Pháp luật về hợp đồng kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật về hợp đồng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phap_luat_ve_hop_dong_kinh_te.pdf
Nội dung text: Pháp luật về hợp đồng kinh tế
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Pháp luật về hợp đồng kinh tế Bởi: Lê Thị Bích Ngọc Khái niệm hợp đồng kinh tế Khái niệm Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế • Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thoả thuận • Đặc điểm về chủ thể hợp đồng: Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa 2 chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân. • Đặc điểm về hình thức của hợp đồng Theo điều 1 và điều 11 của pháp lệnh hợp đồng kinh tế: hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. 1/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế Nguyên tắc tự nguyện Theo nguyên tắc này 1 hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. • Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau: ◦ Tự do lựa chọn bạn hàng ◦ Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng ◦ Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng • Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau: ◦ Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký. ◦ Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật. ◦ Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó. Nguyên tắc cùng có lợi Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng. 2/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia. Nguyên tắc không trái pháp luật Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng kinh tế Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Theo quy định của pháp lênh hợp đồng kinh tế thì ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Ngoài các chủ thể kể trên theo quy định của các điều 42, 43 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế. Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử 1 đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế 3/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và nghị định 17- HĐBT qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì người ký kết hợp đồng kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh • Đại diện hợp pháp ◦ Đối với pháp nhân : Là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên theo pháp luật của pháp nhân. ◦ Đối với doanh nghiệp tư nhân:Là chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc và theo quy định của pháp luật. ◦ Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh: Là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh. ◦ Đối với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng phải do những người cùng làm cử bằng văn bản trong đó có tất cả chữ ký của những người đó và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế ◦ Đối với hộ gia đình nông dân, ngư dân, cá thể: Là chủ hộ ◦ Đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra tổ chức tại Việt Nam. ◦ Đối với cá nhân nước ngoài ở Việt Nam : Bản thân họ là người ký kết các hợp đồng kinh tế. • Đại diện theo uỷ quyền Theo quy định của pháp luật nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia ký kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng. Việc uỷ quyền có thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản ◦ Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả thuận khác. ◦ Cá nhân có đăng ký kinh doanh văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn. 4/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác. Cách thức ký kết hợp đồng Ký kết trực tiếp Là cách ký kết mà các bên (đại diện hợp pháp của các bên) trực tiếp gặp nhau đàm phán với nhau để xác định từng điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên đã ký vào văn bản hợp đồng. Ký kết gián tiếp Là cách ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau mà thương lượng đàm phán với nhau bằng thư tín. Các bên gửi cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng trong đó chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Thông thường việc ký kết tuân theo trình tự gồm 2 bước: • Bước1: Một bên lập dự thảo (đề nghị) hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch gửi cho bên kia. Nội dung giao dịch trong dự thảo (đề nghị ) hợp đồng phải rõ ràng, chính xác. • Bước2: Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung chấp thuận, nội dung không chấp thuận, đề nghị bổ sung. Nếu bên nhận được đề nghị chấp thuận toàn bộ các vấn đề mà bên đề nghị đưa ra thì mới được coi là chấp thuận. Nếu bên nhận được đề nghị bổ sung thay đổi một số điều khoản thì coi như bên này đưa ra đề nghị hợp đồng mới và lại trở thành bên đề nghị hợp đồng . Bên nhận được đề nghị mới này cũng phải trả lời bằng văn bản cho bên kia là có chấp thuận hay không. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng. Nội dung hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên về việc thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Do đó nội dung của hợp đồng kinh tế trước hết là những điều khoản do các bên thoả thuận. Những điều khoản mà các bên đã thoả thuận đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thoả thuận. Tuy nhiên nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ có những điều khoản mà các bên đã thoả thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà 5/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế các bên không thoả thuận nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Nội dung của hợp đồng kinh tế được chia thành 3 điều khoản như sau: Điều khoản chủ yếu Là những điều khoản căn bản nhất thiết phải có trong hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng kinh tế bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào văn bản hợp đồng. Nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết Như vậy điều khoản chủ yếu là những điều khoản chủ yếu của một hợp đồng, chúng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của 1 hợp đồng. Điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định những điều khoản sau là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 1. Ngày tháng năm ký kết hợp đồng kinh tế, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. 