Quản trị dự án đầu tư - Chương 1: Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư

pdf 216 trang vanle 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị dự án đầu tư - Chương 1: Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_du_an_dau_tu_chuong_1_tong_quan_ve_dau_tu_va_du_an.pdf

Nội dung text: Quản trị dự án đầu tư - Chương 1: Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư

  1. Quản trị dự án đầu tư
  2. Chương 1: Tổng quan về đầu tư và DADT • Tổng quan về đầu tư - Khái niệm, đặc điểm và phân loại đầu tư - Vai trò của đầu tư • Tổng quan về dự án đầu tư - Khái niệm, vai trò và yêu cầu của dự án 1
  3. Khái niệm về đầu tư • Khái niệm “Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế xã hội” Thực chất của hoạt động đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận đối với chủ đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế xã hội 2
  4. Khái niệm về đầu tư (tt) • Các nguồn lực sử dụng cho hoạt động đầu tư: - Vốn (tài chính) - Sức lao động - Tài nguyên - Công nghệ - Cơ sở hạ tầng 3
  5. Đặc điểm đầu tư • Tính sinh lời Nhà đầu tư chỉ đầu tư khi họ dự tính được lợi ích nhận được trong tương lai lớn hơn chi phí bỏ ra. • Tính dài hạn Do khối lượng công việc, yêu cầu về kinh tế kỹ thuật đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới thực hiện được • Tính rủi ro Do thời gian dài, sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai 4
  6. Phân loại đầu tư • Theo lĩnh vực đầu tư - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - Đầu tư phát triển công nghiệp - Đầu tư phát triển nông nghiệp - Đầu tư phát triển dịch vụ • Theo hình thức đầu tư - Đầu tư mới - Đầu tư chiều sâu, mở rộng qui mô sx • Theo nguồn vốn đầu tư - Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước - Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài 5
  7. Phân loại đầu tư (tt) • Theo chủ thể đầu tư: Đầu tư của nhà nước, Đầu tư của doanh nghiệp, Đầu tư cá nhân • Theo chức năng quản trị vốn - Đầu tư trực tiếp: + Đầu tư phát triển: bỏ vốn tạo năng lực sx mới + Đầu tư chuyển dịch: mua lại cổ phần để nắm quyền chi phối DN - Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra: chương trình tài trợ không hoàn lại, các tổ chức, cá nhân mua chứng khoán để hưởng lợi tức 6
  8. Phân loại đầu tư (tt) • Theo thời gian thực hiện - Đầu tư ngắn hạn: đầu tư thương mại - Đầu tư dài hạn • Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư - Đầu tư cơ bản nhằm tái sx các tài sản cố định - Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động 7
  9. Vai trò của đầu tư • Đối với nền kinh tế - Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tăng khả năng khoa học-công nghệ của đất nước • Đối với doanh nghiệp - Đầu tư ảnh hưởng đến sự ra đời và tồn tại của các DN - Đầu tư góp phần phát triển doanh nghiệp Câu hỏi: “ Đầu tư có ảnh hưởng gì không tốt đến một quốc gia hay không?” 8
  10. Tác động tiêu cực của đầu tư • Đầu tư chệch hướng • Đầu tư tạo ra khoảng cách chênh lệch về công nghệ giữa DN trong nước và DN FDI (foreign direct investment) • Phụ thuộc vào nước ngoài Vậy : “ Chính sách phải như thế nào?” 9
  11. Tổng quan về dự án đầu tư • Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của các công cuộc đầu tư. 10
  12. Tổng quan về dự án đầu tư(tt) • Vai trò của dự án đầu tư - Là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn - Là văn kiện để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư - Là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những vấn đề trong quá trình thực hiện và khai thác công trình. 11
  13. Tổng quan về dự án đầu tư(tt) • Yêu cầu của dự án đầu tư - Tính khoa học: soạn thảo DAĐT phải có nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác các nội dung đặc biệt tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Yêu cầu quan trọng là số liệu thông tin, phương pháp tính toán, hình thức trình bày. Cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn. 12
  14. Tổng quan về dự án đầu tư(tt) • Yêu cầu của dự án đầu tư - Tính pháp lý: không trái với pháp luật, chính sách - Tính chuẩn mực: Phù hợp với các quy định chung mang tính quốc tế vì có liên quan đến nhiều đối tượng trong và ngoài nước 13
  15. Tổng quan về dự án đầu tư(tt) • Vai trò của dự án đầu tư - Có tác dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên liên quan đến thực hiện dự án - Là căn cứ để xây dựng hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh và là cơ sở pháp lý để xét xử các tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. 14
  16. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ *Theo quy mô dự án + Dự án nhóm A: -Dự án đặc biệt -DA có tổng MĐT>200 tỷ CN khai thác mỏ ,luyện kim, nhiên liệu, xi măng -DA có tổng MĐT >100 tỷ CN kỹ thuật điện tử, hóa chất phân bón, chế tạo cơ khí, vật liệu xây dựng -DA có tổng MĐT >50 tỷ đối với các ngành còn lại 15 15
  17. +Dự án nhóm B: -DA có tổng MĐT> 25 - 200 tỷ CN khai thác mỏ, luyện kim, nhiên liệu, xi măng -DA có tổng MĐT >15-100 tỷ CN kỹ thuật điện tử, hóa chất phân bón, chế tạo cơ khí, vật liệu xây dựng +Dự án nhóm C: các dự án còn lại *Theo sự phụ thuộc của dự án + Dự án độc lập + Dự án phụ thuộc 16 16
  18. *CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC HỢP TÁC GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN -Dự án BOT (Build-Operater-Transfer): Xây dựng –Kinh doanh để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý –Chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước -Dự án BTO (Build-transfer-Operater): Xây dựng –Chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước-Kinh doanh để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý . -Dự án BT (Build-Transfer) : Xây dựng –Chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước (Nhà nước cho phep chủ đầu tư kinh doanh ở dự án khác gắn liền với dự án BTđể thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý) 17
  19. CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN I:CHUẨN BỊ DỰ ÁN Nghiên cứu cơ Nghiên cứu tiền Nghiên cứu khả Thẩm định & ra hội đầu tư khả thi thi quyết định GIAI ĐOẠN II: THỰC HIỆN DỰ ÁN (ĐẦU TƯ ) Đàm phán & ký Thiết kế và xây Lắp đặt máy móc Vận hành thử kết hợp đồng dựng công trình thiết bị VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC Vận hành chưa hết Vận hành toàn bộ Công suất giảm & chờ thanh công suất công suất lý GIAI ĐOẠN III : KẾT THÚC DỰ ÁN Đánh giá dự án sau hoạt động – Thanh lý dự án 18
  20. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư • Nghiên cứu phát hiện các cơ hội - Căn cứ xuất phát: + Chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, ngành + Nhu cầu trong nước và thế giới về hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể + Tiềm năng thị trường trong dài hạn + Tiềm năng sẵn có về vốn, tài nguyên, sức lao động để thực hiện dự án + Kết quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư 19
  21. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư(tt) • Nghiên cứu tiền khả thi - Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, thuận lợi, khó khăn - Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư - Lựa chọn địa điểm, dự kiến diện tích đất sử dụng, giảm thiểu các tác động XH, môi trường, tái định cư - Lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, vật tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng 20
  22. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư(tt) • Nghiên cứu tiền khả thi - Phân tích và lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng - Tổng đầu tư, phương thức tài trợ vốn, khả năng hoàn trả vốn, lợi nhuận - Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án - Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 21
  23. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư(tt) • Nghiên cứu khả thi . Là bước nghiên cứu toàn diện và chi tiết các yếu tố của dự án, được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết, có độ chính xác cao hơn giai đoạn tiền khả thi. . Mục tiêu: Đưa ra quyết định đầu tư hay không? 22
  24. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư(tt) . Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi:  Căn cứ xác định sự cần thiết đầu tư  Lựa chọn hình thức đầu tư  Chương trình sx và các yếu tố đáp ứng  Phương án địa điểm cụ thể, giải phóng mặt bằng  Phân tích, lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ  Thiết kế, giải pháp xây dựng  Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng lao động  Phương án tài chính, kinh tế  Các mốc thời gian thực hiện đầu tư 23
  25. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư • Là giai đoạn đưa DAĐT vào hoạt động • Nội dung của giai đoạn bao gồm:  Xin giao đất hoặc thuê đất  Tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng  Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình theo quy chế đấu thầu  Các cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình theo quy định của nhà nước 24
  26. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư (tt) • Nội dung của giai đoạn bao gồm (tt): - Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp, xin giấy phép xây dựng, khai thác tài nguyên - Thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình - Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng - Vận hành chạy thử - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng 25
