Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị

ppt 28 trang vanle 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_hoc_chuong_2_su_phat_trien_cua_tu_tuong_quan_tri.ppt

Nội dung text: Quản trị học - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị

  1. CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ II. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI IV. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG V. TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊ VI. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI
  2. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 4 mốc quan trọng 1. Trước công nguyên : tư tưởng quản trị sơ khai, gắn liền với tôn giáo & triết học 2. Thế kỷ 14 : sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản trị 3. Thế kỷ 18 : cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những biến đổi lớn trong xã hội, đòi hỏi phải nghiên cứu lý thuyết QT 4. Cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20 : sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra đời của các lý thuyết quản trị
  3. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Tư tưởng quản trị ra đời gắn liền với những điều kiện ❖Kinh tế ❖Chính trị ❖Xã hội ❖Văn hoá
  4. II. TRƯỜNG PHÁI QT CỔ ĐIỂN ❖1. Trường phái quản trị khoa học ❖2. Trường phái quản trị hành chính •1. trường phái quản trị khoa học •Quản trị khoa học là tiến hành hoạt động dựa trên những dữ kiện có được do quan sát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống. •Trường phái này quan tâm đến năng suất lao động thông qua việc hợp lý hoá các bước công việc.
  5. ▪Charles Babbage (1792 - 1871) : •Là một nhà toán học Anh tìm cách tăng năng suất lao động. •Chủ trương các nhà quản trị phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc, •Là người đầu tiên đề nghị phương pháp chia lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và người quản lý.
  6. ▪Federich W Taylor (1856 - 1915) : •Được coi là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học. ông đã tìm ra nhược điểm trong cách quản lý cũ. •Các tư tưởng chính của ông được tập trung trong tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên tắc trong quản trị khoa học”, trong đó ông chủ trương : “Mục tiêu chính của quản trị là bảo đảm sự thịnh vượng cho chủ và sự sung túc cho công nhân”.
  7. • 4 nguyên tắc quản trị khoa học của Taylor 1. Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc với những định mức và các phương pháp phải tuân theo 2. Chọn công nhân một cách khoa học, chú trọng kỹ năng và sự phù hợp với công việc, huấn luyện một cách tốt nhất để hoàn thành công việc 3. Khen thưởng để bảo đảm tinh thần hợp tác, trang bị nơi làm việc một cách đầy đủ và hiệu quả. 4. Phân nhiệm giữa quản trị và sản xuất, tạo ra tính chuyên nghiệp của nhà quản trị.
  8. ▪Frank & Lillian Gilbreth : Frank (1868 -1924) và Lillian (1878 -1972) là những người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian - động tác. ▪Henry Grantt : Ông phát triển sơ đồ Grantt mô tả dòng công việc cần để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, ghi cả thời gian hoạch định và thời gian thực sự
  9. TRƯỜNG PHÁI QT khoa học • Ưu 1. Phương pháp quản lý mới 2. Tính kỷ luật và hiệu quả 3. Đào tạo & phát triển nhân viên • Khuyết 1. Tính nhân bản kém 2. Chú trọng quá đến khiá cạnh kỹ thuật quản lý
  10. •2. Trường phái quản trị hành chính •Trường phái quản trị hành chính (tổng quát)phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức. ▪Henry Fayol (1814 - 1925) là một nhà quản trị hành chánh người Pháp đưa ra 14 nguyên tắc quản trị gọi là các nguyên tắc quản trị tổng quát
  11. 1. Phân chia công việc 2. Thẩm quyền và trách nhiệm 3. Kỷ luật 4. Thống nhất chỉ huy 5. Thống nhất điều khiển 6. Lợi ích cá nhân phụ thuộc lợi ích chung 7. Thù lao xứng đáng. 8. Tập trung và phân tán 9. Hệ thống quyền hành (tuyến xích lãnh đạo) 10. Trật tựï. 11. Công bằng. 12. Ổn định nhiệm vụ. 13. Sáng kiến. 14. Tinh thần đoàn kết.
  12. ▪Max Weber (1864 - 1920) là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. •Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. •Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý
  13. •Những đặc tính của chủ nghĩa quan liêu của Weber •1. Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được qui định rõ và được hợp pháp hoá như nhiệm vụ chính thức. •2. Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn. •3. nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm. •4. Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản. •5. Quản trị phải tách rời sở hữu •6. Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và được áp dụng thống nhất cho mọi người.
  14. Trường phái quản trị hành chính • Ưu 1. Đưa ra hệ thống nguyên tắc tương đối hoàn chỉnh 2. Phát triển các mô hình tổ chức thông dụng • Khuyết 1. Ít chú trọng đến khía cạnh xã hội của con người 2. Quá chú trọng đến nguyên tắc, tôn ti trật tự 3. Quan niệm doanh nghiệp là hệ thống đóng
  15. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI •Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị (lý thuyết tác phong) nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc. •Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thoả mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người.
  16. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI ▪Robert Owen (1771-1858) : Là kỹ nghệ gia người Anh, là người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức ▪Hugo Munsterberg (1863-1916) : Nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ chức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công việc hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của nhân viên
  17. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI ▪ Elton Mayo (1880-1949) : Là giáo sư tâm lý học Havard cùng các đồng sự tiến hành cuộc nghiên cứu tại nhà máy Hawthornes thuộc công ty điện miền tây, là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của tư tưởng quản trị. •Ông kết luận rằng chính “yếu tố xã hội” mới chính là nguyên nhân tăng năng suất lao động tức là giữa tâm lý và tác phong có mối liên hệ rất mật thiết. •Với việc nhấn mạnh đến quan hệ con người trong quản trị, các nhà quản trị phải tìm cách tăng sự thoả mãn tâm lý và tinh thần của nhân viên
  18. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI ▪Abraham Maslow (1908-1970) : Là nhà tâm lý học đã xây dựng một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 bậc được xếp từ thấp lên cao theo thứ tự : •1. Nhu cầu vật chất. •2. Nhu cầu an toàn. •3. Nhu cầu xã hội. •4. Nhu cầu được tôn trọng. •5. Nhu cầu tự hoàn thiện.
  19. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI ▪Douglas Mc Gregor ( -1964) : Chịu ảnh hưởng của Mayo và Maslow, ông phát triển lý thuyết tác phong trong quản trị •Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
  20. III. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI • Ưu 1. Quan tâm đến con người và hành vi con người trong quản lý 2. Nhấn mạnh đến lơi ích tinh thần và trạng thái tâm lý của con người • Khuyết 1. Quá đề cao vai trò của yếu tố tâm lý
  21. IV. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG •Trường phái quản trị định lượng với cơ sở là lý thuyết quyết định, áp dụng thống kê vào quá trình làm quyết định và sự phát triển của mô hình toán kinh tế với sự trợ giúp của máy tính điện tử. •Trường phái này dựa trên suy đoán là tất cả vấn đề đều có thể giải quyêt được bằng các mô hình toán
  22. IV. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG 1. Chủ yếu tập trung vào làm quyết định vì cho rằng quá trình phân tích làm quyết định đã bao hàm những hành vi quản trị. 2. Dựa trên lý thuyết quyết định kinh tế, lựa chọn phải mang lại lợi ích kinh tế. 3. Dùng các mô hình toán học để giải quyết vấn đề. 4. Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các bài toán quản trị.
  23. IV. TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG •Trường phái định lượng thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. •Đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động. •Các khái niệm và kỹ thuật của lý thuyêt này tương đối khó hiểu đối với các nhà quản trị
  24. V. TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊ •1. Trường phái “Quá trình Quản trị” •Thực chất khảo hướng này được đề cập từ đầu thế 20 qua tư tưởng của Henri Fayol, nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh từ năm 1960 do công của Harold Koontz. •Tư tưởng này cho rằng quản trị là một quá trình liên tục của các chức năng quản trị đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát
  25. V. TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊ •2. Trường phái “Ngẫu nhiên” •Lý thuyết này cho rằng kỹ thuật quản trị thích hợp cho một hoàn cảnh nhất định tuỳ thuộc vào bản chất và điều kiện của hoàn cảnh đó •Quan điềm ngẫu nhiên lập luận rằng các nhà quản trị có thể hiểu được hình thái của hoạt động, nhưng không thể có một khuôn mẫu cho tất cả các trường hợp
  26. V. TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊ •3. Trường phái “Quản trị hệ thống” •Nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống là hệ thống nào cũng gồm những hệ thống nhỏ gọi là hệ thống con, giữa chúng có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau, bất kỳ một thay đổi dù nhỏ của hệ thống con cũng có ảnh hưỡng đến hệ thống và ngược lại
  27. VI. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI •1. Lý thuyết Z •Lý thuyết Z được một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản là giáo sư William Ouchi xây dựng trên cơ sở áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong các công ty Mỹ. Lý thuyết ra đời năm 1978, chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức
  28. VI. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI •2. Tiếp cận theo 7-yếu tố (7’S) •Cách tiếp cận này nhấn mạnh rằng trong quản trị cần phải phối hợp hài hoà 7 yếu tố quản trị có ảnh hưởng lên nhau, khi một yếu tố thay đổi kéo theo các yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng