Quản trị kinh doanh - Chương 4: Các nguồn lực chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 4: Các nguồn lực chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_tri_kinh_doanh_chuong_4_cac_nguon_luc_chu_yeu_trong_doa.pptx
Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 4: Các nguồn lực chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại
- CHƯƠNG 4: CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU TRONG DNTM 4.1. NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG 4.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG TRONG DNTM 4.1.2 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DNTM 4.1.3 TIỀN LƯƠNG TRONG DNTM 1
- CHƯƠNG 4 4.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 4.2.1 VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN 4.2.2 NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN 4.2.3 NGUYÊN TẮC THU HÚT VỐN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2
- 4.1 . 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lao động trong DNTM - Lao động là hoạt động có mục đích của con người - Lao động trong kinh tế thị trường là lao động cụ thể được cụ thể hóa thành việc làm có ích, được xã hội thừa nhận, trả công - Lao động TM là lao động thực hiện các hoạt động tổ chức lưu thông hh qua mua bán và cung ứng DV cho thị trường 3
- 4.1.1 Đặc điểm của lao động trong DNTM: Là lao động: - Là lao động phức tạp đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tổng hợp - Tính giao tiếp cao - Tỷ lệ lao động nữ cao - Tính thời vụ - . 4
- 4.1.1 ⚫ Phân loại lao động thương mại: + Theo vai trò và tác động đến quá trình kd: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp + Theo chuyên môn, nghiệp vụ (lao động mua hàng, bán hàng, vận chuyển, tiếp thị ) + Theo trình độ: Lao động trực tiếp (7 bậc), lao động gián tiếp (4 bậc) 5
- 4.1 4.1.2. Năng suất lao động trong DNTM a, Khái niệm, chỉ tiêu đo lường b, Ý nghĩa của tăng NSLĐ c, Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng NSLĐ 6
- 4.1.2 A, Khái niệm về NSLĐ: - Thể hiện sức sản xuất của lao động. - NSLĐ trong DNTM: Do DN kd tổng hợp, cơ cấu hàng hóa, dịch vụ phong phú đa dạng nên NSLĐ của DNTM thường được tính bằng mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bình quân/1 nhân viên kinh doanh hoặc 1 nhân viên bán hàng trong 1 đơn vị thời gian. - Chỉ tiêu đo lường: + NSLD = DT thuần / NV NV: Nhân viên kd TM bình quân trong 1 thời kỳ 7
- 4.1.2 Ý nghĩa của tăng NSLĐ Tăng NSLĐ trong 1 DNTM là tăng mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của 1 NV Bán hàng trong 1 đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện 1 đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ - Mở rộng tiêu thụ tạo thuận lợi cho mua sắm - Tác động thúc đẩy phát triển các ngành khác - Rút ngắn thời gian lưu thông, đẩy nhanh vòng quay của quá trình tái sản xuất. - Tiết kiệm chi phí của DN, tăng LN, thu nhập cho lao động của DN - Tăng NSLĐ khác với tăng cường độ lao động 8
- 4.1.2 ⚫ Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ - Người lao động: + Số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động + Tổ chức và quản lý lao động khoa học
- 4.1.2 ⚫ Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ - Đối tượng lao động: + Yếu tố ngành, nghề + Mặt hàng, cơ cấu mặt hàng + Số lượng, chất lượng, giá cả, thương hiệu + Phương thức thanh toán, phục vụ
- 4.1.2 ⚫ Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ - Công cụ lao động: + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm, vị trí DN + Ứng dụng khoa học và công nghệ + Trình độ quản lý, khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ • Các nhân tố bên ngoài: Thị trường lao động, Các qui định của nhà nước về Lao động (Bộ Luật lao động, các chính sách tiền lương, bảo hiểm); Nhân tố vĩ mô khác.
- 4.1 4.1.3. Tiền lương trong DNTM a, Khái niệm b, Chức năng của tiền lương c, Các hình thức trả lương trong DNTM 12
- 4.1.3 Tiền lương: - Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động do quan hệ cung, cầu trên thị trường lao động quyết định, theo năng suất, chất lượng, hiệu quả mà người lao động tạo ra 13
- 4.1.3 ⚫ Chức năng của tiền lương: - Chức năng xã hội: Đảm bảo tái sx sức lao động XH (cho hiện tại và tương lai) Nhà nước phải quy định mức lương tối thiểu cho người lao động, mức lương tối thiểu là cơ để để xác định các mức lương khác trong nền kinh tế - Chức năng kinh tế: đòn bẩy kích thích người lao động, làm cho họ vì lợi ích vật chất phải nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc→ trả lương phải theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, bội số tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt giữa cá loại lao động 14
- 4.1.3 ⚫ Các hình thức trả lương trong DN - Trả lương theo thời gian - Trả lương khoán - Trả lương hỗn hợp 15
- ⚫ Trả lương theo thời gian + Lương thời gian giản đơn: Tiền lương trả cho người lao động được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp Tiền lương trả cho người lao động = Đơn giá ngày/ tháng * Thời gian làm việc thực tế * Hệ số cấp bậc - Ưu điểm: Dễ tính toán, thu nhập của người lao động ổn định - Nhược điểm: Không gắn với kết quả lao động, không kích thích kịp thời đối với người lao động - Áp dụng: Nhân viên hành chính sự nghiệp, nhân viên văn phòng hoặc đối với những công việc đòi hỏi chất lượng quan trọng hơn số lượng + Lương thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn với các khoản thưởng đạt mục tiêu; Lương thời gian có thưởng nhằm kích thích tinh thần làm việc của người lao động khắc phục hạn chế của trả lương theo giản đơn 16
- 4.1.3 ⚫ Hình thức trả lương khoán - Khoán theo sản phẩm: Được áp dụng trong đk có định mức lao động từ đó giao khoán cho cá nhân người lao động và tính đơn giá tiền lương Tổng số lương phải trả = Số sản phẩm x Đơn giá tiền lương/ SP - Khoán theo khối lượng công việc: Được thực hiện trong điều kiện không có định mức lao động và không khoán đến tận người lao động Tổng quỹ phải trả = Doanh số thực hiện x đơn giá tiền lương/ sp Trong DNTM do đặc thù kinh doanh tổng hợp cho nên thường áp dụng trả lương khoán theo Doanh số - Ưu điểm: Kết hợp được trả lương theo trình độ chuyên môn với kết quả lao động - Nhược điểm: Người lao động chạy theo doanh số kinh doanh, xem nhẹ việc kinh doanh những mặt hàng có giá trị thấp, hao phí lao động cao, coi nhẹ chất lượng dịch vụ 17
- 4.1.3 ⚫ Trả lương hỗn hợp Là sự kết hợp giữa 2 hình thức trả lương theo thời gian và lương khoán, áp dụng hình thức này tiền lương trả cho người lao động có 2 bộ phận: Bộ phận cứng và bộ phận biến động + Bộ phận cứng: được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người lao động trong mỗi tháng + Bộ phận biến động: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả của cá nhân người lao động và kết quả kinh doanh của DN 18
- 4.2. Nguồn lực tài chính 4.2.1. Vốn và cơ cấu vốn a, Khái niệm vốn: Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản của DN - Tài sản của DN: Đất đai, kho, cửa hàng, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu, công nghệ, lao động, thương hiệu, . - Vốn là cơ sở vật chất tiền đề để đảm bảo cho hoạt động DN - Vốn là cơ sở để tính toán phân tích đánh giá hiệu quả phân bổ, sử dụng vốn Cơ cấu vốn (theo đặc điểm chu chuyển vốn) - Vốn cố định - Vốn lưu động 19
