Quản trị kinh doanh - Chương I: Doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

ppt 73 trang vanle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương I: Doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_kinh_doanh_chuong_i_doanh_nghiep_va_to_chuc_bo_may.ppt

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương I: Doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

  1. Mục tiêu môn học Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng: Về mặt kiến thức  Trình bày được những kiến thức cơ bản của kinh doanh và quản trị doanh nghiệp  Vận dụng nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp để thực hiện công tác kế toán được chính xác  Vận dụng các phương pháp lập kế họạch vào công tác tài chính kế toán có hiệu quả nhất  Vận dụng vào thực tiễn cách thức quản trị một số nội dung trong doanh nghiệp
  2. Mục tiêu môn học Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng: Về mặt kỹ năng  Lựa chọn được các cung cách tổ chức, điều hành và tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về phương pháp, hình thức, biện pháp quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp  Tổ chức được công tác tài chính, kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp  Sử dụng kiến thức đã được nghiên cứu làm cơ sở cho việc nhận thức và ứng dụng vào hoạt động thực tiễn khi là nhân viên quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
  3. KẾ HOẠCH NỘI DUNG Chương I: Doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Chương II: Lập chiến lược, kế hoạch trong quản trị doanh nghiệp Chương III: Quản trị nhân sự, khoa học – công nghệ trong doanh nghiệp Chương IV: Quản trị chi phí, kết quả và các chính sách tài chính doanh nghiệp
  4. CHƯƠNG I DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Kết cấu nội dung gồm: I. Hoạt động kinh doanh II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
  5. I. Hoạt động kinh doanh 1. Bản chất của hệ thống kinh doanh Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của con người, của xã hội Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hệ thống tổng thể bao gồm những hệ thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, các doanh nghiệp , các bộ phận ➔ Bản chất của kinh doanh - Doanh nghiệp tiếp nhận các nhập lượng và hoạt động trong những điều kiện đặc thù tùy theo loại hình kinh doanh - Doanh nghiệp sử dụng các nhập lượng theo cách thức hiệu quả nhất. - Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và xã hội.
  6. I. Hoạt động kinh doanh 1. Bản chất của hệ thống kinh doanh
  7. I. Hoạt động kinh doanh 2. Đặc điểm của hệ thống kinh doanh - Sự phức tạp và tính đa dạng - Sự phụ thuộc lẫn nhau - Sự thay đổi và đổi mới 3. Các yếu tố sản xuất Hệ thống các tổ chức kinh doanh cần đến nhiều yếu tố nhập lượng khác nhau để tạo ra các xuất lượng cho xã hội Các nhập lượng này được gọi là các yếu tố sản xuất, các nhập lượng căn bản gồm có lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu, đội ngũ các nhà kinh doanh.
  8. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp Doanh Nghiệp là 1 tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội và thông qua hoạt động hữu ích đó để kiếm lời Theo luật Doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam : “ Doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
  9. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 2. Quản trị Doanh nghiệp Khái niệm Quản trị Doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ Doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong Doanh nghiệp nhằm khai thác một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội
  10. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 2. Quản trị Doanh nghiệp Bản chất - Quản trị Doanh nghiệp là 1 khoa học - Quản trị Doanh nghiệp là 1 nghệ thuật - Quản trị Doanh nghiệp là 1 nghề Các chức năng quản trị Hoạch định – Tổ chức – Điều khiển – Kiểm tra
  11. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công ty trách nhiệm hữu hạn c. Công ty cổ phần d. Doanh nghiệp nhà nước e. Các loại hình tổ chức kinh doanh khác
  12. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật a. Doanh nghiệp tư nhân (private enterprise) Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm - Về chủ sở hữu - Về phát hành chứng khoán - Về vốn - Về tư cách pháp nhân - Về trách nhiệm của chủ DNTN ➔ Ưu điểm, hạn chế của DNTN?
  13. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật b. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Co.,Ltd – company limited) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
  14. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật b. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Co.,Ltd – company limited) Đặc điểm - Về thành viên - Về phát hành chứng khoán - Về vốn - Về chuyển nhượng phần vốn góp - Về tư cách pháp nhân - Về cơ cấu tổ chức - Về trách nhiệm của chủ sở hữu ➔ Ưu điểm, hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn?
