Quản trị kênh phân phối - Giới thiệu môn học

pdf 11 trang vanle 4720
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị kênh phân phối - Giới thiệu môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kenh_phan_phoi_gioi_thieu_mon_hoc.pdf

Nội dung text: Quản trị kênh phân phối - Giới thiệu môn học

  1. 11/28/2017 MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI GIỚI THIỆU MÔN HỌC Ths. HUỲNH HẠNH PHÚC Email: hanhphuc25@gmail.com Phone: 0938925987 Web: thayphuchuynh.wordpress.com Thông tin về môn học Tài liệu học tập Giáo trình quản trị kênh phân phối, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Phương pháp dạy và học Thuyết trình và thảo luận Đánh giá môn học Hoạt động Phần trăm 1. Đánh giá quá trình 50% (1a) Quá trình (20%) 20% - Các bài tập tình huống/case study - Bài tập thảo luận - Thuyết trình nhóm (1b) Chuyên cần (10%) 10% (1c) Kiểm tra giữa kỳ (20%), 60 phút 20% Tự luận + trắc nghiệm Đề đóng 1. Kiểm tra cuối kỳ (90 phút) 50% Lý thuyết: 70%, (trắc nghiệm 30 câu) Case study: 30% (tự luận 2 câu) Đề đóng Total 100% 1
  2. 11/28/2017 NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng Quan về Quản Trị Kênh Phân Phối 1.1. Khái niệm kênh phân phối 2.1. Lý thuyết về quá trình phân phối 3.1. Các thành viên trong kênh phân phối Chương 2: Môi Trường và Hành Vi Trong Kênh Phân Phối 2.1. Môi trường của kênh phân phối 2.2. Các yếu tố môi trường của kênh phân phối 2.3. Các quan hệ và hành vi trong kênh phân phối 2.4. Sức mạnh của thành viên 2.5. Các vấn đề về thông tin trong kênh phân phối Chương 3: Chiến lược phân phối 3.1. Vai trò của chiến lược phân phối trong Marketing 3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược phân phối và chiến lược Marketing 3.3. Thiết kế chiến lược phân phối 3.4. Mô hình kênh phân phối liên kết dọc 3.5. Quản lý kênh phân phối NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 4: Thiết kế kênh phân phối 4.1. Khái niệm thiết kế kênh phân phối 4.2 Những trường hợp cần phải thiết kế kênh phân phối 4.3. Xác định mục tiêu của kênh phân phối 4.4. Các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối 4.5. Xác định cấu trúc kênh phân phối 4.6. Chọn kênh phân phối tối ưu Chương 5: Phân phối hàng hóa và vật chất 5.1. Tầm quan trọng của phân phối hàng hóa hiện vật 5.2. Đánh giá dịch vụ cung ứng cho khách hàng 5.3. Hiệu ứng số không 5.4. Thực hiện phân phối Chương 6: Quản lý kênh phân phối 6.1. Khái niệm và bản chất của quản lý kênh phân phối 6.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý kênh phân phối 6.3. Thúc đẩy hoạt động của các thành viên 6.4. Sử dụng Marketing - Mix trong quản lý kênh phân phối Chương 7: Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 7.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phạm vi và tần suất đánh giá 7.2. Kiểm tra hoạt động của kênh 7.3. Đánh giá hoạt động của thành viên 2
  3. 11/28/2017 Nội dung chương 1 1. Khái niệm kênh phân phối 2. Lý thuyết về quá trình phân phối 3. Các thành viên trong kênh phân phối 1. Khái niệm kênh phân phối Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và các cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp 1. Khái niệm kênh phân phối Các thành viên tham gia vào kênh phân phối ◦ Người sản xuất (nhập khẩu): cung cấp nguồn hàng ◦ Người kinh doanh thương mại: đường dẫn hàng hóa trên thị trường ◦ Người tiêu dùng cuối cùng: điểm đến của hàng hóa 3
