Quản trị kinh doanh - Chương học 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương học 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_tri_kinh_doanh_chuong_hoc_5_phan_tich_tinh_hinh_tai_chi.ppt
Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương học 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
- Chương 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DN 1- Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp - Tài chính DN: những quan hệ tiền tệ gắn với việc huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh của DN - Hoạt động tài chính bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: - đầu tư vào đâu và như thế nào? - Nguồn vốn được huy động từ đâu? - Quản lý, sử dụng vốn và tài sản như thế nào để tạo ra lợi nhuận tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn? - Quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn và dài hạn như thế nào để đưa ra các quyết định thu, chi phù hợp, đảm bảo khả năng thanh toán?
- I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DN 2- Khái niệm - Phân tích tài chính: là quá trình thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, xu hướng và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
- I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DN 3- Các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp - Quan hệ với nhà nước:cấp vốn, nộp thuế - Quan hệ với ngân hàng: vay vốn, thanh toán, gửi tiền - Quan hệ với các cá nhân, tổ chức tín dụng: vay vốn - Quan hệ với đối tác kinh doanh: khách hàng, người cung cấp - Quan hệ với người lao động: lương, thưởng, phạt
- I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DN 4- Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính DN - đánh giá chính xác quá trình hình thành, phân phối và sử dụng vốn của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và các loại tài sản. - xác định những mặt tồn tại trong hoạt động tài chính và nguyên nhân của tồn tại để có biện pháp khắc phục kịp thời. - Cung đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho các đối tượng quan tâm để họ có các quyết định đúng đắn trong tương lai.
- I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DN 5- Nguồn tài liệu phân tích - các báo cáo tài chính cơ bản - Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thơì điểm nhất định. - Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ - Báo cáo chi tiết về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn - Các chế độ, qui định của nhà nước về lập, kiểm tra các báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán Toàn bộ tài sản và Chỉ rõ các nguồn giá trị nắm giữ bởi tài chính mà doanh doanh nghiệp. TÀI SẢN NGUỒN VỐN nghiệp đã huy động. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CÔNG NỢ • Vốn bằng tiền • Vay ngắn hạn • Đầu tư ngắn hạn • Nợ nhà cung cấp • Phải thu • Nợ khác trong kd. • Hàng tồn kho • Vay dài hạn NGUỒN VỐN CHỦ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SỞ HỮU • Hữu hình • Nguồn vốn kinh doanh, • Vô hình • Kết quả kinh doanh • Các quỹ
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1- Phân tích khái quát cơ cấu tài sản Mục đích: để đánh giá sự phân bổ các bộ phận tài sản có hợp lý hay không Phương pháp: So sánh - Xác định tỷ trọng của từng bộ phận tài sản - Đánh giá cơ cấu tài sản: lưu ý ngành nghề kinh doanh - Đánh giá sự biến động tỷ trọng của từng bộ phận tài sản: dựa vào mục đích sử dụng của từng khoản mục
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1- Phân tích khái quát cơ cấu tài sản 1.1 Tỷ trọng của TSLĐ và Đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng TS - Tiền: chỉ tiêu càng cao, tiền càng nhiều - Nếu quá cao, vốn nhàn rỗi nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp - Nếu quá thấp, gây khó khăn cho quá trình SXKD - Các khoản đầu tư TC ngắn hạn: phản ánh khả năng tạo lợi tức cho DN
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1- Phân tích khái quát cơ cấu tài sản 1.1 Tỷ trọng của TSLĐ và Đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng TS - Các khoản phải thu: nếu quá cao, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Cần có các biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi nợ - Hàng tồn kho: quá nhiều dẫn đến đọng vốn. Cần chi tiết các mặt hàng tồn kho, xác định nguyên nhân, có biện pháp giải quyết hàng tồn đọng nhằm thu hồi vốn
