Quản trị kinh doanh - Chương 1: Quản trị sản xuất và vai trò, nhiệm vụ của nhà quản trị trong chức năng sản xuất

pdf 44 trang vanle 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 1: Quản trị sản xuất và vai trò, nhiệm vụ của nhà quản trị trong chức năng sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_1_quan_tri_san_xuat_va_vai_tro_nh.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 1: Quản trị sản xuất và vai trò, nhiệm vụ của nhà quản trị trong chức năng sản xuất

  1. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Chương 1: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG CHỨC NĂNG SẢN XUẤT Chương 2: TỔ CHỨC SẢN XUẤT Chương 3: BỐ TRÍ SẢN XUẤT Chương 4: QUẢN LÝ SẢN XUẤT Chương 5: CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT Chương 6: HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT Chương 7: QUẢN TRỊ VẬT LIỆU Chương 8: QUẢN TRỊ TỒN KHO Chương 9: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU Chương 10: LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT Tài liệu tham khảo 1/ Quản trị sản xuất – TS Nguyễn Thanh Liêm- NXB Tài chính 2006 2/ Quản trị sản xuất – TS Đồng Thị Thanh Phương – NXB thống kê 2005 3/ Bài tập quản trị sản xuất - TS Nguyễn Thanh Liêm- NXB Tài chính 2006 1
  2. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Chương 1: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG CHỨC NĂNG SẢN XUẤT 1.1 Vai trò của quản trị sản xuất trong quản trị doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường. Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Nó không chỉ tồn tại trong hệ thống sản xuất chế tạo mà còn tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ như hệ thống y tế, vận tải, khách sạn, nhà hàng 1.1.2 Hệ thống sản xuất Đầu vào Đầu ra Nguồn nhân lực Sản phẩm Vốn Dịch vụ Quá trình chuyển Khoa học kỹ thuật hóa Nguyên vật liệu Thông tin Đo lường hiệu quả (Chi phí, năng suất) 1.1.3 Vị trí của chức năng sản xuất Chức năng sản xuất được thực hiện bởi một nhóm người trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho xã hội. Chức năng sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp, đó là chức năng sản xuất, chức năng marketing, chức năng tài chính. Ba chức năng này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chức năng sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo giá trị cho khách hàng. Số lượng sản phẩm hay dịch vụ, chất lượng của sản phẩm hay 2
  3. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm dịch vụ đó, cách thức đáp ứng nhu cầu về căn bản phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống sản xuất. Trong các doanh nghiệp, chức năng sản xuất thường sử dụng nhiều nhất các nguồn lực và các tài sản có khả năng kiểm soát của nó. Qua đó, hệ thống sản xuất cũng làm phát sinh phần lớn các chi phí. Hiệu quả của hoạt động sản xuất có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong phạm vi nền kinh tế, chức năng sản xuất của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú để nâng cao mức sống vật chất của toàn xã hội. Hơn nữa, chức năng sản xuất cũng làm phong phú đời sống tinh thần bằng việc cung cấp dạng dịch vụ rất đặc biệt đó là thông tin. Trên phạm vi thế giới, bằng việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường thế giới, các quốc gia đang ráo riết chạy đua trong quá trình phân chia lại thị trường thế giới. Khả năng sản xuất trên cả phương diện sản xuất và hiệu quả của nó sẽ là chìa khóa thành công của mỗi nước. 1.1.4 Quan hệ giữa chức năng sản xuất và chức năng khác trong doanh nghiệp Chức năng marketing được thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm khám phá, phát hiện và phát triển nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Họ cũng tìm cách duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Trên một phương diện nào đó, chức năng marketing còn có tác dụng định hướng đối với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Các hoạt động marketing xác định quy mô và vị trí của các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, hoặc làm cho công chúng nhận thức về sự sẵn sàng của các dịch vụ mà họ cung cấp. Chức năng tài chính gồm các hoạt động liên quan đến việc khai thác các nguồn vốn, tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Ngoài ra còn có các chức năng phụ thuộc khác như chức năng thiết kế kỹ thuật trong các doanh nghiệp chế biến, chức năng nhân sự, tuy nhiên có một số tác giả cho rằng chức năng nhân sự là phần vốn có trong các chức năng khác. Các chức năng quản trị trong doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba, doanh nghiệp không thể thành công. Trên thực tế, việc tách rời các chức năng chỉ để nghiên cứu song nó cần thiết như nhau và phụ thuộc lẫn nhau. 1.2 Hệ thống sản xuất 1.2.1 Đặc tính chung của hệ thống sản xuất 3
  4. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Hệ thống sản xuất cung cấp sản phẩm cho xã hội. Tất cả các hệ thống sản xuất đều có đặc tính chung là: Thứ nhất, hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho xã hội. Thứ hai, hệ thống sản xuất chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra là các sản phẩm hay dịch vụ. Các đầu vào của hệ thống sản xuất có thể là nguyên vật liệu, kỹ năng lao động, vốn, kỹ năng quản trị, khoa học kỹ thuật, Các đầu ra của hệ thống sản xuất là sản phẩm hay dịch vụ, tiền lương, các ảnh hưởng xã hội, . Các dạng chuyển hó bên trong của hệ thống sản xuất quyết định việc biến đổi đầu vào thành đầu ra bao gồm các dạng làm thay đổi trạng thái vật lý, cung cấop kỹ năng, làm dịch chuyển vị trí, giữ gìn bảo quản sản phẩm, 1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại Sản xuất hiện đại có những đặc điểm làm cho sự thành công ngày một lớn hơn: Thứ nhất, đó là triết cơ bản thừa nhận vị trí quan trọng của sản xuất. Quản trị sản xuất được coi là vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có kế hoạch đúng đắn, có đội ngũ các kỹ sư, chuyên gia giỏi, công nhân được đào tạo và trang bị hiện đại. Thứ hai, nền sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng. Thứ ba, nền sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty. Thứ tư, nền sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Thứ năm, nền sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa cao. Thứ sáu, nền sản xuất hiện đại cũng thừa nhận về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hóa trong nền sản xuất hiện đại, hệ thống sản xuất tự động là hướng vươn tới của sản xuất hiện đại. Thứ tám, ứng dụng máy tính và công nghệ thông tin vào nền sản xuất hiện đại. Thứ chín, trong nền sản xuất hiện đại các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho các quyết định sản xuất. 4
  5. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm 1.2.3 Hệ thống sản xuất chế tạo (Manufacturing Operation) Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ, tồn kho trong những chừng mực nhất định. Căn cứ trên phạm vi thời gian mà doanh nghiệp lập kế hoạch lưu giữ tồn kho, có thể chia hệ thống sản xuất thành 3 loại: - Hệ thống sản xuất để dự trữ (Make to stock) Hệ thống sản xuất này tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và đưa vào dự trữ trước khi có đơn hàng. Sản phẩm được tạo ra dựa trên những tiêu chuẩn, từ những dự đoán hoặc nhu cầu sẵn có trong tương lai. - Hệ thống sản xuất theo đơn hàng Hệ thống sản xuất tạo ra sản phẩm khi nhận được đơn hàng, phục vụ nhu cầu khối lượng nhỏ, sản phẩm đa dạng, không tiêu chuẩn, theo nhu cầu đơn hàng. - Hệ thống sản xuất lắp ráp đơn hàng Hệ thống này ở giữa hai loại trên, nó có thể chủ động tạo ra trước các chi tiết, các kiểu mẫu, các modul tiêu chuẩn, và sẽ lắp ráp các chi tiết, các modul này theo sự chỉ định của khách hàng khi có đơn hàng. Ngoài ra, nếu xét theo tính liên tục của hệ thống sản xuất mà phân hệ thống sản xuất thành 2 loại: - Hệ thống sản xuất liên tục Là hệ thống sản xuất mà các máy móc, thiết bị các nơi làm việc được thiết lập dựa trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để biến đầu vào thành các chi tiết, bộ phận, hay sản phẩm nhất định. - Hệ thống sản xuất gián đoạn Là hệ thống sản xuất mà các máy móc thiết bị được nhóm lại hoặc được tổ chức phù hợp với chức năng hay công nghệ mà nó thực hiện. Sự khác biệt cơ bản giữa loại hình sản xuất này và sản xuất liên tục là cho phép nó có khả năng mềm dẻo. 1.2.4 Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation) Là các hệ thống sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo ra các sản phẩm vô hình, các dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, nàh hàng, bảo hiểm, kiểm toán, Hệ thống sản xuất dịch vụ có những đặc trưng sau: - Sản phẩm không tồn kho được. - Quá trình sản xuất đi đôi với tiêu thụ và sử dụng. 5
  6. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Chất lượng sản phẩm của hệ thống sản xuất này chỉ được xác định sau khi đã sử dụng xong sản phẩm đó. - Tuy nhiên, ngày nay có những hệ thống sản xuất vừa tạo ra sản phẩm hữu hình vừa tạo ra sản phẩm vô hình. 1.3 Vai trò của người quản trị trong chức năng sản xuất 1.3.1 Các kỹ năng cần thiết của người quản trị sản xuất Vị trí quan trọng của các quản trị viên sản xuất là hoạch định đúng các công việc và giám sát công việc. Họ hoạt động trong các chức năng: hoạch định, kiểm soát chất lượng, hoạch định tiến độ và kiểm soát sản xuất. Các quản trị viên sản xuất cần có các kỹ năng cơ bản sau: - Kỹ năng kỹ thuật: bao gồm kỹ năng hiểu biết về quy trình công nghệ và hiểu biết đầy đủ công việc phải quản trị. - Khả năng làm việc với con người. 1.3.2 Các hoạt động của người quản trị sản xuất a. Vai trò của người quản trị sản xuất Chức năng quản trị tác động trực tiếp lên 3 vấn đề cơ bản tối thiểu cần thiết cho sự thành công của công ty: 1- Cung cấp sản phẩm phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu thị trường. 2- Cung cấp sản phẩm với mức chất lượng phù hợp với mong muốn của khách hàng. 3- Cung cấp sản phẩm với chi phí cho phép có được lợi nhuận và giá cả hợp lý. b. Các hoạt động của người quản trị sản xuất * Trong chức năng hoạch định - Quyết định về tập hợp sản phẩm hay dịch vụ. - Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất. - Lập kế hoạch bố trí nhà xưởng, MMTB. - Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác. - Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng. - Tổ chức thay đổi các quá trình sản xuất. - Lập kế hoạch trang bị MMTB. * Trong chức năng tổ chức 6
  7. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống. - Thiết kế nơi làm việc. - Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động. - Sắp xếp mạng lưới nhà cung ứng và nhận thầu. * Trong chức năng kiểm soát - So sánh chi phí với ngân sách. - So sánh việc thực hiện định mức lao động. - Kiểm tra chất lượng. - So sánh quá trình sản xuất với tiến độ. - So sánh tồn kho với mức hợp lý. * Trong chức năng lãnh đạo - Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất. - Thiết lập các chính sách nhân sự. - Thiết lập các hợp đồng lao động. - Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc. - Chỉ ra các công việc cần làm gấp. * Trong chức năng động viên - Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận. - Khuyến khích thông qua vật chất. - Động viên qua các công việc phong phú, công việc thay đổi. * Trong chức năng phối hợp - Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất. - Phối hợp qua các cơ sở dữ liệu được tiêu chuẩn hóa. - Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết. - Báo cáo, cung cấp tài liệ và truyền thông. - Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế. - Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn hàng. - Chức năng giáo dục và phát triển nhân sự. - Khuyến khích công nhân tìm ra cách làm việc tốt hơn. - Phân công công việc có lợi hơn cho sự phát triển của công nhân. 7
  8. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Giúp đỡ, đào tạo công nhân. 8
  9. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Thế nào là sản xuất và quản trị sản xuất ? 2. Tại sao nói quản trị sản xuất là một chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp ? 3. Thách thức hiện nay đối với các hệ thống sản xuất là gì? 4. Nghiên cứu các yếu tố đầu vào đầu ra và các quá trình bên trong hệ thống sản xuất có ý nghĩa gì? 5. Trình bày các đặc điểm cơ bản của hệ thống sản xuất hiện đại? 6. Sự khác biệt giữa hệ thống sản xuất dịch vụ và hệ thống sản xuất chế tạo? 7. Hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến những khác biệt giữa hệ thống sản xuất chế tạo và hệ thống sản xuất dịch vụ? 8. Nêu các cách phân chia hệ thống sản xuất chế tạo? 9. Lợi thế nào là quan trọng trong hệ thống sản xuất liên tục và hệ thống sản xuất gián đoạn. Theo anh chị hệ thống sản xuất nào ưu việt hơn? 10. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng quản trị sản xuất với các chức năng quản trị cơ bản khác? 9
  10. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Chương 2: TỔ CHỨC SẢN XUẤT 2.1 Nội dung và những yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất 2.1.1 Nội dung của quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố sản xuất để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho xã hội. Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích cực của con người. Trong sản xuất người ta thương chia quá trình sản xuất thành hai dạng quá trình: - Quá trình tự nhiên: là quá trình mà đối tượng lao động có những biến đổi vật lý, hóa học, sinh học mà không cần có sự tác động của lao động, hoặc chỉ cần tác động ở một mức độ nhất định. - Quá trình công nghệ: là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo, đó chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học của đối tượng chế biến. Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào các phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau. Mỗi giai đoạn công nghệ lại có thể bao gồm nhiều bước công việc khác nhau (hay còn gọi là nguyên công). Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng nhất định. Khi xét bước công việc ta phải căncứ ba yếu tố: nơi làm việc, công nhân, đối tượng lao động. Chỉ cần thay đổi một trong ba yếu tố đó thì bước công việc bị thay đổi. 2.1.2 Nội dung của tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách hiệu quả. Nếu coi tổ chức sản xuất là một trạng thái thì đó chính là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian. Theo quan niệm này thì nội dung của tổ chức sản xuất gồm: - Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý. - Xác định loại hình sản xuất cho các nơi làm việc, trên cơ sở đó xây dựng các bộ phận sản xuất. 10
  11. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Bố trí sản xuất nội bộ xí nghiệp. Tổ chức sản xuất còn có thể xem xét như là một quá trình thì đó chính là các biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên hệ và phối hợp các hoạt động của bộ phận sản xuất theo thời gian một cách hợp lý. Nội dung của tổ chức sản xuất sẽ bao gồm: - Lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất. - Nghiên cứu chu kỳ sản xuất tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất. - Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất. 2.1.3 Yêu cầu của tổ chức sản xuất Quá trình sản xuất hiện đại phải đáp ứng các yêu cầu sau: a. Bảo đảm sản xuất chuyên môn hóa Chuyên môn hóa sản xuất là hình thức phân công lao động xã hội làm cho xí nghiệp nói chung và các bộ phận sản xuất, các nơi làm việc nói riêng chỉ đảm nhiệm việc sản xuất một (hay một số ít) loại sản phẩm, chi tiết, hay chỉ tiến hành một hoặc một số ít các bước công việc. Chuyên môn hóa sản xuất tạo ra: - Khả năng nâng cao năng suất lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. - Khả năng làm giảm chi phí và thời gian đào tạo công nhân. - Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa. - Ứng dụng kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc chuyên môn hóa sản xuất phải xác định phù hợp với những điều kiện cụ thể của xí nghiệp. Các điều kiện đó là: - Chủng loại, khối lượng, kết cấu sản phẩm chế biến trong xí nghiệp. - Quy mô sản xuất của xí nghiệp. - Trình độ hiệp tác sản xuất. - Khả năng chiếm lĩnh thị trường, mức độ đáp ứng thay đổi của nhu cầu. - Chiến lược công ty nói chung và chiến lược cạnh tranh, phát triển hệ thống sản xuất nói riêng. b. Bảo đảm sản xuất cân đối Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở bố trí hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. 11
  12. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Các quan hệ cân đối đó bao gồm các quan hệ tỷ lệ thích đáng giữa khả năng các bộ phận sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất theo không gian và thời gian. Bố trí sản xuất cân đối thường căn cứ vào: - Khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính. - Khả năng phục vụ có hiệu quả của các bộ phận sản xuất phụ trợ cho quá trình sản xuất chính. - Quan hệ giữa năng lực sản xuất, số lượng, chất lượng công nhân và số lượng chất lượng của đối tượng lao động. c. Bảo đảm sản xuất nhịp nhàng đều đặn Quá trình sản xuất nhịp nhàng, đều đặn khi hệ thống có thể tạo ra lượng sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian đều nhau phù hợp với kế hoạch. - Sản xuất đều đặn nhịp nhàng có tác dụng lớn trong việc duy trì các mối quan hệ hiệp tác, củng cố vị trí trên thị trường. - Sản xuất đều đặn nhịp nhàng đảm bảo huy động tốt nhất các yếu tố sản xuất tránh lãng phí sức người, sức của do tình trạng khi thì sản xuất cầm chừng, khi thì sản xuất với nhịp độ căng thẳng. • Để đảm bảo tổ chức sản xuất đều đặn nhịp nhàng cần phải: - Làm tốt công tác lập kế hoạch sản xuất từ dài hạn đến trung hạn. - Lập kế hoạch tiến độ sản xuất. - Tăng cường kiểm soát sản xuất và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. d. Bảo đảm sản xuất liên tục Quá trình sản xuất được coi là liên tục khi các bước công việc sau được thực hiện ngay khi sau khi đối tượng hoàn thành ở bước công việc trước, không có bất kỳ sự gián đoạn nào về thời gian. - Sản xuất liên tục thể hiện trình độ tiết kiệm thời gian trong sản xuất. - Sản xuất liên tục sử dụng đầy đủ thời gian của máy móc thiết bị. - Sản xuất liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất. - Sản xuất liên tục nâng cao năng suất lao động. - Sản xuất liên tục rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm sản phẩm dở dang, giảm nhu cầu về vốn lưu động trong quá trình sản xuất. Các yêu cầu của tổ chức sản xuất có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong mối quan hệ đó sản xuất liên tục là yêu cầu cao nhất của quá trình sản xuất. 12
  13. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm 2.2 Cơ cấu sản xuất 2.2.1 Cơ cấu sản xuất a. Khái niệm cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, hình thức xây dựng các bộ phận ấy, sự phân bố về không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau. Cơ cấu sản xuất là một đặc tính chất lượng của hệ thống sản xuất. Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của một hệ thống sản xuất. Cơ cấu sản xuất cũng thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất sản phẩm, hình thức phân công lao động giữa các khâu, các bộ phận trong hệ thống, nó biểu hiện cụ thể của sự kết hợp các yếu tố sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm. b. Các bộ phận hình thành cơ cấu sản xuất Xét vai trò các bộ phận của hệ thống sản xuất trong quá trình hình thành sản phẩm, cơ cấu sản xuất có thể bao gồm các bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ, bộ phận sản xuất phụ trợ, bộ phận phục vụ sản xuất. - Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp chế biến sản phẩm chính của hệ thống. Đặc điểm cơ bản của bộ phận sản xuất chính là nguyên vật liệu mà nó chế biến trở thành sản phẩm chính của hệ thống. - Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của bộ phận sản xuất chính để tạo ra những sản phẩm phụ khác. - Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục, đều đặn. - Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức nhằm thực hiện công tác cung ứng , bảo quản, cấp phát nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất. c. Các cấp của cơ cấu sản xuất Các cấp của cơ cấu sản xuất chính là sự phân chia cơ cấu sản xuất theo chiều dọc. Các cấp sản xuất cơ bản trong hệ thống sản xuất là cấp phân xưởng, cấp ngành, cấp nơi làm việc. Phân xưởng là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu trong các xí nghiệp có quy mô lớn có nhiệm vụ hoàn thành một loại sản phẩm hay hoàn thành một giai đoạn công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Ngành là một đơn vị tổ chức sản xuất trong các phân xưởng có quy mô lớn, đó là tổng hợp trên cùng một khu vực nhiều nơi làm việc có quan hệ mật thiết 13
  14. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm với nhau về mặt công nghệ. Ngành cũng có thể được chuyên môn hóa theo đối tượng để tạo ra một loại sản phẩm, chi tiết nhất định, hoặc chuyên môn hóa theo công nghệ cao bao gồm các nơi làm việc giống nhau như ngành tiện, ngành phay, Nơi làm việc là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân (hay một nhóm công nhân) sử dung máy móc thiết bị để hoàn thành một hay một vài bước công việc cá biệt trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc phục vụ quá trình sản xuất. d. Các kiểu cơ cấu sản xuất Tùy theo điều kiện cụ thể của xí nghiệp như đặc tính kinh tế - kỹ thuật, trình độ chuyên môn hóa, quy mô xí nghiệp, mà có thể lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp. Có các kiểu cơ cấu sản xuất cơ bản hiện nay: Xí nghiệp - Phân xưởng - Ngành - Nơi làm việc Xí nghiệp - Phân xưởng - Nơi làm việc Xí nghiệp - Ngành - Nơi làm việc Xí nghiệp - Nơi làm việc 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố sau: a. Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm Nếu chủng loại sản phẩm ít và đơn giản thì cơ cấu sản xuất sẽ đơn giản hơn. Đặc điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng các chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, yêu cầu độ chính xác, có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. Sản phẩm có tính công nghệ cao quá trình sản xuất đơn giản do đó có thể cơ cấu sản xuất đơn giản hơn. b. Chủng loại, khối lượng, đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu cần dùng Nhân tố này trước hết có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận phục vụ sản xuất. Bởi vì, khối lượng chủng loại nguyên vật liệu cần dùng cùng những đặc tính của nó sẽ yêu cầu hệ thống kho bãi, diện tích sản xuất, quy mô công tác vận chuyển thích hợp. Ngoài ra, chúng còn có thể ảnh hưởng tới các bộ phận sản xuất chính vì có thể nó sẽ yêu cầu tổ chức một cơ cấu sản xuất phù hợp với việc xử lý các nguyên vật liệu. c. Máy móc, thiết bị công nghệ Việc lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ có thể bởi các yêu cầu kỹ thuật, nói chung, đây không phải là nội dung của tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, máy 14
  15. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm móc thiết bị lại ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất vì việc sửu dụng hiệu quả máy móc thiết bị cần có những cách thức tổ chức thích hợp. d. Trình độ chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất Trình độ chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất càng cao thì cơ cấu sản xuất càng đơn giản. Bởi vì hiệp tác hóa sản xuất và chuyên môn hóa sản xuất dẫn đến khả năng giảm chủng loại chi tiết, và tăng khối lượng công việc giống nhau, và do đó sẽ có ít bộ phận sản xuất hơn với trình độ chuyên môn hóa cao hơn. 2.2.3 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất Môt cơ cấu sản xuất được coi là hợp lý khi nó phản ảnh đầy đủ và đúng đắn quá trình sản xuất sản phẩm, những đặc điểm về công nghệ chế tạo, quy mô và loại hình sản xuất của xí nghiệp. Mặt khác, nó phải đảm bảo tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất cũng phải đảm bảo khả năng nhất định trong quá trình phát triển sản xuất của xí nghiệp. Hoàn thiện cơ cấu sản xuất có thể giải quyết theo các cách sau: a. Lựa chọn đúng đắn nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất Các bộ phận sản xuất trong hệ thống sản xuất có thể xây dựng theo nguyên tắc đối tượng, công nghệ hay hỗn hợp. - Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng nghĩa là nó chỉ có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hay chi tiết nhất định. Quá trình chế biến của nó, từ khi đưa nguyên vật liệu sản xuất cho đến khi tạo ra thành phẩm hoàn toàn ở trong một bộ phận sản xuất. Ngành đồ lớn Vào Ra Bào Bào Bào Bàn nguội Ngành bánh xe răng Tiện Phay Xọc Xọc Luyện Mài 2.1: Bố trí theo 15 nguyên tắc đối tượng
  16. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc công nghệ bao gồm các nơi làm việc giống nhau, bố trí các máy móc thiết bị giống nhau nhằm thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định. Tên của bộ phận sản xuất thường gọi bằng tên của máy móc thiết bị. Ngành tiện Ngành mài Phôi liệu Tiện Tiện Mài - Mài Mài Tiện Tiện Mài Mài Mài Tiện Phay Bào Bào Bào Phay Phay Ngành phay Ngành bào Hình 2.2: Bố trí theo nguyên tắc công nghệ - 16
  17. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Hai nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất trên đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Trong những điều kiện nhất định chúng ta có thể kết hợp cả hai nguyên tắc để xây dựng các bộ phận sản xuất theo nguyên tắc hỗn hợp. Điều này cho phép tận dụng các ưu điểm và loại trừ các nhược điểm của hai phương pháp trên. Bộ phận sản xuất xây dựng theo nguyên tắc hỗn hợp sẽ gồm một số bô phận nhỏ tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, còn một số khác lại theo nguyên tắc công nghệ. Hình vẽ 3 17
