gán một thời gian biểu cho các dòng tiền của từng loại tài sản và nợ. • Thời gian của các dòng vào và ra trên thang kỳ hạn rất khác nhau giữa các kịch bản, và các giả định cũng khác nhau.
  37. Thiếu hoặc thừa quỹ cộng dồn trong những điều kiện thị trường khác nhau của một DI chất lượng cao. Khe hở tài trợ cộng dồn Điều kiện bình thường Khủng hoảng thị trường chung 0 1 ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng Thời gian Khủng hoảng của riêng ngân hàng
  38. BIS: Lập kế hoạch thanh khoản • Là một bộ phận quan trọng trong việc đo lường và đối phó với rủi ro thanh khoản và chi phí của nó. • Cho phép nhà quản trị đưa ra những quyết định vay quan trọng có ưu tiên. • Giảm được chi phí của quỹ, bằng cách xác định một hỗn hợp tài trợ tối ưu, và giảm thiểu lượng dự trữ vượt mức mà một NH cần nắm giữ. • Một kế hoạch thanh khoản có nhiều bộ phận hợp thành.
  39. Kế hoạch thanh khoản 1. Xác định chức năng, trách nhiệm quản lý: quy định trách nhiệm cho các vị trí nếu khủng hoảng thanh khoản xẩy ra. 2. Lập danh sách những người cung cấp quỹ có nhiều khả năng rút tiền nhất và hình mẫu rút tiền của họ. 3. Xác định quy mô tiền gửi và tiền rút tiềm năng trong tương lai (1 tuần, tháng, quý ) 4. Ấn định giới hạn đi vay của các chi nhánh riêng biệt và giới hạn của các mức bù rủi ro có thể chấp nhận trả trên mỗi thị trường (liên ngân hàng, RPs, CDs ). 5. Lập trình tự chi tiết cho các loại tài sản đem bán khi dự báo có rút tiền ở những mức độ khác nhau.
  40. Phân bổ tiền gửi và dự báo các khả năng rút tiền Tiền gửi từ 250 Quỹ đầu tư 60 Quỹ hưu bổng 50 Các ngân hàng 15 Các doanh nghiệp nhỏ 70 Các cá nhân 55 Rút tiền dự tính Bình quân Tối đa Một tuần 40 105 Một tháng 55 140 Ba tháng 75 200 Trình tự tài trợ việc rút tiền 1 tuần 1 tháng 3 tháng Tiền gửi mới 10 35 75 Thanh lý tài sản trong 50 60 75 danh mục đầu tư Vay từ các ĐCTC khác 30 35 45 Vay từ NHTU 15 10 5
  41. Tháo chạy khỏi ngân hàng • Là việc rút tiền quy mô lớn, bất thường • Các lý do: – Lo ngại về khả năng thanh toán của một NH so với các ngân hàng khác – Thất bại của một NH làm gia tăng lo ngại về khả năng thanh toán của các NH khác – Thay đổi đột ngột trong ưu tiên của nhà đầu tư về các tài sản tài chính phi ngân hàng so với việc giữ tiền gửi
  42. Rủi ro thanh khoản liên quan tới tháo chạy • Bản chất cơ bản và đặc thù của hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn: “first come, first served” • Người gửi tiền hoặc được hoàn trả toàn bộ, hoặc không được gì động lực trở thành người xếp hàng đầu tiên để rút tiền. • Người không cần tới tiền ngay cũng xếp hàng để được rút tiền.
  43. Động lực để rút tiền Tài sản Nợ Tài sản: 90$ Tiền gửi: 100$ (100 người gửi x 1$/người) 1 2 3 4 89 90 100 Nhận lại đủ Không nhận được gì
  44. (tiếp) • Rút tiền mạnh NH giảm dự trữ tiền, bán các tài sản thanh khoản, vay • Tiếp tục tháo chạy NH không thể vay tiếp bằng mọi giá, sẽ bán hết tài sản thanh khoản. • Bán nốt các tài sản dài hạn và kém thanh khoản, tại mức giá chiết khấu mạnh. • vấn đề thanh khoản trở thành vấn đề mất khả năng thanh toán: đóng cửa NH. •  Các NH mạnh cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự (hoảng loạn NH).
  45. Biện pháp của cơ quan quản lý • Bảo hiểm tiền gửi: người gửi không có động cơ rút tiền ngay cả khi NH có khó khăn. • Cửa sổ chiết khấu: đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn.
  46. Rủi ro thanh khoản và công ty bảo hiểm nhân thọ • Cty bảo hiểm cần tiền mặt để đáp ứng việc – Hủy bỏ sớm hợp đồng bảo hiểm – Nhu cầu khác về vốn lưu động • Trong điều kiện bình thường, (Thu phí - thanh lý hợp đồng): có thể dự báo. • Khi Công ty buộc phải thanh lý tài sản để đáp ứng nhu cầu hủy hợp đồng Mất khả năng thanh toán
  47. Rủi ro thanh khoản và Cty bảo hiểm phi nhân thọ • Các sự kiện được bảo hiểm là không thể dự đoán tài sản của Cty bảo hiểm phi nhân thọ thường thanh khoản hơn và ngắn hạn hơn. • Rủi ro thanh khoản: người có hợp đồng hủy hợp đồng hoặc không mua tiếp (do có thể mất khả năng thanh toán, do giá cả hoặc cạnh tranh )
  48. Quỹ tương hỗ • Cơ chế hoạt động: Quỹ bán chứng chỉ quỹ (cổ phần), dùng tiền thu được để đầu tư. • Quỹ đóng: số lượng cổ phần không thay đổi, không mua lại cổ phần đã phát hành. • Quỹ mở: cung cấp lượng cổ phần không hạn chế cho nhà đầu tư, và sẵn sàng mua lại cổ phần đã phát hành, theo giá thị trường.
  49. Quỹ mở • NAV = (Tổng giá trị thị trường của danh mục đầu tư – Tổng nợ của quỹ)/ Giá cổ phần Số lượng cổ phần đang lưu hành • Khi cổ phần bị thanh lý đột ngột với số lượng lớn, Cung cổ phần có vấn đề thanh NAV = P khoản. 0 Lượng cổ phần Nguồn cung cổ phần quỹ mở co giãn hoàn hảo tại mức giá P
  50. So sánh với ngân hàng Ngân hàng Quỹ tương hỗ Tài sản Nợ Tài sản Nợ Tài sản: 90$ Tiền gửi: 100$ Tài sản: 90$ 100 cổ phần (100 người gửi, mỗi (100 cổ đông có cổ người 1$) phần 1$) Với NH, khi người gửi nhận thức được rằng tài sản bị đánh giá thấp hơn nợ, họ sẽ cố trở thành người đầu tiên rút tiền. Với quỹ tương hỗ: khi tổng tài sản chỉ là 90$ thì không ai được nhận 1$. Giá trị mỗi cổ phần sẽ là P = 90$/100 = 0,9$, là giá trị mà mọi cổ đông đều nhận được.  Với quỹ tương hỗ, không có rủi ro tháo chạy khi quỹ bị thanh lý