  27. Giai đoạn đưa công trình vào vận hành khai thác • Giai đoạn đưa dự án vào vận hành cho đến khi kết thúc. Một số dự án có quá trình vận hành có thể tiến hành ngay trong giai đoạn còn đang thực hiện. • Mục tiêu của giai đoạn này: Hiệu chỉnh các thông số kinh tế, kỹ thuật để đảm bảo mức dự kiến trong nghiên cứu khả thi trên cơ sở phát hiện và tìm các biện pháp cần thiết để đảm bảo các thông số vận hành của dự án. 26
  28. Giai đoạn đưa công trình vào vận hành khai thác (tt) • Mục tiêu của giai đoạn này (tt): - Tìm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo hiệu quả của dự án. Dựa vào kết quả đánh giá này, chủ đầu tư sẽ quyết định kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án - Kết thúc dự án phải tiến hành thanh toán công nợ, thanh lý TS, hoàn tất các thủ tục pháp lý khác 27
  29. Chương 2. Dòng tiền đầu tư và thu hồi • Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian • Dòng tiền đầu tư và thu hồi • Chọn thời điểm tính toán (chọn gốc dòng tiền) • Xác định thời điểm nên đầu tư 28
  30. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian 1.1.Vì sao phải nghiên cứu sự thay đổi giá trị của dòng tiền theo thời gian? 1.2.Thành lập công thức cơ bản 1.2.1. Giá trị tương đương - Đầu tư 1 đồng, với lãi suất 12% năm, sau 1 năm có 1,12 đồng. Đồng tiền có giá trị thay đổi theo thời gian dưới tác động của lãi suất. - 1 đồng hôm nay tương đương với 1,12 đồng ngày này năm sau, hay ngược lại. 29
  31. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.2.2. Thành lập công thức căn bản • Giá trị của khoản tiền ở gốc 0 là P • Lãi suất tính toán là i% năm • Giá trị tương đương của P ở năm n là Fn 0 1 2 n P F1 F2 Fn 30
  32. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) Khi n = 1 F1=P + P.i = P(1+i) Khi n = 2 F2=F1+ F1.i = P(1+i) + P(1+i).i = P(1+i)2 Khi n = n F = P(1+i)n Hay P = F(1+i)-n 31
  33. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.3. Phạm vi ứng dụng • Đối với các loại tiền • Đối với các loại vốn - Vay theo chế độ lãi tức đơn I= P.S.T I: lãi tức đơn P: số vốn vay S: lãi suất đơn T: số thời đoạn trước khi thanh toán 32
  34. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) Ví dụ: Cty vay 100 tr đồng, lãi suất 2% tháng, thời hạn vay 5 tháng. Hàng tháng và cuối tháng thứ 5 cty phải trả chủ nợ bao nhiêu? 33
  35. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) • Tính theo lãi đơn: - Hàng tháng cty phải trả: I=P.S.T=100x0.02x1=2 tr - Tháng thứ 5 phải trả: 100+2=102 tr - Tổng số tiền phải trả trong 5 tháng là: 100+10=110 tr • Tính theo lãi ghép: -Tổng số tiền phải trả trong 5 tháng là: F5=P(1+i)n =100(1+0,02)5 =110,408 tr. 34
  36. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.3.3. Đối với lãi suất thực và lãi suất doanh nghĩa • Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi bằng thời đoạn ghép lãi. m Ta có: i2 = (1+i1) -1 i1 - lãi suất thực trong thời đoạn ngắn ( tháng, quý) i2 - lãi suất thực trong thời hạn dài (năm) m- số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài 35
  37. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) Ví dụ: Một thẻ tín dụng có mức lãi 2% tháng, ghép lãi theo tháng. Tính lãi suất thực năm. Giải: Lãi suất 2% tháng , ghép lãi theo tháng, vậy đây là lãi suất thực i1. 12 Lãi suất thực năm: i2 = (1+0,02) – 1 = 26,82% 36
  38. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) • Lãi suất doanh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu khác với thời đoạn ghép lãi. i: lãi suất thực trong thời đoạn tính toán(năm) r: lãi suất doanh nghĩa trong thời đoạn phát biểu m1: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu m2: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán r m Ta có: i [1 ]2 1 m1 37
  39. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) Ví dụ: Lãi suất 20% năm, ghép lãi theo quý thì lãi suất thực 1 năm là bao nhiêu? Ta có: r = 0,2; m1 = 4; m2 = 4 Do đó: 0,20 4 I [1 ] 1 21,55% 4 38
  40. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.4. Xác định lãi suất chiết khấu của dự án đầu tư 1.4.1.Xác định lãi suất bình quân theo cơ cấunguồn vốn Cách 1: VR x MARR+VVdhx idh +VVth x ith + VV ngh x i ngh ibq=  V VR: vốn riêng; MARR: lãi suất hấp dẫn tối thiểu VVdh: vốn vay dài hạn Cách 2: tính ibq bằng cách lập bảng 39
  41. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.4.2. Xác định lãi suất chiếc khấu có xét lạm phát Gọi: i là lãi suất chưa xét lạm phát (%năm) R là tỷ lệ lạm phát (%năm) I là lãi suất chiếc khấu có xét lạm phát (%năm) Ta có: I = (1+i)(1+R) – 1 I = i + R + i x R 40
  42. 1. Sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian (tt) 1.4.2. Xác định lãi suất chiếc khấu có xét lạm phát Ví dụ: i = 11% năm; R = 2,5 % năm Ta có: I = i + R + i.R = 0,13775 Hay I = 14% 41
  43. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư 2.1. Quy ước vẽ dòng tiền - Thời gian được chia thành nhiều thời đoạn (= 1 năm) - Gốc dòng tiền lấy tại năm 0 - Tiền thu (+) vẽ hướng lên,tiền chi(-) vẽ hướng xuống - Các khoản tiền đều đưa về cuối thời đoạn để tính toán - Bỏ qua sai số để tính toán. Nếu sai số lớn không được chấp nhận thì chọn thời đoạn ngắn hơn ( tuần, tháng, quý ) 42
  44. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư (tt) 2.2. Dòng tiền đầu tư và thu hồi . Đầu tư Ct • Khấu hao theo đường thẳng: C - S KH = n KH: khấu hao hằng năm n: thời hạn khấu hao C: giá trị tài sản cần khấu hao S: giá trị còn lại của tài sản sau n năm 43
  45. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư (tt) . Thu hồi Rt Rt = LRt + KHt LR : lãi ròng của năm t KHt : khấu hao của năm t Khi t = n, thì Rn = LRn + KHn + Vốn lưu động cuối năm n Chú ý:  Đối với dự án phúc lợi trong Rt không tính KHt  n ≥ 30 năm thì thường không tính vốn lưu động thu về ở cuối năm n 44
  46. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư (tt) . Net Present Value nn tt NPV  Rtt(1 i ) C (1 i ) tt 00 . Dòng tiền vay - trả góp; mua bán trả góp 1 (1i ) n PA [] i n 0 1 2 3 4 n-1 A i% năm 45
  47. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư (tt) Ví dụ: Một người vay 500 tr đồng và sẽ trả nợ theo phương thức trả đều theo từng năm, bắt đầu trả từ cuối năm thứ nhất. Thời hạn vay 5 năm. Lãi suất vay 15% năm. Mỗi lần trả bao nhiêu? 46
  48. 2. Dòng tiền và thu hồi đầu tư (tt) Ta có: A = 149,156 tr đồng. Kế hoạch vay-trả nợ. Năm 1 2 3 4 5 Nợ đầu kỳ 500,000 424,844 340,565 242,494 129,712 Lãi(15%) 75,000 63,877 51,085 36,374 19,457 Cộng nợ 575,000 489.720 391,650 278,868 149,168 Trả 149,156 149,156 149,156 149,156 149,156 Nợ cuối kỳ 425,844 340,565 242,494 129,712 0,012 47
  49. 3. Chọn thời điểm tính toán (gốc dòng tiền) . Dự án thông thường, thời gian ngắn: gốc 0 của dòng tiền là lúc bỏ vốn ra đầu tư . Dự án lớn, thời gian xây dựng dài: dự án có hai giai đoạn rõ rệt ( xây dựng - khai thác) thời đểm tính toán thường là năm kết thúc xây dựng và bắt đầu đưa dự án vào khai thác. . Dự án có gắn vào năm lịch: Theo quy ước vẽ dòng tiền những khoản đầu tư năm nào ( không kể tháng nào) đều được thể hiện ở cuối năm đó. 48
  50. 4. Xác định thời điểm nên đầu tư . Tại năm t nào mà thỏa mãn điều kiện : LRt ≥ C.i Trong đó: LRt là lãi ròng của năm t C là vốn đầu tư i% là chi phí sử dụng vốn 49
  51. 4. Xác định thời điểm nên đầu tư Ví dụ: Một dự án có vốn đầu tư 145.000 USD. Tại năm 1 sản xuất kinh doanh có lãi ròng 11.000 USD; năm 2 là 15.000 USD. Lãi suất trên thị trường vốn 10% năm. Hỏi dự án nên bắt đầu từ năm nào? Ta có: LR1 = 11.000 USD C.i Vậy nên để đến năm thứ 2 mới bắt đầu dự án 50
  52. Chương 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện chắc chắn Nội dung Chương 3: Thời gian hoàn vốn – T Hiện giá thu hồi thuần – NPV Suất thu hồi nội bộ - IRR Điểm hòa vốn - BEP 51
  53. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) 1.1. Định nghĩa Là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư . Gọi Rt là thu hồi tại năm t Ct là đầu tư tại năm t Có thể mô tả định nghĩa : TT PV()() Rtt PV C tt 00 52
  54. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.2. Phương pháp tính T Để tính t, ta dùng phương pháp lập bảng. Chỉ tiêu 1 2 t 1. Hệ số c.khấu 2. Ct 3. PV(Ct) 4.Lũy kế PV(Ct) 5. Rt= LR +KH 6.PV(Rt) 7. Lũy kế PV(Rt) 53
  55. Ví dụ: Tính thời gian thu hồi vốn T của dự án với các số liệu như trong bảng. Lãi suất chiếc khấu i=12% năm, đơn vị tính triệu USD. Mốc Đầu tư Lãi ròng Khấu hao 1 2 0,45 1 2 3 0,50 1 3 1,5 0,55 1 4 0,70 1 5 0,80 1 54
  56. Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1. Hệ số chiếc khấu 0,8929 0,7972 0,7118 0,6355 0,5674 2. Ct 2 3 1,5 - - 3. PV(Ct) 1,7858 2,3916 1,0677 - - 4.Lũy kế PV(Ct) 1,7858 4,1774 5,2451 - - 5. Rt= LR +KH 1,45 1,5 1,55 1,7 1,8 6.PV(Rt) 1,2947 1,1958 1,1033 1,0804 1,0213 7. Lũy kế PV(Rt) 1,2947 2,4905 3,5938 4,6742 5,6955 55
  57. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.3. Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu T . Ưu điểm: - Dễ tính, độ tinh cậy cao - Thấy đoạn thời gian vốn được thu về. - E = 1/T là hệ số hiệu quả đầu tư . Khuyết điểm: Không dự báo được thu nhập của dự án sau thi vốn đầu tư được thu về. 56
