Quản trị kinh doanh - Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

doc 71 trang vanle 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docquan_tri_kinh_doanh_moi_truong_kinh_doanh_va_anh_huong_cua_n.doc

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG UBND THÀNHSỞ NỘIPHỐ VỤĐÀ NẴNG SỞ NỘI VỤ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Đà Nẵng, ngày 24-25/10/2008
  2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Môi trường kinh doanh liên quan đến những thể chế hoặc những lực lượng bên ngoài của một doanh nghiệp, và có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố, lực lượng bên ngoài, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng không trực tiếp đến từng doanh nghiệp một cách riêng biệt. Môi trường vi mô bao gồm những yếu tố, lực lượng bên ngoài, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chính trị -pháp luật Nguy cơ của các thủ Kinh tế tiềm tàng Năng lực Sự ganh đua thương các công ty Năng lực lượng của hiện có thương lượng Toàn cầu người cung của người cấp mua Đe dọa của sản phẩm thay thế Nhân khẩu học Công nghệ Văn hóa xã hội Mô hình tổng quát về môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp A- Môi trường vĩ mô và sự ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp 1. Môi trường toàn cầu, bao gồm: . Thị trường toàn cầu cơ bản . Các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng, . Các đặc tính thể chế và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu. . Toàn cầu hóa các thị trường kinh doanh tạo ra cả cõ hội lẫn đe dọa. 2
  3. . V.v 2. Các yếu tố về kinh tế trong nước và sự ảnh hưởng của nó . Chu kỳ kinh tế đất nước . Chính sách tài chính, tiền tệ . Chính sách kinh tế của nhà nước (cán cân thương mại, cán cân ngân sách, ) . Giá vàng, giá dầu, trên thế giới . Lãi suất ngân hàng, . Tỉ giá hối đoái . Tình hình lạm phát . Tỉ lệ tiết kiệm cá nhân . Mức tiết kiệm của doanh nghiệp . V.v 3. Các yếu tố về chính trị - pháp luật và sự ảnh hưởng của nó . Thể chế chính trị quốc gia . Các loại luật và bộ luật . Các văn bản dưới luật . Các luật phổ biến: luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật chống độc quyền, luật thương mại, luật cạnh tranh, . Các qui định về xử phạt hành chính phổ biến liên quan đến các luật trên . V.v 4. Các yếu tố về văn hóa – xã hội và sự ảnh hưởng của nó . Dân số . Cấu trúc tuổi và phân bố địa lý . Cộng đồng các dân tộc . Và phân phối thu nhập, . Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc . Tôn giáo . Chuẩn mực đạo đức . Quan điểm sống . Tình trạng thất nghiệp . Tình trạng thiếu lao động ở một số ngành nghề . Lao động nữ . V.v 5. Các yếu tố về khoa học kỹ thuật và sự ảnh hưởng của nó 3
  4. . Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tốc độ đổi mới công nghệ, kỹ thuật trên toàn cầu . Sự tham gia của tư nhân và hỗ trợ của chính phủ vào hoạt động R&D (Nghiên cứu và Phát triển) . Sự phát triển của viễn thông, công nghệ thông tin . Chu kỳ sống sản phẩm bị rút ngắn . V.v 6. Các yếu tố về tự nhiên và sự ảnh hưởng của nó . Ảnh hưởng của thời tiết, vụ mùa, thiên tai . Sự khan hiếm tài nguyên trên toàn cầu . Ô nhiễm môi trường, B- Môi trường vi mô và sự ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp Nguy cơ của các đối thủ tiềm tàng Năng lực thương Sự ganh đua Năng lực lượng của các công ty thương người cung hiện có lượng của cấp người mua Đe dọa của sản phẩm thay thế 1. Yếu tố về khách hàng - Như một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc yêu cầu dịch vụ tốt hơn (mà có thể dẫn đến tăng chi phí hoạt động). - Khi người mua yếu thế, doanh nghiệp có thể tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. - Người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau: . Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn. . Người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn. . Ngành phụ thuộc vào người . Người mua có thể chuyển đổi cung cấp với chi phí thấp, 4
  5. . Người mua đạt tính kinh tế khi mua sắm từ một vài công ty cùng lúc . Người mua có khả năng hội nhập dọc 1. Yếu tố về cạnh tranh - Mức độ ganh đua trong ngành phụ thuộc: . cấu trúc cạnh tranh ngành; . các điều kiện nhu cầu; . rào cản rời khỏi ngành cao. - Cấu trúc cạnh tranh. . Phân bố số lượng và qui mô của các công ty trong ngành . Cấu trúc ngành biến thiên từ phân tán ngành tập trung và có liên quan đến sự ganh đua. . Ngành phân tán: nhiều các công ty qui mô nhỏ hoặc trung bìnhkhông có công ty nào trong đó giữ vị trí thống trị. Rào cản nhập cuộc thấp và sản phẩm của nó thuộc loại hàng sơ cấp ít sự khác biệt. . Một ngành tập trung: bị lấn át bởi một số ít các công ty lớn. Bản chất và mức độ của sự ganh đua trong ngành tập trung khó có thể dự kiến trước. - Các điều kiện nhu cầu: tác động tới mức độ ganh đua trong các công ty hiện hành. . Sự tăng trưởng nhu cầu có khuynh hướng làm dịu sự cạnh tranh, . Sự suy giảm nhu cầu sẽ đẩy sự ganh đua mạnh hơn, - Rào cản rời ngành: . Là những nhân tố xúc cảm, chiến lược và kinh tế giữ một công ty ở lại trong ngành. . Sự rào cản rời ngành cao khi mà nhu cầu không đổi hay suy giảm (dư thừa năng lực sản xuất). . Nó làm sâu sắc hơn cạnh tranh giá, . Các rào cản rời ngành phổ biến bao gồm: Đầu tư không thể đảo ngược; Chi phí cố định rời ngành quá cao (như là tiền trả cho công nhân dư thừa); Những gắn bó xúc cảm với ngành (vì lý do tình cảm); Sự phụ thuộc kinh tế vào ngành; 3. Yếu tố về nhà cung cấp - Đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá đối hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào - Cơ hội khi có thể thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao. - Các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi: 5
  6. . Sản phẩm của nhà cung cấp bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty. . Công ty không phải là một khách hàng quan trọng với các nhà cung cấp. C . Sản phẩm của các nhà cung cấp khác biệt đến mức có thể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi . Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty. 2. Yếu tố về đối thủ tiềm ẩn - Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và phải biết cách cạnh tranh với các thuộc tính mới. - Các công ty hiện có trong ngành cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm tàng không cho họ gia nhập ngành. - Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số với chiều cao của các rào cản nhập cuộc. - Rào cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn tốn kém cho các đối thủ khi họ muốn thâm nhập ngành, và thậm chí khi họ có thể thâm nhập, họ sẽ bị đặt vào thế bất lợi. Các rào cản nhập cuộc gồm: . Sự trung thành nhãn hiệu; . Lợi thế chi phí tuyệt đối; . Và tính kinh tế của qui mô. . chi phí chuyển đổi, . qui định của chính phủ và sự trả đũa 3. Yếu tố về sản phẩm thay thế . Là những sản phẩm của các ngành phục vụ nhu cầu tương tự . Giới hạn khả năng đặt giá cao giới hạn khả năng sinh lợi. 6
  7. HÀNH ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜi KỲ HỘI NHẬP 1. Xác định các nhiệm vụ chiến lược cho doanh nghiệp Phát triển Xây dựng Thực thi Đánh giá viễn cảnh các chiến và điều thực hiện, chiến lược Thiết lập lược để đạt hành các theo dõi, và sứ mệnh mục tiêu mục tiêu chiến lược sủa chữa đã chọn điều chỉnh Sửa chữa Sửa chữa Cải thiên/ Cải thiên/ Khôi phục Nếu cần Nếu cần thay đổi thay đổi 1,2,3,4 Nếu cần Nếu cần Nếu cần 2. Xây dựng mô hình chiến lược trong kinh doanh Sứ mệnh và mục đích Phân tích bên ngoài Lựa chọn và xây dụng Phân tích bên trong (các cơ hội và đe các chiến lược (Tìm các nguồn lực dọa) khả năng và năng lực Chiến lược chức năng cốt lõi) Chiến lượckinh doanh Chiến lược toàn cầu Chiến lược công ty Làm phù hợp chiến lược, Cấu trúc tổ chức cấu trúc và kiểm soát Thiết kế kiểm soát Thay đổi chiến lược 7
  8. 3- Xác định cấu trúc doanh nghiệp và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp 3.1. Cấu trúc doanh nghiệp Cấp công ty Tổng giám đốc, Văn phòng Các nhà quản trị cấp cao Cấp đơn vị kinh doanh Các nhà quản trị bộ phận Bộ phận A Bộ phận B Bộ phận C Các chức năng kinh Các chức năng Các chức năng Cấp chức năng doanh kinh doanh kinh doanh Các nhà quản trị chức năng Thị trường A Thị trường B Thị trường C 3.2. Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố vàng của thành công Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Văn hoá doanh nghiệp có cần thiết? Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. 4. Nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ quản lý và phát triển các kỹ năng làm việc cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp, qua những chuyên đề như: . Tổng quan về quản lý và người quản lý . Phương pháp tư duy lo-gic trong giải quyết vấn đề . Hoạch định và kiểm soát công việc . Thiết lập và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả 8
  9. . Uỷ thác công việc hiệu quả . Làm chủ các biến đổi trong môi trường kinh doanh năng động . Kỹ năng giao việc cho cấp dưới . Kỹ năng thuyết phục người khác . Kỹ năng tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp . Những nguyên tắc hành chánh văn phòng trong quản lý . Tổ chức hội họp hiệu quả và thú vị . Kỹ năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông . Kỹ năng sắp xếp và lưu trữ hồ sơ . Tổ chức các sự kiện (đại hội, hội thảo, hội nghị, lễ, ) . Kỹ năng tổ chức các chuyến công tác cho lãnh đạo . Kỹ năng quản lý thời gian . Các phương pháp hiện đại thiết lập qui trình công việc . Kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng . Ứng dụng yếu tố văn hóa dân tộc trong quản lý nguồn nhân lực . Phân tích và mô tả công việc . Quá trình tuyển dụng và phỏng vấn . Giải quyết tranh chấp, bất đồng trong lao động . Đánh giá hiệu quả làm việc của cấp dưới . Hệ thống tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp . Tạo động lực làm việc cho nhân viên . Kỹ năng đào tạo và phát triển nhân viên . Quan hệ các nhóm công chúng . Quan hệ với nhà nước, chính quyền địa phương . Quan hệ với đối tác trong và ngoài nước . Quan hệ với giới truyền thông . Quan hệ với khách hàng . Quản trị khủng hoảng trong quản lý doanh nghiệp . Kỹ năng viết thông cáo báo chí . Kỹ năng xây dựng một chương trình kế hoạch PR toàn diện . Tổng quan về marketing – Kế hoạch marketing . Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường . Chiến lược marketing và Chính sách sử dụng các công cụ marketing . Chiến lược 8 bước bán hàng trực tiếp 9
  10. . Nghiên cứu hành vi khách hàng . Trình bày và giới thiệu sản phẩm . Chuẩn bị giao tiếp với khách hàng . Kỹ năng tư vấn, chào hàng chuyên nghiệp . Kỹ thuật bày hàng trong siêu thị, showroom, cửa hàng . Kỹ thuật chăm sóc khách hàng . Marketing và bán hàng trong kinh doanh bất động sản . Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh . Phân tích môi trường kinh doanh . Phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh . Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh . Bàn về sản phẩm ngành dược và marketing dược phẩm . Tìm hiểu tâm lý người tiêu thụ dược phẩm . Nghề trình dược viên chuyên nghiệp . Kỹ năng trình dược chuyên nghiệp . Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo . Bản chất của lãnh đạo . Phát triển phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo . Quyền lực và ảnh hưởng trong lãnh đạo . Phong cách lãnh đạo . Phương pháp lãnh đạo theo từng từng tình huống cụ thể . Phát triển kỹ năng làm việc nhóm . Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính . Phân loại chi phí và điểm hòa vốn . Tài chính công ty cổ phần . Tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn . Tài chính công ty nhà nước . Quản lý vốn lưu động trong chu kỳ kinh doanh . Đo lường rủi ro và điều chỉnh rủi ro trong đầu tư . Thuê mua tài chính . Thực hành khai báo thuế hiệu quả 5. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp một cách vững mạnh 5.1. Ích lợi đối với doanh nghiệp: 10
  11. Có được một thương hiệu lớn là cả một vấn đề đối với doanh nghiệp vì đó cũng chính là uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp càng phải thấy được những tác dụng to lớn của thương hiệu trong cạnh tranh. Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm. Rất dễ nhận thấy là các khách hàng khi đi mua hàng đều cảm thấy tin tưởng hơn khi mua những hàng hóa có tên gọi mà họ đã quen biết từ trước. Bản thân những người bán hàng cũng tự tin hơn khi thuyết phục, chào mời khách hàng với những thương hiệu đã được biết đến. Nhãn hiệu sản phẩm tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút khách hàng mới, vốn đầu tư, thu hút nhân tài. Nhờ sự phân biệt của từng thương hiệu mà quá trình lắp đặt, bảo hành, sửa chữa sẽ được đơn giản hóa đi nhiều lần. Các thông tin về sản phẩm, phụ tùng thay thế, tính chất lắp lẫn đã lưu trữ sẽ được truy cập nhanh chóng và chính xác giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Thương hiệu đã đăng ký sẽ được sự bảo hộ của pháp luật tránh khỏi sự bắt chước của đối thủ, khẳng định ưu thế đặc trưng của doanh nghiệp. Thương hiệu là một sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau. Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng của thương hiệu sẽ hỗ trợ sản phẩm dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng 5.2. Ích lợi đối với khách hàng: Những gì mà khách hàng nghĩ về các doanh nghiệp, công ty cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng của họ. Những nhận thức tích cực về công ty, nói cách khác là hình ảnh một công ty vững mạnh ở những đối tượng khách hàng và người góp vốn sẽ thể hiện thành những hành động cụ thể về phía họ. Ðó là những hành động như thường xuyên gắn bó mua hàng của công ty, luôn tuyên truyền quảng cáo một cách vô thức cho các sản phẩm của công ty. Những điều đó sẽ tạo ra lợi thế đáng kể cho các công ty và đem lại giá trị quan trọng. Nhờ thương hiệu sản phẩm, khách hàng có thể: . Biết xuất xứ sản phẩm . Yên tâm về chất lượng . Tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin . Giảm chi phí nghiên cứu thông tin . Khẳng định giá trị bản thân . Giảm rủi ro trong tiêu thụ Nếu những khách hàng có các nhận thức tích cực về những gì mà công ty đang đại diện, họ sẽ đặt niềm tin vào công ty như một nhà cung cấp đáng tin cậy, chất lượng, trung thực và có đạo đức, và điều này sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp của họ. Nếu các nhân viên có cảm tưởng họ đang làm việc cho một công ty rất được tôn trọng, có uy tín, luôn cải tiến và năng 11
  12. động, cảm giác này sẽ nâng cao mức độ năng động của họ và những người có năng lực ở nơi khác cũng muốn được đến làm việc cho công ty. Thực ra, thiết kế và phát triển một sản phẩm không hề khó. Nếu không phải là người nghĩ ra đầu tiên thì doanh nghiệp vẫn có những điều kiện để dễ dàng bắt chước. Thế nhưng đưa các sản phẩm mới này ra thị trường lại là một vấn đề vô cùng khó khăn nếu không có sự "hậu thuẫn" của một tên tuổi lớn, của một thương hiệu đã thành danh. Chẳng hạn, sản xuất nước khoáng không hề khó nhưng lấy gì bảo đảm người tiêu dùng chấp nhận một thứ nước "lạ hoắc" trên thị trường. Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều doanh nghiệp thường nghĩ đến việc mua một thương hiệu đã có sẵn cho các sản phẩm mới của mình. 6. Nâng cao trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp Bắt buộc để tạo ra chuẩn mực xã hội trong quá trình ra quyết định chiến lược. Khi đánh giá các quyết định từ một triển vọng đạo đức nên có giả định hướng nâng cao sự thịnh vượng của toàn xã hội. Các mục tiêu cụ thể gồm: . nâng cao sự thịnh vượng của các cộng đồng mà công ty đang hoạt động, . cải thiện môi trường, . trao quyền hợp pháp cho người lao động để cho họ một cảm giác về giá trị bản thân. Theo SA 8000, trách nhiệm xã hội có 9 điều khoản gồm: 1. Lao động trẻ em 2. Lao động cưỡng bức 3. Sức khỏe và sự an toàn 4. Trả công 5. Thời gian lao động 6. Phân biệt đối xử 7. Kỷ luật 8. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể 9. Hệ thống quản lý 7. Phát triển mối quan hệ với các bên hữu quan: Các bên hữu quan là các cá nhân hay nhóm, có tác động, và chịu tác động của các kết cục chiến lược. Họ có quyền đòi hỏi đối với thành tích của doanh nghiệp. Quan hệ trao đổi: Cung cấp cho doanh nghiệp các nguồn lực quan trọng (sự đóng góp); qua đó, họ kỳ vọng thỏa mãn các lợi ích của mình. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược để thực hiện các đòi hỏi của bên hữu quan, dành sự quan tâm và nguồn lực để quản trị tất cả các bên hữu quan. Cần cố gắng nhận dạng các bên hữu quan quan trọng nhất và đặt ưu tiên cho các chiến lược có thể thỏa mãn các nhu cầu của họ. Bất kỳ công ty nào thất bại 12
  13. trong việc thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng thì sớm muộn gì cũng sẽ thấy thu nhập của nó giảm sút và cuối cùng phải rút ra khỏi kinh doanh. 13
  14. CÁC TÀI LIỆU, BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM Những thào luận ở Quốc hội, xoay quanh các vấn đề kinh tế - xã hội vào ngày 17-10-2008 Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2009 sẽ đạt 7%. Tuy nhiên, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho rằng mục tiêu này khó khả thi. Ông Cư phân tích: “Tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, sẽ tác động đến VN. Do đó, nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung chỉ đạo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng không nên quá tập trung mổ xẻ “lượng” tăng trưởng mà quên “chất” của vấn đề này. Trong khi đó, đại biểu Ngô Minh Hồng (TP.HCM) nhận định thời gian qua VN chưa coi trọng tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, biểu hiện cụ thể là hiệu quả đầu tư thấp, hệ số ICOR cao (5,38%), tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục “Chúng ta thường đưa ra các chỉ tiêu nghe vui tai, ví dụ như chỉ tiêu giải quyết được việc làm, nhưng lại không đề cập số việc làm mất đi do kinh tế khó khăn. Để có tăng trưởng bền vững, cần phải có các chỉ tiêu thực chất”-bà Hồng nói. Mừng với việc thu ngân sách vượt dự toán 23,5% trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) vẫn không hài lòng vì ông cho: Các bên hữu quan bên ngoài: Đóng góp Khách hàng Công ty Nhà cung cấp Sự khích lệ Chính phủ Công đoàn rằng vượtCộng thuđồng chủ địa yếuphương là do bán dầu thô được giá, tức là phụ thuộc yếu tố bên ngoài Côngnên khôngchúng vững chắc. Ông Thuyết phàn nàn về tình trạng thất thu thuế lớn và có những trường hợp trốn thuế điển hình nhưng sau đó chỉ “xử hòa”. “Không xử nghiêm thì còn trốn thuế nhiều” - ông Thuyết khẳng định. Đ ónggóp Phải xử mạnh vấn đề ô nhiễm Các bên hữu quan bên trong: Cổ đông Nhiều đại biểu cho rằng một trong những biểu hiện của tăng trưởng không bền vững là vấn nạn ô nhiễm môi trường đã trởNhân nên báoviên động ở nhiều địa phương. Trước tình trạng liên tiếp các doanh nghiệpNhà quản bị pháttrị hiện xả thải ra môi Thành viên ban quản trị 14
  15. trường không qua xử lý, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhận định đây không phải là vấn đề mới mà là một vấn đề không được quan tâm giải quyết. Ông Thuyết nói: “Dân kêu nhiều về ô nhiễm, chúng tôi đi giám sát liên tục, sau đó báo cáo nhưng không được quan tâm. Bây giờ chúng ta có cảnh sát môi trường thì nhiều vụ việc mới được phát hiện”. Tương tự, đại biểu Nguyễn Hoàng Anh (Hải Phòng) đồng tình: “Một số vụ gây ô nhiễm môi trường vừa rồi đưa lên rất lớn nhưng xử lý thì nhẹ. Cần phải xử lý nghiêm, đóng cửa một vài doanh nghiệp để làm gương”. Theo bà Ngô Minh Hồng: “Để có được 1% tăng trưởng, chúng ta phải trả giá rất đắt cho tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều khi số tiền bỏ ra để khắc phục ô nhiễm môi trường còn lớn hơn số tiền thu vào ngân sách từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm”. Không chi tiền từ ngân sách cho các tập đoàn, tổng công ty Trong điều hành của Chính phủ thời gian tới, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM) lưu ý tới vấn đề quản lý khu vực doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. “Thực tế cho thấy chất lượng, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước thấp hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân” - ông Trừng cho hay. Mặc dù đều chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chín tháng đầu năm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao là 20,9%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,9% (không kể dầu thô), trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 5,9%. Về việc kiểm soát và đánh giá hoạt động đầu tư của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng: “Vừa qua các tập đoàn, tổng công ty không chuyên tâm vào ngành nghề chính của mình, dùng tiền đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, nếu thất thoát, thua lỗ thì ai chịu trách nhiệm?”. Đại biểu Tất Thành Cang (TP.HCM) nêu câu hỏi về trách nhiệm của Tập đoàn điện lực VN (EVN): mặc dù EVN có trách nhiệm sản xuất điện cho đất nước nhưng tại sao vừa qua lại trả 13 dự án về điện ? Đại biểu Vinh nói: “Qua kiểm tra ngành điện cho thấy lợi nhuận của ngành này trích tỉ lệ lớn vào quỹ phúc lợi, không đầu tư xây dựng nguồn điện”. Đại biểu Phùng Thanh Kiểm (Lạng Sơn) bức xúc: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không có điện thì làm sao nổi? Ở Lạng Sơn, khi mất điện hỏi bên điện lực thì ông ấy bảo có bỏ tù cũng chịu vì sáng ra EVN bảo cắt điện, không biết vì sao”. Về việc Chính phủ đề nghị trong năm 2009, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại 10.641 tỉ đồng, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói: “Nên dứt khoát không chi vốn một đồng nào từ ngân sách cho các tập đoàn, tổng công ty nữa”. Đại biểu Nguyễn Hoàng Anh đồng tình với đề nghị này và cho rằng các tập đoàn, tổng công ty phải phát huy thế mạnh để tăng vốn chứ không được dùng vốn nhà nước. 15
  16. “Ưu tiên cho doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu, xuất khẩu” Trao đổi với Tuổi Trẻ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm 2009, ông NGUYỄN HOÀNG ANH - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - cho rằng: - Chính phủ đã đưa ra các giải pháp rất rõ ràng và chỉ đạo rất quyết liệt. Trong năm tới, một mặt chúng ta phải phát triển từ nền tảng đã có trong năm 2008, một mặt nhận định, đánh giá tình hình phải chính xác, rất được coi trọng. Năm 2009 là năm bản lề để chúng ta vượt qua khó khăn. Tám giải pháp của Chính phủ đến nay vẫn hoàn toàn có hiệu quả. Trong năm tới, sự điều hành chính sách tiền tệ, tài chính, xuất nhập khẩu, ổn định an sinh xã hội là những vấn đề phải được quan tâm hơn. Ví dụ không thể nói chung chung là quan tâm đến doanh nghiệp mà phải ưu tiên cho hai nhóm đối tượng: nhóm sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng để tránh tình trạng thiếu hàng hóa và nhóm phục vụ xuất khẩu. Đầu tư tốt cho hai nhóm doanh nghiệp này thì tôi nghĩ ổn định kinh tế vĩ mô tốt, tránh được sự mất ổn định thị trường hàng hóa tiêu dùng trong nước, tránh được nguy cơ tiềm ẩn rủi ro giá cao. * Về phía Quốc hội, việc quyết định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm tới tại kỳ họp này được cải tiến như thế nào để tránh tình trạng phải điều chỉnh chỉ tiêu? - Không phải trước đây Quốc hội chỉ quyết dựa trên cơ sở báo cáo của Chính phủ mà có phân tích, đánh giá. Nhưng công tác dự báo trong giai đoạn vừa qua chưa có điều kiện, chưa có nguồn lực, chưa có đầu tư thích đáng, vì thế có những tính toán trên cơ sở nền tảng phát triển của những năm trước dẫn tới sự lạc quan với tương lai của mình nên đưa ra chỉ tiêu hơi cao. Đáng mừng là vấn đề chúng ta xảy ra trước các nước nên chúng ta xoay xở, đối phó kịp thời và đã có giải pháp. Còn các nước, kể cả những nước phát triển, vẫn đang loay hoay tìm giải pháp. Vấn đề của chúng ta bây giờ là thực hiện sao cho hiệu quả thôi. Năm nay Quốc hội mạnh dạn, bằng nhiều cơ sở, kể cả tự nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong nước, ngoài nước, các tổ chức quốc tế cũng như làm việc với các cơ quan Chính phủ. Việc tham khảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, tổ chức quốc tế là rất quan trọng nhưng chúng ta phải áp dụng linh hoạt trong tình hình thực tiễn của chúng ta chứ không thể áp dụng một cách máy móc được. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ hơn, phối hợp với Chính phủ tốt hơn để làm sao điều hành cho tốt. Khai mạc Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng Khoá X Sáng 2/10, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp Hội nghị toàn thể lần thứ tám. 16
  17. Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp Hội nghị toàn thể lần thứ tám để thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Trên cơ sở đó, Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị báo cáo của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu Chính phủ trình kỳ họp thứ tư Quốc hội khai mạc Hội nghị lần thứ tám, BCH khóa XII xem xét, quyết định. Trung ương Đảng khóa X. Tổng Bí thư nêu bật một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta từ cuối năm 2007 đến nay, nổi bật là trong 9 tháng năm 2008, việc kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu đạt được kết quả bước đầu, tốc độ tăng giá chậm lại; các cân đối kinh tế vĩ mô được cải thiện, đồng thời nhiều mặt của nền kinh tế tiếp tục duy trì được sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng khá cao (6,5-7%), sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả tốt, sản xuất công nghiệp giữ được tốc độ tăng giá trị sản xuất gần tương đương so với những năm trước, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gấp gần hai lần so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, công tác đối ngoại đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trên tinh thần này, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí dự Hội nghị phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, thảo luận dân chủ, tập trung phân tích, làm rõ những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua mà trực tiếp là năm 2008 và ý nghĩa của những thành tựu ấy trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những khó khăn và phức tạp mới; chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế, những lý do khách quan và chủ quan dẫn đến những yếu kém đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, điều hành và quản lý để rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực. Theo chương trình, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X sẽ làm việc từ 2/10 đến ngày 4/10. Theo TTXVN 17
  18. Bế mạc Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng Khoá X Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, ngày 4/10, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã kết thúc tốt đẹp. Hội nghị đã tập trung trí tuệ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008; định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 và đã nhất trí thông qua kết luận của Hội nghị về vấn đề này. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng, với sự quan tâm và thường xuyên coi nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, trong năm nay, Đảng ta đã có 3 kết luận về kinh tế- xã hội. Những kết luận đó là tư tưởng chỉ đạo để giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề do cuộc Quang cảnh Hội nghị lần sống đặt ra. thứ 8 BCH Trung ương Đảng. Ảnh TTXVN Tổng Bí thư nêu rõ, nhìn lại năm 2008, trước những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới và những khó khăn, yếu kém nội tại của kinh tế trong nước, tình hình kinh tế nước ta ngay từ đầu năm đã có những diễn biến bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý, bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, các địa phương, đến nay tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế-xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được những kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao, an sinh xã hội được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn còn không ít hạn chế yếu kém. Lạm phát cao, nhập siêu lớn, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, chất lượng, hiệu quả còn thấp, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; đời sống nhân dân, nhất là những người lao động có thu nhập thấp, người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai còn nhiều khó khăn Đây là những vấn đề cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2009 là tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định dần kinh tế vĩ 18
  19. mô, chăm lo tốt hơn an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Đại hội X của Đảng đã đề ra. Theo đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ, tín dụng và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu; triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Căn cứ Kết luận của Hội nghị lần này, Tổng Bí thư chỉ đạo phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thường xuyên sâu sát, nắm bắt thực tiễn cuộc sống, giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển, khắc phục tệ quan liêu, thiếu sâu sát, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền nhà nước các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ chí công, vô tư, một lòng vì nước, vì dân, được dân tin, dân quý. Theo TTXVN Thông báo hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng (khoá x) (ĐCSVN)- Từ ngày 02-10-2008 đến ngày 04- 10-2008, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chủ trì, khai mạc và bế mạc Hội nghị. Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch năm 2008 trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Trên thế giới, giá dầu, lương thực và nhiều loại vật tư tăng đột biến, kinh tế Mỹ suy thoái, thị trường tài chính thế giới biến động đã tác động tiêu cực đến kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển, kém phát triển, trong đó có nước ta. Ở trong nước, từ cuối năm 2007, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có dấu hiệu không tốt và tình hình đó đã tiếp tục tác động sang năm 2008; giá nhiều vật tư quan trọng cho sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, mức nhập siêu, các chỉ số về tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng 19
  20. của nền kinh tế đều tăng cao hơn nhiều so với các năm trước. Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh diễn ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 22-KL/TW, ngày 04-4- 2008; trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP, ngày 17-4-2008 đề ra 8 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Quốc hội đã ra nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới, theo đó, điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 từ 8,5% xuống 7%, phấn đấu kiềm chế lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2008. Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị ra Kết luận số 25-KL/TW, ngày 05-8-2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP, ngày 29-8-2008 tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, sự đồng thuận và ủng hộ của toàn dân, đến nay, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có những chuyển biến tích cực. Việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được những kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng; nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện rất nhiều khó khăn; an sinh xã hội được quan tâm và triển khai thực hiện có kết quả; các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, bảo vệ môi trường được chú trọng và tiếp tục phát triển; cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có một số chuyển biến; hoạt động đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Từ thực tiễn và kết quả đạt được trong năm qua, Đảng, Nhà nước ta có thêm những kinh nghiệm có giá trị trong lãnh đạo, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn còn không ít khó khăn. Lạm phát còn cao, nhập siêu còn lớn, các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, chất lượng, hiệu quả còn thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; đời sống nhân dân, nhất là những người lao động, cán bộ, công chức, người trong diện hưởng bảo hiểm và trợ cấp xã hội có thu nhập thấp, người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn; việc xử lý một số vấn đề xã hội bức xúc còn hạn chế; cải cách hành chính chậm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm chưa đạt kết quả như mong muốn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn phức tạp; công tác chỉ đạo điều hành tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Đây là những vấn đề cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. 20
  21. Năm 2009 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do những biến động phức tạp trên thế giới và hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, nhưng chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản : chính trị - xã hội ổn định, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, niềm tin vào triển vọng phát triển của đất nước được giữ vững, nội lực, tiềm năng phát triển của đất nước còn lớn, quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh, những kết quả và kinh nghiệm bước đầu có ý nghĩa quan trọng của năm 2008 Đây là cơ sở và điều kiện quan trọng cho sự phát triển của đất nước năm 2009 và những năm sau. Trên cơ sở dự báo, phân tích tình hình thế giới và đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2009 là : Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần, phấn đấu đến năm 2010 đưa tốc độ lạm phát xuống một con số, ổn định dần kinh tế vĩ mô; bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 do Đại hội X của Đảng đề ra. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; tạo mọi điều kiện để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tạo việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục tăng đầu tư ngân sách nhà nước và đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư tưởng; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2008, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành 21
  22. kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008 và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Thưa các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Thưa các đồng chí tham dự hội nghị, Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp Hội nghị toàn thể lần thứ tám để thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, để trên cơ sở đó Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XII xem xét, quyết định. Thay mặt Bộ Chính trị, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đã về dự Hội nghị, chúc toàn thể các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt nhiều thắng lợi trên các cương vị công tác của mình. Thưa các đồng chí, Các đề án và báo cáo trình Hội nghị lần này đã được gửi tới các đồng chí, tôi chỉ xin phát biểu một số điểm trước khi Ban Chấp hành Trung ương đi vào thảo luận và cho ý kiến: Chúng ta đều biết, bước vào thực hiện kế hoạch năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Giá dầu, lương thực và nhiều loại vật tư tăng đột biến. Kinh tế Mỹ suy thoái đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế khác, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội các nước, nhất là các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có nước ta. Ở trong nước, từ cuối năm 2007, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu không tốt và tình hình đó đã tiếp tục tác động sang năm 2008, giá nhiều vật tư quan trọng cho sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, tổng kim ngạch nhập khẩu và nhập siêu đều tăng cao; các chỉ số về tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng so với các năm trước, gây áp lực lớn về mặt bằng giá cả; thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trước sự tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế nước ta, Bộ Chính trị đã chỉ đạo và Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Quốc hội đã ra Nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới, theo đó điều chỉnh chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 từ 8,5 % xuống 7%; phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm 2008. Hội nghị Ban 22
  23. Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008. Bộ Chính trị đã có Kết luận về vấn đề này và hiện nay, chúng ta đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Với quyết tâm cao trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và sự đồng thuận của toàn dân, trong 9 tháng đầu năm, việc kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu đạt được những kết quả bước đầu, tốc độ tăng giá chậm lại; các cân đối kinh tế vĩ mô được cải thiện, đồng thời nhiều mặt của nền kinh tế tiếp tục duy trì được sự phát triển. Chúng ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao (6,5 - 7%) trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả tốt; sản xuất công nghiệp giữ được tốc độ tăng giá trị sản xuất gần tương đương với những năm trước, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gấp gần hai gần so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra; việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, công tác đối ngoại đạt được những kết quả tích cực. Có thể nói kết quả mà chúng ta đạt được trong 9 tháng đầu năm 2008 vừa qua là quan trọng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thưa các đồng chí, Năm 2009 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Vì vậy, tại Hội nghị lần này, tôi đề nghị các đồng chí phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, thảo luận dân chủ, tập trung phân tích, làm rõ những thành tựu chúng ta đã đạt được trong thời gian qua, mà trực tiếp là năm 2008 và ý nghĩa của những thành tựu ấy trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những khó khăn và phức tạp mới; chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế, những lý do khách quan và chủ quan dẫn đến những yếu kém đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, điều hành và quản lý để rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực. Mặt khác, khi xem xét tình hình kinh tế - xã hội những tháng qua, chúng ta cũng cần đánh giá kết quả thực hiện từ năm 2006 đến nay, xem chúng ta đã đạt được mức nào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; đồng thời, có dự báo về tình hình quốc tế và trong nước thời gian tới để cân nhắc kỹ việc quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cần thực hiện. Những kết luận quan trọng rút ra từ Hội nghị lần này cũng là cơ sở để chúng ta xem xét, đánh giá và kiểm điểm giữa nhiệm kỳ việc thực hiện các nghị quyết do Đại hội X của Đảng đã đề ra. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X). Xin trân trọng cảm ơn. 23
  24. Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Thưa các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Thưa các đồng chí dự Hội nghị, Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã kết thúc tốt đẹp. Hội nghị đã tập trung trí tuệ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008; định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 và đã nhất trí thông qua kết luận của Hội nghị về vấn đề này. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ tiếp thu ý kiến của Trung ương, bổ sung và hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định. Thưa các đồng chí, Với sự quan tâm và thường xuyên coi nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, trong năm nay Đảng ta đã có 3 kết luận về kinh tế - xã hội : Kết luận số 22 của Bộ Chính trị sau khi xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội nổi lên trong quý I-2008, Kết luận số 25 của Bộ Chính trị trên cơ sở ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 sau khi thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và lần này là Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương sau khi xem xét tình hình kinh tế - xã hội năm 2008. Những kết luận đó là tư tưởng chỉ đạo để giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Nhìn lại năm 2008, trước những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới và những khó khăn, yếu kém nội tại của kinh tế trong nước, tình hình kinh tế nước ta ngay từ đầu năm đã có những diễn biến bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời xác định nhiệm vụ trọng tâm là : Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý, bền vững; trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Chúng ta đã kịp thời điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng cho phù hợp với tình hình thực tế và tập trung mọi nỗ lực để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, đến nay tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được những kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng; nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao; an sinh xã hội được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường 24
  25. được chú trọng và tiếp tục phát triển; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có những chuyển biến; hoạt động đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Những kết quả đó đạt được trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, trong lúc kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, càng cho chúng ta thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Lạm phát cao, nhập siêu lớn, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, chất lượng, hiệu quả còn thấp, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; đời sống nhân dân, nhất là những người lao động có thu nhập thấp, người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn; việc xử lý một số vấn đề bức xúc trong các lĩnh vực xã hội còn nhiều hạn chế; cải cách hành chính chậm, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa đạt được kết quả mong đợi; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn còn phức tạp; công tác chỉ đạo, điều hành tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đây là những vấn đề cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Thưa các đồng chí, Trước những khó khăn, thách thức về kinh tế và đời sống trong một bộ phận nhân dân đã xuất hiện những lo lắng, băn khoăn, thậm chí đây đó có cả tư tưởng bi quan, dao động ở những mức độ nhất định. Thực tiễn thành công bước đầu mà chúng ta đạt được đã góp phần củng cố lòng tin và tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về đường lối phát triển đất nước. Thực tiễn đó càng làm sâu sắc thêm bài học : Trước mọi khó khăn, thử thách, nếu có đường lối đúng, có ý chí tự lực tự cường, biết phát huy mọi nguồn lực, mọi sáng kiến của nhân dân, có giải pháp kiên quyết, đúng đắn và kịp thời, trên dưới đồng lòng hợp sức thì nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn để giành thắng lợi. Chúng ta càng thấm thía bài học về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, biết phát huy nội lực, xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, phát huy lợi thế so sánh, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển, song để phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định, tăng khả năng độc lập tự chủ của đất nước, nhất thiết phải không ngừng tăng cường tiềm lực và bảo đảm an ninh kinh tế đi đôi với an ninh chính trị; giữ vững các cân đối vĩ mô, đặc biệt là bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, tăng dự trữ ngoại tệ và kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài. Bài học về phát triển kinh tế thị trường đồng thời với chăm lo ngày càng tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hoá, chăm lo sức khoẻ nhân dân, thực hiện tốt yêu cầu gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong chỉ đạo, điều hành, phải kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, tăng cường năng lực dự báo, bám sát thực tiễn, đề ra được các giải pháp phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phối hợp, hiệp 25
  26. đồng chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, kết hợp chặt chẽ với công tác chính trị tư tưởng, thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Đây là những bài học rất quan trọng đòi hỏi phải được vận dụng sát thực vào điều kiện thực tiễn của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong điều kiện mới. Kiên trì các bài học đó, phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn trước mắt, tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Thưa các đồng chí, Từ nay đến cuối năm và trong năm tới, nền kinh tế nước ta vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trên thế giới, tình trạng trì trệ trong phát triển và lạm phát cao trên phạm vi toàn cầu, cùng những biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường và những xung đột khu vực, cạnh tranh ảnh hưởng và tranh giành lợi ích của các khối, các nước lớn đang có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, lạm phát vẫn còn ở mức cao, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp v.v Song chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản : chính trị - xã hội ổn định, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, niềm tin vào triển vọng phát triển đất nước được giữ vững, tiềm năng tăng trưởng của đất nước còn nhiều và nhất là chúng ta đã thu được những kết quả và kinh nghiệm bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong năm 2008 Đây chính là cơ sở và là điều kiện rất quan trọng để có thể huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong năm 2009 và những năm sau. Mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2009 là : Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định dần kinh tế vĩ mô, chăm lo tốt hơn an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, chúng ta phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ, tín dụng và chính sách tài khoá để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện thật tốt các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo; tăng đầu tư ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; tăng cường công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, phải coi 26
  27. trọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, tạo sự nhất trí, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và mọi cấp, mọi ngành, quyết tâm tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra. Thưa các đồng chí, Chúng ta đã đi được nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Nhiều chỉ tiêu do Đại hội đề ra đã vượt hoặc cơ bản hoàn thành, song vẫn còn một số chỉ tiêu quan trọng có liên quan mật thiết đến bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế đòi hỏi phải được tập trung chỉ đạo để hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt chúng ta rất nặng nề, phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao hơn nữa trí tuệ, tính tiên phong, gương mẫu, tính chiến đấu để lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết đã đề ra. Phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thường xuyên sâu sát, nắm bắt thực tiễn cuộc sống, giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển, khắc phục tệ quan liêu, thiếu sâu sát, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền nhà nước các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ chí công, vô tư, một lòng vì nước, vì dân, được dân tin, dân quý. Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, nhân dân đồng lòng thì nhất định sẽ giành thắng lợi. Thưa các đồng chí, Với việc xử lý có kết quả bước đầu nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, một lần nữa đất nước ta lại trải qua một thử thách mới. Qua mỗi lần thử thách, cả dân tộc lại bừng lên sức sống mới, quyết tâm mới, tỏ rõ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chúng ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ do Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X). Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ của mình. Xin cảm ơn. 27
  28. Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm 2008 theo Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị và Kết luận của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) Triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ Chính trị và Kết luận của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008, nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, Chính phủ đã thống nhất đánh giá tình hình thực hiện 7 tháng đầu năm 2008 và đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cho những tháng còn lại của năm 2008, cụ thể như sau: I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 Trong 7 tháng đầu năm 2008, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn do những biến động của kinh tế thế giới và khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế, song với sự phấn đấu quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,4% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt. Diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7,33 triệu ha, tăng 130 ngàn ha so với năm 2007; sản lượng thu hoạch ước đạt 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007. Sản lượng thủy sản tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng cao; so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu tăng 37,7%; thị trường tiếp tục được mở rộng. Nhập khẩu có xu hướng giảm dần; nhập siêu 7 tháng ở mức 15 tỷ USD, bằng 40,7% kim ngạch xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 29,8% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 73,2% dự toán năm, tăng 45,6% so với cùng kỳ; chi ngân sách nhà nước đạt 62,4% dự toán năm, tăng 29,1%, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 56% dự toán năm, tăng 13,5%; bội chi ngân sách nhà nước bằng 18,3% dự kiến cả năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện có hiệu quả nên đã kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 7 năm 2008 tăng ở mức thấp, chỉ tăng 5,6% so với 31 tháng 12 năm 2007 (cùng kỳ năm trước tăng 22,2%). 28
  29. Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo thị trường và yêu cầu cân đối kinh tế vĩ mô. Kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời, giữ ổn định hệ thống tài chính, tín dụng, bảo đảm được khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã có dấu hiệu phục hồi. Giá tiêu dùng tháng 7 năm 2008 tăng 1,13% so với tháng 6 năm 2008, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Tuy vậy, so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,78%, vẫn là mức cao. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước thực hiện đạt 48,6% kế hoạch năm, là mức thấp so với cùng kỳ năm 2007 mặc dù tháng 6 và tháng 7 đã tăng khá hơn. Tiến độ giải ngân còn chậm (mới đạt 23% kế hoạch), nhất là đối với các dự án, công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu là các vướng mắc trong việc điều chỉnh, bổ sung định mức, dự toán các dự án, công trình do giá cả tăng cao còn chậm, kéo dài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gần 4 lần, mức thực hiện tăng 42,9% so cùng kỳ. Mức giải ngân thuộc nguồn vốn ODA ước đạt 63% kế hoạch năm. Đồng thời với kiềm chế lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đời sống người nghèo, người có thu nhập thấp, đặc biệt là đồng bào bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài ở các tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua, chú trọng việc hỗ trợ vốn cho người nghèo vay để sản xuất và tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo. Công tác kiểm soát tốc độ tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, được tăng cường và triển khai mạnh mẽ nên đã có một số chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn giao thông có tiến bộ, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2007. An ninh, quốc phòng tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Lĩnh vực đối ngoại tiếp tục đạt được những kết quả tốt. Trong tháng 7, Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách của tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được dư luận đánh giá cao. Công tác thông tin, tuyên truyền đã hiệu quả hơn, cung cấp khá đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết, gắn với yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí, gây tác động tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn bộc lộ những tồn tại, yếu kém. Tuy lạm phát bước đầu đã được kiềm chế, tốc độ tăng giá tiêu dùng hai tháng gần đây đã giảm so với những tháng đầu năm nhưng xu hướng giảm chưa vững chắc. Nhập siêu đã giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Lãi suất còn 29
  30. cao, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác rà soát, cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước còn chậm trễ và hiệu quả chưa cao. Tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số địa phương còn chưa đồng bộ, thủ tục còn phức tạp, làm cho các khoản hỗ trợ chậm đến được các đối tượng thụ hưởng. Tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhất là giá dầu thô, tỷ giá đồng đô la Mỹ và tính ổn định của một số thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, sẽ là những khó khăn, thách thức rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2008. II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2008 Để triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị và Kết luận của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008, Nghị quyết số 20/2008/QH12 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện đồng bộ các nội dung và giải pháp điều hành kinh tế - xã hội năm 2008 đã nêu tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; trong đó, cần tập trung thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau đây: 1. Tiếp tục thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành để tiếp tục kiềm chế lạm phát, đồng thời bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế đạt mức kế hoạch đề ra; điều hành lãi suất theo hướng thực dương; điều hành tỷ giá linh hoạt, theo tín hiệu thị trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh ngoại tệ. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là những ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, bảo đảm sự phát triển lành mạnh và ổn định của cả hệ thống. Trong quý III năm 2008, ban hành quy định mới về tiêu chí, điều kiện thành lập ngân hàng theo hướng nâng cao yêu cầu về quy mô vốn, trình độ quản lý và các điều kiện kỹ thuật khác để làm căn cứ rà soát, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng hiện có, làm căn cứ cấp phép thành lập các ngân hàng mới. Trong khi chưa ban hành được các tiêu chí, điều kiện mới về thành lập ngân hàng, tạm thời chưa cấp phép thành lập mới các ngân hàng. 30
  31. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ nâng cao chất lượng hoạt động hoặc sáp nhập với ngân hàng khác để hình thành các ngân hàng lớn hơn, đủ sức phát triển trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. b) Thực hiện kiên quyết việc tiết kiệm chi tiêu của các cơ quan, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi tiêu trong các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên, nhất là chi cho hội họp, sử dụng xăng dầu; tạm dừng mua sắm trang bị mới ô tô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn; phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Các Bộ, địa phương, nhất là những Bộ, địa phương trực tiếp quản lý các dự án, công trình có nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước như: Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng và các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư công kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết để điều chuyển, bố trí vốn cho các dự án, công trình quan trọng, cấp thiết có khả năng hoàn thành trong năm 2008 - 2009, các dự án sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: xi măng, điện, giao thông đường bộ Tập trung chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư các dự án, công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; đồng thời, đẩy nhanh việc phê duyệt điều chỉnh định mức, dự toán điều chỉnh của các dự án, gắn với việc áp dụng biện pháp khắc phục những tổn thất do ngừng hoặc dãn tiến độ thi công những công trình đang đầu tư để vừa đẩy nhanh tiến độ, vừa giảm thất thoát, lãng phí. c) Bộ Tài chính chỉ đạo, nắm vững tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán, thúc đẩy tự phát triển ổn định, lành mạnh, nâng cao tính minh bạch, công khai; phát hiện và kịp thời xử lý những diễn biến bất thường của thị trường. 2. Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, tăng cường quản lý thị trường và điều hành giá cả. a) Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản, công nghiệp có giá trị gia tăng cao như cơ khí, máy nông nghiệp, đóng tàu; thúc đẩy hoạt động gia công hàng hoá thuộc các ngành: điện tử, đồ gỗ, thuỷ sản, để phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm ở mức 26 - 30%; tiếp tục áp dụng linh hoạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (về kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu, bảo đảm tỷ lệ nhập siêu năm 2008 so với kim ngạch xuất khẩu ở mức khoảng 30%. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các tập đoàn sản xuất tiếp tục theo dõi việc thực hiện chủ trương dãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ gia công 31
  32. hàng xuất khẩu để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; chỉ đạo ngành hải quan đơn giản hoá thủ tục hành chính đề thông quan nhanh hàng xuất khẩu. b) Tập trung chỉ đạo sản xuất trong nước kết hợp với điều hành xuất nhập khẩu để bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng: xăng dầu, lương thực, sắt thép, phân bón, thuốc chữa bệnh, nhất thiết không được để xảy ra thiếu hàng hóa trong mọi tình huống; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo đảm nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế và các địa phương triển khai thực hiện ngay các nội dung này. c) Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tăng cường công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính, tung tin thất thiệt, gây hoang mang, kể cả việc rút giấy phép kinh doanh, truy tố trước pháp luật các hành vi vi phạm nghiêm trọng. d) Thực hiện điều hành giá xăng, dầu hỏa theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước không bù lỗ đối với hai mặt hàng này. Giá bán được điều chỉnh theo nguyên tắc bảo đảm kinh doanh sau khi tiết giảm tối đa chi phí để có mức giá bán hợp lý, thực hiện việc kê khai giá, đăng ký giá theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chủ động điều hành để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc thị trường nhưng phải bảo đảm được sự kiểm soát của Nhà nước đối với mặt hàng này. Đối với giá dầu mazút, thực hiện điều hành theo hướng tiếp cận thị trường, Nhà nước giảm dần bù lỗ, tiến tới áp dụng điều hành như giá xăng, dầu hoả. Đối với dầu diesel, trước mắt Nhà nước tiếp tục bù lỗ để hỗ trợ sản xuất; khi đủ điều kiện sẽ áp dụng theo cơ chế thị trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới để chủ động điều hành hoặc đề xuất biện pháp thích hợp, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. đ) Giữ ổn định giá bán đến hết năm 2008 đối với bốn mặt hàng là điện, nước sạch, cước xe buýt công cộng, than cho 4 hộ tiêu dùng lớn (điện, phân bón, xi măng, giấy). Ngoài các mặt hàng nói trên, các mặt hàng khác thuộc danh mục các mặt hàng đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá, doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về kê khai, niêm yết và đăng ký giá. 3. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh: 32
  33. a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (kể cả cân đối ngoại tệ); có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường. b) Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng các biện pháp để bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu và xuất khẩu. c) Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có biện pháp thích hợp theo dõi, nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; chủ động và kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa phương kiểm tra để huỷ bỏ ngay các khoản phí, lệ phí trái pháp luật. đ) Các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn thực hiện nghiêm việc rà soát các khoản đầu tư, tiết kiệm tối đa chi phí để nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh; phát huy vai trò nòng cốt, bảo đảm duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, cung ứng đủ hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu với giá bán hợp lý, ổn định; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo đúng kế hoạch đề ra. e) Bộ Tài chính chủ trì tổ chức đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đề xuất chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế. Định kỳ hàng quý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. g) Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành Nghị định về hình thành, tổ chức hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước. 4. Về bảo đảm an sinh xã hội: a) Các Bộ, ngành và địa phương theo trách nhiệm được giao tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã được ban hành như: hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, hỗ trợ dầu hoả thắp sáng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nâng mức trợ cấp đối với đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ kinh phí nâng mức hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng mức học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm, hỗ trợ chống hạn, hỗ trợ kinh phí mua giống lúa khôi phục sản xuất, hỗ trợ khắc phục dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, đẩy nhanh việc thu mua lúa gạo, nông thuỷ sản với giá có lãi hợp lý cho người sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn ; đồng thời, kịp thời phát hiện, chủ động tháo gỡ 33
  34. khó khăn, vướng mắc để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội nhanh chóng đến được các đối tượng thụ hưởng. b) Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Nội vụ, Ủy ban Dân tộc chủ động thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung cơ chế, chính sách trợ cấp đối với các đối tượng mới có khó khăn do mất việc làm, thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ công chức nhà nước; các chính sách trợ giúp nhân dân các vùng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ, lụt; tiếp tục thực hiện các chương trình giảm nghèo. c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các địa phương nắm bắt, tổng hợp tình hình về tình trạng mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập do chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc cắt giảm đầu tư, cắt giảm sản xuất, kinh doanh từ đầu năm 2008 đến nay; chủ động nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp. Tập trung xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các huyện nghèo; xây dựng, ban hành chuẩn nghèo mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. 5. Các Bộ, ngành và địa phương chú trọng thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để bảo đảm công khai, minh bạch các thông tin về tình hình kinh tế xã hội và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương, địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, doanh nghiệp, qua đó củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế - xã hội đất nước, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, tránh đưa những thông tin bất lợi, gây tâm lý lo lắng, hoang mang trong dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí. Có biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả với các tin đồn, bịa đặt không đúng sự thật, gây tâm lý hoang mang, bất ổn trên thị trường; chủ trì xây dựng Đề án thông tin, tuyên truyền về chủ trương, giải pháp điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Từ nay đến hết năm 2008 thời gian không còn nhiều, trong khi nhiệm vụ đặt ra còn rất nặng nề, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 năm 2008 . 34
  35. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết này báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2008./ Thông tin cơ bản về các nước, khu vực và quan hệ với Việt Nam Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Tại thư mục này, bạn có thể tra cứu các thông tin cơ bản về những nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam và tóm tắt quan hệ của các nước và khu vực với Việt Nam cùng các tin liên quan. Danh sách các nước có quan hệ ngoại giao với nước CHXHCN Việt Nam và ngày bang giao (tính đến tháng 12/2007) như sau: I- Châu Á 1.Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 18.01.1950 2.Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 31.01.1950 3.Mông Cổ 17.11.1954 4.Cộng hoà In-đô-nê-xi-a 30.12.1955 5.Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 05.09.1962 6.Cộng hoà Y-ê-men 16.10.1963 7.Cộng hoà A-rập Xi-ri 21.07.1966 8.Vương quốc Căm-pu-chia 24.06.1967 9.Cộng hoà I-rắc 10.07.1968 10.Cộng hoà XHCN Dân chủ Xri Lan-ca 21.07.1970 11.Cộng hoà ấn Độ 07.01.1972 12.Cộng hoà Hồi giáo Pa-ki-xtan 08.11.1972 13.Cộng hoà Nhân dân Băng-la-đét 11.02.1973 14.Ma-lay-xi-a 30.03.1973 15.Cộng hoà Xin-ga-po 01.08.1973 16.Cộng hoà Hồi giáo I-ran 04.08.1973 17.Nhật Bản 21.09.1973 18.Nhà nước Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan 16.09.1974 19.Vương quốc Nê-pan 15.05.1975 20.Liên bang Mi-an-ma 28.05.1975 21.Cộng hoà Man-đi-vơ 08.06.1975 22.Nhà nước Cô-oét 10.01.1976 23.Cộng hoà Phi-líp-pin 12.07.1976 24.Vương quốc Thái Lan 06.08.1976 25.Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ 07.06.1978 26.Vương quốc Ha-si-mít Gióoc-đa-ni 19.08.1980 27.Cộng hoà Li-băng 12.02.1981 35
  36. 28.Nhà nước Pa-le-xtin 19.11.1988 29.Cộng hoà U-dơ-bê-ki-xtan 17.01.1992 30.Bru-nây Đa-ru-xa-lam 29.02.1992 31.Cộng hoà Cư-rơ-gư-dơ-xtan 04.06.1992 32.Vương quốc Ô-man 09.06.1992 33.Cộng hoà Ka-dắc-xtan 29.06.1992 34.Cộng hoà Tát-gi-ki-xtan 14.07.1992 35.Tuốc-mê-ni-xtan 29.07.1992 36.Cộng hoà Ai-déc-bai-gian 23.09.1992 37.Đại Hàn Dân quốc 22.12.1992 38.Nhà nước Ca-ta 08.02.1993 39.Nhà nước I-xra-en 12.07.1993 40.Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất 01.08.1993 41.Nhà nước Ba-ranh 31.03.1995 42.Vương quốc A-rập Xê-út 21.10.1999 43.Công hoà Dân chủ Đông Ti-mo 28.07.2002 II- Châu Âu 44.Liên bang Nga 30.01.1950 45.Cộng hoà Séc 02.02.1950 46.Cộng hoà Xlô-va-ki-a 02.02.1950 47.Cộng hoà Hung-ga-ri 03.02.1950 48.Ru-ma-ni 03.02.1950 49.Cộng hoà Ba Lan 04.02.1950 50.Cộng hoà Bun-ga-ri 08.02.1950 51.Cộng hoà An-ba-ni 11.02.1950 52.Xéc-bi-a 10.03.1957 53.Vương quốc Thuỵ Điển 11.01.1969 54.Liên bang Thuỵ Sĩ 11.10.1971 55.Vương quốc Đan Mạch 25.11.1971 56.Vương quốc Na Uy 25.11.1971 57.Cộng hoà áo 01.12.1972 58.Cộng hoà Phần Lan 25.01.1973 59.Vương quốc Bỉ 22.03.1973 60.Cộng hoà I-ta-li-a 23.03.1973 61.Vương quốc Hà Lan 09.04.1973 62.Cộng hoà Pháp 12.04.1973 63.Cộng hoà Ai-xơ-len 05.08.1973 36
  37. 64.Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len 11.09.1973 65.Đại Công quốc Lúc-xăm-bua 15.11.1973 66.Cộng hoà Man-ta 14.01.1974 67.Cộng hoà Hy Lạp 15.04.1975 68.Cộng hoà Bồ Đào Nha 01.07.1975 69.Cộng hoà Liên bang Đức 23.09.1975 70.Cộng hoà Síp 29.11.1975 71.Vương quốc Tây Ban Nha 23.05.1977 72.U-crai-na 23.01.1992 73.Cộng hoà Bê-la-rút 24.01.1992 74.Cộng hoà Lát-vi-a 12.02.1992 75.Cộng hoà E-xtô-ni-a 20.02.1992 76.Cộng hoà Lit-va 18.03.1992 77.Cộng hoà Môn-đô-va 11.06.1992 78.Cộng hoà Giê-oóc-gi-a (Gru-di-a) 30.06.1992 79.Cộng hoà ác-mê-ni-a 14.07.1992 80.Cộng hoà Xlô-ven-ni-a 07.06.1994 81.Cộng hoà Ma-xê-đô-ni-a 10.06.1994 82.Cộng hoà Crô-a-ti-a 01.07.1994 83.Cộng hoà Bô-xni-a Héc-dê-gô-vi-na 26.01.1996 84.Ai-len 05.04.1996 85.Mông-tê-nê-grô 04.08.2006 86.Công quốc Mô-na-cô 29.11.2007 III - Châu Đại Dương 87.Ô-xtơ-rây-li-a 26.02.1973 88.Niu Di-lân 19.06.1975 89.Cộng hoà Va-nu-a-tu 03.03.1982 90.Pa-pu-a Niu Ghi-nê 03.11.1989 91.Cộng hoà Quần đảo Mác-san 01.07.1992 92.Cộng hoà Phi-gi 14.05.1993 93.Nhà nước Độc lập Xa-moa 09.03.1994 94.Liên bang Mi-crô-nê-xi-a 22.09.1995 95.Quần đảo Xô-lô-mông 30.10.1996 96.Cộng hoà Na-u-ru 21.06.2006 IV - Châu Mỹ 97.Cộng hoà Cu-ba 02.12.1960 98.Cộng hoà Chi-lê 25.03.1971 37
  38. 99.Ca-na-đa 21.08.1973 100.Cộng hoà ác-hen-ti-na 25.10.1973 101.Cộng hoà Hợp tác Guy-a-na 19.04.1975 102.Liên bang Mê-hi-cô 19.05.1975 103.Cộng hoà Pa-na-ma 28.08.1975 104.Gia-mai-ca 05.01.1976 105.Cộng hoà Cốt-xta Ri-ca 24.04.1976 106.Cộng hoà Cô-lôm-bi-a 01.01.1979 107.Grê-na-đa 15.07.1979 108.Cộng hoà Ni-ca-ra-goa 03.09.1979 109.Cộng hoà Ê-cu-a-đo 01.01.1980 110.Cộng hoà Bô-li-vi-a 10.02.1987 111.Cộng hoà Liên bang Bra-xin 08.05.1989 112.Cộng hoà Vê-nê-zu-ê-la Bô-li-va-ri-an 08.12.1989 113.Cộng hoà Goa-tê-ma-la 07.01.1993 114.Cộng hoà U-ru-goay 11.08.1993 115.Cộng hoà Pê-ru 14.11.1994 116.Bê-li-xê 04.01.1995 117.Cộng hoà Pa-ra-goay 30.05.1995 118.Hợp chúng quốc Hoa kỳ 12.07.1995 119.Bác-ba-đốt 25.08.1995 120.Xanh Vin-xen và Grê-na-din 18.12.1995 121.Cộng hoà Ha-i-ti 26.09.1997 122.Cộng hoà Xu-ri-nam 19.12.1997 123.Cộng hoà Ôn-đu-rát 17.05.2005 124.Cộng hoà Đô-mi-ni-ca-na 07.07.2005 V - Châu Phi 125.Cộng hoà Ghi-nê 09.10.1958 126.Cộng hoà Ma-li 30.10.1960 127.Vương quốc Ma-rốc 27.03.1961 128.Cộng hoà Dân chủ Công-gô 13.04.1961 129.Cộng hoà An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân 28.10.1962 130.Cộng hoà A-rập Ai-cập 01.09.1963 131.Cộng hoà Công-gô 16.07.1964 132.Cộng hoà Thống nhất Tan-da-ni-a 14.02.1965 133.Cộng hoà Hồi giáo Mô-ri-ta-ni 15.03.1965 134.Cộng hoà Ga-na 25.03.1965 38
  39. 135.Cộng hoà Xu-đăng 26.08.1969 136.Cộng hoà Xê-nê-gan 29.12.1969 137.Cộng hoà Dân chủ Xô-ma-li 07.06.1970 138.Cộng hoà Ca-mơ-run 30.08.1972 139.Cộng hoà Ghi-nê Xích-đạo 01. 09.1972 140.Cộng hoà Dăm-bi-a 15.09.1972 141.Cộng hoà Tuy-ni-di 15.12.1972 142.Cộng hoà Ma-đa-gát-xca 19.12.1972 143.Cộng hoà U-gan-đa 09.02.1973 144.Cộng hoà Bê-nanh 14.03.1973 145.Cộng hoà Ghi-nê Bít-xao 30.09.1973 146.Cộng hoà Găm-bi-a 30.10.1973 147.Buốc-ki-na Pha-xô 16.11.1973 148.Cộng hoà Ga-bông 09.01.1975 149.Cộng hoà Tô-gô 08.02.1975 150.Cộng hoà Ni-giê 07.03.1975 151.Gia-ma-hi-ri-i-a A-rập Li Bi NDXHCN vĩ đại 15.03.1975 152.Cộng hoà Bu-run-đi 16.04.1975 153.Cộng hoà Mô-dăm-bích 25.06.1975 154.Cộng hoà Cáp-ve 08.07.1975 155.Cộng hoà Ru-an-đa 30.09.1975 156.Cộng hoà Cốt-đi-voa 06.10.1975 157.Cộng hoà Ăng-gô-la 12.11.1975 158.Cộng hoà Dân chủ Liên bang Ê-ti-ô-pi-a 23.02.1976 159.Cộng hoà Liên bang Ni-giê-ri-a 25.05.1976 160.Cộng hoà Dân chủ Xao Tô-mê và Prin-xi-pê 06.11.1976 161.Cộng hoà Xi-ê-ra Lê-ôn 24.06.1978 162.Cộng hoà A-rập Xa-ra-uy Dân chủ 02.03.1979 163.Cộng hoà Xây-sen 16.08.1979 164.Cộng hoà Dim-ba-bu-ê 24.07.1981 165.Cộng hoà Sát 05.10.1981 166.Cộng hoà Na-mi-bi-a 21.03.1990 167.Cộng hoà Gi-bu-ti 30.04.1991 168.Nhà nước Ê-ri-tơ-rê-a 20.07.1993 169.Cộng hoà Nam Phi 22.12.1993 170.Cộng hoà Mô-ri-xơ 04.05.1994 171.Cộng hoà Kê-ni-a 21.12.1995 39
  40. 172.Vương quốc Lê-xô-thô 06.01.1998 Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2008 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2008 ước tính tăng 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,09%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng vừa qua tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây và chưa đạt mức tăng 7% đề ra cho cả năm 2008, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mà nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một kết quả quan trọng và rất đáng phấn khởi. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,05%, cao hơn mức 2,2% của cùng kỳ năm trước do vụ lúa đông xuân và hè thu năm nay được mùa. Khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng lớn do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ tăng 11,45%, thấp hơn mức tăng 12,64% của 9 tháng năm trước; công nghiệp khai thác giảm 4,69%; xây dựng giảm 0,33% (9 tháng năm 2007 tăng 10,14%). Các ngành dịch vụ nhìn chung tăng chậm hoặc thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2007, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng 3,9% của toàn ngành dịch vụ nhưng chỉ tăng 6,31% so với mức tăng 8,27% của 9 tháng năm 2007; khách sạn nhà hàng tăng 8,89% so với mức tăng 12,73% của cùng kỳ năm trước; các ngành dịch vụ khác cũng tăng chậm, hầu hết có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Theo giá thực tế Theo giá so sánh 1994 Khu vực Tổng số Cơ cấu Tổng số So với 9 tháng (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) Năm 2007 (%) TỔNG SỐ 1016503 100,00 345353 106,52 Khu vực nông, lâm 219535 21,59 60024 103,57 nghiệp và thuỷ sản Nông nghiệp 167642 16,49 48518 103,05 Lâm nghiệp 9879 0,97 1867 101,35 Thuỷ sản 42014 4,13 9639 106,70 Khu vực công nghiệp 405145 39,86 144213 107,09 và xây dựng Công nghiệp 348009 34,24 117890 108,90 Công nghiệp 98174 9,66 16762 95,31 khai thác mỏ Công nghiệp 215092 21,16 89775 111,45 chế biến Công nghiệp 34743 3,42 11353 112,29 điện, ga, nước Xây dựng 57136 5,62 26323 99,67 40
  41. Theo giá thực tế Theo giá so sánh 1994 Khu vực Tổng số Cơ cấu Tổng số So với 9 tháng (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) Năm 2007 (%) Khu vực dịch vụ 391823 38,55 141116 107,23 Thương 137838 13,56 55004 106,31 nghiệp Khách sạn, 45788 4,50 13684 108,89 nhà hàng Vận tải, bưu 47088 4,63 15795 113,61 điện, du lịch Tài chính, 17031 1,68 6509 106,65 ngân hàng, bảo hiểm Khoa học và 5361 0,53 1822 105,96 công nghệ Kinh doanh 41732 4,11 12606 102,51 bất động sản Quản lý Nhà 27794 2,73 9022 106,50 nước Khối lượng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện (Tháng 9/2008 và 9 tháng năm 2008) Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính 65,8 nghìn tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, trong đó vốn Trung ương quản lý đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,3%; vốn địa phương quản lý đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, đạt 69,4%. Khối lượng vốn thực hiện của các Bộ, Ngành và địa phương nhìn chung đạt thấp: Bộ Xây dựng 90 tỷ đồng, chỉ đạt 25,6% kế hoạch năm; Bộ Giao thông Vận tải 3,7 nghìn tỷ đồng, đạt 58,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 759,2 tỷ đồng, đạt 67,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 303,9 tỷ đồng, đạt 68,9%. Các địa phương có tiến độ giải ngân nhanh là: Lâm Đồng đạt 95,2% kế hoạch năm; Quảng Trị đạt 89,3%; Thái Nguyên 86,1%; Yên Bái 84,7%; Bà Rịa-Vũng Tàu 81,1%. So với kế hoạch Ước tính (Tỷ đồng) năm 2008 (%) Tháng 9 tháng Tháng 9 tháng 9/2008 năm 2008 9/2008 năm 2008 TỔNG SỐ 8410,0 65752,1 8,6 67,0 Phân theo cấp quản lý Trung ương 2459,3 20658,8 7,4 62,3 Địa phương 5950,7 45093,3 9,2 69,4 Một số Bộ Bộ Công thương 18,5 170,6 7,8 72,0 41
  42. So với kế hoạch Ước tính (Tỷ đồng) năm 2008 (%) Tháng 9 tháng Tháng 9 tháng 9/2008 năm 2008 9/2008 năm 2008 Bộ Xây dựng 11,0 90,0 3,1 25,6 Bộ NN và PTNT 250,0 1597,5 15,0 95,8 Bộ Giao thông Vận tải 720,0 3687,2 11,5 58,7 Bộ Giáo dục và Đào tạo 101,5 759,2 9,1 67,8 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 35,5 303,9 8,0 68,9 Bộ Y tế 76,5 652,7 8,2 70,0 Một số địa phương Lai Châu 83,6 627,6 8,3 62,5 Thái Nguyên 76,0 546,8 12,0 86,1 Bắc Kạn 46,7 301,7 9,0 58,4 Yên Bái 73,8 495,7 12,6 84,7 Hà Nội 563,0 4452,7 6,5 51,6 Bắc Ninh 79,0 525,8 9,8 65,5 Hải Phòng 128,2 900,4 9,1 63,9 Thái Bình 88,0 553,0 12,5 78,4 Nghệ An 117,0 1004,7 8,4 72,2 Hà Tĩnh 51,8 484,7 4,9 45,6 Quảng Trị 85,5 690,3 11,1 89,3 Thừa Thiên - Huế 142,8 730,4 15,8 80,7 Đà Nẵng 258,8 1851,2 10,7 76,2 Ninh Thuận 55,0 427,0 10,4 81,0 Lâm Đồng 113,4 750,3 14,4 95,2 TP, Hồ Chí Minh 977,5 5822,8 11,1 65,9 Bình Dương 150,4 938,3 12,2 76,0 Bà Rịa - Vũng Tàu 193,8 1606,7 9,8 81,1 An Giang 50,1 431,0 7,3 63,0 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ CẢ NƯỚC Tháng 9 năm 2008 Đơn vị tính: % CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 9 NĂM 2008 SO VỚI Chỉ số giá 9 tháng đầu năm MÃ Kỳ gốc Tháng 12 Tháng 9 Tháng 8 2008 so SỐ năm năm năm 2007 năm 2008 với 9 2005 2007 tháng đầu năm 2007 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG C 148,48 127,90 121,87 100,18 122,76 42
  43. I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 01 172,86 142,69 132,68 100,00 136,55 1- Lương thực 011 205,93 164,99 154,35 98,25 148,45 2- Thực phẩm 012 161,14 134,38 124,43 100,26 133,08 3- Ăn uống ngoài gia đình 013 169,06 139,95 130,75 101,79 131,10 II. Đồ uống và thuốc lá 02 127,47 112,98 110,60 100,54 109,87 III. May mặc, mũ nón, giầy dép 03 125,17 112,10 110,05 100,74 109,51 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*) 04 150,02 126,06 118,03 99,37 122,33 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 125,03 111,42 110,45 101,11 107,97 VI. Dược phẩm, y tế 06 122,29 110,01 108,12 100,81 108,61 VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 07 139,76 126,06 120,70 99,52 115,78 Trong đó: Bưu chính viễn thông 072 83,61 89,15 90,55 99,99 88,35 VIII. Giáo dục 08 114,22 106,18 105,82 101,40 103,30 IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 09 115,30 108,29 108,88 101,45 104,55 X. Đồ dùng và dịch vụ khác 10 131,23 114,19 110,75 100,36 112,94 CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 1V 200,33 128,58 109,03 93,64 138,87 CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 2U 104,50 101,90 103,00 99,25 101,63 (*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng Biểu 2 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ CẢ NƯỚC KHU VỰC THÀNH THỊ Tháng 9 năm 2008 Đơn vị tính: % CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 9 NĂM 2008 SO VỚI Chỉ số giá 9 tháng đầu năm MÃ Kỳ gốc Tháng 12 Tháng 9 Tháng 8 2008 so SỐ năm năm năm 2007 năm 2008 với 9 2005 2007 tháng đầu năm 2007 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG C 149,37 127,65 121,32 100,22 122,57 43
  44. I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 01 175,76 143,14 132,60 100,15 136,47 1- Lương thực 011 212,87 168,72 157,36 98,25 150,90 2- Thực phẩm 012 164,44 133,61 123,81 100,18 131,98 3- Ăn uống ngoài gia đình 013 169,22 140,81 129,70 102,03 132,43 II. Đồ uống và thuốc lá 02 127,50 112,05 109,47 100,49 109,46 III. May mặc, mũ nón, giầy dép 03 128,31 113,68 110,92 100,75 111,18 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*) 04 148,47 123,93 115,59 99,35 121,22 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 130,81 112,22 111,48 101,14 108,84 VI. Dược phẩm, y tế 06 125,45 110,65 107,82 100,76 110,21 VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 07 130,32 122,68 117,96 99,40 113,17 Trong đó: Bưu chính viễn thông 072 83,30 88,81 90,36 99,99 88,09 VIII. Giáo dục 08 112,00 104,62 104,26 101,07 102,86 IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 09 122,92 110,28 110,91 101,74 106,33 X. Đồ dùng và dịch vụ khác 10 133,70 114,80 110,49 100,24 113,95 CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 1V 200,33 128,58 109,03 93,64 138,87 CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 2U 104,50 101,90 103,00 99,25 101,63 (*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng Biểu 3 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CẢ NƯỚC KHU VỰC NÔNG THÔN Tháng 9 năm 2008 Đơn vị tính: % CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 9 NĂM 2008 SO VỚI Chỉ số giá 9 tháng đầu năm MÃ Kỳ gốc Tháng 12 Tháng 9 Tháng 8 2008 so SỐ năm năm năm 2007 năm 2008 với 9 2005 2007 tháng đầu năm 2007 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG C 147,57 128,10 122,33 100,15 122,87 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 01 170,53 142,24 132,65 99,91 136,42 44
  45. 1- Lương thực 011 201,05 162,20 152,11 98,26 146,64 2- Thực phẩm 012 159,24 135,02 124,93 100,32 133,74 3- Ăn uống ngoài gia đình 013 168,89 138,83 132,24 101,47 129,44 II. Đồ uống và thuốc lá 02 127,16 113,74 111,51 100,59 110,17 III. May mặc, mũ nón, giầy dép 03 122,84 111,02 109,46 100,73 108,32 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*) 04 151,17 128,12 120,38 99,38 123,43 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 121,93 110,90 109,78 101,09 107,34 VI. Dược phẩm, y tế 06 120,21 109,58 108,30 100,84 107,56 VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 07 146,66 129,43 123,41 99,64 118,19 Trong đó: Bưu chính viễn thông 072 84,35 89,86 90,94 99,99 88,93 VIII. Giáo dục 08 115,72 107,41 107,06 101,57 103,63 IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 09 109,35 105,57 106,17 101,07 102,67 X. Đồ dùng và dịch vụ khác 10 129,08 113,67 110,98 100,48 111,96 (*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 22/9/2008 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt kết quả khá cao. Trong tháng 9/2008 cả nước có 113 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 9,9 tỷ USD, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến 22/9/2008 lên 885 dự án với tổng vốn đăng ký 56,3 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 32,3 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực dịch vụ 23,7 tỷ USD, chiếm 42,1%. Nếu tính cả 855,7 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm của 225 dự án cấp phép các năm trước thì tổng vốn đăng ký 9 tháng cả nước là 57,1 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007; vốn thực hiện đạt 8,1 tỷ USD, bằng 14,2% vốn đăng ký và tăng 37,3% so với 9 tháng 2007. Vốn đăng ký tăng cao chủ yếu do nhiều dự án lớn được cấp giấy phép như: Dự án Công ty TNHH thép Vinashin-Lion của Ma-lai-xi-a có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; Dự án Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa của Nhật Bản và Cô-oét liên doanh 6,2 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; Dự án Hồ Tràm của Ca-na-đa trên 4,2 tỷ USD. 45
