Phương pháp dạy học Tự nhiên xã hội - Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề

pdf 115 trang vanle 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học Tự nhiên xã hội - Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_tu_nhien_xa_hoi_chu_de_2_huong_dan_day_h.pdf

Nội dung text: Phương pháp dạy học Tự nhiên xã hội - Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề

  1. Chủ đề 2: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (60 tiết). Tiểu chủ đề 1: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ, THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT (22 tiết). Tiểu chủ đề này giúp cho người học phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc các bài học chủ đề Con người và sức khoẻ, Thực vật, Động vật; có khả năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính cực hoạt động và các năng lực của HS; lập kế hoạch bài học; sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả và tự làm được một số đồ dùng đơn giản phục vụ dạy học. I. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ ( 7 tiết ). HOẠT ĐỘNG I. TÌM HIỂU MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (1 tiết) Thông tin cho hoạt động 1. 1. Khái quát chương trình chủ đề Thực vật, Động vật, Con người và sức khoẻ. Trong chương trình môn TN-XH ở tiểu học, các chủ đề Thực vật, Động vật, Con người và sức khoẻ chiếm phần lớn nội dung của chương trình. Số tiết giảng dạy những kiến thức này của chương trình môn TN-XH các lớp 1,2,3 và chương trình môn Khoa học Bảng 1. Số tiết các chủ đề lớp 4, 5 được thể hiện ở bảng 1. Con người và sức khoẻ, Thực vật, Động vật. Các chủ đề này được tích hợp, lồng Con người Động vật Lớp Thực vật ghép vào tất cả các lớp của cấp học. Cấu trúc, và sức khoẻ cách trình bày bài học thống nhất thuận tiện 1 9 4 4 cho việc sử dụng các PPDH tích cực đặc trưng 2 9 3 4 cho bộ môn. 3 18 9 7 2. Nội dung các bài học về Con 4 17 5 6 người và sức khoẻ ở các lớp 1, 2, 3. 5 19 4 6 Chủ đề Con người và sức khoẻ là chủ Tổng 70 25 27 đề quan trọng nhất, được dành số tiết nhiều nhất và được tách thành chủ đề riêng trong chương trình TN-XH và Khoa học ở tiểu học. Ngay từ lớp 1, HS được tìm hiểu khái quát về đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài cơ thể người (các phần của cơ thể người, chức năng của các bộ phận, các giác quan) và biện pháp giữ gìn 79 Bản thảo 17/4/2005
  2. vệ sinh bảo vệ các giác quan .Tổ chức các hoạt động giúp HS học tập, phát hiện kiến thức, ghi nhớ và áp dụng kiến thức được thể hiện rõ qua cấu trúc và cách trình bày trong SGK. HS sẽ đạt được kết quả học tập, trên cơ sở thực hiện các lệnh hướng dẫn hoạt động: quan sát hệ thống kênh hình, đọc thêm kênh chữ trong SGK, quan sát và thí nghiệm thực hành ngay trên cơ thể HS, cùng với sự trợ giúp của GV. Tiếp đó, trong chương trình TN- XH lớp 2, lớp 3, HS được tìm hiểu khái quát về cấu tạo và chức năng của một số hệ cơ quan như: hệ vận động, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh và vệ sinh bảo vệ cơ thể. 3. Nội dung các bài học về con người và sức khoẻ ở lớp 4. Chủ đề này ở lớp 4 có 17 tiết, gồm các kiến thức về hoạt động sinh lý của cơ thể: trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường. Quá trình trao đổi chất được thực hiện ở hai cấp độ: cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. Các vật chất tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng là thức ăn: prôtêin, lipit, gluxit, muối khoáng, nước, vitamin, ôxy Các hệ cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất là tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 4. Nội dung các bài học về con người và sức khoẻ ở lớp 5. Phần Khoa học lớp 5 dành 19 tiết cho kiến thức sinh lý sinh sản, sinh thái và một số bệnh xã hội. Nội dung chủ yếu gồm các kiến thức về sự sinh sản, khái quát về sinh trưởng và các giai đoạn phát triển của con người: - Thời kỳ phát triển phôi trong cơ thể mẹ - Giai đoạn sơ sinh (từ khi sinh ra đến dưới 2 tuổi), - Giai đoạn mẫu giáo (từ 2 – 6 tuổi), - Giai đoạn nhi đồng (từ 6 – 12 tuổi), - Giai đoạn tuổi dậy thì (từ 11-13 tuổi ở nữ, nam từ 13-17 tuổi)- giai đoạn này còn gọi là tuổi vị thành niên (từ 10-19 tuổi), - Tuổi trưởng thành (từ 20 – 40 hoặc 45 tuổi), - Tuổi trung niên từ 45 đến 65 tuổi - Tuổi già từ 65 tuổi trở lên. Các kiến thức bảo vệ sức khoẻ và phòng chống một số bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người: phòng bệnh sốt rét, phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh viêm não, viêm gan A, B, phòng tránh HIV/AIDS, phòng chống tai nạn giao thông . Phần Khoa học lớp 5 còn có 7 tiết cho nội dung Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đề cập đến vai trò của môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với con người; những tác động của con người đến môi trường, hậu quả của chúng và một số biện pháp bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân: 80 Bản thảo 17/4/2005
  3. SV tự nghiên cứu thông tin trên và chương trình SGK TN-XH lớp 1,2,3, Khoa học lớp 4, 5, chú ý thời gian và nội dung cho từng kiến thức, cách trình bày kiến thức và các ký hiệu trong SGK: - Thông tin -Thực hành - Liên hệ thực tế và trả lời - Quan sát - Vẽ - Trò chơi học tập - Hỏi đáp - Bạn cần biết Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: - Thống kê nội dung kiến thức chủ đề Con người và sức khoẻ trong chương trình SGK Tự nhiên- Xã hội: Chủ đề Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Con Số tiết người và Nội dung sức khoẻ chính Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Cả lớp trao đổi, góp ý. - Giảng viên bổ sung và tổng kết. Đánh giá 1. Bạn có nhận xét như thế nào về mạch nội dung chủ đề Con người và sức khoẻ trong chương trình TNXH và khoa học ở trường tiểu học? 2. Trình bày nội dung mạch chủ đề Con người và sức khoẻ trong SGK Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3, và Khoa học lớp 4, 5. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 2 1. Phương pháp dạy học. Trong dạy học các bài của chủ đề Con người và sức khoẻ, các PPDH được sử dụng chủ yếu: phương pháp quan sát: tranh ảnh, mẫu vật thật, mẫu ngâm, mô hình ; phương pháp hỏi đáp, phương pháp thảo luận, phương pháp điều tra, phương pháp thí nghiệm, thực hành Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, GV không bao giờ sử dụng một phương pháp, mà thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu bài học. 81 Bản thảo 17/4/2005
  4. Nguyên tắc và kỹ thuật sử dụng các PPDH đã được trình bày trong phần Những vấn đề chung. Khi dạy kiến thức về hình thái cấu tạo cơ thể người, các phương pháp thường được sử dụng là: quan sát tranh ảnh, mô hình, hoặc quan sát ngay trên cơ thể HS kết hợp với sử dụng phương pháp hỏi đáp, bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi để định hướng mục tiêu và đối tượng quan sát, nhằm giúp HS hoạt động phát hiện kiến thức. Khi dạy các kiến thức về chức năng sinh lý của các cơ quan, GV thường sử dụng phương pháp thí nghiệm, thực hành kết hợp với các phương pháp khác: quan sát tranh ảnh (nếu không có điều kiện tiến hành thí nghiệm, GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và mô tả kết quả thí nghiệm qua tranh ảnh, hình vẽ, lời nói ), kết hợp với hệ thống câu hỏi, sơ đồ được xây dựng dựa vào kiến thức thực tế và kinh nghiệm của bản thân HS Khi dạy các kiến thức vệ sinh bảo vệ các giác quan, GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, điều tra, đóng vai, trò chơi , trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm bản thân HS. * Lớp 1. Để giúp HS nhận biết được các phần của cơ thể, vị trí và đặc điểm cấu tạo ngoài của các giác quan, GV cần tổ chức cho các em quan sát tranh, ảnh, mô hình hoặc ngay trên cơ thể của bạn ngồi bên cạnh. Ví dụ: khi học về đặc điểm cấu tạo của lưỡi, GV hướng dẫn cho HS quan sát lưỡi của bạn hoặc của mình trong gương. Kết hợp với hệ thống câu hỏi định hướng để HS rút ra nhận xét: về màu sắc, so sánh cấu tạo mặt trên, mặt dưới của lưỡi Khi học về cử động của lưỡi, GV hướng dẫn cho học HS tự làm thí nghiệm: thè lưỡi ra, rụt lại, uốn lưỡi, đưa lưỡi sang phải, sang trái , sau đó, rút ra nhận xét lưỡi của mình cử động dễ hay khó ? Khi học về chức năng của các giác quan, GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: nếm và ngửi các loại thức ăn để rút ra nhận xét về mùi, vị của chúng. Khi dạy các kiến thức vệ sinh: bảo vệ mắt và tai, bảo vệ và chăm sóc răng GV cần nêu các tình huống có vấn đề và đặt các câu hỏi để HS thảo luận, trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, giảng giải thêm và tổng kết. * Lớp 2. Để giúp HS nhận biết được cấu tạo bộ xương và các loại xương, GV cho HS quan sát tranh bộ xương người kết hợp với tự quan sát trên cơ thể, để chỉ tên một số xương và các khớp xương: xương đầu, xương mặt, xương sống, xương sườn ; các khớp xương: khớp đầu gối, khớp khuỷu tay, khớp bả vai Khi dạy cấu tạo cơ quan tiêu hóa, GV cũng sử dụng phương pháp tương tự. Khi dạy về chức năng của các bộ phận trong quá trình tiêu hóa thức ăn, GV thường sử dụng phương pháp thí nghiệm, kết hợp với phương pháp quan sát, hỏi đáp. Ví dụ: Bài 6. Tiêu hóa thức ăn I- Mục tiêu bài học. - Kiến thức: HS nêu được chức năng của khoang miệng, dạ dày, ruột non và ruột già; Giải thích sơ bộ được tại sao: ăn chậm, nhai kĩ lại no lâu 82 Bản thảo 17/4/2005
  5. - Kỹ năng: rèn luyện kĩ năng quan sát tranh. - Thái độ: Hình thành thói quen ăn chậm, nhai kĩ và không chạy nhảy và làm việc nặng sau khi ăn no. II- Đồ dùng dạy học. GV chuẩn bị tranh từ hình 1 đến hình 4, trang 14, 15; và tranh chung cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở người. HS chuẩn bị mỗi em một mẫu bánh mỳ (hoặc ngô, khoai, sắn) III- Hoạt động dạy và học: - GV giới thiệu bài bằng nhiều cách khác nhau: chơi trò chơi, kể chuyện Hoạt động 1. Thực hành và thảo luận về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày của người. * Mục tiêu: HS trình bày được sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày. * Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo cặp. GV phát cho mỗi HS một ít thức ăn là bánh mì hoặc ngô, yêu cầu các em nhai chậm và kĩ thức ăn trong miệng. Sau đó mô tả sự biến đổi của thức ăn trong miệng và cảm giác của mình về vị của thức ăn. GV nêu câu hỏi và từng cặp HS trao đổi với nhau để trả lời các câu hỏi: + Thức ăn trong miêng được biến đổi như thế nào? + Em có cảm giác thức ăn trong miệng có vị gì? + HS dựa vào chữ viết trong hình 1, 2 , trang 14, trả lời câu hỏi: • Chức năng của răng, lưỡi và tuyến nước bọt trong tiêu hoá thức ăn ? • Trong dạ dày thức ăn được biến đổi thành chất gì ? Bước 2: Làm việc chung cả lớp. Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến về các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: Trong miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn và thấm đều nước bọt, sau đó thức ăn được nuốt xuống dạ dày. Trong dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn, co bóp và một phần thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng. Các kiến thức vệ sinh ở lớp 2, GV dạy theo phương pháp tương tự như kiến thức vệ sinh ở lớp 1. * Lớp 3. Khi dạy kiến thức về cấu tạo: cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh, GV cũng sử dụng phương pháp quan sát, kết hợp với xây dựng hệ thống câu hỏi hỏi đáp. Ví dụ: Bài 12. Cơ quan thần kinh I- Mục tiêu: sau bài học, giúp HS kể được tên và vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ cơ thể người; trình bày được chức năng của não bộ, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan. II- Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị tranh tô màu phóng to hình 1,2 trong bài học. 83 Bản thảo 17/4/2005
  6. III- Phương pháp: sử dụng phương pháp quan sát, kết hợp với vấn đáp gợi mở. IV- Hoạt động dạy và học Hoạt động 1. Quan sát tranh để tìm hiểu vị trí các bộ phận của hệ thần kinh. * Mục tiêu: HS nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận của hệ thần kinh trên sơ đồ. * Cách tiến hành. - HS làm việc theo nhóm GV hướng dẫn các nhóm tổ chức đọc lệnh và quan sát hình 1, 2 trong SGK, thảo luận để biết được tên và vị trí các bộ phận của hệ thần kinh trên sơ đồ; xác định được vị trí của não và tuỷ sống trên cơ thể của bạn. Sau đó trả lời các câu hỏi sau: + Não và tuỷ sống nằm ở đâu trong cơ thể ? + Não và tuỷ sống được cơ quan nào bảo vệ ? - Làm việc chung cả lớp GV treo hình 2 phóng to lên bảng, sau đó đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình 2 để trả lời các câu hỏi trên. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và tổng kết . Hoạt động 2. Làm việc với SGK để tìm hiểu chức năng các bộ phận của hệ thần kinh. * Mục tiêu: HS nêu được chức năng của não bộ, tuỷ sống, các dây thần kinh và giác quan. Mở đầu hoạt động này GV có thể đưa ra ví dụ hoặc cho HS chơi trò chơi để tạo tình huống có vấn đề. * Cách tiến hành. Các nhóm trưởng đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 27, tổ chức cho nhóm thảo luận, để hoàn thành bảng sau: Các bộ phận của Chức năng hệ thần kinh Não bộ và tuỷ sống Các dây thần kinh Các giác quan * Làm việc chung cả lớp. - GV cho đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, sau đó GV chốt kiến thức. Tiếp theo GV nêu thêm câu hỏi: - Điều gì sẽ xảy ra, nếu não bộ hoặc tuỷ sống, hoặc các dây thần kinh bị hỏng ? GV kết luận: V- Củng cố và dặn dò: Đối với các kiến thức về cơ chế hoạt động của các cơ quan, GV tạo điều kiện cho HS tự làm các thí nghiệm đơn giản ngay trên cơ thể mình và giải thích các hoạt động đó. Ví dụ khi tìm hiểu hoạt động hô hấp GV hướng dẫn các em hít thở sâu từ từ và chậm, đồng thời theo dõi cử động của xương sườn và lồng ngực nâng lên, hạ xuống như thế nào? Cho 84 Bản thảo 17/4/2005
  7. các em nhìn vào đồng hồ và đếm nhịp thở của mình hoặc của bạn trong thời gian một phút khi thở bình thường. Tìm hiểu hoạt động của hệ thần kinh, GV tạo tình huống có vấn đề, kết hợp với tranh vẽ, hướng dẫn HS làm một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu hoạt động của các phản xạ không điều kiện và có điều kiện: dùng búa cao su đập bất ngờ vào đầu gối; hoặc em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra khi tay chạm phải vật nóng? . Ở lớp 4, HS chủ yếu tìm hiểu về quá trình trao đổi chất ở cơ thể người. Đây là những kiến thức trừu tượng. Vì vậy, GV thường sử dụng các PPDH chủ yếu : quan sát, hỏi đáp, kết hợp với phương pháp thảo luận Ví dụ: Bài 3. Thực hành vẽ sơ đồ “ Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường” I- Mục tiêu: HS trình bày được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bằng sơ đồ. II- Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị bộ tranh câm, các phiếu có chữ . - HS chuẩn bị bút vẽ màu, giấy A4 hoặc giấy Ao . III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1. Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. * Mục tiêu: HS trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất của con người với môi trường. * Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc với SGK: quan sát sự trao đổi chất bằng hình vẽ ở trang 8,9. Sau đó HS có thể hoàn thành sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình vẽ theo sự sáng tạo của cá nhân hoặc nhóm vào giấy. Bước 2: Làm việc chung cả lớp. Đại diện nhóm hoặc từng cá nhân lên bảng dán sản phẩm của mình và trình bày bằng lời. HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, rút ra kiến thức . IV- Củng cố kiến thức: thực hiện trò chơi học tập. GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh câm Hình 8 và 9 trong SGK và các phiếu. Cách chơi: các nhóm thi nhau hoàn thành sơ đồ, nhóm nào dán nhanh, kết quả đúng và dán lên bảng trước là thắng cuộc. Chú ý: HS không được mở SGK GV nhận xét, kết luận: Để giúp HS tìm hiểu quá trình trao đổi chất, GV tạo tình huống có vấn đề: hàng ngày chúng ta ăn những gì ?; Uống gì ?, Thải ra môi trường những gì? Do cơ quan nào thực hiện. Sau đó GV hướng dẫn HS tiến hành hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm, quan sát tranh, ảnh và sơ đồ. Đồng thời GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận nhóm và cả lớp về các hiện tượng trao đổi chất: khí hít vào, khí thở ra; chất lấy vào, chất thải ra. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và rút ra kiến thức. * Lớp 5. Kiến thức về sự sinh sản, sinh trưởng của bào thai trong cơ thể mẹ, ngoài cơ thể mẹ và kiến thức vệ sinh phòng bệnh là những kiến thức khó và trừu tượng. Vì vậy 85 Bản thảo 17/4/2005
  8. GV phải kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học: quan sát, hỏi đáp dựa vào vốn hiểu biết củaHS, kết hợp với phương pháp giảng giải Ví dụ: Bài 4. Cuộc sống của chúng ta được bắt đầu như thế nào ? I- Mục tiêu: - Kiến thức: HS nhận biết được sự sống của con người bắt đầu từ tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng từ người cha. Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh, ảnh. II- Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị tranh phóng to, tô màu các hình 1,2,3, 4, trang 9 và phiếu học tập: Đặc điểm một số giai đoạn phát triển của thai nhi. Hợp tử Bào thai 3 tháng 5 tháng 9 tháng Tinh trùng và trứng . đã kết hợp với nhau III- Hoạt động dạy và học GV xác định nhiệm vụ nhân thức. Hoạt động 1. * Mục tiêu: HS tìm hiểu về sự thụ tinh. GV đặt câu hỏi ôn lại kiến thức bài trước: - Chức năng của cơ quan sinh dục nam ? - Chức năng của cơ quan sinh dục nữ ? * Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cá nhân và cả lớp. Cá nhân đọc thông tin và lệnh trong SGK, quan sát Hình 1a, 1b, 1c; sau đó ghép các chú thích bên cạnh cho phù hợp với các hình đã cho và trả lời câu hỏi: như thế nào là quá trình thụ tinh ? Bước 2: Cho một số HS trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận và giảng giải thêm: Sự sống của mỗi con người được bắt đầu từ khi tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của người cha. Quá trình thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử sẽ phát triển thành phôi, rồi thành bào thai và trải qua nhiều giai đoạn trong bụng mẹ, sau thời gian khoảng chín tháng, em bé sẽ được sinh ra. Hoạt động 2. Làm việc với SGK để tìm hiểu sự phát triển của bào thai. * Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số giai đoạn phát triển bào thai trong bụng mẹ. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm với SGK. 86 Bản thảo 17/4/2005
  9. GVyêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4 và 5, các nhóm thảo luận để nhận xét: hình dạng và kích thước bào thai thay đổi như thế nào qua các giai đoạn ? Sau đó hoàn thành phiếu học tập sau: (GVphát và hướng dẫn phiếu học tập) Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GVkết luận. 2. Hình thức tổ chức dạy học Các bài học của chủ đề Con người và sức khoẻ ở tiểu học đều cần có sự phối hợp cả hình thức dạy học theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm và cả lớp. Tuỳ từng nội dung, GV lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Khi tìm hiểu vị trí, cấu tạo của các cơ quan, HS độc lập quan sát, hoặc trao đổi nhóm Khi tìm hiểu về chức năng của các giác quan, vệ sinh phòng bệnh, GV nên sử dụng hình thức hoạt động theo cặp, hoặc theo nhóm, hoặc thảo luận cả lớp, có sự hướng dẫn của GV. Có nhiều bài có thể dạy học ngoài lớp học như: ngoài sân trường hoặc trong trạm xá: các bài về mắt, tai, hệ vận động , và thông qua các hoạt động trò chơi học tập: “ Ai nhanh, ai chậm”, “Bịt mắt bắt dê”; tham quan bệnh xá, tổ chức khám bệnh cho HS Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân: - Cá nhân nghiên cứu thông tin và tham khảo thêm thông tin ở Tiểu chủ đề Những vấn đề chung, Sách GV và SGK; chú ý nguyên tắc sử dụng các phương pháp trong dạy học Tự nhiên -Xã hội và Khoa học. - Chú ý tìm hiểu các PPDH nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học: phương pháp quan sát, thí nghiệm thực hành, hỏi đáp, thiết kế các phiếu học tập và câu hỏi đánh giá. Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận các nội dung sau: + Cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. + Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của chủ đề Con người và sức khoẻ ở Tiểu học. + Thảo luận về các trích đoạn nội dung thiết kế các hoạt động dạy và học trong các ví dụ ở phần Thông tin cho hoạt động. + Hoàn thành bảng sau: Phương pháp Hình thức tổ chức Dạng kiến thức Đồ dùng dạy học dạy học dạy học Hình thái ngoài Cấu tạo trong Chức năng Giữ gìn vệ sinh 87 Bản thảo 17/4/2005
  10. . Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, trao đổi cả lớp. - Giảng viên bổ sung, tổng kết. Đánh giá 1. Trình bày PPDH các bài về chủ đề Con người và sức khoẻ ở lớp 1,2,3. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi lớp. 2. Trình bày PPDH các bài về chủ đề Con người và sức khoẻ ở lớp 4, 5. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi lớp. 3- Nêu các hình thức tổ chức dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ ở tiểu học? Theo anh (chị) hình thức tổ chức dạy học nào hiệu quả nhất? HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC VÀ TẬP GIẢNG ( 2 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 1. Những chú ý trong soạn giáo án chủ đề Con người và sức khoẻ. Khi soạn giáo án phần kiến thức về Con người và sức khoẻ, GV cần chú ý những điểm sau: - Tăng cường hoạt động của HS, nhằm khai thác triệt để kênh hình và kênh chữ trong SGK. - Thiết kế nhiều loại phiếu học tập: phiếu dùng cho phát hiện kiến thức mới, dùng cho củng cố kiến thức, kiểm tra và đánh giá. - Cần chú ý việc hình thành thái độ cho HS. Qua nội dung kiến thức, GVcần tích hợp giáo dục thái độ cho HS. - Đối với kiến thức con người và sức khoẻ, GVcần chú ý khai thác để tích hợp, lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng trong sinh hoạt hàng ngày thông qua các kiến thức về các giác quan ở lớp 1, hệ vận động ở lớp 2 và hoạt động tiêu hóa, hô hấp, bài tiết ở lớp 3. Đồng thời GV cần đặt những câu hỏi để giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường cho HS. Đến lớp 5, khi học về sinh sản và phát triển ở người GV chú ý đến việc thiết kế các hoạt động tích hợp giáo dục dân số cho HS. 2. Các bài học trong SGK: - Bài 3 (Lớp 1): Nhận biết các vật xung quanh. - Bài 4 (Lớp 2): Làm gì để cơ và xương phát triển tốt. - Bài 13 (Lớp 3): Hoạt động thần kinh. - Bài 7 (Lớp 4): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ? - Bài 6 (Lớp 5): Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào ? 88 Bản thảo 17/4/2005
  11. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: Cá nhân nghiên cứu thông tin trên, nghiên cứu SGK và SGV, sau đó mỗi cá nhân trong nhóm tự soạn một giáo án trong các bài học trên: nhóm 1: bài 3, lớp 1; nhóm 2: bài 4, lớp 2; nhóm 3: bài 13 lớp 3; nhóm 4: bài 7, lớp 4; nhóm 5: bài 6, lớp 5; Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm Mỗi nhóm thảo luận thống nhất ý tưởng thiết kế hoạt động dạy học một giáo án đã được phân công; viết vào giấy khổ lớn hoặc bản trong cho máy chiếu. Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên lên trình bày ý tưởng thiết kế hoạt động dạy học. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giảng viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Đánh giá Hãy soạn kế hoạch dạy học chi tiết một bài (tự chọn) về chủ đề Con người và sức khoẻ. HOẠT ĐỘNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ. (2 tiết ) Thông tin cho hoạt động 4 1. Đồ dùng trong dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ. Đồ dùng dạy học kiến thức “Con người và sức khoẻ” ở tiểu học bao gồm: - Bộ tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người - Tranh ảnh về vệ sinh phòng bệnh - Mô hình về cấu tạo cơ thể người - Phiếu học tập, sơ đồ, sơ đồ trống Sử dụng tranh ảnh, mô hình như là nguồn thông tin cho HS quan sát, phân tích để phát hiện kiến thức về cấu tạo của các cơ quan: mắt, tai, miệng, dạ dày, ruột Cùng với những hiểu biết về bản thân và thực tế, HS dễ dàng nhận ra chức năng của các cơ quan trên cơ thể người. GV không chỉ sử dụng tranh ảnh, mô hình như là đồ dùng minh hoạ cho kiến thức được trình bày, mà còn là nguồn kiến thức quan trọng. Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giúp phát huy tính tích cực chủ động của người học, tiết kiệm thời gian . Phiếu học tập không chỉ được dùng cho học tập cá nhân, mà còn dùng cho hoạt động nhóm và hoạt động cả lớp, không những dùng cho phát hiện kiến thức mới mà con dùng cho ôn tập, củng cố kiến thức đã học. Tuỳ thuộc vào cách thức tổ chức dạy học theo nhóm, hay cá nhân, GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị phiếu học tập trước ở nhà. 89 Bản thảo 17/4/2005
  12. Tuy nhiên, hiện nay thiết bị dạy học ở trường tiểu học hầu hết còn thiếu, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng PPDH tích cực. 2. Hướng dẫn SV làm đồ dùng dạy học: Khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học, GV phải thường xuyên sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung dạy học của mình. Sử dụng các vật liệu đơn giản để làm các đồ dùng dạy học và đầu tư thời gian để thiết kế các phiếu học tập dùng cho: học bài mới, củng cố kiến thức, tổng kết ôn tập 2.1. Làm các “ tranh câm” lắp ghép: Các “tranh câm” lắp ghép có vai trò củng cố và mở rộng kiến thức choHS, đồng thời kích thích sự hứng thú học tập cho các em. Chẳng hạn để dạy tốt bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (Tự nhiên và Xã hội lớp 3), GV làm tranh lắp ghép hình 3, trang 5. Cách làm như sau: * Chuẩn bị vật liệu: 2 mảnh xốp dày 1cm, kích thước 25 x 40 cm; lưỡi dao cạo, bút vẽ và hộp màu. * Tiến hành: Dựa vào hình 3, vẽ phóng to cấu tạo cơ quan hô hấp ở hai trạng thái hít vào và thở ra trên tấm xốp. Sau đó dùng bút vẽ tô màu như hình 3. Dùng lưỡi dao cạo khoét xoang mũi hầu, thanh quản, khí quản và hai lá phổi rời ra ngoài. Cắt 15 mũi tên có kích thước khác nhau, rồi tô màu đen. GV dùng tranh cho các em lắp ghép, trình bày lại cấu tạo và đường đi của không khí khi hít vào và thở ra. 2.2. Thiết kế phiếu học tập: Phiếu học tập có thể được dùng cho bài học mới, có thể được dùng cho ôn tập, tổng kết Việc chuẩn bị trước phiếu học tập sẽ nâng cao kết quả dạy học. Phiếu học tập có sẵn trong SGK vàSGV, nhưng phiếu học tập cũng được tạo ra bằng kinh nghiệm của GV Ví dụ, khi dạy bài 17: Ôn tập con người và sức khoẻ, lớp 3, GVcó thể thiết kế phiếu học tập sau: Điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng: Chức năng của một số cơ quan ở người. Số TT Tên các cơ quan Chức năng 1 Các giác quan - Mắt - Mũi - Tai - Da - Lưỡi 2 Vận động - Cơ - Xương 3 Tiêu hóa 4 Tuần hoàn 5 Hô hấp . 90 Bản thảo 17/4/2005