  58. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.4. Sử dụng chỉ tiêu T . Nếu T > n (thời hạn đầu tư), dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. . Nếu T < n, dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp. . T càng nhỏ hơn n càng tốt, tuy nhiên khi so sánh với nhiều dự án thì chỉ tiêu T chỉ mang tính tham khảo vì T không phản ảnh đúng mục tiêu của đầu tư là nhằm thu lợi nhuận sau khi đã hoàn vốn. 57
  59. 2. Hiện giá thu hồi thuần - NPV 2.1. Định nghĩa: NPV là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi, tính cả thời đoạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư. 2.2. Phương pháp tính NPV nn tt NPV  Rtt(1 i ) C (1 i ) tt 00 Trong đó: n : thời hạn đầu tư Rt : thu hồi tại năm t. (= LR +KH) i : lãi suất chiếc khấu (%năm) 58
  60. Ví dụ: Xem lại Ví dụ phần tính T, giả sử n=5. NPV=? • Chú ý: NPV có thể được tính trực tiếp trên dòng tiền. 59
  61. 2. Hiện giá thu hồi thuần – NPV (tt) 2.3. Ưu-khuyết điểm của chỉ tiêu NPV *ưu điểm: NPV cho biết được tồng hiện giá của tiền lời (NPV> 0: dự án có lời; 0: dự án có khả năng hòa vốn trực tiếp 60
  62. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.1. Khái niệm: IRR chính là lãi suất phân biệt chỉ ra đâu là vùng lời (NPV>0) và đâu là vùng lỗ(NPV<0) của dự án trong suốt thời đoạn đầu tư. Hay IRR là lãi suất r % để tính chiếc khấu của dự án sau n năm. nn Ta có: tt Rtt(1 r ) C (1 r ) tt 00 NPV + (+) r = IRR 0 (-) i% - 61
  63. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.2. Phương pháp tính IRR 3.2.1.Để tính IRR=r thông thường phải giải hàm NPV = f(r) = 0 vì r chính là nghiệm của hàm này. 1.540 1.000 0 1 2 2.500 Ví dụ: Cho dòng tiền như hình vẽ. Hãy tính IRR? Đáp án : r1 = 10% năm ; r2 = 40% năm 62
  64. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.2.2. Phương pháp đồ thị: Dựa theo tính chất dòng tiền đầu tư và thu hồi chỉ có một lần thay đổi dấu => NPV = f(i) thường chỉ cắt trục hoành 1 lần. Ví dụ: Giả sử có dòng tiền như sau Năm gốc 0: đầu tư 450 USD. Năm 1,2,3,4, thu hồi lần lượt là R1=200, R2=250; R3=300 và R4=300 USD. Vậy IRR? 63
  65. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) PV tại i% Mốc Dòng tiền 20 30 40 50 60 70 0 -450 -450 -450 -450 -450 -450 -450 1 200 167 154 143 133 125 118 2 250 174 148 127 111 98 86 3 300 174 136 109 89 73 61 4 300 145 105 78 59 46 36 NPV 210 93 7 -58 -108 -149 Dùng số liệu vẽ đồ thị, ta có IRR = r = 41% năm 64
  66. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) NPV A NPV > 0 + i1 r i2 0 i% B’ C’ NPV < 0 _ B C 3.2.3. Phương pháp gần đúng: Ta có: NPV1 r i1 () i 2 i 1 NPV12 || NPV 65
  67. Ví dụ:(Trở lại bài toán tính IRR, theo phương pháp đồ thị) Năm gốc 0: đầu tư 450 USD. Năm 1,2,3,4, thu hồi lần lượt là R1=200, R2=250; R3=300 và R4=300 USD. Hãy tính IRR theo phương pháp gần đúng? 66
  68. Giải: • Chọn i1 = 40%. Tính được NPV1 = 7 (>0) • Chọn i2 = 41% , -1 -2 NPV2 = -450 + 200(1+0,42) + 250(1,42) + + 300(1,42)-3 + 300(1,42)-4 = - 6 (<0) Ta có: 7 IRR r 40 (42 40) 41,08% 76 67
  69. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR • Là một lãi suất do chính bản thân dự án sinh ra làm cân bằng giữa hiện giá thu hồi và tổng hiện giá đầu tư, là lãi suất phân biệt vùng lời - lỗ • Nếu dự án chịu lãi suất lớn hơn IRR thì dự án lỗ (NPV < 0) không nên đầu tư và ngược lại 68
  70. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.4. Sử dụng chỉ tiêu IRR • Đối với việc huy động vốn - Nếu MARR 0 chưa thể kết luận nên sử dụng IRR • Đối với việc so sánh các dự án: thông thường chọn dự án có IRR lớn hơn 69
  71. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.1. Định nghĩa: Là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí ( giao điểm của hàm doanh thu và hàm chi phí) * Chỉ tiêu T, NPV, IRR dùng để tính hiệu quả đầu tư trong nhiều năm; Chỉ tiêu điểm hòa vốn dùng để đánh giá hiệu quả tài chính trong 1 năm. Có 3 loại điểm hòa vốn: - Điểm hòa vốn lời lỗ (Điểm hòa vốn lý thuyết) - Điểm hòa vốn hiện kim - Điểm hòa vốn trả nợ 70
  72. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax a - giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm x - lượng sản phẩm bán ra y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c1 b - biến phí trung bình 1 sp ; c1 - định phí năm tính c1 Cho y1 = y2, ta có: x1 ab Trị số lời lỗ: yy12 71
  73. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2.Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ Doanh Vùng thu lời B ĐHV A Vùng lỗ 0 X Sản lượng 72
  74. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ(tt) Xác định mức hoạt động hòa vốn lời lỗ Gọi α1 là mức hoạt động lời lỗ, hay tỷ lệ hòa vốn lời lỗ Ta có: α1 = OA/OB = Doanh thu hòa vốn/ Tổng doanh thu α1 = Ox1/OX1 = Sản lượng hòa vốn/Tổng sản lượng α1 cho biết hoạt động tài chính trong năm tính toán là có hợp lý hay không. 73
  75. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Ví dụ: Một dự án tại một năm tính toán, có: - Tổng sản lượng : 50 tấn - Tổng doanh thu: 100.000 USD - Tổng định phí: 10.000 USD - Tổng biến phí: 80.000 USD - Khấu hao: 2.000 USD - Nợ vay phải trả trong năm: 5.000 USD - Thuế TNDN: 3.000 USD Hãy xác định điểm hòa vốn lời lỗ và tỷ lệ hòa vốn. 74
  76. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải: a = 100.000/50 = 2.000 USD/T b = 80.000/50 = 1.600 USD/T; c1 = 10.000 USD Do đó: y1 = 2.000x ; y2 = 1.600x + 10.000 - Sản lượng tại điểm hòa vốn lời lỗ: x1 = 10.000/(2.000 – 1.600) = 25 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn lời lỗ: 25 x 2.000 = 50.000 USD - Mức hoạt động hòa vốn: α1 = 25T/ 50T = 0,5 hay 50 % 75
  77. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim Điểm hòa vốn hiện kim xác định mức mà từ đó dự án có hiện kim để trả nợ vay. Gọi c2 - định phí hiện kim . Ta có: c2 = c1 – KH Trong đó: c1 - định phí lời lỗ KH - khấu hao cơ bản và chi phí thành lập Hàm doanh thu y1 không đổi và hàm chi phí: y2 = bx + c2 = bx + (c1 - KH) 76
  78. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim Ví dụ: Lấy lại ví dụ trong phần tính điểm hòa vốn lời lỗ Hãy tính Điểm hòa vốn hiện kim. 77
  79. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải : y1 = 2.000x y2 = 1.600x + (10.000 – 2.000) = 1.600x – 8.000 Khi y1 = y2 - Sản lượng tại điểm hòa vốn hiện kim x2 = 8.000/(2.000 – 1.600) = 20 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn hiện kim 20 x 2.000 = 40.000 USD - Gọi α2 là mức hoạt động hòa vốn hiện kim α2 = 20T/50T = 40.000/100.000 = 0,4 hay 40 % 78
  80. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ . Từ điểm hòa vốn hiện kim, dự án bắt đầu có tiền để trả nợ. . Nợ vay phải trả trong năm + Thuế TNDN của năm đó. Hai khoản này được xem như là chi phí cố định của năm tính toán. . Định phí tại điểm hòa vốn trả nợ = định phí của điểm hòa vốn hiện kim + Nợ vay phải trả + Thuế TNDN 79
  81. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ Gọi c3 là định phí trả nợ, ta có : c3 = c2 + Nợ + Thuế TNDN = (c1 - KH) + Nợ + Thuế TNDN Lúc này: y1 như cũ, y2 sẽ là: y2 = bx + c3 = bx + [ (c1- KH) + Nợ + Thuế TNDN ] 80
  82. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ Ví dụ: Lấy lại ví vụ trên. Hãy tính điểm hòa vốn trả nợ. 81
  83. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải : y1 = 2000x y2 = 1.600x + [(10.000 – 2.000) + 5.000 + 3.000] = 1.600x + 16.000 Khi y1 = y2, ta có: - Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ x3 = 16.000/(2.000 – 1.600) = 40 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ 40 x 2.000 = 80.000 USD - Gọi α3 là mức hoạt động hòa vốn trả nợ α3 = 40 T/50T = 80.000T/100.000T = 0,8 hay 80% 82
  84. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.5. Ý nghĩa sử dụng chỉ tiêu hòa vốn • Phân biệt vùng lời lỗ của dự án • Mức hoạt động hòa vốn α thì dự án trong năm tính toán càng tốt, việc hạ thấp α là nhiệm vụ của xí nghiệp, ban quản trị • So sánh α tính được với [α] chuẩn để biết dự án có tốt không. Với α1 là mức hoạt động hòa vốn lời lỗ α2 là mức hoạt động hòa vốn hiện kim α3 là mức hoạt động hòa vốn trả nợ Ta có: α2 < α1 < α3 83
  85. Chương 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ RỦI RO VÀ KHÔNG CHẮC CHẮN 84
  86. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy 1.1. Xác định kỳ vọng của lãi ròng G ọi Ei là trạng thái thị trường i ( i = 1, n ) P(Ei) là xác suất xảy ra thị trường Ei Ta có: n PE(i ) 1 i 1 LR(Ei) là giá trị lãi suất ròng ứng với Ei EMV: kỳ vọng của lãi ròng xác định theo từng dự án (Expected Monetary Value) n EMV  LR()() Eii xP E i 1 85
  87. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy Ví dụ: Tại một năm sản xuất kinh doanh ổn định, dùng làm năm tính toán, hai dự án A và B có số liệu như bảng dưới. Nên chọn dự án nào? Các giá trị trong bảng là LR, đvt là ngàn USD. Trạng thái thị trường Dự án E1(tốt) E2(t.bình) E3(xấu) A 500 400 300 B 700 400 100 Xác suất 0,2 0,6 0,2 86
  88. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy Giải: Bài toán này chỉ có 1 tầng chiến lược chọn A hoặc B Ta có EMVA = 500 x 0,2 + 400 x 0,6 + 300 x 0,2 = 400 EMVB = 700 x 0,2 + 400 x 0,6 + 100 x 0,2 = 400 Kết luận: Chưa có khả năng đưa ra quyết định chọn dự án nào. 87