  15. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật c. Công ty cổ phần (JSC – joint stock company) Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà công ty sở hữu.
  16. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật c. Công ty cổ phần (JSC – joint stock company) Đặc điểm - Về thành viên - Về vốn - Về tư cách pháp nhân - Về phát hành chứng khoán - Về chuyển nhượng vốn - Về tổ chức quản lý ➔ Ưu điểm, hạn chế của công ty cổ phần?
  17. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật d. Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Các hình thức DNNN - Công ty nhà nước - Công ty cổ phần nhà nước - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước ( 1 thành viên / 2 thành viên trở lên) - Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước - Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước - Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác - Công ty nhà nước độc lập
  18. II. Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Các hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật d. Doanh nghiệp nhà nước Đặc điểm - Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập - Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao - Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao ➔ Ưu điểm, hạn chế của Doanh nghiệp nhà nước? e. Các tổ chức kinh doanh khác
  19. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản trị DN là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp
  20. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 1. Các yêu cầu chủ yếu Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị phải bảo đảm những yêu cầu sau: - Tính tối ưu - Tính linh hoạt - Tính tin cậy lớn - Tính kinh tế
  21. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị - Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp - Địa bàn hoạt động - Công nghệ - Môi trường kinh doanh - Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý - Thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên
  22. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 3. Các hệ thống tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp - Cơ cấu quản trị trực tuyến - Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng - Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến – chức năng - Cơ cấu quản lý ma trận
  23. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 3. Các hệ thống tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Cơ cấu quản trị trực tuyến Tổng Giám đốc Giám đốc Công ty I Giám đốc Công ty II Quản đốc phân Quản đốc phân Quản đốc phân xưởng A xưởng B xưởng C
  24. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 3. Các hệ thống tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng Tổng Giám đốc Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính Nhân sự Phân xưởng A Phân xưởng B Phân xưởng C
  25. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 3. Các hệ thống tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến – chức năng Tổng Giám đốc Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính Nhân sự Công ty A Công ty B Công ty C
  26. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 3. Các hệ thống tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Cơ cấu quản lý ma trận Tổng Giám đốc Marketing Nhân sự Mua sắm Tài chính Dự án A Dự án B
  27. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 4. Xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp
  28. CHƯƠNG II LẬP CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Kết cấu nội dung gồm: I. Chiến lược II. Lập kế hoạch III. Công cụ hỗ trợ hoạch định – kỹ năng dự báo
  29. I. Chiến lược 1. Khái niệm Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này 2. Vai trò của lập chiến lược - Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi họat động chức năng của doanh nghiệp. - Giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp, phát triển thêm thị phần. - Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng.
  30. I. Chiến lược 3. Các cấp chiến lược Chiến lược Doanh nghiệp cấp doanh nghiệp Chiến lược SBU 1 SBU 2 SBU 3 cấp đơn vị kinh doanh Chiến lược Phòng Marketing Phòng nhân sự Phòng sản xuất cấp chức năng
  31. I. Chiến lược 3. Các cấp chiến lược Chiến lược cấp doanh nghiệp • Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp • Định hướng cạnh tranh • Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng • Thực hành quản trị
  32. I. Chiến lược 3. Các cấp chiến lược Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh liên quan đến: - Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh - Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này. - Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.
  33. I. Chiến lược 3. Các cấp chiến lược Chiến lược cấp chức năng Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp Chiến lược cấp độ chức năng liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao hơn
  34. I. Chiến lược 4. Quá trình quản trị chiến lược Khái niệm Quản trị chiến lược là 1 tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức Quá trình quản trị chiến lược • Giai đoạn hoạch định chiến lược • Giai đoạn thực thi chiến lược • Giai đoạn kiểm tra và đánh giá chiến lược
  35. I. Chiến lược 4. Quá trình quản trị chiến lược ❖ Giai đoạn hoạch định chiến lược - Xác định nhiệm vụ (sứ mệnh) và các mục tiêu chủ yếu - Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong - Phân tích và lựa chọn Chiến lược tối ưu ➔ Giai đoạn hoạch định là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định toàn bộ tiến trình Quản trị Chiến lược. Nó đòi hỏi các nhà Chiến lược phải kết hợp giữa trực giác phán đoán với phân tích hệ thống số liệu trong việc đưa ra và lựa chọn các phương án Chiến lược thay thế
  36. I. Chiến lược 4. Quá trình quản trị chiến lược ❖ Giai đoạn thực thi chiến lược Đây là giai đoạn hành động của Quản trị Chiến lược gồm ba hoạt động cơ bản: - Thiết lập các mục tiêu hàng năm - Xây dựng các chính sách thực hiện - Phân phối các nguồn tài nguyên ➔ Đây là giai đoạn khó khăn nhất và phức tạp nhất, nó đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tuỵ và đức hy sinh của mỗi cá nhân trong tổ chức
  37. I. Chiến lược 4. Quá trình quản trị chiến lược ❖ Giai đoạn kiểm tra và đánh giá chiến lược - Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho chiến lược hiện tại - Đo lường thành tích và kết quả đạt được - Thực hiện các hoạt động điều chỉnh ➔ Đánh giá chiến lược là cần thiết bắt buộc vì sự thành công hiện tại không thể bảo đảm sự thành công ở tương lai. Sự thành công luôn tạo ra các vấn đề mới khác, vì vậy phải có sự xem xét và điều chỉnh liên tục, kịp thời
  38. II. Lập kế hoạch 1. Hoạch định mục tiêu kinh doanh Mục tiêu là sự cụ thể hóa mục đích của Doanh nghiệp về định hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần quan tâm là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch Thứ nhất: Cấp quản lý Thứ hai: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Thứ ba: Độ bất ổn của môi trường Thứ tư: Thời gian của mục tiêu đề ra
  39. II. Lập kế hoạch 3. Lập kế hoạch ❖ Khái niệm Lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán - dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ chức Kế hoạch là sản phẩm của công tác lập kế hoạch Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình hóa ❖ Phân loại - Căn cứ vào thời gian: kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn - Căn cứ vào tính chất của kế hoạch: kế hoạch định tính, kế hoạch định lượng - Căn cứ vào cấp độ của kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp - Căn cứ vào các chức năng của quy trình quản lý: kế hoạch về công tác lập kế hoạch, kế hoạch về công tác tổ chức, kế hoạch về công tác lãnh đạo, kế hoạch về công tác kiểm tra
  40. II. Lập kế hoạch 3. Lập kế hoạch ❖ Các phương pháp lập kế hoạch Phương pháp ma trận  Ma trận SWOT  Ma trận BCG (Boston Consulting Group)
  41. II. Lập kế hoạch 3. Lập kế hoạch ❖ Các phương pháp lập kế hoạch  Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
  42. III. Công cụ hỗ trợ hoạch định – kỹ năng dự báo 1. Khái niệm Dự báo vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai. Nói cách khác dự báo là sự giả định hợp lý về các sự kiện và xu hướng trong tương lai 2. Vai trò • Căn cứ khoa học cho việc định hướng phát triển DN trong từng thời kỳ nhất định • Lường trước được những khó khăn hay thuận lợi sẽ đến với DN như thị trường, uy tín, các đối thủ cạnh tranh • Kết quả dự báo là căn cứ cho việc quyết định mở rộng hay thu hẹp thị trường, việc lựa chọn quy mô cần phát triển của doanh nghiệp • Căn cứ xây dựng chiến lược KD, các kế hoạch tác chiến khác (tài chính, nhân sự ) • Dự báo cho phép ước tính giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết quả hoạt động của DN
  43. III. Công cụ hỗ trợ hoạch định – kỹ năng dự báo 3. Các phương pháp dự báo Phương pháp dự báo định tính Bao gồm các kỹ thuật dự báo thực hiện dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của các chuyên gia để suy đoán các sự kiện Người ta sử dụng phương pháp này đối với các vấn đề mà dữ liệu quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ với các biến số không có tính ổn định Một số dự báo định tính thường dùng: • Phương pháp chuyên gia • Đánh giá của các giám đốc điều hành hoặc của các nhân viên bán hàng • Thực hiện những cuộc phỏng vấn khách hàng một cách ngẫu nhiên/ PP điều tra người tiêu dùng
  44. III. Công cụ hỗ trợ hoạch định – kỹ năng dự báo 3. Các phương pháp dự báo Phương pháp định lượng Là phương pháp dự báo dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Dự báo định lượng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị cần dự báo sẽ được quan sát, đo lường theo từng giai đoạn trong chuỗi Dự báo định lượng gồm: • Dự báo ngắn hạn • Dự báo dài hạn