  13. 6 Bài tiết . Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Hoạt động theo cặp: SV nghiên cứu thông tin, trao đổi theo cặp qui trình làm tranh lắp ghép và tìm các hình trong SGK có thể thực hiện được. Nhiệm vụ 2. Thảo luận cả lớp: - Cả lớp thảo luận qui trình làm tranh lắp ghép, các hình trong SGK có thể làm tranh lắp ghép; - Phương pháp và kỹ thuật sử dụng tranh lắp ghép. Nhiệm vụ 3: Làm việc theo nhóm: Các nhóm thực hành làm tranh lắp ghép Vật liệu: bút màu, 4 tấm xốp mỏng 50cm x 80cm x 1 cm; 2 tờ giấy trôki. - Nhóm 1, thiết kế và làm tranh lắp ghép Hình 3, bài 1- Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. - Nhóm 2, thiết kế và làm tranh lắp ghép Hình 1, bài 12- Cơ quan Thần kinh. (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) - Nhóm 3, thiết kế và làm tranh lắp ghép Hình 1, bài 5- Cơ quan Tiêu hóa. (Tự nhiên và Xã hội lớp 2) - Nhóm 4 thiết kế và làm tranh lắp ghép Hình 23, bài 5- Cơ quan Tiêu hóa. (Tự nhiên và Xã hội lớp 2) Nhiệm vụ 4: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm SV trình bày sản phẩm và trình diễn kỹ thuật sử dụng. - Các nhóm khác nhận xét, giảng viên bổ sung, mở rộng, tổng kết và đánh giá sản phẩm. Đánh giá Mỗi SV thiết kế một đồ dùng dạy học cho một bài cụ thể . THÔNG TIN PHẢN HỒI. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. 1. Chủ đề “ Con người và sức khoẻ ” ở chương trình lớp 1, 2, 3 gồm 34 tiết: lớp 1 và 2, đều có 9 tiết; lớp 3 có 16 tiết, lớp 4 có 17 tiết và lớp 5 có 19 tiết. Các kiến thức cũng được nâng cao dần từ cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong, một số kiến thức hoạt động sinh lý, trao đổi chất, sinh sản phát triển của cơ thể và cách phòng chống một số bệnh truyền nhiễm ở người. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. 91 Bản thảo 17/4/2005
  14. 1. Cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ ở Tiểu học: - Mục tiêu của môn Tự nhiên- Xã hội và Khoa học. - Nội dung kiến thức các bài học. - Trình độ tiếp thu kién thức của HS. - Điều kiện thực tế của địa phương. 2. GV phải kết hợp sử dụng các phương pháp: quan sát ( tranh, ảnh, mẫu vật) bằng thị giác, trực tiếp cầm mẫu vật, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm để dạy kiến thức về hình thái cấu tạo cơ thể người cho HS. Khi dạy các kiến thức về chức năng sinh lý của các cơ quan, thì sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành. Khi dạy các kiến thức vệ sinh bảo vệ các giác quan GV sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, giảng giải, đóng vai Các bài học về chủ đề Con người và sức khoẻ ở tiểu học đều cần có sự phối hợp mềm dẻo giữa các hình thức dạy học theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm và cả lớp. Nếu có điều kiện có thể tổ chức dạy học ngoài lớp học như trong trạm xá, bệnh viện . Thông tin phản hồi cho hoạt động 3: Bài soạn bảo đảm các yêu cầu sau: 1- Mục tiêu bài học: mục tiêu bài học phù hợp với nội dung kiến thức và lượng hoá được mức độ tiếp nhận kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS. 2- Phương tiện dạy học: đã thể hiện việc chuẩn bị của GV, HS cho bài học chưa ? 3- Các hoạt động dạy học: - Tên của các hoạt động đã thể hiện được phương pháp dạy học chưa ? - Mục tiêu của các hoạt động đã phù hợp với mục tiêu chung của bài học chưa ? - Hoạt động của GV đã phù hợp và thể hiện vai trò trợ giúp cho hoạt động học tập của HS chưa ? - Hoạt động của HS đã thể hiện được tính tích cực chủ động trong học tập chưa ? 4- Đánh giá: - Khâu đánh giá đã phù hợp với mục tiêu bài học chưa ? 5- Chuẩn bị bài học mới có phù hợp với nội dung bài học tiếp hay không ? Thông tin phản hồi cho hoạt động 4: Đánh giá đồ dùng dạy học dựa vào tính khoa học, thẩm mỹ và giá trị sử dụng của chúng. II. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỰC VẬT (8 tiết) HOẠT ĐỘNG I- TÌM HIỂU MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ THỰC VẬT Ở TIỂU HỌC (1 ế 92 Bản thảo 17/4/2005
  15. Thông tin cho hoạt động 1 1.Mục tiêu, nội dung chương trình. 1.1. Mục tiêu: Chủ đề thực vật trong môn TN-XH và Khoa học ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 nhằm giúp HS: a) Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, ban đầu thiết thực về: - Một số loài thực vật phổ biến và ích lợi của chúng. - Một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh lí các bộ phận của thực vật; sự sinh sản của thực vật có hoa; quá trình sinh trưởng của thực vật. - Trao đổi chất của thực vật với môi trường. b) Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về thực vật. - Sưu tầm một số mẫu vật đơn giản. c) Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh . - Yêu thiên nhiên. 1.2. Nội dung và phân phối chương trình. Chương trình có 25 tiết, với các nội dung ở các lớp được bố trí như sau: - Lớp 1 có 4 tiết, giúp HS nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của một số loài thực vật, như cây rau, cây hoa, cây gỗ, và vai trò đối với con người. - Lớp 2 có 3 tiết, các em được tìm hiểu về môi trường sống và sự phân bố của thực vật. - Lớp 3 có 9 tiết, giúp các em tìm hiểu đặc điểm cấu tạo: thân, rễ, lá, hoa quả và hạt; chức năng, hoạt động sinh lý của các bộ phận trong cơ thể và bước đầu làm quen với sự trao đổi chất ở thực vật - Lớp 4 có 5 tiết, gồm các kiến thức về trao đổi chất của thực vật thông qua tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: nước và độ ẩm; các chất khoáng; ánh sáng; không khí và nhiệt độ đến đời sống của thực vật. - Lớp 5 có thời lượng 4 tiết, giúp các em tìm hiểu đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính; sự sinh sản hữu tính, vô tính và quá trình sinh trưởng của thực vật. 2. Các dạng kiến thức. Chủ đề thực vật trong chương trình tiểu học được xây dựng theo các dạng kiến thức: 2.1. Nhận biết các loài thực vật theo mục đích sử dụng: - Cây dùng làm thực phẩm đại diện là các cây rau: rau cải xanh, cải trắng, cải bắp, cải củ, su hào, súplơ - Cây hoa là những cây được dùng để lấy hoa: cây lấy hoa có thân gỗ như cây đào , mai, hoa hồng ; cây thân thảo như cây hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ . - Cây gỗ là những cây được dùng làm vật liệu xây dựng, làm đồ gỗ dân dụng: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, bạch đàn 93 Bản thảo 17/4/2005
  16. - Cây làm lương thực là những cây có sản phẩm là thức ăn chính cho con người: lúa nước, lúa mì, ngô, khoai, sắn. Ở Việt nam cây cung cáp lương thực chính là lúa nước, ngô, khoai lang và sắn. - Cây làm thực phẩm là những cây được dùng làm các món ăn hàng ngày: các cây thuộc họ đậu, cây thuộc họ bầu bí như cây bí ngô, bí xanh, mướp - Cây ăn quả là những cây được trồng để thu hoạch quả, có nhiều chất bổ cho cơ thể là các loại vitamin, prôtêin, lipit ; đó là: cây cam, chanh, quýt, mận, đào, mơ, hồng - Cây gia vị là những cây mà sản phẩm của chúng được bổ sung thêm vào những món ăn làm tăng thêm vị ngon của thức ăn , như: cây hành, tỏi, ớt, hồ tiêu - Cây công nghiệp là những cây được dùng làm nguyên liệu chế biến cho các ngành công nghiệp: cau su, chè, đay, bông, cà phê - Cây làm thuốc là những cây được dùng để chế biến thuốc chữa bệnh như: cây bạc hà, cây ngải cứu, cây cỏ xước, cây lá hẹ, hương nhu, mã đề, rau má . 2.2. Đặc điểm cấu tạo chung của cây xanh: Hầu hết cây xanh đều có rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. - Các loại rễ: rễ cọc, đặc trưng cho cây Hai lá mầm; rễ chùm đặc trưng cho cây Một lá mầm. Một số loài có rễ cái phình to chứa nhiều chất dinh dưỡng gọi là rễ củ: cà rốt, củ cải, củ từ, khoai lang ; một số loài thực vật có rễ mọc ra từ cành, thân gọi là rễ phụ: cây đa, cây si, cây trầu không - Các loại thân: về cấu tạo thì có hai loại thân chính: thân gỗ, thân thảo; về vị trí trong không gian thì có các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò trên mặt đất và thân ngầm trong đất. - Lá cây: có nhiều loại lá: lá đơn, lá kép, lá mọc cách, mọc đối. Hầu hết các loại lá đều có màu xanh lục, một số có màu vàng, màu đỏ - Hoa: có hoa đơn tính (nhị đực ở một hoa, nhuỵ cái ở hoa khác), hoa lưỡng tính (nhị đực và nhuỵ cái ở trên cùng một hoa). Mỗi loại hoa đều có cấu tạo: đài hoa, cánh hoa và nhị hoa hoặc nhuỵ hoa. - Quả và hạt: có hai loại quả: quả thịt, quả mọng; mỗi quả đều có phần vỏ, phần thịt và phần hạt. 2.3. Chức năng sinh lý của các bộ phận ở cây xanh: - Thân có nhiệm vụ dẫn truyền chất hữu cơ từ lá đi khắp các bộ phận của cây, dẫn truyền nước và muối khoáng hoà tan từ rễ lên. - Rễ hút nước và muối khoáng từ môi trường ngoài cung cấp cho cây. - Lá cây làm nhiệm vụ thoát hơi nước, hô hấp và quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây. - Hoa, quả và hạt làm nhiệm vụ sinh sản đảm bảo sự tồn tại của loài. 2.4.Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến đời sống của thực vật. Vai trò của ánh sáng, nước, không khí, nhiệt độ và các chất khoáng đối với đời sống thực vật. Đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 94 Bản thảo 17/4/2005
  17. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: Cá nhân nghiên cứu lại kiến thức thực vật trong phần Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm: Các nhóm nghiên cứu chủ đề Thực vật trong SGK Tự nhiên lớp 1,2,3 và Khoa học lớp 4, 5, thảo luận các nội dung sau: - Nội dung kiến thức và thời gian ở mỗi lớp. - Các dạng kiến thức thực vật trong chương trình Tiểu học. Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, hoàn thiện nội dung nghiên cứu. - Giảng viên bổ sung, tổng kết. Đánh giá Bạn hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau: Lớp Các dạng kiến thức thực vật Đối tượng phản ánh là gần, xa hay trừu tượng. Lớp 1 a) e) Lớp 2 b) Lớp 3 c) Lớp 4 d) g) Lớp 5 đ) HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỰC VẬT (3 tiết). Thông tin cho hoạt động 2 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Thống kê các PPDH theo hướng dẫn của SGV cho thấy: PPDH chủ đạo chủ đề thực vật là phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận và phương pháp thí nghiệm, thực hành. Các PPDH này phù hợp với đặc trưng của chủ đề là phản ánh đối tượng thực vật, một bộ phận quan trọng, rất thân quen với môi trường tự nhiên xung quanh các em. Các PPDH này cũng phù hợp với chủ đề đòi hỏi sử dụng nhiều tranh ảnh, mẫu vật thật và các thí nghiệm, thực hành đơn giản. Đây là điều kiện để gây hứng thú học tập, rèn luyện năng lực cá nhân và phát triển tư duy cho HS. Trong dạy học chủ đề này, GV có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập đố nhau với nhiều nội dung phong phú: “Đây là cây gì ?”; “ Đố bạn hoa gì ?” ; “Đây là bộ phận nào ?”; “Cây này ăn lá hay ăn thân ? ” 95 Bản thảo 17/4/2005
  18. Do sử dụng nhiều đồ dùng dạy học trực quan, nên GV cũng có nhiều điều kiện để áp dụng kết hợp các hình thức dạy học: hình thức học tập cả lớp, thảo luận nhóm và làm việc theo cặp, hoặc cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV. Tuỳ khả năng chuẩn bị tranh ảnh, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm nhiều hay ít mà GV tổ chức cho HS học tập cả lớp hay thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà hay đến lớp để quan sát, nhận biết một số đặc điểm của thực vật, vai trò, cách chăm sóc và bảo vệ cây. Những nơi có vườn trường, có thể tổ chức cho các em học ngoài vườn trường, hoặc trang trại nông, lâm nghiệp mà không đòi hỏi các em phải chuẩn bị mẫu. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Thực vật ở môn TN- XH lớp 1, 2, 3. Khi HS tìm hiểu các kiến thức về nhận biết các loài thực vật theo mục đích sử dụng và các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt, GV sử dụng phương pháp quan sát mẫu vật, tranh ảnh , kết hợp với sử dụng phương pháp vấn đáp. Cách xây dựng hệ thống câu hỏi cần định hướng mục tiêu và nội dung quan sát cho HS, tạo điều kiện cho các em quan sát đầy đủ các chi tiết của mẫu vật thật hoặc mô hình thay thế, kết hợp với đọc thông tin trong SGK để tự phát hiện kiến thức. Ví dụ: Bài 22. Cây rau (SGK Tự nhiên – Xã hội lớp 1) GV kiểm tra và hỏi HS đã chuẩn bị mẫu cây rau gì ? GV nhận xét tinh thần thái độ chuẩn bị mẫu vật của các em. Tiếp theo, GV hướng dẫn, tổ chức cho HS quan sát mẫu vật và thảo luận nhóm. Khi hướng dẫn các em quan sát GV cần lưu ý đưa ra hệ thống câu hỏi hợp lý, để định hướng mục tiêu học tập cho HS: - Cây rau này được trồng ở đâu? - Hình dáng của nó to hay nhỏ; cao hay thấp ? - Hãy chỉ rễ, thân, lá của cây rau cải? - Hãy kể tên một số loại rau mà em biết ? Sau khi đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV có thể giải thích thêm về lợi ích của việc ăn rau và vai trò của rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Ví dụ: Bài 43. Rễ cây (SGK Tự nhiên- Xã hội lớp 3) I- Mục tiêu: - Kiến thức: HS trình bày được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân biệt các loại rễ cây. - Thái độ: Biết bảo vệ, chăm sóc và yêu quí các loài cây. II- Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị tranh phóng to các hình trong SGK , trang 82, 83 và phiếu học tập: 96 Bản thảo 17/4/2005
  19. Phiếu học tập số1: Nhận biết các loài cây có rễ Tên loài cây Rễ cọcRễ chùm cọc , rễ chùm Cây hành (Đánh dấu + vào cột rễ cây tương ứng với các loài cây) Cây lúa Cây nhãn Phiếu học tập số 2: Hãy hoàn thành bảng về đặc Cây đậu điểm của các loại rễ: - HS sưu tầm và chuẩn bị các Các loại rễ Rễ cọcRễ chùm Rễ phụ Rễ củ cây còn nguyên rễ: cây hành, cây lúa, cây nhãn, cây đậu, một đoạn cây trầu Đặc điểm không hoặc cây si có rễ trên thân . III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1. Làm việc với SGK để tìm hiểu đặc điểm các loại rễ. * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ. * Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo cặp: quan sát các hình: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7, trang 82, 83, sau đó thảo luận những đặc điểm của các loại rễ và hoàn thành vào phiếu học tập số 2: Đặc điểm của các loại rễ Bước 2: Làm việc chung cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, HS khác nhận xét, thảo luận. - GV kết luận: + Cây có rễ cọc là cây có một rễ to nối liền với thân, ăn sâu vào đất và xung quanh có nhiều rễ con. + Cây có rễ chùm là rễ không có rễ cái, mà xung quang gốc có nhiều rễ mọc đều nhau. + Rễ phụ là rễ mọc từ thân hoặc cành. + Rễ củ là rễ phình to và chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Hoạt động 2: Thực hành phân loại rễ cây. * Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hành nhận biết và phân loại các loại rễ trên vật thật. * Cách tiến hành: GV chia đều số mẫu cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và phân loại các mẫu vật thành 4 nhóm rễ: rễ cọc, rễ chùm, rễ củ và rễ phụ. Sau đó hoàn thành phiếu học tập: Tên loài cây Rễ cọc Rễ chùm Rễ củ Rễ phụ Cây hành Cây lúa Cây nhãn Cây đậu Cây trầu không 97 Bản thảo 17/4/2005
  20. Cây đa Cât cà rốt 3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Thực vật ở môn Khoa học lớp 4,5. Kiến thức thực vật trong phần Khoa học lớp 4 là kiến thức sinh lý thực vật: ảnh hưởng của các chất vô cơ đến đời sống thực vật. GV sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành. Khi sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý: - Những thí nghiệm nghiên cứu về sinh lý cần nhiều thời gian, thường phải thực hiện trước thời gian học, nên GV cần có kế hoạch và chuẩn bị trước. - Chọn một số HS có năng lực và điều kiện cùng thực hiện, nhưng phải hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm, chăm sóc, theo dõi và ghi chép kết quả thí nghiệm theo một trật tự nghiêm ngặt. - Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để định hướng HS quan sát và ghi chép theo yêu cầu của bài học. Ví dụ: Bài 57. Cây cần gì để sống? (SGK lớp 4), GV cần hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo trật tự nghiêm ngặt. (Tham khảo thêm phần kiến thức cơ bản ) Trường hợp không thực hiện được phương pháp thực hành thí nghiệm trên lớp, GVcần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, định hướng HS tìm hiểu kiến thức thông qua các hoạt động sản xuất, chăm sóc cây trồng. Ví dụ: Bài 59: Nhu cầu về chất khoáng của cây xanh. (SGK lớp 4). - GV gợi cho GV nhớ lại các hoạt động chăm sóc cây trồng như: tưới nước, bón phân - GV nêu hệ thống câu hỏi: + Trong trồng trọt người ta thường dùng những loại phân bón nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu cây trồng thiếu phân? + Tại sao lại không bón cùng lúc các loại phân? + Muốn có năng suất cao chúng ta cần phải làm gì? Đối với các dạng bài về trao đổi chất của thực vật như bài 61, hoặc bài ôn tập như bài 68; 69 và 70, GV sử dụng triệt để các sơ đồ trong SGK và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, phát huy tính tích cực của HS. *Lớp 5, HS được tìm hiểu các cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, sự sinh sản và quá trình phát triển của thực vật. Tuỳ từng loại kiến thức mà GVsử dụng phương pháp quan sát, thực hành, kết hợp với vấn đáp Ví dụ: Bài 51. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I- Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp HS nhận biết được cơ quan sinh sản của thực vật là hoa; Nhận biết được các bộ phận của hoa: đài hoa, cánh hoa, nhị, nhụy, bầu hoa và chức năng của từng bộ phận; phân biệt được hoa đơn tính với hoa lưỡng tính. 98 Bản thảo 17/4/2005
  21. - Kỹ năng: Củng cố và rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và phân tích cấu tạo của hoa; biết vẽ sơ đồ cấu tạo của hoa. - Thái độ: Yêu thích và bảo vệ các loài hoa. II- Chuẩn bị thiết bị dạy học của GVvà HS: GVchuẩn bị tranh phóng to các hình 1, 2, 3, 4, 5, tranh lắp ghép hình 6 và phiếu học tập. HS chuẩn bị hoa của một số loài cây ở địa phương. III- PPDH: GV sử dụng phương pháp quan sát, thực hành, kết hợp với vấn đáp IV- Các hoạt động chính: Hoạt động 1. Làm việc cá nhân và theo cặp. * Mục tiêu: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hoa * Cách tiến hành: Bước 1: - Cá nhân quan sát và xác định tên cây mà các em đem mẫu đến? - Cơ quan sinh sản của thực vật là cơ quan nào? Bước 2: HS làm việc theo cặp, quan sát hoa từ ngoài vào trong, thảo luận: hoa có những bộ phận nào ? Đối chiếu với hình 6, xác định đâu là nhị, đâu là nhuỵ ? Thời gian quan sát và thảo luận của các nhóm là 4 phút. GVhướng dẫn và giúp đỡ cho các nhóm yếu. Bước 3: Hoạt động chung cả lớp. Đại diện các nhóm lên bảng chỉ trên tranh và trình bày đâu là nhị, nhuỵ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Hoạt động 2. Mục tiêu: HS thực hành để phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính. Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS, sắp Tên loài hoa đơn tính Tên hoa loài lưỡng tính xếp số mẫu hoa sưu tầm được thành hai nhóm: Nhóm hoa có cả nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính; nhóm hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ, gọi là hoa đơn tính. Các nhóm thảo luận và phân loại mẫu hoa của nhóm mình sưu tầm được thành hai loại: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Điền vào chỗ trống trong bảng để hoàn thành phiếu học tập: GV giúp đỡ cho các nhóm yếu. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp: hoa đơn tính gồm các loại hoa ; hoa lưỡng tính gồm các loại hoa . Các nhóm nhận xét bổ sung. GV kết luận: Bài 53; 54, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành, hướng dẫn cho các em bố trí thí nghiệm, quan sát, ghi chép, nhận xét và báo cáo kết quả. Ví dụ: Bài 53. Cây mọc lên như thế nào ? 99 Bản thảo 17/4/2005
  22. III- Hoạt động dạy và học. GV xác định nhiệm vụ nhận thức ( giới thiệu bài) Hoạt động 1. Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt * Mục tiêu: HS sinh mô tả, quan sát được cấu tạo của hạt. * Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm. Tìm hiểu cấu tạo của hạt và phôi: - Cá nhân trong nhóm đặt hạt đậu hoặc hạt lạc đã ngâm nước lên bàn, bóc vỏ, sau đó tách đôi hạt. Các em trao đổi, chỉ cho nhau xem vị trí của phôi trong hạt; phần nào là chất dinh dưỡng của hạt. Trả lời được câu hỏi: Hạt có mấy phần? - Cá nhân quan sát tiếp hạt đã nẩy mầm đem từ nhà đến. Trao đổi và chỉ cho nhau xem đâu là rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Trả lời câu hỏi: phôi gồm có mấy phần ? - GVđến giúp đỡ các nhóm yếu. Hoạt động 2. Hoạt động toàn lớp. - GVchỉ định đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Cấu tạo của hạt gồm: vỏ hạt, phôi và chát dinh dưỡng dự trữ. + Cấu tạo của phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin cho hoạt động, đọc thêm phần Những vấn đề chung SGV và chương trình SGK. Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm. Thảo luận nhóm các nội dung sau: + Cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. + Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các dạng kiến thức chủ đề thực vật ở Tiểu học. + Hoàn thành phiếu học tập: Lớp Dạng kiến thức Phương pháp Hình thức tổ chức chủ yếu dạy học chủ yếu 1 2 3 4 5 Nhiệm vụ 3: Sử dụng băng hình. 100 Bản thảo 17/4/2005
  23. Cả lớp xem băng hình minh hoạ: Phương pháp quan sát, minh hoạ qua dạy bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây, SGK TN-XH lớp 3, (hoạt động theo tài liệu hướng dẫn học băng hình). Nhiệm vụ 4: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung, thảo luận. - Giảng viên tổng kết, củng cố kiến thức. Đánh giá 1. Trình bày PPDH các dạng kiến thức thực vật ở lớp 1,2,3. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi lớp. 2. Trình bày PPDH các dạng kiến thức thực vật ở lớp 4, 5. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi lớp. 3. Nêu các hình thức tổ chức dạy học chủ đề Thực vật? Theo anh (chị) khi dạy các bài về cấu tạo hình thái thực vật, hình thức tổ chức dạy nào có hiệu quả nhất? HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC VÀ TẬP GIẢNG (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 1. Những chú ý khi thiết kế hoạt động dạy và học. + Đối với kiến thức thực vật, ngoài những chú ý về việc sử dụng các phương pháp tích cực trong hoạt động dạy của GV: phương pháp quan sát mô hình, mẫu ngâm, vật thật và hình vẽ trong SGK; phương pháp thí nghiệm thực hành khi dạy kiến thức trao đổi chất của thực vật ở lớp 4. Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành, cần chú ý nguyên tắc thực hành thí nghiệm: - Xác định mục tiêu thí nghiệm. - Chuẩn bị điều kiện thí nghiệm: vật liệu (chậu trồng, đất, sơn đen, bình tưới, phân bón ), hạt giống hoặc cây giống - Hướng dẫn bố trí thí nghiệm, chăm sóc, theo dõi các chi tiêu cần nghiên cứu và ghi chép kết quả thí nghiệm (xem thêm phần Thực vật-Tự nhiên Xã hội). - Giải thích và báo cáo kết quả thí nghiệm. + Thông qua các kiến thức về ích lợi của thực vật, chú ý thiết kế nhiệm vụ khai thác, tích hợp giáo dục môi trường, chăm sóc cây xanh cho HS. + Thông qua các kiến thức về trao đổi chất và ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến thực vật, cần kết hợp với kinh nghiệm thực tế của các em để thiết kế các nhiệm vụ tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc một số cây quen thuộc. 2. Các bài học trong SGK: 101 Bản thảo 17/4/2005
  24. Bài 23, lớp 1: Cây hoa. Bài 25, lớp 2: Một số loài cây sống trên cạn. Bài 43, lớp 3: Rễ cây Bài 59, lớp 4: Nhu cầu về chất khoáng của cây xanh. Bài 53, lớp 5: Cây mọc lên như thế nào ? Đọc thêm sách giáo viên. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: - Cá nhân ôn lại hoạt động 1, 2, nghiên cứu SGK, SGV soạn một giáo án theo nhóm: nhóm 1: bài 53, lớp 5; nhóm 2: bài 59, lớp 4; nhóm 3: bài 43, lớp 3; nhóm 4: bài 25, lớp 2; nhóm 5: bài 23, lớp 1; - Xem những chú ý khi soạn hế hoạch bài học chủ đề thực vật ở tiểu học. Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm: Các nhóm trao đổi, thống nhất ý tưởng hoạt động dạy học theo giáo án của từng nhóm, viết vào giấy khổ lớn hoặc bản trong tóm tắt giáo án. Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày ý tưởng giáo án trước lớp, sau đó cả lớp trao đổi, góp ý và rút kinh nghiệm. Giảng viên tổng kết, củng cố. Đánh giá Soạn giáo án một bài học trong chủ đề Thực vật (tự chọn). HOẠT ĐỘNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỰC VẬT (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 4 1. Đồ dùng trong dạy học chủ đề Thực vật. Đồ dùng dạy học chủ đề Thực vật ở tiểu học bao gồm tranh ảnh về cấu tạo của cơ thể thực vật: rễ, thân, lá và hoa. Hiện nay, đa số trường tiểu học, thiết bị dạy học các kiến thức thực vật còn thiếu. Nhiều GV lợi dụng khí hậu nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt, yêu cầu HS lấy mẫu vật thật, Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ môi trường, GVcần tích cực sưu tầm tranh ảnh và làm mẫu ngâm, mẫu ép thực vật. 2. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học. 2.1. Làm mẫu ngâm. 102 Bản thảo 17/4/2005
  25. Đối với thực vật, mẫu ngâm cũng được áp dụng cho rễ, thân, lá, hoa và quả. Nhưng mẫu vật thường được ngâm trong dung dịch phooc môn có nồng độ từ 2-3%. Tuy nhiên, do mẫu vật có thể làm cho dung dịch bị đục và sẫm màu nên cần phải thay 2- 3 lần dung dịch mới đạt yêu cầu. Trong trường hợp nếu không có phooc môn, có thể thay bằng dung dịch axit axêtic ( dấm ăn) 3%, nước muối đậm đặc, hoặc cồn 60o. * Cách tiến hành: Bước 1. Chuẩn bị vật liệu: kim, chỉ khâu, bìa cattông, lọ đựng, dung dịch bảo quản mẫu và thu mẫu. Bước 2. Sửa mẫu và định vị mẫu ( nếu mẫu là lá, cành lá, hoa ) là khâu định vị mẫu vào bìa cattông, sao cho đúng yêu cầu khoa học và đảm bảo tính thẫm mỹ. Bước3. Ngâm mẫu, nếu là hoa, lá và cành lá thì đặt úp bìa cát tông cho mẫu vật ngập xuống dung dịch bảo quản. 1.2. Cách làm mẫu ép khô. Đối với kiến thức tìm hiểu cấu tạo ngoài của thực vật, mẫu vật ép khô có vai trò chủ đạo, sử dụng được nhiều lần mà hiệu quả cũng không kém mẫu vật thật. Qui trình làm mẫu ép khô: a) Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và hóa chất. - Vật liệu: 2 tấm bìa cát tông, 2 tấm gỗ mỏng có kích thước 40cm x 50 cm; ( nếu không có gỗ mỏng thì dùng que tre đan thành tấm với kích thước như trên); dây đeo, kéo, 4 đinh có ốc vặn dài 7-12cm, báo cũ hoặc giấy nháp, dao, kim, chỉ và hồ dán đã tẩm thuốc chống sâu bọ và nấm . + Làm dụng cụ thu mẫu: Đặt chồng khít 2 tấm bìa cát tông, đục 4 lỗ ở 4 góc, cách mép dài và mép rộng 10cm. Luồn dây vào 4 lỗ tạo dây đeo và làm thành chiếc cặp 3 dây. + Làm dụng cụ ép mẫu: Đặt chồng khít 2 tấm gỗ lên nhau, đục 4 lỗ ở 4 góc, cách góc 1,5cm để vặn đinh vít (nếu không có đinh ốc vít thì đè bằng vật nặng). - Hóa chất thường dùng để chống nấm và sâu bọ là dung dịch sunphat đồng 2%, hoặc clorua thuỷ ngân 2%, hoặc cồn 60o b) Thu mẫu vật. Thông thường người ta thường thu mẫu vào mùa xuân và mùa hè, mẫu vật sẽ đầy đủ lá, hoa, quả. Mẫu vật thường được lấy cả cây hoặc từng bộ phận, dù là loại nào, người lấy mẫu cũng phải dựa vào kích thước của cặp đựng mẫu và cặp ép mẫu để lựa chọn kích thước của vật mẫu cần lấy sao cho đảm bảo các yêu cầu khoa học và thẩm mỹ. Mở cặp đeo vật mẫu, đặt mẫu lên 1/4 tờ báo rồi đậy gập lại và cứ như thế xếp chồng mẫu khác lên trên. c) Làm khô mẫu. Sau khi thu mẫu về, phải ngâm ngay vào dung dịch bảo quản mẫu, sau đó chuyển mẫu sang giấy báo khác có kích thước 30-40 cm, xắp xếp lại và định vị mẫu trước khi chuyển sang cặp gỗ để ép mẫu. chú ý phải vặn ốc đều 4 góc. Sau đó đưa cặp gỗ ra phơi nắng, hoặc đặt trong tủ sấy với nhiệt độ từ 50-60oC. d) Định vị và trình bày mẫu vật. 103 Bản thảo 17/4/2005
  26. Sau khi làm khô mẫu, nhẹ nhàng tháo từng mẫu nguyên giấy bọc ra, đặt xuống nền nhà, sau một đêm, gỡ mẫu ra chuyển sang tờ bìa hoặc tờ giấy khác. Sắp xếp, tạo dáng và sửa sang lại chút ít rồi dùng kim chỉ khâu cố định mẫu vật trên giấy hoặc trên bìa. Định vị bằng cách khâu đính thân, cành lá và hoa vào giấy, nếu có quả ta phải ngâm riêng. Khi cố định mẫu vật cần chú ý để trống góc bên phải giấy gắn mẫu, để viết lý lịch của mẫu. Lý lịch mẫu thường có các nội dung: - Tên cây: - Chiều cao cây: - Địa điểm thu mẫu: - Ngày, tháng, năm thu mẫu: - Tên người thực hiện: Để mẫu dùng được lâu có thể ép plactic. * Ngoài ra để đạt kết quả dạy học tốt, cần làm các loại tranh câm thức và thiết kế các phiếu học tập . Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: SV nghiên cứu các thông tin trên. Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm: - Các nhóm thảo luận về qui trình làm mẫu ép khô thực vật. - Thực hành làm một mẫu ép khô: có kích thước 28cm x40cm. Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày qui trình làm mẫu ép khô, giới thiệu sản phẩm đẹp nhất và xấu nhất của nhóm. - Giảng viên tổng kết và đánh giá sản phẩm của các nhóm. Đánh giá 1- Nêu qui trình làm mẫu ép khô thực vật. 2- Thực hành làm một mẫu ép khô (tuỳ chọn) THÔNG TIN PHẢN HỒI Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. a) Điểm cấu tạo ngoài của một số loài thực vật b) Môi trường sống và sự phân bố của thực vật c) Đặc điểm cấu tạo: thân, rễ, lá, hoa quả và hạt; d) Trao đổi chất của thực vật đ)) Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và quá trình sinh trưởng của thực vật. e) gần; g) gần và trừu tượng 104 Bản thảo 17/4/2005
  27. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. 1. Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy các kiến thức hình thái cấu tạo ngoài và nhận biết các loài cây; sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành kết hợp với xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp gợi mở khi dạy các kiến thức sinh lý thực vật. Ví dụ, xem phần thông tin. 2- Tuỳ từng đơn vị kiến thức, điều kiện có mẫu vật hay không có, có điều kiện thí nghiệm và sưu tầm được tranh ảnh nhiều hay ít mà sử dụng hình thức dạy học theo nhóm, cả lớp hay hoạt động cá nhân. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3,4. Xem thông tin phản hồi phần Con người và sức khoẻ. III. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT (7 tiết) HOẠT ĐỘNG 1- TÌM HIỂU MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT Ở TIỂU HỌC ( 1 tiết ). Thông tin cho hoạt động 1 1.Mục tiêu, nội dung chương trình. 1.1. Mục tiêu: Chủ đề động vật trong môn TN-XH và Khoa học ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 nhằm giúp HS: a) Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, ban đầu thiết thực về: - Nhận biết một số loài động vật phổ biến, ích lợi hoặc tác hại của chúng. - Một số đặc điểm sinh học cơ bản: hình thái ngoài, đặc điểm dinh dưỡng, nhận biết những hiện tượng về trao đổi chất ở động vật, đặc điểm sinh sản, tập tính của một số động vật. b) Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về động vật. - Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật đơn giản về động vật. c) Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ động vật có ích, tiêu diệt, phòng tránh động vật có hại. - Quan tâm đến sự đa dạng của động vật. 1.2. Nội dung và phân phối chương trình. Chủ đề động vật trong môn TN-XH lớp 1, 2, 3, có 15 tiết; trong môn Khoa học lớp 4 và 5 có 12 tiết. Lớp 1 gồm 4 tiết, giúp HS nhận biết các bộ phận cơ bản trên cơ thể của một số loài động vật quen thuộc: con cá, con gà, con mèo, con muỗi và tầm quan trọng của chúng. Lớp 2 gồm 4 tiết, các em được làm quen tiếp với một số loài động vật nuôi, động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. 105 Bản thảo 17/4/2005
  28. Lớp 3 gồm 7 tiết, mức độ kiến thức về động vật được nâng dần lên, thông qua việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học cơ bản, hình thái ngoài và tầm quan trọng của chúng. Qua đó giúp các em hiểu được sự đa dạng phong phú của giới động vật. Lớp 4 gồm 6 tiết, giới thiệu cho các em về đặc điểm dinh dưỡng và nhận biết những hiện tượng về trao đổi chất ở động vật. Đồng thời, các em được tìm hiểu mối quan hệ giữa một số loài động vật với nhau và với thực vật trong tự nhiên. Lớp 5 gồm 6 tiết, các em tìm hiểu đặc điểm sinh sản, tập tính của một số động vật: côn trùng, ếch nhái, chim và thú. 2. Các dạng kiến thức động vật ở tiểu học. So với kiến thức thực vật, kiến thức động vật ở tiểu học đơn giản hơn, chủ yếu là kiến thức hình thái cấu tạo ngoài, môi trường sống, một vài đặc điểm dinh dưỡng, trao đổi chất, sinh sản, ích lợi và tác hại của một số động vật quen thuộc. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân: Cá nhân nghiên cứu thông tin trên và kiến thức phần Động vật của SGK tiểu học. Chú ý nội dung và cách trình bày mạch nội dung kiến thức. Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm: Thảo luận theo nhóm các vấn đề sau: - Các dạng kiến thức động vật ở tiểu học được trình bày như thế Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 nào? Số tiết - Hoàn thành phiếu học tập sau: Nội dung Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, trao đổi. Giảng viên tổng kết. Đánh giá 1. Hệ thống kiến thức động vật trong chương trình tiểu học được trình bày như thế nào? 2. Trong chương trình môn TN-XH, Khoa học, kiến thức động vật được phát triển như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 2 Các phương pháp chủ đạo trong dạy học chủ đề động vật tương tự như dạy học chủ đề thực vật: phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận, thực hành, thí nghiệm. Tuy 106 Bản thảo 17/4/2005
  29. nhiên, do nội dung của môn học gồm các kiến thức đơn giản hơn nhưng khó có điều kiện sử dụng các vật thật, mẫu vật hay thí nghiệm nên quan sát tranh ảnh, mô hình và hiểu biết thực tế của HS được sử dụng nhiều hơn trong phương pháp quan sát và thảo luận. 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề động vật lớp 1; 2; 3. Đối với dạng kiến thức nhận biết các con vật và từng bộ phận chính trên cơ thể của các loài vật quen thuộc, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh ảnh, mô hình kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thảo luận. Đối với các kiến thức về sự đa dạng, tầm quan trọng của động vật và các bài ôn tập tổng kết, GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm giúp HS có điều kiện sử dụng vốn hiểu biết của mình từ thực tế. Ví dụ: Bài 56, 57. Thực hành đi thăm quan thiên nhiên (SGK TN-XH lớp 3). Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của động vật, GV có thể chuẩn bị sẵn câu hỏi trắc nghiệm vào phiếu học tập để HS trả lời: Hãy điền dấu x vào ô vuông trước tên các con vật mà các em cho là có ích cho nhà nông: a) Giun đất d) Cóc b) Ốc sên e) Châu chấu c) Ếch g) Chuột Các em sẽ suy nghĩ lựa chọn để điền vào ô trống, qua phiếu trả lời, GVsẽ đánh giá kết quả học tập của HS và mở rộng thêm những động vật có lợi, có hại cho nhà nông. GV cũng có thể sử dụng các bảng tổng kết, so sánh để HS tự hoàn thiện. Ví dụ, HS hãy điền vào các chỗ trống để hoàn thành bảng: Đặc điểm sinh học của một số động vật quen thuộc: Tên động vật Nơi sống Có lợi Có hại Ốc sên Châu chấu Cóc Nhái Giun đất Bướm . Để đạt kết quả tốt, GVcần có kế hoạch chuẩn bị trước đồ dùng dạy học: bút màu, tranh, ảnh các loài động vật, hoạt động chăn nuôi, sản xuất và môi trường sống của các loài động vật được giới thiệu Ví dụ về lập kế hoạch cho một bài học: Bài 49. Động vật (SGK TN-XHi, lớp 3). * Mục tiêu: 107 Bản thảo 17/4/2005
  30. - Kiến thức: Giúp HS nhận biết được sự khác nhau về đặc điểm hình thái và môi trường sống của một số loài động vật, từ đó phát hiện được sự đa dạng phong phú của giới động vật. - Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát, vẽ, tô màu và ghi chú các bộ phận của cơ thể con vật mà các em ưa thích. - Thái độ: yêu thích các loài động vật trong tự nhiên. * Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK và tranh sưu tầm các loài động vật của GVvà HS (GVcần trao đổi tranh sao cho đồng đều về hình dạng kích thước các con vật giữa các nhóm). Hồ gián, bút màu, giấy A4 * Hoạt động dạy và học. Hoạt động 1. Làm việc với SGK để tìm hiểu sự đa dạng phong phú của động vật. - Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số loài động vật, nhận ra sự đa dạng phong phú của động vật trong tự nhiên. - Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm, GVyêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và các ảnh động vật sưu tầm được. Đồng thời, các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau: + Hình dạng và kích thước của các con vật ? + Các bộ phận: đầu, mình, chân của các con vật ? + Ghép những con vật có những đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng. + Hoàn thành bảng sau: Tên động Nơi sống Cách vận Cơ quan Hình dạng Có lợi / vật chuyển vận chuyển cơ thể hại Bò Hổ Sóc Voi Ong mật Kiến Ếch Hươu cao cổ Đại bàng Cá voi Giun đất Chuột Bước 2: Hoạt động cả lớp. 108 Bản thảo 17/4/2005
  31. Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2. Bạn yêu thích con nào ? - Mục tiêu: giúp HS biết vẽ, tô màu và phân biệt các bộ phận của cơ thể con vật yêu thích. - Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS vẽ, tô màu và chú thích các bộ phận của con vật. Bước 2: HS đánh giá sản phẩm cho nhau. Bước 3: GV cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn con gì ? ” . Đối với các bài ôn tập ở lớp 2; 3, GV nên tổ chức cho HS làm việc cá nhân trên cơ sở sử dụng phiếu học tập. Chẳng hạn: * Hãy điền tiếp vào bảng dưới đây: tên, nơi sống, cách di chuyển, kích thước và ích lợi của các loài động vật mà em biết. Tên động vật Nơi sống Cách di chuyển Có lợi / có hại - Bướm Trên cạn Bay, bò Có lợi - Chim Trên cạn Bay, chạy, nhảy Có lợi - Châu chấu Trên cạn Bay, nhảy Có hại 2. PPDH chủ đề Động vật trong môn Khoa học lớp 4 . Kiến thức động vật lớp 4 là các kiến thức về trao đổi chất và ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng ) và các cơ thể sinh vật khác đối với đời sống động vật. Đối với dạng kiến thức sinh lý, hiệu quả nhất là GVsử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành. Những trường có điều kiện, GVchuẩn bị kế hoạch, nội dung, hướng dẫn HS bố trí và theo dõi thí nghiệm (xem thêm phần kiến thức cơ bản Tự nhiên-Xã hội). Đối với trường không có điều kiện tiến hành thí nghiệm, GV cần sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi đáp để dạy học. Hệ thống câu hỏi xây dựng trên cơ sở các thông tin từ thực tế cuộc sống, từ tranh ảnh trong SGK và tài liệu tham khảo sưu tầm được. Cũng như phần thực vật, kiến thức về trao đổi chất của động vật rất trừu tượng, HS khó học. Vì vậy, GV phải giải thích và hướng dẫn các em khai thác các sơ đồ trong SGK, thông qua hệ thống câu hỏi phù hợp trên cơ sở những hiểu biết thực tế của các em. Ví dụ: bài 64. Động vật lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ? (SGK Khoa học, lớp 4) Để HS phát hiện được dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường, GV tổ chức các hoạt động. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. GV đặt câu hỏi với các động vật quen thuộc: Hàng ngày bò ăn những thức ăn gì ? Thải ra những gì ? Hàng ngày bò uống gì ? Thải ra nước gì ? 109 Bản thảo 17/4/2005
  32. Trong hô hấp, bò hít vào khí gì ? Thải ra khí gì ? HS trả lời, GVviết thành dạng sơ đồ lên bảng: GV cho một vài HS lên bảng trình bày và vẽ một vài ví dụ tương tự. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Hướng dẫn cho các em khai thác sơ đồ trao đổi khí và thức ăn ở động vật: Cỏ Phân bò BÒ O2 CO2 Nước Nước tiểu Sự trao đổi khí, thức ăn và nước ở cơ thể bò H ấp thụ Thải ra Khí ôxy Động vật Khí cacbonic Sơ đồ sự trao đổi khí ở động vật Hấp thụ Thải ra Nước Nước Động vật Các chất hữu cơ lấy Các chất không từ thức ăn(Thực vật tiêu ho ặ c đ ộ n g v ậ t khác ) Sơ đồ trao đổi thức ăn ở động vật. Để củng cố kiến thức trao đổi chất cho HS, GV cho các em lấy các ví dụ minh hoạ cụ thể. 3. Chủ đề Động vật ở lớp 5. Kiến thức động vật phần Khoa học lớp 5 được bố trí 6 tiết, gồm các kiến thức về sinh sản hữu tính, quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật: côn trùng, ếch, chim và thú. Thông qua các bài học này, HS sẽ nhận biết được các hiện tượng sinh sản và khái niệm chung về sự sinh sản hữu tính của động vật. Phân biệt được động vật đẻ trứng và đẻ con. Đối với các kiến thức này, GVsử dụng phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi đáp. Khai thác tối đa các hình vẽ trong SGKvà các tranh ảnh sưu tầm được cho các em quan sát. Đồng thời dựa vào sự hiểu biết của HS để xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng các em vào mục tiêu kiến thức cần đạt được. Ví dụ: bài 57. Sự sinh sản của ếch. Mở bài, GV khởi động bằng cách cho HS bắt chước tiếng kêu của ếch. Hoạt động 1. Làm việc với SGK để tìm hiểu sự sinh sản của ếch. 110 Bản thảo 17/4/2005
  33. Bước 1: GVcho một HS đọc thông tin trong SGK. Bước 2: HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Ếch đực thường kêu nhiều khi thời tiết như thế nào ? + Sau cơn mưa rào, ao hồ ngập nước, nhìn kỹ dọc bờ ao, hồ, bạn thấy những gì? Hoạt động 2. Làm việc với SGK để tìm hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch. Bước 1. Cá nhân quan sát từ ảnh 1 đến ảnh 8, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Mô tả quá trình phát triển của nòng nọc từ giai đoạn trứng mới thụ tinh cho đến giai đoạn phôi có hình dạng nòng nọc và cuối cùng là dạng ếch. + Nòng nọc sống ở đâu? ếch sống ở đâu ? ếch đẻ trứng ở đâu? Bước 2. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 3: Viết sơ đồ qúa trình sinh sản của ếch và trình bày trước lớp. GVnhận xét, tổng kết Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: Cá nhân nghiên cứu thông tin trên, thông tin phần Những vấn đề chung, SGV và SGK Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm: Các nhóm thảo luận các nội dung sau: + Cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. + Hoàn thành bảng sau: Lớp Dạng kiến thức PPDH Hình thức tổ chức dạy học 1 2 3 4 5 Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp: + Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các dạng kiến thức động vật ở Tiểu học. Cho ví dụ minh hoạ. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giảng viên tổng kết. Đánh giá 1. Dựa trên cơ sở nào để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Động vật? 2. Trình bày PPDH các dạng kiến thức động vật ở lớp 1,2,3. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi lớp. 111 Bản thảo 17/4/2005
  34. 3. Theo anh (chị) khi dạy các bài về sự sinh sản của động vật, thì hình thức tổ chức dạy nào có hiệu quả tốt nhất? HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC VÀ TẬP GIẢNG (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 Các bài học trong SGK: Bài 26, lớp 1: Con gà. Bài 29, lớp 2: Một số loài vật sống dưới nước. Bài 53, lớp 3: Chim Bài 64, lớp 4: Động vật lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? Bài 55, lớp 5: Sự sinh sản của động vật Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân. - Cá nhân ôn lại hoạt động 1, 2, nghiên cứu SGK, SGV soạn một giáo án theo từng nhóm: nhóm 1: bài 53, lớp 3; nhóm 2: bài 29, lớp 2; nhóm 3: bài 26, lớp 1; nhóm 4: bài 55, lớp 5; nhóm 5: bài 64, lớp 4; Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm Các nhóm trao đổi, thống nhất ý tưởng hoạt động dạy học theo giáo án của từng nhóm, viết vào giấy khổ lớn hoặc bản trong tóm tắt giáo án. Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm lên trình bày ý tưởng giáo án trước lớp, sau đó cả lớp trao đổi , góp ý và rút kinh nghiệm. GV đánh giá, tổng kết, củng cố Đánh giá Soạn giáo án một bài học về chủ đề Động vật (tự chọn). HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT ( 2tiết ) Thông tin cho hoạt động 4. 1. Sử dụng đồ dùng dạy học chủ đề Động vật. 112 Bản thảo 17/4/2005
  35. Đồ dùng dạy học chủ đề Động vật ở các trường tiểu học hiện nay mới chỉ có các loại tranh ảnh về các loài động vật quen thuộc: gà, lợn, trâu, bò, bê Hầu hết các mẫu ngâm, mô hình và các tiêu bản khô đều thiếu. 2. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học: 2.1. Kỹ thuật làm mẫu ngâm: Mẫu ngâm bao gồm các loài động vật : giun đũa, sán ruột lợn (sán bã trầu), nòng nọc ếch, ếch, cóc, nòng nọc cóc, các loài cá được ngâm trong dung dịch chống phân huỷ: a) Vật liệu và hóa chất: - Vật liệu: Lọ thuỷ tinh nút mài 100ml, 200ml, 500ml (nếu không có lọ thuỷ tinh có thể thay bằng lọ nhựa màu trắng); kim tiêm; đũa tre tách đôi, chỉ khâu . - Hóa chất: phoocmôn (Phoocmaline): 5%, 8%, 10% - Cồn 70o, muối ăn, nitrat kali, axêtat kali . - Mẫu vật. + Vào mùa xuân-hè, GV trực tiếp thu mẫu hoặc có thể nhờ HS sưu tầm mẫu vật ngoài tự nhiên: nòng nọc cóc, ếch các giai đoạn: chưa có chi sau, có chi sau, có đủ 4 chi; ếch , cóc trưởng thành (chú ý có cả ếch đực và ếch cái). + Liên hệ với các lò mổ, để thu mua hoặc sưu tầm giun đũa lợn, sán lá ruột lợn. Bằng cách đặt trước ở lò mổ một lọ thuỷ tinh hoặc nhựa đựng phocmôn 5%, khi có mẫu họ sẽ cho mẫu vào lọ. + Tuỳ từng loại mẫu: chuột, rắn, cá, thằn lằn, thạch sùng mà GV có thể sưu tầm theo các cách khác nhau. b) Cách tiến hành: Bước 1: Làm chết con vật. Đối với động vật không xương sống và có xương sống kích thước nhỏ, thì cho con vật vào lọ đựng cồn 900, đậy kín lọ, sau 5-10 phút con vật sẽ chết. Đối với động vật có kích thước lớn, thì phải huỷ hệ thần kinh hoặc ngâm nước cho con vật chết ngạt. Sau đó rửa sạch mẫu bằng nước sạch. Bước 2: Định vị mẫu vật theo yêu cầu, bằng cách buộc, khâu mẫu vật vào giá thể bằng chỉ, đinh ghim . Đảm bảo tư thế tự nhiên, thể hiện được hình dạng cấu tạo ngoài; nếu là quá trình phát triển cá thể thì phải đảm bảo được thứ tự các giai đoạn phát triển. Bước 3: Ngâm mẫu vật đã định vị vào dung dịch định hình. Tuỳ kích thước từng loại mẫu vật mà dùng các loại lọ có thể tích khác nhau. Dung dịch định hình có thể là: - 1 lít phoocmôn 8% + 15g nitrat kali + 30g axêtat kali hoặc - 1 lit phoocmôn 10% + 45g muối ăn. Đối với những con vật có khối lượng trên 0,5 kg, trước khi ngâm cần mổ bụng moi hết nội quan, sau đó khâu bụng, rồi ngâm mẫu vật vào dung dịch định hình. Thời gian ngâm trong dung dịch định hình từ 2-7 ngày( tuỳ theo kích thước con vật), sau đó vớt ra, rửa sạch, định vị lại mẫu vật theo yêu cầu kỹ thuật. 113 Bản thảo 17/4/2005
  36. Bước 4. Ngâm mẫu vật đã định hình vào lọ chứa dung dịch bảo quản mẫu. Tuỳ từng kích thước mẫu vật định vị mà sử dụng các lọ bảo quản mẫu có thể tích khác nhau. Dung dịch bảo quản mẫu là o phoocmôn 3-5%, hoặc cồn 70-90 . Lọ Tên Việt Nam: Tên khoa học: đựng mẫu phải có nhãn đầy đủ dán ở Khối lượng (g) Chiều dài cơ thể (mm) Địa điểm thu mẫu ngoài. Ngày thu mẫu Nội dung nhãn dán ngoài lọ Người làm mẫu đựng mẫu ngâm: 2.2.Kỹ thuật làm mẫu ép khô. Đối với các loài côn trùng như cánh cứng, châu chấu , thì mẫu ép khô nếu bảo quản tốt cũng có thể dữ được lâu, làm phong phú thêm thiết bị dạy học kiến thức động vật ở tiểu học. a) Thiết bị và mẫu vật: - Thiết bị: Hộp gỗ 3 mặt 25cm x35cm x 0,4cm, mặt trên là kính 25 x35cm và tấm xốp mỏng lọt trong hộp gỗ ( có thể thay bằng hộp nhôm với kích thước tương tự); 1 hộp đinh ghim, lọ thuỷ tinh nút mài hoặc lọ nhựa có nắp, bông, Hoá chất là phoocmôn 5-8%, kim tiêm . - Mẫu vật: Sưu tầm chấu chấu ở các giai đoạn phát triển: chưa có cánh, có cánh Sưu tầm các loài cánh cứng ở các giai đoạn phát triển, và các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. b) Cách tiến hành. Bước 1: chuẩn bị dung dịch định hình mẫu, kim tiêm, lọ đựng mẫu, sưu tầm mẫu vật Bước 2: cho các loài cánh cứng có chiều dài cơ thể dưới 1,5cm vào lọ đã có dung dịch định hình phoocmôn 5%, đối với mẫu chiều dài lớn hơn 1,5cm, thì tiêm phocmôn vào bụng trước khi cho vào lọ định hình mẫu. Ngâm mẫu trong dung dịch định hình từ 3-5 ngày, vớt mẫu ra khay để trong phòng từ 15-20 giờ. Bước 3: Ghim mẫu lên hộp tiêu bản. Sau 15-20 giờ, mẫu vật đã se khô, thì ghim mẫu lên tấm xốp. Việc ghim mẫu lên tấm xốp được thực hiện theo thứ tự từ nhỏ đến lớn theo một hàng thẳng. Tấm xốp gồm nhiều hàng thẳng như vậy, sẽ tạo nên một hộp tiêu bản côn trùng sinh động, để phản ánh quá trình biến thái và sinh trưởng của chúng. Hàng tuần cần thay bông tẩm phoocmôn trong hộp tiêu bản để tránh vi khuẩn và rệp phá hoại mẫu vật. Đánh giá Trình bày kỹ thuật làm một mẫu ngâm hoặc mẫu ép khô. THÔNG TIN PHẢN HỒI. 114 Bản thảo 17/4/2005
  37. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. 1- Chủ đề Động vật trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3, có 15 tiết; trong môn Khoa học lớp 4 và 5 có 12 tiết. Kiến thức được nâng dần lên: lớp 1. 2 HS nhận biết các bộ phận của cơ thể các loài vật quen thuộc. Lớp 3, được tìm hiểu môi trường sống và sự phân bố của động vật. Lớp 4, HS được tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố: ánh sáng, nhiệt độ, nước, muối khoáng đến đời sống động vật, qua đó, hiểu được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Lớp 5, HS được làm quen với quá trình: sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của động vật. 2- Kiến thức động vật có các dạng kiến thức: hình thái cấu tạo ngoài, kiến thức sinh lý và sinh thái. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. 1. Cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là: Mục tiêu của môn Tự nhiên- Xã hội và Khoa học. Nội dung kiến thức chủ đề Động vật trong môn Tự nhiên- Xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4, 5. Trình độ nhận thức của HS ở các khối lớp. Điều kiện thực tế của địa phương. 2- Đối với kiến thức hình thái cấu tạo ngoài, PPDH mang lại hiệu quả nhất cho HS là phương pháp quan sát và phương pháp hỏi đáp. Đối với kiến thức sinh lý, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành hoặc quan sát kết hợp với phương pháp hỏi đáp. 3. Hình thức tổ chức dạy học kết hợp giữa làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc làm việc cả lớp tuỳ theo nội dung bài học và đồ dùng dạy học cho phép. Ví dụ: xem phần thông tin. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3, 4. Xem thông tin phản hồi phần Con người và sức khoẻ. 115 Bản thảo 17/4/2005
  38. Tiểu chủ đề 2 : HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (8 tiết). Tiểu chủ đề này giúp cho người học phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc các bài học chủ đề Vật chất và năng lượng; có khả năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính cực hoạt động và các năng lực của HS; lập kế hoạch bài học; sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả và tự làm được một số đồ dùng đơn giản phục vụ dạy học. HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG LỚP 4, LỚP 5 (1tiết) Thông tin cho hoạt động 1 1. Mục tiêu Chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4, 5 giúp HS: Về kiến thức: - Tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm, tính chất của một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên: nước, âm thanh, ánh sáng, nhiệt và vai trò của chúng đối với đời sống con người. - Nhớ được đặc điểm, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi của vật chất; việc sử dụng các nguồn năng lượng nói chung và các nguồn năng lượng sạch: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy. Về kỹ năng: - Bước đầu hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản. - Thu thập thông tin. - Phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng đơn giản trong thế giới tự nhiên. Về thái độ: - Luôn có ý thức quan tâm, ham hiểu biết, tìm hiểu, hứng thú trong học tập môn Khoa học và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Có ý thức tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ môi trường. 2. Nội dung kiến thức Trong chương trình môn Khoa học lớp 4, 5, chủ đề Vật chất và năng lượng gồm những kiến thức chính thuộc hai môn Vật lý và Hoá học. Những kiến thức đó được lựa chọn ở mức độ đơn giản, chỉ trình bày hiện tượng về mặt định tính, phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. 116 Bản thảo 17/4/2005