2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. 3. Chất lượng chủng loại quy cách tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. 4. Giá cả Điều khoản thường lệ Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những điều khoản này các bên có thể đưa vào hợp đồng mà cũng có thể không cần đưa vào hợp đồng. Nếu các bên không đưa những điều khoản này vào hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận. Nếu đưa vào hợp đồng nhằm tăng tầm quan trọng hoặc cụ thể hoá thì không được trái pháp luật. Điều khoản tuỳ nghi Là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái với pháp luật. Những điều khoản này chỉ trở thành nội dung của hợp đồng kinh tế nếu các bên trực tiếp thoả thuận với nhau. 6/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Thực hiện hợp đồng kinh tế Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế Nguyên tắc chấp hành hiện thực Nguyên tắc này đòi hỏi các bên thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng. Nguyên tắc chấp hành đúng Nguyên tắc chấp hành đúng đòi hỏi các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đều phải được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là thực hiện đúng đối tượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh toán và các thoả thuận khác trong hợp đồng. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng kinh tế trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Cách thức thực hiện 1. Thực hiện đúng điều khoản số lượng 2. Thực hiện đúng điều khoản chất lượng hàng hoá hoặc công việc 3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hoá. 4. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế Pháp luật về hợp đồng kinh tế có đưa ra ba biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế. Việc áp dụng biện pháp nào là do các bên quyết định. Các bên có thể thoả thuận với nhau về việc áp dụng một trong các biện pháp đó hoặc có thể kết hợp nhiều biện pháp nếu một biện pháp không đủ để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Nếu các bên thấy không cần thiết phải áp dụng các biện pháp đảm bảo trong hợp đồng kinh tế thì các bên có quyền không áp dụng (trừ trường hợp pháp luật bắt buộc không áp dụng đối với 1 số hợp đồng kinh tế). Các biện pháp đó là: 7/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Thế chấp tài sản Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản (động sản, bất động sản) hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Trong trường hợp các bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ, bên có quyền sẽ xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản và phải được cơ quan công chứng nhà nước chứng thực hoặc có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi chưa có công chứng. Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ tài sản thế chấp là tài sản nào? Giá trị của tài sản thế chấp, tình trạng tài sản thế chấp, cách xử lý tài sản thế chấp. Thông thường khi thế chấp tài sản, bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp giữ toàn bộ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Trong thời gian văn bản thế chấp có hiệu lực bên thế chấp phải đảm bảo giữ nguyên giá trị tài sản thế chấp, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, chuyển đổi tài sản thế chấp và không được dùng tài sản đã thế chấp để thế chấp cho một nghĩa vụ khác trong thời gian văn bản thế chấp còn hiệu lực. Cầm cố tài sản Cầm cố là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Việc cầm cố phải lập thành văn bản và phải được cơ quan công chứng chứng thực. Trong văn bản cầm cố phải ghi rõ tài sản cầm cố, giá trị của tài sản cầm cố, quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản cầm cố, phương thức xử lý tài sản cầm cố, thời hạn cầm cố. Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ đảm bảo giữ nguyên giá trị của vật cầm cố và không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực. Bảo lãnh tài sản Bảo lãnh tài sản là một biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trong đó cá nhân hay tổ chức (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền trong hợp đồng là sẽ dùng tài sản của mình chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) khi người này không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong văn bản bảo lãnh phải xác định rõ phạm vi của sự bảo lãnh. 8/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế * Trên đây là 3 biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế mà pháp luật về hợp đồng kinh tế đã ghi nhận để các bên thoả thuận với nhau. Sự thoả thuận về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng chỉ là những điều khoản tuỳ nghi. Nếu các bên có thoả thuận với nhau và ghi vào hợp đồng thì đó mới là nội dung của hợp đồng và các bên mới phải thực hiện. Hợp đồng kinh tế vô hiệu Hợp đồng kinh tế vô hiệu Là hợp đồng được ký kết trái với quy định của pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng này đều không có giá trị thực hiện. Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ • Là hợp đồng kinh tế được ký kết khi có các dấu hiệu sau: ◦ Nội dung của hợp đồng kinh tế đó vi phạm các điều cấm của pháp luật. VD nội dung hợp đồng kinh tế được thoả thuận sản xuất, tiêu thụ hàng cấm. ◦ Một trong các bên ký hợp đồng không có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng. ◦ Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền tức là người đó không phải là đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền hoặc là đại diện theo uỷ quyền nhưng ký kết vượt quá phạm vi uỷ quyền mà nội dung ký hợp đồng nằm toàn bộ trong phạm vi vượt quá uỷ quyền đó ◦ Người ký kết có hành vi lừa đảo là người có hành vi như giả danh, giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu • Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Về nguyên tắc các hợp đồng này dù các bên chưa thực hiện, đã thực hiện hay đã thực hiện xong đều phải xử lý theo pháp luật. Cụ thể: ◦ Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện. ◦ Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý về tài sản ◦ Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong thì các bên bị xử lý về tài sản. • Việc tiến hành xử lý tài sản phải theo các nguyên tắc sau: 9/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế ◦ Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vậtthì phải bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật. ◦ Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước ◦ Thiệt hại phát sinh do các bên gánh chịu. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần • Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là hợp đồng kinh tế có một phần nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng hoặc có phần nội dung do người được uỷ quyền ký hợp đồng vượt quá phạm vi uỷ quyền có nghĩa là chỉ có phần thoả thuận trái pháp luật và phần nội dung ký vượt phạm vi uỷ quyền bị vô hiệu các phần còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật và vẫn được thực hiện bình thường. • Xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần Các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với phần vô hiệu đó. Nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần giống như nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Thay đổi, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế Thay đổi hợp đồng kinh tế Thay đổi hợp đồng kinh tế là việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của nội dung hợp đồng kinh tế cho phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên hoặc là sự thay đổi chủ thể hợp đồng khi có sự chuyển giao một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ một chủ thể hợp đồng kinh tế sang một pháp nhân hay một cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng kinh tế chỉ được thay đổi khi đã được các bên thống nhất ý chí bằng văn bản. Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế • Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế là sự chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong hợp đồng đã ký. • Hợp đồng kinh tế có thể bị đình chỉ khi: ◦ Bên bị vi phạm hợp đồng đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế nếu thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình 10/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng và đã thừa nhận sự vi phạm đó hoặc đã được cơ quan toà án có thẩm quyền kết luận là có vi phạm. ◦ Các bên thoả thuận với nhau bằng văn bản ◦ Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ. Một hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ thì đương nhiên bị đình chỉ theo kết luận của toà án kinh tế có thẩm quyền hoặc tổ chức trọng tài kinh tế đã được các bên chọn. Thanh lý hợp đồng kinh tế • Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi của các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế. • Các bên phải cùng nhau tiến hành thanh lý hợp đồng trong các trường hợp - Hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong ◦ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó. ◦ Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. ◦ Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới. ◦ chủ thể hợp đồng kinh tế là doanh nghiệp bị giải thể. • Thời hạn quy định để các bên thanh lý hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày phát sinh các sự kiện nói trên. Quá thời hạn đó mà hợp đồng không được thanh lý các bên có quyền yêu cầu toà án kinh tế có thẩm quyền hoặc tổ chức trọng tài kinh tế giải quyết. • Nội dung của việc thanh lý hợp đồng kinh tế gồm các công việc sau: ◦ Xác minh rõ mức độ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. ◦ Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng hết hiệu lực. Tất cả các nội dung đó phải được ghi nhận bằng văn bản và các bên cùng ký vào văn bản đó. Kể từ thời điểm đó quan hệ hợp đồng coi như chấm dứt nhưng riêng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong văn bản thanh lý hợp đồng vẫn còn hiệu lực pháp luật cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm tài sản trong quan hệ hợp đồng kinh tế Khái niệm trách nhiệm tài sản (trách nhiệm vật chất) Là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế đã được quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh. 11/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Trách nhiệm vật chất được hiểu là sự gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi của bên vi phạm hợp đồng kinh tế mà đã được pháp luật quy định thể hiện dưới 2 hình thức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Quy định chế độ trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng kinh tế đảm bảo trật tự trong quản lý kinh tế, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa các vi phạm pháp luật vê hợp đồng kinh tế Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế Hành vi vi phạm là hành vi của một bên đã xử sự trái với những quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam kết. Đó là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng Có thiệt hại thực tế xảy ra Để đòi bồi thường thiệt hại bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây ra thiệt hại cho mình. Những thiệt hại đó phải là thiệt hại vật chất và thực tế, tính toán được. Mọi thiệt hại phi vật chất và không tính toán được đều không là cơ sở đòi bồi thường. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế được hiểu là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ nội tại, tất yếu giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm này và hành vi vi phạm này tất yếu làm phát sinh thiệt hại đó. Muốn đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình, bên bị vi phạm phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra. Có lỗi Bên vi phạm phải có lỗi trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Lỗi để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng kinh tế là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ hợp đồng trong khi có điều kiện để thực hiện được thì đương nhiên bị coi là có lỗi. Như vậy phía bên kia không cần phải chứng minh lỗi mà chỉ cần chứng minh là bên đương sự đã không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ hợp đồng. 12/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế Khi có đầy đủ những căn cứ trên, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vật chất. Bên vi phạm hợp đồng được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản trong các trường hợp sau đây: • Gặp thiên tai địch hoạ và các trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục • Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do thủ tướng chính phủ, trưởng ban chống lụt bão Trung ương, chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương ký. • Do bên thứ 3 vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm, nhưng bên thứ 3 không phải chịu trách nhiệm tài sản trong 2 trường hợp trên. • Do vi phạm hợp đồng kinh tế của 1 bên là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng kinh tế của bên kia Các hình thức trách nhiệm vật chất Phạt vi phạm hợp đồng Là một chế tài tiền tệ mà bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm. Chế tài phạt hợp đồng có thể được áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng mà không cần tính đến việc vi phạm đó đã gây ra thiệt hại hay chưa. Hình thức chế tài này chỉ cần 2 điều kiện là có hành vi vi phạm và có lỗi. Tiền phạt hợp đồng do 2 bên thoả thuận trong khung hình phạt đối với từng loại vi phạm theo quy định của pháp luật. Theo điều 29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, mức phạt chung đối với các loại vi phạm hợp đồng kinh tế là từ 2%- 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế và nghị định số 17 -HĐBT ngày 16/1/1990 việc thoả thuận về mức phạt trong hợp đồng phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng kinh tế và từng loại vi phạm hợp đồng kinh tế. Riêng vi phạm nghĩa vụ thanh toán không áp dụng các khung phạt trên mà áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của ngân hàng và không hạn chế mức tối đa. Cụ thể : • Nếu vi phạm về chất lượng phạt từ 3% đến 12% giá trị hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng. • Vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. Trong 13/14
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế trường hợp hoàn toàn không thực hiện hợp đồng đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng. • Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo hợp đồng phạt 4% giá trị hợp đồng đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1 % cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo, cho đến khi tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điể 10 ngày lịch đầu tiên, • Vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì áp dụng mức phạt bằng lãi suất tín dụng quá hạn của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính từ ngày hết thời hạn thanh toán. Trong trường hợp pháp luật chưa có quy điịnh mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức phạt bằng tỷ lệ % giá trị hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng 1 số tiền tuyệt đối. Trong trường hợp hợp đồng không ghi mức phạt thì áp dụng theo khung phạt mà pháp luật quy định. Bồi thường thiệt hại Là chế tài tài sản dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị thiệt hại. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại đòi hỏi phải đầy đủ 4 yếu tố : • Có hành vi vi phạm hợp đồng • Có thiệt hại thực tế xảy ra • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế và thiệt hại thực tế • Có lỗi của bên vi phạm. Trong đó thiệt hại thực tế xảy ra không thể thiếu được. Mức bồi thường thiệt hại không được quy định sẵn mà theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại gồm: • Giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng bao gồm cả tiền lãi phải trả cho ngân hàng; Các khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường bên bị vi phạm cũng sẽ thu được. • Các chi phí để hạn chế thiệt hại, do vi phạm hợp đồng gây ra mà bên vi phạm phải chịu. • Tiền phạt và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác do lỗi của bên vi phạm hợp đồng gây ra. 14/14