- 4.2.1 (Tiếp) Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài - TSCĐ hữu hình (Đất đai, văn phòng, cửa hàng, kho, trang bị kỹ thuật, phương tiện) - TSCĐ vô hình (Giá trị thương hiệu, công nghệ, uy tín DN) - Đầu tư tài chính dài hạn (Cổ phiếu, trái phiếu dài hạn) - Đặc điểm của TSCĐ + Thời gian sử dụng dài và trong suốt thời gian sử dụng hình thái vật chất của nó không thay đổi + Giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ bị hao mòn dần trong sử dụng (gồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) - Sử dụng TSCĐ dẫn đến hao mòn hh vô hình dẫn đến khấu hao - Sử dụng có hiệu quả TSCĐ: - Theo chiều rộng: Tận dụng thời gian khai thác sử dụng; - Theo chiều sâu: Cải tiến, nâng cấp hiệu suất, công suất tài sản trong đơn vị thời gian 20
- 4.2.1 Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ: - TSLĐ là TS tiền tệ hoặc có thể chuyển thành tiền tệ trong chu kỳ KD - Cơ cấu TSLĐ: + Vốn bằng tiền: Tiền trong két, số dư tài khoản NH, kho bạc + Các khoản phải thu: Khách hàng nợ, tạm ứng + Hàng tồn kho, + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: giấy tờ giá trị ngắn hạn + Ứng trước, trả trước, chi sự nghiệp - Đặc điểm chu chuyển VLĐ: - + Chu chuyển vốn LĐ nhanh hơn vốn CĐ. +Vốn được lưu động thu hồi nhanh, liên tục 21
- 4.2.1 TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG - K/n: Thời gian trung bình cần thiết để VLĐ chuyển được một vòng, hoặc là số vòng mà VLĐ chu chuyển được trong một thời kỳ nhất định gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. - Các chỉ tiêu đo lường: - + Số lần chu chuyển vốn lưu động: Là số lần (số vòng) mà VLĐ quay được trong một thời kỳ nhất định (L = Mv / VLĐ ) - + Số ngày chu chuyển vốn lưu động: Là thời gian trung bình cần thiết để vốn chu chuyển được một vòng Nhân tố tác động đến tốc độ chu chuyển VLĐ: chu kỳ SX, nhu cầu và cấu thành nhu cầu; Mức dự trữ hàng hóa; trình độ quản lý, sử dụng vốn lưu động 22
- 4.2 (Tiếp) 4.2.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn: - K/n: Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của DN - Là cơ sở vật chất, tiền tệ cho hoạt động kinh doanh của DN - Thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN khi sử dụng Cơ cấu nguồn vốn: +) Theo hình thức sở hữu: Do chủ sở hữu đóng góp, lợi nhuận để lại - Nguồn vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, DN, cá nhân +) Theo thời hạn sử dụng vốn: - Nguồn vốn dài hạn (vốn sở hữu, vốn dài và trung hạn) - Nguồn vốn ngắn hạn (chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn) 23
- 4.2 (Tiếp) 4.2.3. Các nguyên tắc và các chỉ tiêu tài chính cơ bản của DN ⚫ Nguyên tắc thu hút vốn: - Đảm bảo tính tự chủ tài chính - Đảm bảo tính cân đối tài chính - Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chủ, chủ nợ, người lao động ⚫ Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: - Tổng nguồn vốn = Vốn sở hữu + vốn vay - Vốn thường xuyên = Vốn sở hữu + nợ dài và trung hạn 24
- 4.2.3 (Tiếp) ⚫ Tính tự chủ tài chính = Tỷ trọng vốn SH/Tổng nguồn vốn ⚫ Tính ổn định tài chính = Tỷ trọng vốn/Tổng nguồn vốn ⚫ Tính an toàn = Tỷ trọng (các khoản phải thu + ứng trước)/Tổng nguồn vốn ⚫ Khả năng thanh toán hiện thời (ngắn hạn) = TSLĐ/Nợ ngắn hạn ⚫ Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn ⚫ Khả năng thanh toán bằng tiền mặt = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn 25
- 4.2.3 (Tiếp) ⚫ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = LNst/Tổng tài sản ⚫ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) = LNst/Vốn CSH TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ?? 26