  18. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm b. Giải quyết quan hệ cân đối giữa các bộ phận sản xuất chính với các bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ khác, bảo đảm sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất. Hệ thống sản xuất sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ các bộ phận sản xuất chính. Vì vậy muốn gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm phải trông cậy vào bộ phận này. Tuy nhiên, các bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ luôn có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của bộ phận sản xuất chính. Việc mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ của sản xuất chính luôn phải chú ý đến mối tương quan phát triển của bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ. Điều đó, cho phép sử dụng triệt để khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính, bảo đảm cho quá trình sản xuất liên tục hiệu quả. c. Coi trọng bố trí mặt bằng Bố trí mặt bằng tạo ra sự hợp lý trong cách sắp xếp bố trí các bộ phận trong không gian, đảm bảo các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm diện tích sản xuất. 2.3 Loại hình sản xuất 2.3.1 Khái niệm loại hình sản xuất Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc. Loại hình sản xuất là căn cứ rất quan trọng cho công tác quản lý hệ thống sản xuất hiệu quả. Hiện nay có thể chia loại hình sản xuất thành các loại như sản xuất khối lượng lớn, sản xuất hàng loạt trong đó có sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng loạt vừa, sản xuất hàng loạt nhỏ; sản xuất đơn chiếc và sản xuất dự án. 2.3.2 Đặc điểm các loại hình sản xuất a. Loại hình sản xuất khối lượng lớn Sản xuất khối lượng lớn biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục. Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến chi tiết của sản phẩm hay một bước công việc của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm, nhưng với khối lượng rất lớn. Với loại hình sản xuất này, người ta sử dụng máy móc thiết bị và dụng cụ chuyên dùng. Các nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc đối tượng. Công 18
  19. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm nhân được chuyên môn hóa cao. Đường đi của sản phẩm ngắn, ít quanh co, sản phẩm dở dang ít. Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác. b. Loại hình sản xuất hàng loạt Trong loại hình sản xuất hàng loạt, nơi làm việc được phân công chế biến một số loại chi tiết, bước công việc khác nhau. Các chi tiết, bước công việc này thay nhau lần lượt chế biến theo định kỳ. c. Loại hình sản xuất đơn chiếc Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất thuộc sản xuất gián đoạn. Trong sản xuất đơn chiếc, các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Các nơi làm việc không chuyên môn hóa, được bố trí theo nguyên tác công nghệ. Máy móc thiết bị vạn năng thường sử dụng trên các nơi làm việc. Loại hình sản xuất đơn chiếc có tính linh hoạt cao. d. Loại hình sản xuất dự án Sản xuất dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồn taị trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó. Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn, nên máy móc thiết bị, công nhân thường phải phân công theo công việc, khi công việc kết thúc có thể giải tán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến các công việc khác. 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất Mỗi loại hình sản xuất có những đặc tính riêng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý sản xuất. Việc lựa chọn loại hình sản xuất luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố có tính khách quan. Đối với hầu hết các xí nghiệp thì việc xác định loại hình sản xuất phải căn cứ vào các nhân tố sau: a. Trình độ chuyên môn hóa của xí nghiệp Một xí nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiện ở chủng loại sản phẩm nó sản xuất ít và số lượng sản phẩm mỗi loại lớn. Trình độ chuyên môn hóa còn có thể dẫn tới khả năng tăng cường hiệp tác sản xuất giữa các xí nghiệp làm giảm chủng loại và gia tăng khối lượng chi tiết bộ phận chế biến trong xí nghiệp, nâng cao hơn nữa loại hình sản xuất. b. Mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm 19
  20. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Sản phẩm có kết cấu phức tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành, yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau. Sản phẩm càng phức tạp phải trang bị nhiều máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, vì thế khó khăn trong việc chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất. Sản phẩm càng đơn giản càng có nhiều khả năng chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất. c. Quy mô sản xuất của xí nghiệp Quy mô xí nghiệp biểu hiện ở số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng máy móc thiết bị, số lượng công nhân Quy mô xí nghiệp càng lớn càng dễ có điều kiện chuyên môn hóa các nơi làm việc và bộ phận sản xuất. 2.4 Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất 2.4.1 Phương pháp sản xuất dây chuyền a. Những đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền - Sản xuất dây chuyền dựa trên cơ sở một quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, phân chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất, với thời gian chế biến bằng nhau. - Các nơi làm việc được chuyên môn hóa cao. - Trên nơi làm việc thường trang bị máy móc thiết bị chuyên dùng. - Các nơi làm việc chuyên môn hóa trong sản xuất dây chuyền được bố trí theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền phản ánh trình tự chế biến sản phẩm. - Trong quá trình chế biến, một dòng dịch chuyển của đối tượng một cách liên tục từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác trên các phương tiện vận chuyển đặc biệt. b. Phân loai sản xuất dây chuyền - Nếu xét trên phương diện trình độ kỹ thuật có thể có các loại dây chuyền thủ công, dây chuyền cơ khí hóa, dây chuyền tự động hóa. - Nếu xét trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền ta có thể chia sản xuất dây chuyền thành hai loại: + Dây chuyền cố định: là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn. 20
  21. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm + Dây chuyền thay đổi: là loại dây chuyền không chỉ có khả năng sản xuất ra một loại sản phẩm, mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau. - Nếu xét ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của dây chuyền, có thể có: + Dây chuyền sản xuất liên tục: là loại dây chuyền mà trong đó đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, không có thời gian dừng lại chờ đợi. + Dây chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến. c. Các tham số của dây chuyền cố định liên tục Đặc tính rất quan trọng của dây chuyền liên tục là tính nhịp điệu của nó. Nhịp dây chuyền là khoảng thời gian tuần tự chế biến xong hai sản phẩm kế tiếp nhau ở bước công việc cuối cùng. Người ta còn gọi nhịp dây chuyền là nhịp sản xuất chung. Trong sản xuất dây chuyền cố định và liên tục, nhịp dây chuyền bằng chính thời gian cần thiết để vận chuyển đối tượng từ nơi làm việc trước đến nơi làm việc kế tiếp. Nhịp dây chuyền được xác định bằng tỷ số giữa tổng thời gian sản xuất với lượng sản phẩm sản xuất ra trong khoảng thời gian đó. r = T/Q trong đó: r: nhịp dây chuyền (phút hay giờ) T: tổng thời gian hoạt động của dây chuyền Q: sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian T Nhịp dây chuyền thể hiện được năng suất của dây chuyền, nếu nhịp dây chuyền càng ngắn năng suất dây chuyền càng cao. Mối quan hệ này có thể biểu diễn bằng công thức: W = 1/r = Q/T Trong đó: W là năng suất của dây chuyền. Tính toán nhịp dây chuyền còn cho phép tìm ra thời gian các bước công việc hợp lý, bởi vì chúng ta biết rằng muốn sản xuất liên tục thì rõ ràng các bước công việc phải được phân chia sao cho thời gian thực hiện phải bằng hay lập thành bội số với nhịp dây chuyền. d. Cân đối dây chuyền 21
  22. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Cân đối dây chuyền là việc lựa chọn một tổ hợp các công việc phù hợp được thực hiện ở mỗi nơi làm việc sao cho công việc được thực hiện theo trình tự khả thi và khi khối lượng thời gian tương đối bằng nhau cần thiết cho mỗi nơi làm việc. Mục tiêu của cân đối dây chuyền là nhằm cực tiểu hóa nhu cầu lao động và các phương tiện sản xuất để sản xuất được một lượng sản phẩm cho trước. Mục tiêu biểu hiện trene hai phương diện: - Một là cực tiểu hóa số nơi làm việc (công nhân) cần thiết để đạt được chu kỳ cho trước. - Hai là cực tiểu hóa chu kỳ (tối đa mức sản lượng) của một số nơi làm việc cho trước. Để cân đối dây chuyền, người ta tính tổng thời gian nhàn rỗi của dây chuyền Nếu gọi IT là tổng thời gian nhàn rỗi của dây chuyền thì ta có: IT = n x r – ∑ ti Trong đó: n là số nơi làm việc r là nhịp dây chuyền ti là thời gian để thực hiện công việc i m là tổng số công việc được thực hiện trên dây chuyền. Trước khi xác định nhiệm vụ cho các nơi làm việc, nhà quản trị phải theo mấy bước sau: - Xác định tất cả các nhiệm vụ công việc cần thiết để sản xuất tạo ra sản phẩm. - Xác định lượng thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi nhiệm vụ. - Xác định trình tự cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ. - Xác định nhịp dây chuyền liên tục hay phải xác định số nơi làm việc. - Nếu ta biết được ti (thời gian làm việc i) và n (số nơi làm việc) thì có thể xác định nhịp dây chuyền mục tiêu là: Ct = ∑ ti/n - Nếu ta biết được W (năng suất của dây chuyền), T (thời gian hoạt động của dây chuyền) thì có thể xác định nhịp dây chuyền mục tiêu bằng cách: rmt = T/W 22
