Pháp luật về Kinh tế

pdf 368 trang vanle 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Pháp luật về Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphap_luat_ve_kinh_te.pdf

Nội dung text: Pháp luật về Kinh tế

  1. PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ Chưông trình bồi dưỡng kiểm toán viên & kế toán viên. TS. LÊ VĂN HƯNG Khoa Luật - ĐH KINH TẾ TP. HCM VPLS TRÍ & CỘNG SỰ Email: lehunglkt@ueh.edu.vn - 2011 - 1
  2. PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ Phần I: Pháp luật về doanh nghiệp Phần II: Pháp luật về đầu tư Phần III: Hợp đồng kinh doanh Phần IV: Pháp luật về cạnh tranh Phần V: Giải quyết tranh chấp Phần VI: Pháp luật về Phá sản Phần VII: Pháp luật về Lao động 2
  3. PHẦN 1: PL VỀ DOANH NGHIỆP  Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.( Đ 4 LDN 2005 ) Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 3
  4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP  Doanh nghiệp là chủ thể KD độc lập (tên, tài sản, trụ sở, sử dụng lao động, hạch toán KD độc lập, tự chủ KD, tự chịu trách nhiệm, )  Doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thể nhân hoặc pháp nhân kinh tế – được cấp GCN đăng ký kinh doanh )  Mục đích thành lập và hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận 4
  5. CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP  Công ty nhà nước(*)  Công ty  Doanh nghiệp tư nhân 5
  6. NGƯỜI THÀNH LẬP & QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP  Những trường hợp không được tham gia thành lập & quản lý DN: - Cơ quan NN, đơn vị thuộc LLVTND sử dụng tài sản của NN & công quỹ thành lập DN kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho đơn vị; - Cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan;. . . . (Luật CC, Luật VC) - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DN 100% vốn NN (chỉ được quyền làm người quản lý tại DN khác với tư cách là đại diện uỷ quyền cho DNNN hoặc cơ quan NN có thẩm quyền) - Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất NLHVDS; - Người đang thụ án tù, bị tước quyền hành nghề. - Trường hợp DN bị tuyên bố phá sản; 6
  7. NHỮNG NGÀNH NGHỀ CẤM KINH DOANH - Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, - Chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, - Chất ma tuý, - Mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, - Tổ chức đánh bạc, gá bạc, - Hoá chất có tính độc hại mạnh, - Hiện vật thuộc di tích LS, văn hoá, bảo tàng, - Sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín , - Các loại pháo, - Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm, - Đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ trẻ em, - Kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài; . - Lưu ý: - Các quy định tại NĐ 59-CP ( 2006) - NĐ 108-CP 2006 & NĐ 102-CP 2010 7
  8. NĐ 102/CP ngày 01/10/2010- Ngành, nghề cấm KD: a) KD vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phưông tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho LLVT; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;  b) KD chất ma túy các loại;  c) KD hĩa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);  d) KD các sản phẩm văn hĩa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc cĩ hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;  đ) KD các loại pháo;  e) KD các loại đồ chơi, trị chơi nguy hiểm, đồ chơi, trị chơi cĩ hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an tồn xã hội;  g) KD các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; 8
  9. NGHỊ ĐỊNH 102/2010- tt  h) KD mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;  i) KD dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;  k) KD dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;  l) KD dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;  m) KD dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;  n) KD các loại phế liệu NK gây ô nhiễm môi trường;  o) KD các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;  p) Các ngành, nghề cấm KD khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. 9
  10. NGHỊ ĐỊNH 102/2010- tt Ngành, nghề KD có điều kiện và điều kiện KD:  1. Ngành, nghề KD có điều kiện và điều kiện KD áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Ttg CP (sau đây gọi chung là PL chuyên ngành).  2. Điều kiện KD được thể hiện dưới các hình thức:  a) Giấy phép KD;  b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện KD;  c) Chứng chỉ hành nghề;  d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;  đ) Xác nhận vốn pháp định;  e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  g) Các yêu cầu khác mà DN phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền KD ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  3. Các quy định về loại ngành, nghề KD có điều kiện và điều kiện KD đối với ngành, nghề đó tại các VBQPPL khác ngoài các loại VBQPPL đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có hiệu lực thi hành. 10
  11. NGÀNH NGHỀ KD PHẢI CÓ CC HÀNH NGHỀ  Kinh doanh dịch vụ pháp lý,  Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, dược phẩm,  Kinh doanh dịch vụ thú y, thuốc thú y,  Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình,  Kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hành nghề kế toán( Luật KT & NĐ 129/2004)  Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán,  Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật,  Kinh doanh dịch vụ thiết kế phưông tiện vận tải,  Mua bán di vật, cổ vật, bảo mật quốc gia.  Người có CCHN chỉ được đký trong hồ sơ ĐKKD của một cơ sở KD và phải chịu trách nhiệm V/v tuân thủ đúng các quy định về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KD của cơ sở đó. 11
  12. TÀI SẢN DOANH NGHIỆP  Tiền đồng VN, ngoại tệ chuyển đổi, vàng,  Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên- nhiên vật liệu,  Quyền sử dụng đất  Công nghệ, quyền SHTT,  Các quyền về tài sản khác, - Định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu - Vốn pháp định 12
  13. VỐN PHÁP ĐỊNH  Kinh doanh tiền tệ, NH: 1000 tỷ đồng; 3000 tỷ đồng ( 2010); NH Chính sách XH: 5000 tỷ;  Kinh doanh bảo hiểm: nhân thọ: 600 tỷ - phi nhân thọ: 300 tỷ;  Kinh doanh chứng khoán: 300 tỷ ( bốn lĩnh vực);  Kinh doanh bất động sản: 06 tỷ;  Kinhdoanh dịch vụ hàng không:  Từ 01-10 máy bay: 200 tỷ ( trong nước) - 500 tỷ( nước ngoài),  Từ 11-30 máy bay: 400 tỷ ( trong nước) - 800 tỷ (nước ngoài),  Từ 31 máy bay trở lên: 500 tỷ ( trong nước) - 1000 tỷ ( nước ngoài);  Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 02 tỷ;  Kinh doanh SX film: 01 tỷ. 13
  14. TRỤ SỞ CỦA DOANH NGHIỆP  Trụ sở chính của DN phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam,  Xác định rõ địa chỉ, số điện thoại, fax, telex,  Doanh nghiệp có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện, 14
  15. ĐIỀU KIỆN VỀ TÊN CỦA DOANH NGHIỆP  Tên doanh nghiệp: - Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên DN khác đã ĐKKD; - Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; - Viết bằng tiếng Việt - Viết tắt các từ quy ước: TNHH, CP, HD, 15
  16. Tên doanh nghiệp (Điều 13 NĐ 43/2010)  1. Tên DN phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:  a) Loại hình DN, bao gồm: công ty TNHH, cụm từ TNHH có thể viết tắt là TNHH; công ty CP, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty HD, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; DNTN, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;  b) Tên riêng của DN.  2. DN chỉ được sử dụng ngành, nghề KD, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của DN nếu DN có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.  3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 16
  17. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 14)  1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những DN đã bị thu hồi GCN ĐKDN, các DN đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.  Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên DN được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưông.  2. Không được sử dụng tên cơ quan NN, đơn vị LLVTND, tên của tổ chức CT, tổ chức CT-XH để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.  3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho DN. 17
  18. THỦ TỤC THÀNH LẬP DN  Nộp hồ sơ ĐKDN (Giấy đề nghị ĐKDN, Điều lệ đ/v cty; danh sách tviên/cổ đông sáng lập; bản sao CMND/hộ chiếu (cá nhân); quyết định thành lập, GCN/ĐKKD (tổ chức); giấy xác nhận vốn PĐ nếu KD những ngành có yêu cầu; Chứng chỉ hành nghề của GĐ hoặc TGĐ và cá nhân khác đối với cty KD ngành, nghề phải có CCHN.)  Cấp giấy chứng nhận ĐKKD (NĐ 43/CP/2010 ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp).  Công khai hoá hoạt động. Lưu ý: Cơ quan ĐKKD không được yêu cầu các loại giấy tờ khác. 18
  19. NĐ 43/CP/2010  1. Đăng ký DN quy định tại Nghị định này bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại hình DN thành lập theo quy định của Luật DN. Đăng ký DN bao gồm đăng ký thành lập mới DN và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN.  2. Giấy chứng nhận đăng ký DN là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho DN ghi lại những thông tin về ĐKKD và đăng ký thuế do DN đăng ký.  GCN ĐKDN đồng thời là GCN ĐKKD và GCN đăng ký thuế của DN. 19
  20.  3. Đối với những ngành, nghề KD không có trong Hệ thống ngành kinh tế VN nhưng được quy định tại các VBQPPL khác thì ngành, nghề KD trong GCN ĐKDN được ghi theo ngành, nghề quy định tại các VBQPPL đó.  4. Đối với những ngành, nghề KD không có trong Hệ thống ngành kinh tế VN và chưa được quy định tại các VBQPPL khác thì cơ quan ĐKKD thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới. 20
  21. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục ĐKDN (Điều 4):  1. Người thành lập DN tự kê khai hồ sơ ĐKDN và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ ĐKDN 2. Cơ quan ĐKKD chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKDN, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của DN xảy ra trước và sau ĐKDN.  3. Cơ quan ĐKKD không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.  4. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế liên quan đến mã số DN được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 21
  22. Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số DN (Điều 26):  Khi hồ sơ đăng ký DN đủ điều kiện để được cấp GCN ĐKDN theo quy định, thông tin về hồ sơ ĐKDN được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số DN và chuyển mã số DN sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN để Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp cho DN. Thông tin về việc cấp GCN ĐKDN sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế.  Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho DN thì phải gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quan ĐKKD cấp tỉnh thông báo cho DN. 22
  23. DN soạn hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ liên quan. Nộp hồ sơ và lệ phí tại P.ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. P.ĐKKD kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ. ( Trao biên nhận cho người nộp) P.ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. HỢP LỆ. KHÔNG HỢP LỆ Nhập thông tin trong hồ sơ DN vào hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia Chuyển thông tin về hồ sơ đăng ký DN sang cơ sở dữ Thông báo nội dung cần liệu của Tổng cục Thuế. sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập DN. Tổng cục Thuế tạo mã số DN và chuyển sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN. P.ĐKKD cấp mã số cho DN và cấp giấy chứng nhận đăng ký DN. 23
  24. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (Điều 27)  1. ĐKDN qua mạng điện tử là việc người thành lập DN thực hiện việc ĐKDN thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia.  2. Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục ĐKDN qua Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia.  3. Trường hợp người thành lập DN chưa có chữ ký điện tử, việc ĐKDN qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ sơ ĐKDN được chấp thuận trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia, DN sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử từ Hệ thống này. Người đại diện theo PL của DN ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử và gửi đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử của DN, Phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét cấp GCN ĐKDN cho DN.  4. Hồ sơ ĐKDN nộp qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. 24
  25. Thời hạn cấp GCN ĐKDN (Điều 28):  1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp GCN ĐKDN cho DN, đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN , chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi DN, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm KD của DN.  2. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp GCN ĐKDN hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký DN thì người thành lập DN có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 25
  26. Cấp GCN ĐKDN (Điều 29):  1. DN được cấp GCN ĐKDN khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật DN.  2. DN có thể nhận GCN ĐKDN trực tiếp tại Cơ quan ĐKKD hoặc đăng ký và trả phí để nhận GCN ĐKDN qua dịch vụ chuyển phát.  3. Kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN, DN có quyền hoạt động KD, trừ trường hợp KD ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện.  4. DN có quyền yêu cầu Cơ quan ĐKKD cấp bản sao GCN ĐKDN và phải trả phí theo quy định.  5. Khi được cấp GCN ĐKDN mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN, DN phải nộp lại GCN ĐKDN cũ hoặc GCN ĐKKD cũ hoặc giấy tờ tưông đưông khác. 26
  27. Cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN  1. Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng ĐKKD cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin về các DN đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý ngành KT- KT cùng cấp, cơ quan ĐKKD cấp huyện. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về ĐKDN qua mạng điện tử.  2. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị cơ quan ĐKKD cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN lưu giữ tại Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia và phải trả phí theo quy định. 27
  28. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP:  Chia doanh nghiệp: Công ty TNHH/CP có thể chia thành một số công ty cùng loại. Sau khi ĐKKD cho các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại.  Tách doanh nghiệp: Công ty TNHH/CP có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có( cty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại(cty được tách); chuyển một phần Q&NV của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 28
  29. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP:  Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại(cty bị HN) có thể hợp nhất thành một công ty mới (cty HN); chuyển toàn bộ tài sản, Q,NV và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.  Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại ( cty bị SN) có thể sáp nhập vào một công ty khác( cty nhận SN) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, Q-NV và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.  Chuyển đổi công ty: Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành CTCP và ngược lại. Sau khi ĐKKD, CT được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. 29
  30. Chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH  DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH nếu đủ các điều kiện:  a) Có đủ các điều kiện cấp GCN-ĐKKD quy định tại Luật DN;  b) Chủ DNTN phải là chủ sở hữu công ty (chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên là cá nhân), hoặc thành viên (chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên);  c) Chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;  d) Chủ DNTN có thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;  đ) Chủ DNTN cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN. 30
  31. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DN  Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:  a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;  b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;  c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;  d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 31
  32. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP (Đ. 158. )  Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;  Chủ DNTN, HĐTV hoặc chủ sở hữu cty, HĐQT trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.  Gửi quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD , các chủ nợ, người có Q/NV và lợi ích liên quan, NLĐ trong DN, niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của DN(trong thời hạn 7 ngày làm việc ) ;  Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì phải đăng ít nhất trên 1 tờ báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp.  Gửi quyết định giải thể cho các chủ nợ kèm theo thbáo về phưông án giải quyết nợ. 32
  33. THỨ TỰ THANH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ CỦA DN:  Nợ lưông, trợ cấp thôi việc, BH XH và các quyền lợi khác của NLĐ,  Nợ thuế và các khoản nợ khác.  Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ DNTN, các tviên, cđông hoặc chủ sở hữu cty.  Gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan ĐKKD(trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của DN), Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKKD xoá tên DN trong sổ ĐKKD. 33
  34. CÔNG TY  Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu.  Công ty đối nhân và công ty đối vốn  Các loại công ty theo Luật Doanh nghiệp: -Công ty TNHH có hai thành viên trở lên; -Công ty TNHH một thành viên; - Công ty cổ phần; - Công ty hợp danh. 34
  35. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Thành viên : 2 > 50 (cá nhân hoặc tổ chức)  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Cty.  Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD  Không được phát hành cổ phiếu. 35
  36. VỐN CỦA CT TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  Hình thức góp vốn : tiền đồng VN , ngoại tệ chuyển đổi, vàng, BĐS, động sản, bản quyền SHTT, giá trị QSDĐ  Vấn đề định giá tài sản góp vốn  Chuyển nhượng vốn:  + Chuyển nhượng nội bộ  + Chuyển nhượng cho người ngoài Cty  Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác (thành viên la øcá nhân chết, bị TA tuyên là đã chết (cĩ/ không có người thừa kế), cá nhân bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị kết án tù, tặng cho phần vốn gĩp ); trường hợp thành viên công ty bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản  Một số lưu ý Nghị Định 102/2010/NĐ-CP.(đ 18) 36
  37. VỐN CỦA CT TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN(tt)  Thviên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thviên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thviên còn lại; cty thbáo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.  Người đại diện theo pháp luật của cty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho cty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. 37
  38. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010)  Điều 18. Thực hiện góp vốn và các Q, NV liên quan đến việc góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên:  1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong DSTV. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp GCN/ĐKDN hoặc GCN đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó.  2. Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan ĐKKD.  Trường hợp người đại diện theo PL không thông báo kết quả tiến độ góp vốn theo quy định, Chủ tịch HĐTV hoặc GĐ (TGĐ) hoặc thành viên sở hữu phần vốn góp lớn nhất tại công ty có quyền nhân danh công ty thực hiện báo cáo kết quả tiến độ góp vốn. 38
  39. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  3. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tưông ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.  4. Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có TV chưa góp vốn đã cam kết góp, TV đó đưông nhiên không còn là TV của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này.  5. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:  a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;  b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;  c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp. 39
  40. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày theo quy định tại khoản 5 Điều này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn và đăng ký thay đổi thành viên của công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp này bao gồm:  a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi thành viên;  b) Thông báo kết quả tiến độ góp vốn hoặc bản sao, có xác nhận của công ty, giấy chứng nhận phần góp vốn của các thành viên;  c) Danh sách thành viên.  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản này, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thực hiện đăng ký và cấp Đăng ký thay đổi thành viên cho công ty. 40
  41. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  Trường hợp có thành viên hoặc đại diện ủy quyền của thành viên không ký tên trong Danh sách thành viên quy định tại điểm c khoản 6 Điều này, cơ quan ĐKKD thông báo danh sách nói trên đến thành viên có liên quan và yêu cầu họ xác nhận bằng văn bản về số vốn đã góp của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận thông báo. Thông báo phải được gửi theo cách đảm bảo thành viên có liên quan nhận được thông báo đó. Quá thời hạn trên mà không nhận được xác nhận bằng văn bản của thành viên có liên quan, cơ quan ĐKKD đăng ký thay đổi thành viên theo yêu cầu của công ty. Trường hợp thành viên không ký Danh sách thành viên có xác nhận bằng văn bản phản đối số vốn góp được ghi trong danh sách thành viên, cơ quan ĐKKD từ chối cấp đăng ký thay đổi thành viên. 41
  42. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  8. Trường hợp số vốn thực góp được thực hiện theo khoản 5 Điều này vẫn thấp hơn so với tổng số vốn cam kết góp, cơ quan ĐKKD đăng ký số vốn đã góp là vốn điều lệ của công ty khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên của công ty theo quy định tại khoản 6 Điều này; các thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết phải liên đới chịu trách nhiệm tưông đưông với số vốn chưa góp về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty phát sinh trước khi đăng ký thay đổi thành viên theo khoản 6 Điều này.  9. Cơ quan ĐKKD có quyền kiểm tra kết quả tiến độ góp vốn theo yêu cầu của một hoặc một số thành viên sở hữu phần vốn góp ít nhất 25% vốn điều lệ của công ty. Kết quả kiểm tra tiến độ góp vốn của cơ quan ĐKKD được sử dụng để xác định số phiếu biểu quyết và phân chia lợi nhuận theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập các hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tại khoản 6 Điều này. 42
  43. VỐN CỦA CT TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN(tt)  Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thviên được cty cấp GCN phần vốn góp. Trường hợp GCN phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thviên được cty cấp lại GCN phần vốn góp.  Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi ĐKKD. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:  Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thviên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;  Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn;  Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;  Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.  Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. 43
  44. TĂNG/ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ  HĐTV có thể tăng VĐL bằng cách:  Tăng vốn góp của thành viên;  Điều chỉnh tăng mức VĐL tưông ứng với giá trị tài sản tăng lên của cty;  Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.  Trường hợp tăng vốn góp của thviên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thviên theo tỷ lệ tưông ứng với phần vốn góp của họ. Thviên phản đối việc tăng thêm VĐL có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thviên khác theo tỷ lệ, nếu không có thoả thuận khác.  Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thviên phải được sự nhất trí của các thviên, trừ trường hợp Điều lệ cty có quy định khác. 44
  45. TĂNG/ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ(tt)  HĐTV cty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách:  Hoàn trả một phần vốn góp cho thviên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của cty nếu đã hoạt động KD liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày ĐKKD, đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;  Mua lại phần vốn góp của thviên chuyển nhượng (theo quy định tại Đ. 44 của LDN);  Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tưông ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. 45
  46. TĂNG/ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ(tt)  Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng /giảm VĐL, phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan ĐKKD. Nội dung:  Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp GCN/ĐKKD, nơi ĐKKD;  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thviên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số ĐKKD đối với thviên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thviên;  Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng / giảm; Thời điểm, hình thức tăng / giảm vốn;  Họ tên, chữ ký của Ctịch HĐTV, người đại diện theo PL của cty.  Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của HĐTV. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của HĐTV và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.  Cơ quan ĐKKD đăng ký việc tăng / giảm vốn điều lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.(Đ.40 NĐ 43) 46
  47. HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH PHẢI ĐƯỢC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHẤP THUẬN  Hợp đồng, giao dịch giữa cty với các đối tượng sau đây phải được HĐTV chấp thuận:  a.Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;  b.Người có liên quan của người quy định tại (a);  c.Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;  d.Người có liên quan của người quy định tại (c). 47
  48. HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH PHẢI ĐƯỢC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHẤP THUẬN(tt)  Người đại diện theo pháp luật của công ty phải:  Gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên,  Niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của cty dự thảo HĐ.  HĐTV phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày (ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết đồng ý).  Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.  HĐ được giao kết không đúng quy định bị vô hiệu và phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. 48
  49. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH 02 TV . HĐ THÀNH VIÊN CT.HĐTV TGĐ (GĐ) BKS (11>) P/B P/B P/B 49
  50. TỔ CHỨC QUẢN LÝ  HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN:  Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất. HĐTV họp ít nhất mỗi năm 1 lần;  Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTV - Chủ tịch HĐTV:  Về tổ chức hoạt động KD  Về tài chính  Về tổ chức quản lý 50
  51. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN:  Điều kiện và thể thức tiến hành họp HĐTV:  Lần 1: ít nhất 75%  Lần 2: ít nhất 50% Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định  Lần 3: không phụ thuộc số tv dự họp  Thông qua quyết định:  Lấy ý kiến bằng văn bản: ít nhất 75%  Họp biểu quyết: ít nhất 75% ( quan trọng) và 65% Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định 51
  52. QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN  Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;  Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phưông thức huy động thêm vốn;  Quyết định phưông thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;  Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; 52
  53. QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN(tt)  Quyết định mức lưông, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;  Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phưông án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phưông án xử lý lỗ của công ty;  Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;  Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;  Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;  Quyết định tổ chức lại công ty;  Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 53
  54. ĐIỀU KIỆN & THỂ THỨC HỌP HĐTV (Đ. 51)  Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định.  Nếu họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ 2 trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định.  Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.  Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp HĐTV. Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ cty quy định. 54
  55. Lưu ý:  Đ.41k.2: Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn ĐL hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ cty quy định(trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41), có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.  Đ.41k.3:3. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 41 thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đưông nhiên có quyền như quy định tại khoản 2 nói trên. 55
  56. THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐTV  Trong trường hợp Điều lệ cty không có quy định khác, các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐTV:  Sửa đổi, bổ sung Điều lệ cty;  Quyết định phưông hướng phát triển cty;  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức GĐ hoặcTGĐ;  Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;  Tổ chức lại hoặc giải thể cty. 56
  57. THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐTV(tt)  Qđịnh của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi:  Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;  Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.  Quyết định của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định. 57
  58. TỔ CHỨC QUẢN LÝ(tt)  GIÁM ĐỐC:  là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Cty, chịu trách nhiệm trước HĐTV về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. GĐ là người đại diện theo pháp luật của Cty ( trường hợp Đlệ công ty không quy định khác )  BAN KIỂM SOÁT:  Công ty có trên 11 thành viên phải có BKS 58
  59. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN GĐ - TGĐ  Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý DN theo quy định;  Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của cty hoặc người không phải là tviên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị KD hoặc trong các ngành, nghề KD chủ yếu của cty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ cty.  Đối với cty con của cty có phần vốn góp, CP của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định trên, GĐ – TGĐ không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của cty mẹ. 59
  60. THÙ LAO, LƯông VÀ THƯỞNG CỦA THÀNH VIÊN HĐTV, GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC  Công ty có quyền trả thù lao, tiền lưông và thưởng cho thành viên HĐTV, TGĐ, GĐ và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.  Thù lao, tiền lưông của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty. 60
  61. CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN  Là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN.  Công ty TNHH một thành viên không có quyền phát hành cổ phiếu;  Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp GCN/ĐKKD 61
  62. CHỦ SỞ HỮU CT TNHH 1 THÀNH VIÊN  Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;  Cơ quan Đảng cấp trung ưông và cấp tỉnh;  Các tổ chức chính trị, xã hội như: MTTQ , LĐLĐ, Đoàn TNCS HCM, Hội CCB, Hội Nông dân , Hội LHPN ( cấp trung ưông và cấp tỉnh )  Các doanh nghiệp như: DNNN, DN của Đảng, của tổ chức CT - XH, HTX, CTTNHH, CTCP;  Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.  Cá nhân. 62
  63. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN  Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.  Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cưông vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.  Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.  Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 63
  64. QUYỀN ( VỀ VỐN) CỦA CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY  Q/định các d/án đầu tư có giá trị bằng hoặc > 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong b/cáo t/ chính gần nhất của cty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại dlệ cty;  Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại dlệ cty;  Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc > 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong b/cáo t/chính gần nhất của cty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại ủiều lệ cty;  Quyết định taờng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; 64
  65. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỦ SỞ HỮU hoặc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KiỂM SOÁT VIÊN TGĐ - GĐ 65
  66. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CTY TNHH 1 TV LÀ TỔ CHỨC  Chủ sở hữu bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các Q&NVï của mình theo quy định của PLuật.  Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.  Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm HĐTV, GĐ hoặc TGĐ và KSV; HĐTV gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.  Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV.  Điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch CT hoặc GĐ hoặc TGĐ là người đại diện theo PL của cty. Người đại diện theo PL của cty phải thường trú tại VN; nếu vắng mặt quá30 ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật.  Chức năng, quyền và nhiệm vụ của HĐTV, Chủ tịch CT, GĐ hoặc TGĐ và KSV quy định tại các điều 68, 69, 70 và 71 của Luật DN. 66
  67. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CTY TNHH 1 TV LÀ CÁ NHÂN  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch cty,GĐ/TGĐ. Chủ sở hữu cty đồng thời là Chủ tịch cty. Chủ tịch cty hoặc GĐ/TGĐ là người đại diện theo PL của cty theo quy định tại Điều lệ Cty.  Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.  Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. 67
  68. CÔNG TY CỔ PHẦN  Vốn điều lệ - cổ phần ( cổ phiếu )  Cổ đông( cá nhân, tổ chức) tối thiểu là 03, tối đa không hạn chế;  CĐ chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi phần vốn đã góp ;  Quyền phát hành chứng khoán theo những quy định của pháp luật về chứng khoán;  CTCP có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. 68
  69. NĐ 102/2010: VỐN ĐiỀU LỆ CÔNG TY CP  4. Vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá số CP đã phát hành. Số CP đã phát hành là số CP mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm ĐKKD thành lập DN, vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá các CP do các CĐSL và các CĐPT khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số CP này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN/ĐKDN.  5. Số CP được quyền phát hành của CTCP là số CP mà ĐHĐCĐ quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số CP được quyền phát hành của CTCP tại thời điểm ĐKKD là tổng số CP do CĐSL và các CĐPT khác đã đăng ký mua tại thời điểm ĐKKD và số CP sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp GCN/ĐKDN và được ghi tại Điều lệ công ty. 69
  70. CPPT - CỔ Đông PT  Cổ đông phổ thông:  cổ đông phổ thông có quyền tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐ (mỗi CPPT có một phiếu biểu quyết);  được nhận cổ tức;  được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán;  khi cty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tưông ứng với phần vốn góp sau khi cty thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác. 70
  71. NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG  1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.  Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức(rút trực tiếp), trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.  2. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.  3. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.  4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty. 71
  72. CỔ PHẦN ƯU ĐÃI  + CP ưu đãi biểu quyết là CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông (những tổ chức được Cphủ uỷ quyền, cđông sáng lập).  + CP ưu đãi cổ tức là CP được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CP phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.  + CP ưu đãi hoàn lại là CP được cty hoàn lại phần vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại Cphiếu của CP ưu đãi hoàn lại.  LƯU Ý: Cổ đông sở hữu CP ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, không có quyền dự họp ĐHĐCĐ, không có quyền đề cử người vào HĐQT và BKS. 72
  73. Lưu ý:  Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây (d.79)  Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát  Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán VN và các báo cáo của BKS;  Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông  Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. 73
  74. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010)  Điều 23. Cổ đông sáng lập  1. CĐSL là người góp vốn CP, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của CTCP.  2. CTCP mới thành lập phải có ít nhất ba CĐSL; CTCP được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác không nhất thiết phải có CĐSL.  Trong trường hợp không có CĐSL, Điều lệ CTCP trong hồ sơ đăng ký DN phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. 74
  75. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  3. Các CĐSL phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CPPT được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký DN. CĐSL và CĐPT tại thời điểm đăng ký DN phải thanh toán đủ số CP đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCN/ĐKDN. Trong thời hạn này, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số CPPT được đăng ký mua.  4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn CP đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh. 75
  76. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  5. Trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số CP đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp GCN/ĐKDN thì thực hiện theo quy định sau đây:  a) Cổ đông chưa thanh toán số CP đã đăng ký mua sẽ đưông nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua CP đó cho người khác;  b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số CP đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tưông ứng với số CP đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số CP chưa thanh toán cho người khác;  c) Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua, số CP còn lại được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật DN trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cuối cùng cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua; đồng thời, công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 6 Điều này. 76
  77. Đ. 84K.3 LDN  Trường hợp có CĐSL không thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua; số CP chưa góp đủ đó được xử lý :  a) Các CĐSL còn lại góp đủ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;  b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;  c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đưông nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đưông nhiên không còn là cổ đông của công ty. 77
  78. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  6. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày quy định tại điểm c khoản 5 Điều này. Hồ sơ đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập bao gồm:  a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập;  b) Bản sao sổ đăng ký cổ đông có xác nhận của công ty;  c) Danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập.  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. 78
  79. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  7. Trường hợp có cổ đông sáng lập, đại diện ủy quyền cổ đông sáng lập không ký tên vào Danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập, cơ quan ĐKKD thông báo danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập đến các cổ đông có liên quan và yêu cầu họ xác nhận tính chính xác của số cổ phần đã thanh toán trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo phải được gửi bằng cách bảo đảm để các cổ đông có liên quan phải nhận được thông báo đó.  Sau 15 ngày nói trên mà không nhận được xác nhận bằng văn bản của cổ đông sáng lập có liên quan, cơ quan ĐKKD thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo yêu cầu của công ty. Trường hợp có cổ đông liên quan phản đối bằng văn bản về tính chính xác của nội dung danh sách cổ đông sáng lập, cơ quan ĐKKD từ chối đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. 79
  80. NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt-  8. Cơ quan ĐKKD có quyền kiểm tra kết quả góp vốn cổ phần theo yêu cầu của một hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty. Kết quả kiểm tra việc góp vốn cổ phần được sử dụng để lập sổ đăng ký cổ đông, lập danh sách cổ đông sáng lập, cấp cổ phiếu cho cổ đông và các hồ sơ giấy tờ cần thiết khác của công ty.  9. Sau 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Công ty cổ phần không được tăng số cổ phần được quyền phát hành khi số cổ phần hiện có chưa được bán hết. 80
  81. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CP PHỔ THÔNG CỦA CĐ SÁNG LẬP (tt):  Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN/ĐKKD, CĐSL có quyền tự do chuyển nhượng CPPT của mình cho CĐSL khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là CĐSL nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ. Trong trường hợp này, CĐ dự định chuyển nhượng CP không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các CP đó và người nhận chuyển nhượng đưông nhiên trở thành CĐSL của công ty.  Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN/ĐKDN, các hạn chế đối với CPPT của CĐSL đều được bãi bỏ.  Đ.23K.10 NĐ 102: Hạn chế chuyển nhượng CP của CĐSL quy định tại khoản 5 Điều 84 của LDN chỉ áp dụng đối với số CP đăng ký mua tại thời điểm ĐKDN lần đầu và đã gĩp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCN/ĐKDN. 81
  82. CHÀO BÁN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CP(đ.87)  1. HĐQT quyết định thời điểm, phưông thức và giá chào bán cổ phần  2. Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phưông thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ.  3. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua (tại khoản 2 Điều 86 Luật DN) được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.  4. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông. 82
  83. CHÀO BÁN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CP(đ.87)  5. Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật DN- CP BQ, CPPT của CĐSL).  Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.  Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại. 83
  84. SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG  CTCP phải lập và lưu giữ sổ từ khi được cấp GCN/ĐKKD. Sổ có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả 2. Ndung chủ yếu của sổ:  a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;  b) Tổng số CP được quyền chào bán, loại CP được quyền chào bán và số CP được quyền chào bán của từng loại;  c) Tổng số CP đã bán của từng loại và giá trị vốn CP đã góp;  d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, sốCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số ĐKKD đối với CĐ là tổ chức;  đ) Số lượng CP từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký CP.  Sổ đăng ký CĐ được lưu giữ tại trụ sở chính của cty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. CĐ có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký CĐ trong giờ làm việc của cty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.  CĐ sở hữu từ 5% tổng số CP trở lên phải được đăng ký với cơ quan ĐKKD có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó. 84
  85. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU  CTCP có quyền phát hành TP, TP chuyển đổi và các loại TP khác theo quy định của PL và Điều lệ công ty.  Cty không được quyền phát hành TP trong các trường hợp sau đây, a) Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của TP đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;  b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.  Việc phát hành TP cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định trên.  CP, TP của CTCP có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần. 85
  86. MUA LẠI CP CỦA CĐÔNG PHỔ THÔNG  1. CĐ biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của CĐ quy định tại Điều lệ cty có quyền yêu cầu cty mua lại CP của mình  2. Cty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ cty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì CĐ đó có thể bán CP cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Cty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để CĐ lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. 86
  87. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CTCP  Đại hội đồng cổ đông  Hội đồng quản trị  Tổng giám đốc  Ban kiểm soát Lưu ý: đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. 87
  88. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐHĐ CỔ Đông HĐQT BKS TGĐ (GĐ) P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P/B P/B P/B P/B P/B 88
  89. ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ:  Điều kiện và thể thức tiến hành họp ĐHĐ:  Lần 1: ít nhất 65%  Lần 2: ít nhất 51% Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định  Lần 3: không phụ thuộc số CĐ dự họp  Thông qua quyết định:  Lấy ý kiến bằng văn bản: ít nhất 75%  Họp biểu quyết: ít nhất 75% ( quan trọng) và 65% Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định 89
  90. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CTCP  ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ: Gồm tất cả các CĐ có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất. ĐHĐCĐ họp ít nhất mỗi năm 1 lần;  Nhiệm vụ, quyền hạn của ĐHĐCĐ:  Quyết định loại CP và tổng số CP được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại CP;  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT & BKS;  Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT&BKS ;  Quyết định tổ chức lại, giải thể Cty;  Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ;  Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;  Thông qua định hướng phát triển Cty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của ty;  Quyết định mua lại hơn 10% tổng số CP đã bán cho mỗi loại;  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật DN và theo Điều lệ công ty . 90
  91. ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ  1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.  2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 91
  92. ĐIỀU KIỆN HỌP ĐHĐCĐ & PHƯông THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐHĐCĐ(Đ. 76 & 77 LDN )  Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo được gửi bằng phưông thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông.  Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.  Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo uỷ quyền theo quy định (k.3 Đ.96) thì uỷ quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.  Việc uỷ quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký của người có quyền theo quy định. 92
  93. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH HỌP ĐHĐCĐ (Đ. 102 )  Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số CP có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.  Trường hợp cuộc họp lần 1 không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần 2 được tiến hành khi có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số CP có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định.  Trường hợp cuộc họp triệu tập lần 2 không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần 3 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần 2. Trong trường hợp này, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào số CĐ dự họp và tỷ lệ số CP có quyền biểu quyết của các CĐ dự họp.  Chỉ có ĐHĐCĐ mới có quyền thay đổi chưông trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định. 93
  94. PHƯông THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐHĐCĐ  1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.  2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:  a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;  b) Thông qua định hướng phát triển công ty;  c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;  d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;  đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;  e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;  g) Tổ chức lại, giải thể công ty. 94
  95. PHƯông THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐHĐCĐ(tt)  3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:  a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;  b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;  4. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chưông trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định. 95
  96. PHƯông THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐHĐCĐ(tt)  5. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.  6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua. 96
  97. LƯU Ý:  Các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số CĐ tham dự đại diện 100% tổng số CP có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chưông trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.  Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn CPPT có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chưông trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến cty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ cty có quy định thời hạn khác. 97
  98. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ  1. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ  2. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.  3. HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ cty không có quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở VN do Điều lệ cty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 98
  99. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ(tt)  4. Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là CĐ của cty.  Lưu ý: Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phưông thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi CĐ có tổng số phiếu biểu quyết tưông ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và CĐ có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. 99
  100. A B C D 72% 72 72 72 0 72.3=216 108 108 0 0 28% 0 0 0 28 28.3=84 0 0 0 84 100
  101. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ(tt)  5. ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều lệ cty. Trường hợp HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cty nếu Điều lệ cty không có quy định khác.  6. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Nếu họp bất thành, họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, cuộc họp được tiến hành nếu cĩ hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.  Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT. 101
  102. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH VIÊN HĐQT  - Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;  - Là CĐ cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số CP phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý KD hoặc trong ngành, nghề KD chủ yếu của Cty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ cty.  Đối với cty con là cty mà Nhà nước sở hữu số CP trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý cty mẹ. 102
  103. GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN  Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Cty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. GĐ là người đại diện theo pháp luật của Cty ( trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác )  Nhiệm kỳ của GĐ hoặc TGĐ không quá 5 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 103
  104.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.(đ.116 LDN 2005)  “Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT và GĐ (TGĐ) của một công ty cĩ thể kiêm Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ (TGĐ) của công ty khác, trừ trường hợp GĐ (TGĐ) CTCP không được đồng thời làm GĐ (TGĐ) công ty khác theo khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh nghiệp. .” (đ.15k.4 NĐ 102/2010) 104 104
  105. BAN KIỂM SOÁT  Công ty có trên 11 thành viên phải có BKS. ( đ.95): công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.  - BKS có từ 3 đến 5 tviên nếu Đlệ cty không có quy định khác; nhiệm kỳ của BKS không quá 5 năm; tviên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.  Các tviên BKS bầu một người trong số họ làm Trưởng ban. BKS phải có hơn một nửa số tviên thường trú ở VN và phải có ít nhất một tviên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.  Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà BKS nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì BKS đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi BKS nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. 105
  106. BAN KIỂM SOÁT ( tt)  a) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định.  b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác.  Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý cty. Thành viên BKS không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của cty. 106
  107. BAN KIỂM SOÁT ( tt)  Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. 107
  108. CÔNG TY HỢP DANH  Phải có ít nhất 02 thành viên HD, ngoài các thành viên HD có thể có thành viên góp vốn;  Thành viên HD phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty;  Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp;  Công ty HD không được phát hành chưnùg khoán;  Công ty HD được công nhận là pháp nhân theo LDN 2005. 108
  109. VỐN CỦA CÔNG TY HỢP DANH  Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.  Thành viên HD không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho cty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cty.  Trường hợp có tviên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của tviên đó đối với cty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi cty theo quyết định của Hội đồng tviên.  Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp GCN phần vốn góp. 109
  110. THÀNH VIÊN HỢP DANH CÓ CÁC QUYỀN:  Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của cty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ cty;  Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;  Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; 110
  111. THÀNH VIÊN HỢP DANH CÓ CÁC QUYỀN(tt)  Được chia lợi nhuận tưông ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;  Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; 111
  112. HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUYỀN CỦA TVIÊN HỢP DANH  Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.  Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của cty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.  Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. 112
  113. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN GÓP VỐN  Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng tviên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ cty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của tviên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể cty và các nội dung khác của Điều lệ cty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;  Được chia lợi nhuận tưông ứng với tỷ lệ vốn góp;  Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của cty; có quyền yêu cầu cung cấp các thông tin về tình hình và kết quả KD của cty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của cty;  Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại cty cho người khác;  Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành KD các ngành, nghề đã đăng ký của công ty;  Định đoạt phần vốn góp của mình bằng: thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố, theo quy định của PL và Điều lệ cty; trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành tviên góp vốn của cty;  Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của cty tưông ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ cty khi cty giải thể hoặc phá sản; 113
  114. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CTY HỢP DANH  Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.  Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chưông trình và tài liệu họp. 114
  115. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CTY HỢP DANH(tt)  Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của cty. Nếu Điều lệ cty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số tviên hợp danh chấp thuận: Phưông hướng phát triển cty; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ cty; Tiếp nhận thêm tviên hợp danh mới; Chấp nhận tviên hợp danh rút khỏi cty hoặc quyết định khai trừ tviên; Quyết định dự án đầu tư; Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của cty, trừ trường hợp Điều lệ cty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của cty, trừ trường hợp Điều lệ cty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng tviên; Quyết định giải thể cty.  Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.( đ.135) 115
  116. ĐIỀU HÀNH KINH DOANH CỦA CTY HỢP DANH  Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.  Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.  Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.  Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. 116
  117. CHỦ TỊCH HĐTV, GĐ HOẶC TGĐ CÓ CÁC NHIỆM VỤ:  Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của cty với tư cách là thành viên hợp danh;  Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng tviên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng tviên;  Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các tviên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của cty;  Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của cty theo quy định của pháp luật;  Đại diện cho cty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho cty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thưông mại hoặc các tranh chấp khác; 117
  118. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 118
  119. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN(tt) > Chủ sở hữu DNTN phải là một cá nhân; tự bỏ vốn thành lập DN, tự mình làm chủ, quyết định toàn bộ công việc kinh doanh( có thể thuê người quản lý, điều hành); > Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm “vô hạn” đối với các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác của DN. 119
  120. VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN  Vốn đầu tư của Chủ DNTN do chủ DN tự đăng ký. (Nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, nêu rõ số vốn bằng tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác(ghi rõ loại, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản).  Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của DN theo quy định của pháp luật.  Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng/giảm vốn đầu tư của mình. Việc tăng /giảm vốn đầu tư phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ được giảm vốn sau khi đã ĐKvới cơ quan ĐKKD. 120
  121.  Năm 2006, Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) tỉnh M cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ABC do ông A làm chủ sở hữu. Đầu năm 2008, ông A có ý định thành lập mới và tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp sau đây:  - Thành lập DNTN AX (trụ sở doanh nghiệp đặt tại tỉnh K) do ông A làm chủ sở hữu.  - Thành lập công ty TNHH một thành viên (trụ sở đặt tại TP. HN) do DNTN ABC làm chủ sở hữu.  - DNTN ABC tham gia góp vốn vào công ty hợp danh Y (trụ sở tại tỉnh P). Theo quy định của pháp luật hiện hành, những dự án đầu tư của ông A và DNTN ABC có thể thực hiện được không? Tại sao? 121
  122. QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN  Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động KD của DN, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.  Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động KD. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý DN thì chủ DNTN phải đăng ký với cơ quan ĐKKD và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động KD của DN.  Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến DN.  Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN. 122
  123. CHO THUÊ DNTN  Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ DN của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan ĐKKD , cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu DN. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động KD của DN được quy định trong hợp đồng cho thuê. 123
  124. BÁN DNTN  Chủ DNTN có quyền bán DN của mình cho người khác. Chậm nhất 15 ngày trước ngày chuyển giao DN cho người mua, chủ DN phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan ĐKKD. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của DN; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của DN; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; HĐ lao động và các HĐ khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các HĐ đó.  Sau khi bán DN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà DN chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua/bán và chủ nợ của DN có thoả thuận khác.  Người bán/ mua DN phải tuân thủ các quy định của PL về LĐ.  Người mua DN phải ĐKKD lại theo quy định. 124
  125. PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM Khái quát về sự phát triển của pháp luật đầu tư ở VN  Nghị quyết 115/CP (18/07/1977) ;  29/12/1987 - Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1990 và 1992);  12/11/1996 Luật Đầu tư nước ngoài - sửa đổi, bổ sung vào ngày 09/06/2000, hiệu lực đến ngày 30/06/2006;  20/05/1998 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;  08/07/1999, NĐ 51/CP quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;  29/11/2005 ban hành Luật Đầu tư ;  22/09/2006 NĐ 108/CP quy định chi tiết và thi hành. 125
  126. Một số quy định chung về đầu tư  Nhà đầu tư: là các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể bao gồm :  Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế  Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Hộ kinh doanh, cá nhân  Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.  Các tổ chức theo quy định của PL VN: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở VN vẫn có thể ký kết các hợp đồng BOT, BTO, BT để tham gia vào các hoạt động đầu tư 126
  127. Về phân loại đầu tư:  + Đầu tư trực tiếp : là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Cá nhân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân và tham gia trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi ; cá nhân, tổ chức nước ngoài bỏ vốn mua lại doanh nghiệp VN và trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp mua lại này; .  + Đầu tư gián tiếp : là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 127
  128. Về các biện pháp bảo đảm đầu tư  1. Bảo đảm về vốn và tài sản: Nhà nước Việt Nam bảo đảm nguồn vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính  2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ( đ. 7): Nhà nước cam kết bảo hộ SHTT trong đầu tư và chuyển giao công nghệ. Các biện pháp bảo hộ: dân sự - hành chính – hình sự 128
  129. Về các biện pháp bảo đảm đầu tư(tt)  3. Bảo đảm mở cửa thị trường:  + Thöù nhaát, môû cöûa thò tröôøng ĐT phuø hôïp vôùi loä trình ñaõ cam keát  + Thöù hai, khoâng baét buoäc nhaø ĐT phaûi :  Öu tieân mua, söû duïng HH, dòch vuï trong nöôùc hoaëc phaûi mua HH, dòch vuï töø nhaø saûn xuaát hoaëc cung öùng dòch vuï nhaát ñònh trong nöôùc.  Xuaát khaåu HH hoaëc xuaát khaåu dòch vuï ñaït moät tyû leä nhaát ñònh; haïn cheá soá löôïng, giaù trò, loaïi HH vaø dòch vuï xuaát khaåu hoaëc saûn xuaát, cung öùng trong nöôùc.  Nhaäp khaåu HH vôùi soá löôïng vaø giaù trò töông öùng vôùi soá löôïng vaø giaù trò HH xuaát khaåu hoaëc phaûi töï caân ñoái ngoaïi teä töø nguoàn xuaát khaåu ñeå ñaùp öùng nhu caàu nhaäp khaåu  Ñaït ñöôïc tyû leä noäi ñòa hoùa nhaát ñònh trong HH saûn xuaát  Ñaït ñöôïc moät möùc ñoä nhaát ñònh hoaëc giaù trò nhaát ñònh trong hoaït ñoäng nghieân cöùu vaø phaùt trieån ôû trong nöôùc.  Cung caáp haøng hoùa, dòch vuï taïi moät ñòa ñieåm cuï theå ôû trong nöôùc hoaëc nöôùc ngoaøi. 129  Ñaët truï sôû chính taïi moät ñòa ñieåm cuï theå.
  130. Về các biện pháp bảo đảm đầu tư(tt)  4. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật: Ñieàu 11 Luaät Ñaàu tö (29/11/2005) xaùc ñònh: neáu vieäc thay ñoåi chính saùch, phaùp luaät môùi ñöôïc ban haønh maø quy ñònh caùc quyeàn lôïi vaø öu ñaõi daønh cho nhaø ñaàu tö cao hôn so vôùi quyeàn lôïi, öu ñaõi maø nhaø ñaàu tö ñöôïc höôûng tröôùc ñoù thì nhaø ñaàu tö seõ ñöôïc höôûng caùc quyeàn lôïi, öu ñaõi theo quy ñònh môùi keå töø ngaøy phaùp luaät, chính saùch môùi ñoù coù hieäu löïc. 130
  131. Về các biện pháp bảo đảm đầu tư(tt)  Ngược lại, trường hợp nếu thay đổi chính sách, pháp luật mới mà ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được nhà nước Việt Nam bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây :  Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi  Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế  Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án  Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết 131
  132. Các hình thức đầu tư trực tiếp:  1+ Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài (DNTN hoặc công ty TNHH MTV, công ty TNHH, CTCP )  2+ Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 132
  133. Hai hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trên của nhà đầu tư có thể thực hiện thông qua :  Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật DN 2005  Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp KD bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật.  Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.  Các tổ chức kinh tế khác theo quy định pháp luật. 133
  134. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt)  3+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng BOT, BTO, BT:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC) : là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác KD phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. (Hiện nay ở Việt Nam có một số lĩnh vực nhà đầu tư khi đầu tư phải thực hiện theo hình thức hợp đồng BCC như xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt. Các lĩnh vực khác như khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm, du lịch lữ hành, văn hóa, vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng, .có thể được thực hiện theo hình thức này hoặc hình thức tổ chức kinh tế liên doanh). 134
  135. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) Hợp đồng BCC có những đặc điểm cơ bản sau :  + Thứ nhất, các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới  + Thứ hai, có sự phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên hợp doanh, mỗi bên được hưởng lợi nhuận hay phải chịu lỗ tưông ứng với tỷ lệ vốn góp. Mỗi bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp thuế một cách riêng lẽ.  + Thứ ba, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận thành lập Ban Điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Ban Điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh và không có quyền quyết định hoạt động kinh doanh. Mọi hoạt động đều phải có sự nhất trí giữa hai bên và phù hợp với hợp đồng BCC. 135
  136. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) Hợp đồng xây dựng –kinh doanh – chuyển giao (BOT Building – Operation – Transfer): Hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước VN. 136
  137. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO Building – Transfer – Operation): là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước VN; Chính phủ VN dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. 137
  138. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT Building – Transfer): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước VN; Chính phủ VN tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. 138
  139. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) BOT, BTO, BT (gọi chung là BOT) - những đặc điểm :  Các hợp đồng BOT, BTO, BT chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng  Các nhà đầu tư khi đầu tư dưới hình thức này thường sử dụng vốn góp của họ và phần lớn vốn vay từ các ngân hàng thưông mại để đầu tư cho dự án. Vì vậy, sự tham gia của ngân hàng thưông mại quốc tế là hết sức quan trọng.  Hợp đồng BOT, BTO, BT luôn có ấn định về thời gian mà sau đó quyền KD độc quyền của nhà đầu tư sẽ kết thúc và NĐT sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình hoặc hệ thống công trình cho Chính phủ VN.  Để thực hiện dự án BOT, BTO, BT nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp BOT, BTO, BT (gọi chung là BOT). Doanh nghiệp BOT là doanh nghiệp hoạt động theo Luật DN để thực hiện hợp đồng BOT. 139
  140. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) Hợp đồng BOT - những nội dung chính:  Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền các bên,  Mục tiêu và phạm vi hoạt động,  Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện,  Công suất, công nghệ và trang thiết bị, thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình; tiêu chuẩn, chất lượng và giám sát kiểm tra chất lượng công trình.  Các quy định về bảo vệ môi trường,  Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng vận hành,  Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của DN BOT và thời điểm chuyển giao công trình.  Quyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, chia sẽ rủi ro của các bên.  Những quy định về giá, phí và các khoản thu.( tiêp ) 140
  141. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt)- HĐ BOT  Nghĩa vụ duy trì hoạt động bình thường của công trình  Tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị, thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng.  Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công trình khi chuyển giao. Các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình.  Hiệu lực hợp đồng và các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, những quy định về chuyển nhượng hợp đồng.  Cơ quan và phưông thức giải quyết tranh chấp,  Xử lý các vi phạm,  Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xử lý  Các quy định về hỗ trợ, cam kết của cơ quan của Chính phủ  Điều kiện để thực hiện dự án khác (đối với hợp đồng BT). 141
  142. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt)  Để thực hiện dự án BOT, BTO, BT doanh nghiệp BOT được ký kết các hợp đồng về thuê đất, xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dịch vụ tư vấn, giám định, mua nguyên liệu, bán sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vay vốn, cầm cố, thế chấp tài sản và các hợp đồng khác theo quy định pháp luật. 142
  143. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt) 4+ Đầu tư phát triển kinh doanh:  Là hình thức đầu tư mới được quy định trong Luật Đầu tư (29/11/2005).  Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau :  Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực KD (chi nhánh, VPĐD, đơn vị trực thuộc, )  Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm 143
  144. Các hình thức đầu tư trực tiếp(tt)  5+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp : Nhà đầu được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật liên quan 144
  145. Thủ tục đầu tư  Theo quy định tại Luật Đầu tư (29/11/2005) có hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra dự án đầu tư.  Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư:  Sở Kế hoạch & Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thực hiện trên địa bàn  Ban Quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế 145
  146. Thủ tục đầu tư(tt)  Đăng ký dự án đầu tư (dự án đầu tư trong nước)  - Nếu quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng VN và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (đ.29) thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.  - Nếu dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng VN và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư (theo mẫu tại cơ quan quản lý NN đầu tư cấp tỉnh).  Nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 146
  147. Thủ tục đầu tư(tt)  Đối với dự án đầu tư nước ngoài Nếu có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. 147
  148. Thủ tục đầu tư(tt) Thẩm tra dự án đầu tư (trong và ngoài nước)  - Được áp dụng đối với 02 loại dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài:  Loại DA có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên  Loại DA thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp giấy GCN đầu tư).  Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.  Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trưông đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, CP quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp GCN đầu tư. 148
  149. THỦ TỤC ĐẦU TƯ(TT)  Nội dung thẩm tra bao gồm :  Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng – kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác  Nhu cầu sử dụng đất  Tiến độ thực hiện dự án  Giải pháp môi trường  Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì ngoài hồ sơ thẩm tra và nội dung thẩm tra giống như trên thì hồ sơ thẩm tra còn phải có thêm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng và nội dung thẩm tra cũng bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng. 149
  150. THỦ TỤC ĐẦU TƯ(TT)  Về thủ tục đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế : Theo quy định tại Điều 50 Luật Đầu tư, thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư – đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới. 150
  151.  Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án nhưng không quá 50 năm. Trường hợp cần thiết, Chính phủ Việt Nam có thể quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm.  Trường hợp nếu là nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện ĐKKD theo quy định của Luật Doanh nghiệp (29/11/2005), pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư (29/11/2005). 151
  152. LƯU Ý BỔ SUNG: NĐ 102/2010(đ 12.3):  3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập DN tại VN thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của PL về đầu tư. Trong trường hợp này DN được cấp GCN đầu tư đồng thời là GCN/ĐKDN.  4. DN có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại VN dự định thành lập DN mới tại VN thực hiện theo quy định sau đây:  a) Trường hợp DN mới do DN có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của PL về đầu tư. Trong trường hợp này, DN được cấp GCN đầu tư đồng thời là GCN/ĐKDN.  b) Trường hợp DN mới do DN có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập DN thực hiện theo quy định của LDN. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tưông ứng đối với dự án đầu tư trong nước. 152
  153. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ- CÁC QUYỀN:  Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phưông thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.  Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.  Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.  Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.  Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động, kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 153
  154. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ- CÁC QUYỀN (tt):  Trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.  Quảng cáo, tiếp thụ sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo.  Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về thưông mại.  Nhà đầu tư được quyền mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.  Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải. 154
  155. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ- CÁC QUYỀN (tt):  Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.  Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định pháp luật.  Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 155
  156. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ- CÁC QUYỀN (tt):  Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.  Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế – xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.  Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật.  Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 156
  157. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ- CÁC NGHĨA VỤ:  Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư.  Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận.  Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật  Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê  Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.  Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.  Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 157
  158. LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ, ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ. Lĩnh vực đầu tư bị cấm:  Các dự án gây phưông hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng (như sản xuất vũ khí, chất phóng xạ, )  Các dự án gây phưông hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam  Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.  Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế. 158
  159. Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện  Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội  Lĩnh vực tài chính, ngân hàng  Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng  Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản.  Dịch vụ giải trí  Kinh doanh bất động sản  Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái  Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo  Một số lĩnh vực khác theo quy định pháp luật.  Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực đầu tư có điều kiện nêu trên, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm cả các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 159