  4. 11/28/2017 1. Khái niệm kênh phân phối Quản trị kênh phân phối: là quá trình phát triển và điều hành các quan hệ liên kết với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm theo hướng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các chiến lược và công cụ khác của marketing-mix nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu 1. Khái niệm kênh phân phối Mâu thuẫn/khác biệt cơ bản •Khác biệt về số lượng •Khác biệt về không gian •Khác biệt về thời gian •Khác biệt về chủng loại •Khác biệt về thông tin •Khác biệt về giá trị •Khác biệt về sở hữu Những hoạt động cơ bản của quá trình phân phối Phân loại, sắp xếp hàng hóa •Phân loại: giải quyết sự khác biệt về loại hàng hóa, giảm sự tìm kiếm, tìm hiểu không cần thiết của khách hàng 04 hoạt động của phân loại: tiêu chuẩn hóa, tập hợp, phân bổ, sắp xếp •Sắp xếp: giải quyết sự khác biệt về số lượng, chủng loại 4
  5. 11/28/2017 Những hoạt động cơ bản của quá trình phân phối Làm gần về mặt không gian: tạo ra sự ăn khớp về không gian dựa trên nguyên tắc tối thiểu hóa tổng số các trao đổi. Dịch vụ của hệ thống phân phối: Khả năng cung cấp các số lượng nhỏ Thời gian chờ đợi – độ dài của kênh phân phối Khả năng gần người mua về không gian và sự tiện lợi Tập hợp sản phẩm thích hợp với mong muốn của người mua Những hoạt động cơ bản của quá trình phân phối Làm gần về mặt thời gian: sự khác biệt về thời gian sản xuất và tiêu dùng Quyết định tồn kho, dữ trữ, Các dòng chảy trong kênh phân phối Chức năng của phân phối ◦ Nghiên cứu thị trường ◦ Xúc tiến cho sản phẩm ◦ Thương Lượng ◦ Phân phối vật chất ◦ Thiết lập các mối quan hệ ◦ Hoàn thiện hàng hóa ◦ Tài trợ ◦ Chia sẻ rủi ro 5
  6. 11/28/2017 Các dòng chảy trong kênh phân phối: ◦ Dòng chuyển quyền sở hữu ◦ Dòng đàm phán ◦ Dòng vận động vật chất ◦ Dòng thanh toán ◦ Dòng thông tin ◦ Dòng xúc tiến ◦ Dòng đặt hàng ◦ Dòng chia sẻ rủi ro ◦ Dòng tài chính ◦ Dòng thu hồi, tái sử dụng lại bao gói 2. Lý thuyết về quá trình phân phối Qúa trình phát triển của phân phối: ◦ Phân phối trực tiếp: phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. ◦ Phân phối qua thị trường trung tâm: phân phối qua một trung tâm (chợ/trung gian) ◦ Phân phối qua nhiều giai đoạn: phân phối có sự tham gia của nhiều trung gian 2. Lý thuyết về quá trình phân phối Cấu trúc kênh phân phối: Khái niệm: cấu trúc kênh là một nhóm các thành viên của kênh tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ. Cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau 6
  7. 11/28/2017 Kênh phân phối hàng tiêu dùng Kênh phân phối tư liệu sản xuất 2. Lý thuyết về quá trình phân phối Cấu trúc kênh phân phối ◦ Chiều dài của kênh ◦ Chiều rộng của kênh ◦ Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh ◦ Cấu trúc bổ trợ của kênh: tất cả các tổ chức và cá nhân trợ giúp các thành viên của kênh trong việc thực hiện các công việc phân phối bằng việc cung cấp các dịch vụ phân phối chuyên môn hóa của họ (vận chuyển, kho, bãi, ngân hàng, ) 7
  8. 11/28/2017 Các hình thức tổ chức kênh Kênh truyền thống: tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý,các thành viên kênh ít quan tâm đến hoạt động của cả hệ thống ◦ Quan hệ mua bán được hình thành một cách ngẫu nhiên trên thị trường, theo cơ chế thị trường ◦ Các thành viên kênh không có sự liên kết ràng buộc ◦ Hoạt động vì mục đích riêng chứ không phải mục đích của kênh ◦ Mua hàng từ bất kỳ người bán nào và bán hàng cho bất cứ ai Đàm phàn mất thời gian Hàng hóa qua nhiều cấp trung gian không cần thiết Kém hiệu quả, có nhiều xung đột, chi phí phân phối cao, rủi ro nhiều Kênh phân phối liên kết dọc (VMS) Kênh phân phối VMS được quản lý chuyên nghiệp và được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng marketing tối đa tới thị trường ◦ Có sự liên kết chặt chẽ trong kênh ◦ Các thành viên kênh có sự chủ động liên kết và ràng buộc lâu dài với nhau ◦ Phân chia hợp lý công việc phân phối ◦ Nhận lợi ích tương ứng công việc phân phối mà họ thực hiện VMS giúp người quản trị kênh kiểm soát hoạt động của kênh, chủ động ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đạt hiệu quả phân phối Đàm phán hiệu quả, dễ dàng hơn Đáp ứng nhu cầu tốt hơn Truyền tải thông tin hiệu quả HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LIÊN KẾT DỌC (VMS) NHÀ SẢN NHÀ BÁN XUẤT NHÀ SẢN SỈ XUẤT KÊNH NHÀ BÁN PHÂN PHỐI LẺ THÔNG THƯỜNG NHÀ HỆ THỐNG BÁN SỈ MARKETING DỌC (VERTICAL NHÀ MARKETING SYSTEM - VMS) BÁN LẺ KHÁCH KHÁCH HÀNG HÀNG 8
  9. 11/28/2017 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LIÊN KẾT DỌC VMS HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LIÊN KẾT DỌC VMS VMS DOANH VMS ĐƯỢC VMS THEO NGHIỆP QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG 3. Các thành viên trong kênh phân phối Nhà sản xuất/nhà cung cấp: những doanh nghiệp tồn tại nhằm cung cấp những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ Các loại nhà cung cấp ◦ Nhà sản xuất ◦ Nhà nhập khẩu 3. Các thành viên trong kênh phân phối Trung gian bán buôn: những doanh nghiệp có liên quan đến việc mua hàng hóa để bán cho những người bán lại hoặc người kinh doanh Các loại bán buôn ◦ Bán buôn hàng hóa ◦ Đại lý, môi giới và bán buôn hàng hóa ăn hoa hồng ◦ Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất 9
  10. 11/28/2017 3. Các thành viên trong kênh phân phối Nhà bán lẻ: bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán hàng hóa. 3. Các thành viên trong kênh phân phối Phân loại nhà bán lẻ theo quyền sở hữu ◦ Cửa hàng độc lập ◦ Các tổ chức bán lẻ nhiều cửa hàng ◦ Cửa hàng bán lẻ của nhà sản xuất ◦ Cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng ◦ Cửa hàng bán lẻ của nông dân ◦ Cửa hàng bán lẻ do nhà nước quản lý ◦ Cửa hàng của các công ty phúc lợi công cộng 3. Các thành viên trong kênh phân phối Phân loại nhà bán lẻ theo loại hình kinh doanh ◦ Cửa hàng bách hóa tổng hợp ◦ Cửa hàng kinh doanh theo nhóm hàng ◦ Cửa hàng chuyên doanh 10
  11. 11/28/2017 3. Các thành viên trong kênh phân phối Các tổ chức bổ trợ: là các công ty kinh doanh cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện các công việc phân phối khác ngoài mua, bán và chuyển quyền sở hữu. 3. Các thành viên trong kênh phân phối Các tổ chức bổ trợ phổ biến ◦ Các tổ chức vận tải ◦ Các công ty kho hàng ◦ Các đại lý quảng cáo ◦ Các tổ chức tài chính ◦ Các tổ chức bảo hiểm ◦ Các công ty nghiên cứu thị trường 11