  39. Chương trình lớp 4 dành 10 tiết để dạy các bài có nội dung về nước ( từ bài 20 đến bài 29); 9 tiết để dạy các bài có nội dung về không khí (từ bài 30 đến bài 40 trong đó dành bài 33-34 cho ôn tập và kiểm tra học kỳ I), 14 tiết để dạy các bài về âm thanh, ánh sáng và nhiệt (từ bài 41 đến bài 54) và 2 tiết ôn tập phần vật chất và năng lượng (Bài 55-56). Chương trình lớp 5 dành 11 tiết để dạy các bài "đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu" thường dùng (từ bài 12 đến bài 32), 5 tiết để dạy các bài "sự biến đổi của chất", 9 tiết để dạy các bài "sử dụng một số dạng năng lượng". Nội dung các bài học thường có cấu trúc như sau: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, liên hệ thực tế bằng vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi rất gần gũi với đời sống hàng ngày của các em như : kể tên các đồ vật theo từng chủ đề bài học trong SGK. - Yêu cầu HS : + Làm thí nghiệm + Đọc các thông tin trong mục "bạn có biết" để trả lời câu hỏi. + Thực hiện các trò chơi học tập. Ví dụ: Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo (bài 31, lớp 5); dò tìm mạch điện (bài 46-47, lớp 5) + Yêu cầu HS vẽ. Như vậy mỗi chủ đề, mỗi bài học được trình bày thường theo thứ tự khám phá, nhận biết, vận dụng để HS : - Khám phá về các dạng vật chất và năng lượng (thông qua quan sát tranh ảnh, thí nghiệm, thực hành, trò chơi). - Nhận biết các dạng vật chất và năng lượng thông thường (rút ra kết luận từ hoạt dộng khám phá). - Vận dụng kiến thức về vật chất và năng lượng để hiểu biết các ứng dụng trong cuộc sống và có các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của bản thân và gia đình Các dụng cụ trong các thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm, dễ làm như: chai, lọ, khay, thìa, túi ni-lông Nên hầu hết các thí nghiệm thực hành trong chương trình đều có thể thực hiện một cách đầy đủ. Ví dụ: ở lớp 4 thí nghiệm "Nước có hình dạng nhất định không?"(Bài 20). "Nước đục, nước trong" (Bài 25). "Không khí có những thành phần nào" (Bài 32); ở lớp 5 thí nghiệm về "Dung dịch"(Bài37); "Lắp mạch điện đơn giản" (Bài 46-47). Những thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện này sẽ khơi dậy trí tò mò, ham hiểu biết của HS giúp các em học tập tích cực Trò chơi khoa học cũng được đề cập nhiều trong chương trình; Các trò chơi hấp dẫn và dễ thực hiện với HS, ví dụ " Thi thổi bóng" (bài 31) "Chơi chong chóng"(bài 37) hoặc "Nói chuyện qua điện thoại" (Bài 42) Đây cũng là một hình thức học tập lý thú của chủ đề này Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân: SV nghiên cứu SGK, SGV và phần Những vấn đề chung. 117 Bản thảo 17/4/2005
  40. Nhiệm vụ 2 : Làm việc nhóm Dưới sự hướng dẫn của giảng viên các nhóm thảo luận và xác định mục tiêu dạy học các bài cụ thể về nước và không khí ở lớp 4. Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp: SV trả lời các câu hỏi: - Mục tiêu chính của các bài học về vật chất và năng lượng lớp 5 là gì? - Trình bày nội dung một thí nghiệm trong chủ đề Vật chất và năng lượng lớp 5. - Hãy tìm một trò chơi khoa học phục vụ giảng dạy vấn đề ánh sáng. Đánh giá 1. Trình bày nội dung kiến thức chủ đề Vật chất và năng lượng lớp 4 và lớp 5. 2. Hãy nghiên cứu những thí nghiệm và trò chơi khoa học trong phần" Vật chất và năng lượng" lớp 4, 5 và ghi vào bảng sau: Lớp Bài Nội dung dụng cụ . . HOẠT ĐỘNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC CÁC BÀI CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG LỚP 4, 5 (3 tiết) Thông tin cho hoạt động 2. 1. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4 : Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng thường được sử dụng ở lớp 4 là: quan sát, thí nghiệm, thực hành, hỏi đáp, thảo luận - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước. - Làm các thí nghiệm để khẳng định nước không có hình dạng nhất định. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể. - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại, nêu cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. Từ đó, HS có thể giải thích mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? hiểu một cách chặt chẽ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. HS nắm được vai trò của nước đối với đời sống con người và cộng đồng, vai trò của nước trong nông nghiệp, trong công nghiệp và vui chơi giải trí. Bằng cách quan sát và thí nghiệm, sẽ giúp HS: + Phân biệt nước đục, nước trong; + Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch; 118 Bản thảo 17/4/2005
  41. + Mô tả được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm; + Liệt kê một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách; + Hiểu được sự cần thiết phải uống nước sôi; + Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. + Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. + Tìm được một số nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm Từ đó giáo dục cho các em có ý thức và cam kết bảo vệ nguồn nước. - GV cùng HS tiến hành thí nghiệm để chứng minh: + Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật; + Thành phần của không khí; + Phát hiện ra một số tính chất của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao có gió. Quan sát để phát hiện màu, mùi ,vị và tính chất của không khí. Chứng minh người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở, vai trò của khí ô-xi trong đời sống. Bằng kiến thức thực tế, HS phân biệt được gió mạnh, gió nhẹ, gió to, gió giữ phòng chống bão. Phân biệt được không khí sạch, không khí bẩn. Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí. Phần âm thanh, HS nắm được cơ chế của sự phát âm; nhận biết vai trò của không khí trong việc lan truyền âm thanh; các môi trường truyền âm; nhận biết được một số nguồn gây tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn; có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn. Phần ánh sáng: HS phân biệt được vật tự phát sáng sáng và vật được chiếu sáng; nêu được sự xuất hiện của bóng tối. HS biết được tác dụng của ánh sáng đối với sự sống; đọc và sử dụng đơn giản nhiệt kế; giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng; biết được những vật dẫn nhiệt tốt, những vật dẫn nhiệt kém; giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu; kể tên vai trò của nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. 2. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 5 : Một số phương pháp thường sử dụng để phát huy tính tích cực học tập của HS: -Phương pháp quan sát -Phương pháp thực nghiệm -Dạy- học hợp tác trong nhóm nhỏ -Trò chơi học tập Các phương pháp quan sát, thảo luận thường được sử dụng để nhận biết được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song, sắt gang, thép, đồng và hợp kim của đồng, nhôm. Phương pháp thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của đá vôi, gạch, ngói, cao su làm biến đổi chất này thành chất khác, tạo ra dung dịch, lắp mạch điện đơn giản Trò chơi dò tìm mạch điện 119 Bản thảo 17/4/2005
  42. Tuỳ theo mỗi tiết học, bài học, GV cần phối hợp một số phương pháp khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo để phát huy tối đa sự hoạt động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. - Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh. - Tổ chức cho HS tập giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với tình huống có ý nghĩa, HS có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. -Tổ chức cho HS làm việc theo cặp (nhóm 2 HS) và nhóm nhỏ (nhóm 3 HS) sẽ giúp các em nhiều cơ hội để nói lên những ý kiến của mình, rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc. - Tăng cường cho HS sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ dùng thí nghiệm 3. Một số ví dụ sử dụng các PPDH các bài cụ thể 2.1. Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Phương pháp quan sát được GVsử dụng để quan sát các tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ trong SGK, mô hình trong sân trường, vườn trường, phòng thí nghiệm hoặc các hình ảnh mà cuộc sống hàng ngày các em thấy được như: những sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội để thu thập thông tin, xử lý thông tin và rút ra kết luận về sự vật và hiện tượng. Quan sát có thể là: Ví dụ: Dạy bài 22 "Tre, mây, song" (Khoa học lớp 5). I. GV xác định mục tiêu của bài (SGV) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trong SGK - Phiếu bài tập - Tranh ảnh, đồ dùng dược làm từ mây, tre, song III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Tìm hiểu, lập bảng so sánh đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn HS để thu thập thông tin về đặc điểm, ứng dụng của tre, mây, song. GV: Phát phiếu bài tập cho các nhóm , yêu cầu các em đọc các thông tin trong SGK kết hợp với vốn hiểu biết thực tế để hoàn thành phiếu bài tập. Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS quan sát từng hình vẽ trong sách, thảo luận rồi ghi vào bảng: Loại cây Đặc điểm Ứng dụng Tre Mây, song 120 Bản thảo 17/4/2005
  43. Bước 3: Làm việc cả lớp GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Các nhóm bổ sung để hoàn thiện đáp án. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Mục tiêu tiêu của hoạt động này là: - Kể tên những đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng mây tre có trong gia đình. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình vẽ 4, 5, 6, 7 trang 41 trong SGK, - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận nói tên từng đồ dùng Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu và đồ dùng đó được làm từ tre hay mây, song. - Sau khi đã thảo luận, thư kí ghi kết quả quan sát vào bảng: Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả ghi trong phiếu của nhóm mình. Các bạn trong lớp bổ sung. - GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. - Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK: + Kể tên những đồ dùng được làm bằng tre và mây, song khác mà bạn biết. + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. Sau đó GV kết luận bài học. Một số điểm cần chú ý : Khi sử dụng phương pháp quan sát tranh ảnh cần kết hợp với phương pháp hỏi đáp và phương pháp thực hành. Ví dụ: để nhận biết vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, (Bài 23 SGK lớp 4), GV cần cho HS quan sát tranh ảnh ngay từ đầu bài học kết hợp với câu hỏi để HS nhận biết trong sơ đồ, mô tả các cảnh như đám mây (mây trắng, mây đen). Các mũi tên trong hình vẽ: Nằm ngang, hướng lên, hướng xuống cho ta biết những thông tin gì? Sau khi quan sát hình vẽ kết hợp các câu hỏi đáp, HS sẽ nắm được bài. Một ví dụ khác, để phân biệt được nước đục , nước trong (Bài 25, SGK lớp 4). GV lấy các chai đựng nước: một chai đựng nước ao( hồ, sông) ; một chai đựng nước máy(hoặc nước mưa, nước giếng) và cho HS dự đoán xem chai nào đựng nước ao, chai nào đựng nước máy. HS có thể đoán đúng. GV đặt câu hỏi để HS trả lời: Tại sao em biết? GV hướng dẫn các em làm thí nghiệm như SGK trang 52; hoặc làm thí nghiệm ngược lại (dùng hai chai đựng nước máy, cho vào một chai ít đất bùn, rồi cho các em quan sát, so sánh) và trả lời câu hỏi trên. 121 Bản thảo 17/4/2005
  44. Như vậy, các kĩ thuật cần sử dụng là. • Hướng dẫn HS làm việc với tranh ảnh giáo khoa (quan sát, mô tả, trả lời câu hỏi). • Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh bổ sung cho tranh ảnh trong SGK. • Hướng dẫn HS thực hành tự vẽ và nhận xét tranh vẽ. 2.2. Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với phương pháp quan sát và thảo luận nhóm. Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp rất quan trọng để giảng dạy chủ đề Khoa học lớp 4 và lớp 5, vì hầu hết các bài đều có liên quan đến hiện tượng, sự vật, quá trình vật lý và biến đổi hoá học diễn ra trong thế giới tự nhiên. Thí nghiệm để dạy học các bài này cần tuân theo các bước sau: a) Xác định mục đích thí nghiệm Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4, 5 có thể chia thành 3 loại chính: -Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. -Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia hoặc hiện tượng kia). -Loại nghiên cứu điều kiện tính chất của một vật. b) Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm GV cần nghiên cứu kỹ các thí nghiệm trong SGK, liệt kê dụng cụ thí nghiệm cần có, điều kiện để tiến hành thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm ,vạch kế hoạch cụ thể (làm gì trước? làm gì sau?); thực hiện thao tác gì? trên vật nào? rút ra kết luận gì? c) Tiến hành thí nghiệm Bố trí, lắp ráp thí nghiệm theo các bước đã vạch ra. GV cần chú ý tiến hành thí nghiệm phải thành công, kết quả thí nghiệm phải chính xác, có như vậy mới làm cho HS tin tưởng vào các kết luận khoa học. d) Phân tích kết quả và kết luận. Phần này GV cần hướng dẫn HS chú ý dấu hiệu bản chất. Hướng dẫn HS so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận. Lưu ý: Tuỳ từng thí nghiệm và trình độ HS, GV có thể yêu cầu HS làm thí nghiệm ở mức độ khác nhau. Ví dụ Bài 35: Không khí cần cho sự cháy (SGK lớp 4) * Mục tiêu của bài học. HS biết và vận dụng kiến thức bài học vào đời sống. * Cách tiến hành - Làm thí nghiệm để chứng minh: + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông -Vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xẩy ra không quá mạnh, quá nhanh. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm Những dụng cụ thí nghiệm: 122 Bản thảo 17/4/2005