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1- Phân tích khái quát cơ cấu tài sản 1.2 Tỷ trọng của TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn - TSCĐ: phản ánh cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và qui mô năng lực SXKD Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ/tổng TS Phản ánh mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực SX cũng như xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Tỷ suất đầu tư: phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh - Đầu tư TC dài hạn:phản ánh khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho DN - Chi phí XD cơ bản dở dang
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2- Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn Mục đích: đánh giá khả năng tự chủ tài chính, tình trạng công nợ và khả năng vay nợ của DN Phương pháp: So sánh - xác định tỷ trọng của từng nguồn vốn - Đánh giá cơ cấu nguồn vốn sự biến động của từng bộ phận nguồn vốn qua các kỳ - Đánh giá sự biến động của từng bộ phận nguồn vốn
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2- Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn 2.1 tỷ trọng nguồn vốn CSH trong tổng Nguồn vốn - Tỷ suất tự tài trợ = NVCSH/Tổng NV - chỉ tiêu càng cao, tình hình tài chính của DN càng ổn định, chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu SXKD, giảm rủi ro tài chính 2.2 tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn - Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng NV - chỉ tiêu cao: khả năng đảm bảo về tài chính thấp, phụ thuộc vào các chủ nợ
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3- Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn Mục đích: đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn có hợp lý hay không trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận Phương pháp: So sánh - phân tích mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu DT, LN và tổng tài sản - xác định sự biến động của tổng tài sản để đánh giá qui vốn sử dụng
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3- Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn Xác định các chỉ tiêu: Số vòng quay của tài sản =DTT/ Tài sản ROA (tỷ suất sinh lời của TS) = LN/TS = (LN/DT)(DT/TS) = tỷ suất lợi nhuận x số vòng quay của tài sản ROE (Tỷ suất sinh lời của vốn CSH)= LN/NVCSH = LN/(NV-Nợ)= (LN/NV)/((NV-Nợ)/NV) = (LN/TS) (1/(1-hệ số nợ)) = Tỷ suất lợi nhuận x số vòng quay TS x (1/(1-hệ số nợ))
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4- Phân tích sự bù đắp giữa nguồn vốn cho tài sản 4.1 Phân loại nguồn vốn + Theo phạm vi cung cấp vốn: - Nợ phải trả - nguồn vốn chủ sở hữu + Theo thời hạn sử dụng: - nguồn vốn thường xuyên: vốn CSH+nợ dài hạn - nguồn vốn tạm thời: nợ ngắn hạn Do đặc điểm luân chuyển của các loại TS, và thời hạn sử dụng các nguồn vốn, nguồn vốn thường xuyên thường được sử dụng tài trợ cho TSCĐ và Đầu tư tài chính dài hạn, nguồn vốn tạm thời sử dụng cho TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4- Phân tích sự bù đắp giữa nguồn vốn cho tài sản 4.2- Các trường hợp bù đắp Hệ số đảm bảo NV/TS = NVTX/(TSCĐ và ĐTTCDH) + Trường hợp 1: Nguồn vốn thường xuyên > TSCĐ và ĐT dài hạn + Trường hợp 2: Nguồn vốn thường xuyên = TSCĐ và ĐT dài hạn + Trường hợp 3: Nguồn vốn thường xuyên < TSCĐ và ĐT dài hạn
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 5- Phân tích khả năng thanh toán của DN - Dn phải luôn tính toán và dự tính tình huống xấu nhất có thể xảy ra là cùng một lúc phải đủ sức thanh toán hết các khoản công nợ - Mức độ không có khả năng thanh toán phụ thuộc vào tình hình tài chính của DN: - DN không đủ vốn bằng tiền - Các khoản tiền vay quá hạn - các khoản phải nộp ngân sách , lương CNV quá hạn không thanh toán được - Các khoản nợ người cung cấp quá hạn tăng
- II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 5- Phân tích khả năng thanh toán của DN Các chỉ tiêu đánh giá: - Khả năng thanh toán toàn bộ = Tổng TS/Tổng nợ một đồng nợ củaDN được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TS - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là khả năng thanh toán toàn bộ nợ NH, thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ cho nợ ngắn hạn = TSLĐ và ĐTTC NH/Tổng nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và ĐTTCNH – hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn