Quản trị kinh doanh - Chương IV: Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh

pdf 10 trang vanle 2610
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương IV: Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_iv_ke_toan_quan_tri_doanh_thu_va.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương IV: Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh

  1. Chương IV - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh 3/ Kết quả bất thường: Đây là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường: Doanh thu bất Chi phí (4.10) Lợi nhuận bất thường = - thường bất thường Kết quả từng loại hoạt động tính như trên cũng mới thể hiện số tổng hợp về doanh thu, thu nhập, chi phí để xác định kết quả từng loại hoạt động, xong với các nhà quản trị doanh nghiệp điều quan trọng cần thiết hơn là họ phải biết được kết quả lãi (lỗ) không chỉ riêng cho từng hoạt động mà trong từng hoạt động cần phải biết cụ thể cho từng loại sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ, từng loại nghiệp vụ (chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, đầu tư góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn ). Đó chính là công việc của các cán bộ kế toán phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp: Sản xuất tiếp hay thôi, mở rộng qui mô hay thu hẹp, chuyển hướng SXKD, đầu tư cho vay hay sản xuất Nói cách khác, cần thiết phải tổ chức kế toán chi tiết kết quả kinh doanh. 4.3.2- Tổ chức kế toán quản trị kết quả kinh doanh. Việc tổ chức kế toán quản trị kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và bắt đầu tư khâu tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để xác định được trị giá vốn hàng bán, tới việc kế toán chi tiết doanh thu, thu nhập và việc phân bổ các chi phí thời kỳ: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong từng khâu cần phải tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán chi tiết để có thể tập hợp những số liệu, thông tin liên quan mà xác định được chi tiết kết quả kinh doanh từng mặt hàng sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ. Trị giá vốn hàng bán có thể được tính theo những phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm hình thành và sự vận động của hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp và việc đăng ký phương pháp tính trị giá thực tế hàng xuất kho của doanh nghiệp. Đối với DNSX trị giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất (tính riêng theo từng khoản mục) thực tế của sản phẩm đã bán. Giá thực tế (trị giá vốn) hàng bán trong các doanh nghiệp này có thể tính theo một trong các phương pháp sau: 1/ Phương pháp đơn giá bình quân. a- Bình quân đầu kỳ. b- Bình quân gia quyền. b1- Bình quân liên hoàn (sau mỗi lần nhập - xuất). b2- Bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ (bình quân toàn bộ số hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ). 2/ Phương pháp nhập trước - xuất trước. 3/ Phương pháp nhập sau - xuất trước. 4/ Phương pháp giá đích danh. 5/ Phương pháp hệ số giá. 119
  2. Chương IV - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mua bán vật tư hàng hoá thì trị giá vốn hàng bán được xác định bằng trị giá mua cộng với chi phí mua phân bổ cho số hàng đã bán. Trị giá mua của hàng xuất kho bán được tính theo một trong các phương pháp nêu trên như ở các DNSX. Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất kho bán được căn cứ vào toàn bộ số chi phí mua của hàng nhập kho tập hợp trên các TK, sổ kế toán liên quan rồi phân bổ theo các tiêu thức hợp lý, thường thì phân bổ theo trị giá mua như sau: (4.11) Chi phí mua Chi phí mua của Chi phí mua của hàng + Trị giá mua của phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ = x hàng xuất trong hàng xuất kho Trị giá mua của Trị giá mua của hàng + kỳ bán hàng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Sau đó tính trị giá vốn hàng xuất kho bán: (4.12) Trị giá vốn hàng Trị giá mua hàng Chi phí mua phân bổ cho = + xuất kho bán xuất kho bán hàng xuất kho bán Theo qui định hiện hành của chế độ kế toán tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ trừ vào lợi nhuận gộp để tính toán, xác định kết quả lợi nhuận thuần của hoạt động SXKD thông thường. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp cũng như việc tính toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong nhiều trường hợp phải phân bổ cho cả số sản phẩm, vật tư hàng hoá đã tiêu thụ và số sản phẩm vật tư hàng hoá đã sản xuất ra hoặc mua vào chưa được tiêu thụ (còn tồn kho). Thường các doanh nghiệp tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho hàng đã bán theo tiêu chuẩn giá vốn hàng xuất bán như sau: (4.13) CPBH (CPQLDN) của CPBH (CPQLDN) + Chi phí bán hàng (chi hàng tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá vốn phí QLDN) phân bổ = x hàng đã bán Trị giá vốn hàng tồn Trị giá vốn hàng cho hàng đã bán + trong kỳ đầu kỳ nhập trong kỳ Đối với các khoản giảm từ doanh thu: Giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế xuất khẩu (nếu có) cũng phải được tổ chức kế toán chi tiết trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý để ghi sổ kế toán chi tiết theo từng mặt hàng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Để kế toán quản trị kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ, doanh nghiệp có thể mở kết hợp cả sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết kết quả kinh doanh thành một sổ "Sổ chi tiết tiêu thụ và kết quả" như mẫu sau: (Bảng 4.5) 120
  3. Chương IV - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh SỔ CHI TIẾT TIÊU THỤ, KẾT QUẢ Bảng 4.5 Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) Diễn giải Các khoản Chi Chi Ngày Chứng từ Doanh thu Số phí phí tóm tắt giảm trừ Lãi tháng (lỗ) TT nội dung Số Đơn Thành Chiết Giảm bán QL ghi sổ Số Ngày chứng từ lượng giá tiền khấu giá hàng DN Việc kế toán quản trị thu nhập, chi phí và kết quả từng nghiệp vụ đối với hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường cũng được tiến hành trên cơ sở các chứng từ gốc và sổ kế toán chi tiết được mở phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Với việc tổ chức kế toán chi tiết doanh thu và kết quả kinh doanh từng hoạt động, từng mặt hàng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ các nhà quản trị doanh nghiệp có thể thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cũng như việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá thành sản phẩm đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó mà ra được các quyết định phù hợp cho sự phát triển SXKD của doanh nghiệp. 121
  4. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN 5.1. Ý, NGHĨA Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố : giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng -lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng v.v Để thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của doanh nghiệp thành khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 5.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN. 5.2.1. Số dư đảm phí ( CM- contribution margin) Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. - Nếu gọi x: số lượng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Tổng số Tính cho 1 sp 1. Doanh thu gx g 2. Chi phí khả biến ax a 3. Số dư đảm phí (g - a) x g - a 4. Chi phí bất biến b b/x 5. Lợi nhuận (g -a ) x - b Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: • Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0 ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp : P = -b nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến. 122
  5. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận • Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn. ⇒ (g - a)xh = b b x = Chi phí bất biến ⇒ h g − a sản lượng hoà vốn = Số dư đảm phí đơn vị • Tại sản lượng x1 > xh ⇒ lợi nhuận xn P1 = (g-a) x1 - b • Tại sản lượng x2 > x1 > xh ⇒ lợi nhuận xnP2 = (g- a) xx -b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx = x2 - x1 ⇒ Lợi nhuận tăng 1 lượng là ΔP = P2 - P1 ⇒ ΔP = (g - a) (x2 - x1) Vậy ΔP = (g- a) (x2-x1) Kết luận : Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là : Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số số dư đảm phí đơn vị. * Chú ý kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hoà vốn. - Sử dụng khái niệm số dư đảm phí sẽ thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, tuy nhiên nó có những nhược điểm sau: • Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp. • Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này - có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 5.2.2. Tỉ lệ số dư đảm phí ( CMR- contribution margin ratio) - Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). g − a - Tỷ lệ số số dư đảm phí đơn vị = x100% g -Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: 123