  46. Trong 9 tháng vừa qua, trong số 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép đầu tư trực tiếp cho các đối tác nước ngoài thì Ninh Thuận dẫn đầu với 9,8 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 16,6%; thành phố Hồ Chí Minh gần 8 tỷ USD, chiếm 14,2%; Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD, chiếm 14%; Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 11%; Phú Yên 4,3 tỷ USD, chiếm 7,7%; Kiên Giang 2,3 tỷ USD, chiếm 4,1%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký; Đài Loan 8,6 tỷ USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 12,9%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 7,8%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 7,5%; Xin-ga-po 4 tỷ USD, chiếm 7,2%. Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời gian gần đây tăng nhanh. Điều đó cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn nhưng nước ta vẫn là điểm đến khá tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Việc thu hút vốn ODA tiếp tục xu hướng tích cực. Từ đầu năm đến ngày 23/9/2008 nguồn vốn này đã được hợp thức hoá thông qua các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt 1826 triệu USD, gồm có viện trợ không hoàn lại 184 triệu USD, vốn vay 1642 triệu USD. Số vốn ODA giải ngân 9 tháng đạt 1415 triệu USD, bằng 74,5% kế hoạch giải ngân cả năm 2008, trong đó viện trợ không hoàn lại đạt 188 triệu USD, vốn vay đạt 1227 triệu USD. Số vốn đăng ký (Nghìn USD) Số dự án Trong đó: (Dự án) Tổng số Vốn điều lệ TỔNG SỐ 885 56268477 14104697 Phân theo lĩnh vực đầu tư Dầu khí 7 10572380 2310380 Công nghiệp nặng 161 19388604 4618480 Công nghiệp nhẹ 207 1738806 662554 Công nghiệp thực phẩm 29 317821 173017 Xây dựng 80 328127 134804 Nông, lâm nghiệp 36 203510 119229 Thủy sản 4 841 841 Dịch vụ 278 971202 301269 Giao thông vận tải, Bưu điện 16 49537 15706 Khách sạn, du lịch 21 8773879 1783405 Tài chính, ngân hàng 1 18200 18200 Văn hoá, y tế, giáo dục 15 488521 47131 Xây dựng hạ tầng KCX-KCN 5 137250 36167 Xây dựng khu đô thị mới 3 4768750 2018750 Xây dựng văn phòng, căn hộ 22 8511049 1864763 Phân theo một số nước và vùng lãnh 46
  47. Số vốn đăng ký (Nghìn USD) Số dự án Trong đó: (Dự án) Tổng số Vốn điều lệ thổ Belize 1 12000 3600 Bru-nây 15 4386700 823730 Bun-ga-ri 2 12000 12000 Ca-na-đa 7 4237130 800280 Cayman Islands 5 226200 54950 CHLB Đức 8 53350 11589 CHND Trung Hoa 58 275249 102805 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 38 319942 138178 Đài Loan 116 8611909 3077758 Đan Mạch 10 82308 38168 Hà Lan 7 10013 3978 Hàn Quốc 217 1373554 481037 Hoa Kỳ 42 1372066 507460 I-ta-li-a 4 19175 11155 Liên bang Nga 4 68700 65280 Ma-lai-xi-a 37 14866105 1973041 Ma-ri-ti-us 4 16600 16300 Nhật Bản 84 7256097 594014 Ôx-trây-li-a 13 52675 18030 Pháp 21 53430 10366 Quần đảo Virgin thuộc Anh 37 3152441 1123605 Síp 1 400000 80000 Thái Lan 25 3987085 1626450 Thụy Điển 2 10300 1075 Thụy Sĩ 8 657618 657558 Vương quốc Anh 13 538083 535095 Xa-moa 10 148100 46251 Xin-ga-po 73 4039387 1265982 Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2008 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp đạt 571,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng số và tăng 30,5%; khách sạn, nhà hàng đạt 79,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, tăng 25,7%; dịch vụ đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 5% và tăng 30,9%; du lịch đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3%, tăng 45,2%. Ước 9 tháng năm 2008 9 tháng năm 2008 47
  48. Tổng mức Cơ cấu so với cùng kỳ (Tỷ đồng) (%) năm 2007 (%) TỔNG SỐ 694445 100,0 130,1 Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước 77713 11,2 111,3 Tập thể 7205 1,0 136,0 Cá thể 390328 56,2 132,4 Tư nhân 202271 29,1 134,1 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16928 2,5 130,4 Phân theo ngành hoạt động Thương nghiệp 571493 82,3 130,5 Khách sạn, nhà hàng 79193 11,4 125,7 Du lịch 9234 1,3 145,2 Dịch vụ 34525 5,0 130,9 Thông tin về hoạt động ngân hàng tháng 7/2008 I. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: 1.1. Ban hành văn bản quy phạm phát luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Trong tháng 7/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau: - Quyết định số 19/2008/QĐ-NHNN ngày 01/7/2008 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng (giai đoạn 2008 - 2012); - Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN ngày 04/7/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc NHNN; - Quyết định số 1487/QĐ-NHNN ngày 03/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ cho khoản tín dụng bổ sung dự án “Khôi phục quốc lộ 1 giai đoạn 3”; - Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ; - Quyết định số 22/2008/QĐ-NHNN ngày 17/7/2008 v/v sửa đổi Điểm 2 Phụ lục số 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc NHNN; 48
  49. - Quyết định số 1616/QĐ-NHNN ngày 21/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống đất đai Việt Nam”; - Quyết định 1658/QĐ-NHNN ngày 25/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây”; - Quyết định số 1662/QĐ-NHNN ngày 28/7/2008 hợp nhất NHNN chi nhánh tỉnh Hà Tây và NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội thành NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/8/2008; - Quyết định số 1715/QĐ-NHNN ngày 30/7/2008 Chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án "Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên" ; - Quyết định số 1727/QĐ-NHNN Ngày 30/7/2008 giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam. 1.2. Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại: - Tính đến cuối tháng 7, NHNN đã: (i) Chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có sự tham gia góp vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 ngân hàng); (ii) chấp thuận về nguyên tắc thành lập 04 trong số 05 Công ty tài chính có vốn góp của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Để có cơ sở tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo, NHNN đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể. - Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc thay đổi mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô phát triển, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị, điều hành của các Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước đã giao các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có NHTMCP đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin tăng vốn điều lệ của các NHTMCP, báo cáo và đề xuất quan điểm cụ thể để xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN trước khi chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ của NHTMCP. 1.3. Triển khai thực hiện trả lương qua tài khoản Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến cuối tháng 6/2008, số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản đạt 17.925 đơn vị, tăng 227% so với cuối năm 2007, số tài khoản đã trả lương qua thẻ ATM đạt 925.081 tài khoản tăng 107% so với cuối năm 2007. Số lượng máy ATM trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) là 5895 chiếc, tăng 31% so với cuối năm 2007, số lượng điểm đặt máy chấp nhận thẻ (POS) đạt 24.730 máy tăng 12,4% so với cuối năm 2007. Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là đơn vị trọng điểm dẫn đầu trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg cũng còn những mặt còn tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, như: Nhận thức về tinh thần của Chỉ thị 20 về đối tượng và lộ trình áp dụng chưa thật chính xác và đầy đủ, các 49
  50. tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chưa chuẩn bị kịp các điều kiện cơ sở hạ tầng, số máy ATM mặc dù đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt được cho các nhu cầu của người sử dụng 1.4. Thiết lập đường dây nóng Trước những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong thời gian qua, từ ngày 1/7/2008, NHNN đã thiết lập đường dây nóng tại 4 đơn vị thuộc NHNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để nắm bắt, xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động ngân hàng của doanh nghiệp, người dân. Sau gần 1 tháng thiết lập, đường dây nóng của NHNN đã tiếp nhận hơn 1.000 thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến hoạt động của các TCTD. Thông qua việc tiếp nhận các thông tin từ đường dây nóng, Thống đốc NHNN đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các đơn vị trực thuộc; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân sai phạm thuộc thẩm quyền quản lý. Những thông tin phản ánh sai phạm của tổ chức tín dụng đã được NHNN kiểm tra, xử lý kịp thời, trong đó đã yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm điểm, kỷ luật, cách chức một số chức danh lãnh đạo và cán bộ, nhân viên có sai phạm. II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC - Ngày 2/7/2008, Ngài Haruhiko Kuroda Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu. Tại buổi tiếp, Thống đốc NHNN và Chủ tịch Kuroda đã trao đổi về các vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam. Thống đốc NHNN đã thông báo cho Chủ tịch ADB về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như những kết quả bước đầu Chính phủ Việt Nam đạt được sau khi thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát. Chủ tịch ADB khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào gói tám giải pháp để kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam. - Ngày 4/7/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của GTZ, và tổ chức quốc tế về Phát triển năng lực, Đức (InWEnt) đã ký Thỏa thuận hợp tác 3 bên nhằm triển khai Chương trình đào tạo cho cán bộ cấp vụ của NHNN năm 2008 - 2009. Tham dự lễ ký có Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng và lãnh đạo một số Vụ, Cục của NHNN. Đây là lần đầu tiên chương trình này được phát triển và triển khai theo mô hình Đào tạo tiểu giáo viên (ToT) với mục đích đảm bảo tính bền vững của chương trình cho NHNN. - Ngày 10/7/2008, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu và Ngài Alain Barbu Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã ký kết khoản tín dụng với tổng giá trị 60 triệu USD để cải thiện y tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc. - Ngày 11/7/2008, tại Hà Nội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Akihisa Fujinuma, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Nomura. Tại buổi tiếp, hai bên đã bàn thảo những nội dung cùng 50