  45. Các hình vẽ trong SGK trang 70, 71 Chuẩn bị các đồ dùng theo nhóm: + Hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, một lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau, phiếu học tập. + Một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê (như hình vẽ). Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm1: Chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm và kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng để quan sát và thí nghiệm. GV yêu cầu HS đọc các mục "ống nhòm" và quan sát các hình vẽ trong SGK. Các nhóm thảo luận để biết cách làm. Bước 2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm như trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến. Nhóm trưởng điều khiển ghi kết quả quan sát được vào phiếu. Thảo luận nhóm để rút ra nhận xét và ghi ý kiến nhận xét vào phiếu. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi để duy trì sự cháy lâu hơn hay không khí có ôxi nên không khí cần để duy trì sự cháy. Thí nghiệm 2: Chứng minh muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. Bước 1: GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của các nhóm để quan sát và thí nghiệm. GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, quan sát các hình vẽ trong SGK và thảo luận nhóm để biết cách làm. Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm như trong SGK trang 71; quan sát sự cháy của ngọn nến. Thảo luận nhóm để giải thích nguyên nhân làm cho ngọn làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín Bước 3 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm trước lớp, các nhóm bổ sung. Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Vận dụng: HS trả lời câu hỏi trong SGK 2.3. Các hình thức dạy học theo nhóm kết hợp với các phương pháp khác Hình thức dạy học theo nhóm rất phù hợp với dạy học chủ đề "Vật chất và năng lượng" ở lớp 4 và lớp 5. Bởi vì, nội dung chủ đề phản ánh những tính chất, những khái niệm, những đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng rất gần gũi với đời 123 Bản thảo 17/4/2005
  46. sống hàng ngày cuả HS. Tuy nhiên, hình thức dạy học theo nhóm cần được phối hợp với hình thức học tập cá nhân và theo nhóm. Ví dụ, dạy Bài 31: "Chất dẻo" ở lớp 5 * Mục tiêu Sau bài học HS có khả năng: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. * Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị hình vẽ trong SGK trang 58, 59, một số đồ dùng bằng nhựa thường dùng. * Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Quan sát Bước 1: Làm việc trong các nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát hình vẽ trong SGK trang 58 vàmột số đồ dùng bằng nhựa đem đến lớp. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về tính cứng, màu sắc trên vật thật hoặc hình vẽ trong SGK, trang 58. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu của hoạt động này là: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. Bước1 : Làm việc cá nhân HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết để thu thập thông tin. Bước 2 : Làm việc cả lớp GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK trang 59 Cuối cùng GV tổ chức cho các nhóm "Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo" bằng các hình thức khác nhau như viết vào giấy, mỗi bạn trong nhóm đóng vai một đồ dùng đứng trên bảng kể về mình: máu sắc, tính chất GV nhận xét và cho điểm. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: SV đọc thông tin trên và các tài liệu: - SGK và SGV môn Khoa họclớp 4 và lớp 5. - Một số vấn đề cơ bản về Giáo dục và PPDH ở tiểu học, Đỗ Đình Hoan, NXB Giáo dục-1996. - Giáo trình PPDH tự nhiên và xã hội- Bùi Phương Nga, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Phương. NXB Giáo dục-1998 trang 67- trang 70 Nhiệm vụ 2: SV trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau: Câu 1: Phương pháp thí nghiệm trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượngốc những ưu, nhược điểm gì? Câu 2: Soạn một bài dạy theo phương pháp thí nghiệm chủ đề vật chất và năng lượng lớp 4 124 Bản thảo 17/4/2005
  47. Câu 3: Soạn một bài dạy áp dụng chủ yếu hình thức dạy học theo nhóm trong chủ đề vật chất và năng lượng lớp 5 Đánh giá Bạn hãy nghiên cứu bài 20 "Nước có tính chất gì" ( Khoa học lớp 4) và cho biết bạn sử dụng những phương pháp và hình thức chủ yếu nào khi dạy- học? HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC (2tiết) Thông tin cho hoạt động 3 Thiết bị dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng bao gồm: - Bộ tranh ảnh và các tư liệu liên quan đến nội dung các chủ đề - Mô hình hoặc đồ dùng, vật liệu thực tế - Phiếu học tập - Các thiết bị thí nghiệm Với HS tiểu học việc sử dụng tranh ảnh, mô hình như là nguồn thông tin cho HS quan sát, phân tích để phát hiện ra kiến thức về các chủ đề vật chất và năng lượng như: có thể sưu tầm tranh, ảnh, vẽ tranh cổ động, phô tô phóng to các hình vẽ trong SGK để HS cả lớp quan sát. Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy, học. Phiếu học tập rất đa dạng, tuỳ theo mục tiêu của từng bài và mục đích sử dụng. Phiếu dùng cho hoạt động nhóm, cả lớp, cá nhân(ít hơn), dùng cho phát hiện kiến thức mới hay cho ôn tập củng cố kiến thức đã học. Chính vì vậy, GV thiết kế hoặc hướng dẫn cho HS chuẩn bị phiếu học tập trước ở nhà cho phù hợp. Các phiếu học thường được thể hiện trên cả kênh chữ và kênh hình nhằm khai thác đầy đủ thông tin của bài học. Nội dung 1 phiếu học tập cần có: Phần khai thác kiến thức: Phần này nên dùng các câu hỏi trắc nghiệm (dạng điền khuyết, đúng sai hoặc nhiều lựa chọn). Phần rèn luyện kĩ năng có thể sử dụng các kênh hình trong SGK để HS quan sát, nhận xét hoặc sử dụng các bảng số liệu. Tuỳ theo yêu cầu bài học và khả năng của trường, GV thiết kế các phiếu học tập thích hợp. Về hình thức: phiếu học tập theo nhóm, lớp nếu có điều kiện nên dùng khổ giấy A2 hoặc được viết lên bảng phụ để khi các nhóm, cá nhân báo cáo trước lớp, mọi HS có thể quan sát được. Các phiếu học tập được thiết kế trên máy vi tính có nhiều thuận lợi cho việc sử dụng kênh hình, kênh chữ . Hầu hết các bài học phần vật chất và năng lượng đều có thí nghiệm để nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên. Bên cạnh các trang thiết bị thí nghiệm nhà trường trang bị, GV phải nghiên cứu để làm các dụng cụ thí nghiệm 125 Bản thảo 17/4/2005
  48. còn thiếu hoặc cải tiến các dụng cụ cho phù hợp với điều kiện cụ thể. GV có thể hướng dẫn HS làm các đồ chơi như chong chóng, con quay gió (sử dụng năng lượng gió), các trò chơi về dò tìm mạch điện Đây là một hình thức học tập kết hợp giữa phương pháp thí nghiệm và trò chơi giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học một cách tích cực. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc theo nhóm. Các nhóm nghiên cứu SGK và thiết kế một phiếu học tập cho bài học cụ thể. Nhiệm vụ 2. Làm việc cả lớp. - Các nhóm trình bày mục đích, nôi dung, ý đồ thiết kế phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Nhiệm vụ 3: Làm việc theo nhóm Các nhóm thực hành làm thí nghiệm trò chơi "Ai khéo tay" Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài 46-47 : Pin và bóng đèn tạo thành mạch kín thì đèn sáng. Vật liệu: Gồm 2 cục pin, một bóng đèn 2,5V, hai đoạn dây dẫn dài 40cm, một que kim loại bằng cây bút bi. Các nhóm thiết kế như sơ đồ: Nguyên tắc: Nối cây bút kim loại vào đầu có mũi tên (dây điện nối phải dài và mềm). Đưa bút đi hết bên trong giữa 2 dây dẫn đến chỗ vẽ mặt người, nếu chạm dây nào thì đèn cũng sáng. Có thể thiết kế các chữ khác nhau, với độ khó khác nhau để gây hứng thú cho HS. Trò chơi: các nhóm HS cử đại diện dùng bút cho đi trong khoảng 2 dây dẫn hết chữ vui mà đèn không sáng là người đó thắng cuộc, GV làm trọng tài và tính thời gian. Đánh giá Các nhóm trình bày sản phẩm thực hành ở nhiệm vụ 3 . HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH TẬP DẠY (3tiết). Thông tin cho hoạt động 4. Các bài dạy: SGK Khoa học lớp 4, bài 22 (Mây được hình thành như thế nào? Mưa 126 Bản thảo 17/4/2005
  49. từ đâu ra), bài 30 (Làm thế nào để biết có không khí?); SGK Khoa học lớp 5, bài 22 (Tre, mây, song), bài 38,39 (Sự biến đổi hoá học) SV Thiết kế các bài dạy dựa vàoSGK, SGV và các tài liệu dạy học. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: SV các nhóm soạn bài. - SV chuẩn bị trước giáo án, phương tiện và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học. - Từng nhóm thảo luận cách trình bày, cử người trình bày trước lớp. Nhiệm vụ 2: các nhóm cử đại diện trình bày bài dạy: - Đại diện mỗi nhóm nhóm trình bày lần lượt ý tưởng chính của bài dạy ( 15-20 phút). - Các nhóm khác thảo luận góp ý về các mục rồi điền vào bảng theo mẫu: 1.Mục 2.Các hoạt 3.Nội 4. Phương pháp 5.Phương 6.Đánh tiêu động và dung Ghi và hình thức tổ tiện sử giá của bài thời gian chính chú chức dạy học dụng nhóm học bài học - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến đóng góp và nêu ý kiến riêng của nhóm mình về bài dạy của các nhóm khác. Nhiệm vụ 3: GV tổng kết về những ưu điểm mà các nhóm đã làm được và những thiếu sót cần khắc phục. Đánh giá Đánh giá dựa vào kết quả thực tập dạy của nhóm và ý kiến góp ý của các nhóm khác, GV nhận xét, đánh giá. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. Câu1. Chương trình khoa học lớp 4 và lớp 5 được xây dựng theo cấu trúc mở rộng và nâng cao dần với các chủ đề: Vật chất và năng lượng ở lớp 4 gồm 37 tiết tương ứng với 33 bài và 4 bài ôn tập, ở lớp 5 gồm 29 tiết với 22 bài và 4 bài ôn tập, kiểm tra. Lớp 4 : Vật chất và năng lượng Nước : Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn của nước, vai trò của nước trong đời sống sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; Sự ô nhiễm nước, cách làm sạch nước, sử dụng nước hợp lý, bảo vệ nguồn nước. 127 Bản thảo 17/4/2005
  50. Không khí: Tính chất, thành phần của không khí; vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy; sự chuyển động của không khí, gió, bão, phòng chống bão, sự ô nhiễm không khí; bảo vệ bầu không khí trong sạch. Âm: Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn. Ánh sáng: Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; vai trò của ánh sáng. Nhiệt: Cảm giác nóng lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; vai trò của nhiệt. Lớp 5. Vật chất và năng lượng Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre, mây, song, sắt, gang, thép, đồng và hợp kim của đồng, nhôm, đá vôi, gốm xây dựng: gạch, ngói; xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ, sợi. Sự biến đổi của chất: Ba thể của chất; hỗn hợp; dung dịch; sự biến đổi hoá học. Sử dụng một số dạng năng lượng: năng lượng cuả mặt trời; năng lượng của chất đốt; năng lượng của gió và của nước chảy; năng lượng điện; lắp mạch điện đơn giản; an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện; ôn tập. Câu 2. Lớp Bài Loại hình Nội dung 20 Thí nghiệm Chứng minh nước không có hình dạng nhất định 21 Thí nghiệm Sự chuyển thể của nước 4 22 Trò chơi Tôi là giọt nước 25 Thí nghiệm Nước trong, nước đục 128 Bản thảo 17/4/2005
  51. 30 Thí nghiệm Chứng minh không khí ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng quanh ta 31 Thí nghiệm Chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, 4 không khí có thể bị nén lại hoặc làm cho giãn nở. 32 Thí nghiệm Chứng minh không khí có ô-xi, ni-tơ và các thành phấn khác. 37 Thí nghiệm Chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió Trò chơi Chong chóng 38 Trò chơi Ghép chữ vào hình 42 Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại 43 Trò chơi Làm nhạc cụ 45 Thí nghiệm Chứng minh ánh sáng truyền theo đường thẳng Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng 50 Thí nghiệm Cảm giác nóng lạnh. Thực hành Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ 51 Thí nghiệm Vật có nhiệt độ cao truyền cho vật có nhiệt độ thấp Sự dẫn nhiệt của các vật liệu 52 Thí nghiệm Tính cách nhiệt của không khí 27 Thí nghiệm Phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói 30 Thực hành Tìm ra tính chất đặc trưng của cao su 32 Thực hành Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo 35 Trò chơi Ai nhanh, ai đúng 36 Thực hành Tách các chất trong hỗn hợp 37 Thực hành Tạo ra một dung dịch 5 38-39 Thí nghiệm Đưa ra cách phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học 40 Thí nghiệm Tìm ra sự biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ nhờ cung cấp năng lượng 41 Trò chơi Củng cố kiến thức đã học 46-47 Thực hành Lắp mạch điện thắp sáng đơn giản, phát hiện vật dẫn điện và vật cách điện Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. Bài 20 "Nước có tính chất gì" (Khoa học lớp 4) GV cần nghiên cứu xác định mục tiêu của bài. Hướng dẫn HS quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước: mùi, màu, vị . Trước khi dạy bài này, GV cần có kế hoạch trước để cho mỗi nhóm HS( 2 đến 3 em) chuẩn bị : - Một chai nước, hai cốc thuỷ tinh giống nhau. - Một ít sữa (sữa bột, sữa nước), một ít muối, một ít đường. 129 Bản thảo 17/4/2005