  89. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy 1.3. Phân tích độ nhạy:  Là độ nhạy cảm của chỉ tiêu lãi ròng trước sự biến độ ng của các trạng thái thị trường Ei với các xác suất tương ứng P(Ei).  Nếu quan niệm LR(Ei) là các giá trị ngẫu nhiên thì độ nhạy cảm chính là độ lệch chuẩn của chúng so với EMV. Công thức độ lệch chuẩn ( độ nhạy): n 2  [()]()LR Eii EMV xP E i 1 88
  90. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy 1.3. Phân tích độ nhạy:  Ví dụ: Tính độ nhạy δ cho các dự án A và B Ta có: 2 2 2  A (500 400)x 0,2 (400 400) x 0,6 (300 400) x 0,2 63,24 2 2 2  B (700 400)x 0,2 (400 400) x 0,6 (100 400) x 0,2 189,72 Nhận thấy: Dự án B rất không ổn định vì các giá trị ngẫu nhiên phân tán rất xa kỳ vọng. 89
  91. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy 1 .3. Phân tích độ nhạy:  Độ nhạy (δ) càng cao dẫn đến sự ổn định của dự án càng thấp.  Nên chọn dự án có độ nhạy (min δ) thấp nhất vì sẽ ổn định nhất, an toàn nhất. 90
  92. 1. Hiệu quả tài chính – Phân tích độ nhạy 1.4. Hành lang an toàn:  Khi chỉ có một dự án hoặc không phải lựa chọn một trong các dự án A, B, thường đem các số liệu tính toán so sánh với các số định chuẩn cho trước gọi là hành lang an toàn. . Các số định chuẩn về lãi ròng ký hiệu là : [LR]; tương tự độ lệch chuẩn ký hiệu là [ δ] . Các số định chuẩn thường được xác định dựa trên kinh nghiệm của từng ngành nghề, tức là giá trị trung bình tiên tiến của ngành. 91
  93. 2. Đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện không chắc chắn 2 .1. Xác định kỳ vọng lãi ròng và độ lệch chuẩn với giả thiết thị trường rủi may ngang nhau:  Nếu chỉ có 2 trạng thái thị trường thì P(E1) = P(E2) = 0,5  Nếu có 3 trạng thái thị trường thì P(E1) = P(E2) = P(E3) = 1/3  Nếu có n trạng thái thị trường thì P(E1) = P(E2) = .= P(En) = 1/n 92
  94. 2. Đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện không chắc chắn Ví dụ: (sử dụng lại ví dụ đã cho) EMVA = 500 x 1/3 + 400 x 1/3 + 300 x 1/3 = 400 EMVB = 700 x 1/3 + 400 x 1/3 + 100 x 1/3 = 400 1 1 1  (500 400)2x (400 400) 2 x (300 400) 2 x 81,65 A 3 3 3 1 1 1  (700 400)2x (400 400) 2 x (100 400) 2 x 224,95 B 3 3 3 93
  95. 2. An toàn đầu tư 2.1. Đánh giá an toàn vốn vay Vốn riêng(vốn góp)  Tỷ lệ vốn riêng trên vốn vay = Vốn vay Thông thường nếu tỷ lệ này ≥ 50/50 được xem là an toàn 94
  96. 2. An toàn đầu tư Tỷ lệ lưu hoạt hay tỷ lệ thanh khoản TSLĐ  Tỷ lệ lưu hoạt = Tài sản nợ NH và nợ đáo hạn Tỷ lệ lưu hoạt ≥ 1,5 thì có thể chấp nhận được 95
  97. 2. An toàn đầu tư Tỷ lệ cấp thời TSLĐ - Tồn kho  Tỷ lệ cấp thời = Tài sản nợ NH Tỷ lệ lưu hoạt ≥ 1,2 thì có thể chấp nhận được 96
  98. 2. An toàn đầu tư Khả năng trả nợ LR + KH  K = Nợ phải trả Yêu cầu K ≥ 1,4 97
  99. 2. An toàn đầu tư 2 .2. Mức hoạt động hòa vốn trả nợ α3 • α3 = Sản lượng hòa vốn trả nợ / Tổng sản lượng • α3 = Doanh thu hòa vốn trả nợ / Tổng doanh thu • α3 phải luôn ≤ 0,8 hay 80% Lưu ý: Các chỉ tiêu trên phải được tính hàng năm và cũng đánh giá an toàn theo từng năm. 98
  100. 2. An toàn đầu tư 2 .3. An toàn vốn vay thông qua kế hoạch vay và trả nợ - Vốn vay trung, dài hạn thường tính theo lãi kép, là hàm mũ tăng rất nhanh, nên phải lập bảng kế hoạch vay và trả nợ. - Nợ cuối kỳ phải bằng 0 99
  101. Phần thứ 2 Lập dư án đầu tư 100
  102. Chương 5 Nội dung kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của một dự án đầu tư Hình thức Hồ sơ 101
  103. 5.1. Nội dung kinh tế kỹ thuật tổng quát 5.1.1. Mục đích của đầu tư và sự cần thiết đầu tư . Dự án sinh ra để làm gì ? - Sản phẩm của dự án là gì? - Cung cấp cho xã hội dịch vụ gì? . Dự án có thực sự cần thiết hay không? 5.1.2. Nghiên cứu về các giải pháp đầu tư Nhiều dự án tuy rất cần thiết nhưng chưa thể hoặc không thể thực hiện một cách tốt nhất 102
  104. 5.1. Nội dung kinh tế kỹ thuật tổng quát 5.1.3. Đánh giá lợi ích của dự án . Lợi ích của dự án gồm các chỉ tiêu tài chính, hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. . Phân tích đầu tư có lợi hay không? Ai lợi? 103
  105. 5.1. Nội dung kinh tế kỹ thuật tổng quát 5.1.4. Đánh giá an toàn của dự án đầu tư . Cơ hội đầu tư có được an toàn không? . Nếu không thì không an toàn ở phương diện nào? . Mức độ nghiêm trọng? 104
  106. 5.2. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi . a. Sơ bộ trình bày mục đích, sự cần thiết của đầu tư . b. Sơ bộ lựa chọn quy mô và hình thức đầu tư . c. Sơ bộ lựa chọn về kỹ thuật, công nghệ . d. Chọn địa điểm . e. Phân tích tài chính . f. Phân tích kinh tế - xã hội và môi trường 105
  107. 5.3. Nội dung nghiên cứu khả thi . a. Xác định sản phẩm và dịch vụ . b. Xác định hình thức đầu tư . c. Xác định công thức của dự án . d. Chọn kỹ thuật, công nghệ, thiết bị . e. Chọn địa điểm cụ thể . f. Giải quyết các nôị dung về kiến trúc-xây dựng . g. Tổ chức quản trị thực hiện dự án . h. Phân tích tài chính . l. Phân tích kinh tế- xã hội và môi trường 106
  108. 5.4. Hình thức hồ sơ 5.4.1. Bản chính (7 bộ) - Gồm các phần sau đây a. Tổng thuyết minh (Nghiên cứu khả thi) - Chủ đầu tư-người đại diện, chức vụ người đại diện - Các căn cứ lập dự án, căn cứ pháp lý, số liệu - Hình thức đầu tư, công suất - Chương trình sản xuất kinh doanh, yếu tố đầu vào - Chọn khu vực, địa điểm - Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ 107
  109. 5.4. Hình thức hồ sơ Tổng thuyết minh (Nghiên cứu khả thi) (tt) - Đánh giá tác động của môi trường và giải pháp xứ lý - Kiến trúc xây dựng - Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động - Phân tích tài chính - Phân tích kinh tế xã hội - Tổ chức thực hiện - Kết luận - Kiến nghị 108
  110. 5.4. Hình thức hồ sơ b. Phụ lục Gồm những bản tính T, NPV, IRR, BEP,hình chụp, hình vẽ c. Văn bản đính kèm Toàn văn hoặc trích dẫn những nội dung pháp lý quan trọng liên quan đến dự án. Số lượng thường là 7 bộ. d. Bản tóm tắt dự án (14-15 bộ) Thực chất là tóm tắt phần tổng thuyết minh, nên dài 15- 20 trang. Bản tóm tắt rất quan trọng trong việc 109
  111. Chương 6 SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG 110
  112. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án 6.1.1. Phân tích định tính . Mức độ phù hợp của sản phẩm với chủ trương, chính sách của nhà nước, địa phương. . Xem xét sản phẩm đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ đời sống sản phẩm đó. Sản phẩm có chu kỳ đời sống gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín mùi, suy tàn. . Sở trường của doanh nhiệp . Khả năng đảm bảo các nguồn lực. 111
  113. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án 6.1.2. Phân tích định lượng Sau khi phân tích định tính mà vẫn chưa quyết định chọn sản phẩm nào thì phải phân tích định lượng: . Liệt kê các phương án khả năng về sản phẩm . Dự kiến các trạng thái thị trường có thể xảy ra. Ký hiệu E1 là thị trường tốt, E2 là thị trường xấu . 112
  114. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án 6.1.2. Phân tích định lượng (tt) . Xác định sơ bộ thu chi, lời lỗ . Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trường P(E1), P(E2) . Vẽ cây quyết định . Giải bài toán với chỉ tiêu maxEMV (Expected Monetary Value) 113
  115. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án Ví dụ: Có 3 phương án sản phẩm A, B, C. Chi phí điều tra thị trường là 1.500 USD. Tính được lời lỗ trong 1 năm như trong bảng bên dưới. Nên chọn phương án sản phẩm nào? Bảng 6.1: 1.000 USD Phương án sản phẩm E1 E2 A 200 -60 B 150 -50 C 120 -30 114
  116. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án Bảng 6.2 (Xác suất) Hướng điều tra SP E1 E2 (+) (1) (2) (3) (4) (5) = (3)+(4) A 0,6 0,4 1,0 T1, P(T1) = 0,7 B 0,7 0,3 1,0 C 0,5 0,5 1,0 A 0,4 0,6 1,0 T2, P(T2) = 0,3 B 0,2 0,8 1,0 C 0,4 0,6 1,0 115
  117. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án Với T1 - hướng thị trường thuận lợi T2 - hướng thị trường không thuận lợi E1 - trạng thái thị trường tốt E2 - trạng thái thị trường xấu Chú ý: Cột (3) có nghĩa là P(E1/T1) hoặc P(E1/T2) Cột (4) có nghĩa là P(E2/T1) hoặc P(E2/T2) 116
  118. Giải: Vẽ cây quyết định E1(0,6) 200 96 E (0,4) - 60 A 4 2 96 90 E1(0,7) 150 B 2 5 E2(0,3) - 50 45 T (0,7) 1 E (0,5) 120 C 1 6 E2(0,5) - 30 80,4 -1,5 E1(0,4) 200 1 44 78,9 A 7 E2(0,6) - 60 44 - 10 E1(0,2) 150 B T (0,3) 2 3 8 E2(0,8) - 50 C 30 E (0,4) 120 9 1 E2(0,6) - 30
  119. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án Giải: Tính các EMV: (tính từ ngọn xuống gốc) EMV4 = 200 x 0,6 – 60 x 0,4 = 96 EMV5 = 150 x 0,7 – 50 x 0,3 = 90 EMV6 = 120 x 0,5 – 30 x 0,5 = 45 EMV2 = max {96, 90, 45} = 96 Tương tự: EMV3 = max {44, -10, 30} = 44 EMV1 = 96 x 0,7 + 44 x 0,3 = 80,4 Trừ chi phí điều tra thị trường: 80,4 – 1,5 = 78,9 nghìn USD
  120. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án . Theo nhánh T1: nút 2 có EMV2 = 96, do nút 4 dẫn về. Nút 2 và nút 4 được nối bằng hai đường nét. Theo nhánh này phương án được lựa chọn là sp A. . Tương tự theo nhánh T2: phương án được chọn là sp A. . Chý ý: Nút tròn (nút biến cố) phải xét đến chiến lược; nút vuông (nút chiến lược) ta chọn theo tiêu chuẩn maxEMV của các nút tròn tương ứng.
  121. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án Chú ý: . Nếu kết quả tính toán hướng T1 chọn A, theo hướng T2 nếu kết quả khác A (chẳng hạn C) thì phải căn cứ theo điều kiện cụ thể.  Nếu sản phẩm A và C có cùng công nghệ nên chọn cả hai.  Nếu sản phẩm A và C khác xa về công nghệ nên chọn một loại sản phẩm A hoặc C. 120
  122. 6.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án 6.1.3. Mô tả sản phẩm - Tên, mã hiệu. - Công dụng - Quy cách: kích thước, trọng lượng, khối lượng - Cấp chất lượng - Hình thức bao bì đóng gói - Những đặc điểm chủ yếu phân biệt với một số sản phẩm cùng chức năng đang bán trên thị trường. - Sản phẩm phụ (nếu có) 121
  123. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.1. Khu vực thị trường: . Thị trường : trong nước; ngoài nước . Cần phải xác định rõ khu vực thị trường tiêu thụ sp . Nghiên cứu khu vực thị trường cần nêu rõ các đặc điểm như: dân số, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng, thu nhập, sức mua, thị hiếu, tập quán tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến nhu cầu từng khu vực, phương thức phân phối, bán hàng thông tin, chi phí. 122
  124. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.2. Phân tích bạn hàng . Tiến hành phân tích khách hàng. Dự án sẽ có tính khả thi cao nếu có biện pháp thực tế và hữu hiệu là phân tích bạn hàng. . Dựa vào nhu cầu của khách hàng, xác định được con số tối thiểu về nhu cầu của thị trường trong tương lai. 123
  125. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.3. Xác định cung - cầu hiện tại Mức tiêu thụ hiện tại = ∑SX trong nước + ∑Nhập khẩu - ∑Xuất khẩu - ∑Tồn kho 124
  126. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.4. Phương pháp dự báo theo số lượng tăng bình quân hàng năm Công thức : Qn = Q0 + q1 x n Trong đó: Qn : số lượng sản phẩm dự báo tại năm n Q0 : số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế tại năm gốc q1 : số lượng sản phẩm tăng bình quân hằng năm n : năm dự báo (n = 1,2,3 ) Chú ý: Phạm vi sử dụng phương pháp này Số liệu thống kê trong dãy số quá khứ hằng năm đều có tăng và tăng tương đối đều nhau. 125
  127. 6.2. Phân tích thị trường Ví dụ: Dựa vào thống kê, có dãy số tiêu thụ trong quá khứ như sau: 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1.620 Sản phẩm 1.850 2.080 2.300 2.540 2.770 Hãy dự báo cho 5 năm tới. 126
  128. 6.2. Phân tích thị trường Năm Số lượng SP Δ 1989 1620 1990 1850 230 1991 2080 230 1992 2300 220 1993 2540 240 1994 2770 230 127
  129. 6.2. Phân tích thị trường Số lượng tăng bình quân: q1 = (230+230+220+240+230)/5 = 230 Chọn Q0 = 2770 Năm n Qn = Q0 + q1 x n 1995 1 2770 + 230 = 3000 1996 2 2770 + 230 x 2 = 3230 1997 3 2770 + 230 x 3 = 3460 1998 4 2770 + 230 x 4 = 3690 1999 5 2770 + 230 x 5 = 3920 128
  130. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.5. Phương pháp dự báo theo tốc độ tăng bình quân hằng năm Công thức: n Qn = Q0 (1+q2) Trong đó: q2 : tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Phạm vi sử dụng: Số liệu thống kê trong quá khứ hằng năm đều tăng nhưng số lượng tăng không đều nhau và tốc độ tăng tương đối đều nhau 129
  131. 6.2. Phân tích thị trường Ví dụ: Hãy dự báo cho 15 năm sau về lưu lượng xe / ngày đêm của tuyến đường A, nếu biết. 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 500 550 610 680 750 830 920 1015 1130 1250 Xe/ngày đêm 130
  132. 6.2. Phân tích thị trường Năm Số lượng Số lượng tăng Tốc độ tăng 1985 500 - - 1986 550 50 10,0 1987 610 60 10,91 1988 680 70 11,47 1989 750 70 10,29 1990 830 80 10,66 1991 920 90 10,84 1992 1015 95 10,32 1993 1130 115 11,33 1994 1250 120 10,62 131
  133. 6.2. Phân tích thị trường Ta có: q2 = (10,0+10,91+ +10,62)/9 = 10,71 % Sau khi tính q2 cần so sánh, cân đối tốc độ tăng trưởng và ra quyết định chọn lại q2 cho phù hợp. Lấy Q0 = 1250 132
  134. 6.2. Phân tích thị trường n Năm n Qn= Q0 (1+q2) 1 1995 1 Q1 = 1250 (1,1) = 1375 2 1996 2 Q2 = 1250 (1,1) = 1512 3 1997 3 Q3 = 1250 (1,1) = 1664 4 1998 4 Q4 = 1250 (1,1) = 1830 . . . . . . 12 2006 12 Q12 = 1250 (1,1) = 3923 13 2007 13 Q13 = 1250 (1,1) = 4315 14 2008 14 Q14 = 1250 (1,1) = 4746 15 2009 15 Q15 = 1250 (1,1) = 5221 133
  135. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.6. Phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng là đường thẳng Hàm dự báo: Yc = aX + b Trong đó: Yc – số lượng sản phẩm dự báo X – thứ tự năm tính toán a, b – tham số đường thẳng Áp dụng tính toán trong trường hợp dãy số trong quá khứ lúc tăng, lúc giảm. Các số liệu thống kê được xem là các giá trị ngẫu nhiên. 134
  136. 6.2. Phân tích thị trường Phương pháp thông thường 2 n XY  X.  Y XYXXY    a b n X22 () X 22  n X () X Trong đó: Y là số lượng sản phẩm tiêu thụ hằng năm thống kê được trong quá khứ. n là số năm thống kê được trong quá khứ. 135
  137. Phương pháp thông thường Ví dụ: Một sp có số liệu tiêu thụ trong quá khứ như sau: 1998 1999 2000 2001 2002 9,7(nghìn sp) 13,1 11,1 12,2 13,8 Hãy dùng phương pháp đường thẳng thông thường để dự báo cho 5 năm tiếp theo, bắt đầu từ năm 2003 136
  138. Lập bảng tính: 2 Năm lịch Y X X XY YC= aX + b 1998 1 - 1999 2 - - Cộng ∑Y ∑X ∑ X2 ∑XY - 2003 2004 137
  139. 6.2. Phân tích thị trường Phương pháp thống kê Để tính a, b đơn giản ta chọn thứ tự thời gian sao cho ∑X trong dãy số quá khứ bằng 0. Ta có: XY  Y a  2 b  X n 138
  140. Lập bảng tính: 2 Năm lịch Y X X XY YC= aX + b 1998 -2 - 1999 - +2 - Cộng ∑Y ∑X=0 ∑ X2 ∑XY - 2003 3 2004 4 139
  141. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.7. Phương pháp dự báo theo đường Parabol: Nếu các giá trị trong quá khứ biểu diển trên đồ thị có dạng parabol thì ta phải dự đoán theo đường parabol. 2 Phương trình: Yc = aX + bX + c Trong đó: a, b,c là các hệ số, tính như sau: n X22 Y X Y XY XYXXY4 2 2         a b c 4 2 2 n X4 () X 2 2  X 2 n X () X Chú ý: Trong khi lập dự án đầu tư không được sử dụng hàm dự báo parabol vì nó sẽ dự báo nhu cầu thị trường giảm dần. 140
  142. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.8. Xác định khoảng trống Gọi là khoảng trống trên thị trường về nhu cầu năm tính toán, ta có: t = Dự báo cầu năm t – Dự báo cung năm t t: năm tính toán Nếu t > 0 thì thị trường năm t cần sản phẩm của dự án Nếu t ≤ 0 thị thị trường năm t không cần sản phẩm dự án 141
  143. 6.2. Phân tích thị trường 6.2.9. Xác định thị phần của dự án năm tính toán SLtt XK TPDAt (%) DBTCt Trong đó: TPDAt – thị phần dự án tại năm t, tính bằng % SLt – sản lượng của dự án tại năm t XKt – xuất khẩu của dự án tại năm t DBTCt – dự báo tổng cầu của thị trường tại năm t 142
  144. Chương 7 Các Giải Pháp Kỹ Thuật, Công Nghệ 143
  145. 7.1. Chọn hình thức đầu tư 7.1.1. Chọn loại hình đầu tư - Đầu tư mới hoàn toàn - Đầu tư chiều sâu 7.1.2. Chọn loại hình doanh nghiệp - Công ty TNHH - Công ty cổ phần - Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp nhà nước 144
  146. 7.1. Chọn hình thức đầu tư 7.1.2. Chọn loại hình doanh nghiệp (tt) - Hợp tác xã - Công ty liên doanh - Công ty 100 % vốn nước ngoài - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 145
  147. 7.2. Chọn công suất của dự án 7.2.1. Các loại công suất của dự án Công suất dự án Công suất máy Số giờ làm (sp/năm) = (sp/h) x việc/năm 146
  148. 7.2. Chọn công suất của dự án 7.2.1.1. Công suất lý thuyết (công suất trần) Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc chạy suốt 24h/ngày và 365 ngày/năm. 7.2.1.2. Công suất thiết kế Là công suất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường. Tức hoạt động đúng quy trình công nghệ, các yếu tố đầu vào được đảm bảo. 147
  149. 7.2. Chọn công suất của dự án 7.2.1.3. Công suất thực tế của dự án Thông thường công suất thự tế nên tính tối đa bằng 90% công suất thiết kế vì trong thực tế khó đảm bảo các điều kiện sản xuất bình thường. 7.2.1.4. Công suất tối thiểu (Công suất hòa vốn) Là công suất tương ứng với điểm hòa vốn lý thuyết x1. Ta không thể chọn công suất của dự án nhỏ hơn công suất hòa vốn. 148
  150. 7.2. Chọn công suất của dự án 7.2.2. Chọn công suất của dự án Công suất của dự án được chọn theo công suất thực tế, không được nhỏ hơn công suất hòa vốn. Các yếu tố quyết định chọn công suất của dự án: - Mức độ yêu cầu của thị trường hiên tại và tương lai - Khả năng chiếm lĩnh thị trường - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào - Khả năng mua thiết bị công nghệ - Năng lực về tổ chức - Khả năng về vốn đầu tư 149
  151. 7.2. Chọn công suất của dự án 7.2.3. Phân kỳ đầu tư Vấn đề phát sinh là những năm đầu công suất của dự án tăng dần trong khi nhập máy móc thiết bị phải sử dụng cho hết công suất mới có hiệu quả kinh tế. Để phối hợp 2 yêu cầu ngược chiều này ta nên tiến hành phân kỳ đầu tư. Ta xét vấn đề này qua ví dụ sau đây: 150
  152. Ví dụ: Một DA sản xuất sp X. Năm 2003 là năm sx thứ nhất, chọn làm năm tính toán của DA. Các số liệu dự báo như sau: Dự báo tổng cầu 2003: 48.000 T/năm; dự báo tổng cung 2003: 16.500 T/năm. Do điều kiện về vốn, cty nhập về 4 dây chuyền SX với năng suất mỗi dây chuyền là 2,5 T/h. Giá mỗi dây chuyền bằng 200.000 USD. Hãy tính công suất lý thuyết, và CS thiết kế của DA. Công suất thực tế tính như sau: Năm 1(2003), năm 2(2004) và năm 3(2005) trở đi lần lượt bằng 50%, 75% và 90% công suất thiết kế. Hãy cho biết nên phân kỳ đầu tư như thế nào? DA không có xuất khẩu, xác định thị phần của DA tại năm 2003. 151
  153. Chênh lệch cung cầu năm 2003: Δ2003 = 48.000 – 16.500 = 31.500 T/năm Công suất lý thiết của dự án(CSLTDA): 2,5 T/h x 4 d/c x 8 h/ca x 3 ca/ngày x 365 ngày/năm = 87.600 T/năm Công suất thiết kế của dự án (CSTKDA): 2,5 T/h x 4 d/c x 8 h/ca x 1 ca/ngày x 300 ngày/năm = 24.000 T/năm Công suất thực của DA - Năm 2003 = 50% CSTKDA = 12.000 T/năm - Năm 2004 = 18.000 T/năm; Năm 2005 = 21.600 T/năm 152
  154. Công suất thiết của 1 dây chuyền: 24.000/4 = 6.000 T/năm Ta nên phân kỳ như sau: Năm 2003 nhập 2 d/c: đạt CSTKDA = 12.000 T/năm Năm 2004 nhập 1 d/c: đạt CSTKDA = 18.000 T/năm Năm 2005 nhập 1 d/c: đạt CSTKDA = 24.000 T/năm Số tiền mua d/c được phân ra như sau: Năm 2003: 400.000 USD Năm 2004 : thêm 200.000 USD Năm 2005 : thêm 200.000 USD Tổng cộng 800.000 USD 153
  155. Chú ý: Nên sử dụng vốn vay phù hợp như đẩy lùi thời gian vay và trả nợ về sau. Làm như vậy ta sẽ có NPV của các d/c < 800.000 USD. Thị phần của DA năm 2003: 12.000/48.000 = 25% Vì năm 2003 có Δ2003 = 31.500 T/năm, trong khi đó sản lượng của DA năm 2003 là 12.000 T/năm nên DA có dư thị trường. 154
  156. Chương 8 Quản lý dự án đầu tư 155
  157. Nội dung chính:  Sự cần thiết phải quản lý dự án  Mô hình tổ chức và các nhà quản lý dự án  Lập kế hoạch dự án  Phương pháp Pert và CPM 156
  158. Phần A. Sự cần thiết phải quản lý dự án  Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất 157
  159. Lập kế hoạch -Thiết lập mục tiêu - Dự tính nguồn lực -Xây dựng kế hoạch Giám sát Điều phối thực hiện -Đo lường kết quả -Bố trí tiến độ thời gian -So sánh với mục tiêu -Phân phối nguồn lực -Báo cáo -Phối hợp các hoạt động -Giải quyết các vấn đề -Khuyến khích động viên Chu trình quản lý dự án 158
  160.  Tác dụng của quản lý dự án . Liên kết các hoạt động , công việc của dự án . Tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên hệ gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào . Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của thành viên tham gia dự án 159
  161.  Tác dụng của quản lý dự án (tt) . Tạo điều kiện sớm phát hiện những khó khăn vướng mắc, điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi. Tạo điều kiện đàm phán trực tiếp để giải quyết các bất đồng giữa các bên tham gia. . Tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn 160
  162.  Nội dung của quản lý dự án . Quản lý vĩ mô và vi mô đối với các dự án  Quản lý vĩ mô là quản lý của nhà nước đối với dự án. Công cụ quản lý vĩ mô: các chính sách, quy hoạch, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá , lãi suất, đầu tư, thuế, pháp luật .  Quản lý vi mô là hoạt động cụ thể của dự án bao gồm: quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn, rủi ro Mọi sự quản lý đều hướng tới ba mục tiêu cơ bản là: thời gian, chi phí và kết quả. 161
  163.  Nội dung của quản lý dự án . Lĩnh vực quản lý dự án: gồm 9 lĩnh vực chính 1. Lập kế hoạch tổng quan cho dự án theo một trình tự logic, chi tiết hóa công việc nhằm đảm bảo sự kết hợp chính xác và đầy đủ các công việc 2. Quản lý phạm vi là xác định, giám sát việc thực hiện các công việc thuộc về dự án 162
  164.  Nội dung của quản lý dự án 3. Quản lý thời gian là lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. 4. Quản lý chi phí là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí 163
  165. . Lĩnh vực quản lý dự án: gồm 9 lĩnh vực chính(tt) 5. Quản lý chất lượng là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra 6. Quản lý nhân lực là sự phối hợp của các thành viên vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng lực lượng lao động của dự án 164
  166. . Lĩnh vực quản lý dự án: gồm 9 lĩnh vực chính(tt) 7. Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo sự thông suốt và phản ánh chính xác thông tin giữa các cấp. Quản lý thông tin phải trả lời được: ai cần thông tin, mức độ chi tiết, báo cáo bằng cách nào? 8. Quản lý rủi ro là nhận diện rủi ro và có kế hoạch ứng phó 9. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán là việc lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của hàng hóa cung cấp cho dự án 165
  167.  Nội dung của quản lý dự án . Quản lý theo chu kỳ của dự án  Giai đoạn xây dựng ý tưởng  Giai đoạn phát triển  Giai đoạn thực hiện  Giai đoạn kết thúc: quyết toán tài chính, bàn giao dự án, bố trí lại lao động, giải phóng và bố trí lại thiết bị 166
  168.  Các mô hình tổ chức  Tổ chức quản lý dự án theo chức năng: Dự án được đưa vào một phòng chức năng nào đó của doanh nghiệp tùy theo tính chất của dự án. Thành viên tham gia dự án được điều động từ các phòng chức năng khác nhau đến thực hiện công việc của dự án nhưng vẫn chịu sự quản lý của phòng chức năng. 167
  169.  Các mô hình tổ chức . Ưu: Linh hoạt trong sử dụng cán bộ, tận dụng được tối đa kinh nghiệm của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. . Nhược : Dự án không nhận được nhận đủ sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực để hoạt động hoặc bị coi nhẹ. 168
  170.  Các mô hình tổ chức  Tổ chức chuyên trách quản lý dự án: các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu. . Ưu: • Có thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường • Nhà quản lý dự án có quyền lực hơn đối với dự án • Thành viên được điều hành trực tiếp bởi chủ nhiệm • Dự án tách khỏi các phòng nên thông tin được rút ngắn, hiệu quả hơn 169
  171.  Các mô hình tổ chức Tổ chức chuyên trách quản lý dự án (tt) . Nhược: • Lãng phí nhân lực nếu phải thực hiện nhiều dự án ở các địa bàn khác nhau • Do yêu cầu hoàn thành tốt mục tiêu đề ra nên các ban quản lý có xu hướng thuê nhiều chuyên gia giỏi để dự phòng hơn là nhu cầu thực tế 170