  45. CHƯƠNG III QUẢN TRỊ NHÂN SỰ, KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP Kết cấu nội dung gồm: I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp II. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp
  46. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1. Khái niệm quản trị nhân sự Quản trị nhân sự (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. QTNS chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh Quản trị nhân sự Phân tích Tuyển dụng Đào tạo nâng cao năng Nâng cao hiệu quả công việc nhân viên lực chuyên môn sử dụng lao động
  47. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 2. Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp • Quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp • Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động • Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự 3. Nguyên tắc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp • Communication (thông tin) • Ommitment (sự cam kết) • Clarification (sự rõ ràng) • Credibility (sự tín nhiệm)
  48. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự a. Chính sách nhân sự Chế độ thai sản, nghỉ ốm, nuôi con Cơ hội bình đẳng Chế độ thưởng, phúc lợi và các khoản đóng góp Nghỉ phép và vắng mặt Sức khoẻ và an toàn Điều hành và xử lý vi phạm Giờ làm việc và làm thêm giờ Chính sách lương Biện pháp nâng cao hoạt động, thay đổi quản lý Sử dụng các thiết bị của công ty như Đào tạo Quyền nghiên cứu email, internet và điện thoại Làm việc ngoài công ty Tán gẫu Thông tin bảo mật Bản quyền và quyền sở hữu Rượu bia và ma tuý
  49. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự b. Hoạch định nguồn nhân lực Khái niệm Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Quy trình Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện Bước 5: Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch
  50. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự c. Tuyển mộ và tuyển chọn Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức Tuyển chọn dựa vào bảng mô tả nghề nghiệp và yêu cầu của nghề nghiệp, loại bỏ những người không phù hợp, sau đó sàng lọc bằng thẩm tra, phỏng vấn
  51. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự c. Tuyển mộ và tuyển chọn Phương pháp tuyển mộ Đối với nguồn bên trong Đối với nguồn bên ngoài • Thông qua bản thông báo tuyển mộ • Thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong tổ chức • Thông qua sự giới thiệu của nhân • Thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền viên trong tổ chức thông • Căn cứ vào các thông tin trong: • Thông qua các trung tâm môi giới - giới thiệu "Danh mục các kỹ năng" việc làm • Thông qua các hội chợ việc làm • Thông qua việc cử cán bộ của phòng nhân sự tới trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề
  52. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự d. Huấn luyện và phát triển Huấn luyện nhân viên Một trong những phương pháp hữu ích để huấn luyện nhân viên là sử dụng mô hình GROW
  53. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự d. Huấn luyện và phát triển Phát triển nhân viên • Trong công việc: luân phiên thay đổi công việc; thay đổi vị trí làm việc, địa vị, đảm đương chức vụ, vị trí cao hơn • Ngoài công việc: sử dụng bài giảng và hội thảo; nghiên cứu tình huống, trò chơi quyết định; các hoạt động ngoại khóa
  54. I. Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 4. Hoạt động quản trị nhân sự e. Đánh giá công việc - Phương pháp so sánh cặp - Phương pháp đánh giá theo mục tiêu - Phương pháp bảng điểm - Phương pháp định lượng f. Sự đãi ngộ về tài chính Đãi ngộ nhân sự là những hoạt động liên quan đến sự đối đãi, đối xử của doanh nghiệp đối với người lao động nói chung và của nhà quản trị đối với nhân viên nói riêng Đãi ngộ tài chính là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần
  55. II. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 1. Khái quát về công nghệ và Quản trị công nghệ Công nghệ  Định nghĩa của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc UNIDO: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp”.  Định nghĩa của Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á-Thái Bình Dương ESCAP: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”. ➔ Công nghệ là tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra
  56. II. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 1. Khái quát về công nghệ và Quản trị công nghệ Quản trị công nghệ Quản trị công nghệ là tổng hợp những hoạt động nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
  57. II. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật Tiến bộ khoa học - kỹ thuật là quá trình hoàn thiện sản phẩm, đổi mới không ngừng và nhanh chóng công cụ lao động, năng lượng, nguyên vật liệu, công nghệ và tổ chức sản xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất ➔ Người ta coi ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật là nhân tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, hoàn thiện được công cụ sản xuất và tăng hiệu quả của công cụ sản xuất đó.
  58. II. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ sản xuất tiên tiến đến tay người tiêu dùng (trước hết là những nhà sản xuất kinh doanh) chủ yếu dưới hình thức mua bán trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Hay nói cách khác, việc mua bán công nghệ được thực hiện dưới hình thức “chuyển giao công nghệ” Hình thức chuyển giao công nghệ gồm: - Chuyển giao dọc - Chuyển giao ngang
  59. CHƯƠNG IV QUẢN TRỊ CHI PHÍ, KẾT QUẢ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Kết cấu nội dung gồm: I. Quản trị chi phí, kết quả II. Quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp
  60. I. Quản trị chi phí, kết quả 1. Các khái niệm cơ bản Doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Phân loại: • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • Doanh thu tiêu thụ nội bộ • Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Khi tìm hiểu về doanh thu, cần quan tâm tới các khái niệm sau: • Doanh thu thuần • Giảm giá hàng bán • Chiết khấu thương mại • Hàng bán bị trả lại
  61. I. Quản trị chi phí, kết quả 1. Các khái niệm cơ bản Chi phí Chi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền để đổi lấy hàng hóa dịch vụ Phân loại: Theo cách ứng xử của chi phí: Chi phí biến đổi, Chi phí cố định  Theo phương pháp phân phối chi phí cho 1 đối tượng chịu chi phí: Chi phí trực tiếp, Chi phí gián tiếp  Theo lĩnh vực chức năng của tổ chức: • Chi phí sản xuất: Nguyên liệu trực tiếp, Lao động trực tiếp, Chi phí sản xuất chung • Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý
  62. I. Quản trị chi phí, kết quả 1. Các khái niệm cơ bản Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý Một số khái niệm liên quan: • Lợi nhuận gộp • Lợi nhuận trước thuế • Lợi nhuận sau thuế Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau gồm: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, Lợi nhuận khác
  63. I. Quản trị chi phí, kết quả 1. Các khái niệm cơ bản Thương vụ Thương vụ là một lĩnh vực hoạt động có phát sinh chi phí và đem lại doanh thu Thương vụ chia làm 3 loại: • Thương vụ trong sổ • Thương vụ đang tiến hành • Thương vụ đã hoàn tất
  64. I. Quản trị chi phí, kết quả 2. Quản trị chi phí, kết quả theo phương thức sử dụng các chìa khóa phân bổ truyền thống Công thức kết quả kinh doanh LN1sp = DT1sp – Z1sp (tạm gác phần nộp các loại thuế) Trong đó LN1sp : Lợi nhuận 1 sản phẩm DT1sp : Doanh thu 1 sản phẩm (còn gọi là giá bán 1 sản phẩm) Z1sp : Giá thành 1 sản phẩm (hoặc giá thành toàn bộ) Công thức giá thành Z1sp = CPtt1sp + CPc1sp Trong đó CPtt1sp : chi phí trực tiếp 1 sản phẩm CPc1sp : chi phí chung phân bổ cho 1 sản phẩm
  65. I. Quản trị chi phí, kết quả 2. Quản trị chi phí, kết quả theo phương thức sử dụng các chìa khóa phân bổ truyền thống Chi phí chung được phân bổ cho từng sản phẩm theo các chìa khóa phân bổ. Có 3 chìa khóa phân bổ : K1, K2, K3 K1 là chìa khóa phân bổ theo doanh thu Tổng chi phí gián tiếp K = x DT1sp 1 Tổng doanh thu K2 là chìa khóa phân bổ theo chi phí trực tiếp (gồm CP nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp) Tổng chi phí gián tiếp K2 = x CPtt1sp Tổng chi phí trực tiếp K3 là chìa khóa phân bổ theo giờ công ( CP nhân công trực tiếp) Tổng chi phí gián tiếp K3 = x Cp giờ công 1sp Tổng số giờ công sản xuất