  6. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận Tại sản lượng x1 ⇒ Doanh thu : gx1 ⇒ lợi nhuận P1= (g-a)x1 -b Tại sản lượng x2 > x1 ⇒ Doanh thu: gx2 ⇒ lợi nhuận P2=(g-a)x2-b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng gx2 - gx1 ⇒ Lợi nhuận tăng 1 lượng là : ΔP = P2 - P1 ΔP = (g-a) (x2-x1) ΔP = (g-a) (x2-x1) (g − a) ΔP = (x2-x1)g g Vậy : (g − a) ΔP= (x -x )g g 2 1 Kết luận: Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỉ lệ số dư đảm phí. - Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp v.v thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Để hiểu rõ, đặc điểm của những doanh nghiệp có tỉ lệ số số dư đảm phí lớn, nhỏ ta nghiên cứu khái niệm kết cấu chi phí. 5.2.3. Kết cấu chi phí. Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, bất biến chiếm trong tổng chi phí. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra nhanh chóng. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ khả biến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. Ví dụ: Giả định báo cáo thu nhập của doanh nghiệp X và Y như sau: 124
  7. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận XN X XN Y 1. Doanh thu 100.000 100% 100.000 100% 2. Chi phí khả biến 30.000 30% 70.000 70% 3. Số dư đảm phí 70.000 70% 30.000 30% 4. Chi phí bất biến 60.000 20.000 5. Lợi nhuận 10.000 10.000 - Doanh nghiệp X có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn ⇒ khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ tỉ lệ số dư đảm phí lớn : 70% - Doanh nghiệp Y có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ khả biến chiếm tỉ trọng lớn ⇒ tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ : 30%. * Giả định nếu tăng doanh thu lên 30% thì : • Lợi nhuận doanh nghiệp X tăng: (30.000x 70%) = 21.000 và lợi nhuận của doanh nghiệp X lúc này là 31.000, vì vậy tốc độ phát triển của doanh nghiệp X rất nhanh. • Lợi nhuận doanh nghiệp Y tăng: (30.000 x30%) = 9.000 vì lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là 19.000, tốc độ phát triển của doanh nghiệp Y chậm hơn. * Giả định nếu doanh thu giảm 30% thì: • Lợi nhuận Xn giảm (30.000 x70%0= 21.000 và lợi nhuận của doanh nghiệp lúc này là (-21.000 + 10.000) = -11.000 (lỗ 11.000). Điều này cho thấy, nếu vì một lý do nào đó doanh thu giảm thì kết quả của doanh nghiệp giảm rất lớn và sự thiệt hại nhiều hơn. • Lợi nhuận doanh nghiệp Y giảm (30.000 x 30%) = 9.000 và lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là (-9.000) + 10.000 = +1.000. Điều này cho thấy nếu vì một lý do nào đó doanh thu giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp Y giảm ít hơn và sự thiệt hại thấp hơn. 5.2.4. Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách tổng quát là : Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu : Tốc độ tăng lợi nhuận Đòn bẩy hoạt động = > 1 Tốc độ tăng doanh thu(sản lượng bán) Ví dụ: Với báo cáo thu nhập ở ví dụ trên - Tại doanh nghiệp X nếu doanh thu tăng 10% ⇒ lợi nhuận tăng 10.000 x 70%= 7.000⇒ tốc độ tăng lợi nhuận 70% (7.000/10.000) 125
  8. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận 70% ⇒ Đòn bẩy hoạt động doanh nghiệp : = 7 10% - Tại doanh nghiệp Y nếu doanh thu tăng 10% ⇒ Lợi nhuận tăng 10.000 x 30% = 3.000 ⇒ tốc độ tăng lợi nhuận 30% (3.000/10.000) 30% ⇒ Đòn bẩy hoạt động doanh nghiệp Y = 10% * Gia định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những doanh nghiệp có tỉ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỉ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. Ví dụ: - Doanh nghiệp X, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, nên tỉ lệ số dư đảm phí lớn (70%) ⇒ Đòn bẩy hoạt động lớn hơn (7). Vì vậy cứ 1% tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng 7 lần (7%). - Doanh nghiệp Y, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, nên tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ (30%) ⇒ Đòn bẩy hoạt động nhỏ (3). Vì vậy cứ 1% tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng 3 lần (3%). * Với những dữ kiện đã cho ở trên ta có: Tại sản lượng x1 ⇒ doanh thu gx1 ⇒ lợi nhuận P1 = (g-a)x1 -b Tại sản lượng x2 ⇒ doanh thu gx2 ⇒ lợi nhuận P2 = (g-a)x2 -b P P (g − a)(x − x ) ⇒ Tốc độ tăng lợi nhuận = 2 1 x100% = 2 1 P1 (g − a)x1 − b gx − gx ⇒ Tốc độ tăng doanh thu = 2 1 x100% gx2 (g − a)(x − x ) gx (g − a)x ⇒ Đòn bẩy hoạt động = 2 1 x 1 = 1 (g − a)x1 − b gx2 − gx1 (g − a)x1 − b Vậy ta có công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động. Số dư đảm phí Đòn bẩy hoạt động = = 3 Lợi nhuận Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Ví dụ: Tại doanh nghiệp Y với mức doanh thu là 100.000 ta có đòn bẩy hoạt động là: 126
  9. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận 30.000 Đòn bẩy hoạt động = = 3 10.000 Nếu tăng doanh thu lên 10% ⇒ lợi nhuận tăng: (10%x3) = 30% ⇒ Lợi nhuận tăng 3.000 (10.000 x 30%). Ngược lại nếu lợi nhuận tăng được 60% ⇒ doanh thu cần thiết phải tăng lên là : 60 = 20% ⇒ doanh thu tăng 20.000 (100.000 x 20%). 3  Sản lượng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên và độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Đòn bẩy hoạt động lớn nhất khi sản lượng mà vượt qua điểm hoà vốn. Ví dụ: 1. Doanh thu 150.000 200.000 250.000 300.000 2. Chi phí khả biến 90.000 120.000 150.000 180.000 3. Số dư đảm phí 60.000 80.000 100.000 120.000 4. Chi phí bất biến 60.000 60.000 60.000 60.000 5. Lợi nhuận 0 20.000 40.000 60.000 Đòn bẩy hoạt động ∞ 4 2,5 2 5.2.5. Một số ứng dụng quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào quá trình ra quyết định. Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, giá cả và lợi nhuận được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chi phí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận công ty. Để thuận tiện cho quá trình theo dõi, nghiên cứu một số ứng dụng của quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận vào quá trình ra quyết định, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng số liệu của công ty GM. Công ty này sản xuất và kinh doanh một số loại sản phẩm. Năm qua sản lượng sản phẩm tiêu thụ là 1.000 chiếc, các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả lợi nhuận được tóm tắt như sau: Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm Doanh thu 100.000 100 B iến phí 55.000 55 Số dư đảm phí 45.000 45 Tỷ suất số dư đảm phí 45% 45% Định phí 27.000 Lợi nhuận 18.000 Kết quả lợi nhuận 18.000 được xác định 127
  10. Chương V- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận Sản lương tiêu thụ x Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận 1.000 x 45 - 27.000 = 18.000 hay Doanh thu x Tỉ lệ số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận 100.000 x 45 - 27.000 = 18.000 Để cải thiện hơn nữa kết quả kinh doanh, công ty đang xem xét một số phương án cho năm tới như sau: a. Thay đổi định phí và doanh thu Có phương án đề xuất công ty nên tăng cường chi phí quảng cáo để tăng doanh thu. Số tiền chi cho quảng cáo dự kiến tăng thêm 7.000 (ngàn đ) và hy vọng doanh thu tăng 15%. Vậy đánh giá về phương án này như thế nào? Giải: Doanh thu tăng 15% làm tổng số dư đảm phí tăng: 100.000 x 15% x 454% = 6.750 Trừ định phí quảng cáo tăng thêm 7.000 Lợi nhuận giảm (250) Vậy phương án này không tốt hơn, lợi nhuận chỉ có thể đạt mức 18.000 - 250 = 17.750 (ngàn đ) b. Thay đổi biến phí và doanh thu Cũng ở Công ty GM, phương án thứ hai đề xuất: Công ty có thể sử dụng một số vật liệu rẻ hơn để sản xuất làm cho biến phí mỗi đơn vị sản phẩm có thể giảm 5 nđ. Nhưng do chất lượng sản phẩm thay đổi sản lượng tiêu thụ chỉ có thể đạt 970 sản phẩm. Vậy phương án này có tốt hơn không? Giải: Biến phí đơn vị giảm 5 nđ, giá bán không thay đổi, làm lãi trên biến phí đơn vị tăng từ 45 đến 50 (ngàn đ), nhưng sản lượng tiêu thụ giảm còn 970 sản phẩm. Vậy: Tổng số dư đảm phí mới sẽ là 970 x 50 = 48.500 (ngàn đ) Tổng số dư đảm phí hiện tại 45.000 Tổng số dư đảm phí tăng thêm 3.500 (ngàn đ) Định phí không thay đổi, tổng số dư đảm phí tăng thêm 3.500 (ngàn đ) đó cũng chính là số lợi nhuận tăng thêm. Số lợi nhuận mới có thể là 18.000 + 3.500 = 21.500 (ngàn đ). Vậy phương án này tốt hơn. c. Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu Phương án 3 cho Công ty GM đó thành thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách giảm giá bán đồng thời tăng cường quảng cáo. Giá bán mỗi đơn vị dự kiến giảm 3 (ngàn đ), cùng với nó 128