  172.  Các mô hình tổ chức  Tổ chức quản lý dự án theo ma trận: là sự kết hợp giữa mô hình theo chức năng và mô hình chuyên trách dự án để hình thành nên ma trận mạnh và ma trận yếu . Ưu: • Trao quyền cho chủ nhiệm dự án(giống tổ chức chuyên trách); • Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau vì vậy vừa có thể phản ứng linh hoạt, vừa giải quyết vấn đề nhân lực khi kết thúc dự án. 171
  173.  Các mô hình tổ chức . Nhược: nếu phân quyền không rõ ràng sẽ dẫn đến chồng chéo hoặc trái ngược, ảnh hưởng đến dự án. • Trách nhiệm và quyền hạn của các chủ nhiệm dự án khá phức tạp • Vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý vì một nhân viên có thể chịu sự quản lý của hai nhà lãnh đạo 172
  174.  Cán bộ quản lý dự án  Chức năng của cán bộ quản lý dự án . Lập kế hoạch . Tổ chức thực hiện . Chỉ đạo hướng dẫn . Kiểm tra giám sát . Chức năng thích ứng 173
  175. Phần B. Lập kế hoạch dự án  Khái niệm: Lập kế hoạch dự án là việc lập tiến độ dự án theo trình tự lôgic, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự án. Đó là việc chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện các công việc đó. 174
  176. Lập kế hoạch dự án  Tác dụng:  Là cơ sở tuyển dụng và bố trí nhân lực  Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách , chi phí cho từng công việc  Là cơ sở để điều phối nguồn lực và quản lý tiến độ các công việc  Lập kế hoạch chính xác sẽ giảm thiểu rủi ro, tránh lãng phí nguồn lực  Là căn cứ để kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án 175
  177. Lập kế hoạch dự án  Phân loại kế hoạch dự án:  Kế hoạch phạm vi: chỉ rõ phạm vi của DA về phương diện tài chính, thời gian, nhân lực  Kế hoạch thời gian: Xác định thời gian bắt đầu, kết thúc và độ dài thời gian thực hiện toàn bộ DA cũng như từng công việc  Kế hoạch chi phí: Dự tính tổng vốn đầu tư, chi phí cho từng công đoạn và hạng mục chính 176
  178. Lập kế hoạch dự án  Phân loại kế hoạch dự án: (tt)  Kế hoạch nhân lực: Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, tiền lương  Kế hoạch quản lý chất lượng: Những tiêu chuẩn chất lượng phải đạt đối với từng phần việc, hạng mục 177
  179. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM)  Mạng công việc: Khái niệm : là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về độ dài thời gian và thứ tự trước sau. 178
  180. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM) Tác dụng của việc xây dựng mạng: . Cơ sở lập kế hoạch, kiểm soát theo dõi tiến độ, điều hành dự án . Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các công việc . Xác định ngày bắt đầu, kết thúc và thời gian thực hiện . Xác định những công việc nào cần phải được thực hiện kết hợp để tránh thiếu hụt về thời gian hoặc nguồn lực 179
  181. Phương pháp biểu diễn mạng công việc  Các phương pháp  Phương pháp : đặt công việc trên mũi tên (AOA: Activities on arrow)  Phương pháp : đặt công việc trong các nút (AON: Activities on Node)  Nguyên tắc chung:  Công việc mới chỉ bắt đầu khi công việc sắp xếp trước đó phải được hoàn thành  Các mũi tên được vẽ từ trái sang phải phản ánh mối quan hệ logic giữa các công việc  Độ dài mũi tên không phản ánh độ dài thời gian 180
  182. 1. Phương pháp AOA Nguyên tắc xây dựng mạng: • Sử dụng một mũi tên có hướng để trình bày một công việc. Mỗi công việc được biểu diễn bằng mũi tên nối 2 sự kiện • Đảm bảo tính logic trên cơ sở xác định rõ trình tự công việc: trước, sau, đồng thời  Ưu điểm: Xác định rõ ràng các sự kiện công việc được kỹ thuật PERT sử dụng  Nhược điểm: Khó vẽ, mất nhiều thời gian 181
  183. Ví dụ: Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA cho dự án A gồm các công việc sau Công việc Thời gian thực hiện Công việc trước a 2 - b 4 - c 7 b d 5 a,c e 3 b 182
  184. 2 d (5) a (2) c (7) 1 4 e (3) b (4) 3 Mạng công việc cho dự án A theo phương pháp AOA 183
  185. 2. Phương pháp AON Nguyên tắc xây dựng mạng: . Công việc được trình bày trong một nút hình chữ nhật bao gồm các thông tin: tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, độ dài thời gian thực hiện . Các mũi tên chỉ xác định thứ tự trước sau của các công việc . Các điểm nút đều có ít nhất một điểm nút đứng sau(trừ điểm nút cuối cùng) và một điểm nút đứng trước (trừ điểm nút đầu tiên) . Trong sơ đồ mạng chỉ có một điểm nút đầu tiên và một diểm nút cuối cùng 184
  186. Tên công việc Thứ tự công việc a Từ ngày . Start: 7/23/07 ID:1 Đến ngày . Finish: 7/28/07 Dur:4 Res: Nguồn lực Thời gian thực hiện 185
  187. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT: Program evaluation and review technique) Phươngpháp đường găng (CPM: Critical Path Method) . PERT : xem thời gian thực hiện các công việc của dự án là đại lượng biến đổi nhưng có thể xác định được bằng lý thuyết xác suất . CPM: Sử dụng các ước lượng thời gian xác định . Cả hai đều chỉ rõ mối quan hệ liên tục giữa các công việc, đều dẫn đến tính toán đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc 186
  188. Các bước cơ bản được thực hiện chung cho PERT và CPM 1. Xác định các công việc cần thực hiện 2. Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc 3. Vẽ sơ đồ mạng công việc 4. Tính toán thời gian và chi phí ước tính cho từng công việc 5. Xác định thời gian dự trữ của các công việc 6. Xác định đường găng 187
  189. Phương pháp trình bày PERT - Hai công việc nối tiếp nhau. Công việc b bắt đầu khi công việc a hoàn thành a(5 ngày) b(3 ngày) 1 2 - Hai công việc hội tụ: a và b không bắt đầu cùng thời điểm a(5 ngày) nhưng hoàn thành cùng thời điểm 1 3 2 b(3 ngày) - Hai công việc thực hiện đồng thời a(5 ngày) 1 b(3 ngày) 188
  190. Bước 1 - Kí hiệu tên công việc như sau: xi - Kí hiệu mốc thời gian : Ti 1: Thứ tự đỉnh 2: Thời điểm xuất phát sớm 1 2 3 3: Thời điểm xuất phát muộn 4 4: Thời gian dự trữ = Thời điểm xuất phát muộn - Thời điểm xuất phát sớm 189
  191. Bước 2: Thiết kế mạng - Đánh số thứ tự các đỉnh, đỉnh xuất phát ghi số 1. - Tính số đỉnh = số nhóm +1 - Đề tên đỉnh và tên công việc theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới 190
  192. s Bước 3: Tính thời gian xuất phát sớm t j tại mỗi đỉnh theo nguyên tắc: - Tính từ đỉnh nhỏ đến đỉnh lớn - Thời gian xuất phát sớm của đỉnh 1 qui ước là 0 - Thời gian xuất phát sớm của các đỉnh tiếp theo = thời hạn bắt đầu sớm của đỉnh trước đó + thời gian công việc; lấy theo tổng giá trị lớn nhất s s - Công thức: t j = max { t i + tij } với i, j thuộc u j - u j là tập hợp các cạnh hướng vào đỉnh i. 191
  193. Bước 4: Tính thời điểm kết thúc muộn tại mỗi đỉnh theo nguyên tắc: - Tính từ đỉnh lớn đến đỉnh nhỏ - Thời hạn kết thúc muộn ở đỉnh cuối cùng bằng thời hạn bắt đầu sớm của đỉnh đó - Thời hạn kết thúc muộn của các đỉnh trước đó = thời hạn kết thúc muộn của đỉnh sau - thời gian công việc; lấy theo hiệu có giá trị nhỏ nhất m m + Công thức: t i= min { t j - tij } với i, j thuộc u j + u j là tập hợp các cạnh hướng vào đỉnh i 192
  194. Bước 5 : Tìm đỉnh gant - Đỉnh gant là đỉnh có: T kết thúc muộn – T bắt đầu sớm = 0 Trong ví dụ là đỉnh : 1,2,3 Bước 6 : Tìm công việc gant Là công việc nối liền hai đỉnh gant kí hiệu Bước 7: Tìm đường gant Là đường nối các đỉnh gant từ đầu đến cuối sao cho tổng số công việc trên đường đó = thời hạn kết thúc muộn ở đỉnh cuối. Kí hiệu 193