  23. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm e. Hiệu quả của sản xuất dây chuyền Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến và có hiệu quả cao. Nhờ áp dụng sản xuất dây chuyền mà kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển, hình thành các máy móc thiết bị liên hợp năng suất cao, thuận lợi cho xu hướng cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền còn tạo điều kiện hoàn thiện công tác tổ chức và kế hoạch hóa xí nghiệp, nâng cao trình đọ tay nghề của công nhân, tăng năng suất lao động, cải thiện các điều kiện lao động. Trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả của sản xuất dây chuyền đã được đảm bảo thiết kế sản phẩm hợp lý, bảo đảm tính thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu và thời gian lao động. Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền thể hiện ở các mặt sau: - Tăng sản lượng sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích và máy móc thiết bị, giảm thời gian gián đoạn trong quá trình sản xuất tới mức thấp nhất. - Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt khối lượng sản phẩm dở dang. - Chất lượng sản phẩm được nâng cao do quá trình thiết kế sản phẩm, quá trình công nghệ đã được nghiên cứu kỹ. - Giá thành sản phẩm giảm nhờ sản xuất khối lượng lớn. Tuy vậy, để đảm bảo cho sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả cao, cần thỏa mãn các điều kiện sau: - Thứ nhất, nhiệm vụ sản xuất phải ổn định, sản phẩm phải tiêu chuẩn hóa và có nhu cầu lớn. - Thứ hai, sản phẩm phải có kết cấu hợp lý, đồng thời phải có tính công nghệ cao. - Thứ ba, sản phẩm, chi tiết có tính lắp lẫn cao và có mức dung sai cho phép. Công tác quản lý sản xuất dây chuyền cần đảm bảo các yêu cầu: - Nguyên vật liệu phải được cung cấp đầy đủ cho dây chuyền đúng tiến độ, đúng quy cách, tuân theo nhịp độ quy định. Đảm bảo cân đối trên dây chuyền, tổ chức sủa chữa bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị, tránh xảy ra sự cố hỏng hóc. 23
  24. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật. Coi trọng công tác an toàn lao động. - Giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ ngăn nắp. Phục vụ chu đáo các nơi làm việc. 2.4.2 Phương pháp sản xuất theo nhóm a. Đặc điểm và nội dung của phương pháp sản xuất theo nhóm Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị để sản xuất từng loại sản phẩm, chi tiết mà làm chung cho cả nhóm dựa vào chi tiết tổng hợp đã chọn. Các chi tiết của một nhóm được gia công trên cùng nhiều lần điều chỉnh máy. Nội dung phương pháp sản xuất theo nhóm bao gồm các bước chủ yếu sau: - Thứ nhất, tất cả các chi tiết cần chế tạo trong phạm vi xí nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hóa chúng được phân thành từng nhóm căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ, yêu cầu máy móc thiết bị giống nhau. - Thứ hai, lựac chọn chi tiết tổng hợp cho cả nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết có đủ điều kiện hơn cả và chứa tất cả các yếu tố cầu nhóm. - Thứ ba, lập quy trình công nghệ cho nhóm, thực chất là cho chi tiết tổng hợp đã chọn. - Thứ tư, tiến hành xây dựng định mức thời gian cho các bước công việc của chi tiết tổng hợp. - Thứ năm, thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp, bố trí máy móc thiết bị cho toàn nhóm. b. Hiệu qaủ của sản xuất theo nhóm Phương pháp sản xuất theo nhóm được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp loại hình sản xuất hàng loạt, đặc biệt là sản xuất cơ khí. Hiệu quả của phương pháp sản xuất theo nhóm được biểu hiện ở các điểm sau: - Giảm bớt khối lượng và thời gian của công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kế hoạch tiến độ. - Cải tiến tổ chức lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa công nhân, nâng cao trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động. Giảm chi phí đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị. 2.4.3 Phương pháp sản xuất đơn chiếc 24
  25. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Trong hệ thống sản xuất đơn chiếc, người ta tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm , với sản lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần, trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc thấp. Để tiến hành sản xuất người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng chi tiết, sản phẩm mà chỉ quy định những bước công việc chung. Công việc sẽ được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật như bản vẽ, chế độ gia công. 2.4.4 Phương pháp sản xuất đúng thời gian (JIT- Just in time) Mục đích chính của sản xuất vừa đúng lúc là có đúng loại sản phẩm ở đúng chỗ vào đúng lúc. Nói cách khác là mua hay tự sản xuất các mặt hàng chỉ một thời gian ngắn trước thời điểm cần phải có chúng để giữ cho lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp. Thực chất không chỉ hạ thấp nhu cầu vốn lưu động mà còn hạ thấp nhu cầu sử dụng mặt bằng và rút ngắn thời gian sản xuất. Lô hàng sản xuất trong hệ thống JIT thường có những đặc điểm sau: - Quy mô của nó rất nhỏ để giữ cho lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp. - Các bộ phận được sắp xếp tại vị trí đủ cho một giờ làm việc hoặc ít hơn. - Các bộ phận chi tiết được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm tra, thống kê số lượng và dễ thao tác ở khâu công việc sau. - Chủng loại sản phẩm do một nơi làm việc sản xuất ra không được nhiều quá dễ tạo ra lượng tồn kho quá lớn. 2.5 Chu kỳ sản xuất 2.5.1 Chu kỳ sản xuất và phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất a. Khái niệm chu kỳ và ý nghĩa chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiếm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hay sản phẩm hoàn chỉnh. Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ. Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ, thời gian vận chuyển, thời gian kiểm tra kỹ thuật, 25
  26. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, thời gian của quá trình tự nhiên. Chu kỳ sản xuất được tính như sau: Tck = ∑ tcn + ∑ tvc + ∑ tkt + ∑ tgđ + ∑ ttn Trong đó: Tck là thời gian chu kỳ sản xuất (giờ hay ngày đêm) tcn là thời gian của quá trình công nghệ tvc là thời gian vận chuyển tkt là thời gian kiểm tra kỹ thuật tgđ là thời gian gián đoạn sản xuất do đối tượng dừng lại ở các nơi làm việc, các kho trung gian và các nơi không sản xuất ttn là thời gian quá trình tự nhiên Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng cần được xác định bởi: Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc tính thời gian thực hiện các đơn hàng lập tiến độ sản xuất. Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, sử dụng máy móc thiết bị, ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và khả năng cạnh tranh. b. Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất chịu cảnh hưởng của rất nhiều yếu tố song chúng ta có thể phân các yếu tố ảnh hưởng đó thành hai nhóm chính là: Nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất và nhóm các yếu tố thuộc về trình độ tổ chức sản xuất. Do đó, phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất sẽ nhằm vào hai hướng cơ bản này. Một là: cải tiến kỹ thuật, hoàn thiên phương pháp công nghệ, thay thế quá trình tự nhiên bằng các quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn. Hai là: nâng cao trình độ tổ chức sản xuất như nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hiệp tác hóa, áp dụng các biện pháp sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm loại bỏ thời gian gián đoạn do sự cố, tăng cường chất lượng công tác lập kế hoạch tiến độ, kiểm soát sản xuất. 2.5.2 Những phương thức phối hợp bước công việc Phương thức phối hợp công việc có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ sản xuất, vì sẽ ảnh hưởng đến tổng thời gian công nghệ. Tổng thời gian công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong chu kỳ sản xuất, đó chính là tổng thời gian thực hiện các bước công việc trong quá trình công nghệ. Thời gian bước công việc phụ thuộc và điều kiện kỹ thuật và những điều kiện sản xuất khác. Giả sử các điều kiện đó không thay đổi, nghĩa là thời gian bước công việc không thay 26
  27. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm đổi, thì tổng thời gian công nghệ vẫn khác nhau,bởi vì chúng ta phối hợp các bước công việc một cách tuần tự hay đồng thời. Ví dụ: chúng ta muốn chế tạo chi tiết A gồm năm bước công việc có thứ tự và thời gian thực hiện các bước công việc như sau: 27
  28. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Bảng 2.1: Thời gian thực hiện các bước công việc STT Bước công việc Thời gian (phút) 1 I 6 2 II 4 3 III 5 4 IV 7 5 V 4 Mỗi loạt chế biến 4 chi tiết. Hãy tìm các phương thức phối hợp bước công việc và tổng thời gian công nghệ tương ứng? a. Phương thức phối hợp tuần tự Theo phương thức phối hợp tuần tự, mỗi chi tiết của loạt chế biến phải chờ toàn bộ chi tiết của loạt ấy chế biến xong ở bước công việc trước mới được chuyển sang chế biến ở bước công việc sau. Các bước công việc sẽ được thực hiện một cách tuần tự. Đối tượng phải nằm chờ ở các nơi làm việc nên lượng sản phẩm dở dang sẽ rất lớn, chiếm nhiều diện tích sản xuất, thời gian công nghệ bị kéo dài. Công thức tính thời gian công nghệ tuần tự như sau: T cntt = n∑ti Trong đó: T cntt: thời gian công nghệ theo phương thức tuần tự ti: thời gian thực hiện bước công việc thứ i n: số chi tiết của một loạt m: số bước công nghệ trong quá trình công nghệ Trong ví dụ trên ta có: T cntt = 4 x 26 = 104 phút. Phương thức này áp dụng ở các bộ phận phải đảm nhiệm sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy trình công nghệ khác nhau, trong sản xuất hàng loạt nhỏ đơn chiếc. b. Phương thức phối hợp song song Theo phương thức này, việc sản xuất sản phẩm được tiến hành đồng thời trên tất cả các nơi làm việc. Nói cách khác, trong cùng một thời điểm, loạt sản phẩm được chế biến ở tất cả các bước công việc. Mỗi chi tiết sau khi hoàn 28
  29. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm thành ở bước công việc trước được chuyển ngay sang bước công việc sau, không phải chờ các chi tiết của cả loạt. Thời gian công nghệ theo phương thức song song: T cnss = (6 + 4 + 5 + 7) + (4-1)x 7+ 4 = 47 phút Công thức tổng quát: Tcnss = ∑ti + (n-1) tmax Trong đó: tmax là thời gian của bước công việc dài nhất Thời gian công nghệ song song rất ngắn vì các đối tượng không phải nằm chờ, nhưng nếu phối hợp các bước công việc theo nguyên tắc này có thể xuất hiện thời gian nhàn rỗi ở các nơi làm việc do bước công việc trước dài hơn bước công việc sau. Phương thức này áp dụng tốt cho loại hình sản xuất khối lượng lớn đặc biệt trong trường hợp thời gian bước công việc bằng nhau hay lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất. c. Phương thức hỗn hợp Phương thức hỗn hợp thực chất là sự kết hợp của phương thức song song và tuần tự. Khi chuyển từ bước công việc trước sang bước công việc sau mà bước công việc sau có thời gian chế biến lớn hơn ta có thể chuyển song song. Khi bước công việc sau có thời gian nhỏ hơn bước công việc trước ta chuyển tuần tự cả đợt, sao cho chi tiết cuối cùng của loạt được chế biến ở bước công việc sau ngay khi nó hoàn thành ở bước công việc trước. Tổng thời gian công nghệ hỗn hợp: Tcnhh = (6+4+5+7+4) + (4-1)x(6+7-4) = 53 phút Công thức tổng quát: Tcnhh = ∑ti + (n-1)( ∑td - ∑tn) Trong đó: td là thời gian công việc dài hơn thức là công việc ở giữa hai bước công việc có thời gian chế biến ngắn hơn nó. tn là thời gian công việc ngắn hơn tức là công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến dài hơn nó. Phương thức này đã loại bỏ được sự nhàn rỗi tại các nơi làm việc khi thời gian thực hiện các bước công việc khác nhau. Nó có thể áp dụng cho các loại hình sản xuất hàng loạt. 29
  30. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nội dung của quá trình sản xuất ? 2. Trình bày các bộ phận của quá trình sản xuất ? 3. Đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của việc phân tích bước công việc ? 4. Trình bày nội dung của tổ chức sản xuất theo các quan điểm khác nhau? 5. Trình bày các yêu cầu của tổ chức sản xuất? Phân tích mối quan hệ giữa các yêu cầu của tổ chức sản xuất ? 6. Cơ cấu sản xuất là gì? Thế nào là một cơ cấu sản xuất hợp lý? 7. Trình bày các bộ phận, các cấp của cơ cấu sản xuất ? 8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất ? 9. Trình bày phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ? 10. So sánh các phương pháp xây dựng bộ phận sản xuất ? 11. Loại hình sản xuất là gì? Trình bày đặc điểm của các loại hình sản xuất ? 12. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất ? 13. Trình bày những đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền? 14. Phân tích hiệu quả của sản xuất dây chuyền? 15. Trình bày đặc điểm và nội dung của sản xuất theo nhóm? 16. Phân tích hiệu quả của sản xuất theo nhóm? 17. Phân tích các đặc điểm của sản xuất dự án? 18. Trình bày những nét đặc trưng của hệ thống sản xuất đúng thời hạn? 19. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất ? Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất ? 30
  31. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Chương 3: BỐ TRÍ SẢN XUẤT 3.1 Vị trí sản xuất 3.1.1 Tầm quan trọng của vị trí Quyết định vị trí xí nghiệp rất quan trọng, yêu cầu nhà quản trị phải quan tâm vì nhiều lý do sau: a. Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Vị trí của xí nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và nhiều mặt hoạt động khác. Trong hoạt động chế tạo, vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bởi sự ảnh hưởng của chi phí vận chuyển, chi phí lao động và chi phí cung ứng khác. Đối với các hoạt động dịch vụ vị trí loại ảnh hưởng đến nhu cầu và kiệu quả kinh doanh. Vị trí xí nghiệp còn có ảnh hưởng về mặt tinh thần, ảnh hưởng các quan hệ lao động và quan hệ với công chúng. b. Ảnh hưởng đến chi phí Những sai lầm trong xác định vị trí rất đắt và để hậu quả lâu dài. Vì quyết định mua đất rất đắt, xây dựng cơ bản và việc khắc phục, sửa chữa sẽ tốn kém. Sai lầm về vị trí mà không sửa chữa hậu quả có thể còn tệ hại hơn nhiều. c. Tác động tiềm ẩn Tác động vị trí ở dạng tiềm ẩn, vì không thể quan sát trực tiếp được. Các nhà quản trị phải thường xuyên trong việc đánh giá vị trí xí nghiệp. Chi phí cho một vị trí không tốt là chi phí cơ hội, do đó nó là chi phí tiềm ẩn, không thể hiện trong sổ sách kế toán. Như thế nó chỉ gây chú ý cho những ai thường xuyên đánh giá và xem xét kỹ các hoạt động. 3.1.2 Quyết định lựa chọn vị trí a. Quan điểm hệ thống về vị trí doanh nghiệp Mỗi hoạt động sản xuất có thể xem như là một bộ phận trong hệ thống lớn hơn đó là công ty. Đến lượt nó công ty là một bộ phận của hệ thống lớn hơn nữa- đó là cuỗi cung cấp lẫn nhau (logistic chain). Thực tế cho thấy mỗi công ty sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp, đến lượt nó lại phải cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Vị trí của một cơ sở nào đó trong chuỗi liên kết cung cấp lẫn nhau phụ thuộc vào vị trí nhà cung cấp, vị trí người tiêu thụ, và các điều kiện khác trong quá trình sản xuất phân phối. Trong điều kiện lý tưởng, một quyết định lựa chọn 31
  32. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm vị trí sẽ tiến hành sao cho toàn bộ quá trình sản xuất phân phối đạt lợi nhuận tối đa, hay chi phí tối thiểu. Quan điểm hệ thống trong việc lựa chọn vị trí là phải xem xét toàn bộ các bộ phận trong mối liên hệ hữu cơ với nhau để có được vị trí tối ưu cho tất cả các bộ phận trong chuỗi sản xuất – phân phối. Với sản xuất dịch vụ, cũng có một bộ phận của chuỗi cung cấp lẫn nhau, nó vẫn phải có các đầu vào và cũng cần cung cấp các dịch vụ của nó cho khách hàng. Các công ty dịch vụ phải xém xét sự sẵn có của các đàu vào và vị trí của nhu cầu. Với các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, việc lựa chọn vị trí cũng ảnh hưởng quyết định đến thành công của công ty. Các công ty dịch vụ này tập trung chú ý vào các yếu tố liên quan đến thị trường. b. Các yếu tố xác định vị trí Lựa chọn vị trí liên quan đến nhiều yếu tố và có thể ảnh hưởng đến thu nhập hay chi phí, thậm chí cả thu nhập lẫn chi phí, do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Có nhiều yếu tố khó có thể đo lường ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận hơn song vẫn được coi là những yếu tố quan trọng trong khi xem xét vị trí. Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vị trí thành ba nhóm chính. Một là, các yếu tố liên quan đến thị trường biểu hiện trong vị trí vủa nhu cầu và đối thủ cạnh tranh. Hai là, các yếu tố chi phí hữu hình như: vận tải, sử dụng lao động, chi phí xây dựng, thuế. Ba là, các yếu tố vô hình: thái độ của địa phương đối với ngành sản xuất, csac quy tắc của vùng hay địa phương, khí hậu, trường học, bệnh viện, nhà thờ, • Các yếu tố liên quan đến thị trường: Các chiến lược thị trường cần được xem xét trong quyết định vị trí là: Thị trường mục tiêu: Vì mỗi sản phẩm, nhóm sản phẩm bao giờ cũng phải có một thị trường mục tiêu. Tương quan giữa vị trí của doanh nghiệp khi cung cấp cacsp cho thị trường mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến chi phí, khả năng kiểm soát các hoạt động marketing. Vị trí của đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố cần xem xét khi xác định vị trí. Vị trí tương đối với người cung cấp, nếu các công ty mua sắm khối lượng lớn đàu vào, sử dụng suốt thời gian dài thì nó sẽ xó khuynh hướng di chuyển việc mua sắm của nó đến gần nhà cung cấp. Ngược lại, các nhà cung cấp muốn hưởng lợi qua các hợp đồng chất lượng cao với chi phí phụ trội thì phải tìm cách đóng trong phạm vị chấp nhận được của một số khách hàng nhất định. 32
  33. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm • Các yếu tố hữu hình: - Trước hết là cá yếu tố giao thông vận tải. - Sự sẵn sàng của các loại phương tiện vận tải. - Mức vận chuyển trên mỗi tấn vận chuyển. - Chi phí xét trên trọng lượng tương đối. Các công ty xem xét quyết định vị trí theo các hướng sau: - Nếu công ty sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu từ một nguồn và vận chuyển sản phẩm của nó đi nhiều hướng, công ty có khuynh hướng định vị trí định hướng về nhà cung cấp. - Nếu công ty có sản phẩm mau hỏng, khó vận chuyển, phải giao hàng nhanh, nguyên vật liệu phân tán thường định vị trí hướng về khách hàng. Các công ty này có vị trí định hướng theo thị trường. - Thứ hai là chi phí và sự sẵn sàng của lao động, một công ty thiên về sử dụng lao động sẽ chú ý đến chi phí sản xuất nhiều hơn chi phí vận chuyển. Nó sẽ có khuynh hướng quyết định đặt vị trí tại nơi có mức tiền lương thấp. - Thứ ba là sự sẵn sàng và chi phí năng lượng. Các công ty sử dụng nhiều năng lượng thì vấn đề khan hiếm năng lượng hoặc giá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. - Thứ tư là sự sẵn sàng và chi phí nguồn nước. Các xí nghiệp sử dụng nhiều nước chú ý đến sự phong phú các nguồn nước khi quyết định vị trí của nó. Với các xí nghiệp này cần chú ý chi phí sử dụng nước, khả năng có sẵn, chất lượng nước và việc kiểm soát ô nhiễm. - Thứ năm là chi phí xây dựng và chi phí vị trí gồm: chi phí thuê hay mua đất đai, xây dựng nhà máy ảnh hưởng bởi giá đất, chi phí xây dựng và cải tạo. • Các yếu tố vô hình Sự phân vùng và các quy định của pháp luật: các quy định của pháp luật về chống ô nhiễm môi trường, sự phân vùng và giới hạn các dạng sản xuất nhất định trong mỗi vùng. Thái độ của công chúng: Ý kiến của công chúng có thể bất lợi cho xí nghiệp, mặc dù không có hạn chế nào của pháp luật. Khả năng mở rộng, phát triển của xí nghiệp trong tương lai. Điều kiện sinh hoạt: các chỉ tiêu cho cuộc sống như nhà ở, thức ăn, năng lượng, giáo dục, điều kiện nghiên cứu, học tập, khí hậu, 33
  34. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Ý thức pháp luật, mức độ phạm tội trong cộng đồng có thể gây khó khăn trong việc tuyển dụng. 34
  35. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm 3.1.3 Các phương pháp đánh giá lựa chọn vị trí a. Các bước khái quát trong việc lựa chọn vị trí Lựa chọn vị trí có thể có nhiều bước khác nhau, tùy tình huống chúng ta có thể thay đổi. Nói chung quá trình lựa chọn vị trí gồm các bước sau: 1. Chọn vùng tổng quát. 2. Chọn cộng đồng tổng quát có thể chấp nhận được. 3. Chọn vị trí thích hợp cho các cộng đồng. 4. Xác định phương pháp đánh giá tổ hợp vị trí cộng đồng. 5. So sánh các địa điểm và lựa chọn đại điểm. b. Phân nhóm các khu vực dịch vụ Việc lựa chọn vị trí sẽ rất phức tạp nếu một xí nghiệp cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Người quản trị phải cân nhắc giữa hiệu quả về qui mô với sự phân bố tối ưu. Quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm. Ngược lại, sự tập trung của sản xuất gây ảnh hưởng chi phí tăng chi phí vận tải. Do đó, phân nhóm dịch vụ sẽ cho phép lựa chọn vị trí xí nghiệp phù hợp với quy mô hiệu quả của những hoạt động chính. c. Các phương pháp lựa chọn vị trí c1/ Phân tích chi phí lợi nhuận-quy mô hay phân tích điểm nút Giả sử giá bán sản phẩm và khối lượng bán không phụ thuộc vào vị trí. Doanh thu trên mỗi vị trí chỉ phụ thuộc vào quy mô. Mỗi vị trí thường có chi phí cố định là Ci bao gồm chi phí ban đầu về thuê hay mua đất đai, chi phí xây dựng và chi phí khởi sự khác. Trong quá trình vận hành trên mỗi vị trí có thể chi phí Vi theo quy mô sản xuất. Chi phí biến đổi bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí để có năng lượng hoạt động, chi phí lương bị thay đổi theo vị trí, chi phí vận tải Trên quan điểm cho vị trí sao cho toàn bộ chi phí liên quan đến vị trí là nhỏ nhất xét trên một phạm vi thời gian thích hợp. LN/ TC = C + V .Q CP 2 2 2 TC1 = C1 + V1.Q C 1 C2 Q Quy mô 35
  36. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Tổng chi phí liên quan đến vị trí đang xem xét là TC = Ci + Vi.Qi Nếu xét cặp phương án vị trí (1) và (2) Nếu C1 > C2 và V1 > V2 Rõ ràng tổng chi phí TC1 > TC2 với mọi Q. Nếu C1 > C2 và V1 Q* phương án 1 lợi về chi phí. Nếu kết hợp với doanh t: S = PxQ, ta có: Lợi nhuận của mỗi phương án là: Pr = (P - Vi)Q - Ci Khả năng tạo lợi nhuận của mỗi phương án vị trí có khác nhau theo quy mô và có thể lựa chọn nhờ Q*. c2/ Phương án cho điểm Khi lựa chọn phương án của xí nghiệp có thể cân nhắc giữa rất nhiều các yếu tố vô hình và hữu hình, các yếu tố định lượng được, khó hoặc không định lượng được, có thể dùng phương pháp để đánh giá các vị trí. Phương pháp cho điểm cần chú ý: - Mức độ tác động của mỗi yếu tố hay tầm quan trọng của yếu tố. Đây là cơ sở để xác định số điểm tối đa. Trong trường hợp nhất định có thể quy định mức điểm tối thiểu phải đạt cho một yếu tố nào đó nếu không sẽ bị loại bỏ. - Cân nhắc tương quan giữa chi phí cho các nhân tố hữu hình và vô hình, sự khác biệt giữa điểm của các nhân tố vô hình có đáng giá hơn sự khác biệt giữa các chi phí hữu hình hay không. c3/ Phương pháp bài toán vận tải Vị trí mỗi xí nghiệp xét trên góc độ sự ảnh hưởng đến chi phí gồm chi phí sản xuất và chi phí vận tải. Nếu loại bỏ các yếu tố khác có thể sử dụng phương pháp vận tải để tìm vị trí làm cực tiểu chi phí vận tải sản xuất. Nội dung của phương pháp là tìm vị trí đặt xí nghiệp sao cho cực tiểu các chi phí vận tải đến xí nghiệp, chi phí sản xuất liên quan đến vị trí, chi phí vân tải đến các điểm tiêu thụ. c4/ Phương pháp khoảng cách-tải trọng Trong tiến trình lựa chọn vị trí, nhà phân tích cần lựa chọn ra một số phương án có sức thuyết phục hơn trong số nhiều phương án được liệt kê. Phương 36
  37. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm pháp khoảng cách-tải trọng có thể sử dụng bước này. Một số yếu tố đánh giá có mối liên hệ trực tiếp đến khoảng cách: khoảng cách đến các thị trường, khoảng cách trung bình đến khách hàng chủ yếu, khoảng cách đến các nhà cung cấp và các nguồn nguyên liệu và khoảng cách đến các vị trí khác nhau của công ty. Phương pháp khoảng cách-tải trọng chính là mô hình toán với mục tiêu là tìm phương án vị trí có tổng khoảng cách-tải trọng nhỏ nhất. Khoảng cách-tải trọng thể hiện quy mô mức vận chuyển. 3.2 Bố trí nội bộ nhà xưởng 3.2.1 Mục đích và các nhân tố ảnh hưởng đến bố trí nhà xưởng a. Mục đích Bố trí nhà xưởng là sự lựa chọn vị trí cho mỗi máy móc thiết bị, bộ phận, quá trình chế biến, và các hoạt động khác cấu thành hoạt động sản xuất trong nhà xưởng. Bố trí sản xuất là công việc rất quan trọng tác động tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hiệu quả công việc. Mục đích của bố trí sản xuất là: - Tránh sự tắc nghẽn trong quá trình dịch chuyển lao động và đối tượng. - Cực tiểu chi phí vận chuyển. - Giảm các nguy hiểm đối với con người. - Sử dụng hiệu quả lao động và nâng cao tinh thần làm việc. - Sử dụng đầy đủ và hiệu quả không gian sản xuất. - Đảm bảo sự linh hoạt. - Đảm bảo sự thuận tiện cho quan sát kiểm tra. - Tạo điều kiện phối hợp và tiếp xúc ở những nơi thích hợp. b. Nhân tố ảnh hưởng Mỗi một hoạt động tiến hành trong các điều kiện nhất định sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sự bố trí nhà xưởng. Số lượng, chủng loại thiết bị, khối lượng các bước công việc phải hoàn thành cũng như nhiều biến số khác sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách bố trí. Để sản xuất hiệu quả, nhà xưởng phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu của nó. Sản xuất dịch vụ có nhu cầu khác với sản xuất chế tạo về nhà xưởng. Các dịch vụ khách hàng thì khách hàng tham gia vào các giao dịch nên sự thuận tiện, hình dáng, cách bài trí có ảnh hưởng đến doanh số và chi phí. Các hoạt động liên quan đến các sản phẩm hữu hình cũng có khác nhau trong bố trí: người bán buôn bán lẻ chú ý đến sự bài trí hàng hóa, khả năng đi lại, 37
  38. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm quan sát của khách hàng. Nhà chế tạo thì chú ý đến dòng dịch chuyển của đối tượng. 38
  39. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm 3.2.2 Vận chuyển nội bộ a. Ý nghĩa Vận chuyển nội bộ rất quan trọng đối với sản xuất chế tạo, giống như vận tải là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn vị trí của xí nghiệp chế tạo, vận chuyển nội bộ là yếu tố quan trọng của bố trí nội bộ nhà xưởng chế tạo. Vật liệu phải được xếp dỡ, vận chuyển,qua các hoạt động sản xuất, kiểm tra, cất trữ và cuối cùng đến bộ phận gởi hàng. Sự vận chuyển không làm tăng giá trị cho sản phẩm nhưng lại làm tăng chi phí. Có những xí nghiệp đã chi 20- 30% chi phí vận chuyển nội bộ. Giá trị tốt nhất dành cho sự vận chuyển là giá trị tối thiểu để hoàn thành hoạt động sản xuất. Vận chuyển nội bộ và bố trí nhà xưởng tăng cường hiệu quả cho nhau. Bố trí tốt nhà xưởng cho phép sử dụng hiệu quả nhất các phương pháp vận chuyển. Hiệu quả hoạt động của vận chuyển nội bộ làm giảm chi phí và có thể cực đại hóa năng lực sản xuất nhà xưởng. b. Các phương tiện vận chuyển nội bộ chủ yếu Các phương tiện chủ yếu: 1. Băng chuyền: Gồm các thiết bị cố định vận chuyển đối tượng dọc theo băng tải của nó. Vận tải bằng băng chuyền có thể liên tục hay gián đoạn. Ưu điểm chính: - Không cần người điều khiển. - Vận chuyển khối lượng lớn. - Ít tốn kém. Nhược điểm chính: - Không linh hoạt. - Vốn đầu tư cao. - Chiếm không gian liên tục. 2. Xe tải công nghiệp Là các xe có bánh di chuyển trên các tuyến đường thay đổi, có thể đẩy, kéo bằng sức người, động cơ điện, động cơ đốt trong Ưu điểm: - Linh hoạt hơn băng chuyền. - Ít vốn đầu tư. 39
  40. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Cho phép xếp các vật liệu vào các túi hoặc các giá cao, sử dụng cất trữ nhiều hàng trong cùng một khu vực. Nhược điểm: - Cần người điều khiển. - Chi phí cao hơn vận tải băng chuyền. - Cần một khoảng không đi lại. 3. Xe tự hành Xe không cần người điều khiển và linh hoạt trong di chuyển lẫn trong các chức năng mà có thể thực hiện. Xe hoạt động bằng pin, điều khiển bằng một bộ nhớ lưu trữ sẵn công việc của nó trong một khu vực. 4. Cần cẩu và máy nâng là thiết bị vận chuyển treo tường. Được sử dụng để giải phóng diện tích sản xuất cho các phương tiện khác và cung cấp một khả năng linh hoạt. Tuy vậy, nó bị hạn chế phạm vi đáp ứng trong các rãnh vận chuyển đã xác định. 5. Robot công nghiệp c. Lựa chọn các phương pháp vận chuyển Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp vận chuyển: - Hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học của đối tượng. - Cơ cấu sản phẩm sản xuất. - Khối lượng nguyên vật liệu phải xử lý. - Khoảng cách vận chuyển. Các thiết bị vận chuyển tự động hoặc bán tự động sử dụng thích hợp trong các nhà xưởng có: - Đường đi vận chuyển tương đối ổn định. - Cơ cấu sản phẩm ổn định hay nhóm sản phẩm có trình tự vận chuyển giống nhau. - Khối lượng vận chuyển đủ lớn để đầu tư phương tiện vận chuyển tự động. - Mức sản xuất khá ổn định. 3.2.3 Các kiểu bố trí cổ điển a. Bố trí theo dây chuyền 40
  41. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Là bố trí các hoạt động cần thiết theo các dây chuyền mà người tiếp nhận dịch vụ hoặc bán thành phẩm di chuyển theo nó. Cách bố trí này gọi là bố trí theo sản phẩm., hay sản xuất dây chuyền, dây chuyền lắp ráp nếu khi nó sử dụng trong sản xuất chế tạo. Máy móc hay bộ phận lắp ráp được bố trí dọc theo đường đi của sản phẩm và sắp đặt theo trình tự yêu cầu bởi quy trình công nghệ hay kế hoạch sản xuất. Đường di chuyển có thể theo đường thẳng hoặc gấp khúc được định hướng. Ưu điểm: - Giảm bớt việc di chuyển. - Giảm tổng thời gian sản xuất. - Đơn giản hóa công việc hoạch định và kiểm soát sản xuất. - Đơn giản hóa các nhiệm vụ sản xuất. Nhược điểm: - Thiếu sự linh hoạt chế biến, chỉ cần thay đổi sản phẩm sẽ phải thay đổi nhà xưởng. - Kém linh hoạt trong việc định thời hạn vì không thể làm nhanh hay chậm hơn. - Đầu tư lớn. - Hẹ thống bị phụ thuộc vào từng bộ phận. Chỉ cần hư hỏng một máy hay vắng mặt một công nhân gây đình trệ toàn hệ thống. - Có thể gây ra nhàm chán do công việc đơn điệu. b. Bố trí theo công nghệ Nghĩa là các máy móc thiết bị và công nhân thực hiện các hoạt động giống nhau gộp nhóm với nhau. Các bước tiến hành để sắp xếp theo kiểu này là: - Xác định quy mô mỗi bộ phận. - Xác định sự bố trí các bộ phận trong mối quan hệ với các bộ phận khác. - Xác định cách sắp xếp máy móc thiết bị và công nhân trong mỗi bộ phận. Ưu điểm: - Linh hoạt. - Đầu tư nhỏ. - Nâng cao trình độ chuyên môn. - Đa dạng hóa nhiệm vụ. 41
  42. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm Nhược điểm: - Vận chuyển kém hiệu quả. - Kém hiệu quả trong việc định thời hạn. - Làm phức tạp công tác hoạch định và kiểm soát. - Phí tổn cho lao động tăng. - Năng suất thấp. c. Bố trí vị trí cố định Một số dạng sản xuất, người ta chọn cách đưa công nhân và thiết bị đến nơi cần phục vụ. Phương pháp này gọi là bố trí vị trí cố định vì sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh nặng nề khó di chuyển. Ưư điểm: - Giảm sự vận chuyển để hạn chế hư hỏng và chi phí vận chuyển. - Sản phẩm không di chuyển nên có sự liên tục hơn trong lực lượng lao động được phân công không phải lập kế hoạch. Nhược điểm: - Yêu cầu công nhân có kỹ năng rộng, giỏi. - Vận chuyển công nhân và thiết bị đến và rời khỏi nơi làm việc có thể tốn kém. - Mức sử dụng máy móc thiết bị thấp. - Ứng dụng trong các dịch vụ khẩn cấp: cứu hỏa, cứu thương, các xe cảnh sát. Trong những dịch vụ không khẩn cấp như sửa chữa lò, khoan giếng, sơn cầu. 3.2.4 Lựa chọn cách bố trí nhà xưởng a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bố trí Chi phí của bố trí vị trí cố định Chi phí của bố trí theo công nghệ Chi phí bố trí theo sản phẩm Các yếu tố khác: - Trọng lượng của các chi tiết, sản phẩm sản xuất. - Tính chất của dịch vụ được cung ứng. - Chi phí xây dựng nhà xưởng. - Tổ hợp sản phẩm sử dụng nhà xưởng. 42
  43. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Tính dễ hư hỏng của sản phẩm, chi tiết. b. Dịch vụ bổ trợ Việc bố trí sẽ không đầy đủ nếu không xét đến không gian cần thiết bố trí cho các dịch vụ bổ trợ, đó là các hoạt động cần thiết cho sản xuất chính hoạt động bình thường, nhà xưởng hay điều kiện phục vụ khá quan trọng, việc bố trí nhà xưởng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các bộ phận bổ trợ cần xem xét trong khi bố trí là: - Tồn kho: chi tiết, vật liệu. (khu vực này cần đặc biệt chú ý) - Phòng để dụng cụ. - Kiểm tra chất lượng. - Cứu thương. - Giao nhận. - Bảo dưỡng. - Văn phòng giám sát. - Phòng nghỉ. - Bảo hộ và bảo đảm an toàn. 3.2.5 Các phương pháp phân tích bố trí a. Bố trí theo sản phẩm Việc thiết kế một cách bố trí theo sản phẩm không rõ ràng, cách bố trí phụ thuộc vào các bước cần thiết để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. Các giai đoạn sản xuất sẽ sắp xếp theo một đường thẳng hay một dạng phù hợp với nhà xưởng. Số lượng các giai đoạn và số lượng các bước thực hiện ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào mức sản lượng. Các phương án cho các giai đoạn liên tiếp theo dây chuyền hoàn toàn xác định bằng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. b. Bố trí theo công nghệ Các bước thực hiện bố trí theo công nghệ như sau: Bước 1: Xác định quy mô Việc bố trí theo công nghệ thường ứng dụng vào sản xuất sản phẩm không tiêu chuẩn, nên vấn đề đầu tiên cần thiết cho bố trí là phải dự đoán tổ hợp sản phẩm sẽ sản xuất. Tổ hợp sản phẩm sản xuất là cơ sở cho quyết định lựa chọn phương tiện sản xuất. Quyết định này sẽ cắn cứ vào sản phẩm thường chế tạo nhất và ảnh hưởng mạnh nhất đến cách bố trí. Sau khi dự đoán việc xác định quy mô sẽ căn cứ vào: 43
  44. Bài giảng QTSX GV biên soạn: Lê Thị Nguyên Tâm - Quy trình công nghệ của mỗi sản phẩm, chi tiết. - Định mức thời gian sản xuất. - Sản lượng dự kiến. - Nhu cầu về diện tích nhà xưởng sẽ được xác định kết hợp với các dự kiến khác về tính mùa vụ, sự dao động ngẫu nhiên. Bước 2: Xác định vị trí của nhà xưởng Khi quy mô cần thiết đã xác định có thể lựa chọn trong cơ cấu hiện tại hoặc trong bộ phận mới xây dựng. Vị trí tương đối của phân xưởng phụ thuộc vào các yếu tố như: - Không gian cần thiết. - Hình dạng của cơ cấu hiện tại. - Trình tự chế biến, hay quy trình công nghệ của mỗi sản phẩm. - Trong giai đoạn bố trí có rất nhiều phương án lựa chọn, giả sử trong mặt bằng vuông vức cần bố trí 6 phân xưởng ta sẽ có đến 6! = 720 phương án. - Bố trí theo tiêu chuẩn chi phí vận chuyển. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách bố trí, trong đó nhân tố chi phí vận tải thường được chú ý nhất. Chi phí vận chuyển giữa hai phân xưởng do nhu cầu vận chuyển vật liệu và nhu cầu đi lại để thông tin, kiểm tra, giám sát, hay tiến hành các công việc với nhau trực tiếp. Giả sử chi phí vận chuyển là tỷ lệ khoảng cách giữa hai phân xưởng, chi phí xếp dỡ là cố định, nếu quy mô lô hàng vận chuyển là không đổi. Mục tiêu lựa chọn cách bố trí trên cơ sở yếu tố chi phí vận tải sẽ là cực tiểu hóa mức vận chuyển. Gọi: M : Tổng mức vận chuyển. V: Khối lượng sản phẩm. W: Trọng lượng chi tiết các lần vận chuyển. D: Khoảng cách các lần vận chuyển. i: Chỉ số chi tiết sản phẩm. N: Số chi tiết sản phẩm đưa ra đánh giá về vận chuyển. t: chỉ số các dịch chuyển riêng biệt phải hoàn thành giữa hai phân xưởng. Ti: Tổng số dịch chuyển hoàn thành cho sản phẩm, chi tiết. Tổng mức vận chuyển: M = ∑ ∑ Vi Wit Dit 44