  66. I. Quản trị chi phí, kết quả Bài tập minh họa: Tình hình sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp trong 1 tháng như sau (lĩnh vực hoạt động công nghiệp, sản xuất sản phẩm nguyên mẫu): Sảnphẩm TT A B C D E Yếu tố 1 Chi phí vật chất trực tiếp 1SP (đ) 655 1.200 1.600 2.400 3.010 2 Giờ công sản xuất hao phí cho 1SP 1,2 3 2,7 3,2 6 (giờ) 3 Giá bán 1SP 2.810 4.900 5.100 6.100 10.000 4 Sản lượng sản xuất/tháng (SP) 450 300 325 300 200 Chi phí5quảnGiálý: 1. 325giờ .công000 đ/tháng sản xuất (đ) 720 720 720 720 720 Tổng khấu hao: 525.000 đ/tháng Yêu cầu: sử dụng 3 chìa khóa phân bổ để tính: Giá thành 1 sản phẩm? Lợi nhuận 1 sản phẩm?
  67. I. Quản trị chi phí, kết quả Đáp án bài tập minh họa: Giá thành 1 sản phẩm (ĐVT : đồng) Z Phương pháp phân bổ 1sp A B C D E Theo doanh số 2.151 4.463 4.692 6.077 9.580 Theo chi phí trực tiếp 2.005 4.435 4.678 6.209 9.675 Theo giờ công sản xuất 2.014 4.599 4.659 6.025 9.808 Lợi nhuận 1 sản phẩm (ĐVT : đồng) Lợi nhuận 1 sản phẩm Phương pháp phân bổ A B C D E Theo doanh số 659 437 408 23 420 Theo chi phí trực tiếp 805 465 422 -109 325 Theo giờ công sản xuất 796 301 405 75 192
  68. I. Quản trị chi phí, kết quả 3. Quản trị chi phí, kết quả theo phương thức sử dụng chìa khoá mức lãi thô Mức lãi thô đơn vị = Thu nhập đơn vị - Chi phí trực tiếp đơn vị Lấy lại bài tập minh họa, hãy tính mức lãi đơn vị theo chìa khóa mức lãi thô? Đáp án: SP A SP B SP C SP D SP E 1.291 1.540 1.556 1.396 2.670
  69. II. Quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp 1. Khái niệm, vai trò, nội dung của quản trị tài chính Khái niệm Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong các quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị tài chính là việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra các quyết định điều chỉnh các mối quan hệ tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Các quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp • Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước • Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường vốn, tiền tệ, thể hiện trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh • Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác • Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
  70. II. Quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp 1. Khái niệm, vai trò, nội dung của quản trị tài chính Vai trò, nội dung của quản trị tài chính Vai trò: • Quản trị tài chính giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trên cơ sở các hoạt động phân tích, hoạch định và kiểm soát trong suốt quá trình kinh doanh. • Quản trị tài chính là cơ sở cho việc phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế vì tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành nên tổng thể nền tài chính quốc gia.
  71. II. Quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp 1. Khái niệm, vai trò, nội dung của quản trị tài chính Vai trò, nội dung của quản trị tài chính Nội dung: • Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính căn bản. • Chính sách nguồn vốn. • Chính sách mắc nợ của doanh nghiệp. • Chính sách thay thế tín dụng. • Chính sách khấu hao. • Chính sách quản trị dự trữ. • Chính sách bán chịu
  72. II. Quản trị các chính sách tài chính của doanh nghiệp 2. Một số chính sách tài chính quan trọng của Doanh nghiệp • Chính sách nguồn vốn • Chính sách mắc nợ • Chính sách thay thế tín dụng • Chính sách khấu hao • Chính sách quản trị dự trữ • Chính sách bán chịu của doanh nghiệp