  195. Ví dụ: Doanh nghiệp A cần giải quyết 5 công việc trong 6 tháng như sau: Thứ tự Thời gian Trình tự công việc (xi) thực hiện (Ti) Logic x1 6 tuần Làm ngay x2 7 tuần Làm ngay x3 5 tuần Làm sau x1 x4 14 tuần Làm sau x1 x5 8 tuần Làm sau x2, x3  Dùng sơ đồ pert để xác định những công việc cần tập trung  Tính thời hạn tối thiểu để hoàn thành những công việc trên  Xử lý các mốc thời hạn có thời gian dự trữ 194
  196. 2 6 6 0 x4 x1 14 6 1 5 x3 4 0 0 20 20 0 0 x2 x5 7 3 8 11 12 1 195
  197. Một công trình xây dựng với các công việc như sau: Công việc Thời gian (ngày) Thứ tự thực hiện y1 8 y2 4 Bắt đầu ngay y3 10 y4 6 Sau y1 hoàn thành y5 6 y6 8 Sau y2 và y5 hoàn thành y7 5 y8 2 Sau y7 và y3 hoàn thành y9 5 Sau y4 hoàn thành y10 5 Sau y6; y8 và y9 hoàn thành y11 9 Sau y4 hoàn thành 196
  198. • Yêu cầu: - Vẽ sơ đồ - Tìm đường găng - Tính các chỉ tiêu thời gian của các công việc - Xuất phát sớm - Kết thúc sớm - Xuất phát muộn – Kết thúc muộn - Thời gian dự trữ chung, độc lập 197
  199. 2 5 y4 8 8 14 17 0 6 3 y y11 1 y 8 y5 6 9 5 9 1 3 y 6 7 y2 6 y10 0 0 14 14 22 22 27 27 0 4 0 8 0 5 0 y3 y y7 5 8 10 2 4 19 20 Đường găng đi qua các đỉnh 1 1-2-3-6-7. 198
  200. . Thời gian dự trữ của sự kiện thứ i (di): m s di = ti – ti Tại các đỉnh nằm trên đường găng di = 0 . Đường găng là đường dài nhất nối từ đỉnh xuất phát đến đỉnh kết thúc qua các đỉnh có thời gian dự trữ bằng 0. - Các sự kiện trên đường găng gọi là các sự kiện găng. - Các cạnh nằm trên đường găng gọi là công việc găng. 199
  201. . Thời gian dự trữ chung của công việc trên sơ đồ mạng (dij) là khoảng thời gian tối đa công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng đến tiến trình chung của toàn bộ công trình. Tất cả các công việc găng dij = 0 m s dij = tj – ti - tij đ . Thời gian dự trữ độc lập của công việc (dij ) là khoảng thời gian tối đa mà công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng đến thời điểm hoàn thành muộn của các công việc ngay trước đó và thời điểm khởi công của công việc ngay sau đó. đ s m dij = max {0, (tj - ti – tij)} 200
  202. Tính thời gian dự trữ chung của công việc (i,j) Với các công việc găng dij = 0 Các công việc không găng: m s d13 = t3 – t1 – t13 = 14 – 0 - 4 = 10 m s d14 = t4 – t1 – t14 = 20 – 0 – 10 = 10 m s d25 = t5 – t2 – t25 = 17 – 8 – 6= 3 m s d46= t6 – t4 – t46 = 22 – 19 – 2 = 1 m s d57 = t7 – t5 – t57 = 27 – 14 – 9 = 4 m s d56 = t6 – t5 – t56 = 22 – 14 – 5 = 3 m s d34 = t4 – t3 – t34 = 20 – 14 – 5 = 1 201
  203. Tính thời gian dự trữ độc lập của công việc (i,j) đ Với các công việc găng dij = 0 Các công việc không găng: đ s m d13 = t3 – t1 – t13 = 14 – 0 - 4 = 10 đ s m d14 = t4 – t1 – t14 = 19 – 0 – 10 = 9 đ s m d25 = t5 – t2 – t25 = 14 – 8 – 6 = 0 đ s m d34 = t4 – t3 – t34 = 19 – 14 – 5 = 0 đ s m d46 = t6 – t4 – t46 = 22 – 20 – 2 = 0 s m d56 = t6 – t5 – t56 = 22 – 17 – 5 = 0 s m d57 = t7 – t5 – t57 = 27 – 17 – 9 = 1 202
  204. Khởi công Kết thúc Dự trữ C.Việc Sớm nhất Muộn nhất Sớm nhất Muộn nhất Chung Độc lập y1 0 0 8 8 0 0 y2 0 10 4 14 10 10 y3 0 10 10 20 10 9 y4 8 11 14 17 3 0 y5 8 8 14 14 0 0 y6 14 14 22 22 0 0 y7 14 15 19 20 1 0 y8 19 20 21 22 1 0 y9 14 17 19 22 3 0 y10 22 22 27 27 0 0 y11 14 17 23 27 4 1 203
  205. Bảng xác định lịch trình cho dự án lắp đặt thiết bị Thời gian C.việc C.việc C.việc Hành động (ngày) làm trước làm sau A Hoạch định 5 - B,D,G B Dọn dẹp mặt bằng 2 A C C Đào móng 4 B E D Tiếp nhận máy 1 A I E Đổ bê tông 3 C F F Lắp đặt máy 3 E I G Lắp đặt h.thống hạ tầng 4 A H H Kết nối h.thống hạ tầng 2 G I I Chạy thử 5 D,F,H - 204
  206. • Yêu cầu: - Vẽ sơ đồ - Tìm đường găng - Tính các chỉ tiêu thời gian của các công việc - Xuất phát sớm - Kết thúc sớm - Xuất phát muộn – Kết thúc muộn - Thời gian dự trữ chung, độc lập 205
  207. Chương 9 Tổ Chức Quản Trị Thực Hiện Dự Án 206
  208. 8.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy 8.1.1. Nguyên tắc bố trí sơ đồ bộ máy - Đảm bảo thực hiện mục tiêu, kế hoạch - Thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo - Tổ chức bộ máy phải tinh gọn, hiệu quả - Phân công nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể • Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm • Lãnh đạo đi đôi với kiểm tra • Phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phải rõ ràng • Hợp tác nhằm thực hiện nhiệm vụ chung 207
  209. 8.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy 8.1.2. Một số sơ đồ tổng quát thường dùng a. Đối với doanh nghiệp nhà nước b. Đối với các công ty TNHH, liên doanh, cổ phần c. Công ty liên doanh với nước ngoài Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công ty liên doanh được tổ chức theo hình thức TNHH. Mỗi bên tham gia chị trách nhiệm với bên kia, và với công ty liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị - Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng do các bên thỏa thuận cử ra - Số lượng thành viên hội đồng quản trị nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của dự án. 208
  210. 8.2. Các cấp quản trị 8.2.1. Cấp lãnh đạo a. Đại hội đồng hoặc Đại hội cổ đông b. Hội đồng quản trị 8.2.2. Cấp điều hành Cấp điều hành chủ yếu là Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc. 8.2.3. Cấp thừa hành Gồm các bộ phận quản lý theo chức năng 209
  211. 8.3. Dự kiến số lượng, chất lượng nhân viên Sau khi bố trí được sơ đồ tổ chức, cần dự kiến số lượng nhân viên, công nhân , cần phân rõ: - Người trong nước, nước ngoài - Yêu cầu chuyên môn (bằng cấp), chứng chỉ. - Công nhân chuyên môn, lao động phổ thông - Nam, nữ - Tuổi nghề, tuổi đời - Mức lương tối thiểu của từng loại cán bộ, nhân viên 210
  212. 8.4. Số lượng công nhân trực tiếp sản suất 8.4.1. Phương pháp tính dựa vào định mức thời gian hoặc định mức sản xuất. n 1 Công thức: CN  Qi xDM ti x i 1 Tbq Trong đó: CN – số lượng công nhân trực tiếp sản xuất/năm Qi – số lượng sản phẩm i (i = 1,2,3 ,n) DMti – định mức thời gian đối với sản phẩm i (giờ/sp) Tbq – thời gian làm việc thực tế bình quân 1 CN/năm Nhận xét: + Qi do quy mô của dự án quyết định, là số đã biết 211
  213. 8.4. Số lượng công nhân trực tiếp sản suất Nhận xét (tt) + DMti cũng là số đã biết, nếu không có thể tham khảo xí nghiệp tương tự. + Tbq = N x G N là số ngày làm việc bq của 1 CN/ 1 năm G là số giờ làm việc bq của 1 CN/ 1 ngày Thông thường: N = 305,5 – NVbq NVbq là số ngày vắng mặt bq của 1 CN/ 1 năm Nếu dự án có quy định số ngày làm việc trong 1 năm là 300 ngày thì công thức trên được đổi lại: N = 300 – NVbq 212
  214. 8.4. Số lượng công nhân trực tiếp sản suất Nhận xét (tt) + NV được tính như sau: bq n CNii xt  NV i 1 bq CN Trong đó: i là công nhân thứ i ( i = 1,2, n) ti là thời gian vắng mặt trong 1 năm của CN thứ i tính bằng ngày CN là tổng số công nhân dự kiến 213
  215. 8.4. Số lượng công nhân trực tiếp sản suất Nhận xét (tt) Thời gian làm việc của 1CN trong 1 ngày G tính như sau: G = 8h - GVbq Trong đó: GVbq – số giờ bq mà CN được nghỉ trong ngày làm việc G (h). GVbq được lấy theo thời gian biểu dự kiến. Nếu có sẵn định mức sản lượng, công thức trên là: n Q 1 CN  i x i 1 DMs. i T bq Với DMs.i là định mức sản lượng 214
  216. 8.4. Số lượng công nhân trực tiếp sản suất 8.4.2. Phương pháp dựa vào định mức đứng máy Định mức đứng máy là số lượng máy mà 1 CN có thể phụ trách (máy/người) Số lượng CN được tính như sau: n MS CN i x ca  DM h Trong đó: i 1 s. i t CN : số CN trực tiếp SX trong 1 năm (người) Mi : số lượng máy i (i = 1,2,3, n) DMi : định mức đứng máy loại i (cái/người) Sca : số ca làm việc trong một ngày của máy móc ht : hệ số sử dụng thời gian (tỷ số thời gian làm việc thực tế/thời gian làm việc theo chế độ) 215